Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Nghiên cứu xây dựng danh mục tương tác thuốc có ý nghĩa trong thực hành lâm sàng tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2021 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

NGUYỄN THỊ NGỌC DIỄM

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG DANH MỤC TƯƠNG
TÁC THUỐC CÓ Ý NGHĨA TRONG THỰC
HÀNH LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
NĂM 2021 - 2022

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

CẦN THƠ - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

NGUYỄN THỊ NGỌC DIỄM

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG DANH MỤC TƯƠNG
TÁC THUỐC CÓ Ý NGHĨA TRONG THỰC
HÀNH LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
NĂM 2021 - 2022
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
Chuyên ngành: Dược lý - Dược lâm sàng
Mã số: 8720205
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. PHẠM THÀNH SUÔL


TS.DS. ĐỖ VĂN MÃI

CẦN THƠ – 2022


i

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng đào tạo sau đại học, Trường
Đại học Tây Đô đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và hồn thành
luận văn này.
Xin gửi lời tri ân tới q thầy, q cơ đã tận tình giảng dạy lớp cao học chuyên
ngành Dược lý – Dược lâm sàng, Trường Đại học Tây Đơ, niên khóa 2021 – 2022.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS.DS Phạm Thành Suôl và TS.DS
Đỗ Văn Mãi đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn
này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc cùng tập thể Bệnh viện Trường Đại
học Y Dược Cần Thơ đã nhiệt tình giúp đỡ và ủng hộ tôi thực hiện luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn tới tất cả bạn bè, đồng nghiệp và những người luôn ủng hộ,
động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tơi hồn thành luận văn này.

Tác giả

Nguyễn Thị Ngọc Diễm


ii

CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu do tơi chủ trì thực hiện. Các số

liệu trong đề tài là trung thực và kết quả nghiên cứu chưa từng ai cơng bố trong bất
kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả

Nguyễn Thị Ngọc Diễm


iii

TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ và mức độ các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng
xảy ra trong đơn thuốc ngoại trú và hồ sơ bệnh án nội trú. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan
đến tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng trong đơn thuốc ngoại trú và hồ sơ bệnh án nội
trú. Xây dựng danh mục tương tác thuốc chống chỉ định dựa trên danh mục tương tác thuốc
có ý nghĩa lâm sàng.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang.
Kết quả nghiên cứu: Đơn thuốc ngoại trú, tỷ lệ xuất hiện tương tác thuốc là 20,9%. Hồ
sơ bệnh án điều trị nội trú, hướng dẫn sử dụng tỷ lệ xuất hiện tương tác thuốc là 26,2%. Ở
điều trị ngoại trú, số cặp tương tác trong đơn thuốc mức độ trung bình 54,3%. Số đơn thuốc
trong hồ sơ bệnh án, số cặp tương tác ở bệnh án mức độ trung bình 65%. Số đơn thuốc điều
trị ngoại trú, số cặp tương tác trong đơn thuốc theo MED với mức độ theo dõi chặt chẽ
54,6%. Số đơn thuốc trong hồ sơ bệnh án, số cặp tương tác ở bệnh án mức độ theo dõi chặt
chẽ 62,7%. Có 36 cặp tương tác thuốc có YNLS dựa vào đơn thuốc, trong đó có 11 cặp
tương tác thuốc chống chỉ định và 25 cặp tương tác thuốc ở mức độ nghiêm trọng. Có 48
cặp tương tác thuốc có YNLS dựa vào bệnh án, trong đó có 16 cặp tương tác thuốc chống
chỉ định và 32 cặp tương tác thuốc ở mức độ nghiêm trọng. Trên đơn thuốc ngoại trú, HSBA
nội trú có mối liên quan giữa số lượng thuốc trong một đơn và tuổi của bệnh nhân với khả
năng xảy ra tương tác thuốc có YNLS (p<0,001).
Xây dựng được danh mục 50 cặp tương tác thuốc có YNLS dựa trên lý thuyết tra từ MM

và 48 cặp tương tác thuốc có YNLS dựa trên lý thuyết tra từ MD. Trong đó, có 26 cặp tương
tác thuốc “chống chỉ định tuyệt đối” và danh mục 36 cặp tương tác thuốc “chống chỉ định
có điều kiện”.
Kết luận: Kết quả nghiên cứu đã cung cấp nhiều cơ sở dữ liệu quan trọng giúp cho việc
điều trị bệnh được hiệu quả và hạn chế tương tác không mong muốn của thuốc gây ra.
Từ khóa: Tương tác thuốc, điều trị nội trú, điều trị ngoại trú, yếu tố nguy cơ


iv

ABSTRACT
Objectives: To determine the rate and extent of clinically significant drug interactions
occurring in outpatient prescriptions and inpatient medical records. Explore some of the
factors associated with clinically significant drug interactions in outpatient prescriptions
and inpatient medical records. Construct a list of drug interactions with contraindications
based on a list of clinically significant drug interactions.
Research Methods: The study was carried out by cross-sectional descriptive method.
Research results: Outpatient prescription, drug interaction rate is 20.9%. Inpatient medical
records, instructions for use, drug interaction rate is 26.2%. In outpatient treatment, the
average number of interactions in prescriptions was 54.3%. The number of prescriptions in
the medical records, the number of interactions in the medical records, on average 65%.
Number of outpatient prescriptions, number of drug interactions in prescriptions according
to MED with close follow-up 54.6%. The number of prescriptions in the medical records,
the number of interactions in the medical records, the level of close follow-up 62.7%. There
were 36 pairs of drug interactions with YNLS based on prescriptions, of which 11 pairs
were contraindicated and 25 had serious drug interactions. There are 48 pairs of drug
interactions with YNLS based on medical records, including 16 pairs of drug interactions
with contraindications and 32 pairs of serious drug interactions. On outpatient prescriptions,
inpatient HSBA had a relationship between the number of drugs in a prescription and the
age of the patient with the likelihood of drug interactions with YNLS (p<0.001).

