Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy tinh bột sắn quảng ngãi công suất 5000 m3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (569.15 KB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Họ và tên: Nguyễn Thị Xuân Hòe

Khoa: Viện Khoa học & Cơng nghệ Mơi Trường

Ngành: Cơng nghệ mơi trường
Khóa : 49 – QN

1. Đầu đề thiết kế:
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY TINH BỘT
SẮN QUẢNG NGÃI CÔNG SUẤT 5000 m3 / Ngày.Đêm.
2. Các số liệu ban đầu:
Các số liệu thực tế tại nhà máy tinh bột sắn Quảng Ngãi.
3. Nội dung các phần thuyết minh và tính tốn :
Tổng quan về ngành tinh bột sắn và những vấn đề môi trường
Hiện trạng sản xuất và môi trường của nhà tinh bột sắn Quảng Ngãi
Đề xuất các biện pháp giảm thiểu chất thải và phương án xử lý nước thải nhà máy tinh
bột sắn Quảng Ngãi
Tính tốn một số thiết bị chính của hệ thống xử lý nước thải
4. Các bản vẽ ( ghi rõ các loại bản vẽ và kích thước bản vẽ ):
Bản vẽ các thiết bị chính đã tính tốn ( khổ A3 )
5. Cán bộ hướng dẫn:


TS. Đặng Minh Hằng
6. Ngày giao nhiệm vụ đồ án: Ngày…......tháng……năm 2009
7.

Ngày hoàn thành: Ngày…......tháng……năm 2009

1


Ngày…......tháng……năm 2009
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

( ký, ghi rõ họ tên)

( ký, ghi rõ họ tên)

Sinh viên đã hoàn thành và nộp đồ án tốt nghiệp
Ngày

tháng

năm 2009

Người duyệt
(ký, ghi rõ họ tên)

2



LỜI CẢM ƠN

Sau hơn 3 tháng tìm tịi, đến nay đồ án của em đã được hoàn thành đúng tiến độ
học tập của Viện khoa học & Công nghệ môi trường – Trường đại học Bách Khoa.
Trong quá trình làm đồ án, em nhận được sự giúp đỡ của cô giáo Đặng Minh Hằng cùng
với sự giúp đỡ của giám đốc và các anh chị công nhân trong nhà máy tinh bột sắn Quảng
Ngãi.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình và quý báu trên.
Với quỹ thời gian không nhiều, khối lượng công lượng công việc cũng khá lớn,
vốn kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, nên đồ án của em khơng tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô và các bạn. Một lần nữa em
xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, Ngày

tháng

năm 2009

Sinh viên
Nguyễn Thị Xuân Hòe

3


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

GDP


Tổng sản phẩm quốc nội

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

N.máy

Nhà máy

TP

Thành phố

EU

Châu Âu

BOD

Nhu cầu ơxy hóa sinh học

COD

Nhu cầu ơxy hóa hóa học

DO

Độ oxy hịa tan


TS

Tổng hàm lượng chất rắn

SS

Hàm lượng chất rắn lơ lửng

Pt – Co

Đơn vị đo độ màu Platin - Coban

NXB

Nhà xuất bản



Quyết định

BYT

Bộ Y tế

4


MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa nước ta

đang diễn ra mạnh mẽ trên hầu hết các miền. Bộ mặt kinh tế và xã hội của đất nước có
nhiều thay đổi, mức tăng trưởng GDP trung bình hàng năm đạt 8,0% , tỷ trong GDP
công nghiệp và xây dựng tăng 38,5% năm 2003 lên 41,3% năm 2007. Tuy nhiên kèm
theo đó là vấn đề môi trường ngày càng trở nên gay gắt và luôn là một vấn đề bức xúc
cần phải giải quyết kịp thời.
Là một trong những ngành kinh tế đang được đánh giá là quan trọng của đất nước,
song song với sự phát triển thì cơng nghiệp tinh bột sắn cũng tác động phần lớn đến ô
nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nước thải, chất thải của ngành tinh bột sắn được
đánh giá là gây ô nhiễm lớn đến nguồn nước tự nhiên. Do các công nghệ sử dụng hầu hết
đã lạc hậu, thiết bị cũ và không đồng bộ, định mức nước cho một đơn vị sản phẩm còn
lớn, hiệu suất tận chiết bột còn kém, và do các nhà máy thường tập trung gần nội thành,
gần khu dân cư nên ô nhiễm của ngành tinh bột sắn lại càng trở lên nghiêm trọng. Do
vậy, việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu và xử lý ô nhiễm nước thải ngành tinh bột
sắn đang là một yêu cầu cấp bách cần được giải quyết nhằm đảm bảo phát triển một cách
bền vững.
Mục tiêu và phạm vi đề tài : Thiết kế hệ thống xử lý nước thải – nhà máy sản
xuất tinh bột sắn Quảng Ngãi, thôn Thế Long, xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh, tỉnh
Quảng Ngãi.
Nội dung :
+ Tổng quan về hiện trạng sản xuất và môi trường ngành tinh bột sắn Việt Nam.
+ Đánh giá hiện trạng môi trường của nhà máy tinh bột sắn Quảng Ngãi.
+ Lựa chọn hệ thống xử lý nước thải – nhà máy tinh bột sắn Quảng Ngãi.
+ Tính tốn các thiết bị chính trong hệ thống xử lý nước thải đã lựa chọn.
+ Ước tính chi phí của hệ thống xử lý nước thải.

