Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Đảng lãnh đạo chống chiến tranh tâm lý của đế quốc mỹ ở miền nam việt nam từ năm 1965 đến năm 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.19 MB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN THÁI SƠN

ĐẢNG LÃNH ĐẠO CHỐNG “CHIẾN TRANH TÂM LÝ”
CỦA ĐẾ QUỐC MỸ Ở MIỀN NAM VIỆT NAM
TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975
Ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số : 60 22 03 15

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS, TS. Phạm Xuân Mỹ

HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu và trích dẫn trong luận văn là trung thực. Các kết quả nghiên cứu
của luận văn không trùng với bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thái Sơn




MỤC LỤC

Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1: “CHIẾN TRANH TÂM LÝ” CỦA ĐẾ QUỐC MỸ VÀ QUÁ
TRÌNH ĐẢNG LÃNH ĐẠO CHỐNG “CHIẾN TRANH TÂM LÝ” Ở
MIỀN NAM VIỆT NAM (1965 - 1968)........................................................... 8
1.1. “Chiến tranh tâm lý” của đế quốc Mỹ (âm mưu và thủ đoạn) .................... 8
1.2. Quá trình Đảng lãnh đạo chống “Chiến tranh tâm lý” của Mỹ ở
miền Nam Việt Nam (1965 - 1968) .................................................... 21
Chương 2: THỦ ĐOẠN MỚI CỦA ĐẾ QUỐC MỸ TRONG “CHIẾN TRANH
TÂM LÝ” VÀ ĐẢNG LÃNH ĐẠO CHỐNG “CHIẾN TRANH TÂM LÝ”
(1969 - 1975) ................................................................................................... 42
2.1. Thủ đoạn mới của đế quốc Mỹ trong “Chiến tranh tâm lý” ................ 42
2.2. Chủ trương và chỉ đạo của Đảng chống “Chiến tranh tâm lý” của
Mỹ (1969 - 1975) ................................................................................ 47
Chương 3: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM ............................... 68
3.1. Nhận xét ............................................................................................... 68
3.2. Một số kinh nghiệm ............................................................................. 89
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 101
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CIA Central Intelligence Agency (Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ)
CNĐQ Chủ nghĩa đế quốc
CTTL Chiến tranh tâm lý

DIA Cục Tình báo quốc phịng Mỹ
ICA Tổ chức thông tin quốc tế
IVS International Voluntary Service (Thanh niên Chí nguyện Quốc tế)
JUSPAO Joint United States Public Affairs Office
(Cơ quan Liên vụ Thông tin hoa kỳ)
M & CQSG Mỹ và chính quyền Sài Gịn
MAAG Millitary Advisory Assistance Group (Nhóm Cố vấn Quân sự)
MACV Millitary Assistance Command, Vietnam
(Bộ Chỉ huy Viện trợ quân sự ở Việt Nam)
OSA Office of Special Assistance for the Ambassador
(Văn phòng trợ lý đặc biệt cho Đại sứ)
OSS Office of Strategic Services
(Văn phòng phụ trách các dịch vụ chiến lược)
POLWAR Political War (Chiến tranh chính trị)
PSYOPS Psychological Operations Committee
(Ủy ban phụ trách các hoạt động tâm lý chiến)
RSC Regional Servise Center (Trung tâm Dịch vụ khu vực)
RFA Radio Free Asean (Đài Phát thanh châu Á tự do)
RFE Radio Free Europe (Đài Phát thanh châu Âu tự do)
USAID United States Agency for International Development
(Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ)
USIA United States Information Agency (Cơ quan Thông tin Hoa Kỳ)
USIS United States Information Service (Liên vụ Thông tin Hoa Kỳ )
USOM United States Operations Mission (Phái bộ Viện trợ Hoa Kỳ)
VOA Voice of America (Đài Phát thanh Hoa Kỳ)


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Chiến tranh tâm lý là cuộc chiến tranh đặc biệt nguy hiểm trong chiến
lược “Diễn biến hịa bình” của Chủ nghĩa đế quốc (CNĐQ), là cuộc chiến trên
lĩnh vực chính trị tư tưởng và văn hoá đang được CNĐQ và các thế lực thù
địch sử dụng nhằm phá hoại các nước không đi theo quỹ đạo của chúng.
Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, giới chính khách Mỹ đã
cho rằng cần tập trung sức mạnh tổng lực để “xây dựng con đê ngăn chặn làn
sóng đỏ” – Xã hội chủ nghĩa lan từ Liên Xô sang Trung Quốc, từ Trung Quốc
sang Việt Nam và cả Đông Nam Á, theo thuyết Đô-mi-nô. Do vậy, trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ, nhân dân Việt Nam không chỉ phải đối đầu với kẻ thù
trên mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao, mà cuộc đấu tranh trên mặt trận tư
tưởng không kém phần cam go, phức tạp và gay gắt, được xem là mặt trận
quan trọng của Đảng nhằm vạch mặt âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, vừa làm
rõ sự nghiệp giải phóng dân tộc chính nghĩa của nhân dân ta, đặc biệt khi Mỹ
tiến hành cuộc chiến tranh cục bộ ở Việt Nam. Đây cũng chính là một trong
những thành cơng nổi bật của Đảng trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Tuy vậy, vẫn còn những mặt hạn chế chưa thấy hết sự nguy hiểm của những
âm mưu, phương thức, thủ đoạn tác động tư tưởng, luận điệu tuyên truyền
xuyên tạc của CNĐQ và các thế lực thù địch; các nội dung, biện pháp phòng,
chống CTTL của địch cũng còn nhiều hạn chế.
Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam đang ở thời kỳ với
nhiều thời cơ, vận hội nhưng cũng có nhiều thách thức. Sự nghiệp ấy đòi hỏi
phải kiên định, vững vàng mục tiêu, định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng và
nhân dân ta đã lựa chọn, nó đi ngược lại với ý muốn, tham vọng của CNĐQ
và các thế lực phản động. Do vậy, đất nước ta, sự nghiệp vĩ đại của Đảng và
nhân dân ta luôn là đối tượng phá hoại bằng chiến lược “Diễn biến hòa bình”
của CNĐQ, đứng đầu là đế quốc Mỹ. Dự báo tình hình những năm sắp tới,


2
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã nhận định: “Các thế lực thù

địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu diễn biến hịa bình, gây bạo loạn lật đổ, sử
dụng các chiêu bài dân chủ, nhân quyền hịng thay đổi chế độ chính trị ở nước
ta”, trong đó “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là một trong những hướng tiến
công chủ yếu.
Trong những năm gần đây, lợi dụng xu thế tồn cầu hóa kinh tế thế giới
và cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, nhất là tin học đang phát triển mạnh
mẽ cùng với những khó khăn, thách thức nảy sinh do tác động tiêu cực của
cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu và những diễn biến phức tạp mới
trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông, các thế lực thù địch ngày càng ráo riết
đẩy mạnh chiến lược “Diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng nước ta. Sử
dụng CTTL nhằm phá hoại về chính trị, tư tưởng, văn hố, đạo đức, lối sống,
tiến tới phá hoại, làm suy yếu từ bên trong; kích động các mâu thuẫn trong xã
hội, tạo ra các lực lượng chính trị đối lập, khuyến khích tư nhân hố về kinh tế,
đa ngun chính trị làm phai nhạt mục tiêu, lí tưởng xã hội chủ nghĩa ở một số
bộ phận cán bộ và nhân dân; triệt để khai thác và lợi dụng những khó khăn,
thiếu sót của Đảng, Nhà nước xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực đời sống xã hội,
tạo nên sức ép, từng bước “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và thay đổi đường
lối chính trị ở nước ta.
Xuất phát từ tính chất đặc biệt nguy hiểm của CTTL, tôi lựa chọn đề tài
“Đảng lãnh đạo chống “Chiến tranh tâm lý” của đế quốc Mỹ ở miền Nam
Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1975” nhằm góp phần làm sáng tỏ hơn những
thách thức đặt ra đối với cách mạng Việt Nam, từ đó góp phần thấy được
nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và có thể
đúc kết những kinh nghiệm trong công tác tư tưởng hiện nay của Đảng.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
“Đảng lãnh đạo chống “Chiến tranh tâm lý” của đế quốc Mỹ ở miền
Nam Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1975” là đề tài mới chưa được nghiên


3

cứu. Đây là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau, nhất
là khoa học quân sự và khoa học lịch sử.
Trong nhiều năm qua đã có nhiều bài báo khoa học đăng trên các tạp
chí khoa học chuyên ngành như Tạp chí Lịch sử Đảng, Tạp chí Lịch sử quân
sự, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Tạp chí Xưa & Nay, Tạp chí Thơng tin Khoa
học Qn sự (chun san), Thơng tin chun đề, Tạp chí Tâm lý học...
Tạp chí Thơng tin Khoa học Qn sự (chun san): Võ Văn Bá (6-2003)
“Tác động của chiến tranh công nghệ cao đối với con người và Chiến tranh tâm
lý”. Dương Kiện Bân (6-2003) “Về lực lượng tâm lý chiến của quân đội Mỹ”.
Cao Cường (6-2003), “Chiến tranh tâm lý trong điều kiện cơng nghệ cao”.
Tạp chí Khoa học Qn sự Không quân: Cuộc phỏng vấn Trung tướng
Lưu Á Châu, Chính ủy Khơng qn Qn khu Thành Đơ, Trung Quốc (2010).
Thông tin Chuyên đề: Võ Văn Bá (7-2001), “Chiến tranh tâm lý trong chiến
tranh công nghệ cao”, Học viện Quốc phịng, Hà Nội.
Tạp chí Xưa & Nay: Tham luận của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (số 234
ngày 15-4-2005), “Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam”.
Tạp chí Học Tập (6-1967) “Quyết tâm đánh thắng chiến tranh tâm lý của
để quốc Mỹ”. Tạp chí Học Tập (4-1968) “Sắc lệnh về tội phản cách mạng”.
Tuyên Huấn (4-1968) “Đánh bại âm mưu tình báo của Mỹ”. Tuyên
huấn (6-1968) “Giáo dục quần chúng đánh bại chiến tranh tâm lý của địch”.
Báo Nhân Dân (7-9-1965) “Đập tan chiến tranh tâm lý của đế quốc Mỹ”.
Nhân dân (24-3-1968) “Tăng cường pháp luật xã hội chủ nghĩa chống phản
cách mạng”. Báo Nhân Dân (26-3-1968) “Nắm vững và thực thi Sắc lệnh trừng
trị tội phản cách mạng”. Báo Nhân Dân (29-6-1968) “Việt Nam anh hùng”. Báo
Nhân Dân (24-8-1968) “Gián điệp của địch ra đầu thú chính quyền miền Bắc”.
Báo Lao Động (14-9-1965) “Chúng ta hãy đập tan chiến tranh tâm lý
và chiến tranh gián điệp của đế quốc Mỹ”. Quân đội Nhân dân (9-1968)
“Tốn biệt kích bị tiêu diệt tại núi Don Pu”.



4
Đối với sách: Lữ Phương (1981), “Cuộc xâm lăng văn hóa và tư tưởng
của đế quốc Mỹ tại miền Nam Việt Nam”, Nxb Văn hóa Hà Nội. Mai Hồng
Bỉnh (Chủ biên, 2005), Tăng cường công tác tư tưởng của Đảng trong quân
đội nhân dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới, Nxb Quân đội Nhân
dân, Hà Nội. Hoàng Đình Châu (Chủ biên, 2002), Nguyễn Đình Gấm, Ngơ
Minh Tuấn, Chiến tranh tâm lý và chống chiến tranh tâm lý, Nxb Qn đội
Nhân dân, Hà Nội. Hồng Đình Châu (Chủ biên, 2003), Lịch sử tâm lý học và
tâm lý học quân sự, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội. Hoàng Đình Châu (Chủ
biên, 2005), Tâm lý học quân sự, Nxb Qn đội Nhân dân, Hà Nội. Hồng
Đình Châu (2008), Những vấn đề tâm lý để phát huy nhân tố con người trong
chiến tranh hiện đại, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội.
Nhiều kết quả nghiên cứu đã được các cơ quan chức năng cơng bố: Viện
Lịch sử Đảng có cơng trình Lịch sử biên niên Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục
miền Nam (1954 – 1975). Viện Lịch sử quân sự có bộ Lịch sử kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước1954 - 1975. Viện Sử học: Lịch sử Việt Nam 1954 - 1965 và Lịch sử
Việt Nam 1965 - 1975. Trần Văn Giàu “Miền Nam giữ vững thành đồng”. Trần
Văn Trà “Cảm nhận về Xuân Mậu Thân”. Hồ Hữu Nhựt “Phong trào đấu tranh
chống Mỹ của giáo chức, học sinh, sinh viên Sài Gịn. Cao Văn Lượng “Cơng
nhân miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Đảng chỉ đạo giành thắng lợi từng bước trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thời kỳ 1965-1975. Tác giả: Nguyễn
Xuân Tú. Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2002.
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Đảng lãnh đạo phong trào đấu tranh chống
chương trình bình định của Mỹ và chính quyền Sài Gịn tại miền Đông Nam
Bộ từ 1961 đến 1965. Tác giả Trần Như Cương. Chuyên ngành: Lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam. Mã số 5.03.16. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội, 2003.



