Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp trường: Về cách dạy và cách dịch ý nghĩa thời gian giữa hai ngôn ngữ Nga - Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH

VỀ CÁCH DẠY VÀ CÁCH DỊCH
Ý NGHĨA THỜI GIAN GIỮA HAI
NGÔN NGỮ NGA – VIỆT

Mã số: CS 2003-23-30

PHAN THỊ MINH THÚY

TP.HỒ CHÍ MINH – 2006


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH

VỀ CÁCH DẠY VÀ CÁCH DỊCH
Ý NGHĨA THỜI GIAN GIỮA HAI
NGÔN NGỮ NGA – VIỆT

Mã số: CS 2003-23-30

PHAN THỊ MINH THÚY

TP.HỒ CHÍ MINH – 2006


BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG
********  *********



VỀ CÁCH DẠY VÀ CÁCH DỊCH
Ý NGHĨA THỜI GIAN GIỮA HAI
NGÔN NGỮ NGA – VIỆT
Mã số: CS 2003-23-30

PHAN THỊ MINH THÚY

TP.HỒ CHÍ MINH – 2006


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ........................................ 1
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ................................................................................................... 2
III. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN DỮ LIỆU .................................... 7
NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐẠT ĐƢỢC ................................................ 9
CHƢƠNG MỘT: CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................ 9
I. Thời gian với tƣ cách là một phạm trù nhận thức....................................................... 9
II. Thời gian với tƣ cách là một phạm trù ngữ pháp, phạm trù ngôn ngữ.................... 10
- Ý nghĩa THÌ: .............................................................................................................. 10
- Ý nghĩa THỂ:............................................................................................................. 10
CHƢƠNG HAI: CÁCH DIỄN ĐẠT Ý NGHĨA THỜI GIAN TRONG ..................... 15
TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG NGA .................................................................................. 15
I. Trong tiếng Việt........................................................................................................ 15
A. Cách diễn đạt ý nghĩa thời đoạn, thời lƣợng, khoảng cách thời gian, hoàn cảnh thời
gian; cách xác định thời điểm (ý nghĩa "THÌ ") ....................................................................... 15
1. Dùng từ chỉ thời gian ở vị trí khung đề hay trạng ngữ để xác định mối quan hệ thời
gian giữa các thời điểm , thời đoạn nhƣ :................................................................................. 15
2. Dùng các từ không ở vị trí khung đề và trạng ngữ : các vị từ tình thái nhƣ các từ đã,

đang, sẽ .................................................................................................................................... 15
B. Cách diễn đạt ý nghĩa về sự vận động, sự diễn tiến của các sự kiện trong thời gian.
(ý nghĩa "THỂ ") ...................................................................................................................... 16
C. Một vài nhận xét...................................................................................................... 16
II. Trong tiếng Nga ...................................................................................................... 18
1. Phƣơng tiện từ vựng................................................................................................. 18
2. Phƣơng tiện ngữ pháp .............................................................................................. 18
3. Một vài nhận xét ...................................................................................................... 18
CHƢƠNG BA: SO SÁNH CÁCH DIỄN ĐẠT Ý NGHĨA THỜI GIAN TRONG
TIẾNG VIỆT VÀ TRONG TIẾNG NGA ............................................................................... 19
I. Từ sự khác biệt về đặc điểm loại hình ..................................................................... 19
II. Đến những đối chiếu cụ thể..................................................................................... 24
2.1. Đối chiếu ý nghĩa Thì ........................................................................................... 28
2.2. Đối chiếu ý nghĩa thể ............................................................................................ 36
CHƢƠNG BỐN: NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý KHI DIỄN ĐẠT Ý NGHĨA THỜI
GIAN, ỨNG DỤNG TRONG CÁCH DẠY TIẾNG VÀ DỊCH THUẬT: TỪ NGA SANG
VIỆT, TỪ VIỆT SANG NGA ................................................................................................. 48
I. Dịch từ Nga sang Việt .............................................................................................. 49
II. Dịch từ Việt sang Nga ............................................................................................. 59
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 71
SUMMARY FROM RESULT OF RESEARCH .......................................................... 1
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................... 2


MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Thời gian là khái niệm luôn gắn với nhận thức của con ngƣời về sự tồn tại, sự diễn
tiến của sự vật trong thế giới khách quan. Có thể thấy việc định vị tình huống (trạng thái, biến
cố) trong thời gian là một trong hai mặt chính của việc diễn đạt ý nghĩa "thời tính" nói chung

trong các ngôn ngữ. Ngôn ngữ nào cũng có cách biểu đạt ý nghĩa này. Đặc biệt, trong một số
ngôn ngữ nhƣ các thứ tiếng châu Âu, việc định vị sự tình trong thời gian đƣợc biểu thị bằng
các phƣơng tiện ngữ pháp - qua phạm trù THÌ. Nhƣng bên cạnh việc xác định sự tình trong
thời gian thì "thời tính" còn có một ý nghĩa khác : đó là thời gian xét từ cấu trúc bên trong của
sự tình đƣợc miêu tả. Nói cách khác, nếu mặt thứ nhất của "thời tính" là ý nghĩa của bản thân
sự kiện trong lời nói so với một thời điểm nhất định đƣợc lấy làm mốc, thì mặt thứ hai của nó
là ý nghĩ về sự vận động, sự diễn tiến của các sự kiện trong khoảng thời gian đó nhƣ thế nào,
quan hệ của hành động với giới hạn bên trong của nó, với kết quả, sự kéo dài, sự lặp lại của
hành động... ra sao (xem AXMAHOBA và Nguyễn Nhƣ Ý [ 142], 1996). Đây là lĩnh vực
thuộc phạm trù THỂ.
Ý nghĩa thời gian, chính vì vậy, là ý nghĩa quan trọng và cần thiết, đã đƣợc nghiên
cứu nhiều trong các ngôn ngữ biến hình. Tuy nhiên, việc "ngữ pháp hóa"
(grammaticalization) cách biểu đạt các ý nghĩa liên quan đến thời gian thành những quy tắc
hình thái học bắt buộc- nhƣ quy tắc về THÌ, về THỂ - của động từ lại không phải là có mặt ở
bất kỳ ngôn ngữ nào. Vấn đề cần xem xét là tiếng Việt có tồn tại phạm trù THÌ và THỂ
không và nếu có, các phƣơng tiện biểu đạt ý nghĩa này có sự tƣơng hợp hay khác biệt nhƣ thế
nào với các thứ tiếng châu Âu; các chỉ tố dùng để biểu đạt ý nghĩa này là những từ ngữ nào,
có số lƣợng bao nhiêu v.v.
Cho đến nay, việc nghiên cứu ý nghĩa thời gian trong tiếng Việt, ở cả diện miêu tả lẫn
diện so sánh- đối chiếu dƣờng nhƣ vẫn chƣa đƣợc chú ý đúng mức và toàn diện, vẫn còn
những quan niệm trái ngƣợc nhau về vấn đề này. Việc khảo sát về ý nghĩa, phƣơng tiện biểu
đạt, các chỉ tố dùng để diễn đạt ý nghĩa thời gian, cho đến nay vẫn chƣa đƣợc kiểm nghiệm
một cách công phu, kỹ lƣỡng, đảm bảo mức độ cần thiết cho việc khẳng định hay bác bỏ một
luận đề trƣớc những sự kiện có thật của tiếng mẹ đẻ. Quan sát cấu trúc của một ngôn ngữ,
miêu tả các hiện tƣợng ngôn ngữ ở trạng thái tĩnh, tách khỏi ngữ cảnh sống động của nó,
thƣờng dễ rơi vào chủ quan, áp đặt và ngộ nhận.
Trong xu thế hội nhập với ngôn ngữ học thế giới và góp phần làm hiện đại hóa những
tri thức của nền ngôn ngữ học Việt Nam, việc nghiên cứu ngôn ngữ theo hƣớng so sánh - đối
chiếu rất cần đƣợc chú ý. Đề tài của chúng tôi đƣợc triển khai theo cách này với ý hƣớng là
sáng tỏ những đặc trƣng loại hình chi phối đến cấu trúc nghĩa của tiếng Việt và tiếng Nga

trong cách diễn đạt ý nghĩa thời gian nhằm cung cấp thêm cho Việt ngữ học những sự kiện
quan trọng về mặt lý thuyết trong cái nhìn so sánh loại hình giữa các ngôn ngữ, giúp ngƣời
học hiểu đúng, dùng đúng ý nghĩa này, khắc phục những cản trở do áp lực của tập quán sử
dụng tiếng mẹ đẻ gây ra.

1


Lấy việc đối chiếu tiếng Việt với tiếng Nga (chủ yếu qua các văn bản dịch ) về cách
diễn đạt ý nghĩa thời gian làm đối tượng nghiên cứu, đề tài của chúng tôi nhằm những mục
đích sau đây:
1. Đối chiếu phƣơng tiện diễn đạt ý nghĩa thời gian giữa tiếng Việt và tiếng Nga để
xác định những điểm tƣơng đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ, tìm hiểu cách biểu đạt
tƣơng đƣơng về nghĩa, nhằm thấy đƣợc sự khác nhau về loại hình của hai thứ tiếng.
2. Đƣa ra những chỉ dẫn mang tính chất sƣ phạm về cách dạy, cách dịch ý nghĩa thời
gian (nhƣ ý nghĩa THÌ và ý nghĩa THỂ ) trong thực tiễn giảng dạy và dịch thuật ( từ Việt ra
Nga hay từ Nga ra Việt).

