Tải bản đầy đủ (.docx) (88 trang)

HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TẠI CHỖ Ở KHU CÔNG NGHIỆP ĐẠI AN – HẢI DƯƠNG: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (932.1 KB, 88 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
***
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành : Kinh tế đối ngoại
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TẠI CHỖ Ở
KHU CÔNG NGHIỆP ĐẠI AN – HẢI DƯƠNG:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Họ tên sinh viên : Nguyễn Thị Hải Anh
Mã sinh viên : 0851010671
Lớp : Anh 15
Khóa : 47
Người hướng dẫn khoa học: ThS Vũ Huyền Phương
Hà Nội, tháng 5 năm 2012
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH VẼ
Tên Trang
Bảng 1.1 Dân số và lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ở Việt
Nam giai đoạn 2005 – 2011
15
Bảng 1.2 Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chia theo giới tính,
thành thị - nông thôn và các vùng kinh tế - xã hội năm
2010
16
Bảng 1.3 Cơ cấu lao động phân theo độ tuổi từ năm 2005 đến năm
2011
17
Bảng 1.4 Cơ cấu lao động Việt Nam phân theo nông thôn - thành
thị và giới tính
18
Bảng 1.5 Tỷ lệ lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền


kinh tế đã qua đào tạo phân theo giới tính, thành thị -
nông thôn
19
Bảng 1.6 Tỷ trọng lực lượng lao động đã qua đào tạo chia theo trình
độ chuyên môn kỹ thuật thời kỳ 2007 – 2010
20
Bảng 1.7 Thu nhập bình quân theo tháng của lao động làm công ăn
lương chia theo giới tính và trình độ chuyên môn kỹ thuật
cao nhất đạt được năm 2010
21
Bảng 1.8 Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá thực tế
phân theo thành thị, nông thôn và theo vùng
23
Bảng 1.9 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2010, 2011 24
Bảng 1.10 Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc tính đến tháng 7
hàng năm phân theo thành phần kinh tế
25
Bảng 2.1 Khu công nghiệp Đại An – Hải Dương 30
Bảng 2.2 Cơ cấu sử dụng đất khu 1 – Khu công nghiệp Đại An 31
Bảng 2.3 Giá cho thuê nhà xưởng và chi phí liên quan 34
Hình 1.1 Thu nhập bình quân/tháng (nghìn đồng) của lao động làm
công ăn lương chia theo giới tính và loại hình kinh tế năm
2010
22
Hình 2.1 Số lượng lao động trong khu công nghiệp Đại An và trong
các doanh nghiệp FDI từ năm 2006 đến 2011
40
Hình 2.2 So sánh số lượng lao động giữa các khu công nghiệp tỉnh
Hải Dương
42

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
FDI Foreign Direct Investment Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
ODA Official Development Assistance Vốn hỗ trợ phát triển chính thức
WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
TRIPS
Agreement on Trade-Related
Aspects of Intellectual Property
Rights
Hiệp định Bảo vệ quyền Sở
Hữu Trí Tuệ
ASEAN
Association of Southeast Asian
Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
APEC
Asia-Pacific Economic
Cooperation
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu
Á-Thái Bình Dương
ASEM
The Asia-Europe Meeting
Diễn đàn hợp tác Á–Âu
XKLĐ Xuất khẩu lao động
KCN Khu công nghiệp
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
5
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong suốt quá trình phát triển, lao động và việc làm luôn là thách thức
lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Theo báo cáo Tình hình Dân số Thế giới
2010 của Liên Hợp Quốc, dân số Việt Nam hiện vào khoảng 89 triệu người và
sẽ tăng lên 111,7 triệu người trong vòng 40 năm tới, xếp thứ 14 trong số
những nước đông dân nhất thế giới. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên
60% tạo nên lợi thế nguồn lao động trẻ dồi dào phục vụ nhiệm vụ tăng trưởng
kinh tế. Tuy nhiên đó cũng là một thách thức đối với xã hội khi nhu cầu việc
làm ngày càng lớn, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tỷ lệ thời gian nhàn rỗi của
bộ phận dân cư vùng nông thôn tương đối cao.
Để giải quyết vấn đề lao động dư thừa, hình thức xuất khẩu lao động
mà hai hình thái của nó là xuất khẩu lao động trực tiếp và xuất khẩu lao động
tại chỗ phát triển vô cùng mạnh mẽ trong thập niên vừa qua. Trên thực tế, mặc
dù hoạt động XKLĐ trực tiếp của Việt Nam đã thu được những lợi ích đáng
kể về mặt kinh tế, góp phần đáng kể vào việc giải quyết tình trạng thất nghiệp
trong nước, việc đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài bộc
lộ nhiều bất cập do hoạt động quản lý gặp khó khăn. Hiện tượng người lao
động đơn phương chấm dứt hợp đồng, bỏ trốn ra ngoài để làm thêm bất hợp
pháp thường xuyên xảy ra. Chính vì vậy XKLĐ tại chỗ đang dần trở thành ưu
tiên hàng đầu, là cơ hội tốt để người lao động Việt Nam có công ăn việc làm
ổn định trên chính quê hương mình.
Khu công nghiệp Đại An là một trong những khu công nghiệp đầu tiên
của tỉnh Hải Dương được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập ngày
24/3/2003. Nằm trong vùng trọng điểm phát triển kinh tế Bắc Bộ, khu công
nghiệp Đại An là đại diện tiêu biểu trong việc thu hút các dự án đầu tư nước
ngoài cũng như phát triển hoạt động xuất khẩu lao động tại chỗ của tỉnh, góp
phần giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động. Tuy nhiên, hoạt động
XKLĐ tại chỗ tại khu công nghiệp Đại An trong thời gian qua vẫn bộc lộ
6
nhiều hạn chế cũng như yếu kém cả về phía người lao động cũng như từ phía
cơ quan quản lý, gây ra sự kém hiệu quả, lãng phí.

Do vậy, trong bối cảnh xuất khẩu lao động tại chỗ ở Việt Nam nói
chung và khu công nghiệp Đại An nói riêng có nhiều cơ hội phát triển nhanh
trong thời gian tới, việc nghiên cứu thực trạng xuất khẩu lao động tại chỗ tại
khu công nghiệp Đại An trong thời gian qua, để từ đó đưa ra những định
hướng và giải pháp nhằm phát triển hoạt động này là điều rất cần thiết. Đây
cũng chính là lý do mà tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Hoạt động xuất
khẩu lao động tại chỗ ở khu công nghiệp Đại An – Hải Dương: thực trạng và
giải pháp”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động xuất
khẩu lao động tại chỗ tại khu công nghiệp Đại An – Hải Dương những năm
gần đây, đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động xuất khẩu
lao động tại chỗ tại khu công nghiệp Đại An trong thời gian tới.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về xuất khẩu lao động và xuất khẩu lao
động tại chỗ
- Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu lao động tại chỗ
tại khu công nghiệp Đại An – Hải Dương trong những năm gần đây.
- Đề xuất một số giải pháp tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức để phát
triển hoạt động xuất khẩu lao động tại chỗ của Việt Nam trong thời gian
tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động
xuất khẩu lao động tại chỗ này tại khu công nghiệp Đại An – Hải Dương.
Phạm vi nghiên cứu: đề tài nghiên cứu hoạt động xuất khẩu lao động tại
chỗ giới hạn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại khu công
nghiệp Đại An trong khoảng thời gian từ năm 2006 tới nay.
7
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như phương

