Tải bản đầy đủ (.pdf) (282 trang)

Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội ở nước ta trong điều kiện đổi mới hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.97 MB, 282 trang )


Bộ khoa học và công nghệ
chơng trình kh & CN trọng điểm cấp nhà nớc
KX.02/06-10
Quản lý phát triển xã hội trong tiến trình đổi mới
ở việt nam



báo cáo tổng hợp
kết quả khoa học công nghệ

đề tài :
Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội ở nớc ta
trong điều kiện đổi mới hiện nay
(Mã số kx.02.17/06-10)


Cơ quan chủ trì : Học viện Chính trị-Hành chính
quốc gia Hồ Chí Minh
Chủ nhiệm đề tài : GS, TS Lê Hữu Nghĩa
Th ký khoa học : GS, TS Lê Ngọc Hùng





8770

Hà Nội - 2011






i
MỤC LỤC



MỞ ĐẦU
1

CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
22
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM NGHIÊN CỨU 22
1.1.1 Khái niệm “Cơ cấu xã hội” 22
1.1.2 Khái niệm “Phân tầng xã hội” 25
1.1.3 Khái niệm “nhóm thu nhập”, “nhóm 20%”, “nhóm ngũ vị phân” và “nhóm giàu”,
“nhóm nghèo”
26
1.2 MỘT SỐ LOẠI HÌNH CƠ CẤU XÃ HỘI, PHÂN TẦNG XÃ HỘI 27
1.2.1 Một số loại hình cơ cấu xã hội 27
1.2.2 Một số mô hình phân tầng xã hội 31
1.3 QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VÀ CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TA VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ THUỘC CƠ CẤU
XÃ HỘI, PHÂN TẦNG XÃ HỘI
34
1.3.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin 34
1.3.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh 36

1.3.3 Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta 38
1.4 MỘT SỐ CÁCH TIẾP CẬN LÝ THUYẾT KHÁC VỀ CƠ CẤU XÃ HỘI,
PHÂN TẦNG XÃ HỘI
43
1.4.1 Một số cách tiếp cận xã hội học 43
1.4.2 Một số quan niệm từ các góc độ khoa học khác 48
1.5 NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM THẾ GIỚI VỀ CƠ CẤU XÃ HỘI,
PHÂN TẦNG XÃ HỘI
55
1.5.1 Cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội ở Hoa Kỳ 55
1.5.2 Cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội ở Nhật Bản 58
1.5.3 Cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội ở Trung Quốc 75
1.5.4 Một số vấn đề vận dụng lý luận và kinh nghiệm nước ngoài 95






CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CƠ CẤU XÃ HỘI, PHÂN TẦNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
101
2.1 ĐẶC ĐIỂM CƠ CẤU XÃ HỘI, PHÂN TẦNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM TỪ KHI
ĐỔI MỚI ĐẾN NAY
101

ii
2.1.1 Đặc điểm cơ cấu xã hội ở Việt Nam từ khi Đổi mới đến nay 101
2.1.2 Đặc điểm phân tầng xã hội ở Việt Nam từ khi Đổi mới đến nay 105

2.1.3 Một số nhận xét chung 109
2.2 MỘT SỐ LOẠI HÌNH CƠ CẤU XÃ HỘI - DÂN SỐ 111
2.2.1 Cơ cấu xã hội - dân số thành thị và nông thôn, mật độ và phân bố dân số 111
2.2.2. Cơ cấu xã hội dân số - giới tính và tuổi 112
2.3 CƠ CẤU XÃ HỘI, PHÂN TẦNG XÃ HỘI VỀ MỨC SỐNG: THU NHẬP 118
2.3.1 Cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội giữa thành thị và nông thôn 118
2.3.2 Cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội giữa các vùng về thu nhập 120
2.3.3 Phân tầng xã hội giữa các nhóm: chênh lệch giữa nhóm giàu nhất và nghèo nhất 121
2.3.4 Cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội giữa thành thị và nông thôn về nguồn thu nhập 124
2.3.5 Cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội giữa các vùng về nguồn thu nhập 127
2.3.6 Cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội giữa các nhóm về nguồn thu nhập 131
2.4 CƠ CẤU XÃ HỘI, PHÂN TẦNG XÃ HỘI VỀ MỨC SỐNG: CHI TIÊU 137
2.4.1 Cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội giữa thành thị và nông thôn về chi tiêu 137
2.4.2 Cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội giữa các vùng về chi tiêu 142
2.4.3 Cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội giữa các nhóm về chi tiêu 145
2.5 CƠ CẤU XÃ HỘI, PHÂN TẦNG XÃ HỘI VỀ MỨC SỐNG: ĐỒ DÙNG
LÂU BỀN
149
2.5.1 Cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội giữa thành thị và nông thôn và giữa các vùng về
đồ dùng lâu bền
149
2.5.2 Cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội giữa các nhóm về đồ dùng lâu bền 157
2.6 CƠ CẤU XÃ HỘI, PHÂN TẦNG XÃ HỘI VÀ NGHÈO ĐÓI 162
2.6.1 Cơ cấu xã hội và tỉ lệ nghèo 162
2.6.2 Cơ cấu xã hội và phân hóa giàu nghèo theo các vùng 165
2.6.3 Cơ cấu xã hội và bất bình đẳng xã hội - thu nhậ
p giữa thành thị và nông thôn và
giữa các vùng
168
2.7 TÁC ĐỘNG XÃ HỘI CỦA PHÂN TẦNG XÃ HỘI VỀ KINH TẾ VÀ

PHÂN HÓA GIÀU NGHÈO
172
2.7.1 Trẻ em nghèo: tác động xã hội hôm nay và ngày mai 172
2.7.2 Một số đặc điểm nghèo của trẻ em 173
2.8 CƠ CẤU XÃ HỘI, PHÂN TẦNG XÃ HỘI VÀ GIÁO DỤC 181
2.8.1 Cơ cấu xã hội - giới tính và giáo dục 181
2.8.2 Cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội giữa các vùng và giáo dục 182
2.8.3 Cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội theo nhóm và giáo dục 184
2.8.4 C
ơ cấu xã hội về giới tính và cơ hội đến trường 187

iii
2.8.5 Cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội giữa thành thị và nông thôn và giữa các vùng về
cơ hội đến trường
189
2.8.6 Cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội về trình độ chuyên môn kỹ thuật 192
2.8.7 Cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội giữa các nhóm về trình độ chuyên môn kỹ thuật 195
2.9 CƠ CẤU XÃ HỘI, PHÂN TẦNG XÃ HỘI VÀ Ý TẾ, SỨC KHỎE 197
2.9.1 Sức khỏe và tiếp cận dịch vụ y tế 197
2.9.2 Tình trạng sức khỏe: tuổi thọ và chiều cao của dân số Việt Nam 199
2.9.3 Cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội giữa các nhóm và tình trạng mắc bệnh, chấn
thương
200
2.9.4 Cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng và
tình trạng mắc bệnh, chấn thương
202
2.9.5 Cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội giữa các nhóm và cách ứng phó với bệnh tật 205
2.9.6 Cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội giữa các nhóm và mức chi tiêu cho y tế 208

