Tải bản đầy đủ (.pdf) (231 trang)

Hoa văn gốm chu đậu dưới góc nhìn văn hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.66 MB, 231 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HÓA HỌC

PHẠM NGỌC UN

HOA VĂN GỐM CHU ĐẬU
DƯỚI GĨC NHÌN VĂN HÓA HỌC
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH VĂN HÓA HỌC
Mã số: 60.31.70

TP. HỒ CHÍ MINH, 2013


2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HÓA HỌC

PHẠM NGỌC UN

HOA VĂN GỐM CHU ĐẬU
DƯỚI GĨC NHÌN VĂN HÓA HỌC
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH VĂN HÓA HỌC
Mã số: 60.31.70

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS ĐẶNG VĂN THẮNG

TP. HỒ CHÍ MINH, 2013




MỤC LỤC
DẪN NHẬP............................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................4
2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................5
3. Lịch sử vấn đề ................................................................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................9
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .....................................................................10
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu .................................................10
7. Bố cục luận văn ............................................................................................ 11
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................12
1.1. Các khái niệm ............................................................................................... 12
1.1.1. Gốm và sứ ..................................................................................................12
1.1.2. Gốm hoa lam.............................................................................................. 16
1.1.3. Hoa văn gốm Chu Đậu ..............................................................................17
1.2. Sơ nét về gốm Việt Nam thế kỷ XIV – XVII................................................18
1.2.1. Bối cảnh lịch sử ..........................................................................................18
1.2.1.1. Xã hội Việt Nam thế kỷ XIV – XVII ........................................................18
1.2.1.2. Nghề gốm Việt Nam thế kỷ XIV - XVII ...................................................21
1.2.2. Định vị gốm Chu Đậu ................................................................................24
1.2.2.1. Không gian văn hóa ..................................................................................25
1.2.2.2. Thời gian văn hóa .....................................................................................33
1.2.2.3. Chủ thể văn hóa ........................................................................................37
Tiểu kết ................................................................................................................40
Chương 2 KỸ THUẬT TRANG TRÍ VÀ PHÂN LOẠI HOA VĂN TRÊN
GỐM CHU ĐẬU .................................................................................................42
2.1. Kỹ thuật trang trí trên gốm Chu Đậu..........................................................42
2.1.1. Men gốm.....................................................................................................42
2.1.2. Men sắc.......................................................................................................44

2.1.3. Thủ pháp về đường nét..............................................................................45


2

2.2. Phân loại hoa văn trang trí trên gốm Chu Đậu...........................................49
2.2.1. Đề tài thực vật............................................................................................ 50
2.2.2. Đề tài động vật ...........................................................................................59
2.2.2.1. Nhóm những con vật linh thiêng ............................................................... 60
2.2.2.2. Nhóm những con vật đời thường............................................................... 68
2.2.3. Đề tài phong cảnh ......................................................................................88
2.2.4. Đề tài con người .........................................................................................89
2.2.5. Các đề tài khác...........................................................................................93
Tiểu kết ................................................................................................................94
Chương 3 GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA HOA VĂN GỐM CHU ĐẬU ...............96
3.1. Về khía cạnh nghệ thuật...............................................................................96
3.1.1. Kế thừa yếu tố truyền thống dân tộc ........................................................96
3.1.2. Sự đa dạng trong thống nhất của các trung tâm gốm Hải Dương......... 103
3.1.3. Ảnh hưởng yếu tố văn hóa nước ngồi ...................................................107
3.2. Về khía cạnh xã hội..................................................................................... 119
3.2.1. Vị trí của gốm Chu Đậu đối với xã hội Đại Việt thời Lê ........................119
3.2.2. Vị trí của gốm Chu Đậu đối với thị trường thế giới ............................... 122
3.3. Những đóng góp cho đời sống văn hóa hiện nay ....................................... 126
3.3.1. Về dịng họ khởi xướng............................................................................126
3.3.2. Phục hồi một dòng gốm cổ....................................................................... 130
Tiểu kết .............................................................................................................. 133
KẾT LUẬN........................................................................................................135
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................141
PHỤ LỤC...........................................................................................................151



3

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

BTLS

Bảo tàng Lịch sử

BTLSVN

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

ĐTHVN

Đài truyền hình Việt Nam

KHXH

Khoa học xã hội

NPHMVKCH

Những phát hiện mới về Khảo cổ học

NXB

Nhà xuất bản

TK


Thế kỷ

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

STT

Số thứ tự

tr.

Trang


4

DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Gốm sứ là một trong những loại vật dụng phổ biến xuất hiện lâu đời trong
đời sống của con người. Có thể nói, gốm sứ là một dạng niên biểu lịch sử ghi lại
những dấu ấn riêng ở mỗi thời kỳ phát triển của mỗi dân tộc, quốc gia. Điều này thể
hiện qua các loại hình sản phẩm, hoa văn trang trí và kỹ thuật chế tác. Gốm sứ Việt
Nam cũng đã tạo cho mình một lịch sử phát triển cũng khơng kém phần rực rỡ và
độc đáo, nổi bật nhất trong đó có lẽ là dòng gốm Chu Đậu thế kỷ XIV – XVII.
Hiện nay, trong cơng tác gìn giữ và phát huy di sản văn hóa dân tộc, đặc biệt là
ở các bảo tàng, nơi lưu giữ, bảo quản và trưng bày rất nhiều hiện vật gốm Việt
Nam, đã đem đến cho người xem các dòng gốm nổi tiếng, được sắp xếp theo tiến
trình lịch sử đất nước. Tuy nhiên, việc trưng bày chỉ ở mức độ giới thiệu các loại

hình tiêu biểu chứ chưa khai thác được những giá trị phi vật thể mà mỗi một sản
phẩm ngoài tồn tại dưới dạng vật chất, cịn tiềm ẩn trong mình những thơng điệp về
quá khứ.
Với những suy nghĩ của một người đang cơng tác trong việc bảo tồn các di sản
văn hóa, lại có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với các hiện vật gốm tại Bảo tàng Lịch sử
– Thành phố Hồ Chí Minh (BTLS – TP.HCM) và một số sưu tập tư nhân. Trong đó,
Sưu tập Gốm Chu Đậu là một sưu tập khá phong phú về số lượng, đa dạng về loại
hình, có phong cách tạo hình độc đáo, khác biệt so với các loại gốm cùng thời ở
trong và ngoài nước, cũng như nguồn gốc xuất xứ và q trình phát triển có nhiều
điểm cịn chưa sáng tỏ.
Gốm Chu Đậu là một dòng gốm danh tiếng vào những thế kỷ XIV – XVII, bởi
sản phẩm của nó khơng chỉ là đồ dùng hằng ngày, hàng hóa xuất khẩu cao cấp mà
cịn chứa đựng những giá trị văn hóa mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc của triết
lý phương Đông. Hoa văn trên gốm Chu Đậu đem lại những cảm nhận với nhiều
cảm xúc về bức tranh cuộc sống sinh động của nền văn hóa Việt Nam thời Lê nói
riêng và các nước phương Đơng nói chung. Chính sự nổi bật của hoa văn Chu Đậu