II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Có thể xếp những ý kiến tranh luận giữa các nhà nghiên cứu thành hai nhóm quan
điểm sau đây:
1- Nhóm quan điểm xem tiếng Việt có phạm trù THÌ.
Trong lịch sử ra đời của ngữ pháp Việt Nam, khi bàn đến cách biểu đạt ý nghĩa thời
gian trong tiếng Việt, chúng ta cần phải kể đến ý kiến của A.De.Rhodes từ cách đây 351 năm,
trong tiểu luận: "Báo cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh" (1651). Đi theo quan điểm
tiếng Việt có THÌ, tác giả của bài báo đã phát biểu rõ ý kiến của mình về THÌ và lần đầu tiên
dùng các thuật ngữ về lĩnh vực này.
Tiếp sau phải kể đến cuốn "Ngữ pháp tiếng Việt" (1883) của Trƣơng Vĩnh Ký (cả hai
tác giả này đều không phân biệt THÌ với THỂ).
Từ sau đó trở đi, hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng tiếng Việt có THÌ với tƣ

cách một phạm trù ngữ pháp cơ bản nhƣ trong các thứ tiếng châu Âu và phạm trù này gắn
liền với sự hành chức của: đã - đang - sẽ1.
Khẳng định tiếng Việt có THÌ và THẾ nhƣ một phạm trù ngữ pháp, các tác giả đã xét
đến các hƣ từ nhƣ: đã - đang - sẽ - rồi - chƣa ... và cho đây là những chí tố biểu đạt hai phạm
trù trên.
a) Theo Nguyễn Đình Hòa thì đa số các ngôn ngữ phân biệt ba THÌ rõ ràng. Việt ngữ
có thể dùng những tiền động từ nhƣ đã - vừa - đang - sẽ để biểu thị thời gian (Đào Duy Anh
và Đào Thản cũng đồng quan điểm).
b) Lê Văn Lý cho tiếng Việt có "hạng mục" THÌ và "hạng mục" THẾ và đi kèm với
các "hạng mục" này là "ngữ vị chỉ kỳ gian" (đƣơng, đang), "ngữ vị chỉ quá khứ" (đã, rồi),
"ngữ vị chỉ tƣơng lai gần hay tƣơng lai xa" (sắp, sẽ)... còn trong các trƣờng hợp nhƣ: "Ẩ/7
cơm đã rồi mới đi chơi" thì đã chỉ một thứ tiền quá khứ...
c) I.S.Bystrov và N.V.Xtankêvic viết: "Trong Việt ngữ, phạm trù thì không phủi chí
có động từ mới có mà là gắn với bất kỳ vị từ nào, kể cả đối với các từ tố có thuộc tính vị từ".
Đã -đang - sẽ ... là những yếu tố chỉ thì. Đã khi đứng trƣớc bất kỳ động từ nào đều chỉ rằng
hành động hoặc trạng thái đã bắt đầu trong quá khứ. Ý nghĩa chung ấy của đã cho phép ta có
thể định phẩm nỏ là "từ chứng chỉ thì quá khứ".
d) Tuy không khẳng định đã - đang - sẽ là những chỉ tố của phạm trù THÌ trong tiếng
Việt, các tác giá Lê Cận, Phan Thiều (1983:159) và Hữu Quỳnh (1994: 168) đều xem đó là

2


phụ từ của động từ dùng để chỉ thì quá khứ (đã), thì hiện tại (đang) và thì tƣơng lai (sẽ).
Nhƣng các tác giả cũng nhận thấy rằng trong thực tế sinh động của ngôn ngữ, ý nghĩa thời
gian đƣợc hiểu một cách tƣơng đối, tuy theo ngữ cảnh.
đ) Bùi Đức Tịnh cho đã chỉ quá khứ và có thể chỉ những sự việc xảy ra ở thời vị lai
nữa (1952:194). Tƣơng tự, Nguyễn Anh Quế (1988) và Hoàng Phê (1994) cho rằng nét nghĩa
cơ bản của đã là biểu thị một hành động xảy ra trong quá khứ hoặc chỉ một hành động đã bắt
đầu nhƣng chƣa kết thúc, hiện vẫn còn tiếp diễn.

e) Xem đã là "từ chỉ quá khứ - thể hoàn thành", đây cũng là ý kiến chung của Trƣơng
Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê và Hội Khai Trí Tiến Đức. Cũng nêu thêm ý nghĩa biểu đạt
THỂ của đã, các tác giả Lê Cận, Phan Thiểu, Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (1983) có
nhận xét: đã có ý nghĩa tạo quá trình, ý nghĩa quá trình chỉ sự chuyển vào sự vật một trạng
thái mới nào đó đƣợc biểu thị bằng động từ đứng trƣớc rồi.
Nguyễn Văn Thành (1992) cũng xếp đã, chƣa vào nhóm từ chí ý nghĩa THÌ và THỂ.
Trong một công trình riêng, Diệp Quang Ban (1992:88) còn cho rằng đã, rồi có ý
nghĩa cơ bản chỉ thời quá khứ và "quá khứ mà đã biểu thị có thể là "một kiểu thì ngữ pháp":
quá khứ trong tƣơng lai". Đã, rồi đều chỉ sự kết thúc, rồi chỉ sự kết thúc giai đoạn, có thể gọi
nội dung ý nghĩa này là "kết thúc giai đoạn mở đầu". Loại ý nghĩa này bộc lộ rõ nhất khi rồi
đứng sau các động từ chỉ trạng thái và bộc lộ cả ở những động từ chỉ hoạt động.
h) Số đông các nhà nghiên cứu xem chƣa là phụ từ có ý nghĩa phủ định, không biểu
thị ý nghĩa thời gian nhƣ : Bùi Đức Tịnh (1952), Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (1983),
Lê Cận, Phan Thiều (1983), Hoàng Phê và những ngƣời khác (1994). Trong khi đó, Lê Văn
Lý (1972), Nguyễn Anh Quế (1988), Đinh Văn Đức (1986) lại xem chƣa là từ phu định có
liên quan đến ý nghĩa thời gian và xếp nó vào cùng một nhóm với đã, đang, sẽ, những phụ tố
chỉ THÌ.
i) Giáo trình "Ngữ pháp tiếng Việt hiện đại" (dùng cho sinh viên Cao đẳng Sƣ phạm
và giáo viên văn phổ thông -1980:77-78) xếp đã, đang, sẽ vào nhóm các trạng từ chỉ thời
gian, thƣờng đi với động từ và tính từ, trong đó đã thƣờng diễn đạt ý nghĩa quá khứ, đang
biểu thị thời hiện tại, sẽ biểu thị tƣơng lai ... Ba năm sau, quan niệm này vẫn đƣợc bao lƣu và
củng cố trong giáo trình "Ngữ pháp tiếng Việt" tập I của Đại học Sƣ phạm (1983:159-160).
k) Trong cuốn "Thành phần câu tiếng Việt" (1998:112), tác giả Nguyễn Minh Thuyết
và Nguyễn Văn Hiệp khẳng định "THÌ và THÊ là hai phạm trù trong tiếng Việt" trên cơ sở
tìm ra những ý nghĩa bộ phận đối lập nhau cùng với những hình thức diễn đạt tạo thành hệ
thống của hai phạm trù này.
Nhƣ vậy có thể thấy, sau rất nhiều năm, quan niệm về phạm trù THÌ và cách biểu đạt
phạm trù này qua các từ đã, đang, sẽ vẫn không có gì thay đổi trong các sách nghiên cứu và
các giáo trình Việt ngữ. Việc đánh giá những quan niệm này, quan niệm theo ngữ pháp
truyền thống về tính đúng sai của nó, về tính hữu dụng của nó, chúng ta vẫn còn tiếp tục phải

bàn thêm.
l. Trƣớc hết có thể thấy, việc dùng thuật ngữ chỉ cùng một đối tƣợng miêu tả ở các tác
giả còn chƣa thống nhất (đôi lúc gây hiểu lầm), trong khi các thuật ngữ khoa học lai đòi hỏi

3


tính chính xác, tính logic. Các thuật ngữ phải có sự tƣơng ứng với lịch sử miêu tả ngôn ngữ
học, giải thích đƣợc các hiện tƣợng miêu tả trong ngôn ngữ.
2. Có những tác giả đƣa ra một số thuật ngữ mới mà không đặt nó vào hệ thống,
không giải thích nội hàm và ngoại diên của nó 2.
3. Tuy nhất trí hoàn toàn về sự biểu hiện của ý nghĩa thời gian trong tiếng Việt, nhƣng
các tác giả không bàn bạc và nói rõ "thời gian " ở đây có phải là ý nghĩa đƣợc phạm trù hóa
bằng phƣơng tiện ngữ pháp (bằng phạm trù THÌ nhƣ các ngôn ngữ châu Âu) hay bằng
phƣơng tiện từ vựng? Đây là vấn đề cần những bằng chứng xác đáng, cần đƣợc chứng minh
một cách khoa học, nghiêm túc.
Đi theo hƣớng tiếng Việt có THÌ và cho đã, đang, sẽ là các chỉ tố chỉ THÌ, có lẽ xuất
phát điểm của các tác giả là ở chỗ thấy phạm trù THÌ là phạm trù cơ bản của động từ trong
các tiếng châu Âu, ý nghĩa thời gian là ý nghĩa quan trọng cần thiết phải biểu đạt trong mọi
ngôn ngữ, cho nên không vì lẽ gì mà ngƣời Việt không biết tƣ duy về thời gian nhƣ ngƣời
châu Âu, không vì lẽ gì mà tiếng Việt không có cách diễn đạt ý nghĩa này, bằng phạm trù
THÌ nhƣ các tiếng châu Âu. Trong khi THÌ trong các ngôn ngữ châu Âu là cách biểu đạt ý
nghĩa thời gian đƣợc ngữ pháp hoá bằng phƣơng tiện hình thái học và do đó trở thành một
phạm trù bắt buộc.
4. Trong khi miêu tả ý nghĩa thời gian của tiếng Việt, các nhà nghiên cứu dành nhiều
sự giải thích, bàn bạc cho từ đã. Đã là tiêu điểm đƣợc chú ý nhiều hơn cả, có lẽ do tính chất
phức tạp, phong phú về mặt nghĩa và về mặt sử dụng của nó. Tuy nhiên nghĩa của đã đƣợc
nêu ra cũng rất khác nhau:
Bùi Đức Tịnh (1952) cho đã trong trƣờng hợp "đã hiểu" là yếu tố chỉ THÌ quá khứ.
Còn cũng trong trƣờng hợp ấy, nhƣ: "Tôi đã biết", Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Phạm Duy

