Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ đảng lãnh đạo phong trào “ba đảm đang” của phụ nữ miền bắc từ năm 1965 đến năm 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (999.56 KB, 122 trang )

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

Ban Bí thư

BBT

Ban Chấp hành Trung ương

BCHTW

Ban Thường trực

BTT

Bộ Chính trị

BCT

Chủ nghĩa xã hội

CNXH

Liên hiệp Phụ nữ

LHPN

Xã hội chủ nghĩa


XHCN

1


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

3

Chương 1: ĐẢNG LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO “BA ĐẢM
ĐANG” CỦA PHỤ NỮ MIỀN BẮC (1965 - 1968)
1.1. Sự ra đời và chủ trương của Đảng đối với phong trào

11

“Ba đảm đang” (1965 - 1968)
1.2. Sự chỉ đạo của Đảng đối với phong trào “Ba đảm đang”

11

(1965 - 1968)
Chương 2: ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH PHONG TRÀO

24

“BA ĐẢM ĐANG” CỦA PHỤ NỮ MIỀN BẮC
(1969 - 1975)
2.1. Tình hình mới và chủ trương của Đảng đẩy mạnh phong


41

trào “Ba đảm đang” (1969 - 1975)
2.2. Đảng chỉ đạo đẩy mạnh phong trào “Ba đảm đang”

41

(1969 - 1975)
Chương 3: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
3.1. Nhận xét Đảng lãnh đạo phong trào “Ba đảm đang” của

49
61

phụ nữ miền Bắc (1965 - 1975)
3.2. Một số kinh nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo phong

61

trào “Ba đảm đang” của phụ nữ miền Bắc (1965 - 1975)

75
88
90
103

KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở Việt Nam, phụ nữ chiếm “phần nửa” dân số và phụ nữ trong độ tuổi
lao động chiếm gần 50% lực lượng lao động cả nước. Chính vì vậy, phụ nữ
Việt Nam có mặt ở hầu khắp các lĩnh vực và có vai trò quan trọng trên tất cả
các mặt của đời sống xã hội.
Trong quá trình dựng nước và giữ nước, phụ nữ Việt Nam đã có những
đóng góp quan trọng. Đánh giá về vai trò của phụ nữ, ngay từ năm 1930,
Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: “Lực lượng cách mạng của phụ nữ là một
cái lực lượng rất trọng yếu. Nếu quảng đại quần chúng phụ nữ không tham gia
vào những cuộc tranh đấu thì cách mạng không thắng lợi được” [41, tr.192].
Phụ nữ có vai trò quan trọng không thể thay thế được đối với gia đình
và trong các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc giành độc lập, tự do cho dân tộc.
Ngay từ những ngày đầu thành lập, Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh
rất quan tâm đến các tầng lớp phụ nữ và phong trào phụ nữ. Điều đó, thể hiện rõ
qua các quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đối
với phụ nữ.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) cùng với
các phong trào thi đua yêu nước sôi nổi như: “Ba nhất” trong Quân đội, “Gió
Đại phong” trong nông nghiệp, “Sóng Duyên Hải” trong công nghiệp, “Hai
tốt” trong giáo dục, “Ba sẵn sàng” và “Năm xung phong” trong thanh niên thì
phong trào “Ba đảm đang” của phụ nữ miền Bắc là một phong trào thi đua
yêu nước độc đáo, đánh dấu một mốc son trong lịch sử phụ nữ Việt Nam.
Với cuộc vận động “Ba đảm đang”, phụ nữ Việt Nam đã góp phần cống
hiến to lớn, rất đáng khâm phục và tự hào trong bối cảnh chung của chiến
tranh nhân dân ở miền Bắc Việt Nam. Phong trào “Ba đảm đang” đã tiếp nối

và phát huy truyền thống vẻ vang của Bà Trưng, Bà Triệu và nhiều thế hệ phụ
nữ Việt Nam. Đồng thời, chứng minh khả năng to lớn và sức mạnh vĩ đại của

3


phụ nữ Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, giỏi việc nước, đảm việc nhà, năng
động, sáng tạo trên mọi lĩnh vực của đời sống.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào “Ba đảm đang” đã được phát
triển sâu rộng ở tất cả các cấp hội cơ sở, từng bước có những tiến bộ vượt bậc,
phát huy được những truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, nêu cao chủ
nghĩa anh hùng cách mạng, huy động được lực lượng tiềm tàng, đóng góp
một phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ miền Bắc, cung cấp sức người, sức
của cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Ngày nay, phụ nữ Việt Nam vẫn tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp
của phong trào “Ba đảm đang”, phấn đấu góp phần cùng toàn dân thực hiện
thắng lợi những nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước trong giai đoạn mới.
Từ thực tế đó, việc nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng đối với phong
trào “Ba đảm đang” của phụ nữ miền Bắc từ năm 1965 đến năm 1975 là hết
sức cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. Qua nghiên cứu để
nhìn nhận một cách chính xác, đầy đủ hơn sự lãnh đạo của Đảng đối với
phong trào phụ nữ nói chung, phong trào “Ba đảm đang” nói riêng và đóng
góp to lớn của phong trào này trong cuộc kháng kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước. Đồng thời, góp phần làm rõ và tô đậm thêm truyền thống “Anh
hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã dành cho phụ nữ Việt Nam. Với ý nghĩa đó, tác giả lựa chọn đề tài:
“Đảng lãnh đạo phong trào “Ba đảm đang” của phụ nữ miền Bắc từ
năm 1965 đến năm 1975” làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Hậu phương miền Bắc nói chung, phong trào phụ nữ nói riêng, đặc biệt
là phong trào “Ba đảm đang” trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là chủ
đề thu hút và được sự quan tâm, chú ý của nhiều cơ quan Trung ương, địa
phương cũng như các nhà nghiên cứu. Nghiên cứu về phong trào “Ba đảm

4


đang” của phụ nữ miền Bắc (1965-1975) có thể chia thành các nhóm công
trình liên quan như sau:
* Nhóm công trình nghiên cứu chung về vai trò của hậu phương miền
Bắc và công tác phụ nữ có liên quan đến phong trào “Ba đảm đang”
Nguyễn Thị Thập (1960), Con đường giải phóng của phụ nữ Việt Nam,
Nxb Phụ nữ, Hà Nội [100]; Phụ nữ Việt Nam dũng cảm đảm đang chống Mỹ,
cứu nước, Thành Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội phát hành, 1971 [87]; Lê Thị
Nhâm Tuyết (1973), Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội [120]; Nguyễn Thị Thập (1980), Lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam,
tập 1, 2, Nxb Phụ nữ, Hà Nội [102]; Ngô Văn Hoán (1996), Đảng lãnh đạo
nhân dân miền Bắc Việt Nam chi viện cho miền Nam tiền tuyến lớn trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Luận văn thạc sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam [56]; Nguyễn Thị Ngọc Lâm (2001), Phụ nữ quân đội trong sự nghiệp
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Luận án tiến sĩ Lịch sử
[72]; Trương Mai Hương (2011), Thanh niên xung phong miền Bắc trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1965-1975, Luận án tiến
sĩ Lịch sử [68]; Hoàng Thị Ái Nhiên (2011), Phát huy vai trò lực lượng
cách mạng của phụ nữ - Nhân tố góp phần thực hiện chủ trương động viên
sức mạnh đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước [81]; Đặng Thị Thanh Trâm (2015), Đảng lãnh đạo xây dựng, phát
huy sức mạnh hậu phương miền Bắc (1965 - 1972), Luận án tiến sĩ Lịch sử
[108]; Lê Đức Hoàng (2015), Vai trò của các phong trào thi đua yêu nước

trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) [58]; Nguyễn Thị
Ánh Tuyết (2015), “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” truyền
thống của phụ nữ Việt Nam thời chống Mỹ, cứu nước [121].
Các công trình trên đã đưa ra những đánh giá khách quan để đề cao và
khẳng định vị trí, sức mạnh to lớn của phụ nữ Việt Namn trong suốt chiều dài lịch
sử của dân tộc; trình bày một cách có hệ thống những quan điểm, chủ trương,

