Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Tiểu luận: Xã hội học y tế trình bày vai trò của dân số và y tế, tác động của dân số đến y tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.31 KB, 42 trang )

Xã hội học dân số
1










Tiểu luận
Xã hội học y tế
Xã hội học dân số
2


7.2.
DÂN SỐ VÀ Y TẾ
Sức khỏe con người là một trong những mối quan tâm ưu tiên hàng đầu của tất cả
các quốc gia trên thế giới. Tuyên ngôn của Hội nghị quốc tế về chăm sóc sức khỏe ban
đầu tại Alma Ata (năm 1978) Chương trình hành động của Hội nghị quốc tế về Dân số
và phát triển tại Cairo (năm 1994), đã nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác chăm sóc
sức khỏe đối với việc phát triển chất lượng dân số và ổn định quy mô, cơ cấu dân số
[2,107]. Ở Việt Nam, trong Chiến lược dân số Việt Nam 2001- 2010 đã khẳng định:
“Dân số là một phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, là một trong những
yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn
xã hội, góp phần quyết định để thực hiện công cuộc CNH- HĐH đất nước”. Chiến lược
về dân số là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là nền
tảng trong chiến lược phát triển con người của Đảng và Nhà nước ta. Để thực hiện chiến


lược này cần đến sự đóng góp quan trọng của ngành Y tế bởi dân số và hoạt động chăm
sóc sức khỏe có mối quan hệ vô cùng chặt chẽ và có ảnh hưởng trực tiếp đến nhau.
7.2.1. Tác động của dân số đến y tế
7.2.1.1. Quy mô và tỷ lệ gia tăng dân số ảnh hưởng đến công tác chăm sóc sức
khỏe
Vấn đề dân số bao gồm: quy mô, cơ cấu, chất lượng và phân bố dân cư. Đây là
những thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững đất nước, tác động trực tiếp đối với
sự phát triển ngành y tế nước ta. Trong đó, quy mô và tốc độ gia tăng dân số chẳng
những làm cho mức độ cải thiện y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân bị chậm đi, mà
có thể không được cải thiện hoặc thậm chí kém đi. Nói cách khác, trong trường hợp này
dân số có tác động tiêu cực đối với sự phát triển y tế [3; 77]. Trong bối cảnh đó, nguy cơ
lây nhiễm bệnh tật, bùng phát các ổ dịch bệnh dẫn đến tỷ lệ tử vong sẽ xảy ra cao. Trong
Xã hội học dân số
3
“Chiến lược dân số Việt Nam 2001- 2010” đã nhận định: “Chất lượng dân số nước ta
còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Do đó, nâng cao chất lượng dân số vừa là mục tiêu,
vừa là biện pháp tốt để giảm sức ép tới ngành y tế.
a/ Quy mô và tỷ lệ gia tăng dân số ở Việt Nam
Theo báo cáo của Tổng cục thống kê dân số: Tổng số dân của Việt nam vào 0 giờ
ngày 01 tháng 4 năm 2009 là 85.789.573 người, trong đó có 25.374.262 người cư trú ở
khu vực thành thị, chiếm 29,6%; và có 43.307.024 người là nữ, với tỷ số giới tính đạt
mức 98,1 nam trên 100 nữ. Từ thời điểm 01/4/1999, dân số nước ta tăng thêm 9,47 triệu
người, bình quân mỗi năm tăng 947 nghìn người. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm trong
thời kỳ giữa hai cuộc Tổng điều tra 1999 và 2009 là 1,2%/ năm, giảm mạnh so với thời
kỳ 1989- 1999.( Theo “Kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009;
www.google.com).
Những con số này khẳng định kết quả giảm nhanh mức sinh trong thập kỷ qua,
nhất là từ khi triển khai thực hiện Chiến lược Dân số - Kế hoạch hóa gia đình đến năm
2000 theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng

khóa VII về chính sách DS- KHHGĐ. Kết quả đạt được của chương trình DS- KHHGĐ
Việt Nam đã góp phần đáng kể vào việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói
giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống và tăng thu nhập bình quân đầu người
(GDP) hàng năm trong thập kỷ qua.
Mặc dù mức sinh giảm nhanh, nhưng quy mô dân số Việt Nam vẫn ngày một lớn
do số dân tăng thêm trung bình mỗi năm còn ở mức cao. Trung bình mỗi năm dân số
Việt Nam tăng thêm khoảng 1 triệu đến 1,1 triệu người. Như vậy, vấn đề dân số bao
gồm cả quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số và phân bố dân cư, là những thách thức lớn
đối với sự phát triển bền vững đất nước và nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân cả
hiện tại và trong tương lai.

Xã hội học dân số
4




Bảng 1: Tình hình dân số trung bình hàng năm ở nước ta
năm 1999- 2008.
(Đơn vị: 1000 người)
Năm Tổng số Nam Nữ
1999 76.596,70

37.662,1

38.934,6

2000 77.635,40

38.166,4


39.469,0

2001 78.685,80

38.684,2

40.001,6

2002 79.727,40

39.197,4

40.530,0

2003 80.902,14

39.755,4

41.147,0

2004 82.031,70

40.310,5

41.721,2

2005 83.106,30

40.846,2


42.260,1

2006 84.136,80

41.354,9

42.781,9

2007 85.171,70

41.868,0

43.303,7

2008 86.210,80

42.384,5

43.826,3


(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2008)
Tính đến năm 2008, dân số Việt Nam đã ở mức 86,2 triệu người, đứng thứ 13 trên
thế giới. Nếu duy trì được mức sinh thay thế thì đến giữa thế kỷ, dân số mới ổn định ở
mức 115-120 triệu người. Trong khi đó, chỉ số phát triển con người và chất lượng dân số
lại thấp, xếp thứ 108/177 nước. Tuổi thọ trung bình tuy đã đạt đến 71,3 nhưng theo đánh
giá của Tổ chức Y tế Thế giới, tuổi thọ khỏe mạnh chỉ đạt 58,2 tuổi, xếp 116/174 nước.
Xã hội học dân số
5

