Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI TỈNH HÀ NAM VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (963.36 KB, 74 trang )

Đề tài: Tiềm năng du lịch của tỉnh Hà Nam
Hà Nam là một tỉnh nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng Việt Nam. Phía bắc tiếp giáp
với Hà Nội, phía đông giáp với tỉnh Hưng Yên và Thái Bình, phía nam giáp tỉnh Ninh
Bình, đông nam giáp tỉnh Nam Định và phía tây giáp tỉnh Hòa Bình. Trong quy hoạch
xây dựng, tỉnh này thuộc vùng Hà Nội
1. Hành chính
Hà Nam bao gồm 1 thành phố Phủ Lý và 5 huyện
• Thành phố Phủ Lý (6 phường , 6 xã )
• Huyện Bình Lục (1 thị trấn , 20 xã )
• Huyện Duy Tiên (2 thị trấn , 20 xã )
• Huyện Kim Bảng (2 thị trấn , 17 xã )
• Huyện Lý Nhân (1 thị trấn , 25 xã )
• Huyện Thanh Liêm ( 1 thị trấn , 18 xã )
Hà Nam gồm 119 xã, phường và thị trấn
2. Điều kiện tự nhiên
Địa hình: Hà Nam là tỉnh đồng bằng giáp núi nên địa hình có sự tương phản giữa
đồng bằng và miền núi. Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông. Phía Tây của tỉnh (chủ yếu
ở huyện Kim Bảng) có địa hình đồi núi với các dãy đá vôi, núi đất và đồi rừng. Phía
Đông là đồng bằng với nhiều điểm trũng do phù sa bồi tụ từ các dòng sông lớn như sông
Đáy, sông Châu, sông Hồng.
Khí hậu: Hà Nam có điều kiện thời tiết, khí hậu mang đặc trưng của khí hậu nhiệt
đới gió mùa, nóng và ẩm ướt. Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 23 – 24 độ C. Lượng
mưa trung bình khoảng 1.900 mm. Độ ẩm trung bình hàng năm là 85%. Khí hậu có sự
phân hóa theo chế độ nhiệt với 2 mùa tương phản nhau là mùa hạ và mùa đông, cùng với
2 mùa chuyển tiếp tương đối là mùa xuân và mùa thu. Mùa hạ kéo dài từ tháng 5 đến
tháng 9, mùa đông thường kéo dài từ giữa tháng 11 đến giữa tháng 3, mùa xuân thường
kéo dài từ giữa tháng 3 đến hết tháng 4 và mùa thu thường kéo dài từ tháng 10 đến giữa
tháng 11. Vào 2 mùa chính trong năm, gió thịnh hành theo các hướng: nam, tây nam và
đông nam còn vào mùa hạ theo các hướng bắc, đông và đông bắc vào mùa đông.
Thủy văn: Chảy qua lãnh thổ Hà Nam là các dòng sông lớn như sông Hồng, sông
Châu, sông Đáy


Tài nguyên thiên nhiên:
Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của Hà Nam là 85.958,8 ha. Trong đó
đất nông nghiệp chiếm 67,4% (tương đương với 57.903,5 ha), đất phi nông nghiệp chiếm
28,2% (24.269,4 ha) và đất chưa sử dụng là 3.785,9 ha, chiếm 4,4 diện tích đất tự nhiên.
Các loại đất có diện tích tương đối lớn là đất phù sa, đất bãi bồi ven sông, đất nâu vàng
trên phù sa cổ, đất đỏ vàng trên đá phiến sét… phân bố trên các vùng khác nhau.
Tài nguyên nước: Hà Nam có lượng mưa trung bình khoảng 1.900 mm. Dòng chảy
từ mặt nước sông Hồng, sông Đáy, sông Nhuệ hàng năm đưa vào lãnh thổ khoảng 14,050
tỷ m
3
nước. Dòng chảy ngầm chảy qua lãnh thổ cũng giúp cho Hà Nam luôn luôn được
bổ sung nước ngầm từ các vùng khác. Nước ngầm ở Hà Nam tồn tại trong nhiều tầng và
chất lượng tốt, đủ đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản ở Hà Nam chủ yếu là đá vôi (trữ
lượng hơn 7 tỷ m
3
), làm nguyên liệu cho sản xuất xi măng, vôi, sản xuất bột nhẹ, làm vật
liệu xây dựng; các loại đá quý có vân màu phục vụ xây dựng, trang trí nội thất và làm đồ
mỹ nghệ; các mỏ sét làm gạch ngói, gốm sứ, xi măng và 1 số mỏ than bùn, mỏ đôlômit.
Phần lớn tài nguyên khoáng sản phân bố ở các huyện phía Tây của tỉnh, gần đường giao
thông, thuận lợi cho việc khai thác, chế biến và vận chuyển.
3. Giao thông
Đường quốc lộ qua
• quốc lộ 1A đi Hà Nội, Ninh Bình , đã được nâng cấp từ năm 2009 với 4 làn xe ô
tô và 2 làn xe thô sơ, có giải phân cách giữa.
• Quốc lộ 21 từ Phủ Lý đi Nam Định, Thái Bình với 2 làn xe ô tô và 2 làn xe thô sơ.
• Quốc lộ 21A từ Phủ Lý đi Hòa Bình và nối với đường mòn Hồ Chí Minh, với 4
làn xe ô tô đoạn qua đồng bằng. Đoạn qua núi với 2 làn xe ô tô và 2 làn xe thô sơ.
• Quốc lộ 21B đi các huyện thuộc tỉnh Hà Tây cũ, đi chùa Hương, 2 làn xe ô tô.
• Quốc lộ 38: hướng từ thị trấn Đồng Văn - Duy Tiên đi Chùa Hương với quy mô 2

làn xe ô tô. Hướng từ thị trấn Đồng Văn đi cầu Yên Lệnh tới thành phố Hưng yên,
quốc lộ 39 đi Hải Phòng, Quảng Ninh có quy mô 2 làn xe ô tô và 2 làn xe thô
sơ.
Đường quốc lộ đang thi công
• Quốc lộ 21 mới từ Phủ Lý đi Nam Định, song song với quốc lộ 21 cũ đi Nam
Định với 4 làn xe ôtô và 2 làn xe thô sơ với giải phân cách giữa.
• Quốc lộ 1 mới (đường cao tốc Cầu giẽ - Ninh bình) song song với quốc lộ 1 cũ và
cách quốc lộ 1 cũ khoảng 3km về phía đông. Quy mô với 6 làn xe ôtô.
Đường quốc lộ dự kiến
• Đường nối Hà Nam - Thái Bình dự kiến 6 làn xe với cầu Thái Hà bắc qua sông
Hồng.
• Đường nối quốc lộ 1A mới với quốc lộ 5 mới, dự kiến 6 làn xe. Điểm đầu tại nút
giao Liêm Tuyền huyện Thanh Liêm, điểm cuối là đường 5 mới qua Hải Dương.
Đường tỉnh lộ: tất cả các tuyến đường nối các thị trấn với nhau và các thị trấn với
thành phố Phủ Lý đều là đường nhựa với quy mô từ 2 làn xe tới 4 làn xe ôtô. Cùng với rất
nhiều con đường nhựa lớn quy mô từ 2 làn xe ô tô trở lên, đã và đang thi công nối các
khu kinh tế, khu công nghiệp với các tuyến quốc lộ làm hệ thống giao thông đường bộ
của Hà Nam càng ngày càng thuận tiện.
Hệ thông giao thông nông thôn: Là tỉnh đi đầu cả nước về việc bê tông hoặc nhựa hóa
các tuyến đường giao thông liên thôn liên xã kể cả từ nhà ra cánh đồng đường nhiều
nơi cũng được bê tông hóa.
 đường sắt Bắc-Nam .
 Đường thuỷ trên sông Đáy, sông Châu, từ năm 2008 tỉnh đang cho
cải tạo Âu thuyền nối giữa sông Châu và sông Đáy. Khi dự án này
hoàn thành giao thông đường Thủy thuận tiện hơn do tàu thuyền có
thể từ sông Đáy qua Âu thuyền này dọc sông Châu, qua cống Liên
Mạc và đi vào sông Hồng một cách thuận tiện.
 Đường hàng không: Không có sân bay cũng như không có dự án.
Sân bay quốc tế gần nhất là Nội Bài 100km.
4. Dân cư

• Theo điều tra dân số 01/04/2009 Hà Nam có 785.057 người, giảm so với điều tra
năm 1999 (811.126 người), chiếm 5,6% dân số đồng bằng sông Hồng
• Mật độ dân số 954 người/km². 91,5% dân số sống ở khu vực nông thôn và 8,5%
sống ở khu vực đô thị.
• Dân cư đô thị chủ yếu ở thành phố Phủ Lý và các thị trấn: Hòa Mạc, Đồng Văn,
Quế, Vĩnh Trụ, Bình Mỹ, Kiện Khê.
• Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên năm 1999 là 1,5%.
5. Kinh tế
Cơ cấu kinh tế năm 2005:
• Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Làng nghề: 39,7%
• Nông nghệp: 28,4%
• Dịch vụ: 31.9%
 Công nghiệp: chủ chốt là ximăng, vật liệu xây dựng, dệt may, chế biến. 6 nhà
máy xi măng 1,8 triệu tấn/năm đang phấn đấu đạt 4–5 triệu tấn /năm. Đá khai thác
2, 5 triệu m3 (2005) tăng 2,26 lần so với năm 2000, Bia - nước giải khát đạt 25
triệu lít gấp 4,18 lần, vải lụa gấp 7 lần, quần áo may sẵn gấp 2 lần,
Hà Nam có trên 40 làng nghề. Có những làng nghề truyền thống lâu đời như dệt
lụa Nha Xá, trống Đọi Tam, mây giang đan Ngọc Động (Duy Tiên), sừng mỹ
nghệ (Bình Lục), gốm Quyết Thành, nghề mộc (Kim Bảng), thêu ren xã Thanh
Hà (Thanh Liêm), Có làng đã đạt từ 40–50 tỷ đồng giá trị sản xuất, tạo việc làm
cho hàng trăm ngàn lao động, mây giang đan: 5,5 triệu sản phẩm; lụa tơ tằm:
0,695 triệu m; hàng thêu ren: 2,83 triệu sản phẩm,
Cho tới năm 2010 Hà Nam đã xây dựng được các khu công nghiệp sau:
• Khu Công nghiệp Đồng Văn I và Khu Công nghiệp Đồng Văn 2 thuộc địa bàn thị
trấn Đồng văn: Tổng diện tích 410ha. Với giao thông thuận tiện: Đây là 1 trong số
ít các khu công nghiệp giáp với 3 phía đều giáp với quốc lộ lớn. Phía Đông giáp
với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, phía Nam giáp quốc lộ 38, phía Tây giáp
quốc lộ 1A. Khu công nghiệp cũng liền kề với ga Đồng Văn thuộc hệ thống
đường sắt Bắc Nam.
• Khu công nghiệp Châu Sơn 200ha - nằm trong thành phố Phủ Lý

