Tải bản đầy đủ (.doc) (230 trang)

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HUY ĐỘNG DOANH NGHIỆP THAM GIA PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 230 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
------------------------

LÊ VĂN CHƯƠNG

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HUY ĐỘNG
DOANH NGHIỆP THAM GIA PHÁT TRIỂN
GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CƠNG

Hà Nội, năm 2023


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
------------------------

LÊ VĂN CHƯƠNG

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HUY ĐỘNG
DOANH NGHIỆP THAM GIA PHÁT TRIỂN
GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
Ngành: Chính sách cơng
Mã số: 934.04.02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CƠNG


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Khắc Bình

Hà Nội, năm 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, bản Luận án: Thực hiện chính sách huy động
doanh nghiệp tham gia phát triển giáo dục nghề nghiệp là cơng trình nghiên cứu
khoa học độc lập, do chính tơi hồn thành. Những kết luận khoa học trong Luận án
này là kết quả nghiên cứu của tác giả, chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình
khoa học nào khác. Các số liệu, tài liệu tham khảo, trích dẫn được sử dụng trong
luận án này đều rõ xuất xứ, tác giả, được trích dẫn nguồn một cách trung thực và ghi
trong tài liệu tham khảo.
Tác giả luận án

Lê Văn Chương


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU......................................11
1.1. Nghiên cứu về thực hiện chính sách cơng..............................................................11
1.2. Nghiên cứu về quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
..........................................................................................................................................................................16
1.3. Nghiên cứu về lợi ích, vai trị và tầm quan trọng của doanh
nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp..............................................................20
1.4. Nghiên cứu về chính sách huy động doanh nghiệp tham gia phát
triển giáo dục nghề nghiệp..........................................................................................................22
1.4.1. Nghiên cứu về thực hiện chính sách huy động doanh nghiệp

tham gia phát triển giáo dục nghề nghiệp ở một số quốc gia.........................22
1.4.2. Nghiên cứu về ban hành và thực hiện chính sách huy động
doanh nghiệp tham gia phát triển giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam.......24
1.5. Nhận xét, đánh giá kết quả nghiên cứu và những vấn đề luận án
cần nghiên cứu.....................................................................................................................................34
1.5.1. Những kết quả đạt được..........................................................................................34
1.5.2. Những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu...............................................................35
1.5.3. Khung nghiên cứu, phân tích thực hiện chính sách huy động
doanh nghiệp tham gia phát triển giáo dục nghề nghiệp...................................36
Tiểu kết chương 1..............................................................................................................................38
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ KINH NGHIỆM
QUỐC TẾ VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HUY ĐỘNG DOANH
NGHIỆP THAM GIA PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP.........39
2.1. Các khái niệm.............................................................................................................................39
2.1.1 Khái niệm chính sách.................................................................................................39
2.1.2. Khái niệm chính sách cơng...................................................................................39


2.1.3. Khái niệm về doanh nghiệp..................................................................................41
2.1.4. Khái niệm về giáo dục nghề nghiệp và phát triển giáo dục
nghề nghiệp..................................................................................................................................42
2.1.5. Khái niệm chính sách huy động doanh nghiệp tham gia phát
triển giáo dục nghề nghiệp..................................................................................................45
2.2. Chính sách huy động doanh nghiệp tham gia phát triển giáo dục
nghề nghiệp............................................................................................................................................46
2.2.1. Chủ trương của Đảng về chính sách huy động doanh nghiệp
tham gia phát triển giáo dục nghề nghiệp..................................................................46
2.2.2. Mục tiêu chính sách huy động doanh nghiệp tham gia phát
triển giáo dục nghề nghiệp..................................................................................................48
2.2.3. Nội dung chính sách huy động doanh nghiệp tham gia phát

triển giáo dục nghề nghiệp..................................................................................................49
2.3. Thực hiện chính sách huy động doanh nghiệp tham gia phát
triển giáo dục nghề nghiệp..........................................................................................................52
2.3.1. Mục tiêu thực hiện chính sách huy động doanh nghiệp tham
gia phát triển giáo dục nghề nghiệp...............................................................................52
2.3.2. Vai trò của việc thực hiện chính sách huy động doanh nghiệp
tham gia phát triển giáo dục nghề nghiệp..................................................................53
2.3.3. Chủ thể tham gia thực hiện chính sách huy động doanh
nghiệp tham gia phát triển giáo dục nghề nghiệp..................................................54
2.3.4. Quy trình tổ chức thực hiện chính sách huy động doanh
nghiệp tham gia phát triển giáo dục nghề nghiệp..................................................58
2.3.5. Biện pháp, công cụ, nguồn lực thực hiện chính sách...........................61
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách huy động doanh
nghiệp tham gia phát triển giáo dục nghề nghiệp......................................................61
2.4.1. Các yếu tố khách quan.............................................................................................62


