Seminar Kỹ Năng Giao Tiếp
Nhóm 3 – Lớp TR14.01
Chñ ®Ò thuyÕt tr×nh:
Kü n¨ng
nãi
PhÇn 1
Nãi lµ g×?
Nói là diễn tình ý của mình bằng những tiếng từ miệng
ra, là vạch trần mưu định và tình ý của người khác
Nói là khai ra sự thật………
Nói là dạy bảo…
Nói là đoán quẻ
Nói là phát âm
Nói là bàn tính
Nói là ra giá…là mặc cả
Nói là cãi cọ …….
Nói là mắng nhiếc…….
Gom gọn lại, thì nói là cái cách dùng những lời như
những phương tiện để diễn tình và ý của mình, trong
cuộc sống. Nó là đầu mối sự giao tiếp giữa người nọ với
người kia. Nó còn là dấu hiệu của sự sống nữa như hơi
thở vậy.
Vậy rằng là nói, xưng là nói, thưa là nói,trình là
nói, bẩm là nói, báo là nói,thưa thốt, truyền phán, chỉ
dậy,bảo ban, thú nhận, ra miệng cũng là nói, và tâu
nộp, mách lẻo, tố giác, tán tỉnh, đấu hót, ba hoa
chích chòe,…cũng là nói nữa. Nghĩa là cuộc sống xã
hội càng phức tạp, sự giao tiếp càng cần tinh tế để nhận
xét tình ý của người và biểu lộ tình ý của mình, thì
những cách để diễn tình ý ấy cũng lại càng nhiều.
PhÇn 2:
nãi nh
thÕ Nµo?
Phát âm
Phát âm không chuẩn sẽ gây khó khăn
cho người nghe trong việc hiểu ý nghĩa
của lời nói, thậm chí là hiểu sai hoặc
không hiểu được, đặc biệt là trong trường
hợp người nói và người nghe tiếp xúc với
nhau lần đầu
Nói ngọng
Nói lắp
Nói lắp hay cà lăm là một chứng tật về
khả năng nói khá phổ thông. Người mắc
tật này mặc dù biết rõ mình muốn nói câu
gì nhưng khi phát âm thường phải lặp lại
các âm nhiều lần hay kéo dài một âm lâu
trước khi phát ra tiếng kế tiếp. Hiện tượng
nói lắp thường hay gặp phải đối với
những người nói nhanh hay bị vấp và có
thể sửa được khi còn nhỏ.
Giọng nói
Giọng nói thường phản ảnh một cách chân thật
cảm xúc, tình cảm của người nói, cho nên nó có
sức truyền cảm to lớn. có người có giọng nói
nhẹ nhàng, ấp áp, làm người nghe cảm thấy
thoải mái, dễ chịu. Có người có giọng nói rõ
ràng, dứt khoát, làm người nghe cảm thấy uy
lực của họ, mỗi lời nói của họ như là một mệnh
lệnh cần phải tuân thủ. Lại có người có giọng nói
the thé, chua chát, gây cảm xúc tiêu cực ở
người nghe
Tốc độ nói
Trong khi nói, tốc độ, nhịp độ nói, cách nhấn
giọng cũng có ý nghĩa quan trọng. Nên nói
nhanh hay chậm còn tùy vào tình huống cụ thể.
Tuy nhiên, nói nhanh quá sẽ làm người nghe
khó theo dõi, còn nói chậm quá thì làm người
nghe buồn chán. Cũng cần phải chú ý đến nhịp
độ nói, nên nói lúc trầm, lúc bổng có điểm nhấn
thì mới hấp dẫn người nghe. Một bài nói được
chuẩn bị công phu, có nội dung phong phú,
nhưng được trình bày bởi một giọng nói đều
đều, chậm rãi thì cũng không thể hấp dẫn, lôi
cuốn người nghe, chẳng khác nào một bức
tranh mà khi xem, người xem khong có điểm để
dừng mắt.
Giọng điệu của bạn cần rõ, chậm, đủ
nghe, tránh nói lắp bắp và lòng vòng một
vấn đề. Nét mặt tươi vui, đừng quên
những nụ cười sẽ là vũ khí giúp bạn tự tin
hơn và lấy thiện cảm với người nghe.
Những câu nói dí dỏm, thông minh có liên
quan đến nội dung thuyết trình rất sẽ cần
thiết
Những sai lầm trong giao tiếp
10 điều sai lầm trong giao tiếp dưới đây
đều là những điều chúng ta dễ phạm
phải, nếu bạn cho rằng đó là những
khuyết điểm nhỏ, thì lầm to. Đôi khi chỉ
vì vài khuyết điểm nhỏ nhoi đó, lại gây
hậu quả khôn lường, ngăn cản bước
đường công danh của bạn .
1- Không chú ý ngữ điệu khi nói, hoặc nói bằng ngữ
điệu buồn tẻ hay ngược lại
2- Khi cần im lặng lại nói năng liên thiên
3- Cắt ngang lời nói người khác
4- Lạm dụng đại từ nhân xưng
5- Đề nghị vấn đề một cách ngạo mạn, gây cho
người khác ấn tượng rằng chỉ có mình la quan trọng
nhất
6- Trong câu chuyện lồng vào một số chuyện
liên quan mật thiết với mình, song lại dễ làm
cho người khác không thích
7- Khách không mời mà đến
8- Tự đề cao mình
9- Chế nhạo lối ăn mặc quy phạm trong xã
hội
10- Gọi điện thoại không đúng lúc
PhÇn 3
phong
c¸ch nãi
Lối nói thẳng
Lối nói thẳng (hay còn gọi là lối nói cơ giới) là nói thẳng,
viết thẳng ra ý nghĩ của mình, cái mình muốn, mình cần,
cái mình biết, không quanh co, vòng vèo, không ẩn ý
Nói thẳng có ưu điểm là tiết kiệm được thời gian, đối
tượng nhanh chóng hiểu được ý của chúng ta, tức là
đảm bảo tính chính xác của thông tin. Tuy nhiên, trong
nhiều tình huống, nói thẳng thiếu tế nhị và làm đối tượng
khó chịu, khó chập nhận thông tin mà chúng ta đưa ra,
nhất là khi thông tin đó là điểu không được mong đợi.
Lối nói thẳng thường được dùng trong giao tiếp giữa
những người thân trong gia đình, bạn bè thân mật, trong
tình huống cần sự rõ ràng hoặc thể hiện sự kiên quyết,
còn trong giao tiếp chính thức, trong các mối quan hệ xã
giao thông thường người ta sử dụng lối nói lịch sự và lỗi
nói ẩn ý