A list of 50 drug-drug interaction pairs with YNLS based on the MM word search theory
and 48 drug-drug interaction pairs with YNLS based on the MD word search theory was
built. In which, there are 26 pairs of drug interactions "absolute contraindications" and a
list of 36 pairs of drug interactions with "conditional contraindications".
Conclusion: The results of the study have provided many important databases to help the
treatment of the disease be effective and limit unwanted drug interactions.
Keywords: Drug interactions, inpatient treatment, outpatient treatment, risk factors


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................... i
CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii
TÓM TẮT ....................................................................................................... iii
ABSTRACT..................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................... ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. x
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... xi
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 ...................................................................................................... 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................. 3
1.1 ĐẠI CƯƠNG VỀ TƯƠNG TÁC THUỐC .............................................. 3
1.1.1 Định nghĩa ......................................................................................... 3
1.1.2 Phân loại ............................................................................................ 4
1.1.3 Các cơ sở dữ liệu tra cứu tương tác thuốc ............................................ 8
1.1.4 Sự chênh lệch giữa các cơ sở dữ liệu dùng trong tra cứu tương tác thuốc
................................................................................................................ 12
1.2 Ý NGHĨA CỦA TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG THỰC HÀNH LÂM
SÀNG.......................................................................................................... 13

1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TƯƠNG TÁC THUỐC VÀ MỘT SỐ
KHUYẾN CÁO CHUNG ĐỂ KIỂM SOÁT TƯƠNG TÁC THUỐC......... 14
1.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến tương tác thuốc......................................... 14
1.3.2 Một số khuyến cáo chung để kiểm soát tương tác thuốc ..................... 16
1.4 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC........................ 18
1.4.1 Nghiên cứu về tương tác thuốc trong thực hành lâm sàng ................... 18
1.4.2 Xây dựng danh mục tương tác thuốc tại bệnh viện ............................. 21


vi
1.5 GIỚI THIỆU BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ................ 22
1.5.1 Lịch sử hình thành ............................................................................ 22
1.5.2 Chuyên khoa của bệnh viện và chức năng, nhiệm vụ .......................... 24
CHƯƠNG 2 .................................................................................................... 26
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................... 26
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................... 26
2.1.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................... 26
2.1.2 Tiêu chuẩn lựa chọn ......................................................................... 26
2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ............................................................................ 27
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 27
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu .......................................................................... 27
2.2.2 Cỡ mẫu ............................................................................................ 27
2.2.3 Phương pháp chọn mẫu..................................................................... 29
2.2.4 Nội dung nghiên cứu ........................................................................ 30
2.2.5 Phương pháp thu thập số liệu ............................................................ 38
2.2.6 Phương pháp kiểm soát sai số ........................................................... 38
2.2.7 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ............................................. 38
2.3 ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU ..................................................... 39
CHƯƠNG 3 .................................................................................................... 40
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................. 40

3.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU NGHIÊN CỨU ............................................... 40
3.1.1 Đặc điểm của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu ................................. 40
3.1.2 Đặc điểm về số lượng thuốc được kê trong đơn thuốc ........................ 42
3.2 XÁC ĐỊNH TỶ LỆ VÀ MỨC ĐỘ CÁC TƯƠNG TÁC THUỐC CÓ YNLS
TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ................... 43
3.2.1 Tỷ lệ tương tác thuốc ........................................................................ 43


vii
3.2.2 Mức độ tương tác thuốc .................................................................... 44
3.2.3 Đặc điểm tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng................................... 46
3.3 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỬ DỤNG THUỐC GÂY TƯƠNG
TÁC THUỐC CÓ Ý NGHĨA LÂM SÀNG ................................................. 47
3.4 XÂY DỰNG DANH MỤC TƯƠNG TÁC THUỐC CHỐNG CHỈ ĐỊNH
DỰA TRÊN DANH MỤC THUỐC TƯƠNG TÁC THUỐC CÓ Ý NGHĨA
LÂM SÀNG ................................................................................................ 49
3.4.1 Xây dựng danh mục tương tác thuốc có YNLS dựa trên lý thuyết từ danh
mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ ........... 49
3.4.2 Xây dựng danh mục tương tác thuốc có YNLS dựa trên dựa trên đơn thuốc
................................................................................................................ 51
3.4.3 Xây dựng danh mục tương tác thuốc có YNLS dựa trên dựa trên hồ sơ
bệnh án..................................................................................................... 54
3.4.4 Xây dựng danh mục tương tác thuốc “Chống chỉ định” dựa trên dựa trên
danh mục thuốc tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng.................................. 56
CHƯƠNG 4 .................................................................................................... 58
BÀN LUẬN..................................................................................................... 58
4.1 KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN ............................................... 58
4.1.1 Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi và giới tính .................................. 58
4.1.2 Phân bố bệnh nhân theo các nhóm bệnh được chẩn đốn .................... 59
4.1.3 Đặc điểm về tình hình sử dụng thuốc trong mẫu nghiên cứu ............... 60

