Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Tiểu luận: Phụ nữ và nghèo đói những nguyên nhân khiến cho phụ nữ chiếm đa số trong những người nghèo đói, vai trò của phụ nữ trong tấn công nghèo đói,

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.23 KB, 45 trang )

1








Tiểu luận

PHỤ NỮ VÀ NGHÈO ĐÓI
2



3.1. Nghèo đói mang gương mặt phụ nữ.
3.1.1. Nghèo đói phân theo giới.
3.1.2. Phụ nữ nghèo đói phân theo khu vực.
3.1.3. Phụ nữ nghèo đói phân theo trình độ học vấn.
3.1.4. Phụ nữ nghèo đói phân theo nghề nghiệp.

3.2. Những nguyên nhân khiến cho phụ nữ chiếm đa số trong những
người nghèo đói.
3.2.1. Do những quan điểm đánh giá trong xã hội và do sự bất bình đẳng
giới.
3.2.2. Do phụ nữ có trình độ văn hóa thấp.
3.2.3. Do thu nhập của phụ nữ còn thấp.
3.2.4. Do sức khỏe phụ nữ kém đã ảnh hưởng nhiều đến công việc và đời
sống của họ.
3.2.5. Do phụ nữ bị bất bình đẳng trong sở hữu tài sản.


3.2.6. Do phụ nữ có nguy cơ dễ bị tổn thương hơn nam giới.
3.2.7. Do người phụ nữ có vị thế thấp kém trong xã hội.

3.3. Quan hệ giới và sự thiếu quyền quyết định
3.3.1. Mối quan hệ giới.
3.3.2. Phụ nữ và sự thiếu quyền quyết định.


3

3.4. Vai trò của phụ nữ trong tấn công nghèo đói.
3.4.1. Phụ nữ ngày càng tham gia nhiều vào các hoạt động chính trị - xã
hội. Đây chính là vai trò quan trọng của phụ nữ trong tấn công nghèo đói, và
góp phần xóa đi khoảng cách của sự bất bình đẳng giới.
3.4.2. Vai trò của phụ nữ trong hoạt động kinh tế.
3.4.3. Phụ nữ cả nước tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, khuyên
góp vào các quỹ để giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn → làm
giảm đi số hộ nghèo ở nước ta.
3.4.4. Phụ nữ nông thôn có vai trò quan trọng trong việc tấn công nghèo
đói.
3.4.4.1. Phụ nữ nông thôn giữ vai trò chính trong sản xuất nông nghiệp, đã
áp dụng các phương pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất tạo ra những sản
phẩm có chất lượng cao.
3.4.4.2. Phụ nữ nông thôn đã tham gia xây dựng, thực hiện kế hoạch phát
triển và hoạt động cộng đồng:
3.4.4.3. Phụ nữ nông thôn ngày càng có nhiều cơ hội tiếp cận tín dụng để
vay vốn làm ăn → giảm đi số hộ nghèo.
3.4.4.4. Tỷ lệ nữ tham gia vào các hoạt động nghề nghiệp ngày càng cao
hơn trước → giúp họ có thu nhập → khẳng định được vị trí của mình trong
gia đình và xã hội.

3.4.4.5. Phụ nữ ngày nay đã được tự do kinh doanh theo ý thích, ít bị phân
biệt đối xử → thu nhập gia đình tăng lên → giảm nghèo đói.

4

3.1. Nghèo đói mang gương mặt phụ nữ.
3.1.1. Nghèo đói phân theo giới.
Đói nghèo là một vấn đề mang tinh cất toàn cầu. Nó không chỉ là môt thực
tế đang diễn ra ở nước ta mà còn là một tồn tại phổ biến trong khu vực và
trên toàn thế giới. Ngay cả những nước phát triển cao vẫn còn một bộ phận
dân cư sống ở mức nghèo khổ.
Phát biểu tại Diễn đàn “Bình đẳng giới và giảm nghèo bền vững”, Chủ
nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai ngoài việc điểm lại những
thành tích, nỗ lực trong công cuộc xoá đói giảm nghèo cũng như bình đẳng
giới cũng đã cho rằng: “Phụ nữ thường phải gánh chịu ảnh hưởng của nghèo
đói nhiều hơn nam giới và chính họ là những người nghèo nhất trong số
những người nghèo" (Ngày 2/6/2008, Diễn đàn Bình đẳng giới và Giảm
nghèo bền vững tại Hà Nội, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội). Và đặc
biệt trong nhóm nghèo đó phụ nữ lại chính là những người chiếm đa số 70%
trong số 1,3 tỷ người nghèo trên thế giới là phụ nữ.
(Trích trong bài báo: “Khi người nghèo là phụ nữ, của báo Phụ nữ Đà
Nẵng, ra ngày Thứ sáu, 2 - 12 - 2011).

Theo các nhà nghiên cứu xã hội thì phụ nữ thường phải gánh chịu những
ảnh hưởng của nghèo đói nhiều hơn so với nam giới, và dường như hình ảnh
phụ nữ đa phần được gắn liền với nghèo đói bởi đa phần những thế hệ phụ
nữ nông thôn đều có cùng một điểm chung: ít học, lấy chồng sớm, đẻ nhều,
sức khỏe kém, công việc bấp bênh, thu nhập thấp, không có tiếng nói trong
gia đình và xã hội.


5

“Nghèo đói mang guơng mặt phụ nữ”. Đó là lời của một đại biểu quốc tế
tham dự Hội nghị thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu tại Hà Nội. Đây là “diễn đàn
cho phụ nữ của thế kỷ XXI chia sẻ kinh nghiệm chiến lược và giải pháp với
mục tiêu chung là thúc đẩy sự tiến bộ của phụ nữ toàn cầu”.
(Theo Báo mới, ra ngày 08/ 06/ 2008).)

3.1.2. Phụ nữ nghèo đói phân theo khu vực.
Nhóm hộ nghèo ở VN đa số là phụ nữ người dân tộc thiểu số ở các vùng
sâu, vùng xa thuộc biên giới hải đảo, vùng miền núi. Nông dân ở vùng nông
thôn, nhất là những vùng đất canh tác ít, hay gặp thiên tai.
- Ở nông thôn với trên 70% dân số có ít nhất trên 20 triệu phụ nữ nghèo ít
có điều kiện tiếp cận với các tiện nghi, phúc lợi xã hội và đang vất vả trong
sản xuất nông nghiệp, buôn bán hàng rong, thậm chí phải đi ở đợ.
(Trích trong bài báo: “Khi người nghèo là phụ nữ, của báo Phụ nữ Đà
Nẵng, ra ngày Thứ sáu, 2 - 12 - 2011).