5


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH TINH BỘT SẮN

I.1. Giới thiệu về ngành tinh bột sắn
Lương thực ln có một vai trị và vị trí đặc biệt quan trọng trong cuộc sống
của mỗi con người. Trong đó, tinh bột sắn là một loại lương thực không thể thiếu. Xã
hội càng phát triển, nhu cầu ấy càng cao hơn, không chỉ dừng lại ở “ăn đủ” mà đã
nâng lên thành “ăn ngon, ăn chất lượng”. Ngày nay tinh bột sắn còn

được sử dụng

rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như: dệt, giấy, dược phẩm, thực phẩm, keo
dán, mì chính…. Đứng trước những cơ hội và thách thức, nghành công nghiệp tinh
bột sắn đã ra đời và đang từng bước ngày càng hoàn thiện hơn để đáp ứng tối đa và
tốt nhất nhu cầu cuộc sống .
Sắn là cây lương thực quan trọng ở nhiều nước trên thế giới, hiện nay sắn được trồng
ở hơn 100 quốc gia trên thế giới với diện tích khoảng 18,96 triệu ha, sắn chủ yếu được
dùng để sản xuất tinh bột xuất khẩu sang các nước khác. Sản lượng sắn trên thế giới
được thể hiện qua bảng 1.1.
Bảng 1.1. Sản lượng sắn trên thế giới năm 2001
STT

Quốc gia

Sản lượng(triệu tấn/ha)

1

Nigeria

33,85

2


Brazin

24,50

3

Thái Lan

18,23

4

Indonexia

15,96

5

Congo

15,80

6

Ghana

7,85

7


Ấn Độ

5,76

8

Tanzania

5,80

9

Mozambique

5,36

10

Trung Quốc

3,75
6


11

Các nước khác

38,73


Tổng

18,96

Từ xưa đến nay Việt Nam là đất nước trồng nhiều sắn nhờ vào đặc điểm đất đai,
khí hậu thuận lợi. Ngày nay, cùng với sự phát triển cây sắn đang dần hội nhập và trở
thành cây công nghiệp. Ngành sản xuất tinh bột sắn là một ngành đang được chú trọng
và thu hút đầu tư của nhiều nhà sản xuất. Cùng với ưu thế đất đai, khí hậu thuận lợi Việt
Nam đã trở thành nước xuất khẩu tinh bột sắn lớn thứ 3 trên thế giới, sau Thái Lan và
Inđonexia. Sản phẩm tinh bột sắn của nước ta chủ yếu là dành cho xuất khẩu sang các
nước như: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, các nước Châu Âu, Châu Á Thái Bình
Dương…tinh bột sắn đã trở thành một trong 7 mặt hàng xuất khẩu mới có triển vọng
được chính phủ quan tâm. Sự phát triển của ngành tinh bột sắn đã góp phần giải quyết
việc làm cho nhiều người dân lao động, đặc biệt là người nông dân. Sự phát triển của
ngành tinh bột sắn sẽ góp phần giúp nước ta hội nhập với khu vực và thế giới một cách
hiệu quả hơn bởi chính đặc điểm “tồn cầu” của nó.
Ngành tinh bột sắn là một trong các ngành cơng nghiệp mới ra đời và đang nhanh
chóng được mở rộng. Cả nước hiện có 64 nhà máy sản xuất tinh bột sắn và dự kiến sẽ
xây dựng thêm một số nhà máy tại miền Trung, Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ…
I. 2. Vai trị và vị trí của ngành tinh bột sắn trong nền kinh tế quốc dân
Ngành tinh bột sắn được coi là một trong các ngành có lợi thế nhất nước ta bởi
điều kiện đất đai, khí hậu thích hợp để trồng và phát triển cây sắn, hơn nữa nước ta là
một nước đông nông dân vốn có nghề truyền thống trồng sắn, số vốn đầu tư khơng lớn
và có vị trí ngày càng quan trọng trong chiến lược xuất khẩu của nước ta. Sự phát triển
của ngành tinh bột sắn Việt Nam trong những năm gần đây đã thu hút nhiều lao động,
trong các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ngành tinh bột sắn đã tạo việc làm cho gần 7
nghìn lao động nữ ( chiếm 20% ). Sự phát triển của ngành tinh bột sắn sẽ góp phần thúc
đẩy nền kinh tế nước ta một cách hiệu quả và giúp nước ta hội nhập kinh tế với khu vực
và thế giới một cách dễ dàng hơn.