5

dưới bàn tay khéo léo của người thợ thủ công truyền thống Việt Nam đã tạo nên
một sắc thái độc nhất vơ nhị của gốm Chu Đậu nói riêng và gốm Việt Nam nói
chung trong dịng chảy văn hóa gốm thế giới. Vì thế, tác giả chọn đề tài “Hoa văn
gốm Chu Đậu dưới góc nhìn văn hóa học” làm luận văn tốt nghiệp với hy vọng sẽ
đáp ứng phần nào niềm đam mê nghề nghiệp cũng như góp một phần nhỏ vào cơng
tác gìn giữ và phát huy các giá trị đặc sắc của di sản văn hóa dân tộc.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu hoa văn trên gốm Chu Đậu dưới góc nhìn văn hóa học, nhằm mở
rộng những hiểu biết sâu hơn về ý nghĩa và giá trị của các hoa văn được sử dụng để
trang trí làm đẹp trên một dòng sản phẩm gốm cổ độc đáo, nổi tiếng trên nhiều nước

của Việt Nam vào thế kỷ XIV – XVII.
Luận văn bước đầu tìm hiểu và lý giải vì sao có những đề tài hoa văn được sử
dụng nhiều hơn các đề tài hoa văn khác, chúng có ý nghĩa gì, chúng phản ánh
những điều gì của con người và xã hội Việt Nam thế kỷ XIV – XVII…v.v. Điều này
giúp ích trong việc khai thác những giá trị phi vật thể để giới thiệu đến đơng đảo
cơng chúng thưởng lãm và góp phần vào cơng tác xác định niên đại, phân loại hiện
vật nhằm phục vụ nghiên cứu khoa học bảo tàng. Qua đó, tuyên truyền gìn giữ và
phát huy có hiệu quả những di sản văn hóa mà ơng cha đã để lại.
3. Lịch sử vấn đề
Trước khi gốm Chu Đậu được phát hiện chính thức trên đất Việt Nam vào năm
1983, các nhà nghiên cứu trong và ngồi nước đã biết đến dịng gốm này dưới một
loại gốm có men trắng vẽ hoa lam dưới men và một số ít vẽ hoa nhiều màu trên men
mà không hề biết đến tên gọi “gốm Chu Đậu”.
Các nhà nghiên cứu trong nước đều thừa nhận dòng gốm men trắng vẽ lam hay
gốm hoa lam thời Lê sơ này là một sáng tạo của các nghệ sĩ gốm thế kỷ XV – XVI
và mở đầu cho một truyền thống mới về gốm Việt Nam được phát triển mãi cho đến
ngày nay. Trong khi đó, thế giới đã biết đến gốm hoa lam từ những năm 1933 –
1934 qua những hiện vật được lưu giữ ở các bảo tàng, sưu tập tư nhân với tên gọi là


6

“Gốm An Nam” và coi đó là “một hiện tượng mới” trong lịch sử gốm phương
Đông.
Trong nhiều bài nghiên cứu về gốm hoa lam Việt Nam của các tác giả nước
ngoài, chủ yếu được tập hợp trong các tập sách giới thiệu về gốm Việt Nam tại các
cuộc trưng bày quốc tế, đa số chỉ dừng lại ở việc giới thiệu dòng gốm hoa lam Việt
Nam (blue-and-white) là một dòng gốm thương mại đã gia nhập vào thị trường thế
giới trong các thế kỷ XIV – XVII. Riêng trong nghệ thuật trang trí gốm hoa lam,
các học giả đều nhận thấy có sự ảnh hưởng qua lại nhất định của Việt Nam với các

nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan. Trong đó, chủ yếu là ảnh hưởng
của văn hóa Trung Hoa, chẳng hạn như các cơng trình: “Gốm Việt Nam”
(Vietnamese ceramics) của Hội gốm Đông Nam Á (Southeast Asian Ceramic
Society) xuất bản năm 1982.
Trong số các học giả nước ngồi tâm huyết với gốm Việt Nam truyền thống,
có thể thấy John S. Guy là một người đã có rất nhiều những nghiên cứu hữu ích về
dịng gốm đặc biệt của Việt Nam thế kỷ XIV – XVII. Những cơng trình của ơng
như: “Gốm thương mại phương Đơng ở Đông Nam Á từ thế kỷ IX đến thế kỷ XVI”
(Oriental Trade Ceramics in South-East Asia Ninth to Sixteenth Centuries) xuất bản
năm 1986, “Những truyền thống gốm Đông Nam Á” (Ceramic Traditions of SouthEast Asia) xuất bản năm 1990. Nội dung các cơng trình xoay quanh những vấn đề
về tính thương mại của dòng gốm này, phạm vi phân bố của chúng ở khắp các nước
như Nhật Bản, Đông Nam Á và Trung Đơng. Bên cạnh đó, ơng cũng chỉ ra những
ảnh hưởng của truyền thống gốm Trung Quốc qua những hoa văn trang trí, màu
men, kỹ thuật tạo dáng trên gốm hoa lam Việt Nam và đưa ra nhận xét dù có tiếp
nhận ảnh hưởng bên ngồi, gốm hoa lam Việt Nam vẫn dựa trên cội nguồi truyền
thống kết hợp linh hoạt với những yếu tố ngoại nhập.
Một tác phẩm khác đề cập nhiều về gốm hoa lam Việt Nam của John Guy và
John Stevenson là “Gốm Việt Nam – một truyền thống riêng biệt” (Vietnamese
ceramics – a separate tradition) xuất bản năm 1997. Cơng trình này tập hợp nhiều


7

bài viết của các học giả và chuyên viên thuộc các Viện bảo tàng trên thế giới. Nội
dung cuốn sách giới thiệu đặc trưng riêng của gốm Việt Nam; một lịch sử lâu đời
của truyền thống gốm cổ; các dòng gốm tiêu biểu nổi tiếng một thời của Việt Nam
như gốm thời Lý, Trần, Lê; về con đường thương mại của gốm xuất khẩu; và cả
những ảnh hưởng từ bên ngoài trong nghệ thuật làm gốm Việt Nam, cùng với đó là
những hình ảnh vơ cùng phong phú và độc đáo về những sản phẩm gốm Việt Nam
tuyệt đẹp, trong đó đặc biệt là gốm hoa lam Việt Nam thế kỷ XV – XVI.

Từ những hiện vật gốm hoa lam ở các bộ sưu tập qúy giá của các bảo tàng
danh tiếng và của những tư nhân thế giới, các tác giả đã đưa ra những quan điểm,
nhận xét khách quan về sự phát triển độc lập của gốm hoa lam Việt Nam trong dòng
chảy của gốm khu vực, rằng gốm Việt Nam vẫn có một truyền thống riêng biệt. Đây
thực sự là một tác phẩm về gốm Việt Nam có giá trị tham khảo rất lớn và là một
cuốn sách hấp dẫn viết về gốm Việt Nam.
Đối với trong nước, ấn phẩm chuyên biệt dành cho gốm Chu Đậu, kể từ khi
phát hiện (1983) đến nay chỉ duy có một cơng trình của nhà khảo cổ học Tăng Bá
Hồnh. Cơng trình mang tên “Gốm Chu Đậu” (Chu Dau ceramics) xuất bản vào
năm 1993 và sau đó bổ sung thêm vào năm 1999. Tăng Bá Hoành là người con Hải
Dương và cũng là một trong những người may mắn nhận được những thơng tin q
giá từ chiếc bình gốm hoa lam hiện lưu giữ tại Bảo tàng Topkapi Saray tại Istanbul
của Thổ Nhĩ Kỳ. Sách “Gốm Chu Đậu” của Tăng Bá Hồnh đề cập khá nhiều vấn
đề dưới góc độ khảo cổ học. Tuy nhiên, vấn đề về kỹ thuật tạo hoa văn cũng như về
ý nghĩa của những đồ án trang trí trên gốm Chu Đậu – một đặc điểm độc đáo tạo
nên phong cách của gốm Chu Đậu lại chưa được nói đến.
Trước năm 1983, dịng gốm hoa lam – một dòng gốm chủ đạo trong gốm Chu
Đậu cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu trong nước ít nhiều đề cập đến trong các
bài viết với nhiều cách tiếp cận khác nhau như:
Tác giả Chu Quang Trứ trong bài “Hội họa và trang trí” in trong “Mỹ thuật
thời Lê sơ” của Viện Nghệ thuật xuất bản năm 1978 đã phân tích những hình họa