5


chính sách của Đảng đối với hậu phương miền Bắc nói chung và phong trào phụ
nữ miền Bắc nói riêng trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Đặc biệt, các cuốn sách Lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam tập 1, 2 và
Con đường giải phóng của phụ nữ Việt Nam của tác giả Nguyễn Thị Thập; Phụ
nữ Việt Nam qua các thời đại của tác giả Lê Thị Nhâm Tuyết đã mô tả khá tỉ
mỉ, chi tiết về quá trình ra đời, hình thành và phát triển của phong trào phụ nữ
Việt Nam qua từng thời kỳ lịch sử; nêu bật những giá trị truyền thống tốt đẹp
của phụ nữ Việt Nam cùng vai trò của họ trong gia đình cũng như trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các công trình cũng cho thấy sự trưởng
thành của phụ nữ Việt Nam trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội… và khẳng định vị thế của họ trên các lĩnh vực đó. Đồng thời, diễn giải,
phân tích cho thấy sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng các chính sách xã
hội đối với công tác phụ nữ để tiến tới thực hiện quyền bình đẳng giới.
* Nhóm công trình nghiên cứu về phong trào “Ba đảm đang” ở các đơn
vị, vùng, miền, địa phương
Tỉnh Hội Phụ nữ Hà Tĩnh (1966), Đảm đang, tập 1, tập 2 [104]; Chi
Hội văn nghệ và Tỉnh Hội Phụ nữ Quảng Bình (1966), Gái Quảng Bình
[25]. Ty Văn hóa Hà Bắc (1967), Gái đảm quê ta [118]; Tỉnh Hội Phụ nữ
Ty Văn hóa Tuyên Quang (1970), Gái đảm Tuyên Quang, tập 1 [107];
Thành Hội Liên hiệp phụ nữ Hà Nội (1971), Ra sức giáo dục động viên các

tầng lớp phụ nữ đẩy mạnh phong trào “Ba đảm đang” chống Mỹ, cứu
nước và xây dựng thủ đô XHCN [97]; Ty Văn hóa Hội Phụ nữ tỉnh Thái
Bình (1973), Bài ca dũng cảm đảm đang [119]; Thành Hội Liên hiệp phụ
nữ Hải Phòng (1974), Trung dũng đảm đang [98]; Tỉnh Hội Phụ nữ Hải
Hưng (1974), Giỏi việc nước, đảm việc nhà [105]; Chu Văn Tấn (1974),
Công tác vận động phụ nữ các dân tộc miền núi, Nxb Việt Bắc [95]; Tỉnh
Hội Phụ nữ Hải Hưng (1975), Đảm đang phụ nữ Hải Hưng [106]; Trương
Mai Hương - Hoàng Thị Thảo (1999), Phong trào phụ nữ “Ba đảm đang”
với anh bộ đội cụ Hồ trong kháng chiến chống Mỹ [67].
6


Những công trình trên cung cấp những bức tranh với nhiều mảng màu về
phong trào “Ba đảm đang” của phụ nữ miền Bắc ở nhiều đơn vị, vùng, miền, địa
phương. Mỗi nơi, phong trào có đặc thù riêng, cách thức triển khai, hoạt động
khác nhau. Song, đều cho người đọc thấy ý chí tự lập, tự cường, tài đảm đang và
trí sáng tạo tuyệt vời của hàng chục triệu phụ nữ Việt Nam trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước. Đó là cơ sở để tác giả tham khảo trong luận văn.
* Nhóm công trình, bài viết nghiên cứu liên quan trực tiếp đến phong
trào “Ba đảm đang” của phụ nữ miền Bắc
Phong trào Ba đảm nhiệm trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước
(1965), Nxb Phụ nữ, Hà Nội [85]; Ba đảm đang (1966), tập 1, Nxb Phụ nữ,
Hà Nội [1]; Phạm Văn Đồng, Nguyễn Thị Thập (1966), Đẩy mạnh phong trào
phụ nữ “Ba đảm đang” [46]; Phong trào “Ba đảm đang” trong sự nghiệp
chống Mỹ, cứu nước (1966), Nxb Phụ nữ, Hà Nội [84]; Phụ nữ Việt Nam
dũng cảm đảm đang chống Mỹ, cứu nước (1966), Nxb Phụ nữ, Hà Nội [87];
Ba đảm đang (1967), tập 2, Nxb Phụ nữ, Hà Nội [2]; Đỗ Quảng, Nguyễn Trí
Tình (1967), Ba đảm đang, Nxb Phụ nữ, Hà Nội [91]; Dũng cảm đảm đang
(1969), tập 1, 2, Nxb Phụ nữ, Hà Nội [31]; Hoàng Thị Thảo (2001), “Phong
trào phụ nữ - Ba đảm đang”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 11 [99]; Lê Chân

Phương (2003), Phong trào phụ nữ “Ba đảm đang” trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội [89]; Phùng Thị Hoan
(2015), “Ba đảm đang” - Phong trào thi đua độc đáo của phụ nữ Việt Nam trong
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước [57]; Trần Thị Thu Hiền (2016), Nguyễn Thị
Thập với phong trào Ba đảm đang [49].
Các công trình trên đã cho thấy sự vùng lên mạnh mẽ của hàng triệu
phụ nữ Việt Nam. Với tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường vươn lên,
vừa giỏi việc nước, vừa đảm việc nhà... trong mọi hoàn cảnh, phụ nữ đều
đóng góp một phần quan trọng vào thắng lợi chung của đất nước.

7


Đặc biệt, cuốn sách Phong trào phụ nữ “Ba đảm đang” trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của tác giả Lê Chân Phương đã trình bày
một cách có hệ thống những nét cơ bản về phong trào “Ba đảm đang”, bước
đầu đưa ra những nhận xét khái quát về phong trào. Qua đó, nêu bật những
tấm gương hy sinh của hàng triệu phụ nữ Việt Nam đảm đang trong công tác
sản xuất, chiến đấu và phục vụ chiến đấu; sẵn sàng đặt nhiệm vụ cứu nước lên
trên hết, khẳng khái động viên chồng, con đi chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; ổn
định gia đình, giữ vững hậu phương lớn miền Bắc, ra sức chi viện cho tiền
tuyến miền Nam đánh thắng quân Mỹ xâm lược.
Đây là những công trình nghiên cứu phản ánh những vấn đề cụ thể,
trên nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau về vai trò và những đóng góp của
phong trào “Ba đảm đang” trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Ngoài ra, có một số bài viết về phong trào “Ba đảm đang” của các đồng
chí lãnh đạo, nguyên là lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam: Phạm Văn Đồng
(1965), Phong trào “Ba đảm nhiệm” là một bộ phận khăng khít của sự
nghiệp cách mạng [45]; Lê Quang Hòa (1965), Nhiệt liệt hoan nghênh phụ nữ
Việt Nam “Đảm việc nước, đảm việc nhà” [53]; Vũ Quang (1965), Thanh

