Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Ô nhiễm môi trường nước ở Khu Công nghiệp Hòa Khánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (724.46 KB, 27 trang )

I. Mở đầu:
Nước - nguồn tài nguyên vô cùng quý giá nhưng không phải vô tận. Mặc dù
lượng nước chiếm hơn 97% bề mặt trái đất nhưng lượng nước có thể dùng cho sinh
hoạt và sản xuất rất ít, chỉ chiếm khoảng 3%. Tuy nhiên, hiện nay nguồn nước này
đang bị ô nhiễm trầm trọng do nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân chính là do hoạt
động sản xuất và ý thức của con người.
Ở Đà Nẵng hàng năm khu công nghiệp Hoà Khánh thải ra môi trường các chất
chưa được xử lý hoặc mới được xử lý sơ bộ làm cho nguồn nước mặt và nước ngầm ở
các vùng quanh khu công nghiệp bị ô nhiễm trầm trọng. Theo phản ánh của các hộ
dân sống xung quanh khu công nghiệp (KCN) Hòa Khánh, kể từ khi xuất hiện nhiều
nhà máy hoạt động trong KCN, người dân đã phải sống chung cùng dòng nước đen
ngòm với bao thứ chất thải độc hại, vi sinh vật gây bệnh. Cũng theo phản ánh của
người dân thôn Trung Sơn, xã Hòa Liên, hiện ruộng vườn ở đây đã bị bỏ hoang lâu
năm, bởi họ chẳng biết trồng cây gì cho phù hợp vì nguồn nước bị ô nhiễm nặng.
Hàng trăm hộ dân ở khu vực Hồng Phước, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu
và nhiều khu vực của xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng đang sống chung
với ô nhiễm do Khu Công nghiệp (KCN) Hòa Khánh gây ra, khiến cuộc sống của họ
đảo lộn nhưng biện pháp xử lý còn hạn chế và chưa thể giải quyết triệt để cho người
dân.
Bởi những nguyên nhân nêu trên, chúng em quyết định chọn đề tài: “Ô nhiễm
môi trường nước ở Khu Công nghiệp Hòa Khánh”.
II. Khái niệm
Ô nhiễm môi trường nước là gì ?
Định nghĩa:
“ô nhiễm môi trường nước” là sự có mặt của một chất ngoại lai trong môi
trường nước tự nhiên. Khi vượt quá một ngưỡng nào đó thì chất ngoại lai trở nên độc
hại đối với sinh vật và con người.
Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa:
"Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm
nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi
cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã".


1
• Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa
vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết
của chúng.
• Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ yếu
dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào
môi trường nước.
Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm
nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hoá chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác
nhân vật lý.
III. Thực trạng:
1. Quy mô, nguồn thải:
KCN Hòa Khánh bắt đầu hoạt động tư năm 1996;
- Hiện nay, Diện tích KCN Hòa Khánh là 395,72 ha, trong
đó diện tích đất quy hoạch cho thuê là 298,25 ha;
2
- Tổng số doanh nghiệp đang hoạt động 139 doanh nghiệp.
- Loại hình sản xuất được thu hút đầu tư vào KCN gồm: may mặc, điện tử, sắt
thép, cơ khí, sản xuất giấy,vật liệu xây dựng, hóa
chất…;
- Lượng nước sử dụng khoảng 2.500 -3.000 m3/ngày đêm;
- Lượng nước thải khoảng 2.000-2.500 m3/ngày đêm. Trong
đó: lượng nước đưa về trạm xử lý trung bình khoảng 1.500-
1.800m3/ngày đêm, còn lại khoảng 700-1.000 m3/ngày đêm nước thải từ các
doanh nghiệp tự xử lý hoặc xả trộm vào hệ thống thoát nước mưa;
- Có 112/139 đã đấu nối nước thải vào hệ thống xử lý tập trung.

2. Thành phần
2.1. Chất hữu cơ
a. Các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học (các chất tiêu thụ oxi) : Cacbonhidrat,

protein, chất béo… có trong nước thải của công nghiệp chế biến thực phẩm là các chất
hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học. Chất hữu cơ này thường ảnh hưởng có hại đến nguồn
lợi thuỷ sản, vì khi bị phân huỷ các chất này sẽ làm giảm oxy hoà tan trong nước, dẫn
đến chết tôm cá. Có thể biểu diễn quá trình phân hủy các chất hữu cơ theo sơ đồ sau:
Phân hủy hiếu khí : do vi sinh vật hiếu khí phân giải, oxi hòa tan trong nước
Chất hữu cơ → H2O + CO2 + năng lượng
Phân hủy kị khí: do vi sinh vật kỵ khí phân hủy :
Chất hữu cơ → CH4 + axit hữu cơ
b. Chất ô nhiễm hữu cơ bền vững (Persistant Organic Pollutants – POPs): là
những hợp chất hóa học có nguồn gốc từ cacbon, sản sinh ra do các hoạt động công
nghiệp dược phẩm, dệt nhuộm, nông sản. POPs bền vững trong môi trường, có khả
năng tích tụ sinh học qua chuỗi thức ăn, lưu trữ trong thời gian dài, có khả năng phát
tán xa từ các nguồn phát thải và tác động xấu đến sức khỏe con người và hệ sinh thái.
Theo công ước Stockhom, POPs gồm 12 hợp chất có tính độc hại, tồn tại bền vững
trong môi trường, phát tán rộng và tích lũy trong hệ sinh thái, gây nguy hại cho sức
3
khỏe con người. Trong đó có PCBs (Polychlorinated Bi-phenyls) thuộc nhóm POPs là
một loại hóa chất công nghiệp sử dụng trong những dòng chất lỏng trao đổi nhiệt, chất
phụ gia cho ngành sơn, giấy không chứa cacbon, nhựa do các hoạt động sản xuất của
các nhà máy công nghiệp thải ra ,đó là những loại hợp chất được đặc biệt chú ý và
nghiên cứu sâu vì mức độ độc tính cao, tác hại đối với con người và môi trường đặc
biệt nghiêm trọng, cụ thể là:
- Các hydrocacbon đa vòng ngưng tụ (PAHs: polycyclic aromatic hydrocacbons),
các hợp chất dị vòng N, hoặc O là các hợp chất hữu cơ bền vững. Các chất này thường
có trong nước thải công nghiệp . Các hợp chất này thường là các tác nhân gây ô nhiễm
nguy hiểm, ngay cả khi có mặt với nồng độ rất nhỏ trong môi trường
c. Phenol và các dẫn xuất phenol: có trong nước thải của một số nghành công nghiệp
(sản xuất bột giấy, nhuộm…). Các hợp chất này làm cho nước có mùi, gây tác hại cho
hệ sinh thái nước, sức khoẻ con người, một số dẫn xuất phenol có khả năng gây ung
thư (carcinogens). TCVN 5942-1995 quy định nồng độ tối đa của các hợp chất phenol

