Chương I : TỔNG QUAN VỀ THUẾ
1. Thuế tạo nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước vì nguồn thu từ thuế chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng ngân sách nhà nước ( phạm vi điều tiết rộng )
2. Nhà nước thu thuế để phục vụ cho hoạt động chi tiêu công của nhà nước.
3. a. Một số quan điểm về thuế:
Thuế là bổn phận, nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước Thuyết quyền lực
nhà nước.
Thuế là kết quả tất yếu của 1 khế ước mặc định giữa nhà nước và dân chúng. Thuế
thường là các văn bản luật hoặc dưới luật Thuyết khế ước.
Thuế là một khoản đóng góp mang tính bắt buộc của dân chúng , huy động một
nguồn thu cho ngân sách nhà nước Thuyết quan điểm hiện đại.
b. Một số khái niệm về thuế:
Trên giác độ kinh tế học: thuế là 1 biện pháp đặc biệt mà Nhà nước sử dụng
quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực từ khu vực tư sang khu vực
công, nhằm thực hiện các chức năng kinh tế, xã hội của nhà nước.
Trên giác độ phân phối thu nhập: thuế là hình thức phân phối và phân phối
lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho
việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước.
Trên giác độ người nộp thuế: thuế là 1 khoản đóng góp bắt buộc mà tổ chức,
cá nhân có nghĩa vụ đóng góp cho nhà nước để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho
việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước.
4. Khái niệm thuế : Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của pháp nhân, thể nhân cho
nhà nước theo mức độ và thời hạn quy định, không mang tính chất hoàn trả trực tiếp,
nhằm sử dụng cho mục đích chung của xã hội.
1
5. Bản chất của thuế
Biểu hiện bên ngoài của thuế là sự vận động độc lập tương đối của tiền ( tiền chạy
từ túi người dân sang túi của nhà nước ).
Biểu hiện bên trong của thuế là sự cưỡng bức nguồn tài chính của nhân dân.
6. Đặc trưng của thuế:
Bắt buộc ( tính cưỡng bức )
Thuế là khoản thu có tính chất xác định.
Thuế là 1 khoản thu không có đối khoản cụ thể, không hoàn trả trực tiếp sử dụng
cho mục tiêu công cộng.
Tính không đồng nhất ( giữa việc nộp thuế và lợi ích nhận được từ việc nộp thuế)
Sự khác biệt giữa thuế và phạt tiền là: tính bắt buộc của thuế mang tính đơn
phương vô điều kiện
7. Mối quan hệ giữa nhà nước và thuế :
Khi nhắc đến thuế, chúng ta nghĩ ngay đến nhà nước. Nhá nước tồn tại tất yếu phải có
thuế để đảm bảo điều kiện vật chất cho sự tồn tại và hoạt động của mình.
8. Chức năng của thuế:
Phân phối lại thu nhập ( chức năng cơ bản, đặc thù nhất ). Thuế điều tiết bớt một
phần thu nhập của nhà sản xuất và người tiêu dùng phát sinh từ hoạt động kinh tế.
Điều tiết kinh tế
2
9. Vai trò của thuế:
Công cụ chủ yếu huy động nguồn lực vật chất cho nhà nước.
Công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô phù hợp với sự phát triển kinh tế của từng thời kỳ
Công cụ điều hòa thu nhập, thực hiện công bẳng xã hội trong phân phối
10. Phân loại thuế
Căn cứ vào phương thức đánh thuế ( tính chất kỹ thuật ) :
Thuế trực thu ( thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế tài
nguyên, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp )
Thuế gián thu ( thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia
tăng, thuế môn bài )
Căn cứ vào cơ sở đánh thuế ( tính chất kinh tế ) : thuế thu nhập, thuế tiêu
dùng, thuế tài sản
Thuế tiêu dùng là thuế tỷ lệ
Thuế thu nhập, thuế tài sản là thuế lũy tiến
Thuế giá trị gia tăng mang tính lũy thoái ( người có thu nhập càng cao thì tỷ
lệ đóng góp vào thuế càng thấp ).
Căn cứ vào chế độ phân cấp và điều hành ngân sách : thuế trung ương và thuế
địa phương.
11. Thuế suất được coi là “ linh hồn ” của 1 sắc thuế.
3
12. Nộp thuế là :
Bắt buộc của nhà nước đối với công dân
Nghĩa vụ của 1 công dân
13. Tiêu thức xây dựng hệ thống thuế, chính sách thuế:
Nguyên tắc công bằng ( công bằng theo lợi ích được hưởng và công bằng theo khả
năng chi trả )
Nguyên tắc hiệu quả: hệ thống thuế được thiết lập phải thực sự mang lại những
hiệu quả kinh tế - xã hội.
Nguyên tắc khác: ổn định, đơn giản, rõ ràng, minh bạch
14. Tỷ trọng thuế của người tiêu dùng tùy thuộc vào quan hệ cung cầu của hàng hóa trên
thị trường, cụ thể tỷ trọng thuế mà người tiêu dủng phải gánh chịu là E
S
/ ( E
S
– E
D
)
15. Các yếu tố cơ bản của một luật thuế:
Tên gọi của luật thuế
Đối tượng nộp thuế và đối tượng miễn thuế
Đối tượng tính thuế hay đối tượng chịu thuế
Người chịu thuế
Căn cứ tính thuế
Thuế suất và biểu thuế suất
Phương pháp tính thuế
4
Nghĩa vụ người nộp thuế
Kê khai, thu, nộp, quyết toán thuế
Đối tượng nộp thuế : phải tính thuế và nộp thuế.