4.2 XÁC ĐỊNH TỶ LỆ VÀ MỨC ĐỘ CÁC TƯƠNG TÁC THUỐC CÓ YNLS
TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ................... 61
4.2.1 Tỷ lệ và mức độ tương tác thuốc theo 2 cơ sở dữ liệu......................... 61
4.2.2 Đặc điểm tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng................................... 64


viii
4.3 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỬ DỤNG THUỐC GÂY TƯƠNG
TÁC THUỐC CÓ Ý NGHĨA LÂM SÀNG ................................................. 65
4.4 XÂY DỰNG DANH MỤC TƯƠNG TÁC THUỐC CHỐNG CHỈ ĐỊNH
DỰA TRÊN DANH MỤC THUỐC BỆNH VIỆN NĂM 2021 .................... 67
CHƯƠNG 5 .................................................................................................... 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 73
KẾT LUẬN................................................................................................. 73
KIẾN NGHỊ................................................................................................ 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 76
PHỤ LỤC 1 .................................................................................................... xii
PHỤ LỤC 2 ................................................................................................... xiv
PHỤ LỤC 3 ................................................................................................... xvi
PHỤ LỤC 4 .................................................................................................. xvii
PHỤ LỤC 5 .................................................................................................... xx
PHỤ LỤC 6 .................................................................................................. xxii
PHỤ LỤC 7 ................................................................................................. xxvi


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Một số ví dụ về tương tác dược lực học, tạo tác dụng hiệp đóng ............. 7
Bảng 1.2 Một số cơ sở dữ liệu tra cứu tương tác thuốc thường dùng ..................... 8

Bảng 1.3 Phân loại mức độ nặng của tương tác trong MED ................................ 10
Bảng 1.4 Bảng phân loại mức độ nặng của tương tác trong MM. ........................ 11
Bảng 1.5 Bảng phân loại mức độ y văn ghi nhận trong MM. .............................. 11
Bảng 2.1 Bảng quy ước mức độ đánh giá tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng ở các
cơ sở dữ liệu..................................................................................................... 32
Bảng 3.1 Phân bố nhóm tuổi bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu ........................... 40
Bảng 3.2 Phân bố giới tính bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu.............................. 41
Bảng 3.3 Phân bố nhóm bệnh trong mẫu nghiên cứu .......................................... 41
Bảng 3.4 Đặc điểm về số thuốc được kê đơn trong đơn thuốc ............................. 42
Bảng 3.5 Tỷ lệ đơn thuốc ngoại trú có tương tác thuốc có YNLS ........................ 43
Bảng 3.7 Mức độ tương tác theo MM ................................................................ 44
Bảng 3.8 Mức độ tương tác theo MED .............................................................. 45
Bảng 3.9 Tỷ lệ số cặp tương tác có YNLS theo số lượng thuốc trong đơn ngoại trú
........................................................................................................................ 46
Bảng 3.10 Tỷ lệ số cặp tương tác có YNLS theo số lượng thuốc trong bệnh án ... 46
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng xảy ra tương tác thuốc có ý
nghĩa lâm sàng trên đơn thuốc ngoại trú ............................................................ 47
Bảng 3.12 Ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng xảy ra tương tác thuốc có ý
nghĩa lâm sàng trên bệnh án nội trú ................................................................... 48
Bảng 3.13 Danh mục tất cả các tương tác “Chống chỉ định” tra từ sách “Tương tác
thuốc và chú ý khi chỉ định”. ............................................................................. 50
Bảng 3.14 Danh mục 36 cặp tương tác thuốc có YNLS dựa trên đơn thuốc ......... 51
Bảng 3.15 Danh mục 42 cặp tương tác thuốc có YNLS dựa trên hồ sơ bệnh án ... 54


x

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ tóm tắt q trình thực hiện giai đoạn 1 ....................................... 36
Hình 2.2 Sơ đồ nghiên cứu xây dựng danh mục các TTT chống chỉ định trong thực

hành lâm sàng tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ (giai đoạn 2, 3) .. 37


xi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
ADR

Tiếng Anh
Adverse Drug Reaction

Tiếng Việt
Phản ứng có hại của thuốc

CCĐ

Chống chỉ định

CSDL

Cơ sở dữ liệu

DĐH

Dược động học

DLH

Dược lực học

Phần mềm tra cứu tương tác
thuốc trực tuyến truy cập tại
địa chỉ www.drugs.com

DRUG

FDA

ICD - 10

Food and Drug
Administration

Cục Quản lý Thực phẩm và
Dược phẩm Hoa Kỳ

International Classification
of Disease, Tenth Edition

Phân loại thống kê quốc tế về
bệnh tật và các vấn đề sức
khỏe có liên quan phiên bản
lần thứ 10
Phần mềm tra cứu tương tác
thuốc trực tuyến truy cập tại
địa chỉ www.medscape.com

