Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng ở trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi tại bệnh viện nhi đồng cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ



ĐINH NGUYỄN TƯỜNG

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH
SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ
VIÊM PHỔI MẮC PHẢI CỘNG ĐỒNG
Ở TRẺ EM TỪ 6 THÁNG ĐẾN 5 TUỔI
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

CẦN THƠ, 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ



ĐINH NGUYỄN TƯỜNG

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH
SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ
VIÊM PHỔI MẮC PHẢI CỘNG ĐỒNG
Ở TRẺ EM TỪ 6 THÁNG ĐẾN 5 TUỔI
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ


LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
Chuyên nghành: Dược Lý - Dược Lâm Sàng
Mã số: 8720205

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS.TS. BÙI TÙNG HIỆP
2. ThS. ĐỖ VĂN MÃI

CẦN THƠ, 2021


CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn này, với đề tựa là “Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh
trong điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng ở trẻ em từ 6 tháng đến 5
tuổi tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ”, do học viên Đinh Nguyễn Tường
thực hiện theo sự hướng dẫn của GS.TS. Bùi Tùng Hiệp. Luận văn đã đ ư ợ c
báo cáo và được Hội đồng chấm luận văn thông qua ngày 28 tháng 08 năm
2021.

Ủy viên

Ủy viên - Thư ký

(Ký tên)

(Ký tên)

---------

----------


Phản biện 1

Phản biện 2

(Ký tên)

(Ký tên)

---------

----------

Người hướng dẫn khoa học
(Ký tên)

Chủ tịch Hội đồng
(Ký tên)
----------

GS.TS. Bùi Tùng Hiệp


i
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Bộ môn Dược lý Dược lâm sàng, Phòng đào tạo Sau đại học Trường Đại học Tây Đô và Ban Giám
đốc Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ đã cho phép, tạo điều kiện thuận lợi nhất để tơi
được học tập và hồn thành luận văn.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Bùi Tùng Hiệp, Giảng viên
Cao cấp, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã trực tiếp hướng dẫn,

tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm q báu trong
suốt q trình thực hiện và hồn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ths. Đỗ Văn Mãi, Phó Trưởng Khoa Dược Điều dưỡng, Trường Đại học Tây Đô, đã dành thời gian hướng dẫn cho tơi trong
suốt q trình thực hiện nghiên cứu.
Tơi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của các thầy cơ
giảng viên Bộ mơn Dược lý - Dược lâm sàng, trường Đại học Tây Đô đã chia sẻ,
giải đáp các vướng mắc của tôi trong quá trình làm luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ
đã cho phép, tạo điều kiện giúp tơi hồn thành luận văn này. Tôi xin cảm ơn, bạn
bè đồng nghiệp tại đơn vị đã giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn
tốt nghiệp này.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, chia
sẻ, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập tại Trường Đại học Tây Đô.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TP.Cần Thơ, ngày 19 tháng 06 năm 2021
Học viên

Đinh Nguyễn Tường


ii
TĨM TẮT
Đề tài: “Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi
mắc phải cộng đồng ở trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Nhi đồng Cần
Thơ”.
Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu hồi cứu mơ tả trên 140 bệnh nhi
được chẩn đốn viêm phổi cộng đồng, nhập viện điều trị tại bệnh viện Nhi đồng
Cần Thơ từ tháng 10/2020 đến tháng 12/2020. Có 55,71% bệnh nhân đã dùng
kháng sinh trước khi nhập viện. Kháng sinh được sử dụng nhiều nhất để điều trị
viêm phổi tại bệnh viện là các penicilin/chất ức chế betalactamase chiếm 44,44%.

Với bệnh nhân viêm phổi, tỷ lệ lựa chọn phác đồ đơn độc để điều trị ban đầu là
89,47% và phác đồ phối hợp là 10,53%. Với bệnh nhân viêm phổi nặng, tỷ lệ lựa
chọn phác đồ đơn độc đã giảm còn 74,14%, còn lựa chọn phác đồ phối hợp tăng
lên 25,83%. Số lần thay đổi phác đồ trong quá trình điều trị trung bình là 1,43 ±
0,56 lần. Lý do chính dẫn đến việc thay đổi phác đồ là triệu chứng lâm sàng được
cải thiện (chiếm 43,75%). Tỷ lệ phác đồ điều trị ban đầu không phù hợp tương
đối cao 88,57%. Hiệu quả điều trị VPCĐ tại bệnh viện tương đối cao, các bệnh
nhân viêm phổi khỏi và đỡ trước khi ra viện, với tỷ lệ lần lượt là 75,0% và 25,0%.
Kết luận: Kháng sinh được sử dụng nhiều nhất để điều trị viêm phổi tại bệnh viện
là các penicilin/chất ức chế betalactamse. Với bệnh nhân viêm phổi, lựa chọn phác
đồ đơn độc (89,47%) và phác đồ phối hợp (10,53%). Với bệnh nhân viêm phổi
nặng, lựa chọn phác đồ đơn độc giảm còn 74,14%, phác đồ phối hợp tăng lên
25,83%. Lý do chính dẫn đến việc thay đổi phác đồ là triệu chứng lâm sàng được
cải thiện. Thời gian điều trị cũng như thời gian sử dụng kháng sinh tăng theo mức
độ bệnh. Tỷ lệ phác đồ điều trị ban đầu không phù hợp tương đối cao. Có 71 kháng
sinh được dùng có liều cao hơn khuyến cáo, 31 trường hợp thấp hơn khuyến cáo.
Hiệu quả điều trị VPCĐ tại bệnh viện tương đối cao, các bệnh nhân viêm phổi
khỏi và đỡ trước khi ra viện, với tỷ lệ lần lượt là 75,0% và 25,0%. Khơng có
trường hợp nào nặng hơn lúc nhập viện.
Từ khóa: viêm phổi cộng đồng, trẻ em, kháng sinh.