Đối tượng chịu thuế : nguồn dẫn xuất trực tiếp của thuế, có thể là hàng hóa, dịch vụ, thu
nhập hoặc tài sản. Đối tượng tính thuế : nguồn vật chất mà người ta tính toán trên đó số
tiền phải nộp, là giá trị của vật chịu thuế. Đối tượng chịu thuế vả đối tượng tính thuế
có nghĩa là trà lời câu hỏi “ Thuế đánh vào cái gì ? ”.
16. Hệ thống thuế:
Tổng hợp các sắc thuế khác nhau với cơ chế hoạt động, đối tượng điều chỉnh,
phương pháp tính thuế, mức độ điều tiết và phương pháp thu nộp khác nhau.
Tổng hợp các hình thức thuế khác nhau mà giữa chúng có mối liên hệ mật thiết
với nhau nhằm thực hiện các nhiệm vụ nhất định của Nhà nước trong từng thời kỳ.
Các yếu tố tác động tới hệ thống thuế : KINH TẾ - CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
17. Hệ thống thuế của Việt Nam đang áp dụng phân loại theo đối tượng nộp thuế, có 9
sắc thuế + phí, lệ phí ( lệ phí trước bạ, lệ phí đăng ký, phí cầu đường …)
Phí : khoản thu từ cung cấp các dịch vụ công cộng được quy định trong Danh
mục phí ( học phí, phí dự thi dự tuyển, phí bão lãnh, phí khám chữa bệnh, ….)
Lệ phí : khoản thu từ cung cấp các dịch vụ hành chính pháp lý của nhà nước.
18. Quá trình phát triển hệ thống thuế của Việt Nam
Thời nhà Trần chủ yếu là thuế trực thu
5
Thuế thân ( thuế đinh ) & Thuế điền ( thuế ruộng )
Thời Trịnh – Nguyễn: ngoài 2 loại thuế trên còn có thuế đò, thuế chợ, thuế muối,
thuế xuất nhập cảng ( đánh vào tàu buôn ngoại quốc theo chiều dài con tàu tiền
thân của thuế xuất nhập khẩu ).
Năm 1951, chính sách pháp luật thuế thống nhất gồm 7 loại thuế: thuế nông
nghiệp, thuế tem, thuế công thương nghiệp, thuế hàng hóa, thuế sát sinh, thuế
XNK, thuế trước bạ.
Năm 1990, một hệ thống pháp luật thuế hoàn chỉnh được ban hành, gồm 9 loại:
thuế nông nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế XNK, thuế doanh thu, thuế lợi tức,
thuế thu nhập, thuế tài nguyên, thuế vốn, thuế nhà đất.
THUẾ
HÀNG
HÓA
( 1951 )
Cải cách thuế bước 1
( 1990 )
THUẾ TIÊU THỤ
ĐẶC BIỆT
Cải cách thuế bước
2 ( 1998 )
THUẾ TIÊU THỤ
ĐẶC BIỆT
( mới )
Luật thuế tiêu thụ
đặc biệt ( 2008 )
Thuế xuất nhập khẩu mới được ban hành năm 2005.
Cải cách thuế bước 1
( 1990 )
THUẾ DOANH THU
Cải cách thuế bước 2
( 1997 )
THUẾ GIÁ TRỊ GIA
TĂNG
Luật thuế giá trị gia tăng
( 2008 )
Cải cách thuế bước 1
( 1990 )
THUẾ LỢI TỨC
Cải cách thuế bước 2
( 1997 )
THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP
Luật thuế thu nhập
doanh nghiệp ( 2008 )
Chương II: THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU
6
1. Khái niệm
Thuế XNK là một loại thuế gián thu đánh vào các mặt hàng được phép XK và NK
qua biên giới VN và hàng hóa được đưa từ trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu
phi thuế quan vào thị trường trong nước.
Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ VN, có ranh giới địa lý
xác định, được thành lập theo quy định của thủ tướng, chính phủ.
Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế,
kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại – công nghiệp…
Hàng hóa mua bán giữa các doanh nghiệp và khu phi thuế quan là hàng hóa
thuộc diện chịu thuế xuất nhập khẩu.
2. Vai trò của thuế XNK
- Hạn chế hoặc khuyến khích xuất nhập khẩu phù hợp với chính sách và sự phát
triển kinh tế.
- Là công cụ thực hiện chính sách đối xử trong quan hệ thương mại.
- Bảo hộ nền sản xuất trong nước, định hướng tiêu dùng
- Kích thích, mở rộng hoạt động ngoại thương.
- Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
3. Đối tượng không thuộc diện chịu thuế xuất nhập khẩu
- Hàng hóa vận chuyển quá cảnh, mượn đường qua cửa khẩu, biên giới.
- Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.
- Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài.
- Hàng hóa từ nước ngoài nhập khẩu và chỉ sử dụng trong khu PTQ.
- Hàng hóa vận chuyển giữa các khu phi thuế quan với nhau.
4. Đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu
7
a. Đối tượng tính thuế xuất nhập khẩu
- Hàng hóa XK, NK qua cửa khẩu biên giới VN.
- Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu PTQ và ngược lại.
b. Đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu nhưng được miễn thuế
- Hàng hóa tạm nhập - tái xuất hoặc tạm xuất – tái nhập ngược lại trong thời hạn
nhất định ( 90 ngày ). Quá thời hạn trên sẽ bị truy thu thuế XNK.