• Khu công nghiệp Hòa Mạc 200ha - thuộc thị trấn Hòa Mạc - Duy Tiên
Các dự án khu công nghiệp khác (đang thi công):
• Khu công nghiệp Ascendas - Protrade, diện tích 300ha
• Khu công nghiệp Liêm Cần - Thanh Bình, diện tích 200ha
• Khu công nghiệp Liêm Phong, diện tích 200ha
• Khu công nghiệp ITAHAN, diện tích 300ha.
Ngoài ra tỉnh cũng xây dựng được nhiều cụm công nghiệp và đã cho các doanh nghiệp
và tư nhân thuê, tạo việc làm cho nhiều nhân lực. Phát triển công nghiệp dồn dập cũng đã
ít nhiều mang lại các hậu quả về môi trường, xong tỉnh cũng đã từng bước thanh kiểm tra
các khu công nghiệp và dần tốt đẹp hơn. Nhiều khu công nghiệp đã có hệ thống xử lý rác
thải hoạt động hiệu quả và kinh tế.
 Nông nghiệp: 28,4%
Cơ cấu nông nghiệp trong GDP giảm dần từ 39,3% năm 2000 còn 28,4% năm 2005. Tốc
độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đạt 4,1% (2001-2005). Trong đó:
trồng trọt tăng 1,7%, chăn nuôi tăng 6,7%, dịch vụ 31%, sản lượng lương thực đạt 420
tấn/năm, sản lượng thuỷ sản năm 2005 đạt 11.500 tấn, giá trị sản xuất trên 1 ha đạt 38,5
triệu đồng. - Hình thành vùng cây lương thực chuyên canh, thâm canh có năng suất cao ở
ba huyện Duy Tiên, Lý Nhân, Bình Lục. Tại đây đầu tư vùng lúa đặc sản xuất khẩu có
năng xuất cao. Chuyển diện tích trũng ở vùng độc canh, hoang hoá sang sản xuất đa canh
để nuôi trồng thủy sản là 5.188 ha. Chuyển một phần đất màu sang trồng rau sạch chuyên
canh và trồng hoa. - Các sản phẩm chăn nuôi chủ yếu: Tổng đàn bò 35.000 con; lợn
350.000 con; dê 16.000 con; gia cầm 3.350.000 con. Nhập bò sữa cung cấp cho nông dân
là: 150 con. Đến nay đã phát triển được 355 con. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt trên
30.000 tấn/năm.
 Du lịch, dịch vụ
- Về du lịch sinh thái: Hà Nam có nhiều điểm du lịch sinh thái khá hấp dẫn như: Khu du
lịch đền Trúc thờ vị anh hùng Lý Thường Kiệt và Ngũ Động Thi Sơn là quả núi năm
hang nối liền nhau cách thành phố Phủ Lý 7 km. Đã quy hoạch Khu du lịch Tam Chúc
thuộc huyện Kim Bảng với quy mô gần 2000 ha với 9 khu chức năng. Diện tích mặt nước
hồ khoảng 600 ha, diện tích phụ cận và khu du lịch sinh thái là 600 ha. Xây dựng các nhà

nghỉ, khách sạn, sân gôn, quần vợt, công viên nước, nhà thuỷ tạ. Nơi đây cách chùa
Hương 7 km, cách Hà Nội 60 km, Nam Định 40 km, Ninh Bình 45 km, Hưng Yên 40 km
là điểm dừng chân cho khách du lịch nhiều tỉnh, nơi nghỉ dưỡng và giải trí vào các ngày
nghỉ cuối tuần của khách thập phương, đang thu hút đầu tư.
- Chùa Long Đọi Sơn ở xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Di tích Long Đọi
Sơn được xếp hạng từ năm 1992. Hàng năm có trùng tu, tôn tạo để gìn giữ cho muôn đời
sau.
- Khu trung tâm du lịch thành phố Phủ Lý: Được xây dựng 2 bên dòng sông Đáy, giáp
cửa sông Châu; có khách sạn 3 sao, 11 tầng, có khu du lịch bến thuỷ phục vụ du khách đi
chùa Hương, Ngũ Động Sơn, chùa Bà Đanh, Hang Luồn. Nơi đây còn là địa điểm bơi
thuyền dọc sông Châu, sông Đáy vãng cảnh nước non Phủ Lý.
- Đền Trần Thương, ở huyện Lý Nhân, thờ quốc công tiết chế Hưng Đạo đại vương Trần
Quốc Tuấn. Đến được xây dựng năm 1783; với diện tích 1,4 ha.
6. Lịch sử và văn hóa
6.1. Lịch sử
Cách đây 225 triệu năm toàn bộ vùng đất của Hà Nam, Nam Định, Thái Bình và Ninh
Bình còn nằm sâu dưới đáy biển. Cuối kỷ Jurat hay đầu kỷ Bạch phấn, một vận động tạo
sơn đã tạo nên vùng đá vôi của 3 tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình hiện nay. Đa số
các núi đá phân bố dọc hữu ngạn sông Đáy, có rất ít ngọn nằm ở tả ngạn.
Khoảng 70 triệu năm trước đây, chế độ biển kết thúc, thay thế là một quá trình bồi tụ để
hình thành đồng bằng cổ. Phù sa mới và việc hình thành đồng bằng trên cơ sở tạo nên
vùng đất thấp là trầm tích trẻ nhất châu thổ Bắc bộ. Hà Nam là vùng đất được bồi đắp bởi
phù sa của sông Hồng, sông Đáy và thu nhận đất đai bị bào mòn từ vùng núi cao trôi
xuống. Ngoài những ngọn núi, Hà Nam còn được bao bọc bởi những con sông. Đó là
sông Hồng ở phía Đông, sông Đáy ở phía Tây, sông Nhuệ ở phía Bắc, sông Ninh ở phía
Nam và nhiều con sông khác chảy trong tỉnh. Chính những điều kiện tự nhiên đã tạo cho
vùng đất này các đặc trưng về văn hóa lịch sử của một khu vực giao thoa hay vùng đệm
kết nối văn hóa từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam và chính những đặc điểm này đã
hình thành nên tính cách của người Hà Nam trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và
giữ nước của dân tộc.

Theo kết quả khảo cổ thì người nguyên thuỷ đã xuất hiện ở Hà Nam trên dưới 1 vạn năm
vào buổi đầu thời kỳ đồ đá mới và đồ gốm thuộc nền văn hóa Hoà Bình, văn hóa Bắc
Sơn. Cũng có thể do sự bùng nổ dân số từ sơ thời kỳ đại kim khí nên bắt đầu đã có cư dân
xuống trồng lúa nước ở vùng chiêm trũng. Họ được xem như những người tiên phong
khai thác châu thổ Bắc bộ.
Từ thời các vua Hùng, đất Hà Nam ngày nay nằm trong quận Vũ Bình thuộc bộ Giao
Chỉ; đến thời nhà Trần đổi là châu Lỵ Nhân, thuộc lộ Đông Đô. Dưới thời Lê vào khoảng
năm 1624, Thượng thư Nguyễn Khải đã cho chuyển thủ phủ trấn Sơn Nam từ thôn Tường
Lân huyện Duy Tiên phủ Lỵ Nhân đến đóng ở thôn Châu Cầu thuộc tổng Phù Đạm,
huyện Kim Bảng, phủ Lỵ Nhân, trấn Sơn Nam Thượng. Đến năm 1832 nhà Nguyễn, vua
Minh Mạng quyết định bỏ đơn vị trấn thành lập đơn vị hành chính tỉnh, phủ Lỵ Nhân
được đổi là phủ Lý Nhân thuộc tỉnh Hà Nội.
Đến tháng 10 năm 1890 (đời vua Thành Thái năm thứ 2) tỉnh Hà Nam được thành lập từ
các huyên của Hà Nội và Nam Định. Tên tỉnh Hà Nam ra đời từ chữ Hà của Hà Nội và
chữ Nam của Nam Định ghép lại và Phủ Lý trở thành tỉnh lỵ của tỉnh. Ngày 20/10/1908,
Toàn quyền Đông Dương ra nghị định đem toàn bộ phủ Liêm Bình và 17 xã của huyện
Vụ Bản và Thượng Nguyên (phần nam Mỹ Lộc) của tỉnh Nam Định, cùng với 2 tổng
Mộc Hoàn, Chuyên Nghiệp của huyện Phú Xuyên (Hà Nội), nhập vào huyện Duy Tiên
lập thành tỉnh Hà Nam. Tháng 4 năm 1965, Hà Nam được sáp nhập với tỉnh Nam Định
thành tỉnh Nam Hà. Tháng 12 năm 1975, Nam Hà sáp nhập với Ninh Bình thành tỉnh Hà
Nam Ninh, năm 1992 tỉnh Nam Hà và tỉnh Ninh Bình lại chia tách như cũ. Tháng 11 năm
1996, tỉnh Hà Nam được tái lập.
6.2. Di tích lịch sử
Đình Văn Xá: Đình Văn Xá thuộc thôn Văn Xá, xã Đức Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà
Nam, một ngôi đình có niên đại sớm nhất ở Hà Nam còn lại đến nay và cũng được xếp
hạng sớm nhất từ năm 1962. Đình quay hướng chính Nam đúng trục của trời đất (Bắc -
Nam, Đông - Tây), toạ lạc trên một khu đất cao ở giữa làng, không gian thoáng đãng.
Đình Văn Xá thuộc thôn Văn Xá, xã Đức Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, một ngôi
đình có niên đại sớm nhất ở Hà Nam còn lại đến nay và cũng được xếp hạng sớm nhất từ
năm 1962. Đình quay hướng chính Nam đúng trục của trời đất (Bắc - Nam, Đông - Tây),

