Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu KHẢO SÁT SỰ PHÂN TẦNG XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VĨNH LONG docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.66 KB, 7 trang )


1
VNH3.TB16.621
KHẢO SÁT SỰ PHÂN TẦNG XÃ HỘI
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VĨNH LONG (2001 - 2005)
GS Nguyễn Công Bình
Viện Khoa học Xã hội Việt Nam
Viện Khoa học Xã hội Vùng Nam bộ

1. Tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội được vận hành theo một đường lối
đổi mới.
Vĩnh Long là một tỉnh nông nghiệp nằm chính giữa ĐBSCL, có sông Tiền
sông Hậu – 2 nhánh chính của sông Mê Kông chảy qua, mang đặc trưng chung về

kinh tế xã hội của ĐBSCL : một hình thái xã hội tiểu nông
(1)
, không còn giai cấp địa
chủ, cũng chưa có chủ nghĩa tư bản.
Mỗi quốc gia đều mong muốn vừa tăng trưởng kinh tế, vừa phát triển xã hội.
Nước VN đã trải qua hàng thế kỷ dưới các chế độ tư bản thực dân cũ và mới, và hơn
ba chục năm chiến tranh chống thực dân xâm lược, nên thấy rõ sự tăng trưởng kinh
tế đi ngược chi
ều với tiến bộ xã hội.
Năm 1995, Hội nghị Thượng đỉnh LHQ bàn về “Phát triển xã hội” đã nhận
xét : Không ở đâu nền kinh tế thị trường đi liền với tiến bộ xã hội. Từ lâu, trong
Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Mác – Anghen đã chỉ ra : ở nền kinh tế thị trường
của CNTB, trong sự phân hóa giai cấp có sự phân tầng xã hội.
Để loại b
ỏ vĩnh viễn bóc lột và bất công xã hội, Vĩnh Long cũng như ĐBSCL,
sau năm 1975 cùng cả nước tiến thẳng lên CNXH, bằng cải tạo XHCN xóa bỏ chế
độ tư hữu cùng với nền kinh tế thị trường. Nhưng cả nước rơi vào khủng hoảng kinh


tế - xã hội : tăng trưởng kinh tế bị thụt lùi, tiến bộ xã hội bị thui chột, tính năng động
sáng tạo c
ủa người dân bị mai một.
Năm 1986 Đổi mới. Kinh tế tư nhân, kinh tế thị trường được khôi phục, phát
triển. Nhà nước quản lý Đổi mới theo chiến lược Tăng trưởng kinh tế đồng thời
xóa đói giảm nghèo. Dân tộc VN - nạn nhân của chế độ tư bản thực dân và chiến
tranh thực dân đã tập trung đựơc trí tuệ, kinh nghiệm, lòng dũng cảm tìm ra đường
lối
Đổi mới - một chiếc chìa khóa giải mã sự đồng hành của phân hóa và phân
tầng xã hội, sự vận hành ngược chiều nhau của tăng trưởng kinh tế và tiến bộ
xã hội trong nền kinh tế thị trường của chế độ cũ. Nhà nước thừa nhận còn chênh
lệch giàu nghèo và để một bộ phận dân cư giàu trước là cần thiết cho phát triển,

2
nhưng giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước thừa nhận sự phân tầng xã
hội, trong sự phân tầng ấy có tác động tích cực tới phát triển kinh tế, nhưng ngăn
chặn sự phân hóa giai cấp xã hội.
Cuối năm 2001, một cuộc điều tra xã hội học của một nhóm nhà khoa học, (xã
hội học, sử học, dân tộc học, kinh tế học, nhà quản lý)
đối với 375 hộ (1752 nhân
khẩu) ở 5 xã, phường (có 1 phường ở thị xã, 1 xã có nhiều người thiểu số Khơme),
phân tích sự phân tầng xã hội trong mối tương quan với môi trường, kinh tế, xã
hội, văn hóa ở một vùng nông nghiệp đi lên CNH, HĐH trong Đổi mới.
(2)
2. Thu nhập, phân tầng thu nhập - một chỉ báo phân tầng xã hội:
Trong số các chỉ báo về sự chuyển động xã hội của các giai tầng (khác nhau
về sở hữu tư liệu sản xuất, về nghề nghiệp, về trình độ văn hóa, về lối sống… )
(3)
thì
thu nhập, phân tầng thu nhập là một chỉ báo cụ thể và khá đặc trưng của phân tầng xã