pháp tổng hợp, phân tích với tiệp cận một số lao động trong một số doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại khu công nghiệp Đại An – Hải Dương.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu và tài liệu
tham khảo, kết cấu của khóa luận gồm 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về xuất khẩu lao động và xuất khẩu lao động tại chỗ
Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu lao động tại chỗ tại khu công
nghiệp Đại An – Hải Dương
Chương III: Cơ hội, thách thức và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao
động tại chỗ tại khu công nghiệp Đại An – Hải Dương
8
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG, XUẤT KHẨU LAO
ĐỘNG TẠI CHỖ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP
1.1. Khái quát về xuất khẩu lao động và xuất khẩu lao động tại chỗ
1.1.1. Khái niệm và các hình thức xuất khẩu lao động
• Khái niệm xuất khẩu lao động
Được coi là một hiện tượng kinh tế - xã hội, xuất khẩu lao động bắt đầu xuất
hiện từ cuối thế kỷ XIX. Trải qua hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, xuất
khẩu lao động dần trở thành một hiện tượng rất phổ biển và đặc biệt phát triển mạnh
mẽ trong thời đại toàn cầu hóa kinh tế đầu thế kỷ 21.
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về “xuất khẩu lao động”. Thập niên 80 của
thế kỷ XX ở Việt Nam đã tồn tại thuật ngữ “hợp tác quốc tế về lao động”, được hiểu
một cách đơn giản là sự trao đổi người lao động giữa các nước trên thế giới thông
qua các thỏa thuận, các hiệp định đã được ký kết giữa các nước đó; là sự di chuyển
lao động trong một thời hạn nhất định giữa các quốc gia một cách hợp pháp và có tổ
chức. Ngày nay với sự phát triển không ngừng của lĩnh vực nà trong phạm vi nước
ta nói riêng và trên toàn thế giới nói chung, khái niệm xuất khẩu lao động tại chỗ có
thể được hiểu là:
Xuất khẩu lao động là hoạt động trao đổi, mua bán hay thuê mướn hàng hóa
sức lao động giữa Chính phủ một quốc gia hay tổ chức, cá nhân cung ứng sức lao

động của nước đó với Chính phủ, tổ chức, cá nhân sử dụng lao động nước ngoài
trên cơ sở Hiệp định hay hợp đồng cung ứng lao động (TS.Bùi Thị Lý, 2007, tr.7).
Tính đặc thù của hoạt động này nằm ở chính đặc trưng cơ bản của loại hàng
hóa: hàng hóa sức lao động. Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực, phản ánh khả
năng lao động của con người, được sử dụng trong quá trình sản xuất, tạo ra của cải
cho xã hội. Sức lao động thuộc về con người và con người là chủ thể lao động.
Trong thời buổi ngày nay, sức lao động đã trở thành một loại hàng hóa được đem ra
mua bán trên thị trường lao động dưới dạng cung ứng dịch vụ mà người lao động
chính là người cung ứng. Do vậy, trong hoạt động xuất khẩu, khác với các loại hàng
hóa dịch vụ khác, quá trình xuất khẩu lao động không kết thúc ở việc người mua
nhận hàng và thanh toán mà sau một thời hạn nhất định công ty, tổ chức sử dụng lao
động xuất khẩu phải đưa công nhân lao động về nước. Nước đưa lao động đi gọi là
9
nước xuất khẩu lao động, nước tiếp nhận lao động là nước nhập khẩu lao động và
đôi khi cũng xuất hiện nước thứ ba làm nhiệm vụ trung gian.
Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế và là một hoạt động mang tính
xã hội sâu sắc. Một mặt, trên khía cạnh kinh tế, đối với nhiều nước trên thế giới
XKLĐ là một trong những giải pháp quan trọng trong vấn đề giải quyết việc làm,
tăng thu nhập, thu hút lượng ngoại tệ bằng hình thức chuyển tiền và cũng chịu sự
điều tiết quản lý của Nhà nước giống như các hoạt động kinh tế khác. Mặt khác,
trên khía cạnh xã hội, xuất phát từ tính đặc thù của hàng hóa sức lao động là nó
không thể tách rời chủ thể lao động, do vậy mọi chính sách pháp luật trong lĩnh vực
xuất khẩu lao động phải được kết hợp chặt chẽ với các chính sách xã hội như đảm
bảo đời sống chính trị, văn hóa, tinh thần, điều kiện sinh hoạt cho người lao động.
• Các hình thức xuất khẩu lao động
Tùy vào từng căn cứ cụ thể mà có thể phân loại xuất khẩu lao động theo các
cách cụ thể.
- Căn cứ vào hình thức cung ứng:
Căn cứ vào Nghị định Số 81/2003/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành Bộ Luật Lao động về lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài, XKLĐ bao

gồm:
+ Thông qua doanh nghiệp Việt Nam được phép cung ứng lao động theo hợp đồng
ký kết với bên nước ngoài. Đây là hình thức phổ biến nhất hiện nay. Các doanh
nghiệp được phép hoạt động trong lĩnh vực XKLĐ sẽ dựa vào những tiêu chí do
bên đối tác nước ngoài đặt ra để tiến hành sơ tuyển, bên nước ngoài sẽ thực hiện
kiểm tra chính thức trước khi người lao động sang làm việc.
+ Thông qua doanh nghiệp nhận thầu, nhận khoán công trình hoặc đầu tư ở một
nước khác. Để thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài, bên đầu tư phải đưa đi
đồng bộ các đối tượng lao động như máy móc kỹ thuật, nhân viên quản lý, người
chỉ đạo thi công và lao động trực tiếp sang làm việc ở nước ngoài.
+ Theo hợp đồng lao động do cá nhân người lao động trực tiếp ký kết với người sử
dụng lao động ở nước ngoài được pháp luật chấp nhận.
10
- Căn cứ vào trình độ chuyên môn của người lao động: xuất khẩu lao động
chuyên gia, xuất khẩu lao động lành nghề và xuất khẩu lao động phổ thông.
+ Xuất khẩu chuyên gia, lao động trí thức là hình thức xuất khẩu những lao động có
trình độ chuyên môn cao, những chuyên gia trong một số lĩnh vực. Hình thức này
thường thấy ở các nước tư bản phát triển. Các nước này có xu hướng gửi các giáo
sư, chuyên gia, các kỹ sư cao cấp sang các nước đang và chậm phát triển như một
hình thức đầu tư chất xám nhằm thu hồi một phần chi phí đào tạo, phát huy năng
lực đội ngũ lao động có trình độ cao và tăng thu ngoại tệ.
+ Xuất khẩu lao động lành nghề: hình thức xuất khẩu lao động trong đó người lao
động đã có một vốn kiến thức hoặc kinh nghiệm nhất định về ngành nghề mà họ sẽ
làm. Hình thức này nhìn chung không phổ biến cả ở nước phát triển và đang phát
triển vì lao động lành nghề thường dễ dàng kiếm được công ăn việc làm ổn định với
mức lương hợp lý ngay trong đất nước mình.
+ Xuất khẩu lao động giản đơn hay xuất khẩu lao động phổ thông là hình thức xuất
khẩu lao động trong đó người lao động không có hoặc có rất ít kiến thức và kinh
nghiệm về bất kỳ ngành nghệ nào, hoặc kiến thức của họ không phù hợp với những
ngành cần sử dụng lao động. Hình thức này phổ biến ở các nước đang và chậm phát