2.4.2. Các yếu tố chủ quan..................................................................................................64
2.5. Tiêu chí đánh giá thực hiện chính sách doanh nghiệp tham gia
phát triển giáo dục nghề nghiệp.............................................................................................65
2.6. Một số kinh nghiệm quốc tế về thực hiện chính sách huy động
doanh nghiệp tham gia phát triển giáo dục nghề nghiệp và giá trị tham
khảo cho Việt Nam............................................................................................................................66
2.6.1. Một số kinh nghiệm quốc tế về huy động doanh nghiệp tham
gia phát triển giáo dục nghề nghiệp...............................................................................66
2.6.2. Giá trị tham khảo cho Việt Nam........................................................................71
Tiểu kết chương 2..............................................................................................................................73
Chương 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

HUY


ĐỘNG DOANH NGHIỆP THAM GIA PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
NGHỀ NGHIỆP Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA..........................74
3.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thực hiện chính sách
huy động doanh nghiệp tham gia phát triển giáo dục nghề nghiệp..............74
3.2. Tình hình triển khai thực hiện chính sách huy động doanh
nghiệp tham gia phát triển giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam.........................75
3.2.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách..............................76
3.2.2. Cơng tác phổ biến, tun truyền chính sách...............................................83
3.2.3. Phân cơng, phối hợp tổ chức thực hiện chính sách................................88
3.2.4. Đơn đốc, kiểm tra, duy trì và điều chỉnh thực hiện chính sách .. 101

3.2.5. Đánh giá, tổng kết thực hiện chính sách....................................................111
3.3. Đánh giá tổng quan về kết quả thực hiện chính sách huy động
doanh nghiệp tham gia phát triển giáo dục nghề nghiệp...................................112
3.3.1. Một số kết quả thực hiện chính sách huy động doanh nghiệp
tham gia phát triển giáo dục nghề nghiệp...............................................................112


3.3.2. Hiệu quả thực hiện chính sách huy động doanh nghiệp tham
gia phát triển giáo dục nghề nghiệp............................................................................117
3.4. Một số hạn chế và nguyên nhân.................................................................................119
3.4.1. Một số hạn chế...........................................................................................................119
3.4.2. Các nguyên nhân của hạn chế..........................................................................127
Tiểu kết Chương 3..........................................................................................................................130
Chương 4: BỐI CẢNH, QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI
PHÁP

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HUY ĐỘNG DOANH


NGHIỆP THAM GIA PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030............................................................................................131
4.1. Bối cảnh tác động đến thực hiện chính sách huy động doanh
nghiệp tham gia phát triển giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam......................131
4.1.1. Hội nhập quốc tế.......................................................................................................131
4.1.2. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư:..................................................133
4.1.3. Xung đột vũ trang và rủi ro phi truyền thống.........................................136
4.2. Quan điểm, xu hướng và định hướng về thực hiện chính sách
huy động doanh nghiệp tham gia phát triển giáo dục nghề nghiệp ở
Việt Nam................................................................................................................................................137
4.2.1. Quan điểm về thực hiện chính sách huy động doanh nghiệp
tham phát triển giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam............................................137
4.2.2. Một số định hướng về thực hiện chính sách huy động doanh
nghiệp tham gia phát triển giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam...................138
4.3. Một số giải pháp thực hiện chính sách huy động doanh nghiệp
tham gia phát triển giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam đến năm 2030.....144
4.3.1. Nhóm giải pháp về phổ biến, tuyên truyền về chính sách huy
động doanh nghiệp tham gia phát triển giáo dục nghề nghiệp...................144