MED

MM

NSAID

Drug interactions Micromedex® Solutions

Phần mềm tra cứu tương tác
thuốc trực tuyến Micromedex

Nonsteroidal Antiinflammatory Drug

Thuốc kháng viêm không
steroid

STT

Số thứ tự

TTT

Tương tác thuốc

YNLS

Ý nghĩa lâm sàng


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tương tác thuốc - thuốc là một trong các vấn đề thường gặp trong thực hành
lâm sàng, có thể để lại những hậu quả to lớn, không chỉ gây ảnh hưởng có hại nghiêm

trọng trên bệnh nhân, thất bại trong điều trị mà còn ảnh hưởng đến uy tín bác sĩ, cơ
sở khám chữa bệnh, chi phí điều trị và chi phí xã hội [1], [50].
Trong thực hành lâm sàng, người bệnh dùng càng nhiều thuốc thì khả năng xuất
hiện các phản ứng có hại càng tăng [54]. Việc phối hợp thuốc là không thể tránh
khỏi, nhất là trong điều kiện đa bệnh lý, đa triệu chứng. Đó là nguyên nhân làm cho
nguy cơ gặp tương tác thuốc bất lợi dễ dàng xảy ra. Tuy nhiên, tương tác thuốc là
một vấn đề có thể phịng tránh được bằng cách sử dụng thuốc thận trọng và giám sát
chặt chẽ bệnh nhân trong quá trình điều trị hoặc tiến hành các biện pháp can thiệp để
giảm thiểu nguy cơ xảy ra tương tác thuốc [42]. Bác sĩ thường gặp khó khăn trong
quá trình tra cứu tương tác thuốc vì chất lượng, sự không đồng nhất giữa các cơ sở
dữ liệu [17], [30], [34]. Điều này khiến cán bộ y tế mất nhiều thời gian tra cứu các
cơ sở dữ liệu khác nhau, vốn không phù hợp với thực tế yêu cầu cần xử lý thơng tin
nhanh chóng. Hơn nữa trong nhiều trường hợp các cơ sở dữ liệu đưa ra các cảnh báo
về những tương tác thuốc khơng có ý nghĩa trên lâm sàng. Nếu những cảnh báo tương
tác thuốc khơng có ý nghĩa trên lâm sàng xuất hiện q nhiều các bác sĩ có xu hướng
bỏ qua các cảnh báo được đưa ra [19], [23]. Điều này thực sự nguy hiểm nếu chúng
ta bỏ qua các cảnh báo tương tác thuốc nghiêm trọng, có ý nghĩa lâm sàng [47]. Vì
vậy xây dựng danh sách ngắn gọn những tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng để hỗ
trợ bác sĩ trong quá trình kê đơn là rất cần thiết.
Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ là bệnh viện tuyến cuối với nhiều
khoa điều trị chuyên môn, mỗi năm tiếp nhận số lượng rất lớn bệnh nhân chủ yếu
đến từ Đồng bằng sông Cửu Long. Việc phối hợp nhiều thuốc trong đơn thuốc là tất
yếu nên nguy cơ gặp phản ứng có hại của thuốc do tương tác thuốc khơng thể tránh
khỏi [1]. Do đó, tương tác thuốc là một vấn đề rất cần được quan tâm trong điều trị.


2
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu xây dựng danh
mục tương tác thuốc có ý nghĩa trong thực hành lâm sàng tại Bệnh viện Trường
Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2021 - 2022” với các mục tiêu sau:

1. Xác định tỷ lệ và mức độ các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng xảy ra
trong đơn thuốc ngoại trú và hồ sơ bệnh án nội trú tại Bệnh viện Trường Đại học Y
Dược Cần Thơ năm 2021 - 2022.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng
trong đơn thuốc ngoại trú và hồ sơ bệnh án nội trú tại Bệnh viện Trường Đại học Y
Dược Cần Thơ năm 2021 - 2022.
3. Xây dựng danh mục tương tác thuốc chống chỉ định dựa trên danh mục tương
tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 ĐẠI CƯƠNG VỀ TƯƠNG TÁC THUỐC
1.1.1 Định nghĩa
Tương tác thuốc là một phản ứng giữa một thuốc với một tác nhân thứ hai
(thuốc, thực phẩm, hóa chất khác). Phản ứng đó có thể xảy ra khi tiếp xúc với cơ thể
hay hoàn toàn ở bên ngoài cơ thể khi bào chế, bảo quản, thử nghiệm hay chế biến
các thuốc [1], [7].
Tương tác thuốc là sự thay đổi tác dụng hoặc độc tính của thuốc khi sử dụng
đồng thời với thuốc khác, dược liệu, thức ăn, đồ uống hoặc hóa chất khác [1], [5],
[13]. Trong phạm vi đề tài, chúng tôi chỉ đề cập đến tương tác thuốc - thuốc. Tương
tác thuốc - thuốc là tương tác xảy ra khi nhiều thuốc được sử dụng đồng thời [1]. Ví
dụ, phối hợp clarithromycin với digoxin làm tăng nồng độ digoxin trong máu, dẫn
đến tăng nguy cơ xuất hiện độc tính của digoxin (buồn nơn, khó chịu, thay đổi thị
giác, loạn nhịp tim) [17], [21].
Phần lớn các tương tác thuốc dẫn đến tác dụng bất lợi, tuy nhiên vẫn có những
tương tác mang lại lợi ích và được ứng dụng trong điều trị. Ví dụ, naloxon là thuốc
kháng morphin, làm giảm hiệu quả của morphin và làm nhanh chóng xuất hiện hội

chứng cai opioid nhưng mặt khác, naloxon, cũng được sử dụng trong xử trí quá liều
morphin [2].
Tương tác thuốc được chia làm có 3 mức độ:
+ Tương tác lớn - nghiêm trọng: Tương tác gây de dọa tính mạng và/ hoặc cần
can thiệp y khoa để hạn chế tối thiểu phản ứng có hại nghiêm trọng xảy ra. Nếu mức
độ quá nghiên trọng phải chống chỉ định dùng đồng thời các thuốc.


