Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Chủ đề: “Phân tầng xã hội”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.63 KB, 21 trang )

Chủ đề: “Phân tầng xã hội”
Nhóm thực hiện: Nhóm 6
Giảng Viên: PGS.TS Phạm Văn Quyết
Nhận xét:
1. Chú ý lô gic của phần phân hóa xã hội
2. Sử dụng tài liệu thiếu sáng tạo
Danh sách thành viên :
1. Phùng Mạnh Long
2. Nguyễn Thị Nga
3. Nguyễn Văn Long
4. Trần Thị Mai
5. Giang Thị Lý
6. Lưu Quang Hải
7. Nguyễn Thị Kim Ngân
8. Đặng Thị Nhật Linh
Phân tầng xã hội
1. Khái niệm phân tầng xã hội và địa vị xã hội
Để hiểu khái niệm phân tầng xã hội ta phải hiểu tầng xã hội là gì?
Tầng xã hội là tổng thể hay tập hợp của các cá nhân có cùng một
hoàn cảnh xã hội được sắp xếp theo một trật tự thang bậc nhất định trong
hệ thống xã hội. Các thành viên của tầng xã hội ngang nhau về địa vị
kinh tế (của cải hay tài sản, thu nhập) , địa vị chính trị (hay quyền lực),
địa vị xã hội (hay uy tín) ,từ đó mà họ có được những cơ hội thăng tiến
cũng như những đặc quyền hay thứ bậc khác trong xã hội.
a) Khái niệm phân tầng xã hội: Phân tầng xã hội có thể hiểu như là
một sự phân nhỏ xã hội.
Phân tầng xã hội là trạng thái phân chia xã hội ra thànhcác tầng xã hội
khác nhau (gồm cả sự phân loại, xếp hang). Đó là sự phân chia hay sắp
xếp các cá nhân vào những tầng xã hội khác nhau về địa vị kinh tế (hay
tài sản), địa vị chính trị (hay quyền lực), địa vị xã hội (hay uy tín) cũng
như một số khác biệt khác về trình độ học vấn, nghề nghiệp, kiểu nhà ở,


nơi cư trú, phong cách sinh hoạt, cách ứng xử, thị hiếu nghệ thuật…
Trong xã hội học có nhiều quan niệm về sự phaan tầng xã hội:
- T. parsons coi sự phân tầng là sự xắp xếp cá nhân xã hội trên cơ sở
những ngạch bậc và những tiêu chuẩn chung về giá trị. Phân tầng xã
hội là kết quả trực tiếp của sự phân công lao động xã hội và sự phân
hóa các nhóm xã hội khác nhau.
- Smelser: phân tầng xã hội gắn liền với những biện pháp mà nhờ đó sự
bất bình đẳng được lưu truyền từ thế hệ này dến thế hệ khác, trong đó
hình thành những tầng lớp giai cấp xã hội khác nhau. Phân tầng xã hội
phản ánh những bất bình đẳng mang tính cấu trúc của tất cả các xã
hội, sự khác nhau về khả năng thăng tiến xã hội của các cá nhân bởi
địa vị của họ trong những bậc thang xã hội.
b) Các tiêu trí phân tầng:
• về kinh tế: thu nhập, chi tiêu, tài sản, sở hữu
• Về xã hội: học vấn, nghề nghiệp, uy tín
• Về quyền lực: sự tham gia vào hệ thống chính trị, tiếng nói, quyền
quyết định.
Các hệ thống phân tầng là tương đối ổn định vì chúng thường gắn liền
một cách có hệ thống với các thiết chế xã hội quan trong như gia đình,
kinh tế, chính trị, giáo ục hay tôn giáo. Nó có tiềm năng gây ra căng
thẳng hay xung đột xã hội, và biến đổi đột ngột về mặt xã hội.
2. Địa vị xã hội: là thứ bậc của chủ thể xã hội (cao hay thấp)hay là
vị trí của chủ thể trong hệ thống giai tầng về uy thế hay danh dự xã
hội và nó gắn liền với xã hội.
Người có địa vị xã hội, là người có chức vụ, quyền hạn (người lãnh đạo,
quản lý) trên mọi lĩnh vực trong xã hội như :
- Kinh tế (hoạt động sản xuất kinh doanh) : Tổng Giám đốc, Giám
đốc,Trưởng, Phó phòng ban, nghành Nhà nước hay tư nhân.
- Chính trị, xã hội : Những người lãnh đạo, quản lý trong các tổ chức
chính trị, xã hội thuộc bộ máy Nhà nước hay các tổ chức đoàn thể xã