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

5
Luận án Tiến sĩ Lịch sử, có: Đấu tranh chống gián điệp biệt kích của Mỹ Ngụy xâm nhập vào miền Bắc bằng đường không (1961 -1973) Phụ đề: LATS
Lịch sử. Mã số: 62.22.54.05. Tác giả: Phạm Thanh Hải. Nơi xuất bản: Hà Nội.
Nơi bảo vệ: Trường ĐHKHXH&NV. Ngày bảo vệ 8-8-2008. Năm bảo vệ 2008.
Phòng đọc tài liệu số tập trung, tầng 2, nhà D, Thư viện Quốc gia Việt Nam.
Luận văn Thạc sĩ: Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo kết hợp đấu
tranh quân sự với đấu tranh chính trị đánh thắng chiến lược “Chiến tranh đặc
biệt” của đế quốc Mỹ (1961-1965). Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam. Tác
giả: Nguyễn Tiến Duẩn. Mã số 602256. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội, 2004.
Luận văn Thạc sĩ: Vai trò của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam
Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1960-1968). Tác giả:
Đoàn Luyến. Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam. Mã số: 60.22.54. Trường Đại
học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Năm bảo vệ 2007.
Ngồi ra, cịn có nhiều chính khách, tướng lĩnh trong qn đội đối
phương trước đây cũng bỏ nhiều công sức nghiên cứu, tìm hiểu để cố cắt
nghĩa về nguyên nhân thất bại của họ trong cuộc chiến tranh này...
Qua nghiên cứu những tài liệu đã nêu trên, vấn đề phòng, chống CTTL đã
được các cơ quan, các nhà khoa học trong và ngồi qn đội nghiên cứu ở những
bình diện, lĩnh vực khác nhau. Các cơng trình nghiên cứu, đặc biệt trong lĩnh vực
tâm lý học xã hội và tâm lý học quân sự đã có những đóng góp rất quan trọng cả
về lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, từ góc độ “Đảng lãnh đạo chống “Chiến
tranh tâm lý” của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam từ năm 1965 đến năm
1975” vẫn còn những khoảng trống cần được nghiên cứu đầy đủ hơn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Qua làm rõ q trình Đảng lãnh đạo chống CTTL của đế quốc Mỹ thời

kỳ 1965-1975, rút ra bài học kinh nghiệm lịch sử phục vụ cho cuộc đấu tranh
tư tưởng hiện nay của Đảng.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

6
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn tập trung giải quyết các
nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Sự hình thành, âm mưu, thủ đoạn, phương tiện tiến hành CTTL của đế
quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1975.
- Hệ thống những chủ trương, chỉ đạo của Đảng, Trung ương Cục và
các Đảng bộ miền Nam chống CTTL của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam
từ năm 1965 đến năm 1975.
- Đánh giá thành công, hạn chế và nêu ra một số kinh nghiệm cần thiết
để phục vụ cho cuộc đấu tranh tư tưởng của Đảng hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Chỉ tập trung nghiên cứu quá trình Đảng lãnh đạo của Đảng chống
CTTL của đế quốc Mỹ từ năm 1965 đến 1975, đề ra chủ trương.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Quá trình lãnh đạo thơng qua chủ trương của Đảng chống CTTL của đế
quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1975 và q trình chỉ
đạo thơng qua chủ trương đó.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài được xây dựng trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ

nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng
Cộng sản Việt Nam về đấu tranh chính trị, đấu tranh tư tưởng chống CTTL
của đế quốc Mỹ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Dùng phương pháp lịch sử và logic và kết hợp giữa hai phương pháp đó
để tập hợp, lựa chọn, mô tả, đánh giá các sự kiện lịch sử có liên quan đến
CTTL, sự lãnh đạo của Đảng chống CTTL của đế quốc Mỹ từ năm 1965 đến
năm 1975.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

7
6. Cái mới của luận văn
Mảng đề tài này ít được nghiên cứu. Luận văn cố gắng làm rõ quá trình
Đảng lãnh đạo chống CTTL của đế quốc Mỹ, làm rõ sự thâm độc, ác liệt của
CTTL trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
7.1. Về lý luận
Luận văn tái hiện lại quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quan điểm,
đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về đấu tranh chính trị, đấu tranh tư
tưởng chống CTTL của đế quốc Mỹ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước từ năm 1965 đến năm 1975.
7.2. Về thực tiễn
Luận văn đã chỉ ra sự tác động, nguy hiểm của CTTL, chủ trương và
quá trình Đảng chỉ đạo chống CTTL của đế quốc Mỹ, có thể rút ra một số
kinh nghiệm trong công tác tư tưởng của Đảng, nhằm nâng cao kết quả
phòng, chống CTTL của địch ở nước ta hiện nay.

Các kết quả của cơng trình nghiên cứu này góp thêm một tài liệu tham
khảo trong dạy học nhằm tăng cường giáo dục nâng cao tinh thần cảnh giác
trước sự phá hoại về chính trị tư tưởng và tâm lý của CNĐQ và các thế lực
thù địch, góp phần đánh bại mọi âm mưu “tự diễn biến” “tự chuyển hóa”.
8. Cấu trúc luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
kết cấu gồm 3 chương, 6 tiết.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

8
Chương 1
“CHIẾN TRANH TÂM LÝ” CỦA ĐẾ QUỐC MỸ VÀ QUÁ TRÌNH
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CHỐNG “CHIẾN TRANH TÂM LÝ”
Ở MIỀN NAM VIỆT NAM (1965 - 1968)
1.1. “Chiến tranh tâm lý” của đế quốc Mỹ (âm mưu và thủ đoạn)
1.1.1. “Chiến tranh tâm lý” ở miền Nam Việt Nam của đế quốc Mỹ
1.1.1.1. “Chiến tranh tâm lý” của đế quốc Mỹ
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước tư bản chủ nghĩa, trừ Mỹ đều
suy yếu nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó Mỹ và Liên Xơ, đứng đầu hai hệ
thống đối lập gia tăng sức mạnh kinh tế, quân sự, chạy đua vũ trang nhằm
thực hiện chiến lược của mình. Với sức mạnh to lớn của mình, Mỹ có chiến
lược tồn cầu muốn chi phối tồn thế giới.
Đế quốc Mỹ xâm lược miền Nam Việt Nam là nằm trong chiến lược
đó. Mỹ âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới; thành
phòng tuyến chống chủ nghĩa xã hội lan xuống Đông Nam Á, thành căn cứ
quân sự chống Cộng sản và khống chế các nước trong khu vực, thành thị

trường tiêu thụ hàng hóa chiến tranh, đi theo lối sống, tự do kiểu Mỹ.
Chiến lược tồn cầu của Mỹ gồm có chiến lược chung và chiến lược
quân sự toàn cầu. Chiến lược chung gồm chỉ đạo chiến lược tất cả các mặt
chính trị, kinh tế ngoại giao và chiến lược quân sự toàn cầu.
Trong bối cảnh đó, CTTL của đế quốc Mỹ ra đời, hỗ trợ cho cuộc chiến tồn
diện chống Liên Xơ. Các nhà hoạch định chiến lược của đế quốc Mỹ cho rằng:
Sử dụng những phương tiện và biện pháp tác động tin thần để tước
vũ khí tư tưởng, làm giảm sút tinh thần, làm lung lạc tâm lý và kích
thích những hành động tiêu cực và gây ra hiện tượng không hoạt
động trong dân chúng và trong binh sĩ ở các nước khác trong thời
bình cũng như trong thời chiến, cơng việc đó ở nước ngồi được gọi
là “chiến tranh tâm lý” [27, tr.96].
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