Khiêm (1940 : 98) lại cho đó là ý nghĩa THỂ, chỉ một việc đã làm xong, trọn vẹn, có ý nghĩa
hoàn thành, kết thúc, có kết quả.
Nguyễn Anh Quế (1998) nói đến "tính chất tƣơng đối" của đã thể hiện ở chỗ có một
số trƣờng hợp lẽ ra phải dùng sẽ vì hành động chƣa diễn ra thì lại có thể dùng đã. Ngƣợc lại,
lẽ ra phải dùng đã vì hành động xảy ra trong quá khứ (hay hiện tại) thì lại dùng sẽ. Ví dụ:
Nay mười tư, mai đã là rằm. (So với: Nay mười tư mai sẽ là rằm).
Thực ra đây không phải là ý nghĩa định vị thời gian của đã mà là ý nghĩa tình thái:
biểu thị hàm ý của ngƣời nói về một hành động diễn ra sớm hơn so với dự tính. Còn nếu
muốn xác định thời gian thì từ nay đứng ở đầu câu đã cho ta ý nghĩa xác định. Trong trƣờng
hợp này, ta có thể bỏ đã mà việc xác định thời gian vẫn rất rõ. Trƣờng hợp mà Lê Văn Lý gọi
là "tiền quá khứ" của đã (ví dụ: Vào đây cái đã, ăn cơm (cái) đã ...) cũng mang ý nghĩa tình
thái này.
I.S.Bystrov và N.V.Xtankêvic dẫn ví dụ: "Sáng ngày 12 tháng 2 ở Mát-xkơ-va, người
ta đã thấy được vệ tinh nhân tạo" và cho rằng đó là hiện tƣợng "từ chứng thừa" và là hiện
tƣợng "song trùng thời gian" vì có hai hình thức cùng đƣợc dùng để diễn đạt ý nghĩa thời
gian, đó là trạng ngữ (Sáng ngày 12-2) và hƣ từ (đã). Thực ra, đã trong câu này không xác
định thời gian

4


mà chỉ kết quả (trọn vẹn) của một biến cố, thuộc ý nghĩa THỂ. Còn sự kiện đó đƣợc xác định
vào thời điểm nào thì ý nghĩa này đã đƣợc làm rõ nhờ khung đề đứng đầu câu.
2 - Nhóm quan điểm xem tiếng Việt không có phạm trù THÌ, chỉ có phạm trù THỂ
Xuất hiện đồng thời và tồn tại song song cùng với quan điểm thứ nhất là cách tiếp cận
vấn đề tƣơng đối khác biệt và mới mẻ của một số tác giả theo quan niệm xem tiếng Việt
không có phạm trù THÌ, chỉ có phạm trù THỂ, tuy thái độ và cách giải quyết vấn đề ở mỗi
ngƣời một khác.
a. Ra đời sớm hơn khoảng 10 năm hoặc gần nhƣ cùng thời với Bùi Đức Tịnh (1952),
Nguyễn Bạt Tụy (1953), Phan Khôi (1954) nhƣng các tác giả Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ và

Phạm Duy Khiêm (1940) đã xử lý vấn đề THÌ và THỂ theo một hƣớng khác. Cụ thể, theo họ:
- Về cách xác định thời gian (diễn đạt ý nghĩa THÌ); Để nói rõ thời gian diễn ra sự
việc so với lúc nói, ngƣời ta thêm từ chỉ thời gian làm trạng ngữ (ví dụ: Bây giờ tôi viết; Hôm
qua nó gặp ông ấy; Mai tôi viết thư cho mẹ ...). Nhƣ vậy ý nghĩa này đƣợc diễn đạt bằng
phƣơng tiện từ vựng, không phải bằng phƣơng tiện ngữ pháp.
- Về cách diễn đạt một số ý nghĩa THỂ của động từ : Khi muốn nói một sự việc đang
tiếp diễn (dù là trong quá khứ, hiện tại hay tƣơng lai), ngƣời ta dùng phó từ đang hay đƣơng
đặt trƣớc động từ. Còn khi diễn đạt một sự việc đã hoàn thành, ngƣời ta dùng đã hoặc rồi,
xong đặt trƣớc hoặc sau động từ (ví dụ: Nó đang đi; Anh đã làm xong; Tôi đã biết; Nó ăn rồi
...).
Trong cách trình bày này, dĩ nhiên còn có đôi chỗ chƣa thật chính xác nhƣng các tác
giả trên đã không đi theo hƣớng khẳng định tiếng Việt có THÌ.
b. Ở giai đoạn sau, ngƣời đầu tiên đi theo hƣớng này là Giáo sƣ Hoàng Tuệ (1962:68),
tiếp theo là Nguyễn Kim Thản ( 1977:176-178), Đái Xuân Ninh ( 1986:122) ...
Có lẽ các tác giả, qua nghiên cứu, đã không thấy sự biến hình của động từ để hiệu thị
phạm trù THÌ nhƣ các ngôn ngữ châu Âu. Với tính chất phân tích tính và đặc điểm khái quát
cao, từ tiếng Việt không bắt buộc phải gắn bó chặt chẽ với một hay một số phạm trù nhất
định nhƣ vẫn thấy trong các ngôn ngữ châu Âu. Đó là điểm phân biệt quan trọng để các tác
giả đƣa ra nhận xét:
- "Trong Việt ngữ không có hình thức đặc biệt để biểu thị phạm trù thời gian" (Hoàng
Tuệ).
- Từ góc độ tìm hiểu mặt cấu trúc và ngữ nghĩa của động từ tiếng Việt, có thể thấy
"không nên cho riêng những phụ từ nhƣ đã, đang, sẽ biểu thị phạm trù THÌ của động từ.
Phạm trù THÌ không phải là phạm trù ngữ pháp đặc biệt của động từ tiếng Việt..." (Nguyễn
Kim Thản).
- Tiếng Việt không có phạm trù THÌ ... Để diễn đạt ý nghĩa THÌ,, tiếng Việt dùng
phƣơng tiện từ vựng (Đái Xuân Ninh).
c. Một số tác giả nƣớc ngoài khi nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt cũng có những
quan điểm nhƣ vậy. M.Grammont ( 1961) và M.B. Emeneau ( 1977) đều cho rằng: THÌ
không phải là phạm trù của động từ tiếng Việt.


5


d. Từ góc độ tiếp xúc ngôn ngữ, Phan Ngọc ( 1983:309) thấy đã không đơn thuần chi
quá khứ và không chỉ là THỂ hoàn thành tiêu biểu nhất.
Có thể thấy những cách tìm hiểu vấn đề nhƣ vậy là xuất phát từ chính cơ chế thực của
tiếng Việt: trong tiếng Việt không có những từ đƣợc dùng mang tính chuyên biệt, tính bắt
buộc, bằng phƣơng tiện ngữ pháp hóa nhƣ các tiếng châu Âu nên không thể nói đến phạm trù
THÌ. Đáng tiếc là có lẽ do tình hình nghiên cứu Việt ngữ học lúc bấy giờ (Hoàng Tuệ -1962)
khi quan niệm ngữ pháp (ịhâu Âu chiếm vị trí độc tôn, trở thành một nếp tƣ duy cố hữu, lấn
át cách cảm, cách nghĩ mới mẻ; hoặc do phạm vi bàn bạc trong khuôn khổ của một bài báo
(Đái Xuân Ninh, Phan Ngọc) hay do tính chất của công trình (Nguyễn Kim Thản) mà ta thấy
các tác giả còn dè dặt, có phần né tránh, chỉ dừng ở mức nêu vấn đề, chƣa đƣa ra đƣợc cách
chứng minh thỏa đáng, những lập luận chặt chẽ, đủ sức thuyết phục.
đ. Tuy xuât hiện muộn màng nhƣng khoảng vài ba năm trở lại đây, rải rác trong tạp
chí ngôn ngữ và một số tài liệu chuyên ngành, vấn đề THÌ và THẾ cùng với ý nghĩa của các
hƣ từ nhƣ đã, đang , sẽ, rồi, chƣa ... đã đƣợc đƣa ra xem xét một cách cẩn trọng từ góc độ
logic - ngữ nghĩa - ngữ pháp.
Từ góc độ logic, khi nghiên cứu về logic thời gian, sự biểu hiện và nhận diện thời
gian trong tiếng Việt, Nguyễn Đức Dân (1996:116) đã khẳng định: tiếng Việt không có phạm
trù THÌ. Việc gán cho các từ đã, đang, sẽ dùng để trỏ các THÌ quá khứ - hiện tại - tƣơng lai
là không thoa đáng và "có không ít trường hợp thời gian xảy ra sự kiện được xác định theo
từng ngữ cảnh cụ thể hoặc theo những tri thức logic mà người nói có được".
Trịnh Xuân Thành (1981) cũng đề cập đến tính chất trọn vẹn (ý nghĩa THE) trong tố
hợp (đã + động từ) và thấy đã bên cạnh ý nghĩa biểu thị thời gian của hành động, của trạng
thái còn có thêm ý nghĩa khác.
Huỳnh Văn Thông (2000) tìm hiểu ý nghĩa THỂ qua vị từ tình thái của tiếng Việt, qua
các từ : đã, rồi, đang, còn,., từ đó, đi đến kết luận: ý nghĩa quá khứ - hiện tại - tƣơng lai
không phải là ý nghĩa khái quát, ý nghĩa cơ bản của những từ này.

