Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀ TIẾP CẬN SẢN XUẤT SẠCH HƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.02 KB, 18 trang )

Quá trình sản xuất công nghiệp
Nguyên liệu
(Chất thải)
Nước Năng lượngHoá chất
Sản phẩm
CƠ SỞ LÝ LUẬN SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀ TIẾP CẬN SẢN XUẤT SẠCH
HƠN
I CƠ SỞ LÝ LUẬN SẢN XUẤT SẠCH HƠN.
1.1 Giới thiệu chung về sản xuất sạch hơn và định nghĩa của UNEP về sản xuất sạch
hơn.
1.1.1Giới thiệu chung.
Trong quá trình sản xuất công nghiệp:
Theo sơ đồ trên thì bất cứ một quá trình nào cũng cần phải có các nguyên liệu đầu
vào và sau sản xuất quá trình đó sẽ tạo ra chất thải. Vậy chất thải là gì? Chất thải có thể
được hiểu như một dạng tài nguyên không dược đặt đúng chỗvà hãy giành những cơ hội
để khai thác sử dụng chúng. Vậy thì chúng ta phải giải quyết vấn đề này như thế nào đây!
Một trong những giải pháp là có thể làm giảm thiểu, có thể phòng ngừa, bỏ qua, pha loãng
hoặc sử lý.
Nếu bỏ qua vấn đề ô nhiễm, thì doanh nghiệp đó sẽ có thể bị dẫn đến những vấn
đề sau đây: Rủi ro bị phạt, rủi ro bị di rời đến địa điểm khác, công ty có thể bị đóng cửa,
giảm khả năng cạnh tranh…đó là những vấn đề mà bất cứ một doanh nghiệp nào không
muốn bị gặp phải.
Khí thải
Nước thải
Chất thải rắn
Nếu chúng ta pha loãng hoặc sử lý ô nhiễm, việc này đòi hỏi phải có sự lắp đặt các
nhà máy sử lý chất thải, tức là phải mất một khoản chi phí lớn cho việc lắp đặt vận hành
nhà máy. Với những chi phí lớn như vậy doanh nghiệp sẽ không thu được lợi nhuận gì từ
việc sử lý ô nhiễm ngoài việc doanh nghiệp đã tuân thủ pháp luật về môi trường.
Giải pháp hữu hiệu là chúng ta giảm thiểu hoặc phòng ngừa ô nhiễm, đay là ý
tưởng cơ bản cho phép sự ra đời của sản xuất sạch hơn. nếu doanh nghiệp áp dụng sản xuất


sạch hơn sẽ làm giảm được ô nhiễm, giảm ttỏn thất nguyên liệu, năng lượng, nguyên liệu
thô và nước(sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên). Đồng thời giảm sự cần thiết phải lắp đặt
hay quy mô của nhà máy sử lý chất thải và các chi phí vận hành cũng chư chi phí sử lý chất
thải.
Như vậy, sản xuất sạch hơn sẽ giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm nguồn tài
chính và đầu tư sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.1.2 Định nghĩa của UNEP về sản xuất sạch hơn.
Chương trình Môi trường của Liên hiệp quốc(UNEP) định nghĩa sản xuất sạch hơn
như sau:
Sản xuất sạch hơn là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về Môi
trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu xuất và giảm
thiểu rủi ro cho con người và Môi trường.
Đối với các quá trình sản xuất: Sản xuất sạch hơn bao gồm bảo toàn nguyên liệu
và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và giảm lượng cũng như tính độc hại của
tất cả các chất thải ngay từ nguồn thải.
Đối với sản phẩm: Sản xuất sạch hơn bao gồmviệc giảm các ảnh hưởng tiệu cực
trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm từ khâu thiết kế đến loại bỏ.
Đối với dịch vụ: Sản xuất sạch hơn đưa các yếu tố về Môi trường vào thiết kế và
phát triển các dịch vụ.
Sản xuất sạch hơn là một cách tiếp cận(cách nghĩ) mới và có tính sáng tạo mới đối
với các sản phẩm và quá trình sản xuất.
Các khái niệm tương tự với sản xuất sạch hơn là:
Giảm thiểu chất thải: Khái niệm này được cơ quan bảo vệ Môi trường
Mỹ(USAPA) sử dụng năm 1888. Theo đó, cách tiếp cận theo kiểu phòng ngừa chất thải và
các biện pháp của nó được coi là các biện pháp giảm bớt ô nhiễm tại gốc( nơi chất thải có
thể phát sinh), thông qua việc tạo ra các thay đổi trong việc sử dụng đầu vào, thay đổi công
nghệ, cải tiến quy trình vận hành và đổi mới sản phẩm.
Phòng ngừa ô nhiễm: Cơ quan bảo vệ Môi trường Mỹ đã định nghĩa: Phòng ngừa
ô nhiễm là việc sử dụng nguyên liệu, quy trình hoặc quy chuẩn cho phép làm giảm bớt phát

