Tải bản đầy đủ (.pdf) (697 trang)

Tìm hiểu tâm hồn nga qua bài hát nga báo cáo tổng kết đề tài nckh cấp trường năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.04 MB, 697 trang )

C

Mẫu T05

Đại học Quốc gia Tp.HCM
Trường Đại học KHXH&NV

Ngày nhận
hồ sơ
(Do P.QLKH-DA ghi)

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NCKH
CẤP TRƯỜNG NĂM 2013

Tên đề tài:
TÌM HIỂU TÂM HỒN NGA QUA BÀI HÁT NGA

Tham gia thực hiện
Học hàm, học vị,
Họ và tên
1. TS. Bùi Mỹ Hạnh

TT

Chịu trách
Điện thoại
Email
nhiệm
Chủ nhiệm 0918589959
m


TP.HCM, tháng 9 năm 2013


LỜI CẢM ƠN

Trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn – Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Phịng Quản lý Khoa họcDự án đã tài trợ kinh phí và tạo điều kiện giúp đỡ chúng tơi hồn thành cơng trình
này.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 9 năm 2013
Chủ nhiệm đề tài

Bùi Mỹ Hạnh


MỤC LỤC

TÓM TẮT............................................................................................................ 1
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 3
PHẦN MỘT. CÁC KHÁI NIỆM VỀ TÂM HỒN NGA VÀ BÀI HÁT ............ 6
1. KHÁI NIỆM “TÂM HỒN NGA” ......................................................................... 6
2. VAI TRÒ BÀI HÁT TRONG TÂM HỒN NGƯỜI NGA .................................. 10

PHẦN HAI. TÂM HỒN NGA TRONG BÀI HÁT .......................................... 16
1. BÀI HÁT VỀ LỊNG U NƯỚC...................................................................... 16
2. BÀI HÁT VỀ TÌNH CẢM DÀNH CHO GIA ĐÌNH, NGƯỜI THÂN .............. 33
3. BÀI HÁT VỀ CHIẾN TRANH ........................................................................... 55
4. BÀI HÁT VỀ TÌNH YÊU .................................................................................... 94
5. BÀI HÁT VỀ TÌNH YÊU CUỘC SỐNG, TÌNH BẠN..................................... 136


KẾT LUẬN.......................................................................................................... 5
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 8
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 10


1

TĨM TẮT

Đề tài: Tìm hiểu tâm hồn Nga qua các bài hát Nga
Khái niệm về tâm hồn được xem xét trên quan điểm ngôn ngữ (qua định
nghĩa “tâm hồn” trong các từ điển tiếng Nga), và dưới góc cạnh tâm lý, xã hội.
Tâm hồn Nga được thể hiện trực tiếp và trung thực qua các bài hát Nga.
Bài hát đóng vai trò quan trọng đối với tâm hồn Nga, bởi nó đồng hành với người
Nga suốt cuộc đời và trở thành một bộ phận không thể tách rời của thực thể tinh
thần Nga.
Qua ngôn từ bài hát Nga, tác giả thử đưa ra và lý giải những nét đặc trưng
của tâm hồn và tính cách của người Nga, nếp tư duy của dân tộc Nga, cũng như
phản ánh những thăng trầm trong lịch sử đất nước và xã hội Nga qua những thời
kỳ chủ yếu trong thế kỷ 20.
Để thực hiện đề tài tác giả đã sưu tầm 500 bài hát Nga thuộc mọi thời kỳ và
thể loại như dân ca, romans, hành khúc, bài ca chính thức và chủ yếu là ca khúc
trữ tình… của các tác giả chuyên nghiệp và một số ca khúc tác giả nồi tiếng.
Các bài hát Nga chủ yếu là các bài thơ do các nhà thơ sáng tác rồi được phổ
nhạc bởi các được các nhạc sĩ chuyên nghiệp. Trong quá trình xử lý, các bài hát
được dịch ý là chủ yếu để phục vụ cho mục đích nghiên cứu đề tài. Ngồi ra, có
nhiều bài hát (nhất là những bài được nhiều người Việt Nam biết đến) còn được
dịch thành thơ hoặc có lời Việt.
Các bài hát Nga được phân loại theo các chủ đề dựa trên các nội dung và
tương ứng với các nét chính của tâm hồn Nga: bài ca yêu nước thể hiện tình yêu

đối với Tổ quốc, đất nước, thiên nhiên; bài hát về mẹ, hát ru thể hiện lòng yêu
thương người thân; bài hát về chiến tranh thể hiện lòng dũng cảm, kiên cường
trong chiến đấu bảo vệ gia đình, người thân, quê hương, Tổ quốc; bài hát về tình
u đơi lứa; bài hát về tình người, tình bạn, tình u cuộc sống thể hiện lịng nhân
hậu và triết lý sống.
Cơng trình giúp sinh viên học Nga và những người quan tâm đến nước Nga
hiểu rõ thêm về đất nước, dân tộc và văn hóa Nga.


2

ABSTRACT
Topic: Research of the Russian soul through the Russian songs
The concept of the soul is considered from the linguistic point of view
(through the definitions of “soul” in Russian dictionaries), and in psychological
and social aspects.
The Russian soul is expressed through direct and honest Russian songs. The
song plays an important role for the Russian soul, because it is associated with
Russian life and become an inseparable part of the Russian spirit entity.
Through lyrics of the Russian songs the author try to define and explain
features of the Russian soul, the character and mentality of the Russian people,
and also to reflect the ups and downs in the history of Russian country and society
through the major era in the 20th century.
To do the research the author collected more than 500 Russian songs of the
different periods and genres, such as folk song, romance, march, anthem, and
mainly lyrical songs.... of professional poets and compositors, and also some wellknown author's songs.
Russian songs mainly are poems written by professional poets and on them
music is written by professional composers. In the course of processing, transfer
meaning for the sake of the studying purpose on a subject was made generally.
Besides, many songs (especially known songs in Vietnam) also are translated as

poetry or lyrics (verses or songs).
The Russian songs were classified by subjects, on the basis of their contents
and according to the main features of the Russian soul: patriotic songs, expressing
love to the country, Fatherland, the nature; songs about mother, lullabies, showing
love to dear people; songs about war, showing courage, firmness in protection of
his family, dear people, the hometown, the country; songs about love; songs about
friendship, about love to life which express kindness and philosophical thinking of
life.
Work helps the students studying Russian, and people who are interested in
Russia, in their studying about Russia, about the Russian people and the Russian
culture.


3

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Tâm hồn Nga bí ẩn luôn gợi sự quan tâm thú vị của người nước khác khi họ
học tiếng Nga, nghiên cứu lịch sử, văn học, văn hóa Nga.
Tâm hồn Nga có một dạng thức thể hiện đặc biệt trung thực và sinh động –
đó là bài hát. Trong bài hát là tâm hồn dân tộc! A.M. Gorky từng nói, bài hát Nga
là lịch sử Nga. Cùng bài ca ta sẽ dễ đi hơn trên đường đời. Bài hát làm say đắm
tâm hồn, làm tâm hồn trong sạch hơn, hoàn thiện hơn. [32]
Những bài hát Nga vui và buồn, nhộn nhịp và trữ tình là bạn đồng hành của
người Nga trong suốt cuộc đời họ. Với lời ca tiếng hát, người Nga đốn củi dựng
nhà, xây thành phố, nói lời yêu thương nhau và ru con trẻ. Những bài hát bình dị,
chân thành và tha thiết ở mọi thời đại đều phản ánh độ rộng của tâm hồn người
Nga, tình yêu của họ với quê hương ruột thịt, thiên nhiên kỳ thú và những người
anh hùng của dân tộc. Các bài hát Nga phản ánh lịch sử nước Nga có khả năng

giúp ta hiểu được sự phát triển của nước Nga qua từng thời kỳ, biết được nhiều
truyền thống, tính cách và thế giới nội tâm của dân tộc Nga.
“Bài ca giúp ta dựng xây và sống”, “Lòng vui phơi phới nhờ bài hát vui”,
“Bài ca sưởi ấm lòng ta trong rét buốt”… – đó là những lời ca khiến người Nga
sống, yêu, hy vọng và chiến đấu. Bắt đầu từ thời Nội chiến, bài hát Xô Viết đã trải
qua một chặng đường dài lịch sử. Trong những năm đầu của nhà nước Xô Viết
chính bài ca đã giúp nhân dân Nga vượt qua nạn đói, lạnh và điêu tàn. Cùng bài ca
người Xơ Viết xây dựng các nhà máy, tuyến đường sắt BAM, khai phá Siberi. Nếu
khơng có các bài ca thời Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, những bài ca sưởi ấm lịng
chiến sĩ trong những cơng hào ẩm ướt lạnh giá, thì có lẽ cuộc chiến đã kéo dài hơn.
“Niềm tin đó, trong màn tối giữ bom đạn / Để cho anh vẫn nguyên lành đây.”
Cùng câu hát trên môi, người lính Nga dâng lên tấn cơng, cứu người bị thương, hy
sinh thân mình. Bài hát đã giúp hậu phương Xơ Viết không ngủ thiếp đi bên cỗ
máy, giúp họ trải qua nạn đói thời phong tỏa. “Địa chỉ của chúng tơi khơng có số
nhà, khơng có phố, địa chỉ của tôi là Liên Bang Xô Viết”. Người dân Xô Viết từng
hát chúng khi dành lại đất nước sau khi bị quân giặc phát xít biến đất nước thành
những đống đổ nát và hoang mạc, giúp họ khai khẩn đất hoang và phóng đi những
con tàu vũ trụ, khai phá Bắc Cực và Nam Cực, xây dựng BAM… Nhiều thế hệ trẻ
được giáo dục trong những bài hát. Họ hát chúng trong trại hè thiếu nhi thế giới
Artek và quanh lửa trại, trong những buổi thi đấu thể thao, trong nông trang và đội
xây dựng đường sắt…
Bài hát Nga luôn đã và sẽ thể hiện ý thức dân tộc Nga, tính cách Nga và
tâm hồn Nga. Những truyền thống từ nhiều thế hệ sẽ được kế tiếp với sự nâng niu,
trân trọng. Bài hát thực sự là hiện thân của tâm hồn Nga, một phần không thể tách


4

rời của thực thể tinh thần Nga. Do đó, việc nghiên cứu ngôn từ bài hát Nga sẽ giúp
ta hiểu rất nhiều về tâm hồn Nga. Đó chính là lý do chọn đề tài của công trinh này.

