Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

BIỆN PHÁP DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM DẠY HỌC CHƯƠNG V TÍNH ĐỐI XỨNG CỦA HÌNH PHẲNG TRONG TỰ NHIÊN MÔN TOÁN 6 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.58 MB, 24 trang )

1
PHỊNG GD&ĐT TP THÁI NGUN

CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS CAM GIÁ

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Cam Giá, ngày 05 tháng 2 năm 2023

BÁO CÁO
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY CÁ NHÂN
Tên biện pháp: Tạo hứng thú, khả năng sáng tạo cho học sinh qua các hoạt
động trải nghiệm trong dạy học “Chương V - Tính đối xứng của hình phẳng
trong tự nhiên” mơn Tốn lớp 6 tại trường Trung học cơ sở Cam Giá.
- Tên tác giả: Nguyễn Thị Xuân
- Đơn vị công tác: Trường THCS Cam Giá
- Lĩnh vực và đối tượng áp dụng: Giảng dạy phân mơn Hình học 6, trường
Trung học cơ sở Cam Giá.
- Thời gian áp dụng: Học kì I năm học 2022 – 2023.
- Nội dung biện pháp:
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng của bộ môn, học sinh trước khi áp dụng biện pháp
1.1. Thực trạng bộ mơn
Tốn học là mơn học nền tảng cho các ngành khoa học khác, nếu học tốt mơn
Tốn các em sẽ có khả năng học tốt rất nhiều mơn. Chương trình giáo dục phổ
thơng 2018 mơn Tốn lớp 6 có nhiều điểm mới so với chương trình giáo dục 2006
và có nhiều ứng dụng trong thực tế, đặc biệt là phân mơn hình học.
Tuy nhiên qua giảng dạy tơi nhận thấy còn một số học sinh chưa nắm vững
được kiến thức cơ bản, chất lượng bộ môn chưa cao, một số bài kiểm tra chưa đạt
yêu cầu. Tâm lý chung của hầu hết học sinh đều cho rằng mơn Tốn là một mơn


học khó, khơ khan, khơng có nhiều ứng dụng trong thực tế.
1.2. Thực trạng học sinh
Năm học 2022- 2023, tôi được phân công giảng dạy lớp 6A1, 6A2 với tổng số
89 học sinh. Tơi nhận thấy có những điểm mạnh và hạn chế sau:


2
* Những mặt mạnh
Đa số các em học sinh đều ngoan, có ý thức học tập và rèn luyện. Học sinh có
sự trao đổi giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Phần lớn cha mẹ học sinh quan tâm tạo mọi
điều kiện, trang bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập.
Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm và động viên, giúp đỡ các em kịp thời.
* Mặt hạn chế
Một bộ phận các em chưa có ý thức tự tìm hiểu các vấn đề đang diễn ra trong
cuộc sống hàng ngày mà có thể vận dụng tốn học vào giải quyết.
Một số em còn rụt rè, nhút nhát, chưa mạnh dạn trong giao tiếp dẫn đến kĩ
năng hoạt động nhóm và kĩ năng trình bày cịn hạn chế. Đồng thời kĩ năng thực
hành của nhiều học sinh vẫn chưa thành thạo do đó một số em hồn thành nhiệm vụ
được giao chưa đúng thời gian quy định.
Đa số học sinh chưa có thói quen dùng kiến thức tốn học để giải quyết các
tình huống trong thực tiễn, các em chưa tạo ra được sản phẩm ứng dụng cụ thể vào
thực tế, điều đó khiến cho các em học nhanh quên và cảm thấy nhàm chán đối với
môn học.
Một bộ phận học sinh chưa thực sự u thích mơn Tốn, khơng thấy hứng thú
khi giải Tốn vì các em thấy mơn Tốn chưa gắn liền với đời sống thực tế. Chính vì
vậy các em thụ động, quen nghe, quen chép, ghi nhớ và tái hiện kiến thức một cách
máy móc, dập khn, thiếu đam mê tìm tịi, nghiên cứu, sáng tạo, học chỉ là để thi
cử mà thôi.
Trước thực trạng trên tôi luôn băn khoăn, trăn trở và luôn đặt cho mình câu hỏi:
- Làm thế nào để làm cho mơn Toán trở nên sinh động, dễ hiểu, các em học

sinh có thể hứng thú, say mê học tập và khắc sâu kiến thức hơn?
- Cần có biện pháp gì để các em có thể áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn
phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống hàng ngày đúng với phương châm “Học mà
chơi, chơi mà học”, “học đi đơi với hành”, “lí thuyết gắn với thực tiễn”, “nhà trường
gắn với xã hội”. Để từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy mơn Tốn nói chung, phân
mơn Hình học nói riêng.