hội.
Cuộc điều tra về phân tầng xã hội ở Vĩnh Long năm 2001, so với cuộc điều
tra về thu nhập và mức sống dân cư toàn quốc của Tổng cục Thống kê năm 2000
(4)

cho thấy thu nhập của dân cư Vĩnh Long (299.000đ/người/tháng) tương đương mức
bình quân cả nước (295.000đ/người/tháng). Thu nhập của cư dân Vĩnh Long ở nông
thôn nhiều hơn nông thôn cả nước (bằng 116%), ở đô thị thấp hơn đô thị cả nước
(bằng 54,5%).
Căn cứ vào chuẩn nghèo 2001 -2005 do Bộ Lao động Thương binh ã hội
(quyết định ngày 01/11/2000, chuẩn nghèo 100.000đ/người/tháng ở nông thôn,
150.000đ/người/tháng ở đô thị), tỷ lệ hộ nghèo ở Vĩnh Long là 20,5%, cả nước là
24%. Nếu phân chia thành 5 nhóm thu nhập (Nhóm 1, nghèo. Nhóm 2, dưới trung
bình. Nhóm 3, trung bình. Nhóm 4, trên trung bình. Nhòm 5, giàu) thấy ở điểm điều
tra Phường 2 (Thị xã Vĩnh Long) có sự tăng lên rõ rệt số hộ từ nhóm 1 (nghèo) lên
nhóm 5 (giàu). Ở 4 xã điều tra còn lại đều thuộc nông thôn, số hộ giảm dần từ nhóm
1 đến nhóm 5. Thu nhập của người nghèo ở Vĩ
nh Long bằng 55,58% người nghèo cả
nước, và người giàu ở Vĩnh Long bằng 91,06% người giàu cả nước. Người giàu thu
nhập gấp 14,5 lần người nghèo ở Vĩnh Long, ở cả nước gấp 9 lần. So mức thu nhập
ở đô thị với nông thôn, Vĩnh Long gấp 1,73 lần, cả nước gấp 3,5 lần.
Từ một trạng thái “cào bằng” mức chênh lệch về tài sản bằng cải tạo XHCN
trước
đổi mới (đến cuối năm 1984, Vĩnh Long đã xóa bỏ nốt tàn dư phong kiến bằng
cách tịch thu, trưng thu ruộng địa chủ khoảng 2% tổng diện tích ruộng đất trong
Tỉnh, đồng thời điều chỉnh 13.498 ha ruộng đất của 15.418 hộ trung nông, cấp cho

3
17.683 hộ nông dân không đất, thiếu đất)
(5)

, đến 2001, Vĩnh Long đã hiện ra một
trạng thái phân tầng xã hội, có sự chênh lệch giàu nghèo, nhưng cũng không có sự
chênh lệch quá đáng so với mức bình quân cả nước. Trong khi đó mức tăng trưởng
GDP ở Vĩnh Long vẫn liên tục được nâng lên cùng cả nước. Riêng năm 2001,
GDP so với năm 2000 tăng 6,33% và GDP bình quân đầu người tăng 5,8%.
3. Các phương thức sản xuất kinh doanh khác nhau trong tương quan vớI phân
t
ầng xã hội
(6)
.
Qua 5 xã phường khảo sát, Vĩnh Long có 60% dân cư làm nông nghiệp, trong
đó 25% làm thuần nông và 75% có mở rộng làm thêm một vài nghề phi nông nghiệp.
Vĩnh Long đang khuếch trương các ngành nghề phi nông nghiệp ngay tại địa
bàn nông thôn. Trong tổng thu nhập, phần đóng góp từ nông nghiệp chiếm 23,7%,
từ sản xuất kinh doanh ngoài nông nghiệp chiếm 66,4% và từ các nguồn không phải
sản xuất kinh doanh chiếm 9,86%.
Trong tổng thu nhập từ nông nghiệp, thu nhập từ trồng lúa chiếm 24,37%, từ

