Tải bản đầy đủ (.pdf) (201 trang)

Quản lý báo chí điện tử ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 201 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUN TRUYỀN

DỖN THỊ THUẬN

QUẢN LÝ BÁO CHÍ ĐIỆN TỬ Ở NƢỚC TA
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Ngành

: Báo chí học

Mã số

: 60 32 01 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. Vũ Văn Hà
2. PGS.TS. Nguyễn Thị Trường Giang

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự


hướng dẫn khoa học của PGS,TS Vũ Văn Hà; PGS,TS Nguyễn Thị Trường
Giang. Các số liệu thống kê, kết quả nghiên cứu, phát hiện mới của luận án là
trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu
khoa học nào trước đây. Luận án có sử dụng, phát triển, kế thừa một số tư
liệu, số liệu, kết quả nghiên cứa từ các sách, giáo trình, tài liệu…liên quan
đến nội dung đề tài.
Tác giả luận án

Doãn Thị Thuận


DANH MỤC VIẾT TẮT
BCĐT

Báo chí điện tử

Bộ TT&TT

Bộ Thơng tin và Truyền thơng

FPT

Tập đồn FPT

MXH

Mạng xã hội

NXB


Nhà xuất bản

PGS,TS

Phó giáo sư, tiến sĩ

PNG

Cơng ty cổ phần PNG

QLBC

Quản lý báo chí

QLBCĐT

Quản lý báo chí điện tử

QLNN

Quản lý Nhà nước

QPPL

Quy phạm pháp luật

Sở TT&TT

Sở Thông tin và Truyền thông


Th.S

Thạc sĩ

TS

Tiến sĩ

TTĐC

Thông tin đại chúng

VNPT

Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam

VDC

Cơng ty điện toán và truyền số

UBND TP

Ủy ban nhân dân thành phố

Viettel

Tập đồn Viễn thơng qn đội


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ...................................................9
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ BÁO CHÍ
ĐIỆN TỬ ................................................................................................. 30
1.1. Hệ thống các khái niệm liên quan ................................................................30
1.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về quản lý báo chí và báo chí điện tử.....46
1.3. Chủ thể, đối tượng, nội dung, phương thức, nguyên tắc quản lý nhà nước
về báo chí điện tử ..........................................................................................49
1.4. Những tiêu chí cơ bản đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước về báo chí
điện tử............................................................................................................63
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BÁO CHÍ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY .........................................................................................................67
2.1. Sự phát triển của báo chí điện tử ở Việt Nam .............................................67
2.3. Một số vấn đề đặt ra về quản lý báo chí điện tử ....................................... 116
2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý báo chí điện tử ở Việt Nam............. 125
Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ QUẢN LÝ BÁO CHÍ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM TRONG
THỜI GIAN TỚI ............................................................................................ 135
3.1. Quản lý báo chí điện tử ở một số quốc gia và một số gợi mở đối với
Việt Nam .................................................................................................. 135
3.2. Xu hướng phát triển báo chí điện tử ở Việt Nam ..................................... 144
3.3. Giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả quản lý báo chí điện tử trong
thời gian tới ............................................................................................... 155
KẾT LUẬN...................................................................................................... 181
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 185
PHỤ LỤC


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của các cơ quan

BCĐT trung thực; không kiểm chứng trên BCĐT ........................70
Biểu đồ 2.2: Đánh giá mức độ đưa tin, bài thiếu khách quan, ...........................71
Biểu đồ 2.3: Đánh giá mức độ sao chép, đưa tin bài trùng lặp trên báo chí
điện tử ................................................................................. 72
Biểu đồ 2.4: Đánh giá mức độ quá chú trọng vào mặt trái, tiêu cực xã hội ......72
Biểu đồ 2.5: Mức độ chạy theo thị hiếu tầm thường, giật gân câu khách .........73
Biểu đồ 2.6: Đánh giá chất lượng văn bản QPPL về QLNN BCĐT .................97
Biểu đồ 2.7: Kết quả khảo sát đào tạo từ 2010 đến 2015................................ 102
Biểu đồ 2.8: Đánh giá về thanh, kiểm tra cơ quan báo chí điện tử ................. 112
Biểu đồ 2.9: Kết quả điều tra xã hội học đánh giá về mức độ xử phạt ........... 114
Biểu đồ 2.10: Đánh giá công tác phối hợp giữa Bộ TT&TT với các cơ quan
chức năng khác ............................................................................. 127
Sơ đồ 3.1: Mơ hình hội tụ truyền thơng của McCrudden ............................... 145
Sơ đồ 3.2: Số lượng người dùng Facebook ở Việt Nam ................................. 152
Biểu đồ 3.1: Kết quả điều tra phương thức tiếp cận thông tin của vị thành niên .148


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự phát triển nhảy vọt của Internet và công nghệ truyền thông dẫn đến sự
thay đổi mối tương quan giữa người cung cấp thông tin và người tiếp nhận
thông tin. Điều này thể hiện rõ nhất trong lĩnh vực báo chí. Gần ba thập niên
trước, các cơ quan báo chí, nhà báo dường như có "tồn quyền" trong việc đưa,
thậm chí áp đặt thơng tin (nội dung, thời điểm, thời lượng, mức độ, đối tượng,
phạm vi…). Phía tiếp nhận thơng tin thường ở thế thụ động, chịu sự áp đặt, ít
có phản hồi. Ngày nay, tương quan đó đã thay đổi, ai cũng có thể tạo lập trang
web cá nhân, có máy chủ và cơ sở dữ liệu ở trong và ngồi nước, có thể cung
cấp, phát hành thông tin trên mạng mà không cần phải đăng ký danh tính thật.
Các tổ chức, cá nhân đưa thông tin lên mạng ngày càng đông đảo và khó quản

