Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Báo Cáo - Môn Sản Xuất Sạch Hơn - Ứng Dụng Sản Xuất Sạch Hơn Vào Ngành Công Nghiệp Dệt .Trường Hợp Nghiên Cứu - Công Ty Dệt Phước Long.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.14 KB, 38 trang )

Chuyên đề

ỨNG DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT

MỤC LỤC
I.

Giới thiệu chung về ngành dệt may ở Việt Nam..............................................4

II.

Quy trình sản xuất và hiện trạng chất thải ngành dệt nhuộm
1. Quy trình sản xuất..........................................................................................5
a. Sản xuất sợi...............................................................................................6
b. Sản xuất vải...............................................................................................6
c. Xử lý vải...................................................................................................7
2. Hiện trạng chất thải........................................................................................9
a. Nước thải..................................................................................................9
b. Khí thải.....................................................................................................12
c. Chất thải rắn..............................................................................................13

III.

Các cơ hội sản xuất sạch hơn
1. Các cơ hội sản xuất sạch hơn – Quản lý nội vi tốt .........................................13
2. Các cơ hội sản xuất sạch hơn trong một số công đoạn lựa chọn.....................14
a. Hồ sợi (Sizing)..........................................................................................14
b. Giũ hồ (Desizing)......................................................................................16
c. Giặt (Wasing/Scouring)............................................................................17
d. Tẩy trắng (Bleaching)...............................................................................19
e. Nhuộm (Dyeing).......................................................................................21


f. In hoa (Printing)........................................................................................25
g. Hoàn tất (Finishing)..................................................................................26

IV.

Trường hợp nghiên cứu: Công ty Dệt Phước Long
1. Giới thiệu........................................................................................................28
2. Sơ lược về công ty..........................................................................................29
3. Mô tả quy trình sản xuất.................................................................................29
4. Kiểm kê các nguồn tiêu thụ............................................................................30
5. Phương pháp tiếp cân sản xuất sạch hơn........................................................32
6. Lợi ích và thành tựu của dự án.......................................................................34


Chuyên đề

ỨNG DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT

7. Hạn chế trong sản xuất sạch hơn....................................................................37
8. Kết luận..........................................................................................................37


Chuyên đề

ỨNG DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT

Danh mục bảng biểu và hình ảnh
 Hình 1. Sơ đồ tổng quan quy trình tạo ra sản phẩm may.
 Hình 2. Sơ đồ quá trình sản xuất sợi.
 Hình 3. Sơ đồ quy trình xử lý vải.

 Bảng 1. Bảng tiêu thụ của ngành dệt nhuộm trong nước.
 Bảng 2. Dung tỷ nước/vải trong một số loại thiết bị xử lý ướt.
 Bảng 3. Dòng thải và chất ô nhiễm cần quan tâm trong nước thải ngành dệt.
 Bảng 4. Đặc tính nước thải của một số xí nghiệp dệt nhuộm ở Việt Nam.
 Bảng 5. Nguồn phát sinh khí thải và chất ô nhiễm đáng quan tâm trong ngành dệt.
 Bảng 6. Tóm tắt một số loại thuốc nhuộm phổ biến.
 Bảng 7. Mức độ không gắn màu của một số loại thuốc nhuộm.
 Bảng 8. Những biện pháp CP nổi bật đã được thực hiện và lợi ích của chúng.
 Bảng 9. Lợi ích kinh tế của việc áp dụng sản xuất sạch hơn vào quy trình dệt nhuộm
ở công ty Phước Long.
 Bảng 10. Lợi ích môi trường của việc áp dụng sản xuất sạch hơn vào quy trình dệt
nhuộm ở công ty Phước Long.
 Bảng 11. Kết quả trước mắt của dự án sản xuất sạch hơn ở công ty Phước Long.
 Bảng 12. Tóm tắt lợi ích đạt được của dự án áp dụng CP cho công ty dệt Phước
Long.


Chuyên đề

I.