Có thể coi đây là những kết luận tƣơng đối xác đáng bắt nguồn từ thực tế tiếng Việt,
vƣợt lên sự áp đặt của ngữ pháp châu Âu. Những hƣớng nghiên cứu này rất đáng chú ý cả về
mặt lý luận lẫn mặt thực tiễn vận dụng.
Có hƣớng giải quyết vấn đề tƣơng đối triệt để và thuyết phục hờn cả là các bài viết
đãng trên tạp chí ngôn ngữ, bài giảng chuyên đề, tài liệu giáo khoa phổ thông (lớp 12 chuyên
ban) và mới nhất là một vựng tập về "Tiếng Việt – mấy vấn đề về ngữ âm - ngữ pháp - ngữ
nghĩa" của Cao Xuân Hạo (1998). Mấy trăm trang nghiên cứu với những phần dành riêng cho
việc bàn bạc về THÌ và THỂ, nêu lên ý nghĩa cụ thể và cách biểu đạt hai ý nghĩa này, những
quy tắc dùng nó trong tiếng Việt theo hƣớng nghĩa học và dụng học... đã đƣợc tác giả xem
xét từ ảnh hƣởng của cái nhìn châu Âu đối với tiếng Việt, hƣớng ngƣời đọc đến những vấn đề
thực tiễn đặt ra đối với tiếng Việt hiện đại.
Từ góc độ xem xét ý nghĩa của đã, đang, sẽ, chƣa, rồi... và phạm vi tác động của các
vị từ tình thái đối với việc biểu đạt cốt lõi ngữ nghĩa của câu, tác giá khẳng định: đã không
mang ý nghĩa từ vựng riêng nhƣng nó có tác dụng làm cho ngữ đoạn mà nó tham gia có một

6


tiền giả định (TGĐ) ... Ngoài ra, các câu có đã còn chứa hàm ý cho biết rằng cái trạng thái,
cái hành động, cái đặc trƣng đƣợc vị từ đi sau biểu hiện là hiện thực trong thời điểm phát
ngôn hoặc thời điểm đƣợc lấy làm mốc trong phát ngôn.
3 - Một vài nhận xét
Nhƣ vậy có thể thấy do ảnh hƣởng của cái nhìn ngoại quan mà nhóm quan niệm thứ
nhất chƣa thực sự phản ánh đƣợc đúng bản chất của tiếng Việt trong thực tiễn giao tiếp sinh
động hàng ngày. Còn nhóm quan niệm thứ hai có cách tiếp cận đối tƣợng đúng đắn hơn, theo
con đƣờng dụng học, thông qua phản ứng của ngƣời bản ngữ để tìm ra những quy tắc chi
phối đến việc sử dụng tiếng Việt, tìm ra những đặc trƣng khác biệt của nỗ so với các thứ tiếng
châu Âu.
Tất nhiên, cách đặt vấn đề và hƣớng tiếp cận đúng đắn, bắt nguồn từ thực tế tiếng Việt
sinh động với những kết luận có ý nghĩa khái quát về mặt lý luận, nhằm tìm ra nhơn" đặc

trƣng khác biệt của tiếng Việt nhƣ vậy vẫn rất cần đƣợc minh họa thêm bằng nhiều cứ liệu
hơn nữa, đặc biệt là những cứ liệu cần thiết cho sự so sánh về mặt loại hình giữa hai ngôn
ngữ, nhìn nhận nó từ góc độ lý luận để đem lại sự nhất trí cần thiết cho những vấn đề đặt ra.
Những trƣờng hợp mà lâu nay (trong quan niệm, trong cách đánh giá), ngƣời ta dễ lẫn lộn ý
nghĩa THÌ và ý nghĩa THỂ qua cách dùng những từ đã, đang, sẽ vẫn cần đƣợc kiểm chứng ở
nhiều thể loại văn bản khác nhau. Theo truyền thống thì tiếng Việt biểu đạt ý nghĩa thời gian
bằng phƣơng tiện từ vựng (tùy từng văn cảnh mà cách định vị thời gian có thể là xác định hay
không xác định). Nhƣng trong quá trình giao lƣu quốc tế, hội nhập ngôn ngữ, có những tác
phẩm dịch sang tiếng Việt mà ngôn ngữ đƣợc chuyển dịch đó vốn có THÌ cho nên rất cần tìm
hiểu cái tƣơng đƣơng - tƣơng ứng (về mặt nghĩa và về phƣơng thức biểu đạt) giữa biểu hiện
THÌ trong tiếng châu Âu với tiếng Việt. Và cũng chỉ bằng cách nhƣ vậy, chúng ta mới có thể
có cơ sở lý thuyết vững chắc để xác định tính đúng sai, hay dở của câu chữ mà trong nhiều
trƣờng hợp, cả ngữ pháp cấu trúc lẫn phong cách học chƣa có đủ hiệu lực để giải thích nó.
Ngƣời dạy, qua đây, sẽ có những biện pháp và thủ pháp cần thiết trong việc truyền giảng
những tri thức mới (nhƣ vị từ tình thái, vị từ tĩnh/vị từ động, tiền giả định, nghĩa hàm ẩn, hàm
ý của phát ngôn ...) cho học sinh, giúp các em biết vận dụng giải các bài tập trong sách giáo
khoa, góp phần nâng cao năng lực ngôn ngữ, năng lực sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ của
mình.

III. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN DỮ LIỆU
1. Phương pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp làm việc chính của chúng tôi là phƣơng pháp quy nạp: trên cơ sở phân
tích và tƣ liệu đƣợc tập hợp trong tiếng Việt mà một số văn bản song ngữ có những phƣơng
tiện biểu thị ý nghĩa thời gian, chúng tôi tìm hiểu cách diễn đạt ý nghĩa này trong tiếng Việt
và tiếng Nga, chú ý tới nghĩa dụng pháp, nghĩa văn cảnh, nghĩa hàm ẩn. Đây là phƣơng pháp
luận khoa học nói chung.
Ngoài ra để phù hợp với bản chất của đối tƣợng nghiên cứu cũng nhƣ mục đích của
viêc nghiên cứu chúng tôi còn vân dung linh hoạt một số phƣơng pháp, thủ pháp nghiên cứu
khác, cụ thể là sử dụng một số phƣơng pháp sau đây :


7


1.1. Phương pháp điều tra- quan sát
Đây là phƣơng pháp cần thiết trƣớc nhất để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu . Kết quả
so sánh - đối chiếu cần phải dựa vào việc điều tra tƣ liệu - tức là dựa vào việc bao quát các
ngữ cảnh sử dụng những câu có ý nghĩa thời gian trong trạng thái tự nhiên, sinh động và đa
dạng của nó. Các mẫu đƣợc chọn có số lƣợng đủ để làm căn cứ đánh giá, tránh đƣợc sự phiến
diện, cảm tính. Bƣớc này bao gồm các thao tác nhƣ: tập hợp các mẫu dùng để phân tích, phân
loại, thống kê - tổng hợp.
1.2. Phương pháp phân tích - miêu tả
Điều kiện tiên quyết để so sánh - đối chiếu các ngôn ngữ về mặt loại hình một cách có
kết quả là phải miêu tả sơ bộ các ngôn ngữ đƣợc xem ra đối sánh trên cơ sở những nguyên tắc
giống nhau, bằng những thuật ngữ giống nhau. Việc miêu tả này sẽ giúp ta có thể tách ra
đƣợc các đặc trƣng giống nhau và khác nhau giữa các ngôn ngữ thành những loại hình ngôn
ngữ cụ thể.
1.3. Phương pháp so sánh - đối chiếu dựa vào hai mặt sau đây:
a. Cơ sở đối chiếu là sự giống nhau và khác nhau về mặt đặc điểm của đối tƣợng đƣợc
khảo sát. Dựa trên sự đối chiếu - so sánh các hiện tƣợng, các phạm trù đồng nhất, ta có thể
xác lập đƣợc cách thức biểu đạt ở mỗi ngôn ngữ, xác định xem phạm trù đó đƣợc biểu hiện
bằng các phƣơng tiện nào.
b. Phạm vi đối chiếu là đối chiếu về phạm trù ngữ pháp, nhằm làm sáng tỏ những đặc
điểm thể hiện phạm trù (về mặt hình thức và ý nghĩa). Trong quá trình so sánh - đối chiếu hai
ngôn ngữ, chúng tôi lấy tiếng Việt làm ngôn ngữ nguồn (ngôn ngữ gốc), là cơ sở chủ đạo, là
ngôn ngữ cần đƣợc phân tích và miêu tả, căn cứ để đối chiếu; còn tiếng Nga là ngôn ngữ
đích, ngôn ngữ đƣợc dùng làm phƣơng tiện so sánh, là điều kiện để làm sáng tỏ những đặc
điểm về mặt loại hình của tiếng Việt.
2. Nguồn ngữ liệu
Với mục đích so sánh - đối chiếu và tìm hiểu kỹ hơn về cách biểu đạt ý nghĩa thời
gian trong tiếng Việt, chúng tôi đã cố gắng tối đa để thu thập, lựa chọn ngữ liệu sao cho đủ

mức bao quát đƣợc các câu có ý nghĩa thời gian ở dạng biểu hiện tự nhiên, sinh động, trong
nhiều ngữ cảnh sử dụng thuộc các phong cách khác nhau :
a. Trong nguồn ngữ liệu tiếng Việt, chúng tôi chọn một số loại văn bản sau đây:
- Văn bản thơ : Truyền Kiều của Nguyễn Du
- Văn bản văn xuôi bao gồm:
1- Phong cách chính luận : "Hồ Chí Minh- tuyển tập văn học"- Nxb Văn học, H, 1999,
tập II.
2 - Phong cách báo chí : 90 bài báo là các loại tin tức (tin ngắn, tin nhanh, tin tổng
hợp) các phóng sự điều tra trên các báo xuất bản hàng ngày (báo Thanh Niên, báo Công An,
báo An Ninh thế giới...).
3 - Phong cách nghệ thuật: "Bến không chồng" của Dƣơng Hƣớng (Nxb Hội Nhà văn,
Hà Nội , 1998).