iii
ABSTRACT
The topic: "Analyzing the situation of antibiotic use in the treatment of
community pneumonia in children aged 6 months to 5 years at Can Tho Children’s
Hospital”.
Subjects and methods: retrospective-descriptive study on 140 children
diagnosed with community pneumonia, hospitalized for treatment at Can Tho
Children’s Hospital from October 2020 to December 2020. 55.71% of patients

were taking antibiotics before hospitalization. Antibiotics used the most to treat
pneumonia at hospital were penicillins/betalactamse inhibitors, accounting for
44.44%. For pneumonia patients, the rate of choosing the single regimen for initial
treatment was 89.47% and the combination regimen was 10.53%. For patients
with severe pneumonia, the rate of choosing of single regimen had decreased to
74.14%, while the choice of combination regimen had increased to 25.83%. The
average number of regimen changes during treatment was 1.43 ± 0.56 times. The
main reason for the change in the regimen was improved clinical symptoms
(43.75%). The percentage of non-reasonable initial treatment regimen was
relatively high at 88.57%. The effectiveness of treatment of community
pneumonia in the hospital was relatively high, pneumonia patients get recovery
and better result before discharge, with rates of 75.0% and 25.0%, respectively.
Conclusion: The most commonly used antibiotics for treating commnity
pneumonia at hospital were penicillins/betalactamse inhibitors. For pneumonia
patients, a single regimen (89.47%) and a combination regimen (10.53%) was
chosen. For patients with severe pneumonia, the choice of the single regimen
decreased to 74.14%, the combination regimen increased to 25.83%. The main
reason for the modification of the regimen was the improvement of clinical
symptoms. The duration of treatment as well as the duration of antibiotic use
increased with the severity of the disease. The proportion of the initial treatment
regimen that was not appropriate was relatively high. There were 71 antibiotics
used with higher than recommended doses, 31 cases lower than recommended.
The effectiveness of treatment of community pneumonia in the hospital was
relatively high, pneumonia patients get recovery and better result before
discharge, with rates of 75.0% and 25.0%, respectively. There were no more
severe cases than at hospital admission.
Keywords: pneumonia, children, antibiotics.


iv

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kỳ cơng trình khoa ho ̣c nào khác.
TP.Cần Thơ, ngày 19 tháng 06 năm 2021
Tác giả luận văn

Đinh Nguyễn Tường


v
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................... 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Ở TRẺ EM ................... 3
1.1.1. Định nghĩa ........................................................................................ 3
1.1.2. Tình hình dịch tễ ............................................................................... 4
1.1.3. Các yếu tố nguy cơ của viêm phổi cộng đồng ................................... 6
1.1.4. Căn nguyên gây viêm phổi cộng đồng .............................................. 7
1.1.5. Chẩn đoán viêm phổi cộng đồng ở trẻ em ....................................... 14
1.2. ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG TRẺ EM.................................. 16
1.2.1. Nguyên tắc điều trị viêm phổi ......................................................... 16
1.2.2. Nguyên tắc điều trị kháng sinh ........................................................ 17
1.2.3. Cơ sở để lựa chọn kháng sinh trong điều trị VPCĐ ......................... 18
1.3. HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH
THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM CỦA BỘ Y TẾ (2015) .................................... 19
1.3.1 Hướng dẫn sử dụng kháng sinh của Bộ Y tế (2015) ......................... 20
1.3.2 Phác đồ điều trị Nhi khoa – Bệnh viện Nhi đồng 1 (2013): .............. 22
1.3.3.Phác đồ điều trị Nhi khoa, Bệnh viện Nhi đồng 2 (2016) [2] ........... 23
1.4. TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ ..................... 25