lý. Cơ quan báo chí và nhà báo chun nghiệp khơng cịn là người độc quyền
cung cấp thơng tin. Gần như mỗi tin tức đăng tải trên báo chí đều có nhiều
nguồn thơng tin đối chứng khác trên mạng xã hội (MXH)…Nhiều vấn đề trên
các trang MXH, blog ở một số thời điểm được công chúng đọc và bàn luận
nhiều hơn những thơng tin chính thống trên báo chí. Đó là thách thức lớn đối
với các cơ quan báo chí và quản lý báo chí (QLBC). Các cơ quan báo chí,
QLBC nếu khơng đổi mới phương thức hoạt động, quản lý sẽ khó giữ được
vai trị chi phối, định hướng dư luận xã hội.
Ở Việt Nam, sau khi kết nối Internet tồn cầu, ngày 31/12/1997, Tạp chí
Q hương của Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài được đưa lên mạng
Internet- đánh dấu sự ra đời của tạp chí điện tử đầu tiên. Sau gần 19 năm hoạt
động, báo chí điện tử (BCĐT) ở nước ta có bước phát triển mạnh mẽ cả số
lượng và chất lượng. Tính đến tháng 12/2016, cả nước có 146 cơ quan
BCĐT, trong đó có 128 báo, tạp chí điện tử thuộc cơ quan báo chí in, 24 báo,
tạp chí điện tử độc lập. Tổng số trang thông tin tổng hợp của các cơ quan báo


2
chí được cấp phép là 258. BCĐT đã góp phần đa dạng hóa các nguồn tin,
phương tiện chuyển tải thơng tin, giúp người dân được tiếp cận gần như ngay
lập tức các sự kiện diễn ra trong nước cũng như trên thế giới; góp phần tích
cực, hiệu quả trong cơng tác thông tin, tuyên truyền hoạt động đối nội và đối
ngoại, giới thiệu quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến với bạn
bè thế giới; nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu thơng tin, hưởng thụ văn hóa ngày
càng cao của nhân dân, phục vụ đắc lực sự nghiệp cơng nghiệp hố - hiện đại
hóa và hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...Tuy nhiên, BCĐT còn
bộc lộ một số hạn chế, yếu kém: Thiếu nhạy bén chính trị; xa rời tơn chỉ, mục
đích, đối tượng phục vụ; chạy theo quảng cáo và những lợi ích ngắn hạn, đưa
q nhiều thơng tin tiêu cực, mặt trái xã hội, thiếu tính định hướng; nhiều cơ
quan báo chí tự ý lấy bài của nhau, khai thác thơng tin trên mạng xã hội, báo chí

nước ngồi nhưng không kiểm chứng dẫn đến thiếu chuẩn xác, sai về quan
điểm… ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của đất nước, quan hệ đối ngoại, đạo đức,
lối sống, thuần phong mỹ tục..., nhất là đối với giới trẻ. Các thế lực thù địch lợi
dụng những thông tin nêu trên để kích động hằn thù, chia rẽ đồn kết dân tộc,
nói xấu chế độ, bôi nhọ, xúc phạm danh dự lãnh đạo Đảng, Nhà nước, làm suy
giảm lòng tin của người dân đối với sự lãnh của đạo Đảng và điều hành của
Chính phủ... Chính vì vậy cơng tác quản lý thơng tin trên BCĐT, MXH thành
vấn đề cấp bách,địi hỏi cơng tác QLBC, truyền thơng nói chung và BCĐT nói
riêng cần đổi mới mạnh mẽ tư duy và phương thức hoạt động để đáp ứng sự phát
triển ngày càng nhanh, mạnh của Internet và công nghệ truyền thông.
Sự bùng nổ công nghệ truyền thông diễn ra với một tốc độ chưa từng có,
giúp người dân có thể truy cập các mạng không dây wifi/3G/4G ở khắp mọi
nơi với tốc độ truy cập ngày càng cao và chi phí ngày càng rẻ. Những chiếc
máy tính để bàn nay được thay thế bởi điện thoại thông minh hay các thiết bị
nhỏ gọn như đồng hồ thơng minh, kính thơng minh… với năng lực khơng hề
thua kém. Nhìn từ một góc độ nào đó, sự lan truyền cơng nghệ truyền thơng


3
sẽ đồng nghĩa với sự tái phân bổ quyền lực. Quyền lực khơng cịn tập trung
hồn tồn trong tay Chính phủ mà một phần nào đó được chuyển giao sang
các cơng ty hoặc các cá nhân có tầm ảnh hưởng, chẳng hạn như Google,
Facebook, Twitter, Amazon và Apple... Họ có trong tay "hồsơ" của hàng tỷ
con người với đầy đủ thơng tin cá nhân, các mối quan hệ, thói quen, sở thích,
thậm chí là các hoạt động và địa điểm của từng cá nhân theo thời gian thực.
Mặc khác, trong một xã hội kết nối số không biên giới đã và đang hình hành,
phát triển sự dịch chuyển quyền lực số này khiến cơ quan quản lý nhà nước
(QLNN) bắt buộc phải thay đổi để thích nghi. Trên thực tế, sự phát triển
nhanh chóng của Internet và cơng nghệ truyền thông đã tạo nên một diện mạo
mới cho nền báo chí Việt Nam, đặc biệt đối với BCĐT, nhưng đồng thời cũng

tạo nên khoảng trống về nhận thức đối với cơ quan chỉ đạo và QLBC do chưa
theo kịp sự phát triển.
Công tác QLNN về BCĐT trong những năm qua có nhiều cố gắng, tuy
nhiên, vẫn cịn một số hạn chế và bất cập như: Tư duy, trình độ, kiến thức và
kỹ năng quản lý của đội ngũ làm công tác quản lý báo chí điện tử (QLBCĐT)
chưa theo kịp sự phát triển của Internet và sự bùng nổ của công nghệ truyền
thông; trang thiết bị phục vụ công tác chỉ đạo, quản lý lạc hậu, không đáp ứng
được yêu cầu; hệ thống các văn bản pháp luật còn thiếu, chưa đồng bộ..., đó là
những nguyên nhân chủ yếu gây khó khăn trong cơng tác QLNN về BCĐT,
ảnh hưởng đến hiệu quả QLNN đối với BCĐT. Chính vì vậy. Đề xuất các giải
pháp QLBCĐT được đặt ra. Vì vậy đề tài "Quản lý báo chí điện tử ở Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay" khơng chỉ có ý nghĩa về lý luận - thực tiễn mà
còn mang ý nghĩa thời sự cấp thiết.
2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận, bước đầu xây dựng khung lý
thuyết cho đề tài, luận án khảo sát, phân tích thực trạng QLNN về BCĐT, chỉ ra kết


4
quả, hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân của kết quả, hạn chế,thiếu sót, từ đó luận án
đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả QLBCĐT, giúp
BCĐT phát triển đúng hướng, phục vụ tốt nhu cầu cơng chúng và lợi ích quốc gia.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận án thực hiện những nhiệm vụ chính
sau đây:
- Nghiên cứu, hệ thống hóa, làm rõ các khái niệm cơng cụ: Báo chí,
BCĐT, QLNN về BCĐT; nghiên cứu làm rõ vai trò, sự cần thiết, nguyên tắc
và phương thức QLNN đối với báo chí; quan điểm của Đảng về QLBCĐT;
chủ thể, đối tượng, nội dung, phương thức và nguyên tắc QLBCĐT.

- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng QLBCĐT ở Việt Nam, chỉ ra
kết quả, hạn chế cùng nguyên nhân của kết quả, hạn chế.
- Nghiên cứu kinh nghiệm QLBCĐT của một số nước trên thế giới,trên
cơ sở đó gợi ý tham khảo những yếu tố phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam.
- Chỉ ra xu hướng phát triển của BCĐT, đồng thời làm rõ những vấn đề
đang đặt ra đối với QLNN về BCĐT, từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị
nhằm nâng cao hiệu quả QLBCĐT trong giai đoạn tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là QLBCĐT ở Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay. Ở Việt Nam, Đảng lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng hoạt động báo
chí, Nhà nước quản lý báo chí. Chính vì vậy, nói đến QLBCĐT có nghĩa là
QLNN về BCĐT.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Luận án chỉ xem xét, nghiên cứu những vấn đề cơ bản của QLBCĐT ở
tầm vĩ mô, tức là QLNN về BCĐT.
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu, đánh giá công tác QLBCĐT ở Việt
Nam trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2015.


5
4. Giả thuyết nghiên cứu
- QLNN về BCĐT là một đòi hỏi khách quan, là nguyên tắc và phương
thức bắt buộc để huy động tối đa năng lực tác động của BCĐT vào mục đích
phát triển đất nước, hạn chế thấp nhất những hiệu ứng ngoài mong đợi.
- Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm đến sự phát triển của BCĐT và
QLBCĐT. Từ khi BCĐT ra đời đến nay, Đảng, Chính phủ ban hành nhiều nghị
quyết, chỉ thị, định hướng chủ trương, mục tiêu phát triển BCĐT và nhiều văn
bản liên quan đến quản lý và tạo điều kiện cho BCĐT phát triển.
- Công tác QLNN về BCĐT những năm qua đã đạt được một số kết quả

đáng ghi nhận. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế như: Tư duy, trình độ, kiến
thức và kỹ năng quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu mới; trang thiết bị phục vụ
công tác quản lý lạc hậu, chưa theo kịp sự phát triển của công nghệ truyền thông,
dẫn đến hiệu quả quản lý chưa cao; vẫn còn nhiều cơ quan báo chí hoạt động
chưa đúng tơn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ; nội dung thơng tin trên BCĐT
cịn nhiều hạn chế, sai phạm, gây tác động xấu đối với xã hội.
- Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) liên quan đến hoạt
động của BCĐT và QLBCĐT còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, chưa phù hợp
với thực tiễn, gây cản trở sự phát triển của BCĐT và khó khăn trong cơng tác
QLBCĐT.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện trên nền tảng quan điểm của Chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước, lý thuyết truyền thơng về báo chí cách mạng và khoa
học về quản lý báo chí.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Dùng để nghiên cứu, phân tích
những tài liệu liên quan đến đề tài, từ đó rút ra những luận cứ, luận chứng
phục vụ luận án.


6
- Phương pháp tổng hợp, thống kê, phân loại: Sử dụng để tổng hợp,
thống kê, phân loại các văn bản quy phạm pháp luật, báo cáo thống kê định
kỳ, các lỗi vi phạm và các kết quả điều tra, khảo sát khác.., đồng thời chọn
lọc những thông tin, dữ liệu liên quan đến đề tài.
- Phương pháp so sánh lịch sử: Dùng để phân tích văn bản QPPL về
BCĐT và các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi: Dùng để thu thập
thông tin gián tiếp dựa trên bảng hỏi nhằm thu nhận các nhận xét, đánh giá

về những nội dung thông tin trên BCĐT và công tác QLBCĐT hiện nay.
- Phương pháp tham vấn các chuyên gia: dùng để khai thác ý kiến
chuyên môn của các chuyên gia đầu ngành nhằm bảo đảm tính khách quan,
chính xác; tính dự báo. Tác giả luận án tổ chức 2 cuộc hội thảo: Tăng cường
quản lý báo chí điện tử, mạng xã hội và các loại hình truyền thơng khác trên
Internet (2012)và Nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý báo chí điện tử trước
yêu cầu mới (2015); 1 tọa đàm, trao đổi khoa học: Phát huy tính tương tác trên
báo chí điện tử (21/9/2016). Thành phần tham gia gồm các chuyên gia, nhà
nghiên cứu, nhà quản lý..., đã và đang làm nhiệm vụ liên quan đến đề tài.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Dùng để thu thập thông tin thông qua đối
thoại theo các chủ đề đã định trước. Tác giả tiến hành phỏng vấn 9 người đã
và đang công tác tại cơ quan lãnh đạo, quản lý báo chí ở trung ương (Bộ
Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương), địa phương (Hà
Tĩnh, TP. HCM); lãnh đạo 11 cơ quan BCĐT (dangcongsan.vn, chinhphu.vn,
vietnamPlus.vn, dantri.vn, giaoduc.vn, petrotimes.vn, infonet.vn, thanhnien
online.vn, xaydung.vn, media.vn, tuoitrethudo.vn).
6. Đóng góp mới của luận án
- Luận án góp phần làm rõ lý luận cơ bản về QLBC nói chung và BCĐT
nói riêng; đưa ra một số khái niệm, nội dung, phương thức và nguyên tắc quản lý
BCĐT góp phần nâng cao hiệu quả QLBCĐT.


