Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội
Khoa Lý luận chính trị và xã hội Chuyên đề: xã hội hóa
Bộ môn: Xã hội học đại cương II Nhóm thực hiện: Nhóm I
Nhận xét:
1. Nội dung thể hiện đúng yếu cầu, tuy nhiên:
2. Lỗi chính tả
3. Sắp xếp lộn xộn, chưa hợp lý (các giai đoạn XH hóa của các nhà KH)
Nên sắp xếp: Durkhiem, N. Smeler, J. Fichter, G. Mead, Andreeva,
Freud, Piaget?
4. Sauk hi trinh bày xong phải kết luận
BỘ MÔN
XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG II
CHUYÊN ĐỀ
XÃ HỘI HÓA CÁ NHÂN
NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I. Khái niệm xã hội hóa:
1. Khái niệm cá nhân.
2. Những cách hiểu về xã hội hóa.
II. Điều kiện và môi trường xã hội hóa
III. Đặc trưng của quá trình xã hội hóa
IV. Quá trình xã hội hóa
V. Xã hội hóa vai trò
1. Khái niệm
2. Thực hiện các vai trò xã hội
3. Xã hội hóa vai trò
4. Sự xã hội hóa vai trò giới tính
VI. Kết luận
- 1 -
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội
Khoa Lý luận chính trị và xã hội Chuyên đề: xã hội hóa
Bộ môn: Xã hội học đại cương II Nhóm thực hiện: Nhóm I
I. KHÁI NIỆM XÃ HỘI HÓA:
1. Khái niệm cá nhân:
a. Định nghĩa về con người:
Con người là khách thể nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác
nhau, cho nên, có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về con người:
- Trong triết học: Con người được xã hội truyền lại nền văn hóa xã hội
và đã biến mình thành con người xã hội. Durkheim coi xã hội tạo ra bản
chất con người, “xã hội là nguyên lý giải thích cá thể”, con người là một
tồn tại “giao lưu” chứ không phải là một tồn tại xã hội hành động, quá
trình xã hội hóa cá thể là quá trình giao lưu ngôn ngữ, tinh thần giữa người
này với người khác để lĩnh hội các “biểu tượng xã hội”, các tập tục, lề
thói… tạo ra “hành vi xã hội”. Theo K.Marx: “bản chất con người không
phải là cái gì trừu tượng, tồn tại đối với từng cá nhân riêng biệt, trong tính
hiện thực của nó, bản chất con người là sự tổng hòa các mối quan hệ xã
hội”.
- Trong tâm lý học: coi con người là một loài có ý thức, có tư duy, trừu
tượng, có thể giao tiếp thông qua hệ thống biểu trưng (hệ thống tín hiệu thứ
hai) và có những quá trình tâm lý đặc trưng khác với động vật. Con người
là sinh vật cao cấp nhất hành tinh, có bản năng sinh tồn duy trì nòi giống.
Phân tâm học đã đề cao quá đáng cái bản năng vô thức, dẫn đến phủ nhận
ý thức, phủ nhận bản chất xã hội lịch sử của con người.
- Xã hội học quan niệm con người là đơn vị cơ bản cấu thành xã hội, là
một đơn vị nhỏ nhất của hệ thống xã hội, là một sinh vật vô tư duy, sống
theo tổ chức xã hội. Khi họ chỉ con người với tư cách là một thành viên
của xã hội thì họ dùng thuật ngữ “cá nhân” hay “cá nhân xã hội”; khi các
nhà khoa học xem xét con người như một chủ thể hành đồng thì họ dùng
thuật ngữ “nhân cách” để biểu thị.
- Đạo đức học xem nhân cách là hệ thống các phẩm giá cơ bản của con
người. Nhân cách được hình thành trong quá trình sống của các cá nhân
(nhân cách không thể tự sinh ra mà được hình thành). Trong xã hội học,
nhân cách chính là kết quá của quá trình xã hội hóa cá nhân.
b. Bản chất con người:
- 2 -
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội
Khoa Lý luận chính trị và xã hội Chuyên đề: xã hội hóa
Bộ môn: Xã hội học đại cương II Nhóm thực hiện: Nhóm I
Bản chất con người là câu hỏi cho đến nay vẫn còn gây nhiều tranh cãi
đối với các nhà khoa học. Bản chất của con người là những điểm cơ bản,
những đặc tính cố hữu của con người mà nó sẽ thể hiện ra nếu có môi
trường thích hợp. Có hai nhận định về bản chất của con người là nhận định
tự nhiên và nhận định xã hội:
- Một số nhà xã hội học cho rằng bản chất của con người mang tính tư
nhiên, di truyền, có sẵn từ khi con người mới được sinh ra: “Nhân chi sơ,
tính bổn thiện”; “con người là chó sói”.
Tất nhiên, ta cũng phải thừa nhận những yếu tố tự nhiên. Di truyền có
ảnh hưởng ít nhiều đến nhân cách của cá nhân.
- Có quan điểm lại tuyệt đối hóa vai trò của xã hội, quan điểm này cho
rằng con người chỉ có yếu tố xã hội mới là bản chất đích thực, hoàn toàn
phủ nhận vai trò của các yếu tố tự nhiên trong con người. Các đại diện tiêu
biểu cho quan điểm này là A. Ghelenm H. Pletxno, M. Selo: “Con người
xã hội là kẻ sáng tạo ra lịch sử, kẻ sáng tạo ra thế giới văn hóa, vật chất của
mình và theo nghĩa này cũng sáng tạo ra bản thân nó. Chính vì vậy, con
người hoàn toàn mang tính xã hội”.