ỨNG DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT

Giới thiệu chung ngành dệt may ở Việt Nam
Ngành công nghiệp dệt và may tồn tại ở Việt Nam ít nhất một thế kỷ nhưng các hoạt

động thủ công truyền thống như thêu và dệt lụa thì đã có lịch sử lâu đời. Theo lịch sử ghi
lại, nhiều triều đại Việt Nam phải cống nạp vải quý hiếm do người dân Việt Nam sản xuất
sang Trung Quốc. Ngày nay, tại Việt Nam một số làng nghề cổ như làng lụa Vạn Phúc
(tỉnh Hà Tây), làng Triều Khúc (Hà Nội), làng Mẹo (tỉnh Thái Bình) vẫn đang tồn tại và

phát triển.
Lịch sử phát triển của ngành công nghiệp dệt may được xem là bắt đầu khi thành lập
Nhà máy Dệt Nam Định năm 1897. Năm 1954, sau khi miền Bắc giành độc lập, có thêm
một số nhà máykhác được xây dựng mới như Nhà máy Dệt 8/3, Nhà máy Dệt Vĩnh Phú,
Công ty May Thăng Long, Công ty May Chiến Thắng, Công ty May Nam Định, Công ty
May Đáp Cầu. Sau khi Việt Nam thống nhất (tháng 4 năm 1975), Chính phủ đã tiếp quản
một loạt các nhà máy ở miền Nam như Công ty Dệt Thắng Lợi, Công ty Dệt Việt Thắng,
Công ty Dệt Phong Phú, Công ty Dệt Thành Công, Công ty May Nhà Bè, Công ty May
Hoà Bình, Công Công ty May Việt Tiến, v.v. Sau đó, một số doanh nghiệp quốc doanh
trung ương được xây dựng như Công ty May Hà Nội, Công ty Dệt may Nha Trang, Công
ty Dệt may Huế. Một số cơ quan cấp địa phương cũng thành lập các doanh nghiệp dệt may.
Ngành công nghiệp này đã nhanh chóng phát triển để cung cấp hàng hoá cho thị trường
trong nước. Từ năm 1976, ngành dệt may bắt đầu xuất khẩu sang các nước thuộc khối kinh
tế Đông Âu và Liên Xô.
Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần
đây và trở thành một hoạt động sản xuất công nghiệp quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân. Năm 2004, toàn ngành sử dụng 2,1 triệu lao động, chiếm 4,7% trong tổng số lao động
cả nước. Năm 2006 xuất khẩu của ngành dệt may đạt giá trị 5,8 tỉ USD, đưa ngành này trở
thành ngành xuất khẩu có doanh thu lớn thứ hai của Việt Nam sau dầu thô.


Chuyên đề

II.

ỨNG DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT

Quy trình sản xuất và hiện trạng chất thải ngành dệt nhuộm
1. Quy trình sản xuất


SXXơsợi
Xe sợi

Nhuộm xơ

Tạo cấu trúc
sợi chéo

Vải khơng dệt

May

Nhuộm sợi

Sợi

SX vải
Hồ

Dệt thoi

Dệt kim

Dệt nhung

Xử lí vải
Xử lí sơ bộ

Nhuộm / in hoa


Hồn tất

May

Hình 1. Sơ đồ tổng quan quy trình tạo ra sản phẩm may


Chuyên đề

ỨNG DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT

Ngành công nghiệp Dệt may được xem là quá trình biến đổi sợi thiên nhiên, tái sinh hay
tổng hợp thành sợi, vải, và chuyển sợi, vải đó thành quần áo, đồ dùng và vải vóc gia dụng...
Nguyên liệu thô (xơ) được sử dụng gồm 4 loại chính là cotton, tổng hợp, len và lụa. Vải
được tạo thành từ nguyên liệu qua ba bước chính sau:
a. Sản xuất sợi

Hình 2. Sơ đồ quá trình sản xuất sợi
b. Sản xuất vải
Xơ và sợi là nguyên liệu sản xuất vải. Các loại vải được sản xuất gồm:
 Vải dệt thoi: tạo thành từ hai bộ sợi dọc và sợi ngang. Sợi căng theo chiều dài của
vải là sợi dọc, và sợi vắt theo khổ vải là sợi ngang. Sợi dọc phải đủ bền để chịu đựng
sức căng trong quá trình dệt. Để tránh sợi dọc bị đứt gãy trong quá trình dệt, người
ta phủ một lớp hồ mỏng và sau đó sấy khô.