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

7
- Luận án khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý đối với BCĐT từ năm
2011 đến 2015; chỉ rõ những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của kết quả,
hạn chế đó; những vấn đề đặt ra trong quản lý báo chí điện tử ở Việt Nam
hiện nay.
- Luận án nghiên cứu mơ hình QLBCĐT của một số quốc gia, trên cơ sở

đó gợi ý tham khảo một số vấn đề phù hợp với hoạt động quản lý BCĐT ở
Việt Nam.
- Luận án dự báo xu hướng phát triển của BCĐT, trên cơ sở đó đề xuất
quan điểm, định hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản
lý đối với BCĐT ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
7.1. Ý nghĩa về lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ hơn và mới hơn về cách
tiếp cận, nhận thức, đánh giá về vai trị QLNN về BCĐT trước tình hình và
u cầu mới; luận án cũng làm phong phú, sinh động hơn về lý luận và thực
tiễn QLBCĐT trong bối cảnh thông tin xã hội rất phát triển như hiện nay.
7.2. Ý nghĩa về thực tiễn
- Luận án góp phần nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn QLNN
về BCĐT;
- Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu để lãnh đạo các cơ quan liên
quan tham khảo, đưa ra những quyết sách đúng, phù hợp với xu hướng phát
triển của BCĐT trong bối cảnh cạnh tranh với các loại hình truyền thơng khác
trong và ngồi nước, hiện tại và tương lai;
- Làm tài liệu tham khảo cho cán bộ giảng dạy, người học ngành báo chí
truyền thơng, phóng viên, biên tập viên BCĐT và những ai quan tâm tới chủ
đề này;
- Làm tài liệu tham khảo, sử dụng cho cơ quan báo chí và cơ quan liên quan;
- Đóng góp số liệu cho các thư viện, trung tâm lưu trữ, nhà văn hóa…

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

8

8. Kết cấu của luận án
Ngoài Mở đầu, Tổng quan tình hình nghiên cứu, Kết luận, Danh mục tài
liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận án gồm 3 chương, 10 tiết, được cấu
trúc như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý báo chí điện tử
Chương 2: Thực trạng quản lý báo chí điện tử ở Việt Nam hiện nay
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản
lý báo chí điện tử ở Việt Nam trong thời gian tới.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

9
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1. Các cơng trình nghiên cứu trong nƣớc liên quan đến quản lý báo
chí điện tử
1.1. Sách
- Cuốn Tiếp tục đổi mới và tăng cường lãnh đạo quản lý cơng tác báo chí
xuất bản (1997), Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo
Trung ương), Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông)
phối hợp phát hành (Nxb Sự thật, Hà Nội). Nội dung Kỷ yếu khẳng định: Báo
chí, xuất bản là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, của các tổ chức chính trị, xã hội,
là diễn đàn tin cậy của nhân dân; chỉ rõ cơng tác lãnh đạo và quản lý báo chí,
xuất bản cịn bị bng lỏng, thiếu đồng bộ, chồng chéo, kém hiệu quả, nhất là
số phụ, số chuyên đề, sách chuyên đề...; kiến nghị cần tăng cường quản lý báo
chí, xuất bản, để tạo điều kiện cho báo chí, xuất bản phát triển.
- Cuốn sách Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW của Bộ Chính trị
khóa VIII về đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất

bản (2002), Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Bộ Văn hóa - Thơng tin, Hội
Nhà báo Việt Nam phối hợp phát hành (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội).
Trong đó, nhấn mạnh, báo chí là một bộ phận cấu thành quan trọng trong công
tác tư tưởng - văn hóa của Đảng; là một trong những công cụ sắc bén, hiệu quả
để xây dựng, bồi đắp nền tảng tư tưởng chính trị của Đảng; cổ vũ, động viên, tổ
chức nhân dân thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
là chiếc cầu hữu nghị để Việt Nam mở rộng giao lưu, hội nhập với thế giới. Để
nâng cao hiệu quả lãnh đạo đối với báo chí, Đảng phải khơng ngừng đổi mới
tư duy, phong cách, phương thức lãnh đạo đối với cơng tác báo chí.
- Sách Cơ sở lý luận báo chí (2007), GS, TS. Tạ Ngọc Tấn chủ biên (Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội). Nội dung sách đề cập đến nguyên lý của chủ
nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí (với các tính Đảng,

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

10
tính quần chúng, tính chân thật); đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,
nhà nước về cơng tác báo chí. Báo chí là sản phẩm thuộc kiến trúc thượng tầng,
nó ra đời và phát triển do nhu cầu thơng tin của xã hội. Báo chí là phương tiện
tun truyền, tổ chức, cổ động nhân dân, đồng thời là thành diễn đàn của nhân
dân về các lĩnh vực của đời sống xã hội. Mọi đảng phái, tổ chức, lực lượng kinh
tế xã hội đều sử dụng báo chí với tư cách như một phương tiện tuyên truyền
phục vụ cho mục đích của tổ chức mình.
- Cuốn Tăng cường lãnh đạo, quản lý tạo điều kiện để báo chí Việt Nam
phát triển mạnh mẽ, vững chắc trong thời gian tới (2007), Ban Tuyên giáo
Trung ương biên soạn (Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội). Cuốn sách khẳng định
nguyên tắc báo chí cách mạng nước ta ln đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng,

quản lý của Nhà nước, là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Các cấp
ủy đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng cơ quan chủ quản và lãnh đạo các cơ
quan báo chí chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan báo chí hoạt
động theo đúng định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng, tuân thủ nghiêm các
quy định pháp luật của Nhà nước. Cuốn sách cũng đề cập đến những yếu
kém, khuyết điểm của một số cơ quan báo chí, như: thiếu nhạy bén chính trị,
chưa làm tốt chức năng tư tưởng, văn hóa của báo chí cách mạng, có biểu
hiện xa rời sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, xa rời tơn chỉ,
mục đích, thơng tin khơng trung thực, suy diễn, chủ quan, áp đặt vô lối, sa đà
vào những tiêu cực, yếu kém, mặt trái xã hội mà xem nhẹ việc phát hiện, biểu
dương nhân tố mới, điển hình tiên tiến; khuynh hướng tư nhân hóa báo chí, tư
nhân núp bóng Nhà nước để ra báo; một số báo có vị trí quan trọng nhưng
chậm đổi mới và chưa đủ sức làm chủ, chi phối thông tin. Vì vậy, rất cần tăng
cường và QLBC để báo chí phát triển mạnh mẽ, đúng hướng.
- Sách Những vấn đề của báo chí hiện đại (2007), của tác giả Hồng
Đình Cúc và Đức Dũng (Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội). Cuốn sách đề cập
đến 19 lĩnh vực xung quanh hoạt động của báo chí. Trong đó, tính ngun tắc