Theo Tổng cục DS- KHHGĐ, sau 50 năm thực hiện chủ trương, chính sách và
pháp luật của Đảng và Nhà nước về dân số, KHHGĐ và CSSKSS; 10 năm thực hiện
“Chiến lược Dân số Việt Nam và Chiến lược quốc gia về CSSKSS, công tác DS-
KHHGĐ”, CSSKSS đã đạt được những kết quả quan trọng, nâng cao chất lượng. Tốc độ
tăng dân số giảm mạnh, tỷ lệ dân số trung bình giai đoạn 1999 -2009 còn 1,2%. Đây
cũng là mức tăng thấp nhất trong 50 năm qua, con số trung bình của một phụ nữ năm
2009 đạt 2,03%; tình trạng sức khỏe bà mẹ và trẻ em, sức khỏe sinh sản đã được cải
thiện cơ bản so với trước đây.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang đối mặt với nguy cơ cơ cấu dân số già. Tuổi thọ
trung bình của người Việt Nam đang cao hơn mức chung của thế giới (Việt Nam 73 tuổi,
thế giới 67 tuổi) và đang hướng đến đạt 75 tuổi vào năm 2020, với tuổi thọ khỏe mạnh
đạt 65 tuổi. Việt nam vẫn còn 5,3 triệu người khuyết tật, chiếm gần 6,3% dân số, tuổi
thọ khỏe mạnh chỉ đạt 58,2 tuổi/tuổi thọ bình quân là 73; dịch HIV lan rộng, trung bình
mỗi ngày có thêm 100 người nhiễm HIV, tại khu vực ven biển Đông Bắc và TP.HCM
ước tính 1% người trưởng thành đang sống chung với HIV. Tình trạng nạo phá thai,
mang thai ngoài ý muốn, lạm dụng chất gây nghiện đang tăng. Đây là một điều đáng lo
ngại, một sức ép lớn đối với y tế nước ta.
Vì vậy, tại dự thảo Chiến lược Dân số - sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011- 2020,
Bộ Y tế đã đặt ra những mục tiêu cụ thể đến năm 2020 như: giảm tỷ lệ bệnh tật, tử vong
ở trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi; giảm 50% tỷ số tử vong mẹ; khống chế tốc độ gia
tăng tỷ số giới tính khi sinh; tổng tỷ suất sinh không thấp hơn 1,8; quy mô dân số không
quá 98 triệu người Định hướng này sẽ diễn ra trong thời gian dài và còn nhiều khó
khăn, thách thức khi vấn đề dân số đi từ quy mô số lượng sang chất lượng.
b/ Gia tăng dân số ảnh hưởng đến sức khỏe của người phụ nữ và chăm sóc
sức khỏe sinh sản
* Gia tăng dân số ảnh hưởng đến sức khỏe của người phụ nữ
Quy mô dân số lớn không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững kinh tế - xã
hội mà còn là thách thức đối với ngành y tế.
Xã hội học dân số
6

Hàng năm, Việt Nam có khoảng 15% phụ nữ có thai sẽ gặp phải các biến chứng
không thể phòng ngừa hay dự đoán trước. Tuy nhiên, có tới 80% trường hợp tử vong có
nguyên nhân trực tiếp là một trong 5 tai biến sản khoa như: băng huyết sau sinh, nhiễm
trùng hậu sản, uốn ván rốn, ngộ độc thai và vỡ tử cung. Nguy cơ tử vong khi sinh của
phụ nữ miền núi cao gấp 10 lần so với phụ nữ đồng bằng. Giảm tỷ suất tử vong mẹ, đặc
biệt là ở khu vực miền núi, vùng sâu và vùng xa là một trong những vấn đề ưu tiên hàng
đầu của Việt Nam. Mục tiêu của ngành y tế năm 2010 là giảm tỷ suất tử vong mẹ trung
bình trên toàn quốc là 130/100.000 ca. (Giảm tỷ lệ tử vong của mẹ ở vùng sâu, vùng xa,
05/02/2009, vietnamplus.vn)
* Gia tăng dân số ảnh hưởng chăm sóc sức khỏe sinh sản
Bảng 2:Chăm sóc sức khỏe sinh sản năm 2007- 2008
(Đơn vị : Người)
STT

Ch
ỉ ti
êu

Đơn v
ị tính

2007

2008

1 Số người nạo thai Người 115.510

98.948

2 Số hút điều hòa kinh nguyệt Lần 256.992


233.206

3 Tỷ lệ nạo hút thai % 32,00

29,00


(Nguồn:Niên giám thống kê năm 2008)
Qua bảng số liệu cho thấy, việc chăm sóc sức khỏe sinh sản ở nước ta thể hiện rõ
nhất qua tình trạng nạo phá thai và hút điều hòa kinh nguyệt của phụ nữ.
Từ năm 2007- 2008, số người nạo thai giảm 16.562 (người) chiếm khoảng
14,3%; số lần hút điều hòa kinh nguyệt giảm 23.786 (lần) chiếm gần 9,3% và tỷ lệ nạo
hút thai giảm 7,0% nhưng đây vẫn là những con số lớn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp
đến sức khỏe của người phụ nữ, gây ra nhiều khó khăn đối với việc CSSKSS.
 Tình trạng nạo phá thai và hút điều hòa kinh nguyệt
Nạo phá thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe bà mẹ. Ở Việt Nam, việc nạo
phá thai và hút điều hòa kinh nguyệt có thể thực hiện dễ dàng tại các cơ sở y tế.

Xã hội học dân số
7





Bảng 3: Tình hình nạo, phá thai và hút điều hòa kinh nguyệt của phụ nữ trong các
vùng, cả nước năm 2008
(Đơn vị: người)
STT


Vùng

Hút đi
ều h
òa kinh nguy
ệt

N
ạo thai

1 Tổng số 233.206

98.948

2 Tuyến TƯ và các ngành 10.322

5.377

3 Đồng bằng sông Hồng 40.894

7.398

4 Đông Bắc 27.555

10.910

5 Tây Bắc 6.736

2.088


6 Vùng Bắc Trung Bộ 6.882

4.673

7 Duyên hải Nam Trung Bộ 6.086

2.047

8 Tây Nguyên 7.228

1.319

9 Đông Nam Bộ 70.176

35.498


(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2008)
Bảng số liệu cho thấy, tình hình nạo, phá thai và hút điều hòa kinh nguyệt của phụ
nữ nước ta năm 2008 ở các vùng trên cả nước. Trong đó, số lượng phụ nữ nạo, phá thai
và hút điều hòa kinh nguyệt ở Đông Nam Bộ đứng đầu, sau đó là khu vực đồng bằng
sông Hồng và Đông Bắc. Có thể nói đây là những khu vực có kinh tế - xã hội phát triển
đứng đầu cả nước, số dân đông và mật độ dân số cao. Do đó, vấn đề y tế cần phải chú
trọng hơn.
Bảng 4: Tỷ lệ nạo, phá thai và hút điều hòa kinh nguyệt của phụ nữ
Trong độ tuổi từ 15- 49, năm 1996- 2007
(Đơn vị: %)
Nhóm tuổi
Tất cả các biện pháp

Trong đó
:

các bi
ện pháp

hiện đại
1998

2003

2005

2007

1998

2003

2005

2007

Toàn qu
ốc

71,9

75,3


76,9

79,0

57,9

63,5

65,8

68,2

15- 19 19,3 23,2 23,4 28,2 16,2 18,7 20,2 24,7
20- 24 49,3 51,1 51,1 55,4 41,1 44,1 45,2 48,9
Xã hội học dân số
8
25- 29 71,8 71,3 72,4 73,4 58,6 61,9 63,6 64,8
30- 34 82,9 82,1 83,5 84,4 67,3 70,6 72,7 74,3
35- 39 86,1 86,3 88,3 89,6 69,4 73,8 75,7 77,8
40- 44 81,0 84,1 88,0 89,4 62,9 69,2 73,3 75,8
45- 49 56,6 70,7 70,9 75,2 43,2 55,6 57,9 62,0