- Hàng hóa nhập khẩu của cá nhân, tổ chức nước ngoài theo tiêu chuẩn hành lý
miễn thuế, miễn trừ ngoại giao.
- Hàng hóa NK phục vụ hoạt động dầu khí, nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ.
- Hàng hóa nhập khẩu để gia công cho nước ngoài rồi xuất khẩu, hàng hóa xuất
khẩu để gia công cho phía VN rồi nhập khẩu theo hợp đồng gia công.
Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu từ cơ sở đưa gia công để gia công hàng xuất
khẩu Miễn thuế nhập khẩu, miễn thuế xuất khẩu.
Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu không phải từ cơ sở đưa gia công ( tự nhập
khẩu ) để gia công hàng xuất khẩu Nộp thuế nhập khẩu, miễn thuế xuất
khẩu và hoàn lại tương ứng.
- Hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử
dụng nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài Miễn thuế. Cụ thể như sau: Doanh
nghiệp VN xuất khẩu nguyên liệu, vật tư vào khu phi thuế quan, khu phi thuế quan
sản xuất xong rồi nhập khẩu vào VN
Doanh nghiệp VN nộp thuế xuất khẩu,
miễn thuế nhập khẩu.
c. Đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu nhưng được xét miễn
- Hàng hóa nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế.
- Quà biếu, quà tặng, hàng mẫu:
8
Tổ chức : nếu giá trị quà biếu tặng, hàng mẫu < = 30 triệu đồng
Cá nhân : nếu giá trị quà biếu tặng, hàng mẫu < = 1 triệu đồng
Cá nhân : nếu giá trị quà biếu tặng, hàng mẫu > 1 triệu đồng và thuế
xuất nhập khẩu phải nộp < = 50.000 đồng
5. Nộp thuế
- Thuế xuất nhập khẩu có 2 cách tính thuế:
Áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm
Số thuế
XNK
phải nộp
=
Số lượng hàng
hóa thực tế xuất
nhập khẩu ghi
trong tờ khai hải
quan
*
Trị giá
tính thuế
của một
đơn vị
*
Thuế
suất
*
Tỷ giá giao dịch
bình quân trên thị
trường ngoại tệ
liên ngân hàng do
NHNN công bố
Áp dụng thuế tuyệt đối
Số thuế
XNK
phải nộp
=
Số lượng hàng hóa
thực tế xuất nhập
khẩu ghi trong tờ
khai hải quan
*
Mức thuế
tuyệt đối tính
trên 1 đơn vị
hàng hóa
*
Tỷ giá giao dịch bình
quân trên thị trường
ngoại tệ liên ngân hàng
do NHNN công bố
- Số lượng hàng hóa làm căn cứ tình thuế XNK là số lượng của từng mặt hàng
thực tế XNK ghi trong tờ khai Hải quan.
VD: khai báo trong tờ khai hải quan nhập khẩu 1000 sàn phẩm.
Thực tế nhập 900 sp A => nộp thuế trên 1000 sp sau đó làm tờ khai xin
hoàn phần thuế tương ứng 100 sản phẩm không nhập.
9
Thực tế nhập 1100 sp A => làm thêm tờ khai bổ sung và nộp thuế trên 1100
sản phẩm.
- Thuế XNK được tính bằng VND.
- Đồng tiền nộp thuế
VND ( thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản)
Ngoại tệ mạnh, tự do chuyển đổi ( USD – thanh toán chuyển khoản )
6. Xét hoàn thuế
- Hàng hóa xuất nhập khẩu đã nộp thuế nhưng thực tế không xuất khẩu, nhập
khẩu hoặc xuất nhập khẩu ít hơn ( hàng thiếu )
- Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu, dùng để sản xuất hàng
xuất khẩu thì được hoàn tương ứng tỉ lệ thực tế xuất đi.
Lưu ý: Vật tư nhập khẩu để sản xuất nhiều loại sản phẩm nhưng chỉ xuất khẩu
một loại thì chỉ được hoàn thuế đối với lượng vật tư dùng để sản xuất mặt hàng
xuất khẩu đó.
7. Đối tượng nộp thuế ( phải tính thuế và nộp thuế )
- Chủ hàng hóa XK, NK.
- Tổ chức nhận ủy thác XK, NK.
- Đối tượng được ủy quyền, bảo lãnh, nộp thay thuế ( đại lý làm thủ tục hải quan,
các tổ chức tín dụng )
Đối tượng nộp thuế là đối tượng trực tiếp làm hồ sơ khai thuế với Hải quan.
8. Thời hạn nộp thuế
- Thuế xuất khẩu: 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
- Thuế nhập khẩu: 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
- Đối với nhập khẩu hàng tiêu dùng:
10
Đối tượng nộp thuế chấp hành tốt pháp luật về thuế thì thời hạn nộp
thuế là 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
Đối tượng nộp thuế được bảo lãnh thì thời hạn nộp thuế là trong thời
hạn bảo lãnh nhưng không quá 30 ngày ( < = 30 ngày).
Đối tượng nộp thuế không chấp hành tốt pháp luật về thuế thì phải nộp
xong thuế trước khi nhận hàng.
- Nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu
Đối tượng nộp thuế không chấp hành tốt pháp luật về thuế thì phải nộp
ngay trước khi nhận hàng.
Các đối tượng khác thì thời hạn nộp thuế là 275 ngày kể từ ngày đăng ký
tờ khai hải quan.