CHƯƠNG III

YẾU TỐ TÁC ĐỘNG, XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI VÀ GIẢI PHÁP ĐỊNH
HƯỚNG CƠ CẤU XÃ HỘI, PHÂN TẦNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM TRONG
ĐIỀU KIỆN ĐỔI MỚI
214
3. 1. MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CƠ CẤU XÃ HỘI, PHÂN TẦNG
XÃ HỘI TỪ GIÁC ĐỘ XÃ HỘI HỌC
214
3.1.1 Một số yếu tố dân số học 214
3.1.2 Yếu tố phân công lao động theo thành phần kinh tế 217
3.1.3 Yếu tố phân công lao động theo ngành kinh tế 220
3.1.4 Yếu tố phân công lao động theo ngành sản xuất 220
3.1.5 Vị thế việc làm 222
3.1.6 Yếu tố nghề nghiệp 223
3.1.7 Yếu tố ngành nghề và các nhóm xã hội 226
3.1.8 Yếu tố thời gian lao động 230
3.1.9 Yếu tố chuyên môn kỹ thuật 231
3.1.10 Yếu tố vốn đầu tư 232
3.2 DỰ BÁO XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI C
Ơ CẤU XÃ HỘI, PHÂN TẦNG XÃ HỘI 233
3.2.1 Đặt vấn đề, những căn cứ dự báo 233

iv
3.2.2 Dự báo một số xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội trong
thời gian tới
236
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỊNH HƯỚNG, THÚC ĐẨY XU HƯỚNG TÍCH CỰC,
HẠN CHẾ XU HƯỚNG TIÊU CỰC TRONG BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI,
PHÂN TẦNG XÃ HỘI
258
3.3.1 Giải pháp định hướng, thúc đẩy xu hướng tích cực trong biến đổi cơ cấu xã hội,

phân tầng xã hội
251
3.3.2
Giải pháp định hướng, hạn chế xu hướng tiêu cực trong biến đổi cơ cấu xã hội,
phân tầng xã hội
261

KẾT LUẬN
262

TÀI LIỆU THAM KHẢO
264



1
M U
1. TNH CP THIT CA TI
Di s lónh o ca ng cng sn Vit Nam, cụng cuc i mi ton
din t nc ta trong 25 nm qua ó to ra nhng nn tng a t nc
tng bc tin ti mc tiờu dõn giu, nc mnh, dõn ch, cụng bng, vn minh.
Việt Nam đã rất thành công trong việc giảm hơn hai phần ba tỉ lệ nghèo từ
khoảng gần 60% số hộ gia đình nghèo vào những năm 1990 xuống còn khoảng
10% hiện nay. Tuy nhiên, phân hoá giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội vẫn tiếp
tục diễn biến phức tạp trong các tầng lớp xã hội và giữa các nhóm xã hội, đặc
biệt trong bối cảnh lạm phát, giá cả tăng, thiên tai liên tiếp ở trong nớc và suy
thoái kinh tế toàn cầu. Trong cơ cấu xã hội, tỉ lệ dân c sống ở nông thôn vẫn
còn chiếm tới ba phần t tổng dân số cả n
ớc; tỉ lệ lao động có việc làm trong
khu vực nông nghiệp vẫn chiếm khoảng một nửa tổng số lao động cả nớc, lao

động trong khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm hơn 20% còn lại là lao động
trong khu vực dịch vụ.
Các vùng núi, vùng sâu, vùng xa nh vùng Tây Bắc, Đông Bắc và Tây
Nguyên vẫn có tỉ lệ nghèo rất cao, có nơi tỉ lệ nghèo lên tới 50-60%. Khoảng
cách giàu nghèo về thu nhập giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất tăng từ
mức 5 lần vào năm 1993 lên đến 6.3 lần năm 2004, lên gần 9 lần năm 2009. Đặc
biệt khoảng cách về giáo dục đợc đo bằng tỉ lệ đi học đúng tuổi cao đẳng, đại
học của nhóm dân số tuổi từ 18-24 giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất
luôn ở mức rất cao (năm 1997-1998 khoảng cách này khoảng 60 lần). Gần 80-
90% tổng số ngời nghèo sống ở nông thôn trong khi phần đông ngời giàu sống
ở thành thị. Tỉ lệ bỏ học của trẻ em dân tộc thiểu số cao hơn rất nhiều so với trẻ
em dân tộc Kinh. Điều đó chứng tỏ rằng sự phân tầng xã hội vẫn tiếp tục diễn ra
trên các lĩnh vực của đời sống từ kinh tế đến giáo dục với tốc độ không đồng
đều. Khoảng cách giàu nghèo về mặt kinh tế tăng chậm, nhng khoảng cách
giàu nghèo về mặt học vấn ở trình độ cao đang tăng lên mạnh.

2
Đổi mới và phát triển kinh tế tuy đã góp phần nâng cao mức sống của ngời
dân nhng các nhóm dân c, các giai tầng xã hội đợc hởng thành quả Đổi mới
không đồng đều: mức sống kinh tế-xã hội của nhóm hộ gia đình giàu tăng nhanh
hơn nhiều so với nhóm hộ gia đình nghèo, dân c nông thôn vùng sâu, vùng xa
hởng thành quả của Đổi mới ít hơn dân c vùng đô thị. Do đó, cùng với tăng
trởng kinh tế cần đầu t giải quyết vấn đề bất bình đẳng xã hội giữa các nhóm dân
c, giữa các vùng miền, giữa các khu vực kinh tế.
Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội không chỉ diễn ra trên phơng diện kinh
tế mà cả trên phơng diện văn hoá, tinh thần. Phân hoá giàu nghèo quyết định sự
phân hoá xã hội và phân tầng xã hội. Ngợc lại, sự thất học và thất nghiệp, tình
trạng ốm yếu bệnh tật và tệ nạn xã hội cũng là tác nhân gây ra tình trạng nghèo
đói, chậm phát triển. Hiện tại, cộng đồng dân c nông thôn Việt Nam cha đợc
cung cấp đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản nh giáo dục, y tế. Họ cũng là tầng

lớp xã hội ít có điều kiện hởng thụ những thành quả của văn hoá, văn minh
nhân loại. Những điều tra nghiên cứu, khảo sát trong hai thập kỷ qua cho thấy, tỷ
lệ ngời không biết chữ ở nông thôn nhất là nông thôn ở vùng sâu, vùng xa,
vùng dân tộc, cao hơn nhiều lần so với thành phố và vùng đồng bằng. Tỷ lệ trẻ
em, nhất là trẻ em gái, đợc đi học ở vùng nông thôn cũng thấp hơn nhiều so với
thành thị. Do đó, cùng với xoá đói giảm nghèo về mặt kinh tế vấn đề xã hội đặt ra
là cần phải tiếp tục cải thiện cả mức sống về mặt giáo dục, y tế và văn hoá, tinh thần
của các nhóm xã hội, các giai tầng xã hội.
Phân hoá giàu nghèo, phân tầng xã hội làm cho một bộ phận dân c thiếu
năng lực và phơng tiện phòng, chống các tệ nạn xã hội, đồng thời làm cho một
bộ phân dân c gồm cả ng
ời lớn và thanh thiếu niên dễ sa vào lối sống không
lành mạnh, suy thoái đạo đức. Những vùng có tỉ lệ nghèo đói cao thờng là
những nơi có tỉ lệ mù chữ cao, dân trí thấp. Đây cũng là những nơi thuận lợi cho
việc duy trì những hủ tục và lối sống lạc hậu nh mê tín dị đoan và dễ phát sinh
những hiểu lầm, những mâu thuẫn, mất đoàn kết, mất trật tự xã hội. Nhất là khi
có thế lực thù địch, phản động lợi dụng kích động, mua chuộc lôi kéo gây mất