triển khi mà trình độ lao động còn kém và công việc thường có giả cả mức lao động
thấp. Ngay trong nước, những lao động này thường không có chỗ đứng, dễ bị tác
động bởi yếu tố môi trường kinh tế. Lực lượng lao động giản đơn ở những nước
đang và chậm phát triển là khá lớn trong khi đó năng lực quốc gia này lại không tạo
ra đủ công ăn việc làm cho họ, do vậy xuất khẩu lao động giản đơn là giải pháp tối
ưu.
- Căn cứ vào không gian địa lý: XKLĐ được chia thành hai loại là xuất khẩu
lao động trực tiếp và xuất khẩu lao động tại chỗ
+ Xuất khẩu lao động trực tiếp: là hình thức đưa lao động ra nước ngoài làm việc có
thời hạn.
+ Xuất khẩu lao động tại chỗ: là hình thức các tổ chức kinh tế nước ngoài đặt tại
một nước sử dụng lao động tại chính nước đó, bao gồm các doanh nghiệp có vốn
11
đầu tư nước ngoài trong cũng như ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, các văn
phòng đại diện, các tổ chức quốc tế và cơ quan ngoại giao của nước ngoài.
1.1.2. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu lao động tại chỗ
1.1.2.1. Khái niệm xuất khẩu lao động tại chỗ
Là một trong những nước có nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao, Việt
Nam đang là điểm đến của nhiều nhà đầu tư quốc tế với nguồn vốn đầu tư trực tiếp
chảy vào các dự án trong các khu công nghiệp, khu chế xuất ngày càng nhiều. Các
nhà đầu tư quốc tế đã tăng cường tận dụng nguồn lao động dồi dào, giá rẻ bằng cách
thuê người lao động bản địa làm việc trong các xí nghiệp của họ. Hình thức sử dụng
lao động này còn được gọi là xuất khẩu lao động tại chỗ.
Xuất khẩu lao động tại chỗ là việc cung ứng lao động cho các tổ chức nước
ngoài tại thị trường nội địa bao gồm các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài bên trong
cũng như bên ngoài các khu công nghiệp, khu chế xuất, các khu công nghệ kỹ thuật
cao, các văn phòng đại diện, các tổ chức cơ quan ngoại giao nước ngoài tại Việt
Nam.(TS. Bùi Thị Lý, 2007, tr.10)
Đây là một trong các hình thức XKLĐ chủ yếu tại Việt Nam và đang dần
chiếm ưu thế, thu hút số lượng ngày càng lớn lao động xuất khẩu.

1.1.2.2. Nguyên nhân hình thành và phát triển xuất khẩu lao động tại chỗ.
Đầu tiên, nguyên nhân quan trọng nhất trong số rất nhiều nguyên nhân hình
thành hình thức xuất khẩu lao động tại chỗ là nhu cầu lao động ngày càng tăng của
các doanh nghiệp nước ngoài. Khi các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước
phát triển thiếu nguồn lao động và giá cả lao động rất cao, một bộ phận các doanh
nghiệp đã tìm đến những nguồn lao động nước ngoài thông qua XKLĐ trực tiếp.
Tuy nhiên XKLĐ trực tiếp lại có nhiều mặt hạn chế như việc đưa lao động ra nước
ngoài gặp khó khăn và tốn kém, lao động bỏ trốn, rào cản ngôn ngữ và văn hóa…;
do đó các doanh nghiệp lớn buộc phải tìm đến các phương án hiệu quả hơn là đầu tư
ra nước ngoài. Cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, sự chuyển dịch nguồn vốn quốc tế
diễn ra ngày càng mạnh mẽ dưới hai hình thức là đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp
với điểm đến lý tưởng thường là các quốc gia có thị trường lao động giá rẻ đông
đúc, nguồn nguyên liệu dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn và hơn nữa, với các thị
trường như vậy các nhà đầu tư còn tránh được rào cản thương mại, rào cản kỹ thuật
12
hay tận dụng vòng đời quốc tế của sản phẩm Việc sử dụng lao động nước bản địa
của các doanh nghiệp nước ngoài dẫn đến một hình thức mới của xuất khẩu lao
động: hình thức xuất khẩu lao động tại chỗ.
Thứ hai, nền kinh tế nội địa của các nước đang phát triển không thể tạo ra đủ
việc làm cho thị trường lao động cầu lớn hơn cung, dẫn đến các quốc gia này phải
tìm con đường mới để giải quyết vấn đề dư thừa lao động, nhất là nguồn lao động
phổ thông. Một trong những con đường đó là xuất khẩu lao động trực tiếp. Hình
thức này tuy rất phổ biến hiện nay và đem lại thu nhập cao cho người dân nhưng nó
lại bộc lộ rất nhiều mặt hạn chế xuất phát từ tính đặc biệt của loại hàng hóa sức lao
động – không tách rời chủ thể lao động. Khi hàng hóa này được xuất đi thì phải đưa
cả chủ thể đó đi, có nghĩa là không nghư những loại hàng hóa khác, doanh nghiệp
sử dụng lao động xuất khẩu phải đảm bảo đời sống chính trị, văn hóa, tinh thần,
sinh hoạt cho họ. Những nhân tố này lại bị chi phối bởi phong tục, tập quán, tôn
giáo, văn hóa của từng quốc gia, làm cho hoạt động XKLĐ trực tiếp trở nên phức
tạp. Với hình thức xuất khẩu lao động tại chỗ, các hạn chế này gần như được loại bỏ