2. Mục tiêu đề tài
Mục tiêu của cơng trình nghiên cứu này là tìm hiểu tâm hồn, tính cách của
dân tộc Nga qua lời (ca từ) của các bài hát Nga.
Qua ngôn từ bài hát Nga tác giả thử đưa ra và lý giải những nét đặc trưng
của tâm hồn và tính cách của người Nga, cũng như phản ánh những thăng trầm của
lịch sử đất nước và xã hội Nga qua những thời kỳ chủ yếu trong thế kỷ 20.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để thưc hiện đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp thu thập tài liệu, thông
tin và kết hợp các phương pháp chính trong xử lý tài liệu như phân loại, phân tích,
mơ tả, và tổng hợp.
4. Sơ lược tình hình nghiên cứu đề tài
Đất nước Nga, con người Nga và các truyền thống văn hóa Nga đã được
nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau. Riêng về bài hát Nga (với nhiều bài nổi
tiếng khắp thế giới) được nghiên cứu như một cơng trình khoa học riêng biệt để
tìm hiểu tâm hồn người Nga thì chưa có. Năm học 2001-2002 một nhóm sinh viên
khoa Ngữ văn Nga đã thực hiện đề tài “Dân ca Nga qua các thời kỳ” nhưng rất sơ
sài, phiến diện, có nhiều thiếu sót và hạn chế nên hầu như khơng có giá trị khoa
học. Ngày 05.10.2002, hội thảo “Giai điệu Nga” được tổ chức tại Nhạc viện Thành
phố Hồ Chí Minh nhưng chỉ đi sâu vào phần nhạc, không đề cập đến ca từ.
5. Đóng góp của cơng trình
Để thực hiện đề tài tác giả đã sưu tầm 500 bài hát Nga thuộc mọi thời kỳ và
thể loại như dân ca, romans, hành khúc, bài ca chính thức và chủ yếu là ca khúc
trữ tình… của các tác giả chuyên nghiệp và một số ca khúc tác giả nổi tiếng.
Các bài hát Nga chủ yếu là các bài thơ do các nhà thơ sáng tạo rồi được phổ
nhạc bởi các được các nhạc sĩ chuyên nghiệp. Trong quá trình xử lý, các bài hát
được dịch ý là chủ yếu để phục vụ cho mục đích nghiên cứu đề tài. Ngồi ra, có
nhiều bài hát (nhất là những bài được nhiều người Việt Nam biết đến) cịn được
dịch thành thơ hoặc có lời Việt.
Các bài hát Nga được phân loại theo các chủ đề dựa trên các nội dung và
tương ứng với các nét chính của tâm hồn Nga: bài ca yêu nước thể hiện tình yêu

đối với Tổ quốc, đất nước, thiên nhiên; bài hát gia đình, người thân thể hiện tình
cảm gia đình, tình u dành cho cha mẹ, ngơi nhà cha mẹ, đặc biệt là tình mẫu tử
được thể hiện trong các bài hát về mẹ, bài hát ru; bài hát về chiến tranh thể hiện
lòng dũng cảm, kiên cường trong chiến đấu bảo vệ gia đình, người thân, quê
hương, Tổ quốc; bài hát về tình u đơi lứa; bài hát về tình người, tình bạn, tình
yêu cuộc sống thể hiện lòng nhân hậu và triết lý sống.


5

Cơng trình nghiên cứu này sẽ giúp sinh viên khoa Nga và những người
quan tâm đến nước Nga hiểu rõ thêm về đất nước, dân tộc và văn hóa Nga thơng
qua các bài hát Nga.
6. Cấu trúc cơng trình
Cơng trình bao gồm các phần chính sau đây:
Mở đầu
Phần Một. Khái niệm về tâm hồn Nga: các định nghĩa và khái niệm về tâm
hồn Nga, những nét cơ bản của tâm hồn Nga và vai trò bài hát đối với tâm hồn
Nga.
Phần Hai. Tâm hồn Nga trong bài hát: các nhóm bài hát theo nội dung chủ
đề tương ứng với các đặc điểm của tâm hồn Nga.
Kết luận
Phụ lục. Các bài hát Nga: bao gồm ca từ nguyên bản tiếng Nga, bản dịch
sang tiếng Việt (dịch ý và/hay dịch thơ và lời Việt).


6

PHẦN MỘT. CÁC KHÁI NIỆM VỀ TÂM HỒN NGA VÀ BÀI HÁT


1. KHÁI NIỆM “TÂM HỒN NGA”
Nghiên cứu văn hóa truyền thống Nga trải dài nhiều thế kỉ. Thoạt nhìn có
vẻ như khái niệm “tâm hồn Nga” đã được nghiên cứu từ lâu và gần như trọn vẹn.
Nền văn hóa của quốc gia Nga đã được nghiên cứu từ nhiều quan điểm đôi khi đối
lập nhau. Sự đa dạng của nền văn hóa này khiến ta kinh ngạc và thán phục. Cho
đến nay vẫn khơng ai có thể nêu một cách đầy đủ và dễ hiểu tính cách con người
Nga như một chủ thể của một nền văn hóa giàu có và đặc sắc như thế. Tinh thần
Nga trở thành một loại câu đố hóc búa đối với những dân tộc khác. Bề rộng của
tâm hồn Nga là khái niệm được xác định không chỉ qua một hai thế hệ mà phải
nhiều thế kỉ lâu dài. Và cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa đưa ra một định
nghĩa đầy đủ về tâm hồn Nga như một hiện tượng của văn hóa Nga.
Bản thân thuật ngữ “tâm hồn” cũng có nhiều định nghĩa.
Trong Từ điển Triết học, “tâm hồn” trong nghĩa dùng thường được coi là
tập hợp của các động cơ, ý muốn của con người, đối lập với thân thể và vật chất.
Khái niệm khoa học về tâm hồn thường phân biệt tâm hồn, khác với tinh thần của
một cá thể, là tập hợp của những hiên tượng tâm lý (đặc biệt là tình cảm và mong
muốn) gắn chặt với cơ thể. Ý nghĩ và tình cảm làm thành đời sống nội tâm, thế
giới bên trong của con người.
Cũng theo Từ điển Triết học, người nguyên thủy cho rằng con người có hai
phần: thể xác và tâm hồn. Tâm hồn chính là cội nguồn của tâm lý con người. Tâm
hồn là bất tử, con người sau khi chết cịn có cuộc sống của tâm linh.
Cách hiểu triết học về tâm hồn như một thực thể dẫn đến việc gắn cho nó
những tính chất của một chất tinh tế nhất. Theo Platon, tâm hồn là phi vật chất và
có trước tồn tại. Aristot gọi tâm hồn là chí hướng, mục đích như một động lực,
mơt khởi đầu tích cực của một cơ thể sống, chỉ có tâm hồn lý trí của con người
(tinh thần) mới có thể tách rời khỏi thể xác và bất tử [14].
Từ điển Tiếng Nga Hàn lâm nhỏ (MAS) định nghĩa tâm hồn như sau: 1.
Thế giới nội tâm của con người, xúc cảm, tâm trạng, tình cảm… của con người. 2.
Tập hợp những tính chất, những nét đặc trưng của nhân cách; tính cách của con
người [1].