toạ lạc trên một khu đất cao ở giữa làng, không gian thoáng đãng. Xưa kia đây là khu
rừng rậm, cây cối um tùm. Trước đình là hồ nước có diện tích 9800m vuông, ao đình và
đặc biệt hai bên đầu Đông, Tây đại đình có hai giếng nhỏ là hai mắt rồng, trong đó có
giếng phía tây là “giếng thiêng” gắn liền với truyền thuyết về nhân vật thờ ở địa phương.
Miếu thiêng có giếng thông thư
Quả bòng cẩn kín tin đưa đi về…
Sông Hồng, sông Long Xuyên, sông Châu chảy qua đất Lý Nhân, nhìn trên bản đồ bao
bốn mặt ngôi đình như là tứ giác nước mà đình Văn Xá là não thuỷ.
Đình Văn Xá thờ 4 vị thần: Thánh phụ hiệu: Cao Minh linh thuý huý là Cao Văn Phúc,
Thánh mẫu huý là Từ Văn Lang, Cao Minh linh ứng huý là Câu Mang huynh và Cao
Minh linh nghiệm huý là Câu Mang đệ.
Thánh phụ nguyên phát tích ở xã Văn Lâm (Thanh Liêm) vào thời vua Lý Thái Tổ (1010-
1028), tính tình khoan dung, độ lượng song nhà nghèo khổ sống chủ yếu bằng nghề chài
lưới, mò cua, bắt cá. Thánh mẫu quê ở xã Văn Xá (Lý Nhân) đức hạnh thuần hoà, nhà
nghèo quanh năm mò cua, bắt ốc sinh nhai. Hai người gặp nhau cùng chung cảnh ngộ nên
duyên vợ chồng, một mối tình đẹp của bao đôi lứa người Việt. Khi trời đất giáng hoạ dịch
bệnh hoành hành không người cứu giúp, Thánh phụ, Thánh mẫu đã hiển ứng gọi gió,
mây mưa làm thuốc cứu dân. Thánh mẫu còn giúp triều đình vua Lê Thái Tổ niên hiệu
Thuận Thiên (1428-1433) dẹp loạn cướp bóc cho quốc thái dân an. Khi các vị hoá, triều
đình ban sắc phong, dân xã lập đền miếu phụng thờ để ghi nhớ ơn đức với dân với nước.
Dọc hai bờ sông Châu và sông Long Xuyên (con sông cổ của huyện Lý Nhân) có nhiều
di tích thờ Câu Mang thuỷ thần như Mạc Hạ (Công Lý), đình Tróc Nội (Nhân Đạo), Phú
Khê (Bắc Lý), Vạn Thọ (Nhân Bình), Thượng Nông, Hạ Nông (Nhân Nghĩa). Song thuỷ
thần Câu Mang ở những di tích đó đều sinh ở thời Hùng Vương do người mẹ đi tắm, giao
long quấn vào người từ đó mang thai. Vua sai ngài đi trị thuỷ, đi đến đâu viết thư bắn
xuống thuỷ cung tức thì nước rút hết. Ngài còn có công cùng Tản Viên Sơn Thánh đánh
tan quân xâm lấn bằng hai đường thuỷ bộ, được phong là Cao Mang Đại Vương Thượng
đẳng phúc thần. Truyền thuyết về hai vị Thuỷ Thần được thờ ở đình Văn Xá hoàn toàn
khác, Thánh phụ, Thánh mẫu đi kiếm ăn trên sông Trung Hà thuộc đất An Bài (Bình Lục)
vớt được hai quả trứng trắng nổi trên mặt nước giữa sông mang về nhà nấu không chín

đập không vỡ. Một trăm ngày sau nở ra một đôi Bạch Xà trên đầu có chữ Vương, dưới
bụng có chữ Câu Mang huynh và chữ Câu Mang đệ. Hình ảnh quả trứng này có ý nghĩa
triết lý sâu sắc. Phải chăng là quả trứng tiên thiên thái cực vô sinh vô diệt, vô nguồn sinh
ra muôn loài. Nó lại làm ta liên tưởng đến việc sinh trăm trứng của bà Âu Cơ. Khi nước
sông dâng to, đê vỡ, các vị đã hiện về, đầu gối bên này, đuôi chạm bên kia nằm chặn
ngang dòng nước chảy, Trấn quan coi đê cùng dân làng thừa kịp hộ đê. Đó là một hành
động kỳ vỹ, biểu hiện ước mơ làm những việc phi thường của người dân lao động xưa.
Mặc dù hệ thống cột đồng trụ, hai cổng phụ, bình phong, tường bao mới được xây dựng
những năm gần đây và hậu cung ba gian dài 11m, rộng 5m xây dựng bít đốc dập cấp,
thức kiến trúc chồng rường, bẩy tiền, kẻ hậu…được dựng thêm vào thời Nguyễn về sau
tạo thành bố cục mặt bằng hình chữ Nhị, song những công trình đó vẫn hài hoà với kiến
trúc cổ của toà đại đình. Ban đầu đình Văn Xá chỉ có một toà Đại đình cò được thờ bằng
sàn gỗ? Dấu tích còn lại là những lỗ mộng ở hai cột cái phía trong gian giữa.
Toà đại đình đình Văn Xá là một công trình kiến trúc nghệ thuật có quy mô lớn, bảo tồn
được những yếu tố nguyên gốc về kiến trúc, điêu khắc, đồ thờ cổ thư đậm đà phong cách
đầu thế kỷ XVII.
Đại đình có chiều dài 21m, lòng rộng 8,8m, ba gian hai chái bốn mái cong, lợp ngói nam.
Trải qua nhiều đợt trùng tu với nhiều loại ngói khác nhau song toàn bộ mái trước đình
vẫn giữ được loại ngói mũi hài độc đáo, mỗi viên có chiều dài 40cm, rộng 29cm, có viên
nặng từ 9 đến 11kg. Mũi ngói trang trí hoa cúc cách điệu cùng văn xoắn, đao mác. Có lẽ
duy nhất đình Văn Xá có loại ngói này.
Hãy hình dung mấy trăm năm trước đồng nước mênh mông thì đình Văn Xá lật ngược lại
giống như một con thuyền to lớn vững chãi uy nghi và rất đẹp bồng bềnh vừa thách thức
lại vừa bay bổng. Tỷ lệ vàng giữa thân và mái: thân 1/3, mái 2/3 là tỷ lệ của người Việt
cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII. Hiện nay trên cả nước rất ít những ngôi đình cùng niên
đại còn giữ được tỷ lệ này như đình Văn Xá. Tiếp giáp giữa sân, qua hiên vào gian giữa
(gian của thần) tới gian thờ được lát bằng đá tấm, đình Văn Xá còn lưu giữ được. Để
thông ân dương nền của đình, đền, chùa ngày xưa phổ biến là nền đất đầm kỹ. Song hình
Văn Xá xử lý theo cách riêng như đã nêu. Đá - sản phẩm của tự nhiên người xưa cho là
sản phẩm của vũ trụ, trường tồn qua thời gian, dù rằng có câu: “nước chảy đá mòn” mang

ý nghĩa khác hẳn. Đây cũng là một nét độc đáo nữa của đình Văn Xá. Bộ khung chịu lực
của toà đại đình bằng gỗ lim già có 6 vì, mỗi vì có 4 hàng chân cột đều được kê trên chân
tảng đá xanh vuông 1,2m, mặt nổi gương tròn, xung quanh tạo thành cánh xen cách điệu.
Cột cái có chu vi 2,5m, cao 4,m. Cột chân có chu vi 1,25 cao 2,7m. Bốn cột góc cao
3,3m. Bộ khung ấy thấp khoẻ, cột đúng nghĩa “to như cột đình” bám chặt vào đất tảng
nền của cư dân nông nghiệp luôn khao khát mở rộng đất đai. Không chỉ có thế, đất đình
Văn Xá tuy không còn rộng như xưa nhưng nay vẫn còn bao quanh hai bên phía sau đình.
Với người Việt xưa quá trình mở đất là ở phương nào có thể và chỉ dừng lại trước biển
cả. Đình Văn Xá ánh xạ lịch sử là ở chỗ đó.
Thức kiến trúc cả bốn vì (gian giữa và hai gian bên) theo kiểu “giả” giá chiêng, chồng
rường, mê cốn, kẻ, đầu kẻ “giả bẩy”. Hai vì trái kết cấu hài hoà giữa các hạng mục: trụ
cái (cột trốn) câu đầu, kẻ góc, xà đùi, xà nách cùng 4 hàng con rường đỡ hành mái.
Vì nóc đình Văn Xá thể hiện lối giả giá chiêng, hai bên chồng rường. Đặc biệt, đội
thượng lương là chiếc đấu hình thuyền cong ngồi trên lưng con rường bụng lợn. Đứng
trên đấu thắt đáy có những hàng trụ trống cột, hai bên là hai ván bưng nhỏ. Từ thân cột
sang hai bên là hai con rường cụt, một đầu ăn mộng cột trốn, một đầu ăn mộng vào mái
đỡ hoành. Câu đầu khá lớn, to mập, hai bên bào soi vỏ măng, nằm ngay trên một đỉnh
đấu vuông thắt đáy trên đầu cột trái. Đuôi kẻ ăn mộng én vuông vào đầu cột cái nối qua
đầu cột quân nhô ra ngoài (giả bẩy) đỡ mái hiên. Trên lưng kẻ là ván dong đỡ hoành. Đặc
biệt ở 4 vì góc hai gian chái, mỗi gian có hai kẻ góc (kèo cổ ngỗng, kèo moi). Thường
những năm về sau người ta cắt đi ở phần cột trốn, không đẩy lên thượng lương.
Chạm khắc trên kiến trúc được thể hiện ở hầu hết các cấu kiện (cả mặt trong lẫn mặt
ngoài) với kỹ thuật trạm nổi kênh bong với nhiều đề tài khác nhau thể hiện bàn tay điêu
luyện của các hiệp thợ, các nghệ nhân dân gian xưa. Mặt ngoài vì nóc gian giữa chạm nổi
các hình văn xoắn lớn như ước vọng cho sấm chớp mây mưa để cầy cấy, mùa màng bội
thu. Kế thừa và gìn giữ thức kiến trúc giữa thời Trần với thời Mạc, cột trốn mang hình
thức đấu còn rất nhỏ, lá đề ở trung tâm. Trên mặt lá đề là hình tượng trang trí thống nhất
một đề tài. Cột trốn như bị ẩn đi, bằng nghệ thuật chạm khắc từ thân cột trên sang hai bên
là hai con rường cụt. Đường diềm kết hợp ở nhiều thân gỗ con rường.
Trên các bộ vì nóc, đề tài rồng chầu khá phổ biến, nhưng dưới nhiều hình thức khác