3
Với mong muốn tìm ra phương pháp giảng dạy đáp ứng những u cầu trên, tơi đã
tìm hiểu các tài liệu của Viện nghiên cứu giáo dục Mỹ. Theo đó, mức độ tiếp thu của
người học qua bài giảng chỉ có 5%, qua nghe nhìn là 20%, tự trải nghiệm lên đến 75%
và đặc biệt nếu dạy được cho người khác thì mức độ tiếp thu là 90%. Tuy nhiên với đối
tượng học sinh lớp 6 thì việc dạy được cho người khác là khó khăn.

Từ cơ sở trên tơi đã mạnh dạn đề xuất biện pháp: Tạo hứng thú, khả năng
sáng tạo cho học sinh qua các hoạt động trải nghiệm trong dạy học “Chương V Tính đối xứng của hình phẳng trong tự nhiên” mơn Tốn lớp 6 tại trường Trung
học cơ sở Cam Giá.
Đây được coi là biện pháp dạy học tích cực hóa hoạt động của học sinh,
tạo sự sôi nổi, hứng thú, thu hút học sinh vào các hoạt động học tập thông qua
việc lồng ghép các hoạt động trải nghiệm trong tiết học liên quan đến nội dung
kiến thức về tính đối xứng của hình phẳng trong tự nhiên , từ đó nâng cao chất
lượng dạy và học.
2. Khảo sát thực trạng nghiên cứu
Năm học 2022-2023, tơi được giao nhiệm vụ dạy mơn Tốn của hai lớp là
6A1 và 6A2. Tôi thực hiện khảo sát đầu năm học sinh của hai lớp trước khi
thực nghiệm biện pháp, thu được kết quả như sau:


4

Bảng khảo sát sự hứng thú, thái độ của học sinh lớp 6 đối với phân mơn
Hình học (đầu năm học 2022- 2023)
Lớp 6A1
Thái độ

Lớp 6A2

Số lượng học sinh

Tỉ lệ %

Số lượng học sinh

Tỉ lệ %

Rất thích

6

13,6

8

17,8

Thích

9

20,5


9

20

Bình thường

12

27,3

14

31,1

Khơng thích

17

38,6

14

31,1

Tổng

44

100


45

100

Từ bảng trên chúng ta thấy, trước khi áp dụng biện pháp tỉ lệ học sinh không
hứng thú của lớp 6A1 lên đến 65,9% và lớp 6A2 là 62,2%. Điều đó được thể hiện
qua biểu đồ sau:
Biểu đồ so sánh mức độ hứng thú của học sinh lớp 6A1, 6A2 đối với bộ mơn Hình học
(đầu năm 2022 - 2023)
18

17

16
14

12

12
10
8
6

6

8

14


14
Lớp 6A1
Lớp 6A2

9 9

4
2
0
Rất thích

Thích

Bình thường

Khơng thích

Qua việc khảo sát trên, tơi thấy nhiều học sinh chưa hứng thú với việc
học tập bộ mơn Hình học. Chính vì thế, ngay khi dạy “Chương V - Tính đối xứng
của hình phẳng trong tự nhiên” mơn Tốn lớp 6, tơi đã lựa chọn mốt số hoạt động
trải nghiệm để tạo hứng thú cho học sinh và giúp các em hiểu bài một cách
nhanh nhất. Từ đó, học sinh có thể làm các bài tập liên quan và ứng dụng các
kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Tơi lựa chọn hình thức thực nghiệm đối
chứng song song cho biện pháp này. Cụ thể lớp thực nghiệm là lớp 6A1 có 44 học


5
sinh, lớp đối chứng là lớp 6A2 có 45 học sinh. Ban đầu học sinh ở hai lớp này có
trình độ nhận thức tương đương nhau.
II. NỘI DUNG CỦA BIỆN PHÁP

