Lồng ghép chuyên đề dinh dưỡng trong môn học khám phá khoa học
PHỤ LỤC
A. Đặt vấn đề
I. Mục đích nghiên cứu:
II. Nhiệm vụ nghiên cứu:
III. Đối tượng, thời gian và phương pháp nghiên cứu:
1. Đối tượng nghiên cứu.
2. Thời gian nghiên cứu
3. Phương pháp nghiên cứu.
B. Giải quyết vấn đề
I. Cơ sở lý luận
II. Cơ sở thực tiễn
III. Tình hình chung của đơn vị
IV. Một số biện pháp giúp: " Lồng ghép chuyên đề dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ
mẫu giáo trong môn khám phá khoa học" đạt hiệu quả
V. Những kết quả đạt được:
C. Kiến nghị:
Đỗ Thị Mai Hồng Nhung Trường MN Hoa Sim
1
Lồng ghép chuyên đề dinh dưỡng trong môn học khám phá khoa học
A. Đặt vấn đề
Trong một lần tôi được đọc và biết đến bản di chúc của Người, Bác Hồ 2 lần nhắc
đến nhi đồng. Một lần ở đoạn mở đầu và một lần ở đoạn kết thúc. Bác viết: “Tôi có ý
định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp 2 miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ và
chiến sĩ anh hùng; thăm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý
của chúng ta”. Ở đoạn kết thúc Bác lại viết: “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân
yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thiếu niên và nhi
đồng”.
Xưa nay, ở nước ta và ngay cả trên thế giới quả hiếm có vị lãnh tụ nào dành nhiều
tình cảm, suy nghĩ và cả thời gian quý báu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng như Bác
Hồ, cho đến khi sắp từ biệt thế giới này Bác đã hai lần nhắc đến các cháu “Nhi đồng
yêu quý của chúng ta”. Suốt một đời chăm lo những việc lớn của đất nước, Bác vẫn là
người quan tâm hơn bất cứ ai đến việc chăm sóc con trẻ, đến việc trồng người. Tình
yêu trẻ thơ của Bác không đơn giản chỉ là một tình cảm thông thường. Đó là một tình
cảm sâu sắc, rộng lớn xuất phát từ một chủ nghĩa nhân đạo cao cả với ý thức rõ rệt, là
cháu sẽ là những người tiếp tục sự nghiệp của cha ông, những người trực tiếp xây
dựng xã hội tương lai. Tình yêu đó, sự quan tâm đặc biệt đó còn bắt nguồn từ lý tưởng
cao đẹp của Người: suốt đời phấn đấu cho sự nghiệp vĩ đại: giải phóng dân tộc, giải
phóng con người. Ở Người, quan điểm về bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em đã sớm
trở thành một bộ phận của tư tưởng giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội văn minh,
dân giàu, nước mạnh. Dân tộc không được giải phóng thì trẻ em không được bảo vệ,
chăm sóc, không được hưởng các quyền lợi cơ bản của mình. Đất nước không được
giàu mạnh thì trẻ em không được ấm no, hạnh phúc.
Thật hết sức xúc động khi đọc bài viết của Bác trước khi từ biệt thế giới này để
gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, Bác viết: “Thiếu niên,
nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Vì vậy chăm sóc giáo dục tốt các cháu
là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ Vì tương
lai của con em ta, dân tộc ta, mọi người, mọi ngành phải có quyết tâm chăm sóc và
giáo dục các cháu bé cho tốt”.
Là một nhà giáo dục vĩ đại, Bác Hồ coi trọng việc giáo dục thế hệ trẻ không chỉ ở
nội dung mà cả phương pháp dạy học và giáo dục. Nói chuyện với lớp cán bộ đào tạo
mẫu giáo, Bác nhắc nhở: “ làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm thế thì
trước hết phải yêu trẻ. Các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ, chịu khó mới nuôi dạy
được các cháu. Dạy trẻ như trồng cây non. Trông cây non được tốt thì sau này cây lên
tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này cháu trở thành người tốt”. “Trong lúc học cẩn phải làm
cho chúng vui, trong lúc vui cũng cần làm cho chúng học. Ở trong nhà, trong trường,
trong xã hội chúng đều vui, đều học ”. Bác cũng có những câu nhắc nhở người lớn
chúng ta cần biết thêm về con trẻ và ra sức bảo vệ, chăm sóc, giáo dục chúng:
“Trẻ em như búp trên cành.
Biết ăn, biết ngủ học hành là ngoan”.
Hay cho câu: “Dạy trẻ cũng như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này
cây lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt”. Quả đúng là như
vậy trẻ em như búp non trên cành nếu được chăm sóc cẩn thận thì chồi non đó sẽ phát
Đỗ Thị Mai Hồng Nhung Trường MN Hoa Sim
2
Lồng ghép chuyên đề dinh dưỡng trong môn học khám phá khoa học
triển. Cũng như con người nếu được yêu thương, chăm sóc chu đáo ngay từ khi mới
sinh của người mẹ và gia đình cho đến khi đứa trẻ đó được tới trường, tới lớp được sự
chăm sóc chu đáo của cô giáo mầm non thì đứa trẻ đó sẽ phát triển toàn diện về: “
Đức, trí, lao, thể, mĩ”. Muốn đứa trẻ phát triển toàn diện thì điều đầu tiên chúng ta
nhắc đến đó là: “sức khoẻ” do đó dinh dưỡng là nhu cầu sống hàng ngày của mỗi con
người. Trẻ em cần dinh dưỡng để phát triển về thể lực và trí tuệ và góp phần phát triển
toàn diện nhân cách cho trẻ, người lớn cần dinh dưỡng để duy trì sự sống và làm việc.
Dinh dưỡng học nghiên cứu mối quan hệ thiết yếu giữa thức ăn và cơ thể con người,
tất cả chúng ta đều thấy rõ tầm quan trọng của việc ăn uống là một nhu cầu hằng ngày,
một nhu cầu cấp bách bức thiết không thể không có. Tuy vậy hiện nay trong nền kinh
tế thị trường các vấn đề nảy sinh do chế độ dinh dưỡng không đầy đủ và không hợp lý
vẫn là điều mọi người phải quan tâm xem xét. Chúng ta biết rằng tình trạng dinh
dưỡng tốt của mọi người nói chung, trẻ em nói riêng phụ thuộc vào khẩu phần dinh
dưỡng thích hợp, việc được chăm sóc sức khoẻ đầy đủ có môi trường sống hợp vệ
sinh.
Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng của giá trị dinh dưỡng và điều kiện
kinh tế hiện nay, là một giáo viên mầm non tôi cần giáo dục dinh dưỡng cho mọi
người, nhất là đối với trẻ ngay ở độ tuổi mầm non.
Giáo dục dinh dưỡng là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến tình
cảm, lý trí con người nhằm làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành động để đi đến tự
giác. Chăm lo vấn đề ăn uống và sức khoẻ cá nhân, tập thể cộng đồng.
