Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Tiếp tục hoàn thiện chính sách đối ngoại nhằm thực hiện thành công lối chiến lược chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của nghị quyết đại hội đảng toàn quốc lần thứ ix

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.34 MB, 148 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRI QUOC GIA HO CHi MINH
xk*

BAO ChO TONG QUAN

Dé TAI KHOA HOC CAP BỘ NAM 2003

TIEP TUC HOAN THIEN CHINH SACH DOI NGOAI NHAM

THUC HIEN THÀNH CONG DUONG LOI CHIEN LUGC "CHU
ĐỘNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC" CỦA

NGHI QUYET DAI HOI DANG TOAN QUOC LAN THU IX

CO QUAN CHO TRI: VIEN QUAN HỆ QUỐC TẾ
CHU NHIEM DE TAL: TS NGUYEN THE LUC
THU KY KHOA HOC: MAI HOA! ANH

HA NOI - 2004

BOAO

-_ FC.

Ada MOY


DANH SACH CONG TAC VIEN THAM GIA DE TAI

1. TS Nguyễn Thế Lực - Viện QHQT, Học viện CTQG Hồ Chí Minh
2. PGS Nguyễn Bằng Tường - Viện QHỌT, Học viện CTQG Hồ Chí Minh



3. TS Hà Thị Mỹ Hương - Viện QHỌQT, Học viện CTQG Hồ Chí Minh
4. TS Phan Văn Ran - Viện QHỌT, Học viện CTQG Hồ Chí Minh
5. TS Vũ Quang Vĩnh - Viện QHQT, Học viện CTQG Hồ Chí Minh
6. Th.s Nguyễn Xuân Phách - Viện QHỌT, Học viện CTIQG Hồ Chí Minh
7. Th.s Nguyễn Danh Quỳnh - Viện QHỌT, Học viện CTQG Hồ Chí Minh
8. Th.s Trần Huy Thường - Viện QHỌT, Học viện CTQG Hồ Chí Minh
9. Th.s Ha Van Thầm - Viện QHỌT, Học viện CTQG Hồ Chí Minh
10. Th.s Phạm Thị Phúc - Viện QHỌT, Học viện CTQG Hồ Chí Minh

11. Th.s Vũ Văn Hoà - Viện QHOT, Hoc viện CTQG Hồ Chí Minh
12. CN Mai Hồi Anh - Viện QHỌT, Học viện CTQG Hồ Chí Minh
13. CN Nguyễn Tú Hoa - Viện QHQT, Học viện CTQG Hồ Chí Minh

14. CN Nguyễn Thị Thu Hiền - Viện QHỌT, Học viện CTIQG Hồ Chí Minh

15. CN Vũ Như Hồng - Viện QHQT, Học viện CTQG Hồ Chí Minh
16. TS Nguyễn Văn Du - Ban Tổ chức trung ương Đảng.
17. Th.s Nguyễn Thị Thu Thủy - Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội.
18. CN Nguyễn Thị Thu Hiển - Đài THVN


MUC LUC
Trang

MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: Tiếp tục hồn (hiện chính sách đối ngoại phục vụ đường

lối chiến lược "Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực" của


Đẳng và Nhà nước ta

:

I. Quá trình hoạch định và triển khai đường lối đối ngoại đổi mới của
Đảng và Nhà nước Việt Nam

- JL Khái quát những thành tựu của hoạt động đối ngoại từ khi tiến hành đổi
mới đến nay

16

TH. Một số phương hướng tiếp tục hồn thiện chính sách đối ngoại nhằm thực
hiện thắng lợi đường lối chiến lược "Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và
khu vực"

26

CHƯƠNG II: Quá trình thực hiện đường lối chiến lược "Chủ động hội

32

1. Khái quát tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của Việt Nam

32

II. Cơ sở và điều kiện để Đảng ta đề ra đường lối chiến lược "Chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế và khu vực”

71


IH. Mục tiên, quan điểm chỉ đạo và những nhiệm vụ cụ thể của quá trình

78

nhập kinh tế quốc tế và khu vực" của Việt Nam

trong những năm đổi mới: Thành cơng, hạn chế; thuận lợi, khó khăn

"Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực”

IV. Những hình thức và lộ trình thích hợp nhằm thực hiện thắng lợi đường

lối chiến lược "Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực”

V. Kinh nghiệm hội nhập kinh tế quốc tế của Trung Quốc, một số nước

83

ASEAN và những gợi mở đối với Việt Nam

92

CHƯƠNG III: Mot s6 bai hoc kinh nghiệm và giải pháp, kiến nghị

110

I. Bài học kinh nghiệm

110


II. Giải pháp

115

HI. Kiến nghị

117

KẾT LUẬN

128

TÀI LIỆU THAM KHẢO

131

CÁC PHỤ LỤC

139


MỞ ĐẦU
1. TINH CAP THIET CUA DE TAI
Sau gần 20 năm tiến hành cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước, Việt
Nam đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính
trị, văn hoá - xã hội và đối ngoại. Những thành tựu này đã được các kỳ Đại hội

Đảng lần thứ VI, VIII và đặc biệt là Đại hội lần thứ IX ghi nhận. Đây là cơ sở


chủ quan để Đảng ta đề ra đường lối chiến lược "Chủ động hội nhập Kinh tế
quốc tế và khu vực theo tỉnh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả
hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo
vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hố đân tộc, bảo vệ
mơi trường",

Tồn cầu hố nên kinh tế thế giới tiếp tục phát triển ngày một mạnh mẽ,

tác động toàn diện đến tất cả các quốc gia. Điều đáng chú ý là càng ngày các
tác động tích cực cũng như tiêu cực của tồn cầu hố càng nổi rõ, tạo nên cả
thời cơ, thuận lợi lẫn nguy cơ, thách thức đối với các nước, đặc biệt là các nước

đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Để vượt qua nguy cơ, tận dụng tối đa

thời cơ do toàn cầu hố đem lại, các nước đang phát triển khơng thể khơng

chấp nhận và tìm cách hội nhập một cách có hiệu quả vào xu thế khách quan
này. Đây là cơ sở khách quan để Đảng ta đề ra đường lối chiến lược "Chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực”.
Mặc dù đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn trong sự nghiệp đổi
mới, nhưng những thách thức do tồn cầu hố mang lại cũng đang 1a luc can

không nhỏ đối với sự phát triển bên vững của Việt Nam. Nhu cầu bức thiết của

chúng ta hiện nay là làm thế nào tận dụng được những nhân tố thuận lợi để
thực hiện thành công công cuộc cơng nghiệp hố - hiện đại hố đất nước theo
định hướng XHCN tiến tới mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh". Muốn vậy, không cách nào khác hơn là phải chủ động hội
nhập, chủ động hoà vào trào hru khách quan chung của thế giới. Nhưng hội
nhập như thế nào và thế nào là chủ động hội nhập lại đang là vấn đề bức thiết

đặt ra cho toàn Đảng, toàn dân ta cùng suy nghĩ, tìm tịi phương thức hành
động. Thực tiễn cho thấy, trong nhận thức cũng như hành động thực tế, nhiều
lúc, nhiều nơi chưa thấu triệt được tỉnh thần chủ đạo của vấn đề này nên kết
quả đạt được còn nhiều bất cập. Cuối năm 2001, Bộ Chính trị BCHTƯ Đẳng
Cộng sản Việt Nam đã ra Nghị quyết 07 về hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó


chỉ rõ mục tiêu, những quan điểm chỉ đạo và một số nhiệm vụ cụ thể trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nhưng dù sao đây mới chỉ là văn kiện có tính
chất chỉ đạo, cho nên rất cần thiết phải được cụ thể hố trong q trình thực hiện.
Chính vì vậy, việc lựa chọn để tài nghiên cứu: Tiếp tục hồn thiện

chính sách đối ngoại nhằm thực hiện thành công đường lối chiến lược
"Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực" của Nghị quyết Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ IX là hết sức cần thiết và cấp bách cả về lý luận và
thực tiễn, đặc biệt là trong bối cảnh Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ đã được
Quốc hội thông qua và bất đầu được thực thi, Việt Nam đã bước vào lộ trình
thực hiện AFTA, cũng như đang từng bước xây dựng lộ trình cần thiết để tiến
tới gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), hội nhập hoàn toàn vào các

cơ cấu, thiết chế kinh tế của khu vực và thế giới. Đồng thời, giải quyết tốt vấn
để nghiên cứu này cũng là thể hiện thành công việc đưa nghị quyết của Đảng
vào cuộc sống.