4.3.2. Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực của các chủ thể tham
gia thực hiện chính sách.....................................................................................................148
4.3.3. Nhóm giải pháp về tăng cường trách nhiệm của các chủ thể
trong triển khai thực hiện chính sách.........................................................................152
4.3.4. Nhóm giải pháp về đánh giá, tổng kết thực hiện chính sách.........159
4.4. Khuyến nghị hồn thiện chính sách........................................................................162
4.4.1. Chính sách thuế đào tạo.......................................................................................163
4.4.2. Chính sách ưu đãi đối với người đào tạo tại doanh nghiệp............163
4.4.3. Chính sách khuyến khích doanh nghiệp hợp tác với cơ sở
giáo dục nghề nghiệp trong đào tạo kỹ năng mềm, kỹ năng số và kỹ

năng nghề xanh.......................................................................................................................164
Tiểu kết chương 4...........................................................................................................................165
KẾT LUẬN..........................................................................................................................................166
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ..................169
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................170
PHỤ LỤC 1...........................................................................................................................................182
PHỤ LỤC 2...........................................................................................................................................185
PHỤ LỤC 3...........................................................................................................................................188
PHỤ LỤC 4...........................................................................................................................................190
PHỤ LỤC 5...........................................................................................................................................193
PHỤ LỤC 6...........................................................................................................................................196
PHỤ LỤC 7...........................................................................................................................................199
PHỤ LỤC 8...........................................................................................................................................201
PHỤ LỤC 9...........................................................................................................................................202
PHỤ LỤC 10........................................................................................................................................209


BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Viết đầy đủ

ADB

Asian Development Bank (Ngân hàng phát triển Châu Á)

ASEAN

Associations of South East Asia Nations (Hiệp hội các nước Đông
Nam Á)


CBCC

Cán bộ, công chức

CHLB

Cộng hồ Liên bang

CMCN

Cách mạng cơng nghiệp

DN

Doanh nghiệp

EU

European Union (Liên minh Châu Âu)

FDI

Foreign Development Investment (Doanh nghiệp đầu tư trực tiếp
nước ngoài)

GDĐT

Giáo dục và đào tạo


GDNN

Giáo dục nghề nghiệp

GIZ

Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (Tổ chức
Hợp tác Quốc tế Đức)

HSSV

Học sinh, sinh viên

ILO

International Labor Organization (Tổ chức lao động quốc tế)

KTXH

Kinh tế-xã hội

LĐTBXH

Lao động-Thương binh và Xã hội

NSNN

Ngân sách nhà nước

QPPL


Quy phạm pháp luật

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TVET

Technical and Vocational Education and Training (Giáo dục nghề
nghiệp)

UBND

Uỷ ban nhân dân

WEF

World Economics Forum (Diễn đàn kinh tế thế giới)

WB

World Bank (Ngân hàng Thế giới)


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Số lượng, tỷ lệ thành phần đại diện trả lời phiếu khảo sát.........................6
Bảng 3.1: Số lượng DN và cơ sở GDNN của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh cuối năm 2022.............................................................................. 81
Bảng 3.2. Tỷ lệ và mức độ đánh giá các hình thức phối hợp, hợp tác giữa DN

với cơ sở GDNN.......................................................................................... 96
Bảng 3.3: Kết quả tuyển sinh giai đoạn 2017 – 2022.............................................. 97
Bảng 3.4: Tuyển sinh học sinh nghề giai đoạn 2017-2022 của thành phố Hà
Nội, thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai............................................ 98
Bảng 3.5: Số lượng người học tốt nghiệp cơ sở GDNN giai đoạn 2017-2022........99
Bảng 3.6: Mức độ liên kết giữa DN và cơ sở GDNN............................................ 100
Bảng 3.7: Các phương pháp đào tạo tại DN.......................................................... 106
Bảng 3.8: Chương trình đào tạo tại DN................................................................. 107
Bảng 4.1: Các ngành có tỷ lệ việc làm bị thay thế cao..........................................133
Bảng 4.2. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế vĩ mô nước ta đến năm 2030.............139
Bảng 4.3: Dự báo lao động qua đào tạo nghề theo các cấp trình độ GDNN.........140
Bảng 4.4. Một số chỉ tiêu quan trọng về phát triển GDNN đến năm 2025 và 2030
.............................................................................................................................. 142
Bảng 4.5. Điểm trung bình cộng của tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp
thuộc nhóm giải pháp 1.............................................................................. 147
Bảng 4.6. Điểm trung bình cộng của tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp
thuộc nhóm giải pháp 2.............................................................................. 152
Bảng 4.7. Điểm trung bình cộng của tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp
thuộc nhóm giải pháp 3.............................................................................. 159
Bảng 4.8. Điểm trung bình cộng của tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp
thuộc nhóm giải pháp 4.............................................................................. 162


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Quy trình chính sách cơng...................................................................... 52
Sơ đồ 2.2. Các chủ thể tham gia thực hiện chính sách............................................. 54
Biểu đồ 3.1. Chất lượng xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách huy động DN
tham gia phát triển GDNN ở địa phương..................................................... 82
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ cán bộ quản lý các cơ sở GDNN nắm thơng tin về thực hiện
chính sách huy động DN tham gia phát triển GDNN................................... 84