Ngành tinh bột sắn là một trong các ngành cơng nghiệp tuy chỉ mới ra đời nhưng
đã nhanh chóng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân bởi doanh thu hằng
7


năm là không nhỏ .Trong những năm qua ngành tinh bột sắn Việt Nam đã đạt được
những kết quả khá ấn tượng : giá trị sản xuất công nghiệp tinh bột sắn tăng trưởng bình
quân hàng năm được thể hiện trong bảng 1.2 .
Bảng 1.2. Giá trị sản xuất công nghiệp của ngành
tinh bột sắn qua một số năm

Năm

2003

2004

2005

2006

2007

Giá trị sản xuất
công nghiệp của
ngành tinh bột sắn
(tỷ USD)
Tỷ lệ tăng(%)

1.26


1.54

2.0

2.34

3.0

Giá trị trung
bình
1.628

-

22.22

22.87

17

28.2

22.57

Ngành tinh bột sắn có kim ngạch xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước (bảng
1.3) và chiếm một vị trí nhất định trong các ngành xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu
tinh bột sắn ngày càng được mở rộng , thu hút nhiều lao động và vốn đầu tư nước
ngồi. Năm 2008 là một năm thành cơng đối với ngành tinh bột sắn Việt Nam, kim
ngạch xuất khẩu đạt 2,6 tỷ USD, đặc biệt là thị trường Châu Âu tuy bị áp đặt mức

thuế và sự cạnh tranh khốc liệt nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt 2,6 triệu EUR và
vươn lên trong tốp 2 nhà cung cấp tinh bột sắn lớn cho EU sau Thái Lan.
Bảng 1.3. Kim ngạch xuất khẩu tinh bột sắn việt nam

Năm
2005
2006
2007
2008

Kim ngạch xuất khẩu

Tỷ lệ tăng kim ngạch XK

(tỷ USD)
1,34
1,6
2,1
2,6

(%)
19,4
31,25
23,8

Tuy là một ngành công nghiệp mới ra đời nhưng những kết quả mà ngành tinh
bột sắn đạt được đáng để chúng ta hy vọng về một ngành tinh bột sắn phát triển trong
tương lai. Đứng trước những cơ hội và thách thức, mục tiêu chiến lược phát triển ngành
tinh bột sắn đến năm 2020 là “ phát triển ngành tinh bột sắn trở thành ngành xuất khẩu
8



quan trọng, thoả mãn ngày càng cao nhu cầu trong nước, tạo nhiều việc làm cho người
lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc với khu vực và thế giới ”.
I.3. Đặc điểm của ngành tinh bột sắn Việt Nam
Hiện nay cả nước có gần 70 doanh nghiệp tinh bột sắn lớn nhỏ có vốn đầu tư
trong nước ( chưa tính các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngồi và cơng ty liên
doanh với nước ngồi ). Ngành tinh bột sắn nước ta có sự đa dạng về quy mô sản xuất từ
các nhà máy có quy mơ sản xuất lớn ( Nhà máy tinh bột sắn Đắc Lắc có gần 1000 lao
động, trên 400 thiết bị, công suất 500 tấn sản phẩm /ngày, thị trường xuất khẩu: Trung
Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU; Nhà máy tinh bột sắn Hoài Hảo: 700 lao động, công
suất 800 tấn củ / ngày, thị trường xuất khẩu: Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài
Loan ) đến các cơ sở sản xuất vừa ( Nhà máy tinh bột sắn Quảng Ngãi : 06 máy mài,08
máy phân ly, 02 phòng sấy, gần 200 lao động, kim ngạch xuất khẩu 20 triệu USD năm
2007 ) đến các doanh nghiệp nhỏ hơn ( Nhà máy tinh bột sắn Ngọc Thạch có cơng suất
100 tấn củ / ngày, nhà máy tinh bột sắn Earbia với công suất 100 – 150 tấn củ / ngày,
nhà máy tinh bột sắn Yên Bình công suất 160 tấn củ / ngày), và nhỏ hơn nữa là các hộ
gia đình làm thủ cơng….Ngành cơng nghiệp tinh bột sắn hầu như phát triển trên toàn bộ
lãnh thổ Việt Nam.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được ngành tinh bột sắn vẫn còn tồn tại một số
vấn đề cơ bản, đó là tốc độ phát triển cịn chậm, chưa ổn định, mặt khác là do thiếu
nguồn vốn đầu tư trang thiết bị, công nghệ và nguyên liệu cho sản xuất. Cơng nghệ và
thiết bị vẫn cịn sử dụng thiết bị của thập niên 70, 80.. thậm chí có những thiết bị được
sản xuất từ những năm 1960. Sự đầu tư trang thiết bị mới chỉ dừng lại ở mức độ chắp vá,
không đồng bộ, thiết bị mới nằm xen kẽ thiết bị cũ nên hiệu suất sản xuất chưa cao, hiệu
quả việc đầu tư còn hạn chế. Ngành tinh bột sắn Việt Nam mới chỉ cung cấp được
khoảng 20% nhu cầu tinh bột trong nước và chỉ chiếm một phần nhỏ nhu cầu của thị
trường xuất khẩu.
Thực tế này đòi hỏi ngành tinh bột sắn phải được đổi mới cơng nghệ, trang thiết
bị và cần có sự quan tâm, đầu tư đúng mức hơn nữa. Đó là con đường để nghành tinh bột