3
trật tự, an ninh, an toàn xã hội. Trong khi đó, do tác động của cơ chế thị trờng,
mở cửa và hội nhập quốc tế không ít những yếu tố của lối sống cực đoan có thể
xâm nhập vào gia đình và cộng đồng xã hội làm tổn hại đến truyền thống văn
hoá tốt đẹp và làm suy giảm tình đoàn kết tơng thân tơng ái của cộng đồng
xã hội. Do vậy, nghiên cứu về cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội là rất quan trọng
và cần thiết để chỉ ra những mặt mạnh cần phát huy, những mặt yếu kém cần
khắc phục, những nguy cơ thách thức cần lờng trớc để đối phó và những cơ
hội cần nắm bắt để có thể định hớng, điều chỉnh, xây dựng cơ cấu xã hội, phân
tầng xã hội phù hợp đối với sự phát triển bền vững.
Cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, giữa bảo thủ, lạc hậu với sự tiến bộ,
tích cực luôn diễn ra gay gắt. Sự biến đổi cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội cũng

không tránh khỏi cuộc đấu tranh này: cùng với xu hớng làm giàu chính đáng
của đông đảo ngời lao động là xu hớng của một bộ phận cá nhân, tổ chức lợi
dụng quyền lực, địa vị quản lí, lợi dụng kẽ hở của pháp luật để làm giàu bất
chính, tham nhũng, lãng phí của cải của tập thể, nhà nớc và xã hội. Các biện
pháp quản lí sự phát triển bền vững cần dựa vào những thông tin chính xác về cơ
chế và nguyên nhân của sự vận hành của cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội để có
thể hớng vào duy trì, củng cố, thúc đẩy cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội hợp
pháp và phòng, chống các biểu hiện của cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội bất
hợp pháp.
Sự biến đổi cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội liên quan tới tổng thể các
vấn đề của xã hội trong đó nổi bật lên vấn đề định hớng giá trị xã hội. Nhận
thức sai lệch cùng với sự phát sinh và xâm nhập của những hiện tợng không
lành mạnh nh coi thờng pháp luật, vô tổ chức kỷ luật, gian dối, đạo đức giả,
thờ ơ, vô cảm, đố kị, hẹp hòi đang đe doạ sự ổn định, trật tự xã hội. Trong khi đó
những chuẩn mực xã hội mới theo hớng tiến bộ, tích cực đang đợc hình thành
và cần đợc trân trọng, nâng đỡ và củng cố kịp thời.
Một vấn đề khác liên quan tới nhận thức và năng lực lãnh đạo quản lí cơ cấu
xã hội và phân tầng xã hội ở nớc ta trong điều kiện đổi mới hiện nay. Quan niệm

4
chủ quan, giáo điều về cơ cấu xã hội giai cấp đặc trng cho thời kỳ quản lí kinh tế
tập trung, quan liêu, bao cấp trớc đây cần đợc khắc phục và quan niệm mới, t
duy mới cần đợc hình thành, phát triển và kiểm chứng bởi các bằng chứng, sự kiện
thực tiễn của sự hình thành, vận động, biến đổi các nhóm xã hội, các tầng lớp xã
hội và cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội ở nớc ta trong điều kiện Đổi mới và hội
nhập quốc tế hiện nay.
Mặc dù có thừa nhận về sự phân hoá giàu nghèo v sự phân hoá xã hội là
một thực tế tất yếu, không tránh khỏi của quá trình Đổi mới, nhng một bộ phận
cán bộ và nhân dân vẫn nhận thức thiếu đầy đủ, thiếu khách quan, khoa học, thậm
chí vẫn còn tâm lí lo sợ, đối với những biến đổi nhanh chóng trong cơ cấu xã hội và

phân tầng xã hội. Không ít ngời tỏ ra lúng túng trớc sự xuất hiện của những tầng
lớp trung gian có mức sống khá giả, nhóm xã hội vợt trội về kinh tế, học vấn và
địa vị xã hội bao gồm sự hình thành đội ngũ doanh nhân, sự trởng thành nhanh
chóng của nhóm chuyên gia, chuyên môn kỹ thuật cao trong các lĩnh vực công
nghệ thông tin, tài chính ngân hàng; Một số ngời quá lo lắng, bị động dẫn đến các
quyết định chủ quan, vội vàng nhằm vào những hiện tợng riêng lẻ mà xem nhẹ
những vấn đề thuộc về bản chất và lâu dài. Đây là những trở ngại bên trong từ các
chủ thể lãnh đạo, quản lí và các bên tham gia đối với việc kịp thời phát hiện ra
những nhân tố tích cực cần phát triển, nhân rộng và những yếu tố tiêu cực cần ngăn
chặn kịp thời trong quá trình biến đổi cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội ở nớc ta
trong điều kiện đổi mới hiện nay.
Trớc tình hình đó, Đề tài Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội ở nớc ta trong
điều kiện đổi mới hiện nay đợc thực hiện nhằm tập trung nghiên cứu, tìm hiểu,
đánh giá đúng thực trạng và nguyên nhân của sự biến đổi cơ cấu xã hội và phân
tầng xã hội với nhiều vấn đề phức tạp trong điều kiện mới hiện nay để tìm ra những
giải pháp, khuyến nghị nhằm phát triển xã hội và quản lý tốt hơn, có hiệu quả hơn
sự phát triển xã hội rõ ràng là có tầm quan trọng và tính cấp thiết cả về lý luận và
thực tiễn ở nớc ta hiện nay.
2. TèNH HèNH NGHIấN CU

5
Tình hình nghiên cứu trong nước
Trong 25 năm qua kể từ khi Đảng và Nhà nước chính thức khởi xướng
công cuộc đổi mới năm 1986 đến nay, cùng với thành công trong việc nâng cao
mức sống chung của cả xã hội và giảm nhanh tỉ lệ nghèo đói là khoảng cách
giàu nghèo tăng dần trên phạm vi toàn xã hội. Cùng với sự phát triển chung của
đất nước, cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội ở nước ta cũng biến đổi và mang
nhiề
u đặc điểm, tính chất mới cần được nghiên cứu và kịp thời định hướng, điều
chỉnh cho phù hợp. Cho đến nay ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu

lí luận và thực tiễn về những vấn đề của cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội trong
bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong số đó nổi bật nhất là
nh
ững nghiên cứu lý luận, thực tiễn sau đây:
Những công trình nghiên cứu thực tế, thực nghiệm sớm nhất về cơ cấu
xã hội và phân tầng xã hội là đề tài nghiên cứu đã được công bố vào đầu những
năm 1990. Các nghiên cứu này đã xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác-
Lênin để nhấn mạnh vai trò quyết định của phương thức sản xuất và trao đổi
đối
với cơ cấu xã hội ở Việt Nam. Chế độ công hữu trong đó chủ yếu là sở hữu nhà
nước và sở hữu tập thể đã tạo nên nền tảng cho cơ cấu xã hội gồm hai giai cấp
chủ yếu là công nhân và nông dân và tầng lớp tri thức. Công cuộc đổi mới kinh
tế đã thúc đẩy sự biến đổi mới cơ cấu xã hội và đặt ra yêu cầ
u nghiên cứu về
thành phần và cơ cấu xã hội đang đổi mới ở Việt Nam. Trong đó cần kể tới đề
tài về những vấn đề lí luận và phương pháp luận tiếp cận cơ cấu xã hội ở Việt
Nam thuộc chương trình KX07-05 (Đỗ Nguyên Phương và các đồng sự. Cơ cấu
xã hội-những quan điểm và phương pháp luận nghiên cứu). Đề tài khảo sát th
ực
trạng kinh tế-xã hội 4 quận nội thành Hà Nội năm 1992 do Viện Xã hội học thực
hiện. Công trình nghiên cứu này đã áp dụng lí luận về cơ cấu xã hội vào việc
phân tích khái niệm “phân tầng xã hội” và đo lường sự phân tầng xã hội về mặt
mức sống. Các tác giả của nghiên cứu này đã xây dựng bốn chỉ báo khách quan
như điều kiện nhà ở, tiện nghi sinh hoạt, chi tiêu, thu nh
ập và một chỉ báo chủ