niên “Ba sẵn sàng” nhiệt liệt hoan nghênh phong trào “Ba đảm nhiệm” [92].
Các bài viết của các đồng chí lãnh đạo, nguyên là lãnh đạo Hội LHPN
Việt Nam đề cập đến phong trào “Ba đảm đang”: Nguyễn Thị Thập (1965), Ý
nghĩa cách mạng của phong trào “Ba đảm đang” [101]; Hà Thị Khiết (2005),
Phong trào phụ nữ Ba đảm đang - Một mốc son trong lịch sử phụ nữ Việt
Nam [70]; Nguyễn Thị Thanh Hòa (2010), Phát biểu tại lễ kỷ niệm 1970 năm
khởi nghĩa Hai Bà Trưng, 100 năm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 và 45 năm kỷ
niệm phong trào “Ba đảm đang” [55]... cũng được tác giả tham khảo để tiến
hành thực hiện luận văn.
Những bài viết trên là nguồn tư liệu quý giá để tác giả tham khảo, kế
thừa và phát triển trong quá trình nghiên cứu luận văn.

8


Như vậy, thông qua khảo cứu các nhóm công trình trên cho thấy đã có
một số công trình nghiên cứu vấn đề Đảng lãnh đạo phong trào phụ nữ ở hậu
phương miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nói chung và phong
trào “Ba đảm đang” nói riêng. Song do tính chất và phạm vi nghiên cứu ở
những mức độ, khía cạnh khác nhau nên chưa có công trình chuyên khảo nào
đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống, đầy đủ, toàn diện về sự lãnh đạo của
Đảng đối với phong trào “Ba đảm đang” của phụ nữ miền Bắc từ năm 1965
đến năm 1975. Do vậy, đề tài được học viên lựa chọn để viết luận văn là độc
lập, không trùng lắp với các công trình đã công bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Làm rõ Đảng lãnh đạo phong trào “Ba đảm đang” của phụ nữ miền Bắc
từ năm 1965 đến năm 1975; đúc kết một số kinh nghiệm có giá trị tham khảo
để vận dụng vào hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu

Làm rõ sự ra đời phong trào “Ba đảm đang” của phụ nữ miền Bắc
(1965 - 1975).
Hệ thống hóa chủ trương và chỉ đạo của Đảng đối với phong trào “Ba
đảm đang” của phụ nữ miền Bắc (1965 - 1975).
Nhận xét và đúc kết những kinh nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo
phong trào “Ba đảm đang” của phụ nữ miền Bắc (1965 - 1975).
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào “Ba đảm đang”
của phụ nữ miền Bắc (1965 - 1975).
* Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Đề tài giới hạn nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm
1965 đến năm 1975 là thời kỳ phong trào ra đời và kết thúc cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước.

9


Về không gian: Miền Bắc Việt Nam.
Về nội dung: Nghiên cứu về chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng đối với
phong trào “Ba đảm đang” của phụ nữ miền Bắc.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh về lãnh đạo công tác phụ nữ.
* Cơ sở thực tiễn
Luận văn nghiên cứu quá trình lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam
và thực tiễn hoạt động của phong trào “Ba đảm đang” của phụ nữ miền Bắc từ
năm 1965 đến năm 1975.
* Phương pháp nghiên cứu

Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic.
Ngoài ra, còn sử dụng một số phương pháp như: phân tích, so sánh, đối chiếu,
thống kê nhằm làm rõ những vấn đề luận văn đặt ra.
6. Ý nghĩa của luận văn
Luận văn góp phần làm rõ hơn quá trình lãnh đạo của Đảng đối với
phong trào “Ba đảm đang” của phụ nữ miền Bắc (1965 - 1975); góp phần
phục dựng để lưu lại kho tàng lịch sử về công tác vận động phụ nữ nhằm
tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng đối với các thế hệ mai sau.
Luận văn cung cấp thêm những cơ sở khoa học cho việc tổng kết sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác phụ nữ nói chung và phong trào “Ba đảm
đang” của phụ nữ miền Bắc nói riêng từ năm 1965 đến năm 1975.
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp thêm tài liệu tham khảo trong nghiên
cứu, giảng dạy lịch sử Đảng ở các cơ sở giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm: Mở đầu, 3 chương (6 tiết), kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục.

10


Chương 1
ĐẢNG LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO “BA ĐẢM ĐANG”
CỦA PHỤ NỮ MIỀN BẮC (1965 - 1968)

1.1. Sự ra đời và chủ trương của Đảng đối với phong trào “Ba đảm
đang” (1965 - 1968)
1.1.1. Sự ra đời phong trào “Ba đảm đang” của phụ nữ miền Bắc
Phụ nữ Việt Nam vốn có truyền thống giỏi việc nước, đảm việc nhà,
dũng cảm, cần cù, nhân hậu, thủy chung, thông minh, sáng tạo… Lịch sử dân
tộc đã ghi nhận vai trò tích cực, khả năng và cống hiến to lớn của phụ nữ Việt

Nam trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước trên mọi lĩnh vực. Sau này, khi
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lực lượng và khả năng của phụ nữ đã được
động viên, bồi dưỡng và phát huy, trở thành một nguồn sức mạnh to lớn, một
bảo đảm vô cùng quan trọng để thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ cách mạng.
Ngay khi mới thành lập, Đảng đã đánh giá rất cao vai trò của lực lượng
phụ nữ trong cuộc cách mạng. Đồng thời, Đảng cũng quan tâm tới vấn đề
giải phóng phụ nữ và đặt vấn đề đó thành một bộ phận của công cuộc giải
phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. Năm 1930, Đảng lập ra Hội Phụ nữ
phản đế và các hình thức tổ chức để tập hợp lực lượng phụ nữ đấu tranh cho
thắng lợi của cách mạng. Từ đó, năng lực cách mạng của phụ nữ được phát
huy và phong trào đấu tranh của phụ nữ ngày càng phát triển rộng rãi. Với
đường lối đúng đắn: “Giải phóng phụ nữ gắn liền với giải phóng dân tộc và
giải phóng giai cấp”, Đảng đã phát huy mạnh mẽ lực lượng cách mạng nữ.
Phụ nữ Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đạt được nhiều thành tích,
làm nên nhiều thắng lợi trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến phụ nữ. Người đánh
giá cao vai trò của phụ nữ: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ
cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ” [51, tr.340]. “Xem
trong lịch sử cách mệnh chẳng có lần nào là không có đàn bà con gái tham