8


4 - Văn dịch: "Giamilia - Truyện núi đồi và thảo nguyên" của Tsinghiz Aitmatôv. Nxb
Cầu Vồng, Matxcơva (Phạm Mạnh Hùng, Cao Xuân Hạo, Nguyễn Ngọc Bằng, Bồ Xuân Tiến
dịch ).
b. Trong nguồn ngữ liệu tiếng Nga chúng tôi chọn tác phẩm văn học qua bản dịch
sòm: ngữ từ Nga ra Việt, do các dịch giả có tên tuổi, có kinh nghiệm phiên dịch, đã đƣợc xuất
bản chính thức. Đó là cuốn “Война и мир” của Толстой (chƣơng hai, từ nguyên bản tiếng
Nga).
Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng thêm khoảng hơn 200 dẫn chứng trích từ sách ngữ
pháp viết về tiếng Nga. Những ngữ liệu này đƣợc dùng cho việc so sánh - đối chiếu giữa hai
ngôn ngữ về mặt loại hình.

NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐẠT ĐƢỢC
CHƢƠNG MỘT: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. Thời gian với tƣ cách là một phạm trù nhận thức

Thế giới vật chất vận động, biến đổi và phát triển liên tục, không ngừng trên dòng
thời gian. Thời gian là hình thức tồn tại cơ bản của vật chất. Ý nghĩa thời gian rất rộng, bao
gồm nhiều mặt:
1. Một vị trí nào đó đƣợc xác định trên trục thời gian trong sự qui chiếu với thực tại,
để từ đó mà chia nó thành những thời đoạn tách biệt với nhau: quá khứ, hiện tại, tƣơng lai
(bao gồm cách xác định thời điểm).
2. Cách đo khoảng cách, chiều dài thời gian, cách định lƣợng thời gian (bao gồm việc
xác định thời đoạn xảy ra sự kiện hoặc thời hạn diễn tiến một sự tình), biểu thị mối quan hệ
giữa các điểm cần định vị nằm ở bên ngoài thời gian.
3. Cách nhìn nhận sự việc, tình huống trong tính tổng thể, trọn vẹn của nó (bao gồm
tần suất, tính tập quán, cách diễn tiến của một sự kiện trong bất kỳ thời điểm nào), biểu thị
mối quan hệ bên trong thời gian.
4. Ý niệm về thời gian, cách đánh giá về thời gian từ phía chủ thể phái ngôn, các mặt:
lâu/ mau, nhanh/ chậm, sớm/ muộn ... .
Đây là "thời gian tự nhiên" - "thời gian vật lý" (không phải "thời gian nghệ thuật",
"thời gian tâm lý", cũng không phải "thời gian ngữ pháp"), nó đƣợc tính theo vòng quay -chu
kỳ của trái đất xoay quanh mặt trời, mang tính quy ƣớc chung cho mọi cộng đồng dân tộc,
mọi cộng đồng ngôn ngữ. Ví dụ : Ngôn ngữ nào cũng có những từ chí đơn vị đo chiều dài
thời gian vô tân, liên tục ... Các đơn vị này đƣợc xác định cụ thể theo Công lịch quốc tế một
cách chính xác, nhƣ : Thiên niên kỷ: 1000 năm, thế kỷ: 100 năm, năm: 12 tháng...
Ngoài ra còn có các chiết đoạn thời gian cụ thể. Đó là thời gian đƣợc lặp đi lặp lại
theo chu kỳ nhất định, là thời gian "bộ phận" nằm trong thời gian "tổng thể". Chẳng hạn: 12
giờ, buổi sáng... là một chiết đoạn thời gian nằm trong đơn vị thời gian lớn hơn nó có tên gọi


9


NGÀY. Còn mùa xuân, mùa hạ, quý III, tháng 7 ... là chiết đoạn nằm trong đơn vị thời gian
có tên gọi là NĂM ...

Trong những nền văn hóa khác nhau, theo thiên hƣớng tƣ duy đặc thù, mỗi dân tộc lại
có cách hình dung, cách cảm nhận khác nhau về thời gian, thể hiện ở cách chia khúc thời gian
khác nhau, tạo nên những "lát cắt" thời gian khác nhau. Chẳng hạn: ngoài cách xác định nhƣ
ngƣời châu Âu, ngƣời phƣơng Tây là tháng dƣơng lịch, ngƣời Việt Nam còn có cách tính của
ngƣời châu Á là tháng âm lịch. Tháng này đƣợc tính bằng một tuần trăng dựa vào vòng quay
của mặt trăng xung quanh trái đất, từ đó chia thành những khoảng cách trong tháng khác
nhau nhƣ: thƣợng tuần (khoảng thời gian 10 ngày đầu của tháng), trung tuần (khoảng thời
gian 10 ngày giữa của tháng), hạ tuần (khoảng thời gian 10 ngày cuối của tháng).
Những tên gọi nhƣ : năm Ất Dậu, tháng củ mật, giờ Hoàng đạo, ngày Tân Tỵ ... là tên
gọi phổ biến đối với ngƣời Việt, đƣợc dùng để xác định những sự việc trọng đại trong cuộc
đời con ngƣời (nhƣ : ma chay, động thổ, cƣới xin, chuyển nhà, khai trƣơng làm ăn ...). Những
cách tính nhƣ đêm năm canh, ngày sáu U, năm nhuận.... là cách tính phản ánh thói quen, tập
tục sinh hoạt mang đậm dấu ấn của nền văn hoa phƣơng Đông theo triết lý - tâm linh của
ngƣời Á Đông trong đó có ngƣời Việt, không tìm thấy trong các ngôn ngữ châu Âu.

II. Thời gian với tƣ cách là một phạm trù ngữ pháp, phạm trù ngôn ngữ
1. Ý nghĩa THÌ và ý nghĩa THỂ , phạm trù THÌ (tense) và phạm trù THỂ (aspect)
trong cách nói về thời gian
Mối quan hệ thời gian giữa các sự kiện tồn tại trong thế giới khách quan thƣờng đƣợc
xác định nhờ hai mặt, hai ý nghĩa, đƣợc gọi là ý nghĩa THÌ và ý nghĩa THỂ :
- Ý nghĩa THÌ:
Là ý nghĩa có chức năng định vị một sự tình (biến cố, trạng thái, quá trình) đƣợc nói
đến trong sự tƣơng ứng với một thời điểm hay một thời đoạn nhất định đƣợc lấy làm mốc.
- Ý nghĩa THỂ:
Là ý nghĩa về sự tình đƣợc nói đến xét trong nội bộ của nó: nó diễn tiến hay tồn tại
nhƣ thế nào. Nói cách khác, nó cho biết sự vận động, sự tiến triển của các sự kiện trong một
khoảng thời gian, bất kể thời gian đó thuộc về quá khứ, hiện tại hay tƣơng lai.
Đối với một số ngôn ngữ châu Âu - những ngôn ngữ vốn có một hệ thống hình thái
học điển hình và phát triển - thì hai ý nghĩa trên đây là những ý nghĩa đƣợc ngữ pháp hóa,
buộc phải thể hiện trong mọi trƣờng hợp xuất hiện của từ bằng một hình thức chung nhất.

Những Ý nghĩa này đƣợc diễn đạt qua hai phạm trù: THÌ và THỂ. THÌ và THỂ đƣợc coi là
những phàm trù ngữ pháp cơ bản mang tính khái quát luôn gắn với động từ. Theo cách phân
chia các phạm trù ngữ pháp thƣờng đƣợc nói đến, THÌ và THỂ thuộc phạm trù hình thái học
(phân biệt với phạm trù từ loại nhƣ danh từ, tính từ... và phạm trù cú pháp nhƣ chủ ngữ, vị
ngữ...). Trong nhiều ngôn ngữ thuộc các loại hình khác nhau, hai phạm trù này có liên hệ mật
thiết với nhau nhƣng đồng thời cũng đƣợc phân biệt rõ ràng bởi những thuộc tính khác nhau,
đi kèm với cách thể hiện (cách hình thức hóa) rất khác nhau của chúng.