- Ở thành thị, phụ nữ nghèo chính là những người sống trong các ngôi nhà
"ổ chuột", trong những dãy nhà trọ nhỏ hẹp hay ở khu vực ngoại thành.
Lao động nữ chiếm tỷ trọng cao hơn nam trong dòng di cư nhưng lại chịu
vị thế bất lợi. Quan sát chỗ ở và điều kiện sinh hoạt của các khu lao động tập
trung ở thành phố ta thấy rõ những vấn đề bức xúc đối với sức khỏe và phẩm
giá của những phụ nữ nông dân vừa rời làng quê ra tỉnh lao động kiếm sống.
→ Phụ nữ nghèo ở nông thôn nhiều hơn ở thành thị do ở nông thôn ít việc
làm để kiếm tiền hơn, chủ yếu là làm nông nghiệp nên một số đông phụ nữ
đã phải bỏ ra thành phố thuê nhà trọ ở để đi làm thuê, bán hàng rong kiếm
6

sống. Cuộc sống của họ rất vất vả, khó có thể thoát khỏi được cảnh nghèo

đói.
Vì thế mà từ xưa đến nay, phụ nữ nông thôn luôn bị gắn với hình ảnh
nghèo đói, cực khổ.
3.1.3. Phụ nữ nghèo đói phân theo trình độ học vấn.
Phụ nữ thường ít được đến trường học hơn so với nam giới cho nên trình
độ học vấn của họ thấp, họ không biết là mình có thể làm được việc gì khác
không ngoài nông nghiệp. Vì vậy mà những phụ nữ nghèo thường chủ yếu là
những người có trình độ học vấn thấp, ít được học hành và không có sự hiểu
biết rộng.
Theo PGS.TS Nguyễn Bích Hà, tỷ lệ lao động nữ có trình độ cao trong
tương quan so với nam giới hiện nay là thấp.
Phân tích về vấn đề nữ quyền và giáo dục, PGS.TS Trần Lê Bảo - Trường
ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết: “Trong 20 năm qua cho dù khoảng cách giữa
nam và nữ có giảm đi một nửa, song những bất bình đẳng vẫn tồn tại dai
dẳng như một thách thức nhân loại, trong 880 triệu người mù chữ trên thế
giới có gần 2/3 là phụ nữ; trong số 130 triệu trẻ em không được đến trường
tiểu học có 60% là em gái. Phần lớn phụ nữ và em gái này sống ở nông thôn.
Trong chương trình giáo dục cũng như sách giáo khoa ở nhiều nước vẫn còn
những quan niệm thành kiến với phụ nữ, không đề cập đến những thành tựu
của phụ nữ hay những vấn đề đặt ra hàng ngày đối với phụ nữ. Thậm chí
người ta cho rằng “nghèo khổ mang gương mặt phụ nữ - thầm lặng”.
(Trích trong bài “Giáo dục là một phương tiện hữu hiệu để giải phóng phụ
nữ” của báo Dantri.com.vn, ra ngày Thứ Hai, 09/05/2011).
3.1.4. Phụ nữ nghèo đói phân theo nghề nghiệp.
7

- Những người phụ nữ nghèo ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu
vùng xa chủ yếu là làm trong các ngành nông nghiệp như trồng trọt, chăn
nuôi, làm nghề thủ công…
- Những người phụ nữ nghèo ở các khu đô thị thì chủ yếu là họ làm nghề

bán hàng rong, thu mua đồng nát, nhặt rác, ngồi bán hàng nhỏ lẻ ở các chợ,
hay đi làm thuê cho người khác…
Theo PGS.TS Nguyễn Bích Hà, cho đến năm 2011 thì phụ nữ Việt Nam
chiếm 50,8% dân số, 51,4% lực lượng lao động trong cả nước. Trong lao
động nông nghiệp, phụ nữ chiếm gần 80%, trong ngành giáo dục phụ nữ
chiếm 71,6%, trong ngành y tế chiếm 67%, công nghiệp nhẹ 65%, phục vụ
công công cộng 52,1%, ngoại giao 33,7%, trong hoạt động nghiên cứu khoa
học phụ nữ chiếm 33%.
(Trích trong báo: Dantri.com.vn, ra ngày 09/05/2011).
→ Như vậy ta thấy rằng số phụ nữ làm nông nghiệp là rất lớn (chiếm gần
80%), còn trong những công việc chính trị, lĩnh vực nghiên cứu thì phụ nữ
lại làm rất ít, mà những phụ nữ nghèo đói chủ yếu là tập trung ở nhóm làm
nghề nông nghiệp. Vì vậy Nhà nước ta cần phải có những biện pháp làm cân
bằng tỷ lệ lao động trong các ngành nghề theo giới tính, để số phụ nữ làm
nghề nông giảm đi, còn ở những ngành nghề khác thì tăng lên. Có như vậy
thì tình trạng phụ nữ nghèo mới có thể giảm đi nhiều được.
3.2. Những nguyên nhân khiến phụ nữ chiếm đa số trong những người
nghèo đói.
3.2.1. Do những quan điểm đánh giá về phụ nữ trong xã hội và do sự
bất bình đẳng giới.
8

Từ trước trong xã hội phụ quyền, phụ nữ bị hạn chế không được tham gia
các công việc xã hội không có nghĩa là họ chỉ làm việc trong gia đình. Họ
vẫn phải làm các công việc như nam giới như làm ruộng, buôn bán, làm dịch
vụ nhưng không được công nhận là tham gia công việc xã hội. Đặc biệt phụ
nữ bị hạn chế trong những hoạt động lãnh đạo và trí tuệ. Phụ nữ chỉ được
học để phục vụ chồng, con và những người thân trong gia đình mà không
được thi thố ngoài xã hội.
Xã hội Việt Nam thời trước Cách mạng tháng 8/1945 là một xã hội nghèo