Chuyên đề

ỨNG DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT


 Vải dệt kim: được tiến hành bằng tay hoặc máy.
 Vải không dệt: pha trộn của nhiều loại xơ. Một trong các loại xơ được phân bố đồng
đều trong hỗn hợp đó là một loại xơ đặc biệt, đóng vai trò như một chất kết dính.
Tại công đoạn cuối cùng, lớp xơ sợi sẽ được ép nóng, để loại xơ đặc biệt chứa trong
đó tan chảy từng phần và dính kết các xơ lại với nhau. Khi áp lực không còn nữa,
các xơ của vải không dệt sẽ gắn chặt với nhau nhờ liên kết này. Loại vải này được
nhà sản xuất và người tiêu dùng yêu thích, dễ dàng sản xuất, nhanh và rẻ.
c. Xử lý vải
Quá trình xử lý vải được thực hiện để cải thiện hình thức đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

Vải dệt thoi

Vải dệt kim

Xử lí sơ bộ
Giũ hồ
Giặt/Nấu/Kiềm bóng

Tẩy

Nhuộm

Nhuộm

In hoa
In hoa

Hồn tất

Hồn tất


Hình 3. Sơ đồ quy trình xử lý vải
Xử lý sơ bộ


Chuyên đề

ỨNG DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT

 Giũ hồ: nhằm loại bỏ các chất hồ do sự có mặt của các chất hồ trên vải cản trở khả
năng thấm của các hóa chất khác trong các công đoạn tiếp theo. Ngoài hồ, quy trình
giũ hồ cũng tách loại được phần nào các tạp chất lẫn trong vải. Tùy theo loại hồ, giũ
hồ có thể được thực hiện bằng nước, bằng enzyme ở nhiệt độ cao, hay bằng hóa chất
(xút).
 Nấu: tách triệt để các tạp chất ngoại lai sau khi chúng đã được loại bỏ sơ bộ khi giũ
hồ, cũng như loại bỏ các tạp chất như sáp, axit béo, dầu… có trong vải. Nấu được
thực hiện trong môi trường kiềm ở điều kiện nhiệt độ và áp suất cao, quy trình này
bao gồm:
-

Đưa các dung dịch giặt vào tận bên trong xơ sợi (khử khí, làm ướt và ngấm
thấm);

-

Loại bỏ các chất khoáng (dạng hoà tan, phức chất);

-

Tập trung và loại bỏ các vật liệu ngoại lai và các sản phẩm hình thành từ các

phản ứng (phân tán, nhũ hóa, tạo phức, bảo vệ bằng keo).

 Kiềm bóng: nhằm làm tăng độ bền căng, độ láng bóng và tăng ái lực với thuốc
nhuộm của vải. Thao tác này được thực hiện bằng cách ngấm thấm vải cotton vào
dung dịch natri hydroxide lạnh, làm cho sợi vải phồng lên và do đó tạo điều kiện
cho thuốc nhuộm thấm vào vải tốt hơn. Công đoạn này thường chỉ áp dụng cho vải
cotton.
 Tẩy trắng: quy trình nấu chuội không thể loại bỏ hoàn toàn tất cả các tạp chất có
trong vải. Người ta dùng các hoá chất khác nhau như hypochlorite, hydrogen
peroxide,..làm các tác nhân tẩy trắng. Các điều kiện của quá trình tẩy trắng thay đổi
theo loại tác nhân tẩy được dùng. Ngày nay hydrogen peroxide được sử dụng rộng
rãi do tẩy trắng bằng hypochlorite gây hại cho tất cả các xơ sợi có chứa các nhóm
Amino, chất này cũng góp phần tạo ra các chất hữu cơ gốc Halogen dễ hấp thụ
(AOX). Tuy nhiên, cần phải sử dụng thêm silicat và các chất ổn định hữu cơ khi tẩy
trắng bằng peroxide để ổn định quá trình.
Nhuộm và in hoa
 Nhuộm: được thưc hiện để phân bố đều ánh sắc trên mặt vải, trong đó xảy ra sự


Chuyên đề

ỨNG DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT

khuếch tán của phân tử thuốc nhuộm vào bên trong sợi vải để tạo cho vải màu sắc
mong muốn. Bao gồm các phương pháp:
-

Nhuộm tận trích: Khuếch tán thuốc nhuộm đã hoà tan vào sợi vải.

-


Nhuộm pigment: Phủ thuốc nhuộm không hoà tan lên bề mặt sợi vải.

-

Nhuộm khối và nhuộm gel: thâm nhập thuốc nhuộm trong quá trình sản xuất sợi.