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............ 27
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................... 27
2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU........................................ 27
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 27
2.2.2. Thời gian nghiên cứu ...................................................................... 27
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 27
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................... 28
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................ 28
2.4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu ......................................................... 28
2.4.3. Chỉ tiêu nghiên cứu:........................................................................ 29
2.5. MỘT SỐ TIÊU CHUẨN ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ PHÂN TÍCH KẾT
QUẢ............................................................................................................. 29


vi
2.5.1. Về phân loại mức độ nặng của viêm phổi: ...................................... 29
2.5.2. Về phân tích sự phù hợp trong việc sử dụng phác đồ kháng sinh ban
đầu: .......................................................................................................... 30
2.5.3. Đánh giá hiệu quả điều trị: .............................................................. 31
2.5.4. Tiêu chuẩn phân tích liều dùng và nhịp đưa thuốc: ......................... 32
2.6. XỬ LÝ SỐ LIỆU .................................................................................. 34
2.7. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU ................................................................... 35
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 36
3.1. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU
TRỊ NỘI TRÚ BỆNH VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Ở TRẺ EM TẠI BỆNH
VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ...................................................................... 36
3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ..................................... 36
3.1.2. Tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nội trú bệnh viêm phổi
cộng đồng ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2020 ............... 39
3.2. ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG KHÁNG SINH

TRONG ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Ở TRẺ EM TẠI
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ .......................................................... 43
3.2.1. Đánh giá tính hợp lý sử dụng kháng sinh trong điều trị nội trú viêm
phổi cộng đồng ở trẻ em tại Bệnh viện nhi đồng Cần Thơ ........................ 44
3.2.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng kháng sinh trong điều trị nội trú viêm
phổi cộng đồng ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ ....................... 47
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ............................................................................. 49
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU .................. 49
4.1.1.

Đặc điểm về tuổi và giới tính trong bệnh viêm phổi cộng đồng .. 49

4.1.2.

Đặc điểm bệnh lý viêm phổi ở trẻ em.......................................... 50

4.1.3.

Đặc điểm vi khuẩn gây bệnh trong các bệnh án nghiên cứu ........ 52

4.2. THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG
BỆNH VIÊM PHỔI Ở TRẺ EM................................................................... 53
4.2.1. Tỷ lệ bệnh nhân đã sử dụng kháng sinh trước khi đến viện ............. 53
4.2.2. Các kháng sinh được đã được kê đơn trong bệnh án ....................... 54
4.2.3. Các phác đồ điều trị ban đầu ........................................................... 55
4.2.4. Đặc điểm về sự thay đổi phác đồ trong quá trình điều trị ................ 57
4.2.5. Độ dài đợt điều trị bằng kháng sinh và hiệu quả điều trị ................. 57


vii

4.3. SỰ PHÙ HỢP CỦA VIỆC LỰA CHỌN PHÁC ĐỒ KHÁNG SINH BAN
ĐẦU............................................................................................................. 59
4.3.1. Sự phù hợp trong việc sử dụng phác đồ kháng sinh ban đầu ........... 59
4.3.2. Sự phù hợp về liều dùng và nhịp đưa thuốc kháng sinh trên bệnh
nhân có chức năng thận bình thường ........................................................ 60
4.3.3. Sự phù hợp về liều dùng và nhịp đưa thuốc kháng sinh trên bệnh
nhân có chức năng thận suy giảm ............................................................. 62
KẾT LUẬN .................................................................................................... 65
KIẾN NGHỊ................................................................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 68


viii
DANH MỤC BẢNG
TT

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1. Các căn nguyên gây VPMPTCĐ ở châu Á và châu Âu

8

Bảng 1.2. Căn nguyên gây VPMPTCĐ theo Khoa Điều trị trong

9

các nghiên cứu ở khu vực Đơng Nam Á
Bảng 1.3. Tình hình kháng kháng sinh của ba vi khuẩn thường gặp


19

gây viêm phổi ở trẻ em
Bảng 2.1. Hướng dẫn sử dụng kháng sinh ban đầu theo mức độ

30

bệnh viêm phổi trẻ em theo Bộ Y tế 2015
Bảng 2.2. Bảng liều dùng của các kháng sinh được sử dụng để

32

phân tích trong nghiên cứu
Bảng 2.3. Bảng liều chuẩn của một số kháng sinh được khuyến

33

cáo theo chức năng thận qua giá trị GFR
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên theo tháng tuổi