nên được ưu tiên lựa chọn.
Thứ ba, trong thời buổi hội nhập nền kinh tế ngày càng sâu rộng, đà phát
triển nhanh của các nền kinh tế mới nổi kéo theo nhu cầu vốn ngày càng cao. Các
Chính phủ đã và đang đưa ra nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư để tranh thủ
nguồn lực từ bên ngoài để tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, phát
triển kinh tế. Đây chính là nguyên nhân của gia tăng cả về số lượng và chất lượng
của các khu công nghiệp, khu chế xuất, thu hút một lượng lớn lao động đến làm.
1.1.2.3. Đặc điểm của xuất khẩu lao động tại chỗ.
• Không có sự di chuyển hàng hóa sức lao động qua biên giới quốc gia
Đây là điểm khác biệt lớn nhất khi so sánh hoạt động XKLĐ trực tiếp và hoạt
động XKLĐ tại chỗ. Đặc điểm này mang lại ưu việt lớn cho phương thức XKLĐ tại
chỗ do việc đưa người đi lao động ở nước ngoài vô cùng khó khăn và phức tạp khi
chịu sự điều chỉnh của pháp luật hai nước, người lao động phải thông qua các công
ty trung gian để kiếm việc và phải mất phí, đồng thời họ cũng phải chuẩn bị về thủ
tục cũng như ngôn ngữ. Những yêu cầu này là không cần thiết đối với XKLĐ tại
chỗ.
13
• Hoạt động xuất khẩu lao động tại chỗ chịu sự quản lý của luật pháp nước
xuất khẩu lao động
Một khi tham gia đầu tư trực tiếp vào một quốc gia, chủ đầu tư nước ngoài
phải tuân thủ theo luật pháp của quốc gia đó bao gồm các quy định pháp luật về
quản lý sử dụng lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, những quy định
cụ thể về các vấn đề liên quan đến tuyển dụng, trả lương, phúc lợi, chế độ làm việc
của quốc gia đó.
Ở Việt Nam, các vấn đề về lao động trong doanh nghiệp FDI được quy định
cụ thể trong Bộ luật Lao động, hệ thống các văn bản dưới luật về hợp tác đầu tư và
các văn bản khác có liên quan. Bên cạnh đó, chính sách về lao động làm việc cho
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng được thể hiện qua các chính sách xã
hội như chính sách tiền lương thu nhập, chính sách bảo trợ xã hội… Các chính sách
này một mặt vừa phải đảm bảo quyền lợi cho người lao động, mang lại ổn định cho

xã hội, mặt khác vừa phải phù hợp với luật pháp, điều ước, hiệp định quốc tế mà
nước ta đã tham gia, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng
lao động tại Việt Nam.
• Hoạt động xuất khẩu lao động tại chỗ gắn bó mật thiết với hoạt động đầu tư
nước ngoài
XKLĐ tại chỗ là việc lao động của một nước làm việc cho các tổ chức nước
ngoài mà chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp ngay trên chính lãnh
thổ nước mình. Chính vì vậy, hoạt động xuất khẩu lao động tại chỗ và hoạt động
đầu tư trực tiếp nước ngoài luôn có mối quan hệ mật thiết.
Hoạt động đầu tư trực tiếp có khả năng tạo cơ hội việc làm trực tiếp cho
nhiều lao động dư thừa đặc biệt là tầng lớp thanh niên, những người được đào tạo
và có khả năng tiếp thu. Ngoài ra, hoạt động này còn đóng góp lớn vào việc tạo ra
các việc làm gián tiếp bằng cách tăng nhu cầu đối với các ngành nghề phụ trợ và
dịch vụ hỗ trợ.
• Hoạt động xuất khẩu lao động tại chỗ gián tiếp tham gia vào sự di chuyển
thất nghiệp giữa các nước
14
Đặc điểm này là một sự khác biệt giữa XKLĐ trực tiếp và XKLĐ tại chỗ.
Trong XKLĐ trực tiếp mặc dù có sự di chuyển người lao động qua biên giới quốc
gia nhưng không làm tăng tỷ lệ thất nghiệp ở nước nhập khẩu. Điều này được giải
thích khi xét trên hai hình thức của XKLĐ: xuất khẩu lao động chuyên gia, lao động
trí thức và xuất khẩu lao động giản đơn. Những lao động có kiến thức trình độ cao
được phân công vào những công việc cần sử dụng tới chất xám mà ở nước nhập
khẩu lao động không có người đáp ứng được (thường là các nước đang hoặc kém
phát triển). Bên cạnh đó, những công việc thường được giao cho lao động giản đơn
thì người dân bản địa ở nước nhập khẩu lao động (thường là nước công nghiệp phát
triển) không muốn làm vì mức lương thấp. Như vậy, trong khi tạo thêm việc làm
cho người dân nước XKLĐ, hoạt động XKLĐ trực tiếp chỉ lấp đầy vị trí lao động
còn thiếu ở nước nhập khẩu mà không làm tăng tỷ lệ thất nghiệp.
Trái lại, XKLĐ tại chỗ không có sự di chuyển người lao động qua biên giới

quốc gia nhưng lại vô hình làm di chuyển việc làm và thất nghiệp giữa nước nhập
khẩu và xuất khẩu lao động. Nguyên nhân của hiện tượng này liên quan chặt chẽ
đến sự gắn bó mật thiết giữa XKLĐ tại chỗ và hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngoài. Khi có sự di chuyển vốn từ nước đầu tư (nước nhập khẩu lao động) sang
nước nhận đầu tư (nước xuất khẩu lao động), số lượng công việc có thể tạo mới
trong nền kinh tế nước đầu tư giảm đi và nước nhận đầu tư tăng lên. Như vậy thông
qua hoạt động XKLĐ tại chỗ, thất nghiệp đã di chuyển từ nước nhận đầu tư FDI
sang nước đầu tư.
1.1.2.4. Vai trò của xuất khẩu lao động tại chỗ
• Đối với nước xuất khẩu lao động
Đầu tiên, XKLĐ tại chỗ có nhiều tác động tích cực tới nền kinh tế nước xuất
khẩu lao động, trong đó quan trọng nhất là góp phần tạo việc làm trong dài hạn cho
người lao động, giải quyết vấn đề thất nghiệp. Đối với nhiều nước đang phát triển
như Việt Nam, tiềm lực kinh tế không đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu việc làm ngày
càng tăng của lực lượng lao động đông đúc. Do vậy các nước này phải hướng đến
việc xuất khẩu lao động ra nước ngoài. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên hoạt động
xuất khẩu lao động trực tiếp gặp rất nhiều hạn chế, cùng với đó là chỉ giải quyết
được thất nghiệp trong ngắn hạn do việc XKLĐ trực tiếp bị giới hạn về thời gian từ
15
hai đến năm năm, sau khi trở về nước, người lao động dễ tái thất nghiệp. Trong tình
hình đó, doanh nghiệp FDI từ khi xuất hiện đã thể hiện vai trò quan trọng trong việc
giải quyết việc làm cho người lao động, do đó trở thành một yếu tố không thể thiếu
trong chương trình giải quyết việc làm của nhiều quốc gia. Các nước đã và đang
triển khai các chiến lược xuất khẩu lao động tại chỗ bằng cách thu hút dự án đầu tư
nước ngoài vào các khu công nghiệp, khu chế xuất. Những dự án đầu tư như vậy
thường là những dự án dài hạn, được cấp giấy phép hoạt động từ 20 đến 50 năm. Do
đó, vấn đề việc làm sẽ được giải quyết trong dài hạn.
Thứ hai, ngoài tác động tạo ra việc làm dài hạn cho người lao động, XKLĐ
tại chỗ góp phần nâng cao chất lượng nguồn lao động tại nước xuất khẩu. Phần lớn
các dự án đầu tư đều từ những nước có nền kinh tế phát triển, đòi hỏi lao động được