sắn phát triển.
9


Trong tương lai ngành tinh bột sắn sẽ phát triển theo hướng hồn thiện các cơng
nghệ cổ điển, rút ngắn các khâu bằng các tổ hợp thiết bị đa năng, tự động hố các quy
trình kỹ thuật và hệ thống điều khiển, hạn chế hoá chất, giảm định mức nước và nâng
cao hiệu suất thu hồi tinh bột, nhằm mục đích nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm,
tiết kiệm năng lượng và hố chất sử dụng, tạo mơi trường làm việc an tồn và bảo vệ mơi
trường sống.
I.4. Quy trình sản xuất tinh bột sắn ở Việt Nam
Quá trình sản xuất tinh bột sắn cũng là quá trình gồm nhiều cơng đoạn. Có thể
tóm tắt gồm có 3 cơng đoạn chính sau:
1. Cơng đoạn làm sạch ngun liệu : Ngun liệu chính là sắn tươi cịn lẫn các tạp
chất như bụi, tạp chất, đất, cát, cỏ rác,vỏ…Nguyên liệu sắn tươi được trộn đều, cọ sát để
làm tróc vỏ ( được thực hiện bởi máy tách vỏ ) và được rửa sạch bằng các tia nước phun.
Sau quá trình làm sạch sắn thu được ở dạng các củ sắn đã được loại sạch vỏ và đất cát.
2. Công đoạn nghiền mài, tách chiết : Là quá trình làm nhỏ nguyên liệu để tách
tinh bột ra khỏi các thành phần khác trong củ. Quá trình nghiền được thực hiện bởi các
thiết bị nghiền, sau khi nghiền các hợp chất xyanide trong củ sắn tác dụng với khơng khí
tạo ra màu cho tinh bột nên người ta thường cho vào các dung dịch Na 2SO3, H2SO4 hoặc
khí SO2 để khử các hợp chất có màu và ngăn chặn vi sinh vật. Sau khi nghiền thu được
hỗn hợp ở dạng dịch nhão.
Quá trình tách chiết tinh bột được tiến hành sau quá trình nghiền. Bã, dịch bào,
nước cũng như các thành phần khác trong củ sắn được loại bỏ bằng các thiết bị phân ly,
ly tâm đặc biệt, tinh bột được thu hồi. Sau quá trình này người ta thu được tinh bột thuần
khiết cịn ở dạng dịch đặc.
3. Cơng đoạn sấy, đóng bao : Tinh bột ướt được đưa vào ống sấy để giảm độ ẩm,
khi đạt được độ ẩm thích hợp dưới dạng bột khô sẽ được đưa vào sàng phân loại. Tinh
bột khơ được đóng bao ngay để tránh hút ẩm, nhiễm mùi và nhiễm vi sinh vật. Bột thành

phẩm được đưa vào kho và đưa đi tiêu thụ.
Nguyên liệu đầu
Bóc vỏ, tách tạp chất
10

chất thải rắn
(bã vỏ, tạp chất)


nước

Nước thải
( vỏ, đất, cát)

Rửa củ

Băm nhỏ
H2SO4
Nghiền nhỏ
H2SO4

chất thải rắn
(bã sắn)
Tách ly, tách xơ
Dịch
bột
loãng

nước
nước


Phân ly tách
dịch bào

Nước thải

( H2SO4,tinh bột, các chất hữu
cơ)

Ly tâm tách H2O
Khí thải ( khí
lị hơi)

Khí nóng
Sấy khơ

Bụi bột
Sàng và đóng bao

Sản phẩm

CHƯƠNG II
HIỆN TRẠNG MƠI TRƯỜNG NGÀNH CƠNG NGIỆP TINH BỘT SẮN
Ngành cơng nghiệp tinh bột sắn đang tác động đến môi trường bởi những dạng chất
thải sau:
11


I.3.2.1. Nước thải
Theo số liệu thống kê, hàng năm ngành tinh bột sắn thải ra môi trường khoảng 240