sinh chất ô nhiễmhoặc chất thải ngay tại nguồngốc của chúng. Phìng ngừa ô nhiễm bao
gồm cả những hoạt động làm giảm bớt việc sử dụng các vật liệu độc hại, giảm tiêu thụ
năng lượng, nước và các nguồn khác và bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên như bảo tồn và
sử dụng tài nguyên có hiệu quả hơn.
Năng suất xanh (GDP xanh): Năng xuất được xem như một hoạt động làm giảm
lượng chất thải và ô nhiễm ra Môi trường trong các quá trình sản xuất và dịch vụ mà vẫn
đảm bảo được năng xuất theo đúng kế hoạch. Theo Tổ chức năng suất Châu Á thì năng
suất xanh là một chiến lược nhằm nâng cao năng suất mà vẫn bảo vệ Môi trường để phát
triển bền vững.
Tuy là ba khái niệm khác nhau nhưng về bản chất chúng đều giống sản xuất
sạch hơn vì đều có chung ý tưởng giúp cho doanh nghiệp sản xuất có hiệu quả hơn. Đều là
những khái niệm mang tính phìng ngừa và giảm thiểu chất thải trước khi chúng sinh ra.
Tuy nhiên, sản xuất sạch hơn vẫn là khái niệm mang tính tổng quát hơn so với khái niêm
trên, sản xuất sạch hơn bao hàm cả giảm thiểu chất thải và phòng ngừa ô nhiễm. Điểm
mạnh của sản xuất sạch hơn không chỉ là vấn đề thay đổi trang thiết bị, công nghệmà sản
xuất sạch hơn còn là vấn đề thay đổi thái độ, cách nhìn, áp dụng bí quyết công nghệ và cải
thiện quá trình sản xuất và sản phẩm.
1.2 Các giải pháp sản xuất sạch hơn.
Trong thực hiện sản xuất sạch hơn cần có các thay đổi để biến một quá trình sản
xuất trở nên sản xuất sạch hơn cà hiệu quả hơn. Các thay đổi không chỉ đơn thuần là thiết
bị mà còn là các thay đổi trong vận hành và quản lý của một doanh nghiệp. Các thay đơi
được gọi là giải pháp sản xuất sạch hơn. Về cơ bản có thể chia thành các nhóm sau:
Các giải pháp sản xuất sạch hơn
Giảm chất thải tại nguồn Cải tiến sản phẩm
Thay đổi sản phẩm
Thay đổi bao bì
Hình1 : Các giải pháp sản xuất sạch hơn
Tuần hoàn
Quản lý nội vi
Kiểm soát quá trình tốt hơn