nhau: rồng chầu lá đề, hoa cúc cách điệu, chầu thú. Kẻ ở các vì hơi cong có đường kính
lớn tới 47cm được trạm hình rồng dữ tợn. Thân rồng được nhấn tỉa những đao nhọn. Đầu
rồng vuốt ngược về phía sau như đang chuyển động. Phía sau là hình con ly đang nhảy
múa. Thân kẻ trạm lá hoả, đường soi ống tơ mềm mại. Các cốn ở chái trạm khắc nền rồng
đa dạng, điểm xuyết các bông cúc mãn khai cách điệu, lá lật, lá hoả, vân xoắn cầu kỳ tinh
xảo.
Câu đầu ở các vì khá lớn, cân xứng hài hoà với cột cái. Lòng câu đầu trạm nổi hai hình
dạng lá sòi kết hợp vân xoắn, hoa cúc cách điệu. Giữa câu đầu gắn ô vuông chém góc
hình cánh sen. Ô vuông chém góc là sản phẩm của thế kỷ XVII, không phải là tư duy
nông nghiệp mà là tư duy của kinh tế thương mại. Hiện tượng này gợi ý ở vùng này có
dòng họ gắn với kinh tế thương thuyền. Ở các di tích dưới câu đầu gian giữa là đầu dư tạo
hình đầu rồng, ở đình Văn Xá đầu dư được thay thế bằng ghé tạo hình ghê lấy vai gánh
đỡ câu đầu, đây là điểm độc đáo ít gặp. Ở con rường thứ 3, mặt trong hai vì gian giữa
chạm mỗi bên một con lân ở phía trên nhang án, mặt ngoảnh ra ngoài vẻ xét nét hàm ý
kiểm tra tư cách và nội tâm của người vào lễ thánh. Ở mặt trong xà đùi hai gian chái và
mặt ngoài đầu kẻ hiên ngang bên phải có bức trạm trúc hoá long điều này cũng khá quen
thuộc, nhưng bất ngờ ở đây là trúc lại có hoa một điều chưa bao giờ có, vô lý nhưng lại
có lý ở lối nhìn siêu thực với cảm quan và tâm lý người Việt xưa mong muốn điều khác
thường tốt lành xảy ra, khao khát sinh sôi nảy nở những người tài giỏi ra giúp nước yên
dân.
Hai gian trái đại đình, mỗi gian có hai kẻ góc. Một chiếc hình đầu rồng thân thu nhỏ về
phía đuôi. Chiếc bên chạm hình đầu phượng, con thú nhỏ đang nô đùa. Hai chiếc kẻ chạy
suốt từ thượng qua cột trốn xuống cột góc ra đầu góc đao lớn. Gánh đỡ góc đao trước và
sau đầu hồi phía tây đình là hai con hổ với tư thế khác nhau một con trong tư thế ngồi
chầu. Một con trong tư thế hai chân trước nắm bắt một con thú. Đây cũng là một nét độc
đáo của đình Văn Xá. Có ý kiến cho rằng đó là do hai hiệp thợ, vì góc đao hồi phía tây
chỉ để con guột nở xoè trực tiếp gối lên trụ tường. Lại có ý kiến: Theo truyền thuyết sau
đại đình ngày xưa có một khu vườn rậm rạp cây cối um tùm như rừng. Một hôm có hai
con hổ về ngồi chầu hai bên từ đó dân làng gọi là :“vườn Chầu”. Vì vậy các hiệp thợ
chạm khắc hình hai con hổ gánh đỡ đầu đao để ghi lại điển tích. Dân làng còn làm hình

tượng hai con hổ nằm phủ phục trong cũi gỗ để thờ hai bên chầu vào hậu cung và rước
trong kỳ lễ hội “Đồng Văn” với xã Văn Lâm (Thanh Liêm).
Đình Văn xá là công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu độc đáo còn lưu giữ nhiều đồ thờ
cổ thư quý hiếm mang phong các thời Mạc, hậu Lê hương án, long ngai, kiệu song loan,
chúc văn, sập thờ…
Hiện vật sớm nhất là chiếc mâm gỗ đựng hoa quả hình bát giác sơn son thếp vàng được
trạm khắc nhiều đề tài rồng chầu hoa cúc, rồng dáng, cánh sen dẹo mang giá trị trạm khắc
thời Mạc (cuối thế kỷ 16). Mâm bày lễ vật dâng thần linh hàm chứa ý nghĩa dịch học (bát
giác = bát quái).
Trong Hậu cung đình có một nhang án nhỏ dại 1,2m cao 0,6m được trạm hoa văn dày đặc
trong các ô hộc. Các đường phân chia nổi khối thể hiện những khúc rồng. Trên xà đấu tại
đôi rồng chầu hoa cúc, cuốn xung quanh xà, thân rồng rất dài đặc biệt rồng chạm nằm
ngang nhìn thẳng chính trung tâm. Hiện tượng này xuất hiện từ trước, đặc biệt vào thời
Lê sơ.
Sau ngày phổ biến trong trang trí kiến trúc và hiện vật ở kinh đô Phú Xuân thời Nguyễn ở
Huế.
Cỗ kiệu song loan độc đáo, bành kiệu trạm nổi phù điêu đầu phượng. Thân kiệu trạm
khúc hoá long, đuôi kiệu trạm hình đuôi Phượng, dáng đao bay về phía sau. Trên Long
đình mặt trước và sau có hai bức trạm thông phong. Một mặt là hình Lưỡng Long chầu
nguyệt, một mặt là hai con phượng chầu chữ thọ.
Đình Văn Xá ẩn chứa nhiều tín hiệu cần được đọc và giải mã từ Thành hoàng đến vị trí,
không gian, kiến trúc, điêu khắc…Trên các góc độ lịch sử, xã hội, tín ngưỡng, mỹ
thuật… Bài viết này chỉ giám nói đôi điều sơ khởi và thô thiển trên hành học hỏi, hiểu
hành về một trường hợp cụ thể trong kho tàng văn hoa dân tộc.
Đình Lũng Xuyên và ngôi nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Hữu Tiến
Đình Lũng Xuyên (Còn gọi là đình Gạo) thuộc thôn Lũng Xuyên, xã Yên Bắc, huyện
Duy Tiên tỉnh Hà Nam. Đình thờ Lý Thường Kiệt với ý nghĩa đây là địa điểm mà ông
cùng các binh sĩ của ông thường nghỉ lại mỗi khi đi đánh trận qua. Gắn liền với các
truyền thuyết của địa phương về sự kiện trên với các địa danh còn lại như ao Vua, đường
Quan Nha, đống Cả, đường Voi.

Đình Lũng Xuyên (Còn gọi là đình Gạo) thuộc thôn Lũng Xuyên, xã Yên Bắc, huyện
Duy Tiên tỉnh Hà Nam.
Đình thờ Lý Thường Kiệt với ý nghĩa đây là địa điểm mà ông cùng các binh sĩ của ông
thường nghỉ lại mỗi khi đi đánh trận qua. Gắn liền với các truyền thuyết của địa phương
về sự kiện trên với các địa danh còn lại như ao Vua, đường Quan Nha, đống Cả, đường
Voi.
Đình Lũng Xuyên toạ lạc trên một khu đất cao ở đầu làng sát trục đường giao thông liên
xã nên rất thuận lợi cho việc đi lại, mặt tiền nhìn hướng nam, phía trước là cả một cánh
đồng lúa nên tạo cảnh quan thoáng đãng.
Đình xây dựng theo kiểu chữ đinh, tiền đường 5 gian hậu cung 3 gian, mái lợp ngói nam.
Nghệ thuật trạm khắc ở đình Lũng Xuyên được thể hiện với các đề tài: long cuốn thuỷ,
long vân hội tụ, mẫu long giao tử, các cảnh tùng, lộc, mai, trúc, cúc hoá long…
Thôn Lũng Xuyên quê hương của đồng chí Nguyễn Hữu Tiến với ngôi đình làng Lũng
Xuyên là cái nôi cách mạng của tỉnh Hà Nam, đã chứng kiến biết bao sự kiện lịch sử
trọng đại, chứng kiến sự phát triển của cách mạng trong những năm chuẩn bị thành lập
Đảng và những năm chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền gắn với tên tuổi đồng chí
Nguyễn Hữu Tiến, người cộng sản kiên cường bất khuất.
Sự kiện lịch sử trọng đại nhất là tại đình Lũng Xuyên năm 1927 đã chứng kiến một cuộc
họp thành lập chi bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội đầu tiên của tỉnh Hà
Nam. Đồng chí Trần Tử Yến thay mặt kỳ bộ Bắc Kỳ công nhận chi bộ Hà Nam gồm 3
đồng chí: Nguyễn Hữu Tiến, Vũ Văn Uyển và Trần Tử Yến là đảng viên của chi bộ.
Sau sự kiện lịch sử trọng đại này nhiều tổ chức quần chúng như Hội tương thế, Hội hỷ,
Hội bóng đá được thành lập thu hút hầu hết thanh niên ở Lũng Xuyên tham gia thường
xuyên tổ chức sinh hoạt tại đình làng.
Tại đình làng đồng chí Nguyễn Hữu Tiến đã lấy nơi đây để dạy chữ quốc ngữ cho trẻ em
và phụ nữ với biệt danh là giáo Hoài.
Tháng 11-1929 tại đình Lũng Xuyên đã tổ chức thành lập chi bộ Đông Dương Cộng sản
Đảng gồm 6 đảng viên. Đồng chí Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Doãn Chất, Vũ Uyển,
Nguyễn Văn Trạc, Phạm Tô, Phạm Văn Bình, đồng chí Nguyễn Hữu Tiến được cử làm bí
thư chi bộ.