11


gia” [50, tr.313]. “An Nam cách mệnh cũng phải có nữ giới tham gia mới
thành công” [50, tr.315]. Tư tưởng nhất quán xuyên suốt cuộc đời hoạt động
của Người nhằm mục đích cao nhất là giải phóng con người, trong đó Người
đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp giải phóng phụ nữ và đấu tranh bảo vệ quyền
bình đẳng cho họ. Bởi theo Người, phụ nữ là lực lượng lao động rất quan
trọng, nếu phụ nữ chưa được giải phóng thì xã hội chưa được giải phóng, nếu

giải phóng phụ nữ là xây dựng CNXH được một nửa. Người phân tích có lý,
có tình rằng: Muốn xây dựng CNXH nhất định phải sản xuất thật nhiều.
Muốn sản xuất thật nhiều thì phải có nhiều sức lao động. Muốn nhiều sức lao
động thì phải giải phóng lao động của phụ nữ.
Người cũng biểu dương tinh thần chiến đấu, hi sinh của phụ nữ và căn
dặn toàn dân phải quan tâm, chăm sóc phụ nữ: “Trong sự nghiệp chống Mỹ,
cứu nước, phụ nữ đảm đang ta đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và trong
sản xuất. Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất
nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả
công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên. Đó là một cuộc
cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ” [50, tr.610].
Như vậy, cùng với những giá trị truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt
Nam, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn chăm lo, phát huy vai trò của
phụ nữ. Đó là những yếu tố khách quan tác động đến sự ra đời của phong trào
“Ba đảm đang” của phụ nữ miền Bắc. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự ra
đời của phong trào bắt nguồn từ tình thế cấp bách của cách mạng, yêu cầu chi
viện sức người, sức của cho miền Nam tăng nhanh khi năm 1965, đế quốc Mỹ
tiến thêm bước phiêu lưu mạo hiểm mới, tiến hành “Chiến tranh cục bộ”, mở
rộng chiến tranh ra toàn cõi Đông Dương. Mỹ liên tiếp đưa hàng vạn quân Mỹ
và quân Nam Triều Tiên cùng nhiều loại vũ khí đạn dược vào tham chiến trên
quy mô lớn ở miền Nam, đẩy mạnh chiến tranh phá hoại bằng không quân và
hải quân đối với miền Bắc, uy hiếp nghiêm trọng đến an ninh Tổ quốc và sự
nghiệp xây dựng CNXH ở miền Bắc.
12


Mục tiêu chủ yếu của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” là đánh bại cách
mạng miền Nam trong vòng 25 đến 30 tháng. Về lực lượng chiến tranh, quân
viễn chinh Mỹ tuy là con chủ bài, là nòng cốt, nhưng Quân đội Việt Nam cộng
hòa vẫn được sử dụng như một lực lượng chiến lược quan trọng. Biện pháp chủ

yếu mà Mỹ sử dụng là “tìm và diệt”, sau đó là “tìm diệt và bình định” được coi
là chiến lược hai gọng kìm; đồng thời dùng không quân và hải quân đánh phá
miền Bắc hòng ngăn cản sự chi viện từ Bắc vào Nam; cô lập và đè bẹp cách
mạng miền Nam, làm suy yếu căn cứ địa cách mạng của cả nước, hậu phương
lớn của cuộc kháng chiến. Đây là bước leo thang chiến tranh cao nhất của Mỹ ở
miền Nam và cũng là lần đầu Mỹ đưa nhiều quân đi xâm lược, kể từ sau Chiến
tranh thế giới lần thứ hai. Như vậy, Mỹ đã huy động lực lượng quân viễn chinh
trực tiếp tham gia vào cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam và đẩy cuộc kháng
chiến của nhân dân ta vào một tình thế hiểm nghèo. Điều đó, đòi hỏi Đảng phải
đề ra chủ trương thích hợp để ứng phó với tình hình mới.
Lúc này, hậu phương miền Bắc có vai trò đặc biệt quan trọng. Bởi hậu
phương là một trong những nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của
cuộc chiến tranh. Lênin và Xtalin đánh giá về vai trò của hậu phương như sau:
“Không có quân đội nào trên thế giới không có hậu phương mà lại chiến
thắng địch. Hậu phương có tầm quan trọng bậc nhất đối với tiền tuyến” [73,
tr.29]. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng chỉ rõ: Muốn khởi nghĩa phải có căn
cứ địa, muốn kháng chiến phải có hậu phương. Nhận thức rõ vai trò quan
trọng của hậu phương, trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
(1954 - 1975), Đảng Lao động Việt Nam đã lãnh đạo quân và dân miền Bắc
quán triệt ý thức xây dựng và củng cố hậu phương, kết hợp nhu cầu kinh tế
với nhu cầu quốc phòng, kết hợp nhu cầu thời bình với nhu cầu thời chiến, ra
sức đẩy mạnh lao động sản xuất, xây dựng miền Bắc thành hậu phương vững
mạnh cả về kinh tế, quốc phòng, đáp ứng nhu cầu chi viện ngày càng lớn về
sức người, sức của cho cuộc kháng chiến.
Ngày 25 - 3 - 1965, Hội nghị lần thứ 11 BCHTW Đảng (khóa III) họp
và đề ra nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam, trong đó nhấn mạnh:

13



Tiếp tục xây dựng miền Bắc, kết hợp chặt chẽ xây dựng kinh tế và tăng
cường quốc phòng, kiên quyết bảo vệ miền Bắc đánh thắng cuộc chiến
tranh phá hoại và phong tỏa bằng không quân và hải quân của địch,
chuẩn bị sẵn sàng để đánh bại địch trong trường hợp chúng đưa cuộc
chiến tranh phá hoại hiện nay đến một trình độ ác liệt gấp bội… ra sức
động viên lực lượng của miền Bắc chi viện cho miền Nam [35, tr.109].
Với khẩu hiệu: “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, “Tất cả vì
miền Nam ruột thịt”. Trên toàn miền Bắc dấy lên nhiều phong trào đóng góp
sức người, sức của chi viện miền Nam đánh Mỹ.
Trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh, toàn miền Bắc dấy lên một
phong trào tình nguyện vào miền Nam chống Mỹ. Đồng thời, miền Bắc cũng
chính là nơi vừa sản xuất, vừa chiến đấu chống không quân Mỹ bắn phá và tổ
chức phòng không, sơ tán nhân dân đô thị về nông thôn. Khắp nơi thanh niên
với khí thế “Ba sẵn sàng”, quân đội với khí thế “Ba quyết tâm” sôi nổi tòng
quân, xung phong đi chiến đấu…
Phụ nữ hăng hái làm đơn tình nguyện gửi Ủy Ban nhân dân, Hội LHPN
Việt Nam… xin được làm thêm những công việc của nam giới. Những người
mẹ, người vợ, người em vừa động viên con, chồng, anh trai tham gia bảo vệ
Tổ quốc, vừa tự động phối hợp với nhau tập làm những việc trước đây chồng,
con thường làm như: cày, bừa, sửa nhà, lợp nhà…
Tại Hội nghị mở rộng của BCH Hội LHPN tỉnh Hà Tây (3 - 1965), Hội
LHPN huyện Đan Phượng đã gửi thư lên BCH Đảng bộ thị xã Hà Đông hứa
sẽ quyết tâm vận động phụ nữ trong thực hiện tốt ba nhiệm vụ: 1 - Gánh vác
thêm phần việc của chồng, con, anh em và động viên chồng con, anh em lên
đường đi chiến đấu; 2 - Đảm nhiệm và hoàn thành mọi nhiệm vụ sản xuất,
công tác ở địa phương để nam giới an tâm ở lại chiến trường chiến đấu cho
đến ngày không còn một tên giặc; 3 - Sẵn sàng tham gia phục vụ chiến đấu và
chiến đấu ở địa phương khi cần thiết. Nhận được báo cáo, với cương vị là Chủ
tịch Hội LHPN Việt Nam, đồng chí Nguyễn Thị Thập đã họp bàn thống nhất
14