- Quan điểm nhị nguyên: kết hợp cả hai yếu tố tự nhiên và xã hội, cho
rằng con người có bản chất xã hội nhưng cũng có những tiền đề về mặt tự
nhiên. Tuy nhiên, họ lại tách rời chúng và cho rằng con người có bản chất
lưỡng tính.
Dù con người có bản chất xã hội với những tiền đề tự nhiên nhưng
không đặt chúng trong môi trường xã hội thì cũng không thể có một nhân
cách hoàn chỉnh được. Ví dụ: Một đứa trẻ có khuyết tật về thần kinh hay
giác quan thì đứa trẻ đó khó có thể phát triển nhân cách toàn diện được, dù
có dặt chúng trong mội trường xã hội thì chúng cũng không thể phát triển
bình thường như những đứa trẻ lành lặn khác. Hay một ví dụ khác về
những cặp song sinh cùng trứng, cho thấy dù họ có tiền đề tự nhiên giống
nhau, nhưng giữa chúng cũng có những sự khác biệt cơ bản về tâm lý xã
hội, giáo dục, Một ví dụ thực tế khác sẽ chứng minh cho chúng ta thấy
điều đó: Ở Seattle đã chuyển cho văn phòng phúc lợi xã hội tỉnh giám hộ
lâu dài một em bé 6 tuổi. Ông ta yêu cầu phải cố gắng làm mọi việc để đứa
trẻ được nhận làm con nuôi dù bố mẹ chúng phản đối. Trước khi được đưa
vào văn phòng phúc lợi em bé gần như không thể nói một cách dễ hiểu, bò
hơn là đi và sủa như chó khi mọi người lại gần. Khi những người làm công
tác xã hội tìm thấy đứa trẻ trong ngôi nhà của cậu ta, thấy cậu bé “bẩn thỉu,
ngửi nước đái, răng bị hỏng, mái tóc xơ xác, dễ gãy và nước da xanh xao
nhợt nhạt”. Điều kiện thảm thương của cậu bé là kết quả sự cô lập gần như
- 3 -
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội
Khoa Lý luận chính trị và xã hội Chuyên đề: xã hội hóa
Bộ môn: Xã hội học đại cương II Nhóm thực hiện: Nhóm I
hoàn toàn. Từ khi mới sinh, cậu bé đã phải sống một mình trong một căn
phòng bẩn thỉu như vậy. Bố cậu bé ở trong tù còn mẹ thì rất ít khi ở nhà;
thỉnh thoảng chỉ nán lại cho cậu bé ăn. Trừ mẹ ra, cậu bé rất ít khi được
nhìn thấy người khác và thậm chí, không rõ cậu bé có biết mình là một cậu
bé hay không. Sau khi được đưa vào trại tế bần, cậu bé đã nhanh chóng
được dạy cách vệ sinh cá nhân và bắt đầu đi và nói.
Cuối cùng ta có thể khẳng định rằng, đứa trẻ sống trong môi trường xã
hội nào thì sẽ phát triển nhân cách như vậy, đó chính là quá trình xã hội
hóa cá nhân.
2. Những cách hiểu khác nhau về xã hội hóa:
Khi ra đời, chúng ta phải đương đầu với một thế giới xã hội, ít nhất thể
hiện ở những hậu quả đối với hành vi của chúng ta cũng như các thực thể
khác mà chúng ta gặp phải. Chúng ta như những cá nhân được xã hội cụ thể,
mà trong đó chúng ta đang sống và nhóm xã hội mà chúng ta là những thành
viên, nhào nặn.
Khái niệm xã hội hóa hiện nay được dùng với hai nội dung chính là: xã
hội truyền lại những gì cho mỗi cá nhân trong xã hội và tạo ra nhân cách của
họ ra sao? Cá nhân thể hiện vai trò của mình đối với xã hội và hòa nhập vào
xã hội như thế nào? Hiện nay, có nhiều quan niệm về xã hội hóa khác nhau
do xuất phát từ cách nhìn nhận bản chất con người khác nhau. Tuy nhiên, có
hai cách hiểu cơ bản sau đây:
- Thứ nhất: không đề cập đến tính chủ động sáng tạo của cá nhân trong
quá trình thu nhận kinh nghiệm xã hội.
Các cá nhân dường như bị gò vào các chuẩn mực, khuôn mẫu mà
không chống đối lại được. Nói cách khác, một cá nhân được xã hội mặc
cho một “chiếc áo văn hóa” phù hợp với từng nơi, từng thời điểm, giai
đoạn của cuộc sống nhưng cá nhân không có quyền tự lựa chọn cho mình.
Ví như thuyết X cho rằng hầu hết mọi người đều thích bị chỉ huy nhiều
hơn chứ không muốn gánh vác trách nhiệm, muốn an phận là trên hết. Với
triết lý này, con người bị thúc đẩy bởi tiền bạc, bổng lộc và sự đe dọa trừng
phạt. Do vậy, ông chủ chủ trương giám sát chặt con người bằng các quy
định. Còn các nhà triết học cổ phương Đông cho rằng, con người bản chất
là tham lam, độc ác và tàn bạo “nhân chi sơ, tính bản ác”; từ quan niệm đó,
họ cho rằng phải giám sát chặt con người bằng các quy định của xã hội.