8

trên một số hiện vật gốm hoa lam tiêu biểu dưới góc độ tìm hiểu hội họa và trang
trí. Đến năm 1990, tác giả Trần Khánh Chương trong cuốn “Nghệ thuật gốm Việt
Nam” cũng dành một phần nói đến gốm hoa lam Việt Nam, cũng dưới góc độ nghệ
thuật trang trí rất sâu sắc, đã phân tích cách thể hiện một vài đề tài mới trên gốm
hoa lam khác với những dịng gốm trước thơng qua bố cục, đường nét, kỹ thuật

vẽ… Tuy nhiên, vẫn chưa đề cập được hết các đề tài khác. Sau này, Trần Khánh
Chương có bổ sung thêm và in lại trong “Gốm Việt Nam từ đất nung đến sứ” xuất
bản năm 2001.
Cũng trong năm 2001, một cơng trình lớn xuất bản có tên “Gốm hoa lam Việt
Nam” (Vietnamese blue and white ceramics) của hai tác giả Bùi Minh Trí và Kerry
Nguyễn Long. Sự hợp tác của một nhà khảo cổ học và nhà nghiên cứu Lịch sử
Nghệ thuật châu Á đã đem đến nhiều nhận thức mới về dòng gốm độc đáo này. Đây
là một cuốn sách đầu tiên chuyên sâu về những vấn đề xung quanh gốm hoa lam
Việt Nam, tất cả chứng minh thuyết phục bằng kết quả của những cuộc khai quật
khảo cổ học cả trong và ngoài Việt Nam. Hai tác giả đưa ra nhiều vấn đề như khái
niệm tên gọi gốm hoa lam; lịch sử phát triển; những đặc trưng cơ bản về kỹ thuật và
nghệ thuật trang trí; con đường xuất khẩu của gốm hoa lam Việt Nam, từ thế kỷ
XIV đến thế kỷ XVIII một cách rõ ràng cùng một số lượng hình ảnh và bản vẽ
phong phú về hoa văn trên gốm hoa lam Việt Nam nói chung và gốm Chu Đậu nói
riêng. Trong đó, tác phẩm đã khảo sát rất chi tiết đến diễn trình của hoa văn trên
dòng gốm này qua các giai đoạn phát triển. Cơng trình thực sự là một đóng góp lớn
và là cơ sở khoa học để phân định niên đại, nguồn gốc cho những sưu tập gốm hoa
lam Việt Nam.
Một nhà khảo cổ học cũng có nhiều bài viết về gốm Việt Nam thế kỷ XIV –
XIX đó là Phạm Quốc Qn. Trong đó, có bài “Đơi điều về hoa văn trên gốm tàu cổ
Cù Lao Chàm (Hội An – Quảng Nam)”, đăng trên Tạp chí Di sản văn hóa, số 7 năm
2004 và in lại trong “Ngã ba di sản”, xuất bản năm 2011 đã tóm tắt ngắn gọn những
đề tài và phong cách trang trí được thể hiện trên Sưu tập gốm Cù Lao Chàm. Đây là
một sưu tập với một số lượng đồ sộ các hiện vật được tìm thấy ngồi khơi vùng biển


9

Hội An – Quảng Nam và các sản phẩm trên con tàu đắm được cho là có nguồn gốc
từ Chu Đậu. Mặc dù vậy, các đề tài được phân loại khơng theo một tiêu chí nào mà

đơn giản chỉ liệt kê: đề tài động vật; côn trùng; thủy sinh; phong cảnh và hoa lá, cây
cối. Nội dung này cũng được lặp lại trong một cuốn sách của Phạm Quốc Quân và
Nguyễn Đình Chiến xuất bản năm 2008: “Gốm sứ trong năm con tàu cổ ở vùng biển
Việt Nam” (Ceramics on five shipwrecks off the coast of Vietnam). Tuy nhiên,
trong ấn phẩm này nhiều hình ảnh độc đáo của gốm hoa lam và gốm men nhiều màu
trên con tàu đắm Cù Lao Chàm, được trình bày rất phong phú và là một tài liệu tin
cậy để giám định loại hình và niên đại, có đóng góp tư liệu to lớn vào việc tìm hiểu
lịch sử đồ gốm Việt Nam thời Lê sơ nói chung và gốm Chu Đậu nói riêng.
Như vậy cho đến nay, dòng gốm Chu Đậu hay hoa văn gốm Chu Đậu tuy
không được đề cập thành một chuyên đề riêng trong các cơng trình nghiên cứu của
các tác giả trong và ngoài nước (trừ nhà khảo cổ học Tăng Bá Hồnh) nhưng vẫn có
thể nhận thấy những thơng tin về dòng gốm này dưới tên gọi chung là gốm hoa lam.
Đa phần các cơng trình đều thừa nhận đây là một dịng gốm đã làm thay đổi cách
nhìn của nhiều người về nghệ thuật trang trí gốm Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay
vấn đề hoa văn trên gốm hoa lam Việt Nam cụ thể là gốm hoa lam Chu Đậu dưới
góc độ tiếp cận văn hóa học chưa có cơng trình nào đề cập đến.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoa văn trên gốm Chu Đậu thế kỷ XIV –
XVII trên các dòng gốm men như gốm men độc sắc: men xanh ngọc, men nâu đen,
men trắng, men lam và gốm men nhiều màu: gốm ngoài men nâu đen trong men
trắng, gốm hoa lam, gốm men tam thái, ngũ thái. Trong đó, dịng gốm hoa lam là
dịng gốm chiếm vai trò chủ đạo và cũng là dòng gốm mà đề tài tập trung khảo sát.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tất cả sản phẩm còn lại đến nay của gốm Chu
Đậu tại các bảo tàng trong nước và các ấn phẩm cùng những hình ảnh được phép
lưu hành hiện nay của các bảo tàng, sưu tập tư nhân trong và ngoài nước. Bên cạnh