các cây trồng ngoài lúa chiếm 65,39%, từ chăn nuôi chiếm 10,24%. Nông thôn Vĩnh
Long đang có bước chuyển mình từ thuần lúa sang đa dạng hóa cây trồng.
Trong tổng thu nhập từ các ngành nghề phi nông nghiệp, thu nhập từ thương
mại, dịch vụ chiếm 37%, từ tiểu thủ công nghiệp 12,93%, từ công nghiệp 8,63%, từ
lao động giản đơn (làm thuê, khuân vác, xe ôm, xe thồ, bán vé số…) 9,59%, từ làm
văn hóa, giáo dục, y tế 5,94%, từ lương bổng hành chính và các đ
oàn thể 2,10%. Rõ
ràng các ngành nghề phi nông nghiệp là một nhân tố phân tầng xã hội. trong đó,
sản xuất kinh doanh công thương nghiệp là một động lực làm chuyển đổi nhanh các
nhóm hộ từ nhóm 1 lên nhóm 5. Và nhóm 5 làm công thương nghiệp cao gần 19,5
lần nhóm 1. Các dạng lao động giản đơn đem lại 50% thu nhập ở nhóm 1, nhưng
giảm dần ở các nhóm 2, 3, 4 và chỉ còn 4% ở nhóm 5.

Các phương thức sản xuất kinh doanh khác nhau sử dụng các tư liệu s
ản
xuất khác nhau. Trong nông nghiệp, ruộng đất giữ vai trò số 1. Trước kia ai có
nhiều ruộng đất người ấy giàu. Nhưng giờ đây trong nền kinh tế thị trường, ruộng đất
có đem lại lời nhiều hay ít còn tuỳ thuộc vào cơ cấu sử dụng ruộng đất, thể hiện khát
vọng của người nông dân muốn làm giàu bằng cách ra khỏi tình trạng độc canh cây
lúa. Theo đó, họ có thể sử
dụng đa dạng các tư liệu sản xuất khác (máy bơm nước,
máy cày, máy xới, máy cơ khí, có người còn sắm ghe đò, xe chở khách) và thay đổi
cả phương thức sản xuất kinh doanh. Số lượng và giá trị của các tư liệu sản xuất
có mối tương quan cùng chiều với nhóm thu nhập của họ từ nhóm 1 lên nhóm 5.

4
Các tư liệu sản xuất ngoài ruộng đất, đặc biệt trong các ngành sản xuất kinh
doanh phi nông nghiệp là một nhân tố phân tầng xã hội.
Sự phân tầng thu nhập còn tuỳ thuộc vào cơ cấu nhân khẩu của hộ gia đình.
Hộ nào càng có nhiều người trẻ, nhiều người có tay nghề thì càng có cơ hội có thu
nhập cao. Vì vậy, trình độ học vấn, trình độ được đào tạo tay nghề giữ
một vị trí
quan trọng. Số người còn mù chữ và học cấp I tập trung nhiều ở nhóm 1, số người có
trình độ cao đẳng, đại học rất hiếm có ở nhóm 1, nhòm 2, nhưng trên 50% tập trung
ở nhóm 5. Trong tổng số 1.752 nhân khẩu của 375 hộ đựơc khảo sát ở 5 phường, xã
có tổng cộng 109 người, chiếm 9,09% là có chuyên môn từ công nhân kỹ thuật đến
kỹ sư và chuyên viên trên đại học. Số có chuyên môn tập trung ở phường 2 (Th
ị xã)
51 người chiếm 46,97%. Riêng nhóm 5 trong diện khảo sát đã có 52 người có
chuyên môn kỹ thuật, chiếm 47,71%. Như vậy thu nhập cao hay thấp không tùy
thuộc số lượng nhân khẩu của hộ, mà là chất lượng lao động của gia đình. Để bứơc
lên các nhóm thu nhập cao hơn các hộ đã nỗ lực tận dung năng lực sản xuất của
mình (ruộng đất, các tư liệu sản xuất khác, sức lao động của nhân kh

ẩu, trình độ học
vấn, tay nghề) theo hướng cố vượt khỏi hoàn cảnh thuần nông, vươn lên có sản xuất
kinh doanh phi nông nghiệp. Tính năng động sáng tạo của dân cư là nhân tố quan
trọng nhất cho phân tầng xã hội và hình thái xã hội tiểu nông ở Vĩnh Long đã
thích ứng với đường lối phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng
XHCN.
4. Nhà nước đối với phân tầng xã hộ
i.
Nhà nước thực hiện chiến lược tăng trưởng kinh tế đồng thời xóa đói giảm
nghèo. chiến lược đó tự thân nó gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội. Muốn
tăng trưởng phải huy động được mọi nguồn lực và tính năng động sáng tạo của toàn
dân vào phát triển kinh tế, đồng thời giúp đỡ người dân có vốn sản xuất, nhất là có
“vố
n xã hội”
(7)
để người dân tự thoát nghèo.
Cuộc khảo sát ở Vĩnh Long cho biết các chủ hộ đã tự nói lên những thuận lợi
và khó khăn trong sản xuất kinh doanh.
Trong nghề nông, có thuận lợi thứ nhất là “bán nông sản được dễ dàng”, thứ
hai là “năng suất sản lượng đựơc tăng lên”, thứ ba là “được nhà nước hỗ trợ” (cho
vay, khuyến nông, miễn giảm thuế, trợ giúp khác), thứ tư là chủ hộ
có sáng kiến “áp
dụng thành công kỹ thuật canh tác mới” hoặc “thành công trong việc chuyển đổi cây
trồng, giống mới”. Những thuận lợi nói trên được nói lên khá đều ở các cộng đồng
khảo sát. Và ở các nhóm thu nhập càng cao thì càng tận dụng đựơc thuận lợi để nâng