II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Để Tài
Vấn đề đổi mới chính sách đối ngoại phục vụ sự nghiệp xây đựng và bảo

vệ Tổ quốc không phải là vấn để mới mẻ, mà nó đã được nghiên cứu, tổng kết
qua nhiều cơng trình nghiên cứu, cũng như các ấn phẩm đã xuất bản. Nhưng


vấn
phải
lược
luận

đề chủ động hội nhập kinh
tiếp tục hồn thiện chính
đó của Đảng và Nhà nước
và thực tiễn cấp thiết. Đây

tế khu vực và thế giới, đặc biệt là sự cần thiết
sách đối ngoại nhằm phục vụ mục tiêu chiến
ta lại là vấn đề hết sức mới mẻ, có ý nghĩa lý
là một chủ trương lớn của Đảng ta đề ra tại Đại

hội Đảng tồn quốc lần thứ IX nên hầu như chưa có bất kỳ một cơng trình
nghiên cứu nào tổng kết một cách có hệ thống những cơ sở, điều
tiêu, những hình thức và bước đi phù hợp để đảm bảo được tính chủ
q trình hội nhập và mối liên quan mật thiết của việc tiếp tục đổi
sách đối ngoại đối với quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

kiện, mục
động trong
mới chính
Tuy nhiên,

trong một, hai năm trở lại đây, một số cơ quan có liên quan đến lĩnh vực hội

nhập kinh tế quốc tế (ví dụ như Bộ Ngoại giao, Bộ Thương mại, Ủy ban
gia về hợp tác kinh tế quốc tế...) đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo về quá

hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Các báo cáo tham luận trong khi
mạnh sự cần thiết phải chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, đã

quốc
trình
nhấn
bước

đầu để cập đến những biện pháp và bước đi cụ thể trong tiến trình hội nhập.

Mặc dù vậy, vấn đề tiếp tục hồn thiện chính sách đối ngoại chưa được tiếp
2


cận một cách toàn điện trong hệ thống các giải pháp để thực hiện chủ trương
chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

III. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Trên cơ sở phân tích những thành tựu đạt được trong q trình đổi mới
tồn diện đất nước, cùng với việc phân tích những thuận lợi và khó khăn, thời
cơ và thách thức của bối cảnh quốc tế, cũng như trong nước, để tài xác định
mục tiêu:

Một là, luận giải về sự cần thiết phải tiếp tục đổi mới chính sách đối
ngoại phục vụ cho cơng cuộc cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
Hai là, luận giải các cơ sở, điều kiện để Việt Nam chủ động hội nhập
kinh tế khu vực và thế giới bằng những hình thức, bước đi thích hợp, góp phần
nâng cao vai trị, vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế.
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài có các nhiệm vụ sau đây:

1) Nghiên cứu những vấn đề cơ bản của đường lối chính sách đối ngoại
đổi mới, đánh giá thành tựu, vai trị vị trí và những vấn đề cần tiếp tục hoàn
thiện để thực hiện chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
._. 2) Nghiên cứu quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, từ đó phân
tích những cơ sở, điều kiện để Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
3) Lam rõ quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, hình thức và bước đi, khó

khăn và thuận lợi của hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
4) Nghiên cứu kinh nghiệm hội nhập kinh tế quốc tế của Trung Quốc,
và một số nước ASEAN.
5) Đề xuất giải pháp và kiến nghị để Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế

và khu vực hiệu quả hơn.

IV. Cắc NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHỦ ÿẾU
Nội dung của đề tài ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu

tham khảo, Các phụ lục, được bao gồm 3 chương với các phần mục cụ thể sau:
Chương 1: Tiếp tục hoàn thiện chính sách đốt ngoại phục vụ đường

lối chiến lược chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.


I. Quá trình hoạch định và triển khai đường lối đối ngoại đổi mới của
Đảng và Nhà nước Việt Nam.
IL Khái quát những thành tựu của hoạt động đối ngoại từ khi tiến hành
đổi mới đến nay.
Ill. Một số phương hướng tiếp tục hồn thiện chính sách đối ngoại nhằm
thực hiện thắng lợi chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
Chương II: Quá trình thực hiện đường lối chiến lược "Chủ động hội

nhập kinh tế quốc tế và khu vực” của Việt Nam.
I. Khái quát tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của Việt Nam

trong những năm đổi mới: Thành công, hạn chế; thuận lợi, khó khăn.

II. Co sé va diéu kién dé Dang ta dé ra chủ trương chủ động hội nhap
kinh tế quốc tế và khu vực.
IH. Mục tiêu, quan điểm chỉ đạo và những nhiệm vụ cụ thể của quá trình
chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

IV. Những hình thức và lộ trình thích hợp nhằm thực hiện thắng lợi chủ
trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
V. Kinh nghiệm hội nhập kinh tế quốc tế của Trung Quốc, một số nước
ASEAN và những gợi mở đối với Việt Nam.

Chương IIL: Một số bài học kinh nghiệm và giải pháp, kiến nghị.
1. Bài học kinh nghiệm.
1L. Giải pháp.

1H. Kiến nghị.

V. NHỮNG SAN PHAM DAT ĐƯỢC
- 01 Báo cáo tổng quan 146 trang.
- 01 Báo cáo tóm tất kết quả nghiên cứu 30 trang.
- 01 Kỷ yếu thể hiện các sản phẩm nghiên cứu của đề tài 460 trang
- 01 Hệ thống danh mục tài liệu tham khảo với 119 đầu tài liệu.


CHUONG I


TIẾP TỤC HỒN THIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI

PHỤC VỤ ĐƯỜNG LỐI CHIẾN LƯỢC “CHỦ ĐỘNG HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC” CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA
Trong quá trình cách mạng Việt Nam, hoạt động đối ngoại ln đóng
vai trị rất quan trọng, góp phần tạo dựng sức mạnh tổng hợp, đưa cách mạng

nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Từ khi thành lập đến nay, đặc
biệt là từ khi đề ra và thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước, Dang
Cộng sản Việt Nam đã xây dựng một chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, đa
phương hoá, đa đạng hoá với nguyên tắc "dĩ bất biến, ứng vạn biến", phát huy
tối đa sức mạnh của dân tộc, khai thác có hiệu quả sức mạnh quốc tế, sức
mạnh của thời đại, thực hiện đồn kết quốc tế vì mục tiêu phát triển. Trên cơ

sở đó, Đảng và Nhà nước ta đã chủ động, kịp thời, khai thác hợp lý và có hiệu
quả, kết hợp hài hồ và có ngun tắc các khả năng khác nhau trong đời sống
quan hệ quốc tế của từng thời kỳ nhất định để phục vụ cho sự nghiệp cách
mạng. Thực tiễn gần 20 năm đổi mới vừa qua đã minh chứng cho quá trình
trưởng thành không ngừng về tư duy và hoạt động lãnh đạo đối ngoại của

Đảng trong bối cảnh hết sức phức tạp của tình hình thế giới thời kỳ sau chiến
tranh lạnh.