10


1.1. Theo John Lyons (1996:481-484), thuật ngữ THÌ bắt nguồn từ tiếng La tinh, dịch
của từ Hy Lạp chỉ "thời gian" (tiếng La tinh là tempus, tiếng Hy Lạp là choronos). THÌ đƣợc
coi là tiêu chí của động từ trong các định nghĩa truyền thống về từ loại.
Phạm trù THÌ liên quan đến các mối liên hệ thời gian khi chúng đƣợc diễn đạt bằng
các thế đối lập ngữ pháp thành những hệ hình. Các nhà ngữ pháp truyền thống khi phân tích
tiếng Hy Lạp và La tinh đã thừa nhận ba thế đối lập: quá khứ - hiện tại - tƣơng lai, và ngƣời
ta thƣờng giả định rằng sự đối lập về THÌ này là đặc điểm phổ quát của ngôn ngữ. Thực ra.
bản thân THÌ không đƣợc tìm thấy trong tất cả các ngôn ngữ. Những đối lập nhƣ : "quá khứ",
"hiện tại", "tƣơng lai" không đơn giản là một vấn đề về THÌ.
Đặc trƣng chủ yếu về phạm trù THÌ là nó liên hệ thời gian của hành động, biến cố hay
tình trạng của các sự kiện đƣợc nói trong câu với thời điểm phát ngôn.
Còn thuật ngữ THỂ thoạt đầu dùng để chỉ sự phân biệt "thể hoàn thành" và "thể
không hoàn thành" trong những động từ tiếng Nga và các ngôn ngữ Slavơ khác. THỂ cũng là
sự phân biệt có liên quan đến thời gian nhƣng nội dung của nó không phải là sự định vị một
hành động, một biến cố hay trạng thái của sự vật trong thời gian. Nó không phải là phạm trù
chỉ xuất nhƣ THÌ vì nó không phải là một cách diễn đạt <trực chỉ>, (deictic) nghĩa là dùng
thời điểm phát ngôn (thƣờng là hiện tại) để làm cái mốc quy chiếu sự kiện xảy ra. THỂ có thể
nói vế bất kỳ thời điểm nào (trong quá khứ, hiện tại, tƣơng lai). Ý nghĩa THỂ thƣờng đƣợc
nói đến là ý nghĩa hoàn thành/không hoàn thành, ý nghĩa kéo dài/không kéo dài, ý nghĩa lặp

lại/không lặp lại, ý nghĩa khởi nguyên/kết thúc ... đƣợc thể hiện bằng các thế đối lập đánh
dấu/không đánh dấu, vế có/vế không ...
1.2. Theo B.Comrie ([1975), THÌ và THỂ là những ý nghĩa đƣợc phân biệt bằng
những tiêu chí - đặc trƣng rất khác nhau tuy chúng đều có liên quan chặt chẽ với nhau trong
việc thể hiện ý nghĩa thời gian.
a) THÌ là cách diễn đạt trực chỉ (deictic), nghĩa là bao giờ cũng cần có một điểm dùng
để định vị thƣờng gọi là tiêu điểm hay điểm mốc. THÌ thực hiện việc định vị một sự tình so
với một điểm quy chiếu cố định trong thời gian để từ đó nó nêu rõ "mối quan hệ giữa sự tình
và cái trung tâm điểm thời gian đó bằng cách chỉ ra một cái hướng và một khoảng cách nào
đó" (Frawley, dẫn theo Cao Xuân Hạo 1979:18) mà theo tính chất này, ta có thể xác định
hàng loạt sự phân biệt về THÌ dựa vào sự đồng thời/không đồng thời, trƣớc/sau... của thời
điểm xảy ra sự kiện so với quy điểm thời gian để định vị nó
Điểm dùng để định vị (thƣờng là thời điểm phát ngôn) gọi là tiêu điểm (located
point). Tiêu điểm có vai trò quan trọng trong việc định hƣớng, định vị thời gian cụ thể. Từ
tiêu điểm, ngƣời ta xác định thời điểm diễn ra tình huống theo các mối tƣơng quan về thời
gian giữa các sự kiện. Sự phân cực chiều hƣớng thời gian thành các khúc (dài - ngắn), các
khoảng (lớn -nhỏ)... đƣợc xác định dựa trên cơ sở đối lập các thời điểm với nhau. Chẳng hạn,
nếu lấy hiện tại (thời điểm phát ngôn) làm điểm quy chiếu các sự kiện thì ta có ba ý nghĩa
(mà ngữ pháp cổ điển châu Âu thƣờng diễn đạt qua ba THÌ, biểu thị ba ý nghĩa ngữ pháp bộ
phận) là : THÌ quá khứ, THÌ hiện tại, THÌ tƣơng lai.

11


Việc xác định quy điểm thời gian thực chất là việc xác định thời điểm xảy ra sự kiện,
thời điểm phát ngôn cùng với mối quan hệ giữa hai thời điểm đó. Các mặt cần định vị sẽ là :
- Định vị thời gian xảy ra sự kiện, tức là nói rõ sự kiện đó nằm ở khoảng nào trong
quá khứ, hiện tại hoặc tƣơng lai.
- Định vị thời gian phát ngôn, lấy đó làm mốc để quy chiếu các sự kiện xảy ra.
- Định vị mối quan hệ giữa thời điểm xảy ra sự kiện với thời điểm phát ngôn hoặc thời

điểm xuất hiện một sự kiện này trong sự quy chiếu với sự kiện khác; đo khoảng cách giữa
chúng, từ đó có cách đánh giá về chúng. Nếu thời điểm xuất hiện sự kiện xảy ra trùng làm
một với thời điểm nói thì thời điểm đƣợc chọn làm mốc đó có tính tuyệt đối. Nếu sự xuất hiện
của sự kiện xảy ra trƣớc hay sau hoặc cùng lúc ở bất kỳ thời điểm nào (trong quá khứ - hiện
tại và tƣơng lai) thì thời điểm đƣợc chọn làm mốc đó có tính tương đối. Tùy thuộc ở những
tính chất này mà ta có cách định vị khái quát, định vị gián tiếp và định vị cụ thể, định vị trực
tiếp. THÌ thƣờng có nội dung nghĩa rất trừu tƣợng nhƣng nó là bộ phận quan trọng trong bất
kỳ một phát ngôn nào trong các ngôn ngữ châu Âu. Bởi vì những thế đối lập ngữ nghĩa đƣợc
phạm trù hóa về mặt ngữ pháp nhƣ THÌ chẳng hạn, cũng có thể là những đối lập nổi bật lên
trong ý niệm của ngƣời nói.
b) Còn THỂ là cách nhìn khác nhau về "tổ chức bên trong" của một tình huống.
Có thể thấy, cùng phản ánh những thuộc tính của thời gian, phản ánh mặt lƣợng của
hành động về thời gian nói chung nhƣng THỂ có đặc trƣng nghĩa học rất khác so với THÌ.
Thứ nhất, THỂ không liên quan gì đến "sự phân bố hay vị trí thời gian của một hành
động, một biến cố, một trạng thái của sự vật" ( 1996:484). Nói đến THỂ là nói đến cách
"phân loại tình huống" (situation) dựa trên "ý nghĩa THỂ cố hữu" cua vị từ. Theo sự phân loại
này thì các sự tình có thể đối lập nhau ở các tiêu chí nhƣ : hữu đích (telic)/vô đích (atelic),
điểm tính (punctual)/đoạn tính (durative).
Trong khi đó, THÌ là cách xác định vị trí của một sự tình trên tuyến thời gian, một
cách định vị có tính trực chỉ, có nghĩa là bao giờ nó cũng lệ thuộc vào thời điểm phát ngôn.
Thứ hai, THỂ liên quan đến sự phản ánh các đặc trƣng từ "bên trong sƣ tình", đến
cách diễn tiến của một hành động, một trạng thái, thông qua kết quả hay sự hoàn tất của nó.
Đó là "cách tri giác sự tình có chiều dài hay không, vào lúc bắt đầu, vào lúc kết thúc hay đang
tiến triển; chỉ diễn ra một lần hay lặp lại mấy lần; có thành tập quán hay không, đƣợc nhìn
nhận nhƣ một biến cố trọn vẹn hay dở dang..." (xem Cao Xuân Hạo 1979:15).
Trong khi đó, THÌ là cách xác định thời gian ở "bên ngoài sự tình", nỏ xem xét hành
động, trạng thái xuất hiện ở thời điểm nào, quy chiếu nó với thời điểm nói hay với một quá
trình khác để thấy ra các đặc trƣng trùng nhau/không trùng nhau, trƣớc/sau... về mặt thời gian
giữa chúng.
Việc phân chia các loại sự tình đƣợc thực hiện dựa trên cấu trúc thời gian bên trong

của nó, theo đó, có các ý nghĩa THỂ sau đây :

12


a. THỂ hoàn thành (perfective)/THỂ không hoàn thành (imperfective) trong đó có thế
xếp một biến thái của vế hoàn thành là THỂ "dĩ thành" (pertect)
b. THỂ bắt đầu (ingressive) hay khởi phát (inceptive).
c. THỂ kết thúc (terminative) hay hoàn tất (completive) trong nhiều thứ tiếng, THỂ
"hoàn tất" có thể không phân biệt với THỂ "kết thúc".
d. THỂ tiếp diễn (progressive).
e. THỂ kéo dài (durative).
f. THỂ lặp lại hay tái diễn (inteative).
g. THỂ kết quả (resultative).
h. THỂ tập quán (habitual) hay THỂ thƣờng diễn.
i. THỂ nhất cố (semelfactive)
Có thế coi những ý kiến trên đây của hai tác giả là những điểm bàn luận cung cấp một
lý thuyết về THÌ có hiệu lực đối với những phƣơng tiện ngữ pháp hóa sự biểu đạt và định vị
sự tình trong thời gian của một số ngôn ngữ trên thế giới.
3. Một vài nhận xét
a. Những phân tích trên đây đã cho thấy ý nghĩa thời gian là ý nghĩa chung, có trong
tất cả các ngôn ngữ trên thế giới, nhƣng việc diễn đạt nó bằng phạm trù THÌ hoặc cách diễn
đạt phạm trù THÌ và phạm trù THỂ bằng phƣơng tiện hình thái học, mang tính chuyên biệt,
lại không phải là có trong mọi loại hình ngôn ngữ (có ngƣời đã nhầm lẫn những ý nghĩa này
khi cho rằng cổ ba nội dung cụ thể cua khái niệm về thời gian là: thời đoạn, thời điểm và THÌ
(xem Đào Thản 1979).
b. Trong khi ngữ pháp truyền thống thƣờng lẫn lộn sự phân biệt THÌ và THỂ khi cho
rằng: thuật ngữ THÌ dùng theo nghĩa rộng, bao gồm cả sự phân biệt đáng ra phải nói là THỂ
thì hai tác giả B. Comrie và J. Lyons đã phân biệt chúng một cách rõ ràng dựa vào đặc trƣng
nghĩa cũng nhƣ dựa vào những dấu hiệu hình thức thể hiện đặc trƣng nghĩa này của chúng.