- Hàng tạm nhập - tái xuất, hàng tạm xuất – tái nhập : 15 ngày kể từ ngày hết
hạn tạm nhập tái xuất hoặc tạm xuất- tái nhập ( 90 ngày ) .
Chú ý vể trường hợp hoàn thuế xuất nhập khẩu
A nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, hàng hóa về rồi sau đó:
- A tự xuất khẩu đi: A được hoàn tương ứng số thuế nhập khẩu đã nộp.
- A ủy thác cho doanh nghiệp khác xuất khẩu: A vẫn được hoàn thuế.
- A bán cho B rồi B mới xuất khẩu hàng : A vẫn được hoàn thuế theo hình thức
sau: Khi bán hàng cho B, A đã cộng thuế nhập khẩu vào giá hàng hóa, khi đó B
là người chịu thuế nên khi xuất khẩu hàng đi, B sẽ đến cơ quan thuế ( cầm theo
hóa đơn chứng từ đầy đủ chứng minh nguồn gốc nhập khẩu của hàng hóa) để
làm hóa đơn, thủ tục hoàn thuế và nhận lại tiền.
Chương III: THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
1. Khái niệm
11
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa, dịch vụ đặc
biệt mà nhà nước có chính sách định hướng tiêu dùng.
Mức thuế suất cao ( thấp nhất 10%, cao nhất 70% ) nhằm điều tiết thu nhập của
những người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ đặc biệt đó. Người chịu thuế TTĐB là người
tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
2. Vai trò
- Hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng xã hội: thuế suất cao buộc người SX và tiêu
dùng phải chú ý trước khi sản xuất hay sử dụng.
- Thuế TTĐB điều tiết thu nhập của người tiêu dùng tốt nhất.
3. Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
- Hàng hóa:
+ Thuốc lá điếu, xì gà, chế phẩm khác từ cây thuốc lá, rượu bia, ô tô dưới 24
chỗ ngồi, xe mô tô 2, 3 bánh có dung tích trên 125 cm3.
+ Tàu bay, du thuyền ( nếu dùng cho mục đích vận chuyển hàng hóa, hành
khách, du lịch thì không chịu thuế TTĐB ).
+ Xăng, bài lá, vàng mã, hàng mã.
+ Điều hào nhiệt độ công xuất < = 90000 BTU (không bao gồm loại gắn trên ô
tô, xe lửa, tàu, thuyền…).
- Dịch vụ:
+ Kinh doanh vũ trường, massage, karaoke.
+ Kinh doanh casino, trò chơi điện tử có thưởng.
+ Kinh doanh đặt cược, golf, xổ số.
4. Đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
- Hàng hóa do cơ sở sản xuất, gia công:
12
Trực tiếp xuất khẩu
Bán cho cơ sở kinh doanh khác để xuất khẩu.
Ủy thác cho cơ sở kinh doanh khác để xuất khẩu.
- Tàu bay, du thuyền vận chuyển hàng hóa, hành khách, du lịch.
- Ô tô dùng cho mục đích công cộng, phục vụ số đông ( xe cứu thương, xe chở
phạm nhân, xe tang lễ ) và ô tô > = 24 chỗ.
- Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.
- Hàng vận chuyển quá cảnh, hàng tạm nhập tái xuất hoặc ngược lại trong thời
hạn quy định.
- Đồ dùng theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao, hành lý miễn thuế.
- Hàng xuất khẩu tử VN vào khu phi thuế quan không chịu thuế TTĐB ( ngoại
trừ ô tô < 24 chỗ ). Hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB nhập khẩu từ khu phi
thuế quan vào VN đương nhiên bị đánh thuế TTĐB.
- Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu PTQ và hàng hóa mua bán giữa các
khu PTQ không chịu thuế TTĐB, ngoại trừ xe ô tô < 24 chỗ.
Tóm lại: thuế TTĐB chỉ đánh vào những mặt hàng đặc biệt được tiêu thụ ở thị trường
trong nước, ảnh hưởng đến việc tiêu dùng trong nước. Vì vậy, nhà nước chỉ đánh thuế
TTĐB lên hàng hóa được nhập khẩu, được sản xuất và tiêu thụ trong nước. Những hàng
hóa được xuất khẩu không chịu sự điều chỉnh của thuế này.
5. Miễn, giảm thuế tiêu thụ đặc biệt
- Cơ sở kinh doanh gặp khó khăn do nguyên nhân bất ngờ ( thiên tai, địch họa, tai
nạn bất ngờ ) , bị lỗ được xét giảm thuế TTĐB. Mức giảm không được vượt
quá 30% số thuế phải nộp.
- Trường hợp thiệt hại quá nặng, không còn khả năng nộp thuế thì được xét miễn
số thuế còn phải nộp mà không có khả năng nộp.
13
6. Hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt
- Hàng hóa là nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hoặc gia công sau đó thực
tế có xuất khẩu hoàn thuế TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩu.
Lưu ý: Tất cả đầu vào đã nộp thuế mới được tính hoàn thuế.
7. Đối tượng nộp thuế
- Tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB.
- Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB.
Họ là người nộp thuế nhưng thuế TTĐB được cộng vào giá bán nên người tiêu
dùng mới là người chịu thuế.
Chú ý: Thuế TTĐB chỉ đánh 1 lần vào khâu sản xuất hoặc khâu nhập khẩu,
các khâu trung gian kinh doanh – thương mại – đại lý phân phối không phải tính và
nộp thuế TTĐB.