V. Dal, nhà soạn từ điển tiếng Nga nổi tiếng, định nghĩa tâm hồn là “một
thực thể tinh thần bất tử có trí tuệ và ý trí… Tâm hồn là cơ thể không xác thịt của
tinh thần, ở nghĩa này thì tinh thần cao hơn tâm hồn” [3].
Theo từ điển Ozhegov, tâm hồn là: “Thế giới nội tâm, tâm lý, ý thức của
con người”. Đó cũng là: “cái khởi đầu bất tử phi vật chất, siêu nhiên trong con


7

người, phần vẫn tiếp tục sống sau cái chết của con người trong các quan niệm tôn
giáo”. [8]
Như vậy, tâm hồn là một khái niệm đa diện. Đó vừa là tập hợp các động cơ,
vừa là thực thể đặc biệt, vừa là thực thể nhân cách, là thế giới nội tâm của con
người.
Trong các văn bản cổ, tâm hồn trước hết là cái thiện ngợi ca cuộc sống.
Nhưng lý do tại sao có khái niệm “tâm hồn Nga” mà khơng có các khái
niệm “tâm hồn Mỹ”, “tâm hồn Đức”. Hơn nữa, trong ý nghĩ của người nước ngoài,
khái niệm Nga cịn có thêm tính ngữ “bí ẩn”: “tâm hồn Nga bí ẩn” hay “nét bí ẩn
của tâm hồn Nga”. Vậy hiện tượng văn hóa Nga này hàm chứa những gì?
Có quan điểm cho rằng “tâm hồn Nga” là một trong những khuôn mẫu
(stereotype) hiện hành đặc trưng riêng chỉ cho Nga giống như búp bê gỗ
matryoshka, cây bạch dương hay đàn balalaika vậy. Người Đức lại có khn mẫu
là tính đúng giờ, chính xác tuyệt vời, người Pháp là tình yêu lãng mạn, người Mỹ
– giấc mộng, còn người Nga là tâm hồn.
Tầm quan trọng của khái niệm này trong nền văn hóa Nga được khẳng định
bởi tính đa diện trong việc giải thích khái niệm: đó vừa là nét đặc biệt của linh hồn
Nga (“тайна русской души” – “bí ẩn của tâm hồn Nga”); vừa là thế giới nội tâm
của con người (ví dụ trong cụm từ cố định “вложить всю душу” – “đặt cả tâm
sức”); vừa là chính bản thân con người như một nhân vật (“душа общества” –
“linh hồn của xã hội”); và các thuộc tính của bản chất của con người (“добрая

душа” – “lịng tốt”); đó cũng đơn giản là con người (“в доме ни души” – “khơng
có ai trong nhà"); là khởi đầu bất tử của con người (“подумать о душе” – “nghĩ
về tâm hồn”); là thước đo sự cởi mở của một cá nhân (“со всей душой” – “với tất
cả tấm lòng”); là cái chết về mặt tinh thần-xã hội của con người (“мертвые души”
– “những linh hồn chết”), v.v. [8].
Khái niệm “tâm hồn là thước đo mọi sự” của người Nga xa lạ đối với người
phương Tây. Ý niệm về lương tâm và cái thiện đối với họ rất trừu tượng.
“Tâm hồn Nga” bí ẩn làm kinh ngạc cả những người hâm mộ cũng như thù
địch nó bởi tính thái q trong thái độ đối với tất cả luật điều, bởi sự vượt ngưỡng
giới hạn thường xun của nó.
Trong ý nghĩa tích cực, nó được hiểu là độ rộng và sự cởi mở của tâm hồn,
lòng khát vọng đến cái cao đẹp, khả năng lập nên chiến cơng và hy sinh, khơng có
tính toán nhỏ nhen.
Tâm hồn Nga nhạy cảm với xu hướng thần bí, dễ bị cám dỗ, dễ dàng rơi
vào sự pha trộn và sự thay thế.


8

“Hậu quả của cảm giác gắn kết chung và đồng sở hữu tất cả đó là sự tranh
luận mà ở phương Tây thường xảy ra giữa những người khác nhau nhưng ở Nga
thì lại diễn ra trong nội tâm của một con người” như Billington viết [dẫn theo 2].
Nga là một đất nước rộng lớn với dân cư đa sắc tộc, vì vậy nảy sinh một
câu hỏi: “tâm hồn Nga” có những đặc tính địa lý nào khơng?
Ở đây, điều đáng chú ý trước tiên là lịch sử hình thành của nhà nước Nga.
Konstantin Krylov đã viết trong một bài báo của ơng về khí hậu khủng khiếp của
nước Nga: “Người Nga trong một thời kỳ rất dài từng là một dân tộc sống trong sự
cô lập địa lý và văn hóa. Khoảng cách lớn cùng với khí hậu khủng khiếp và vô
cùng bất tiện để vượt qua các vùng không gian đã cản trở bất cứ di động nào. Cuộc
hành trình nào cũng là một hoạt động tốn kém và khơng an tồn”. Điều này dẫn

đến một kết luận đơn giản: người Nga là nhóm sắc tộc vơ cùng đồng nhất và sự
phân tán các đặc điểm của người Nga trên cả một không gian mênh mông từ
Kaliningrad đến Vladivostok ít hơn hai lần so với dân cư Tây Âu [dẫn theo 2].
Nếu theo dõi sự hình thành và phát triển của nền văn hoá Nga từ khởi đầu
cho đến nay sẽ trở nên rõ ràng rằng nền văn hóa này là một hệ thống xác định của
các sự kiện mang tính quy luật dù ngẫu nhiên ở một mức độ nào đó.
Người Nga từ thời cổ đại đã sẵn sàng đối với bất kỳ khó khăn và mất mát
nào, bởi chính chúng đã tạo nên cuộc sống hàng ngày và văn hóa đời thường của
người Nga. Thực tế này được mô tả bởi nhiều nhà nghiên cứu. Và đây là những gì
Alexandr Vlasyevich Tereschenko đã viết về điều này trong “Lịch sử văn hóa dân
tộc Nga”: “Người Xlavơ thuở đầu sống phân tán khắp châu Âu và các khu vực ven
biển Anatolia khinh thường cái oi bức và lạnh giá, quen với mọi thiếu thốn và
nhiều mất mát. Một cái bánh pizza thơ hẩm cũng là món ngon đối với họ, một nền
đất ẩm ướt cũng thường là nơi nằm ngủ của họ. Họ tự hào về sức mạnh thể chất
của mình và khơng hề quan tâm đến vẻ bề ngoài. Thường thường họ với bụi đất
bám đầy người ngồi tranh luận với nhau không về trang sức và quần áo đắt tiền mà
về vấn đề nhân phẩm là ở sức mạnh, lòng dũng cảm và khéo léo, vì chính nhờ
những phẩm chất này mà họ leo lên được những vách đá dựng đứng, vượt qua
những dịng sơng sâu. Màu da sáng của họ đen đi dưới ánh nắng mặt trời, tóc họ
phần lớn có màu vàng nâu” [12].
Tất cả những phẩm chất nêu trên mà người Xlavơ có được là kết quả hợp lý
của q trình hoạt động sinh sống của họ. Những khó khăn đã tơi luyện tinh thần,
giáo dục lòng kiên cường và độ cứng của tính cách, phát triển trực giác giúp họ
định hướng trong những tình huống phức tạp hàng ngày.
Nhưng khơng thể nói rằng mọi chướng ngại vật mà tổ tiên người Nga trải
qua đã khiến họ trở thành người tàn nhẫn và cay độc với tâm hồn chai sạn, vô cảm.
Ngược lại, chính những chướng ngại đó đã rèn luyện ở người Nga kỹ năng đồng
cảm, chịu đựng, giúp đỡ, hiểu và chấp nhận… cả những người ngoại lai và dân tộc
khác. Vì vậy tâm hồn Nga dễ mở ra cho tình cảm, sự đồng cảm và lịng tốt. Và tất



9

cả điều này khơng phải là sự lý tưởng hóa và cũng không phải là huyền thoại, mà
là sức mạnh của tâm hồn Nga và lịch sử Nga.
Những quan niệm này được phản ánh khá sâu trong văn hóa dân gian Nga.
Ví dụ, truyện cổ tích Nga tồn bộ thấm đượm lòng nhân hậu êm ái. Bài hát Nga là
sự thổ lộ trực tiếp tình cảm chân thành ở mọi dạng thức. Tình cảm thống trị trong
tâm hồn Nga ln ln là đức tin và tình u. Trí tuệ và lý trí được chính đức tin
và tình u đưa vào hoạt động tinh thần sáng tạo.
Một đặc điểm quan trọng nữa của người Nga là sự vươn tới tự do và tình
u tự do vơ hạn, trái tim và nhận thức của người Nga cần được tự do hít thở.
Tự do vốn có ở người Nga do chính bản chất. Nó được cảm nhận trong tất
cả: trong sự mượt mà chậm rãi và du dương của lời nói Nga, trong trang phục Nga
và trong điệu nhảy, trong thực phẩm và đời sống. Những không gian rộng lớn và
xa cách của nhóm dân cư này với nhóm khác địi hỏi mức độ cao tính uyên bác
trong mọi sự và sự giúp đỡ người du hành, đặc biệt là người mắc nạn. Đó là nghĩa
vụ đối với người Nga. Nhưng hơn thế, như O.B. Romach viết, người Nga cảm
thấy trách nhiệm như của người cha đối với tất cả không gian bao quanh họ. Toàn
bộ thiên nhiên, thế giới thực vật và động vật trong trường hợp này không phải là
môi trường tự nhiên mà là không gian sống của họ – ngơi nhà nơi họ có nghĩa vụ
gìn giữ chu tồn. [10]
Cần nhận thấy thái độ đặc biệt của người Nga đối với chướng ngại vật. Có
thể được khắc phục các khó khăn một cách có hệ thống, tồn tâm tồn ý, nếu lên
kế hoạch trước và lưu ý từng chi tiết nhỏ. Nhưng người Nga không quen giải pháp
này. Họ có thể “nằm trên lị sưởi” thật lâu, “dồn tích việc”, trễ nải và thối thác
làm việc. Nhưng nếu khích bác, kích động họ thì họ có thể lật nhào cả quả núi.
Trong trường hợp này, thì khơng phải là nói về tính lười biếng nữa, mà là về sự
chịu đựng khoan dung và sự hiểu biết tầm quan trọng của cơng việc. Đối ứng với
từng việc nhỏ thì khơng xứng là người biết điều. Nếu có những trở ngại thực sự thì