6
quan là sự tự đánh giá mức sống để đánh giá sự phân tầng xã hội và khoảng
cách giàu nghèo của người dân ở Hà Nội. Một nghiên cứu khác cũng nhóm các
nhà xã hội học thực hiện trong thời gian này là đề tài khoa học về phân tầng xã

hội thuộc Chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước KX-04. Nghiên cứu
này đã bổ sung một số tiêu chuẩn đo lường như sự đầu tư cho giáo dục, chăm
sóc sức khoẻ và mức độ tiếp cận thông tin để đánh giá sự phân tầng xã hội đồng
thời tập trung phân tích nhiều yếu tố như gia đình, học vấn, nghề nghiệp, môi
trường đối với sự phân tầng xã hội (Tương Lai. Khảo sát về sự phân tầng xã
hội; Viện Xã hội học. Hà Nội: những biến đổi xã hội trong thời kỳ đổi mới
).
Các cuộc điều tra mức sống dân cư Việt Nam do Tổng cục thống kê thực
hiện với sự hỗ trợ của UNDP và các chuyên gia quốc tế lần đầu vào năm 1992-
1993. Đây là một cuộc điều tra chọn mẫu với quy mô lớn trên phạm vi toàn
quốc và được thực hiện lần thứ hai vào năm 1997-1998; trên cơ sở đó Tổng cục
thống kê tiếp tục ti
ến hành cuộc điều tra mức sống hộ gia đình vào năm 2002,
2004 và 2006. Kết quả của các cuộc điều tra này đã cho thấy thực trạng phân
hoá giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội trên các khía cạnh kinh tế, giáo dục, sức
khoẻ của các nhóm hộ gia đình và các nhóm dân cư Việt Nam (Tổng cục Thống
kê. Kết quả điều tra mức sống dân cư 1992-1993, 1997-1998, 2002, 2004, 2006;
2008; Tổng cục Thống kê-UNDP. Mức s
ống trong thời kì bùng nổ kinh tế Việt
Nam). Theo hướng này đã có công trình thống kê xoá đói giảm nghèo quy mô
lớn của nhóm tác giả gồm Nguyễn Hải Hữu và các đồng sự thực hiện với sự hỗ
trợ của Bộ Lao động-Thương binh xã hội và Chương trình hợp tác Việt-Đức về
xoá đói giảm nghèo và đã công bố thành sách vào năm 2004 (MOLISA-GTZ:
Số liệu thống kê xoá đói giảm nghèo giai đoạn 1998-2000 và 2001-2003)
Đề tài cấp Nhà nước KX 08-04 về chính sách xã hội nông thôn ( 1995)
cho biết vai trò đặc biệt quan trọng của việc hoạch định và thực hiện chính sách
xã hội hướng vào xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm, tăng thu nhập, phòng chống
tệ nạn xã hội, tạo điều kiện cho các nhóm xã hội yếu thế tham gia vào quá trình

7

phát triển kinh tế-xã hội và từng bước cải thiện đời sống của các nhóm xã hội ở
nông thôn nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, phụ nữ, trẻ em và các gia đình có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Các công trình nghiên cứu khác về nông thôn như “Biến đổi xã hội ở
nông thôn Việt Nam dưới tác động của đô thị hoá, tích tụ ruộng đất và chính
sách dồn điền, đổi thửa” (đề tài
độc lập cấp nhà nước của tác giả Nguyễn Văn
Thủ và cộng sự, 2005-2006); đề tài “Con đường và bước đi, các giải pháp chiến
lược để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn” (đề tài
cấp nhà nước của tác giả Nguyễn Kế Tuấn và cộng sự, 2004-2005); “ Đời sống
văn hoá và xu hướng phát triển văn hoá vùng nông thôn đồng bằng sông Hồng
và đồng bằng sông Cửu long trong thời k
ỳ CNH-HĐH” (đề tài cấp nhà nước của
tác giả Phan Hồng Giang và các cộng sự thực hiện năm 2001- 2005); “Lý luận
xã hội lành mạnh và những giải pháp lành mạnh hoá xã hội Việt Nam giai đoạn
2006 – 2020” (đề tài cấp Bộ do tác giả Tô Duy Hợp làm chủ nhiệm, 2005 –
2007); “Vai trò nòng cốt của Hội nông dân Việt Nam trong xây dựng nông thôn
mới” (đề tài cấp Bộ 2005 – 2007 do tác giả Vũ Ngọc Kỳ làm chủ nhiệm); “Tăng
cường hệ
thống chính trị cơ sở ở vùng nông thôn nước ta hiện nay” (Đề tài cấp
Nhà nước 2001 – 2003, do Hoàng Chí Bảo chủ nhiệm,). Các công trình nghiên
cứu này đã góp phần làm rõ những vấn đề phân hoá giàu nghèo và những tác
động tích cực và tiêu cực của các yếu tố đất đai, lao động việc làm, giáo dục, y
tế đối với sự biến đổi cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội ở nhiều địa phương,
nhiều vùng miền trong c
ả nước.
Công trình nghiên cứu về phát triển xã hội, cụ thể là nghiên cứu về
“Quản lý sự phát triển xã hội trên nguyên tắc tiến bộ và công bằng xã hội trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa – Lý luận, chính sách
và giải pháp” do Phạm Xuân Nam làm chủ nhiệm (2001) đã phân tích những

vấn đề lí luận và thực tiễn của việc giải quyết sự phân hoá giàu nghèo, b
ất bình
đẳng xã hội để thực hiện công bằng xã hội và bình đẳng xã hội trong quá trình

8
tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu của Phạm Xuân Nam đã chỉ ra một số mô hình
phát triển trên thế giới và đề xuất một số phương hướng cụ thể hoá đường lối
chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện nguyên tắc tiến bộ xã
hội và công bằng xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (Phạm Xuân Nam.
Thực hiện tiến bộ và công bằng xã h
ội trong nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa; Vấn đề thực hiện công bằng xã hội).
Công trình nghiên cứu về phân tầng xã hội của Trịnh Duy Luân và các
đồng sự vào những năm gần đây đã tổng kết một số vấn đề lí luận và thực tiễn
về cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội ở Việt Nam từ góc độ xã h
ội học. Các
nghiên cứu này đã khái quát một số mô hình phân tầng xã hội và đề xuất phươn
hướng tiếp tục khảo sát, đánh giá và phân tích lí luận đối với những về đề mới
liên quan tới cấu trúc quyền lực, uy tín và vị thế xã hội của các giai tầng xã hội
(Trịnh Duy Luân. Vấn đề phân tầng xã hội Việt Nam hiện nay; Nghiên cứu
những vấn đề biến đổi xã hội ở
nước ta hiện nay). Theo hướng nghiên cứu này
cần kể tới công trình khoa học của Nguyễn Đình Tấn về những vấn đề lí luận
của cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội, các các kiến giải khác nhau về sự phân
tầng xã hội từ các giác độ khoa học chính trị học, xã hội học, kinh tế học; các
mô hình phân tầng xã hội (Nguyễn Đình Tấn. Cơ cấu xã hội và phân tầng xã
hội). Công trình nghiên cứu có tính chất lí thuyết và thực nghiệm về các cách
tiếp cận xã hội học kinh tế về phân hoá giàu nghèo và phân tầng xã hội, cơ cấu
mạng lưới xã hội và vai trò của nó đối với cơ động xã hội và tìm kiếm việc làm
(Lê Ngọc Hùng. Xã hội học kinh tế; Lí thuyết và phương pháp tiếp cận mạng

lưới xã hội). Công trình của Hoàng Chí Bảo về mối liên hệ giữa hệ th
ống chính
trị và sự biến đổi kinh tế-xã hội và các nghiên cứu về bình đẳng giới và xoá đói
giảm nghèo (Hoàng Chí Bảo. Cơ sở và hệ thống chính trị ở cơ sở đối với ổn
định và phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa). Một trong những phát
hiện quan trọng của các nghiên cứu này là sự cần thiết phải tiếp tục đổi mới tư
duy, đổ
i mới nhận thức đối với những vấn đề biến đổi cơ cấu xã hội và phân