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

11
của hoạt động báo chí là đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà
nước; khẳng định sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí khơng những khơng
làm hạn chế việc thơng tin, tun truyền của báo chí, mà cịn là điều kiện để
báo chí thực hiện tốt hơn vai trị, nhiệm vụ của báo chí đối với xã hội. Nhà
nước quản lý là tạo khuôn khổ pháp lý cơ bản, tạo môi trường tự do sáng tạo,
bình đẳng cho báo chí phát triển, đồng thời là hoạt động bảo đảm định hướng

XHCN trong hoạt động báo chí, chống xu hướng thương mại hóa báo chí, bảo
tồn, phát triển nền văn hóa dân tộc, ngăn chặn các hoạt động báo chí bất chấp
hậu quả về chính trị, tư tưởng và văn hóa.
- Cuốn Quản lý Nhà nước và pháp luật về báo chí (2009), do Lê Thanh
Bình và Phí Thị Thanh Tâm (Nxb Văn Hóa - Thơng Tin, Hà Nội). Nội dung
chủ yếu bàn về các quan niệm QLNN trong lĩnh vực báo chí; vai trò của pháp
luật về QLNN trong lĩnh vực báo chí; nội dung, đặc trưng của pháp luật về
QLNN trong lĩnh vực báo chí; tiêu chí đánh giá hồn thiện pháp luật về
QLNN trong lĩnh vực báo chí trong giai đoạn tác giả nghiên cứu là năm 2009.
- Cuốn Quản lý Nhà nước về thông tin và truyền thông (2009), do Lê
Minh Tồn chủ biên (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội). Đây là sách chuyên
khảo bàn về QLNN về thông tin và truyền thông, chưa đề cập đến nội dung
QLNN về BCĐT.
- Cuốn C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh với báo chí (2010),
của GS. Hà Minh Đức (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội). Sách trình bày quan
điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh về chức năng, đặc
điểm, khuynh hướng chính trị xã hội của tác phẩm báo chí, báo chí dưới chế
độ tư bản và báo chí của giai cấp vơ sản... Bên cạnh đó, tác giả cịn trình bày
sự tiếp nhận và vận dụng sáng tạo quan điểm báo chí của C.Mác,
Ph.Ăngghen, V.I.Lênin của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay;
sự hình thành và phát triển lớn mạnh của báo chí cách mạng Việt Nam theo
đường lối của chủ nghĩa Mác-Lênin.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

12
- Sách Cơ sở lý luận báo chí (2011), của tác giả Nguyễn Văn Dững (Nxb

Lao động, Hà Nội). Cuốn sách gồm 9 chương, trong đó phần các nguyên tắc
cơ bản của hoạt động báo chí, tác giả khẳng định "quan điểm thông tin, nội
dung thông tin và cách thức thơng tin của báo chí cần qn triệt các quan
điểm và sự chỉ đạo của Đảng, tuân thủ pháp luật và sự quản lý của nhà nước".
- Sách Tài liệu nghiệp vụ Cơng tác báo chí - xuất bản (2011), do nhóm
tác giả Nguyễn Thế Kỷ, Nguyễn An Tiêm, Dỗn Thị Thuận và cộng sự biên
soạn (Nxb Thơng tin và Truyền thông, Hà Nội). Nội dung cuốn sách đề cập
đến hoạt động nghiệp vụ quản lý báo chí, xuất bản dành cho cán bộ tuyên
giáo, chủ quản của các cơ quan báo chí và xuất bản… Cuốn sách gồm 05
chuyên đề: (1) Những quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin và Đảng
Cộng sản Việt Nam về báo chí, xuất bản; (2) Một số vấn đề về báo chí nước
ta hiện nay; (3) Một số vấn đề cần quan tâm trong hoạt động xuất bản hiện
nay; (4) Công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền trong chỉ đạo, quản lý
báo chí, xuất bản ở các ban, bộ, ngành, đoàn thể địa phương; (5) Nhận dạng
một số sai phạm về nội dung trong hoạt động báo chí, xuất bản hiện nay và
kinh nghiệm xử lý.
- Sách Báo mạng điện tử: Những vấn đề cơ bản (2011), của tác giả
Nguyễn Thị Trường Giang (Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội). Cuốn sách
đề cập đến một số vấn đề xung quanh báo điện tử như: Lịch sử ra đời, khái
niệm, đặc điểm báo điện tử; sự khác nhau giữa báo điện tử với trang thơng tin
điện tử; vai trị của báo điện tử trong đời sống xã hội; mô hình tịa soạn và quy
trình sản xuất thơng tin của báo điện tử, những phẩm chất của nhà báo điện
tử; cách viết, trình bày nội dung báo điện tử.
- Cuốn Cơng tác lãnh đạo quản lý báo chí trong 25 năm tiến hành sự
nghiệp đổi mới (2012), do tác giả Nguyễn Thế Kỷ chủ biên (Nxb Chính trị quốc
gia- Sự thật, Hà Nội). Cuốn sách gồm 3 chương: Chương 1 tập trung làm rõ
quan niệm, nội dung và cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý báo chí;