trong nước bề mặt dùng cho sinh hoạt là 0,001 mg/l
d. Chất hữu cơ tổng hợp: Ô nhiễm này chủ yếu do hydrocarbon, nông dược, chất tẩy
rửa Hydrocarbons (CxHy): là các hợp chất của các nguyên tố của cacbon và
hydrogen. Vài CxHy có trọng lượng phân tử nhỏ (methan, ethan và ethylen) ở dạng
khí trong nhiệt độ và áp suất bình thường. Tuy nhiên , đại đa số CxHy là lỏng và rắn.
Chúng ít tan trong nước nhưng tan nhiều trong dầu và các dung môi hữu cơ (Walker et
al., 1996). Chúng là một trong những nguồn ô nhiễm của nền văn minh hiện đại. Vấn
đề hết sức nghiêm trọng ở những vùng nước lợ và thềm lục địa có nhiều cá.
e. Chất tẩy rữa: có trong nước thải sản xuất bột giặt tổng hợp và xà bông. Chúng là
các chất hữu cơ có cực (polar) và không có cực (non-polar). Có 3 loại bột giặt:
anionic, cationic và non-ionic. Bột giặt anionic được sử dụng nhiều nhất, nó có chứa
TBS (tetrazopylène benzen sulfonate), không bị phân hủy sinh học. Xà bông là tên
gọi chung của muối kim loại với acid béo.
3. Các thông số đánh giá ô nhiễm và yêu cầu để xử lý:
BOD, COD, các chất khí hòa tan, các hợp chất N, P, hàm lượng các chất rắn
(hữu cơ, vô cơ, huyền phù và không tan).
a) Oxy hòa tan (DO – Dissolved oxygen): là một chỉ tiêu quan trọng của nước,
vì các sinh vật trên cạn và cả dưới nước sống được là nhờ vào oxy. Độ hòa tan
của nó phụ thuộc vào nhiệt độ, áp suất và các đặc tính của nước. Phân tích chỉ
số oxi hòa tan (DO) là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự ô
nhiễm của nước và giúp ta đề ra biện pháp xử lý thích hợp.
BẢNG 1 : DO và chất lượng nước được đánh giá
Chất lượng nước DO (mg/l)
4
Tốt > 8.0
Hơi ô nhiểm 6.5-8.0
Ô nhiểm trung bình 4.5-6.5
Ô nhiểm nặng 4.0-4.5
Ô nhiểm rất nặng <4.0
* Lưu ý : Nồng độ oxi hòa tan bão hòa trong nước theo nhiệt độ : 0’C : 14.7 mg/l

25’C : 8.3mg/l
35’C : 7.0 mg/l
b) Chỉ số BOD (Nhu cầu oxy sinh hóa – Biochemical Oxygen Demand), Chỉ
số COD (Nhu cầu oxy hóa học – Chemical Oxygen Demand):
- Ở ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải
thường có độ pH trung bình từ 9-11; chỉ số nhu cầu ô xy sinh hoá (BOD), nhu
cầu ô xy hoá học (COD) có thể lên đến 700mg/1 và 2.500mg/1; hàm lượng
chất rắn lơ lửng cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép.
- Kết quả quan trắc nước thải trên sông Cu Đê (từ ngày 15-17.6 và 27.6) của Sở
Tài nguyên - Môi trường TP Đà Nẵng cho thấy mức độ ô nhiễm chất hữu cơ
(BOD5, COD) đều vượt tiêu chuẩn cho phép. Cụ thể, BOD5 vượt từ 9 - 11 lần;
COD vượt từ 7,5 - 9,2 lần; tổng lượng phot pho vượt từ 2 - 4 lần; coliform vượt
từ 1,5 - 21 lần, phenol vượt từ 4,7 - 8,3 lần Tại khu vực hạ lưu sông Cu Đê
mức độ ô nhiễm tăng cao dữ dội.
c) Hàm lượng chất rắn trong nước : Hàm lượng các chất lơ lửng trong nước
thải công nghiệp thường xuyên vượt ngưỡng quy chuẩn như KCN Hòa Khánh
vượt 2 lần
4. Tiêu chuẩn nước thải hiện hành TCVN 7222:2002
Tiêu chuẩn mới nhất về các yêu cầu đối với các trạm xử lý nước thải đô thị được ban
hành năm 2002. Nó quy định không chỉ yêu cầu về dòng nước thải sau xử lý mà còn
có các yêu cầu khác như: vị trí nhà máy, vùng đệm, xử lý mùi, vận hành, bảo dưỡng…
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7222:2002 yêu cầu tỷ lệ tách tối thiểu của BOD
và TSS là 85%. Ngoài ra, nước thải sau khi xử lý nên đáp ứng loại II hoặc có chất
lượng tốt hơn. Bảng dưới đây trình bày tiêu chuẩn dòng nước thải sau khi xử lý.
Bảng 2.5 Các yêu cầu về nước thải sau khi xử lý theo tiêu chuẩn TCVN 7222:2002
5
Thông số Đơn vị TCVN 7222:2002 TCVN
5945:1995
củ
loại B

Nước thải
đã
qua xử lý

bộ ( Loại I)
Nước thải
đã xử lý
( loại II)
Nước thải
đã
qua xử lý (
Loại III)
pH Mg/l 6.0-9 6.0-9.0 6.0-9.0 5.5-9
BOD5 Mg/l 100-200 10-30 5<10 50
TSS Mg/l 100-150 10-30 5<10 100
TN Mg/l 20-40 13-30 3-5 60
TP Mg/l 7-15 5-12 1-2 6
Theo tiêu chuẩn này, các trạm XLNT đạt chất lượng nước thải sau khi xử lý
là loại II, khuyến khích loại III. Vùng đệm để trồng cây xanh, điều hoà môi trường
không khí của các trạm xử lý nước thải khoảng từ 200m đến 500m.
Ví dụ : Cụ thể như ngành dệt may tại khu công nghiệp Hòa Khánh
Ô nhiễm môi trường do nước thải ngành dệt may là một thực tế cần có giải pháp xử lý
và là nhiệm vụ rất cần thiết. Nước thải dệt nhuộm đã được các nhà khoa học ở Việt
Nam và trên thế giới nghiên cứu với nhiều phương pháp xử lý khác nhau.
Các nguồn ô nhiễm nước thải của ngành công nghiệp dệt nhuộm:
Công
đoạn
Chất ô nhiễm trong nước thải Đặt tính của nước thải
Hồ sợi,
rũ hồ

Tinh bột, glucose, polyvinyl,alcol, nhựa… BOD cao (34 – 50 tổng lượng BOD)
Nấu
tẩy
NaOH, chất sáp, soda, silicat,và sợi vải vụn Độ kiềm cao màu tối, BOD cao
6
Tẩy
trắng
Hypoclorit, các hợp chất chứaClo, axit, NaOH…Độ kiềm cao, chiếm 5% BOD Tổng
Làm
bóng
NaOH, tạp chất… Độ kiềm cao , BOD thấp (dưới 1%
BOD tổng)
NhuộmCác loại thuốc nhuộm, axit axetic, các muối kim
loại,…
Độ màu rất cao BOD khá cao (6%
BOD tổng), SS cao
In Chất màu,tinh bột, dầu muối, kim loại, axit…. Độ màu cao, BOD cao
Hoàn
tất
Vết tinh bột, mỡ động vật, muối… Kiềm nhẹ, BOD thấp…
- Hiệu quả hấp thụ thuốc nhuộm của vải chỉ đạt 70 – 80% nghĩa là có khoảng 20 –
30% lượng phẩm nhuộm thừa ở dạng nguyên thủy hoặc bị phân hủy ở một dạng khác
hòa vào nước thải nên nước thải có độ màu và nồng độ chất hữu cơ cao. Chất trợ
nhuộm cũng là một nguyên nhân làm ô nhiễm nước thải do đưa vào nước thải một
lượng tải COD và BOD, COD có thể lên đến 3.000 mg/l.Tính chất nước thải tại một
nhà máy dệt nhuộm:
STT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị trung bình
QCVN 13:2008,
cột B
1 pH - 10,5 5,5 ÷ 9