đói, chậm phát triển. Một trong những nguyên nhân của nó là tình trạng bất
bình đẳng giới phổ biến. Một nửa dân số đất nước là phụ nữ bị kìm hãm,
sống trong nghèo đói và thất học, bị hạn chế không được đóng góp trực tiếp
vào sự phát triển. Họ không phải là nguồn nhân lực có chất lượng cao và sự
tồn tại của họ gắn với các nhãn mác: ngu dốt và rẻ mạt. Không có nhà khoa
học nổi tiếng nào là phụ nữ. Nữ trí thức nếu có chỉ dừng ở mức là học sinh
trung học và hầu như không có sinh viên đại học.
Định kiến giới, phong tục tập quán đã làm hạn chế tỷ lệ và chất lượng làm
việc của phụ nữ trí thức. Chẳng hạn, ngược với sự tự tin của nam giới, phụ
nữ thường hay tự ti, cứ nghĩ rằng chắc là mình không làm được việc. Phụ nữ
trí thức còn gặp cản trở, sự ganh ghét từ phía nam đồng nghiệp và từ chính
phụ nữ đồng nghiệp. Trong khi đó, người lãnh đạo nhiều khi cũng lại có ý
nghĩ rằng, việc này thì nam giới làm sẽ tốt hơn phụ nữ. Trong nhiều trường
hợp, nếu được đặt đúng vị trí thì phụ nữ cũng phát huy như nam giới, thậm
chí tốt hơn do phụ nữ chu đáo và có tinh thần trách nhiệm cao.
→ Nghèo khổ thường đi đôi với phân biệt đối xử và cũng là nguyên nhân
dẫn đến hàng triệu cái chết cho phụ nữ và em gái trên thế giới.
9

3.2.2. Do phụ nữ có trình độ văn hóa thấp.
Cho đến tận nửa đầu thế kỷ 20, phụ nữ nhiều nước vẫn bị cấm đoán trong
lĩnh vực khoa học. Phụ nữ không được học hành đầy đủ như nam giới, vì lẽ
đó những danh nhân khoa học là phụ nữ trên thế giới chỉ là một thiểu số rất
nhỏ so với nam giới. Trong các thế kỷ được gọi là “Đêm trường trung cổ” có
những phụ nữ hàn lâm, có kiến thức và trí tuệ bị bài bác, thậm chí bị lên án,
bị bỏ tù. Thế kỷ 17 có trên 4000 phụ nữ trong đó hầu hết là nhà khoa học bị
nhà thờ Thiên Chúa giáo buộc tội là phù thuỷ và bị đàn áp. (Tạp chí Khoa
học & Phụ nữ , 1990).
Nhìn chung, sự phát triển của nữ trí thức không thể thiếu sự ủng hộ từ
nhiều phía: gia đình, cơ quan, cộng đồng. Tuy nhiên, quá trình hoàn thiện

các vai trò mà họ đảm nhiệm không đơn giản, nhất là vai trò trong gia đình
những thiên chức gắn với họ suốt cả cuộc đời. Để điều hoà, giải quyết mọi
mâu thuẫn, xung đột giữa các vai trò thực sự là khó khăn đối với họ. Trách
nhiệm nặng nề với gia đình đã khiến một số phụ nữ đành phải gạt bỏ công
việc sang một bên, chịu tụt hậu so với các đồng nghiệp nam. Nhiều kết quả
nghiên cứu về giới cho thấy, đối với những nữ trí thức trẻ, khó khăn càng
nhiều hơn khi có con nhỏ. Chính vì vậy, nhiều nữ trí thức bị quá tải về sức
lực, thiếu thời gian nghỉ ngơi, học tập, không cập nhật thông tin, giảm sút sự
thăng tiến, tạo tâm lý an phận.
Vấn đề nâng cao năng lực của nữ trí thức trước hết là ở trong gia đình. Họ
phải nhận được sự ủng hộ từ phía gia đình, chồng con. Đó là sự thay đổi rất
lớn về “giá trị” trong gia đình từ truyền thống sang hiện đại, từ chỗ nam giới
chỉ chấp nhận phụ nữ làm những công việc gia đình đến việc chấp nhận phụ
nữ mang trí tuệ của mình phục vụ và lãnh đạo xã hội.
10

Trong các cuộc điều tra xã hội học cho thấy, khi phải chọn lựa giữa hai giá
trị gia đình và công việc, phụ nữ thường chọn gia đình. Khác với nam giới,
phần lớn phụ nữ cho rằng đạt được thành tích hoặc chức vụ lãnh đạo cũng
tốt, không được cũng không sao, nhưng chăm sóc một gia đình êm ấm là
trách nhiệm của họ. Yếu tố giới, đặc thù giới ảnh hưởng không nhỏ đến vai
trò và nhận thức của phụ nữ nói chung và nữ trí thức nói riêng. Vì lẽ đó, hầu
hết nữ trí thức đã phải trăn trở trước câu hỏi lớn của đời mình: sự nghiệp hay
gia đình?, trong khi nam trí thức có thể tự do theo đuổi sự nghiệp của mình
với một niềm đam mê lớn và có vợ ở đằng sau lưng để ủng hộ động viên.
Trên thực tế đã có những bi kịch gia đình xảy ra khi nữ trí thức đam mê với
công việc. Cái giá phải trả để có thể làm tốt cả việc nhà lẫn công việc ngoài
xã hội của mình đã khiến nữ trí thức phải cố gắng nỗ lực hơn rất nhiều lần so
với nam trí thức.
Phụ nữ trí thức phải chịu quá trình đào tạo “đứt đoạn” trong khi nam giới

có quá trình đào tạo liên tục. Tình trạng này đã ảnh hưởng lớn đến sự phát
triển trí tuệ, thể lực và khả năng sáng tạo của nữ trí thức. Thậm chí có một số
nữ thanh niên do tích cực học đến khi đạt được bằng cấp cao thì lại vướng
phải một khó khăn là khó lấy chồng do quan niệm của hầu hết nam giới là
không muốn lấy vợ có học thức cao hơn mình.
Tính cách và phẩm chất giới (kiên nhẫn, khiêm tốn, vị tha) là những thuận
lợi cho sự hình thành và biểu lộ tri thức của phụ nữ. Tham gia vào khoa học
vừa là dịp thử thách năng lực, phẩm chất của phụ nữ, vừa là cơ hội tốt cho
sự phát triển và tiến bộ của phụ nữ. Tuy nhiên, tư duy khái quát, hệ thống,
tính duy lý, sự kiên nhẫn tìm tòi trong khoa học ở phụ nữ thường mâu thuẫn
với xúc cảm, sự lo lắng, quan tâm đến các việc nhỏ nhặt, phân tán. So với
11