 In hoa: tạo ra các hoa văn có màu trên vải. Công đoạn này được thực hiện bằng cách
dùng hồ in có chứa thuốc nhuộm hoặc chất màu và các chất trợ khác. Quy trình in
hoa trên vải bao gồm các bước sau: xử lý trước in, in, sấy khô, gắn màu, giặt.
Hoàn tất
Công đoạn này bao gồm các thao tác cuối cùng cần thiết để làm cho vải đẹp và hấp dẫn.
Hoàn tất vải có thể bao gồm cả xử lý bằng hoá học và cả cơ học. Các thao tác hoàn tất bao
gồm:
 Sấy: khử ẩm trên vải bằng máy sấy.
 Ổn định kích thước: là một trong những thao tác hoàn tất quan trọng nhất. Vải trong
điều kiện chưa có hình dạng ổn định sẽ được đưa vào máy văng khổ để đạt được
kích thước dài và rộng yêu cầu.
 Cán láng: hình thành một lớp bóng láng trên bề mặt vải trong quá trình cán láng. Vải
ẩm được ép chặt lên bề mặt kim loại láng và nóng cho đến khi khô.
 Làm mềm: sau khi cán láng, vải trở nên cứng hơn. Làm mềm được thực hiện để phá
độ cứng này. Vải được dẫn vào máy làm mềm sao cho tiếp xúc nhẹ nhàng với trục
cuốn và được cuốn tròn.
2. Hiện trạng chất thải
Quá trình sản xuất hàng dệt gây ra nhiều vấn đề lớn về môi trường. Dạng ô nhiễm đáng
chú ý nhất là nước thải, sau đó là khí thải và các chất thải rắn.
a. Nước thải
Nước được sử dụng rất nhiều trong quá trình xử lý vải ướt. Lượng nước sử dụng thay
đổi theo từng công đoạn và mặt hàng xử lý. Trong cùng một công đoạn thì việc sử dụng
nước cũng khác nhau tuỳ theo loại thiết bị.

Bảng 1. Tiêu thụ nước trong ngành dệt nhuộm


Chuyên đề

ỨNG DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT

Hàng dệt nhuộm
Vải cotton
Vải cotton dệt thoi
Len
Vải polyacrylic

Lượng nước tiêu thụ (m3 trên một tấn sản phẩm)
80 – 240
70 – 180
100 – 250
10 – 70

Bảng 2. Dung tỷ nước/vải trong một số loại thiết bị xử lý ướt
Thiết bị
Máy Winch
Máy nhuộm cuốn (Jigger)
Máy nhuộm trục cuốn
Máy nhuộm tràn
Máy nhuộm ngấm ép

Dung tỷ
10:1 – 20:1
3:1 – 5:1

8:1 – 10:1
4:1 – 10:1
0.6 : 1 – 0.8 : 1

Có khoảng 88% nước sử dụng được thải ra dưới dạng nước thải và 12% thoát ra do bay
hơi.
Bảng 3. Dòng thải và chất ô nhiễm cần quan tâm trong nước thải ngành dệt
Công đoạn Hóa chất sử dụng
Nước dùng để tách chất hờ sợi khỏi vải
Giũ hồ
Hồ in, chất khử bọt có trong vải
Nước dùng để nấu
Nấu tẩy

Chất hoạt động bề mặt
Tác nhân chelat hóa (chất tạo phức) chất ổn
định, chất điều chỉnh pH, chất mang
Tác nhân tẩy trắng hypoclorit

Nhuộm

Nước dùng để nhuộm, giặt

Chất ô nhiễm cần quan tâm
BOD, COD
Dầu khoáng
Lượng nước thải lớn, có
BOD, COD, nhiệt độ cao,
kiềm tính
BOD, COD

Photpho, kim loại nặng
AOX
Lượng nước thải lớn có màu,
BOD, COD, nhiệt độ cao

Nhuộm với các thuốc nhuộm hoạt tính, hoàn
nguyên và sunphua, kiềm bóng, nấu, tẩy
trắng.
Nhuộm với thuốc nhuộm bazo, phân tán,

Ph kiềm tính

pH tính axit
axit, hoàn tất
Thuốc nhuộm, chất mang, tẩy trắng bằng clo, AOX


Chuyên đề

ỨNG DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT

chất bảo quản, chất chống mối mọt, clo hóa
len
Thuốc nhuộm sunphua
Nhuộm hoạt tính
Các thuốc nhuộm phức chất kim loại và
pigment
Các chất giặt, tẩy dầu mỡ, chất mang, tẩy
trắng bằng clo
Các thuốc nhuộm hoạt tính và sunphua