Chính vì vậy, Tôi đã hết sức đắn đo và đi đến quyết định là tập trung để tiến hành
nghiên cứu đề tài: " Lồng ghép chuyên đề dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ mẫu giáo
trong môn khám phá khoa học” ở độ tuổi từ 5 - 6 tuổi.
I. Mục đích nghiên cứu:
Tìm ra biện pháp hữu hiệu nhất, phù hợp nhất để giáo dục dinh dưỡng cho trẻ
mầm non
II. Nhiệm vụ nghiên cứu:
1- Nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề dinh dưỡng và giáo dục dinh dưỡng cho trẻ
mẫu giáo.
2- Đề xuất một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trường
mầm non Hoa Sim năm học 2013 – 2014.
III. Đối tượng, thời gian và phương pháp nghiên cứu:
1. Đối tượng nghiên cứu: Trẻ Mẫu giáo 5 - 6 tuổi
2. Thời gian nghiên cứu: 1 năm (Từ tháng 8/2013 đến tháng 4/2014)
3. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và nghiên cứu các tài liệu về vấn đề, tham
khảo ý kiến của các chuyên viên, tổ chuyên môn về đặc điểm, vai trò của hoạt động
làm quen với môn khám phá khoa học cho trẻ 5 – 6 tuổi
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp quan sát tự nhiên.
+ Phương pháp đàm thoại, trò chuyện
+ Phương pháp điều tra
Đỗ Thị Mai Hồng Nhung Trường MN Hoa Sim
3
Lồng ghép chuyên đề dinh dưỡng trong môn học khám phá khoa học
B. Giải quyết vấn đề
I. Cơ sở lý luận
Con người có sức khoẻ có muôn vàn ước mơ, người không có sức khoẻ chỉ có một
ước mơ duy nhất là: “ Sức khoẻ”. Thật vậy: “ Sức khoẻ” là vốn quý nhất của con
người, có sức khoẻ là có tất cả, là điều kiện quyết định đến sự nghiệp tiền đề tương
lai. Một câu danh ngôn hay mà : "Ralph Waldo Emerson" đã phát biểu: "Tài sản đầu
tiên là sức khỏe - The first wealth is health" quả rất đúng.
Hồ Chủ Tịch của chúng ta đã từng nói: “ Muốn có xã hội chủ nghĩa phải có con
người xã hội chủ nghĩa”. Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng tại hội nghị
tổng kết ngành thể dục thể thao 23/03/1973 có nói: “ Con người xã hội chủ nghĩa là
con người khoẻ mạnh lúc nào cũng sung sức, cơ thể tốt, thần kinh, tinh thần tốt”.
Để đạt được điều đó.
“ Vì lợi ích mười năm trồng cây,
Vì lợi ích trăm năm trồng người”.
Trong văn kiện Đại hội lần thứ IV Ban chấp hành TW Đảng cộng sản Việt Nam
khoá 7 tháng 12/1993 khẳng định : “ Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động
lực phát triển kinh tế xã hội” Giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và toàn dân.
Mục đích của nền giáo dục XHCN Việt Nam là đào tạo ra những con người có kiến
thức văn hoá, có sức khoẻ, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ sáng tạo và có kỉ
luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có cuộc sống lành mạnh đáp
ứng nhu cầu phát triển của đất nước.
Các cơ sở giáo dục mầm non có nhiệm vụ tạo điều kiện tốt nhất để trẻ phát triển hài
hoà thể chất và tinh thần, phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường, gia đình - xã hội
để chăm sóc giáo dục trẻ từ 0 - 6 tuổi phát triển một cách toàn diện, đặt nền tảng đầu
tiên cho sự hình thành những phẩm chất con người mới XHCN đó là:
- Khoẻ mạnh, nhanh nhẹn cơ thể phát triển hoàn hảo cân đối.
- Giàu lòng yêu thương, biết quan tâm, nhường nhịn giúp đỡ những người gần gũi,
thật thà, lễ phép, mạnh dạn, hồn nhiên.
- Yêu thích cái đẹp, biết giữ gìn cái đẹp và mong muốn tạo ra những cái đẹp xung
quanh.
- Thông minh, ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi, có một số kỹ năng sơ đẳng
( quan sát, so sánh, phát triển tổng hợp, suy luận ) cần thiết để lên lớp lớn và tiếp tục
vào trường phổ thông, thích đi học.
Như chúng ta đã thấy vấn đề dinh dưỡng chiếm một vị trí rất quan trọng. Có ảnh
hưởng quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển cơ thể trẻ. Vì vậy chương trình
lồng ghép giáo dục nội dung dinh dưỡng vào giảng dạy cho trẻ mẫu giáo nhằm giúp
trẻ hiểu và nhận biết về lợi ích của vấn đề dinh dưỡng đối với cơ thể con người và tạo
ra sự liên thông về giáo dục dinh dưỡng liên tục từ lứa tuổi mẫu giáo đến lứa tuổi học
đường, tiến hành giáo dục cho trẻ mẫu giáo sẽ góp phần quan trọng trong chiến lược
con người, tạo ra một lớp người mới có sự hiểu biết đầy đủ về vấn đề dinh dưỡng, sức
khoẻ. Biết lựa chọn một cách thông minh tự giác các cách ăn uống, để đảm bảo sức
khoẻ của mình, đẩy lùi bệnh tật, hạ thấp tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em.
II. Cơ sở thực tiễn
Năm học 2013 – 2014 trường chúng tôi vẫn tiếp tục thực hiện chuyên đề giáo dục
dinh dưỡng - vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường với mục tiêu tiếp tục giảm tỉ lệ
Đỗ Thị Mai Hồng Nhung Trường MN Hoa Sim
4
Lồng ghép chuyên đề dinh dưỡng trong môn học khám phá khoa học
suy dinh dưỡng trong các lớp ở mức độ tuổi thấp nhất.
Từ tình trạng suy dinh dưỡng vẫn còn tồn tại từ năm học 2012 - 2013 của trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổi của trường. Đầu năm học tỉ lệ suy dinh dưỡng ở dưới lớp là 15% ( Lớp
chồi chuyển lên) đến khám sức khoẻ định kỳ đợt II thì tỉ lệ suy dinh dưỡng còn 7%.
Thực trạng công tác giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ tại trường, công tác này đã
được thực hiện thường xuyên liên tục, đứng trước nhiệm vụ trước mắt là thực hiện
công tác giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ trong nhà trường ngày càng có chất lượng
và hiệu quả cao. Tuy vậy tỉ lệ suy dinh dưỡng vẫn còn, trước tình hình này là một giáo
viên mầm non đang công tác tại trường tôi luôn trăn trở suy nghĩ mình phải làm gì?