hội khác.
3. Phân hóa xã hội: PTXH là một sự phân chia mang tính cấu trúc
các tầng lớp, giai tầng xã hội dựa trên những đặc trưng về vị thế kinh
tế - xã hội của các cá nhân.do vậy Có thể xem phân hóa xã hội như
những biến thể, hay là trường hợp riêng của PTXH.
a) Như vậy phân hóa xã hội thực chất là sự phân chia trong một tầng xã
hội.
b) Nguồn gốc: Sự phân hóa xã hội này xuất hiện từ rất sớm. Trong quá
trình tan rã của xã hội nguyên thuỷ. PHXH thường đi đôi với phân hoá
giàu nghèo
sự xuất hiện các nhóm cư dân khác nhau về địa vị xã hội và tài sản trong
quá trình tan rã của xã hội nguyên thuỷ. PHXH thường đi đôi với phân
hoá giàu nghèo. Khi một số người có nhiều của cải họ có điều kiện để
vươn lên địa vị cao trong xã hội, và một khi đã có địa vị cao trong xã hội
thì lại có điều kiện để tích luỹ của cải, nhiều hơn nữa. Trong giai đoạn tan
rã của xã hội nguyên thuỷ còn thịnh hành tập tục phân phối bình quân,
nên một phần của cải thừa được dùng làm quà tặng và ăn uống. Điều này
làm cho người có của cải thừa có uy tín trong xã hội. Cơ sở kinh tế của sự
PHXH là sự xuất hiện đều đặn lúc đầu là của cải thừa, sau là sản phẩm
thặng dư. Điều này cho phép những người cầm đầu trong xã hội (tù
trưởng bộ lạc, thủ lĩnh quân sự, người cầm đầu tôn giáo), tích luỹ của cải
riêng để trở thành tầng lớp trên của xã hội. Như vậy, nội bộ công xã thị
tộc bắt đầu phân hoá, dần dần tư hữu xuất hiện dẫn đến sự hình thành giai
cấp và cùng với nó là tình trạng người bóc lột người. Cuối cùng là xuất
hiện giai cấp. Những giai cấp này khác nhau về vị trí trong hệ thống sản
xuất xã hội, về mối quan hệ đối với phương tiện sản xuất, về vị trí trong
tổ chức lao động xã hội, về sự phân phối và hưởng thụ thành quả lao
động. Khi xã hội thị tộc bị tan rã thì nhà nước xuất hiện trên cơ sở đối
kháng giai cấp.
c) Tháp phân tầng và vài kết quả điều tra thống kê

Để mô hình hoá cấu trúc phân tầng của một xã hội, người ta thường sử
dụng các “tháp phân tầng”, tương tự như “tháp dân số”, tức là sắp xếp
các “tầng” theo thứ tự từ dưới đáy là các tầng lớp nghèo khổ (hạ lưu) lên
đến tầng lớp trung bình (trung lưu thấp và cao) và trên cùng là tầng lớp
giàu có (thượng lưu), cùng với tỷ lệ phần trăm mà các tầng lớp này chiếm
trong cơ cấu xã hội. Trong lịch sử, người ta đã “loại hình hoá” một số
kiểu tháp phân tầng đặc trưng cho các xã hội. Có 5 kiểu thường gặp sau:
- Tháp hình nón: phản ánh mức độ bất bình đẳng cao của các xã hội,
nhóm người giàu, có quyền lực (phần đỉnh tháp) chiếm tỷ lệ rất thấp;
trong khi đa số nghèo khổ (ở đáy tháp) lại chiếm tỷ lệ rất cao.
- Tháp hình nón cụt: tầng lớp giàu có tăng lên, tầng lớp trung lưu chiếm
tỷ trọng lớn hơn, mức độ bình đẳng cao hơn.
- Tháp hình thoi (quả trám, con quay): cả 2 nhóm giàu và nghèo đều
chiếm tỷ lệ nhỏ, nhóm trung lưu chiếm đa số nằm ở phần thân tháp. Tuy
nhiên, khoảng cách của 2 nhóm đỉnh và đáy tháp còn khá xa.(Việt Nam
thuộc nhóm này.)
- Tháp hình trụ: tỷ lệ các nhóm giàu có, nghèo và trung lưu tương đối
đồng đều. Tuỳ vào chiều cao của tháp để nói về mức độ bình đẳng xã hội.
- Tháp hình “đĩa bay” (thấp dẹt): có thể có 2 trạng thái là bình quân
nghèo khổ hoặc xã hội lý tưởng, thịnh vượng toàn dân, với tuyệt đại bộ
phận các thành viên của xã hội có mức sống trung lưu và khá giả (xã hội
trung lưu).
4. (Phần này liên quan như thế nào đến phân hóa xã hội
nói trên)Tiêu biểu cho sự phân hóa xã hội đó là phân
hóa giàu nghèo:
a) Phân hóa giàu nghèo (PHGN) trong xã hội Việt Nam hiện nay:
PHGN giàu nghèo là sự phân cực về kinh tế. Khoảng cách giữa mức
thu nhập của các nhóm lao động đang ngày càng có sự chênh lệch rõ nét, đặc
biệt là ở các thành phố lớn.
PHGN là một hiện tượng xã hội phản ánh quá trình phân chia xã hội