trong BTT đề ra chủ trương cử các đoàn đi công tác cơ sở, nắm bắt rõ thực tế,
tổng hợp tình hình để có những chỉ đạo chiến lược. Từ kết quả này, BCH Trung
ương Hội LHPN Việt Nam càng thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng, khả năng cách
mạng của phụ nữ miền Bắc để có những định hướng chỉ đạo sát hợp.
Trước nhiệm vụ cứu nước khẩn trương bảo vệ miền Bắc, ủng hộ chi
viện cho cách mạng miền Nam, thể theo nguyện vọng yêu nước thiết tha
của hàng triệu phụ nữ, BCH Trung ương Hội LHPN Việt Nam đề xuất với
Trung ương Đảng phát động trên toàn miền Bắc phong trào “Ba đảm
nhiệm”. Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã nhất trí cao với đề xuất này,
coi đó là sự chuyển hướng kịp thời khẩu hiệu vận động phụ nữ trước tình
thế cấp bách của đất nước.
Ngày 19 - 3 - 1965, Báo Nhân dân đưa tin trên trang nhất: Hôm qua,
BCH Trung ương Hội LHPN Việt Nam tuyên bố kêu gọi chị em hãy nhiệt liệt
hưởng ứng phong trào “Ba đảm nhiệm” với nội dung chính là: Đảm nhiệm
sản xuất thay thế nam giới đi chiến đấu; Đảm nhiệm gia đình, khuyến khích
chồng con yên tâm đi chiến đấu; Đảm nhiệm phục vụ chiến đấu và sẵn sàng
chiến đấu khi cần thiết. Ngay lập tức, phong trào đã nhận được sự hưởng ứng
nhiệt liệt của phụ nữ khắp các ngành, địa phương.
Lúc này đang có phong trào “năm tốt” vận động phụ nữ sản xuất,
công tác và tiết kiệm; hướng dẫn chị em tổ chức gia đình, nuôi dạy con cái
tốt... Phong trào này phù hợp với chức năng người mẹ, đáp ứng nhiệm vụ
bước đầu xây dựng CNXH ở miền Bắc. Nhưng nay đất nước lại có chiến
tranh, phụ nữ và nhân dân Việt Nam phải đối đầu với đế quốc Mỹ, kẻ thù
mạnh nhất thế giới. Đảng đã nêu quyết tâm cao nhất để đánh Mỹ. Do đó, “Ba
đảm nhiệm” đáp ứng hai nhiệm vụ cách mạng chống Mỹ, cứu nước và xây
dựng bảo vệ miền Bắc XHCN, phát huy cao độ tinh thần yêu nước của toàn
thể phụ nữ, khơi dậy mạnh mẽ ý chí tự cường của chị em vươn lên giỏi việc
nước, đảm việc nhà, thay thế nam giới đi chiến đấu. Qua đó nâng cao vị thế

người phụ nữ trong gia đình, ngoài xã hội, thực hiện nam nữ bình đẳng.
15


Ngày 22 tháng 3 năm 1965, Chỉ thị số 03 của BTT Trung ương Hội
LHPN Việt Nam Về mở cuộc vận động phong trào “Ba đảm nhiệm” trong
phụ nữ tăng cường đẩy mạnh sản xuất và sẵn sàng chiến đấu được ban hành.
Chỉ thị xác định nhiệm vụ cấp thiết của Hội lúc này là:
Giáo dục, động viên toàn thể phụ nữ nhận rõ tình hình nhiệm vụ mới,
thấy rõ trách nhiệm để có một sự chuyển biến mới về tư tưởng, tình cảm
cũng như trong hành động, phát huy truyền thống và lực lượng cách
mạng tiềm tàng của phong trào phụ nữ nước ta, trong đó quan trọng nhất
là chị em phụ nữ nông dân ra sức nỗ lực nâng cao sản xuất, tích cực
phục vụ chiến đấu và tham gia chiến đấu. Cụ thể là làm cho mỗi người
phụ nữ gánh vác thêm việc sản xuất, công tác cũng như việc gia đình để
thay thế thanh niên đi phục vụ chiến đấu hoặc sẵn sàng đi chiến đấu khi
Tổ quốc cần đến [6, tr.1].
Mục đích của phong trào là giáo dục, động viên phụ nữ nhận rõ tình
hình mới, trách nhiệm để có quyết tâm phấn đấu đẩy mạnh sản xuất, sẵn sàng
chiến đấu, chủ yếu trước mắt là nâng cao năng suất lao động và hiệu suất
công tác, qua đó tạo thêm điều kiện thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ.
Chỉ thị cũng phân tích nội dung cụ thể của phong trào:
Một là, đảm nhiệm sản xuất và công tác thay thế cho nam giới đi chiến đấu
- Gách vác thêm phần lao động của người đi chiến đấu hoặc người sẵn
sàng chiến đấu, cụ thể nâng cao ngày công lao động sản xuất và công tác, học
tập thêm những công việc chưa quen để khi cần có thể quán xuyến thay thế
chồng con.
- Ra sức học tập và thực hiện cải tiến kỹ thuật, cải tiến công cụ và thao
tác để nâng cao năng suất và hiệu suất công tác.
- Cố gắng học tập việc quản lý sản xuất, quản lý kinh tế, nâng cao trình

độ nghiệp vụ kỹ thuật để có thể thông thạo việc lãnh đạo nền sản xuất tập thể.
- Tích cực tham gia công tác của địa phương xây dựng chính quyền
bảo vệ xóm làng.

16


Hai là, đảm nhiệm gia đình khuyến khích chồng con yên tâm chiến đấu
- Khuyến khích chồng con kéo dài thời hạn tại ngũ hoặc tình nguyện
nhập ngũ sẵn sàng chiến đấu.
- Đảm bảo đời sống.
- Chăm sóc cha mẹ già yếu.
- Đảm bảo nuôi dạy con cái.
- Giúp đỡ những gia đình có chồng con đi phục vụ. Động viên tinh
thần chiến đấu của lực lượng vũ trang nhân dân.
Ba là, đảm nhiệm phục vụ chiến đấu
- Thường xuyên đề cao cảnh giác phòng gian bảo mật, tham gia bảo
vệ trị an.
- Tham gia dân quân tự vệ và luyện tập quân sự có giặc là phối hợp với
lực lượng vũ trang nhân dân chiến đấu.
- Khi có chiến đấu: tiếp tế, phục vụ bộ đội, công an, dân quân và
thương binh.
- Giúp đỡ nhân dân sơ tán, bảo vệ bà mẹ và trẻ em.
Đồng thời, Chỉ thị cũng đề ra kế hoạch triển khai cụ thể về công tác
tuyên truyền, tổ chức lễ phát động ở cơ sở, chỉ đạo để rút kinh nghiệm và
nhân rộng điển hình trong phong trào.
Từ định hướng chỉ đạo này, phong trào nhanh chóng được tất cả các
cấp Hội triển khai thực hiện với những hoạt động cụ thể và sự hưởng ứng
đồng lòng của hàng triệu hội viên, phụ nữ toàn miền Bắc. Trung ương Đảng
Lao động Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến phong trào. Sau

Chỉ thị 03 của BTT Trung ương Hội LHPN Việt Nam ra đời, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã chỉ thị cho Hội LHPN Việt Nam đổi tên phong trào “Ba đảm nhiệm”
thành phong trào “Ba đảm đang” cho phù hợp với đặc điểm, truyền thống của
phụ nữ việt Nam.