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

13
chương 2 khái quát ưu điểm, hạn chế trong công tác lãnh đạo, QLBC trong 25
năm đổi mới đất nước; chương 3 đề cập đến một số nhiệm vụ và giải pháp nâng
cao chất lượng, hiệu quả công tác lãnh đạo, QLBC. Trong phần 2 của chương 1,
cuốn sách mới điểm qua 10 nội dung QLNN về báo chí được quy định trong
Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Báo chí (1999); chưa phân
tích và đánh giá các nội dung QLNN đối với báo chí.
- Cuốn Các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí in (2013), của Bộ
Thơng tin và Truyền thơng. Cuốn sách hệ thống hóa các văn bản quy phạm
pháp luật về báo in hiện đang còn hiệu lực. Nội dung cuốn sách gồm 4 phần:
Phần thứ nhất, giới thiệu các văn bản luật; phần thứ hai, giới thiệu các nghị
định của Chính phủ và các quyết định, chỉ thị của Chính phủ; phần thứ ba,
giới thiệu các thơng tư, thông tư liên bộ; phần thứ tư, giới thiệu các quyết
định của bộ trưởng.
- Cuốn Xây dựng tập đoàn truyền thông giải pháp chiến lược trong phát
triển nền báo chí Việt Nam (2013), của Lê Hải (Nxb Chính trị quốc gia - Sự
thật, Hà Nội). Cuốn sách làm rõ những vấn đề lý luận và căn cứ khoa học của
việc xây dựng tập đồn truyền thơng, tìm hiểu mơ hình tập đồn truyền thơng
của một số nước như: Tập đoàn Bertelsmann AG - Đức, Gruppo MediasetItalia, Tập đoàn Bắc Kinh Nhật báo - Trung Quốc, Tập đồn Truyền thơng
Quảng Tây nhật báo - Trung Quốc; tìm hiểu thực trạng, tiềm lực, cơ sở pháp
lý của một số cơ quan truyền thơng hàng đầu của Việt Nam có thể trở thành
tập đồn truyền thơng; những gợi mở, đề xuất ban đầu về tiêu chí, nguyên tắc
cơ bản cùng một số giải pháp ứng dụng vào việc xây dựng mơ hình tập đồn
truyền thơng ở nước ta.
- Sách Quản lý và Phát triển Thơng tin báo chí ở Việt Nam (2015), của
tác giả Đỗ Q Dỗn (Nxb Thơng tin và Truyền thông, Hà Nội). Cuốn sách
tập hợp một số bài phát biểu của tác giả trong các hội nghị và các bài viết

đăng trên một số báo, tạp chí. Trong đó, có một số đánh giá chung về hoạt

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

14
động của báo chí và xuất bản; cơng tác QLNN về báo chí ở một số thời điểm
1999, 2008, 2012, 2013.
- Sách Báo điện tử ở Việt Nam định hướng và giải pháp (2015), của tác giả
Nguyễn Công Dũng (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội). Cuốn sách gồm 2 phần:
Phần 1, giới thiệu một số vấn đề về QLNN đối với báo chí nói chung ở nước
ngồi; phần 2, giới thiệu một số tài liệu, đề tài nghiên cứu khoa học về vai trò và
sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí, BCĐT. Tác giả đưa ra một số khái niệm
như: Báo điện tử, trang tin điện tử, các giai đoạn phát triển của báo điện tử ở Việt
Nam. Cuốn sách chưa đề cập đến nội dung, thực trạng và xu hướng phát triển
BCĐT, QLBCĐT ở nước ta.
- Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật (2015), của tác giả Lê Minh
Tâm và Nguyễn Minh Đoan chủ biên, (Nxb Công an nhân dân, Hà Nội). Cuốn
sách đã giải thích một cách khoa học các vấn đề cơ bản về hiện tượng nhà nước
và pháp luật dựa trên cơ sở học thuyết Mác- Lên nin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
quan điểm của Đảng và Nhà nước ta cũng như tri thức chung của nhân loại về
nhà nước, pháp luật.
1.2. Đề tài nghiên cứu khoa học, luận án, luận văn
- Đề tài Chỉ đạo, quản lý báo chí trong tình hình hiện nay (2007-2008), do
Vụ Báo chí - Xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì. Đề tài đã nghiên
cứu tổng quan tình hình phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam đến
2008; chỉ ra vấn đề có tính ngun tắc đối với báo chí cách mạng nước ta là
báo chí ln đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, là tiếng

nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân; trước những hạn chế, khuyết điểm của
báo chí hiện nay cần tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng, quản lý của
Nhà nước để báo chí phát triển đúng hướng, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ
chính trị của đất nước.
- Đề tài cấp bộ Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp
quản lý Nhà nước về báo chí ở nước ta trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

15
(2008), Vũ Thanh Sơn chủ nhiệm (Cục Báo chí, Bộ Thơng tin và Truyền thơng).
Đề tài mới đưa ra được thực trạng cơng tác QLNN về báo nói chung cịn một số
thiếu sót, bất cập như: Văn bản pháp luật về quản lý ban hành chậm, chưa theo
kịp thực tế, đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng nhiệm vụ, công tác kiểm tra, thanh tra
và xử phạt chưa thường xuyên và chưa nghiêm. Đề xuất một số giải pháp như:
Rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để bổ sung kịp thời; phải xây dựng
đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về báo chí có đủ trình độ và năng
lực đáp ứng nhiệm vụ.
- Đề tài cấp bộ: Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế,
ngăn chặn các hành vi vi phạm trong hoạt động thơng tin, báo chí (2009),
Nguyễn Huy Tồn làm chủ nhiệm (Bộ Thơng tin và Truyền thông). Đề tài
chỉ đánh giá thực trạng công tác QLNN về thơng tin và hoạt động thơng tin,
báo chí.
- Đề tài Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống pháp luật về báo chí ở Việt Nam
hiện nay (2010), tác giả Lưu Đình Phúc làm chủ nhiệm (Bộ Thơng tin và
Truyền thông). Đề tài đề cập đến những nội dung được sửa đổi bổ sung một số
điều của Luật Báo chí năm 1999. Trong đó có bổ sung thêm loại hình báo chí

điện tử,đưa ra khái niệm"Báo điện tử là loại hình báo chí được thực hiện trên
hệ thống máy tính".
- Luận án: Quản lý nhà nước về an ninh trên lĩnh vực báo chí ở Việt Nam
- Thực trạng và giải pháp (2014), của tác giả Trương Xuân Phúc (Học viện
An ninh Nhân dân). Tác giả đã làm rõ thực trạng và đề xuất giải pháp góp
phần nâng cao hiệu quả QLNN về An ninh quốc gia trong lĩnh vực báo chí.
- Luận án: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo báo điện tử trong giai
đoạn hiện nay (2014), của tác giả Nguyễn Huy Ngọc (Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh). Tác giả nêu thực trạng báo điện tử hiện nay và khẳng
định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đưa ra một số giải pháp
Đảng lãnh đạo BCĐT.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