In hoa

Dòng thải ra từ công đoạn in hoa

Hoàn tất

Dòng thải từ các công đoạn xử lí nhằm tạo ra
các tính năng mong muốn cho thành phẩm

Sunphua
Muối trung tính
Kim loại nặng
Hydrocarbon chứa halogen
Màu
BOD, COD, TSS, đồng, nhiệt
độ, pH, thể tích nước
BOD, COD, TSS

Nhìn chung, nước thải ngành dệt có pH kiềm, độ dẫn điện lớn và tỉ lệ BOD:COD thấp
(có nghĩa là khả năng phân hủy sinh học thấp). Giá trị đặc thù của tỷ lệ BOD:COD nằm
trong khoảng 1:25 tới 1:5. Ô nhiễm hữu cơ trong nước thải chủ yếu sinh ra từ quá trình tiền
xừ lý bằng hóa chất; trong trường hợp nấu vải polyester bằng kiềm thì giá trị BOD có thể
lên tới 210 kg/tấn.
Bên cạnh nước thải, xơ sợi chứa các tạp chất và hóa chất sử dụng trong quá trình xử lý
vải cũng góp phần gây ra sự ô nhiễm của dòng thải ngành dệt nhuộm. Phần lớn các tạp chất
có trong xơ sợi, như các loại kim loại và hydrocarbon, đều được đưa vào một cách có chủ
đích trong quá trình hoàn tất kéo sợi nhằm tăng cường các đặc tính vật lý và khả năng làm
việc của sợi vải. Các chất hoàn tất này thường được tách ra khỏi vải trước khâu xử lý cuối
cùng, và do đó gây ra sự ô nhiễm trong nước thải. Thành phần của nước thải phụ thuộc
nhiều vào đặc tính của vật liệu được nhuộm, thuốc nhuộm, phụ gia và các hoá chất khác

được sử dụng.
Bảng 4. Đặc tính nước thải của mợt số xí nghiệp dệt nḥm ở Việt Nam


Chuyên đề

ỨNG DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT

Hàng bông

Hàng pha

dệt thoi

dệt kim

Nước thải, m3/tấn vải

394

pH

Sản phẩm, Thông số

Dệt len

Sợi

264


114

236

8 -11

9 – 10

9

9 – 11

Tổng chất rắn, mg/L

400 - 1000

950 - 1380

420

800 – 1300

BOD5, mg/L

70 – 135

90 – 220

120 - 130


90 – 130

COD, mg/L

150 – 380

230 – 500

400 - 450

210 – 230

Độ màu, Pt-Co

350 – 600

250 – 500

260 - 300

( Nguồn: Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga – Giáo trình CN xử lý nước thải)
b. Khí thải
Phát thải khí bao gồm cả các nguồn điểm cố định và nguồn phân tán di động. Các
nguồn thải cố định bao gồm quá trình phủ bề mặt ở nhiệt độ cao, sấy khô và xử lý nhiệt độ
cao trong đó thải ra các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOCs); các lò hơi thải ra các hạt lơ lửng,
các oxit nitơ và dioxit lưu huỳnh; và các thùng chứa hàng hoá và hoá chất chuyên dụng.
Nguồn khí thải phân tán di động có nguồn gốc từ rò rỉ thiết bị, làm sạch bằng dung môi,
hoạt động của trạm xử lý nước thải và các kho chứa vải thành phẩm.
Bảng 5. Nguồn phát sinh khí thải và chất ơ nhiễm đáng quan tâm trong ngành dệt
Công đoạn


Các nguồn phát thải

Sản xuất năng lượng

Phát thải từ lò hơi

Các chất ô nhiễm
Các hạt lơ lửng, oxit nito
(NOx), dioxit lưu huỳnh (SO2)

Phủ bề mặt, sấy và xử lý Phát thải từ các lò nhiệt độ

Các thành phần hữu cơ bay hơi

nhiệt độ cao

(VOCs)

Lưu giữ hóa chất

cao
Phát thải từ các thùng chứa
hàng hóa và hóa chất

VOCs


Chuyên đề


Xử lý nước thải

ỨNG DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT

Phát thải từ các bể và thiết bị
xử lý

VOCs, các phát thải độc hại

c. Chất thải rắn
Chất thải rắn là dòng thải lớn nhất (theo thể tích) chỉ sau nước thải. Nó bao gồm các xơ
sợi thải (có thể ở dạng tái sử dụng được hoặc không thể tái sử dụng), vật liệu đóng gói
(giấy, plastic) thải, mép vải cắt thừa, vải vụn, các loại trống bằng kim loại đã qua sử dụng
và bùn thải ra từ trạm xử lý chất thải. Lượng chất thải rắn sinh ra khác nhau giữa các nhà
máy, phụ thuộc vào quy mô và loại hình gia công hàng dệt, bản chất của chất thải và hiệu
suất sử dụng thiết bị.
III.