1. Học tập trải nghiệm mơn Tốn Trung học cơ sở là gì?
Học tập trải nghiệm mơn Tốn trung học cơ sở là phương pháp học đi đôi với
hành, học để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống. Học sinh được tiếp
cận với Toán học ở những góc độ gần gũi hơn cũng như hình thành các kỹ năng, giá
trị và phẩm chất của bản thân.
2. Lợi ích của học tập trải nghiệm mơn Tốn Trung học cơ sở là gì?
Tốn học ở trường trung học cơ sở góp phần hình thành, phát triển các phẩm
chất và năng lực cho học sinh. Tuy nhiên, phương pháp dạy – học thuần lý thuyết
vơ tình khiến tốn học trở nên khơ khan, thiếu tính thực tế và khơng được đa số học
sinh hưởng ứng.
Vì lẽ đó, mơn Tốn kết hợp với hoạt động trải nghiệm trở thành một lựa chọn
mới mẻ và thú vị hơn đối với học sinh lẫn thầy cô. Phương pháp này ngày càng
được áp dụng phổ biến tại nhiều trường trung học cơ sở và mang lại những lợi ích
thiết thực như:
+ Tăng cảm hứng trong việc dạy – học.
+ Ghi nhớ kiến thức lâu dài và biết cách vận dụng vào cuộc sống.
+ Nuôi dưỡng đam mê nghiên cứu khoa học.
+ Phát triển các kỹ năng.
3. Nội dung giải pháp
3.1. Mô tả chi tiết của biện pháp
Như chúng ta đã biết không phải học sinh được tiến hành các cơng việc thực tế
bên ngồi lớp học mới được coi là trải nghiệm. Trải nghiệm trong dạy học mơn
Tốn có thể được tiến hành trên cả ba hoạt động: trải nghiệm trong suy nghĩ, ý
tưởng; trải nghiệm lời nói; trải nghiệm hành động.
Đối với trải nghiệm trong suy nghĩ, ý tưởng; trải nghiệm lời nói đã được giáo
viên tổ chức thường xuyên trong các tiết học. Còn đối với trải nghiệm hành động
học sinh được thao tác thực hành trên các dụng cụ học tập cụ thể, được tính tốn, đo


6

đạc trên những đồ vật thực tế, gần gũi xung quanh đời sống các em. Hoạt động này
không chỉ giúp các em ôn tập, kiểm chứng lại những kiến thức mình đã học, đã có
mà qua đó các em có thể phát hiện ra những tri thức mới và hơn hết là học sinh thấy
được khi sử dụng kiến thức Tốn học để quyết tình huống thực tiễn thì vấn đề được
giải quyết nhanh hơn và khoa học hơn.
Chính vì những lợi ích đó nên trong các tiết học Tốn liên quan đến nội dung
kiến thức về tính đối xứng của hình phẳng trong tự nhiên, tơi đã lựa chọn và tổ chức
các hoạt động trải nghiệm sáng tạo sao cho đảm bảo các yêu cầu:
- Trước khi tổ chức, tôi xây dựng kế hoạch thật chuẩn xác và chặt chẽ, không
tập trung vào cho một đối tượng, một hoạt động; tập trung rèn luyện những đối tượng
còn thụ động, khả năng diễn giải chậm, chưa lưu loát, thiếu tự tin.
- Các hoạt động được lựa chọn tổ chức đảm bảo phù hợp với tất cả đối tượng
học sinh, tất cả các đối tượng học sinh đều được tham gia; phù hợp với nội dung bài
học và hoàn cảnh gia đình học sinh. Tạo được hứng thú đối với học sinh yếu kém
đồng thời không bị nhàm chán đối với học sinh khá giỏi.
- Trong khi thực hiện học sinh phải được trực tiếp thực hiện các hoạt động
dưới sự hướng dẫn tổ chức của giáo viên hoặc phụ huynh học sinh. Giáo viên cần
theo dõi sát, giúp đỡ kịp thời và chỉ cho các em thấy những cách thực hiện hay để
phát huy những điểm cịn thiếu sót để các em kiểm tra, ôn tập cũng như điều chỉnh
nhận thức, hành vi khi vận dụng kiến thức vào thực tế.
- Sau khi được trải nghiệm phải đảm bảo các em được chia sẻ, trình bày sản
phẩm do tự tay mình làm ra với thầy cơ và bạn bè từ đó các em được củng cố, khắc
sâu hơn kiến thức, phát huy được khả năng dự đoán, tư duy sáng tạo, kiềm chế được
cảm xúc, làm chủ bản thân, mạnh dạn hơn trong giao tiếp và thắt chặt tình cảm bạn
bè, thầy cô.
Mục tiêu của mỗi hoạt động trải nghiệm đạt được ở mức độ cao hay thấp, học
sinh chiếm lĩnh được kiến thức nhiều hay ít phụ thuộc rất nhiều vào năng lực thiết
kế và tổ chức các hoạt động học tập, trải nghiệm của giáo viên.