2 SS mg/l 325 100
3 BOD
5
mg/l 500 50
4 COD mg/l 899 150
5 Độ màu Pt - Co 680 150
6 Nhiệt độ
0
C 70 40
4.1. Kim loại nặng
Pb, Hg, Cr, Cd, As, Mn, đều có mặt trong nước thải KCN Hòa
Khánh. Hầu
hết
các kim loại nặng (có khối lượng riêng > 5g/cm
3
) đều có độc
tính cao đối với con người và các động vật
khác.

Chì (Pb): chì có trong nước thải của các cơ sở sản xuất pin, acqui,
luyện
kim… Chì có khả năng tích lũy trong cơ thể, gây độc
thần
kinh, gây chết
nếu bị nhiễm độc nặng. Chì cũng rất độc đối với động vật thủy
sinh.
Các
hợp chất chì hữu cơ độc gấp 10 – 100 lần so với chì vô cơ đối với các loại
cá.


Thủy ngân (Hg): thủy ngân là kim loại được sử dụng trong nông
nghiệp
(thuốc chống nấm) và trong công nghiệp (làm điện cực). Nhiều loại nước
thải công nghiệp có chứa
thủy
ngân ở dạng muối vô cơ của Hg(I), Hg(II)
hoặc các hợp chất hữu cơ chứa
thủy ngân như metyl thủy ngân…
Asen (As): sự có mặt của asen trong các nguồn nước thải ở KCN chưa
qua xử lý hoặc xử lý sơ bộ.

Asen thường có mặt trong nước dưới dạng
7
asenit (AsO
3
3-
), asenat (AsO
4
3-
)
hoặc
asen hữu cơ (các hợp chất loại
methyl asen có trong môi trường do các phản
ứng
chuyển hóa sinh học asen

cơ).
Asen và các hợp chất của nó là các chất độc mạnh (cho người, các
động vật khác


vi sinh vật), nó có khả năng tích lũy trong cơ thể và gây
ung thư. Độc tính của
các
dạng hợp chất asen: As(III) > As(V) > Asen hữu
cơ.
Crom (Cr): trong nước thải KCN có chứa một lượng lớn Cr(VI) sản
sinh ra từ quá trình mạ điện, nhuộm, sơn… rất độc hại và gây đột biến gen
khi hít phải. Cr (VI) vẫn chưa được xác nhận là chất gây ung thư khi hít
phải , nhưng ở trạng thái dung dịch nó đã được xác nhận là gây ra viêm da
tiếp xúc dị ứng (ACD).
Cadimi (Cd): Chủ yếu sản sinh ra từ quá trình mạ điện. Cd cũng có mặt
trong một số loại que hàn. Nguyên tố này và các dung dịch các hợp chất của nó
là những chất cực độc thậm chí chỉ với nồng độ thấp, và chúng sẽ tích lũy sinh
học trong cơ thể cũng như trong các hệ sinh thái. Một trong những lý do có khả
năng nhất cho độc tính của chúng là chúng can thiệp vào các phản ứng của
các enzime chứakẽm.
Hít thở phải bụi có chứa cadmi nhanh chóng dẫn đến các vấn đề đối
với hệ hô hấp và thận, có thể dẫn đến tử vong (thông thường là do hỏng thận).
Nuốt phải một lượng nhỏ cadmi có thể phát sinh ngộ độc tức thì và tổn
thương gan và thận. Các hợp chất chứa cadmi cũng là các chất gây ung thư.
Ngoài tổn thương thận, người bệnh còn chịu các chứng loãng xương và nhuyễn
xương. Các vấn đề ngộ độc nghiêm trọng có thể sinh ra từ phơi nhiễm lâu dài
cadmi từ các bể mạ điện bằng cadmi.
Bảng 1. Nồng độ ô nhiễm trong nước thải mạ điện ở nước ta
8
Mẫu Địa điểm lấy mẫu Thời gian
Cd
2+
(ppm)
Zn

2+
(ppm)
Pb
2+
(ppm)
1
Cống thải phía Nam Bàu Tràm
02/5/2006 0,082 0,257 0,125
2
Nước tại hồ Bàu Tràm bên cạnh
KCN
02/5/2006 0,057 0,086
0,07
7
3
Cống nước thải gần công ty TNHH
sản xuất thép Tấn Quốc
02/5/2006 0,089 0,310 0,180
4
Nước cống thải phía Tây KCN
22/5/2006 0,072 0,170 0,150
5
Cống thải của Công ty lắp ráp xe
máy DEAHAN
22/5/2006 0,090 2,030 0,218
6
Cống thải của nhà máy xi măng
COSEVCO
22/5/2006 0,069 0,173 0,070
Từ kết quả trên bảng cho thấy:

- Hàm lượng Cd2+ nằm trong khoảng: 0.057 ppm ÷ 0,090 ppm.
- Hàm lượng Zn2+ nằm trong khoảng: 0,173 ppm ÷ 2,030 ppm.
- Hàm lượng Pb2+ nằm trong khoảng: 0,070 ppm ÷ 0,218 ppm.
8 Asen mg/l 0,05 0,1
9 Thuỷ ngân mg/l 0,005 0,01
10 Chì mg/l 0,1 0,5
11 Cadimi mg/l 0,005 0,01
12 Crom (VI) mg/l 0,05 0,1
13 Crom (III) mg/l 0,2 1
14 Đông mg/l 2 2
15 Kẽm mg/l 3 3
16 Niken mg/l 0,2 0,5
17 Mangan mg/l 0,5 1
18 Săt mg/l 1 5
19 Thiêc mg/l 0,2 1
Tiêu chuẩn về chỉ số kim loại nặng theo QCVN 24:2009
9
4.2. Điều kiện vật lý
Tính chất vật lý của nước thải KCN Hòa Khánh được xác định dựa trên các chỉ
tiêu: độc đục, màu sắc, mùi, nhiệt độ, lưu lượng
4.2.1.Độ đục
Nước thải KCN Hòa Khánh có màu đen ngòm đang ngày đêm “đầu độc” cuộc
sống người dân. Các chất rắn không tan tạo ra huyền phù lơ ửng. Các chất lỏng không
tan tạo dạng nhũ tương lơ lửng hoặc tạo váng trên mặt nước. Sự xuất hiện của chất
keo làm cho nước có độ nhớt.
10

4.2. 2. Màu sắc
Hiện nay, tại kênh thôn Trung Sơn nước thải từ KCN Hòa Khánh xả ra có màu đen
đặc quánh, rất hôi thối và bị ô nhiễm trầm trọng. Những mảnh ruộng người dân tiếc rẻ

vì bị để hoang nên trồng thử rau muống và lúa nhưng bị nước ô nhiễm tấn công không
cho thu hoạch. Các màng đen, váng đen ô nhiễm từ nước thải công nghiệp nổi lềnh
bềnh trên mặt nước bám lấy cây cối, hoa màu của thôn này .