4
+ Tương tác vừa phải - trung bình: Tương tác dẫn đến hậu quả làm nặng thêm
tình trạng của bệnh nhân và/ hoặc cần thay đổi thuốc điều trị.
+ Tương tác nhỏ hoặc khơng quan trọng: Tương tác thuốc ít có ý nghĩa trên lâm
sàng. Tương tác có thể làm tăng tần suất hoặc mức độ nặng của phản ứng có hại
nhưng thường khơng cần thay đồi thuốc điều trị [6]
1.1.2 Phân loại
Tương tác thuốc được phân loại thành hai nhóm dựa trên cơ chế của tương tác,
bao gồm tương tác dược động học và tương tác dược lực học [1], [2], [5].
a. Tương tác dược động học
Tương tác dược động học là tương tác tác động lên các quá trình hấp thu, phân
bố, chuyển hóa, thải trừ của thuốc trong cơ thể. Từ đó, dẫn đến sự thay đổi nồng độ
của thuốc trong huyết tương, làm thay đổi tác dụng dược lý hoặc độc tính của thuốc.
Tương tác dược động học là loại tương tác xảy ra trong suốt q trình tuần hồn của
thuốc trong cơ thể, khó đốn trước và không liên quan đến cơ chế tác dụng của thuốc
[1], [4].
Tương tác loại này khó đốn trước vì không liên quan đến tác dụng dược lý.
Tương tác theo cơ chế dược động học có thể xảy ra ở cả 4 giai đoạn trong vịng tuần
hồn của thuốc
Tương tác dược động học xảy ra trong quá trình hấp thu
Tương tác dược động học xảy ra trong quá trình hấp thu có thể theo các cơ chế
sau:

Do thay đổi pH tại dạ dày: Đa số các thuốc dùng theo đường uống cần môi
trường dạ dày với pH 2,5 - 3 để được hòa tan và hấp thu. Do vậy, sự tăng hay giảm
pH dạ dày có thể làm thay đổi hấp thu của một số thuốc.


5
Do thay đổi nhu động đường tiêu hóa: Các thuốc có tác dụng kháng cholinergic
(thuốc chống trầm cảm ba vịng) làm giảm nhu động ruột, làm tăng thời gian tiếp xúc
của thuốc tại vị trí hấp thu và dẫn đến tăng mức độ hấp thu của thuốc dùng đồng thời
[6].
Do tạo phức khó hấp thu giữa hai thuốc khi dùng đồng thời: Một số thuốc (kháng
sinh nhóm tetracyclin, kháng sinh nhóm quinolon hoặc levothyroxin) có thể tạo phức
chất với các cation kim loại đa hóa trị như Al3+, Fe2+, Fe3+, Mg2+…; phức chất này
không qua được niêm mạc ruột và do đó sự hấp thu thuốc bị cản trở [14]
Do cản trở cơ học, tạo lớp ngăn sự tiếp xúc của thuốc với niêm mạc ống tiêu
hóa: Các thuốc băng niêm mạc dạ dày trong điều trị các bệnh viêm loét dạ dày - tá
tràng như kaolin, smecta, sucralfat... có thể tạo ra lớp ngăn tiếp xúc giữa các thuốc
khác và niêm mạc dạ dày, làm giảm hấp thu thuốc đó qua niêm mạc dạ dày [6].
Tương tác dược động học xảy ra trong quá trình phân bố
Tương tác xảy ra trong q trình phân bố có thể gặp khi dùng đồng thời hai
thuốc có cùng điểm gắn với protein huyết tương: thuốc có ái lực mạnh hơn với protein
huyết tương sẽ đẩy thuốc kia ra khỏi vị trí gắn kết, làm tăng nồng độ thuốc ở dạng tự
do và tăng tác dụng dược lý của thuốc bị đẩy. Hậu quả của tương tác này có thể dẫn
đến các triệu chứng, tác dụng phụ hoặc độc tính khi thuốc bị đẩy có ái lực cao với
protein huyết tương (> 90%), giảm thể tích phân bố thuốc, thuốc có khoảng điều trị
hẹp và khởi phát tác dụng nhanh [9]. Ví dụ wafarin và diclofenac có cùng vị trí gắn
với albumin huyết tương, vì vậy việc thêm diclofenac cho bệnh nhân đang điều trị
bằng wafarin sẽ dẫn tới tăng nồng độ wafarin tự do trong máu và tăng nguy cơ chảy
máu nghiêm trọng [40]