thành các nhóm xã hội có điều kiện kinh tế và chất lượng sống khác biệt
nhau. PHGN là phân tầng xã hội về mặt kinh tế, thể hiện trong xã hội có
nhóm giàu tầng đỉnh, nhóm nghèo tầng đáy. Giữa nhóm giàu và nhóm nghèo
là khoảng cách về thu nhập và mức sống.
Mức sống là một khái niệm, liên quan đến sự phát triển và thỏa mãn nhu cầu
của xã hội nói chung và nhu cầu của con người nói riêng. Hiện nay tồn tại
rất nhiều định nghĩa về mức sống. Nhìn chung, giữa các nhà nghiên cứu có
hai cách tiếp cận đối với khái niệm này. Cách thứ nhất lấy mức thỏa mãn
nhu cầu của con người làm cơ sở xem xét. Cách thứ hai chọn tập hợp các
điều kiện sống làm đối tượng nghiên cứu, trong đó bao gồm điều kiện xã
hội, chính trị, mức sản xuất chung, môi trường v.v.
Mức sống là biểu hiện về mạt số lượng và chất lượng cuộc sống của cá nhân.
Nó phản ánh việc tiêu dùng của cải vật, tinh thần và kết quả của sự tiêu dung
ấy.Mức sống có tính động nó đổi theo những điều kiện lịch sử nhất định.
Hoặc do có sự phấn đấu của con người hay do hoàn cảnh xa hội mang lại .
chính vì vì thế 1 người cóa mức sống thấp và ngược lại.
Phân hoá giàu nghèo trong xã hội hiện đang là xu hướng xảy ra trên bình
diện toàn cầu. Các tổ chức quốc tế cũng như các quốc gia đang phải đau đầu
tìm cách khắc phục nhưng xem ra hiệu quả không cao.
Tại Việt Nam, mặc dù tăng trưởng kinh tế cao nhưng đã xuất hiện nhiều hạn
chế trong đó có sự phân hoá giữa thành thị và nông thôn; giữa giàu và nghèo
ngày càng khốc liệt. Vấn đề này nếu không có chính sách giải quyết thoả
đáng sẽ dẫn tới mâu thuẫn xã hội tăng cao, ảnh hưởng đến việc phát triển
của đất nước
Theo các số liệu thống kê về lương cho thấy, tại Hà Nội chênh lệch thu nhập
là khoảng trên 50 lần (80 triệu/1,8 triệu), tại TP.HCM lên đến 109 lần (240
triệu đồng/tháng so với 2,2 triệu đồng/tháng).
Các đối tượng thu nhập nhóm trên gồm giám đốc điều hành, trưởng đại diện,
trưởng phòng, ngành ngân hàng, bác sĩ làm thêm, ca sĩ thành danh Nhóm
dưới là số đông gồm công nhân lao động, công viên chức chỉ hưởng lương

Với các đối tượng khó thống kê thu nhập thì khoảng cách chênh lệch còn
cao hơn nhiều. Nhóm thu nhập thấp vẫn là số đông gồm làm dịch vụ, tiểu
thương nhỏ và nông dân, trong đó có nhiều hộ nông dân thu nhập không quá
1.000.000 đồng/tháng. Về mặt quan điểm để tạo sự công bằng xã hội, Nhà
nước nên có các chủ trương và chính sách thoả đáng để giúp số đông có thu
nhập thấp trong xã hội, tránh lặp lại sai lầm trước đây là cào bằng bình quân
khi triệt tiêu người có thu nhập cao vì làm như vậy sẽ mất động lực phát
triển. Các chủ trương, chính sách chăm lo cho người nghèo vừa qua như xây
dựng nhà tình nghĩa, tình thương, hỗ trợ vay vốn đã phần nào giúp được
người nghèo nhưng hiệu quả lan toả chưa cao.
PTXH cũng được nghiên cứu theo hướng khác là xử lý và phân tích
kết quả của các cuộc điều tra mức sống dân cư và hộ gia đình để từ đó rút ra
các kết luận về thực trạng và xu hướng phân hoá giàu nghèo (PTXH theo thu
nhập hoặc mức sống). Những phân tích dưới đây sẽ minh họa cho hướng
nghiên cứu này trên cơ sở số liệu của các cuộc điều tra mức sống dân cư
toàn quốc năm 1993, năm 1998 và cuộc điều tra hộ gia đình đa mục tiêu
1994-1997.
Trong thập kỷ 90 của thế kỷ trước, mức sống của đại đa số dân cư nước ta
đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, sự chênh lệch về mức sống cũng ngày càng
tăng, tạo nên một sự PTXH rõ nét hơn giữa và trong các nhóm xã hội. Chẳng
hạn, chênh lệch về chi tiêu giữa nhóm 20% giàu nhất và nhóm 20% nghèo
nhất là khoảng 5,52 lần vào năm 1998 và 4,58 lần vào năm 1993. Còn chênh
lệch theo thu nhập thì cao hơn. Năm 1998, chênh lệch về thu nhập giữa
nhóm 20% giàu nhất và nhóm 20% nghèo nhất là 11,26 lần, giữa nhóm 10%
giàu nhất và nhóm 10% nghèo nhất là hơn 20 lần, còn giữa nhóm 5% giàu
nhất và nhóm 5% nghèo nhất là hơn 40 lần.
Sự phân tầng theo mức sống hiện nay cũng có liên quan với số nhân khẩu và
tỷ lệ phụ thuộc của hộ gia đình (tỷ lệ người ngoài độ tuổi lao động so với
người trong độ tuổi lao động). Tỷ lệ này của 20% hộ nghèo nhất là 1,13, cao
gấp đôi so với nhóm 20% hộ giàu nhất (0,54).