nam giới, phụ nữ thường ít tính quyết đoán mạnh mẽ trong một số trường
hợp. Điều này cũng cản trở phụ nữ trong công việc.
Phụ nữ ít điều kiện giao tiếp như nam giới. Điều này làm hạn chế họ trong
việc thu thập những thông tin cần thiết cho công tác nghiên cứu, giảng dạy,
quản lý và ứng xử.
→ Cũng do trình độ văn hóa còn thấp mà có yếu tố chi phối công việc của
phụ nữ, kéo theo đó là mức thu nhập của họ cũng không cao.
3.2.3. Do thu nhập của phụ nữ còn thấp.
Nguồn thu nhập chính của người phụ nữ chủ yếu là từ canh tác nuôi trồng
nông, lâm, thủy sản, chiếm 55,5% tổng thu nhập, tiền lương tiền công chiếm
23,8% tổng thu nhập.
Thu nhập ít ỏi, nên phải dành ưu tiên chi tiêu cho những nhu cầu tối thiểu
để duy trì sự sống như mua lương thực thực phẩm, chất đốt luôn chiếm tỷ
lệ cao nhất, tới 65,1%. Còn chi cho những nhu cầu phục vụ chất lượng sống
như nhà ở, điện, nước, vệ sinh, y tế, giáo dục, giải trí chỉ chiếm 34,9%
Do đó, khi giá cả tăng cao, người nghèo sẽ phải dồn khoản tiền kiếm được
chỉ để duy trì cuộc sống, như phải tăng thêm 0,5% tiền để mua thực phẩm,

lương thực, thêm 0,5% tiền cho thuốc chữa bệnh và 1,4% cho đi lại (giai
đoạn 2006-2008). Các nhu cầu may mặc, giáo dục, mua sắm đồ dùng, nhà ở
bị co lại từ 0,2- 0,7%, dù nhóm người nghèo luôn được hưởng nhiều chính
sách miễn giảm của Nhà nước.
Đặc biệt, với những người lao động nhập cư, họ phải đối diện với nhiều
khoản chi ngoài các chi tiêu cơ bản như: Tiền thuê nhà thường tăng từ 20-
12

30%, tiền điện, tiền nước thường cao hơn 2-4 lần so với dân địa phương (mà
còn luôn tăng thêm do giá điện, nước tăng)
→ Phụ nữ chiếm đa số trong những người nghèo đói, họ là những người:
Về thu nhập: Họ có mức thu nhập thấp. Điều này do tính chất công việc
của họ đem lại. Người phụ nữ thường làm những công việc đơn giản, lao
động chân tay thủ công nhiều nhưng thu nhập chẳng được là bao. Hơn thế
nữa, những công việc này lại thường rất bấp bênh, không ổn định, nhiều
công việc phụ thuộc vào thời vụ và có tính rủi ro cao do liên quan nhiều đến
thời tiết (chẳng hạn như mưa, nắng, lũ lụt, hạn hán, động đất ). Các nghề
thuộc về nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp là những ví dụ cho vấn đề
này. Do thu nhập thấp nên việc chi tiêu cho cuộc sống là rất hạn chế. Hầu
hết các nhu cầu cơ bản, tối thiểu của con người như cái ăn, cái mặc, chỗ ở
chỉ được đáp ứng với mức độ rất thấp, thậm chí còn không đủ. Nhiều người
rơi vào cảnh thiếu ăn liên miên: chưa nói đến vấn đề đủ dinh dưỡng, riêng
việc đáp ứng lượng Kcalo cần thiết, tối thiểu cho con người để có thể duy trì
hoạt động sống bình thường họ cũng chưa đáp ứng được, hoặc đáp ứng một
cách khó khăn. Điều này đã kéo theo hàng loạt các vấn đề khác như làm
giảm sức khoẻ, do đó giảm năng suất lao động, từ đó giảm thu nhập cứ
như thế, nó đã tạo nên vòng luẩn quẩn mà những người phụ nữ nghèo rất
khó thoát ra được.
3.2.4. Do sức khỏe phụ nữ kém đã ảnh hưởng nhiều đến công việc và
đời sống của họ

Phụ nữ xưa nay vẫn xem là phái yếu trong xã hội, họ không có sức khỏe
như nam giới nên những công việc họ đảm nhiệm thường là những việc đơn
giản, nhẹ nhàng. Chính vì vậy mà phụ nữ thường mang hình ảnh người tề
13

gia nội trợ, chăm sóc chồng con. Xét về thu nhập thì họ là những người có
thu nhập thấp hơn, trong khi đó mọi khoản chi đều do họ nắm trả.
Người phụ nữ có nguy cơ mắc phải các bệnh thông thường cao như ốm
đau, các bệnh về đường giao tiếp, tình trạng sức khoẻ phụ nữ thường có sức
chịu đựng thấp hơn so với nam giới. Điều này đã làm ảnh hưởng đến sức
khoẻ của họ, giảm sức khoẻ cũng như hạn chế cơ hội tham gia công việc của
họ. Cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ nghèo đói chiếm đa
số ở phụ nữ.
3.2.5. Do phụ nữ bị bất bình đẳng trong sở hữu tài sản.
- Nam giới có cơ hội lớn hơn so với nữ giới trong “tiền tệ hóa” tài sản.
Một trong những cách chính để tiền tệ hóa tài sản là sử dụng đất để thế
chấp vay vốn. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây cho thấy trong số những
phụ nữ bị từ chối không được vay vốn, 20% nói rằng lý do là vì họ không có
vật thế chấp (Quỹ phát triển khu vực tư nhân Mêkông 2006). Mặc dù phong
tục truyền thống của Việt Nam thừa nhận cả phụ nữ và nam giới đều được
thừa kế đất đai nhưng trên thực tế, ít phụ nữ được đứng tên chủ sử dụng đất.
Mặc dù đất đai đã được cấp cho các hộ gia đình nông thôn từ năm 1988
nhưng đa số giấy CNQSDĐ đều do nam giới đứng tên. Bản sửa đổi Luật đất
đai năm 2003 quy định tất cả giấy CNQSDĐ mới phải bao gồm tên của cả
hai vợ chồng. Cho dù đây là một bước đi đúng hướng và sẽ đảm bảo rằng rất
nhiều phụ nữ tiếp cận được với đất đai và vốn tín dụng nhưng Luật lại không
yêu cầu sửa đổi các giấy CNQSDĐ được cấp từ trước. Có 81% các hộ gia
đình trong. Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam 2004 có giấy CNQSDĐ
cho một phần đất đai của họ. Bảng 1 dưới đây phân chia các loại giấy
CNQSDĐ theo người đứng tên chủ sử dụng đất.