36

Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo mức độ nặng của viêm phổi

37

Bảng 3.3

Đặc điểm về bệnh mắc kèm ở đối tượng nghiên cứu


37

Bảng 3.4

Đặc điểm xét nghiệm vi sinh của mẫu nghiên cứu

38

Bảng 3.5

Kết quả xét nghiệm vi sinh đối tượng nghiên cứu

38

Bảng 3.6

Đặc điểm dung kháng sinh trước khi vào viện ở đối

39

tượng nghiên cứu
Bảng 3.7

Tỷ lệ các kháng sinh đã sử du ̣ng tại bệnh viện trong

40

điều trị viêm phổi cộng đồng
Bảng 3.8


Phác đồ điều trị viêm phổi khi bệnh nhân mới vào

41

nhập viện
Bảng 3.9

Tình hình thay đổi phác đồ kháng sinh

42

Bảng 3.10 Lý do thay đổi phác đồ

42

Bảng 3.11 Độ dài đợt điểu trị và sử dụng kháng sinh (ngày)

43

Bảng 3.12 Phân tích tính phù hợp trong việc sử dụng phác đồ

44

kháng sinh ban đầu
Bảng 3.13 Tính phù hợp về liều lượng và nhịp đưa thuốc khi sử
dụng kháng sinh

44



ix
Bảng 3.14 Phân tích các kháng sinh trên bệnh nhân có chức năng

45

thận bình thường trong số trường hợp dùng kháng sinh
không phù hợp về liều và nhịp đưa thuốc
Bảng 3.15 Phân tích nhịp đưa thuốc kháng sinh trên bệnh nhân có

46

chức năng thận bình thường thường trong số trường
hợp dùng kháng sinh không phù hợp về liều và nhịp
đưa thuốc
Bảng 3.16 Phân tích liều dùng và nhịp đưa thuốc aminosid trên

46

bệnh nhân có suy giảm chức năng thận
Bảng 3.17 Tính hợp lý đường dùng thuốc

47

Bảng 3.18 Hiệu quả điều trị toàn đợt

47


x

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
TT

Tên bảng

Trang

Biểu đồ 3.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính

36

Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ các vi khuẩn tìm thấy trong bệnh phẩm các đối

39

tượng nghiên cứu
Biểu đồ 3.3 Độ dài đợt điều trị và sử dụng kháng sinh

43


xi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
BN
BNFC
BTS
BYT
C3G
COPD


Tiếng Anh
BNFC
British Thoracic Society

Chronic Obstructive
Pulmonary Disease

Cpeak
CRP
HA
GFR
KS
MIC
TB
TDKMM
TM
TMC
UNICEF

C - reactive protein
Glomerular filtration rate
Minimum Inhibitory
Concentration

United Nations
International Children's
Emergency Fund

VPCĐ

VPMPTCĐ
WHO
World Health Organization

Tiếng Việt
Bệnh nhân
Dược thư Quốc gia Anh cho trẻ em
Hội Lồng Ngực Anh quốc
Bộ Y tế
Cephalosporin thế hệ 3
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Nồng độ đỉnh của thuốc trong huyết
thanh
Protein phản ứng C
Huyết áp
Mức độ lọc cầu thận
Kháng sinh
Nồng độ ức chế tối thiểu
Tiêm bắp
Tác dụng không mong muốn
Tĩnh mạch
Tĩnh mạch chậm
Quỹ nhi đồng liên hiệp quốc

Viêm phổi cộng đồng
Viêm phổi mắc phải tại động đồng
Tổ chức Y tế Thế Giới


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm phổi ở trẻ em là bệnh lý phổ biến có tỷ lệ mắc và tử vong cao, đặc
biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm
2015 cho thấy viêm phổi đứng thứ hai trong số các nguyên nhân gây tử vong trên
trẻ 0-59 tháng tuổi, chiếm 15,5% trường hợp, chỉ sau các biến chứng của trẻ đẻ
non [53]. Việt Nam được xếp vào 1 trong 15 nước có số ca viêm phổi mắc mới
hàng năm cao nhất trên thế giới, ước tính khoảng 2,9 triệu ca một năm và tỷ suất
gặp viêm phổi là khoảng 0,35 đợt/trẻ/năm [24].
Trong số các nguyên nhân gây tử vong, viêm phổi là nguyên nhân lây nhiễm
lớn nhất gây tử vong ở trẻ em trên toàn thế giới, số bệnh nhi dưới 5 tuồi tử vong
trên toàn thế giới đã giảm từ 12,7 triệu năm 1990 xuống còn 5,9 triệu vào năm
2015. Tương ứng 19.000 trẻ em tử vong mỗi ngày, với khoảng 922.000 trẻ em
dưới 5 tuổi tử vong do bệnh này năm 2015, chiếm 15% các ca tử vong của trẻ em
dưới 5 tuổi. Tỷ lệ tử vong do viêm phổi ở trẻ em có liên quan chặt chẽ với các yếu
tố như suy dinh dưỡng, thiếu nước sạch và vệ sinh mơi trường, ơ nhiễm khơng khí
trong nhà và thiếu các dịch vụ chăm sóc sức khỏe [16]. Viêm phổi ảnh hưởng đến
trẻ em và các gia đình ờ khắp mọi nơi nhưng phổ biến nhất ở Nam Á và châu Phi
cận Sahara [26], [40], [41], [44].
Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi có rất nhiều như vi khuẩn, virus, ký sinh
trùng, nấm [15], [36],... Tại các nước đang phát triển, vi khuẩn là căn nguyên nhân
gây bệnh phổ biến nhất. Do vậy, kháng sinh đóng vai trị quan trọng và không thể
thiếu trong điều trị để hạ thấp tỷ lệ tử vong của viêm phổi [46]. Tuy nhiên do xu
hướng lạm dụng kháng sinh, dùng không đúng liều, không đúng thời gian và phối
hợp kháng sinh bất hợp lý đã khiến cho tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn
ngày càng tăng và giảm hiệu quả điều trị nhiễm khuẩn. Việc phân tích đánh giá
thực trạng sử dụng kháng sinh hiện nay là thực sự cần thiết cho các thầy thuốc,
các nhà quản lý trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược sử dụng kháng sinh
an toàn, hợp lý cũng chính là nâng cao hiệu quả điều trị viêm phổi cộng đồng cho
trẻ em.