nhận vào làm việc cho các dự án này cũng phải được đào tạo nâng cao, bắt kịp với
trình độ khoa học và tác phong làm việc tiên tiến để có thể phù hợp với các công
việc trong dây chuyền sản xuất, cụ thể ở ba khía cạnh:
- Sức khỏe người lao động được cải thiện để phù hợp với cường độ làm việc
cao.
- Người lao động được nâng cao tay nghề ở một mức nhất định để đáp ứng
những đòi hỏi của trang thiết bị và công nghệ kỹ thuật hiện đại.
- Tác phong làm việc công nghiệp, có kỷ cương được rèn luyện tốt hơn nhằm
đảm bảo hiệu quả của cả tập thể.
Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ làm việc trong các doanh nghiệp nước ngoài
cũng sẽ trau dồi được kỹ năng về ngoại ngữ, giao dịch, đàm phán cũng như các kỹ
năng chuyên môn về kỹ thuật, công nghệ. Chính vì vậy, trình độ của đội ngũ cán bộ
kinh tế, công nghệ, và công nhân lành nghề trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
cũng được cải thiện.
Đòi hỏi về trình độ người lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài ngày càng cao, đặc biệt về yêu cầu chuyên môn, kỹ thuật, tác phong làm việc
chuyên nghiệp. Bắt kịp xu hướng, các quốc gia xuất khẩu lao động cũng phải điều
chỉnh hệ thống giáo dục hoàn thiện hơn, tiên tiến hơn được thể hiện ở việc nâng cao
chất lượng hệ thống các trường đại học và hoàn thiện hệ thống dạy nghề, đáp ứng
nhu cầu về lao động quản lý và lao động làm việc trong dây chuyền sản xuất. Như
16
vậy, thông qua tác động gián tiếp của hoạt động XKLĐ tại chỗ, trình độ học vấn và
tác phong công việc của người lao động cả nước nói chung được tăng lên.
Thứ ba, XKLĐ tại chỗ giúp người lao động tăng thu nhập, nâng cao chất
lượng cuộc sống. Hiện nay, với xu hướng thành lập các khu công nghiệp – khu chế
xuất ngày càng nhiều, lao động nông thôn đang dần chuyển từ hoạt động nông
nghiệp có thu nhập thấp và bấp bênh sang làm việc tại các khu công nghiệp – khu
chế xuất. XKLĐ tại chỗ mang lại cho bộ phận dân cư nông thôn thu nhập cao hơn
và ổn định hơn mà không phải bỏ ra chi phí ban đầu cao như XKLĐ trực tiếp.
Thứ tư, xuất khẩu lao động tại chỗ tăng thu ngân sách cho nước xuất khẩu lao

động. Khi người lao động có việc làm, có thu nhập sẽ phải nộp thuế thu nhập cá
nhân, tăng thu cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam, do chỉ mới
thực hiện thu thuế thu nhập cá nhân đối với những người có thu nhập cao trong khi
phần lớn lao động làm việc theo hình thức XKLĐ tại chỗ lại là lao động phổ thông
có thu nhập thấp nên số thuế thu về chưa nhiều.
• Đối với doanh nghiệp sử dụng lao động theo hình thức xuất khẩu lao động
tại chỗ
Thứ nhất, doanh nghiệp nước nhập khẩu lao động sẽ tránh được tình trạng
khan hiếm lao động ở nước nhập khẩu lao động. Nhập khẩu lao động trực tiếp chỉ
có thể giải quyết một phần nhu cầu lao động trong ngắn hạn với chi phí đắt hơn
trong việc tuyển dụng, bồi dưỡng và đưa người lao động sang làm việc. Hơn nữa,
doanh nghiệp cũng sẽ phải trả tiền công lao động cao hơn do mặt bằng chung tiền
công ở nước nhập khẩu lớn hơn, tốn thêm chi phí chăm lo đời sống vật chất và tinh
thần cho người lao động. Hình thức nhập khẩu lao động tại chỗ đem lại cho người
nhập khẩu lao động nhiều cơ hội lựa chọn lao động có trình độ cao hơn với chi phí
tuyển dụng và tiền lương thấp hơn.
Thêm vào đó, với hình thức XKLĐ tại chỗ, doanh nghiệp nhập khẩu không
phải đối mặt với nhiều vấn đề xã hội và pháp luật nảy sinh như đối với hoạt động
XKLĐ trực tiếp. Người lao động tham gia vào XKLĐ trực tiếp thường thiếu hiểu
biết về pháp luật, dễ xảy ra tình trạng vi phạm hợp đồng hay trốn ở lại làm việc sau
khi kết thúc hợp đồng. Ngoài ra, môi trường làm việc với công nhân nước ngoài
nhiều khả năng sẽ dẫn tới tình trạng bất hòa vì bất đồng quan điểm và văn hóa, do
17
đó năng suất lao động sẽ không thể đạt tối đa. Vì vậy, XKLĐ tại chỗ là lựa chọn tối
ưu để khắc phục những tình trạng này.
1.1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu lao động tại chỗ
• Môi trường đầu tư, chính sách thu hút đầu tư của nước xuất khẩu lao động
Môi trường đầu tư bao gồm môi trường pháp lý với những quy định, chính
sách pháp luật; môi trường kinh tế bao gồm hệ thống cơ sở hạ tầng, tài chính ngân
hàng, hệ thống ngành nghề và dịch vụ hỗ trợ đầu tư; môi trường chính trị bao gồm

sự ổn định chính trị, mối quan hệ hợp tác giữa nước nhập khẩu lao động với các
nước khác; và môi trường xã hội gồm các vấn đề về văn hóa, tôn giáo…Trong thời
đại mở cửa và hội nhập, môi trường đầu tư đóng vai trò quyết định trong việc thu
hút các dòng vốn từ nước ngoài, đẩy mạnh hoạt động XKLĐ tại chỗ trong nước.
Môi trường đầu tư ổn định và thuận lợi thì các doanh nghiệp trong cũng như ngoài
nước mới yên tâm tăng cường vốn và công nghệ để phát triển sản xuất kinh doanh,
sử dụng lao động địa phương.
Bên cạnh đó, chính sách thu hút đầu tư bao giờ cũng là điều kiện quan trọng
để thúc đẩy sự phát triển của hoạt động xuất khẩu lao động tại chỗ. Quốc gia phải
có những chính sách phù hợp để thu hút tối đa nguồn lực từ bên ngoài như chính
sách phát triển cơ sở hạ tầng, khuyến khích ưu đãi đầu tư, cũng như các chính sách
liên quan tới người lao động và sử dụng lao động, chính sách về giáo dục đào tạo,
sức khỏe y tế… Chính nhờ các chính sách đó mà Nhà nước có thể tạo ra một môi
trường đầu tư hấp dẫn, năng động và hứa hẹn phát huy hết khả năng của người lao
động và sử dụng lao động. Các chính sách này được cụ thể hóa thông qua việc các
quốc gia phát triển và đang phát triển liên tục xây dựng các mô hình khu công
nghiệp – khu chế xuất với một loạt các ưu tiên về thuế, giá thuê đất, về tín dụng hỗ
trợ xuất khẩu…Khi số vốn FDI tăng lên, số lượng và chất lượng việc làm được tạo
ra cũng tăng, góp phần giải quyết công ăn việc làm nước XKLĐ.
• Thị trường lao động, trình độ lao động của người tham gia hoạt động xuất
khẩu lao động tại chỗ
Trên thực tế có rất nhiều lý do để một nhà đầu tư quyết định đầu tư, tổ chức
hoạt động sản xuất kinh doanh ở một quốc gia hay vùng miền nào đó, nhưng chắc
chắn rằng thị trường lao động là yếu tố then chốt. Trong các yếu tố của thị trường
18
lao động thì giá cả sức lao động có tác động rõ nhất tới hoạt động XKLĐ tại chỗ.
Những quốc gia có giá cả sức lao động rẻ sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài
đến đầu tư sản xuất do họ sẽ cắt giảm được chi phí nhân công. Điều này tạo nên lợi
thế cạnh tranh rất lớn cho những quốc gia đó, giúp giải quyết bài toán dư thừa lao
động. Một ví dụ điển hình minh chứng cho điều này là Trung Quốc - nơi hiện nay