7
Bản thân tôi khi thực hiện biện pháp này đã xác định rõ mục đích của biện
pháp nhằm hướng tới việc lôi cuốn học sinh tham gia vào các hoạt động giáo dục
một cách tự nhiên, giảm tải căng thẳng, mệt mỏi trong q trình học tập.
Mơn Tốn lớp 6 là mơn học có thời lượng 4 tiết /tuần. Phân mơn Hình học học
kì I có thời lượng 1 tiết/tuần. Trong đó nội dung “Chương V - Tính đối xứng của
hình phẳng trong tự nhiên” có thời lượng 7 tiết, đây là một nội dung quan trọng,
nhưng học sinh không đạt được kết quả cao. Vì vậy, trong khi dạy tôi đã lựa chọn
mốt số hoạt động trải nghiệm sau:
- Thực hành cắt chữ bằng giấy (Bài 21: Hình có trục đối xứng)
- Thiết kế chiếc diều (Bài 21: Hình có trục đối xứng)
- Thiết kế chong chóng (Bài 22: Hình có tâm đối xứng)
- Chia chiếc bánh hình vng thành các phần bằng nhau (Tiết luyện tập chung
về hình có trục đối xứng)
- Cắt, gấp túi (hộp) đựng quà (thực hiện tại nhà sau khi học xong chương V).
Để tổ chức thành công các hoạt động trải nghiệm trên, tuỳ thuộc vào từng bài
học mà giáo viên đã phân chia cách thức thực hiện: hoạt động theo nhóm hoặc hoạt
động cá nhân, thực hiện ngay trên lớp (có sự theo dõi, giám sát của giáo viên) hoặc
thực hiện tại nhà (dưới sự theo dõi, quản lí, giám sát của cha mẹ học sinh).
3.2. Ví dụ minh họa một số hoạt động trải nghiệm
3.2.1. Thực hành cắt chữ bằng giấy
a) Mục tiêu
Ứng dụng tính đối xứng để cắt chữ “THI ĐUA” bằng giấy.
b) Chuẩn bị
Mỗi cá nhân chuẩn bị giấy thủ công, kéo, thước kẻ, keo dán, giấy A1.
c) Yêu cầu của hoạt động
- Hình thức: Hoạt động 3 nhóm.
- Thời gian: Tổ chức ở hoạt động thực hành của Bài 21: Hình có trục đối xứng.
d) Tổ chức thực hiện



8
- Giáo viên giao nhiệm vụ: Tìm hiểu cách cắt chữ A theo hướng dẫn sách giáo
khoa trang 101 (Sách giáo khoa Toán 6 - Kết nối tri thức), kết hợp với video.
- Giáo viên yêu cầu các nhóm thi cắt chữ “THI ĐUA”, đảm bảo chiều cao quy
định của các chữ là 20cm, trong thời gian 3 phút, sau đó dán vào giấy A1 các nhóm
đã chuẩn bị.
- Nhóm học sinh phân công nhau cắt các chữ T, H, I, Đ, U, A bằng giấy thủ
cơng sau đó ghép lại dán lên giấy A1.
- Báo cáo: Các nhóm học sinh báo cáo sản phẩm. Các nhóm học sinh nhận xét
và đặt câu hỏi cho nhau.
- Các nhóm đánh giá chéo sản phẩm của nhau.
- Giáo viên đánh giá hoạt động của các nhóm, chốt lại và biểu dương.
e) Giáo viên đánh giá sự sáng tạo của học sinh
- Trong khi cắt chữ T, H, I, Đ, U, A em đã sử dụng kiến thức hình học nào?
- Trong cách gấp chữ, em đã vận dụng tính chất đối xứng trục ở những bước nào?
- Các nhóm đã gấp, cắt đúng chữ chưa?
f) Ý nghĩa của hoạt động
Sau hoạt động trên học sinh sẽ được khắc sâu hơn kiến thức về trục đối xứng,
nhận biết rõ hơn trục đối xứng của một hình trên giấy bằng cách gấp đơi tờ giấy.

Sản phẩm thực hành cắt chữ “THI ĐUA”


9
3.2.2. Thiết kế chiếc diều
a) Mục tiêu
Vận dụng các kiến thức về hình có trục đối xứng để thiết kế chiếc diều.
b) Chuẩn bị
Mỗi cá nhân chuẩn bị giấy màu, túi nilon, kéo, thước kẻ, keo dán, dây, tre.