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2008)
Các số liệu cho thấy, mô hình sử dụng các biện pháp tránh thai theo hai độ tuổi
tương đối giống nhau qua các năm. Mức độ sử dụng các biện pháp tránh thai tăng dần
theo độ tuổi và đạt giá trị cực đại tại nhóm tuổi 35- 39 (đối với tất cả các biện pháp và
biện pháp hiện đại). Tỷ lệ phụ nữ trong nhóm tuổi 35- 39 sử dụng các biện pháp tránh
thai tại thời điểm 01/04/ 2007 tới 89,6%, trong đó có 77,8% sử dụng biện pháp tránh thai
hiện đại. Đáng chú ý là tỷ lệ dùng các biện pháp tránh thai của phụ nữ ở những độ tuổi
trẻ tăng nhanh hơn so với độ tuổi trung niên cả về tốc độ tăng cũng như mức tăng tuyệt

đối.[4; 40].
c/ Gia tăng dân số ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em
Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn
Công ước quyền trẻ em (ngày 20/02/1990). Từ khi phê chuẩn Công ước quốc tế quyền
trẻ em, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi giảm một nửa; tỷ lệ tiêm chủng luôn
đạt mức cao đã giúp nước ta thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2000 và uốn ván bà mẹ và
trẻ sơ sinh vào năm 2005. Trẻ em nước ta ngày càng được hưởng nền giáo dục tốt hơn
với 95% trẻ trong độ tuổi đi học được đến trường. Các cơ hội tăng cường sự tham gia
của trẻ em ngày càng được mở rộng. Việt Nam ngày càng quan tâm đến việc xây dựng
môi trường an toàn và lành mạnh cho mọi trẻ em cũng như ngăn ngừa và đẩy lùi nguy
cơ xâm hại trẻ em. Tuy nhiên, vấn đề gia tăng dân số có ảnh hưởng không nhỏ đối với
sức khỏe của trẻ.
Theo con số thống kê của UNICEF, trung bình mỗi giờ trôi qua lại có 3 trẻ em
Việt Nam bị tử vong. Ước tính mỗi năm có hơn 26.000 trẻ em tử vong trước khi tròn 5
tuổi. Các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đó là: nguyên nhân sơ sinh (36%), viêm
phổi (19%), tiêu chảy (15%), sốt rét (8%), sởi (4%) và AIDS (4%). Tỷ lệ tử vong ở trẻ
Xã hội học dân số
9
em miền núi, nông thôn và các gia đình nghèo vẫn cao hơn 3- 4 lần so với miền xuôi,
thành thị và các gia đình khá giả. Vấn đề tử vong ở trẻ liên quan đến việc chăm sóc trẻ
sơ sinh cũng như nuôi con bằng sữa mẹ. Tỷ lệ trẻ em được bú sữa mẹ hiện còn thấp, chỉ
khoảng 58% trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ trong giờ đầu tiên sau khi sinh và 17% được bú
sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên. (Việt Nam mỗi giờ có 3 trẻ tử vong,
www.tin247.com)
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mặc dù tình trạng dinh dưỡng của dân số Việt
Nam đã được cải thiện đáng kể trong 20 năm qua, nhưng vẫn còn xấp xỉ 14% tổng dân
số trong tình trạng suy dinh dưỡng.
Tỷ lệ suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em tại Việt Nam vẫn ở mức cao. Năm 2007 có
1,6 triệu trẻ em (dưới 5tuổi) suy dinh dưỡng nhẹ cân (chiếm 21,2%) và khoảng 2,6 triệu
trẻ em bị suy dinh dưỡng thấp còi (33,9%). SDD trẻ em làm ảnh hưởng lâu dài và

nghiêm trọng đến sự phát triển của kinh tế - xã hội, làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tử
vong ở trẻ em lên 2,5- 2,8 lần so với trẻ bình thường. Mỗi năm ở Việt Nam có khoảng
7.000 trẻ em tử vong có liên quan đến SDD. Việt Nam đang phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ
SDD đến năm 2010 còn 20% , năm 2015 xuống còn 15%.
Hiện nay có đến 18/64 tỉnh trong cả nước đang có nguy cơ thiếu iốt. Việc thiếu
những chất suy dinh dưỡng này (Vitamin A, sắt, iốt) đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến
sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam. Các nhà khoa học đều nhấn mạnh
nguyên nhân gây ra SDD thấp còi là do suy dinh dưỡng bào thai và chế độ dinh dưỡng 2
năm đầu tiên.
d/ Gia tăng dân số dẫn tới nguy cơ gia tăng lây nhiễm các dịch bệnh và
HIV/AIDS
* Gia tăng dân số dẫn đến tăng nguy cơ lây nhiễm các dịch bệnh
Sự gia tăng dân số không kiểm soát được đòi hỏi việc đáp ứng nhu cầu ngày càng
gia tăng của số dân đông. Hệ quả của quá trình này là khai thác tài nguyên thiên nhiên
một cách lãng phí nhằm đáp ứng nhu cầu sống còn của người dân, đặc biệt là nhóm dân
cư nghèo. Đi kèm theo quá trình này là sự ô nhiễm, suy thoái môi trường không khí,
Xã hội học dân số
10
nước và đất ngày càng gia tăng. Tình hình này khiến môi trường ngày càng xấu
đi.[2;109]
Theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến 6 tháng đầu năm 2008, 10/26 bệnh truyền
nhiễm gây dịch có tỷ lệ mắc trên 100.000 dân cao nhất theo thứ tự là: cúm, tiêu chảy, sốt
rét, sốt xuất huyết, ly trực khuẩn, quai bị, lỵ amíp, viêm gan, thủy đậu… Khoảng một
nửa các bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ mắc cao nhất, đặc biệt được chú ý là các bệnh đường
tiêu hóa và hô hấp, những bệnh này có liên quan tới nước sạch vệ sinh môi trường và vệ
sinh cá nhân. Tại Hội nghị “Tổng kết Dự án Nâng cao sức khỏe cộng đồng thông qua
việc cải thiện hành vi vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường do Cục Y tế dự phòng và
môi trường và Quỹ Unilever Việt nam” đã công bố: 3 đợt tiêu chảy cấp gần đây với hơn
500 người bị mắc.
Theo báo cáo mới của Bộ Y tế vào ngày 25/03/2010, ở Việt Nam hiện có 44%

dân số đã bị nhiễm khuẩn lao, tỷ lệ tử vong do lao là 26/100.000 người dân. Trung bình
mỗi ngày trên cả nước có 400 trường hợp mắc lao và 55ca tử vong vì căn bệnh này. Đặc
biệt tỷ lệ kháng thuốc ở nước ta khá cao so với nước trong khu vực, chiếm 32,5%. (Theo
www.baodatviet.vn)
* Gia tăng dân số làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS
Tháng 12/1990, chỉ phát hiện 1 người nhiễm HIV, nhưng cho đến tháng 11/2000
đã phát hiện 27.290 người nhiễm. Số người nhiễm HIV/AIDS tỷ lệ thuận theo thời gian.
Tính đến cuối năm 2004, tổng số các trường hợp nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam được
báo cáo là 90.400 người, trong đó có 14.400 trường hợp đã chuyển thành AIDS và 8.400
người đã tử vong. Riêng năm 2004, trên cả nước đã phát hiện 14.200 trường hợp HIV
mới, trong đó có 2.800 trường hợp đã chuyển thành AIDS và 1.850 trường hợp bị tử
vong. Tính đến tháng 11/2008, Việt Nam đã có 14.931 bệnh nhân AIDS và số bệnh nhân
tử vong chiếm quá nửa số lượng ca nhiễm. Số người nhiễm HIV/AIDS và nghiện ma túy
tượng trưng như một tảng băng, trong đó số người được thống kê như trên chỉ là phần
nổi của tảng băng, còn phần chìm - một con số khá lớn thì chưa thể thống kê được.