10

đó, luận văn có điều kiện tiếp xúc với 5.082 hiện vật gốm Chu Đậu từ Sưu tập Cù

Lao Chàm và các nguồn khác hiện đang lưu giữ tại BTLS – TP.HCM.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Nghiên cứu hoa văn gốm Chu Đậu dưới góc nhìn văn hóa khơng những góp
phần vào việc nghiên cứu dịng gốm này dưới một cách tiếp cận mới, mà cịn có ý
nghĩa về mặt thực tiễn trong việc kế thừa và phát huy đúng những giá trị vật chất và
tinh thần của di sản gốm Việt Nam.
Ngoài những giá trị là cổ vật, nghiên cứu hoa văn gốm Chu Đậu có thể làm rõ
nhiều vấn đề về một dòng gốm chuyên xuất khẩu như: Những hoa văn đó đã phản
ánh sinh động đời sống văn hóa, xã hội Đại Việt thế kỷ XIV – XVII qua các đồ án
trang trí độc đáo, lạ mắt; mức độ ảnh hưởng của gốm Trung Quốc đến các hoa văn
của gốm Chu Đậu – Việt Nam; sức sáng tạo của thợ gốm Việt Nam… Từ đó, thấy
được trình độ kỹ thuật, mỹ thuật của nghệ nhân Chu Đậu xưa, đặc biệt là tầm nhìn
và cách thức kinh doanh của người Việt Nam. Đồng thời, góp phần cung cấp những
thơng tin bổ ích giúp đổi mới cơng tác trưng bày và tuyên truyền tại Bảo tàng hoặc
có thể là tài liệu tham khảo đối với những ai quan tâm đến hoa văn trên gốm Việt
Nam.
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu đặc trưng của chuyên ngành
văn hóa học như:
- Phương pháp hệ thống: giúp sưu tầm và xử lý các tư liệu đa ngành để phục
vụ nghiên cứu cho đối tượng của văn hóa học.
- Phương pháp loại hình: nhằm phát hiện những đặc trưng chung và riêng của
mỗi nền văn hóa, từ đó có thể rút ra tính phổ quát hoặc tính đặc thù.
Cùng các phương pháp có liên quan như phương pháp Lịch sử, Khảo cổ học,
Nghệ thuật, Xã hội học… Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các thao tác kỹ thuật –


11

nghiệp vụ như phân loại, thống kê, khảo tả, chụp ảnh, so sánh… để xử lý các tư

liệu, các kết quả nghiên cứu của các cơng trình có liên quan.
Về nguồn tư liệu, luận văn tiến hành khảo sát trực tiếp trên các hiện vật thuộc
Sưu tập Gốm Chu Đậu của BTLS – TP.HCM cùng những hiện vật gốm Việt Nam
thế kỷ XIV – XVII được công bố rộng rãi trên các ấn phẩm trong và ngoài nước.
Đồng thời, sử dụng các báo cáo của một số Bảo tàng trong nước cũng như những
thông tin về khảo cổ học được công bố hằng năm của ngành Khảo cổ.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần Dẫn nhập, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn gồm
3 Chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn. Trong chương này luận văn nêu những
nhận thức chung về gốm sứ và những thuật ngữ có liên quan đến đối tượng nghiên
cứu. Đồng thời, giới thiệu không gian phân bố, lịch sử phát triển và các dòng gốm
men của Chu Đậu với nhiều loại hoa văn độc đáo, đã từng nổi tiếng khắp thế giới
của Việt Nam vào các thế kỷ XIV – XVII.
Chương 2: Kỹ thuật trang trí và phân loại hoa văn trên gốm Chu Đậu. Từ việc
tìm hiểu kỹ thuật trang trí hoa văn trên gốm Chu Đậu, đề tài đi vào phân loại các
hoa văn theo chủ đề trang trí dựa trên kết quả khảo sát số lượng đề tài trang trí từ
nhiều đến ít trong Sưu tập Gốm Chu Đậu của BTLS – TP.HCM và cách phân loại
trong sinh học đối với đề tài động vật. Bên cạnh đó, luận văn cũng nêu lên những ý
nghĩa văn hóa ẩn chứa trong những đề tài trang trí trên gốm Chu Đậu.
Chương 3: Giá trị văn hóa của hoa văn gốm Chu Đậu. Nêu lên những giá trị
của hoa văn trên gốm Chu Đậu về các mặt nghệ thuật, xã hội và những đóng góp
cho đời sống văn hóa hiện nay. Qua đó, đã phần nào cho thấy những mặt phong phú
của xã hội, văn hóa Việt Nam thế kỷ XIV – XVII, để từ đó càng thêm trân trọng và
phát huy một cách xứng đáng những di sản quý giá mà tổ tiên đã để lại.


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

12


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Gốm và sứ
Từ trước đến nay, thuật ngữ “gốm” vẫn dùng để chỉ chung cho những đồ làm
từ nguyên liệu đất sét được nung qua lửa. Có rất nhiều học giả đã đưa ra các ý kiến
không giống nhau về thuật ngữ “gốm” và “sứ”. Trong từ điển Tiếng Việt của Viện
Ngơn ngữ học do Hồng Phê chủ biên giải thích “gốm” là tên gọi chung sản phẩm
chế từ đất sét và hỗn hợp đất sét nung, như đồ đất nung, sành, sứ, v.v; còn “sứ” là
gốm trắng, khơng thấm nước, chế từ cao lanh (kaolin) [Hồng Phê (Chủ biên) 1988:
432, 906].
Theo cách hiểu thơng thường thì “gốm” là vật dụng được vuốt nặn từ đất sét
sau đó phủ men rồi nung với nhiệt độ khá cao, còn “sứ” tạo bởi chất cao lanh, cũng
phủ men nhưng nhiệt độ cao hơn hẳn. Ngay trong Hán Việt tự điển của Thiều Chửu
cũng phân biệt rõ ràng hai từ “gốm” và “sứ”, âm Hán Việt là “đào” (陶) và “từ”
(瓷) [Thiều Chửu 1999: 729, 398].
“Trung Hoa mỹ thuật từ điển” đã liệt kê những kiệt tác mỹ thuật của Trung
Hoa cũng dành mục riêng ghi hai chữ Hán “陶” (đào) và “瓷” (từ). Mặc dù vậy,
cũng có thể bắt gặp các tựa sách khi thì ghi hai chữ Hán trên liền nhau như: “Minh
Thanh đào từ đại toàn” hay khi thì chỉ có một chữ thứ hai “Minh Thanh quan diêu
thanh hoa từ”. Trong “Ceramics of the world from 4000 B.C. to the present” (Gốm
thế giới từ 4000 năm trước công nguyên đến nay) của Harry N. Abrams cũng xếp
các sản phẩm mà thuộc “phẩm chất sứ”, theo cách hiểu thơng thường thì được gọi là
“porcelain” chứ khơng gọi là “ceramic” [Phạm Hy Tùng 2006: 22]. Nói vậy nghĩa
là người nước ngồi phân biệt rất rạch rịi giữa “porcelain” và “ceramic” cũng như
là “陶” (đào) khác với “瓷” (từ).