16
- Luận văn: Pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí ở Việt
Nam hiện nay (2007), của tác giả Phí Thị Thanh Tâm (Học viện Báo chí và
Tuyên truyền). Trong luận văn, tác giả đã đánh giá thực trạng pháp luật về
QLNN trong lĩnh vực báo chí ở Việt Nam đến thời điểm nghiên cứu (tháng 6
năm 2007). Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những đề xuất, kiến nghị, các giải
pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về QLNN trong lĩnh vực báo chí ở Việt Nam.
- Luận văn: Quản lý nhà nước đối với báo chí, (2010), của Nguyễn Viết
Tuấn, ngành Luật, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Tác giả nghiên cứu về
những vấn đề cơ bản của hoạt động báo chí và mảng pháp luật về QLNN đối
với hoạt động báo chí nói chung.
- Luận văn: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước
đối với báo chí trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay

(2000), của tác giả Nhữ Văn Khánh (Học Viện Báo chí và Tuyên truyền).
Luận văn nghiên cứu vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước về
báo chí trong nền kinh tế thị trường. Tác giả đưa một số kiến nghị về giải
pháp nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước về báo
chí trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước
ta hiện nay. Mặc dù tên đề tài và trong nội dung đề tài có nói đến QLNN
nhưng trong luận văn chủ yếu nhấn mạnh đến vai trò lãnh đạo của Đảng, chưa
làm rõ các nội dung QLNN đối với báo chí và BCĐT.
- Luận văn thạc sỹ Quản lý Nhà nước về hoạt động của báo điện tử ở
Việt Nam (2015), của tác giả Phạm Thị Quỳnh Mai, chuyên ngành quản lý
công Bộ Nội vụ, Học viện Hành chính quốc gia. Mặc dù tên luận văn là Quản
lý Nhà nước về hoạt động của báo điện tử ở Việt Nam, nhưng tác giả đi vào
khái quát về tổ chức và hoạt động của tòa soạn báo điện tử. Phần khái quát hệ
thống pháp luật đối với quản lý nhà nước về hoạt động của báo điện tử, tác
giả mới dừng lại ở một số văn bản quy định về hoạt động báo chí, BCĐT,
chưa điểm được đầy đủ tên văn bản và nội dung liên quan đến QLNN về
BCĐT. Phần giải pháp chưa có gì mới.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

17
- Luận văn: Quản lý báo mạng điện tử ở Việt Nam - Thực trạng và giải
pháp (2004), của tác giả Vũ Thị Huệ, (Học viện Báo chí và Tuyên truyền).
Luận văn đưa ra một số khái niệm, đặc điểm và vai trò của báo điện tử; khảo
sát nội dung các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý báo mạng điện tử từ
1997 đến 2004. Tác giả kiến nghị 4 giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cơng
tác quản lý như: Thứ nhất, nhanh chóng có những quy chế, chính sách ưu đãi,

hồn thiện mơi trường pháp lý và đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm
nâng cao hiệu lực quản lý báo mạng điện tử. Thứ 2, các bộ, ngành chức năng
tăng cường phối hợp quản lý. Thứ ba, tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, đội
ngũ những người làm báo mạng điện tử. Thứ tư, tăng cường định hướng giáo
dục ý thức nhân dân về thông tin trên mạng Internet. Luận văn chưa khảo sát
phần nội dung hoạt động QLNN về BCĐT.
- Luận văn: Quản lý Nhà nước về báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
(2015) của Nguyễn Thị Thanh Huyền (Học viện Báo chí và Tun truyền). Vì
tên đề tài là báo mạng điện tử nên Luận văn mới chỉ đưa ra một số khái niệm
báo mạng điện tử và đặc điểm và vai trò của báo mạng điện tử; vai trò QLNN
về báo mạng điện tử; quan điểm của Đảng và cơ sở pháp lý của hoạt động
QLNN về báo mạng điện tử; một số thực trạng QLNN về báo mạng điện tử
Việt Nam hiện nay. Mức độ nghiên cứu của luận văn chưa sâu, chưa đánh giá
được toàn diện các nội dung quản lý, chưa nghiên cứu xu hướng phát triển
của báo chí điện tử, để từ đó có giải pháp phù hợp trong quản lý.
1.3. Hội thảo khoa học, bài báo nghiên cứu khoa học
- Hội thảo khoa học Tăng cường quản lý báo chí điện tử, mạng xã hội và
các loại hình truyền thơng khác trên Internet (2012), do Ban Tuyên giáo
Trung ương tổ chức tại Hà Nội. Các tham luận tiếp cận ở một số góc độ khác
nhau về ưu thế, tác động của BCĐT, mạng xã hội đối với xã hội; công tác xây
dựng văn bản quy phạm pháp luật còn chậm đổi mới và còn hạn chế; kiến

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

18
nghị cần tăng cường lãnh đạo của Đảng về cơng tác QLBCĐT, mạng xã hội
và các loại hình truyền thông khác trên Internet.