Thay đổi nguyên liệu
Cải tiến thiết bị
Công nghệ sản xuất mới
Tận thu, tái sử dụng tại chỗ
Tạo ra sản phẩm phụ
• Giảm chất thải tại nguồn.
• Tuần hoàn.
• Cải tiến sản phẩm.
Các giải pháp của sản xuất sạch hơn được thể hiện qua sơ đồ sau:
1.2.1 Giảm chất thải tại nguồn.
Cơ bản về ý tưởng của sản xuất sạch hơn là tìm hiểu nguồn gốc của ô nhiễm để có các
biện pháp giảm thiểu chất thải.
• Quản lý nội vi: Là một loại giải pháp đơn giản nhất của sạch hơn. Nó liên quan đến
thay đổi trong thực tiễn hiện tại hoặc sử dụng các biện pháp mới trong vận hành và
bảo dưỡng thiết bị, nhằm làm tăng hiệu suất sử dụng nguyên liệu, tiết kiệm năng
lượng và chi phí vận hành. Quản lí nội vi không đòi hỏi chi phí đầu tư và có thể
thực hiện ngay sau khi xác định được các giải pháp.
Các ví dụ của quản lý nội vi: Là có thể khắc phục các điểm rò rỉ, đóng van hay tắt thiết
bị không sử dụng để tránh tổn thất.
• Kiểm soát quá trình tốt hơn: để đảm bảo các điều kiện sản xuất được tối ưu hoá về
mặt tiêu thụ nguyên liệu, sản xuất và phát sinh chất thải
Các thông số của quá trình sản xuất như nhiệt độ, thời gian, áp suất,pH, tốc độ…cần
được giám sát và duy trì càng gần điều kiện tối ưu càng tốt.
Cũng như quản lý nội vi, việc kiểm soát tốt quá trình đòi hỏi sự quan tâm của ban lãnh
đạo cũng như việc giám sát ngày một hoàn chỉnh hơn.
• Thay đổi nguyên liệu: là việc thay thế các nguyên liệu đang sử dụngbằng các
nguyên liệu khác thân thiện với Môi trường. Thay đổi nguyên liệu còn có thể là việc
mua nguyên liệu có chất lượng tốt hơn để đạt được hiệu suất sử dụng cao hơn.
Thông thường, lượng nguyên liệu sử dụng, lượng chất nguyên liệu sử dụng và sản
phẩm có mối quan hệ trực tiếp với nhau.

• Cải tiến thiết bị: là việc thay thế thiêtá bị đã có để nguyên liệu tổn thất ít hơn. Việc
cải tiến thiết bị có thể là điều chỉnh tốc độ máy, là tối ưu kích thước của kho chứa,
là việc bảo ôn bề mặt nóng/ lạnh hoặc thiết kế cải thiện các bộ phận cần thiết trong
thiết bị.
• Công nghệ sản xuất mới là việc lắp đặt các thiết bị hiện đại và có hiêuh quả hơn,
như lắp nồi hơi hiệu suất cao hay lắp máy nhuộm Jet có sử dụng dung tỷ thấp hơn.
Giải pháp này yêu cầu chi phí đầu tư cao hơn các giải pháp sản xuất sạch khác, do
đó cần phải được nghiên cứu cẩn thận. Mặc dùvậy, tiềm năng tiết kiệm và cải thiện
chất lượng có cao hơn so với các giải pháp khác.
1.2.2 Giải pháp tuần hoàn.
Có thể tuần hoàn các loại dòng thải không thể tránh được trong khu vực sản xuất hoặc bán
ra như một loại sản phẩm phụ.
• Tận thu và tái sử dụng tại chỗ là việc thu thập chất thải và sử dụng lại cho quá trình
sản xuất .
• Tạo ra các sản phẩm phụ là việc thu thập sử lý các dòng thải để có thể trở thành
một sản phẩm mới hoặc bán rea cho các cơ sở sản xuất khác.
1.2.3 Cải tiến sản phẩm.
Cải tiến chất lượng sản phẩm để làm giảm ô nhiễm cũng là một ý tưởng cơ bản của sản
xuất sạch hơn.
• Thay đổi sản phẩm là việc xem xét lại sản phẩm và các yêu cầu đối với sản phẩm
đó. Cải thiện thiết kế sản phẩm có thể đem lại tiết kiệm về tiêu thụ nguyên liệu và
lượng hoá chất độc hại sử dụng.
• Các thay đổi về bao bì có thể là quan trọng, vấn đề cơ bản là giảm thiểu bao bì sử
dụng đồng thời bảo vệ được sản phẩm, như: sử dụng giấy xám(không tẩy) thay thế
cho giấy trắng ở những nơi cho phép hay việc sử dụng bìa cáttông cũ thay cho các
loại xốp để bảo vệ các vật dễ vỡ.
1.3. Lợi ích của sản xuất sạch hơn.
Trong sự phát triển lâu dài, sản xuất sạch hơn là phwng cách tốt nhất để kết hợp các
lợi ích kinh tế và lợi ích Môi trường của doanh nghiệp, không kể quy mô lớn hay nhỏ,
không kể có định mức tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng, nước nhiều hay ít. Sản xuất sạch