Và làm thế nào? Cùng đội ngũ giáo viên trong nhà trường tìm ra biện pháp giáo dục
dinh dưỡng, sức khoẻ một cách phù hợp sẽ hạ thấp dần tỉ lệ suy dinh dưỡng hay tỉ lệ
suy dinh dưỡng không còn tại trường mình và nâng dần thể lực cho trẻ. Vì vậy tôi
mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Lồng ghép chuyên đề dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ
mẫu giáo trong môn khám phá khoa học” .
III. Tình hình chung của đơn vị:
Trường tôi là một trường nằm tại trung tâm xã, nơi có điều kiện kinh tế tương đối
phát triển so với mặt bằng trung của xã, vì thế mọi phong trào hoạt động đều được
chú ý coi trọng đặc biệt là trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Nhiệm vụ chăm sóc và
giáo dục trẻ của nhà trường vẫn luôn được đặt nên hàng đầu. Do đó để trẻ lĩnh hội tri
thức một cách đầy đủ và toàn diện thì trẻ phải có một sức khoẻ tốt, việc giáo dục dinh
dưỡng cho trẻ là một vấn đề được nhà trường rất quan tâm. Việc giáo dục dinh dưỡng
được giáo viên thực hiện ở mọi lúc mọi nơi, trong tiết học, ngoài tiết học đặc biệt
trong các bữa ăn hàng ngày. Chính vì được thực hiện thường xuyên trên lớp nên trẻ đã
có những hiểu biết nhất định về dinh dưỡng. Đồ dùng trực quan tương đối đầy đủ,
quan trọng hơn cả là bản thân tôi đã mày mò và chuẩn bị tiết dạy theo đúng phương
pháp tổ chức hoạt động.
1. Thuận lợi:
Do đặc thù lớp tôi là 1 trong 3 lớp lá của trường được ăn bán trú tại trường hơn nữa
các cháu lại có cùng chung một độ tuổi nên có đặc điểm tâm sinh lý và khả năng giao
tiếp tương đương nhau vì thế thuận lợi cho việc đưa ra một chương trình, một nội
dung hoạt động thống nhất trong lớp học, một chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Học sinh lớp tôi đa phần các cháu là con em nông dân và một số ít là con em cán
bộ công nhân viên và kinh doanh buôn bán nhưng các bậc phụ huynh đã tỏ ra là có
nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của giáo dục mầm non luôn quan tâm đến việc
học tập và phát triển về mọi mặt của con em mình nên đã nhiệt tình lắng nghe và phối
hợp cùng cô giáo để tạo điều phát triển toàn diện cho trẻ. Đặc biệt là vấn đề dinh
dưỡng nên tạo thuận lợi cho việc chăm sóc giáo dục trẻ mọi lúc, mọi nơi, ở nhà cũng
như ở trường học.
Thấy được sự cần thiết trong việc đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục, chăm
sóc trẻ mầm non là quan trọng và bức thiết hơn cả thêm vào đó nhà trường luôn có
được sự ủng hộ và giúp đỡ từ phía phụ huynh. Do vậy nhà trường cũng hết sức quan
tâm trong việc mua sắm đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị phục vụ dạy và học, đồ dùng
bán trú đầy đủ như: Đầu năm nhà trường đã tu sửa được không gian bếp ăn sạch,
thoáng với các loại dụng cụ mới dùng trong nấu nướng, mua những vật dụng cần thiết
cho sinh hoạt trên lớp cho các cháu như khăn lau mặt, bàn chải đánh răng, ca uống
Đỗ Thị Mai Hồng Nhung Trường MN Hoa Sim
5
Lồng ghép chuyên đề dinh dưỡng trong môn học khám phá khoa học
nước Tạo môi trường cảnh quan phong phú, sạch đẹp cho trẻ khám phá, tìm hiểu
như: Các loại cây hoa xung quanh trường lớp, trồng thêm một số cây bóng mát để các
cháu được vui chơi dưới bóng râm, làm nhà mái vòm che chắn các loại đồ chơi lớn
ngoài trời đảm bảo việc chơi của các cháu không bị gián đoạn bởi thời tiết (nắng,
mưa).
Trước thực trạng đó lãnh đạo nghành giáo dục (Sở giáo dục; Phòng giáo dục; Ban
giám hiệu nhà trường) luôn kiểm tra và đánh giá sâu sát tình hình của trường, của lớp
nên đã rút ra được những sai sót và những bài học kinh nghiệm để chúng tôi tìm biện
pháp khắc phục. Hàng năm chúng tôi được học lớp bồi dưỡng và dự các buổi chuyên
đề của phòng như: Lớp bồi dưỡng chuyên môn; Tập huấn về vệ sinh an toàn thực
phẩm; Thi tìm hiểu cuộc thi dinh dưỡng trên mạng do phòng giáo dục phát động Ở
trường chúng tôi luôn tìm cách lồng ghép vấn đề dinh dưỡng vào các giờ học, giờ
chơi của các cháu học sinh và tuyên truyền đến với phụ huynh qua các cuộc trao đổi
trực tiếp và trên bảng tin của lớp học.
Bên cạnh đó bản thân tôi luôn thấy rằng mình phải có trách nhiệm phải tìm hiểu
thêm về dinh dưỡng do vậy tôi cũng thường xuyên lên mạng cập nhật những tư liệu,
tài liệu hay nói về dinh dưỡng trong trường mầm non. Cũng chính vì vậy, Tôi có thêm
cơ hội, điều kiện được học tập, củng cố thêm kiến thức phục vụ cho các tiết dạy và
kiến thức về dinh dưỡng của chính mình.
2. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi như vậy thì cô cháu chúng tôi cũng gặp một số khó
khăn:
- Do giáo viên cho rằng đây chỉ là một phần trong một bài dạy nên cũng chỉ giới thiệu
đại khái qua loa.
- Một số giáo viên mới vào nghề kiến thức về dinh dưỡng sức khoẻ còn hạn chế chưa
có kinh nghiệm, hay một số giáo viên tuổi đã cao do kiến thức dinh dưỡng sức khoẻ
Đỗ Thị Mai Hồng Nhung Trường MN Hoa Sim
6
Lồng ghép chuyên đề dinh dưỡng trong môn học khám phá khoa học
học đã lâu nên đôi khi bị lãng quên kiến thức nhớ không chính xác nên lúng túng
trong khi giáo dục trẻ. Đồng thời lời giáo dục trẻ của cô chưa được sâu sắc, hấp dẫn
với trẻ thơ, còn mờ nhạt ít ấn tượng mau quên.