cần giải quyết, mà nói chính xác là loại bỏ chúng.
Sự kết hợp độc đáo của các thành tố khác nhau, các nét cá tính, tính tình
khác nhau đã tạo ra một hiện tượng độc đáo duy nhất khơng dễ gì cho việc nghiên
cứu và vì vậy mà có một lớp hào quang “bí ẩn”.
Có lẽ chính nhờ tâm hồn Nga bí ẩn này mà nước Nga đã chịu đựng được
những thử thách áp lên số phận: vô số những chia rẽ nội bộ, ách thống trị kéo dài
của giặc Tác-ta, các cuộc chiến tranh liên miên kèm theo sự tàn phá khủng khiếp
và những tổn thất không bù đắp nổi… Người Nga theo thời gian có và gìn giữ
được nhiều phẩm chất tinh thần tích cực. Tốc độ của cuộc sống hiện đại tạo nên ấn
tượng rằng những phẩm chất ấy giờ này không cần thiết lắm, nhưng thực ra khơng
phải vậy. Tất cả các nét tính cách nêu trên tốt ra từ cõi lịng bao la của người Nga,
chúng cũng rõ nét và cấp thiết và cũng được lưu truyền từ đời này sang đời khác,
chỉ có điều tốc độ sống khơng cho phép dấn sâu ở mức cần thiết mà thôi.


10

Nhiều cuộc trò chuyện, nỗi lo âu của các chuyên gia trong các lĩnh vực
hoàn toàn khác nhau cho rằng sự suy thoái tinh thần trong cuộc sống tốc độ là một
vấn đề vô cùng cấp thiết. Vấn đề thứ hai là khả năng trong thời gian rảnh rỗi
buông lỏng bản thân không bận tâm đến những ý nghĩ, lo âu đe dọa và học cách
sống “tại đây và bây giờ”. Khi đó những niềm hân hoan trong lịng và bầu khơng
khí ấm áp bao la của tâm hồn sẽ được cảm nhận bởi chính con người cũng như
mơi trường xung quanh họ.
Những phẩm chất di truyền như can đảm, chân thành, nhân hậu, lịng
thương xót, khả năng nhìn thấy ích lợi trong những sự kiện đời thường đã luôn
luôn tạo thành nếp sống tinh thần của người Nga. “Thời xưa, mọi người đã có xu
hướng nhìn thấy ẩn ý và ý nghĩa đặc biệt trong từng vật dụng thông thường nhất.
Do đó đã sản sinh ra sự sợ hãi và mê tín, và kết quả của sự suy diễn một cách hợp
lý và thực tế với môi trường xung quanh – đó là cả một tập hợp các điềm chỉ dẫn

đa dạng đã được kiểm chứng bởi thực tiễn ngàn năm như: dự báo thời tiết và thời
gian làm việc đồng áng; những nỗ lực đầu tiên thời kỳ nguyên thủy trong giới hạn
tìm hiểu nguyên nhân và hậu quả để đến được tính quy luật của sự vật” [12]
Người Nga cũng nhận thấy không thể đánh mất cái của mình rồi thay thế
bằng cái ngoại lai. Những nét đặc biệt của tinh thần dân tộc xa lạ với người Nga sẽ
không bao giờ trở thành thân thuộc, “tâm hồn Nga” không bao giờ trở thành “giấc
mộng Mỹ» hay gì khác. Mối quan hệ giữa con người của người Nga bị chi phối
khơng bởi các quy luật, thậm chí cũng khơng bởi lý trí mà bởi một thực tố cao hơn.
2. VAI TRÒ BÀI HÁT TRONG TÂM HỒN NGƯỜI NGA
Ở nước Nga hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới, từ xa xưa, người dân đã
yêu thích và nhớ các bài hát của dân tộc mình. Bài hát Nga phản ánh tình cảm,
cảm xúc của người Nga, gần gũi thân thiết với mỗi người dân Nga.
Nghiên cứu tâm hồn Nga, tính cách Nga sẽ khơng đầy đủ nếu khơng nói
đến bài hát Nga. Định nghĩa ngắn gọn “Bài hát là tâm hồn dân tộc” thể hiện trực
tiếp nhất ý nghĩa của bài hát. Bài hát bộc lộ ra những độ sâu, những góc bí ẩn của
tâm hồn và tính cách Nga. Chúng khó có thể được biểu hiện, cảm nhận trong
những tình huống khác của cuộc sống. Người Nga đã từng hát và vẫn luôn hát mọi
lúc: khi hành quân, khi nghỉ ngơi, trong khổ đau và sung sướng, vào ngày thường
và lễ hội, khi còn trẻ và khi đã già…bài hát thể hiện những đặc điểm của tính cách
dân tộc đầy đủ đến mức các nhà tư tưởng Nga cũng phải ghi nhận. I.A. Ilyin từng
nói, nếu ông được thấy ai đó tin và cầu nguyện, hát, nhảy và đọc thơ thế nào, thì
ơng có thể nói người ấy thuộc dân tộc nào. [4].
Bài hát là cảm xúc của con người. Có lẽ, khơng gì tập hợp con người với
nhau thành dân tộc tốt hơn là bài hát đã được thử thách bởi thời gian. Cho dù chỉ
là liên kết bằng kỷ niệm, bởi “bài ca không giã từ bạn”. Bài hát là di sản của dân
tộc, là tài sản của quốc gia.


11


Bài hát là thước đo thời gian nhạy cảm và tuyệt vời. Theo các bài hát, ta có
thể đốn ra thời đại, tìm hiểu, suy xét các sự kiện xảy ra vào thời điểm đó, cũng
như những người tham gia: họ có sống theo lương tâm khơng, họ gìn giữ và tự hào
về những gì, họ căm ghét gì, họ muốn qn gì. Phần lớn những điều này ta có thể
nhận được câu trả lời qua ca từ các bài hát.
Nghệ sĩ nhân dân Liên Xơ V. Chernushenko từng nói, bài hát là kho chứa
đựng và bảo tồn tâm hồn dân tộc, mà thiếu tâm hồn thì khơng thể có dân tộc [dẫn
theo 4].
Tâm hồn Nga hướng đến cái gì? Tận sâu trong tâm hồn này là những đòi
hỏi to lớn; nó cần khơng phải là cuộc sống này, mà là một hạnh phúc đầy đủ, trọn
vẹn; nó cần được tận hưởng tất cả những gì dành cho con người trên trái đất. Và
không ở đâu trong hoạt động bên ngồi xã hội hay trong gia đình nó tìm được cái
nó cần. Cái mà tâm hồn Nga cần phải được trả giá bằng những đau khổ dằn vặt
nặng nề; nó khơng bỗng dưng có được. Cái mà tâm hồn Nga cần phải là thành quả
của khát vọng và tranh đấu lâu dài. Giá mà những đòi hỏi kia thấp đi một chút thì
chúng đã được thực hiện và người Nga đã sớm tìm ra xác định của mình và đã
hạnh phúc. Nhưng biết làm sao được, bởi hạnh phúc lớn thì đau khổ lớn.
Và khi ấy tâm hồn Nga cất lên tiếng hát. Các bài hát luôn luôn ở lại và sống
trong nhân dân Nga ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào. Sự khác nhau chỉ ở chỗ:
trong tình trạng nguyên thủy của dân tộc các bài hát là sự biểu hiện đầy đủ nhất,
cao nhất cuộc sống nội tâm của dân tộc bao trùm lên lên mọi yếu tố bản chất dân
tộc; cùng với sự phát triển của dân tộc, bài hát bắt đầu lu mờ dần trước những
nguồn sáng mới. Bản chất tinh thần này dần dần bay hơi từ hình thức tự nhiên,
ngây thơ của nó và tiếp nhận các hình thức khác cao hơn đã được tinh thần tôi
luyện.
Người Nga hát trên từng bước đi trong cuộc sống: người dân trong và sau
khi làm việc, người lính khi hành qn, sinh viên ngay khi có cơ hội… và mọi
tầng lớp xã hội trong thời gian lao động cực nhọc hay buồn chán. Và không thể
không nhắc đến những ngày lễ hội, những buổi tiệc. Ngay cả trong thế kỷ 21 cũng
không thể tưởng tượng một buổi liên hoan Nga nào lại thiếu bài hát. Các bài hát

quanh bàn ăn của người Nga là một yếu tố không tách rời của bàn tiệc. Chúng
mang họ lại gần nhau, liên kết họ.
Không thể đánh giá thấp ý nghĩa của bài hát Nga trong việc hình thành ý
thức dân tộc, tính cách dân tộc. I.A. Ilyin cho rằng, trẻ em cần được nghe các bài
hát Nga từ khi nằm nôi. Các bài hát Nga sẽ mang đến cho trẻ những hơi thở dân
tộc đầu tiên, cho trẻ hưởng niềm hạnh phúc đầu tiên theo kiểu Nga của “con người
– không phải là động vật”. “Bài hát Nga sâu sắc như đau khổ của con người, chân
thành như lời cầu nguyện, ngọt ngào như tình yêu và lời an ủi…” [4].
Người Nga được nghe hát từ thuở nằm nôi. Các bài hát ru, bài hát thiếu nhi
của Nga không chỉ được hát ở nhà, ở vườn trẻ, trường học, chúng vang lên trong