Xã hội học dân số
11






Bảng 5: Tình hình nhiễm HIV và AIDS qua các năm
(Đơn vị: người)
Năm
HIV

AIDS


TS chết

tích lũy Số mới phát hiện Số tích lũy

Số mới phát hiện Số tích lũy

2004 19.494

90.102

8.544

32.819

19.168

2005 21.677

111.779

10.703

43.522

23.707

2006 25.384

137.163


9.817

53.339

30.548

2007 19.047

156.210

8.806

62.145

34.476

2008 20.260

179.735

8.974

71.119

41.544


(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2008)
Qua bảng số liệu trên cho thấy, tình hình nhiễm HIV và AIDS ở nước ta càng

ngày càng tăng theo thời gian. Số người mới phát hiện mắc bệnh cũng tăng nhanh
chóng. Từ năm 2004 - 2008, số người mới phát hiện bệnh HIV tăng 766 người làm cho
số tích lũy tăng thêm 89.633 người. Số người chuyển sang bệnh AIDS được phát hiện
thêm là 430 người làm cho số tích lũy bệnh nhân AIDS tăng thêm 38.300 người. Như
vậy, ngành y tế cần phải nhanh chóng đưa ra các giải pháp kịp thời để hạn chế sự lây lan
của căn bệnh trên.
Hình thức lây truyền từ mẹ sang con, hiện nay chỉ có 0,38% (1.500-2000) phụ nữ
phát hiện nhiễm HIV/AIDS trong quá trình mang thai. Con số này trên thực tế là gần
6.000 phụ nữ mang thai phát hiện nhiễm HIV. Nếu như không được điều trị dự phòng sẽ
có từ 30- 35% (khoảng 2.000 trường hợp) trẻ sơ sinh nhiễm HIV do lây truyền từ mẹ
sang con. (www.tin247.com)
Số lượng người nhiễm HIV/AIDS phần nào ảnh hưởng đến chất lượng dân số
Việt Nam bởi người bị mắc và người bị lây nhiễm HIV/AIDS có thể ở mọi lứa tuổi. Do
đó, có thể nói HIV/AIDS gây ra những hậu quả rất lớn về mặt xã hội và qua đó tác động
đến y tế.
Xã hội học dân số
12




Bảng 6: Tỷ lệ nhiễm HIV phân theo nhóm tuổi (%)
Nhóm tu
ổi

2004

2005

2006


2007

31/12/2008

<13 0,82

1,90

2,02

1,73

1,80

13-19 8,45

2,85

2,53

4,52

4,41

20-29 55,23

54,45

53,08


52,76

52,11

30-39 23,86

31,45

32,38

30,40

31,37

40-49 8,45

6,55

6,73

8,02

8,05

>50 1,44

1,66

1,45


1,73

1,76

Không xác định 1,74

1,14

1,82

0,82

0,80


(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2008)
Tác động của HIV/AIDS với mỗi đối tượng khác nhau là khác nhau. Việt Nam là
nước có dân số trẻ, những người nhiễm HIV/AIDS đã tập trung nhiều nhất ở nhóm tuổi
thanh niên từ 20- 29, chiếm 55,23% (2004) và có xu hướng giảm qua các năm nhưng
vẫn ở mức độ cao, ngày 31/12/2008 là 52,11%. Đứng sau nhóm tuổi này là nhóm tuổi
30- 39 với 31,37%. Điều này đã tác động đến chất lượng lao động nói riêng và chất
lượng dân số Việt Nam trong tương lai nói chung.
Số lượng trẻ nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam có nguyên nhân từ bố mẹ chúng hoặc
do nguyên nhân khác, làm tăng gánh nặng đối với gia đình và xã hội.
Bảng 7: Tích lũy các trường hợp nhiễm HIV, AIDS và tử vong cho AIDS giai đoạn
2003- 2010
(Đơn vị: người)
Năm



2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
HIV

165.444

185.757

197.500

207.375

256.185

284.277

315.568

350.970

AIDS

30.755

39.340

48.864

59.400


70.941

83.516

97.175

112.227

T

vong
27.135 35.047 44.102 54.132 65.171 77.228 90.346 104.701

Xã hội học dân số
13
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2008)
Số lượng người nhiễm HIV/AIDS tăng trong tình trạng ngành y tế còn tồn tại
nhiều khó khăn như: thiếu thuốc, thiếu giường bệnh, thiếu cơ sở chăm sóc trẻ nhiễm
HIV/AIDS… Điều đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc chăm sóc sức khỏe của ngành y
tế và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tương lai của thanh niên. Mặc dù đã có nhiều
cố gắng, nỗ lực của ngành y tế để tìm ra phương thuốc ngăn ngừa và điều trị bệnh này,
thế nhưng cho đến nay HIV/AIDS vẫn được coi là vô phương cứu chữa. Do đó, nhận
thức chưa đầy đủ của người dân về HIV/AIDS trở thành mối lo ngại và thách thức
không chỉ đối với ngành y tế, nhất là trong bối cảnh mức độ gia tăng dân số nước ta còn
cao.[1;104]
7.2.1.2. Tác động của dân số tới nhu cầu khám, chữa bệnh
Trong tình hình hiện nay, dân số ngày càng tăng với quy mô số dân ngày càng lớn
trong khi nhiều bệnh dịch xuất hiện và nguy cơ lây lan nhanh đã gây nên sức ép lớn đối
với ngành y tế nước ta. Hiện nay, các trang thiết bị đang được sử dụng vẫn chưa đủ về
số lượng, thiếu đồng bộ, lại không được kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đúng định kỳ.