Màu vàng biểu hiện của sự phân giải và chuyển đổi cấu trúc sang các hợp chất
trung gian của các chất hữu cơ
11

Màu đen biểu hiện của sự phân giải gần đến mức cuối cùng của các chất hữu cơ

4.3. Mùi
vào mùa nóng, mùi hôi, tanh nồng cứ thế bốc lên và theo gió bay vào từng nhà
dân.
Các mùi khai là ammoniac (NH
3
), tanh là các admin ( R3N, R2NH, RNH2 …),
photphin (PH3).
Các mùi thối là khí hydro sunphua H2S.
Đặc biệt chất chỉ cần lượng rất ít, có mùi rất thối bám dính rất dai là các hợp chất
Indol và Scatol được sinh ra từ sự phân hủy tryptophan, một trong 20 aminoaxit tạo
nên protein của vi sinh vật, thực vật và động vật
4.4. Nhiệt độ
12
Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát tán các chất ô nhiễm
trong khí quyển. Ngoài ra, nhiệt độ không khí còn làm thay đổi quá trình bay hơi các
chất ô nhiễm trong không khí và các chất gây mùi hôi khác. Theo quan trắc của đài
khí tượng, Đà Nẵng ở toạ độ 16
0
03 vĩ Bắc với thời gian quan trắc liên tục 50 năm,
nhiệt độ không khí tại khu vực thành phố Đà Nẵng nói chung và KCN Hòa Khánh nói

riêng có đặc điểm sau:
- Nhiệt độ trung bình trong năm : 25,7
o
C.
- Nhiệt độ cao nhất trong năm : 40,9
o
C.
- Nhiệt độ thấp nhất trong năm : 10,2
o
C
Tùy theo từng mùa nhiệt độ của nước sẽ thay đổi. Nước bề mặt ở Việt Nam dao
động từ 14,3 – 33,5
0
C. Nguồn gốc gây ô nhiễm nhiệt độ chính là nhiệt của các nguồn
nước thải từ bộ phận làm lạnh của các nhà máy trong KCN. Nhiệt độ tăng lên còn làm
giảm hàm lượng oxy hòa tan trong nước.
4.5. Lưu lượng:
Nước thải từ KCN Hòa Khánh chưa qua xử lý, thải trực tiếp ra đồng ruộng xã Hòa
Liên, phường Hòa Hiệp Nam với khối lượng khoảng 5.000 m3/ngày, gây ô nhiễm
nghiêm trọng, chủ yếu bởi hóa chất và kim loại nặng.
IV. Mối liên hệ giữa môi trường nước với môi trường không khí, môi trường đất:
1. Mối liên hệ giữa môi trường nước và môi trường không khí:
Ô nhiễm môi trường nước không chỉ ảnh hưởng đến con người, đất, nước mà còn ảnh
hưởng đến môi trường không khí. Các hợp chất hữu cơ, vô cơ độc hại đặc biệt các hợp
chất hữu cơ dễ bay hơi như các hợp chất cacbonhydroxit,các dung môi hữu cơ,hóa
chất tẩy rửa dễ bay hơi trong nước thải dưới tác dụng của nhiệt độ và thông qua vòng
tuần hoàn nước, theo hơi nước vào không khí làm cho mật độ bụi bẩn trong không khí
tăng lên.cùng với ảnh hưởng của gió độ ẩm làm cho các chất khí ô nhiễm phát tán trên
diện rộng. Không những vậy, các hơi nước này còn là giá bám cho các vi sinh vật và
các loại khí bẩn công nghiệp độc hại khác. Một số chất khí được hình thành do quá

trình phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước thải như SO2, CO2, CO,… ảnh hưởng
nghiêm trọng đến môi trường khí quyển và con người gây ra các biến đổi khí hậu tiêu
cực như hiệu ứng nhà kính,các khí NO
x
CO
x
làm gia tăng sự suy giảm từng ozon, mưa
13
axit đồng thời môi sự ô nhiễm môi trương không khí cũng ảnh hưởng đến môi
trường nước.khi lượng khí ô nhiễm trong môi trường không khí càng lớn thì mưa sẽ
kéo theo các chất ô nhiễm vào môi trường nước,đặc biệt mưa axit làm ảnh hưởng đến
pH của môi trường nước

Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước
1.1. Mối liên hệ giữa môi trường nước và môi trường đất:
1.1.1. Nước bị ô nhiêm mang nhiều chất vô cơ và hữu cơ thấm vào đất
gây ô nhiêm nghiêm trọng cho đất. Nước ô nhiễm thấm vào đất
làm:
- Liên kết giữa các hạt keo đất bị bẽ gãy, cấu trúc đất bị phá vỡ.
- Thay đổi đặc tính lý học, hóa học của đất
- Vai trò đệm, tính oxy hóa, tính dẫn điện, dẫn nhiệt của môi trường đất thay
đổi mạnh.
- Thành phần chất hữu cơ giảm nhanh làm khả năng giữ nước và thoát nước
của đất bị thay đổi.
1.1.2. Một số chất hay ion có trong nước thải ảnh hưởng đến đất:
- Quá trình oxy hóa của ion Fe2+ và Mn2+ có nồng độ cao tạo thành các axit không
tan Fe2O3 và MnO2 gây ra hiện tượng “nước phèn” dẫn đến đóng thành ván trên mặt
đất hay gọi là đóng phèn. Các ion Fe2+ và Mn2+ ở nồng độ cao là các chất độc hại
với thực vật.
- Canxi, Magie và các ion kim loại khác trong đất bị nước chứa axit cacbonic rửa trôi