Ví dụ: A làm đại lý tiêu thụ bia cho 1 công ty sản xuất rượu bia, giá bán thanh
toán mỗi lít bia là 19.5000 đ/l, thuế suất thuế TTĐB là 30%, VAT là 10%. Cuối tháng A
đã tiêu thụ được 1000 l bia. Thuế TTĐB A phải nộp là 0 đồng.
8. Kê khai nộp thuế
- Cở sở sản xuất kê khai thuế TTĐB theo tháng.
- Hàng nhập khẩu : khai thuế theo từng lần phát sinh.
- Thời hạn nộp thuế : ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Đối với
hàng hóa nhập khẩu thuộc diện chịu thuế TTĐB, thời hạn nộp thuế TTĐB là
cùng thời hạn nộp thuế nhập khẩu.
9. Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt
- Đối với hàng hóa sản xuất trong nước : giá do cơ sở sản xuất bán ra.
14
- Đối với hàng nhập khẩu, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt = giá tính thuế nhập
khẩu + thuế nhập khẩu phải nộp. Nếu hàng nhập khẩu được miễn giảm thuế
nhập khẩu thì giá tính thuế TTĐB không bao gồm số thuế nhập khẩu được
miễn giảm.
- Đối với kinh doanh, vũ trường, matxa, karaoke: Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt
là doanh thu của các hoạt động đó.
Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp là:
Doanh thu kinh doanh vũ trường, karaoke, matxa
Thuế suất TTĐB *
1 + thuế suất thuế TTĐB
Ví dụ 1: Doanh nghiệp sản xuất bia lon, xuất bán trong nước 5.000l bia với
giá chưa thuế GTGT là 24.800 đ/l, trong đó trị giá vỏ lon là 3.800 đ/l, thuế suất
thuế TTĐB 75%. Tính thuế TTĐB phải nộp ?
Giải: Doanh nghiệp sản xuất bia lon, nếu giá bán bao gồm cả vỏ lon thì giá
tính thuế TTĐB là giá bán chưa có thuế TTĐB, chưa thuế GTGT của doanh
nghiệp sản xuất bao gồm giá trị vỏ lon.
Thuế TTĐB phải nộp = 5000 * 24800 / 1.75 * 75% = 53.142.857 đồng
Ví dụ 2: Nhả sản xuất bán trong nước 400 sản phẩm ( chịu thuế TTĐB 10%
và VAT 10% ) với giá thanh toán là 131.000 đ/sp, trong đó phụ thu là 10.000
đ/sp ( phụ thu không chịu thuế TTĐB, chịu VAT 10% ).
Thuế TTĐB tính cho 1 sản phẩm là
(131.000 – 10.000) / (1.1*1.1 ) * 10 % = 10.000 đ
Tổng số thuế TTĐB phải nộp = 400 * 10.000 = 4 triệu đồng
15
Ví dụ 3: Tại doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, giá thanh toán trọn gói của
dịch vụ là 506.000 đồng, trong đó có 220.000 là giá thanh toán của dịch vụ
không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, chịu thuế GTGT 10%, còn lại là giá thanh
toán của dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 30%.
Thuế TTĐB = ( 506.000 – 220.000 ) / ( 1.1 * 1.3 ) * 30% = 60.000 đồng
Ví dụ 4: Nhà sản xuất bán trong nước 100 sản phẩm ( chịu thuế TTĐB 15% )
với giá chưa thuế TTĐB, chưa thuế GTGT 10% là 575.000 đ/sp. Giá thanh
toán giữa người mua và người bán là bao nhiêu ?
Giá thanh toán = ( 575.000 + 575.000 * 15% + 575.000 * 1.15 * 10% ) =
72.7375 triệu đồng
Ví dụ 5 : Nhà sản xuất bán trong nước 500 sản phẩm ( chịu thuế TTĐB 40 %)
với giá chưa thuế GTGT 10% là 70.000 đ/sp. Giá thanh toán giữa người mua
và người bán là bao nhiêu ?
Giá thanh toán
= ( 70. 000 / 1.4 + 70.000 / 1.4 * 40% + 70.000 * 10% ) * 500 = 38.5 triệu
Ví dụ 6: Nhập khẩu 900l rượu mạnh ( đã nộp thuế nhập khẩu 18.72 triệu
đồng, thuế TTĐB 30.888 triệu đồng ). Sử dụng 900l rượu trên để sản xuất được
250.000l rượu nhẹ ( chịu thuế TTĐB 30% ). Bán trong nước 150.000l rượu
nhẹ. Tổng số thuế TTĐB được khấu trừ và hoàn là bao nhiêu ?
Thuế TTĐB được khấu trừ ( đối với hàng tiêu thụ trong nước )
= 30.888 * 150.000 / 250.000 = 18,5328 triệu đồng
Thuế TTĐB được hoàn = 0 ( vì không xuất khẩu )
Tổng số thuế TTĐB được hoàn và khấu trừ = 18,5328 triệu đồng
Chương IV: THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
16
1. Khái niệm
Là loại thuế gián thu đánh vào phần giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ trong
quá trình luân chuyển từ khâu sản xuất cho tới khi đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
2. Vai trò
- Thuế giá trị gia tăng hoàn thành xuất sắc vai trò tạo nguồn thu cho ngân sách
nhà nước.
- Khuyến khích chuyên môn hóa sản xuất.
- Khuyến kích xuất khẩu.