THÌ là hình thức diễn đạt ngữ pháp hoa của sự định vị sự kiện hay trạng thái trong
thời gian, đƣợc thực hiện bằng cách lấy thời điểm phát ngôn làm mốc nên nó luôn có tính
"trực chỉ" (deictic) (trong một số tiếng châu Âu nhƣ tiếng Nga, THÌ thƣờng đƣợc biểu hiện
qua biến tố của động từ).
THỂ là hình thức diễn đạt ngữ pháp hoa của cấu trúc thời gian bên trong một sự việc
hay một trạng thái (nó bắt đầu, kết thúc hay đang tiếp diễn, nó diễn ra một lần hay lặp lại
nhiều lần, có chiều dài trong thời gian hay chỉ đƣợc thực hiện trong một khoanh khắc, nó
nhằm tới một kết quả hay chỉ là một hoạt động vô đích...), bất kể sự việc hay Trạng thái đó
đƣợc xác định nhƣ thế nào trong thời gian (trong một số tiếng châu Âu nhƣ tiếng Nga, THỂ
thƣờng đƣợc biểu hiện qua tiền tố hay hậu tố của động từ - nhƣ vậy hình thức biểu đạt THÌ và
THỂ là khác nhau).

13


c. Một ngôn ngữ có THÌ hay có THỂ (hoặc có cả hai) là một ngôn ngữ trong đó THÌ
hay THỂ là những ý nghĩa bị bắt buộc phải diên đạt bằng phƣơng tiện ngữ pháp, thƣờng là
bằng hình thái học nhƣng cũng có thể bằng hƣ từ ngay cả khi không cần thiết (vì nghĩa của
nó đã rõ nhờ phƣơng tiện từ vựng hay nhờ ngôn cảnh). Khi nói một ngôn ngữ nào đó không
có THÌ (hay không có THỂ) thì điều đó tuyệt nhiên không có nghĩa là ngôn ngữ đó không có
hoặc không biết cách diễn đạt những ý nghĩa này, mà chỉ có nghĩa là ở trong ngôn ngữ đó, ý
nghĩa THÌ hoặc THỂ không bắt buộc phải diên đạt khi không cẩn thiết. Vì vậy khi xét đến ý
nghĩa thời gian trong một ngôn ngữ không phải là tìm xem ngôn ngữ đó có diễn đạt đƣợc sự
phân biệt về thời gian hay không mà là xem nó có bị bắt buộc phải phân biệt ý nghĩa đó ngay cả khi hoàn toàn không cần thiết - hay không.

14


CHƢƠNG HAI: CÁCH DIỄN ĐẠT Ý NGHĨA THỜI GIAN TRONG
TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG NGA

I. Trong tiếng Việt
A. Cách diễn đạt ý nghĩa thời đoạn, thời lượng, khoảng cách thời gian, hoàn cảnh
thời gian; cách xác định thời điểm (ý nghĩa "THÌ ")
1. Dùng từ chỉ thời gian ở vị trí khung đề hay trạng ngữ để xác định mối quan hệ thời
gian giữa các thời điểm , thời đoạn như :
a. Dùng các danh từ, danh ngữ
b. Dùng đoản ngữ là các danh từ kết hợp với các giới ngữ vốn biểu thị ý nghĩa không
gian chuyển nghĩa sang biểu thị thời gian.
2. Dùng các từ không ở vị trí khung đề và trạng ngữ : các vị từ tình thái như các từ
đã, đang, sẽ
3. Một vài nhận xét
Tiếng Việt không có phạm trù THÌ với tƣ cách là một phạm trù ngữ pháp, bao gồm
trong nó những ý nghĩa ngữ pháp đối lập nhau, biểu thị bằng những hình thức khác nhau
mang tính đồng loạt, bất biến. Đã, đang, sẽ không phải là những chỉ tố đánh dấu THÌ vì:
- Nó không hoàn toàn bị bắt buộc phải diễn đạt những ý nghĩa thuộc về quá khứ, hiện
tại, tƣơng lai khi ngổn cảnh cho phép ngƣời nghe định vị đƣợc các sự tình
về mặt thời gian .
- Đã, đang, sẽ có thể biểu thị những thời khoảng khác nhau về thời gian, không phải
bất di bất dịch chỉ lá ý nghĩa quá khứ (đã), hiện tại (đang), hoặc tƣơng lai (sẽ).
- Đã, đang, sẽ là những hƣ từ có chức năng tình thái hóa ý nghĩa của câu, "đánh dấu"
quan hệ cú pháp trong câu. Sự xuất hiện không bắt buộc hoặc việc có thể lƣợc bỏ đi những từ
này mà ý nghĩa định vị thời gian của một sự tình từ tiêu điểm của nó ở trong câu vẫn không
thay đổi đã chứng tỏ các từ này không có chức năng định vị sự tình, cũng có ý nghĩa là nó
không diễn đạt ý nghĩa THÌ, nó diễn đạt ý nghĩa THỂ với các tính chất thuộc về ý nghĩa này
- Đã, đang còn có thể biểu thị ý nghĩa từ vựng : ý nghĩa sớm/muộn; nhanh/chậm;
lâu/mau... so với một dự tính nào đó, một quy luật thƣờng diễn hay so với một điểm nào đó
đƣợc tiền giả định, đƣợc ƣớc định từ phía ngƣời nói
- Trong trƣờng hợp nhất thiết phai định vị sự tình bằng các khoảng thời gian khác
nhau, khi ngôn cảnh không hiện lên ý nghĩa thời gian, không cho biết sự định vị của các sự
kiện trong thời gian...., tiếng Việt dùng phƣơng tiện từ vựng, dùng khung đề, trạng ngữ chỉ

thời gian. Đây là những đơn vị từ vựng dùng để lƣợng hoa thời gian, đo chiều dài thời gian,
đánh đấu một thời khắc cụ thể, có tác dụng định vị sự tình vào một thời điểm phát ngôn cụ
thể. Trong cái khung thời gian ấy, các hƣ từ đã, đang, sẽ không thể thay thế đƣợc chúng.
Mỗi ngôn ngữ có cách xử lý khác nhau trong việc xác định thời gian. Tiếng Việt biểu
thị ý nghĩa này bằng cách từ vựng hóa, tức hoạt động mã hoa những yếu tố của thực từ chứ
không phái bằng cách ngữ pháp hoa vốn có tác động đến thái độ ngữ pháp của các từ trong
câu. Chính do đặc điểm này (đặc điểm chung của các ngôn ngữ đơn lặp trong đó tiếng Việt là
tiêu biểu) mà L.N Morev đã nhận xét : .."Trong các ngôn ngữ đưa lập, phương tiện từ vựng

15


chiếm ưu thế...Ứng với điều này, "ngữ pháp" trong cách hiểu truyền thống, về đặc trưng loại
hình học thì "ngữ pháp"của các ngôn ngữ đơn lập mang tính từ vựng còn "ngữ pháp"của các
ngôn ngữ tổng hợp mang tính ngữ pháp..."
B. Cách diễn đạt ý nghĩa về sự vận động, sự diễn tiến của các sự kiện trong thời
gian. (ý nghĩa "THỂ ")
Tiếng Việt có những loại THỂ sau đây:
1. THỂ "dĩ thành" (perfect)
2. THỂ "khởi phát" (inceptive)
3. THỂ "kết quả " (resultative)
4. THỂ "hoàn tất" (completive)
5. THỂ "tiếp diễn" (progressive)
6. THỂ "lặp lại" (inteative)
C. Một vài nhận xét
Trong tiếng Việt, THỂ tồn tại nhƣ một phạm trù ngữ pháp trong đó những ý nghĩa đối
lập nhau đƣợc diễn đạt bằng những hình thức riêng tạo thành một hệ thống thể đặc trƣng
phân biệt các hệ thống - phạm trù khác. Có thể minh hoạ qua bảng sau đây:
Mỗi THỂ phản ánh một loại tình huống với những đặc trƣng nghĩa khác nhau. Tiếng
Việt diễn đạt những ý nghĩa THỂ bằng hai phƣơng tiện: phƣơng tiện ngữ pháp (với các chỉ tố

đã, rồi - THỂ "dĩ thành", ra, lên, đi, lại - THỂ "khởi phát", đang, đang còn - THỂ "tiếp
diễn"...) và phƣơng tiện từ vựng (qua các từ : xong, hết, cả, nốt, ngƣng, ngừng, nghỉ... diễn
đạt THỂ "hoàn tất").