Người có học vấn càng cao, càng có nhiều khả năng thuộc vào nhóm có mức
sống cao. Trong những chủ hộ có học vấn đại học, cao đẳng trở lên thì 70%
thuộc nhóm 20% giàu nhất, chỉ có 1,5% thuộc nhóm 20% nghèo nhất. Chi
tiêu của hộ có chủ hộ học vấn đại học, cao đẳng trở lên cao gấp 2,33 lần
(năm 1993) và 3,4 lần (năm 1998) so với hộ có chủ hộ chưa bao giờ đến
trường.
Phân tầng mức sống cũng gắn liền với sự khác biệt theo khu vực và vùng
kinh tế - xã hội. 97% dân số trong độ tuổi lao động thuộc nhóm 20% nghèo
nhất là ở nông thôn và 65% dân số trong độ tuổi lao động thuộc nhóm 20%
giàu nhất là ở đô thị. Sự chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn
đóng góp phần chủ yếu (tới 96%) vào mức độ phân tầng mức sống nói
chung trên quy mô toàn quốc. Phần lớn dân số trong độ tuổi lao động thuộc
nhóm 20% giàu nhất sống ở các vùng: Đông Nam Bộ (37%), Đồng bằng
sông Hồng (21%) và Đồng bằng sông Cửu Long (18%), trong khi ở vùng
núi phía Bắc chỉ có gần 7% và ở Bắc Trung Bộ là 6%.
Phân tầng mức sống cũng liên quan rõ rệt theo các khu vực kinh tế. Phần lớn
người làm việc trong khu vực kinh tế nhà nước có mức sống thuộc nhóm
20% giàu nhất, hoặc rơi vào 2 nhóm trên cùng (75-80%). Tình hình cũng
tương tự như vậy ở nhóm làm việc trong doanh nghiệp nước ngoài. Chỉ có
1/3 lao động trong doanh nghiệp tư nhân và gần 1/5 lao động trong hộ sản
xuất kinh doanh nhỏ, thuộc vào nhóm 20% giàu nhất. Khoảng 40% những
người lao động thuộc hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân và hộ sản xuất kinh
doanh nhỏ thuộc vào nhóm có mức sống dưới trung bình. 3/4 người thuộc
nhóm 20% nghèo nhất là lao động trong hộ sản xuất kinh doanh nhỏ, trong
khi 60% người thuộc nhóm 20% giàu nhất làm việc trong 3 khu vực của Nhà
nước (kinh tế, hành chính - sự nghiệp, chính trị - xã hội). Như vậy, người có
khả năng sẽ có mức sống cao hơn nếu gắn với khu vực nhà nước, khu vực
chính quy (chẳng hạn, doanh nghiệp có đăng ký) và khu vực đầu tư nước
ngoài. Ngược lại, mức sống thấp hơn thường gắn với những người làm việc
trong khu vực ngoài nhà nước, khu vực phi chính quy (informal sector), hộ

sản xuất kinh doanh nhỏ, hợp tác xã.
PTXH cũng có biểu hiện trong lĩnh vực phúc lợi xã hội. Trợ cấp phúc lợi xã
hội là công cụ mà nhà nước dùng để giảm bớt những chênh lệch quá lớn, bảo
đảm công bằng xã hội. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, những trợ cấp này
còn chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng thu nhập của dân cư (khoảng 4,4%).
Dân cư Việt Nam chủ yếu có thu nhập từ lao động cá nhân và gia đình; thu
nhập do phân phối lại, mang tính xã hội còn thấp. Trong việc phân phối phúc
lợi xã hội, chiếm tỷ trọng cao nhất là chi cho bảo hiểm xã hội, bao gồm chi
hưu trí và mất sức lao động (82,4%), tiếp theo là chi cho bảo trợ xã hội
(16,0%), chi cho xoá đói giảm nghèo (1,1%). Tương quan giữa phúc lợi xã
hội và PTXH chỉ ra rằng, hiện nay chủ yếu là nhóm có mức sống “trung
bình” và “trên trung bình” được hưởng phúc lợi cao hơn các nhóm khác.
Qua phân tích ở trên, nhìn chung, hiện trạng PTXH ở nước ta khá đặc trưng
cho thời kỳ đầu chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh
tế thị trường. Mức chênh lệch giữa các tầng lớp chưa lớn, tốc độ tăng chênh
lệch chưa cao. Tuy nhiên, có một số đặc điểm cần lưu ý là: các tầng lớp
trung lưu và trung lưu trên thường gắn với khu vực nhà nước, khu vực kinh
tế chính quy. Hai nhóm này cũng được hưởng lợi nhiều hơn từ việc phân
phối phúc lợi xã hội so với các nhóm còn lại.
BẢNG SO SÁNH TÌNH TRANG PHÂN TẦNG MỨC SỐNG GIỮA
NÔNG THÔN VÀ THÀNH THỊ NĂM 2006
Năm 2006 Khu vực thành thị Khu vực nông thôn
Thu nhập bình quân 1058.000đ 506.000
Chi tiêu đầu người/1 tháng 738.000đ 359.000đ
Qua tình trạng phân tầng mức sống đô thị (giàu), nông thôn nghèo vẫn đang
có xu hướng gia tăng.
Tác động của việc phân hóa giàu nghèo: Từ việc phân tích những
khái niệm "nghèo", "sự phân hoá giàu nghèo" ta cũng thấy được tính hai mặt
của sự phân hóa giàu nghèo đối với nền kinh tế. Từ đó cũng có thể thấy sự
tác động nhất định của nó đối với kinh tế - xã hội Việt Nam .