- Thứ hai: khẳng định tính tích cực sáng tạo, chủ động của cá nhân
trong quá trình xã hội hóa:
- 4 -
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội
Khoa Lý luận chính trị và xã hội Chuyên đề: xã hội hóa
Bộ môn: Xã hội học đại cương II Nhóm thực hiện: Nhóm I
Cá nhân không chỉ tiếp thu những kinh nghiệm xã hội mà còn tham
gia vào quá trình tạo ra các kinh nghiệm xã hội. Ví như thuyết Y cho rằng,
về bản chất con người không lười biếng, không đáng ngờ vực. Con người
có thể tự định hướng và sáng tạo trong công việc nếu được thúc đẩy hợp
lý. Do vậy, ông chủ trương sáng tạo các điều kiện để thúc đẩy tính độc lập
tự chủ và sáng tạo ở con người. Còn các nhà triêt học cổ phương Đông cho
rằng “Nhân chi sơ, tính bổn thiện”, tức là con người sinh ra là trong trắng,
thánh thiện. Con người trong xã hội bộc lộ bản chất tham lam, bạo lực,
lười nhác là do xã hội tạo ra nó. Chủ trương của họ là lấy giáo dục xã hội
làm nền tảng để tạo ra và giữ gìn cái trong trắng, thánh thiện.
Có một cách hiểu khác cho rằng con người có cả hai mặt thụ động, lười
nhác và tham lam lẫn chủ động, sáng tạo và tích cực. Xã hội, một mặt truyền
lại cho họ những khuôn mẫu và chuẩn mực trong hành vi, song mặt khác,
cũng tạo điều kiện cho họ phát huy được tính chủ động, sáng tạo và tích cực
trong công cuộc xây dựng xã hội văn minh lành mạnh
Từ đó, ta có thể thống nhất khái niệm: “Xã hội hóa là quá trình mà qua
đó cá nhân học hỏi, lĩnh hội nền văn hóa như các khuôn mẫu xã hội, quá
trình mà nhờ nó, cá nhân đạt được những đặc trưng xã hội của bản thân,
học được cách suy nghĩ và ứng xử phù hợp với vai trò của mình, hòa nhập
với xã hội.”
Như vậy, thực chất của quá trình xã hội hóa là tạo ra nhân cách cho mỗi
con người trong xã hội.
- 5 -
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội
Khoa Lý luận chính trị và xã hội Chuyên đề: xã hội hóa
Bộ môn: Xã hội học đại cương II Nhóm thực hiện: Nhóm I
II. ĐIỀU KIỆN VÀ MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI HÓA:
Điều kiện xã hội hóa bao gồm điều kiện về cá nhân và điều kiện về xã
hội. Trong đó, cá nhân cần phải đạt đủ điều kiện về trí tuệ (nhận thức) và thể
lực thì mới có thể thực hiện được quá trình xã hội hóa.
Môi trường xã hội hóa là nơi cá nhân thực hiện thuận lợi các tương tác xã
hội của mình nhằm mục đích thu nhận và tái tạo kinh nghiệm xã hội. Dù bản
chất xã hội và tiền đề tự nhiên phù hợp, con người không thể trở thành một
nhân cách hoàn thiện nếu không được đặt trong môi trường thích hợp. Môi
trường xã hội hóa chính là vườn ươm của nhân cách và đây cũng chính là
ngả đường mở rộng để các kinh nghiệm xã hội có thể đến với các cá nhân.
Có nhiều cách phân loại khác nhau về môi trường xã hội hóa. Tuy nhiên,
có bốn môi trường xã hội hóa cơ bản:
- Môi trường đầu tiên và là môi trường quan trọng nhất, đó là gia đình.
Gia đình hầu như là nhóm xã hội đầu tiên mà mỗi cá nhân trong mọi
xã hội thường phải phụ thuộc vào, do đó, gia đình là một môi trường xã hội
hóa có tầm quan trọng rất lớn.
Mỗi con người từ khi sinh ra cho đến khi chết đi đều gắn với một gia
đình cụ thể. Gia đình là khuôn khổ cần thiết cho sự phát triển của đứa trẻ,
làm cho sự trưởng thành sinh học và những mối liên hệ của nó phù hợp với
môi trường. Trong mỗi gia đình đều có một tiểu văn hóa, tiểu văn hóa này
được xây dựng trên nền tảng của văn hóa chung nhưng với đặc thù riêng
của từng gia đình. Các tiểu văn hóa này được tạo thành bởi nền giáo dục
gia đình, truyền thống, lối sống, Các cá nhân sẽ tiếp nhận những đặc điểm
của tiểu văn hóa này. Những kinh nghiệm sống, các quy tắc ứng xử, các
giá trị đầu tiên con người dược nhận chính ta từ các thành viên trong gia
đình.
Sau khi lớn lên, xây dựng gia đình, những đứa trẻ trước kia lại tạo ra
một gia đình mới, một tiểu văn hóa mới có đặc trưng của riêng nó, đó là sự
pha trộn giữa văn hóa chung của xã hội, tiểu văn hóa gia đình bố mẹ và sự
sáng tạo của chính người tạo dựng văn hóa mới. Như vậy, những cặp vợ
chồng mới tiếp nhận các giá trị mới, khuôn mẫu mới và thực hiện tiếp quá
trình xã hội hóa thế hệ mới.
- Nhà trường :
- 6 -
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội
Khoa Lý luận chính trị và xã hội Chuyên đề: xã hội hóa
Bộ môn: Xã hội học đại cương II Nhóm thực hiện: Nhóm I
Trường học là cơ quan chủ yếu chịu trách nhiệm hình thành cho trẻ
em các tri thức khoa học và kỹ thuật, các giá trị chuẩn mực văn hóa mà xã
hội mong đợi. Trong xã hội công nghiệp, nhà trường quan trọng đến mức
tuyệt đại đa số trẻ em trước khi trưởng thành, hội nhập vào guồng máy lao
động và hoạt động xã hội đều phải được thông qua đào tạo trong trường.