thì đất sẽ bị chua hóa. Khi các chất ô nhiễm từ nước thấm vào đất không những gây
ảnh hưởng đến đất mà còn ảnh hưởng đến cả các sinh vật đang sinh sống trong đất.
14
- Cu trong nguồn nước ô nhiễm từ KCN thải ra thấm vào đất không độc lắm đối với
động vật nhưng độc đối với cây cối ở nồng độ trung bình. Các chất ô nhiễm làm giảm
quá trình hoạt động phân hủy chất của một số vi sinh vật trong đất
- Là nguyên nhân làm cho nhiều cây cối còi cọc, khả năng chống chịu kém, không
phát triển được hoặc có thể bị thối gốc mà chết Có nhiều loại chất độc bền vững khó
bị phân hủy có khả năng xâm nhập tích lũy trong cơ thể sinh vật. Khi vào cơ thể sinh
vật chất độc cũng có thể phải cần thời gian để tích lũy đến lúc đạt mức nồng độ gây
độc.
V. Tác hại:
1. Tác hại của ô nhiễm môi trường nước ở khu công nghiệp Hòa Khánh
1.2. Ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên
1.2.1. Nước và sinh vật nước
a) Nước
 Nước ngầm: Ngoài việc các cặn lơ lửng trong nước mặt, các chất thải nặng
lắng xuống đáy, sau khi phân huỷ, 1 phần lượng chất được các sinh vật tiêu
thụ, 1 phần thấm xuống mạch nước bên dưới (nước ngầm) qua đất, làm biến
đổi tính chất của loại nước này theo chiều hướng xấu (do các chất chứa nhiều
chất hữu cơ, kim loại nặng…)
15
 Nước mặt: Do nhiều nguyên nhân khác nhau, gây ra sự mất cân bằng giữa
lượng chất thải ra môi trường nước (các kim loại nặng, các chất hữu cơ,…) và
các sinh vật tiêu thụ lượng chất thải này (vi sinh vật, tảo,…) làm cho các chất
hữu cơ, chất rắn lơ lửng,… không được phân huỷ, vẫn còn lưu lại trong nước
với khối lượng lớn, dẫn đến việc nước dần mất đi sự tinh khiết ban đầu, làm
chất lượng nguồn nước bị suy giảm nghiêm trọng.
Cụ thể:
• Người dân sống xung quanh khu công nghiệp (KCN) Hòa Khánh phải sống

chung cùng dòng nước đen ngòm với bao thứ chất thải độc hại, vi sinh vật gây
bệnh.
• Bác Tư, nhà ở cuối đường số 4 KCN Hòa Khánh cho biết: “Nước thải trong
KCN Hòa Khánh được thải ra cuối đường số 4. Có sống ở đây mới biết nước
thải của các nhà máy được xử lý như thế nào. Xử lý kiểu gì mà nước cứ đen
ngòm. Không biết các ngành chức năng có biết không, chứ người dân tôi sống
ở đây hết chịu nổi rồi. Bây giờ thời tiết đang vào mùa nóng, mùi hôi, tanh nồng
cứ thế bốc lên và theo gió bay vào từng nhà dân”.
• Cùng hoàn cảnh như người dân thôn Trung Sơn, hàng trăm hộ dân ở tổ 21,
phường Hòa Hiệp Nam (Liên Chiểu) cũng chẳng làm ăn được gì khi nguồn
nước ở ruộng đồng, ao hồ ngày càng đen sì và hôi thối. Chỉ tay về phía cánh
đồng Bàu Giữa - Gia Tròn (phường Hòa Hiệp Nam), các xã viên của HTX
Nông nghiệp 1, phường Hòa Hiệp Nam than thở: “Kể từ khi KCN Hòa Khánh
có nhiều doanh nghiệp đến hoạt động, người dân nơi đây phải chấp nhận sống
chung với nước bẩn, mùi hôi. Dân cũng đã kiến nghị nhiều lần, nhưng chẳng
thấy thay đổi được gì”.
Đi dần về phía sau KCN Hòa Khánh, theo dòng suối nước thải nhầy nhụa, đen ngòm
chảy thẳng ra cánh đồng của người dân, mùi hôi thối nồng nặc. Tại khu vực Hồng
Phước, mùi hôi thối từ nước thải ngấm vào đất bốc lên bao phủ cả vùng.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Thanh (ngụ tổ 61, khu vực Hồng Phước) bức xúc: Ở khu vực
này vào mùa mưa bão thì nước ngập cả mét, mùa khô thì khói bụi mù mịt. Nhất là
buổi tối, hôi thối kinh khủng, ruồi muỗi sinh sôi dày đặc
Còn ông Trần Thanh Sơn (tổ phó tổ bảo vệ dân phố tổ 61, khu vực Hồng Phước) cũng
cho biết rất nhiều người dân vùng này còn sử dụng giếng đóng. Nguồn nước giếng cứ
nhờ nhờ, hôi nồng nhưng người dân cũng phải bấm bụng sử dụng.
b) Sinh vật nước:
16
Ô nhiễm nước ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh vật nước, đặc biệt là vùng sông Cu
Đê, do nước chịu tác động của ô nhiễm nhiều nhất. Nhiều loài thuỷ sinh do hấp thụ
các chất độc trong nước, thời gian lâu ngày gây biến đổi trong cơ thể nhiều loài thuỷ

sinh, một số trường hợp gây đột biến gen, tạo nhiều loài mới, một số trường hợp làm
cho nhiều loài thuỷ sinh chết.
1.2.2. Đất và sinh vật đất:
a) Đất
Nước thải KCN Hòa Khánh bị ô nhiễm mang nhiều chất vô cơ và hữu cơ thấm vào
đất gây ô nhiễm nghiêm trọng cho đất. Nước ô nhiễm thấm vào đất làm:
• Liên kết giữa các hạt keo đất bị bẻ gãy, cấu trúc đất bị phá vỡ
• Thay đổi đặc tính lý học, hóa học của đất.
• Vai trò đệm, tính oxy hóa, tính dẫn điện, dẫn nhiệt của môi trường đất thay đổi
mạnh.
• Thành phần chất hữu cơ giảm nhanh làm khả năng giữ nước và thoát nước của
đất bị thay đổi. Một số chất hay ion có trong nước thải ảnh hưởng đến đất
• Quá trình oxy hóa các ion Fe2+ và Mn2+ có nồng độ cao tạo thành các axit
không tan Fe2O3 và MnO2 gây ra hiện tượng “nước phèn” dẫn đến đóng
thành váng trên mặt đất (đóng phèn)
• Canxi, magie và các ion kim loại khác trong đất bị nước chứa axit cacbonic
rửa trôi thì đất sẽ bị chua hóa.
b) Sinh vật đất
Khi các chất ô nhiễm từ nước thấm vào đất không những gây ảnh hưởng đến đất mà
còn ảnh hưởng đến cả các sinh vật đang sinh sống trong đất.
• Các ion Fe2+ và Mn2+ ở nồng độ cao là các chất độc hại với thực vật.
• Cu trong nguồn nước ô nhiễm từ các khu công nghiệp thải ra thấm vào đất
không độc lắm đối với động vật nhưng độc đối với cây cối ở nồng độ trung
bình.
• Các chất ô nhiễm làm giảm quá trình hoạt động phân hủy chất của một số vi
sinh vật trong đất
• Là nguyên nhân làm cho nhiều cây cối còi cọc, khả năng chống chịu kém,
không phát triển được hoặc có thể bị thối gốc mà chết
Có nhiều loại chất độc bền vững khó bị phân hủy có khả năng xâm nhập tích lũy
trong cơ thể sinh vật. Khi vào cơ thể sinh vật chất độc cũng có thể phải cần thời gian