có nguồn cung lao động dồi dào với dân số trên 1,3 tỷ người với giá cả sức lao động
rẻ mạt - đang dần trở thành công xưởng của thế giới khi số lượng các nhà đầu tư đổ
vốn vào quốc gia này ngày càng tăng, thu hút một lượng lớn lao động thông qua
hình thức XKLĐ tại chỗ.
Một yếu tố khác quan trọng không kém trong việc thu thút vốn đầu tư từ
nước ngoài là chất lượng nguồn lao động của nước sở tại, do đó yếu tố này cũng
ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động XKLĐ tại chỗ. Thực tế cho thấy lợi thế lâu dài
của nguồn lao động của một quốc gia không phụ thuộc vào quy mô thị trường lao
động mà vào chất lượng lao động. Các nền công nghiệp phát triển trên thế giới như
Anh, Mỹ hay Nhật Bản đều có khởi điểm là nhờ vào các công trình khoa học, sáng
chế, phát minh của con người, chất lượng lao động tại các quốc gia này luôn dẫn
đầu và không ngừng được nâng cao tạo nên một lợi thế giúp nền kinh tế các quốc
gia đó phát triển bền vững hàng thập kỷ. Như vậy, đối với các nước đang phát triển,
muốn phát triển nền kinh tế lên một tầm cao mới thì bắt buộc phải nâng cao chất
lượng nguồn lao động. Cho dù trong ngắn hạn, các nhà đầu tư nước ngoài có thể
vẫn chấp nhận nguồn lao động giản đơn, chưa qua đào tạo tay nghề, nhưng trong
lâu dài, họ sẽ bị thu hút bởi các quốc gia có nguồn lao động có trình độ cao hơn.
Ngoài ra, chất lượng nguồn lao động còn liên quan trực tiếp đến đặc điểm cơ
cấu của hoạt động xuất khẩu lao động tại chỗ của mỗi nước. Chất lượng này thể
hiện ở sức khỏe, trình độ, kỹ năng, kiến thức, trình độ đáp ứng công nghệ sản xuất
và độ phức tạp của công việc. Những nước có chất lượng người lao động chưa cao,
trình độ chuyên môn thấp như Việt Nam thì hoạt động XKLĐ tại chỗ chỉ tập trung
chủ yếu vào những ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động và không đòi hỏi cao về
trình độ.
1.2. Thị trường lao động và hoạt động xuất khẩu lao động tại chỗ của Việt Nam
1.2.1. Tổng quan về thị trường lao động Việt Nam
1.2.1.1. Dân số và tỷ lệ dân số Việt Nam tham gia vào lực lượng lao động
19
Bảng 1.1: Dân số và lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ở Việt Nam
giai đoạn 2005 - 20011

Năm Dân số Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở
lên
Tổng số
(nghìn người)
Tỷ lệ tăng (%)
Tổng số
(nghìn người)
Tỷ lệ tăng (%)
2005
82393,5 1,17 44904,5 4,4
2006
83313,0 1,12 46238,7 2,9
2007
84221,1 1,09 47160,3 2,0
2008
85122,3 1,07 48209,6 2,2
2009
86025,0 1,06 49322,0 2,3
2010
86932,5
1,05
50392,9
2,2
2011
(sơ bộ)
87840,0
1,04
51398,4
2,0
Nguồn: Niên giám thống kê 2010, Niên giám thống kê tóm tắt 2011

Việt Nam có diện tích nhỏ hẹp nhưng lại là một trong số những nước có dân
số đông và có nguồn nhân lực dồi dào nhất thế giới. Theo thống kê sơ bộ của Tổng
cục thống kê năm 2011, dân số cả nước là 87840 nghìn người đứng thứ 13 trên thế
giới và thứ hai trong khối ASEAN (sau Indonesia).
Các con số trên cho thấy từ năm 2005 đến năm 2011 dân số Việt Nam đã tăng
gần 5,5 triệu người, trung bình mỗi năm tăng 900 nghìn người với tốc độ tăng ngày
càng có xu hướng giảm và luôn duy trì ở mức thấp hơn mục tiêu tăng bình quân đã
đặt ra là 1,14%/năm.
Bên cạnh đó số người trong độ tuổi lao động của Việt Nam cũng tăng lên
không ngừng cùng với sự tăng lên của dân số. Trong 6 năm từ 2006 đến 2011, tính
bình quân mỗi năm có hơn một triệu người tham gia vào lực lượng lao động với tốc
độ tăng bình quân tương đương 2,3% /năm. Như vậy Việt Nam là một nước có
nguồn nhân lực dồi dào, kèm theo đó là áp lực lao động lên nền kinh tế vẫn rất lớn,
đòi hỏi Nhà nước phải có biện pháp để tạo ra đủ công ăn việc làm cho số lao động
đang ngày một tăng lên.
Bảng 1.2: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chia theo giới tính, thành thị -
nông thôn và các vùng kinh tế - xã hội năm 2010
Đơn vị tính: Phần trăm
20
Nơi cư trú/các vùng kinh tế-xã hội Tổng số Nam Nữ
Chênh lệch
nam-nữ
Toàn quốc 77,8 82,0 73,0 9,0
Thành thị 69,5 75,5 63,8 11,7
Nông thôn 81,0 84,9 77,2 7,7
Các vùng kinh tế-xã hội
Trung du và miền núi phía Bắc 84,3 85,8 83,0 2,8
Đồng bằng sông Hồng 75,6 77,4 74,0 3,4
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền
Trung