2
Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ là bệnh viện trực thuộc Sở Y tế Cần Thơ, với
quy mô 600 giường bệnh tham gia vào chức năng khám bệnh và điều trị cho trẻ
từ 0 đến dưới 16 tuổi trên địa bàn tỉnh. Tại bệnh viện việc sử dụng kháng sinh cho
bệnh nhi viêm phôi cộng đồng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, việc xác định nguyên
nhân cũng gặp khó khăn do một số bệnh nhân cũng đã tự điều trị tại nhà. Bệnh
viện cũng đang chuẩn bị cho xây dựng phác đồ điều trị cho các bệnh phổ biến tại
bệnh viện. Do vậy nhu cầu về giải pháp sử dụng hợp lý kháng sinh trong chẩn
đoán và điều trị bệnh nhi tại bệnh viện rất cần thiết. Để góp phần vào việc lựa
chọn và sử dụng hợp lý kháng sinh hợp lý, an toàn, hiệu quả, giảm tỷ lệ kháng
kháng sinh, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Phân tích tình hình sử dụng
kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng ở trẻ em từ 6 tháng
đến 5 tuổi tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ” với các mục tiêu sau:
1. Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải
cộng đồng ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ từ 01/10/2020 - 31/12/2020.
2. Phân tích tính hợp lý trong sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi ở trẻ
em từ 6 tháng đến 5 tuổi theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường
gặp ở trẻ em năm 2015 của Bộ Y tế.


3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Ở TRẺ EM
1.1.1. Định nghĩa
Viêm phổi cộng đồng (VPCĐ) hay còn gọi là viêm phổi mắc phải tại cộng
đồng là nhiễm khuẩn cấp tính (dưới 14 ngày) gây tổn thương nhu mô phổi, kèm
theo các dấu hiệu ho, khó thở, nhịp thở nhanh và rút lõm lồng ngực, đau
ngực,...Các triệu chứng này thay đổi theo tuổi [2].
Viêm phổi cộng đồng (VPCĐ) hay còn gọi là viêm phổi mắc phải tại cộng

đồng là nhiễm khuẩn cấp tính (dưới 14 ngày) gây tổn thương nhu mô phổi, kèm
theo dấu hiệu ho, khó thở, nhịp thở nhanh, rút lõm lồng ngực, đau ngực. Các triệu
chứng này thay đổi theo tuổi [17], [27]. Đây là tình trạng viêm phổi xuất hiện ở
ngoài cộng đồng hoặc trong 48 giờ đầu tiên sau khi nhập viện [10].
Cần phân biệt viêm phổi cộng đồng với các trường hợp viêm phổi khác.
Viêm phổi được chia làm 4 loại:
(1) Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng (community-acquired pneumoniae).
(2) Viêm phổi mắc phải tại bệnh viện (hospital-acquired pneumoniae).
(3) Viêm phổi liên quan đến thở máy (ventilator-associated pneumonia).
(4) Viêm phổi liên quan đến chăm sóc y tế (health care-associated
pneumonia, HCAP) [2].
- Viêm phổi bệnh viện (VTPBV) (hospital acquired pneumonia - HAP,
nosocomial pneumonia - NP) hay viêm phổi mắc phải trong bệnh viện (hospital
acquired pneumonia - HAP): là viêm phổi xảy ra sau 48 giờ nhập viện mà trước
đó khơng có triệu chứng hơ hấp hay nhiễm trùng và khơng có tổn thương mới hay
tiến triển trên X-quang ngực trước 48 giờ nhập viện.
- Viêm phổi liên quan đến thở máy (VPTM) (ventilation associated
pneumonia - VAP): là viêm phổi xảy ra sau 48-72 giờ thở máy. Đây là loại viêm
phổi thường xảy ra khi bệnh nhân nằm tại phòng chăm sóc đặc biệt (ICU).
- Viêm phổi liên quan đến chăm sóc y tế (VPCSYT) (healthcare associated
pneumonia - HCAP): được xem như là một bộ phận của VPBV do phổ vi khuẩn