5
cao năng suất, sản lượng và gia tăng thu nhập. Những khó khăn nhà nông phải đối
phó, thứ nhất là “giá nông sản xuống thấp”, thứ hai là “thiếu vốn”, thứ ba là “giá vật
tư, xăng dầu cao”. Những khó khăn được nói tới nhiều hơn ở các nhóm thu nhập

thấp (nhóm 1, nhóm 2). Riêng những khó khăn do Nhà nước thiếu hỗ trợ (vay
vốn, khuyến nông, thuế …) chiếm một tỷ lệ thấp (7,5%) so với
được Nhà nước hỗ
trợ (31,3%) trong tổng số các hộ làm nông nghiệp.
Trong các nghề sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, có thuận lợi thứ nhất là
“hàng dễ bán trên thị trường”, thứ hai là “được Nhà nước hỗ trợ” (cho vay vốn, mức
giảm thuế, các trợ giúp khác), thứ ba là do các chủ hộ “biết áp dụng thành công kỹ
thuật, công nghệ mới”, hoặc “biết mở ra ngành kinh doanh mới” hoặc “mở rộng
được quy mô sản xu
ất kinh doanh”. Các thuận lợi trên được phản ánh đều ở các cộng
đồng và tập trung nhiều hơn ở các nhóm có thu nhập cao (nhóm 4, nhóm 5). Thực tế
đã chỉ ra: ai biết đựơc thị trường, biết ứng dụng khoa học kỹ thuật, người đó
biết làm giàu. Khó khăn thứ nhất là “thiếu vốn sản xuất”, thứ hai là “thiếu máy móc,
thiết bị hoặc máy móc đã lạc hậu”. Riêng khó khăn về thi
ếu hỗ trợ của Nhà nước
(khó vay vốn, thuế cao) chiếm 3,35%, trong khi thuận lợi được nhà nước hỗ trợ
chiếm 8,13% tổng số hộ sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp.
Trong khi Nhà nước khuyến khích mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực
của kinh tế thị trường, các hộ sản xuất kinh doanh cũng nương nhờ theo đó để vượt
khó khăn và giảm nghèo, họ nhấn m
ạnh đến một chiến lược mới của mình trong
nền kinh tế thị trường hơn là nhấn mạnh đến cuộc cạnh tranh vật lộn giữa họ
với nhau trên thị trường. Trong các cộng đồng làm nông nghiệp, kể cả các nhóm
thu nhập thấp (nhóm 1, nhóm 2) có khuynh hướng phá vườn tạp, mở rộng diện tích
vườn chuyên. Trong các cộng đồng sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, lựa chọn
ưu tiên là mở rộng m
ặt bằng và quy mô sản xuất, mở rộng buôn bán và dịch vụ, một
số muốn chuyển sang kinh doanh các ngành hàng khác.
Cuộc khảo sát cho thấy trong những năm trước mắt, nền kinh tế Vĩnh Long
vẫn dựa vào nông nghiệp, nhưng là nền nông nghiệp đang phát triển theo chiều

sâu. Cây lúa vẫn là chủ lực, nhưng vườn cây ăn trái được mở rộng. Buôn bán nhỏ
và dịch vụ được ưu tiên phát triển, quy mô sả
n xuất tiểu thủ công nghiệp được
mở rộng ở địa bàn nông thôn. Đô thị chưa đóng được vai trò động lực phát triển
nhưng vẫn được cải thiện từng bước. Người giàu lên tạo được uy tín và khả năng
“dân giàu” đang hiện ra ngày một rõ. Người nghèo và các nhóm thu nhập thấp

×