6
Tương tác dược động học xảy ra trong quá trình chuyển hóa
Tương tác thuốc ở giai đoạn chuyển hóa chủ yếu xảy ra ở gan với sự tham gia
của hệ enzym cytochrome P450 (CYP450) [40]. Hiện tượng cảm ứng hoặc ức chế
enzym gan làm thay đổi chuyển hóa thuốc, dẫn đến làm tăng hoặc giảm tác dụng
dược lý và độc tính của thuốc [3].
Tương tác dược động học xảy ra trong quá trình thải trừ
Thải trừ qua thận là giai đoạn cuối cùng trong vòng đời của thuốc trong cơ thể.
Tại đây thuốc được lọc qua cầu thận rồi tái hấp thu trở lại một phần và tiếp tục được
thải trừ ra ngoài. Tương tác thuốc xảy ra tại thận là do ảnh hưởng đến quá trình tái
hấp thu và thải trừ [9], [11].
b. Tương tác dược lực học
Tương tác dược lực học là khi thuốc A gây ảnh hưởng tới đáp ứng sinh học của
thuốc B hoặc tới độ nhạy cảm của mô trong cơ thể khi dùng cùng thuốc B. Những
thuốc gặp tương tác này sẽ có tác dụng đổi kháng hoặc hiệp đồng với nhau, nhiều
khi có hậu quả lâm sàng tai hại. Ví dụ, bệnh nhân tăng huyết áp thường phải dùng
thuốc hạ áp suốt đời: Nếu dùng cùng một số thuốc chống loạn nhịp hoặc chống đau
thắt ngực có thể gây trạng thái giảm huyết áp quá mức, gây rủi ro (như khi lái xe,
vận hành máy móc); khi uống rượu sẽ có tác dụng âm tính vào bệnh tăng huyết áp
và gây tụt huyết áp khơng kiểm sốt nổi; thuốc trầm cảm 3 vịng đối kháng với tác
dụng hạ ốp của guanethidin. a - methyldopa, clonidin; Nhiều thuốc tác động trên hệ
thần kinh trung ương cũng tác động lên huyết áp [6]. [41].
Tương tác hiệp đồng: Tương tác hiệp đồng thường gặp khi phối hợp các thuốc
có tác dụng trên cùng một hệ sinh lý. Ví dụ: Như phối hợp các thuốc giảm đau opioid
với thuốc chống viêm không steroid (NSAID) để tăng hiệu quả giảm đau; phối hợp
các kháng sinh với thuốc ức chế bơm proton để làm tăng hiệu quả diệt trừ
Helicobacter pylori trong điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng….[9]



7
Tương tác đối kháng: Tương tác đối kháng xảy ra khi dùng đồng thời hai thuốc
có đích tác động trên cùng một thụ thể (receptor), hoặc các thuốc có tác dụng đối lập
nhau. Hậu quả của sự tương tác này thường dẫn đến giảm hoặc mất tác dụng của
thuốc điều trị. Tuy nhiên, chúng ta có thể ứng dụng loại tương tác này để giải độc
thuốc. Ví dụ: Dùng naloxon để giải độc morphin. Việc sử dụng các thuốc có cùng
điểm gắn trên receptor như kháng sinh nhóm macrolid, lincosamid, phenicol cùng
gắn lên 50S-ribosom của vi khuẩn sẽ dẫn đến đối kháng, làm giảm tác dụng kháng
khuẩn. Phối hợp các thuốc có tác dụng sinh lý đối lập nhau gây mất tác dụng [9]
Bảng 1.1 Một số ví dụ về tương tác dược lực học, tạo tác dụng hiệp đóng
Cách phối hợp

Kết quả của tương tác

Kháng cholinergic + kháng cholinergic Tăng tác dụng kháng cholinergic; Đột quy
(thuốc chống Parkinson, butyrophenon, khi gặp nóng hoăc ẩm; Ruột ỳ co bóp, bệnh
phenothiazin, chống trầm cảm ba vịng...)
tâm thần do ngộ độc, khơ miệng hỏng răng,
nhìn mờ, sốt... (cẩn đăc biệt tránh dùng ở
người cao tuổi)
Thuổc hạ huyết áp + thuốc gây giảm huyết áp Tăng tác dụng làm hạ huyết áp; Giảm huyết
(thuốc giãn mạch, phenothiazin, chống đau áp tư thế đứng
thắt ngực)
Thuốc ức chế TKTƯ + thuốc ức chế TKTƯ
(rượu, thuốc chống nôn, kháng histamin,
thuốc an thần gây ngủ, giải lo, giảm đau,
chống loạn thần...)

Làm giảm kỹ năng tâm thẩn - vận động,
giảm tỉnh táo, buồn ngủ, sũng sờ, suy hô

hấp, hôn mê, mệt mỏi, tử vong. Đặc biệt,
tránh dùng cho người cao tuổi.