Các cơ hội sản xuất sạch hơn
1) Các cơ hội SXSH chung-Quản lý nội vi tốt
Giảm tiêu thụ nước, năng lượng và hóa chất với các biện pháp:

 Kiểm tra các đơn pha chế
− Việc kiểm tra toàn diện các đơn pha chế nhằm làm giảm liều dùng quá mức nước và các
hóa chất. Không chỉ tập trung vào các thuốc nhuộm và hóa chất đắt tiền, mà cả các muối và
chất trợ nhuộm khác. Dùng đúng “toa” không những giảm được tiêu thụ hóa chất mà còn
cải thiện được chất lượng sản phẩm nhuộm.
− Các giải pháp đơn gián ít tốn kém như lắp đặt các van tự động tắt, lắp đồng hồ nước, bảo
dưỡng tốt các ống nước và các thiết bị đo, lắp các vòi phun để làm vệ sinh.


 Tự động hóa pha chế hóa chất
− Tự động hóa sẽ dẫn giúp giảm tiêu thụ nguyên liệu, cải thiện độ lặp lại và giảm thiểu
nguy cơ mắc sai sót. Thiết bị để tự động hóa việc pha chế đắt tiền, nhưng các lợi ích về
kinh tế và môi trường là dễ thấy. Các thiết bị bán tự động rẻ hơn và có thể cho kết quả tốt
tương tự.

 Tiêu thụ năng lượng
− Kết hơp các công đoạn (giặt, tẩy trắng, nhuộm) có thể làm giảm tiêu thụ năng lượng và


Chuyên đề

ỨNG DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT

nước.

 Giảm dung tỷ nhuộm
− Dung tỷ nhuộm - số lít nước trên 1 kg vải trong máy nhuộm từng mẻ (kg : l), ví dụ: tỷ lệ
1:10 có nghĩa là 10 lít nước trên 1kg vải.
− Giảm nước tiêu thụ có thể bằng cách: Tránh rửa chảy tràn; thay bằng rửa nhiều lần; làm
các rãnh thu nước giữa các bước rửa tách biệt (hay vắt, hút).
2) Các cơ hội SXSH trong một số công đoạn lựa chọn
a) Hồ sợi (Sizing)

Sơ đồ dịng vào-ra của cơng đoạn Hồ sợi


Chuyên đề

ỨNG DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT


Đặc điểm:
− Hồ sợi được tiến hành trước khi dệt để tăng độ bền cho chỉ và bảo vệ chỉ khỏi bị mòn cơ
học trong khi dệt. Hồ sợi tiến hành bằng cách cho chỉ nhúng qua một bể chứa dung dịch
nước của hoá chất hồ, sau đó sấy khô và xe cuộn.
− Các hoá chất dùng hồ sợi có thể là tinh bột (khoai tây, ngô, gạo, sắn) hay tinh bột biến
tính; carboxymetylcellulose (CMC) hay các polymer tổng hợp như polyvinyl alcol (PVA),
polyvinyl acrylate (PAC), polyester (PES). Các chất phụ trợ khác như mỡ bôi trơn, chất
diệt khuẩn, chất hút ẩm, tác nhân chống tạo bọt, chất làm mềm, chất nhũ hoá,...
− PVA và PAC dùng khá phổ biến đối với các sợi tổng hợp, trong khi tinh bột được dùng
chủ yếu với các sợi gốc cellulose.
Các mối quan tâm môi trường
− Lượng hồ dùng dư và tiêu thụ năng lượng là các vấn đề môi trường chính từ quá trình hồ
sợi.
− Các mẻ hồ dư chứa hàm lượng lớn các chất hữu cơ, vì vậy chúng gây ra ô nhiễm hữu cơ
nặng khi thải ra sông, hồ,...
Các cơ hội SXSH
− Trong một số trường hợp có thể tái sử dụng hồ dư cho mẻ tiếp. Tuy nhiên, vì tinh bột dễ
bị phân huỷ nên khả năng sử dụng nhiều lần tinh bột là hạn chế.
− Tiêu thụ năng lượng để sấy có thể giảm qua việc kiểm soát nhiệt độ chính xác và thu hồi
nhiệt.
b) Giũ hồ (Desizing)