12

các bộ phim thiếu nhi, phim hoạt hình và thậm chí cả phim ngoại nhập. Những bài
hát ấy giáo dục trẻ em Nga tình yêu âm nhạc. Cùng các bài hát từ thuở thơ ấu họ
lớn lên và tiếp tục yêu thích chúng. Các bài hát thiếu nhi từ lâu đã trở thành truyền
thống tốt đẹp được lưu truyền như một di sản.
1. Nữ hồng của ca khúc Nga chính là dân ca Nga. Trong suốt bao thế kỷ,
cả Sa hồng lẫn người nơng dân Nga, giàu cũng như nghèo, đều tìm được an ủi
trong các bài hát dân ca. Đó là các bài hát vui nhộn, phấn khích, buồn bã và trữ
tình suốt đời đồng hành với người Nga cả trong niềm vui và đau khổ. Thật may
mắn với người Nga là một số lượng lớn các bài hát cổ đã sống đến được ngày nay
và đương nhiên sẽ được truyền lại cho những thế hệ mai sau như di sản, bởi bài
hát Nga biểu trưng cho những truyền thống dân tộc Nga và là bộ phận cấu thành
không thể tách rời của chúng.
Dân ca là hình thức dân chủ và dễ hiểu nhất trong âm nhạc. Còn nơi đâu
khác bài hát có thể nhận thức được độ rộng vơ hạn, lịng tốt và rộng lượng, ln lý
dân tộc và nhiệt huyết tuổi trẻ. Như những nhà thông thái cổ nói, trong bài hát diễn
ra sự thanh tẩy tâm hồn. Các bài hát xưa và tình ca cổ khơng thể gọi là đồ cổ. Tại

sao? Bởi vì nhờ chúng, ta có thể hiểu một cách thực sự vẻ đẹp và tâm hồn của
người Nga.
Theo I.A. Ilyin, người Nga trong suốt cuộc đời mình ln sống ở nhịp điệu
bập bềnh: đau khổ hay bình tĩnh, tập trung hay sao lãng, căng thẳng hay buồn ngủ,
bừng bừng hay uể oải, nồng nhiệt hay lãnh đạm, “vui sướng như mọc cánh” hay
“buồn đến chết”. Nó giống như ngọn lửa lúc cháy bừng bừng, lúc liu riu muốn tắt.
Ai muốn tìm hiểu tâm hồn Nga sâu hơn, người ấy phải làm quen với bài hát
Nga. Ví dụ như sau khi tập huấn, những người lính Nga trở lại doanh trại hay sau
khi kiểm tra kết thúc tốt đẹp, các chiến binh được lệnh hát. Dàn quân nhạc tiến lên
trước đoàn quân, hành khúc quân vang lên mạnh mẽ. Sau đó tất cả chiến binh
đồng thanh hát bắt vào đoạn hai hay đoạn ba của bài hát. Họ trở nên vô cùng phấn
khởi, vui vẻ. Dàn đồng ca có đủ thứ giọng, đủ loại ngữ điệu từ trang nghiêm đến
khơi hài, từ phấn khích đến bình bình ấy nhưng khơng có gì giả tạo. [5].
Trong dân ca Nga ta thấy được cả hình ảnh cụ thể lẫn khái quát những hiện
tượng thiên nhiên được trân trọng, quý giá, thiêng liêng đối với người Nga – một
trong những vẻ đa dạng của nước Nga. Người Nga trò chuyện với chúng như với
con người, nhân cách hóa chúng bằng cách gán cho chúng những đặc tính của con
người. Nhiều bài dân ca Nga nổi tiếng hát về sông Volga, sông Đông, hồ Baykal.
Và cả nước Nga biết các bài hát ấy. Có bài buồn, có bài vui, sống động như sinh
vật sống; cuộc sống của chúng và số phận của người Nga – nhân vật trong bài hát
hòa thành một. Những bài hát như thế đã giữ lại rất lâu những hiện tượng thiên
nhiên được tín bái của mảnh đất Nga.
Dân ca có ý nghĩa khơng nhỏ trong giáo dục phổ thông. Nhiều nhà sư phạm
Nga từ lâu cho rằng, dân ca Nga là một trong các yếu tố tạo nên tính cách dân tộc


13

Nga, vì vậy phải để học sinh phổ thơng nghe và học hát chúng, phải để các em khi
nghe chúng cảm thấy trong mình dịng máu dân tộc và tất cả những gì anh hùng và

cao cả tiềm ẩn trong tâm hồn dân tộc. [5].
2. Ca khúc trữ tình và romans cũng như bài hát dân ca, không mất đi theo
thời gian tính thực tiễn và ý nghĩa của mình. Đây là một hình thức nghệ thuật hồn
tồn riêng biệt có khả năng làm xao xuyến cả những người thường “miễn dịch”
với âm nhạc. Có biết bao bài thơ trở nên nổi tiếng không chỉ trong giới sành âm
nhạc nhờ được phổ nhạc và trở thành bài hát. Các bản romans Nga đã sống qua
nhiều thế kỷ, nhưng không lỗi thời, nó vẫn như trước đây tìm được lời ứng đáp
trong tim người nghe và có nhiều người hâm mộ. Các bản romans khơng để ai thờ
ơ với mình, chúng chạm đến những dây đàn bí ẩn nhất trong tâm hồn con người.
Tính nhạy cảm, khả năng khêu gợi tình cảm con người – đó là một trong
những đặc tính bắt buộc phải có trong romas Nga.
Romans Nga đã vượt một con đường dài – qua những salon quý tộc, những
buổi gặp mặt của sĩ quan, sinh viên, những lần dừng hành quân của người lính –
cho đến tận ngày nay. Nó tiếp tục làm xúc động lịng người với tính trữ tình mềm
mại và lãng mạn da diết. Romans Nga bình dị và cảm động bởi nó gói trọn mói
cung bậc tình cảm của con người: tình u cao cả và đam mê nguy hiểm, nỗi buồn
sầu bể và vui vẻ ngang tàng, tuyệt vọng đến mất lý trí và mơ mộng viển vông…
Romans Nga sẽ vĩnh cửu như tâm hồn con người yêu và đau khổ.
3. Thế kỷ 20, trong vòng 70 năm dân tộc Nga gia nhập vào một cộng đồng
dân tộc mới: nhân dân Xô Viết. Nhân dân Xơ Viết – đó khơng phải một huyền
thoại, viễn tưởng, không phải là một phát minh của những nhà xã hội học. Ngày
nay khái niệm này không được nhận thức ở mức độ đúng, nhưng sự thống nhất
của các nền văn hóa trong đất nước Xơ Viết chứng minh rõ ràng rằng sự tồn tại
của nhân dân Xô Viết như một cộng đồng văn hóa lịch sử đã là thực tế không thể
nghi ngờ.
Để làm quen và hiểu được lịch sử của một dân tộc, lịch sử từng thời đại thì
âm nhạc là một trong những nguồn tốt nhất. Văn hóa Xơ Viết ra đời trong cách
mạng đã cống hiến cho thế giới một lớp văn hóa âm nhạc khổng lồ. Và một phần
của nó là các bài hát Xô Viết.
Những ca khúc Xô Viết là bằng chứng sinh động của thời đại Xô Viết.

những người đọc lời ca của chúng, hát chúng sẽ trải qua những cảm xúc mà những
người Xô Viết trước đây từng trải.
3.1. Trong mọi thời đại, và đặc biệt trong những năm tháng của cuộc Chiến
tranh Vệ quốc Vĩ đại, chính bài hát đã nâng đỡ tinh thần nhân dân Xô Viết. Theo
những người lính Hồng quân, trong thời gian nghỉ giữa các trận chiến, họ chỉ cảm
thấy tinh thần được nghỉ ngơi bằng những bài hát Xơ Viết, những bài hát cịn đến
thời nay và vẫn được vơ cùng u thích.