Nếu tính cả tuổi nhà trẻ mẫu giáo thì trung bình mỗi cá nhân thường dành
12, 15, 18 và 21 năm học chính thức.
- Các nhóm xã hội:
Nhóm xã hội mà mỗi người đang sống và hoạt động cùng với nó, có
chức năng cơ bản là thỏa mãn nhu cầu giao tiếp, nhu cầu giả trí giữa các cá
nhân. Trong thực tế, quan hệ giữa các cá nhân ảnh hưởng nhiều đến quá
trình xã hội hóa.
Quan hệ bạn bè là quan hệ bình đẳng, cùng vị thế xã hội nên các cá
nhân thường chia sẻ thái độ, tâm tư và cảm xúc với nhau. Tác động cảu
nhóm nhiều khi mạnh mẽ tới mức lấn át cả ảnh hưởng của gia đình và nhà
trường.
Quan hệ đồng nghiệp là quan hệ của những người cùng hoạt động
chung trong một nhóm lao động nào đó. Quan hệ này vừa mang tính chất
tổ chức, vừa mang tính chất đồng cảm nghề nghiệp. Trong quan hệ này,
người ta có thể chia sẻ tình cảm, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau và trao gửi kinh
nghiệm cho nhau trong hoạt động
Quan hệ đồng sở thích là quan hệ theo một sở thích hoặc quan điểm
nào đó. Quan hệ này giúp cho mỗi người tìm được sự hứng thú trong hoạt
động và sự đồng cảm trong cuộc sống.
- Thông tin đại chúng:
Truyền thông đại chúng là thiết chế sử dụng những phát triển kĩ thuật
ngày càng tinh vi của công nghiệp để phục vụ sự giao lưu tư tưởng, những
mục đích thông tin, giải trí và thuyết phục tới đông đảo khán thính giả,
bằng phương tiện báo chí, truyền hình, truyền thanh, sách, tạp chí, quảng
cáo Các sản phẩm của truyền thông đại chúng đã trở thành một phần liên
kết với sinh hoạt hàng ngày của đại đa số các thành viên trong xã hội. Nó
chiếm tỉ lệ đáng kể thời gian rảnh rỗi của mọi người, và cung cấp cho mọi
người bức tranh về hiện thực xã hội trong phạm vi to lớn. Với mức phổ
biến rộng lớn như vậy, ngành truyền thông tạo nên những môi giới xã hội
hóa có tính chất chiến lược. Như Golding đã nói: “Ngành truyền thông là
trung tâm trong việc cung cấp những ý tưởng và hình ảnh mà con người sử
dụng để giải thích và hiểu một số lớn kinh nghiệm hàng ngày của họ”. Đặc
biệt hơn, chúng tiêu biểu cho một số kênh được thiết chế hóa để phân phối
- 7 -
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội
Khoa Lý luận chính trị và xã hội Chuyên đề: xã hội hóa
Bộ môn: Xã hội học đại cương II Nhóm thực hiện: Nhóm I
tri thức xã hội và do đó, nó tiêu biểu cho một công cụ mạnh mẽ của kiểm
soát xã hội.
Vẫn biết những gì truyền tải là những gì được tiếp nhận; nhưng không
phải cái gì con người cũng tiếp thu được và hiểu nó một cách đúng đắn. Do
đó, những trường hợp bắt chước chúng ta có thể thấy nó diễn ra thường
xuyên. Ví dụ như, khi một người đàn ông đọc cuốn tiểu thuyết trinh thám
của một tác gia nổi tiếng; anh ta đã học cách hành động giống y như cuốn
sách đó: giết người, tạo hiện trường giả, qua mặt cảnh sát và dường anh ta
nghĩ mình chính là nhân vật bước ra từ cuốn sách đó. Đó là những hệ quả
tiêu cực của truyền hình đến xã hội hóa mà ta cần phải chọn lọc để tránh
truyền tải đến trẻ.
- 8 -
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội
Khoa Lý luận chính trị và xã hội Chuyên đề: xã hội hóa
Bộ môn: Xã hội học đại cương II Nhóm thực hiện: Nhóm I
III. ĐẶC TRƯNG CỦA QUÁ TRÌNH XÃ HỘI HÓA:
- Quá trình xã hội hóa là quá trình chủ động, vừa có tính chất tự nhiên,
vừa có tính chất tự phát
- Quá trình xã hội hóa lá quá trình liên tục diễn ra dần dần, từ từ trong
tất cả mọi thời đoạn của cuộc sống con người từ lúc lọt lòng cho đến lúc
mất đi.
- Xã hội hóa chủ yếu là quá trình chủ thể hóa của các cá nhân đối với
giá trị chuẩn mực, khuôn mẫu, hành vi, tác phong, những hành động của
cộng đồng xã hội mà người ta sống trong đó
IV. QUÁ TRÌNH XÃ HỘI HÓA:
Thực chất quá trình xã hội hóa là quá trình tương tác giữa cá nhân và xã
hội, học hỏi, tiếp thu nền văn hóa của xã hội như khuôn mẫu, chuẩn mực, từ
đó phát triển nó cho phù hợp với vai trò xã hội.