- Thúc đẩy các cơ sở kinh doanh thực hiện tốt chế độ kế toán.
3. Ưu điểm
- Hạn chế cơ bản hiện tượng thuế chồng thuế. VAT theo phương pháp khấu trừ
hạn chế hiện tượng chồng thuế tốt hơn VAT trực tiếp.
- Biến động thuế xuất không ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động SXKD.
- Tạo cơ chế tự kiểm soát ( đầu ra của doanh nghiệp này là đầu vào của doanh
nghiệp kia ).
4. Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng
Hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất – kinh doanh - tiêu dùng ở VN ( bao
gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài).
5. Đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng
- Sản phẩm nông- lâm - ngư nghiệp tự sản xuất, tự đánh bắt, chưa chế biến hoặc
chỉ sơ chế thông thường. Giá bán cho cơ sở sản xuất, kinh doanh là giá
không có VAT.
- Sản phẩm là giống vật nuôi, cây trồng, muối.
- Bảo hiểm và tái bảo hiểm.
17
- Dịch vụ cấp tín dụng ( cho vay, chiết khấu và tái chiết khấu các giấy tờ có giá,
bảo lãnh, cho thuê tài chính ) Lãi cho vay, lãi tiền gửi, phí bảo lãnh không có
VAT.
- Kinh doanh chứng khoán, dịch vụ tài chính phát sinh.
- Dịch vụ y tế - giáo dục Phí khám chữa bệnh không có VAT, còn thiết bị,
dụng cụ y tế, thuốc uống thuế suất VAT là 5%.
- Dịch vụ công công, vận chuyển hành khách công công Tiền xe buýt liên
tỉnh, nội tỉnh không có VAT.
- Nhập khẩu:
Máy móc, thiết bị trong nước chưa sản xuất được.
Hàng hóa, dịch vụ viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.
Đồ dùng của cá nhân, tổ chức thuộc diện miễn trừ ngoại giao, hành lý
miễn thuế.
- Xuất bản - nhập khẩu - phát hành báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách
chính trị, sách khoa học kĩ thuật, sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp
luật, sách viết bằng tiếng dân tộc thiều số. Các loại sách còn lại VAT là 5%.
- Phát sóng truyền thanh, truyền hình bằng ngân sách nhà nước.
- Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ VN.
- Hàng tạm nhập tái xuất, hàng tạm xuất tái nhập.
- Nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công theo hợp đồng xuất khẩu và
thực tế có xuất đi.
- Hàng hóa, dịch vụ mua bán giữa các khu phi thuế quan, nước ngoài và khu phi
thuế quan.
- Vàng thỏi, miếng, vàng chưa chế tác.
18
- Hàng hóa, dịch vụ của cá nhân kinh doanh có mức thu nhập bình quân tháng
thấp hơn lương cơ bản áp dụng đối với tổ chức, doanh nghiệp trong nước.
Ví dụ: 1 doanh nghiệp nhập khẩu vàng thỏi, vàng miếng trị giá tính thuế nhập
khẩu 3 tỷ đồng, vàng trang sức giá tính thuế nhập khẩu 4 tỷ đồng. Thuế suất
thuế nhập khẩu vàng 30%, thuế suất VAT 10%. Thuế GTGT mà doanh nghiệp
phải nộp ở khâu nhập khẩu = 4 * 1.3 * 10% = 0.52 tỷ
Lưu ý:
- Cơ sở kinh doanh hàng hóa dịch vụ không chịu VAT đầu ra không được khấu
trừ và hoàn VAT đầu vào trừ trường hợp áp dụng thuế suất 0 %.
- Hàng hóa khi xuất khẩu chịu thuế xuất khẩu và thuế giá trị gia tăng.
- Hàng hóa không thuộc diện chịu VAT khâu nhập khẩu nếu thay đổi mục đích
phải kê khai và nộp VAT.
6. Các mức thuế suất
Lúc mới ban hành VAT có 4 mức thuế suất: 0%, 5%, 10% và 20%. Nhưng mức
thuế suất 20% không được áp dụng phổ biến nên hiện nay chỉ còn 3 thuế suất.
Thuế suất 0% ( được khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào )
- Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu ( nước ngoài và khu phi thuế quan )
- Vận tải quốc tế.
- Hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế khi xuất khẩu
Thuế suất 5% ( hàng hóa, dịch vụ thiết yếu trong đời sống : nông nghiệp – y tế -
giáo dục – văn hóa – thể dục thế thao – phim )
Thuế suất 10% hàng hóa, dịch vụ còn lại.
Cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hóa, dịch vụ chịu mức thuế suất VAT khác nhau
phải kê khai thuế theo từng mức. Nếu không tách riêng được thì phải nộp thuế theo mức
thuế suất cao nhất của hàng hóa, dịch vụ.
19
7. Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở
VN, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh
- Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu VAT.
8. Hoàn thuế
- Trong 3 tháng liên tục có số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết.
- Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu VAT đầu vào chưa được
khấu trừ > 200 trd thì được hoàn theo tháng.
Ví dụ: Doanh nghiệp kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế
có số thuế GTGT phải nộp lũy kế như sau: T1/2009: -100 triệu đồng, T2/2009: -150 triệu
đồng, T3/2009: + 50 triệu đồng, T4/2009: -200 triệu đồng. Vào tháng 5/2009, doanh
nghiệp được hoàn số thuế tối đa là bao nhiêu ?