9
Ngày 22 tháng 12 năm 1946, G. Kennan-chiến lược gia chính trị của
Mỹ, nói: “Hoa Kỳ khơng có khả năng tiêu diệt Liên Xô bằng vũ lực, muốn
chiến thắng Liên Xô cần phải tăng cường sử dụng các “thủ đoạn phi qn sự,
thực hiện “diễn biến hịa bình” làm “thay đổi tính chất chính quyền nhà nước
xã hội chủ nghĩa”… [27, tr.218-219]. Tư tưởng chiến lược này đã được vận
dụng, phát triển không ngừng. Các phương tiện thông tin: Đài phát thanhtruyền hình, sách báo, phim ảnh, ca nhạc, văn học nghệ thuật, giáo dục, thể
thao... đều được Mỹ sử dụng để tiến hành CTTL với các nước xã hội chủ nghĩa.
Giám đốc CIA tuyên bố:
Mục tiêu là phải gieo rắc ở Liên Xô sự hỗn loạn và phải bắt đầu
bằng chiến tranh tâm lý, thay giá trị của họ bằng đồ rởm và tìm mọi
cách ủng hộ và nâng đỡ đám gọi là “nghệ sĩ” để họ truyền bá bạo
lực, đồi trụy, chủ nghĩa vô liêm sỉ, phản bội. Tóm lại, mọi thứ vơ

đạo đức. Từ đó chiến tranh tâm lý chống Liên Xô được nâng lên
hàng quốc sách ở Mỹ, gọi là chiến tranh tâm lý tổng lực [39].
Đến năm 1948, đạo luật Smith-Mundt ra đời-đạo luật về trao đổi văn hóa
và thơng tin Mỹ, cho phép giới cầm quyền Mỹ có thể sử dụng ngân quỹ quốc
gia vào việc lập ra các tổ chức CTTL trên khắp thế giới. Trong hai năm 1949 1950, Mỹ đã chi 50 triệu đô-la cho hoạt động CTTL. Năm 1949 Mỹ lập Ủy ban
châu Âu tự do có Đài Phát thanh châu Âu tự do. Năm 1952, F. Đalét - Ngoại
trưởng Mỹ cho rằng:
Nước Mỹ có đủ sức mạnh để thực hiện cuộc “giải phóng” nhân
loại khỏi chế độ cộng sản mà không cần chiến tranh. Phương
cách mà ông ta đưa ra là dùng “biện pháp hịa bình”, “phi vũ
trang”, đánh thẳng vào Đảng Cộng sản, gây mâu thuẫn từ sự chia
rẽ nội bộ Đảng và Nhà nước, sự phân ly giữa người dân và chính
quyền các cấp; gây “tự diễn biến” trong nội bộ [5, tr.131].

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

10
F. Đalét khẳng định:
Mỹ và phương Tây sẽ chiến thắng chủ nghĩa xã hội mà không cần
chiến tranh, tức bằng “diễn biến hịa bình”. Chiến tranh tâm lý đã
chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong thời đại hiện tại và ngày
càng ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống chúng ta. Chiến tranh tâm lý đã
trở thành một khí giới chiến tranh chính thế kỷ hai mươi [63, tr.11].
1.1.1.2. “Chiến tranh tâm lý” của Mỹ ở miền Nam Việt Nam
a) “Chiến tranh tâm lý” của Mỹ ở miền Nam Việt Nam (1954-1964)
Từ sau năm 1950, mâu thuẫn giữa Pháp và Mỹ bộc lộ công khai. Mỹ
viện trợ cho Pháp ngày càng tăng với âm mưu thay Pháp chiếm Miền Nam

Việt Nam. Năm 1953, Tổng thống Mỹ Aixenhao đề ra chiến lược “trả đũa ào ạt”
làm chiến lược quân sự toàn cầu mới, thay cho chiến lược “ngăn chặn” của Tổng
thống Truman. Tháng 7 năm 1954, Mỹ đưa Ngơ Đình Diệm về miền Nam Việt
Nam lập chính quyền Việt Nam Cộng hịa và chỉ đạo Ngơ Đình Diệm kiên quyết
từ chối tuyển cử, đàn áp Cộng sản.
Từ năm 1955, Mỹ thành lập cơ quan Liên vụ Thông tin Hoa Kỳ (USIS)
ở số 8, Lê Q Đơn, Sài Gịn. Đây là chi nhánh của Hãng Thông tin Hoa Kỳ
(USIS), chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gịn. USIS
khơng chỉ làm chức năng thơng tin báo chí, nó là đầu mối chỉ đạo các hoạt
động CTTL và phá hoại tư tưởng của CIA ở nước ngồi. USIS được giao chỉ
đạo chương trình hoạt động của mấy chục cơ quan văn hóa thơng tin Hoa Kỳ
ở Sài Gòn và các tỉnh, thành phố miền Nam Việt Nam. Các giám đốc của
USIS đều là nhân viên của CIA. Mọi hoạt động văn hóa truyền thơng của
USIS đều xuất phát từ chính sách của nhà nước Mỹ, CIA mưu đồ bành trướng
sức mạnh Mỹ, lối sống Mỹ, tư tưởng Mỹ trên toàn thế giới.
Những năm 1961-1963, Tổng thống Mỹ John F. Kennedy đưa ra chiến
lược “chiến tranh đặc biệt”, với thủ đoạn hồ bình: “mũi tên và cành ô liu”.
USIS được đổi tên thành Cơ quan dịch vụ công cộng Hoa Kỳ (JUSPAO) với

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

11
nhiều bộ phận liên quan như đại diện của đại sứ, Chủ tịch JUSPAO, đại diện
MACV, đại diện USAID, Văn phòng trợ lý đặc biệt của Đại sứ OSA, phụ
trách các hoạt động CTTL thực chất là CIA ở Việt Nam.
Nhiệm vụ của USIS - JUSPAO trước hết là công khai tuyên truyền cho
đường lối chiến tranh và văn hóa Mỹ, trợ giúp và chỉ đạo hoạt động bộ máy

CTTL của chính quyền Sài Gịn, trực tiếp thực hiện các chiến dịch tâm lý
chiến theo yêu cầu của USAID và phục vụ cho Đồn thanh niên tình nguyện
quốc tế Mỹ (IVS), tham gia chương trình bình định nơng thôn, thu thập tin tức
và xây dựng mạng lưới cộng tác viên cho hoạt động tình báo của CIA.
USIS - JUSPAO có 37 cơ sở tại các tỉnh, thành phố miền Nam gồm các trụ
sở đại diện, các hội Việt Mỹ, các phòng triển lãm, phòng bán sách, trường dạy
Anh ngữ, các báo tạp chí. CIA cịn sử dụng các căn cứ, các cơ sở ở Singapore,
Thái Lan, Philippines vào các hoạt động tuyên truyền CTTL và phá hoại miền
Bắc Việt Nam. Các giám đốc của USIS đều là nhân viên của CIA hoạt động
của nó được sự bảo trợ của Tổ chức Thông tin quốc tế (ICA), thực chất hoạt
động là cơ quan tun truyền cơng khai và bí mật cho CIA. CIA cũng bí mật tài
trợ cho Trung tâm Huấn luyện an ninh (STC - trường huấn luyện CTTL...).
Mỹ tổ chức sản xuất một số lượng lớn tạp chí, áp phích, truyền đơn
và các loại tài liệu có màu sắc rất đẹp, in ít nhất 14 thứ tiếng châu Á đem
thả bằng máy bay xuống miền Bắc Việt Nam. Các chuyên viên CTTL của
Anh, Australia được mời làm cố vấn cho chính quyền Sài Gịn. Các cơ
quan CTTL của Nam Hàn, Đài Loan cũng tham gia hỗ trợ cho CTTL ở
Việt Nam, Ngồi ra, cịn có các tổ chức trá hình, như những “đội hịa
bình”, những “đồn cứu trợ”, những “phái đoàn tham quan”, “thăm
viếng”... hỗ trợ cho chính sách xâm lược. Theo quan điểm của Mỹ: “Đặc
điểm của chiến tranh hiện đại là một cuộc tổng thể chiến trường kỳ, lấy tư
tưởng chiến làm trọng tâm. Mặt trận tư tưởng đóng vai trị vơ cùng quan
trọng. Đây là một trận tuyến vơ hình, nhưng rất quan trọng vì nó giữ vai trị
quyết định cho sự thắng lợi cuối cùng” [63, tr.22].