9
tầng xã hội và vai trò của các tổ chức chính trị và tổ chức xã hội dân sự trong
xoá đói giảm nghèo và sự xuất hiện của các nhóm xã hội ưu trội.
Nghiên cứu về sự biến đổi xã hội. Một số nghiên cứu đã tập trung vào
phân tích cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội ở thành thị, nông thôn và những
vùng miền nhất định nhằm chỉ ra những đặc thù về phân hoá giàu nghèo dưới
tác
động của các quá trình như đô thị hoá và công nghiệp hoá (Nguyễn Hữu
Minh và các đồng sự. Nghiên cứu nghèo khổ ở đô thị Việt Nam). Một số nghiên
cứu tập trung vào xem xét các quá trình phân tầng xã hội như di cư, di động xã
hội để từ đó có thể đưa ra các dự báo về sự biến đổi cơ cấu xã hội và phân tầng
xã hội (Đặng Nguyên Anh. Chiều cạnh giới của di dân lao độ
ng trong thời kỳ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá). Nghiên cứu của Đỗ Thiên Kính đã tập trung
đánh giá vai trò của học vấn đối với phân hoá giàu nghèo và so sánh tính cơ
động xã hội giữa các thế hệ trước và từ thời kỳ đổi mới ở Việt Nam đã phát hiện
ra xu hướng cơ động với nhịp độ nhanh hơn, rộng mở hơn của thế hệ sau so với
thế hệ tr
ước (Đỗ Thiên Kính. Di động xã hội giữa các thế hệ trong hai thời kỳ
trước và sau đổi mới ở Việt Nam).
Nghiên cứu tác động xã hội của hội nhập kinh tế quốc tế. Một số nghiên

cứu đã tập trung vào đánh giá các tác động của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế
quốc tế đối với sự phát triển xã hội và biến đổi cơ cấu xã hội
ở Việt Nam. Đó là
các nghiên cứu thuộc đề tài KX.08-01 do Lê Hữu Nghĩa làm chủ nhiệm về xu
thế toàn cầu hoá trong hai thập niên đầu thế kỷ 21. Các nghiên cứu này đã chỉ ra
đặc điểm của toàn cầu hoá và những biện pháp quan trọng như nâng cao nhận
thức của các cấp các ngành và các tầng lớp nhân dân về chủ trương của Đảng và
Nhà nước về hội nhập kinh tế thế giới; đồng thờ
i nâng cao năng lực cạnh tranh
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm
cải thiện mức sống của các giai tầng xã hội (Lê Hữu Nghĩa và các đồng sự. Xu
thế toàn cầu hoá trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI).

10
Nhìn chung các công trình nghiên cứu nêu trên đều có giá trị tham khảo
quan trọng về mặt lí luận và thực tiễn. Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học
nào đặt ra mục tiêu làm rõ những vấn đề lí luận và thực tiễn về cơ cấu xã hội và
phân tầng xã hội trong điều kiện hiện nay ở nước ta. Các nghiên cứu hiện có đã
phân tích những mặt riêng lẻ mà chưa tập trung vào các vấn đề cơ cấu xã hội và
phân tầng xã hội. Các nghiên cứ
u chưa phân tích đầy đủ các mối liên hệ giữa cơ
cấu xã hội và phân tầng xã hội với các vấn đề môi trường kinh tế-chính trị-pháp
lí-văn hoá trong nước và quốc tế. Các nghiên cứu này cũng chưa đánh giá toàn
diện các tác động tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trường, toàn cầu hoá và hội
nhập kinh tế quốc tế nhất là từ khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức
thương mạ
i thế giới đến nay. Do đó, việc dự báo xu hướng biến đổi và giải pháp
định hướng và điều chỉnh cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội còn nhiều hạn chế.
Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học liên ngành và

chuyên ngành từ các góc độ khoa học khác nhau về cơ cấu xã hội và phân tầng
xã hội. Về mặt lí luận, các nghiên cứu cuối thế kỷ 19
đầu thế kỷ 20 đã chỉ ra mối
quan hệ biện chứng giữa cơ cấu kinh tế và cơ cấu xã hội, phân tầng kinh tế với
phân tầng xã hội. Một số nghiên cứu, ví dụ của Pareto và Weber đi sâu phân tích
tình trạng bất bình đẳng xã hội trên các khía cạnh tài sản, thu nhập, quyền lực,
uy tín và chỉ ra các nguyên nhân kinh tế, giáo dục, gia đình và năng lực của cá
nhân đối với sự phân tầng xã hội. Các nghiên c
ứu này đã chỉ ra sự cần thiết phải
định hướng, điều chỉnh cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội từ mô hình chóp nón
với đa số người nghèo sang mô hình thoi với một số ít người nghèo và chấp
nhận khoảng cách giàu nghèo tăng lên. Những nghiên cứu này đã gợi ra hướng
giải quyết là vừa phân phối lại thu nhập xã hội sao cho công bằng vừa tập trung
nâng cao năng suất lao động để
làm cho chiếc bánh phúc lợi xã hội to ra nhằm
đảm bảo mỗi phần thu nhập của các giai tầng đều tăng lên (W. Pareto.
Principles of Sociology; Max Weber. Society and Economy).

11
Đặc biệt từ giữa thế kỷ 20, trên cơ sở thừa nhận vai trò quyết định của các
điều kiện kinh tế đối với sự hình thành các giai tầng xã hội và sự phân hoá xã
hội thành các tầng lớp xã hội trong cơ cấu xã hội, nhiều công trình nghiên cứu
đã đi sâu phân tích các mô hình cơ cấu xã hội và các nguyên nhân của sự phân
tầng xã hội. Các công trình nghiên cứu ở các nước công nghiệp phát triển đã chỉ
ra cơ c
ấu giai cấp xã hội, cơ cấu xã hội nghề nghiệp và sự phân tầng xã hội
thành các giai tầng như thượng lưu, trung lưu và hạ lưu. Nghiên cứu cơ cấu xã
hội ở những nước như Nhật Bản chỉ ra nguyên nhân của sự phân tầng xã hội là
các điều kiện kinh tế, nghề nghiệp và cả yếu tố văn hoá truyền thống đề cao
thâm niên và kinh nghiệm sống. Các nghiên cứ