* Mặt tích cực:
- PHGN đã góp phần khơi dậy tính năng động xã hội trong con người ở
nhiều nhóm xã hội, kích thích họ tìm kiếm và khai thác cơ may, vận hội để
phát triển vượt lên.
- Kích thích sự sang tạo của con người, nhằm tạo môi trường cạnh tranh
quyết liệt, qua đó sang lọc và tuyển chọn những thành viên vượt trội, tạo
động lực cho sự phát triển của mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực hay mỗi địa
phương. Đặc biệt là số nhóm và nhóm người xã hội giàu lên do làm ăn đúng
pháp luật. Và những hộ đã giàu hướng dẫn cách làm ăn cho người nghèo làm
cho nền kinh tế phát triển với năng suất lao động cao, tăng phúc lợi xã hội
cho người dân (y tế, giáo dục ) thông qua thuế thu nhập của người giàu
* Mặt tiêu cực:
- Sự PHGN trên thực tế dẫn đến làm trầm trọng hơn những bất bình đẳng xã
hội. Đó là: Sự cách biệt giữa người giàu và người nghèo ngày càng rộng.
Những người giàu ngày càng có cơ hội phát triển do có những điều kiện về
vốn và kỹ thuật còn người nghèo phải làm thuê và bị bóc lột. Họ rất ít có
cơ hội tiếp cận và được đảm bảo những điều kiện sống cơ bản, tối thiểu. Môt
mặt vì họ quá nghèo không đủ tài chính trang bị vốn, tri thức, kĩ thuật mặt
khác trong cơ chế thị trường hoạt động dịch vụ cơ bản có xu hướng phục vụ
người giàu là chính. ở nông thôn người nghèo thường thiếu vốn làm ăn,
muốn có vốn họ phải thế chấp nhà cửa ruộng vườn nên không có khả năng
đảm bảo tài chính nếu thiên tai xảy ra, chính vì vậy họ không dám đầu tư
nên không thoát khỏi tình trạng nghèo thâm niên. Chính vì vậy trong xã hội
sự bất bình đẳng ngày càng trầm trọng.
- Trong các hộ gia đình nghèo phụ nữ, trẻ em, người già lại là những người
thiệt thòi nhất, đặc biệt hộ nghèo thường rơi vào những gia đình là đối tượng
quan tâm của xã hội (gia đình liệt sĩ, thương binh, người có công với nước )
thì vấn đề này càng trở nên phức tạp hơn.
- Với nền kinh tế thị trường như hiện nay, thì phân phối không thể công
bằng: Đối với một số người giàu, giàu lên nhanh chóng nhờ một số hoạt

động siêu lợi nhuận như kinh doanh địa ốc, bất động sản, một số loại hình
hoạt động thương mại nhưng họ phải có vốn có tri thức tuy nhiên bên
cạnh đó có một số người làm giàu bất hợp pháp (buôn lậu, trốn thuế, tham
nhũng ) Đặc biệt là tình trạng tham nhũng, quan lieu và các tệ nạn xã hội
làm ảnh hưởng tới sự ổn định chính trị -xã hội và không tạo động lực cho sự
phát triển kinh tế - xã hội.
+ Về hành vi, lối sống:
- PHGN góp phần tạo sự đa dạng trong các hình mẫu lối sống. Sự phát
triển của lối sống tiêu dung xa hoa, lãng phí trong bộ phận dân cư khá giả có
ảnh hưởng xấu tới các nhóm dân cư khác. Đặc biệt một số bộ phận gia đình
mới phất lên (nhờ gặp may, hoặc do kế thừa ) sử dụng tiền theo lối sống
buông thả, bất chấp các chuẩn mực giá trị, đạo đức, hoặc không quan tâm
đến con cái, để chúng hư hỏng với cuộc sống xa đoạ, đồi truỵ mà không biết.
- Đây là một trong những nguồn gốc của tệ nạn ma tuý xã hội mại dâm và
tình trạng tội phạm gia tăng như hiện nay.
- Và chính sự tiêu xài hoang phí này cũng làm ảnh hưởng tới những người
nghèo, hoặc những người thuộc tầng lớp trung lưu. Những người nghèo thì
họ cảm thấy không còn gì để mất vì vậy họ hành động không như xã hội
mong đợi là ăn cắp, trung gian trong những con đường buôn lậu, vận chuyển
ma tuý, bán dâm nhằm mục đích giàu lên nhanh chóng, còn người khá giả,
trung lưu dựa trên cơ sở sẵn có của mình (của cải, vốn, mối quan hệ ) moắc
ngoặc với nhau làm ăn phi pháp.
- Ảnh hưởng của PHGN còn lệch lạc các định hướng giá trị và chuẩn mực
đạo đức, lối sống của xã hội nhất là đối với thế hệ trẻ: PHGN gây tình trạng
thiếu hụt văn hoá trong phát triển.
Những thanh niên được sinh ra trong những gia đình khá giả, có quyền lực
thường có tư tưởng "con ông cháu cha" coi thường luân lý, đạo đức xã hội,
không chịu củng cố kiến thức.
Còn những gia đình nghèo lại không đủ điều kiện để cho con ăn học chính vì
vậy nó gây nên tình trạng thiếu hụt văn hoá trong xã hội. Nếu không sớm