Tuy nhiên, xã hội hóa là quá trình diễn tiến liên tục từ khi sinh ra cho đến
khi ta chết đi. Con người từ một chỉnh thể sinh học đã học hỏi, được xã hội
hóa và trở thành một chỉnh thể con người. Để làm được điều này, cần phải
trải qua rất nhiều giai đoạn từ:
1. Phát triển sinh học
2. Phát triển nhận thức
3. Cảm nhận ngôn ngữ
4. Sự tương tác và phát triển nhận thức
5. Phát triển cảm xúc
6. Sự xuất hiện cái tôi
7. Sự hình thành cá nhân
8. Văn hóa và cá nhân
9. Sự xã hội hóa khác nhau và vai trò xã hội
Trong điều kiện thời gian và giới hạn cho phép, chúng tôi không thể trình
bày hết những điều vừa nêu mà chỉ xin nhấn mạnh một số điểm chính – đó
là sự xã hội hóa khác nhau và vai trò xã hội.
- 9 -
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội
Khoa Lý luận chính trị và xã hội Chuyên đề: xã hội hóa
Bộ môn: Xã hội học đại cương II Nhóm thực hiện: Nhóm I
V. XÃ HỘI HÓA VAI TRÒ :
1. Khái niệm:
Vị trí xã hội: vị trí xã hội của các cá nhân chính là vị trí tương đối của cá
nhan trong cấu trúc xã hội, trong hệ thống quan hệ xã hội. Nó được xác định
trong sự đối chiếu và so sánh với vị trí xã hội khác. Sự tồn tại vị trí xã hội
của các cá nhân phụ thuộc chủ yế vào sự tồn tại của các vị trí khác tùy thuộc
theo các mối quan hệ. Và vì thế, mỗi cá nhân có nhiều vì trí xã hội khác
nhau.
Vị thế xã hội: vị thế xã hội của mỗi cá nhân chính là địa vị và thứ bậc của
các nhân, trong đó cơ cấu tổ chức xã hội được xã hội thừa nhận ở từng thời
kỳ nhất định. Vị thế xã hội thể hiện qua ba đặc trưng cơ bản của nó là quyền
lực xã hội, quyền lợi và trách nhiệm
Vai trò xã hội: vai trò xã hội là mô hình hành vi xã hội được xác lập một
cách khách quan căn cứ vào đòi hỏi của xã hội đối với từng vị trí, vị thế nhất
định để thực hiện quyền hạn và trách nhiệm tương ứng với các vị trí, vị thế
đó. Như vậy, vai trò xã hội thể hiện những đòi hỏi của xã hội đối với các vị
thế xã hội.
Kết quả của xã hội hóa là tạo ra nhân cách của mỗi con người trong xã
hội. Mỗi thế hệ trải qua các giai đoạn nhất định của xã hội hóa mà đạt được
khả năng, năng lực hoạt động để thể hiện vai trò của chính mình trong xã
hội. Trong xã hội hiện đại ngày nay, hoàn thiện nhân cách của con người là
cả một quá trình dài suốt cuộc đời của người ấy. Sự hoàn thiện nhân cách đó
phụ thuộc vào quá trình giáo dục xã hội. Chúng ta thấy rằng, xã hội hóa
chuẩn bị cho mọi người những vai trò và ngược lại, những vai trò ấy định
hình sự xã hội hóa. Theo quan điểm này của Kohn, chúng ta sẽ bắt đầu xem
xét chi tiết hơn việc con người hướng về việc thực hiện các vai trò xã hội
như thế nào. Từ đó, chúng ta sẽ tìm hiểu cặn kẽ xã hội hóa chuyên biệt – xã
hội hóa có liên quan tới các vai trò và những kì vọng về vai trò. Chúng ta sẽ
gắn kết những vai trò và các quá trình xã hội hóa chuyện biệt với sự phát
triển khái niệm cái tôi – sự nhận thức của chúng ta về chính bản thân chúng
ta. Và sau đó, chúng ta sẽ ứng dụng những vai trò và quá trình xã hội hóa
vào vấn đề được quan tâm nhất trong xã hội hóa hiện nay – vấn đề giới.
- 10 -
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội
Khoa Lý luận chính trị và xã hội Chuyên đề: xã hội hóa
Bộ môn: Xã hội học đại cương II Nhóm thực hiện: Nhóm I
Chúng ta được xã hội hóa trên nền tảng của các vai trò bắt nguồn từ sự khác
nhau giữa nam và nữ như thế nào? Có nghĩa là những đứa trẻ được nuôi
dưỡng để trở thành những cậu bé, những cô bé, đàn ông và đàn bà như thế
nào?
2. Thực hiện các vai trò xã hội (Erving Goffman):
Nhà soạn kịch William Shakespeare thuộc triều đại nữ hoàng Elizabeth
viết trong bài hát “As you like it”
“Cả thế giới là một sân khâú
Và tất cả đàn ông và đàn bà chỉ là diễn viên
Họ đều có lúc vào lúc ra
Và một người đóng nhiều vai trong cuộc đời”
Nhà xã hội học Erving Goffman, người đã phân tích có hiệu quả nhất mối
tương tác xã hội từ quan điểm cũng cho rằng: cuộc sống thực sự là một sân
khấu và nhiều lần chúng ta đóng vai khác nhau. Goffman đã thực hiện phân
biệt quan trọng giữa vai trò và thực hiện vai trò. Vai trò chỉ là cách thức một
người sẽ hoạt động như thế nào nếu anh ta hoặc cô ta chỉ làm những điều mà
chuẩn mực gán cho một vị trí cụ thể đã được định hướng. Thực hiện vai trò,
ngược lại là “cách cư xử thực sự của cá nhân đặc biệt trong lúc đang làm
việc tại vị trí đó”. Goffman chỉ ra rằng, trong lúc vai trò định hình đáng kể
hành vi của chúng ta, chúng ta thực sự bước theo kịch bản như những người
lính bằng gỗ, bị trói buộc chặt trong một vai trò cụ thể. Nhưng phần lớn thời
gian chúng ta bị hạn chế không hoàn toàn bởi vai trò. Thay vào đó, chúng ta
liên tục phô trương những cái nhìn lướt quanh của bản thân chúng ta. Ngoài
ra, đôi khi chúng ta thực hiện vai trò cuả mình một cách không thuyết phục,
mất uy tín, không thuần thục, đáng chê trách hoặc thậm chí lệch chuẩn.