14



Bảng 1. Nếu chỉ có một người đứng tên chủ sử dụng đất trong giấy tờ,
thường đó là nam giới:
Loại Đất
Chủ sử dụng đất
Chỉ nam
giới
Chỉ phụ
nữ
Cả hai
Đất nông nghiệp
hàng năm
66 19 15
Đất ở 60 22 18
(Nguồn: NHTG, 2006 sử dụng số liệu của Điều tra mức sống hộ gia đình
Việt Nam 2004).
Rất nhiều phụ nữ vì thế không đứng tên sở hữu tài sản là điều không chỉ
cho phép họ tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn vốn mà còn nâng cao sự an
toàn cho bản thân họ như trong trường hợp ly hôn hoặc thừa kế. Với 3/4 phụ
nữ tự làm, chủ yếu trong nông nghiệp hoặc khu vực không chính thức (so
với 59% nam giới). Việc tiếp cận của phụ nữ với các nguồn vốn sẽ có ảnh
hưởng đáng kể tới khả năng nâng cao năng suất và mở rộng kinh doanh của
họ.
Bảng 2 chỉ ra sự khác biệt giữa các nguồn tín dụng cho những người đứng
tên trong giấy CNQSDĐ: các hộ có giấy CNQSDĐ tiếp cận với các nguồn
tín dụng chính thức dễ dàng hơn so với những hộ không có giấy CNQSDĐ.
Điều đáng chú ý là kể cả khi có giấy CNQSDĐ, các hộ gia đình do phụ nữ

làm chủ hộ vẫn ít có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng chính thức hơn so với
các hộ do nam giới làm chủ hộ. Cần tiếp tục nghiên cứu để hiểu rõ hơn
những ràng buộc hạn chế việc tiếp cận tín dụng chính thức của phụ nữ cũng
như vai trò của giấy CNQSDĐ trong việc giải quyết tình trạng này.
15

Bảng 2. Hộ gia đình có giấy CNQSDĐ có cơ hội tiếp cận các nguồn tín
dụng chính thức tốt hơn

Ngu
ồn tín dụng

Chính
thức
Bán
chính
thức

nhân
Tổng
Tổng số 56 10 35 100
Giấy CN QSDĐ cho mọi loại
đất
Nam gi
ới l
à ch
ủ hộ




Không 40 13 47 100
Có 62 9 29 100
N
ữ giới l
à ch
ủ hộ



Không 43 12 46 100
Có 51 11 39 100

→ Bảng số liệu trên đã phần nào thấy rõ được sự chênh lệch bất bình đẳng
giữa nam giới và phụ nữ trong việc sở hữu tài sản. Phụ nữ vẫn chưa có vị thế
trong gia đình và xã hội so với nam giới. Do đó mà tác động ảnh hưởng đến
đời sống của họ.
- Thu nhập thấp đã tạo nên tình trạng thiếu tài sản ở người phụ nữ. Tài sản
ở đây có thể là tài sản vật chất, tài sản con người, tài sản tự nhiên, tài sản tài
chính, tài sản xã hội. Tài sản con người thể hiện ở khả năng có được sức lao
động cơ bản, kỹ năng và sức khoẻ tốt. Như đã trình bày ở trên, do thu nhập
thấp nên người phụ nữ không thể đáp ứng một cách đầy đủ nhu cầu về lương
16

thực thực phẩm. Ăn uống cực kì thiếu thốn cộng với lao động nặng nề đã
làm giảm sức khoẻ do đó cũng không đảm bảo được các kỹ năng cũng như
sức lao động cơ bản. Tài sản tự nhiên như đât đai, thiếu tài sản tự nhiên có
nghĩa là thiếu, không có hoặc có nhưng đất đai quá cằn cỗi, không thể canh
tác được. Tài sản vật chất ở đây như nhà ở, phương tiện sản xuất - người
nghèo có rất ít hoặc hầu như không có các phương tiện sản xuất. Điều này đã
hạn chế khả năng lao động của họ, làm họ khó khăn hơn nhiều so với những

người có đủ phương tiện sản xuất nó cũng làm giảm thu nhập của họ. Do
không có những tài sản giá trị để bảo đảm nên người nghèo cũng có rất ít
khả năng tiếp cận với các tổ chức cho vay vốn, do thu nhập thấp nên người
phụ nữ cũng không có khả năng tiết kiệm nhiều. Đó chính là thiếu hụt tài sản
tài chính. Còn tài sản xã hội, như các mối quan hệ và trách nhiệm đối với
nhau để khi cần có thể nhờ cậy và ảnh hưởng chính trị đối với các nguồn
lực, đối với người phụ nữ điều này cũng rất hạn chế, do thu nhập thấp, lúc
nào cũng phải lo chạy ăn đủ bữa nên người phụ nữ không quan tâm hoặc
không có khả năng tham gia nhiều vào các mối quan hệ xã hội. Một điều cản
trở nữa là, hầu hết khi tham gia vào các nhóm, tổ chức nào đó cũng cần có
thời gian, trong khi Phụ nữ phải gánh vác công việc của mình như nam giới
thì họ còn gánh vác thêm công việc nhà, chăm sóc dạy dỗ con cái. Điều này
đã làm cho người người phụ nữ khó tham gia vào các hoạt động, các tổ chức
các câu lạc bộ để góp phần nâng cao đời sống của chính mình.
3.2.6. Do phụ nữ có nguy cơ dễ bị tổn thương hơn nam giới.
Ở những người phụ nữ, nguy cơ dễ bị tổn thương là nhân tố luôn đi kèm
với sự khốn cùng về vật chất và con người.
Vậy nguy cơ dễ bị tổn thương là gì?
17

Nó chính là nguy cơ mà người nghèo phải đối mặt với nhiều loại rủi ro như
bị ngược đãi, đánh đập, thiên tai, bị thôi việc, phải nghỉ học Nói cách khác,
những rủi ro mà người phụ nữ phải đối mặt chính là nguyên nhân khiến họ
rất dễ bị tổn thương.
Những người phụ nữ do tài sản ít, thu nhập thấp, họ chỉ có thể trang trải
hạn chế, tối thiểu các nhu cầu thiết yếu nhất của cuộc sống. Vì vậy, khi rủi
ro xảy ra họ rất dễ bị tổn thương và rất khó vượt qua được các cú sốc có hại,
những cú sốc mang tính tạm thời mà những người có nhiều tài sản hơn dễ
dàng vượt qua được. Do thu nhập thấp, người phụ nữ có rất ít khả năng tiếp
cận với các cơ hội tăng trưởng kinh tế, vì thế họ thường phải bỏ thêm các chi