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


12
b) “Chiến tranh tâm lý” của Mỹ ở miền Nam Việt Nam (1965-1975)
Từ năm 1965, tiến hành “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam,
hệ thống tổ chức bộ máy CTTL của Mỹ và chính quyền Sài Gòn gồm:
- Một là, bộ phận Mỹ trực tiếp tổ chức và điều hành gồm các đài phát
thanh bí mật như Đài Phát thanh Tự Do, Đài Phát thanh Mẹ Việt Nam, Đài
Phát thanh Gươm thiêng Ái quốc, Đài Phát thanh Giải phóng Nam Bộ... Đến
năm 1973, Mỹ giao Đài Phát thanh Tự Do cho Tổng cục Chiến tranh chính trị quân
đội Sài Gòn, giữ lại Đài Phát thanh Mẹ Việt Nam cho tới trước ngày 30-4-1975 thì
gỡ máy móc và đưa số lớn nhân viên sang Mỹ.
- Hai là, bộ phận chỉ đạo chiến tranh tâm lý do phụ tá đặc biệt cho
tổng thống về các vấn đề chính trị và văn hóa điều hành
Bộ phận này chỉ đạo cơng tác CTTL trong phạm vi tồn quốc, cả dân sự và
quân sự. Từ năm 1955 đến 1968, cơ quan này chỉ đạo chung về CTTL lấy tên là Ủy
ban Điều hợp tâm lý chiến. Năm 1969, nó đổi thành Ủy ban Động viên chính trị.
Sang năm 1970 lại đổi ra Ủy ban Thông tin đại chúng. Bộ Thông tin chiêu hồi
phụ trách thơng tin tun truyền trong và ngồi nước và có tổ chức tới các
quận, huyện gọi là Chi thông tin chiêu hồi. Các cơ quan Cảnh sát quốc gia,
Xây dựng nơng thơn, Phát triển sắc tộc… có Nha CTTL để phối hợp với Bộ
Thông tin chiêu hồi thực hiện chương trình CTTL.
Những năm 70, Tổng thống Ních-xơn triệt để sử dụng chiến lược “răn
đe thực tế” và chính sách ngoại giao “cây gậy và củ cà rốt”, vừa đe doạ bằng
sức mạnh quân sự, vừa mua chuộc bằng lợi ích kinh tế nhằm khuất phục các
nước. Trên thực tế, Mỹ một mặt hồ hỗn với các nước xã hội chủ nghĩa; tiến
hành thẩm thấu tư tưởng, văn hoá, gieo rắc hạt giống phá hoại từ bên trong
Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Đàm phán trên thế mạnh để thực hiện
“diễn biến hịa bình” là một phương sách của Ních-xơn. Từ CTTL đến “Diễn
biến hịa bình” là một quá trình hình thành phát triển. Lúc đầu là phương thức,
thủ đoạn dần phát triển thành chiến lược hoạt động của đế quốc Mỹ, trong đó
Việt Nam, Lào, Campuchia là nơi được Mỹ quan tâm nhất.


@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

13
CTTL của đế quốc Mỹ nhanh chóng hoạt động ráo riết trên tất cả các
lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao...; đồng thời, cịn có thêm
nhiều tổ chức CTTL “đồng minh”, cùng hoạt động chống phá cách mạng Việt
Nam. Được Mỹ trợ giúp biên soạn tài liệu để huấn luyện, bộ máy CTTL của
chính quyền Sài Gịn có quy mơ lớn, khá hồn chỉnh, hoạt động bài bản có
tính quốc tế. “Khi chiến tranh tâm lý của đế quốc Mỹ trực tiếp hoạt động trên
đất nước ta là lúc mà tổ chức và trang bị của nó đã qua nhiều bước phát triển,
nhiều lần rút kinh nghiệm, bổ sung, cải tiến, đạt tới mức rộng lớn, tinh vi và
hoàn chỉnh với những nỗ lực cao nhất kể từ đó trở về trước” [63, tr.20].
- Ba là, bộ phận chiến tranh tâm lý của chính quyền Sài Gòn
Được Mỹ “trợ giúp”, tổ chức chiến tranh tâm lý của chính quyền Sài
Gịn thuộc loại quy mơ lớn, khá hồn chỉnh. Chính quyền Sài Gịn coi chống
Cộng là nhiệm vụ chính yếu để phục vụ cho chính sách xâm lược của Mỹ. Vũ
khí CTTL của chính quyền Sài Gòn phục vụ CTTL của Mỹ là lấy ý thức hệ
dân chủ, tự do kiểu Mỹ chống lại ý thức hệ cộng sản. Với “quốc sách chống
cộng”, chính quyền Sài Gòn ra sức xuyên tạc, chống phá chủ nghĩa cộng sản,
chống phá miền Bắc và cách mạng miền Nam.
Trong một tài liệu chính thức của trường chính quy chiến tranh tâm lý
chính quyền Sài Gịn dạy học viên:
Đặc điểm của chiến tranh hiện đại là một cuộc tổng thể chiến
trường kỳ, lấy tư tưởng chiến làm trọng tâm. Chiến tranh tâm lý
được coi là một cuộc chiến tranh: chiến tranh tư tưởng. Mặt trận tư
tưởng đóng vai trị vơ cùng quan trọng. Mặt trận quân sự chỉ có thể

hủy diệt được thân xác, chiến tranh tư tưởng mới có thể đánh tan tư
tưởng của đối phương. Dùng đủ mọi biện pháp, huy động các
phương tiện, với bất cứ giá nào để “thu phục tâm hồn” quần chúng,
lái quần chúng theo về một định hướng do chiến tranh tâm lý đã
vạch ra. Đây là một trận tuyến vơ hình, nhưng rất quan trọng vì nó
giữ vai trị quyết định cho sự thắng lợi cuối cùng [65].