Goffman cũng chỉ ra rằng, các vai trò trong cuộc sống như những vai trò
đó trong nhà hát, có cả hai sân khấu và hậu trường. Những người hầu bàn ở
trong một nhà hàng, ví dụ thực hiện vai trò sân khấu đối với khách ăn và
thực hiện vai trò hậu trường trong bếp, nơi chỉ có các đầu bếp và những
người hầu bàn khác thấy họ. Các giáo sư hoạt động ngoài các vai trò có phần
khác nhau giữa lúc họ tán gẫu với sinh viên trong hội trường với lúc họ đứng
trước lớp.
Ngoài ra, công việc phối hợp trong nhóm cũng thường bao hàm sự thực
hiện vai trò một cách đầy đủ. Ví dụ, người chồng và người vợ tổ chức một
bữa tiệc sẽ thường xuyên nhắc nhở những người khác đóng vai trò của họ.
Hơn nữa, việc thực hiện vai trò có kết quả đòi hỏi những người khác cùng
đóng vai. Một người phục vụ không thể đóng hết vai của cô ta nếu như ông
- 11 -
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội
Khoa Lý luận chính trị và xã hội Chuyên đề: xã hội hóa
Bộ môn: Xã hội học đại cương II Nhóm thực hiện: Nhóm I
chủ bắt đầu chửi thề, ném đĩa của ông ta xuống nền, vượt ra ngoài vai trò
thích hợp của ông ta. Tương tự, bố mẹ không thể mắng con cái một cách
thuyết phục được nếu những bậc cha mẹ khác cười xòa trước những cư xử
xấu của con.
3. Xã hội hóa vai trò:
Chúng ta biết rằng, trong các xã hội, không phải tất cả cá trẻ em đều được
nuôi dưỡng theo cách giống nhau. Margaret Mead đã tiến hành một chuyến
đi tới New Guinea để chứng minh: văn hóa là “sự hiển nhiên của cá tính” và
vai trò giới tính hầu như có thể thể hiện dưới bất kì một hình thức nào. Mead
đã tuến hành tìm kiếm và khám phá một bộ lạc mà trong đó cả hai giới nam
và nữ phát triển có tính khí “phụ nữ” và trong một bộ lạc khác cả hai giới có
những tính khí “đàn ông” – đó là hai bộ lạc Arapesh và Mundugumor. Tất cả
trẻ em ở bộ lạc Arapesh đều được nuôi dưỡng trở nên ôn hòa, và trẻ em ở bộ
lạc Mundugumor đều được nuôi dưỡng trở nên nóng tính. Không phải tất cả
trẻ em ở nơi này đều được hy vọng trở thành những người ôn hòa hay hung
dữ như nhau, phát triển cá tính nền tảng giống nhau hoặc học những kỹ năng
tinh thần và vật chất như nhau. Đó là điều không ai muốn.
Vì vậy, từ khi sinh ra, trẻ em đã được phân loại theo cách khác nhau và
được xã hội hóa theo những khuynh hướng khác nhau bởi vì chúng được hy
vọng sống những cuộc sống khác nhau. Theo cách khác, họ đang được huấn
luyện để đảm nhiệm các vai trò xã hội hoàn toàn khác nhau.
Vai trò xã hội là một tập hợp những mong muốn chia sẻ về hành vi của
một người, nắm giữ một vị trí cụ thể trong xã hội. Một vai trò bao gồm một
tập hợp những chuẩn mực áp dụng cho một vị trí đặc thù, và những chuẩn
mực này được coi như một kịch bản mà những người đang đảm nhiệm vị trí
đó phải làm theo.
Mỗi xã hội có thể được tưởng tượng như một bộ sưu tập các vai trò có
liên quan. Thậm chí, các xã hội đơn giản cũng có một số các vị trí khác
nhau: con trai, con gái, cha, mẹ, cô, dì, chú bác, người lính, người thợ săn,
đầu bếp, người làm vườn, ông, bà, thủ lĩnh và linh mục, nhưng chỉ có một
số ít được đặt tên. Mỗi vị trí đó có một vai trò duy nhất gắn bó với nó, vai
trò của linh mục ví dụ là hoàn toàn khác với vai trò của người thợ săn; mặc
dù cùng là một người có thể lựa chọn giữa các vai trò đó.
Tất cả các xã hội có những con người được xã hội hóa khác nhau trên cơ
sở của giới tính: đàn ông, đàn bà đảm nhiệm những tập hợp các vai trò hoàn
toàn khác nhau và từ khi sơ sinh, họ được chuẩn bị để sống những cuộc sống
khác nhau. Mặc dù giới là một trường hợp phổ biến ấn tượng của sự xã hội
- 12 -
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội
Khoa Lý luận chính trị và xã hội Chuyên đề: xã hội hóa
Bộ môn: Xã hội học đại cương II Nhóm thực hiện: Nhóm I
hóa khác nhau, nó chỉ là một trong vô số những cơ sở xác định con người
được xã hội hóa như thế nào?