c) Yêu cầu của hoạt động
- Hình thức: Hoạt động 3 nhóm.
- Thời gian: Tổ chức ở hoạt động vận dụng của Bài 21: Hình có trục đối xứng.
d) Tổ chức thực hiện
- Giáo viên nêu tình huống (trước khi đến tiết học Bài 21): Hãy tìm hiểu cách
thiết kế một chiếc diều qua video, lên ý tưởng làm hình dáng chiếc diều. Lưu ý học
sinh các nhóm cẩn thận khi sử dụng dao, kéo…
- Giáo viên giao nhiệm vụ: Tìm hiểu cách thiết kế một chiếc diều qua video.
- Nhóm học sinh về nhà tự tìm hiểu cách thiết kế một chiếc diều qua video.
- Nhóm học sinh chuẩn bị sẵn khung diều, vật liệu để thiết kế chiếc diều.
- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ ở hoạt động vận dụng ở Bài 21. Hoàn thiện sản
phẩm trên cơ sở đã thực hiện trước ở nhà.
- Báo cáo: Các nhóm học sinh báo cáo cách thiết kế và trưng bày sản phẩm.
Các nhóm học sinh đặt câu hỏi cho nhau.
- Các nhóm đánh giá nhau theo các tiêu chí đánh giá sản phẩm (Phụ lục 2)
- Tất cả các thành viên trong nhóm tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau theo các
tiêu chí đánh giá (Phụ lục 3, 4)
- Giáo viên đánh giá hoạt động của các nhóm, chốt lại và biểu dương.
e) Giáo viên đánh giá sự sáng tạo của học sinh
- Diều có bay được khơng? Vì sao khơng bay được?
- Các nhóm đã sử dụng các vật liệu khác nhau như nào để thiết kế chiếc diều?
(Có thể là túi nilon, giấy, vải…).
f) Ý nghĩa của hoạt động
Sau hoạt động trên học sinh sẽ được khắc sâu hơn kiến thức về trục đối xứng và
học sinh biết được: nhờ kiến thức về trục đối xứng mà ta có thể thiết kế được chiếc
diều cân đối.


10


Sản phẩm thiết kế chiếc diều
3.2.3. Thiết kế chong chóng
a) Mục tiêu
Vận dụng các kiến thức về hình có trục đối xứng, hình có tâm đối xứng để
thiết kế chong chóng.
b) Chuẩn bị
Mỗi cá nhân chuẩn bị giấy màu, kéo, thước kẻ, keo dán, dây, que.
c) Yêu cầu của hoạt động
- Hình thức: Hoạt động cá nhân.
- Thời gian: Tổ chức ở hoạt động vận dụng của Bài 22: Hình có tâm đối xứng.
d) Tổ chức thực hiện
- Giáo viên giao nhiệm vụ: - Giáo viên nêu tình huống (trước khi đến tiết học
Bài 22): Hãy tìm hiểu cách gấp tờ giấy hình vng thành chong chóng đồ chơi.
- Học sinh về nhà tự tìm hiểu cách gấp chong chóng.
- Các cá nhân thực hiện nhiệm vụ ở hoạt động vận dụng ở Bài 22.
- Báo cáo: một số học sinh báo cáo cách gấp và tất cả học sinh trưng bày sản
phẩm. Các học sinh đặt câu hỏi cho nhau (nếu có).
- Giáo viên đánh giá hoạt động của học sinh, chốt lại và biểu dương.


11
e) Giáo viên đánh giá sự sáng tạo của học sinh
- Trong cách gấp chóng chóng em đã sử dụng kiến thức hình học nào?
- Ngồi cách gấp chong chóng từ tờ giấy hình vng em có thể sử dụng vật liệu
khác để gấp chong chóng khơng? Có những loại chong chóng nào? (2 cánh, 6 cánh…).
f) Ý nghĩa của hoạt động
Sau hoạt động trên học sinh sẽ được khắc sâu hơn kiến thức về trục đối xứng, tâm
đối xứng và học sinh biết được: nhờ kiến thức về trục đối xứng mà ta có thể gấp, cắt tờ
giấy hình vuông tạo ra được 4 cánh (đôi một đối xứng nhau), nhờ kiến thức tâm đối
xứng mà các em tìm được trục quay của chong chóng để gắn que. Học sinh cảm thấy

hứng thú với tiết học khi được tạo ra những chiếc chong chóng đồ chơi.

Sản phẩm thiết kế chong chóng từ tờ giấy hình vng
3.2.4. Chia chiếc bánh hình vng thành các phần bằng nhau
a) Mục tiêu
Học sinh vận dụng các kiến thức về hình có trục đối xứng để thực hiện nhiệm
vụ chia bánh.