Năm1929 nhóm cộng sản đã cắm cờ đỏ búa liềm của Đảng trên cây gạo của đình làng.
Cùng với đình Lũng Xuyên các cơ sở khác trong thôn đã ghi những dấu ấn trong thời kỳ
Đảng ta ra đời.
Tháng 9-1930 tại nhà đồng chí Nguyễn Văn Trạc ở Lũng Xuyên đã diễn ra hội nghị thành
lập Ban chấp hành lâm thời Đảng bộ tỉnh Hà Nam. Hội nghị cử ra Ban Tỉnh uỷ lâm thời
gồm 3 đồng chí (Lê Công Thanh, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Duy Huân), đồng chí Lê
Công Thanh được cử làm Bí thư.
Năm 1931 Lũng Xuyên trở thành cơ sở cách mạng vững mạnh của huyện và tỉnh Hà
Nam, trở thành trụ sở hoạt động của cơ quan lãnh đạo của tỉnh, là cơ sở an toàn để cán bộ
Xứ uỷ, tỉnh uỷ qua lại thường xuyên.
- Cơ quan ấn loát của Đảng được đặt tại nhà đồng chí Nguyễn Hữu Tiến.
Hậu cung đình làng là nơi cất giấu tài liệu của Đảng, hai bên dải vũ tổ chức cắt bán thuốc
bắc để làm nơi theo dõi nắm bắt tình hình địch và cũng là làm kinh tế để lấy tiền hoạt
động.
Tháng 11-1931 hội nghị đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Nam họp tại nhà ông Chưởng có đại
biểu của xứ uỷ và 13 đại biểu của các huyện thị tham dự. Hà Nam đã bầu ra Ban Tỉnh uỷ
chính thức gồm 7 đồng chí, đồng chí Nguyễn Hữu Tiến được cử làm công tác tuyên
truyền của Đảng bộ.
Trong thời kỳ khởi nghĩa giành chính quyền tại đình Lũng Xuyên lại liên tiếp xảy ra các
sự kiện lịch sử:
- Ngày 15 và ngày 16 -8-1945 một cuộc họp cấp tốc của ban cán sự tỉnh Hà Nam được
họp tại nhà bà Gái để bàn kế hoạch khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn tỉnh.
- Đêm ngày 19-8-1945 lực lượng chính của cách mạng tập trung ở đình Lũng Xuyên để
chờ lệnh xuất phát.
- Sáng sớm 20-8-1945 tại sân đình Lũng Xuyên 3 tiểu đội vũ trang của huyện đã làm lễ
tuyên thệ trước cờ Tổ quốc và tiến quân khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn huyện
thắng lợi.
Lũng Xuyên - Mảnh đất cách mạng của tỉnh Hà Nam luôn tự hào về truyền thống quê
hương. Nơi sân đình đã tiễn đưa biết bao người con của quê hương lên đường bảo vệ Tổ
quốc va cũng không ít người đã hy sinh vì quê hương đất nước.

Biết ơn nhà cách mạng tiền bối, Đảng bộ và nhân dân Duy Tiên đã xây dựng nhà lưu
niệm đồng chí Nguyễn Hữu Tiến ngay trên mảnh đất đã gắn bó tuổi thơ với những năm
tháng hoạt động cách mạng của đồng chí. Ngôi nhà lưu niệm được xây dựng trên nền nhà
cũ gồm 4 gian khang trang sạch đẹp. Hiện tại nhà lưu niệm để cho bà Nguyễn Thị Xu là
con gái của đồng chí Nguyễn Hữu Tiến ở và hương khói cho đồng chí. Đồng thời cũng để
đón các đoàn khách tới tham quan thắp hương tưởng niệm .
Trong những năm qua ngôi đình lịch sử và nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Hữu Tiến đã
đón nhiều đoàn khách của Trung ương, của Tỉnh, của Huyện. Các lớp học ngoại khoá,
lớp đối tượng Đảng của huyện, tỉnh đều về đây tham quan nghe giới thiệu lịch sử và thắp
hương tưởng nhớ đồng chí Nguyễn Hữu Tiến . Đình Lũng Xuyên - cũng là nơi lấy lửa
truyền thống cho hội trại, hội thi của huyện Duy Tiên. Thôn Lũng Xuyên - đình Lũng
Xuyên ngôi nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Hữu Tiến là điểm du lịch lịch sử có ý nghĩa
xủa huyện Duy Tiên nói riêng và tỉnh Hà Nam nói chung.
Đình Triều Hội
Đình Triều Hội thuộc xã Bồ Đề, huyện Bình Lục là nơi thờ cúng hai vị thành hoàng
làng. Một vị là Cao Mang tôn thần, tướng tài nhà Trần và một vị là Trần Xuân Vinh đỗ
đệ nhị giáp tiến sĩ được bố làm quan dưới triều vua Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng Đức.
Thần phả của hai vị thần nay đã thất lạc, song dân làng vẫn truyền tụng câu chuyện kỳ là
về vị tiến sĩ đời Lê Trần Xuân Vinh.
Truyền thuyết kể lại rằng, sau khi đỗ tiến sĩ, trên đường về thăm quê bằng đường sông
Châu, thuyền của ông và cha mẹ ông đều bị lật, cả nhà bị chết đuối, xác ông trôi vào Bãi
Nhót. Dân lập một ngôi miếu nhỏ để thờ ông. Ngôi miếu rất linh thiêng nên dân làng đã
xin chân nhang về lập đình thờ ông làm thành hoàng. Như vậy, theo truyền thuyết và theo
suy luận logic thì vị thần Cao Mang đời Trần chắc đã được thờ từ trước, sau khi có miếu
thờ vị tiến sĩ triều Lê thì lập đình cùng phối tự hai vị thần này.
Đình Triều Hội được kiến trúc theo kiểu chữ tam: tiền đường năm gian, cung đệ nhị năm
gian và chính tẩm ba gian. Ngôi đình đã được tu bổ nhiều lần và trên thượng lương có ghi
một lần tu sửa vào niên hiệu Thiệu Trị thứ sáu. Tiền đường năm gian, được lớp bằng ngói
nam, bờ nóc được đắp lưỡng long chầu nguyệt. Bộ khung cửa đình được dựng bằng gỗ
lim. Nền nhà được lát bằng gạch chỉ soi ống tơ đúng với phong cách cổ kinh của đình

làng Việt Nam. Bộ cửa được làm theo kiểu bức bàn, trên song dưới lùa. Cung đệ nhị
được sửa chữa nhiều lần, chạm khắc chỉ còn lại trên các câu đầu, xà nách 4 kẻ với các mô
típ hoa văn cách điệu đơn giản. Chính tẩm 3 gian được thiết kế bằng gỗ lim như tòa tiền
đường tuy chạm khắc ở đây không cầu kỳ bằng.
Đình Triều Hội được xếp hạng di tích lịch sử vì nơi đây đã diễn ra cuộc biểu tình tuần
hành thị uy của nông dân trong vùng vào ngày 20/10/1930. Cuộc tuần hành này nhằm
phát động quần chúng đấu tranh đòi bãi bỏ hội đồng cải lương, đòi giảm sưu thuế, ủng hộ
Xô Viết Nghệ Tĩnh và cuộc đấu tranh của nông dân Tiền Hải, Thái Bình. Xã Bồ Đề được
chọn làm địa điểm cuộc biểu tình đó vì Tỉnh ủy Hà Nam nhận định, nơi đây chẳng những
phong trào vững mà còn là nơi tiếp giáp 3 huyện Bình Lục, Lý Nhân, Mỹ Lộc nên có thể
tập trung phát huy thanh thế.
Thời gian của cuộc biểu tình được ấn định vào ngày 20/10 vì đó là phiên chính của 3 chợ
Bồ Đề, Thành Thị và An Ninh. Đúng 7 giờ sáng, tiếng trống ở đình Triều Hội vang lên,
cờ đỏ búa liềm tung bay, những người tham gia biểu tình đóng giả người đi chợ bắt đầu
đứng vào hàng ngũ. Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Hà Nam và Huyện ủy Bình Lục, đoàn
biểu tình đi đến những điểm quy định như Điếm Tống, chợ Đồn (An Ninh), Ba Hàng
(Thành Thị), vừa đi vừa diễn thuyết, phát truyền đơn kêu gọi mọi người vùng dậy đấu
tranh chống đề quốc phong kiến, chống khủng bố đánh đập, ủng hộ Xô Viêt Nghệ Tĩnh.
Đoàn biểu tình ngày một đông, xuất phát từ chợ Bồ Đề 300 người đến chợ Vạc (An
Ninh) đã lên tới hàng nghìn người.
Trước khi thế cách mạng ngùn ngụt của cuộc biểu tình, bọn địa chủ, cường hào, tay sai
của thực dân Pháp rất hoảng sợ. Đến 12 giờ trưa, các đồng chí lãnh đạo quyết định làm
mít tinh tại chợ Vọc rồi giải tán. Cuộc biểu tính thắng lợi hoàn toàn. Thắng lợi của cuộc
biểu tình là thắng lợi chính trị quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến phong trào đấu tranh
chính trị trong tỉnh và trong cả nước. Sự kiện này đã được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc lấy là
một chứng minh về tinh thần và khả năng cách mạng của nông dân Việt Nam trong thư
báo cáo với Quốc tế nông dân ngày 5 tháng 11 năm 1931.
Hà Nam có thêm 4 di tích cấp quốc gia
Từ đầu năm đến nay, Hà Nam có thêm 4 di tích được Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch
ra quyết định cấp bằng xếp hạng di tích cấp quốc gia, nâng tổng số di tích xếp hạng cấp