Minh họa cho điểm này, chúng ta sẽ kiểm tra sự xã hội hóa khác nhau
của hai anh em được sinh ra tại Anh vào cuối thế kỉ XIX. Từ khi sinh, người
con trai cả là người thừa kế hợp pháp tước vị của bố anh ta là lãnh chúa
Buncombe và vùng đất của gia đình: 2000 mẫu Anh đất canh tác và đồi
Buncombe, trang viên 18 phòng theo kiến trúc Gotich. Người em không có
quyền thừa kế tước vị và đất đai. Nhiều nhất, anh ta có thể hy vọng được
thừa kế một khoản tiền khiêm tốn. Từ khi sinh ra, các cậu bé đã được định
đoạt sẵn số phận và con đường mà các cậu phải đi. Người con trai lớn được
học tất cả những gì cần thiết để chuẩn bị cho việc kế thừa của cậu sau này,
còn cậu con trai bé bị bỏ ra ngoài phần lớn các hoạt động của gia đình. Cậu
chỉ cần nhớ rằng cậu cũng sẽ phải chọn cho mình một nghề nghiệp phù hợp
với địa vị của cậu: làm trong quân đội hay phục vụ nhà. Cuối cùng, cậu bé bị
quyết định phải trở thành một linh mục của nhà thờ Anglican. Đến độ tuổi
thích hợp, hai cậu bé đều được gửi tới một trường nội trú nổi tiếng. Khi
trưởng thành, người anh trở nên tự tin, và được nhiều người đánh giá là một
nhà lãnh đạo bẩm sinh, một ông vua của thể thao. Trong khi đó, người em
trưởng thành hay nhút nhát, xấu hổ, ghét tiếp xúc,… Khi lập gia thất, người
anh trai cho đến 40 tuổi mới ổn định được cuộc sống gia đình của mình; còn
người em cưới vợ từ năm 25 tuổi và nhanh chóng có một gia đình lớn. Khi
trở thành người cha, người em là một vị linh mục hòa nhã, dễ thỏa mãn, đối
xử với các cậu con trai của mình ngang nhau. Ngược lại, người anh, vị lãnh
chúa đã nhanh chóng đưa cậu con trai lớn của mình đi thăm những người
thuê đất, chuẩn bị cho tương lai của cậu ta; và đưa đứa con bé vào quân đội.
Đây là một trường hợp kinh điển của sự xã hội hóa khác nhau, đặt cơ sở cho
những mong muốn khác nhau về vai trò mà trẻ em sẽ đảm nhận. Cũng lưu ý
rằng, mỗi anh em được xã hội hóa có phần khác nhau để thực hiện một vài
vai trò giống nhau. Vai trò của người cha mang một nét khác khi nó được
kết hợp với vai trò của một linh mục Anglican thay cho vai trò một lãnh
chúa. Trên thực tế, vai trò của người chồng cũng có phần nào khác nhau. Sự
xã hội hóa khác nhau từ lâu đã trở thành đối tượng quan trọng của nhiên cứu
xã hội học. Một trong mối quan tâm của các nhà nghiên cứu là cách thức hy
vọng của các bậc bố mẹ về tương lai con cái của họ đã ảnh hưởng các mô
hình của xã hội hóa.
4. Sự xã hội hóa vai trò giới tính:
- 13 -
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội
Khoa Lý luận chính trị và xã hội Chuyên đề: xã hội hóa
Bộ môn: Xã hội học đại cương II Nhóm thực hiện: Nhóm I
Phần lớn các xã hội loài người định hình sự khác nhau giữa vai trò của
nam và nữ. Và phần lớn trong số họ đã nghĩ rằng những sự khác nhau đó
phản ánh đơn giản các yếu tố sinh học của cuộc sống. Rõ ràng, nam giới và
nữ giới có giải phẫu khác nhau. Cũng rõ ràng là, sự khác nhau đó đóng vai
trò một phần quan trọng trong việc tổ chức, chia sẻ các trách nhiệm. Ví dụ,
chỉ người phụ nữ có thể sinh con và chỉ người phụ nữ có thể chăm sóc trẻ sơ
sinh. Trong thời tiền hiện đại, hai yếu tố đó hoàn toàn có ý nghĩa. Với tỉ
lệ sinh cao, người phụ nữ thường hạn chế tính năng động và có có xu hướng
khi chịu đựng những tình trạng nhiễm bệnh liên miên gây ra bởi việc sinh
nở. Trong khi có phát minh những thức ăn trẻ em hiện đại, trẻ sơ sinh chỉ
được nuôi dưỡng bởi sữa mẹ. Điều đó có ý nghĩa người mẹ phải ở gần con
của cô ta để có thể cho nó ăn thường xuyên. Ngoài sự khác nhau về mặt sinh
sản, phần lớn phụ nữ có tầm vóc nhỏ hơn đàn ông, điều đó có ý nghĩa xã hội
khi có nhiều công việc phải dùng đến sức mạnh cơ bắp.
Nhưng trong lúc các thực tế sinh học này là điều hiển nhiên, chúng quan
trọng như thế nào? Trong hầu hết các xã hội loài người, người ta coi chúng
rất quan trọng, và chúng biện hộ cho sự phụ thuộc vào nam giới của nữ giới.
Tuy nhiên, vấn đề mà chúng ta quan tâm ở đây đó là những bất bình đẳng và
những sự khác nhau về giới được duy trì bên trong các nền văn hóa: Trẻ em
được nuôi dạy chấp nhận và thực hiện các vai trò giới như thế nào?