4
tương tự khi bệnh nhân được chăm sóc hay điều trị sau bị viêm phổi được xem là
VPCSYT:
+ Đã nhập viện > 48 giờ trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhiễm trùng.
+ Cư trú trong nhà dưỡng lão hay trung tâm chăm sóc dài hạn.
+ Được điều trị kháng sinh tiêm mạch, hóa trị trong thời gian gần đây hay
chăm sóc vết thương trong vịng 30 ngày.

+ Chạy thận nhân tạo tại bệnh viện hay tại đơn vị chạy thận.
- Viêm phổi bệnh viện nặng có một trong những tiêu chuẩn sau:
+ HA tối đa < 90 mmHg hay HA tối thiểu < 60 mmHg.
+ Suy hô hấp (thở máy hay cần FiO 2 > 35% để duy trì SpO2 > 90 mmHg).
+ Cần điều trị vận mạch > 4 giờ.
+ Nước tiểu < 20 ml/giờ hay < 80 ml/giờ trong hơn 4 giờ.
+ Suy thận cấp cần lọc thận.
+ Tiến triển nhanh trên X quang, viêm phổi nhiều thùy hay tạo áp xe.
1.1.2. Tình hình dịch tễ
Viêm phổi cộng đồng ở trẻ em là bệnh lý phổ biến có tỷ lệ mắc và tử vong
cao, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
năm 2015 cho thấy viêm phổi đứng thứ hai trong số các nguyên nhân gây tử vong
trên trẻ 1-59 tháng tuổi, chiếm 12,8% trường hợp, chỉ sau các biến chứng của trẻ
đẻ non [53]. Trẻ em tử vong hàng năm vì bệnh viêm phổi đã giảm 47% trong giai
đoạn 2000 - 2015, từ 1,7 triệu ca mắc xuống 922.000 nhưng vẫn là bệnh có tỷ lệ
giảm thấp nhất [38], [45].
Ở Việt Nam theo thống kê của các cơ sở y tế, viêm phổi là nguyên nhân
hàng đầu mà trẻ em đến khám và điều trị tại các bệnh viện và cũng là nguyên nhân
tử vong hàng đầu. Số liệu báo cáo năm 2004 của UNICEF và WHO cho thấy với
quần thể khoảng 7,9 triệu trẻ < 5 tuổi tỷ suất tử vong chung là 23‰, thì mỗi năm
Việt Nam có khoảng 38.000 trẻ tử vong trong đó viêm phổi chiếm 12% trường
hợp số trường hợp tử vong. Như vậy mỗi năm ước tính có khoảng 4.500 trẻ < 5
tuổi tử vong do viêm phổi [53].


5
Ở người lớn, căn nguyên vi khuẩn gây VPMPTCĐ thường rất đa dạng,
nhưng hay gặp nhất là phế cầu (Streptococcus pneumoniae), Hemophilus
influenzae và Moraxella catarrhalis. Các căn nguyên vi khuẩn khơng điển hình
như Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae, Chlamydia psittaci,