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

13

Đơi khi, nhiều cơng trình nghiên cứu xem thuật ngữ “gốm” (tiếng Anh gọi là
“ceramic” hay “pottery”) để chỉ những sản phẩm được làm từ chất liệu bằng gốm
như những chất liệu khác như kim loại, vải, giấy, đá, gỗ… Điều này thể hiện ở tựa
đề của những cuốn sách như: gốm Việt Nam, gốm Trung Quốc, gốm Thái Lan…
hay trong nội dung khi nói đến đồ gốm một cách chung chung như: gốm thời Lê,
gốm Chu Đậu, gốm hoa lam… Trường hợp này cũng bắt gặp ở các ấn phẩm của các
học giả nước ngoài như: “Vietnamese ceramics – a separate tradition” của John
Stevenson và John Guy, “Vietnamese ceramics” của Carol M. Young , “Oriental
trade ceramics in South East Asia – ninth to sixteenth centuries” của John Guy…
Cách hiểu này khá rõ ràng và phổ biến bấy lâu nay.
Ở một nghĩa khác, trong một số cơng trình nghiên cứu, do quan niệm hay do
những ngữ cảnh khác nhau, nhiều tác giả đã sử dụng thuật ngữ này để chỉ một loại
hình riêng trong tương quan so sánh và khu biệt với “sành” và “sứ”. Có khi thuật
ngữ “gốm” được cho là những sản phẩm chưa đạt được tiêu chuẩn của sành hay
trong trường hợp với “sứ”, sự phân biệt ở đây thể hiện chủ yếu bởi độ trong bóng
bên ngồi của sản phẩm sứ cịn gốm thì chưa đạt đến trình độ như vậy do nguyên
liệu và nhiệt độ nung, hay nói cách khác sứ là bước phát triển cao hơn gốm.
Ngồi ra, cịn có thuật ngữ “gốm sứ” được dùng để chỉ những sản phẩm của đồ
gốm nói chung, vừa để chỉ riêng những sản phẩm chưa đạt hoặc gần đạt tới tiêu
chuẩn của đồ sứ (cịn gọi là bán sứ); và cũng có khi “gốm sứ” được hiểu bao gồm
sứ và những đồ gốm có men hay còn gọi là gốm men.
Với khái niệm “gốm men”, đây là một khái niệm mang tính phổ quát và được
sử dụng rộng rãi trong giới nghiên cứu. Trong những cơng trình nghiên cứu về gốm,
“gốm men” được dùng như một danh từ chung, còn khái niệm “men” nằm ẩn giấu
trong các thuật ngữ “gốm hoa lam”, “gốm hoa nâu”, “gốm men ngọc”… được gọi là

các dòng gốm hay các dòng men [Trương Minh Hằng 2009: 62].
Vậy vấn đề nên lấy tiêu chí nào để phân biệt các loại gốm, là men hay là
xương gốm trong thành phần tạo nên đồ gốm làm tiêu chí. Nếu lấy men làm tiêu chí

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

14

thì việc phân loại quả là khơng đơn giản vì các dịng men trong q trình phát triển
diễn tiến rất phức tạp. Ngồi các dịng men điển hình kể trên, cịn có các dịng gốm
men khác như: gốm men trắng, gốm men nâu, gốm men đen, gốm men lam, gốm
men vàng, gốm men xanh lục… mà không thể hiện được thành phần và tính chất
của xương gốm nên đôi khi phải dùng một thuật ngữ khác để thay thế như: “gốm
hoa nâu” còn được gọi là “gốm sành xốp hoa nâu” hay “gốm đàn hoa nâu”; “gốm
hoa lam” được gọi là “gốm sành trắng hoa lam” hoặc “gốm sành sứ hoa lam”…
Trên thực tế, từ trước đến này chưa ai lấy men làm tiêu chí để phân loại gốm mà
phần lớn dựa vào xương gốm làm tiêu chí để xác định từng cấp độ của đồ gốm.
Năm 1990, trong cuốn “Nghệ thuật gốm Việt Nam” của Trần Khánh Chương –
một họa sĩ chuyên nghiên cứu về gốm đã phân loại đồ gốm Việt Nam thành năm
loại: gốm đất nung, gốm sành nâu, gốm sành xốp, gốm sành trắng và đồ sứ [Trần
Khánh Chương 1990: 8-9]. Nhìn vào cách phân loại này có thể thấy Trần Khánh
Chương đã dựa trên tiêu chí là xương gốm và niên đại xuất hiện thứ tự của từng loại
gốm để phân chia. Điều này rất phù hợp với tiến trình phát triển của gốm Việt Nam.
Tuy vậy, vẫn chưa thật gọn gàng. Có thể xếp ba loại sành trên thành một và vẫn giữ
nguyên thứ tự thời gian xuất hiện của chúng là: đất nung, sành, sứ.
Để có cái nhìn tổng qt về sự phát triển phong phú, đa dạng về loại hình của
gốm Việt Nam, có thể tham khảo thêm một số cách phân loại của một số nước khác.

Chẳng hạn ở Nhật Bản, theo Noritake Tsuda, trong cuốn “Sổ tay nghệ thuật
Nhật Bản”, gốm Nhật được phân làm bốn loại: doki (thổ khí) – đất nung; toki (đào
khí) – đất nung có men; sekki (thạch khí) – sành; jiki (từ khí) – sứ [Noritake Tsuda
1990: 220]. Ở Trung Quốc, gốm cổ cũng được phân loại theo cách như Nhật. Tại
Thái Lan – quốc gia Đơng Nam Á vốn có một lịch sử phát triển gốm lâu đời cũng
đưa ra cách phân loại dựa trên xương gốm và nhiệt độ trong lò nung, thành bốn loại
gốm sau: terra cotta – đất nung (850oC); earthenware – sành không men (880 –
1150 oC); stoneware – sành có men (1150 – 1300oC); porcelain – sứ (1300 –
1450 oC) [Trương Minh Hằng 2009: 61].

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

15

Trong một nghiên cứu công bố từ năm 1976, Nguyễn Văn Y – một trong
những người đầu tiên có ý định phân tách đồ gốm thành những loại hình riêng biệt
để thuận lợi cho việc nghiên cứu, tìm hiểu đã chia gốm thành ba loại chính: đất
nung, sành và sứ. Đây là cách phân loại dựa trên chất liệu và độ nung của xương đất
làm tiêu chí. Chất liệu và độ nung của ba loại này tương đối rạch ròi. Đất nung được
làm từ đất sét thường, nhiệt độ khoảng 600 – 700oC; sành làm từ đất sét thường (để
cho loại sành nâu) hoặc từ đất sét trắng (cho loại sành xốp và sành trắng), nhiệt độ
từ 1000 – 1100 oC; cịn sứ, ngồi thành phần là đất sét trắng phải có thêm cao lanh
và một số chất khác. Nhiệt độ thường đạt từ 1280 – 1350oC. Riêng với sành, thì
phức tạp hơn có thể chia nhỏ thành sành cứng (còn gọi là sành mịn) và sành mềm
(còn gọi là sành xốp hay gốm đàn theo cách gọi dân gian). Sành cứng có được khi
nung ở nhiệt độ cao đã bắt đầu nóng chảy, tạo kết dính hạt mịn và rắn chắc như đá,
khơng cịn bị ngấm nước. Đối với sành xốp, do xương đất mới kết dính nhưng chưa

thật chín nên bở, xốp và vẫn bị ngấm nước [Trương Minh Hằng 2005: 62].
Tác giả người Pháp, Daisy Lion Goldschmidt trong cuốn “Les poteries et
porcelaines chinoises” (Đồ gốm và đồ sứ Trung Quốc) từ nửa đầu thế kỷ XX cũng
đã phân biệt rất rõ ba cấp độ của đồ gốm dựa trên tiêu chí nhiệt độ nung và xương
gốm, đó là: Đất nung – đất sét dẻo nung ở nhiệt độ thấp khoảng 800oC; sành
(stoneware) – nhiệt độ nung cao hơn, đất sét chảy và sẽ thủy tinh hóa trong suốt bề
dày của nó, nó trở thành khơng thấm nước. Xương gốm có một vẻ bóng nhống ở
mảnh vỡ, hạt sít hơn, nặng hơn và chắc hơn đất nung nhiều lần (tức là sành cứng);
sứ (porcelain) – một dạng khác của gốm đá, thủy tinh hóa đến mức trở thành trong
suốt và chế tạo từ cao lanh [Daisy Lion Goldschmidt 1957: 16-17].
Tóm lại, từ những quan điểm của nhiều nhà khoa học, thuật ngữ “gốm” là để
gọi chung cho những sản phẩm làm từ đất sét đã nung qua những nhiệt độ nhất định
để cho ra ba loại sản phẩm chính là đất nung, sành và sứ. Trong đó, sành thì chia
làm hai loại sành cứng và sành mềm và trong sành cứng lại có sành nâu và sành
trắng (Sơ đồ 1.1). Tùy vào kỹ thuật sản xuất gốm ở mỗi nước mà sẽ cho ra những
sản phẩm riêng, đặc thù bởi nguyên liệu, nhiệt độ lò nung… để làm phong phú thêm