– 300 triệu m3 nước thải/năm. Trong đó mới chỉ khoảng 10% tổng lượng nước thải đã
qua xử lý, số còn lại đều thải thẳng vào nguồn tiếp nhận.
Nước thải tinh bột sắn phát sinh chủ yếu trong công đoạn rửa củ và chiết bột. Nhu
cầu sử dụng nước trong nhà máy tinh bột sắn là rất lớn và thay đổi theo mùa vụ nguyên
liệu. Nhu cầu sử dụng nước cho 1 tấn sản phẩm bột khoảng 25-40m 3 và thải ra khoảng từ
20-38m3.
Bảng 1.5. Đặc trưng nước thải mỗi công đoạn
Các cơng đoạn
Rửa củ

Tinh chế bột

Chất ơ nhiễm trong

Đặc tính của nước thải

nước thải
Vỏ lụa, tạp chất, đất, cát,

Trung tính, COD chiếm 3 - 7% tổng tải

cỏ rác…

lượng COD, BOD thấp chiếm 2 - 5%

Tinh bột, dịch bào, xơ

tổng tài lượng BOD.
Có tính axít, TS cao, COD chiếm 85 –


mịn, pectin, Cyanua, cặn

95% tải lượng COD, BOD cao chiếm

không tan và các thành

90-95% tổng tải lượng BOD.

phần hữu cơ khác…
Mặt khác do có một lượng tinh bột đáng kể thốt ra nên nước thải càng có độ ơ
nhiễm cao. Mỗi ngày các nhà máy sử dụng hàng trăm nghìn tấn nguyên liệu sắn để sản
xuất, độ tận trích tinh bột nằm trong khoảng 80-95%. Như vậy một lượng lớn tinh bột đã
thải ra ngồi gây ơ nhiễm mơi trường (Bảng 1.4). Đặc tính nước thải của hai cơng đoạn
rửa củ và tách chiết bột được thể hiện trong bảng 1.5.
Bảng 1.4 Lượng tinh bột thải ra qua các năm
Lượng sắn tiêu thụ

Lượng tinh bột

2006
2007

(triệu tấn/năm)
7700
9896

thải ra môi trường (triệu tấn/năm)
385 – 770
494-989


2008

10050

502,5 - 1005

Năm

12


Đặc trưng quan trọng nhất của nước thải từ các cơ sở tinh bột sắn là sự dao
động rất lớn về lưu lượng theo mùa vụ. Do đặc điểm nước thải ngành tinh bột
sắn chứa nhiều tinh bột, các axít hữu cơ ,xơ,cặn.. nên hầu hết nước thải từ các
cơ sở tinh bột sắn hàm lượng chất hưu cơ, tổng chất rắn đều cao và có tính axít.
Lưu lượng và đặc trưng nước thải của một số doanh nghiệp được thể hiện trong
bảng 1.6.
Bảng 1.6. Đặc trưng nước thải của một số doanh nghiệp tinh bột sắn

STT

Tên doanh nghiệp

1

N.máy tinh bột

Lưu
lượng
m3/ngày

2.500 –

2

săn Ear Bia
N.máy tinhbột sắn

3.500
1.500 –

3

Ngọc Thạch
N.máy tinhbột sắn

3.000
11.500 –

4

Đắc Lắc
N.máy tinh bột sắn

13.500
10.200 –

5

Hoài Hảo
N.máy tinh bột sắn


13.000
2.500 –

6

Yên Bình
N.máy tinh bột sắn

4.000
5.500 –

7

Tây Ninh
N.máy tinh bột sắn

8.500
6.000

Các thong số ơ nhiễm mơi trường
PH
COD
BOD5
TS
mg/l
mg/l
mg/l
5,7


9.000

5.500

3.000

5,9

8.500

5.000

3.500

5,9

14.000

8.500

4.200

6,05

13.000

8.000

4.000


6,08

9.000

5.000

2.700

6,0

10.000

6.500

3.300

6,07
11.000
7.000
3.000
Bình Phước
- 8.000
TCVN 5945 - 2005
5,5 - 9
80
50
100
(loại B)
Nước thải các doanh nghiệp có thơng số ô nhiễm đều vượt quá giới hạn cho phép:
+ Hàm lượng TS vượt quá TCVN 5945 – 2005 (loại B) từ 30 – 65 lần.

+ COD cao hơn TCVN 5945-2005 (Loại B) từ 106,2 - 175 lần
+ BOD5 vượt TCVN 5945 – 2005 (loại B) 100-170 lần.

13


+ Chỉ số PH dao động trong khoảng nhỏ và nằm trong khoảng cho phép của TCVN
5945 – 2005 (loại B).
Như vậy nước thải của ngành tinh bột sắn hiện nay là vấn đề mơi trường mang tính
thời sự và cấp thiết, cần thiết phải được giải quyết nhằm bảo vệ môi trường và tạo cơ sở
để ngành tinh bột sắn phát triển một cách bền vững.
I.3.2.3. Khí thải
Nguồn phát sinh và thành phần khí thải của ngành cơng nghiệp tinh bột sắn bao
gồm:


Khí thải lị hơi được phát sinh từ quá trình đốt cháy nhiên liệu, than, dầu FO, dầu DO.