u này cũng nhấn mạnh sự bất
bình đẳng xã hội, nghèo đói và tính cơ động xã hội của cơ cấu xã hội và phân
tầng xã hội mà nhờ nó các cá nhân có thể di chuyển và thay đổi địa vị kinh tế-xã
hội trên cùng một giai tầng hoặc giữa các giai tầng xã hội (Talcott Parsons. The
Social System; Bottomore. Classes in modern society; Harold Kerbo. Social
Stratification and Inequality; Caroline Hodges Persell. Social Stratification,
class and poverty).
Công trình nghiên cứu của Gary Becker vào những năm 1960 đã chỉ ra
vai trò của một loại vốn phi kinh tế - v
ốn con người (Human Capital) mà nhiều
người gọi đơn giản là yếu tố con người trong phát triển sản xuất kinh doanh.
Theo Becker, để tăng trưởng kinh tế các gia đình, doanh nghiệp và xã hội cần
đầu tư vốn kinh tế và cả vốn con người, tức là đầu tư vào giáo dục đào tạo để
nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp, có như vậy người lao động mới tìm
được loại việc làm phù hợp và có thu nhập cao. Nghiên cứu c
ủa Becker cho thấy
việc đầu tư phát triển vốn con người còn góp phần giảm bớt bất bình đẵng xã
hội và phòng chống được tệ nạn xã hội bởi vì khi con người có tri thức và kỹ
năng giải quyết vấn đề thì họ sẽ có khả năng lựa chọn và ra quyết định cần thiết
đối với những vấn đề đặt ra (Gary Becker. Nhìn cuộc sống từ giác độ kinh tế
).
Tiếp tục hướng nghiên cứu này là công trình nghiên cứu của Bourdieu,
Fukuyama và Portes về nguồn vốn xã hội và phát triển đã chỉ ra sự phân tầng xã

12
hội về trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo và cả các loại vốn
phi kinh tế khác như vốn văn hoá, vốn xã hội, vốn gia đình, vốn biểu tượng.
Nghiên cứu của Simon Kuznets và Athur Lewis về tăng trưởng kinh tế và
nghèo đói đã chỉ ra sự phân hoá giàu nghèo giữa các nước phát triển và các
nước chậm phát triển, giữa thành thị và nông thôn trong cùng một quốc gia là do

những nguyên nhân kinh tế và nguyên nhân phi kinh tế. Nông thôn hay nhữ
ng
vùng kinh tế dựa vào nông nghiệp quy mô nhỏ và dân số đông thường dễ bị
nghèo đói. Thành thị hay những vùng kinh tế dựa vào sản xuất công nghiệp với
kỹ thuật cao và đầu tư vốn lớn thường có mức tăng trưởng nhanh (Kuznets và
Lewis. Các bài thuyết trình tại lễ trao giải thưởng Nobel về khoa học kinh tế,
1969-1980).
Nghiên cứu của Robert Chambers và các đồng sự về tình trạng nghèo đói
ở các nước chậm phát triể
n vào những năm 1960-1980 cho biết sự phân hoá
giàu nghèo gắn liền với sự phân hoá về trình độ học vấn, năng lực. Do đó,
nghiên cứu này đã đề xuất giải pháp tăng cường sự hiểu biết, kỹ năng và thu hút
người nghèo tích cực tham gia xoá đói giảm nghèo với phương châm “hãy bắt
đầu từ người nghèo” (R.Chambers, và các đồng sự. Phát triển nông thôn: hãy
bắt đầu từ người nghèo khổ).
Nghiên cứu của Amartya Sen v
ề phân hoá giàu nghèo và tăng trưởng kinh
tế cho biết sự phát triển bền vững không chỉ là tăng trưởng kinh tế và bảo vệ
môi trường mà còn bao hàm phát triển văn hoá, giáo dục, sức khoẻ. Sự phân hoá
giàu nghèo bao hàm cả sự phân hoá về các cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội và
quản lí xã hội. Nghiên cứu của Amartya Sen cho thấy sự cần thiết phải thường
xuyên bổ sung thông tin chính xác, khách quan về tình trạng nghèo đói và bất
bình
đẳng xã hội để trên cơ sở đó hoạch định chính sách tăng trưởng kinh tế và
phát triển bền vững. Đồng thời nghiên cứu này cũng gợi ra một số suy nghĩ về
điều chỉnh cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội theo hướng nâng cao năng lực thực

13
hiện các quyền học tập, chăm sóc sức khoẻ, sản xuất kinh doanh và tham gia
quản lí xã hội của cả những người thuộc giai tầng yếu thế và nghèo đói.

Nghiên cứu của Richard Swedberg vào những năm 1980-1990 cho biết sự
cần thiết phải tính đến các quy luật của thị trường trong điều tiết cơ cấu xã hội
và phân tầng xã hội, ví dụ trong giáo dục phổ thông nhà nước phải bao cấp
để
đảm bảo trẻ em của các giai tầng nghèo đói đều được đi học và đạt phổ cập giáo
dục. Nhưng nhà nước có thể không cần bao cấp mà vận dụng quy luật cạnh
tranh, quy luật giá trị để điều tiết giáo dục đại học bởi vì ở bậc học này phần
đông sinh viên xuất thân từ giai tầng khá giả và giàu có (R. Swedberg. Market
and Social Structure).
Đặc biệt là nghiên cứu của Joshep Stiglitz về toàn c
ầu hoá trong đó ông
đã chỉ ra vai trò tích cực và tiêu cực của các tác động từ phía các tổ chức quốc tế
đối với sự tăng trưởng của các nước đang phát triển và chậm phát triển. Nghiên
cứu này gợi ra suy nghĩ rất quan trọng về việc tích cực và chủ động hội nhập
quốc tế trên cơ sở vừa phát huy nội lực vừa tranh thủ ngoại lực trong bối cảnh
toàn c
ầu hoá; đồng thời cần nâng cao năng lực ứng phó với những hệ luỵ và
những mặt trái của kinh tế thị trường và toàn cầu hoá (Joseph Stiglitz.
Globalization and its Discontents - Toàn cầu hóa và những hệ lụy).
Có thể nhận thấy việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu lí luận về cơ cấu
xã hội và phân tầng xã hội trên thế giới qua việc phát triển và sử dụng các chỉ số
đo lườ
ng, đánh giá sự phát triển xã hội. Từ giữa thế kỷ 20 đến nay nhiều nghiên
cứu lí luận và thực nghiệm của các nhà khoa học quốc tế về vấn đề liên quan tới
cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội đã được công bố. Các báo cáo phát triển thế
giới của Liên Hợp Quốc và Ngân hàng thế giới đã sử dụng cùng với chỉ số kinh
tế như Tổng thu nhập qu
ốc dân (GNI) và Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) các
chỉ số phát triển xã hội như chỉ số phát triển con người (HDI), chỉ số phát triển
giới (GDI) để đánh giá mức độ bình đẳng giới của xã hội, chỉ số nghèo (PI), tỉ lệ


14
dân số sống dưới ngưỡng nghèo 1US$, tỉ lệ dân số sống dưới ngưỡng nghèo
2US$, khoảng cách nghèo, khoảng cách giàu nghèo.
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa các thể chế xã hộivới chất lượng cuộc
sống của Ngân hàng thế giới đã chỉ ra sự cần thiết phải đổi mới các thể chế kinh
tế để tăng cường sự phối hợp hành động nhằm tăng tr
ưởng và giảm bớt bất bình
đẳng xã hội và hỗ trợ xoá đói giảm nghèo một cách có hiệu quả bền vững (Ngân
hàng thế giới. Sustainable Development in a Dynamic World: Transforming
Institutions, Growth, and Quality of Life. 2003). Nghiên cứu của các tổ chức
quốc tế đã tập trung vào những chuyên đề như dịch vụ cho người nghèo trong
đó nêu một số bài học về cải tiến dịch vụ tín dụng, dịch vụ giáo dục, dịch vụ y
tế, d
ịch vụ công đối với người nghèo (Ngân hàng thế giới. Making Services
Work for Poor People). Báo cáo phát triển thế giới gần đây nhất, năm 2006 tập
trung vào vấn đề công bằng xã hội và bình đẳng xã hội trong từng quốc gia và
giữa các nước trên thế giới. Các khía cạnh của bất bình đẳng về sức khoẻ, giáo
dục, kinh tế và bất bình đẳng giới đã được phân tích kỹ lưỡng để từ đó có thể
bàn v
ề tầm quan trọng và tính cấp thiết phải có những hành động phù hợp như
nâng cao năng lực cá nhân và cải cách thể chế kinh tế và cải tạo cơ sở hạ tầng để
thực hiện công bằng xã hội trong quá trình phát triển (Ngân hàng thế giới. Word
Development Report 2006: Justice and Development).
Nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc đã chỉ ra xu hướng biến
đổi xã hội từ cơ cấu xã hội gồm hai giai cấp nông dân và công nhân và một t
ầng
lớp trí thức sang cơ cấu xã hội gồm mười giai tầng khác nhau về các tiêu chí
như nguồn lực tổ chức, nguồn lực kinh tế và nguồn lực văn hoá (Lục Học Nghệ.
Báo cáo nghiên cứu giai tầng xã hội Trung Quốc đương đại). Đây là một cách