Biểu đồ 3.3. Phổ biến, tuyên truyền chính sách huy động DN tham gia phát triển
GDNN tại địa phương.................................................................................. 87
Biểu đồ 3.4. Phối hợp trong thực hiện chính sách huy động DN giữa cơ quan
QLNN về GDNN tại địa phương và trường................................................. 93
Biểu đồ 3.5. Mức độ duy trì chính sách huy động DN tham gia GDNN của cơ
quan QLNN về GDNN tại địa phương....................................................... 105
Biểu đồ 3.6. Công tác đánh giá, tổng kết trong q trình thực hiện chính sách
huy động DN tham gia phát triển GDNN tại địa phương...........................112
Biểu đồ 4.1. Dự báo tốc độ tăng lao động qua đào tạo nghề.................................. 141


DANH MỤC HỘP
Hộp 3.1. Đánh giá về xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách tại Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh................................................................................ 81
Hộp 3.2. Đánh giá về phổ biến, tuyên truyền về chính sách ở cấp trung ương........84
Hộp 3.3. Đánh giá về phổ biến, tuyên truyền chính sách tại thành phố Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh................................................................................ 86
Hộp 3.4. Đánh giá về phối hợp thực hiện chính sách giữa Bộ LĐTBXH, Tổng
cục GDNN với các Bộ, ngành và DN........................................................... 91
Hộp 3.5. Nhận xét đánh giá về công tác phối hợp, hợp tác với DN về thực hiện
chính sách tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.......................93
Hộp 3.6. Nhận xét, đánh giá về phối hợp giữa DN và cơ sở GDNN.....................101
Hộp 3.7. Ý kiến của chuyên gia và đại diện DN về duy trì thực hiện chính sách
ở cấp trung ương......................................................................................... 104
Hộp 3.8. Ý kiến về một số giải pháp về bổ sung, điều chỉnh thực hiện chính sách
.............................................................................................................................. 110
Hộp 3.9. Ý kiến về điều chỉnh giải pháp thực hiện chính sách tại Hà Nội, Đồng
Nai và thành phố Hồ Chí Minh................................................................... 110
Hộp 3.10. Ý kiến về đánh giá, tổng kết thực hiện chính sách................................111



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiến pháp của nước ta qua các thời kỳ đã xác định phát triển giáo dục là
quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài. Theo Luật Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) năm 2014, GDNN là một bậc
học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung
cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao
động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
Xác định tầm quan trọng của GDNN đối với phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ
trương, chính sách về phát triển GDNN, trong đó chính sách huy động doanh nghiệp
(DN) tham gia phát triển GDNN được coi là chính sách then chốt nhằm huy động
tối đa nguồn lực con người, tài chính, kỹ thuật và cơ sở vật chất của DN và tăng
cường hợp tác, gắn kết chặt chẽ giữa ba chủ thể là nhà trường, nhà nước và DN
trong việc đảm bảo chất lượng và hiệu quả của hoạt động GDNN. Nghị quyết
29/NQ-TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX “về đổi mới
cơ bản và toàn diện giáo dục đào tạo đáp ứng nhu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”
đã chỉ đạo “Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng năng lực, kỹ năng nghề tại cơ sở sản
xuất, kinh doanh. Có cơ chế để tổ chức, cá nhân người sử dụng lao động tham gia
xây dựng, điều chỉnh, thực hiện chương trình đào tạo và đánh giá năng lực người
học” và “Khuyến khích các DN, cá nhân sử dụng lao động tham gia hỗ trợ hoạt
động đào tạo”. Tiếp đó, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (năm
2016) của Đảng tiếp tục nhấn mạnh: "Đẩy mạnh dạy nghề và gắn kết đào tạo với
DN…Tăng cường quản lý nhà nước về nguồn nhân lực, gắn kết cung-cầu”.
Bản chất của hoạt động GDNN là phải gắn với của DN. DN được xác định là
chủ thể không thể thiếu được trong tồn bộ hoạt động GDNN thể hiện qua vai trị
của DN trong việc đặt ra nhu cầu, tuyển dụng và sử dụng lao động qua đào tạo nghề
và dẫn dắt quá trình đào tạo. Bên cạnh việc sử dụng người lao động do chính mình