14

Các bài hát thời kỳ Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại có một vị trí đặc biệt trong
nghệ thuật ca nhạc Nga. Những bài hát thời kỳ này có thể nói đến ngay khơng cần
nghĩ: Trong căn hầm, Đêm tối, Chim họa mi… Vì sao người ta ln tỏ thái độ
trân trọng, yêu quý với các bài hát thời kỳ này cho dù mốt âm nhạc thay đổi? có lẽ
là vì chúng đơn giản như chính sinh hoạt của người lính, và tha thiết như nỗi nhớ
người u. Chúng có lời ca dễ thuộc và giai điệu dễ nhớ. Các bài hát ấy tràn đầy
lòng lạc quan, niềm tin vào tình bạn và tình yêu, tất cả những gì tốt đẹp nhất mà vì
chúng người ta cần phải chiến đấu và chiến thắng. Và ngày nay, đã hơn nửa thế kỷ
trôi qua từ khi kết thúc cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, con tim người Nga vẫn
lặng đi, tâm hồn người Nga vẫn rung động khi nghe thấy lời ca:
Trong bếp nhỏ đang bập bùng ngọn lửa,
Từ thanh củi, nhựa chảy ra ngỡ nước mắt ai.
Một cây phong cầm đang hát cho anh trong căn hầm nhỏ
Về nụ cười xinh tươi và đôi mắt của em yêu.[Bài hát số 54 – x. Phụ lục –
B54]
Bài hát thời Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại là một giai tầng trong cuộc sống
tinh thần của nước Nga, dân tộc Nga. Chúng rất gần gũi với dân ca Nga. Các cựu
chiến binh Nga hay những người có cha anh hy sinh trong chiến tranh đều có cảm
nhận rằng câu hát “Anh về bên em thật chẳng dễ dàng gì, / Cịn cái chết thì gần

trong gang tấc” khơng phải là phép phóng đại thi ca mà là hàng chữ từ bức thư
cuối cùng của người lính đã hy sinh.
Bài hát thời Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại phản ánh các sự kiện của cuộc
chiến tranh, trở thành biên niên sử âm nhạc của chiến tranh. Các chủ đề, hình
tượng, nội dung bài hát đều truyền đạt ở mức đầy đủ nhất cảm xúc khơng khí thời
chiến. trong bài hát thể hiện mọi cung bậc, sắc thái của chủ nghĩa anh hùng và tính
trữ tình thời chiến: ý thức cơng dân và lịng u nước cao độ (Cuộc Chiến tranh
Thiêng liêng); tinh thần quả cảm và tranh đấu, tình đồng đội và tình bạn của người
lính, tình u dành cho gia đình và người yêu, người vợ, người mẹ…
Những bài hát về chiến tranh ra đời sau chiến tranh cũng rất có ý nghĩa.
Các bài Ngày Chiến thắng, Đàn sếu, Anh ấy không trở về từ trận chiến… ngày
nay được cảm nhận như các bài ca thời chiến. Và rất rõ ràng rằng có một di sản ca
khúc khổng lồ nói về những trang bi thương và đồng thời anh hùng trong lịch sử
nước Nga. Rất nhiều người Nga cho rằng việc gìn giữ di sản này như tạo nên Sách
Đỏ là cần thiết để các bài hát không bi nhịp sống hiện đại làm lu mờ đi, mất đi. Và
chính các bài hát thời chiến tranh sẽ giúp người Nga vượt qua những đảo lộn,
thiên tai trong cuộc sống hiện tại.
Một điều hiển nhiên là các bài hát thời Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại đã và
ngay cả ngày nay đang tạo nên những phẩm chất ưu tú của tính cách dân tộc Nga:
yêu nước, dũng cảm, kiên cường, hữu nghị, bền bỉ, nhẫn nại và tính tập trung cộng
đồng.


15

3.2. Một lớp lớn của nghệ thuật bài hát Nga là các bài hát của thời kỳ Xô
Viết nửa sau thế kỷ 20. Chúng tiếp tục những truyền thống của bài hát Nga cổ điển
về cả nội dung, ngữ điệu và tính đa dạng thể loại. Nhưng điểm quan trọng nhất là
chúng thừa kế đặc điểm văn hóa của dân ca Nga và thể hiện những nét cơ bản của
tính cách dân tộc Nga. Trong sự đa dạng chủ đề, cốt chuyện của ca khúc Nga Xô

Viết thời kỳ này quan trọng nhất là hai nhóm sau:
Nhóm chủ đề một – nước Nga, Tổ quốc, thiên nhiên Nga, cuộc sống của
dân tộc Nga. Các bài hát thuộc nhóm chủ đề này có những nét đặc trưng là độ rộng
vơ hạn, sự phóng khống và lịng u nước sâu sắc. Đó là các bài hát như Chiều
Mat-xcơ-va (Подмосковные вечера), Sông Volga chảy (Течет Волга), Nước
Nga Tổ quốc tôi (Россия – Родина моя), Cánh đồng Nga (Русское поле), Cỏ
sân nhà (Трава у дома), Niềm hy vọng (Надежда)…
Nhóm chủ đề thứ hai – các bài hát trữ tình nói về tình u và chia ly, về
niềm vui sướng, nỗi đau khổ, về hy vọng và thất vọng. Các bài hát nhóm này
giống như dân ca, chúng rất bay bổng, lãng mạn và trong mỗi bài đều thể hiện một
tâm hồn đang yêu và đang dằn vặt. Có thể kể đến các bài hát sau làm ví dụ cho
nhóm chủ đề này: Chiếc khăn len Orenburg (Оренбургский платок), Tôi biết
lấy đâu ra bài hát này (А где мне взять такую песню), Bạch dương trắng,
người bạn gái (Береза белая, подруга), Hoa anh đào trắng (Расцвела под
окошком белоснежная вишня), Cây thanh lương trà Ural (Cây thùy dương)
(Уральская рябинушка), Em đứng trong ga nhỏ (Стою на полустаночке)…
Danh sách này có thể kéo dài vơ tận.
Bài hát Nga luôn đã và sẽ thể hiện ý thức dân tộc Nga, tính cách Nga và
tâm hồn Nga. Những truyền thống từ nhiều thế hệ sẽ được kế tiếp với sự nâng niu,
tôn trọng. Bài hát thực sự là hiện thân của tâm hồn Nga, một phần không thể tách
rời của thực thể tinh thần Nga.


16

PHẦN HAI. TÂM HỒN NGA TRONG BÀI HÁT

Trong phần hai các bài hát Nga sẽ được trình bày theo chủ đề phản ánh
những nét chính của tâm hồn Nga.
500 bài hát Nga chúng tôi thu thập và dịch từ tiếng Nga sang tiếng Việt đa

dạng về thể loại và được sáng tác trong các thời kỳ khác nhau: dân ca, romans cổ,
bài hát Nga Xô Viết và bài hát Nga thời hậu Xô Viết. Trong số 500 bài hát này
chúng tơi tập trung phân tích nội dung và phân loại khoảng 200 bài.
Những nét chính của tâm hồn Nga cũng như tính cách Nga được thể hiện
trong các bài hát là: lòng yêu nước Nga, yêu Tổ quốc, quê hương, thiên nhiên nơi
họ sinh sống; tình cảm yêu thương gia đình, người thân; lịng dũng cảm, tinh thần
sẵn sàng hy sinh trong chiến đấu và tình cảm trong tình yêu với đủ cung bậc, sắc
thái; rộng lượng, vị tha và nhân hậu; bên cạnh đó cũng có những nét tiêu cực đối
lập như dễ sầu đau, tuyệt vọng, ngang tàng…
Các bài hát đã phân tích được chia thành những nhóm lớn như sau:
(1) Bài hát về lòng yêu nước
(2) Bài hát về tình cảm gia đình, người thân
(3) Bài hát về chiến tranh
(4) Bài hát về tình yêu
(5) Bài hát về tình bạn, yêu đời, triết lý sống

1. BÀI HÁT VỀ LÒNG YÊU NƯỚC
1.1. Khái niệm Tổ quốc trong bài hát Nga
Khái niệm Tổ quốc giữ vị trí quan trọng trong văn hóa Nga và do chứa
đựng nội dung đạo lý – văn hóa nên nó phản ánh những giá trị tinh thần của văn
hóa. Trong phần này khái niêm Tổ quốc được xem xét trong các bài hát Bạch vệ
và Hồng quân thời kỳ nội chiến, trong các bài hát Xô Viết thập niên 1920 và 1930,
cũng như trong các bài hát thời Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại.
Bài hát, theo định nghĩa của nhà nghiên cứu ca khúc Xô Viết A. Sokhor, là
thể loại liên kết thơ và nhạc gắn liền với văn hóa và lịch sử dân tộc, với những sự
kiện chính trị của đất nước, với những truyền thống dân tộc. [11: 4]
Một nhà nghiên cứu văn hóa khác, bà V. Tyazhelnikova cho rằng nhờ vai
trị của mình trong đời sống chính trị mà các ca khúc Xơ Viết “đã ảnh hưởng đến
sự hình thành nhân cách con người Xô Viết mới” và cần phải được coi là một
trong những những cội nguồn lịch sử thời đại hàng đầu. [13: 174]