quốc gia của toàn tỉnh lên 68 di tích.
Trong thời gian qua, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch cũng đã triển khai khảo sát, lập hồ
sơ xếp hạng 4 di tích cấp tỉnh và xây dựng hồ sơ di tích cấp quốc gia đình Nam (xã Vũ
Bản, huyện Bình Lục); khảo sát và lập phương án tu bổ 6 di tích với tổng số vốn là 600
triệu đồng; sưu tầm và bảo tồn phát huy di sản văn hoá phi vật thể làng nghề thêu ren Hoà
Ngãi, An Hoà (xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm) trị giá 100 triệu đồng; đầu tư thiết bị
văn hoá cho 5 nhà văn hoá xã, 20 nhà văn hoá thôn với tổng số tiền 400 triệu đồng
6.3. Lễ hội
Nhà hát Chèo của Đoàn Chèo Hà Nam
Hà Nam là tỉnh có nền văn minh lúa nước lâu đời và nền văn hóa dân gian phong phú, thể
hiện qua các điệu chèo, hát chầu văn, hầu bóng, ả đào, đặc biệt là hát dậm. Đây cũng là
vùng đất có nhiều lễ hội truyền thống và di tích lịch sử.
Một số lễ hội truyền thống tiêu biểu
• Lễ hội đền Trúc (còn gọi là hội Quyển Sơn)
Đền Trúc thờ danh tướng Lý Thường Kiệt. Hàng năm, nhân dân Quyển Sơn mở cửa đền
mở hội từ ngày 1 tháng giêng đến 1 tháng hai âm lịch. Lễ hội được mở vào những ngày
nông nhàn nên dân quanh vùng và du khách thập phương nô nức kéo về dự hội. Không
gian lễ hội từ xưa mở rộng từ đình Trung đến đền Trúc, chùa Thi và ven núi Cấm.

Đền Trúc
Đền Trúc nằm ở thôn Quyển Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam.
Đền Trúc thờ danh tướng Lý Thường Kiệt. Hàng năm, nhân dân Quyển Sơn mở cửa đền
mở hội từ ngày 1 tháng giêng đến 1 tháng hai âm lịch. Lễ hội được mở vào những ngày
nông nhàn nên dân quanh vùng và du khách thập phương nô nức kéo về dự hội. Không
gian lễ hội từ xưa mở rộng từ đình Trung đến đền Trúc, chùa Thi và ven núi Cấm.
Từ sáng sớm, đoàn rước kiệu từ đền đã về tới cửa đình làm lễ dâng thương. Sau đó, các
đội tế trong trang phục tế đủ màu làm lễ tạ ơn Trời Phật. Sau nghi lễ cáo trời đất, thành
hoàng chừng 3 tiếng đồng hồ thì đến các trò chơi như thi kéo co, đấu vật, chọi gà, chơi cờ
bỏi… Song nét đặc sắc nhất của lễ hội đền Trúc phải kể đến là múa hát dậm và đua
thuyền.

Sáng mùng 1 tháng 2 âm lịch, làng chính thức mở hội rước tượng Phật cùng bài vị thờ Lý
Thường Kiệt từ đền về đình làng. Sau phần lễ là đến phần múa hát thờ. Hát dậm được
biểu diễn liên tục 6 ngày. Đến sáng mùng 7 lại rước tượng Phật cùng bài vị của Lý
Thường Kiệt về đền, hát dậm vẫn tiếp tục trong 3 ngày nữa (gọi là hát yên vị) và đến 10
tháng 2 thì đóng cửa đền, vãn hội.
Múa hát dậm là lối múa hát tương truyền Lý Thường Kiệt bày cho dân trong vùng khi
ông thắng trận trở về dừng lại nghỉ ở đất này. Từ đó, vào dịp hội đền, nhân dân tổ chức
múa hát dậm để tưởng niệm vị anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt. Sáng mùng 1 tháng 2
âm lịch, làng chính thức mở hội rước tượng Phật cùng bài vị thờ Lý Thường Kiệt từ đền
về đình làng. Sau phần lễ là đến phần múa hát thờ. Hát dậm được biểu diễn liên tục 6
ngày. Đến sáng mùng 7 lại rước tượng Phật cùng bài vị của Lý Thường Kiệt về đền, hát
dậm vẫn tiếp tục trong 3 ngày nữa (gọi là hát yên vị) và đến 10 tháng 2 thì đóng cửa đền,
vãn hội.
Múa hát dậm được tổ chức ngay tại sân đền. Phường múa hát có từ 30 con dậm trở lên.
Đây là những cô gái tuổi từ 13-15, thanh tân, xinh đẹp, có tài múa hát. Ai có chồng hoặc
có tang không được hát. Đứng đầu phường hát là cụ trùm, vừa cao tuổi, vừa có tài hát,
đặc biệt là tài nhớ bài, chỉ đạo múa hát. Cụ trùm thuộc lòng tất cả các làn điệu hát múa,
trực tiếp điều khiển con dậm thực hiện chương trình tiết mục. Khi diễn xướng, cụ trùm
mặc áo thụng vàng, vấn khăn vàng, đi dép cong, các con dậm mặc áo mớ ba nhiễu đỏ
trong cùng rồi the xanh, the đen bên ngoài, yếm đỏ, váy lĩnh, khăn đỏ, mũ tiên đính
ngọc Trong múa hát dậm, điệu múa có các động tác mô phỏng các động tác chèo
thuyền, lúc đứng hát cũng như khi quỳ lạy (gọi là chèo thuyền và chèo quỳ). Đây được
coi là phần lễ gắn bó mật thiết với phần hội là hội đua thuyền trên sông Đáy. Cụ trùm
được coi là một “quan chức” trong làng, được ưu tiên ưu đãi. Các con dậm thì chẳng
được gì, lại còn phải đóng góp thêm. Nhưng được làm con dậm đã là một vinh dự chẳng
phải ai cũng có. Bài bản hát dậm được ghi lại bằng chữ Nôm, có tên là: “Lý Đại vương
bình Chiêm sự tích diễn ca”. Hát dậm có 30 tiết mục với hơn một nghìn câu thơ. Múa
dậm kết hợp với hát, mô phỏng động tác dậm chân chèo thuyền (vì thế mới gọi là hát
dậm). Ngoài hát dậm, hội đền Trúc còn có hát bỏ bộ, hát đúm. Trai gái đến tuổi trưởng
thành, còn son đều đến hát với nhau trước cửa đền. Tối tối, họ đến đền lễ tạ rồi tản ra

chung quanh, vào rừng, lên núi, dưới bóng cây, bãi đất hát đối đáp tỏ tình
Hội đua thuyền được tổ chức vào ngày mùng 6 tháng 2. Ngược với hát dậm, chỉ có nam
giới mới được tham gia cuộc đua này. Số lượng thuyền đua tùy theo từng năm, thường có
3 thuyền dự thi. Ba đội đua với trang phục có màu sắc khác nhau. Thuyền đua được đóng
bằng gỗ, dài khoảng 8m, đầu và thuyền được đóng vuông. Phía trên đầu thuyền có gắn
đầu rồng bằng gỗ và cắm một lá cờ hội nhỏ. Đoạn đường đua dài gần 3km trên sông Đáy.
Điểm xuất phát từ trước cửa đền Trúc, đua đến chân cầu Quế rồi vòng trở lại. Mỗi thuyền
đua gồm 18 người: 1 người lái thuyền, 16 tay chèo, 1 người gõ nhịp chỉ huy. Mỗi nhịp
gõ, mỗi câu hò là một nhịp chèo tạo nên sự nhịp nhàng rất cao, Khán giả đến xem cổ vũ
rất đông, tiếng hò reo vang dội cả một vùng. Kết thúc cuộc thi, đội thắng cuộc sẽ nhận
được phần thưởng.
Cuộc đua thuyền trên sông Đáy này mang rất nhiều tầng ý nghĩa. Ngoài ý nghĩa là một
cuộc đua mang tính thể thao nó còn là một nghi lễ tưởng niệm cuộc hành quân của Lý
Thường Kiệt trên sông trong lần tiễn phạt quân Chiêm Thành. Và cổ xưa hơn nữa, đây là
một hoạt động tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước thể hiện khát vọng
thoát khỏi thiên tai lũ lụt, cầu mong mưa thuận gió hoà cho mùa màng tốt tươi. Hơn nữa,
không khí sôi nổi và cuốn hút của lễ hội đền Trúc được tạo ra từ màn múa hát thờ do các
cô gái thể hiện trong sân đền và cuộc đua thuyền do nam giới tiến hành trên đoạn sông
Đáy trước cửa đền chính là sự diễn tả lại không khí khải hoàn ca thắng lợi của cuộc bình
Chiêm nức lòng trong lịch sử dân tộc.
Lễ hội hát dậm và đua thuyền đền Trúc là một hoạt động đầy sức sống của dân gian, ca
ngợi chiến công của Lý Thường Kiệt, ca ngợi quê hương đầy ắp không khí lịch sử, truyền
thống văn hóa.
• Hội chùa Đọi Sơn
Trong các lễ hội thờ Phật, đặc sắc và đông đảo nhất là lễ hội chùa Đọi Sơn thuộc xã Đọi
Sơn, huyện Duy Tiên, Hà Nam.
Cổng lên chùa Long Đọi Sơn
Hàng năm cứ đến ngày 21 tháng 3 âm lịch, chùa Đọi Sơn mở hội. Nhân dân trong vùng
và rất đông khách thập phương đã về dây lễ và văn cảnh chùa. Từ sáng sớm, đoàn rước
kiệu đã hành lễ từ chân núi lên chùa làm lễ, dâng hương tưởng niệm Lý Nhân Tông,

người có công mở mang xây dựng chùa. Sau phần lễ dâng hương là các đội tế nam quan,
tế nữ quan tạ ơn Trời Phật.
Về phần hội, vào ngày lễ hội chùa Đọi Sơn, có nhiều trò vui được tổ chức như nấu cơm
thi, thi dệt vải, bơi thuyền, hát chèo, hát đối, hát giao duyên, hội chọi gà, tổ tôm điếm,
múa tứ linh, dấu vật, đánh cờ người
• Hội đền Trần Thương
Đền Trần Thương thuộc thôn Trần Thương, xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân, Hà Nam.