Legionella pneumophila ngày càng được phát hiện nhiều hơn trong VPMPTCĐ.
Tỷ lệ xác định các căn nguyên vi khuẩn gây VPMPTCĐ khác nhau tùy theo từng
khu vực địa lý và tùy thuộc nơi điều trị: ngoại trú, nội trú, điều trị tích cực. Trong
những năm gần đây, sự ra đời của các test chẩn đốn có chất lượng tốt đã cải thiện
đáng kể khả năng phát hiện các tác nhân vi rút gây viêm phổi. Vì vậy, nhiễm vi
rút đường hơ hấp cũng được cho là một trong những căn nguyên thường gặp gây
VPMPTCĐ ở cả trẻ em và người lớn [25]. Các nghiên cứu gần đây về căn nguyên
gây VPMPTCĐ cho thấy, khoảng 15-56% các trường hợp VPMPTCĐ là do căn
nguyên vi rút [26], [27]. Tuy nhiên, vai trò thực sự của vi rút gây viêm phổi vẫn
cịn ít được đề cập. Do vậy, các đặc điểm lâm sàng của viêm phổi do từng loại vi
rút chưa được mô tả một cách cụ thể. Hơn nữa, các thông tin liên quan đến tỷ lệ
mắc và đặc điểm lâm sàng của viêm phổi do căn nguyên này còn bị giới hạn, nên
các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị VPMPTCĐ chưa đưa ra được các khuyến
cáo về đánh giá và điều trị viêm phổi do vi rút [28].
Trong số các vi rút gây viêm phổi, vi rút cúm A và vi rút hợp bào hô hấp
(RSV) là căn nguyên hay gặp nhất gây viêm phổi, tiếp theo là adenovirus, vi rút
á cúm týp 1,2 và 3 và vi rút cúm B. [16]. Ngoài các căn nguyên vi khuẩn và vi rút
gây VPMPTCĐ, một số ký sinh trùng đường ruột và ký sinh trùng đơn bào cũng
được tìm thấy là căn nguyên gây viêm phổi. Các ấu trùng giun đũa chó mèo
(Toxocara spp.) lây nhiễm sang người, sau đó xâm nhập vào thành ruột và được
di chuyển theo đường máu đến nhiều cơ quan khác nhau trong đó có phổi, gây ra
các biểu hiện lâm sàng tại phổi. Nhiễm ấu trùng giun lươn, nhiễm Toxoplasma
gondii cũng đã được báo cáo là căn nguyên gây viêm phổi, tuy nhiên chỉ gặp trong
một số rất ít các trường hợp. Trên lâm sàng bệnh nhân cũng có biểu hiện sốt, ho
khan hoặc ho ra máu, một số ít trường hợp có biểu hiện suy hơ hấp cấp hoặc biểu


6
hiện giống cơn hen phế quản. Xét nghiệm máu thường có tăng cao bạch cầu ái
toan.

Viêm phổi cộng đồng trẻ em có thể xuất phát từ nhiều nhóm căn nguyên,
bao gồm vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng và nấm, trong đó nguyên nhân thường gặp
nhất là vi khuẩn. Các nhóm căn ngun gây bệnh chính thay đổi theo tuổi.
1.1.3. Các yếu tố nguy cơ của viêm phổi cộng đồng
Các yếu tố nguy cơ chính của viêm phổi gồm: hút thuốc lá, nghiện rượu,
chỉ số khối cơ thể thấp. Tiếp xúc thường xuyên với trẻ em cũng được coi như yếu
tố nguy cơ vì trẻ em là nguồn mang vi khuẩn S. pneumoniae lớn, có thể lây truyền
sang người lớn và gây viêm phổi. Các bệnh lý phối hợp cũng là yếu tố nguy cơ
gây viêm phổi. COPD là một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất gây viêm phổi,
cao gấp 2-4 lần so với người khỏe mạnh, tiếp đến là bệnh tim mạch, suy tim, tiểu
đường, bệnh lý gan và ung thư. Khoảng 10-20% bệnh nhân VPMPTCĐ bị viêm
phổi do hít phải và thường do các rối loạn về nuốt hoặc các rối loạn ý thức. Các
rối loạn ý thức này có liên quan với các tình trạng bệnh lý như động kinh, bệnh
Parkinson, xơ cứng bì lan tỏa, hoặc đột quỵ.
Một số thuốc cũng là yếu tố nguy cơ của VPMPTCĐ như thuốc ức chế
miễn dịch, thuốc ức chế tiết axit dạ dày, đặc biệt là các thuốc ức chế bơm proton
cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ viêm phổi [43]. Gần đây, các nghiên cứu cịn đi
sâu tìm hiểu các yếu tố nguy cơ của nhiễm vi khuẩn kháng thuốc trong VPMPTCĐ
và đã xác định được một số yếu tố nguy cơ này. Shindo và cộng sự năm 2013 thực
hiện nghiên cứu tiến cứu ở 10 bệnh viện thuộc Trung tâm Nghiên cứu Các bệnh
lý phổi Nhật Bản và cho thấy, có 6 yếu tố nguy cơ liên quan đến kháng lại các
kháng sinh thường dùng như ceftriaxon, ampicillin-sulbactam, macrolide,
fluoroquinolon đường hô hấp ở các bệnh nhân VPMPTCĐ, bao gồm: (1) tiền sử
nhập viện trong vịng 90 ngày trước đó, (2) đang bị suy giảm miễn dịch do bẩm
sinh hoặc mắc phải, (3) tiền sử dùng kháng sinh trước đó, (4) đang dùng thuốc ức
chế tiết axit dạ dày, (5) nuôi dưỡng qua sonde, (6) bệnh nhân nằm liệt giường hoặc
phải di chuyển bằng xe đẩy. Tăng số lượng yếu tố nguy cơ sẽ làm tăng nguy cơ
nhiễm các vi khuẩn đa kháng thuốc [44].