I. QUố TRÌNH HOẠCH ĐỊNH VÀ TRIỂN HHđI ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI ĐỔI

MOI CUA DANG VA NHA NƯỚC VIỆT NñM

Mục tiêu xuyên suốt của hoạt động đối ngoại từ khi nước ta tiến hành
q trình đổi mới tồn điện đất nước là thực hiện chính sách mở rộng quan hệ
đối ngoại, tăng cường hợp tác để tạo lập và khai thác môi trường quốc tế thuận

lợi phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện mục tiêu có tính

chiến lược của cách mạng nước ta là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Để đạt tới mục tiêu này, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta được
xây dựng trên cơ sở phân tích những biến động của tình hình thế giới, xu thế


vận động của thời đại cũng như những đòi hỏi của sự nghiệp cách mạng trong
nước qua từng thời kỳ nhất định.

Sau thời gian đất nước rơi vào khủng hoảng, trì trệ, Đại hội Đảng
VỊ (12-1986) đã đẻ ra đường lối đổi mới toàn diện trên tất cả các lĩnh
đời sống kinh tế ~ xã hội, trong đó có đổi mới trong quan hệ đối ngoại
vực và quốc tế. Thời điểm trước khi tiến hành Đại hội VI, trước sự biến

lần thứ
vực của
với khu
đổi của

tình hình trong nước và quốc tế, tháng 7 năm 1986, Bộ Chính trị BCHTƯ
Đảng Cộng sản Việt Nam khố V đã có Nghị quyết điều chỉnh chính sách đối
ngoại nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, tranh thủ những

điều kiện quốc tế thuận lợi, chủ động tạo thế ổn định để tập trung xây dựng,
phát triển kinh tế và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Nghị quyết nhấn mạnh, chúng ta
cần chủ động chuyển sang thời kỳ cùng tồn tại hoà bình, xây dựng Đơng Nam

Á thành khu vực hồ bình, ổn định, hợp tác. Trên cơ sở đó, Đại hội VI đã đề ra
và thông qua những trọng tâm đối ngoại: Phát triển và củng cố quan hệ hợp tác

toàn điện với Lào và Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của
mỗi nước; đoàn kết và hợp tác tồn điện với Liên Xơ là hồn đá tảng trong
chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam; sẵn sàng đàm phán để
giải quyết những vấn đề thuộc quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc nhằm
tiến tới bình thường hố quan hệ giữa hai nước; mở rộng quan hệ với tất cả các
nước trên nguyên tắc cùng tồn tại hồ bình... Tất cả các trọng tâm đối ngoại đó
đều nhằm hướng tới mục tiêu

cao nhất là "tranh thủ điều kiện quốc tế thuận

lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc”.
Có thể nói, đường lối đối ngoại đổi mới của Đảng và Nhà nước ta theo
hướng giữ vững nguyên tắc độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phương
hố quan hệ quốc tế chính thức được khởi xướng từ Đại hội VI, sau đó được
Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị và các Nghị quyết Hội nghị BCHTƯ (khóa VÌ)
phát triển và hồn thiện. Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị (5-1988) về nhiệm vụ
và chính sách đối ngoại trong tình hình mới đã chỉ ra những cơ hội và thách
thức đối với cách mạng nước ta trong tình hình mới và khẳng định: "... lợi ích

cao nhất của Đảng và nhân đân ta là phải củng cố và giữ vững hồ bình để tập
trung sức xây dựng và phát triển kinh tế. Đó là nhân tố quyết định củng cố giữ
7


vững an ninh và độc lập... Cần phải có quan điểm mới về an ninh và phát triển
trong thời đại ngày nay để khẳng định mạnh mẽ phương hướng ưu tiên tập

trung cho sự nghiệp giữ vững hồ bình và phát triển kinh tế”; và "với một nền

kinh tế mạnh, một nền quốc phòng vừa đủ mạnh cùng với sự mở rộng quan hệ

hợp tác quốc tế, chúng ta sẽ càng có nhiều khả năng giữ vững độc lập và xây

dựng thành công chủ nghĩa xã hội hơn". Nghị quyết chủ trương chuyển từ tình
trạng đối đầu sang đấu tranh và hợp tác trong cùng tồn tại hịa bình; lợi dụng
cách mạng khoa học cơng nghệ và xu thế tồn cầu hố kinh tế để tranh thủ vị
thế có lợi nhất trong phân công lao động quốc tế, mở rộng quan hệ hợp tác
kinh tế, đa đạng hoá quan hệ quốc tế. Tiếp đó, NQTW 6 Khố VI (3-1989) xác
định: “chuyển mạnh hoạt động ngoại giao từ quan hệ chính trị là chủ yếu sang
quan hệ chính trị - kinh tế, mở rộng quan hệ kinh tế, phục vụ cho sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ đất nước”.
Trên lĩnh vực kinh tế, để tạo cơ sở cho việc mở rộng quan hệ kinh tế đối

ngoại, từ năm 1986 cùng với việc chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập
trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng
XHCN, Nhà nước Việt Nam đã từng bước tạo lập những điều kiện kinh tế và

cơ sở pháp lý cho việc liên kết, hợp tác kinh tế với nước ngoài. Tháng 12-1987,
Quốc hội ban hành luật đầu tử nước ngoài tại Việt Nam. Từ năm 1989, Dang
ta chủ trương "xố bỏ tình trạng độc quyền mang tính chất cửa quyền trong sản
xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu". So với chủ trượng của Đại hội V (1981):
"Nhà nước độc quyền ngoại thương và Trung ương thống nhất quản lý cơng tác
ngoại thương" thì đây là bước đổi mới đầu tiên của Đảng và Nhà nước ta trên
lĩnh vực kinh tế đối ngoại.
Về hoạt động ngoại giao, chính sách của Việt Nam được điều chỉnh theo
hướng chú trọng quan hệ với các nước láng giểng, các nước trong khu vực.
Hoạt động đối ngoại Việt Nam thời kỳ này tập trung vào các nhiệm vụ: Một là,
cải thiện quan hệ với các nước Đông Nam Á tiến hành đối thoại với ASEAN.
Hai là, nối lại đàm phán với Trung Quốc. Theo đó, tháng 9-1990 cuộc gặp cấp
cao Việt Nam - Trung Quốc đã diễn ra tại Thành Đô (Trung Quốc), mở đầu
cho việc bình thường hố quan hệ giữa hai nước. Ba /à, khởi động việc đối

§


thoại với Mỹ. Bốn là, đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao, tăng cường quan hệ
với các nước khác trong cộng đồng thế giới.

Từ đầu thập niên 90, với sự khủng hoảng rồi dẫn tới tan rã của các nước
XHCN Liên Xô và Đông Âu và sự kết thúc chiến tranh lạnh, tình hình thế giới

có những chuyển biến mạnh mẽ và căn bản, với những xu hướng vận động đan
xen, phức tạp, khó lường. Những biến động sâu sắc của tình hình thế giới sau
chiến tranh lạnh đã tác động sâu sắc đến đời sống xã hội nước ta. Việt Nam
đứng trước những cơ hội lớn để mở rộng hợp tác và giao lưu quốc tế phục vụ

cho sự nghiệp phát triển đất nước, song cũng phải đối diện với những thách
thức to lớn và phức tạp. Vào thời điểm trước khi Liên Xơ tan rã, thực hiện
chính sách đối ngoại đổi mới được đề ra tại Đại hội Đảng lần thứ VI, nước ta
đã bình thường hố quan hệ với Trung Quốc, với các nước Đông Nam Á, đẩy
lùi một bước thế bị bao vây, cấm vận, cô lập. Tuy nhiên, những kết quả đối
ngoại đạt được ở nửa cuối thập kỷ 80 chưa thể giúp nước ta thốt khỏi hồn

cảnh cực kỳ khó khăn, phức tạp do những đảo lộn lớn của tình hình chính trị
thế giới. Trước hết, đó là mất đi sự hậu thuẫn, giúp đỡ toàn diện của các nước

XHCN, sự hãng hụt về thị trường truyền thống ở Liên Xô và các nước Đơng Âu;

cùng với đó là việc chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động luôn coi Việt
Nam là một trong những mục tiêu chính để thực hiện âm mưu "diễn biến hồ
bình". Trong khi đó, chúng ta lại phải tiếp tục đối mặt với tình trạng khủng
hoảng kinh tế - xã hội gay gắt, trầm trọng ở trong nước.