- Do giá cả thị trường biến động phần nào có ảnh hưởng đến bữa ăn của trẻ, mặc dù
nhà trường thường xuyên thay đổi thực đơn ăn cho trẻ hàng ngày, hàng tuần, theo
mùa, theo địa phương cho nên nhận thức của trẻ về các thực phẩm mới (hải sản) còn
hạn chế. Điển hình như thứ 2 sáng trường ăn thịt bò xào rau củ, canh rau nấu tôm;
chiều cháo xương thì thứ 3 trường đổi món cho các cháu như sáng ăn cá thu xốt cà
chua, canh chua đến chiều là ăn chè
- Do nhận thức của một số phụ huynh còn hạn chế, chưa thực sự quan tâm đến bữa ăn
khoa học cho trẻ, mà chỉ cho trẻ ăn theo ý thích của trẻ. Thậm chí trên thực tế có
nhiều phụ huynh khi được hỏi về cách cho con em mình ăn sáng như thế nào? Thì vẫn
còn tồn tại một số câu trả lời đại loại như: Chị không có thời gian chuẩn bị bữa sáng
cho cháu vì nhà bán hàng phải đi từ sớm. Hay: Bữa sáng quan trọng gì, có ăn là được
rồi, tụi nhỏ thì ăn được bao nhiêu, uống hộp sữa là bổ rồi Do vậy, không tránh được
việc một số phụ huynh mua những loại thức ăn bán sắn ngoài thị trường làm đồ ăn
sáng cho con em mình mang lên lớp như bim bim, bánh mì ngọt, bánh gạo Một số
em thì chỉ uống sữa.
- Do cơ thể của trẻ không hấp thụ được các chất dinh dưỡng.
=> Do vậy, xuất phát từ nội dung giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi
Căn cứ vào đặc điểm sức khoẻ của trẻ 5 - 6 tuổi cần tổ chức giáo dục dinh dưỡng qua
tất cả các hình thức tổ chức hướng dẫn trẻ làm quen với khám phá khoa học. Chính
điều này làm tôi trăn trở suy nghĩ làm thế nào để khắc phục tình trạng trên. Tôi đã suy
nghĩ và tìm tòi đề tài: “Lồng ghép chuyên đề dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ mẫu giáo
trong môn khám phá khoa học”
IV. Một số biện pháp giúp: " Lồng ghép chuyên đề dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ
mẫu giáo trong môn học khám phá khoa học" đạt hiệu quả
Ăn là một nhu cầu không thể thiếu được của con người nhất là đối với trẻ càng
phải ăn uống đầy đủ cả về số lượng và chất lượng hơn người lớn, ăn uống cung cấp
năng lượng cho nhu cầu sống hoạt động và phát triển của cơ thể, nhu cầu này được
thay đổi theo lứa tuổi của trẻ. Nguồn năng lượng cho cơ thể hoạt động sinh trưởng và
phát triển đều lấy từ các chất dinh dưỡng khác nhau do thức ăn cung cấp qua khẩu
phần ăn hàng ngày. Trong cuộc sống con người, dinh dưỡng là một trong những yếu
tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại và duy trì cuộc sống con người. Vấn
đề quan trọng của dinh dưỡng trẻ em là đảm bảo nhu cầu của cơ thể trẻ đang lớn.
Trong giai đoạn phát triển có những đặc điểm riêng về tâm lý và nhu cầu dinh dưỡng.
Nếu được cung cấp đầy đủ năng lượng, cơ thể của trẻ sẽ dùng một nửa số năng
lượng này cho các hoạt động hô hấp, tiêu hoá, bài tiết, thần kinh để duy trì phát triển
sự sống. Ngược lại nếu trẻ ăn uống không đủ lượng, đủ chất, ăn không ngon miệng,
thì sức khoẻ của trẻ sẽ bị giảm sút do đó sẽ kéo theo những hệ lụy không tốt cho sự
phát triển và nhận thức của trẻ như: Sức khỏe yếu kém tạo cơ hội cho một số bệnh tật
phát triển " Bệnh đường ruột, bệnh tim mạch " Trẻ trở nên kém hoạt bát, nhanh nhẹn,
tiếp thu bài kém Vì vậy phải có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý và đầy đủ các chất
dinh dưỡng.
* Biện pháp 1: Cung cấp đầy đủ cho trẻ kiến thức về dinh dưỡng thông qua các hoạt
Đỗ Thị Mai Hồng Nhung Trường MN Hoa Sim
7
Lồng ghép chuyên đề dinh dưỡng trong môn học khám phá khoa học
động khám phá khoa học
Để đảm bảo cho trẻ chất dinh dưỡng cần phải cho trẻ biết được giá trị của các loại
thức ăn và qua đó phải giáo dục cho trẻ ăn đầy đủ các chất đạm, đường, béo, vitamin,
nước, muối khoáng thì sẽ tăng thêm calo cho cơ thể, giáo dục các chất trên có nhiều ở
trong các thực phẩm như: gạo, khoai, thịt, trứng, sữa, rau. Nếu trẻ không được ăn no
đủ các chất sẽ bị suy dinh dưỡng, ốm, học kém, chậm phát triển cả về thể chất lẫn trí
tuệ.
Vì vậy chúng ta muốn cho trẻ khoẻ mạnh thông minh, chóng lớn cần giáo dục cho
trẻ ăn hết suất của mình, ăn đủ chất, đủ lượng thì mới khoẻ mạnh, thông minh, học
giỏi, sau này tương lai sẽ tốt đẹp.
Ví dụ: Vào giờ ăn trưa cô giáo giới thiệu món ăn, giá trị dinh dưỡng của từng món ăn.
Cho trẻ nhắc lại nề nếp thói quen, giáo dục trẻ ăn hết xuất, ăn ngon, có ý thức, không
được nói chuyện cười đùa, trong khi ăn phải nhai kỹ và nuốt nhanh, khi ho hoặc hắt
hơi phải che miệng, lúc ăn phải ngồi ngay ngắn, ngồi đúng nơi quy định, đúng chỗ
của mình ngồi, không gây ồn ào, nói chuyện riêng. Cần tạo cho trẻ thói quen biết mời
cô, mời bạn trước khi ăn, phải nhai kỹ thức ăn. Giáo dục trẻ trước khi ăn phải mời từ
người cao tuổi trước.
Trong giờ ăn trưa, trước khi ăn cô giáo giới thiệu cùng trẻ các món ăn trẻ sẽ được
ăn hôm nay, sau đó giới thiệu luôn giá trị dinh dưỡng của các món ăn đó như: Hôm
nay cô cho các con ăn món cá Thu xốt cà chua và món canh chua. Bạn nào hãy giúp
cô nói cho các bạn biết các con biết gì về món Cá Thu và cả món canh nữa? Hỏi trẻ
xong cô cúng kết hợp giải thích cho trẻ: Các con à, trong cá Thu có rất nhiều đạm,
lipit, đặc biệt là lượng DHA có rất nhiều giúp cơ thể các con cao lớn, khỏe mạnh và
thông minh. Trong cà chua có nhiều vitamin A rất tốt cho mắt, ăn vào các con có làn
da hồng hào, mắt sáng long lanh rất đẹp đấy. Ngoài ra, hôm nay các con còn được ăn
món canh chua nấu cá riêu hồng cực ngon có nhiều vitamin A, C và nhiều đạm giúp
các con chóng lớn, thông minh và bài tiết tốt. Vậy các con phải ăn hết suất của mình,
không làm rơi vãi, đổ thức ăn thì cơ thể mới khoẻ mạnh và thông minh đấy.