- Hội thảo khoa học Nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý báo chí điện
tử trước yêu cầu mới (2015), do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức tại Hà
Nội. Tham luận của các đại biểu đề cập đến một số ưu, khuyết điểm của
BCĐT; một vài khía cạnh của cơng tác QLNN đối với BCĐT, như: văn bản
quy phạm pháp luật liên quan đến QLNN về báo chí chậm và hạn chế; đội
ngũ quản lý đối với BCĐT vừa thiếu vừa yếu không đáp ứng nhiệm vụ; đề
nghị tăng cường công tác QLNN đối với BCĐT.
- Bài Vì sao cần tăng cường quản lý báo điện tử? (2010), của tác giả
Nguyễn Công Dũng (Tạp chí Cộng sản điện tử, 7/7/2010). Bên cạnh việc nêu
những ưu thế của BCĐT, tác giả còn chỉ ra một số hạn chế của BCĐT như:
Xa rời tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, coi nhẹ chức năng chính trị, tư
tưởng của báo chí cách mạng; thiếu chính xác, thiếu khách quan; khuynh
hướng "thương mại hoá", khai thác đời tư cá nhân... Tác giả đề xuất một số
giải pháp nhằm tăng cường sự QLNN đối với báo điện tử, nhưng mới dừng ở
mức độ điểm đầu việc, chưa có phân tích sâu và chưa đưa tồn diện.
- Bài Thực trạng phát triển báo chí điện tử, mạng xã hội ở Việt Nam hiện
nay (2012), của tác giả Doãn Thị Thuận, (Tạp chí Tuyên giáo điện tử,
30/9/2012). Tác giả nêu thực trạng BCĐT và mạng xã hội ở nước ta hiện nay;
ưu điểm và hạn chế. Theo tác giả, thực tiễn phát triển mạnh mẽ của BCĐT và
các loại hình truyền thông mới trên Internet trong hơn một thập kỷ qua đã và
đang đặt ra những vấn đề mới cần giải quyết trong lãnh đạo, quy hoạch, phát
triển, quản lý; đưa ra kiến nghị các cơ quan chức năng cần nghiên cứu, đánh
giá toàn diện về thực trạng, sự phát triển của các loại hình truyền thơng trên
Internet, đặc biệt là hệ thống BCĐT. Trên cơ sở đó, có những giải pháp để
chủ động, khai thác, tận dụng triệt để những mặt mạnh, đồng thời giảm thiểu

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


19
tối đa tác động tiêu cực của BCĐT, mạng xã hội, các phương tiện truyền
thông trên Internet để phục vụ nhiệm vụ chính trị.
- Bài Quản lý, phát huy tốt vai trò của báo điện tử, trang tin điện tử,
mạng xã hội trước yêu cầu mới (2012), của tác giả Nguyễn Thế Kỷ, (Tạp chí
Quốc phịng tồn dân, tháng 6/2012). Bài viết cảnh báo tính nguy hại của
Internet đối với xã hội và an ninh quốc gia của một số nước. Từ đó đề xuất
cần quản lý tốt báo điện tử, trang tin điện tử, mạng xã hội trước yêu cầu mới.
Bài báo chưa đề cập đến các nội dung QLNN đối với BCĐT.
- Bài Tăng cường quản lý nhà nước về pháp luật đối với báo chí (2012),
của tác giả Hồng Anh, (Tạp chí Cộng sản điện tử, 25/10/2012). Tác giả đánh
giá thực trạng hệ thống văn bản pháp luật về công tác QLNN đối với báo chí
của nước ta có nhiều tiến bộ, đã đóng góp phần quan trọng chấn chỉnh, hạn
chế các tác động của cơ chế thị trường đối với hoạt động báo chí. Tuy nhiên,
hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng
được yêu cầu đặt ra trong thực tế. Công tác QLBC về cơ bản đã có nhiều tiến
bộ.Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ làm công tác lãnh đạo, quản lý từ Trung ương
đến địa phương cịn hạn chế về trình độ, năng lực, chưa đáp ứng được yêu cầu
quản lý trong cơ chế mới.
- Bài Tăng cường cơng tác quản lý báo chí trong giai đoạn hiện nay
(2014), của tác giả Nguyễn Bắc Son, (Tạp chí Cộng sản điện tử, 30/7/2014).
Tác giả nêu khái quát ưu điểm và hạn chế, khuyết điểm của báo chí Việt Nam.
Theo tác giả, để nâng cao hiệu quả QLBC cần tập trung vào một số nhiệm vụ
trọng tâm như: Tiếp tục xây dựng, bổ sung hoàn thiện các văn bản quy phạm
pháp luật về QLBC; xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch và phát triển sự nghiệp báo chí; tổ chức thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật về báo chí; tăng cường vai trò, trách nhiệm của cơ quan chủ
quản trong chỉ đạo hoạt động của cơ quan báo chí thuộc quyền; nâng cao chất


@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

20
lượng giao ban báo chí định kỳ phù hợp với u cầu của cơng tác QLBC
trong tình hình mới.
- Bài Tăng cường công tác quản lý nhà nước về báo chí trong tình hình
hiện nay (2014),của tác giả Trương Minh Tuấn (Tạp chí quốc phịng tồn dân
điện tử, 20/6/2014). Tác giả nêu một số ưu điểm, hạn chế yếu kém của báo chí
nói chung; cơng tác chỉ đạo, quản lý, quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ báo
chí của cơ quan chỉ đạo, quản lý ở Trung ương và địa phương cịn nhiều hạn
chế; cơ chế, chính sách, hệ thống văn bản pháp luật còn thiếu và bất cập. Tác
giả đưa ra năm giải pháp nhằm tăng cường QLBC đó là: Thứ nhất cấp ủy, tổ
chức đảng, chính quyền, các tổ chức, đồn thể trong hệ thống chính trị các
cấp cần nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm của mình về vị trí, vai trị
quan trọng của báo chí cách mạng trong tồn bộ cơng tác tư tưởng, văn hóa
của Đảng; xây dựng những chủ trương, cơ chế, chính sách đúng đắn nhằm
phát huy vai trị quan trọng của báo chí trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của
Đảng, Nhà nước và của đất nước trong tình hình mới. Thứ hai, các cơ quan
chức năng cần tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp
luật về báo chí phù hợp với thực tế phát triển của Việt Nam và xu hướng phát
triển báo chí trên thế giới. Thứ ba, nâng cao năng lực thực thi pháp luật. Thứ
tư, về tổ chức, nguồn nhân lực. Thứ năm, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa
học - cơng nghệ, bảo đảm báo chí nước ta theo kịp sự phát triển của báo chí
khu vực và thế giới.
- Bài Quản lý, quy hoạch Báo chí - Nhiệm vụ quan trọng của Đảng trong
giai đoạn tới (2015), của tác giả Nguyễn Bắc Son (Tạp chí Tài chính,
02/02/2015). Tác giả khái qt thực trạng cơng tác báo chí thời gian qua và

kết luận một số yếu kém của hệ thống báo chí như: Hệ thống báo chí của ta
vừa thừa vừa thiếu; tơn chỉ mục đích cịn trùng, chéo; chưa quản lý chặt chẽ
nội dung thông tin, xuất bản; chưa quản lý được đầu báo và người làm báo.
Để cơng tác báo chí, xuất bản phát triển đúng hướng, về lâu dài cần phải quy

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


×