tiếp cận rất đáng quan tâm tìm hiểu kỹ vì đã đề xuất cách giải thích theo “giai
tầng luận” có thể phù hợp với thờ
i kỳ cải cách kinh tế ở Trung Quốc. Công trình
nghiên cứu về nghèo khổ ở thành thị Trung Quốc do tác giả Liang Ningxin và
các đồng sự đã tổng thuật cách tiếp cận cơ cấu-chức năng và cách tiếp cận văn

15
hoá đối với sự phân hoá giàu nghèo. Nghiên cứu này chỉ ra sự cần thiết phải
tổng hợp nhiều lí thuyết một cách có phê phán để giải thích sự phân tầng xã hội
đồng thời chỉ ra xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội từ cơ cấu địa vị theo thang bậc
cứng nhắc sang cơ cấu mạng lưới cơ động của các giai tầng và các nhóm xã hội
(Liang Ningxin. Nghiên cứu nghèo khổ: những phân tích ph
ương pháp luận
hiện có và góc nhìn nghiên cứu mới).
Nghiên cứu so sánh của các nhà khoa học Nhật Bản về cơ cấu xã hội,
phân tầng xã hội của Nhật Bản, Singapore và Việt Nam cho biết những giai
đoạn khác nhau của sự biến đổi cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội. Xã hội Nhật
Bản đã đạt trình độ phát triển công nghiệp rất cao và đang chuyển sang xã hội
hậu công nghiệp, xã hộ
i dịch vụ với đặc trưng là tỉ lệ lao động trong khu vực
dịch chiếm tỉ lệ cao nhất trên 50%, sau đó là lao động công nghiệp - xây dựng
và lao động nông nghiệp chỉ chiếm dưới 5%. Tuy nhiên, Nhật Bản và cả
Sinhgapore là những nước có mức sống rất cao cũng gặp phải không ít những
vấn đề xã hội cần phải nghiên cứu để quản lý, điều chỉnh kịp thời.
Đó là những
vấn đề nảy sinh từ sự biến đổi cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội như vấn đề giảm
mức sinh đang làm cho quy mô dân số giảm, tỉ lệ dân số trẻ giảm; vấn đề già
hóa dân số làm cho gánh nặng phúc lợi xã hội gia tăng và thiếu sức lao động;
vấn đề thất nghiệp do tiền công lao động quá cao, công nghệ hiện đại sử dụng ít
lao

động. Các nhà nghiên cứu Nhật Bản cho biết ở Việt Nam tuy chưa gặp phải
những vấn đề đặc trưng của xã hội phát triển nhưng lại đang phải đối mặt với
những vấn đề của nước chậm phát triển và bị ảnh hưởng bởi toàn cầu hóa, hội
nhập kinh tế quốc tế. Trong đó nổi lên những vấn đề như tắc ngh
ẽn giao thông,
ô nhiễm môi trường, di cư lao động nông thôn ra thành thị, thiếu việc làm, phân
hóa giàu nghèo, bất bình đẳng xã hội và nhất là hạ tầng cơ sở yếu kém, thiếu
nguồn lực phát triển bền vững.
Riêng đối với Việt Nam, nhóm nghiên cứu của các nhà tài trợ quốc tế đã
dành hẳn hai báo cáo về chuyên đề nghèo đói và bất bình đẳng xã hội. Báo cáo

16
phát triển năm 2000 của các nhà tài trợ quốc tế tập trung vào phân tích những
thành công của Việt Nam trong thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo và
chỉ ra sự phân hoá giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội giữa các nhóm hộ gia
đình và giữa các khu vực, vùng miền ở Việt Nam; đồng thời gợi ra những hướng
tấn công nghèo đói trên các mặt giáo dục, y tế, tín dụng, cơ sở hạ tầng (Joint
Donor Report: Vietnam Development Report 2000: Vietnam Attacking Poverty).
Báo cáo phát triển năm 2004 về
chuyên đề “Nghèo” tập trung phân tích tình
trạng nghèo đói và gợi ra một số suy nghĩ về chính sách giảm nghèo trong đó
nhấn mạnh vai trò của các chương trình phát triển lồng ghép mục tiêu giảm
nghèo và sự tham gia của các nhóm, các gia đình và người nghèo (Joint Donor
Report: Vietnam Development Report 2004: Poverty).
Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến Đề tài “Cơ cấu xã hội và
phân tầng xã hội ở nước ta trong điều kiện mới hiện nay”, có thể rút ra một số
nhận định như
sau:
Một là, vấn đề “cơ cấu xã hội” và “phân tầng xã hội” đã được quan tâm
nghiên cứu trong nhiều tài liệu trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, nội dung của

các khái niệm này vẫn chưa được hiểu một cách thống nhất trong số các nhà
nghiên cứu và cán bộ lãnh đạo quản lí. Vẫn có một số quan niệm giới hạn khái
niệm cơ cấu xã hội trong phạm vi cơ cấu xã hội gồm các giai cấp và gi
ới hạn
khái niệm phân tầng xã hội trong phạm vi phân hoá giàu nghèo. Quan niệm này
đã cản trở cách nhìn thẳng vào sự thật biến đổi xã hội ở nước ta trong thời gian
qua, dẫn đến cách tiếp cận thuần túy kinh tế là: chờ đợi khi nào tăng trưởng kinh
tế và giàu có thì mới tập trung giải quyết vấn đề bất bình đẳng xã hội. Do đó,
cần nghiên cứu để làm sáng tỏ về mặt lý luận và thực tiễ
n đối với thực trạng và
sự biến đổi cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội ở nước ta hiện nay.
Hai là, các nghiên cứu đã đưa ra một số các tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ báo đo
lường sự phân tầng xã hội, trong số đó nổi bật các tiêu chí về mức sống kinh tế, giáo
dục, chăm sóc sức khoẻ và chỉ số tổng hợp như chỉ số phát triển con ngườ
i và chỉ số

17
phát triển giới. Trên cơ sở đó có thể xây dựng và bổ sung những tiêu chí xã hội để có
thể đánh giá toàn diện cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội. Tuy nhiên, cần bổ sung
những tiêu chí để đánh giá toàn diện hơn. Đặc biệt, một số vấn đề mới đang nổi lên
cần phải nghiên cứu sâu là: sự phân hoá giàu nghèo, sự xuất hiện một số giai tầng xã
hội mới, sự phân hoá trong n
ội bộ từng giai tầng xã hội và sự biến đổi mối quan hệ
cùng vị trí và vai trò của các giai tầng xã hội trong cơ cấu xã hội dưới tác động của
kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá.
Ba là, các nghiên cứu đã phân tích một số các nguyên nhân, yếu tố tác động
tới cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội ở nước ta. Tuy nhiên, các nguyên nhân đó chủ
yếu đượ
c xem xét từ góc độ cá nhân, gia đình. Cần bổ sung cách tiếp cận như hệ
thống-cấu trúc, tiếp cận chức năng, tiếp cận thiết chế và tiếp cận mạng lưới xã hội,