12
b) Chuẩn bị
Mỗi nhóm học sinh chuẩn bị mơ hình một chiếc bánh hình vng, dây, dao,
thước hoặc 4 chiếc lạt (nếu mang bánh chưng).
c) Yêu cầu của hoạt động
- Hình thức: Tổ chức theo nhóm.
- Thời gian: Tổ chức ở hoạt động vận dụng của tiết luyện tâp chung về hình có
trục đối xứng.
d) Tổ chức thực hiện
- Giáo viên nêu tình huống: Mẹ bạn Lan đi siêu thị có mua về một chiếc bánh
chưng hình vng, mẹ nhờ Lan chia chiếc bánh thành tám phần giống hệt nhau cho
ông, bà, bố, mẹ, cô, chú, Lan và em Lan.
- Giáo viên giao nhiệm vụ: Các em hãy giúp bạn Lan chia bánh nhé!
- Học sinh về nhà tự tìm hiểu cách chia.
- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ ở hoạt động vận dụng.
- Báo cáo: đại diện các nhóm báo cáo và trưng bày sản phẩm. Các nhóm học
sinh đặt câu hỏi và đánh giá chéo nhau.
- Giáo viên đánh giá hoạt động của các nhóm, chốt lại và biểu dương.
e) Giáo viên đánh giá sự sáng tạo của học sinh
- Để chia được chiếc bánh trên em đã sử dụng kiến thức nào?
- Em còn cách khác để chia chiếc bánh hình vng thành các phần bằng nhau khơng?

- Nếu chiếc bánh hình chữ nhật, hình trịn… em có thể chia thành các phần
bằng nhau khơng? Chia bằng cách nào?
- Qua hoạt động trên em rút ra được nhận xét gì?
f) Ý nghĩa của hoạt động
Sau hoạt động chia chiếc bánh hình vng thành các phần bằng nhau này học
sinh sẽ được khắc sâu hơn kiến thức về trục đối xứng, và các em biết được: nhờ
Toán học, nhờ kiến thức về trục đối xứng mà ta có thể dễ dàng chia một chiếc bánh
thành các phần bằng nhau mà không cần đo, không cần phải cân mà các miếng vẫn
đều nhau.
Khơng những thế học sinh cịn có thể chia chiếc bánh hình vng thành 2 phần
hoặc 4 phần bằng nhau và với chiếc bánh hình chữ nhật, hình trịn… các em vẫn có
thể chia được thành các phần bằng nhau nhờ trục đối xứng.


13

Sản phẩm chia chiếc bánh hình vng thành 8 phần bằng nhau
3.2.5. Cắt, gấp túi (hộp) đựng quà (thực hiện tại nhà)
a. Mục tiêu
Sử dựng các kiến thức về đối xứng trục, đối xứng tâm, hình bình hành, hình
chữ nhật, hình thang cân, hình vng… gấp, cắt túi (hộp) đựng q.
b. u cầu
- Hình thức: Hoạt động cặp đơi.
- Thời gian: Sau khi học xong chương V - Tính đối xứng của hình phẳng trong
tự nhiên.
- Giáo viên nêu yêu cầu: Vận dụng kiến thức về đối xứng trục, đối xứng tâm, hình
bình hành, hình chữ nhật, hình thang cân, hình vng… gấp, cắt túi (hộp) đựng q.
- Hồn thiện sản phẩm theo cặp đôi, nộp sản phẩm vào tiết học tiếp theo.
c) Chuẩn bị
- Giấy gói quà, kéo, keo dán, thước kẻ, bút màu.

d) Tổ chức thực hiện
- Giáo viên giao nhiệm vụ
Cho các em tự chọn 2 học sinh là một cặp, tự nghiên cứu, tìm hiểu và gấp một
chiếc hộp, túi đựng quà. Tiết hình học tiếp theo sẽ nộp sản phẩm.
- Giáo viên: Đánh giá, nêu câu hỏi cho các nhóm.
- Trong cách gấp túi bạn đã vận dụng tính chất đối xứng trục, tâm đối xứng ở
những bước nào?
- Các mặt bên, mặt đáy của những chiếc túi là hình gì?


14
- Ý nghĩa của việc sử dụng túi giấy thay túi nilơng?
(Túi giấy là một loại hình sản phẩm sáng tạo, mới lạ, tiện lợi cho người tiêu
dùng, thân thiện với mơi trường, góp phần giảm sự độc hại của túi nilông tới sức
khoẻ con người).
e) Ý nghĩa của hoạt động
Hoạt động trên giúp học sinh vui hơn, hạnh phúc về thành quả của tự học và
nhận ra được những vẻ đẹp của Toán học mang lại. Các em được rèn luyện kĩ năng
hợp tác, tư duy sáng tạo, tính tự giác tích cực.