Trong bối cảnh những điều kiện quốc tế và trong nước đã thay đổi, trên
cơ sở kiên định những nguyên tắc và định hướng đối ngoại được vạch ra từ Đại
hội VI, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (6/1991) xác định mục tiêu tổng
quát là vượt qua khó khăn thử thách, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, đưa
đất nước ta cơ bản ra khỏi tình trạng khủng hoảng. Nhằm thực hiện thắng lợi
mục tiêu tổng quát nêu trên và căn cứ vào tình hình thế giới lúc đó, Nghị quyết
Đại hội VỊI đề ra nhiệm vụ đối ngoại bao trùm là: giữ vững hoà bình, mở rộng
quan hệ hữu nghị và hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc đi lên chủ nghĩa xã hội, góp phần tích cực vào sự
nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hồ bình, độc lập dân tộc, dân
9


chủ và tiến bộ xã hội. Đảng ta chủ trương hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với
tất cả các nước, khơng

phân biệt chế độ chính trị - xã hội trên cơ sở các

nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình bằng lời khẳng định: "Việt Nam muốn làm

bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hịa bình, độc lập

và phát triển"t)
Xét về tổng thể, chính sách đối ngoại được Đại hội VI của Đảng thơng
qua có những bước phát triển mới so với trước cả về nội dung lẫn phạm vi hoạt
động. Nội dung hoạt động đối ngoại bao gồm cả chính trị, kinh tế, văn hoá,
khoa học- kỹ thuật, đặc biệt là kinh tế; vấn đề đặt ra cần giải quyết cũng phong
phú hơn, trong đó khơng ít vấn để rất phức tạp, nhạy cảm; đối tượng quan hệ
cũng được mở rộng đa dạng hơn. Nhiệm vụ tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho
công cuộc xây đựng và bảo vệ Tổ quốc đi lên chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh

quốc tế sau chiến tranh lạnh cũng chứa đựng những nội dung mới. Chúng ta

phải tạo điều kiện quốc tế thuận lợi để giữ hồ bình và trên cơ sở có hồ bình
mới có mơi trường xây dựng đất nước. Tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cũng có
nghĩa chúng ta phải tranh thủ được nhiều bạn bè ủng hộ sự nghiệp xây dựng và

bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Đây cũng là điều kiện để chúng ta không chỉ
tranh thủ được sự ủng hộ về chính trị, tỉnh thần, mà còn tranh thủ được vốn,
khoa học - kỹ thuật và những tình hoa văn hố của nhân loại phục vụ sự nghiệp

phát triển của đất nước.
Xuất phát từ những bài học kinh nghiệm trong công tác đối ngoại của
Đảng và Nhà nước ta trước đây, đặc biệt là kinh nghiệm trong việc giải quyết
những vấn đề đối ngoại những năm cuối thập niên 80, Dai hoi VIL cha Dang
đã để ra tư tưởng chỉ đạo hoạt động đối ngoại trong tình hình mới: giữ vững
nguyên tắc độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội, đồng thời phải hết sức
mềm dẻo về sách lược, sáng tạo, năng động, linh hoạt, phù hợp với vị trí, điều

kiện và hồn cảnh cụ thể của nước ta, cũng như điễn biến của tình hình thế giới
và khu vực.

® Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự Thật, Hà

Nội, 1991, tr. 147.

10


Nhằm cụ thể hoá đường lối đối ngoại mà Đại hội VII của Đảng đã đề ra,


tháng 6/1992, Hội nghị BCHTƯ lần thứ 3 (Khoá VII) đã khẳng định lại nhiệm
vụ đối ngoại bao trùm do Đại hội VỊT vạch ra, đồng thời nêu ra 4 phương châm

cần nắm vững trong quá trình xử lý các vấn để quan hệ quốc tế: Một !à, bảo

đảm lợi ích dân tộc chân chính, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước và
chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân. /7z¡ là, giữ vững độc lập tự chủ, tự
lực tự cường, đẩy mạnh đa đạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại. Bz là,

nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế. Bốn là, tham gia
hợp tác khu vực, đồng thời mở rộng quan hệ với tất cả các nước. Có thể nói,
Hội nghị Trung ương 3 (Khoá VII) đã đánh dấu bước điều chỉnh quan trong
trong đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta thời kỳ đổi mới. Mở rộng

quan hệ hợp tác với các nước láng giềng, các nước trong khu vực trở thành một
định hướng ưu tiên trong hoạt động đối ngoại của nước ta. Trên cơ sở đó, Việt
Nam tích cực cải thiện quan hệ với Trung Quốc, chủ động hội nhập ASEAN và
các thiết chế kinh tế - tài chính quốc tế...
Những định hướng cơ bản trong chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà

nước ta trong Nghị quyết Đại hội VII được tiếp tục bổ sung và phát triển một
cách sáng tạo ở Hội nghị Trung ương 3 khố VII và Đại hội VIII. Nhờ đó, các
hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta từ đầu thập niên 90 đến nay vừa
đáp ứng kịp thời yêu cầu của cách mạng trong nước, vừa phù hợp với sự thay

đổi của tình hình thế giới. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIH (1996) đã

khẳng định: "Thành tựu trên lĩnh vực đối ngoại là một nhân tố quan trọng góp

phần giữ vững hịa bình, phá thế bị bao vây, cấm vận, cải thiện và nâng cao vị

thế của nước ta trên thế giới, tạo môi trường thuận lợi cho công cuộc xây dựng

và bảo vệ đất nước", "nhiệm vụ đối ngoại trong giai đoạn tới là củng cố mơi
trường hịa bình và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi hơn nữa để đẩy mạnh phát
triển kinh tế - xã hội, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước"®),
Đại hội Đảng lần thứ VI tiếp tục đề ra 5 chủ trương lớn về đối ngoại:
Thứ nhất, mở rộng quan hệ quốc tế, hợp tác song phương và đa phương với các

® Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIH, Nxb CTQG, Hà
Nội, 1996, tr. 63, tr. 120.
1]


nước, các tổ chức quốc tế và khu vực trên ngun tắc tơn trọng độc lập, chủ
quyền và tồn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ

của nhau, bình đẳng cùng có lợi, thơng qua thương lượng để tìm những giải
pháp phù hợp nhằm giải quyết các vấn đề tổn tại và các tranh chấp, bảo đảm
hịa bình, ổn định, an ninh, hợp tác và phát triển. Thứ hai, tăng cường quan hệ

với các nước láng giếng và các nước thuộc ASEAN. Không ngừng củng cố
quan hệ với các nước bạn bè truyền thống, coi trọng quan hệ với các nước phát

triển và các trung tâm kinh tế, chính trị trên thế giới, đồng thời ln nêu cao
tinh thần đồn kết anh em với các nước đang phát triển ở châu Á, chau Phi,
Mỹ Latinh và với Phong trào Không liên kết. 7hứ ba, tăng cường quan hệ với
các tổ chức của Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác. Tích cực hoạt động

ở các diễn đàn quốc tế, tham gia giải quyết những vấn dé toàn cầu. Ủng hộ
cuộc đấu tranh loại trừ vũ khí hạt nhân và các phương tiện giết người hàng loạt

khác. Thứ t, phát triển quan hệ với các đảng cộng sản và công nhân, các lực
lượng cách mạng, độc lập dân tộc và tiến bộ, thiết lập và mở rộng quan hệ với
các đảng cầm quyền và các đảng khác. Thứ năm, mở rộng quan hệ đối ngoại
nhân dân, quan hệ với các tổ chức phi chính phủ, tranh thủ sự đồng tình và ủng
hộ rộng rãi của nhân đân các nước, góp phần thúc đẩy xu thế hịa bình, hợp tác
và phát triển. Đồng thời, tại Đại hội, lần đầu tiên vấn đề hội nhập với kinh tế
khu vực và thế giới được chính thức nêu ra..