phí không đáng có hoặc giảm thu nhập. Nguy cơ dễ bị tổn thương đã tạo nên
một tâm lý chung của người phụ nữ là sợ phải đối mặt với rủi ro, vì vậy họ
luôn né tránh với những vấn đề mang tính rủi ro cao, kể cả khi điều đó có
thể đem lại nhiều lợi ích cho họ nếu thành công (ví dụ đầu tư vào giống lúa
mới, áp dụng phương thức sản xuất mới ) chính điều này đã làm họ sống
tách biệt với xã hội bị cô lập dần với guồng quay của thị trường và do vậy
cuộc sống của họ càng trở nên nghèo khó hơn.
3.2.7. Do người phụ nữ có vị thế thấp kém trong xã hội.
Không có tiếng nói và quyền lực, những người phụ nữ thường bị đối xử
không công bằng, bị gạt ra ngoài lề xã hội. Do vậy họ thường không có tiếng
nói quyết định trong các công việc chung của cộng đồng cũng như các công
việc liên quan đến chính bản thân họ. Không có tiếng nói và quyền lực còn
thể hiện ở chỗ những người phụ nữ bị đối xử bất bình đẳng trong chính gia
đình của họ. Người phụ nữ không có quyền quyết định việc gì và phải phụ
thuộc hoàn toàn vào người chồng của họ.
18

Theo các nhà nghiên cứu xã hội, phụ nữ thường phải gánh chịu ảnh hưởng
của nghèo đói nhiều hơn so với nam giới, do họ không có quyền quyết định,
có trình độ học vấn thấp hơn và có ít cơ hội hơn…
Những người phụ nữ nghèo ở các vùng nông thôn thường ít học, đẻ nhiều
nên sức khỏe kém. Thiếu sức lao động lại không có kỹ năng nghề nên việc
làm của phụ nữ bấp bênh, thu nhập thấp. Từ đó thiếu cơ hội nâng cao kỹ
năng và trình độ… Tất cả những yếu tố đó tạo thành cái vòng luẩn quẩn
nghèo đói đối với nhiều thế hệ phụ nữ.
Sức khỏe hạn chế, văn hóa thấp và thiếu vốn làm ăn là những đặc điểm
trong số phận mỗi người. Do vậy, hướng về phụ nữ nghèo nông thôn bằng
những việc làm có ý nghĩa thiết thực như các điển hình trên đây là hết sức
cấp bách và cần được coi là một nội dung quan trọng của các chính sách
kinh tế-xã hội liên quan ở các cấp, ở mỗi cộng đồng. Bởi điều chắc chắn là

khi cuộc sống vật chất và tinh thần của người phụ nữ được cải thiện thì đó sẽ
là “nền tảng vàng” để gia đình, con cái họ phát triển, bởi người phụ nữ luôn
luôn hướng đến hạnh phúc gia đình bằng những suy nghĩ và việc làm rất cụ
thể.
3.3. Quan hệ giới và sự thiếu quyền quyết định.
3.3.1. Mối quan hệ giới.
Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển thì vấn đề giới càng trở thành
vấn đề được quan tâm, chú ý hơn cả. Cụ thể hơn cho mối quan hệ giới đó
chính là vấn đề bất bình đẳng giới. Bất bình đẳng giới diễn ra trên nhiều lĩnh
vực khác nhau của cuộc sống.
- Đầu tiên, bất bình đẳng giới được thể hiện ngay trong tỷ lệ giới tính khi
sinh. Tỷ số giới bình thường là khi có 105 đến 108 bé gái sinh ra so với 100
bé trai. Ở Việt Nam, từ những năm 2000, số liệu thống kê qua các nghiên
19

cứu cho thấy có xu hướng mất cân bằng giới tính khi sinh, thể hiện qua số
trẻ em trai sinh ra đang ngày càng tăng lên so với trẻ em gái. Theo kết quả
của cuộc Tổng Điều tra Dân số do Tổng cục Thống kê Việt Nam phối hợp
cùng Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) thực hiện vào năm 2009, tỷ số
giới tính khi sinh của Việt Nam đã tăng đột biến lên đến mức 110.6 vào năm
2009. Đặc biệt là điều này chỉ xảy ra gần đây, từ năm 2003.
- Một lĩnh vực khác mà bất bình đẳng giới thể hiện đó trong lĩnh vực chính
trị.
Tỷ lệ phụ nữ tham gia hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 1999-2004 so
với nam giới như sau: Cấp tỉnh/ thành phố: nam chiếm 76,67% trong khi đó
nữ chỉ chiếm 22,33%; cấp quận/ huyện: nữ 20,12% còn cấp xã/ phường nữ
chiếm tỷ lệ thấp hơn: 16,56%.
- Phụ nữ tập trung quá nhiều trong một số lĩnh vực và nghề nghiệp trong
khi đó nam giới lại tập trung trong một số lĩnh vực và nghề nghiệp khác.
Gần một nửa số lao động nữ chủ yếu tự làm sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ

này ở lao động nam là một phần ba. Ngoài lĩnh vực nông nghiệp, trong khi
thường thấy phụ nữ tự làm (26% lao động nữ và 19% lao động nam) thì
thường thấy nam giới với các việc làm hưởng lương: 41% nam giới (ngược
lại với 26% phụ nữ). Trong các lĩnh vực khác nhau, tỷ lệ phần trăm phụ nữ
lao động làm việc trong nông nghiệp và thương mại lớn hơn so với tỷ lệ
phần trăm nam giới lao động, và tình hình ngược lại trong lĩnh vực công
nghiệp thứ cấp và dịch vụ. Thậm chí trong các công việc này cũng cho thấy
sự khác biệt giới.
Ngoài ra, bất bình đẳng giữa nam và nữ giới còn được thể hiện trên rất
nhiều lĩnh vực khác như: gia đình, việc làm, nghề nghiệp…
► Nguyên nhân của tình trạng bất bình đẳng giới được xác định trên
những nguyên nhân cơ bản như:
20