đào tạo, DN cũng là khách hàng quan trọng nhất sử dụng sản phẩm là người học do
các cơ sở GDNN đào tạo. DN tham gia vào quá trình đào tạo nghề (gồm: Đầu vào,

1


Quá trình dạy và học và Đầu ra) vừa đảm bảo lợi ích của chính DN, đồng thời là
điều kiện tiên quyết để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của hoạt động GDNN. Việc
thực hiện chính sách huy động DN tham gia phát triển GDNN trong những năm qua
đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận: đã góp phần đào tạo trung bình mỗi năm
khoảng 2 triệu người, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nhân lực có kỹ năng của
DN và thị trường lao động cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng, qua đó góp phần
tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam nhằm thực
hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) của đất nước. Tuy nhiên, vẫn
còn một số hạn chế về mức độ tham gia và đóng góp của DN vào thực hiện chính
sách như: tỷ lệ DN hợp tác với cơ sở GDNN rất thấp chỉ đạt khoảng 9,15% [102,
tr.13]; tỷ lệ DN có đào tạo nghề cho lao động chiếm rất thấp (tỷ lệ chung là 36,29%
và thấp nhất là DN ngồi nhà nước 30,18%) [102, tr.78]; chỉ có các DN lớn (chiếm
3% tổng số DN) mới đủ khả năng tổ chức đào tạo tại DN hoặc cơ sở GDNN do
mình quản lý; kinh phí cho đào tạo nghề của DN vẫn cịn rất thấp, trung bình chiếm
khoảng 4% tổng quỹ lương của DN [106, tr.9].
Từ những kiến thức lý luận về chính sách cơng, hoạch định và thực hiện
chính sách cơng đã được học tập và nghiên cứu tại Học viện Khoa học Xã hội, xuất
phát từ yêu cầu thực tiễn công tác trong lĩnh vực GDNN mà tác giả luận án đã có
thời gian cơng tác liên tục trong 23 năm qua, tác giả luận án đã lựa chọn và nghiên
cứu đề tài “Thực hiện chính sách huy động doanh nghiệp tham gia phát triển
giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam đến năm 2030”. Việc nghiên cứu đề tài này là
yêu cầu cấp thiết và sẽ có ý nghĩa thiết thực về cả lý luận và thực tiễn trong giai
đoạn hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm đề xuất các giải pháp về thực hiện chính sách huy động
DN tham gia phát triển GDNN ở Việt Nam đến năm 2030 và khuyến nghị hồn
thiện chính sách trên cơ sở phân tích cơ sở lý luận, thực tiễn và đánh giá thực trạng
thực hiện chính sách trong thời gian qua. Các giải pháp và khuyến nghị đề xuất sẽ
góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của GDNN nhằm đáp ứng các yêu cầu về
nhân lực có kỹ năng nghề của DN và thị trường lao động.

2


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Các nhiệm vụ nghiên cứu chính trong Luận án gồm:
(i) Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến hoạch định và thực
hiện chính sách huy động DN tham gia phát triển GDNN;
(ii) Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách huy động
DN tham gia phát triển GDNN ở Việt Nam;
(iii) Khảo sát thực trạng và đánh giá việc thực hiện chính sách huy động DN
tham gia phát triển GDNN ở Việt Nam trong những năm qua;
(iv) Đề xuất các nhóm giải pháp thực hiện chính sách huy động DN tham gia
ở Việt Nam đến năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình thực hiện chính sách huy động
DN tham gia phát triển GDNN ở Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Về nội dung:
Tác giả luận án tập trung nghiên cứu về (i) chủ trương của Đảng và chính
sách pháp luật của nhà nước về huy động DN tham gia phát triển GDNN và (ii) thực
hiện chính sách huy động DN tham gia phát triển GDNN chủ yếu do các chủ thể

gồm: cơ quản lý nhà nước (QLNN) ở cấp trung ương, địa phương, DN và cơ sở
GDNN triển khai thực hiện triển khai theo chu trình 5 bước, gồm: Xây dựng kế
hoạch triển khai thực hiện chính sách; Phổ biến, tuyên truyền chính sách; Phân
cơng, phối hợp thực hiện chính sách; Đơn đốc, kiểm tra, duy trì thực hiện chính
sách và điều chỉnh thực hiện chính sách; Đánh giá, tổng kết thực hiện chính sách.
3.2.2. Về khơng gian:
Luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề về thực hiện chính sách huy động
DN tham gia phát triển GDNN trên lãnh thổ Việt Nam, trong đó tập trung vào các
tỉnh, thành phố lớn có số lượng cơ sở GDNN và DN đứng đầu cả nước là: thành phố
Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai.