Trên cơ sở những thành tựu đạt được cả về lý luận và thực tiễn, Đảng ta
đã vạch ra đường lối đối ngoại cho những năm đầu thế kỷ XXI tại Đại hội IX
(4-2001). Trên cơ sở phân tích sâu sắc tình hình thế giới, Nghị quyết Đại hội
IX đã khẳng định tồn cầu hố là một xu thế khách quan, đồng thời cũng chỉ
rõ xu thế này đang bị chỉ phối bởi các nước TBPT, gây nên sự bất bình đẳng và
nguy cơ đối với các nước đang phát triển. Chính vì vậy, Đại hội IX một mặt

chủ trương nâng lên một bước mới tiến trình nước ta hội nhập kinh tế, tham gia
có hiệu quả vào phân cơng lao động quốc tế; mặt khác, yêu cầu quán triệt cụ

thể hơn quan điểm độc lập, tự chủ, đặc biệt là xây dựng nền kinh tế độc lập, tự
chủ, và chỉ rõ: "... nên kinh tế độc lập tự chủ, trước hết là độc lập, tự chủ về
đường lối, chính sách, đồng thời có tiềm lực kinh tế đủ mạnh. Xây đựng nền
kinh tế độc lập tự chủ phải đi đôi với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở
12


rộng va nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, kết hợp nội lực với ngoại lực
thành nguồn lực tổng hợp để phát triển đất nước". Tựu trung, những điểm mới
trong chủ trương về đối ngoại được Đại hội IX nêu ra có thể được khái quát lại
như sau:


Thứ nhất, nhấn mạnh vấn đề chủ yếu và trước hết của hội nhập khu vực

và quốc tế là hội nhập về kinh tế: "Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu
vực theo tỉnh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế,
bảo đảm độc lập tự chủ và định hưởng xã hội chủ nghĩa bảo vệ lợi ích dân tộc,

an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hố dân tộc, bảo vệ môi trường"”. Mục
tiêu hội nhập là để tạo thêm nguồn lực nhằm đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa, đáp ứng yêu cầu và lợi ích của đất nước, đồng thời qua đó phát huy vị
thế và vai trị của Việt Nam trên trường quốc tế. Nội dung hội nhập là từng

bước mở cửa thị trường về thương mại - đầu tư và dịch vụ. Hình thức hội nhập
bao gồm cả song phương và đa phương. Tuy nhiên, chúng ta chủ trương hội
nhập một cách chủ động, không chịu bất cứ một sức ép nào, không phải với
bất cứ giá nào, mà là hội nhập theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao
hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ

nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ vững an ninh quốc phịng, phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái; vừa hợp tác, vừa đấu tranh trong quá
trình hội nhập, bảo đảm bình đẳng, cùng có lợi giữa các đối tác v.v...
Thứ hai, Đại hội IX đã phát triển phương châm "...Việt Nam muốn là
bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới..." của Đại hội VỊI thành
"Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương
hóa, đa đạng hóa các quan hệ quốc tế, Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin
cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hồ bình, độc lập và

phát triển”, Điều này thể hiện bước phát triển mới về tư duy đối ngoại của
Đảng ta, đồng thời qua đó khẳng định vị thế mới của đất nước trong quan hệ
kinh tế - chính trị quốc tế. Chủ trương "sẵn sàng là đối tác tin cậy" thể hiện
® Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nxb CTQG. Ha Nội


2001, trang ...

© Dang Cong san Viét Nam. Van kién Dai hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nxb CTQG.

Hà Nội 2001, trang 119.

13


mong muốn thật sự hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực trong bối cảnh tồn
cầu hóa và xu hướng phát triển nền kinh tế tri thức đang diễn ra mạnh mẽ.
Hoạt động đối ngoại được tiến hành trong mối quan hệ hữu cơ và biện chứng
giữa thế và lực của đất nước, giữa phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Sức

mạnh toàn điện của đất nước vẫn luôn là sự đảm bảo và cơ sở cho thắng lợi của
hoạt động đối ngoại và hoạt động đối ngoại góp phần làm tăng thêm sức mạnh
cho đất nước.

Trong bối cảnh quốc tế đầy biến động của thời đại tồn cầu hóa, Đảng
ta khẳng định nhiệm vụ đối ngoại nhất quán trong thời gian tới là "tiếp tục tạo

môi trường hịa bình và điều kiện quốc tế thuận lợi để đẩy mạnh phát triển
kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân
thế giới vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”. Kiên trì
đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa, song Đảng ta xác định một
cách đúng đắn hướng ưu tiên đối ngoại hàng đầu là coi trọng và ra sức phát
triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước XHCN và các nước láng giểng;

mở rộng quan hệ với các nước ASEAN, từng bước nâng cao hiệu quả và chất
lượng của sự hợp tác, phấn đấu xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hịa

bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển, khơng có vũ khí hạt nhân. Cùng với đó,
Đảng ta cũng nhấn mạnh cân phải tăng cường quan hệ với các nước bạn bè truyền
thống, các nước lớn, các nước TBPT, các tổ chức kinh
tế quốc tế và khu vực, cũng
như các nước khác trong cộng đồng quốc tế, trên cơ sở kết hợp hài hồ và có hiệu
quả giữa ngoại giao nhà nước với đối ngoại Đảng và đối ngoại nhân dân.

Chúng ta thực hiện nhiệm vụ đối ngoại này trong hồn cảnh nhiều khó
khăn, thách thức. Nhưng chúng ta cũng có những thuận lợi căn bản. Đó là
đường lối đối ngoại đúng đắn, hợp tình, hợp lý; là những thành tựu quan trọng

đã đạt được trong hơn 55 năm xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa, đặc biệt trong gần 20 năm thực hiện đổi mới. Thực hiện nhiệm vụ
đối ngoại nêu trên có nghĩa góp phần xây dựng thế quan hệ quốc tế ổn định lâu

bến và có lợi nhất cho đất nước với tất cả các đối tác và trên tất cả các lĩnh vực
đối ngoại, góp phần tranh thủ sức mạnh thời đại để bổ sung và kết hợp với sức
14


mạnh dân tộc, phục vụ đắc lực cho đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố

đất nước. Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, độc lập tự chủ và bản sắc đân
tộc là những nguyên tắc và đảm bảo để đối ngoại Việt Nam phát huy được
những thế mạnh của mình và hồn thành được nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước
và nhân dân giao phó.


Nhằm đẩy mạnh hơn nữa tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, ngày 2711-2001 Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 07-NQTW về Hội nhập kinh tế quốc tế.
Nghị quyết đã tập trung làm rõ hơn mục tiêu và những quan điểm chỉ đạo quá

trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Mục tiêu của chủ trương chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế là nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, công
nghệ, kiến thức quản lý để đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Về quan điểm chỉ đạo, Nghị quyết nhấn mạnh: hội nhập kinh tế là sự nghiệp

của toàn dân; hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa đấu tranh và cạnh tranh,
vừa có nhiều cơ hội vừa khơng ít thách thức; phải nhận thức đầy đủ đặc điểm
nền kinh tế nước ta, từ đó đề ra kế hoạch và lộ trình hợp lý, vừa phù hợp với
trình độ phát triển của đất nước vừa đáp ứng quy định của các tổ chức kinh tế
quốc tế mà nước ta tham gia; kết hợp chặt chế quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế với u cầu giữ vững an ninh quốc phịng.