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

16

các loại hình của gốm. Đối với thuật ngữ “sứ” thì phần lớn các ý kiến đều rõ ràng và
xem sứ là một cấp độ phát triển cao hơn trong các loại hình gốm và xuất hiện muộn
hơn cả. Riêng cách gọi “gốm sứ” là một cách gọi chung vẫn được sử dụng phổ biến
ở Trung Quốc.
Song, với đối tượng mà đề tài đang đề cập đến thì đúng với bản chất của chất
liệu cấu tạo nên dòng gốm hoa lam của đồ gốm Chu Đậu là đất sét, cao lanh và một

số hợp chất khác sau đó trang trí rồi phủ men nung ở nhiệt độ cao để cho ra một loại
gốm có xương đất mịn, loại xương đất đã chớm chảy, kết cấu hạt chặt chẽ thường
gọi là sành trắng, tức sành cứng, hay bán sứ với men trắng vẽ hoa lam.

Đất nung
Sành nâu
Sành cứng
Gốm

Sành trắng

Sành
Sành mềm
Sứ

Sơ đồ 1.1: Các loại hình của gốm

1.1.2. Gốm hoa lam
Đây là một dòng gốm được cho là xuất hiện đầu tiên vào thời Trần, đầu thế kỷ
XIV. Khái niệm “gốm hoa lam”, “gốm men xanh trắng” hay “gốm men trắng vẽ
lam” là những thuật ngữ chỉ các loại sản phẩm gốm có nền men trắng và được trang
trí bằng hoa văn vẽ màu xanh lam hay còn gọi là xanh côban (cobalt) dưới men,
chất liệu phát màu trên sản phẩm chủ yếu chính là oxít cơban (oxided cobalt). Với

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

17


người phương Tây họ gọi dòng gốm này là “blue-and-white”. Về khởi nguồn, gốm
hoa lam xuất phát từ Trung Hoa, màu xanh côban là chất liệu nhập từ nước ngoài.
Vào buổi đầu, Trung Hoa cũng phải nhập chất màu này từ phương Tây, do đó mới
có tên gọi là “Tây vực thanh” [Nguyễn Văn Y 1992: 249]. Theo vó ngựa của đội
qn viễn chinh, đế chế Mơng – Nguyên bành trướng thế lực khắp các châu lục Á –
Âu, màu men cơban cũng theo đó du nhập vào một số nước trong đó có Việt Nam.
Loại men này thể nghiệm trên sản phẩm gốm đã đem lại hiệu quả khơn lường khác
hẳn với những dịng men độc sắc trước đó, nên đã trở thành một trong những phát
kiến mang ý nghĩa thời đại [Phạm Quốc Quân 2011: 201]. Gắn với màu men lam
độc đáo là kỹ thuật trang trí cũng có sự thay đổi lớn, từ đây trang trí trên gốm hoa
lam đã chuyển dần sang hình thức của hội họa.
Đối với gốm Chu Đậu, sản phẩm được tráng hoặc trang trí bằng nhiều loại
men màu khác nhau như men trắng, men lam, men ngọc, xanh lục, men nâu... Một
số sản phẩm được tráng tới hai màu men trong trắng, ngồi nâu. Thậm chí có sản
phẩm được vẽ bởi ba màu: đỏ, xanh lục và vàng, gọi là men tam thái hoặc năm
màu: xanh lam, trắng, đỏ, xanh lục và vàng, gọi là men ngũ thái. Trong số các loại
men đó, dịng gốm hoa lam chính là dịng gốm phổ biến nhất, đặc sắc nhất bởi hoa
văn được thể hiện phong phú nhất trong các dòng gốm của gốm Chu Đậu. Và đây
cũng chính là một trong những dịng gốm chính mà đề tài tập trung nghiên cứu.
1.1.3. Hoa văn gốm Chu Đậu
Hoa văn theo Từ điển Tiếng Việt là “hình vẽ trang trí được thể hiện trên các đồ
vật” [Hoàng Phê (Chủ biên) 1988: 468]. Như vậy, nhiều hình vẽ được kết hợp theo
một bố cục hay ý đồ trên một chất liệu nào đó tạo nên những đồ án trang trí.
Trên gốm Chu Đậu, hoa văn không chỉ là những đề tài về thực vật, động vật,
phong cảnh, con người, những hoa văn hình học, cách điệu… mà cịn có chữ viết
hay cịn gọi là minh văn. Những chữ viết này là chữ Hán và thường được thể hiện
dưới dạng một chữ cách điệu như một họa tiết trang trí tơ điểm thêm hoặc là những

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

18

câu chúc ngắn hàm ý tốt đẹp hay hiếm hoi hơn là những chữ mang thông tin về
người chế tạo, năm và nơi sản xuất.
Đối với hoa văn trang trí trên gốm Chu Đậu, đặc biệt là dịng gốm hoa lam, có
thể xem là một “hiện tượng” trong lịch sử phát triển của gốm Việt Nam và thậm chí
là với thế giới. Bằng phương pháp sử dụng bút lông và màu để tạo hoa văn, kỹ thuật
vẽ đã tạo nên một phong cách tự do, phóng khống, đầy tính ngẫu hứng. Các nghệ
nhân Chu Đậu xưa đã đưa vào gốm những đề tài miêu tả thiên nhiên vô cùng sống
động (cây cỏ, hoa lá, chim muông, côn trùng, phong cảnh), cuộc sống thanh bình,
yên ả (con người, nhà cửa), những vật linh đầy sức mạnh huyền bí, (rồng, lân, rùa,
phượng), những chữ viết với hàm ý cầu mong những điều tốt lành (chữ Hán), và
nhiều hoa văn cánh điệu khác (sóng nước, mây, lá đề, sừng tê, ngọc báu, văn hình
học...)
Dưới góc nhìn văn hóa học, hoa văn Chu Đậu là một hiện tượng văn hóa do con
người sáng tạo và tích lũy trong q trình hoạt động thực tiễn. Chủ đề gắn với
những hình ảnh trong tự nhiên, đời sống và xã hội. Được thể hiện dưới dạng đường
nét, đề tài, đồ án, cảnh tượng, hình ảnh bằng cơng nghệ men màu độc đáo, tạo hình
bởi những nghệ nhân khéo léo. Có cội nguồn bản địa truyền thống và ngoại nhập
phi truyền thống cùng quá trình phát triển biến dạng, biến thể, kế thừa và đổi mới.
Như vậy, hoa văn trên gốm Chu Đậu không chỉ đơn thuần là những sản phẩm
hàng hóa mỹ nghệ cao cấp mà còn là kết tinh những nét đẹp trong đời sống văn hóa
của người xưa. Hoa văn thể hiện trên gốm hết sức phong phú và sinh động, mang
đậm nét đẹp, tâm hồn người Việt. Chính những nghệ nhân tài hoa năm xưa cùng
mảnh đất được thiên nhiên ưu đãi về nguồn nguyên liệu đã để lại cho thế hệ sau một
di sản văn hóa gốm kỳ diệu. Quả là đất thiêng đã tạo ra xương cốt, nước thiêng tạo

ra hình hài và lửa thiêng sinh ra thần thái.
1.2. Sơ nét về gốm Việt Nam thế kỷ XIV – XVII
1.2.1. Bối cảnh lịch sử
1.2.1.1. Xã hội Việt Nam thế kỷ XIV – XVII