Doanh nghiệp chưa đáp ứng được điểu kiện “ lũy kế số thuế GTGT đầu vào 3
tháng liên tiếp < 0 ” chưa được hoàn thuế.
9. Giá tính thuế giá trị gia tăng
Hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu hoặc sản xuất – kinh doanh trong nước : Giá
bán trả ngay đã bao gồm thuế TTĐB ( nếu có ), chưa bao gồm VAT + Khoản phụ
thu, phí thu thêm ngoài giá hàng hóa, dịch vụ được hưởng – Các khoản phụ thu và
phí cơ sở kinh doanh phải nộp. Nếu doanh nghiệp thực hiện chiết khấu, giảm giá
thì giá tính VAT là giá đã chiết khấu, giảm giá.
Ví dụ 1: Một lô hàng tiêu dùng nhập khẩu có giá tính thuế nhập khẩu 10 tỷ đồng,
thuộc diện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu 5% và VAT 10%. Tuy nhiên sau khi xem
xét hồ sơ của đơn vị nhập khẩu, cơ quan hải quan đã ra quyết định miễn thuế nhập khẩu
đối với lô hàng này Số thuế giá trị gia tăng phải nộp = 10 * 10% = 1 tỷ đồng
Ví dụ 2: Một doanh nghiệp xuất kho 100 sản phẩm để khuyến mại cho khách
hàng. Chi phí sản xuất ra 1 sản phẩm loại này là 100.000 đ/ sp. Giá bán chưa VAT trong
20
trường hợp thương mại bình thường là 120.000 đ/sp. Giá xuất khẩu sản phẩm tại cửa
khẩu xuất là 125.000 đ/sp.
Vì đây là hàng quảng cáo, khuyến mại ( bán cho không ) nên không có phát
sinh giá trị gia tăng doanh nghiệp không phải chịu VAT đầu ra và được
hoàn VAT đầu vào cho phần nguyên liệu sản xuất ra số hàng khuyến mại này.
Ví dụ 3: Một công ty du lịch đưa khách đi tham quan Campuchia theo giá trọn gói
là 5 triệu đồng/khách. Tiền vé máy bay khứ hồi là 2 triệu đồng, chi phí ăn ở đi lại tại
Campuchia là 0.8 triệu đồng. Thuế suất VAT của du lịch là 10%
VAT phải nộp = ( 5 – 2 - 0.8) / 1.1 * 0.1 = 0.2 triệu đồng
Hàng hóa bán trả chậm, trả góp là giá bán trả ngay.
Hàng hóa dịch vụ trao đổi, biếu tặng, tiêu dùng nội bộ, trả thay lương:
giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát
sinh hoạt động này.
Cho thuê tài sản : khách hàng đưa tiền bao nhiêu xuất hóa đơn tương
ứng tính VAT trên số tiền đó.
Ví dụ: Trong kỳ tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, công ty A có 2
hợp đồng cho thuê nhà xưởng với nội dung như sau:
Hợp đồng 1: Thời hạn cho thuê 4 năm, giá cho thuê 132 triệu đồng/năm ( đã
bao gồm VAT 10% ) . Thu tiền hàng năm.
Hợp đồng 2 : Thời hạn cho thuê 2 năm, giá cho thuê 150 triệu đồng/năm ( đã
bao gồm VAT 10% ) . Thu tiền trước 1 lần cho 2 năm.
VAT công ty A phải nộp trong kỳ = ( 13,2 / 1,1 + 150 * 2 / 1,1 ) * 10%
Đại lý, môi giới, ủy thác xuất nhập khẩu: tiền hoa hồng, môi giới.
Ví dụ: Một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực môi giới bất động sản thực
hiện hợp đồng môi giới mua bán một căn hộ, giá mua bán chưa VAT của căn hộ
21
này là 600 triệu đồng. Hoa hồng môi giới chưa VAT nhận được của người bán là
20 triệu đồng, của người mua là 10 triệu đồng VAT mà doanh nghiệp môi giới
phải nộp là: ( 10 + 20 ) * 10%
10. Khấu trừ thuế giá trị gia tăng:
Áp dụng cho cơ sở kinh doanh thực hiện tốt chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ.
Đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ
Điều kiện để được khấu trừ VAT đầu vào ( phải thỏa mãn đồng thời tất cả
các điều kiện sau ):
Doanh nghiệp phải mua hàng từ doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu
trừ hoặc có chứng từ nộp VAT hàng nhập khẩu.
VAT đầu vào được khấu trừ phải liên quan đến hàng hóa, dịch vụ chịu VAT đầu
ra. Ví dụ: đầu ra của ngân hàng là lãi cho vay không chịu VAT VAT đầu vào
phục vụ cho phòng tín dụng không được khấu trừ VAT.
Hóa đơn GTGT phải ghi đủ 3 dòng: Tiền hàng, Tiền thuế GTGT, Tổng cộng tiền
thanh toán. Ví dụ: Món hàng trị giá 30 triệu, VAT là 3 triệu nhưng trên hóa đơn
GTGT chỉ ghi tổng cộng tiền thanh toán là 33 triệu ( không ghi tiền hàng và tiền
thuế GTGT ) thì:
• Người bán hàng phải nộp VAT đầu ra trên giá thanh toán của hóa
đơn ( 33 triệu )
• Người mua hàng không được khấu trừ VAT đầu vào 3 triệu
Nếu tổng giá trị hàng mua vào từng lần theo hóa đơn > = 20 triệu thì phải có
chứng từ thanh toán qua ngân hàng ( Doanh nghiệp phải chứng minh được tiền từ
tài khoản của người mua hàng chuyển sang tài khoản của người bán hàng )
Thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế được khấu trừ toàn bộ.