17

Mối liên hệ của bài hát với nhân dân và ý nghĩa lớn lao của nó có thể thấy
rõ trong phát biểu của nhạc sĩ A. Pakhmutova: “Bài hát luôn ở bên cạnh ta trong
cuộc sống. Trong những ngày tháng nặng nề thử thách toàn dân, trong những năm
chiến tranh khắc nghiệt, bài hát căm hờn và bài ca chiến thắng, bài hát trữ tình và
tha thiết ln bên cạnh nhân dân” [9].
Khi nghiên cứu khái niêm Tổ quốc trong bài hát chúng tôi đã găp sự xen kẽ
giao thoa một số ngành khoa hoc như đất nước học và văn hóa học, lịch sử, xã hội
học, chính trị học, ngôn ngữ học và âm nhạc học.
Chúng tôi xin dừng lại ở các nét chính của bài hát trong các thời kỳ nêu trên.
Mối quan tâm đặc biệt trong nghiên cứu của chúng tôi là sự hành chức của
khái niêm Tổ quốc trong các bài hát thời Nội chiến: một bên là Tổ quốc đối với
Hồng quân và Bạch vệ đối đầu là nước Nga, bên kia là cách hiểu và cảm nhận khái
niệm Tổ quốc trong các mối liên hệ tương hỗ và được xác định bởi những tiêu chí
khác nhau cả về chính trị và lịch sử. Nếu bài hát của Bạch vệ là các tác phẩm dựa
trên di sản lịch sử và văn hóa, phản ánh những giá trị của một nước Nga đã mất,
thì trong các bài hát Hồng quân, tư tưởng chủ đạo là kêu gọi tiêu diệt chế độ cũ và
xây dựng Tổ quốc mới.
Tổ quốc trong các ca khúc Hồng quân được hiểu là Tổ quốc đại đoàn thống
nhất của toàn thể nhân dân lao động, của thế giới vô sản. Một trong những ý nghĩa
chủ chốt trong khái niệm Tổ quốc của các tác phẩm Hồng qn là chính quyền:
chính quyền vơ sản của nhân dân lao động, chính quyền của cơng nhân và nơng
dân, chính quyền của các Xơ Viết: Ta can đảm bước vào trận đánh / Vì chính
quyền Xơ Viết / Và muôn người như một hy sinh / Trong trận đấu vì người (Ta can
đảm bước vào trận đánh – Смело мы в бой пойдем).
Tổ quốc là bộ máy chính trị: là Hội đồng dân ủy, là Cơng xã, khái niệm gợi
liên tưởng đến công xã Pari. Trong các bài hát, Cơng xã là chế độ chính trị và biểu

tượng của Tổ quốc quốc tế: Nòi giống rực đỏ quang vinh / nhân dân sống tự do /
mọi người đi dưới cờ Công xã (Bài ca Công xã – Песня коммуны).
Các tài liệu nghiên cứu của chúng tôi cho thấy lòng yêu nước truyền thống
nảy sinh trong các bài hát hướng về Tổ quốc tương lai, Tổ quốc quốc tế của nhân
dân lao động.
Trong các bài hát Bạch vệ, các thành tố của khái niêm Tổ quốc là q khứ
lịch sử, là di sản văn hóa, là tơn giáo (niềm tin Nga, chính thống), là quốc gia Nga,
đế chế Nga, đất Nga, dân tộc Nga. Bạch vệ quân bảo vệ nước Nga Thánh thần và
Tổ quốc theo cách hiểu đã được hình thành hàng thế kỷ, cái tạo nên bản sắc Nga:
Can đảm tiến lên vì Tổ quốc Thánh thần / Đoàn kết như anh em, ta cùng đi (Can
đảm tiến lên vì Tổ quốc Thánh thần – Смело вперед – за Отчизну Святую).
Tổ quốc trong các bài hát Bạch vệ đó trước hết là nước Nga Rus, khái niệm
đầy liên tưởng lịch sử và dân gian. Tổ quốc là tài sản, di sản của quá khứ và được


18

Bạch vệ quân hiểu như mảnh đất cha ông mà họ sẵn sàng đổ máu bảo vệ. Ở đây
cũng xuất hiện cách cảm nhận mảnh đất như người mẹ, hình thành quan hệ mẹ –
con trai.
Trong các bài hát những năm 1920, khái niệm Tổ quốc không phải là ranh
giới địa lý mà là ranh giới giai cấp. Tổ quốc – đó là “đại gia đình thế giới” trong
đó có “chúng ta”, những thiếu niên tiền phong, con em của giai cấp công nông:
Chúng ta – đội cận vệ trẻ/ của công nhân và nông dân/ (Đội cận vệ trẻ – Молодая
гвардия).
Tổ quốc – đó là đất nước mới, một quốc gia đang được xây dựng, một chế
độ chính trị mới và niềm hy vọng xây dựng công xã thế giới. Khái niệm Tổ quốc
truyền thống lu mờ bởi thứ nhất, Tổ quốc và lòng yêu nước đối lập với chủ nghĩa
quốc tế (khái niệm chủ chốt thời này), thứ hai, những lời kêu gọi xây dựng công
xã thế giới không phù hợp với khái niệm Tổ quốc hàm chứa trong định nghĩa của

mình ranh giới lãnh thổ, mà là chủ nghĩa yêu nước gắn với nước Nga Rus Thiêng
liêng, với tôn giáo và các giá trị của chế độ qn chủ khơng cịn mang tính thời sự
thực tiễn nữa cũng như chủ nghĩa yêu nước mang tính đất đai-lãnh thổ.
Các bài hát sáng tác vào những năm 1930 được nghiên cứu nhiều hơn cả.
Ca khúc trở thành trợ thủ chính của nhà nước Xơ Viết – những lý tưởng được thể
hiện ở đây thật dễ hiểu và dễ tiếp cận cho quần chúng – người nghe, cịn giai điệu
thì giúp các lời ca dễ được cảm nhận và ghi nhớ.
Từ “Tổ quốc” xuất hiện trong rất nhiều bài hát thời kỳ này, ví dụ như: Ta
yêu Tổ quốc như nàng dâu / bảo vệ Tổ quốc như bà mẹ hiền (Bài ca Tổ quốc –
Песня о Родине); Ta là con trai của Tổ quốc vĩ đại (Đất nước tôi – Моя страна).
Trong thời kỳ những năm 1930, lần đầu tiên trong ca khúc Xô Viết xuất
hiện đơn vị từ vựng “mảnh đất”, “mảnh đất ruột thịt” phản ánh quan niệm Tổ
quốc: Hãy để anh bảo vệ mảnh đất ruột thịt / cịn tình u thì Cachiusa giữ gìn
(Cachiusa – Катюша).
Từ “Tổ quốc” chỉ một Tổ quốc rộng lớn, còn nét nghĩa về Tổ quốc thu nhỏ
thì khơng thấy trong ca khúc thời kỳ này. Tổ quốc hiện lên trước mắt “mênh
mơng”, “vơ hạn”, “bát ngát”, cịn đất nước Xơ Viết thì “rộng lớn”, vĩ đại”.
Nghiên cứu bài hát thời kỳ Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại cho thấy rằng cùng
với sự mở đầu của chiến tranh, khi cần thiết phải liên kết mọi người để cùng bảo
vệ Tổ quốc nói chung và quê hương nói riêng – tức Tổ quốc lớn và Tổ quốc thu
nhỏ, khái niệm Tổ quốc được cụ thể, thực tiễn hóa và có được một vị thế mới. Mô
thức (motiv) bảo vệ Tổ quốc đứng lên hàng đầu. Có thể thấy rằng người lính ra
trận vì một cái gì đó rất riêng tư, ruột thịt và trân quý: “vì ánh lửa thân yêu”, “vì
mảnh đất u q”, “vì đơi mắt màu hạt dẻ”… Trong các bài hát, hình ảnh Tổ
quốc hiện lên như hình ảnh thành phố, nông thôn, vùng quê ruột thịt.


19

Tổ quốc trong các bài hát thời Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại là Tổ quốc làng

q nơng thơn, hình ảnh làng quê được tô đậm trong các bức tranh thiên nhiên.
Nước Nga được liên tưởng với mảnh đất, cây bạch dương, những cách đồng và
“rừng lá xoăn”: Ôi sương mù, sương mù / Ôi những cánh rừng, đồng cỏ thân
thương! (Ôi, sương mù, sương mù – Ой, туманы мои, растуманы).
Trong những năm tháng chiến tranh, các ca khúc được sáng tác trong sự đối
kháng của hịa bình với chiến tranh, của sự sống và cái chết. Do đó tố chất tha thiết
đặc biệt của ca từ chính là sự hịa quyện lịng u nước với tình cảm cá nhân của
nhân vật. Ngợi ca Tổ quốc là nét nổi bật nhất của các bài hát thập niên 1930, giờ
đây nhường chỗ cho những hồi ức về vẻ đẹp Tổ quốc hoặc cho lòng mong muốn
bảo vệ Tổ quốc: Chúng ta tiến hành cuộc chiến tranh thần thánh / Chúng ta chịu
đựng thử thách nặng nề của chiến tranh / Vì vẻ đẹp của người, / vì báu vật của
người (Nước Nga – Россия).
Tóm lại, khái niệm Tổ quốc trong các bài hát thập niên 1920 là: Tổ quốc
của nhân dân lao động, Tổ quốc quốc tế, Tổ quốc đang được xây dựng, Tổ quốc
của những con người mới, của người vơ sản, Tổ quốc của tương lai tươi sáng,
chính quyền Xô Viết.
Các thành tố cấu thành khái niệm Tổ quốc trong bài hát thập niên 1930 là:
mảnh đất ruột thịt, Tổ quốc của tôi, Tổ quốc của chúng ta, bà mẹ, nàng dâu, đất
nước của niềm vui và hạnh phúc, đất nước bình đẳng, đất nước của những con
người mạnh mẽ, tự do, đất nước của mùa xuân, của đổi mới mùa xuân, đất nước
Хô Viết, bảo vệ Tổ quốc, Tổ quốc rộng lớn, bao la, vĩ đại.
Các thành tố cấu thành khái niệm Tổ quốc trong bài hát thời Chiến tranh Vệ
quốc Vĩ đại: ngôi nhà, thiên nhiên thân thuộc, vùng quê yêu dấu, đất mẹ, đất Nga,
đất nước rộng lớn, Liên bang lớn.
Nghiên cứu sáng tạo ca khúc thế kỷ 20 cho thấy khơng chỉ sự tiến hóa khái
niệm Tổ quốc mà cịn cho phép ta nhìn sâu vào quá khứ, qua ca từ các bài hát của
con người thấy được mối quan hệ con người với Tổ quốc, đất nước mình. Trong
sáng tạo ca khúс, Tổ quốc được thể hiện rất rộng và đa dạng phần nào phụ thuộc
vào thời kỳ lịch sử, vào quan điểm lập trường của tác giả và liên tưởng của người
nghe, cũng như vào khuynh hướng thể loại của nghệ thuật ca khúc.