- Ngoài việc giáo dục cho trẻ ăn uống đủ chất vẫn chưa đủ mà chúng ta còn phải giáo
dục vệ sinh cho trẻ như phải rửa tay, rửa mặt trước khi ăn, sau khi ăn và trước khi đi
ngủ, Khi ăn nếu bị ho phải biết quay ra phía sau lưng mình, che miệng lại. Ăn xong
hãy rửa tay, rửa miệng, rồi đi lau tay, lau miệng và uống nước nhớ không được uống
nước lã, ăn quả xanh sẽ bị đau bụng.
Ví dụ : Trước giờ ăn trưa, cô giáo dạy trẻ nề nếp vệ sinh: Hỏi trẻ trước khi ăn các con
phải làm gì ? ( rửa tay, rửa mặt ¹ )
Cô nhắc lại : Đúng rồi các con ¹ ! phải rửa tay rửa mặt trước khi ăn vì sau mỗi buổi
học và buổi chơi tay cầm vào đồ chơi, đồ dùng nên bị nhiều vi trùng bám vào xong lại
bôi lên mặt lên tay rất bẩn. Chính vì thế phải rửa tay, rửa mặt trước khi ăn nếu không
rất dễ bị nhiễm bệnh đấy các con ¹!
+ Cho trẻ thực hiện thao tác rửa tay, rửa mặt đúng khoa học.
+ Cho trẻ ngồi xếp hàng ngồi ngay ngắn đúng quy định.
Là một giáo viên mầm non tôi thấy việc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ em là một vấn
đề quan trọng và cần được chú ý, sức khoẻ của trẻ phải được xã hội quan tâm một
cách khoa học cho trẻ, việc chăm sóc giáo dục trẻ không những là trách nhiệm của
giáo viên mầm non mà còn là trách nhiệm của cha mẹ và gia đình trẻ. Như Bác Hồ
Đỗ Thị Mai Hồng Nhung Trường MN Hoa Sim
8
Lồng ghép chuyên đề dinh dưỡng trong môn học khám phá khoa học
chúng ta thường nói: “Trẻ em trong như tấm gương, cái tốt dễ tiếp thu, cái xấu cũng
dễ tiếp thu. Nếu nhà trường dạy tốt mà gia đình dạy ngược lại, sẽ có những ảnh hưởng
không tốt tới trẻ em và kết quả cũng không tốt. Cho nên muốn giáo dục các cháu
thành người tốt, nhà trường, đoàn thể, gia đình, xã hội đều phải kết hợp chặt chẽ với
nhau”. Do vậy phải có sự kết hợp giữa việc giáo dục ở nhà trường và gia đình, giúp
trẻ hiểu được ý nghĩa dinh dưỡng và sự cần thiết của dinh dưỡng đối với cơ thể và
phải có giáo dục ăn uống hợp vệ sinh, đầy đủ các chất cho trẻ.
“Lồng ghép chuyên đề dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ mẫu giáo trong môn khám phá
khoa học” muốn thực hiện một cách đầy đủ và toàn diện thì chúng ta phải giáo dục trẻ
mọi lúc mọi nơi. Trong quá trình giáo dục, giáo viên sử dụng chủ yếu hai hình thức
sau, hình thức tiết học và hình thức ngoài tiết học.
* Biện pháp 2: Nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng cho trẻ thông qua hoạt
động khám phá khoa học với các hình thức trong tiết học :
- Qua đó chúng ta củng cố, hệ thống hoá, chính xác hoá những kiến thức về dinh
dưỡng mà trẻ đã làm quen ở mọi lúc mọi lơi, phát triển trí tuệ cho trẻ.
- Dạy trẻ biết tên gọi đặc điểm cấu tạo của đối tượng trẻ biết được thành phần các chất
và giá trị dinh dưỡng của đối tượng đó đối với cơ thể con người.
- Trẻ biết được tác dụng của các chất prôtein, lipit, gluxit, các loại Vitamin và muối
khoáng cần thiết đối với cơ thể con người.
- Khi sử dụng các hình thức này cần đạt các yêu cầu sau:
+ Phát huy tính tự giác, chủ động của trẻ, luôn lấy trẻ làm trung tâm đảm bảo không
khí vui tươi thoải mái nhẹ nhàng, không gò bó áp đặt.
+ Giờ học phải có trọng tâm, tránh dàn trải, lan man, cần biết phối hợp các phương
pháp một cách linh hoạt, hợp lý.
* VD: Đề tài: Trò chuyện về vườn rau nhà bé (Lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi )
a. Mục đích:
- Trẻ biết tên gọi các loại rau củ quả trong vườn rau nhà bé và biết các đặc điểm, lợi
ích của chúng đối với con người.
- Giáo dục trẻ biết cách trồng, chăm sóc và bảo vệ các loại rau. Biết ăn đầy đủ các loại
thức ăn chế biến từ rau để tăng cường sức khỏe cho bản thân.
b. Chuẩn bị:
- Máy tính, que chỉ, nhạc chủ điểm
- Các loại rau, củ còn xanh, tươi, sạch.
- Mô hình vườn rau nhà cô.
- Bảng nhựa, đất nặn màu, khăn lau tay, bàn ghế đủ cho trẻ.
c. Hoạt động trọng tâm:
* Trẻ vừa đi nối đuôi nhau và vừa đọc bài đồng dao: “ Trồng đậu trồng cà” đến hết bài
đồng dao trẻ về ngồi hình chữ U cho trẻ nêu những kiến thức mà trẻ biết được qua
bài đồng dao vừa đọc, dẫn dắt vào bài.
Cô: Xúm xít, xúm xít (Bên ai, bên ai). Cho trẻ vây xung quanh cô và xem mô hình
vườn rau nhà cô.
- Đàm thoại về các loại rau trong mô hình.
+ Các con quan sát và nói cho cả lớp biết về các loại rau mà con nhìn thấy trong mô
hình.
+ Hãy nói những gì các con biết về rau các con ăn hàng ngày?( Nếu trẻ không biết cô
Đỗ Thị Mai Hồng Nhung Trường MN Hoa Sim
9
Lồng ghép chuyên đề dinh dưỡng trong môn học khám phá khoa học
gợi ý cho trẻ về tên gọi, tác dụng, cách trồng )
- Trẻ chơi trò chơi: "Gieo hạt".
- Cô đọc câu đố: “Cây xanh cái lá cũng xanh
Mà củ trắng nõn nấu canh ngọt lừ
Là cây rau gì”.( Củ cải trắng)
Cô đưa củ cải trắng ra hỏi trẻ:
+ Các con biết gì về củ cải trắng? ( Đặc điểm, màu sắc, tác dụng, cách gieo trồng,
cách chế biến, )
Cô: Trời tối, trời sáng
Cô đưa củ cà rốt, cây rau cải, rau ngót, quả bầu, quả bí đỏ ra và trò chuyện, trao đổi
cùng với trẻ.