Đền Trần Thương
Cũng như những nơi thờ Hưng Đạo Đại Vương khác, đền Trần Thương tổ chức lễ hội
tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc này vào ngày 20 tháng 8 âm lịch hàng năm. Dân gian có
câu: Tháng Tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ là để nói về hai lễ hội lớn về hai vị thánh: Đức
thánh Trần (Trần Hưng Đạo), Đức thánh Mẫu (Liễu Hạnh).
Lễ hội theo quy định được tổ chức 3 ngày nhưng trên thực tế có thể dài hơn bởi vì số
lượng người về lễ đăng ký dự tế khá đông nên cần thêm ngày để bố trí cho các đội tế.
Mỗi ngày có 4 đến 5 đám tế, từ rằm tháng 8 đã có đoàn đến tế ở đền.
Vào ngày chính hội, phần lễ có rước kiệu, dâng hương, tế lễ, phần hội có các trò đánh cờ
tướng, bơi chải, đi cầu kiều, tổ tôm điếm… Thu hút sự quan tâm của nhiều người nhất là
tục thi đấu cờ tướng. Tục này diễn ra trước các trò hội. Khi tiếng trống nổi lên báo hiệu
cuộc chơi thì các đấu thủ cùng dân làng đến sân đền tham dự. Làng chọn các lão làng, các
chức sắc có gia phong tốt vào khai cuộc, trong đó, người cao tuổi nhất được làm chủ tế.
Chủ tế làm lề cáo yết Đức Thánh Trần rồi rước bàn cờ từ hậu cung quay ra, đến trước
hương án nâng bàn cờ lên vái ba vái. Sau đó, cuộc chơi bắt đầu. Hai đấu thủ mang y phục
truyền thống của các tướng lĩnh đời Trần mang thanh long đao vào cuộc. Sau một tuần
hương, ai thắng, người đó đoạt giải. Vãn cuộc, quân cờ cùng bàn cờ được rửa bằng nước
giếng của đền và nước ngũ quả, lau chùi cẩn thận rồi đặt lên hương án. Tục chơi cờ nhằm
tưởng nhớ tài thao lược quân sự của Hưng Đạo Đại Vương, rèn luyện trí tuệ, nêu cao
truyền thống chống giặc ngoại xâm của ông cha ta.
Lễ hội đền Trần Thương là một trong ba lễ hội vùng của tỉnh Hà Nam. Lễ hội này có ý
nghĩa là một cuộc hành hương về cội nguồn không chỉ đối với người dân địa phương mà

đối với người dân cả nước.
• Lễ hội vật Liễu Đôi
Vật Liễu Đôi là một lễ hội làng tiêu biểu của văn hoá Hà Nam. Hàng năm, vào ngày 05
tháng giêng âm lịch, tại làng Liễu Đôi, xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam lại
diễn ra lễ hội vật để ghi nhớ công lao của chàng trai họ Đoàn giỏi võ đã có công đánh
giặc cứu nước.
Tham dự hội là dân làng Liễu Đôi và các làng có truyền thống vật võ gần xa. Hội vật võ
Liễu Đôi cho phép phụ nữ được tham gia, chị em cũng được ra dóng với đao, côn, kiếm,
quyền… không thua kém con trai.
Nghi thức tiến hành hội như sau: mở đầu lễ hội là Lễ rước Thánh vào dóng. Dóng tức là
nơi tổ chức vật, rước thánh vào dóng nghĩa là rước kiệu Thánh Ông từ đền vào nơi tổ
chức vật. Lễ vật dâng thánh là lễ chay, gồm mấy phẩm oản, vài bẹ chuối, một nậm trà
(thay cho rượu). Một cụ già tay cầm gươm đi giật lùi dẫn đầu cuộc rước, khi kiệu Thánh
vào dóng thì làm lễ tế. Sau lễ tế Thánh là Lễ phát hoả. Người ta đốt lên một ngọn lửa lớn
để tưởng nhớ lại ngọn lửa xanh thần diệu bốc lên từ thanh gươm phát hỏa mà trời ban cho
đất Liễu Đôi ở cánh Nương Cửi. Tiếp đó là Lễ trao gươm và thắt khăn đào tưởng nhớ
việc chàng trai họ Đoàn nhận thanh gươm thần và tấm khăn đào. Ông Trùm là một người
cao tuổi có uy tín được cử cầm trống cái cho hội trao chiếc gươm trên kiệu thánh và thắt
khăn đào cho một đô vật danh dự được cử ra.
Sau đó là Lễ múa cờ tụ nghĩa, điệu múa này còn có tên là "Thiên nhân kỳ trận". Điệu múa
này có hai hoặc bốn người tham gia, mỗi người một lá cờ đỏ hình vuông, tiến từ hai bên
kiệu thánh ra giữa dóng múa theo hiệu trống. Tiếp theo là Lễ thanh động. Lễ này bắt đầu
bằng tiếng trống cái ở dóng nổi lên liên hồi cùng với tiếng chuông, cồng, mõ, thanh la tại
khu vật võ và tất cả các đền chùa trong vùng đều nhất tề hưởng ứng hoà với tiếng reo hò
cổ vũ sôi nổi.
Sau những nghi thức trên thì đến cuộc vật võ. Vào dóng, đô vật chỉ được đóng khố, cởi
trần. Nhiều miếng võ truyền thống của địa phương trong môn thi đấu khiến người xem cổ
vũ phải hồi hộp theo dõi là: xốc nách, vạch sườn, miếng gồng, miếng bò thật bí hiểm và
ngoạn mục. Tiếng chiêng, tiếng trống nổi lên rền vang. Trong dóng, những miếng hiểm
độc làm hại đối phương bị cấm ngặt như: móc hàm, bóp hạ bộ… ai cố ý vi phạm sẽ bị

đuổi ra ngoài, cảnh cáo, bị phạt treo đấu một thời gian.
Lễ hội vật Liễu Đôi thể hiện tinh thần thượng võ, đoàn kết của nhân dân Việt Nam, nêu
cao truyền thống chống giặc ngoại xâm của cha ông, góp phần làm phong phú bản sắc
văn hoá dân tộc Việt Nam.
• Lễ hội đình Thọ Chương
Đình Thọ Chương là một ngôi đình lớn ở xã Đạo Lý, huyện Lý Nhân (xưa kia là đình
thôn Hạ, xã Vũ Xá, tổng Ngu Nhuế, huyện Nam Xang). Đình thờ ông Vũ Lang Nữu, quê
ở Thọ Chương, là người có công dẹp giặc, được nhà vua miễn trừ sưu thuế tạp dịch cho
dân làng.
Hàng năm, vào ngày 4 đến 6 tháng giêng, nhân dân Thọ Chương nô nức kỷ niệm ngày
ông Vũ Lang Nữu thắng trận trở về quê hương, cũng là ngày xã Vũ Xá xưa được triều
đình công bố lệnh miễn trừ sưu thuế, tạp dịch. Nghi lễ diễn ra trang trọng. Các giáp Bến,
Đoài, Đông, Hệ, Trúc, Giữa thi làm cỗ cúng thành hoàng. Giáp nào cũng chọn gà to, gà
béo làm thịt, gài cánh lên đầu, treo túi tiền vào mỏ mới đặt lên ban thờ. Cúng thành hoàng
còn có lệ thi làm bánh dày, thi lợn béo. Ngày 20 tháng 7 âm lịch là ngày ông Vũ Lang
Nữu qua đời, dân làng cũng tổ chức tế lễ, đọc văn tế ôn lại tiểu sử, nhắc nhở mọi người
nhớ ơn thành hoàng.
Song đông vui nhất là dịp dân làng mở hội từ ngày 8 đến ngày 12 tháng giêng. Hội làng
Thọ Chương cũng như làng Đồng Lâu gần đó ngoài tôn vinh thành hoàng có ý nghĩa
khuyến khích nghề truyền thống quê hương.
Lệ định từ xưa kiệu được rước từ Đồng Lâu lên Thọ Chương rồi rước quay trở lại. Cả
hai đình đều tổ chức tế lễ, ăn giao hảo ngày mồng 8. Đồng Lâu rước lên đến tối mới về.
Ngày 12, Thọ Chương rước sang Đồng Lâu chiều lại rước về. Những ngày có đám rước,
nhân dân địa phương náo nức tham dự. Nhà nhà đón mời khách thưởng thức chén trà
ngon, miếng trầu têm khéo.
Các buổi tối trong hội đình Thọ Chương thường tổ chức diễn chèo. Bức dại tự ghi 4 chữ
Vũ ấp huyền ca nhắc nhở dân làng nhớ tới tục lệ ca hát trong lễ hội. Hội làng Thọ
Chương không chỉ có rước xách tế lễ, ca hát mà còn có nhiều trò vui như đấu cờ tướng,
đấu vật, chơi tổ tôm điểm, trong đó đấu vật là trò chơi cuốn hút nhất. Ngoài các đô vật ở
làng, còn có các đô vật ở các xã khác như Đông Lư, Đồng Yên, Mạc Thượng, Mạc Hạ,