Các bài hát Nga và Xô Viết, như tài liệu chúng tôi khẳng định, phản ánh cả
lịch sử dân tộc, những nét đặc biệt của truyền thống và tinh thần dân tộc. Bài hát
như một nguồn thơng tin văn hóa ngôn ngữ phong phú cho phép các sinh viên
ngoại quốc không chỉ đơn thuần phát triển các kỹ năng tiếng, mà cịn mở rộng
kiến thức về văn hóa và lịch sử, về những thay đổi từng diễn ra trên nước Nga
trong thế kỷ 20, về cảm nhận của nhân dân Nga đối với những sự kiện ấy và về
nước Nga ngày hôm nay.


20

1.2. Bài hát về quê hương, thiên nhiên, đất nước
Yêu tổ quốc, đối với người Nga, trước hết đó là tình yêu đối với “Tổ quốc
nhỏ” (маленькая Родина), tức quê hương, nơi chơn rau cắt rốn của mình, nơi có
mái nhà mẹ cha, có gia đình và người thân.
Q hương n bình của tơi (Тихая моя родина, B415) là bài thơ được
phổ nhạc của nhà thơ Nikolay Rubtsov. Nhiều người Nga cho rằng đây là bài thơ
yêu quê sâu sắc nhất, tha thiết nhất. Nước Nga có biết bao nghĩa trang trên mình
nơi yên nghỉ những người mất sớm. Nước Nga là người mẹ lặng lẽ đau buồn như
những dòng thơ này. Nếu ai cảm thấy buồn lòng hay thiếu niềm tin rằng nước Nga
khơng thể tốt đẹp hơn thì hãy nghe ca từ của bài hát này… Và khi đó lịng bạn sẽ
được phủ ánh sáng và nỗi buồn nhẹ nhàng…
Trong bài hát Q hương n bình của tơi thể hiện cảm xúc gắn bó thành
một thể thống nhất của con người với quê hương nhỏ bé của mình. Lời kêu gọi
yêu quê hương thấm đượm từng hàng thơ tựa như có nhịp đập trái tim trong đó.
Ngữ điệu tin tưởng, nỗi buồn ray rứt dấy động lòng người, buộc ta cùng đi qua
những nơi mà tác giả yêu quý, buộc ta xâm nhập vào nội tâm và chia sẻ cảm xúc
của tác giả.
Có vẻ như khó có gì mới để nói về liễu, sơng, họa mi, trường làng, nhà thờ
nhỏ. Nhưng trong lời bài hát này ta lại một lần nữa có cảm giác vui sướng khám

phá thế giới thiên nhiên Nga. Các thuộc tính của quê hương vang lên không ngừng
như muốn nhắc đến nhiều hơn về những cảnh vật yêu dấu của quê hương. Đó là
hàng liễu, dịng sơng, cánh đồng mênh mơng, những quả đồi, không gian xanh
rượi, ngôi trường làng thân thương. Quê hương, tổ quốc trong bài ca của Rubtsov
là tình yêu lớn của ơng, và cũng như mọi tình u lớn lao, bao giờ cũng mang nét
buồn cay đắng.
Quê hương yên bình của tơi!
Hàng liễu, dịng sơng, họa mi…
Mẹ tơi nơi này n nghỉ
Từ khi tơi cịn thơ ấu.
Và nỗi buồn nhớ man mác:
Nơi ấy khi tôi từng bơi bắt cá,
Cỏ bị cắt thành từng vựa
Giữa khúc sông uốn quanh
Người ta đào kênh rạch
Và nơi mà khi còn nhỏ tác giả thường thích đến tắm bơi thì “Giờ hồ kia đầy
bùn”.
Điều quan trọng đối với ông là quê hương biết ông không qn gì cả:
Q hương n bình của tơi


21

Tơi khơng qn gì cả…
Q hương với ơng là một thực thể sống, bởi thế ông không thể làm quê
hương giận bằng sự bội tình của mình (mà quên lãng nghĩa là bội tình).
Trở lại quê hương tuổi thơ, khi đi qua những khơng gian xanh rượi quen
thuộc, nhìn thấy hàng liễu thân thương, dịng sơng, ngọn đồi, người trưởng thành
lại lần nữa trở về thời thơ ấu, thành một cậu bé hiếu động, vô tư:
Hàng giậu mới trước trường

Cùng không gian xanh rượi.
Tựa như con quạ vui
Tôi ngồi lên bờ giậu.
(Q hương n bình của tơi, B415)
Và ngay lập tức trong tâm hồn sống lại không gian thuở nhỏ: cánh đồng,
những quả đồi, những đám mây… Ngay cả mùi xung quanh cũng là của mình,
thân thuộc: quê hương tràn ngập hương vị ngọt ngào của mật ong, ngũ cốc và váng
sữa. Thật sung sướng được tiến vào không gian tĩnh lặng nơi đây sau đô thị ồn ào.
Từ “yên bình” được lặp lại 5 lần gợi cho ta cảm giác yên bình sâu lắng của làng
quê thân thương.
Mỗi quê hương có những nét đặc trưng khác nhau để mỗi khi nhớ đến ta dễ
hình dung, ví dụ nét đặc trưng của nước ta là cây đa, bến nước, sân đình và những
rặng tre, hàng dừa xanh, khói lam chiều, bến sơng, dịng kênh… Với người nước
ngồi, nước Nga là xứ sở của cây bạch dương, của thanh lương trà, của những
hàng liễu rủ bóng ven sơng, của những cánh rừng taiga tuyết trắng bao la…
Trong vô vàn các bài hát Nga về quê hương, tổ quốc, hình ảnh quê hương
của người Nga thường gắn liền với thiên nhiên Nga với những cảnh vật thân thuộc
của họ như cây cỏ, hoa lá: bạch dương, liễu, phong, anh đào, từ đinh hương, thanh
lương trà (рябина), mâm xơi (калина), như các lồi chim họa mi, sơn ca, chim
sáo…, như những dịng sơng, con suối, núi đồi…
Đứng ngắm trông trời cao tươi đẹp cùng nương bãi kia
Đẹp vươn tới chân trời xanh bao la
Nước Nga đẹp xinh
Trong lòng càng thêm mến yêu quê hương tơi thắm tình.
Kìa bạn hãy lắng nghe sơn ca đang hót vang
Họa mi đón chào bình minh tươi sáng
Nước Nga của tơi
Biết bao đẹp xinh chính đây q hương tơi thắm tình.
(Tổ quốc – Родина, B369)



22

Tình yêu quê hương, đất nước qua cảnh vật, thiên nhiên cũng được thể hiện
trong rất nhiều bài hát thiếu nhi. Từ nhỏ quê hương gắn liền với bạch dương, liễu,
thanh lương trà, với dịng sơng q…:
Đây bạch dương, đây thanh lương trà,
Những bụi liễu trúc rủ trên sông.
Miền quê thân thương, yêu quý muôn đời,
Như vườn xuân khắp nơi hoa đua nở.
(Quê tôi – Наш край, B277)
Theo năm tháng lớn lên của các em, khái niệm quê hương, đất nước ngày
càng mở rộng đến những cánh rừng, thung lũng, những vùng đất, vùng biển bao la,
những con đường tỏa đi khắp đất nước.
Từ biển sâu đến vùng núi cao,
Giữa những vùng bao la thân thương
Những con đường chạy dài vơ tận
Đang vẫy gọi về phía trước tiến lên..
Các thung lũng chan hòa ánh nắng,
Khắp mọi nơi đều muốn ngắm nhìn
Miền q thân thương, u q mn đời,
Như vườn xn khắp nơi hoa đua nở.

(Quê tôi, B277)

Đối với mỗi người, quê hương, nơi trôi qua thời thơ ấu vàng son của mình,
bao giờ cũng là nơi thân thương nhất. Họ cảm thấy may mắn, hạnh phúc được
sống ở quê nhà.
Thời thơ ấu vàng son của chúng tôi
Mỗi một ngày lại sáng tươi hơn.

Ở trên đầu là ngôi sao may mắn
Chúng tôi sống nơi miền quê thân thương!
Miền quê thân thương, u q mn đời,
Biết tìm đâu hơn nữa bạn thân ơi!
(Quê tôi, B277)
Quê hương, tổ quốc trong tâm hồn người Nga có hình bóng liễu rủ trên
sơng nước, có làng q ngập trong nắng vàng, có hình bóng thiếu nữ rệt ren bên
khung cửa sổ. Quê hương trong lòng người Nga khơng chỉ là những hình ảnh mà
cịn âm vang tiếng sóng vỗ của dịng sơng hay biển cả, và nhất là không thể thiếu
những bài hát Nga:
Quê hương tôi tràn ngập nắng vàng
Nơi liễu trúc rù cành trên sông nước
Nơi sóng vỗ vơ bờ nhè nhẹ
Và bài ca đất nước ngân vang
Và bài ca đất nước ngân vang


×