3


3.2.3. Về thời gian:
Luận án tập trung nghiên cứu về thực hiện chính sách huy động DN tham gia
phát triển GDNN từ năm 2012 (tính từ thời điểm Thủ tướng Chính phủ ký Quyết
định số 630/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 về phê duyệt Chiến lược phát triển dạy nghề
thời kỳ 2012-2020) đến năm 2022, trong đó tập trung chủ yếu vào giai đoạn từ năm
2017 (tính từ thời điểm Chính phủ giao Bộ LĐTBXH thực hiện chức năng QLNN
toàn bộ hệ thống các cơ sở GDNN, gồm các trường cao đẳng, trung cấp và trung
tâm GDNN trừ trường cao đẳng và trung cấp sư phạm) đến năm 2022.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của Luận án
4.1. Phương pháp luận
Luận án sử dụng cách tiếp cận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lê
nin làm phương pháp luận, các quan điểm chủ trương của Đảng về phát triển giáo
dục đào tạo nói chung và phát triển GDNN nói riêng để thực hiện nghiên cứu. Phép
biện chứng duy vật chính là cơng cụ hữu hiệu giúp giải quyết thấu đáo các vấn đề
hoạch định và thực hiện chính sách công hiện nay ở Việt Nam.
Luận án sử dụng cách tiếp cận hệ thống trong đó xác định thực hiện chính

sách là khâu quan trọng trong chu trình chính sách cơng gồm: Hoạch định chính
sách; Thực hiện chính sách; Phân tích, đánh giá chính sách; Điều chỉnh chính sách.
Trên cơ sở đó, việc nghiên cứu về thực hiện chính sách cơng cần được nhìn nhận
trong tổng thể chu trình chính sách công.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: Phương pháp
thống kê, phân tích, tổng hợp và nghiên cứu trường hợp; Phương pháp khảo sát
bằng bảng hỏi; Phương pháp phỏng vấn sâu và Phương pháp dự báo.
4.3.1. Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp và nghiên cứu trường hợp
Luận án đã sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp và nghiên
cứu trường hợp để nghiên cứu các nguồn tư liệu trong và ngồi nước về chính sách
huy động tham gia phát triển GDNN, bao gồm các nguồn tư liệu chủ yếu sau:
(i) Các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc, các Nghị quyết, Chỉ thị của
Đảng, các văn bản luật do Quốc hội ban hành; các Nghị quyết, Nghị định của Chính
phủ; các Chỉ thị, Chiến lược, Đề án, Quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ; các
Thơng tư hướng dẫn của Bộ LĐTBXH, Bộ Tài chính;

4


(ii) Các kế hoạch, hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ LĐTBXH, Tổng cục GDNN;
các báo cáo, số liệu thống kê, các nghiên cứu và các tài liệu khác có liên quan của
cơ quan QLNN cấp trung ương và địa phương về GDNN, của các DN, cơ sở
GDNN, các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước;
(iii) Các báo cáo khoa học, nghiên cứu, bài viết của các nhà khoa học, nhà
quản lý, chuyên gia và các tác giả khác;
(iv) Các cơng trình nghiên cứu được nêu tại phần tổng quan tình hình nghiên
cứu của Luận án.
(v) Các tài liệu, tư liệu, số liệu thống kê khác có liên quan.
4.3.2. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi

Tác giả luận án đã thực hiện khảo sát bằng bảng hỏi với tổng số phiếu là 653
được chia loại phiếu, gồm: (1) Phiếu khảo sát về tình hình thực hiện chính sách
trong thời gian qua (453 phiếu); và (2) Phiếu khảo sát về tính khả thi và cấp thiết
của các giải pháp thực hiện chính sách đến năm 2030 (200 phiếu). Kết quả khảo sát
của Luận án đã được nhập vào mẫu khảo sát sử dụng công cụ tạo biểu mẫu trực
tuyến google form, sau đó được tác giả luận án tổng hợp, phân tích và đưa vào các
nội dung nghiên cứu có liên quan tại Chương 3 và Chương 4 của Luận án.
4.3.2.1. Phiếu hỏi về tình hình thực hiện chính sách
Luận án đã thực hiện 453 phiếu về tình hình thực hiện chính sách trong
những năm qua, gồm: (i) 305 phiếu khảo sát đối tượng là cán bộ quản lý, giáo viên
của các cơ sở GDNN (theo mẫu tại Phụ lục 1 kèm theo); và (ii) 148 phiếu khảo sát
đối tượng là người học thuộc các cơ sở GDNN (theo mẫu tại Phụ lục 6 kèm theo).
Luận án đã thực hiện 305 mẫu phiếu khảo sát được gửi đến 67 cơ sở GDNN
cơng lập và ngồi cơng lập (gồm 60 trường cao đẳng và 07 trường trung cấp) tại hầu
hết các tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước. Đa số các trường này là trường thuộc
danh sách trường nghề chất lượng cao được phê duyệt tại Quyết định số 761/QĐTTg ngày 23/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Tất cả các trường được khảo sát
thường xuyên có quan hệ, hợp tác với DN. Trung bình mỗi trường có khoảng 5
phiếu trả lời với thành phần trả lời là đại diện ban giám hiệu, phòng đào tạo, bộ
phận trực tiếp quan hệ với DN; và lãnh đạo, giáo viên của khoa chuyên môn, đơn vị
thường xuyên có quan hệ, hợp tác với DN. Cụ thể như bảng sau:

5


Bảng 1.1. Số lượng, tỷ lệ thành phần đại diện trả lời phiếu khảo sát
Tt Thành phần đại diện trả lời phiếu khảo sát

Số lượng

Chiếm tỷ lệ


1

Đại diện ban giám hiệu (hiệu trưởng hoặc phó
hiệu trưởng)

53

17,4%

2

Đại diện Phịng đào tạo

49

16,1%

3

Đại diện bộ phận trực tiếp quan hệ với DN

44

14,4%

4

Lãnh đạo, giáo viên khoa chun mơn, đơn vị
thường xun có quan hệ, hợp tác với DN;


159

52,1%

Tổng

305

100%

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của luận án Phân loại các đối tượng khảo sát nêu
trên theo giới tính, trình độ học vấn, bằng cấp và hình thức đào tạo án được thống
kê được tổng hợp tại Phụ lục 8 kèm
theo của Luận án.
Ngoài các phiếu khảo sát gửi đến các trường nêu trên, Luận án đã thực hiện
khảo sát thêm 148 phiếu đối với đối tượng là học sinh, sinh viên các cơ sở GDNN
trên 3 địa bàn là thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai. Kết
quả khảo sát bằng bảng hỏi đối với 456 phiếu nêu trên được tổng hợp và phân tích
tại Chương 3 của Luận án.
4.3.2.1. Phiếu hỏi về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp thực
hiện chính sách
Luận án đã thực hiện 200 mẫu phiếu khảo sát về tính cấp thiết và khả thi của
các giải pháp thực hiện chính sách đến năm 2030 (theo mẫu tại Phụ lục 5 kèm theo).
Phiếu khảo sát đã được gửi đến lấy ý kiến của các đối tượng khảo sát là cán bộ quản
lý các Bộ, ngành, Tổng cục GDNN, các Sở LĐTBXH, đại diện các DN, các nhà
khoa học và chuyên gia trong lĩnh vực GDNN, lãnh đạo, giáo viên các cơ sở
GDNN. Các ý kiến được đánh giá theo thang điểm sau:
(i) Tính cấp thiết được tính theo thang điểm với các mức độ từ 1 đến 5
(không cấp thiết: 1 điểm; cấp thiết ít: 2 điểm; tương đối cấp thiết: 3 điểm; cấp thiết:

4 điểm; rất cấp thiết: 5 điểm). Đánh giá theo điểm trung bình cộng. Giải pháp có
điểm trung bình cộng từ 3,5/5 điểm trở lên sẽ được đánh giá là cấp thiết.

