Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tầm quan trọng của Ký sinh trùng đường ruột ở Viêt Nam pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.6 KB, 5 trang )

Tầm quan trọng của Ký sinh trùng
đường ruột ở Viêt Nam

Ký sinh trùng rất phổ biến trên thế giới nhất là ở những nước đang phát triển và
gây bệnh cho hàng triệu người. Người ta ước lượng gần 550 triệu người ở chấu Á,
65 triệu ở Chấu Phi, 45 triệu ở Châu Mỹ là tinh mắc bệnh giun đũa.
Ngoài ra:
- 1/4 dân trên thế giới mắc bệnh giun móc.
- 500 triệu người mang bào nang smib.
- 300 triệu người mắc bệnh sán máng.
- 35 triệu người mắc bệnh giun lươn.
Riêng ở Việt Nam, những bệnh gây nên bởi ký sinh trùng đường ruột cũng rất phổ
biến vì những lý do sau đây:
- Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới, khí hậu nóng và ẩm ướt, rất thuận lợi cho sự
phát triển của ký sinh trùng đường ruột.
- Dân chúng chưa được giáo dục đúng mức về vệ sinh công cộng: Việc đi tiêu bừa
bãi, để heo chó ăn phân người, để ruồi nhặng đậu trên thức ăn tạo điều kiện cho
trứng giun sán, bào nàn amib phân tán và lây lan dễ dàng hơn.
- Vì thiếu phân hoá học, nhân dân thường dùng phân người còn tươi, chưa ủ, chứa
đầy trứng giun sán, bào nang amib để bón rau cải.
Theo cuộc điều tra của Bộ môn ký sinh trùng trườn Đại học Y khoa Hà Nội tiến
hành từ 1955 đến 1970, những nét nổi bật của tình hình giun ký sinh ở miền Bắc
trong thời gian đó như sau:
- Tỷ lệ ký sinh rất cao (86- 98%)
- Mức độ ký sinh lớn (89% những người có bệnh có 2 loại giun sán trở lên)
- Số lượng ký sinh trùng trong cơ thể rất cao (có những trường hợp trên 1000 giun
đũa, trên 600 giun tóc ở một người).
- Mức độ tái nhiễm nặng (có 90% người bị tái nhiễm 6 tháng sau khi tẩy sạch giun
đũa).
- Ngoại cảnh bị ô nhiễm nặng. Mỗi mẫu đất đều tìm thấy trứng giun đũa (trong
0m250 đồng bằng có 6 – 7 trứng , vùng núi có một trứng, vùng ven biển có 59,6


trứng; ở nước: 1 lít nước ở ngoại thành có từ 1 đến 17 trứng, 70% ruồi nhà có
trứng giun trên thân.
- Đặc biệt trẻ em bị nhiễm giun nặng ở nhiều vùng 100% trẻ em dưới 10 tuổi bị.
Trong những năm gần đây, việc sử dụng phổ cập cầu tiêu 2 ngăn vừa tránh nạn đi
tiêu bừa bãi vừa tạo điều kiện ủ phân kín tại chỗ đã làm giảm rõ rệt tỷ lệ người
mắc bệnh.
Ở miền Nam, tỷ lệ nhiễm giun tuy không cao bằng miền Bắc nhưng cũng khá quan
trọng. Theo cuộc điều tra của Bộ môn ký sinh trùng khoa Y, trường Đại học Y
Dược Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành trong những năm 1979 – 1981 tỷ lệ trung
bình người mắc bệnh giun như sau:
- Giun đũa: 20%
- Giun móc 10%
- Giun kim: 9% người lớn, 35% ở trẻ em.
- Giun tóc: 2%
Tuy nhiên trẻ em bị nhiễm nặng nhất là trẻ em ở thành phố Hồ Chí Minh vò sống
chung đụng nhiều hơn, đường xá nhiều bụi bặm, thức ăn được bày bán la liệt dọc
lề đường.
Tại Tp. Hồ Chí Minh, tỷ lệ các cháu ở nhà trẻ bị nhiễm giun kim từ 45-55% còn ở
nhiều trường cấp I. II, tye lệ học sinh bị nhiễm giun kim và giun đũa từ 80-92%.
Ở Việt Nam, ngoài những giun kể trên rất phổ biến, còn gặp những ký sinh trùng
đường ruột sau đây nhưng ở mức độ thấp hơn nhiều (1-7%).
- Giun: giun lươn
¬- Đơn bào:
+ amib Entamboeba histolytica.
+ Trùng roi Giardia intestinalis
- Sán:
+ Sán dải heo
+ Sán dải bò
+ Sán lá nhỏ ở gan.
- Sán lá lớn ở ruột

Ký sinh trùng đường ruột ngoài việc gây những rối loạn tiêu hoá còn có thể:
* Gây những tai nạn cấp tính thường làm chết người như:
- Ký sinh trùng amib gây những vết lở ở ruột và áp xe ở gan, phổi, não.
- Giun đũa có thể làm tắc ruột, viêm màng bụng, viêm ruột thừa, tắc ống dẫn mật
gây áp xe gan là những biến chứng thường phải mổ cấp cứu. Ở Sri Lanca, bệnh
giun đũa là bệnh đứng hàng thứ ba gây nhiều tử vong nhất ở trẻ em.
- Giun móc gây chứng thiếu máu trầm trọng, làm chết hàng trăm ngàn người mỗi
năm trên thế giới và bệnh giun móc nằm trong danh sách những bệnh bắt buộc
phải khai báo ở nhiều nước châu Mỹ la tinh.
* Tấn công liên tục làm cho bệnh trở thành mãn tính và điều này có những ảnh
hưởng tai hại đến sự phát triển của trẻ em ở những xứ kém mở mang, vốn đã thiếu
dinh dưỡng.

×