78,3 81,8 75,0 6,8
Tây Nguyên 83,3 86,5 80,1 6,4
Đông Nam Bộ 71,4 79,1 64,3 14,8
Đồng bằng sông Cửu Long 77,6 86,1 69,5 16,6
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Năm 2010 có hơn ba phần tư số người từ 15 tuổi trở lên tham gia vào lực
lượng lao động với tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ luôn thấp hơn của nam.
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động cũng không đồng đều giữa các vùng, đáng
chú ý, nếu như tỷ lệ cao nhất ở hai vùng miền núi là Trung du và miền núi phía Bắc
và Tây Nguyên, thì nó lại thấp nhất ở hai vùng kinh tế phát triển nhất là Đông Nam
Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Một đặc điểm nữa là tỷ lệ tham gia lực lượng lao
động của nữ thấp nhất đều ở hai vùng thuộc miền Nam.
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động năm 2010 của khu vực nông thôn cao hơn
khu vực thành thị. Sự chênh lệch này cũng được phản ánh trong hai giới, tuy nhiên
mức chênh lệch của nữ gần gấp 1,5 lần mức chênh lệch của nam.
1.2.1.2. Cơ cấu lao động
Bảng 1.3: Cơ cấu lao động phân theo độ tuổi từ năm 2005 đến năm 2011
Năm 15-24 25-49 50+
Tổng số Cơ cấu Tổng số Cơ cấu Tổng số Cơ cấu
2005 9168,0 20,4 28432,5 63,3 7304,0 16,3
2006 9727,4 21,0 29447,7 63,7 7063,6 15,3
2007 8561,8 18,2 29392,1 62,3 9206,4 19,5
2008 8734,3 18,1 29973,4 62,2 9501,9 19,7
2009 9184,7 18,6 30285,1 61,4 9852,2 20,0
2010 9245,4 18,3 30939,2 61,4 10208,3 20,3
2011
(sơ bộ)
8465,2 16,5 31503,4 61,3 11429,8 22,2
Nguồn: Niên giám thống kê tóm tắt 2011
21

Lực lượng lao động nằm chủ yếu trong độ tuổi từ 25-49 với tỷ lệ luôn cao
hơn 60%, tuy nhiên đang có dấu hiệu giảm dần qua các năm. Tuy xét về số lượng
lao động thì nhóm lao động trẻ trong độ tuổi 15-24 tăng nhưng xét trên tỷ lệ thì con
số giảm một cách đáng kể từ năm 2005 đến 2011, trong khi đó lực lượng lao động
già trên 50 tuổi lại tăng. Tương lai, sự thay đổi này có thể làm mất dần lợi thế lực
lượng lao động trẻ có sức khỏe của nước ta.
Bảng 1.4: Cơ cấu lao động Việt Nam phân theo nông thôn - thành thị và giới
tính.
Năm Tổng số
Phân theo giới tính
Phân theo thành thị,
nông thôn
Nam Nữ Thành thị Nông thôn
2005 44904,5 23493,1 21411,4 11461,4 33443,1
2006 46238,7 24613,9 21624,8 12266,3 33972,4
2007 47160,3 23945,7 23214,6 12409,1 34751,2
2008 48209,6 24709,0 23500,6 13175,3 35034,3
2009 49322,0 25655,6 23666,4 13271,8 36050,2
2010 50392,9 25897,0 24495,9 14106,6 36286,3
2011
(sơ bộ) 51398,4 26468,2 24930,2 15251,9 36146,5
Nguồn: niên giám thống kê tóm tắt 2011
Số lượng lao động nam và nữ đang dần tăng lên, chênh lệch giữa số lượng
lao động của hai giới tính cũng đang dần được thu hẹp, cho thấy sự tham gia ngày
càng nhiều của lao động nữ vào nền kinh tế.
Bên cạnh đó, lao động của nước ta tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn
với số lượng lao động ở khu vực này gấp khoảng 3 lần khu vực thành thị. Điều này
cũng dễ dàng được giải thích khi Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp với dân cư
sống chủ yếu bằng nghề nông. Số lượng lao động hàng năm hiện nay ở nông thôn
khá cao, khiến phát sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp, trong đó có vấn đề tạo việc

làm cho lao động nông thôn đặc biệt trong giai đoạn nông nhàn. Lực lượng lao động
thành thị có chiều hướng gia tăng nhưng tốc độ tăng còn chậm.
1.2.1.3. Chất lượng lao động
Chất lượng lao động được thể hiện rõ nhất qua trình độ chuyên môn kỹ thuật
của người lao động hay số lao động đã qua đào tạo trong nền kinh tế. Lao động đã
22
qua đào tạo là người lao động đang làm việc trong nền kinh tế và đã được đào tạo
tại một trường hay một cơ sở đào tạo chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ, đã được cấp
bằng hoặc chứng chỉ chứng nhận đạt được một trình độ nhất định về một ngành
nghề hay lĩnh vực cụ thể, bao gồm: sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề,
trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và trên đại học.
Bảng 1.5: Tỷ lệ lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã
qua đào tạo phân theo giới tính, thành thị - nông thôn
Đơn vị tính: %
Năm
Tổng số Phân theo giới tính Phân theo thành thị, nông thôn
Nam Nữ Thành thị Nông thôn
2005 12,5 14,3 10,6 27,2 7,6
2006 13,1 14,9 11,2 28,4 8,1
2007 13,6 15,6 11,6 29,7 8,3
2008 14,3 16,3 12,2 31,5 8,3
2009 14,8 16,7 12,8 32,0 8,7
2010
(Sơ bộ) 14,6 16,2 12,8 30,6 8,5
Nguồn: Niên giám thống kê 2010
Tỷ trọng lao động đã qua đào tạo ở nước ta vẫn còn thấp, trung bình chiếm
chưa tới 1/6 lực lượng lao động. Năm 2010 trong tổng số 50,8 triệu người trở lên
thuộc lực lượng lao động của cả nước thì chỉ có 14,6% tổng lực lượng lao động, tức
hơn 7,4 triệu người đã được đào tạo để đạt được một trình độ chuyên môn nhất định
về một ngành nghề nào đó. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở nước ta có tăng trong

thời gian qua nhưng tốc độ tăng còn rất chậm, năm 2010 còn có xu hướng giảm.
Như vậy, nguồn nhân lực nước ta tuy trẻ và dồi dào nhưng trình độ tay nghệ và
chuyên môn kỹ thuật còn rất thấp.
Bảng 1.6: Tỷ trọng lực lượng lao động đã qua đào tạo chia theo trình độ
chuyên môn kỹ thuật thời kỳ 2007 - 2010
Đơn vị tính: Phần trăm
Trình độ chuyên môn kỹ thuật
Điều tra
1/8/2007 1/9/2009 1/7/2010
23
Tổng số 17,7 17,6 14,7
Dạy nghề 5,3 6,3 3,8
Trung cấp chuyên nghiệp 5,6 4,4 3,5
Cao đẳng 1,9 1,7 1,7
Đại học trở lên 4,9 5,2 5,7
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Lao động có trình độ đại học trở lên đang tăng, trong khi đó tỷ trọng lao
động đã qua đào tạo trình độ dạy nghề và trung cấp chuyên nghiệp đang có xu
hướng giảm. Năm 2010 số lao động đạt trình độ đại học chiếm phần trăm cao nhất
là 5,7%, trình độ dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng thấp hơn rất nhiều.
Thực trạng này nếu tiếp diễn lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng thừa thầy thiếu thợ trong
lực lượng lao động.
1.2.1.4. Thu nhập bình quân của lao động
Lương có thể hiểu là khoản tiền được trả cho thời gian làm việc bình thường,
bao gồm lương cơ bản, tiền trợ cấp sinh hoạt và các khoản trợ cấp thường xuyên
khác. Tiền lương cũng có thể coi là giá cả của hàng hóa sức lao động và cũng như
nhiều mặt hàng khác, giá cả hàng hóa sức lao động bị chi phối bởi quy luật cung
cầu và cạnh tranh của thị trường lao động.
Thị trường lao động Việt Nam đã được hình thành từ lâu và bắt đầu phát
triển mạnh mẽ khi Việt Nam quyết định mở cửa nền kinh tế.Với tiến trình công