- Từ quan niệm sống tồn tại từ xa xưa và vẫn còn rơi rớt cho đến nay nên
người phụ nữ không có nhiều cơ hội để tiếp cận y tế, giáo dục, việc làm…
nâng cao vị thế của mình.
- Bên cạnh đó, sự thay đổi chuẩn mực văn hóa chưa được rõ ràng cũng chính
là nguyên nhân cơ bản để tình trạng bất bình đẳng giới vẫn diễn ra. - Đời
sống kinh tế cũng ảnh hưởng rất nhiều đến bất bình đẳng giới.
- Một nguyên nhân nữa là các chính sách phát triển về giới vẫn có thể tạo ra
các kết cục về phân biệt giới. Các chính sách cùng các chuẩn mực xã hội
phân bố không đồng đều có thể dẫn đến tình trạng tiếp cận các nguồn lực
không đồng đều giữa nam và nữ…
► Những ảnh hưởng, hậu quả của bất bình đẳng giới trong xã hội tạo
nên nghèo đói là rất rõ ràng.
- Bất bình đẳng giới không tạo ra cơ hội tiếp cận cũng như phát triển cho
nữ giới nên không thể mang lại cơ hội ngang bằng để phát triển các lĩnh vực
trong cuộc sống như: kinh tế, văn hóa, xã hội…
- Việc không bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ làm ảnh hưởng đến vị thế

của phụ nữ, hiệu quả của công việc, phát triển kinh tế, dẫn đến nghèo đói.
Phụ nữ nghèo một phần do các lý do chủ quan như: sức khỏe, năng lực…
thì việc không được tiếp cận với những cơ hội trong cuộc sống một cách
công bằng nên hình ảnh người phụ nữ thường gắn với nghèo đói.
Vì vậy, việc xóa bỏ thói quen ngàn đời đó thực sự là một “cuộc cách
mạng” khó, đòi hỏi thời gian lâu dài.
Thời gian gần đây, Đảng và Nhà nước ta ngày càng có nhiều chính sách
thể hiện sự quan tâm đến vấn đề bình đẳng giới, bênh vực quyền lợi cho nữ
giới, quy định các biện pháp thực hiện nhằm xoá bỏ dần những phong tục,
tập quán lạc hậu không có lợi cho những người phụ nữ…
21

Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng
sản Việt Nam đã khẳng định: "Đối với phụ nữ, thực hiện tốt luật pháp và
chính sách bình đẳng giới, bồi dưỡng, đào tạo nghề nghiệp, nâng cao học
vấn; có cơ chế chính sách để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các cơ
quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp, các ngành; chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ
bà mẹ và trẻ em; tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt thiên chức người mẹ;
xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc".
Nhà nước và nhân dân Việt Nam lên án sự phân biệt đối xử trên cơ sở giới
và đang nỗ lực loại trừ sự phân biệt đối xử với phụ nữ bằng nhiều biện pháp.
Tuy nhiên, trong đời sống xã hội, vẫn còn các hành vi đối xử bất công với
phụ nữ, đặc biệt là ở các công ty, xí nghiệp tư nhân, liên doanh nước ngoài
v.v… Các cơ quan chức năng của Nhà nước sẽ thực hiện các biện pháp triệt
để hơn nữa nhằm bảo đảm cho phụ nữ quyền bình đẳng, không bị phân biệt
đối xử như pháp luật đã quy định. Các tổ chức công đoàn, nữ công và hội
phụ nữ cơ sở chủ động, tích cực trong vai trò người giám sát việc thực thi
pháp luật và bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của lao động nữ.
Công tác tuyên truyền giáo dục sẽ tiếp tục được đẩy mạnh để mọi người
dân, đặc biệt là phụ nữ có thể hiểu rõ và tự bảo vệ các quyền và lợi ích

hợp pháp của mình.
(Báo cáo CEDAW lần 6 - Điều 6)
Là một trong những nước dẫn đầu thế giới về tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các
hoạt động kinh tế và dẫn đầu khi vực Châu Á Thái Bình Dương về tỷ lệ nữ
giới trong quốc hội, Việt Nam được xem như là một trong những nước tiến
bộ hàng đầu vê lĩnh vực bình đẳng giới. Nước ta có những chính sách phù
hợp nhằm đảm bảo quyền bình đẳng cho phụ nữ và nam giới và đã có những
tiến bộ đáng kể nhằm giảm khoảng cách về giới trong lĩnh vực y tế và giáo
22

dục cũng như cải thiện tình hình của phụ nữ nói chung. (Báo cáo về tình
hình giới ở Việt Nam CGA-2006).
Trong những thập kỷ gần đây, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ nổi bật
trong việc cải thiện điều kiện sống của nhân dân và giảm chênh lệch giới,
phản ánh các nỗ lực đáng kể của đất nước trong xóa đói giảm nghèo và cam
kết của Chính phủ tiến tới bình đẳng giới. Việt Nam đứng thứ 109 trong số
177 quốc gia về chỉ số phát triển con người của Chương trình phát triển liên
hiệp quốc (UNDP, 2006), thuộc nhóm các quốc gia trung bình về phát triển
con người.
Những nỗ lực trong việc thu hẹp khoảng cách giới và đầu tư vào nguồn
vốn con người đã dẫn đến việc Việt Nam được xếp hạng thứ 80 trên thế giới
(trong tổng số 136 quốc gia) về chỉ số phát triển giới (GDI) và trở thành
quốc gia đạt được sự thay đổi nhanh chóng nhất trong việc xóa bỏ khoảng
cách giới trong vòng 20 năm trở lại đây ở vùng Đông Á. Những nỗ lực này
bao gồm việc phân phối thành công các dịch vụ giáo dục và chăm sóc sức
khỏe cho cả phụ nữ và nam giới, cải thiện khả năng tiếp cận cơ hội việc làm
và tham gia vào quá trình ra quyết định. Kết quả của những biện pháp này
thể hiện ở tỷ lệ biết đọc biết viết của người lớn cao cho cả nam lẫn nữ, số
liệu học sinh nhập học cho thấy sự khác biệt không đáng kể giữa bé trai và
bé gái, và tỷ lệ nữ đại biểu quốc hội cao nhất trong khu vực châu Á - Thái

Bình Dương (27% từ 2002) (TCTK-Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ
nữ, 2005). Việt Nam cũng tự hào là một trong những quốc gia có tỷ lệ tham
gia kinh tế cao nhất trên thế giới: 85% nam giới và 83% nữ giới trong độ
tuổi 15 đến 60 tham gia vào lực lượng lao động trong năm 2002.
(Báo cáo phát triển Việt Nam, 2004).
3.3.2. Phụ nữ và sự thiếu quyền quyết định.
23