để tích lũy đến lúc đạt mức nồng độ gây độc
Cụ thể:
17
• Người dân ở xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang vừa phải chịu đựng sự dơ bẩn vừa
phải bỏ hoang ruộng đất do ô nhiễm trầm trọng, không thể trồng trọt được gì.
ông Nguyễn Văn Dưỡng (ngụ thôn Trung Sơn, xã Hòa Liên) nói : “Nhà tôi bỏ
ruộng đã 7-8 năm nay rồi. Trước không cấy được lúa, bà con chúng tôi cố gắng
trồng rau muống đem bán, biết là nguy hiểm vì ô nhiễm nhưng nếu không làm
thì sống bằng gì?”
Bà Lê Thị Nở (ngụ thôn Trung Sơn, xã Hòa Liên) bày tỏ: “Chúng tôi cũng làm đơn
kêu cứu rất nhiều nhưng vẫn phải sống hoài trong tình trạng ô nhiễm ngày càng nặng
nề. Bây giờ không ai dám tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước dưới ruộng. Tôi đi chăn
trâu phải mang ủng chứ đi chân không là sẽ bị đau khớp, lở loét”.
1.2.3. Không khí
Ô nhiễm môi trường nước không chỉ ảnh hưởng đến con người, đất, nước mà còn
ảnh hưởng đến không khí. Các hợp chất hữu cơ, vô cơ độc hại trong nước thải thông
qua vòng tuần hoàn nước, theo hơi nước vào không khí làm cho mật độ bụi bẩn trong
không khí tăng lên. Không những vậy, các hơi nước này còn là giá bám cho các vi
sinh vật và các loại khí bẩn công nghiệp độc hại khác. Một số chất khí được hình
thành do quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước thải như SO2, CO2, CO,
… ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường khí quyển và con người, gây ra các căn
bệnh liên quan đến đường hô hấp như: niêm mạc đường hô hấp trên, viêm phổi, viêm
phế quản mãn tính, gây bẹnh tim mạch, tăng mẫn cảm ở những người mắc bệnh hen,

1.3. Ảnh hưởng đối với con người
1.3.1. Ảnh hưởng đến sức khỏe
Tác hại ô nhiễm môi trường nước đối với sức khỏe con người chủ yếu do môi
trường nước bị ô nhiễm vi trùng, vi khuẩn và các chất ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm kim
loại nặng (Asen, Cadimi, thủy ngân, ) và ô nhiễm các hóa chất độc hại.
Ảnh hưởng của ô nhiễm nước đối với sức khỏe con người có thể thông qua hai

con đường: một là do ăn uống phải nước bị ô nhiễm hay các loại rau quả và thủy hải
sản được nuôi trồng trong nước bị ô nhiễm; hai là do tiếp xúc với môi trường nước bị
ô nhiễm trong quá trình sinh hoạt và lao động.
Các kim loại nặng là nguyên nhân gây độc cho con người, gây ra nhiều bệnh
hiểm nghèo như ung thư, đột biến.
Gây các bệnh về da,đường hô hấp,sốt xuất huyết…
1.3.2. Ảnh hưởng đến đời sống
a) Sinh hoạt thường ngày
18
Nước thải ở KCN Hòa Khánh ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của người dân
sống quanh khu vực, làm xáo trộn cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày.
Ông Trần Thanh Sơn (tổ phó tổ bảo vệ dân phố tổ 61, khu vực Hồng Phước)
cũng cho biết rất nhiều người dân vùng này còn sử dụng giếng đóng để lấy nước ăn,
uống, tắm giặt, bây giờ nước vàng khè, bốc mùi hôi nồng nhưng người dân cũng phải
bấm bụng sử dụng vì ở đây chưa có nước máy (do nằm trong vùng sắp giải tỏa để mở
rộng KCN), nên không được đầu tư hệ thống nước máy.
Không những vậy ô nhiễm nguồn nước còn làm cho bốc mùi hôi thối ở các khu
vực này làm cho đời sống người dân không còn ổn định như trước.
Mặc khác nó còn làm cho nguồn nước ngầm bị ô nhiễm trầm trọng, gây thiếu hụt
nguồn nước ngọt nghiêm trọng.
b) Hoạt động sản xuất
Nguồn nước ô nhiễm cũng làm giảm thiểu năng suất cây trồng, có những khu đất
phải bỏ không vì ô nhiễm quá nặng.
Ông Thanh bức xúc: 'Vụ đông xuân 2005, do đồng ruộng bị ô nhiễm nên lúa mất
mùa, hoa màu khô héo, thành phố đã hỗ trợ cho bà con 52 triệu đồng. Từ năm 2006
đến nay, ô nhiễm ngày càng nặng. Vụ hè thu năm nay cả thôn gieo cấy 25 ha, nhưng
có gieo mà không có gặt, nhiều thửa ruộng bà con phải gieo sạ ba, bốn lần mà lúa vẫn
không sống nổi, trong đó có 12 ha mất trắng, nhiều thửa ruộng phải bỏ hoang. Nông
dân mà không làm ruộng, không trồng hoa màu, thì biết lấy gì mà sinh sống?'. Chúng
tôi được biết, Sở Tài nguyên Môi trường đã có tờ trình UBND thành phố về việc hỗ

trợ nông dân thôn Trung Sơn, bị ảnh hưởng nước thải KCN Hòa Khánh, với tổng kinh
phí 90 triệu đồng, nhưng đến nay thành phố vẫn chưa chỉ đạo thực hiện.
Chủ nhiệm HTX Hòa Hiệp I Phạm Tấn Thạnh, phường Hòa Hiệp Nam, cho biết:
Toàn phường có 145 ha đất nông nghiệp, trong đó có 103 ha trồng lúa, còn lại trồng
hoa màu. Vụ đông xuân 2009 - 2010, HTX có 28 ha lúa bị nguồn nước ô nhiễm từ
KCN Hòa Khánh nên mất trắng. Ông Trương Tỏa, nhà ở đội 5, thôn Xuân Thiều, cho
biết: 'Nhà tôi có 10 sào đất lúa và đất màu, do nguồn nước bị ô nhiễm, nên mất mùa
liên tục mấy năm nay.
Ở một số nơi khác vì ô nhiễm quá nặng nên người dân không thể trồng trọt, chăn
nuôi được, nên nhiều hộ dân phải sống trong tình trạng nghèo đói,khó khăn.
19
VI. Biện pháp:
Nước thải nói chung có chứa nhiều chất ô nhiễm khác nhau, đòi hỏi phải xử lý bằng
những phương pháp thích hợp khác nhau. Sau đây là tổng quan các phương pháp xử
lý nước thải.
Các phương pháp xử lý nước thải được chia thành các loại sau:
- Phương pháp xử lý lý học;
- Phương pháp xử lý hóa học và hóa lý;
- Phương pháp xử lý sinh học.
1. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ LÝ HỌC TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Trong nước thải thường chứa các chất không tan ở dạng lơ lửng. Để tách các chất này
ra khỏi nước thải. Thường sử dụng các phương pháp cơ học như lọc qua song chắn rác
hoặc lưới chắn rác, lắng dưới tác dụng của trọng lực hoặc lực li tâm và lọc. Tùy theo
kích thước, tính chất lý hóa, nồng độ chất lơ lửng, lưu lượng nước thải và mức độ cần
làm sạch mà lựa chọn công nghệ xử lý thích hợp.
1.1. SONG CHẮN RÁC TRONG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Nước thải dẫn vào hệ thống xử xử lý nước thải trước hết phải qua song chắn rác. Tại
đây các thành phần có kích thước lớn (rác) như giẻ, rác, vỏ đồ hộp, rác cây, bao
nilon… được giữ lại. Nhờ đó tránh làm tắc bơm, đường ống hoặc kênh dẫn. Đây là
bước quan trọng nhằm đảm bảo an toàn và điều kiện làm việc thuận lợi cho cả hệ