6


(ii) Tính khả thi được tính theo thang điểm với các mức độ từ 1 đến 5 (không
khả thi: 1 điểm; khả thi ít: 2 điểm; tương đối khả thi: 3 điểm; khả thi: 4 điểm; rất
khả thi: 5 điểm). Đánh giá theo điểm trung bình cộng. Giải pháp có điểm trung bình
cộng từ 3,5/5 điểm trở lên sẽ được đánh giá là khả thi.
Kết quả khảo sát bằng bảng hỏi nêu trên được tổng hợp và phân tích tại
Chương 4 của Luận án.
4.3.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Tác giả luận án đã thực hiện phỏng vấn sâu (theo mẫu tại Phụ lục 2, 3 và 4
kèm theo) các đối tượng sau: (i) cán bộ quản lý lĩnh vực GDNN thuộc Bộ Công
thương và Bộ Xây dựng (là hai Bộ quản lý trực tiếp nhiều cơ sở GDNN); và (ii)
lãnh đạo, cán bộ quản lý GDNN thuộc các Sở LĐTBXH của ba địa phương có số
lượng DN và cơ sở GDNN nhiều nhất cả nước là: thành phố Hà Nội, thành phố Hồ
Chí Minh và tỉnh Đồng Nai và lãnh đạo các trường cao đẳng trên địa bàn 3 địa
phương này; (iii) chuyên gia lĩnh vực GDNN; và (iv) đại diện các DN lớn có nhiều
hợp tác với Tổng cục GDNN và các cơ sở GDNN trong thời gian qua, như: Cơng ty
Cổ phần Tập đồn Hồ Bình (DN hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực xây dựng), Công
ty Cổ phần Tập đoàn Daikin Việt Nam (DN hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực điện
lạnh), Công ty TNHH FESTO Việt Nam (DN hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực cơ
điện tử, tự động hoá). Tác giả luận án đã tổng hợp, phân tích các kết quả phỏng vấn
sâu và đưa vào các nội dung nghiên cứu có liên quan của Luận án.
4.3.4. Phương pháp dự báo
Tác giả luận án đã sử dụng phương pháp dự báo để làm rõ định hướng về
thực hiện chính sách huy động DN tham gia phát triển GDNN ở Việt Nam trong
thời gian tới dựa trên các chỉ tiêu và dự báo sau: chỉ tiêu phát triển kinh tế vĩ mô của

nước ta đến năm 2030; dự báo lực lượng lao động và lao động qua đào tạo nghề của
nước ta đến năm 2030; chỉ tiêu phát triển GDNN của nước ta đến năm 2030 và tầm
nhìn đến năm 2045; chỉ tiêu về phát triển DN của nước ta đến năm 2030.
4.4. Câu hỏi nghiên cứu:
Luận án được tiến hành để chứng minh các câu hỏi sau đây
Câu hỏi 1: Có những chính sách nào về huy động DN tham gia phát triển
GDNN đang được triển khai thực hiện ở Việt Nam?

7


Câu hỏi 2: Việc thực hiện chính sách huy động DN tham gia phát triển
GDNN ở Việt Nam trong thời gian qua đạt được kết quả như thế nào? Có những
hạn chế gì? Những nguyên nhân của hạn chế là gì?
Câu hỏi 3: Cần những giải pháp nào để nâng cao chất lượng và hiệu quả thực
hiện chính sách huy động DN tham gia phát triển GDNN ở Việt Nam đến năm 2030?

4.5. Giả thuyết nghiên cứu
Luận án được tiến hành để chứng minh giả thuyết nghiên cứu sau:
Nhu cầu về nhân lực có kỹ năng nghề của DN và thị trường lao động luôn
thay đổi với yêu cầu ngày càng cao, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay. Việc thực hiện
chính sách huy động DN tham gia phát triển GDNN ở cấp trung ương và địa
phương trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, song kết quả
đó vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của DN và thị trường lao động về cả số lượng và
chất lượng lao động qua đào tạo. Nếu có các giải pháp về thực hiện chính sách,
gồm: (i) Phổ biến, tuyên truyền về chính sách; (ii) Nâng cao năng lực của các chủ
thể tham gia thực hiện chính sách; (iii) Tăng cường trách nhiệm của các chủ thể
trong triển khai thực hiện chính sách; và (iv) Đánh giá, tổng kết thực hiện chính
sách được triển khai đồng bộ từ cấp trung ương đến địa phương trong thời gian tới
với sự tham gia tích cực của ba chủ thể chính là cơ quan QLNN, cơ sở GDNN và

DN với nguồn lực được đảm bảo từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn tài trợ nước
ngoài và các nguồn lực xã hội hố thì sẽ khắc phục được hạn chế và nâng cao chất
lượng và hiệu quả thực hiện chính sách.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án có những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn như sau:
(i) Luận án đã làm rõ thêm những vấn đề lý luận chưa được đề cập trong các
nghiên cứu trước đây về huy động DN tham gia phát triển GDNN, trong đó làm rõ
khái niệm, mục tiêu và nội dung về chính sách huy động DN tham gia phát triển
GDNN; mục tiêu, vai trị, chủ thể, chu trình và các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện
chính sách huy động DN tham gia phát triển GDNN.
(ii) Luận án đã hệ thống hoá chủ trương của Đảng về hoạch định và thực
hiện chính sách huy động DN tham gia phát triển GDNN.

8



×