Chuyên đề

ỨNG DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT

Sơ đồ dịng vào-ra của cơng đoạn Gĩu hồ
Đặc điểm

− Giũ hồ chỉ tiến hành với vật liệu đã dệt. Do các hoá chất hồ sợi làm cho vật liệu không
thấm nước nên cần phải loại bỏ trước khi nhuộm, in và hoàn tất. Hồ từ tinh bột và tinh bột
biến tính thường được loại bằng các enzym (amylase), chúng phân huỷ tinh bột và làm cho
nó tan trong nước. Cũng có thể loại hồ tinh bột bằng sự oxy hoá với K2S2O8.
− Các chất hồ PVA, PAC và CMC là tan được trong nước. PVA hơi nhạy với kiềm và các
peroxid làm cho khó rửa trôi. Một số chất hồ PAC không bền nhiệt nên có thể biến thành
khó tan khi đun nóng.
− Các chất hồ được rửa ra bằng nước. Với các chất hồ dễ tan trong nước thì có thể rửa loại
trực tiếp hay ngâm nước cho trương lên trước khi bị rửa trôi. Thường tiến hành thao tác với
máy giũ có một số ngăn, dòng nước ngược với dòng vật liệu.
Các vấn đề môi trường
− Cả các loại hồ tinh bột và tổng hợp đều có thể gây ô nhiễm hữu cơ cao. Thường các chất
hồ đóng góp 50 - 90% vào tải lượng hữu cơ cuả nước thải dệt nhuộm.
− Các chất hồ tinh bột và tinh bột biến tính dễ bị phân huỷ sinh học hơn hồ tổng hợp.
Các cơ hội SXSH


Chuyên đề

ỨNG DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT

− Thay thế các chất ôxy hoá để giũ hồ nhóm tinh bột bằng enzym amylase.
− Lọc qua màng các bể giũ hồ để có thể tái sử dụng nước có chứa kiềm và chất tẩy rửa.
Chất thải được làm đặc cần được tách riêng để xử lý bằng thiêu đốt hay ủ phân.
− Có thể thu hồi các chất hồ tổng hợp bằng cách siêu lọc (ultrafiltration), có thể cho phép
thu hồi 40 - 80% hồ. Tuy nhiên, cơ hội này chỉ thực tế ở các phân xưởng tổng hợp cả hồ
sợi và giũ hồ.
c) Giặt (Washing/scouring)

Sơ đồ dịng vào-ra của cơng đoạn Giặt (Sấy khơ)

Đặc điểm
− Quá trình gồm xử lý kiềm (dùng NaOH, Na2CO3), tác nhân làm thấm, chất tẩy rửa, chất
chống kết tủa. Lượng hoá chất tuỳ thuộc vào lượng bẩn, dạng máy sử dụng.
− Tác nhân làm thấm sử dụng để chất tẩy rửa có thể hoạt động tốt. Các tác nhân làm thấm
thông thường là tổ hợp của các chất hoạt động bề mặt anionic và không sinh ion.
− Các chất tẩy rửa nhũ tương hoá các dầu khoáng và phân tán các chất màu không hoà tan.
Một số ví dụ các chất tẩy rửa:
 Nhóm anionic - Natri palmitate, Natri stearate, Alkylarylsulfonates,
alkanolamides sulfat hoá, ...
 Nhóm

cationic-

các

dẫn

xuất

Alkylaminammonium,


Chuyên đề

ỨNG DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT

Benzyldimethylalkylammonium chloride, Cetyl pyridinium chloride,…
 Nhóm non-ionic: Alkylphenol ethoxilates, Ethylene oxides kết hợp với alcol
béo, các acid béo, ...
− Các chất chống kết tủa (EDTA, NTA, polyphosphates or phosphonates) thêm vào để