Sản phẩm gấp, cắt túi (hộp) đựng q
Ngồi ra giáo viên gợi ý cho học sinh có thể vận dụng các dạng hình học hay sự đối
xứng để trang trí lớp học và rất nhiều các sản phẩm khác.
Trong q trình học sinh trải nghiệm tơi ln quan sát, hướng dẫn nếu học sinh
gặp khó khăn, đánh giá kết quả các hoạt động trải nghiệm, động viên, khích lệ các em.
Sau các hoạt động trải nghiệm, học sinh phát triển được năng lực tư duy, sáng
tạo, thẩm mĩ, thấy được tính ứng dụng của tốn học trong thực tiễn.
4. Tính mới, tính sáng tạo của biện pháp
Trải nghiệm hành động được thực hiện thường xuyên.
Trải nghiệm có thể thực hiện ngay trên lớp học hoặc theo nhóm học sinh cùng

khu dân cư có sự quản lý, quán xuyến của phụ huynh. Từ đó tạo được niềm tin của
phụ huynh đối với giáo dục của nhà trường.
Học sinh được sử dụng sản phẩm, đồ chơi của mình tạo ra phục vụ cho cuộc
sống sinh hoạt hàng ngày.


15
Học sinh được học mà chơi, chơi mà học.
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Kết quả đánh giá mức độ hứng thú của học sinh sau khi tham gia các tiết
học gắn với hoạt động trải nghiệm
Tôi đã tổ chức lấy ý kiến của học sinh, tìm hiểu về mức độ hứng thú của các
em sau khi học xong chương V - Tính đối xứng của hình phẳng trong tự nhiên
Bảng khảo sát sự hứng thú, thái độ của học sinh lớp 6 đối với phân mơn
Hình học (cuối học kì I năm học 2022- 2023)
Lớp 6A1
(áp dụng biện pháp)

Thái độ

Lớp 6A2
(không áp dụng biện pháp)

Số lượng học sinh

Tỉ lệ %

Số lượng học sinh

Tỉ lệ %


19
20

43,2%
45,5%

8
11

17,8%
24,4%

Rất thích
Thích
Bình thường
Khơng thích
Tổng

3
6,8%
2
4,5%
44
100
Học sinh lớp 6A1 được tham gia các tiết học gắn

13
28,9%
13

28,9%
45
100
với hoạt động trải nghiệm

đã tích cực, hứng thú hơn học sinh lớp 6A2 trong các tiết hình học (chỉ cịn 4.5%
học sinh khơng hứng thú với phân mơn hình học), chủ động nêu lên những vướng
mắc khó khăn với giáo viên, các em hưởng ứng rất nhiệt tình khi tham gia các hoạt
động trải nghiệm. Điều đó được thể hiện qua biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ so sánh mức độ hứng thú của học sinh lớp 6A1, 6A2 đối với bộ môn Hình học
(cuối học kì I năm học 2022 - 2023)
25
20

20

19

13

15

11
10

13

8
3


5

2

0
Rất thích

Thích

Bình thường

Khơng thích

Lớp 6A1
Lớp 6A2


16
2. Kết quả đánh giá về mức độ nắm vững kiến thức của học sinh
Qua thực tế giảng dạy chương V- Tính đối xứng của hình phẳng trong tự
nhiên thuộc phân mơn Hình học 6 năm học 2022-2023 tại lớp 6A1 và 6A2. Sau khi
thực hiện các tiết luyện tập chung, ôn tập, tôi đã tiến hành cho học sinh cả hai lớp
thực hiện làm chung một bài kiểm tra trong thời gian 15 phút. Sau khi chấm, thu
được kết quả như sau:
Bảng so sánh kết quả bài kiểm tra của học sinh
hai lớp 6A1 và 6A2
Năm học 2022-2023
6A1 (áp dụng biện pháp)
Điểm


Điểm

Điểm

9-10

7-8

5-6

2-4

10

23

10

22,7%

52,3%

22,7%

6A2 (không áp dụng biện pháp)

Điểm Điểm

Điểm


Điểm

Điểm

Điểm

Điểm

0-1

9-10

7-8

5-6

2-4

0-1

1

0

6

15

19


5

0

2,3%

0%

13,6%

34,1%

43,2%

11,4%

0%

Trên cơ sở kết quả thu được, ta thấy số học sinh đạt điểm 9;10 lớp đối chứng
là 13,6%, lớp thực nghiệm là 22,7%, số học sinh đạt điểm dưới trung bình lớp đối
chứng là 11,4% lớp thực nghiệm chỉ có 2,3%. Tỉ lệ học sinh được điểm khá, giỏi
cao hơn, tỉ lệ học sinh được điểm yếu giảm mạnh thể hiện qua biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ so sánh kết quả bài kiểm tra của học sinh
hai lớp 6A1 và 6A2
25