phát hiện và nhận thức đầy đủ tác động tiêu cực của xu hướng này để sớm
có giải pháp khắc phục thì xã hội không thể đạt được sự phát triển bền vững.
- Như vậy , trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khoảng cách chênh lệch
giàu nghèo có xu hướng ngày càng tăng lên và nó có ảnh hưởng tích cực và
tiêu cực đối với xã hội .
b) Các chỉ báo được sử dụng trong nghiên cứu về PTXH theo thu
nhập và mức sống
Với hướng tiếp cận nói trên, các nghiên cứu về PTXH vừa qua đã cố gắng
sử dụng những hệ chỉ báo khá linh hoạt và đa dạng để đo lường và phân loại
các nhóm, tầng xã hội theo thu nhập và mức sống. Trong cuộc nghiên cứu về
những biến đổi xã hội trong thời kỳ Đổi mới tại Hà Nội vào năm 1992 (lần
đầu tiên, khái niệm PTXH được sử dụng), các tác giả đã đề xuất ý tưởng sử
dụng khái niệm PTXH theo mức sống, gồm 4 chỉ báo “khách quan” và 1 chỉ
báo “chủ quan” để xét sự phân tầng các hộ gia đình theo mức sống:
Điều kiện nhà ở, bao gồm các yếu tố: sở hữu, diện tích và loại nhà, khu
phụ, vị trí, hoạt động cải tạo nâng cấp trong 5 năm qua, chất lượng nhà và
đánh giá.
Tiện nghi trong nhà, bao gồm 12 loại tiện nghi chủ yếu, đa số mới xuất hiện
trong đời sống của các gia đình trong 5 năm vừa qua. Ví dụ: tivi màu, xe
máy, đầu Video, máy giặt, máy điều hoà nhiệt độ
Chi tiêu, bao gồm các yếu tố: thói quen dùng năng lượng đun nấu, tiền điện
hàng tháng, thói quen ăn sáng, ăn trưa, chi cho việc học của con cái, các chi
tiêu cho nhu cầu văn hoá
Thu nhập, bao gồm các yếu tố: nguồn thu nhập, mức độ ổn định, bất ổn
định của thu nhập, tổng thu nhập và thu nhập bình quân trong gia đình (theo
kê khai của chủ hộ).
Chỉ báo chủ quan, bao gồm 2 loại đánh giá: tự đánh giá của chủ hộ về
mức sống của gia đình hiện nay trên thang đo 5 bậc; đánh giá của điều tra
viên qua phỏng vấn và quan sát cũng trên thang đo 5 bậc trên cơ sở các nhận
xét về nhà ở, tiện nghi, gia phong, gia cảnh, trang trí nội thất, phong cách trả