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

19

Vào thế kỷ XIV, nước Việt Nam đang nằm dưới sự quản lý của nhà Trần
(1225 – 1400). Nếu như ở những buổi đầu của vương triều Trần, cuộc sống của
người dân cũng như sự phát triển của đất nước rất ổn định thì bắt đầu từ thế kỷ XIV,
sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội bắt đầu gia tăng, nhiều cuộc đấu tranh của dân
nghèo đã bùng nổ. Nền kinh tế của đất nước cũng trở nên sút kém. Số lượng thợ thủ
công giai đoạn này khơng nhiều, ngồi những người sống và làm việc ở các phường
của Thăng Long, có một số sống rải rác ở các làng, làm nghề thủ công phục vụ dân
trong làng là chủ yếu.
Đại Việt cuối thế kỷ XIV bắt đầu lâm vào một cuộc khủng hoảng sâu sắc,
chính quyền suy yếu, kinh tế sa sút lại thêm phải đương đầu với những cuộc tấn
công đánh phá của Champa. Trong lúc này, lại đứng trước nguy cơ của một cuộc
ngoại xâm từ phương Bắc.
Bước vào thế kỷ tiếp, sau sự thất bại của nhà Hồ (1400 – 1407) trước sự tấn
công của quân Minh, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo kéo dài gần
mười năm đã giành được thắng lợi, giải phóng đất nước một lần nữa thốt khỏi sự
đơ hộ của phong kiến phương Bắc. Đất nước trở lại thanh bình, các vua Lê từng
bước khơi phục và phát triển đất nước về nhiều mặt, đưa triều Lê trở thành thành
một trong những triều đại hưng thịnh vào loại bậc nhất của chế độ phong kiến Việt

Nam.
Kinh tế nơng nghiệp, cơng thương nghiệp có điều kiện để khơi phục và phát
triển nhờ những chính sách tích cực từ ban đầu của nhà Lê sơ. Rất nhiều những
trung tâm thủ cơng nghiệp đã hình thành và phát triển tập trung tại các làng, các
phường thủ công với nhiều thợ cùng nghề chuyên sản xuất một sản phẩm nhất định
phục vụ cho cuộc sống hằng ngày của người dân và quý tộc phong kiến, trong số đó
có nghề làm đồ gốm.
Như một xu hướng tất yếu của sự phát triển, mỗi một triều đại đều trải qua
những bước thăng trầm của lịch sử, lúc thịnh đạt, lúc suy vong. Triều đại nhà Lê
hưng thịnh vào loại bậc nhất lịch sử phong kiến Việt Nam là thế, cũng không thể

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

20

tránh khỏi cảnh sa sút vào đầu thế kỷ XVI, nhất là từ sau cái chết của vua Lê Hiến
Tông (năm 1504). Xã hội Đại Việt trở nên rối ren bởi những thế lực phong kiến
tranh chấp lẫn nhau từ cuộc khủng hoảng chính trị của chính quyền Trung ương, đời
sống nhân dân khổ cực, đói kém đã dẫn đến nhiều cuộc đấu tranh bùng nổ. Tất cả
đã nói lên tình trạng khủng hoảng trầm trọng của chính quyền phong kiến lúc bấy
giờ, làm lung lay nền thống trị của nhà Lê và mở ra một giai đoạn mới của chế độ
phong kiến Việt Nam.
Nhà Mạc thành lập và tồn tại từ năm 1527 đến năm 1592 cũng khơng thể giải
quyết hồn tồn cuộc khủng hoảng về chính trị. Loạn lạc, chiến tranh, đói kém lại
tiếp tục cho đến đầu thế kỷ XVII. Chiến tranh Nam Bắc triều giữa những cựu thần
nhà Lê và nhà Mạc chấm dứt chưa được bao lâu, thì một cuộc chiến tranh mới lại
bùng nổ vào năm 1627, chiến tranh Trịnh – Nguyễn. Mặc dù đất nước bị phân chia

thành hai thế Đàng Ngoài, Đàng Trong nhưng đến đây xã hội Đại Việt mới tạm ổn
định sau một thế kỷ binh biến triền miên.
Cũng chính vào thời điểm loạn lạc này của Đại Việt, thì ở bên ngồi đất nước
cuộc sống tấp nập với bao điều mới mẻ vẫn không ngừng trôi. Vào các thế kỷ XVI
– XVII, trên thế giới có những biến chuyển lớn. Sự phát triển của công thương
nghiệp ở Tây Âu dẫn đến sự kiện “phát kiến lớn về địa lý”, thương nhân châu Âu
bắt đầu mở rộng hoạt động bn bán và vươn đến phương Đơng bí ẩn. Đồng thời
thương nhân các nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia cũng hoạt
động rất sôi nổi. Sự giao lưu buôn bán quốc tế giữa Đại Việt và các nước xung
quanh vì thế mà có điều kiện mở rộng sự phát triển. Nhu cầu hàng hóa tăng lên. Tác
động nhiều mặt của nông nghiệp cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất thủ công
và trao đổi buôn bán. Nền kinh tế công thương nghiệp Đại Việt chuyển sang một
giai đoạn phát triển mới.
Nhu cầu về hàng thủ công tăng nhanh trong giai đoạn này. Khắp các làng xã,
đâu đâu cũng hình thành nghề thủ cơng, những thợ thủ công chuyên các nghề rèn,
dệt vải lụa, kéo tơ, đúc chng, làm đồ trang sức, dệt chiếu… trong đó khơng thể

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

21

thiếu một nghề có truyền thống lâu đời hàng nghìn năm đó là nghề làm đồ gốm.
Nghề này phát triển ở nhiều nơi trong nước và nổi lên các làng gốm danh tiếng như
Bát Tràng, Chu Đậu, Thổ Hà, Hương Canh, Vân Đình, Phù Lãng… v.v.
1.2.1.2. Nghề gốm Việt Nam thế kỷ XIV - XVII
Từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVII, trải qua ba thế kỷ với các triều đại Trần, Hồ,
Lê sơ, Mạc rồi đầu giai đoạn Trịnh – Nguyễn phân tranh, gốm Việt Nam vẫn có