- Cho trẻ so sánh hai loại rau trong số những loại rau đã được quan sát mà trẻ thích (so
sánh điểm giống và khác nhau). Sau đó cô kết luận chung.
- Cho trẻ xem video mô hình trồng rau sạch đang thí nghiệm và trồng trên địa bàn xã
cho trẻ nhận xét về đoạn video vừa xem. ( Trong video cho trẻ biết có rất nhiều loại
rau khác: Rau dền, rau đay, rau mồng tơi, củ su hào, dưa leo, )
- Giáo dục trẻ biết cách gieo trồng, chăm sóc Cho trẻ biết giá trị dinh dưỡng của một
số loại rau mang lại cho con người.
* Trò chơi: Làm ra rau quả.
- Mục đích: Trẻ thực hành kĩ năng nặn, khả năng quan sát.
- Chuẩn bị: Vật thật về loại rau, quả có hình dạng tròn, thon dài (Quả cà chua, quả
cam, củ cà rốt, củ su hào). Một số đất nặn màu.
- Cách chơi: Cô đưa ra một số vật thật về rau, quả để trẻ quan sát về hình dạng của nó.
Cho trẻ gọi tên, hình dạng, màu sắc Trẻ dùng đất nặn màu để nặn theo mẫu. Trưng
bày các kết quả và cho trẻ nhận xét so sánh sản phẩm của mình và các bạn.
* Biện pháp 3: Nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng cho trẻ thông qua hoạt
động làm quen với khám phá khoa học với các hình thức ngoài tiết học:
- Hình thức này tạo điều kiện cho trẻ được vận động.
- Giúp trẻ hiểu thêm về môi trường xung quanh, phát triển ở trẻ khả năng quan sát và
khiếu thẩm mỹ. Thông qua hình thức này để giáo dục trẻ biết cách đối với thiên nhiên,
con người.
- Đối tượng quan sát phải đảm bảo phù hợp với nội dung bài học, đảm bảo thẩm mỹ.
- Qua hình thức này trẻ sẽ được tiếp xúc trực tiếp với các loại thức ăn thực phẩm. Do
vậy giáo dục cho trẻ tức là giáo dục trẻ hiểu được các thành phần vai trò ở từng loại
lương thực thực phẩm cụ thể nhanh hơn chính xác hơn.
- Hình thức ngoài tiết học gồm nhiều hình thức: Dạo chơi, hoạt động vui chơi, các
hoạt động khác: ăn trưa và ăn chiều
- Các tổ chức khác nhau sẽ hỗ trợ cho nhau giúp cho việc giáo dục trẻ hiệu quả cao
hơn.
3.1. Hoạt động góc:
- Tổ chức giáo dục dinh dưỡng ở các trò chơi trong góc phân vai
* Ví Dụ: Trò chơi cửa “hàng bách hoá”
Trò chơi “Cửa hàng ăn uống”
a. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ thể hiện được vai của mình và chơi sáng tạo.
Đỗ Thị Mai Hồng Nhung Trường MN Hoa Sim
10
Lồng ghép chuyên đề dinh dưỡng trong môn học khám phá khoa học
- Trẻ nói được tên thành phần dinh dưỡng của các loại lương thực thực phẩm
- Rèn khả năng tái tạo lại công việc của người lớn
- Trẻ chơi đoàn kết, thân ái với bạn bè.
b. Chuẩn bị:
- Đồ chơi cho cửa hàng bách khoá; Bộ đồ chơi rau, quả, hộp bánh, kẹo sữa
- Đồ chơi cho cửa hàng ăn uống: Bộ nấu ăn, Trang phục nhà bếp.
c. Tiến hành:
* Thỏa thuận chơi: Hát trò chuyện theo chủ đề.
- Cô giới thiệu góc chơi, nội dung của từng góc chơi
+ Góc phân vai: Trò chuyện về cửa hàng bách hoá: Các con đã được đến một của
hàng bách hóa nào chưa? Các con thấy ở đó như thế nào, hãy nêu những nhận xét của
các con về cửa hàng đó. (Gồm những ai? Ở đó có những gì? Nhân viên ở đó phải có
thái độ cư xử như thế nào?)
+ Cô nhắc lại: Người bán hàng phải chào khách mua hàng, phải nói được tên hàng và
giá trị dinh dưỡng của mặt hàng đó, quảng cáo các hàng. Người mua hàng đi mua phải
nói được tên, hỏi được người bán hàng về các chất dinh dưỡng có trong mặt hàng
mình cần mua.
+ Trò chơi cửa hàng ăn uống, phải biết chế biến ra các món ăn từ các thực phẩm được
mua về và nói được các chất dinh dưỡng của nhóm đó khi khách hỏi.
- Cô giáo dục thái độ cư xử của các trẻ với nhau trong khi chơi.
* Quá trình chơi:
- Cho trẻ chơi: Cô có thể nhập vai chơi cùng trẻ, cô quan sát gợi ý trẻ chơi.
Ví Dụ:
Cô: Bác ơi, cho tôi mua một chai nước cam bỏ tủ lạnh nhé, Tôi đang rất khát!
Người bánh hàng: Cô muốn uống cam à, nước đó rất tốt với cơ thể cô vì nó rất nhiều
vitamin c, giúp cô giải khát rất hiệu quả.
Cô: Nhưng chai nước Cam Bác bán bao nhiêu?
Người bánh hàng: Tôi bán 10 ngàn đó cô.
- Cô tạo tình huống để trẻ giao lưu giữa các nhóm chơi.
* Kết thúc:
- Cô đến từng nhóm nhận xét.
- Cho trẻ tự giới thiệu về các sản phẩm của nhóm chơi của mình.
- Cô nhận xét tuyên dương chung
3.2. Thông qua dạo chơi
- Thông qua một buổi dạo chơi vừa giúp trẻ nhận biết các đặc điểm cơ bản của đối
tượng, vừa giúp trẻ hiểu thêm về thành phần dinh dưỡng của đối tượng đó .
Ví dụ: Cho trẻ quan sát mô hình rau sạch của hộ gia đình kế bên trường
a. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết gọi được tên, đặc điểm, thành phần dinh dưỡng, của các loại rau trong
vườn rau.
- Mở rộng hiểu biết, phát triển thể lực, ngôn ngữ cho trẻ
- Trẻ biết tác dụng của rau đối với cơ thể từ đó trẻ có ý thức chăm sóc cây trồng có ích
và tăng cường ăn rau trong các bữa ăn
b. Chuẩn bị:
- Tư trang cho trẻ.