Không phải sự xã hội hóa thực hiện như thế nào mà quan trọng là trong
phạm vi mà một nền văn minh hóa định nghĩa các vai trò như sự khác biệt
nhất định, các cha mẹ sẽ nuôi dạy những đứa con trai và con gái của mình ra
sao để chúng trở nên khác nhau. Ngoài ra, những cậu con trai và những cô
con gái sẽ trưởng thành mong muốn trở nên khác nhau, và tin rằng những sự
khác nhau đó trong các vai trò giới tính chỉ bình tường, nhưng cần thiết. Ví
dụ: nếu một xã hội tưởng tượng các vai trò giới tính để đàn ông trở nên hiếu
chiến, đàn bà trở nên hiền dịu, sau đó phần lớn đàn ông và đàn bà trong xã
hội sẽ cố gắng sống theo các chuẩn mực đó.
Xã hội hóa vai trò giới là sự đối xứng. Các cậu bé và cô bé được nuôi
dưỡng không chỉ để trở thành đàn ông và đàn bà mà còn để có những hy
vọng tương tự về đàn ông và đàn bà được ủng hộ để hành động và chứng
kiến cuộc sống như thế nào.
Từ những ngày đầu tiên của cuộc sống, một đứa trẻ sơ sinh không đơn
giản là một đứa trẻ mà là một cậu bé hoặc một cô bé. Các cậu bé có những
cái chăn màu xanh trong khi các cô bé có những cái màu hồng. Các cậu bé
được đặt tên riêng là Buck và Butch; trong khi các cô bé được gọi là Honey
hoặc Sweetie. Không ngạc nhiên, một điều đầu tiên đứa trẻ học là anh ấy là
- 14 -
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội
Khoa Lý luận chính trị và xã hội Chuyên đề: xã hội hóa
Bộ môn: Xã hội học đại cương II Nhóm thực hiện: Nhóm I
“anh ấy” và cô ấy là “cô ấy”. Và từ đồ tuổi rất sớm, trẻ em đã đánh dấu
những sở thích đặc trưng giới, ví dụ các hoạt động và các đồ chơi kiểu giới
tính.
Điều này xảy ra như thế nào? Có phải các cậu bé con đã được lập chương
trình sẵn bởi sinh học của chúng để thích chơi các khẩu súng và những xe tải
đạn đồ chơi hơn; trong khi các cô bé con có thiên hướng sinh học cho các
buổi tiệc không? Có nhiều điều mà họ phải học, do đó, quan tâm của chúng
ta là phải hướng tới ai đang xã hội hóa trẻ em và xã hội hóa như thế nào. Đó
chính là điều mà chúng ta cần phải tìm thấy được từ cuộc sống của mình.
- 15 -
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội
Khoa Lý luận chính trị và xã hội Chuyên đề: xã hội hóa
Bộ môn: Xã hội học đại cương II Nhóm thực hiện: Nhóm I
VI. KẾT LUẬN:
Xã hội hóa là một quá trình diễn ra suốt cuộc đời, bởi sự xã hội hóa là sự
chuyển giao văn hóa định hình các tính cách, nó không dừng lại chừng nào
chúng ta còn tiếp tục quan hệ qua lại và có những kinh nghiệm mới. Hơn
nữa, bởi vì hầu hết các quá trình xã hội hóa là nhằm mục đích chuẩn bị mọi
người cho và đến nhau một kết quả của việc đóng các vai trò mới, cho nên
sự xã hội hóa tiếp tục khi chúng ta lần lượt thực hiện các vai trò xuyên suốt
cuộc sống của mình.
Các nhà khoa học xã hội chú ý nhiều nhất tới sự xã hội hóa trong suốt
thời sơ sinh và thơ ấu, bở vì những thất bại trầm trọng trong thời kỳ này có
thể để lại những hậu quả sâu sắc và lâu dài. Ví dụ một đứa trẻ không bao giờ
học cách giữ vai trò của người khác sẽ không bao giờ có thể chơi những
môn thể thao đồng đội, thậm chí anh ta hay cô ta có thể lớn lên thành một
người cực kỳ ích kỷ. Một đứa trẻ lớn lên trong xã hội hiện đại mà không
được học hành, thì chờ nó là một cuộc sống với việc làm bấp bênh, tăm tối.
Tuy nhiên, ngay cả nếu sự xã hội hóa ban đầu là rất quan trọng thì không
phải tất cả các vấn đề, hoặc các mô hình hành vi người lớn được bắt nguồn
từ thời ấu thơ. Những thất bại xã hội hóa có thể xảy ra tại bất kỳ tuồi nào và
hoàn toàn độc lập với mọi điều có trước. Con người có thể thực hiện thành
công toàn bộ một chuỗi các vai trò vào một vai trò mới – ví dụ như làm ông
hay bà
Bởi vì quá trình xã hội hóa diễn ra trong suốt cuộc đời chúng ta, do đó,
những vấn đề liên quan đến xã hội hóa luôn được các nhà khoa học xã hội
quan tâm nghiên cứu, tìm tòi, khám phá. Sẽ còn rất nhiều điều cần bàn về xã
hội hóa; tuy nhiên, trong giới hạn cho phép và vốn hiểu biết hạn chế, chúng
em chỉ xin trình bày những điều đã nói ở trên. Bài chuyên đề sẽ còn rất
nhiều thiếu sót và hạn chế, mong thầy cô giáo đóng góp ý kiến sửa chữa để
bài viết được hoàn chỉnh hơn!
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã giúp đỡ chúng em hoàn
thành bài viết này!
- 16 -
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội
Khoa Lý luận chính trị và xã hội Chuyên đề: xã hội hóa
Bộ môn: Xã hội học đại cương II Nhóm thực hiện: Nhóm I
- 17 -