những bước phát triển lúc mạnh mẽ vươn đến đỉnh cao của nghệ thuật gốm Việt, lúc
âm thầm, dung dị hịa mình vào thời cuộc chung của đất nước.
Vào thời Trần (1225 – 1400) Phật giáo phát triển mạnh, nhu cầu xây dựng
chùa tháp, nhu cầu tu bổ kinh đô Thăng Long, xây dựng cung điện dinh thự ở Phủ
Thiên Trường (Nam Định) như là kinh đô thứ hai sau Thăng Long, nhu cầu xây
dựng khu lăng mộ đền thờ các vua Trần (Thái Bình), xây dựng nhà ở cho dân. Mặt
khác, nhu cầu đồ gốm sử dụng cho triều đình và cho nhân dân và cả đồ gốm xuất
khẩu đã góp phần làm cho nghề gốm thời Trần phát triển. Từ những nhu cầu lớn đó,
đã thúc đẩy kỹ thuật cũng như nghệ thuật gốm thời kỳ này bừng nở rực rỡ. Gốm
thời Trần được tạo dáng dày, chắc khỏe chứ khơng thanh mảnh như gốm thời Lý
bởi có lẽ, âm hưởng vang dội của cuộc chiến thắng chống xâm lược Mông –
Nguyên (nửa sau thế kỷ XIII) đã thôi thúc niềm tự hào dân tộc thể hiện trong mọi
lĩnh vực của cuộc sống, kể cả đi vào tâm tưởng bình dị của nghệ nhân làm gốm.
Giai đoạn đầu, gốm thời Trần vẫn phát triển trên nền tảng kế thừa từ gốm men
ngọc, gốm hoa nâu của thời Lý. Tuy nhiên, đến cuối thời Trần ngoài hai loại gốm
trên đã xuất hiện một loại gốm mới – gốm hoa lam hay gốm men xanh trắng, mở
đầu một loại gốm mà sau đó đạt đến đỉnh cao trong lịch sử nghệ thuật gốm Việt
Nam.
Gốm hoa lam giai đoạn đầu, màu xanh của gốm thường ngả sang màu xanh
đậm và có những đoạn nổi màu nâu của rỉ sắt. Cũng vào thế kỷ này, sự kiện nổi bật
không chỉ là màu men xanh xuất hiện lần đầu tiên trên gốm Việt Nam, mà điều cần
nhấn mạnh chính là sự chuyển đổi phương pháp tạo hoa văn. Nếu trước đây, việc

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

22


tạo hoa văn trên gốm men ngọc là sự kết hợp giữa khắc vạch và men màu, gốm hoa
nâu là khắc vạch với tơ màu, thì đến gốm hoa lam là sử dụng một phương pháp
khác đó là vẽ hoa văn trên gốm. Cũng từ đây đánh dấu một thủ pháp trang trí mới,
trang trí trên gốm men xanh trắng đã bước vào lĩnh vực của hội họa và sau đó là sự
kết hợp giữa hội họa và điêu khắc.
Sản phẩm gốm thời Trần không chỉ sử dụng trong nước mà còn dùng cho xuất
khẩu khá mạnh, đặc biệt là gốm hoa lam. Những hiện vật này đã được tìm thấy
trong một số di tích ở Malaysia, Indonesia, Philippines… Đặc biệt là khi khai quật
bên ngoài khu đền Kanzeon – ji ở Dazaifu phía Nam Nhật Bản. Ngồi ra, gốm thời
Trần còn là cống phẩm gửi qua Trung Quốc [Đặng Văn Thắng 1999: 15].
Đến thời Lê (1428 – 1527), gốm Việt Nam phát triển một cách mạnh mẽ, đặc
biệt là thế kỷ XV – XVI. Giai đoạn này gốm Việt Nam rất phong phú về kiểu dáng,
hoa văn và men. Bên cạnh gốm hoa lam từng tạo một bước ngoặt cho sự phát triển
của gốm Việt Nam vào thế kỷ XV, thời Lê cịn có gốm men đơn sắc và gốm men
nhiều màu.
Những sản phẩm gốm thời kỳ này không những đáp ứng cho nhu cầu trong
nước mà còn xuất khẩu khá mạnh ra thị trường thế giới như Đông Nam Á, Trung
Đông, Nhật Bản...
Thời gian này Thăng Long và cảng Vân Đồn vẫn giữ vai trò quan trọng trong
xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam trong đó có gốm. Sau Vân Đồn là Phố Hiến,
được thành lập vào khoảng cuối thế kỷ XV là những nơi hoạt động nhộn nhịp cho
xuất khẩu hàng hóa thời bấy giờ. Gốm Việt Nam có lẽ cịn qua các trạm trung
chuyển như ở Hội An, Philippines, Indonesia… để từ đó chuyển tới những vùng xa
hơn [Trương Hữu Quýnh 1994: 39; Đặng Văn Thắng 1999: 18] (Bản đồ 1.3).
Sang thời Mạc (1527 – 1592), với chính sách cơng thương nghiệp nói chung
cởi mở hơn, không chủ trương “ức thương” như trước. Kinh tế hàng hóa có điều
kiện phát triển thuận lợi hơn. Cùng với việc nhà Minh của Trung Quốc đã hạn chế
bn bán với nước ngồi làm cho việc xuất khẩu gốm của Trung Quốc cũng bị ảnh

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

23

hưởng. Vì thế mà gốm Bát Tràng, Chu Đậu có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ
của mình một cách rộng rãi cả trong và ngồi nước. Tuy nhiên, đến triều Long
Khánh (1567 – 1572), Minh triều bãi bỏ lệnh “bế quan tỏa cảng” do nhận thấy
những thiệt hại cho nền kinh tế Trung Hoa, nhất là thương mại hàng hải. Do đó mà
lượng gốm Trung Hoa xuất khẩu tăng mạnh mẽ và tái chiếm thị phần đã mất trước
đây. Đến đây, Đại Việt trở thành trạm dừng chân cho các tàu bn nước ngồi và
cũng trở thành một nước nhập khẩu đồ gốm Trung Quốc.
Đến thế kỷ XVII, Trung Quốc dưới triều Thanh (1644 – 1911) do những bất
ổn về chính trị ở Đài Loan đã thực hiện chính sách cấm vượt biển bn bán với
nước ngoài (1661 – 1683). Do vậy mà gốm Việt Nam một lần nữa không bị sản
phẩm của Trung Quốc cạnh tranh.
Năm 1640, công ty Đông Ấn Hà Lan (Vereenigde Oost – Indische Compagnie,
viết tắt là VOC) mở văn phòng ở Hà Nội để mua gốm chở sang Batavia (Indonesia)
để cung cấp cho các nước ở vùng Đông Nam Á, Nhật Bản và các nước khác [John
Guy 1990: 57]. Cũng vào thế kỷ XVII tàu Shuinsen (Châu ấn thuyền)1 đưa nhiều
hàng hóa như hàng tơ sống, hàng lụa, hương liệu, các loại tạp hóa và nhiều nhất là
đồ gốm về Nhật Bản, các nơi tàu này đến được ghi trong sử sách nhiều nhất là Việt
Nam [Hasebe Gakuji 1991: 83]. Tuy nhiên, đến cuối thế kỷ XVII, nhất là từ thế kỷ
XVIII, gốm Việt Nam bắt đầu bước vào giai đoạn suy thối. Sản phẩm gốm làm ra
khơng cịn đẹp và phong phú như ở những thế kỷ trước, việc xuất khẩu cũng giảm
xuống một cách đáng kể. Do sự cạnh tranh của gốm sứ chất lượng cao của Trung
Quốc cũng như sự trỗi dậy của đồ gốm Nhật Bản.
Nói chung, từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của
gốm Việt Nam xuất khẩu, trong đó ở phía Bắc có hai trung tâm quan trọng nổi tiếng

là Bát Tràng và Chu Đậu. Mặc dù thời điểm chính xác đầu tiên khi gốm Việt Nam
bước vào con đường xuất khẩu thì chưa chắc chắn nhưng bằng chứng về phong
1

Shuinsen (Châu ấn thuyền) nghĩa là “thuyền mang giấy phép có đóng dấu màu đỏ” do Mạc phủ Tokugawa
cấp. Chỉ những thuyền nào của Nhật Bản được cấp giấy phép này mới được ra nước ngồi bn bán và
ngược lại.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


×