lời hoặc một phần thông tin thu thập được từ bên ngoài (từ cán bộ tổ dân
phố, phường, hàng xóm ).
Một công trình nghiên cứu khác của Viện Xã hội học thuộc Chương trình
Nghiên cứu khoa học cấp nhà nước (KX.04) cũng đã tập trung cho chủ đề
PTXH được thực hiện trong 3 năm 1992-1994. Trong công trình này, các tác
giả chỉ sử dụng khái niệm PTXH, không nói cụ thể là PTXH theo mức sống.
Tuy nhiên, xem xét hệ biến số được sử dụng khi thu thập thông tin cũng như
khi phân tích kết quả thì về thực chất là nghiên cứu PTXH theo thu nhập và
mức sống. Có thể dẫn ra cụ thể hơn các biến số đó gồm:
- Hai biến số phụ thuộc: 1) Sự tích tụ vật chất của các tầng lớp khác nhau.
Thực chất vẫn bám sát mức thu nhập bình quân của cá nhân và hộ gia đình,
được phân nhóm theo chính các mức thu nhập này hoặc chia theo “ngũ vị
phân” 20% từ dưới lên. Biến số thu nhập được tính toán trên cơ sở hộ gia
đình và cá nhân kê khai trong tháng với các khoản mục chính là: lương và
các khoản phụ cấp của nghề chính, thu nhập do làm thêm có liên quan đến
nghề chính, các loại lãi suất (nếu có), những khoản thu nhập khác; 2) Sự đầu
tư và tiêu dùng văn hoá của các tầng lớp khác nhau. Các chỉ báo được sử
dụng gồm: việc đầu tư cho học hành của con cái (kể cả việc tìm trường tốt,
lớp tốt, học thêm), đầu tư thời gian chăm sóc việc học của con, mua sắm các
loại sách báo, phương tiện nghe nhìn cho gia đình.
- Sáu biến số độc lập: 1) Truyền thống gia đình (nguồn gốc xuất thân của
chồng, vợ); 2) Trình độ học vấn và chuyên môn có được qua các thời kỳ; 3)
Nghề nghiệp và sự thăng tiến trong nghề có liên quan đến quyền lực có thể
có; 4) Tính tích cực chính trị; 5) Môi trường và vị trí của chỗ ở hiện nay; 6)
Tuổi của người được hỏi.
Như vậy, các nghiên cứu xã hội học những năm vừa qua đã hình thành nên
nhiều nguồn số liệu về thực trạng PTXH ở nước ta hiện nay. Song về cơ bản,
nghiên cứu và đo lường sự PTXH ở ta thời gian qua mới thực hiện ở một
giác độ quy giản. Với thang đo 5 nhóm mức sống để phản ánh sự phân hoá
giàu - nghèo ở các địa phương, các vùng, hay trong các nhóm xã hội nghề

nghiệp. Các chỉ báo này nhiều khi được phân tích và rút ra kết luận như là sự
PTXH. Nhiều nghiên cứu xã hội học sau đó lại thường sử dụng chỉ báo này
như một biến số độc lập để phân tích và giải thích các biến số phụ thuộc
khác. Sự PTXH theo quyền lực và uy tín hầu như không được đề cập đến.
Thêm vào đó, các công trình nghiên cứu còn không thống nhất về chuẩn
được sử dụng để phân hạng và tên gọi của các nhóm. Vì thế, rất khó so sánh
cả theo không gian lẫn thời gian, ngoại trừ các phân tích trên nền số liệu của
các cuộc điều tra mức sống dân cư toàn quốc năm 1993 và 1998.
c) Kết luận
Thực chất cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu về PTXH ở Việt Nam
trong thời gian qua mới chỉ là nghiên cứu về sự phân hoá giàu nghèo,
khoảng cách giữa các nhóm theo chỉ báo kinh tế, thu nhập, mức sống. Các
cuộc điều tra định lượng dựa trên các chỉ báo này đã được tiến hành để mô
tả và xác định thực trạng và đặc trưng của vấn đề. Tuy nhiên, để tiếp cận và
phân tích có cơ sở khoa học vững chắc về sự PTXH theo đúng nghĩa của từ
này cần dựa trên nhiều thông tin và chỉ báo khác nữa, cũng như cần có thêm
những cách tiếp cận thích hợp hơn. Nó ít nhiều sẽ mang tính lý thuyết và vĩ

5. các lý thuyết về phân tầng xã hội:
a) Lý thuyết xung đột: đây là lý thuyết của những người chịu ảnh hưởng
bởi quan niệm tiếp cận về hình thái kinh tế xã hội và quan niệm về giai cấp
của Mac, những người này chủ yếu nhấn mạnh đến vấn đề quan hệ sở hữu
đối với tư liệu sản xuất. Họ coi đó là đặc trưng chủ yếu của sự PTXH hay là
dấu hiệu chủ yếu để nhận biết hoặc sự phân chia xã hội ra thành những giai
cấp này hay giai cấp khác.
Họ cũng nhấn mạnh đến đấu tranh giai cấp, đến xung đột xã hội, coi đó là
nguồn gốc và đông lực thúc đẩy sự phát triển của lịch sử.
• Khái niệm xung đột xã hội: là các quan hệ và quá trình xã hội mà ở
đó có thể phân biệt hai hay nhiều cá nhân hay nhóm có quyền lợi đối lập
nhau trong những cách giải quyết vấn đề nhất định.