hơn kgông chỉ giúp cho doanh nghiệp tránh được các tác động Môi trường và sức khoẻ xấu
mà còn mang lại nhiều những lợi ích trực tiếp cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc áp
dụng sản xuất sạch hơn không chỉ mang lại lợi ích kinh tế, môi trường cho doanh nghiệp
mà còn mang lại lợi ích cho xã hội.
1.3.1 Lợi ích của sản xuất sạch hơn đối với các doanh nghiệp.
• Tiết kiệm tài chính thông qua giảm lãng phí năng lượng, nguyên vật liệu và các hoá
chất, phụ gia.
Với những doanh nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn sẽ tránh được các sự cố do rò rỉ, rơi
vãi trong việc sử dụng nguyên vật liệu, từ đó sẽ làm giảm được chi phí sản xuất, hạ giá
thành sản phẩm, điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao hơn. Bên
cạnh đó doanh nghiệp còn thu được các lợi ích về kinh tế khi tiến hành tận thu, tái sử dụng
tại chỗ các sản phẩm phụ.
• Nâng cao hiệu suất hoạt động của nhà máy, nâng cao sự ổn định sản xuất và chất
lượng sản phẩm.
Nhờ có sản xuất sạch hơn, doanh nghiệp sẽ nâng cao được hiệu suất hoạt động, tạo ra khối
lượng sản phẩm nhiều hơn trên một đơn vị đầu vào, sản xuất sạch hơn tạo sự ổn định trong
sản xuất, giảm tỷ lệ phế phẩm và các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn. Điều đó tạo điều kiện
cho doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm, tiết kiệm được chi phí đầu vào và các chi phí sử
lý sau quá trình sản xuất.
• Khả năng cải thiện Môi trường làm việc(sức khoẻ và an toàn).
Năng suất lao động của doanh nghiệp phụ thuộc vào thái độ làm việc của công nhân trong
doanh nghiệp. Doanh nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn có nghĩalà doanh nghiệp đã tạo ra
một môi trường làm việc ổn định và an toàn. Cải thiện môi trường làm việc tốt sẽ giảm tỷ
lệ tai nạn lao động, giảm tỷ lệ người mắc bệnh từ đó kéo theo chi phí cho vấn đề này sẽ
giảm. Các điều kiện làm việc thuận lợi sẽ như một động lực thúc đẩy nhân viên quan tâm
hơn trong viẹc lao động cũng như kiểm soát tốt các quá trính sản xuất. Từ đó sẽ giúp cho
doanh nghiệp thu được lợi nhuận nếu xét trên goc độ kinh tế.
• Tuân thủ các quy định pháp luất tốt hơn và tiết kiệm chi phí sử lý chất thải.
Tuân thủ pháp luật vế môi trường là nghĩa vụ của tất cả các doanh nghiệp. Đối với các
doanh nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn sẽ kiểm soát được quá trình tốt hơn tức là có thể

kiểm soát được quá trình phát thải của doanh nghiệp và xử lý các tình huống dễ dàng hơn.
Từ đó có thể giảm chi phí xử lý chất thải, nâng cao hiệu quả việc tận thu các sản phẩm.
Bên cạnh đó, sản xuất sạch hơn còn giúp các doanh nghiệp giảm được các khoản phí thải,
nộp phạt…

×