17


1.1.2. Chủ trương của Đảng đối với phong trào “Ba đảm đang”
(1965 - 1968)
Chủ trương của Đảng đối với phong trào “Ba đảm đang” từ năm 1965 đến
năm 1968 được thể hiện tập trung trong Chỉ thị 99 ngày 8 - 6 - 1965 của BBT
Trung ương Đảng Về phương hướng, nhiệm vụ của công tác vận động phụ nữ
trước tình hình mới; Nghị quyết số 152-NQ/TW ngày 10 - 1 - 1967 của BBT Về
một số vấn đề về tổ chức lãnh đạo công tác phụ vận; Nghị quyết 153 ngày 10 - 1 1967 của BBT Trung ương Về công tác cán bộ nữ. Bên cạnh đó, chủ trương của
Đảng đối với phong trào còn được thể hiện trong Nghị quyết số 31/CP ngày 8 - 3 1967 của Hội đồng Chính phủ Về tăng cường lực lượng lao động phụ nữ trong
các cơ quan, xí nghiệp nhà nước. Chủ trương đó gồm những nội dung cơ bản sau:
Về phương hướng, nhiệm vụ của của công tác vận động phụ nữ trong
giai đoạn cách mạng thời gian này, Đảng đề ra chủ trương phải: “Đẩy mạnh
sản xuất, bảo vệ sản xuất và phục vụ đời sống, phục vụ chiến đấu; nhiệm vụ
hàng đầu là đẩy mạnh sản xuất và bảo vệ sản xuất” [3, tr.1]. Các cấp ủy Đảng,
các Ban, Đảng đoàn phải nắm vững những vấn đề cơ bản của công tác vận động
phụ nữ, từ đó có trách nhiệm lãnh đạo thực hiện tốt phong trào “Ba đảm đang”
theo phương châm: “Vừa tích cực động viên mọi khả năng của phụ nữ, vừa quan
tâm bồi dưỡng và bảo vệ lao động phụ nữ nhằm phát huy mạnh mẽ, liên tục, lâu
dài khả năng phấn đấu cách mạng của phụ nữ” [3, tr.2]. Vấn đề cấp bách đặt ra
đó là phải: 1. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục đạo đức
người phụ nữ mới, động viên hơn nữa phụ nữ đẩy mạnh sản xuất, bảo vệ sản
xuất, phục vụ đời sống, phục vụ chiến đấu; 2. Quản lý, bồi dưỡng, phân bố, sử
dụng hợp lý lực lượng lao động nữ; 3. Tăng cường bảo vệ sức khỏe phụ nữ, trẻ

em; 4. Tăng cường bồi dưỡng cán bộ nữ về mọi mặt [36, tr. 12].
Đồng thời, Đảng cũng xác định nhiệm vụ cụ thể đối với phong trào
“Ba đảm đang”:

18


Một là, giáo dục, động viên các tầng lớp phụ nữ thực hiện tốt nhiệm vụ
và các chính sách sản xuất, phục vụ đời sống, phục vụ chiến đấu và chiến đấu
chống Mỹ, cứu nước. Phát huy và cổ vũ phong trào “Ba đảm đang” của phụ
nữ miền Bắc thi đua với phụ nữ miền Nam thành phong trào sâu rộng và vững
chắc. Giáo dục ý thức nam nữ bình đẳng, giải phóng phụ nữ, và hướng dẫn
phụ nữ phấn đấu để thực hiện nam nữ bình đẳng [36, tr.15].
Hai là, “Cần có kế hoạch để lãnh đạo toàn đảng bộ và các ngành tổng
kết kinh nghiệm công tác phụ vận, tiếp tục thi hành tốt Chỉ thị 99 - CT/TW,
nghị quyết về công tác cán bộ nữ và nghị quyết về một số vấn đề tổ chức lãnh
đạo công tác phụ vận, cần có biện pháp cụ thể để lãnh đạo tốt hơn nữa phong
trào “Ba đảm đang” [36, tr.20].
Ba là, về công tác cán bộ nữ: cần phát triển các trường lớp “Ba đảm
đang” ở khắp các xã, xí nghiệp, công trường, lâm trường. Ở các cơ quan, bệnh
viện, trường học cần nghiên cứu để tăng cường hình thức bồi dưỡng, đào tạo
nữ cán bộ, công nhân, nhân viên bằng cách tổ chức các lớp ngắn ngày, học tại
chức... Từ trong phong trào quần chúng, trong công tác thực tế, cần kịp thời lựa
chọn những chị em là nữ thanh niên xuất sắc, có thành tích, là anh hùng, chiến sĩ
thi đua, lao động tiên tiến, những chị em ưu tú trong phong trào “Ba đảm đang”
và “Ba sẵn sàng” (chú trọng thích đáng những chị em có triển vọng, là vợ con
liệt sĩ, hoặc bản thân các gia đình dưới chế độ cũ còn nghèo khổ...) để bồi dưỡng,
đào tạo thành cán bộ hoặc giao cho chị em những nhiệm vụ nặng hơn. Phải
mạnh dạn cân nhắc các chị em đó vào các cương vị công tác, coi đó cũng là một
yêu cầu quan trọng để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ” [36, tr.41, 42].

Đảng cũng quy định trách nhiệm các cấp ủy, các ngành và cơ quan nhà
nước phải quán triệt quan điểm vận động phụ nữ và thể hiện đường lối, chủ
trương, phương châm công tác vận động phụ nữ của Đảng và nhà nước trong
công tác của ngành mình. Còn việc vận dụng cụ thể vào từng ngành nói chung
là do các ngành chịu trách nhiệm. Trong đó, quy định đối với vấn đề có liên

19


quan đến phụ nữ nông dân... Ban Nông nghiệp Trung ương, Đảng đoàn các
Bộ Lao động, Nông nghiệp và Ban Phụ vận Trung ương cùng chịu trách
nhiệm đề xuất và nghiên cứu. Riêng về vấn đề nhà trẻ, lớp mẫu giáo, Ban Phụ
vận Trung ương cần chủ động nghiên cứu, phối hợp với Bộ Giáo dục và Ban
Nông nghiệp Trung ương; Đảng đoàn Tổng công đoàn chịu trách nhiệm chính
đối với nữ công nhân viên chức, tổ chức, giáo dục động viên nữ công nhân
viên chức và trực tiếp chỉ đạo phong trào “Ba đảm đang” trong nữ công nhân
viên chức [36, tr.17].
Cho đến năm 1967, Cuộc vận động “Ba đảm đang” đã có tác dụng to
lớn trong việc động viên các tầng lớp phụ nữ đẩy mạnh sản xuất, phục vụ đời
sống, phục vụ chiến đấu và chiến đấu chống Mỹ, cứu nước. Tuy nhiên, so với
yêu cầu cách mạng trong tình hình mới và yêu cầu của sự nghiệp giải phóng
phụ nữ, việc tổ chức và lãnh đạo của Đảng đối với công tác phụ nữ còn một
số hạn chế. Vì vậy, Đảng đề ra các vấn đề cấp bách cần giải quyết đó là phải
“động viên hơn nữa phụ nữ đẩy mạnh sản xuất, bảo vệ sản xuất, phục vụ đời
sống, phục vụ chiến đấu... Quản lý, bồi dưỡng, phân bố, sử dụng hợp lý lực
lượng lao động nữ... Tăng cường bồi dưỡng cán bộ nữ về mọi mặt. Đề bạt, sử
dụng cán bộ nữ với tỉ lệ thích đáng trong các cấp, các ngành” [36, tr.12].
Đảng tiếp tục chỉ đạo Hội LHPN phải có nhiệm vụ: Giáo dục, động viên
các tầng lớp phụ nữ thực hiện tốt nhiệm vụ và các chính sách sản xuất, phục vụ
đời sống, phục vụ chiến đấu và chiến đấu chống Mỹ, cứu nước. Phát huy và