Khí thải của lị hơi phát thải vào mơi trường với diện rộng một lượng lớn các chất thải độc hại
hầu như chưa được xử lý. Những loại lò hơi chạy bằng than mới chỉ xử lý được một phần bụi
than, còn các loại khác hầu như chưa được xử lý.


Các khí sinh ra do q trình phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước thải và bã

ngoài mơi trường.


Hơi HCN phát sinh trong q trình chiết bột.




Bụi sinh ra bởi phương tiện vận chuyển nguyên liệu.



Bụi từ cơng đoạn sàng, sấy , đóng bao.
Chất lượng khơng khí tại khu vực sản xuất của các doanh nghiệp tinh bột sắn Việt

Nam hầu như chưa ô nhiễm, tuy nhiên cũng có một số cơ sở đã có dấu hiệu nhiễm bởi
khí sinh ra do phân hủy chất thải để ngồi mơi trường chưa được xử lý. Hàm lượng các
chất ô nhiễm trong không khí tại khu vực sản xuất của một số doanh nghiệp được thể
hiện trong bảng 1.7.
Bảng 1.7. Chất lượng mơi trường khơng khí tại khu vực sản xuất
TT

Tên doanh nghiệp

1

N.máy tinh bột sắn Ngọc

2
3

Thạch
N.máy tinh bột sắn n Bình
N.máy tinh bột sắn Hồi Hảo

Hàm lượng các chất ô nhiễm

NOx
SO2
H2S
Bụi
3
3
3
mg/m
mg/m
mg/m
mg/m3
0,08

0,012

0,3

0,15
0,3

0,086
0,34

0,14
0,232

0,3
0,4

14


0,13


4
5

N.máy tinh bột sắn Đắc Lắc
N.máy tinh bột sắn Tây Ninh
TCVN 5937 - 2005

0,4
0,23
0.4

0,43
0,25
0.5

0,27
0,13
0.3

0,45
0,3
0.3

I.3.2. Chất thải rắn.
Chất thải rắn của ngành công nghiệp tinh bột sắn bao gồm các loại sau:
+ Bã từ quá trình lọc bột.

+ Vỏ, tạp chất, đất cát từ cơng đoạn bóc vỏ, rửa, xỉ của lò hơi.
+ Các cặn trong nước thải.
+ Rác thải sinh hoạt.
Lượng chất thải rắn phát sinh của một số doanh nghiệp tinh bột sắn được thể hiện
bảng 1.8.
Mỗi năm lượng chất thải của ngành tinh bột sắn khoảng trên 1.1 triệu tấn. Lượng
chất thải rắn được các doanh nghiệp rất chú trọng và thu gom, phân loại. Phần lớn được
tái sử dụng cịn một phần được mang đi chơn lấp, nên vấn đề ô nhiễm chất thải rắn của
ngành tinh bột sắn ảnh hưởng không nhiều đến chất lượng môi trường xung quanh, ơ
nhiễm chỉ mang tính cục bộ.
Bảng 1.8. Lượng chất thải rắn phát sinh của một số cơ sở tinh bột sắn

Vỏ,
STT

Tên doanh nghiệp

1

N.máy tinh bột sắn

2

Ngọc Thạch
N.máy tinh bột sắn

3

Đắc Lắc
N.máy tinh bột sắn


4

Tây Ninh
N.máy tinh bột sắn
Yên Bình

tạp



chất, đất

Tấn/ngày

Tổng
Xỉ than

lượng

cát
Tấn/ngày

Tấn/ngày

37.85

7.1

0.15


rác
Tấn/ngày
45.1

523

80.1

-

265

40

-

40.2

9.3

0.3

I.3.2.4. Các yếu tố khác.
15

603.1
305
49.8



Tiếng ồn: Tiếng ồn là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến môi trường lao
động của công nhân tại các cơ sở tinh bột sắn. Với hiện trạng sử dụng thiết bị ở Việt
Nam hiện nay thì tiếng ồn của các cơ sở tinh bột sắn đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép
từ 5- 10 dBA. Nguồn phát sinh tiếng ồn chủ yếu là ở các công đoạn phân phối, tách vỏ
và ly tâm chiết bột. Tiếng ồn tại khu vực sản xuất của một số cơ sở tinh bột sắn được thể
hiện trong bảng 1.9.
Nhiệt độ: Chủ yếu được sinh ra từ lị hơi và cơng đoạn sấy, chênh lệch nhiệt độ
tại khu vực này thường cao hơn nhiệt độ môi trường xung quanh từ 5 -10 oC. Tuy nhiên ơ
nhiễm này chỉ mang tính cục bộ và chỉ ảnh hưởng trong nội bộ khu vực sản xuất và
người lao động.
Bảng 1.9. Tiếng ồn tại một số cơ sở tinh bột sắn
STT
Tên doanh nghiệp
Giá trị đo (dBA)
1
N.máy tinh bột sắn Quảng Nam
69-74
2
N.máy tinh bột sắn Ear Bia
70-74
3
N.máy tinh bột sắn Kom Tum
73-80
4
N.máy tinh bột sắn Bình Phước
73-77
TCVN 3985 - 2005 (Tiếng ồn công nghiệp)
70
TCVN 3985 – 2005 (Khu vực sản xuất)