ngăn xà phòng kết tủa.
Tiền xử lý với dung môi
− Các sợi bông và len hoặc sợi pha (với sợi nhân tạo) được tiền xử lý bằng dung môi hữu
cơ thay vì nước. Dung môi chính được sử dụng là perchloroethylene (PER). Mục đích tiền
xử lý là loại chất dầu mỡ và sáp khỏi sợi bông hay len, chất chuốt ống và bôi trơn sợi khỏi
sợi nhân tạo và sợi bông.
Các vấn đề môi trường
− Nước thải từ quá trình giặt - nhất là với các nguyên liệu bông và len - chứa dư lượng các
hoá chất và phụ gia sử dụng, có tác động lớn đến môi trường. Nước thải có thể chứa một số
hóa chất khác.
− NTA và EDTA sử dụng để tạo phức có ảnh hưởng xấu lên môi trường và sức khỏe. NTA
có khả năng gây ung thư, EDTA phân hủy sinh học chậm và có thể gây quái thai.
− Một vấn đề môi trường và sức khỏe khác là sử dụng dung môi trong tiền xử lý: dung môi
PER có thể gây ung thư và độc với hệ thần kinh.
Các cơ hội SXSH
– Không sử dụng quy trình giặt có dùng dung môi.
– Tránh sử dụng các hóa chất độc hại như các chất hoạt động bề mặt nhóm alkylphenol
etoxilates (APEO); thay các alkylbenzene sulfonates mạch thẳng (LAS) bằng các alkyl
sulfonates, alkyl sulfates hay các ethoxilates của alcol béo.
– Sử dụng các phosphates/polyphosphates thay cho EDTA, NTA và phosphonates.
– Giảm thiểu tiêu thụ nước ở nơi nào có thể, nên áp dụng dòng nước ngược.


Chuyên đề

ỨNG DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT

– Thu hồi và tái sử dụng nước làm lạnh.
d) Tẩy trắng (Bleaching)


Sơ đồ dịng vào-ra của cơng đoạn Tẩy trắng
Đặc điểm
− Thường chỉ tẩy trắng đối với sợi tự nhiên. Có thể tiến hành tẩy trắng kết hợp với giặt
trong cùng bể hay tiến hành tẩy trắng riêng.
− Với sợi bông, các chất tẩy trắng sử dụng là NaOCl, NaClO 2 hay H2O2 trong mơi trường
kiềm.
− Ít khi tiên hành tẩy trắng sợi len, nếu có thì thường sử dụng NaHSO3.
− Sợi tẩy trắng với các tác nhân chứa clo có mùi của clo. Mùi này sẽ được loại bằng các tác
nhân khử mùi là các hợp chất khử chứa lưu huỳnh như Na2SO3 hay NaHSO3.
Các vấn đề môi trường quan tâm
− Các tác nhân tẩy trắng chứa clo như NaOCl và NaClO 2 có thể gây các vấn đề về sức khỏe
nghề nghiệp, chủ yếu do phát thải ClO2 có mùi hôi.
− Tất cả các tác nhân tẩy có clo sẽ tạo ra các hợp chất cơ-clo dễ hấp thụ (AOX =
Absorbable Organo Halogens) trong nước thải. Các dẫn xuất clo này rất bền trong môi


Chuyên đề

ỨNG DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT

trường, độc đối với các sinh vật dưới nước và trên cạn.
− Trong môi trường acid (pH<4), NaClO 2 có tính ăn mòn mạnh thiết bị, nên phải phủ thép
chịu aciđ hay thêm chất chống ăn mòn như NaNO3.
− Tiêu thụ năng lượng cũng là một vấn đề của công đoạn tẩy.
Các cơ hội SXSH
− Cân nhắc nhu cầu tẩy trắng (ví dụ, không cần tẩy nếu màu nhuộm sau này là màu sẩm)
− Thay thế NaOCl, NaClO2 bằng H2O2 nơi nào có thể do H 2O2 bị phân hủy bởi nhiệt độ
cao, có mặt các kim loại nặng hay bị chiếu sáng thành oxy và nước.
− Peracetic acid là một chất thay thế khác cho các hợp chất clo.
− Sau khi tẩy bằng H2O2, thay vì dùng các acid (như CH3COOH) để loại chất tẩy dư, có thể

dùng enzyme catalase. Sử dụng quá trình có enzyme này sẽ tạo ra nước thải ít ô nhiễm và
giảm được tiêu thụ nước so với các phương pháp thông thường.
− Kết hợp giặt và tẩy nếu có thể để tiết kiệm nước và năng lượng.

e) Nhuộm (Dyeing)



×