cổ vũ phong trào “Ba đảm đang” của phụ nữ miền Bắc thi đua với phụ nữ
miền Nam thành phong trào sâu rộng và vững chắc... Đối với nhiệm vụ huy
động phụ nữ tham gia sản xuất nông nghiệp, Hội LHPN có trách nhiệm giáo
dục cho phụ nữ quán triệt phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch sản xuất và ý
nghĩa của các chỉ tiêu chính về sản xuất, động viên phụ nữ quyết tâm thực
hiện các chỉ tiêu, các biện pháp kỹ thuật để bảo đảm hoàn thành kế hoạch nhà
nước. Các cấp Hội phát hiện và đề xuất những yêu cầu với cấp uỷ và các cơ
quan Nhà nước có trách nhiệm để tạo điều kiện cho phụ nữ sản xuất tốt như:

20


hướng dẫn kỹ thuật, giải quyết công điểm hợp lý, giải quyết khó khăn về gia
đình, con cái, bảo hộ lao động... [36, tr.15-16]. Việc trực tiếp chỉ đạo và quản
lý sản xuất, hướng dẫn kỹ thuật là trách nhiệm của các ngành, các cơ quan
phụ trách sản xuất, kỹ thuật.
Chủ trương chung của Đảng đối với công tác phụ nữ thời kỳ này là Hội
LHPN Việt Nam phải phối hợp với các cấp, các ngành làm tốt công tác phúc
lợi đối với phụ nữ và trẻ em. Hướng dẫn chị em tổ chức tốt đời sống thích hợp
với thời chiến và bảo vệ sức khỏe, giải quyết khó khăn cho phụ nữ [36, tr.15].
Phải chú trọng tổ chức tốt đời sống cho phụ nữ, trẻ em, nhất là những địa
phương phải chiến đấu căng thẳng. Coi trọng việc tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu
giáo, chăm sóc và dạy dỗ con em liệt sĩ, trẻ em mồ côi vì tai nạn chiến tranh
[36, tr.21].
Đối với cán bộ nữ: “cần tránh bố trí ở các công tác phải lưu động quá
nhiều, phải lao động quá sức hoặc những công tác phải tiếp xúc với chất độc
có ảnh hưởng đến sinh lý và sức khỏe của phụ nữ. Trong những lúc hành
kinh, thai nghén phải phân công hợp lý và có chế độ tạo điều kiện cho chị em
đảm bảo sức khỏe” [36, tr.34]. Đồng thời, Đảng chỉ đạo phải đánh giá đúng
đắn cán bộ nữ, kiên quyết và mạnh bạo sử dụng, đề bạt cán bộ nữ, kiên trì đấu

tranh chống tư tưởng phong kiến hẹp hòi trong việc đề bạt, sử dụng cán bộ
nữ; Ra sức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ, kịp thời đáp ứng yêu cầu về mở
rộng và nâng cao đội ngũ cán bộ [36, tr.34].
Để đẩy mạnh sản xuất, bảo vệ sản xuất, bảo đảm đời sống thì công tác
đào tạo, bồi dưỡng lực lượng nữ là rất quan trọng. Phụ nữ không những làm
tốt những việc đã làm, mà còn phải làm thêm những việc mới đảm bảo cả
phần lao động để thay thế chồng, con và anh em nam giới đi chiến đấu, cho
nên vấn đề đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng hợp lý sức lao động phụ nữ trong
thời điểm này là một vấn đề rất lớn, rất cấp bách. Nhận thức rõ điều đó, Đảng
chỉ đạo: Cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao nhanh chóng trình
độ kỹ thuật, nghiệp vụ, văn hoá cho phụ nữ trên cơ sở đó, mạnh dạn sử dụng

21


lao động phụ nữ một cách hợp lý nhất. Cần nghiên cứu kịp thời và có kế
hoạch đưa thêm nhiều phụ nữ thay thế nam giới với một tỷ lệ thích đáng vào
các cương vị chủ chốt trong các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, các cửa
hàng thương nghiệp và các đơn vị hành chính sự nghiệp… thích hợp với sức
khoẻ và khả năng của phụ nữ như y tế, giáo dục, thống kê, kế toán, kỹ thuật…
Cần chú trọng lực lượng nữ thanh niên, có tư tưởng tiến bộ, có thành tích xuất
sắc trong sản xuất, công tác phục vụ chiến đấu và chiến đấu để kết nạp họ vào
Đoàn thanh niên lao động, vào Đảng và đào tạo thành những cốt cán lãnh đạo,
tăng thêm thành phần cán bộ phụ nữ trong các cấp của Đảng và Nhà nước
được đông đảo vững mạnh thêm [3, tr.2].
Qua đó đặt ra yêu cầu phải sử dụng hợp lý mọi khả năng lao động của
các tầng lớp phụ nữ trên mặt trận sản xuất, trước hết là việc sử dụng lao động
của phụ nữ vào sản xuất nông nghiệp và các ngành nghề thích hợp với khả
năng và sức khoẻ của phụ nữ như: công nghiệp nhẹ, thủ công nghiệp, y tế,
giáo dục, thương nghiệp…, đồng thời nâng cao nhanh chóng trình độ quản lý

sản xuất, quản lý kỹ thuật của phụ nữ... Động viên tinh thần cách mạng triệt
để của các tầng lớp phụ nữ trong việc chấp hành các chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là việc chấp hành chính sách làm nghĩa vụ
bán lương thực và nông sản cho Nhà nước, chính sách tiết kiệm; chính sách
quản lý thị trường [3, tr.1].
Phương hướng, nhiệm vụ mà Đảng đề ra cho phong trào “Ba đảm
đang” rất cụ thể, thiết thực thể hiện trên ba lĩnh vực: sản xuất, gia đình và
trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu. Tuy nhiên, trước mắt Đảng tập trung
chỉ đạo phong trào đẩy mạnh nhiệm vụ sản xuất. Đối với từng nhiệm vụ,
Đảng đều đưa ra những chủ trương sát hợp và đề xuất sự vào cuộc, tham
mưu của các Ban, Ngành để lãnh đạo thực hiện tốt phong trào “Ba đảm
đang” nhằm nhân rộng, đưa phong trào phát triển rộng khắp. Đảng cũng đã
chú trọng chỉ đạo Hội LHPN Việt Nam phối hợp với các ngành có biện