đặc biệt là phương pháp tiếp cận phát triển để đánh giá được toàn diện các yếu tố tác
động tới cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội.
Bốn là, các nghiên cứu đã phân tích và khái quát được một số
mô hình cơ
cấu xã hội và phân tầng xã hội, nhưng các mô hình đó chủ yếu là dựa vào cơ cấu
của các địa vị kinh tế. Cần nghiên cứu để phát hiện ra những biểu hiện và những
đặc điểm, tính chất mới của cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội dựa vào mạng
lưới xã hội, các địa vị xã hội trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
N
ăm là, các nghiên cứu đã chỉ ra một số xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội
và phân tầng xã hội trên một số mặt riêng lẻ như thu nhập, chi tiêu, giáo dục và
sức khoẻ. Nhiều khía cạnh khác của cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội đang có
xu hướng biến đổi mạnh mẽ nhưng chưa được phân tích đầy đủ. Trong số đó có
xu hướng biến đổi không đồng
đều của các giai tầng và các nhóm xã hội trong
cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội cũng như sự biến đổi của các mô hình dưới
tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội
nhập kinh tế quốc tế.
Sáu là, một số nghiên cứu đã đề cập tới một số mô hình cơ cấu xã hội và
phân tầng xã hội ở các nước khác. Tuy nhiên, việc nghiên cứu các kinh nghiệ
m

18
và bài học quốc tế về điều này chưa được đặt thành vấn đề lí luận và thực tiễn
nên kết quả thu được còn mang tính chất riêng lẻ, thiếu hệ thống. Đặc biệt cần
thấy rằng cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội, một mặt là một thực tế khách quan
và phổ biến ở các nơi trên thế giới, mặt khác do điều kiện kinh tế-chính trị
-văn
hoá-xã hội khác nhau mà bản chất và các hình thức biểu hiện của cơ cấu xã hội
và phân tầng xã hội có thể rất khác nhau tuỳ thuộc vào bối cảnh lịch sử cụ thể

của xã hội.
Bảy là, các nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp tác động tới cơ cấu xã
hội và phân tầng xã hội trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát tri
ển kết cấu
hạ tầng và xoá đói giảm nghèo. Các biện pháp này đòi hỏi sự đổi mới chính sách
và nâng cao năng lực của người nghèo, hộ nghèo, địa phương nghèo. Tuy nhiên,
cần nghiên cứu toàn diện để có thể đề xuất các giải pháp toàn diện, đồng bộ để
định hướng và điều chỉnh cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội theo hướng phát
triển bền vững. Các phương pháp tiếp cậ
n phát triển toàn diện, phát triển bền
vững, tiếp cận pháp quyền, tiếp cận bình đẳng giới, tiếp cận tham gia, tiếp cận
liên cấp, liên ngành cần được áp dụng triệt để nhằm phân tích và đề xuất các
quan điểm và giải pháp trước mắt và lâu dài định hướng và điều chỉnh cơ cấu xã
hội và phân tầng xã hội ở nước ta.
Tóm lại, tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới cho th
ấy việc thực
hiện một đề tài khoa học có quy mô lớn với tính chất tổng thể, toàn diện về lí luận
và thực tiễn với chủ đề “Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội ở nước ta trong điều
kiện đổi mới hiện nay” là một đóng góp khoa học quan trọng và cần thiết đáp ứng
yêu cầu cấp bách của đổi mới công tác lãnh đạo, quản lí sự
phát triển xã hội theo
hướng bền vững của đất nước ta trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài nhằm thực hiện bốn mục tiêu cơ bản sau đây:

19
• Làm rõ những vấn đề lý luận - thực tiễn về cơ cấu xã hội và phân tầng
xã hội trong điều kiện đổi mới hiện nay.
• Phân tích thực trạng cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội trong điều

kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá, phát triển kinh tế
thị trường và hội nhập quốc tế của nước ta.
• Phân tích nguyên nhân của nhữ
ng biến đổi cơ cấu xã hội và phân
tầng xã hội. Tác động tích cực và tác động tiêu cực của những biến
đổi đó đối với công cuộc đổi mới đất nước đến năm 2020. Dự báo
xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội, những vấn đề
nảy sinh cần định hướng, thúc đẩy hoặc hạn chế.
• Đề xuất giả
i pháp định hướng cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội
đến năm 2020 nhằm tạo động lực cho đất nước phát triển nhanh và
bền vững.
4. CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN, PHƯƠNG PHÁP TIẾP
CẬN VÀ NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý luận và phương pháp luận.
Đề tài được triển khai trên cơ sở áp dụng lý luận và phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng
cộng sản Việt Nam. Đồng thời Đề tài cũng áp dụng phương pháp luận hệ thống -
cấu trúc, gắn lý luận với thực tiễn đổi mới, coi trọng tổng kết thực tiễn.


Phương pháp tiếp cận
Do tính chất phức tạp nhiều chiều cạnh của cơ cấu xã hội và phân tầng xã
hội nên trong nghiên cứ
u này cần áp dụng các phương pháp chuyên ngành và
liên ngành khoa học.

20
Điều này đòi hỏi, về mặt nghiên cứu lý thuyết, cần tìm hiểu và vận dụng

các tri thức khoa học từ các bộ môn khoa học khác nhau trong đó có triết học
Mác - Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học, kinh tế chính trị Mác - Lênin, kinh tế,
đặc biệt là xã hội học và một số khoa học khác.
Về mặt nghiên cứu thực nghiệm, phương pháp tiếp cận liên ngành đòi hỏi
phải áp dụng các phương pháp thu thập, xử
lý, phân tích dữ liệu từ nhiều khách
thể khác nhau, từ tài liệu hiện có dưới dạng các ấn phẩm đến các kết quả thu
thập, xử lý từ các cuộc điều tra, khảo sát có liên quan đến chủ đề cơ cấu xã hội
và phân tầng xã hội.
Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử đề tài áp d
ụng các phương pháp như phân tích và tổng hợp,
lịch sử và logic; so sánh, điều tra xã hội học; xử lý, phân tích các tài liệu, số
liệu’ phương pháp phỏng vấn sâu, v.v
5. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Đề tài góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận khoa học về cơ cấu xã
hội, phân tầng xã hội, góp phần đổi mới tư duy và quan niệm về thực trạng và
xu hướng biến đổi c
ơ cấu xã hội, phân tầng xã hội ở Việt Nam trong những năm
đầu thế kỷ XXI.
Đề tài đề xuất một số những kiến nghị có giá trị tham khảo cho Đảng và
Nhà nước trong quá trình hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách và các
biện pháp định hướng cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội và lãnh đạo, quản lý sự
phát triển xã hội trong điều kiện đổi mới ở n
ước ta hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của Đề tài là nguồn tài liệu khoa học có giá trị cho
việc bổ sung, đổi mới nội dung nghiên cứu, đào tạo nhất là đối với một số bộ
môn xã hội học và lý luận chính trị ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia
Hồ Chí Minh, cũng như ở các viện nghiên cứu và các trường đại học.

×