Như vậy có thể nói, quan điểm đối ngoại rộng mở do Đại hội VI đề ra
đã được các Đại hội VII, VII, IX và các Hội nghị BCHTƯ, Bộ Chính trị hồn
chỉnh, phát triển, hình thành đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa
phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế. Những

định hướng, nguyên tắc,

phương châm cơ bản của đường lối đối ngoại đổi mới mà Đảng ta vạch ra là sự
kế thừa, phát huy truyền thống quý báu của dân tộc qua lịch sử hàng nghìn
năm

nghĩa

dựng nước và giữ nước; là sự không ngừng quán triệt và vận dụng chủ


Mác-Lênin,

tư tưởng

Hồ

Chí

Minh

trong

hoạt

động

là sự hồn thiện và phát triển nền ngoại giao Việt Nam trên cơ sở

đối

ngoại;

hoạt động

thực tiễn đấu tranh cách mạng hơn nửa thế kỷ qua. Sau gần 20 năm triển khai
thực hiện, đường lối đối ngoại đổi mới của Đảng đã được khẳng định là đúng
đắn và mang lại hiệu quả thiết thực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất
nước. Thực hiện đường lối đối ngoại đúng đắn và sáng tạo đó, Việt Nam đã
15



không ngừng mở rộng quan hệ với bạn bè và đối tác trên thế giới, thực hiện
thắng lợi chiến lược đoàn kết quốc tế rộng rãi, kết hợp được sức mạnh của nội
lực đân tộc và sức mạnh của thời đại. Kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự

chủ và rộng mở, hồn tồn có thể khẳng định rằng, nhất định trong thời gian
tới chúng ta sẽ đạt được nhiều thành tựu to lớn hơn, đưa sự nghiệp đổi mới tiếp
tục phát triển, vững bước đi lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần tích
cực vào sự nghiệp chung của nhân dân thế giới vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân
chủ và tiến bộ xã hội.

II. KHAl QUAT NHONG THÀNH TỰU CỦA HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI TỪ KHI

TIEN HANH DOI MOI DEN NAY

Với tỉnh thần "Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các

nước trong cộng đồng quốc tế...", bằng những bước đi tích cực, chủ động của
đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa đạng hoá, đa phương hoá, hoạt động
đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đã đạt được những thành tựu rất
quan trọng, giúp nước ta không những phá được thế bao vây, cấm vận, cô lập

của các thế lực thù địch, mà cịn cải thiện và nâng cao vị thế của mình trên
trường quốc tế. Quan hệ đối ngoại của Việt Nam đã không ngừng được củng cố và

phát triển, vị thế quốc tế của Việt Nam ngày càng được nâng cao. Quan hệ hợp tác
giữa Việt Nam với các nước lang giéng như Trung Quốc, Lào, Campuchia và
các nước trong khu vực Đông Nam Á được cải thiện theo chiều hướng tích cực,
đỉnh cao là việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN (71995). Trong quan hệ với các nước lớn và các trung tâm quyền lực chính trị,
kinh tế quốc tế, Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với Mỹ (7-1995), ký

Hiệp định thương mại Việt - Mỹ (7-2000); ký Hiệp định khung với EU (7-

1995); ký Hiệp định biên giới trên bộ (12-1999) và Hiệp định phân định vịnh

Bác Bộ (2000) với Trung Quốc; khai thông và củng cố quan hệ với các tổ chức
kinh tế quốc tế lớn (TMF, WB, ADB); trở thành thành viên chính thức của Diễn
đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC); tham gia tích cực vào

các hoạt động của Liên hợp quốc và các tổ chức trực thuộc. Lần đầu tiên trong
lịch sử, Việt Nam có quan hệ với tất cả các nước lớn và trung tâm sức mạnh
quốc tế. Với các nước đang phát triển, Việt Nam từng bước mở rộng quan hệ với
16


các nước ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh. Bên cạnh việc không ngừng mở rộng
quan hệ song phương với từng nước này, Việt Nam còn phối hợp với các nước trong

Phong trào Không liên kết, Tổ chức cộng đồng Pháp ngữ để tiến hành cuộc đấu
tranh vì hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Đối ngoại Đảng được

mở rộng bằng quan hệ với các đảng cộng sản, cánh tả, xã hội - dân chủ, dân
tộc độc lập, tư sản cầm quyển. Đối ngoại nhân dân được phát triển rộng rãi,

quan hệ với nhiều tổ chức phi chính phủ... Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ
ngoại giao với hơn 170 nước, quan hệ đối ngoại với gần 200 đảng, 150 tổ chức
phi chính phủ, quan hệ kinh tế - thương mại với hơn 150 nước và vùng lãnh

thổ, thu hút khoảng 50 tỷ USD đầu tư FDI từ gần 100 đối tác, hơn 13 tỷ USD
viện trợ ODA của 45 nước... Bên cạnh đó, Việt Nam đã đảm nhận thành cơng
nhiều trọng trách tại các thiết chế khu vực và thế giới. Những kết quả mà chúng


ta đạt được trong hợp tác quốc tế đã góp phân tạo dựng mơi trường hồ bình, ổn
định, tạo điều kiện thuận lợi để khơng chỉ tranh thủ được sự ủng hộ về chính trị, tỉnh
thần mà cồn tranh thủ được vốn, khoa học - kỹ thuật và cơng nghệ, những tỉnh hoa

về văn hố, những kinh nghiệm trong quản lý kinh tế, quản lý đất nước... phục vụ
cho sự nghiệp xây đựng và bảo vệ đất nước nói chung, sự nghiệp cơng nghiệp hố,
hiện đại hố nói riêng. Chính vì vậy, thành tựu vẻ đối ngoại được đánh giá là
một trong những thành tựu cơ bản của sự nghiệp đổi mới, góp phần quan trọng
tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục tiến bước trong những năm tiếp theo
của thế ký XXI.
Những năm đầu thế kỷ XXI, tình hình thế giới và khu vực điễn biến sôi

động và phức tạp đã tác động không nhỏ đến môi trường đối ngoại, an ninh và

phát triển kinh tế của đất nước ta. Trong bối cảnh đó, hoạt động đối ngoại của
Đảng và Nhà nước Việt Nam được triển khai năng động và tích cực, rộng khắp
và hiệu quả, đóng góp quan trọng và thiết thực vào những thành tựu chung của
đất nước trong công cuộc đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế theo tỉnh thần và dưới ánh sáng của Nghị quyết

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. Thực hiện Nghị quyết của Đại hội IX về
công tác đối ngoại là tiếp tục tạo môi trường và điều kiện quốc tế thuận lợi để
đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh
17


chung của nhân dân thế giới vì hồ bình, độc lập dân tộc, đân chủ và tiến bộ xã
hội, Việt Nam tiếp tục gặt hái được những vụ mùa bội thu trong hoạt động đối

ngoại. Cùng với những thắng lợi đạt được đó, dưới ánh sáng của các Nghị

quyết BCHTƯ 8 và 9 khóa IX, ngoại giao Việt Nam đã có một bước tiến mới
trong cách dé cập mới, một sự nhận thức mới về hợp tác và đấu tranh trong
quan hệ quốc tế, thấy được cả 2 mặt tích cực và tiêu cực trong quan hệ với các

đối tác cũng như những mặt có thể hợp tác được trong khi tiếp tục đấu tranh
với từng đối tượng. Những kết quả đó được biểu hiện qua các hoạt động cụ thể
sau đây:
Một là, ta tiếp tục cải thiện và coi trọng quan hệ với các nước láng giềng
trong ASEAN và Trung Quốc. Ngồi việc tham gia tích cực vào sự hợp tấc với