22
Hàng hóa mà doanh nghiệp sử dụng để khuyến mại, quảng cáo dưới hình thức
phục vụ cho sản xuất kinh doanh không chịu VAT đầu ra nhưng được khấu
trừ VAT đầu vào.
Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng VAT đầu vào của hàng hóa dùng để
làm ra sản phẩm có tính VAT và không tính VAT. Trường hợp không hạch toán
riêng được thì phải phân bổ như sau:
Đặt X = Doanh số chưa bao gồm VAT của hoạt động chịu VAT theo phương
pháp khấu trừ
VAT đầu ra = X * Thuế suất VAT ( 1 )
VAT đầu
vào được
khấu trừ
( 2)
=
Chi phí đầu
vào đủ chứng
từ hợp lệ chưa
bao gồm VAT
*
Thuế
suất
VAT
*
X
X + Doanh số của hoạt động không
chịu VAT
VAT phải nộp = ( 1 ) – ( 2 )
Doanh số của hoạt động không chịu VAT bao gồm:
Doanh số hoạt động tín dụng, tiền lãi cho vay, phí bảo lãnh, thu từ lãi tiền gửi
Doanh thu từ cho thuê tài chính
Doanh số xuất khẩu
Doanh số từ hoạt động bảo hiểm, tái bảo hiểm
Doanh số từ dịch vụ vận chuyển hành khách công cộng
Doanh số từ các hàng hóa nông nghiệp chưa chế biến hoặc mới sơ chế ….
11 . Xử lý trong trường hợp hóa đơn bán hàng ghi sai thuế suất
VAT phải nộp = VAT đầu ra - VAT đầu vào
23
Trên quan điểm của nhà nước, thuế sẽ tối đa mức VAT đầu ra ( lựa chọn mức thuế
suất cao nhất để xử phạt người bán hàng ) và tối thiểu VAT đầu vào ( lựa chọn mức thuế
suất thấp nhất để khấu trừ VAT đầu vào của người mua hàng )
Người bán hàng ghi thuế suất VAT trên hóa đơn < thuế suất VAT theo quy định
Người bán hàng phải nộp VAT đầu ra theo thuế suất quy định, nhưng ông
ta mới thu VAT của khách hàng theo thuế suất thấp hơn người bán hàng
phải bỏ thêm tiền túi của mình ra để nộp VAT đầu ra. Người mua hàng
được khấu trừ VAT đầu vào theo thuế suất trên hóa đơn ( hụt mất 1 phần
VAT đầu vào lẽ ra được hưởng theo quy định )
Người bán hàng ghi thuế suất VAT trên hóa đơn > thuế suất VAT theo quy định
Người bán hàng phải nộp VAT đầu ra theo thuế suất trên hóa đơn, chứ không phải
nộp thuế theo thuế suất quy định. Vì thuế quan điểm đây là tiền của nhà nước, anh
chỉ là người thu giùm nên khi anh thu dư thì phải đưa lại cho nhà nước. Người
mua hàng được khấu trừ VAT đầu vào theo thuế suất quy định, số VAT trà dư
không được khấu trừ bị mất tiền oan uổng. VAT đầu vào không được khấu trừ
này sẽ được tính vào chi phí được trử để xác định thuế TNDN.
12. VAT theo phương pháp trực tiếp:
Áp dụng cho cá nhân hộ kinh doanh không thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa
đơn chứng từ theo quy định hoặc hoạt động kinh doanh mua bán vàng bạc, đá quý,
ngoại tệ. Chú ý: khi áp dụng VAT trực tiếp thì số lượng đầu ra phải tương ứng số
lượng đầu vào số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp luôn > 0.
Cơ sở kinh doanh tính VAT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng
và giá vốn hàng bán của nó đã bao gồm VAT ( cách hạch toán của kế toán ).
24
Ví dụ: Cơ sở A nộp VAT theo phương pháp trực tiếp, trong kỳ kinh doanh số hàng
hóa bán ra là 500 triệu, giá vốn hàng hóa mua vào là 100 triệu, thuế suất thuế
GTGT là 10%. Số thuế GTGT phải nộp = ( 500 – 100 ) * 10 % = 40 triệu đồng
13. Phương pháp tính VAT trên doanh thu
Áp dụng khi cơ sở kinh doanh không có đủ hóa đơn mua hàng hóa, dịch vu đầu
vào ( không xác định đầy đủ chi phí ) nhưng có đầy đủ hóa đơn bán ra hoặc có đủ điều
kiện để xác định đúng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ
VAT phải nộp = Doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ * Tỷ lệ % GTGT trên
doanh thu theo phương pháp nộp VAT trên doanh thu * Thuế suất VAT
14. Tính VAT theo phương pháp khoán :
Cá nhân, hộ kinh doanh không xác định đầy đủ doanh thu và chi phí thì sẽ được
khoán tiền nộp VAT VAT nộp hàng tháng = Doanh thu khoán * Tỷ lệ % GTGT trên
doanh thu theo phương pháp khoán * Thuế suất VAT
BÀI TẬP VỀ CÁC TRƯỜNG HỢP GIA CÔNG
Việt Nam tự nhập
khẩu nguyên liệu,
vật tư về để gia công
VIỆT NAM
GIA CÔNG Khi xuất khẩu
25