Sự bất bình đẳng trong quyền quyết định của người phụ nữ là một quan
điểm vốn tồn tại từ xa xưa cho đến nay trở thành một thói quen, một nếp
nghĩ ăn sâu vào trong đời sống của mỗi người và vẫn tiếp diễn cho đến nay.
Có nhiều vấn đề trong sự bất bình đẳng đối với nữ trong mối quan hệ giới
từ trước đến nay thể hiện như: việc cung cấp cơ hội giáo dục cho trẻ em gái
và phụ nữ dân tộc thiểu số; việc tiếp tục tồn tại các định kiến giới trong các
tài liệu giáo dục và sách giáo khoa…
Tuy nhiên, để giải quyết các vấn đề trên thì trước tiên chúng ta cần phải tác
động trực tiếp để làm sao mà nữ giới có được quyền quyết định cho riêng
mình.
Theo báo cáo của Ngân hàng chính sách xã hội, tính đến tháng 12/2002,
số hộ nghèo do nữ làm chủ hộ được vay vốn tín dụng chiếm khoảng 60%
(tăng 20% so với thời điểm báo cáo lần 3 và 4). Như vậy, từ việc người
phụ nữ được vay vốn tín dụng nên họ có thể tự quyết định về kinh tế trong
gia đình cũng như công việc của mình.
Trước hết với tư cách là người lao động sản xuất. Phần lớn phụ nữ nước ta
làm nghề nông. Số liệu cho biết, cứ 100 lao động nữ thì có 46 người làm
nông, con số này ở nam là 39. Trong đó, tỷ lệ nữ sản xuất ở hộ gia đình cũng
cao hơn so với nam (63% so với 53% - Viện Khoa học xã hội Việt Nam,
2007. Báo cáo phân tích số liệu điều tra về bình đẳng giới). Điều này cho
thấy khi nước ta thực hiện cắt giảm thuế nhập khẩu, hạn chế các khoản chi
hỗ trợ trực tiếp cho nông dân theo cam kết với WTO, đồng thời khi thị

trường mở cửa ngày càng rộng đối với nông phẩm nhập khẩu thì nguy cơ
phá sản hoặc thu nhập bấp bênh đối với nữ là cao hơn hẳn so với nam. Trên
thực tế vẫn còn nhiều rào cản xã hội đang cản trở địa vị của họ trong gia
đình và bước tiến ngoài xã hội, bằng chứng là nhiều nghiên cứu thực nghiệm
đã chỉ ra rằng địa vị của người phụ nữ nông thôn tuy được cải thiện song cơ
24

bản vẫn còn rất thấp so với nam giới. Ví dụ: đứng tên quyền sử dụng nhà
đất: vợ chiếm 7,3%, chồng là 88,6% (điều tra gia đình Việt Nam, 2006); tỷ
lệ phụ nữ tham gia vào hệ thống chính trị cơ sở là rất thấp, nhiệm kỳ 2004-
2009 phụ nữ là đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã chiếm 19,53%; tham gia
vào ủy ban nhân dân chiếm 3,9% và rất ít phụ nữ đảm nhiệm vai trò chủ tịch
hay phó chủ tịch ở cấp xã
Theo báo cáo về tình hình giới ở Việt Nam năm 2006, dù tỷ lệ nữ giới
tham gia vào hệ thống chính trị khá cao nhưng tiếng nói và sự hiện diện của
họ vẫn chỉ ở bên lề trong bối cảnh văn hóa, chính trị với đa số là nam giới và
quyền quyết định vẫn thuộc về một số nam giới.
► Nguyên nhân của tình trạng này là:
- Do sự thay đổi các chuẩn mực văn hóa còn chưa được rõ ràng, cơ chế
tuyển dụng thiếu sự mở rộng.
Quá trình thay đổi còn tập trung vào số lượng chưa chú trọng vào xây dựng
năng lực cho phụ nữ để họ có thể thực hiện tốt chức năng của mình và có
khả năng quyết định được tốt hơn.
- Do nữ giới không có cơ hội bình đẳng trong công việc, tiếp cận giáo dục,
y tế, thời gian, tuổi tác…nên dẫn đến quyền quyết định trong kinh tế, trong
công việc, trong gia đình không cao.
Trong gia đình, có thể nói mối quan hệ vợ - chồng là mối quan hệ “chủ đạo”,
không phải chỉ vì nó là mối quan hệ được thiết lập đầu tiên để tạo nên một
“tổ chức” gọi là gia đình, mà còn vì nó là mối quan hệ sẽ chi phối toàn bộ
các mối quan hệ khác. Trước kia, ngay từ khi còn sống chung với gia đình

thì người phụ nữ cũng không được quyết định trong mối quan hệ hôn nhân
của mình, mà phụ thuộc vào cha mẹ, nếu chống lại thì được cho là vi phạm
chuẩn mực đạo đức, bất hiếu với cha mẹ. Rồi khi đã đi lấy chồng thì quyền
quyết định chủ yếu trong mọi công việc gia đình cũng phụ thuộc chủ yếu
25

vào người chồng và có thể là con trai trong gia đình nếu không may người
chồng mất đi. Và quan niệm đó cho đến ngày nay vẫn tồn tại tuy không còn
nhiều. Những năm trở lại đây hầu như người phụ nữ không còn chấp nhận
những cuộc hôn nhân dựa trên nền quan niệm ấy nữa. Họ không chấp nhận,
không phải chỉ vì những người phụ nữ đòi quyền bình đẳng, mà còn vì đàn
ông cũng không muốn hoặc không thể gánh vác vai trò “trụ cột gia đình”.
Phụ nữ ngày nay, có gia đình rồi vẫn được tự do với các mối quan hệ xã hội
bên ngoài, tự do tìm kiếm hay đón nhận cơ hội nghề nghiệp, tự do quyết
định các vấn đề tài chính.
Tuy nhiên, phụ nữ làm kinh tế gia đình được hưởng các quyền lợi như nam
giới theo quy định chung, ngoài ra không có quy định riêng nào khác.
Trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều biện
pháp nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình, đặc biệt phát triển mạnh ở khu
vực nông thôn, coi mỗi hộ gia đình là một đơn vị kinh tế, tạo việc làm
cho chính các thành viên trong gia đình, thu hút lao động tại chỗ, góp phần
xoá đói giảm nghèo và nâng cao đời sống nhân dân. Các mô hình cho vay tín
dụng nhỏ từ các chương trình việc làm, xoá đói giảm nghèo, kinh tế trang
trại, đã giúp phụ nữ vừa có việc làm, vừa tăng thu nhập cho gia đình.
Ngoài ra, phụ nữ còn được sự quan tâm của các tổ chức đoàn thể. Đặc biệt
các cấp Hội phụ nữ được Chính phủ cho phép đứng ra làm tín chấp để tổ
chức cho hội viên vay vốn làm kinh tế gia đình. Hàng năm, có khoảng 30%
trong tổng số dự án nhỏ do các cấp Hội phụ nữ đứng ra tổ chức cho phụ nữ
vay. Mức thu nhập bình quân của người làm kinh tế gia đình bằng khoảng
40% - 60% và khoản thu nhập này đã đóng góp vào tăng thu nhập cho bản

thân và gia đình họ.

×