ASEAN như làm tốt vai trò điều phối viên ASEM, tổ chức tốt SEA GAMES
22, đăng cai hội nghị cấp cao ASEM 5..., ta đã chủ động đưa ra nhiễu đề nghị

nhằm thúc đẩy sự đoàn kết hợp tác và phát triển của toàn khối, chủ động thúc
đẩy các mặt hợp tác khác, kể cả hợp tác an ninh và quân sự với một số nước
ASEAN

như Thái Lan, Myanmar, Brunei, đẩy mạnh hợp tác lao động với

Malaysia, Indonesia trong khn khổ hợp tác hữu nghị tồn diện bước vào thế
kỷ XXI và Hiệp định phân định thểm lục địa... Đặc biệt, lần đầu tiên ta cùng
Thái Lan tổ chức họp nội các chung giữa hai nước. Hai bên đã ký nhiều hiệp
định hợp tác về các mặt như giáo dục, y tế, kinh tế, khoa học và văn kiện về

khn khổ hợp tác giữa hai nước. Nhiều đồn cấp cao của các nước ASEAN da
đến thăm chính thức nước ta và cũng đã có nhiều đồn cấp cao của nước ta
thăm hầu hết các nước ASEAN.
Trong quan hệ ngoại giao của Việt Nam, các nước láng giểng Lào,

Campuchia và Trung Quốc có một vị trí đặc biệt. Lào và Campuchia vừa là
láng giềng, vừa là bạn truyền thống. Trung Quốc vừa là láng giềng, vừa là bạn

truyền thống, vừa là một nước lớn có vai trị rất quan trọng đối với an ninh và
hồ bình ở châu Á

- Thái Bình Dương và Đơng Nam Á.

Với Lào, quan hệ hợp tác đặc biệt tiếp tục được củng cố và phát triển đi
vào chiều sâu trên tất cả các lĩnh vực, làm cho sự tin cậy giữa hai dân tộc ngày

càng vững chắc.
18


Với Campuchia, tuy tình hình Campuchia có phức tạp hơn, nhưng hai

nước đã triển khai thực hiện nhiều dự án hợp tác cùng có lợi, đặc biệt một số
vấn đề quan hệ tay đôi khá phức tạp nhưng do cả hai bên đều có thiện chí nên
đã được giải quyết một cách tốt đẹp như vấn để người Thượng vượt biên trái
phép sang Campuchia, vấn đề người Kho me Crom ở Nam bộ, cũng như vấn để

kiều bào ta tại Campuchia...
Với Trung Quốc, quan hệ giữa hai nước theo phương châm "láng giểng

hữu nghị, hợp tác toàn điện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” đang từng
bước biến thành hiện thực qua các chuyến thăm cấp cao giữa hai bên, kể cả ở

cấp cao nhất. Hợp tác không chỉ dừng ở cấp Nhà nước mà phát triển cả trong
quan hệ hai Đảng. Một số vấn đề quan hệ song phương vốn rất phức tạp như


vấn đề biên giới cũng đã được giải quyết thông qua việc triển khai các hoạt
động phân giới, cắm mốc và quản lý trên đất liên. Hai nước đã ký được Hiệp
định biên giới trên đất liền và Hiệp định phân chia vịnh Bắc Bộ. Quan hệ hai

nước có thể nói là rất tốt đẹp và được triển khai toàn diện, kể cả việc hợp tác
giữa các ngành ngoại giao, an ninh, quốc phòng và học thuật lý luận...
Hai là, quan hệ giữa Việt Nam với các nước lớn khác ngoài Trung Quốc

đã và đang tiếp tục phát triển tích cực. Xuất phát từ một thực tế là, nền an ninh
và phát triển của nước ta có được đảm bảo hay khơng tuỳ thuộc rất lớn vào
quan hệ của ta với các nước láng giềng và các nước lớn, vào việc thực hiện
đường lối đối ngoại mà Đại hội IX đã vạch ra, ngoại giao Việt Nam đã có
những cố gắng nhằm đưa quan hệ nước ta với các nước lớn phát triển theo
hướng ổn định lâu dài, hai bên đều có lợi. Với Mỹ, sau khi đã ký Hiệp định
thương mại Việt - Mỹ, đánh dấu sự bình thường hố hồn tồn quan hệ hai
nước, ta đã ký Hiệp định hàng đệt may, thúc đẩy việc thành lập cơ chế ủy ban

hỗn hợp và phát triển quan hệ kinh tế, thương mại Việt - Mỹ, khiến quan hệ
kinh tế giữa hai nước phát triển nhanh chóng. Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt

- Mỹ năm 2003 đạt khoảng 4,8 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất siêu 3 tỷ
USD. Để thúc đẩy việc giao lưu buôn bán, ta cũng đã ký được với Mỹ Hiệp
định hàng không trực tiếp. Tuy trong quan hệ buôn bán giữa ta và Mỹ bước

đầu gặp một số trở ngại như việc Mỹ kiện ta bán phá giá cá basa và tôm,
19


nhưng cũng cần phải xem đây là những hiện tượng cạnh tranh bình thường


giữa Mỹ và nhiều nước khác. Một mặt, ta tiếp tục khiếu kiện về các vụ buôn

bán có tính chất phân biệt đối xử này, nhưng mặt khác cũng không để ảnh

hưởng xấu đến quan hệ hai nước.

Về quan hệ an ninh và chính trị, ta đã cử đoàn cấp cao quân sự và các

đoàn cấp cao khác sang Mỹ nghiên cứu quan hệ hợp tác về quân sự, chống

khủng bố quốc tế, vấn đẻ trách nhiệm của Mỹ đối với nạn nhân chất độc da
cam/đioxin ở Việt Nam, vấn đề MIA, chống buôn lậu ma túy, tệ nạn rửa tiền...
Ta cũng đã yêu cầu phía Mỹ không được nuôi dưỡng, tiếp tay cho các lực
lượng người Việt phản động để chống phá Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cần thấy

quan hệ giữa Mỹ và ta cịn có nhiều việc cần phải giải quyết trong những năm
tới, nhất là việc Bộ Ngoại giao và Hạ viện Mỹ luôn tìm cách chống phá ta về

mặt nhân quyền.
Nhật Bản vừa là nước lớn, vừa là láng giêng của ta ở châu Á; là nước có

nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới; là nước viện trợ ODA lớn nhất cho ta và
rất quan tâm đến sự hợp tác với ASEAN dưới công thức ASEAN + 1 (Nhật) và
ASEAN + 3 (Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc). Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa
ta và Nhật Bản chỉ tính 5 tháng đầu năm 2003 đã lên đến hơn 2 tỷ USD. Nhật

tuy đang gặp khó khăn những vẫn tiếp tục dành cho ta viện trợ ODA năm 2003
tương đối cao (lên đến 93,3 tỷ yên, tăng 7% so với năm 2002).


Cùng với sự phát triển trong hợp tác kinh tế - thương mại, ta và Nhật
cũng đã trao đổi nhiều phái đoàn cấp cao nhằm thúc đẩy phát triển quan hệ
chính trị, an ninh, quốc phòng... Sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan

hệ hai nước đã đi vào triển khai trong khuôn khổ quan hệ "đối tác tin cậy, ổn
định lâu đài”.