90
Qua bảng 1.9 cho thấy tiếng ồn tại khu vực sản xuất của các doanh nghiệp tinh
bột sắn thường vượt quá TCVN 5980- 1995 từ 5-10 dBA.
Tóm lại, ngành tinh bột sắn Việt nam đóng góp một phần không nhỏ vào mức tăng
trưởng GDP cũng như giá trị xuất khẩu, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn cơng nhân,
trong đó có cả lao động nữ. Nhưng bên cạnh đó ngành vẫn cịn tồn tại một số vấn đề: tốc
độ phát triển cịn chậm, cơng nghệ và thiết bị lạc hậu không đồng bộ, thiếu vốn đầu tư,
thiếu nguồn nguyên liệu cho sản xuất, vấn dề môi trường chưa được quan tâm và đầu tư
đúng mức…Do vậy, hoạt động sản xuất của ngành đã tác động xấu đến môi trường, đặc
biệt là ảnh hưởng của nước thải. Trước những thực tế trên đòi hỏi ngành tinh bột sắn cần
có sự quan tâm, đầu tư đúng mức nhằm phát triển một cách bền vững.
II.5. Hiện trạng môi trường nhà máy tinh bột sắn Quảng Ngãi
Nhà máy tinh bột sắn Quảng Ngãi là một trong những cơ sở chế biến tinh bột có qui
mơ ở miền Trung.
16


Ban đầu nhà máy sản xuất với công suất 50 tấn sản phẩm/ngày.Đến năm 2005 nhà
máy tăng công suất lên 150 tấn sản phẩm/ngày. Từ năm 2007 đến nay nhà máy sản xuất
với công suất 200 tấn sản phẩm/ngày. Nhà máy đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng
ngàn nơng dân và đóng góp một phần khơng nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương và đất nước. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng phát sinh nhiều vấn đề mơi trường có
liên quan, đó là các chất thải phát sinh dưới dạng nước thải, khí thải, chất thải rắn.
II.5.1. Khí thải
Khí thải của nhà máy tinh bột sắn phát sinh từ các nguồn:
+ Khí thải từ lị đốt dầu tạo khí nóng để sấy khơ sản phẩm. Nhà máy dùng dầu FO để đốt
lò tạo khơng khí nóng cho q trình sấy khơ tạo bột thành phẩm.
+ Bụi phát sinh do hoạt động của các phương tiện giao thơng ra vào nhà máy, trong q
trình xe chạy và bốc xếp nguyên liệu, sản phẩm cũng gây ô nhiễm bụi cho khu vực xung
quanh nhà máy.

+ Bụi phát sinh từ khu vực tập kết nguyên liệu và đóng bao thành phẩm. Lượng tinh bột
này thu lại để tái sử dụng.
+ Các khí phát sinh do quá trình phân huỷ sinh học từ các hồ sinh học, các chất thải rắn
thường chứa các thành phần H2S, CH4, mecaptan...Tạo mùi hơi thối khó chịu. Tuy nhiên
lượng khí thải này phát sinh không lớn, phạm vi ảnh hưởng hẹp.
II.5.2. Chất thải rắn
Chất thải rắn phát sinh từ các nguồn sau:
+ Vỏ củ và tạp chất (đất, cát...) ở công đoạn rửa và bóc vỏ, lượng chất thải này nhà máy
xử lý bằng chôn lấp.
+ Bã sắn từ công đoạn tách, trích ly chiết suất. Bã này dùng làm thức ăn gia súc, hoặc
phân bón hữu cơ vi sinh. Nhà máy bán lượng bã sắn này cho các công ty chế
biến thức ăn gia súc.
+ Bùn từ công đoạn xử lý nước thải hiện nay chưa được xử lý, mà chủ yếu thải ra suối
gần nhà máy và nạo vét bỏ tại bờ các hồ sinh học.
II.4.3. Nước thải
Cùng với khí thải và chất thải rắn, nước thải là vấn đề cần xử lý quan trọng nhất đối
với nhà máy chế biến tinh bột sắn Quảng Ngãi hiện nay.
Nhà máy sản xuất tinh bột sắn Quảng Ngãi có cơng suất 200 tấn sản phẩm/ ngày theo
công nghệ của Thái Lan. Đây là cơng nghệ có quy trình sử dụng nước khá hợp lý.