Đỗ Thị Mai Hồng Nhung Trường MN Hoa Sim
11
Lồng ghép chuyên đề dinh dưỡng trong môn học khám phá khoa học
- Địa điểm quan sát, sạch sẽ, an toàn
c. Tiến hành:
- Cô kiểm tra sức khoẻ của trẻ, cô cho trẻ xếp hàng dọc nối đuôi đi, cô quan sát và
hướng dẫn trẻ đi tới vườn rau. Giới thiệu nội dung buổi quan sát (cô cùng trẻ hát bài
“đuổi chim” đến “vườn rau”. Cho trẻ đứng ở vị trí phù hợp trò chuyện cùng trẻ)
+ Chúng ta đến đâu đây cả lớp (Vườn Rau a.)
+ Ai có nhận xét về vườn rau (Vườn rau rộng, có nhiều luống rau, có nhiều loại rau)
+ Trong vườn rau có loại rau gì? Rau cải trông thế nào? Tương tự với các loại rau:
Rau ngót, bí xanh, dưa leo, cà chua
+ Những loại rau này dùng để làm gì?( ăn uống chế biến các món ăn)
=> Cô khái quát lại và giáo dục trẻ trong rau có chứa nhiều Vitamin và chất sơ, muối
khoáng cho nên các con cần ăn nhiều rau rất tốt cho cơ thể mình, vậy để có rau ăn các
con phải chăm bón, bảo vệ luống rau xanh tốt nhé.
* Kết thúc: Nhận xét - tuyên dương
3.3. Hoạt động chiều:
- Tổ chức giáo dục dinh dưỡng cho trẻ vào các hoạt động chiều dưới hình thức ôn
luyện các hình thức đã học, nhằm giúp trẻ khắc sâu được kiến thức hơn.
- Chẳng hạn khi thực hiện chủ đề “Động vật nuôi trong gia đình” thì vào buổi chiều
cô cho trẻ ôn luyện qua trò chơi “Đố vui” về các loại động vật nuôi sau đó cô gợi cho
trẻ kể thêm về một số loại động vật được nuôi trong gia đình trẻ như heo, gà, vịt,
ngan, chim bồ câu Cho trẻ nói về nơi sống của các loại động vật mà trẻ kể. Cô kết
luận chung sau khi trẻ kể (Nơi sống, thức ăn, lợi ích ). Giới thiệu cho trẻ biết lợi ích
khi ăn, nuôi các loại động vật đó. Đặc biệt nói cho trẻ biết được trong thịt các loại
động vật đó chứa rất nhiều đạm, canxi, lipit là nguồn thực phẩm rất tốt cho cơ thể con
người, và chúng được chế biến rất nhiều món ăn, cho trẻ kể các món ăn được chế biến
từ một số loại động vật mà trẻ thích, và giáo dục trẻ ăn thức ăn chế biến từ các loại
động vật đó. Ví dụ: Khi nói về Gà: Hỏi trẻ biết gì về gà (Nơi sống, đặc điểm, thức ăn,
dinh dưỡng khi ăn thịt gà, các món làm ra từ gà).
3.4. Tổ chức các trò chơi về giáo dục dinh dưỡng:
Trong quá trình tổ chức giáo dục dinh dưỡng cho trẻ thông qua bộ môn làm quen
với môi trường xung quanh, ngoài các hình thức trên tôi còn áp dụng một số trò chơi
nhằm góp trẻ hiểu biết thêm về dinh dưỡng:
Ví dụ: Trong chủ đề: "Gia đình" Tôi đưa một số trò chơi như: "Kết bạn"; "Thic chế
biến thức ăn"; "Cửa hàng bán trái cây" Giúp trẻ luôn mở rộng sự hiểu biết và củng
cố thêm kiến thức về các nhóm thực phẩm có lợi cho sức khỏe và sự phát triển đối với
bản thân trẻ và tất cả mọi người.
Trong tiết học có chủ đề “Tìm hiểu về một số con vật nuôi trong gia đình” sau khi đã
cung cấp kiến thức tôi đã sử dụng trò chơi:"Bảng quay" giúp trẻ nhận biết tên gọi các
loại thực phẩm, các chất dinh dưỡng có nhiều trong thực phẩm đó.
Hoặc cho trẻ được chơi các trò chơi với lô tô: Phân nhóm các loại thực phẩm theo
các chất dinh dưỡng vào các tiết học có chủ đề các con vật sống trong gia đình.
Ngoài ra còn cho trẻ được trải nghiệm thông qua trò chơi bé tập làm nội trợ: cho trẻ
xếp lô tô theo quy trình pha nước chanh đường, pha sữa, làm sinh tố hoa quả, chế biến
các món ăn, làm bánh mì Bên cạnh đó với những nhóm thực phẩm gần gũi như rau
quả tôi không hề ngần ngại khi chọn vật thật hướng dẫn cho trẻ cách sơ chế đơn giản
Đỗ Thị Mai Hồng Nhung Trường MN Hoa Sim
12
Lồng ghép chuyên đề dinh dưỡng trong môn học khám phá khoa học
như rửa rau, củ, quả sạch hợp vệ sinh bằng nước muối, nhặt bỏ lá úa vàng, rửa dưới
vòi nước sạch,
Khi áp dụng các trò chơi trên vào trong các hoạt động tôi thấy trẻ rất hứng thú và
phát huy được tính tích cực do vậy luôn đạt kết quả cao.
V. Những kết quả đạt được:
- Qua việc đưa nội dung “Lồng ghép chuyên đề dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ mẫu
giáo trong môn khám phá khoa học”của trường nói chung, đặc biệt trẻ mẫu giáo lớn
nói riêng, các cháu đã hiểu được giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, ích lợi của các loại
lương thực, thực phẩm qua đó trẻ biết ăn uống đầy đủ, ăn hết suất và biết ăn uống văn
minh hợp vệ sinh. Biết tôn trọng những người đã làm ra thành phẩm, biết chăm sóc,
bảo vệ các loại cây, con Mạng lại lợ ích cho con người.
- Giáo dục dinh dưỡng qua môi trường xung quanh giúp trẻ tiếp thu kiến thức về dinh
dưỡng một cách nhẹ nhàng sâu sắc, từ đó các cháu đã có những hiểu biết nhất định về
dinh dưỡng, do đó trẻ đã có sức khoẻ tốt hơn.
- Kết quả đạt được trên tổng số 40 học sinh của lớp.
TT Các tiêu chí đánh giá Trước thực
nghiệm
Số trẻ
%
Sau thực
nghiệm
Số trẻ
%
1 Cân nặng cao hơn
bình thường
3 7.5 5 12.5
2 Cân nặng bình
thường
34 85.0 35 87.5
3 Suy dinh dưỡng vừa 3 7.5 0 0
4 Suy dinh dưỡng nặng 0 0 0 0
5 Chiều cao cao hơn so
với tuổi
2 5.0 5 12.5
6 Chiều cao bình
thường
31 72.5 34 85.0
7 Thấp còi độ I 7 17.5 1 2.5
8 Thấp còi độ II 2 5.0 0 0
c. Kết luận:
- Giáo dục dinh dưỡng là vấn đề quan trọng và cấp thiết trong quá trình phát triển của
trẻ. Khi trẻ hiểu được tầm quan trọng và cần thiết của các chất dinh dưỡng đối với sức
khoẻ và sự phát triển của cơ thể thì lúc đó trẻ ý thức được việc cung cấp chất dinh
dưỡng cho cơ thể. Trẻ hiểu được thực phẩm nào có nhiều chất dinh dưỡng cần thiết
cho cơ thể. Từ đó loại trừ được thói quen lười ăn kém ăn. Để giáo dục dinh dưỡng đạt
kết quả tốt cô cần có sự kiên trì liên tục, mọi lúc mọi nơi và lồng ghép có sáng tạo vào
các môn học nhất là môn .