Methotrexat + co-trimoxazol

Tạo nguyên hổng cầu khổng lồ ở tùy xương
do đối kháng acid folic

Thuốc độc vời thận + Thuổc độc với thận Tăng độc tính với thận
(gentamicin hoặc streptomycin, hoăc
tobramycin dùng cùng cephalothinj
Thuốc phong bẽ thẳn kinh - cỡ + thuốc cố tác Tăng phong bế thần kinh - cơ; Chậm bình
dụng phong bế thần kinh - cơ (như kháng sinh phục; Kéo dài sự ngừng thở
aminoglycosid)


8
Thuốc chứa K" + thuốc lợi niệu giữ K" Tăng rõ K7máu
(spironolacton, triamteren)
Giữa các thuốc chống viẻm không steroid vái Tăng tác dụng không mong muốn (như loét
nhau
dạ dày - tá tràng)
Thuốc lợi niệu quai (furosemid, acid Tăng độc tính với tai (do thuốc lợi niệu làm
etacrynic) + aminoglycosid.
thay đổi thành phần điện giải cùa nội dịch ở
tai trong).
Thuốc làm tăng calci máu (hoặc làm giảm Tăng hiệu lực và độc tính cùa glycosid ượ
kali máu) + glycosid trợ tim
tim


1.1.3 Các cơ sở dữ liệu tra cứu tương tác thuốc
a. Một số cơ sở dữ liệu tra cứu tương tác thuốc trên thế giới và tại Việt Nam
Nhiều cơ sở dữ liệu (CSDL) tra cứu tương tác thuốc đã được xây dựng và phát
triển trên thế giới. Đây là công cụ hữu ích cho các bác sĩ và dược sĩ trong việc phát
hiện và xử trí tương tác. Một số CSDL tra cứu tương tác thuốc thường dùng trên thế
giới và tại Việt Nam được liệt kê trong bảng 1.2 dưới đây.
Bảng 1.2 Một số cơ sở dữ liệu tra cứu tương tác thuốc thường dùng
STT Tên CSDL

1

Phụ lục 1 - Dược thư
Quốc gia Việt Nam

British
2

Loại CSDL

Ngôn ngữ

Sách

Tiếng Việt

National Sách/phần

Formulary (Phụ lục 1- mềm tra cứu
Tiếng Anh
Dược thư Quốc gia Anh) trực tuyến


Nhà xuất bản
Nhà xuất bản Y
học/Việt Nam
Hiệp hội Y khoa Anh
và Hiệp hội Dược sĩ
Hoàng
gia Anh/Anh

Sách/phần
3

Drug Interaction Facts

mềm tra cứu Tiếng Anh
trực tuyến

Wolters
Health/Mỹ

Kluwer


9
Hansten and Horn’s Drug
4

Stockley’s
5


Tiếng Anh

Interactions:
Analysis Sách
and Management
Drug

Interactions
Stockley’s


Interactions

Alerts

mềm tra cứu Tiếng Anh
trực tuyến

Pharmaceutical
Press/Anh

mềm

tra cứu trực
MIMS Drug Interactions

Kluwer

Sách/phần


Phần
6

Wolters
Health/Mỹ

tuyến

Tiếng Anh

UBM Medical/Úc

/ngoại tuyến

7

Tương tác thuốc và chú ý
khi chỉ định
Drug

8

9

Interactions Phần mềm tra

Checker

cứu


(www.drugs.com)

tuyến

Multi-drug
Checker

Tiếng Việt

Sách

trực Tiếng Anh

Interaction Phần mềm
tra cứu trựcTiếng Anh

(www.medscape.com)

tuyến

Drug interactions -

Phần mềm tra

Micromedex® Solutions

cứu trực tuyến

10


Tiếng Anh

Nhà xuất bản Y
học/Việt Nam
DrugSite Trust/
New Zealand

Medscape LLC/Mỹ

Truven Health
Analytics/Mỹ

b. Đặc điểm của các cơ sở dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu
Sau đây là một số đặc điểm của 2 CSDL mà chúng tôi sử dụng trong nghiên cứu
Multi-drug Interaction Checker (www.medscape.com) (MED)
Phần mềm tra cứu trực tuyến Multi-drug Interaction Checker được cung cấp
miễn phí bởi Medscape LLC/Mỹ. Phần mềm này cung cấp các thông tin về tương


10
tác thuốc - thuốc, thuốc - thực phẩm chức năng. Kết quả tra cứu cho biết các thơng
tin tóm tắt về mức độ nặng của tương tác (chống chỉ định, nghiêm trọng, theo dõi
chặt chẽ và nhẹ), cơ chế tương tác, hướng dẫn xử trí. Phân loại mức độ nặng của
tương tác được thể hiện cụ thể trong bảng 1.3.
Bảng 1.3 Phân loại mức độ nặng của tương tác trong MED
Mức độ nặng
của tương tác
Chống chỉ định

Ý nghĩa

Tương tác có ý nghĩa lâm sàng. Nguy cơ thường lớn hơn lợi ích
khi sử dụng kết hợp. Nhìn chung, chống chỉ định kết hợp.
Tương tác có ý nghĩa lâm sàng. Cần đánh giá bệnh nhân để cân
nhắc giữa nguy cơ và lợi ích. Cần có các biện pháp can thiệp

Nghiêm trọng

để tối thiểu hóa độc tính do sử dụng kết hợp 2 thuốc, bao gồm:
Theo dõi chặt chẽ, điều chỉnh liều hoặc sử dụng thuốc khác thay
thế.
Tương tác có ý nghĩa lâm sàng. Lợi ích thường lớn hơn nguy

Theo dõi chặt

cơ khi sử dụng kết hợp. Tuy nhiên, cần có kế hoạch theo dõi

chẽ

thích hợp để phát hiện các tác hại tiềm ẩn. Điều chỉnh liều một
hoặc hai thuốc có thể cần thiết.

Nhẹ

Tương tác khơng có ý nghĩa lâm sàng.