nghiệp hóa – hiện đại hóa, nhu cầu lao động trong nước ngày càng tăng cả về chất
lượng và số lượng. Do vậy hoạt động thuê mướn lao động diễn ra ngày càng sôi
động trên thị trường lao động Việt Nam với nhiều hoạt động tuyển dụng lao động
diễn ra công khai và có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Đối với lao động chất
lượng cao, thay vì sử dụng phương pháp truyền thống là tổ chức các buổi tuyển
chọn lao động, bộ phận nhân sự của các công ty đã trực tiếp đến các trường đại học,
liên kết với ban giám hiệu để tổ chức các cuộc thi và các buổi phỏng vấn hoặc thông
qua các doanh nghiệp trung gian để tìm kiếm nhân tài, lao động sau khi được tuyển
dụng được đưa vào những vị trí xứng đáng với mức lương phù hợp. Đối với lao
động phổ thông, việc xét duyệt hồ sơ diễn ra minh bạch hơn với những tiêu chí rõ
ràng được các doanh nghiệp công khai. Đồng thời người lao động có thể nộp hồ sơ
một lúc cho nhiều doanh nghiệp, từ đó có nhiều sự lựa chọn và cuối cùng có được
24
công việc phù hợp nhất với trình độ của mình và có được mức lương phù hợp với
tình hình chung của thị trường. Chính vì vậy, giá cả sức lao động ngày càng được
điều chỉnh phù hợp với quy luật cung cầu của thị trường.
Bảng 1.7: Thu nhập bình quân theo tháng của lao động làm công ăn lương chia
theo giới tính và trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất đạt được năm 2010
Đơn vị tính: Nghìn đồng
Trình độ chuyên môn kỹ thuật
Thu nhập bình quân tháng
Tổng số Nam Nữ
Tổng số 2.519 2.668 2.297
Chưa đào tạo chuyên môn kỹ thuật 2.108 2.270 1.844
Dạy nghề 2.944 3.092 2.466
Trung cấp chuyên nghiệp 2.472 2.621 2.352
Cao đẳng 2.835 3.023 2.725
Đại học trở lên 4.018 4.256 3.722
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Theo số liệu thống kê trên có thể thấy năm 2010, trong khi sự khác biệt thu

nhập bình quân giữa hai nhóm “dạy nghề” và “cao đẳng” nhìn chung không đáng
kể, thì chênh lệch thu nhập phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật giữa các nhóm
còn lại là khá lớn, trong đó chênh lệch giữa nhóm “Đại học trở lên” và nhóm “Chưa
đào tạo chuyên môn kỹ thuật” lên tới 1,9 lần. Trên tất cả các trình độ chuyên môn
xem xét, nam giới có thu nhập trung bình cao hơn nữ giới.
Hình 1.1: Thu nhập bình quân/tháng (nghìn đồng) của lao động làm công ăn
lương chia theo giới tính và loại hình kinh tế năm 2010
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Tính bình quân trên cả nước, năm 2010 thu nhập hàng tháng của người lao
động xấp xỉ 2,5 triệu đồng. Trong đó, lao động khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
và khu vực nhà nước có thu nhập bình quân tương đương nhau vào khoảng 3 triệu
đồng/tháng. Nam giới làm trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có thu nhập
trung bình theo tháng cao nhất (hơn 3,7 triệu đồng), kèm theo đó là sự chênh lệch
giữa hai giới khá rõ rệt với thu nhập trung bình của nữ trong khu vực này thấp hơn
khoảng 1,2 triệu đồng, trong khi đó sự khác biệt ở khu vực nhà nước chỉ gần 400
25
nghìn đồng. Lao động làm cho khu vực ngoài nhà nước có thu nhập bình quân thấp
hơn hẳn, khoảng 2,4 triệu đồng/tháng.
Theo Báo cáo điều tra lao động và việc làm 6 tháng đầu năm 2011, thu nhập
trung bình của lao động trong cả nước đã tăng lên hơn 3 triệu. Trong đó, lao động
trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực nhà nước có thu nhập bình
quân khoảng 3,7 triệu đồng/tháng. Thu nhập cao nhất thuộc về nam giới làm trong
khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (hơn 4,5 triệu đồng). Lao động làm cho khu vực
ngoài nhà nước có thu nhập bình quân khoảng 3triệu đồng/tháng.
Bảng 1.8: Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá thực tế phân theo
thành thị, nông thôn và theo vùng
Đơn vị tính: Nghìn đồng
1999 2002 2004 2006 2008 2010
CẢ NƯỚC 295 356 484 636 995 1387
Phân theo thành thị, nông thôn

Thành thị 517 622 815 1.058 1.605 2.130
Nông thôn 225 275 378 506 762 1.071
Phân theo vùng
Đồng bằng sông Hồng 282 358 498 666 1.065 1.581
Trung du và miền núi phía Bắc 199 237 327 442 657 905
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền
Trung
229 268 361 476 728 1.018
Tây Nguyên 345 244 390 522 795 1.088
Đông Nam Bộ 571 667 893 1.146 1.773 2.304
Đồng bằng sông Cửu Long 342 371 471 628 940 1.247
Nguồn: Tổng cục thống kê
Năm 2010, tuy thu nhập danh nghĩa bình quân hàng tháng của lao động nước
ta trên 2,5 triệu nhưng do ảnh hưởng của lạm phát phi mã trong năm 2008 và 2009,
thu nhập thực tế chỉ xấp xỉ 1,4 triệu. Tiền lương tăng nhưng tăng không nhanh bằng
lạm phát, do vậy tạo áp lực tăng lương lên các doanh nghiệp và khiến cho đời sống
của người lao động không được cải thiện, năng suất lao động từ đó cũng bị chững
lại. Thu nhập trung bình miền Đông Nam Bộ luôn dẫn đầu, thu nhập Đồng bằng
sông Hồng tuy có xuất phát điểm thấp nhưng đã có một bước đột phá tăng từ 282
nghìn đồng đến 1581 nghìn đồng trong 10 năm, khẳng định vị trí trung tâm kinh tế
trọng điểm của quốc gia. Một điểm sáng nữa có thể thấy là trong vòng một thập kỷ
qua, tiền lương thực tế của lao động đã tăng gần 5 lần, đưa Việt Nam từ một nước

×