- Qua môn khám phá khoa học sẽ góp phần hình thành và phát triển toàn diện về thể
chất cũng như nhân cách của trẻ sau này, bộ môn này đã cung cấp cho trẻ một số kiến
thức đơn giản, nhưng vô cùng quan trọng đối với cả trẻ em và người lớn.
- Tôi thấy vấn đề giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi nói riêng và các lứa
tuổi khác nói chung trong nhà. Nhà trường đã áp dụng kiến thức khoa học trong
chương trình chăm sóc giáo dục trẻ theo từng độ tuổi và đã đạt được kết quả cao.
- Đề tài này đã giúp tôi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, là một giáo viên
Đỗ Thị Mai Hồng Nhung Trường MN Hoa Sim
13
Lồng ghép chuyên đề dinh dưỡng trong môn học khám phá khoa học
mầm non luôn phải đặt nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ lên hàng đầu, luôn coi trẻ như
con và trở thành người mẹ thứ hai của trẻ.Giáo dục trẻ thành những chủ nhân tương
lai của đất nước, có nền tảng vững vàng về tri thức cũng như sức khoẻ để bước vào
tương lai một cách tự tin hơn.
- Việc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ không chỉ là nhiệm vụ của giáo viên gia đình của
trẻ mà còn là nhiệm vụ của toàn xã hội, để chuẩn bị cho thế hệ mới phát triển đầy đủ
sức khoẻ, nhân cách cũng như tri thức. Tôi đã áp dụng những kiến thức đã được học
để chăm sóc trẻ có những cách tổ chức giáo dục dinh dưỡng cho trẻ thật sự bổ ích để
trẻ tiếp thu tốt từ đó phát triển tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp.
Qua thực tế chăm sóc và giảng dạy nói chung và chăm sóc giảng dạy trẻ mẫu giáo lớn
nói riêng. thông qua việc mạnh dạn đưa nội dung giáo dục dinh dưỡng, trẻ mẫu giáo
lớn trong quá trình hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh tôi đã rút ra
cho mình bài học kinh nghiệm sau:
- Muốn giảm được tỉ lệ suy dinh dưỡng thì giáo viên phải làm được những vấn đề sau
1. Cô giáo phải thực sự là người yêu nghề, mến trẻ luôn coi mình như người mẹ hiền
thứ hai của các con lúc đó bản thân mới thật sự yêu thương và chăm sóc cho con cái
mình một cách tốt nhất, trách nhiệm nhất.
Cô giáo hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của dinh dưỡng, liên quan đến sức khoẻ
bệnh tật của trẻ, từ đó cô xác định trách nhiệm trong công tác chăm sóc về dinh dưỡng
cho trẻ.
3. Cô giáo phải gần gũi với trẻ nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, biết cách
chăm sóc cho trẻ biếng ăn quan tâm đến những trẻ ăn yếu, động viên trẻ ăn hết suất,
hết khẩu phần ăn.
4. Cô giáo biết nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo từng độ tuổi biết khẩu phần ăn như
thế nào là đầy đủ các chất dinh dưỡng và hợp lý đối với một trẻ, biết giá trị dinh
dưỡng của các thực phẩm thông thường của các địa phương.
5. Cô giáo biết phối kết cùng cô cấp dưỡng xây dựng thực đơn khẩu phần ăn đủ chất
dinh dưỡng và cân đối giữa các chất.
6. Cô giáo biết những điều cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm, biết cách chọn mua
thực phẩm, bảo quản và chế biến thực phẩm.
7. Thường xuyên theo dõi sức khoẻ của trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng, hiểu được ý
nghĩa mục đích của việc theo dõi sức khoẻ cho trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng.
8. Giáo viên biết vận dụng linh hoạt sáng tạo khi đưa nội dung giáo dục dinh dưỡng
cho trẻ một cách nhẹ nhàng sâu sắc, luôn lắng nghe, tự học tập bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ, luôn mạnh dạn tham gia giảng dạy các chuyên đề các cấp để rút ra kinh
nghiệm cho bản thân.
9. Biết phối hợp giữa gia đình và nhà trường, theo dõi sức khoẻ và khả năng học tập
của trẻ để cùng nhau giáo dục và chăm sóc trẻ một cách khoa học, để đạt được kết quả
cao nhất.
10. Không bằng lòng với kết đạt được mà phải luôn ra sức phấn đấu tự học tập, trau
dồi thêm những kinh nghiệm quý báu từ những người đi trước, trên sách báo, trên các
phương tiện truyền thông như: ti vi, đài, mạng internet Nhằm vươn lên đỉnh cao của
sự nghiệp cũng như làm tốt trách nhiệm, tinh thần của những người mẹ vì những đứa
con thân yêu của mình
C. Kiến nghị:
Đỗ Thị Mai Hồng Nhung Trường MN Hoa Sim
14
Lồng ghép chuyên đề dinh dưỡng trong môn học khám phá khoa học
1. Đối với trường
- Phối hợp cùng hội phụ huynh đầu tư cho mỗi lớp một bộ máy vi tính và nhà trường
ít nhất một bộ máy chiếu để giáo viên có thể sử dụng vào giảng dạy.
- Mua băng, đĩa về chương trình Kistmast để góp phần nhận thức, luyện tập và củng
cố kiến thức cho trẻ, giúp trẻ có thêm phần hứng thú trong các hoạt động.
2. Đối với tổ chuyên môn của trường
- Cần mạnh dạn hơn trong việc đưa những chương trình lồng ghép về dinh dưỡng, sức
khỏe vào các đề tài trong các chủ điểm mà nghành mầm non yêu cầu.
3. Đối với lãnh đạo cấp trên
- Bản thân giáo viên cũng muốn được tìm hiểu hơn nữa về dinh dưỡng đối với trẻ để
theo dõi trẻ được sát sao hơn do vậy nếu được xin phòng giáo dục hãy mở thêm một
số cuộc thi về dinh dưỡng, các lớp tập huấn để giáo viên có thêm cơ hội được học tập
và trau dồi.
Ý kiến đánh giá của các cấp lãnh đạo Người viết
Đỗ Thị Mai Hồng Nhung
Đỗ Thị Mai Hồng Nhung Trường MN Hoa Sim
15