thống xử lý nước thải.
Tùy theo kích thước khe hở, song chắn rác được phân thành loại thô, trung bình và
mịn. Song chắn rác thô có khoảng cách giữa các thanh từ 60 – 100 mm và song chắn
rác mịn có khoảng cách giữa các thanh từ 10 – 25 mm. Theo hình dạng có thể phân
thành song chắn rác và lưới chắn rác. Song chắn rác cũng có thể đặt cố định hoặc di
động.
Song chắn rác được làm bằng kim loại, đặt ở cửa vào kênh dẫn, nghiêng một góc 45 –
600 nếu làm sạch thủ công hoặc nghiêng một góc 75 – 850 nếu làm sạch bằng máy.
Tiết diện của song chắn có thể tròn, vuông hoặc hỗn hợp. Song chắn tiết diện tròn có
trở lực nhỏ nhất nhưng nhanh bị tắc bởi các vật giữ lại. Do đó, thông dụng hơn cả là
thanh có tiết diện hỗn hợp, cạnh vuông góc phía sau và cạnh tròn phía trước hướng
đối diện với dòng chảy. Vận tốc nước chảy qua song chắn giới hạn trong khoảng từ
0,6 -1m/s. Vận tốc cực đại giao động trong khoảng 0,75 -1m/s nhằm tránh đẩy rác qua
khe của song. Vận tốc cực tiểu là 0,4m/s nhằm tránh phân hủy các chất thải rắn.
1.2. LẮNG CÁT TRONG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
20
Bể lắng cát được thiết kế để tách các tạp chất vô cơ không tan có kích thước từ 0,2mm
đến 2mm ra khỏi nước thải nhằm đảm bảo an toàn cho bơm khỏi bị cát, sỏi bào mòn,
tránh tắc đường ống dẫn và tránh ảnh hưởng đến các công trình sinh học phía sau. Bể
lắng cát có thể phân thành 2 loại: bể lắng ngang và bể lắng đứng. Ngoài ra để tăng
hiệu quả lắng cát, bể lắng cát thổi khí cũng được sử dụng rộng rãi.
Vận tốc dòng chảy trong bể lắng ngang không được vượt qua 0,3 m/s. Vận tốc này
cho phép các hạt cát, các hạt sỏ và các hạt vô cơ khác lắng xuống đáy, còn hầu hết các
hạt hữu cơ khác không lắng và được xử lý ở các công trình tiếp theo.
1.3. BỂ LẮNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Bể lắng có nhiệm vụ lắng các hạt cặn lơ lửng có sẵn trong nước thải (bể lắng đợt 1)
hoặc cặn được tạo ra từ quá trình keo tụ tạo bông hay quá trình xử lý sinh học (bể lắng
đợt 2). Theo dòng chảy, bể lắng được phân thành: bể lắng ngang và bể lắng đứng.
Trong bể lắng ngang, dòng nước chảy theo phương ngang qua bể với vận tốc không
lớn hơn 0,01 m/s và thời gian lưu nước thừ 1,5 – 2,5 h. Các bể lắng ngang thường

được sử dụng khi lưu lượng nước thải lớn hơn 15000 m3/ngày. Đối với bể lắng đứng,
nóc thải chuyển động theo phương thẳng đứng từ dưới lên đến vách tràn với vận tốc
từ 0,5 – 0,6 m/s và thời gian lưu nước trong bể dao động khoảng 45 – 120 phút. Hiệu
suất lắng của bể lắng đứng thường thấp hơn bể lắng ngang từ 10 – 20 %.
1.4. TUYỂN NỔI TRONG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Phương pháp tuyển nổi thường được sử dụng để tách các tạp chất (ở dạng rắn hoặc
lỏng) phân tán không tan, tự lắng kém khỏi pha lỏng. Trong một số trường hợp, quá
trình này còn được dùng để tách các chất hòa tan như các chất hoạt động bề mặt.
Trong xử lý nước thải, quá trình tuyển nổi thường được sử dụng để khử các chất lơ
lửng, làm đặc bùn sinh học. Ưu điểm cơ bản của phương pháp này là có thể khử hoàn
toàn các hạt nhỏ, nhẹ, lắng chậm trong thời gian ngắn.
Quá trình tuyển nổi được thực hiện bằng cách sục các bọt khí nhỏ vào pha lỏng. Các
bọt khí này sẽ kết dính với các hạt cặn. Khi khối lượng riêng của tập hợp bọt khí và
cặn nhỏ hơn khối lượng riêng của nước, cặn sẽ theo bọt nổi lên bề mặt.
Hiệu suất quá trình tuyển nổi phụ thuộc vào số lượng, kích thước bọt khí, hàm lượng
chất rắn. Kích thước tối ưu của bọt khí nằm trong khoảng 15 – 30 micromet (bình
thường từ 50 – 120 micromet). Khi hàm lượng hạt rắn cao, xác xuất va chạm và kết
dính giữa các hạt sẽ tăng lên, do đó, lượng khí tiêu tốn sẽ giảm. Trong quá trình tuyển
nổi, việc ổn định kích thước bọt khí có ý nghĩa quan trọng.
1.5. Phương pháp xử lý hóa học và hóa lý trong hệ thống xử lý nước thải :
21
Nước thải chứa acid vô cơ hoặc kiềm cần được trung hòa đưa pH về khoảng 6,5 – 8,5
trước khi thải vào nguồn nhận hoặc sử dụng cho công nghệ xử lý tiếp theo. Trung hòa
nước thải có thể thực hiện bằng nhiều cách:
- Trộn lẫn nước thải acid và nước thải kiềm;
– Bổ sung các tác nhân hóa học;
- Lọc nước acid qua vật liệu có tác dụng trung hòa;
– Hấp thụ khí acid bằng nước kiềm hoặc hấp thụ ammoniac bằng nước acid.
1.6. KEO TỤ – TẠO BÔNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Trong nguồn nước, một phần các hạt thường tồn tại ở dạng các hạt keo mịn phân tán,