22


pháp cụ thể để bồi dưỡng cán bộ nữ và sử dụng hợp lý lực lượng lao động
nữ trong phong trào “Ba đảm đang”.
Vấn đề tăng cường lực lượng lao động phụ nữ trong các cơ quan, xí
nghiệp nhà nước cũng được Đảng hết sức quan tâm, do đó Đảng cũng xác
định việc tăng cường lực lượng lao động nữ phải đi đôi với đào tạo, bồi
dưỡng về văn hóa, kỹ thuật, nghiệp vụ và năng lực quản lý, giúp chị em phát
triển được tài năng, hoàn thiện tốt nhiệm vụ sản xuất và công tác. Sử dụng sức
lao động nữ phải đi đôi với việc bồi dưỡng và bảo vệ sức khỏe, giải quyết tốt
sự nghiệp phúc lợi xã hội, tăng cường trang bị kỹ thuật, cải tiến công cụ và
điều kiện lao động, thuận lợi cho nữ công nhân viên chức làm việc với hiệu
suất cao, có điều kiện tiến bộ và đủ sức khỏe lâu dài...
Về đối tượng tuyển sinh vào các trường, lớp đào tạo, bổ túc, Đảng chủ
trương phải chú ý lựa chọn “những nữ thanh niên có thành tích là anh hùng,

chiến sĩ thi đua, lao động tiên tiến, những chị em ưu tú trong phong trào “Ba
đảm đang”, “Ba sẵn sàng” và chú ý thích đáng những chị em tốt thuộc gia đình
liệt sĩ...”. Cần phát triển các trường lớp “Ba đảm đang” ở các xí nghiệp, công
trường, lâm trường để thu hút những chị em có trình độ văn hóa cấp I tiếp tục
nâng cao trình độ văn hóa...
Như vậy, từ khi phong trào “Ba đảm đang” ra đời, Đảng đặc biệt quan
tâm đến phong trào, Đảng đã liên tiếp ra Chỉ thị, Nghị quyết rất cơ bản, toàn
diện để phát triển phong trào sâu rộng vào các cấp Hội phụ nữ. Đảng thường
xuyên chỉ đạo Hội LHPN Việt Nam động viên, phát huy và cổ vũ phong trào.
Trong phong trào “Ba đảm đang” các vấn đề về: cán bộ nữ, lực lượng lao
động nữ, lao động sản xuất, chiến đấu và chăm lo cho gia đình được Đảng đặc
biệt quan tâm. Thấm nhuần nghị quyết của Đảng, các cấp ủy rất chú trọng
lãnh đạo thực hiện tốt phong trào. Hội LHPN, các cán bộ chuyên trách đã đề
cao tinh thần trách nhiệm, phấn khởi tin tưởng ra sức thực hiện phương hướng
nhiệm vụ công tác của phong trào “Ba đảm đang”.

23


1.2. Sự chỉ đạo của Đảng đối với phong trào “Ba đảm
đang” (1965 - 1968)
1.2.1. Chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng đối với phụ nữ
trong phong trào “Ba đảm đang”
Công tác tuyên truyền, giáo dục là bộ phận cấu thành đặc biệt trong
toàn bộ hoạt động của Đảng, nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước tới quần chúng nhân dân, nhằm tạo nên sự thống nhất trong Đảng và sự
đồng thuận trong xã hội để thực hiện thắng lợi mục tiêu của Đảng đã đề ra.
Tiến hành công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng đối với phụ nữ
trong phong trào “Ba đảm đang” giai đoạn này, Đảng chỉ đạo phải:

Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng và chính trị cho các tầng lớp
phụ nữ, xây dựng cho phụ nữ tự cường, tự lập, tự tin vào khả năng cách
mạng và trí sáng tạo của mình, phát huy được truyền thống của dân tộc,
của phụ nữ Việt Nam, nâng cao ý chí phấn đấu vươn lên nắm vững kỹ
thuật, nghiệp vụ trên các mặt sản xuất, quản lý sản xuất và công tác.
Cần đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu tư tưởng của từng loại đối tượng phụ
nữ để cải tiến công tác giáo dục, tuyên truyền cho được sinh động,
thích hợp và có tác dụng cổ vũ mạnh mẽ tinh thần phấn đấu cách mạng
của các tầng lớp phụ nữ [3, tr.2].
Thực hiện chỉ đạo đó, BTT Trung ương Hội LHPN Việt Nam cũng đề
ra kế hoạch triển khai cụ thể đối với công tác tuyên truyền giáo dục và phát
động tư tưởng quần chúng. Theo đó phải: Tổ chức việc học tập đến tận cơ sở
hội viên Chỉ thị và bài nói chuyện của Trung ương Hội về Cuộc vận động “Ba
đảm đang” kết hợp với kể tội đế quốc Mỹ, có liên hệ truyền thống anh dũng
của địa phương nhằm phát động tư tưởng, gây căm thù sâu sắc đế quốc Mỹ,
nhận rõ tình hình nhiệm vụ để nâng cao lòng yêu nước của chị em phụ nữ. Đi

24


đôi với phổ biến quyển “Tiếng nói trong lửa đạn” và những thành tích gần đây
của chị em phụ nữ Quảng Bình, Vĩnh Linh [12, tr.3].
Công tác tư tưởng được coi trọng trước hết làm cho mọi người nhận rõ
tình hình có tình thế chiến tranh để tập trung lòng căm thù vào đế quốc Mỹ.
Trên cơ sở đó, mỗi chị em cần đi sâu tìm hiểu về ý nghĩa, mục đích, nội dung
của “Ba đảm đang”, thấy rõ trách nhiệm của mình trong tình hình mới, nâng
cao ý chí phấn đấu cách mạng, khắc phục tư tưởng tự ti, rụt rè, ỷ lại hoặc hiện
tượng chủ quan, giao động, hoang mang để tự cường vươn lên, dám nghĩ,
dám làm. Đồng thời giúp chị em ra sức cố gắng đi sâu học tập, trau dồi trình
độ văn hóa, kỹ thuật và nghiệp vụ để thực hiện tốt “Ba đảm đang”.

Công tác tuyên truyền nhằm làm cho các cấp Hội thông suốt tư tưởng
và nhận thức về việc kết hợp nội dung “năm tốt” trong phong trào “Ba đảm
đang” để hướng dẫn cho phụ nữ thực hiện “năm tốt” kết hợp với “Ba đảm
đang” trong bình bầu thi đua. Không thực hiện “năm tốt” một cách đơn thuần,
tĩnh... mà phải nâng nội dung phấn đấu “năm tốt” phù hợp với thực tiễn của
tình hình nhiệm vụ.
Đặc biệt, chú trọng tuyên truyền học tập trong quần chúng phụ nữ về
những điển hình tốt: những bà mẹ, người vợ dũng cảm “Ba đảm đang”,
khuyến khích chồng con chiến đấu, những chị em do thực hiện “Ba đảm
đang” đã nâng cao năng suất, nâng cao ngày công... Trong tuyên truyền cần
giải thích rõ vì sao đề ra “Ba đảm đang”, ý nghĩa và những nội dung cụ thể
trong từng vấn đề đảm đang.
Mục đích cụ thể của công tác tuyên truyền là làm cho chị em nhận rõ
tình hình mới, nâng cao lòng yêu nước với tinh thần “nhận rõ thắng lợi, nâng
cao căm thù địch, mài sắc tinh thần cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu và phục vụ
chiến đấu”. Trên cơ sở đó làm cho quần chúng nhận thấy rõ trách nhiệm của
mình, đẩy mạnh mọi mặt sản xuất và công tác với một khí thế cách mạng mới,
đồng thời thiết thực góp phần xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân, sẵn

25


×