Trong lúc chú ý phát triển quan hệ với Mỹ, Nhật, ta đã tăng cường quan

hệ với Liên bang Nga, một nước lớn đồng thời là bạn truyền thống. Nga là thị
trường truyền thống của ta kể từ dưới thời Liên Xô. Phải thừa nhận rằng hiện
tại ta có một cơ sở dầu khí quan trọng nhất nhì Đông Nam Á là nhờ sự giúp đỡ

và hợp tác của Liên Xô trước đây và Liên bang Nga hiện nay. Hiện nay ta có
một cộng đồng đơng đảo người Việt ở Nga, tạo thành cầu nối hữu nghị và hợp

20


tác giữa hai nước về tất cả các mặt. Tuy nhiên, do nhiều lý do, quan hệ hợp tác
giữa ta với Nga vẫn chưa phát huy hết tiểm lực của mỗi bên và chưa tương
xứng với tầm quan hệ truyền thống lâu đời giữa hai dân tộc.
Ta cũng rất chú trọng phát triển quan hệ với EU, hiện là thị trường hàng
may mặc và giày đép lớn nhất của ta. Riêng trong năm 2003, EU đã đồng ý
tăng hạn ngạch hàng dệt của ta lên từ 50-70% với giá trị khoảng 350 triệu
USD. Ta đã cùng EU ký 4 Hiệp định tài chính tiếp nhận viện trợ ODA của EU
với tổng số tiền là 50 triệu euro. Tổng Bí thư Đảng ta đã có chuyến thăm Đức,
thăm Ủy ban châu Âu và Thủ tướng Đức thăm chính thức nước ta v.v... Việt
Nam luôn mong muốn phát triển quan hệ đối tác toàn diện, ổn định lâu đài với
EU trên cơ sở các nguyên tắc độc lập, tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào

công việc nội bộ của nhau, đối thoại thẳng thắn và hợp tác cùng có lợi; khẳng
định Việt Nam tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, mở rộng,
đa phương hoá, đa dạng hố, nhấn mạnh ý chí đổi mới và quyết tâm của nhân
đân Việt Nam phấn đấu cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh; mong muốn quan hệ hợp tác hữu nghị cùng có lợi giữa
Việt Nam với EU sẽ tăng cường mở rộng và không ngừng phát triển. Tuy

nhiên, giữa ta và EU vẫn cịn tồn tại nhiều vướng mắc, ví dụ như trong quan
điểm về vấn đề quyền con người...
Ba là, quan hệ giữa ta với các nước bạn bè truyền thống, cũng như với
các nước khác đã được tăng cường rõ rệt. Hiện nay ta có cơ quan đại diện

ngoại giao cấp đại sứ với tất cả các nước XHCN cũ ở Đông Âu và ở đại đa số
các nước SNG. Ở hầu hết các nước này đều có cộng đồng người Việt sinh sống
và làm ăn, Đây cũng là thị trường truyền thống cho hàng hố của ta có từ thời
các nước XHCN Đơng Âu cịn tồn tại. Tuy hiện nay trao đổi bn bán chưa
nhiều lắm, nhưng tình cảm giữa nhân đân các nước này với nhân dân ta rất gắn
bó. Chính phủ các nước này tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm ăn và
sinh sống của cộng đồng người Việt Nam. Trong những năm qua, ta và nhiều

nước bạn bè truyên thống đã trao đổi nhiều đồn cấp cao nhằm tìm biện pháp
tăng cường quan hệ cùng có lợi cho cả hai bên. Đặc biệt, Cuba vẫn giành cho
ta tình hữu nghị nồng ấm, thuỷ chung. Chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch
21


Fidel Castro va chuyén tham Cuba của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh cho thấy

bạn rất cảm ơn sự giúp đỡ của ta về tỉnh thần và vật chất trong khi bạn đang
gặp khó khăn và muốn được ta chia sẻ kinh nghiệm trong sự nghiệp đổi mới


đất nước. Quan hệ giữa ta và Ấn Độ tiếp tục phát triển thuận lợi về nhiều mặt,
kể cả khoa học - kỹ thuật và an ninh - quốc phòng...
Quan hệ giữa ta với các nước khác trong cộng đồng quốc tế cũng đã

được đẩy lên một bước, kể cả những nước châu Phi xa xôi. Ta đã lập lại Đại sứ
quán ở Angola, chủ trì cuộc hội thảo Việt Nam - châu Phi tại Hà Nội. Hội nghị
đã bước đầu đưa ra được những định hướng lớn và xác định được một số lĩnh
vực hợp tác cụ thể giữa ta và các nước châu Phi trong tình hình mới. Gần đây

nhất, ta đã mở Đại sứ quán mới tại New Zealand v.v...
Trong quan hệ với các nước trong cộng đồng thế giới, ta không những

chỉ chú ý phát triển quan hệ song phương, mà còn rất cơi trọng quan hệ đa

phương như tham dự Hội nghị "tương lai châu Á" tại Tokyo, Diễn đàn kinh tế
thế giới Davos, Hội nghị hợp tác sông Mêkông - sông Hằng tại Campuchia,
Hội nghị hợp tác và đối thoại châu Á tại Thái Lan... Mặt khác, chúng ta tích
cực chủ động thực hiện lộ trình tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN
(AFTA) và đang trong quá trình vận động các nước ủng hộ ta gia nhập Tổ
chức thương mại thế giới (WTO) trong thời gian sớm nhất.
Bốn là, chúng ta tiếp tục chuyển hướng công tác ngoại giao phục vụ

kinh tế và bước đầu đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thiết thực vào
phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
Cơng tác này hiện nay đã trở thành một nội dung chính của hoạt động đối
ngoại, nhất là sau khi chính phủ ban hành Nghị quyết 08 về việc các cơ quan

đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển kinh tế. Nghị
quyết này đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành ngoại giao phối hợp với các

đơn vị kinh tế, các doanh nghiệp trong nước trong việc thúc đẩy các đối tác
nước ngoài làm ăn với nước ta và tránh được tình trạng trước đây mạnh ai nấy
làm, thậm chí trùng lặp nhau.

Cuối cùng, khơng kém phần quan trọng là chúng ta đã đạt được tiến bộ

tích cực trong cơng tác thơng tĩn tun truyền, văn hóa đối ngoại, công tác về

22


người Việt Nam ở nước ngoài và đặc biệt, trong hoạt động đối ngoại nhân dân
với hình thức ngày càng đa dạng và phong phú hơn, hiệu quả ngày càng cao và

thiết thực hơn. Những cố gắng của chúng ta đã giúp cho thế giới hiểu đúng và
đầy đủ hơn về đất nước, con người Việt Nam, về đường lối đối nội và đối
ngoại của chúng ta. Thông qua các biện pháp, chính sách mới và bằng tiếp xúc

ở các cấp với các nước sở tại, chúng ta đã tạo thêm điều kiện thuận lợi cho
cộng đồng người Việt Nam ở nước ngồi ổn định và vững mạnh, duy trì các
mối liên hệ tình cảm với quê hương và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đóng
góp sức mình vào công cuộc xây dựng đất nước. Công tác này hiện nay đã trở
thành một bộ phận quan trọng trong chính sách của ta đối với người Việt Nam
& nước ngồi nói riêng và với các nước có người Việt Nam

sinh sống nói

chung. Chính sách của ta đã được sự hưởng ứng nhiệt tình của đồng bào Việt
Nam sinh sống ở nước ngoài. Số kiều hối mà đồng bào ta ở nước ngoài gửi về
nước ngày càng nhiều, riêng năm 2003 lên đến trên dưới 2 tỷ USD và nhiều


doanh nhân Việt kiều quay về đầu tư kinh doanh trong nước. Đại đoàn kết toàn
dân tộc, đoàn kết trong Đảng và trong nhân dân là một điều kiện tiên quyết để

đối ngoại hoàn thành được nhiệm vụ nặng nề nhưng vinh quang của mình. Từ
sự đồn kết ấy sẽ có được sự thống nhất trong nhận thức, ý chí và hành động

để thực hiện thành công đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, để bảo vệ
Tổ quốc, bảo vệ Đảng và bảo vệ lý tưởng cao đẹp của chủ nghĩa xã hội.
Có thể thấy rằng, hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ sau Đại hội
Đảng IX đến nay đã có một bước tiến về chất, phát huy lên một tầm cao mới
đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hoá, đa đạng hoá quan hệ với
các nước trong cộng đồng thế giới, đóng góp rất quan trọng vào công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những thành tựu đối ngoại đó được khái quát lại
thành những nét chủ yếu sau:

Thứ nhất, thành tựu nổi bật và tổng quát nhất là trên cơ sở kiên định
đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đẩy mạnh đa phương hóa, đa dạng hóa
quan hệ và tăng cường chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động đối ngoại
đã góp phần quan trọng vào việc duy trì mơi trường hịa bình, ổn định phục vụ
cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thơng qua các chuyến
23


×