kích thước các hạt thường dao động từ 0,1 – 10 micromet. Các hạt này không nổi cũng
không lắng, và do đó tương đối khó tách loại. Vì kích thước hạt nhỏ, tỷ số diện tích bề
mặt và thể tích của chúng rất lớn nên hiện tượng hóa học bề mặt trở nên rất quan
trọng. Theo nguyên tắc, các hạt nhỏ trong nước có khuynh hướng keo tụ do lực hút
Vander Waals giữa các hạt. Lực này có thể dẫn đến sự kết dính giữa các hạt ngay khi
khoảng cách giữa chúng đủ nhỏ nhờ va chạm. Sự va chạm xảy ra nhờ chuyển động
Brown và do tác động của sự xáo trộn. Tuy nhiên trong trường hợp phân tán cao, các
hạt duy trì trạng thái phân tán nhờ lực đẩy tĩnh điện vì bề mặt các hạt mang tích điện,
có thể là điện tích âm hoặc điện tích dương nhờ sự hấp thụ có chọn lọc các ion trong
dung dịch hoặc sự ion hóa các nhóm hoạt hóa. Trạng thái lơ lửng của các hạt keo được
bền hóa nhờ lực đẩy tĩnh điện. Do đó, để phá tính bền của hạt keo cần trung hòa điện
tích bề mặt của chúng, quá trình này được gọi là quá trình keo tụ. Các hạt keo đã bị
trung hòa điện tích có thể liên kết với các hạt keo khác tạo thành bông cặn có kích
thước lớn hơn, nặng hơn và lắng xuống, quá trình này được gọi là quá trình tạo bông.
1. Phương pháp sinh học trog nước thải
Phương pháp sinh học được ứng dụng để xử lý các chất hữu cơ hòa tan có trong nước
thải cũng như một số chất vô cơ như H2S, Sunfit, ammonia, Nito… dựa trên cơ sở
hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm. Vi sinh vật sử
dụng chất hữu cơ và một số khoáng chất để làm thức ăn. Một cách tổng quát, phương
pháp xử lý sinh học có thể phân thành 2 loại:
- Phương pháp kị khí sử dụng nhóm vi sinh vật kị khí, hoạt động trong điều kiện
không có oxy.
- Phương pháp hiếu khí sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong điều kiện
cung cấp oxy liên tục.
22
Quá trình phân hủy các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật gọi là quá trình oxy hóa sinh hóa
trong hệ thống xử lý nước thải. Để thực hiện quá trình này, các chất hữu cơ hòa tan, cả
chất keo và chất phân tán nhỏ trong nước thải cần di chuyển vào bên trong tế bào vi
sinh vật theo 3 giai đoạn chính như sau:
– Chuyển các chất ô nhiễm từ pha lỏng đến bề mặt tế bào vi sinh vật.

– Khuếch tán từ bề mặt tế bào qua màng bán thấm do sự chênh lệch nồng độ bên trong
và bên ngoài tế bào.
– Chuyển hóa các chất trong tế bào vi sinh vật, sản sinh năng lượng và tổng hợp tế
bào mới.
Tốc độ quá trình oxy hóa sinh hóa phụ thộc vào nồng độ chất hữu cơ, hàm lượng các
tạp chất và mức độ ổn định của lưu lượng nước thải vào hệ thống xử lý. Ở mỗi điều
kiện xử lý nhất định, các yếu tố chính ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng sinh hoá là chế
độ thủy động, hàm lượng oxy trong nước thải, nhiệt độ, pH, dinh dưỡng và các yếu tố
vi lượng.
1.7. PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC KỴ KHÍ TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Quá trình phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ là quá trình sinh hóa phức tạp tạo ra hàng
trăm sản phẩm trung gian và phản ứng trung gian. Tuy nhiên phương trình phản ứng
sinh hóa trong điều kiện kỵ khí có thể biểu diễn đơn giản như sau:
Vi sinh vật
Chất hữu cơ ——————> CH4 + CO2 + H2 + NH3 + H2S + Tế bào mới
Một cách tổng quát quá trình phân hủy kỵ khí xảy ra theo 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: thủy phân, cắt mạch các hợp chất cao phân tử;
- Giai đoạn 2: acid hóa;
- Giai đoạn 3: acetate hóa;
- Giai doạn 4 trong quá trình kị khí xử lý nước thải: methan hóa.
Các chất thải hữu cơ chứa nhiều chất hữu cơ cao phân tử như proteins, chất béo,
carbohydrates, celluloses, lignin,…trong giai đoạn thủy phân, sẽ được cắt mạch tạo
những phân tử đơn giản hơn, dễ phân hủy hơn. Các phản ứng thủy phân sẽ chuyển hóa
protein thành amino acids, carbohydrate thành đường đơn, và chất béo thành các acid
béo. Trong giai đoạn acid hóa, các chất hữu cơ đơn giản lại được tiếp tục chuyển hóa
thành acetic acid, H2 và CO2. Các acid béo dễ bay hơi chủ yếu là acetic acid,
propionic acid và lactic acid. Bên cạnh đó, CO2 và H2, methanol, các rượu đơn giản
23
khác cũng được hình thành trong quá trình cắt mạch carbohydrate. Vi sinh vật chuyển
hóa methan chỉ có thể phân hủy một số loại cơ chất nhất định như CO2 + H2, formate,

acetate, methanol, methylamines, và CO.
Tùy theo trạng thái của bùn, có thể chia quá trình xử lý kỵ khí trong xử lý nước thải
thành:
- Quá trình xử lý kỵ khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng như quá trình tiếp xúc
kỵ khí (Anaerobic Contact Process), quá trình xử lý bằng lớp bùn kỵ khí với dòng
nước đi từ dưới lên (UASB);
- Qúa trình xử lý kỵ khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng dính bám như quá trình lọc
kỵ khí (Anaerobic Filter Process).
1.8. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SINH HỌC HIẾU KHÍ TRONG XỬ LÝ NƯỚC
THẢI
Quá trình xử lý sinh học hiếu khí nước thải gồm ba giai đoạn:
- Oxy hóa các chất hữu cơ;
- Tổng hợp tế bào mới;
- Phân hủy nội bào.
Các quá trình xử lý sinh học bằng phương pháp hiếu khí trong bể xử lý nước thải có
thể xảy ra ở điều kiện tự nhiên hoặc nhân tạo. Trong các công trình xử lý nhân tạo,
người ta tạo điều kiện tối ưu cho quá trình oxy hóa sinh hóa nên quá trình xử lý có tốc
độ và hiệu suất cao hơn rất nhiều. Tùy theo trạng thái tồn tại của vi sinh vật, quá trình
xử lý sinh học hiếu khí nhân tạo có thể chia thành:
- Xử lý sinh học hiếu khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng chủ yếu được sử
dụng để khử chất hữu cơ chứa carbon như quá trình bùn hoạt tính, hồ làm thoáng, bể
phản ứng hoạt động gián đoạn, quá trình lên men phân hủy hiếu khí. Trong số các quá
trình này, quá trình bùn hoạt tính là quá trình phổ biến nhất.
- Xử lý sinh học hiếu khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng dính bám như quá trình bùn
hoạt tính dính bám, bể lọc nhỏ giọt, bể lọc cao tải, đĩa sinh học, bể phản ứng nitrate
với màng cố định.
24
4. MỘT SỐ QUI TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP ĐÃ
ĐƯỢC ÁP DỤNG:
VII. Kết luận:

Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường
nước, như sự gia tăng dân số, mặt trái của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ
sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu: nhận thức của người dân về vấn đề môi trường còn chưa
cao… Đáng chú ý là sự bất cập trong hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường. Nhận
thức của nhiều cấp chính quyền, cơ quan quản lý, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm
về nhiệm vụ bảo vệ môi trường nước chưa sâu sắc và đầy đủ; chưa thấy rõ ô nhiễm
25

×