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

14
Bộ phận CTTL của quân đội Sài Gòn được tổ chức theo hệ thống dọc
từ trung ương xuống tới cấp trung đội dân vệ do Mỹ chỉ huy có sự cộng tác
của chuyên gia CTTL Đài Loan, Australia, Philippines, Nam Hàn.
Đến năm 1965, Nha CTTL được tổ chức thành Tổng cục Chiến tranh
chính trị trực thuộc Bộ Tổng tham mưu Qn lực Việt Nam Cộng hịa. Nha
CTTL có đài phát sóng riêng, có cơ sở in truyền đơn, báo chí và tài liệu
CTTL, có các cục nghiệp vụ, có hai trường đào tạo cán bộ CTTL, Trường
đại học Chiến tranh chính trị Đà Lạt, Trung tâm Huấn luyện cán bộ tâm lý
chiến, các Nha tuyên úy Công giáo, các tiểu đồn chiến tranh chính trị, các
đại đội Dân sự vệ, Biệt đoàn văn nghệ trung ương. Đến năm 1970, quân số
làm CTTL đã chiếm 1/5 quân lực của qn đội Sài Gịn.
Trong tài liệu của chính quyền Sài Gòn, lời của Tổng thống Nguyễn Văn
Thiệu, ghi: chi ngân sách cho ngành CTTL rất lớn. Riêng ngành vô tuyến
truyền thanh, truyền hình năm 1972 được JUSPAO chi tới 20 triệu USD. Theo
kế hoạch phát triển hệ thống thông tin 4 năm 1974-1977 của chế độ Sài Gịn thì
cấp xã sẽ được trang bị máy truyền hình, xây trạm thơng tin, phịng trưng bày
tranh ảnh và đọc sách, có dụng cụ âm thanh và nhạc cụ. Cấp ấp có bảng thơng

tin, chịi phát thanh, máy ghi âm, loa thiếc, khẩu hiệu cho mỗi gia đình, lập các
hội văn thơ nhạc họa cho giới trẻ để tuyên truyền tác động tư tưởng. Ngân sách
cho kế hoạch này dự chi là 6.802.585 USD. “Nếu như chưa thất bại thì chính
quyền Sài Gịn sẽ nâng cao tầm vóc hơn nữa của bộ máy CTTL để giành lại thế
thắng. Họ sẽ nâng Bộ Thông tin chiêu hồi thành Bộ Chính trị và chi phí hoạt
động có ngân sách ngang với ngân sách của Bộ Quốc phịng” [64].
1.1.2. Âm mưu, thủ đoạn, hình thức, phương tiện tiến hành “Chiến
tranh tâm lý” của Mỹ ở miền Nam (1965 - 1968)
1.1.2.1. Âm mưu “Chiến tranh tâm lý” của Mỹ
Từ đầu năm 1965, với bản chất xâm lược ngoan cố, Mỹ chuyển sang
thực thi chiến lược“Chiến tranh cục bộ”, Mỹ đã lôi kéo 34 nước tư bản phụ

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

15
thuộc Mỹ tham gia, trực tiếp là 5 nước, gián tiếp 29 nước đưa quân viễn chinh
của Mỹ và các nước đồng minh vào miền Nam, đồng thời mở rộng cuộc chiến
tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc Việt Nam.
Để che dấu sự leo thang chiến tranh Mỹ càng chú trọng CTTL. Mỹ giả
tạo một sự đồng tình về vấn đề gọi là “bảo vệ nền độc lập quốc gia của nước
bạn Việt Nam Cộng hịa... để vừa khơng lộ liễu bộ mặt thực dân, giải quyết vấn
đề nhanh gọn, êm xuôi và tránh được sự giáng trả cần thiết từ đâu tới. CTTL cịn
là cơng cụ lừa bịp về mặt tư tưởng trên cả mặt trận kinh tế, văn hoá, ngoại
giao... CTTL theo kiểu “đơ-la đi trước, cị Mỹ theo sau” là một kiểu chinh
phục không qua bạo lực vũ trang, khơng có tiếng súng, lừa mỵ dân bản xứ về
viễn cảnh dân chủ, tự do, cố gây lẫn lộn giữa kẻ xâm lược với người bị xâm
lược, giữa chính nghĩa và phi nghĩa, lẫn lộn phải trái, trắng đen, nào là “Hoa

Kỳ giữ lời cam kết”, “Việt Nam cộng hoà tiến hành cuộc “chiến tranh tự vệ”;
miền Bắc xâm lược miền Nam.
Che giấu bản chất xâm lược, gieo rắc ảo tưởng hồ bình và đe dọa
chiến tranh là hai mặt của CTTL của đế quốc Mỹ. Thủ đoạn quen thuộc là
xuyên tạc, bịa đặt, bóp méo sự thật, đồn nhảm, đồn thổi, phóng đại, mua
chuộc, cưỡng bức, đe dọa, cài cắm lực lượng trên các mặt chính trị, tư tưởng;
kinh tế, văn hóa, ngoại giao... Tất cả những thủ đoạn này được vận dụng rất
linh hoạt, tùy thuộc vào đối tượng và hồn cảnh cụ thể; có những kiểu, dạng
và thủ đoạn tuyên truyền phù hợp đối tượng, được tiến hành theo một kế
hoạch thống nhất, được tổ chức và chỉ đạo chặt chẽ.
1.1.2.2. Thủ đoạn “Chiến tranh tâm lý” của Mỹ
a) Về chính trị, tư tưởng
Đế quốc Mỹ tiếp tục đẩy mạnh lừa bịp dư luận về chế độ tay sai ở
miền Nam Việt Nam mà Mỹ xây dựng nên là chế độ “tự do”, “dân chủ”.
Mỹ đã tung ra những chiêu bài: “nền đệ nhị cộng hoà đã được xây dựng

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

16
trên nền tảng tự do, dân chủ chân chính”, “độc lập”, “tự do”, “dân chủ”,
“hợp hiến” để nâng cao vị thế chế độ tay sai trá hình của mình. Mỹ ra sức
xun tạc, vu khống Qn Giải phóng, Mặt trận Dân tộc Giải phóng; nhồi
nhét những tư tưởng triết lý phản động, những quan điểm chính trị lạc hậu,
xun tạc cuộc đấu tranh cách mạng vì chính nghĩa của nhân dân miền
Nam Việt Nam, bôi đen chế độ xã hội chủ nghĩa miền Bắc, xuyên tạc chủ
nghĩa Mác-Lênin…
CTTL của Mỹ ở miền Nam Việt Nam được rêu rao là vì danh dự của

Mỹ đã cam kết với đồng minh - chính quyền Sài Gịn trong mục đích chiến
đấu vì tự do chống “Việt cộng lật đổ” và “Cộng sản miền Bắc xâm lăng”,
ngăn chặn làn sóng “đỏ” của chủ nghĩa cộng sản. Thông điệp đầu năm 1965
của Tổng thống Mỹ Johnson: “Đế quốc Mỹ phải có mặt ở Nam Việt Nam vì
nước bạn yêu cầu, vì phải giữ cam kết 10 năm trước đây vì an ninh của bản
thân đế quốc Mỹ và hịa bình châu Âu” [1, tr.304 ].
Đẩy mạnh luận điệu lừa bịp trên mặt trận ngoại giao, sử dụng sức ép
viện trợ cùng các hoạt động tâm lý đối với một số nước và một số tổ chức
quốc tế, thúc ép, lôi cuốn họ can thiệp, ngăn cản, cắt giảm viện trợ, bao vây
kinh tế, gây khó khăn cho cách mạng Việt Nam.
b) Thủ đoạn về kinh tế
CTTL của Mỹ phục vụ kinh tế, và kinh tế được sử dụng để phục vụ
CTTL. “Nếu lũng đoạn về kinh tế và văn hóa xã hội bản xứ càng có hiệu lực
bao nhiêu thì kết quả nơ dịch về chính trị xã hội đó càng lâu dài và sâu sắc
bấy nhiêu” [1, tr.291].
Năm 1960, John F. Kennedy đã nói: “Phải làm cho các nước nhận viện
trợ (đế quốc Mỹ) đồng thời với việc khâm phục sức mạnh của Mỹ, cịn ưa
thích văn minh Mỹ, lối sống Mỹ” [1, tr.293]. Mỹ đã áp dụng vào miền Nam
Việt Nam một loại hình kinh tế phi sản xuất, nặng về thương mại và dịch vụ,
lệ thuộc vào Mỹ mất cân đối, hướng mạnh về tiêu sài, tạo ra một thị trường
thịnh vượng giả tạo, con người bị cuốn vào sức hút của đồng đô-la:

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

17
Cơn lốc đơ-la xốy tít mù
Từ con đĩ lậu đến thầy tu

Từ anh trí thức, thằng lao động
Đều bị hôn mê, té ngã cù [56, tr.147].
Một nền kinh tế lệ thuộc đã đẩy xã hội miền Nam vào cuộc sống đua
chen, bóc lột, thất nghiệp, tệ nạn xã hội báo động. Riêng Sài Gịn có 2.500
“động” bán hút thuốc phiện ma túy với trên 10 vạn người nghiện, từ 1960 đến
1970 lượng tiêu thụ ma túy tăng lên từ 2 đến 4 lần.
Trong bản Phúc trình của linh mục Hồ Văn Vui, viết:
Cuối năm 1974, toàn miền Nam Việt Nam có 900.000 người thất
nghiệp, vùng thị trấn tỷ lệ thất nghiệp lên tới 30% dân số hoạt động.
Sài Gịn và Đà Nẵng tỷ lệ này có thể cao hơn. Đế quốc Mỹ đã sử dụng
đòn kinh tế để bắt nhân dân ta ghánh chịu món tiền khổng lồ hàng
năm “thuê người đánh lại bà con mình”, và tự mình cũng cầm súng
cho giặc, kéo dài chết chóc lầm than mà khơng hay biết [1, tr.294].
Mỹ cịn rêu rao “tư sản đại chúng”, “hữu sản hóa cơng nhân”. Riêng Sài
Gịn đã có 30 ngân hàng của người Việt Nam và người nước ngoài, tổ chức
thành “hiệp hội ngân hàng Việt Nam” để độc quyền về tiền tệ. Bọn đầu cơ tích
trữ và tham nhũng cỡ lớn mọc lên như nấm, nữa triệu lính Mỹ vung tiền ra sài
như nước... “Mỗi tháng lính Mỹ trên tồn miền Nam tiêu xài khoảng 30 triệu đôla” [1, tr.293], đã làm giá cả leo thang, ngày càng tác động tồi tệ đến đời sống
của người lao động và giới cơng chức nhỏ; tình trạng nhân dân lao động bị bần
cùng hóa phát triển khơng gì kềm chế được. Đánh giá chính sách kinh tế thực
dân mới của Mỹ ở miền Nam, Báo Chính Luận số ra ngày 30-1-1969 viết:
Là một nền kinh tế chiến tranh nhưng khơng có dấu hiệu chiến
tranh. Bên cạnh những cảnh đổ nát, ruộng hoang, người chết ở nông
thôn, thì đơ thị lại có bộ mặt thanh bình đầy những xa hoa quyến rũ
ăn chơi nhộn nhịp. Các người có thế lực đua nhau bốc hốt hàng

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


18
ngoại hóa tràn ngập với chính sách nhập cảng ồ ạt. Duy trì mãi tình
trạng này khơng khác gì chúng ta muốn tự sát. Một đặc tính khác
của nền kinh tế hiện nay là áp lực lạm phát triền miên... Mọi chỉ
tiêu đều trông vào viện trợ, mà viện trợ thì được sử dụng một cách
ngu xuẩn bừa bãi, vì vậy ngày càng bị ràng buộc vào viện trợ, rõ
ràng là một nền kinh tế đang sống bám lưng kẻ khác... [1, tr.340].
Trong xã hội ấy, mỗi người dân miền Nam trở thành nạn nhân của sự
hỗn loạn xã hội: nghèo đói, du đảng, cướp giật, đĩ điếm, nơ dịch.
c) Thủ đoạn về văn hóa
Mỹ nhồi nhét nhận thức, quan điểm độc hại, lề lối ăn chơi sa đọa lây lan
khắp miền Nam. “Đường lối hành động của đế quốc Mỹ là củng cố các hoạt
động tuyên truyền văn hóa liên hệ với vùng này (Đơng Dương) sao cho thích
hợp để ni dưỡng sự hợp tác chặt chẽ ngày càng gia tăng của dân chúng đối
với thế giới tự do” [63, tr.54].
Mỹ chủ trương không hạn chế việc phổ biến văn hóa cho dân bản xứ, nới
rộng các chế độ báo chí, xuất bản, khuyến khích nhập các loại văn hóa phẩm
gồm sách, phim ảnh, nhạc... của Mỹ và các nước tư bản khác. Tổ chức hệ thống
giáo dục hoàn chỉnh từ cấp tiểu học, trung học và gửi sinh viên ra nước ngoài,
chủ yếu là học ở Mỹ, nhằm tạo ra một lớp người trí thức đơng đảo để phục vụ
nhu cầu của các ngành chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao. Gắn chặt việc
phổ cập kiến thức văn hóa với nhồi nhét những tư tưởng triết lý phản động,
những quan điểm chính trị lạc hậu vào các tầng lớp nhân dân. Hàng ngày, hàng
giờ trên báo chí, đài phát thanh, vơ tuyến truyền hình, phim ảnh, chiếu bóng...
của chính quyền Sài Gịn ra sức truyền bá lối sống Mỹ kết hợp với chủ nghĩa
hiện sinh, khuyến khích con người theo lối sống thụ hưởng, xa hoa.
Mỹ dung túng việc lưu hành và phát triển các loại văn hóa phẩm đồi trụy
xuất bản trong nước hay nhập từ nước ngồi: các loại tiểu thuyết kích dâm,
loạn luân, các loại truyện võ hiệp, nhạc vàng, nhạc kích động, phòng trà, phim