Drug interactions - Micromedex® Solutions (MM)
Drug interactions - Micromedex® Solutions là cơng cụ tra cứu trực tuyến được
dùng phổ biến tại Hoa Kỳ cung cấp bởi Truven Health Analytics. CSDL này cung
cấp thông tin về tất cả các dạng tương tác, bao gồm: Tương tác thuốc - thuốc, tương
tác thuốc - thức ăn, tương tác thuốc - ethanol, tương tác thuốc - thuốc lá, tương tác

thuốc - bệnh lý, tương tác thuốc - thời kỳ mang thai, tương tác thuốc - thời kỳ cho
con bú, tương tác thuốc - xét nghiệm, tương tác thuốc - phản ứng dị ứng. Thông tin


11
về mỗi tương tác thuốc gồm các phần sau: tên thuốc tương tác, cảnh báo (hậu quả
của tương tác), biện pháp xử trí, thời gian tiềm tàng, mức độ nghiêm trọng của tương
tác, mức độ y văn ghi nhận về tương tác, cơ chế, mô tả tương tác trong y văn và tài
liệu tham khảo. Trong đó, mức độ nghiêm trọng của tương tác và mức độ y văn ghi
nhận về tương tác được trình bày cụ thể trong bảng 1.4 và bảng 1.5.
Bảng 1.4 Bảng phân loại mức độ nặng của tương tác trong MM.
Mức độ nghiêm trọng

Ý nghĩa

của tương tác
Chống chỉ định

Chống chỉ định dùng đồng thời các thuốc
Tương tác gây hậu quả đe dọa tính mạng và/ hoặc cần can

Nghiêm trọng

thiệp y khoa để hạn chế tối thiểu phản ứng có hại nghiêm
trọng xảy ra.

Trung bình

Tương tác dẫn đến hậu quả làm nặng thêm tình trạng của
bệnh nhân và/ hoặc cần thay đổi thuốc điều trị

Tương tác ít có ý nghĩa trên lâm sàng. Tương tác có thể

Nhẹ

làm tăng tần suất hoặc mức độ nặng của phản ứng có hại

Khơng rõ

nhưng thường khơng cần thay đổi thuốc điều trị
Không rõ

Bảng 1.5 Bảng phân loại mức độ y văn ghi nhận trong MM.
Mức độ y văn ghi nhận về

Ý nghĩa

tương tác
Rất tốt
Tốt

Các nghiên cứu có kiểm sốt tốt đã chứng minh rõ ràng sự
tồn tại của tương tác.
Các tài liệu tin cậy cho thấy có tồn tại tương tác nhưng vẫn
cịn thiếu các nghiên cứu có kiểm sốt tốt.
Dữ liệu hiện có cịn ít, nhưng dựa vào đặc tính dược lý, các

Khá

chuyên gia lâm sàng nghi ngờ tương tác có tồn tại hoặc có
bằng chứng tốt về dược lý đối với một loại thuốc tương tự.


Không rõ

Không rõ


12
1.1.4 Sự chênh lệch giữa các cơ sở dữ liệu dùng trong tra cứu tương tác thuốc
Các CSDL bao gồm phần mềm điện tử (miễn phí hoặc trả phí) và sách tra cứu
tương tác thuốc đóng vai trị quan trọng trong việc phát hiện và xử lý tương tác thuốc.
Tuy nhiên, sự không đồng thuận giữa các cơ sở dữ liệu trong việc liệt kê các cặp
tương tác và phân loại mức độ tương tác gây khó khăn trong quá trình tra cứu tương
tác thuốc.
Nghiên cứu của Nobili A., Tettamanti M., Pasina L. và cộng sự trên 4 CSDL
tra cứu tương tác thuốc là Vidal Pháp, Dược thư Quốc gia Anh, Drug Interaction
Facts và Micromedex cho thấy rằng có khoảng 14%-44% các cặp tương tác thuốc
được đánh giá là có ý nghĩa lâm sàng trong 1 CSDL lại không được liệt kê trong các
CSDL khác và chỉ có 80/1095 cặp tương tác nghiêm trọng là được liệt kê trong cả 4
CSDL [46]. Bhavisha N Vegada và cộng sự đã khảo sát sự đồng thuận của 4 CSDL
đó là Drug Interaction Facts, Drug Interactions: Analysis and Management,
Evaluations of Drug Interactions và Micromedex trong tra cứu các tương tác thuốc
nghiêm trọng. Trong 406 tương tác nghiêm trọng ghi nhận được, chỉ có 9 tương tác
nghiêm trọng (2,2%) được ghi nhận trong cả 4 CSDL, hệ số đồng thuận giữa các
CSDL thấp cho thấy khơng có sự đồng thuận trong phân loại tương tác thuốc [35].
Việc sử dụng các phần mềm điện tử tra cứu giúp công việc xác định tương tác
thuốc trở nên nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, một số phần mềm tra cứu khơng phân
biệt các tương tác có YNLS và khơng có YNLS, điều này có thể dẫn tới các can thiệp
không cần thiết hoặc ngược lại, bác sĩ sẽ đánh giá phần mềm khơng có độ tin cậy cao
và có thể bỏ qua các cảnh báo được đưa ra, nghiêm trọng hơn khi bác sĩ có thể bỏ
qua các cảnh báo thực sự nguy hiểm [42].



×