17


Định mức vật tư, nhiên liệu sản xuất tinh bột sắn Quãng Ngãi được thể hiện dưới bảng
sau.
Bảng II.3. Định mức vật tư, nhiên liệu, nguyên liệu (cho một tấn sản phẩm)
Tên vật tư

Đơn vị


Định mức tiêu hao

Sắn củ tươi

tấn

3,4 – 3,7

Nước

m3

32

Dầu FO

l

39

Điện

kw/h

175

Bao bì

cái


20

Với định mức 32m3 nước/tấn sản phẩm, nước được sử dụng chủ yếu trong quá trình
phân ly tách dịch một phần lượng nước này được tái sử dụng cho cơng đoạn rửa củ, bóc
vỏ.
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất tinh bột sắn của nhà máy kèm theo dịng thải thể hiện
ở hình II.2
Nước thải của nhà máy có độ ơ nhiễm rất cao: COD = 10000 mg/l, BOD = 6500 mg/
l, SS = 3500 mg/l (số liệu từ phịng thí nghiệm nhà máy tinh bột sắn Quảng Ngãi). Hằng
ngày nhà máy thải ra một lượng lớn nước thải gây ô nhiễm cho khu vực nhà máy và mơi
trường xung quanh.
Tóm lại, các dạng chất thải của nhà máy như: Nước thải, khí thải, bụi, chất thải rắn.
Trong đó nước thải là nguồn gây ra ơ nhiễm chính. Các dạng chất thải cịn lại gây ảnh
hưởng khơng lớn, ơ nhiễm chỉ mang tính cục bộ. Vì nước thải là thành phần gây ơ nhiễm
chính nên nhà máy cần có sự quan tâm đúng mức để tiến đến phát triển bền vững.

18


Nước sạch

Sắn củ tươi

Bóc vỏ, tách tạp chất

Rửa củ

Vỏ lụa, tạp chất

Nước thải rửa củ


Băm nhỏ và mài

Tách bã thô

Tách dịch bào

Tách bã tinh

Phân ly

Bã tươi dùng làm
làm thức ăn cho
gia súc

Ly tâm tách nước

Sấy khơ

Nước thải

Đóng bao
Sản phẩm
Hình II.2.Sơ đồ công nghệ sản xuất tinh bột sắn kèm theo dòng thải tại nhà máy
chế biến tinh bột sắn Quảng Ngãi

19


II.6. Ảnh hưởng của các dạng ô nhiễm

Ảnh hưởng của nước thải
- Nước thải có BOD, COD cao làm cho nồng độ oxy hòa tan (DO) bị suy giảm,
gây ức chế q trình hơ hấp của các lồi thủy sinh. Khi phân hủy các yếm khí sẽ sinh ra
các khí độc như: H2S, mêtan....
- Q trình chuyển hóa tinh bột thành axit hữu cơ làm cho pH nước thải giảm
( mang tính axit) gây ảnh hưởng rất lớn đến các lồi thủy sinh, gây ức chế làm chúng
khơng thể sống được hoặc phải di chuyển đi nơi khác. Ngoài ra pH thấp gây ăn mịn các
cơng trình thốt nước và các thiết bị xử lý chất thải.
- TS cao làm lắng đọng và thu hẹp diện tích các mương dẫn.
- Nước thải có độ màu sẽ ngăn cản q trình quang hợp của tảo làm thiếu oxy
trong nước, giảm tầm nhìn của động vật thủy sinh và ảnh hưởng tới mơi trường cảnh
quan.
Ảnh hưởng của khí thải:
- Tác hại của bụi và khí lị đốt:
Đối với con người: khi tiếp xúc với bụi và khí thải trong thời gian dài thì sẽ mắc
một số chứng bệnh sau:Viêm mũi, viêm phế quản, viêm phổi, viêm giác mạc....
Đối với thực vật: bụi bám trên lá cây sẽ làm giảm khả năng quang hợp của cây
xanh dẫn đến giảm năng suất cây trồng, cây trồng chậm phát triển.
Đối với trang thiết bị, công trình: bụi bám trên bề mặt các thiết bị và cơng trình sẽ
làm giảm tuổi thọ thiết bị, cơng trình.
Khí lị đốt : COx, SO2, NOx... các khí này thải ra gây tác hại lâu dài với tầng ôzôn
như: hiệu ứng nhà kính, suy giảm tầng ơ zơn...
Hơi HCN và các khí : H 2S, NH3, Indol, xeton và khí lị đốt khi tiếp xúc lâu dài gây
khó chịu, chóng mặt, đau đầu, mỏi mệt, buồn nôn...
Ảnh hưởng của nhiệt độ và tiếng ồn
Chủ yếu ảnh hưởng tới con người, như gây các bệnh về thần kinh, đau dầu, chóng
mặt, mệt mỏi, giảm sự tập trung lao động dẫn đến tai nạn lao động, gây bệnh điếc nghề
nghiệp, giảm năng suất làm việc của công nhân. Đặc biệt nhiệt độ càng cao thì khí HCN
và khí từ các hồ bốc hơi càng nhiều và làm cho mơi trường khơng khí càng trở nên ô
nhiễm hơn.

20



×