@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

19
ảnh, xì ke ma túy lan tràn và phát triển không hạn chế. Căn cứ tài liệu của M &
CQSG để lại, Báo Sài Gịn giải phóng (27-10-1981), thống kê:
Trung bình hằng năm sách nước ngồi nhập vào miền Nam là 14
nghìn loại với số bản là 4 triệu 55 vạn bản. Mỗi năm trung bình Bộ
Thơng tin chính quyền Sài Gịn cấp giấy phép cho in tại miền Nam
3000 loại với số bản in là 5 triệu 55 vạn bản. Trong hơn 20 năm số
sách lưu hành tại miền Nam lên tới 34 vạn loại với số bản ước
chừng 200 triệu bản, trong đó ước tính ít nhất có 1/3 số loại và 1/2
số bản là sách kích dâm trụy lạc... [1, tr.343].
Tồn bộ lối sống tiêu dùng, đồi trụy, văn hóa và đời sống xã hội của
phần lớn người dân bị cột chặt vào viện trợ của Mỹ. Thủ đoạn này nhằm ngăn
chặn sự ảnh hưởng của cách mạng và làm cho người dân tự mình xa rời thậm
chí chống lại nhân dân và cách mạng để gắn bó với Mỹ.
d) Thủ đoạn cấu kết các các đảng phái, phần tử phản cách mạng
Mỹ mượn danh nghĩa mở rộng dân chủ, tạo điều hiện dễ dãi cho các
phe nhóm, những phần tử phản động ghép lại thành tổ chức hoạt động công
khai và hợp pháp, nuôi dưỡng và cho ra đời ở miền Nam Việt Nam vô số
những “Phong trào cách mạng quốc gia”, “Việt Nam quốc dân Đảng”, “Việt
Nam dân chủ xã hội Đảng”, “Đại Việt cách mạng Đảng”, “Việt Nam hưng
quốc Đảng”, “Dân xã Đảng”, “Liên minh dân tộc cách mạng xã hội” và “lực
lượng Đại đoàn kết...” [63, tr.49]. Các lực lượng này được ra sức lừa bịp quần
chúng, lũng đoạn tinh thần tư tưởng nhân dân, vơ hiệu hóa các hoạt động xây
dựng cơ sở cách mạng.

CTTL của M & CQSG chú ý nghiên cứu yếu tố xã hội, như các dân tộc
thiểu số và đặc tính của dân tộc để lợi dụng, tạo ra sự phân tán nhân tâm trong
nội bộ dân tộc, tiến tới sửa đổi tâm lý, khống chế, khuất phục toàn bộ dân tộc.
Một tài liệu CTTL tại nơng thơn của CTTL chính quyền Sài Gịn trong
mục “Vấn đề Thượng vận”, ghi:

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

20
Cán bộ chiến tranh tâm lý muốn thành công trong vấn đề Thượng vận,
trước khi thực hiện công tác của mình, cần phải nghiên cứu tỉ mỉ về
đời sống, tập tục, tín ngưỡng, và cả ngơn ngữ của đám quần chúng đối
tượng. Sau đó, tìm cách hịa mình vào đời sống thường ngày của họ,
tạm theo tập tục và tín ngưỡng của họ [63, tr.50].
M & CQSG dùng thần quyền và CTTL lơi cuốn giáo dân, kích động họ
nuôi hận thù với nhân dân và cách mạng là chiêu bài rất thâm độc của đế quốc
Mỹ; đề cao vai trị ảnh hưởng của tơn giáo, đặc biệt là cơng giáo, dựa vào đó để
chống phá cách mạng là phương hướng không thay đổi từ đầu đến cuối của M
& CQSG. Trong thành phố, đô thị lớn ở miền Nam, đặc biệt là Sài Gịn, các
nhà thờ hình thành một hệ thống pháo đài, các phường khóm cơng giáo được
coi là “cấm địa”, thậm chí là những cạm bẩy hoặc những “trận địa” phòng thủ
chống cách mạng. Những “đạo binh đức mẹ”, “hội con đức mẹ”, “hùng tâm
dũng khí”, “Liên đồn sĩ quan Cơng giáo khu thủ đơ Sài Gịn”,... thực chất là
những chân rết trá hình của các lực lượng dân vệ, phượng hồng, tình báo.
M & CQSG sử dụng tơn giáo làm cơ sở chính trị, cơ sở quần chúng cho
chủ nghĩa thực dân, sự gắn bó của lực lượng này trong vấn đề chống Cộng,
chống phá cách mạng là một thủ đoạn của CTTL trong toàn bộ chính sách

xâm lược của Mỹ trên phạm vi tồn miền Nam Việt Nam.
1.1.2.3. Hình thức, phương tiện “Chiến tranh tâm lý” của của Mỹ
Hệ thống CTTL của Mỹ được chia làm 3 phần: Chiến lược tâm lý,
chiến dịch thông tin, và chiến thuật tâm lý được vận dụng thông qua chính
quyền Sài Gịn với rất nhiều hình thức và phương tiện. Hình thức tiến hành về
cơ bản đó là tuyên truyền và phản tuyên truyền; trong đó, tuyên truyền là
phương thức chủ đạo. Để phù hợp với đối tượng tun truyền, có 3 loại hình
tun truyền mà Mỹ dùng để tạo nên các sản phẩm thông điệp, bao gồm tun
truyền “Trắng” là một hình thức tun truyền cơng khai, chính thống, chính
thức. Tuyên truyền “Xám” và tuyên truyền “Đen” là loại hình tuyên truyền

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

21
ngụy trang, che đậy, mờ ám, tiêu cực, khơng rõ ràng, khơng trực tiếp từ Mỹ;
có tác động tham gia của phía Mỹ nhưng khơng được tiết lộ.
Trước hay sau một đợt hoạt động quân sự ác liệt, thường mở những đợt
tiến cơng về chính trị và tâm lý. Các phương tiện tuyên truyền từng loan
truyền về những điều bịa đặt: “Ba Việt cộng bám một cộng đu đủ khơng gãy”,
“cộng sản có đi”, “Mỹ tốt, Mỹ là bạn của Việt Nam”, “miền Bắc xâm lược
miền Nam”, “ở miền Bắc, bố mẹ không được nuôi con, vợ chồng không được
ở gần với nhau...” [63, tr.43].
Khi xác định được biện pháp và hình thức, sẽ được sử dụng thơng
qua các phương tiện, như: Vô tuyến truyền thanh; Báo, tạp chí; Tình báo;
Chiêu hồi; Âm nhạc (ca kịch, cải lương, tuồng, chèo) và thơ; Tranh, ảnh,
bích chương, họp báo, đối thoại, khẩu hiệu; Phim; Sách; Truyền đơn;
Truyền khẩu; Thư; Quà; Rỉ tai; dùng loa gắn trên máy bay, trên xe, nơi

công cộng để tác động tinh thần; ngay cả lúc trận chiến đấu đang diễn ra,
bắt cóc người của phía cách mạng về mua chuộc, dụ dỗ rồi thả trở lại để
tun truyền chính sách “chiêu hồi”...
1.2. Q trình Đảng lãnh đạo chống “Chiến tranh tâm lý” của Mỹ
ở miền Nam Việt Nam (1965 - 1968)
1.2.1. Chủ trương của Đảng chống “Chiến tranh tâm lý” của Mỹ
1.2.1.1. Chủ trương của Đảng chống “Chiến tranh tâm lý” của Mỹ
trước năm 1965
Ngay từ đầu thập niên 1950, khi đế quốc Mỹ còn đứng sau và viện trợ
cho thực dân Pháp xâm lược Đơng Dương, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiên liệu,
đề phòng trước, và Người đã cẩn thận cảnh báo về các thủ đoạn và hình thức
tẩy não, nhồi sọ, tuyên truyền dối trá CTTL của đế quốc Mỹ và kêu gọi quân
dân Việt Nam phải đề cao cảnh giác trước CTTL của Mỹ.
Ngày 25 tháng 7 năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh với bút danh
“Đ.X” trong bài báo “Chiến tranh nhồi sọ” đăng trên Báo Cứu quốc, số
2128, Người viết:

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


×