23
19

20


15

15
10

10

10
6

5

5

1
0
Điểm 9-10

Điểm 7-8

6A1 (áp dụng biện pháp)

Điểm 5-6

Điểm 2-4

6A2 (không áp dụng biện pháp)

0 0-1

0
Điểm


17
Học sinh lớp 6A1 đã biết vận dụng kiến thức đã học trong sách vở để tự làm
nhà thiết kế tạo ra những vật dụng cần thiết phục vụ đời sống hàng ngày như: Cắt
hình, tạo hình, tạo đồ chơi, tạo đồ dùng đơn giản từ các sản phẩm tái chế phục vụ
cuộc sống. Phát huy khả năng dự đoán, tư duy sáng tạo từ đó tạo tiền đề ni dưỡng
đam mê nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, học sinh tự tin hơn, hạnh phúc hơn về thành
quả tự học của bản thân. Đặc biệt đối với các em học sinh có học lực yếu kém có
thái độ u thích mơn học Tốn hơn.
IV. KẾT LUẬN
Qua áp dụng biện pháp: Tạo hứng thú, khả năng sáng tạo cho học sinh qua
các hoạt động trải nghiệm trong dạy học “Chương V - Tính đối xứng của hình
phẳng trong tự nhiên” mơn Toán lớp 6 tại trường Trung học cơ sở Cam Giá, kết
quả thu được từ việc khảo sát kết quả học tập của học sinh tôi nhận thấy:
- Bước đầu áp dụng tại lớp 6A1 trường Trung học cơ sở Cam Giá đã mang lại
kết quả tốt. Được nhà trường, đồng nghiệp, học sinh ghi nhận và đánh giá cao.
- Biện pháp có thể áp dụng cho các mơn: Tốn, Khoa học tự nhiên, công nghệ,
… ở các khối lớp.
- Các biện pháp đưa ra là phù hợp với đặc điểm, tâm lí, tình hình học sinh
trường Trung học cơ sở Cam Giá. Học sinh đã biết vận dụng kiến thức đã học trong
sách vở để tự làm nhà thiết kế tạo ra những vật dụng cần thiết phục vụ đời sống
hàng ngày như: Cắt hình, tạo hình, tạo đồ chơi, tạo đồ dùng đơn giản từ các sản
phẩm tái chế phục vụ cuộc sống. Phát huy khả năng dự đốn, tư duy sáng tạo từ đó
tạo tiền đề ni dưỡng đam mê nghiên cứu khoa học.
- Tổ chức các hoạt động trải nghiệm khá đơn giản, không tốn kém nhiều kinh phí.
Với những ưu điểm như dễ áp dụng, có thể áp dụng cho nhiều đối tượng học
sinh, nhiều khối lớp khác nhau. Tôi tin rằng khi áp dụng biện pháp tại các khối lớp

và các đơn vị trường khác cũng sẽ mang lại hiệu quả, đặc biệt biện pháp rất phù hợp
với giảng dạy chương trình giáo dục phổ thơng 2018 sẽ góp phần nâng cao chất
lượng dạy và học mơn Tốn. Tơi sẽ tiếp tục phát triển, định hướng cho các em học
sinh thực hiện những hoạt động trải nghiệm trong học kì II và các năm học tiếp


18
theo. Vậy rất mong hội đồng xét duyệt góp ý, bổ sung để biện pháp của tôi ngày
càng phong phú và hữu hiệu hơn, tăng cường khả năng ứng dụng trong các năm học
tiếp theo.
Thái Nguyên, ngày 05 tháng 02 năm 2023
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG

Người viết

Nguyễn Thị Xuân

PHỤ LỤC 1


19
PHỊNG GD&ĐT TP THÁI NGUN

CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS CAM GIÁ

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU KHẢO SÁT

Hứng thú học tập mơn Tốn Hình của học sinh lớp 6
Giáo viên thực hiện khảo sát: Nguyễn Thị Xuân - Giáo viên Toán
Họ và tên học sinh: ……………………… Trường……………………………
Lớp ……………………………………...Giới tính: .............................................
Các em trả lời câu hỏi sau đây:
Nội dung câu hỏi

Rất

Hứn

hứng thú

g thú

Em có hứng thú với mơn Tốn
Hình học khơng?
Xin cảm ơn các em!

PHỤ LỤC 2

Bình
thườn
g

Khơng
hứng thú


20




×