Trình độ của cán bộ kỹ thuật phần lớn chưa theo kịp sự đổi mới của công nghệ và máy
móc. Các nhân viên y tế phải làm việc với cơ sở vật chất và những trang thiết bị đã bị
xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều bệnh viện đã xuống cấp nghiêm trọng không đảm bảo
an toàn cho những người dân đến khám và chữa bệnh. Đó là tình trạng chung của nhiều
bệnh viện hiện nay, cũ kĩ, không được tu sửa kịp thời, trong khi đó nhu cầu khám chữa
bệnh của người dân không ngừng tăng cao. Vì vậy, vấn đề nâng cấp và hiện đại hóa
trang thiết bị y tế để đáp ứng và đảm bảo nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân là một
nhiệm vụ cấp bách, quan trọng nhất hiện nay của ngành y tế. Trước năm 1999, trên 90%
thiết bị điện tử y tế trong nước còn phải nhập khẩu. Do đó để tạo cơ sở pháp lý cho việc
phát triển chuyên ngành thiết bị y tế Việt Nam, Bộ Y tế đã phối hợp với các đơn vị liên
quan soạn thảo chính sách quốc gia về trang thiết bị y tế giai đoạn 2002- 2010. Gia tăng
dân số đồng nghĩa với đòi hỏi nhu cầu khám, chữa bệnh cũng tăng theo, do vậy gây
nhiều sức ép cho ngành y tế, cụ thể như sau:
Xã hội học dân số
14
 Thiếu giường bệnh
So với năm 1995, năm 2007 số giường bệnh tuy có tăng nhưng vẫn không tăng
kịp so với sự gia tăng dân số nên tỷ lệ giường bệnh trên 10.000 người giảm.
Mặt khác, tổng số giường bệnh lại phân bố không đồng đều giữa các vùng khiến
cho việc phòng chống bệnh tật và chăm sóc sức khỏe của người dân gặp nhiều khó khăn.
Năm 2007 so với năm 2006, tổng số giường bệnh trong cả nước tăng gấp 1,05 lần
(2006- 23,6; 2007- 24,8) đã góp phần làm tăng tỷ lệ giường/10.000, từ 23,6 giường/
10.000 lên 24,8 giường/10.000 dân.
Thực trạng thiếu giường bệnh tại các bệnh viện hiện nay trở thành rào cản để tiếp
cận hệ thống y tế của người dân, làm cho người dân có tư tưởng cảm thấy nếu mắc bệnh
nặng mới vào nhập viện. Đó chính là “cơ hội” tích lũy bệnh tật, tăng mức độ nguy hiểm
đối với bệnh nhân.
 Thiếu thuốc chữa bệnh
Thị trường dược phẩm của các nước phát triển chiếm 85% doanh số toàn cầu,
trong khi chỉ chiếm 10 % dân số thế giới. Thị trường Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ La-

tinh chỉ chiếm 12% doanh số. Giá thuốc, đặc biệt là các thuốc mới phát minh ngày càng
cao vượt quá sức chịu đựng của các nước đang phát triển. Các thuốc mới phát minh chủ
yếu hướng đến phục vụ mô hình bệnh tật của các nước giàu.
Thiếu thuốc để chữa trị bệnh cho các nước nghèo đang là một vấn nạn của 75%
nhân loại, tình trạng này cũng đã là một thách thức lớn ở Việt Nam. Những chỉ số về chi
phí sử dụng thuốc cho thấy nước ta đang ở vào nhóm các nước có mức hưởng thụ thuốc
bình quân thấp nhất thế giới.
Hiện nay, tình trạng thiếu thuốc đã dẫn đến nạn nhập lậu thuốc, làm thuốc giả
hoặc các loại thuốc đã hết hạn dùng được tung ra bày bán trên thị trường. Điều này ảnh
hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân.
 Thiếu cán bộ y tế
Song song với tình trạng thiếu thuốc chữa bệnh, vấn đề thiếu cán bộ y tế cũng
đang là vấn đề rất đáng quan tâm.[2; 113]
Xã hội học dân số
15
Thực tế ở Việt Nam, từ năm 1995- 2007, số lượng bác sĩ, y sĩ, y tá và nữ hộ sinh
đều tăng. Tuy nhiên, theo số liệu mới nhất, Việt Nam mới chỉ có 6,4 bác sĩ. Con số này
quá bé nhỏ so với nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, đặc biệt là người dân ở vùng
sâu, vùng xa. Vì vậy, mục tiêu Việt Nan cho đến năm 2010 sẽ đạt 7 bác sĩ và 9 y tá trên
10.000 dân.
Bảng 8: Đề xuất chỉ số bác sĩ và y tá đến năm 2010
Chỉ số được đề xuất Chỉ tiêu đến năm 2010 Số liệu mới nhất Nguồn
Số bác sĩ/ 10.000 7,0 5,88 Bộ Y tế
Số y tá/ 10.000 9,0 6,04 Bộ Y tế
Tỷ lệ y tá/ bác sĩ 1,3 1,03 Bộ Y tế

(Nguồn: MDGs trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006- 2010)
7.2.2. Tác động của y tế đến dân số
Tổ chức thế giới (WHO) xác định: “Sức khỏe là một trạng thái của một con người
thoải mái về thể chất, trí tuệ và xã hội”. Định nghĩa này không thể bó hẹp trong nghĩa là

không có bệnh tật, không yếu đuối, mà là ở trạng thái có thể chất tốt, trí tuệ phát triển và
xã hội lành mạnh. Còn theo y học phương đông, đại diện là Trung Quốc và Ấn Độ cho
rằng: sự khỏe mạnh của con người là sự cân bằng của họ trong vũ trụ, bệnh tật là kết quả
của các thói quen, lối sống trái với tự nhiên, là biểu hiện của sự mất bình quân trong cơ
thể. [5; 69]
Những chỉ báo chính để đánh giá ảnh hưởng của y tế tới dân số.[2; 107]
1- Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho cộng đồng
 Mức độ thuận tiện của hệ thống dịch vụ.
 Tuổi thọ trung bình.
2- Chăm sóc sức khỏe sơ sinh và bảo vệ sức khỏe trẻ em
 Tỷ lệ trẻ em được bảo vệ trong thời kỳ ch sinh, dưới 1 tuổi và 5 tuổi.
 Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng.
 Tình trạng nuôi con bằn sữa mẹ.
3- tình trạng sức khỏe phụ nữ và làm mẹ an toàn
Xã hội học dân số
16
 Tỷ lệ phụ nữ được chăm sóc sức khỏe.
 Tỷ lệ phụ nữ làm mẹ an toàn.
 Tình trạng dinh dưỡng cho phụ nữ khi có thai và nuôi con.
4- Tình trạng bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (SDTs) và HIV/AIDS
 Khả năng xã hội quan tâm chăm sóc và giúp đỡ người bị HIV/AIDS
 Những giải pháp can thiệp nhằm phòng chống bệnh lây nhiễm SDTs và
HIV/AIDS
7.2.2.1. Y tế là nhân tố quan trọng làm giảm mức sinh, mức chết ở bà mẹ, trẻ
em và giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng.
a/ y tế là nhân tố quan trọng làm giảm mức sinh
Một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc giảm mức sinh đó là hoạt
động có hiệu quả của công tác tuyên truyền KHHGD. Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai
(CPR) của Việt Nam ngày càng cao và đạt mức cực đại vào thời điểm 1/4/2007(79,0%) .
Năm 2003, tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai của Việt Nam giảm 1,6% so với năm 2005

và tăng dần trở lại qua các năm.[1; 106]
Bảng tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai của Việt Nam (1998- 2007)
CPR
Chia ra
-

In which

Hiện Đại
Moderl method
Không hiện đại
Traditional method
1/4/1998 71,9 57,9 14,0
1/4/2001 73,9 61,1 12,8
1/4/2002 76,9 64,7 12,2
1/4/2003 75,3 63,5 11,8
1/4/2004 75,7 64,6 11,1
1/4/2005 76,9 65,8 11,1
1/4/2006 78,0 67,1 10,8
1/4/2007 79,0 68,2 10,8