Phúc Châu về cùng tham dự giải. Các đô vật Thọ Chương thường được giải cao vì tương
truyền ở đây xưa kia có người đàn ông rất khỏe, mỗi khi đưa bò ra đồng ông thường cắp
bò ngang hông, do đó, ông được gọi là xã Khỏe. Khi vào xới, ông thường giật giải cao về
cho làng và để lại truyền thống thượng võ cho dân làng.
Lễ hội đình Thọ Chương cho thấy một điều là, trước khi thờ cúng vị anh hùng của làng,
dân làng đã thờ cúng vị tổ nghề. Sự kết nghĩa giao hảo của hai làng Vũ Xá và Đồng Lâu
và lễ hội tưng bừng của hai làng càng cho thấy lớp văn hóa sâu xa của việc thờ cúng
thành hoàng ở đây. Hai mặt của cuộc sống: làm ăn và đánh giặc luôn đan quyện vào
nhau, và ước muốn về một cuộc sống hoà bình an lạc đã được gửi gắm trong niềm tin
tưởng về vị thành hoàng mà ý nghĩa mới không làm mờ đi những lớp nghĩa xa xưa hơn.
• Lễ hội đền Lảnh Giang
Đền Lảnh Giang ở thôn Yên Lạc, xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên thờ Tam vị Đại Vương
thời Hùng Duệ Vương có công đánh Thục và thờ Tiên Dung. Một năm ở đây có hai kỳ lễ
hội vào tháng 6 và tháng 8 âm lịch. Kỳ hội tháng 6 diễn ra từ ngày 18 đến 25 dành, kỳ hội
tháng 8 diễn ra vào ngày 20.
Ngày 18 tháng 6 âm lịch, nhân dân địa phương tổ chức chồng kiệu, kéo cờ than trước cửa
đền, ngày 21 bắt đầu làm lễ cáo kỵ. Các ngày từ 22 đến 24 tháng 6 là ngày chính tế và
rước kiệu Thánh xung quanh đền. Ngày 25 tháng 6 tổ chức lễ tạ và hạ cờ, đóng cửa đền.
Ngày 25 tháng 8 âm lịch, đền Yên Từ (xã Mộc Bắc, Duy Tiên) thờ Ngọc Hoa công chúa
rước kiệu về bái vọng. Ngoài các nghi lễ như tế lễ, rước thánh còn có phần hội hết sức
phong phú như múa rồng, múa lân, chiếu chèo sân đền, hát chầu văn, võ vật, đấu cờ
người, tổ tôm điếm, múa sư tử, thổi cơm trên quang gánh, chọi gà, đuổi vị dưới nước, đi
cầu khỉ…
Lễ hội vào tháng 6 còn có trò bơi chải trên sông Hồng và lễ rước nước. Nước được lấy từ
giữa sông Hồng đem về làm nước cúng và làm lễ tắm tượng của các đền trong khu di
tích. Nghi thức lấy nước giữa dòng sông Hồng để thờ cúng và tắm tượng vừa biểu thị
nguyện vọng cầu xin mưa thuận gió hòa, vừa thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên
của nhân dân ta. Căn cứ vào tục thờ, căn cứ vào vị trí của đền bên bờ sông, có thể nhận
thấy rằng, các vị thần mà đền Lảnh Giang thờ tuy có tên tuổi sự tích nhưng kỳ thực là
những vị thủy thần. Và cũng như các nơi thờ cúng thủy thần khác, tục thờ cúng thủy thần

ở đền Lảnh Giang thể hiện hai mặt của đời sống tâm linh: khát khao được thần thiên
nhiên chở che và ước muốn chế ngự được sức mạnh của thiên nhiên hung hãn đó.
Ngày nay, rất đông khách thập phương đến lễ và tham quan đền Lảnh cùng khu di tích ở
đây. Có nhiều năm nước ngập, khách thập phương cùng nhân dân địa phương bơi thuyền
ra đền dâng lễ và thực hiện các nghi thức đầy đủ để tỏ lòng tôn kính tam vị danh thần và
Tiên Dung. Ngoài 2 kỳ hội chính, du khách gần xa vẫn tìm về đây cầu tài, cầu lộc.
Phương ngôn có câu Trăm cảnh, nghìn cảnh không bằng bến Lảnh đền Mây là để nói đến
sức hấp dẫn của một di tích mà vị trí, cảnh quan, sự tích và lễ hội đều đáp ứng nhu cầu
tâm linh của người về hành lễ.
• Lễ hội đình Đá
Lễ hội được tổ chức tại đình Đá, thôn An Mông, xã Tiên Phong, huyện Duy Tiên, Hà
Nam.
Đình Đá thờ Nguyệt Nga công chúa, một tướng tài của Hai Bà Trưng. Ngoài ngày sinh
(ngày rằm tháng bảy) và ngày hóa (ngày 12 tháng 10) có tổ chức tế lễ, dâng hương ra,
ngày hội đầu xuân được tổ chức vào các ngày 6, 7, 8 tháng Giêng. Trong hội có tế lễ,
rước kiệu, lễ tế thần nông và các hội thi như vật cầu, đua thuyền.
Trong lễ tế thần nông, chủ tế và các bồi tế sau khi làm xong nghi thức dân hương, dân
rượu, đọc sớ tấu cầu mong bình yên cho dân làng, cầu mong mùa màng tươi tốt thì tiếp
tục đến phần rước hương án tế thần ra khu ruộng gần đình đã được cày bừa chuẩn bị
trước. Đoàn người đi theo hương án tế thần, có cả người gánh vài bó mạ, dăm cây lau, tay
cầm cành tre, con dao và bó hom dâu. Khi ra tới ruộng cấy lúa và bãi, trồng dâu thì đoàn
người đặt hương án lên bờ ruộng, còn dân làng thì đứng vây quanh. Chủ tế và bồi tế là
người được phân công thay mặt dân làng lội xuống ruộng cấy ít hàng lúa và trồng ít hom
dâu tượng trưng. Dân làng vây quanh hò reo, hoà với tiếng chiêng, trống tỏ niềm vui
mừng, đón chờ một mùa bội thu sắp tới. Cùng với tiếng hò reo, dân làng còn té nước
ruộng vào người cấy, người gánh mạ, người vác hom dâu, người cắm cành tre, cắm cây
lau dưới ruộng. Mọi người cầu mong mưa thuận gió hoà cho cây lúa, cây dâu lên khoẻ
như lau, cứng như tre để vượt qua mọi thời tiết khắc nghiệt để có mùa lúa, mùa dâu tươi
tốt, dân làng có cuộc sống ấm no hạnh phúc như lời cần khẩu của dân làng An Mông:
Cầu cho hoà cốc phong đăng

Cây dâu cũng tốt, con tằm cũng tươi
Trò đưa thuyền trên sông Châu được tổ chức tại khu ngã ba sông ở phía đông xã Tiên
Phong (hiện nay là đập Quang Trung), đó là nơi tương truyền bà Nguyệt Nga tử tiết và là
nơi thuyền rồng xuất hiện đón bà xuống thuỷ cung. Hội thi thường tổ chức hai chiếc
thuyền lớn, đầu làm như hình rồng, đuôi tựa đuôi tôm. Mỗi thuyền bố trí một người lái,
một người mặc áo đỏ, chít khăn, tay cầm mõ, gõ theo nhịp chèo động viên đội bơi. Mũi
thuyền có hai phách cầm chèo hai bên để bắt nhịp cho các mái chèo, hai bên mạn thuyền
mỗi bên có 12 người chèo. Như vậy, mỗi thuyền bơi thi phải huy động tới 28 người có áo
quần khăn đồng bộ, tắm gội sạch sẽ, lên đình lễ thánh rồi mới được nhập đội thi. Đường
bơi thường tổ chức trên đoạn sông dài hơn một cây số, có thể bơi hai hoặc ba vòng,
thuyền của giáp nào về đích giật được cành nêu là thắng cuộc. Giáp thắng cuộc sẽ được
giải thưởng, đồng thời cùng cả giáp ăn mừng thắng lợi. Năm ấy mọi người tin rằng được
thánh phù hộ sẽ gặp may.
Trò vật cầu được tổ chức để tưởng niệm việc luyện quân của bà Nguyệt Nga. Theo truyền
thuyết, bà thường tổ chức trò chơi này để tăng cường sức khoẻ cho quân lính. Đội vật cầu
ở đây cũng có nhiều nét tương tự với hội vật cầu ở làng Gừa ở Liêm Thuận, Thanh Liêm,
nhưng ở đây có nét khác là có hội vật cầu lão (cho đàn ông trên 50 tuổi). Tính chất lễ và
tính chất hội đậm đà của hội thi này làm nên không khí tưng bừng náo nhiệt của ngày hội
đầu xuân, thể hiện nhu cầu thăng hoa tinh thần cao cả của người dân trong lễ hội.
• Lễ hội đình Đinh
Đình Đinh thuộc thôn Đinh, xã Đinh Xá, huyện Bình Lục, Hà Nam.
Đình Đinh thờ Đông Hải Đại Vương Đoàn Thương cùng con ông là Đông Xưng đại
vương Đoàn Văn, các trung thần của triều Lý, Đông Bảng đại vương triều Lê cùng các vị
tiên hiền, các vị có công lập làng. Tương truyền, làng Đinh là nơi mà Đoàn Thượng đại
vương đến tìm thầy học và cũng là quê vợ của ông. Khi ông mất, con trai ông là Đoàn
Văn cùng nhân dân Đinh Xá lập đền thờ. Hàng năm, cứ vào ngày sinh của Đông Hải đại
vương Đoàn Thượng (10 tháng Giêng âm lịch), làng Đinh lại tổ chức lễ hội để tưởng nhớ
bậc trung thần.
Lễ hội được tổ chức từ ngày 9 – 12 tháng Giêng âm lịch. Ngoài tế lễ, dâng hương, lễ hội
làng Đinh còn có lễ rước nước và lễ khai độc

Cứ 3 năm một lần, làng Đinh và làng Thủy Cơ (xã Châu Sơn, Duy Tiên) lại tổ chức lễ
rước nước để tưởng niệm vị Đông Hải đại vương và để thể hiện mối giao hảo giữa hai
làng. Thủy Cơ là một làng chài chuyên nghề sông nước. Làng Đinh đã dành một khu đất
cho làng Thủy Cơ để một khi có người qua đời thì mai táng ở đó. Do đó, hai làng có mối
quan hệ rất thân thiết. Khi vào lễ hội, làng Thủy Cơ cung cấp 5 chiếc thuyền lớn để đi
rước nước.

×