Xung đột xã hội tạo nên trường hợp thông thường của các quá trình xã hội
và phát triển lịch sử, tính hiện hữu của nó liên quan chặt chẽ tới tính phổ
biến về bất bình đẳng xã hội, với sự thật sơ đẳng về sự khan hiếm vầ sự loại
trừ các khả năng lựa chọn có thể, liên quan tới bất kỳ việc đặt chuẩn mực và
bất kỳ sự lựa chọn một giá trị nào.
Thuyết xung đột có nhiều nguồn gốc khác nhau như: thuyết Mac và tác
phẩm của Simmel về xung đột xã hội. Một trong những cống hiến chủ yếu
của thuyết xung đột là phương thức đặt nền tảng cho các lý thuyết trung
thành hơn với tác phẩm của Mác. Tuy nhiên thuyết xung đột vẫn chỉ là một
loại thuyết chức năng cấu trúc bị đảo ngược hơn là một lý thuyết phê phán
xã hội thực sự.
b) :Lý thuyết chức năng. Lịch sử của thuyết này gắn liền với tên tuổi
của các nhà xã hội học Auguscomte, spencer, Durkheim, Parson…và nhiều
người khác.
Nguồn gốc của lý thuyết cấu trúc chức năng là: thứ nhất truyền thống khoa
học xã hội pháp coi trọng sự ổn định, trật tự của hệ thống với các bộ phận có
quan hệ chức năng hứu cơ với chỉnh thể hệ thống và thứ hai là truyền thống
khoa học Anh với thuyết tiến hóa, thuyết kinh tế, thuyết vị lợi, thuyết hứu cơ
phát triển mạnh. Từ hai truyền thống này đã nảy sinh những ý tưởng khoa
học về xã hội như là một sinh thể hữu cơ đặc biệt với hệ thống gồm các
thành phần có những chức năng nhất định tạo thành cấu trúc ổn định.
Lý thuyết chức năng giải thích: PTXH là sự sắp xếp các cá nhân vào
một hệ thống xã hội trên cơ sở sự phân chia những ngạch bậc và những tiêu
chuẩn chung về giá trị địa vị; là kết quả trực tiếp của sự phân công lao động
xã hội và sự phân hóa của các nhóm xã hội khác nhau. Nó gắn liền với
những biện pháp mà nhờ đó sự bất bình đẳng được lưu truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác từ đó hình thành nên những tầng lớp khác nhau trong xã
hội.
C) Quan niệm của Maxk Werber về phân tầng xã hội:
Maxk Werber: là người nghiên cứu cấu trúc xã hội tư bản sau Max khoảng

hơn nửa thế kỷ. Ông đồng ý với Max rằng kinh tế là nhân tố quan trọng
dùng để giải thích các hệ thống phân tầng xã hội.
Theo Weber, phân tầng xã hội không chỉ dựa vào giá trị địa vị xã hội, cũng
như quan hệ kinh tế không phải là yếu tố đầu tiên và chủ yếu để giải thích
như Max, đó chỉ là cách giải thích một chiều, trong khi sự vận động biến đổi
xã hội là rất rộng lớn và phức tạp. Theo ông phân tầng bao hàm cả việc phân
chia các cá nhân xã hội thành các giai cấp ông nhấn mạnh đến các yếu tố
kinh tế Từ đó ông đưa ra nguyên tắc ba chiều về phân tầng xã hội:
- Địa vị kinh tế: của cải, tài sản
- Địa vị chính trị: quyền lực
- Địa vị xã hội: uy tín
* Về mặt kinh tế: ông dùng khái niệm giai cấp để chỉ sự phân tầng trong xã
hội.
Giai cấp là những tập đoàn người rộng lớn khác nhau về vị trí mà họ chiếm
giữ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định, về mối quan hệ của họ đối
với tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao đông, xã hội, và do
đó về phương thức và quy mô phân của cải mà họ được hưởng.
Các cá nhân trong cùng một giai cấp là những người có cùng vị trí kinh tế
như nhau.
* Về mặt xã hội: ông dùng khái niệm địa vị (vị thế) xã hội để phân tích
phân tầng xã hội.
Vị thế có thể là nguyên nhân cũng như là kết quả của giai cấp, sự phân tầng
vị thế có khả năng tác động tới cấu trúc kinh tế thong qua các quy định về
tiêu dùng và bằng sự độc quyền về vị thế. Đồng thời phân tầng vị thế tác
động mạnh mẽ tới nền kinh tế thong qua sự chỉ huy của nhóm người thuộc
tầng lớp được trọng vọng và có uy tín cao trong xã hội.
Giai cấp gắn với kinh tế còn địa vị lại gắn liền với xã hội.
* Về mặt chính trị: Weber dùng khái niệm đảng phái chính trị để nghiên
cứu phân tầng xã hội.
- Đảng phái chính trị: là những hệ thống duy lý phát triển một xã hội mà giai

cấp hay địa vị chi phối việc xác lập vị trí xã hội.
=> Trong ba yếu tố trên mặc dù về lý thuyết Weber không tuyệt đối hóa yếu
tố nào, nhưng qua các lập luận và giải thích thì ông đề cao yếu tố địa vị xã
hội và quyền lực chính trị. Ông nhấn mạnh rằng bất bình đẳng có thể không
dựa trên quan hệ kinh tế, nhưng dựa trên uy tín và quyền lực chính trị được
huy động qua một đảng. đồng thời địa vị và quyền lực chính trị có thể được
hình thành từ quyền lực kinh tế nhưng không phải là tất yếu. ngược lại
quyền lực kinh tế có thể có từ quyền lực chính trị và địa vị xã hội.
Tóm lại theo Weber, phân tầng xã hôi là môt hệ thống xêp hạng các
cấp bậc các nhóm người vào những vị trí xác định, liên quan đến của cải (tài
sản), quyền lực chính trị, uy tín xã hội. hệ thống này là một cơ cấu ổn định
bền vững qua các thế hệ.

×