Nguồn: [48,39]
Tuy nhiên, theo tổng cục Dân số, việc thực hiện các biện pháp tránh thai đang
giảm sút nghiêm trọng. Trong 6 tháng đầu năm, số ca đặt vòng giảm 10%, số ca triệt sản
giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi số phụ nữ trong tuổi sinh đẻ tăng lên.
Xã hội học dân số
17
Riêng quý 1 năm 2008, số trẻ sinh tăng 7,2%, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên tăng tới 17,3%
so với cùng kỳ năm 2007.( www.tin247.com)
Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến việc CSSK bà mẹ. Trong quá trình mang

thai và lúc sinh đẻ, các bà mẹ được chăm sóc chu đáo. Một trong những nguyên nhân
quan trọng làm giảm tỷ lệ tử vong ở các bà mẹ là tỷ số ca sinh được sự hỗ trợ của cán bộ
y tế có tay nghề đã tăng lên thể hiện ở 3 chỉ số:
- Số lần khám thai trung bình của 1 phụ nữ có thai đã tăng từ 1,9 lần ( năm 1999)
lên 2,5 lần ( năm 2003).
- Tỷ lệ phụ nữ có thai được tiêm phòng uốn ván đã tăng từ 84,5% (1999) lên 91%
(2003).
- Tỷ lệ phụ nữ khi sinh đẻ đã được cán bộ y tế chăm sóc khá cao. Trên 90% bà mẹ
khi mang thai và bà mẹ lúc sinh đẻ được cán bộ y tế chăm sóc thai nhi và chăm sóc khi
sinh đẻ, ở khu vực thành thị và khu vực đồng bằng tỷ lệ này đạt trên 98%.
Trong 5 năm qua, cứ 10 trường hợp sinh thì có trên 9 bà mẹ được cán bộ y tế
chăm sóc, bao gồm chăm sóc khi mang thai và chăm sóc khi đẻ. Tại các tỉnh phía Nam,
phụ nữ khi mang thai được các bác sỹ chăm sóc nhiều hơn khu vực phía Bắc, khu vực
thành thị được các bác sỹ chăm sóc nhiều hơn khu vực nông thôn, 99% phụ nữ khi mang
thai sống ở Đồng bằng sông Hồng sử dụng dịch vụ chăm sóc thai sản. Tỷ lệ này lớn hơn
rất nhiều so với vùng Tây Nguyên, vùng Tây Bắc Bộ và Đông Bắc Bộ. Phụ nữ nhóm
tuổi 20-34 tiếp cận dịch vụ chăm sóc thai sản nhiều hơn phụ nữ dưới 20 tuổi và phụ nữ
trên 35 tuổi.
b/ Y tế là nhân tố giúp giảm mức chết ở bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi
*Giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ
Đối với người Việt Nam, giảm mức chết của bà mẹ là 1 khó khăn. Tuy nhiên, Việt
Nam đã đề ra các mục tiêu này vào năm 2015 về giảm tỷ lệ tử vong ở các bà mẹ khi
sinh, với tỷ lệ chỉ còn khoảng 58/100.000 ca đẻ sống, hoàn thành mục tiêu giảm 3/4 tỷ lệ
tử vong bà mẹ trong giai đoạn 1990-2015. Số liệu này được đưa ra tại báo cáo "Việt
Nam tiếp tục chặng đường thực hiện mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ năm 2008'' do bộ
Xã hội học dân số
18
kế hoạch Đầu tư làm chủ biên với sự giúp đỡ của Chương trình Phát triển Liên hợp
quốc(UNDP) vừa được công bố.
Nghiên cứu của quỹ Dân số Liên hợp quốc(UNFPA) và Tổ chức y tế thế giới

(WHO) cho thấy vào năm 1990 cứ 100.000 trẻ em ra đời sống thì có 233 bà mẹ tử vong.
Vào năm 2005, tỷ lệ này đã giảm mạnh mẽ xuống còn 80/100.000. Đây được coi là 1 nỗ
lực và thành công lớn của Việt Nam trong việc đảm bảo an toàn, giảm tỷ lệ tử vong bà
mẹ khi sinh.
Ngoài ra, đến năm 2010, Việt Nam sẽ cố gắng để số phụ nữ có thai được theo dõi
thai nghén đạt tỷ lệ 95%, phụ nữ mang thai được khám thai ít nhất 3 lần đạt tỷ lệ 60%,
phụ nữ mang thai được tiêm phòng uốn ván đạt 95%, phụ nữ có thai được uống viên sắt
đạt 95%
* Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi
Từ thập kỷ 1990 trở lại đây, công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, đặc biệt là
bà mẹ và trẻ em, đã bắt đầu được chú trọng hơn ở Việt Nam. Hệ thống y tế từ Trung
ương xuống huyện, xã đã bắt đầu được củng cố và tăng cường đầu tư để đáp ứng nhu
cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân. Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích
lệ trong việc thực hiện chỉ tiêu giảm tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi. Từ năm 1990 đến
2006, tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm từ 53/1.000 trẻ xuống còn 17/1.000 trẻ,
trẻ dưới 1 tuổi, tỷ lệ này giảm từ 38/1.000 trẻ xuống còn 15/1.000 trẻ. Tuy nhiên , tiến
độ giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh hiện nay đang bị chậm lại, số trẻ sơ sinh đang chiếm
hơn 1 nửa trong tổng số trường hợp tử vong ở trẻ em.
c/ Y tế là nhân tố quan trọng giảm tỷ lệ SDD ở trẻ em
Trong hội nghị tổng kết đánh giá các hoạt động dinh dưỡng năm 2008 do bộ y tế
và Viện dinh dưỡng quốc gia tổ chức, có báo cáo cho thấy "tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi trên
cả nước SDD đã giảm từ 23,4% ( năm 2006) xuống còn 19.9% ( năm 2008). Tiêm chủng
mở rộng là chương trình thành công nhất trong các chương trình liên quan đến sức khoẻ
trẻ em với trên 90% trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ.
Xã hội học dân số
19
Tỷ lệ trẻ em duới 1tuổi được tiêm phòng sởi hàng năm đều đạt trên dưới 95%.
Nhờ vậy số trẻ em mắc sởi đã giảm từ 12.058 em vào năm 2001 xuống còn 6.755 em
năm 2002 và 2.297 em năm 2003.
Việt Nam đạt được những thành tựu đó là nhờ:

Thứ nhất, Chính phủ có sự đổi mới về quan điểm ưu tiên đầu tư phát triển hệ
thống y tế nói chung và chuyên khoa bảo vệ bà mẹ trẻ em tại các bệnh viện trong cả
nước nói riêng. Mạng lưới y tế, đặc biệt là y tế cơ sở, ngày càng được củng cố và phát
triển, các bệnh viện chuyên ngành nhi đã được đầu tư mở rộng, nâng cấp và xây dựng
mới, nhiều công nghệ mới được nghiên cứu và ứng dụng, việc cung ứng thuốc và trang
thiết bị y tế có nhiều cố gắng hơn trước, việc áp dụng khoa học kỹ thuật y tế hiện đại vào
chẩn đoán và điều trị cho bà mẹ và trẻ em tốt hơn. Kết quả là nhiều dịch bệnh nguy hiểm
được khống chế và đẩy lùi.
Thứ 2, Lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ được triển khai thông quá các chương trình
mục tiêu quốc gia về phòng chống 1 số bệnh xã hội và dịch bệnh nguy hiểm, phòng
chống HIV/ AIDS, vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong số các chương trình dự án này, có
nhiều dự án liên quan trực tiếp đến khám chữa bệnh cho trẻ em như dự án tiêm chủng
mở rộng, phòng chống suy dinh dưỡng, nuôi con an toàn
Thứ ba, công tác y tế dự phòng được đẩy mạnh, chính sách khám chữa bệnh cho
người nghèo được tăng cường cũng đã góp phần quan trọng làm giảm tỷ lệ tử vong trẻ
em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi.
7.2.2.2 Công tác y tế tốt đã góp phần giảm tỉ lệ bệnh tật
Trong cuộc sống hiện đại ta thấy xuất hiện nhiều loại bệnh khác nhau. Có thể kể
đến như: bệnh đau mắt hột, bệnh tiêu chảy, bệnh sốt rét… Nguyên nhân làm gia tăng
hay bùng phát các loại bệnh trên có thê thấy nổi lên như do chất lượng nguồn nước
không đảm bảo va một phần nào đó cũng do tác động của môi trường xung quanh như
chất lượng vệ sinh môi trường không đảm bảo. Cục Quản lý tài nguyên nước đã đưa ra
thông tin 80% trường hợp bệnh tật ở Việt Nam do nguồn nước bị ô nhiễm gây ra.

Xã hội học dân số
20

Thông tin trên được Cục Quản lý tài nguyên nước đưa ra ngày 23/3/2010, tại lễ kỷ
niệm Ngày nước thế giới (22/3) và 60 năm Tổ chức khí tượng thế giới (23/3).
Mặc dù việc cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường cho dân cư đô thị và nông

thôn ngày càng được cải thiện, song các bệnh tật liên quan đến nước vẫn là một vấn đề
lớn ở Việt Nam. Hiện nay 80% trường hợp bệnh tật ở Việt Nam, bệnh lỵ và tiêu chảy
vẫn còn rất phổ biến là do nguồn nước bị ô nhiễm gây ra, chủ yếu ở các địa phương
nghèo. Nhiều người, chủ yếu là trẻ em bị tử vong do sử dụng nước bẩn và ô nhiễm. Chỉ
trong vòng bốn năm gần đây đã có khoảng 6 triệu ca thuộc sáu loại bệnh liên quan đến
nước, chi phí trực tiếp cho việc khám chữa bệnh tả, thương hàn, lỵ và sốt rét khoảng 400
tỷ đồng.
Hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng sẽ tác động rất lớn tới tài nguyên
nước nói chung và chất lượng nước nói riêng của Việt Nam - một thách thức mà Việt
Nam phải đối mặt trong tương lai. Báo cáo của Ngân hàng Thế giới mới đây chỉ rõ, Việt
Nam là một trong năm nước trên thế giới chịu ảnh hưởng nhiều nhất do nước biển dâng.
Để đối phó với thực trạng này, trong năm 2010, Việt Nam sẽ tập trung trao đổi kinh
nghiệm, đưa ra những cách thức hợp tác hiệu quả để có các biện pháp ứng phó với các
vấn đề về thiên tai, nước sạch và biến đổi khí hậu.
Xã hội học dân số
21
Do tác động của việc gia tăng phạm vi cấp nước sạch và vệ sinh môi trường từ 30%
lên 60%, và các hoạt động giáo dục về sức khỏe như Việt Nam đã đạt tiến bộ nhanh
chóng trong việc cải thiện tình hình cấp nước vào những thập kỷ qua. 52% dân cư nông
thôn có phương tiện vệ sinh môi trường nói chung, song chỉ có 18% trong số họ được sử
dụng nhà xí đạt tiêu chuẩn vệ sinh do Bộ Y tế ban hành theo Quyết định số 08/2005/QĐ-
BYT. Cuộc điều tra này còn cho thấy chỉ có 12% số trường học có phương tiện vệ sinh
đạt tiêu chuẩn. cung với đó ta thấy có sự can thiệp cũng như hỗ trợ của tổ chức phi chính
phủ UNICEF. Trong khuôn khổ Chương trình Hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và
UNICEF (2006- 2010), Chương trình Nước sạch, Môi trường và Vệ sinh môi trường đặc
biệt chú trọng vào các hoạt động sau đây: Thông tin, tuyên truyền và tham gia; Khuyến
khích vệ sinh môi trường và nếp sống vệ sinh; Xây dựng mô hình; Chất lượng nước và
giảm thiểu tình trạng nhiễm thạch tín; Theo dõi và đánh giá; Chuẩn bị sẵn sàng và đối
phó với thiên tai. Những hoạt động này đã góp phần nào cải thiện, và giảm ô nhiễm môi
trường.

Trong quyết định ngày 25/8/2000 của Thủ tướng chính phủ cũng đã phê duyệt
Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020. Các mục tiêu
được đề cập đến như:
a) Mục tiêu đến năm 2020: Tất cả dân cư nông thôn sử dụng nước sạch đạt tiêu
chuẩn quốc gia với số lượng ít nhất 60 lít/người/ngày, sử dụng hố xí hợp vệ sinh và thực
hiện tốt vệ sinh cá nhân, giữ sạch vệ sinh môi trường làng, xã.
b) Mục tiêu đến năm 2010: 85% dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh với số
lượng 60 lít/người/ngày, 70% gia đình và dân cư nông thôn sử dụng hố xí hợp vệ sinh và
thực hiện tốt vệ sinh cá nhân.
Hiện nay, để bảo đảm sức khỏe cho nhân dân ngăn ngừa sự bùng phát của dịch
bệnh có rất nhiều chương trình dự án được triển khai trong đó phải kể đến chương trình
mục tiêu quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS
giai đoạn 2006-2010. Các dự án thành phần tập trung vào thành phần phòng chống bệnh
lao, phòng sốt rét ung thư, HIV/AIDS, suy dinh sưỡng trẻ em. Ta thấy mục tiêu chung
Xã hội học dân số
22
của chương trình là chủ động phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm.
Phát hiện dịch sớm, bao vây dập dịch kịp thời, không để dịch lớn xảy ra. Giảm tỷ lệ
mắc, tỷ lệ chết do một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm. Nâng cao ý thức bảo vệ,
chăm sóc sức khỏe của nhân dân, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngoài ra, còn có các dự án về: bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng
đồng, chăm sóc sức khỏe sinh sản, tiêm chủng mở rộng, dự án kết hợp dân quân y
nhằm, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS:
a) Dự án phòng, chống bệnh lao
- Giảm tỷ lệ lao phổi mới AFB (+) xuống 70/100.000 dân.
- Giảm tỷ lệ tử vong và lây truyền bệnh lao, ngăn ngừa tình trạng lao kháng thuốc.
b) Dự án phòng, chống bệnh phong
- Loại trừ bệnh phong theo 4 tiêu chuẩn của Việt Nam.
- 100% số bệnh nhân phong bị tàn tật được điều trị và phục hồi chức năng.
c) Dự án phòng, chống bệnh sốt rét