16


Các
lọai
THỂ
Ý nghĩa

"Dĩ thành"
Perfect
Kết quả
hay trạng
thái hiện
tại của sự
tình
do
biến
cố
diễn
ra
trƣớc
mang lại

"khởi phát"
Inceptive
bắt đầu xuất

hiện thuộc
tính
mới
của sự thể

"Kết
quả"
Resulatative
Cái đạt đƣợc
sau quá trình
vận động

"Hoàn
tất"
Completive
Sự thể đã kết
thúc , đã hoàn
lại, đã có kết
quả (có đích)

+
Đã, rồi

+
Đã, rồi

+
Đã, rồi

"Lặp

lại"
Semelfactive
Hành động xảy
ra nhiều lần, lặp
di lặp lại

"Diễn tiến"
Durative
Sự thể đang
trong quá
trình diễn
tiến chƣa
kết thúc (vô
đích)

Các
từ
dùng để
diễn đạt
những loại
sự
thế
khác nhau
- đã, rồi
- đã…rồi
- bắt, đầu
-ra, lên, đi
lại
- đã, rồi
- ra, đƣợc,

phải,
bị,
mất,
vơi,
nguôi…
- đã rồi
- xong, hết,
cả, nốt, mất,
khỏi…
- đã rồi
- ít khi, thỉnh
thoảng, đôi
khi
- luôn, hay
thƣờng…
- đang, đang
còn,
vẫn
đang còn
- tiếp tục

+
ra
+
ra

+
mất

17



II. Trong tiếng Nga
Tiếng Nga diễn đạt ý nghĩa thời gian bằng những phƣơng tiện sau đây:
1. Phương tiện từ vựng
1. Dùng các danh từ chỉ thời gian
2. Dùng danh ngữ, ngữ cố định
3. Dùng trạng ngữ
4. Dùng liên từ thời gian
5. Dùng danh từ có biến cách
6. Dùng giới ngữ kết hợp với danh từ ở các cách .
2. Phương tiện ngữ pháp
1. Dùng THÌ của động từ
2. Dùng THỂ của động từ
3. Sự phối hợp THÌ - THỂ
3. Một vài nhận xét
Tiếng Nga biểu thị ý nghĩa thời gian bằng nhiều phƣơng thức nhƣng cách dùng biến
tố của động từ vẫn đƣợc coi là chủ yếu. Ý nghĩa THÌ và ý nghĩa THỂ trong tiếng Nga là ý
nghĩa đã đƣợc "ngữ pháp hóa" thành những phạm trù ngữ pháp cơ bản. Mỗi một THÌ hay mỗi
một THỂ đều đƣợc biểu hiện một hình thái riêng, đƣợc đánh dấu bằng những chỉ tố đặc
trƣng. Các biến tố dùng trong mỗi hình thái thể hiện ý nghĩa đối lập giữa các THÌ, các THỂ
đều xuất hiện có tính chất bắt buộc và đồng loạt trong mọi văn cảnh sử dụng, kể cả khi sự cổ
mặt của nó hoàn toàn không cần thiết vì đã đƣợc nêu rõ bằng phƣơng tiện từ vựng hoặc nhờ
ngôn cảnh.

18


CHƢƠNG BA: SO SÁNH CÁCH DIỄN ĐẠT Ý NGHĨA THỜI GIAN
TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TRONG TIẾNG NGA

I. Từ sự khác biệt về đặc điểm loại hình
1. Loại hình học có nhiệm vụ tìm ra những phổ niệm ngôn ngữ bằng phƣơng pháp so
sánh đối chiếu, trong đó có việc xác định phạm trù ngữ pháp phổ quát cùng với cách thức
biểu đạt phạm trù này trong hoạt động của cấu trúc ngôn ngữ. Trong khi so sánh, dối chiếu
các ngôn ngữ, ngƣời ta chủ yếu xét xem ngôn ngữ hữu quan thuộc về loại hình nào và loại
hình đó có những đặc trƣng loại biệt gì. Từ sự khác nhau về mặt loại hình, ta có thể thấy đƣợc
xu hƣớng chung trong đa số ngôn ngữ đang xét, so các ngôn ngữ cùng loại hình với nhau,
cũng nhƣ thấy đƣợc những đặc điểm riêng khiến cho nó gần gũi với các ngôn ngữ cùng loại
hình và khác với các ngôn ngữ không cùng loại hình.
2. Tiếng Nga và tiếng Việt có những điểm khác xa nhau về mặt loại hình. Tiếng Nga
có đặc trƣng tiểu biểu của loại ngôn ngữ biến hình mà tính khuất chiết - tổng hợp tính làm
cho nó trỏ thành một cực đối lập rõ rệt với tính đơn lập – phân tích tính của tiếng Việt. Do
đặc trƣng này mà ý nghĩa ngữ pháp của tiếng Nga (trong đó có ý nghĩa THÌ và THỂ) thƣờng
đƣợc biểu hiện bằng phƣơng tiện hình thái học bằng những yếu tố dƣợc "hoa đúc" ở bên
trong mõi từ nhƣ một chỉnh thể. Hình thái học của từ chiếm vị trí chủ đạo trong các phƣơng
tiện truyền đạt ý nghĩa đặc biệt là ý nghĩa ngữ pháp, nó làm thành một "phạm trù hình thái"
một từ có thể thay đổi hình thái nhƣng không thể không có hình thái cụ thể.
Trong khi đó, dể thể hiện những ý nghĩa mà tiếng Nga (và các tiếng châu Âu) thƣờng
biểu đạt bằng phƣơng tiện ngữ pháp (bằng hình thái học, bằng phụ tố,

19


biến tố của từ)... tiếng Việt lại dùng phƣơng tiện từ vựng, tức những thực từ có ý nghĩa rõ
ràng, hoặc dùng phƣơng tiện ngữ pháp nhƣ dùng trật tự của từ ngữ hoặc dùng hƣ từ với tƣ
cách là những tác tử làm cho một từ loại nào đấy thay đổi về nghĩa để đánh dấu các ngữ đoạn
về chức năng cú pháp, quan hệ cú pháp ở trong câu, giúp cho câu diễn đạt đƣợc phần nghĩa
quan trọng nhất của nó.
3. Hiện thực khách quan đƣợc phản ánh trong ngôn ngữ nhờ vào những phƣơng tiện
biểu đạt: hoặc phƣơng tiện từ vựng, hoặc phƣơng tiện ngữ pháp. Các ngôn ngữ khác nhau

đáng kể ở cách chọn phƣơng tiện này hay phƣơng tiện kia. Khi so sánh các phƣơng liên biểu
đạt đƣợc dùng trong các ngôn ngữ , về vai trò, về vị trí của chúng trong việc phản ánh tƣ duy,
ngƣời ta nhận thấy: các ngôn ngữ đơn lập, điển hình là tiếng Việt, thiên về việc dùng phƣơng
tiện từ vựng nhiều hơn là đùng phƣơng tiện ngữ pháp (nhƣ là hình thái học), còn ở các ngôn
ngữ tổng hợp tính, điển hình là tiếng Nga thì chiếm vị trí nổi bật lại là các phƣơng tiện ngữ
pháp, dùng để diễn đạt nhiều khái niệm thuộc các phạm trù nhƣ NGÔI - THỜI -THỂ GIỐNG - SỐ - CÁCH.
Sự biểu hiện rõ rệt của "đặc tính ngữ pháp" trong ngôn ngữ tổng hợp tính -biến hình
và "đặc tính từ vựng" trong ngôn ngữ đơn lập - không biến hình là: ở ngôn ngữ tổng hợp tính,
việc dùng các phƣơng tiện ngữ pháp, qua hình thái của từ (một cách bắt buộc) là để đặt một
câu đúng ngữ pháp nhƣng có thể hoàn toàn không cần thiết về mặt thông tin. Trong những
câu :
- Мать разрезала пирог и дала кусок ребѐнку cho đứa bé một miếng>.
- Вчера девушка пришла в театр < Hôm qua cô gái (đã) đến rạp hát>.
ta thấy để chỉ ý nghĩa về "giới tính" của chủ thể hành động, đã có hai danh từ đƣợc nêu rất rõ
bằng phƣơng tiện từ vựng là мать (ngƣời mẹ) và девушка

20


(cô gái) vậy mà vị từ, một cách không cần thiết, vẫn phải kèm theo ý nghĩa về giống (giống
cái) trong quan hệ "chi phối" giữa chủ ngữ và vị ngữ trong câu. Lại nữa, tất nhiên là khi "cắt"
(bánh) để "cho đứa bé một miếng" thì hành động đó phải đƣợc xem là dã đƣợc hiện thực hóa,
đã có kết quả, có đích (VT động + hữu đích + chủ ý + điểm tính...) , hoặc khi dã dùng khung
đề "Hôm qua" để chỉ quá khứ, hạn định thời gian thuộc về quá khứ thì hành động đó phải
đƣợc hiểu là đã xảy ra từ trƣớc thời điểm nói... Vậy mà, vị từ ở đây vẫn phải kèm theo thông
số về THỂ (THỂ "hoàn thành") và THÌ (THÌ "quá khứ") với chỉ đẫn : đây là những hành
động đã kết thúc, đã chấm dứt và mọi chuyện xảy ra đã thuộc về quá khứ....
Một ngôn ngữ càng "tổng hợp" bao nhiêu, tức là vai trò của mỗi từ càng đƣợc quy
định rõ ràng bởi những đặc tính riêng của nó bao nhiêu, thì càng ít cần thiết bấy nhiêu việc

nhìn ra ngoài từ mà xét đến toàn câu để nắm đƣợc nghĩa của nó. Điều đó cũng có nghĩa là, ở
tiếng Nga, hình thức "hợp nhất" các loại nghĩa thể hiện bằng phƣơng tiện hình thái học làm
thành bản chất và là đặc tính không thể thiếu đƣợc của nó.
Trong khi đó, tính "không biến hình" và hình thức "phân tích tính" của từ lại là đặc
điểm điển hình của các ngôn ngữ đơn lập nhƣ tiếng Việt. ở tiếng Việt, một phát ngôn đúng
ngữ pháp chỉ đƣợc tạo thành bằng những đơn vị có ý nghĩa từ vựng chân thực và đƣợc sắp
xếp theo một trật tự nhất định. Đó là do từ tiếng Việt không biến đổi hình thái, không có một
hình thái riêng nào đi kèm theo từ một cách bắt buộc. Cho nên, nếu không có các hình vị bổ
sung để cấu tạo nên hình thức phân tích tính, nếu ngoài chu cảnh và ngôn cảnh thì một tập
hợp các âm vốn có của một ngôn ngữ, kể cả khi nỏ đƣợc tổ chức thành ầm tiết, cũng sẽ là vô
nghĩa. Vì thế, với câu nói trên dây của ngƣời Nga, ngƣời Việt sẽ không bao giờ diễn đạt một
cách " thừa thãi" là :

21


×