- Không để dịch sốt rét lớn xảy ra.
- Giảm tỷ lệ mắc sốt rét xuống dưới 1,5/1.000 dân; giảm tỷ lệ chết do sốt rét xuống
dưới 0,03/100.000 dân.
d) Dự án phòng, chống bệnh ung thư
- Từng bước giảm tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết do ung thư.
- Cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư.
đ) Dự án phòng, chống HIV/AIDS
- Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS dưới 0,3% dân số vào năm 2010.
- Giảm tác hại của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Xã hội học dân số
23
e) Dự án phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em
- Giảm tỷ lệ SDD thể nhẹ cân xuống dưới 20% số trẻ em dưới 5 tuổi; giảm tỷ lệ suy
dinh dưỡng thể thấp, còi xuống dưới 25% số trẻ em dưới 5 tuổi.
- Tiếp tục tuyên truyền, vận động, kiểm tra và giám sát ăn muối iốt.
g) Dự án bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng
- 100% số tỉnh/thành phố triển khai dự án; 70% số xã/phường triển khai mô hình
lồng ghép nội dung chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng vào hoạt động của trạm y tế
cơ sở.
- Phát hiện và quản lý điều trị tại cộng đồng cho 50% số bệnh nhân tâm thần (tâm thần
phân liệt, trầm cảm, động kinh).
- Điều trị ổn định cho 70% số bệnh nhân tâm thần được phát hiện; hỗ trợ người
bệnh sống hòa nhập với gia đình và cộng đồng.
h) Dự án chăm sóc sức khỏe sinh sản
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em.
- Giảm tỷ lệ tử vong mẹ xuống 70/100.000 trẻ sơ sinh sống; giảm tỷ lệ tử vong trẻ
dưới 1 tuổi xuống dưới 25‰ số trẻ sơ sinh sống.
i) Dự án tiêm chủng mở rộng
- Bảo vệ thành quả thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh.
- Trên 90% số trẻ em dưới 1 tuổi ở các quận, huyện được tiêm chủng đầy đủ 7 loại

vắc xin (lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, sởi); loại trừ bệnh sởi vào
năm 2010.
- Từng bước triển khai rộng rãi tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản B cho trẻ
em dưới 5 tuổi; vắc xin phòng thương hàn, phòng tả cho trẻ em tại vùng có nguy cơ cao.
Xã hội học dân số
24
- Giảm tỷ lệ mắc bệnh bạch hầu xuống 0,01/100.000 dân; bệnh ho gà xuống
0,1/100.000 dân thông qua việc triển khai tiêm nhắc lại vắc xin DPT.
- Nghiên cứu triển khai một số loại vắc xin mới để phòng bệnh cho trẻ em.
k) Dự án kết hợp quân - dân y
Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, bộ đội và góp phần củng cố quốc phòng, an
ninh ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.
* phòng chống HIV/AIDS
Trước tình hình gia tăng mức độ lây lan HIV/AIDS, bằng sự nỗ lực của mình với
sự hỗ trợ của quốc tế, Việt Nam có nhiều nỗ lực về tổ chức và phòng chống HIV/AIDS.
Ngày 17/7, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 108/2007/QĐ- TTg phê duyệt
Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm
và HIV/AIDS giai đoạn 2006-2010. Theo đó, Bộ Y tế là cơ quan chủ trì thực hiện
Chương trình này. Các dự án thành phần trong Chương trình tập trung vào mục tiêu
phòng, chống các bệnh: lao, phong, sốt rét, ung thư, HIV/AIDS. Theo đó, phấn đấu đến
năm 2010 khống chế tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS dưới 0,3% dân số. Và những chương trình
này đã có kết quả nhất định. Việt Nam đã tham gia kí kết các văn bản, điều ước quốc tế
quan trọng về phòng chống HIV/AIDS tại kháo họp đặc biệt của đại hội đồng liên hợp
quốc về HIV/AIDS tháng 6/2001.
Chính phủ đã ban hành chiến lược quốc phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam.
Ông Dương Quốc Trọng, Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS cho biết: Để đáp ứng
với đại dịch HIV/AIDS, Việt Nam đã ban hành chiến lược quốc gia phòng chống
HIV/AIDS và nhiều chương trình xã hội khác. Ngân sách phòng chống HIV/ AIDS đầu
tư trong năm 2006 là 82 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng nhận được sự hỗ trợ về
chuyên môn, kỹ thuật và tài Chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế đa phương…

Theo thống kê của Bộ Y tế, tổng kinh phí các tổ chức quốc tế hỗ trợ cho công tác
phòng chống HIV/ AIDS kể từ năm 1999 đến nay là 134,5 triệu USD. Các dự án do các
Xã hội học dân số
25
tổ chức quốc tế hỗ trợ đã giúp Việt Nam nâng cấp năng lực quản lý, hoạch định về chính
sách phòng chống HIV/ AIDS, cung cấp bao cao su, tư vấn xét nghiệm tự nguyện v.v
Tuy nhiên, với tổng các nguồn ngân sách trong và ngoài nước cho công tác phòng
chống HIV/ AIDS ở Việt Nam thì cũng chỉ đạt 40% nhu cầu mỗi năm cho hoạt động
này. Được biết, tổng nhu cầu kinh phí cho phòng chống HIV/AIDS trong giai đoạn
2006- 2010 là 594 triệu USD. Ngân sách Nhà nước và các nguồn hỗ trợ quốc tế đã cam
kết cho giai đoạn này khoảng gần 200 triệu USD. Tổng kính phí còn thiếu hụt là gần 400
USD. Đồng thời cũng đã ra quyết định ban hành chiến lược này hướng đến tầm nhìn
năm 2020.
Trong chiến lược này chính phủ đã đưa ra quan điểm:
a) HIV/AIDS là đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với sức khỏe, tính mạng
của con người và tương lai nòi giống của dân tộc. HIV/AIDS tác động trực tiếp đến phát
triển kinh tế, văn hóa, trật tự và an toàn xã hội của quốc gia. Do đó, phòng, chống
HIV/AIDS phải được coi là một nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách và lâu dài, cần phải tăng
cường phối hợp liên ngành và đẩy mạnh việc huy động toàn xã hội tham gia.
b) Đầu tư cho công tác phòng, chống HIV/AIDS là đầu tư góp phần tạo ra sự phát
triển bền vững của đất nước mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội trực tiếp và gián tiếp. Nhà
nước bảo đảm việc huy động các nguồn lực đầu tư cho phòng, chống HIV/AIDS từ nay
đến năm 2010 và sau 2010 phù hợp với khả năng và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước trong từng giai đoạn.
c) Chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS, tăng cường trách
nhiệm của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và của người nhiễm HIV/AIDS
với gia đình, xã hội.d) Việt Nam cam kết thực hiện các Điều ước quốc tế về phòng,
chống HIV/AIDS đã ký kết hoặc gia nhập. Bảo đảm hệ thống pháp luật quốc gia về
phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với các nguyên tắc của pháp luật quốc tế.

×