7
1.1.4. Căn nguyên gây viêm phổi cộng đồng
1.1.4.1. Căn nguyên vi khuẩn
Ở người lớn, căn nguyên vi khuẩn gây VPMPTCĐ thường rất đa dạng,
nhưng hay gặp nhất là phế cầu (Streptococcus pneumoniae), Hemophilus
influenzae và Moraxella catarrhalis. Các căn nguyên vi khuẩn khơng điển hình
như Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae, Chlamydia psittaci,
Legionella pneumophila ngày càng được phát hiện nhiều hơn trong VPMPTCĐ.
Tỷ lệ xác định các căn nguyên vi khuẩn gây VPMPTCĐ khác nhau tùy theo từng
khu vực địa lý và tùy thuộc nơi điều trị: ngoại trú, nội trú, điều trị tích cực.
o Nhóm vi khuẩn thường gặp
S. pneumoniae là căn nguyên hàng đầu gây VPMPTCĐ [12], đặc biệt là trẻ
em, người già, người có bệnh mạn tính. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ước chừng
mỗi năm có khoảng 1,1 triệu trường hợp trẻ dưới 5 tuổi tử vong vì viêm phổi do
phế cầu [45]. Tỷ lệ viêm phổi do S. pneumoniae ở khu vực châu Á nhìn chung
thấp hơn so với ở châu Âu, 13,3% so với 25,9% (bảng 1.1). Ở châu Á, tỷ lệ này
cũng khác nhau tùy thuộc từng quốc gia: ở Nhật là 20%, khoảng 10-15% trong
các nghiên cứu khác và chỉ khoảng 5% ở Malaysia và Singapore. Đặc biệt, phế
cầu cũng là căn nguyên thường gặp nhất gây biến chứng viêm phổi bội nhiễm ở
các bệnh nhân sau nhiễm vi rút đường hô hấp.
H. influenzae là căn nguyên đứng hàng thứ hai gây VPMPTCĐ. Vi khuẩn
này có thể gây viêm phổi nặng ở cả trẻ em và người lớn. Viêm phổi do H.
influenzae liên quan đến một số yếu tố nguy cơ như tuổi cao, nghiện rượu, suy
giảm miễn dịch, các bệnh phổi mạn tính. Tại khu vực châu Á, tỷ lệ nhiễm H.
influenzae cao nhất ở Philippin (19%), tiếp theo là Nhật Bản (10%), và Trung
Quốc (9%). Tỷ lệ thấp nhất ở Hàn Quốc (1%).
M. catarrhalis là căn nguyên thường gây viêm tai giữa cấp và viêm xoang
hàm trên [14]. Ở người lớn, M. catarrhalis gây nhiễm trùng hô hấp dưới, đặc biệt
là trong đợt cấp của COPD, viêm phế quản phổi ở người già và người suy giảm
miễn dịch. Hầu hết người già bị viêm phổi do M. cattarrhalis đều có các bệnh lý



8
nền có sẵn như COPD, suy tim, tiểu đường. Tuy nhiên, loại vi khuẩn này ít gây ra
bệnh cảnh viêm phổi nặng [15].
Bảng 1.1 Các căn nguyên gây VPMPTCĐ ở châu Á và châu Âu
Căn nguyên

Nghiên cứu ở châu Á Nghiên cứu ở châu Âu
% (38 nghiên cứu) a

% (23 nghiên cứu) a

S. pneumoniaeb

13,3

25,9

H. influenzae

6,9

4,0

M. pneumoniae

8,3

7,5


C. pneumoniae

6,9

7,0

Legionella spp.

3,0

4,9

S. aureus

4,0

1,4

Trực khuẩn Gram âm b

9,0

2,7

Vi rút

9,8

10,9


o Nhóm vi khuẩn khơng điển hình
C. pneumoniae, M. pneumoniae, L. pneumophila, C. psittaci và Coxiella
burnetii là các vi khuẩn khơng điển hình. Chúng có đặc điểm chung là cấu trúc
vách khơng hồn chỉnh, khó ni cấy và phân lập được theo các quy trình vi sinh
thơng thường. Tỷ lệ VPMPTCĐ do vi khuẩn khơng điển hình dao động từ 1841% ở Mỹ, 22-29% ở châu Âu và 26% ở châu Á. C. pneumoniae và M.
pneumoniae thường gây viêm phổi nhẹ ở người trẻ tuổi, tuy nhiên có thể gây viêm
phổi nặng và ở người già trên 70 tuổi [19]. Một nghiên cứu được thực hiện tại 12
cơ sở y tế của châu Á cho thấy, 16,7% nhiễm C. pneumoniae và 3,6% nhiễm M.
pneumoniae phải điều trị tại Khoa Điều trị tích cực. Tỷ lệ nhiễm các loại vi khuẩn
khơng điển hình cũng khác nhau giữa khu điều trị nội trú, điều trị tích cực và điều
trị ngoại trú [33].
o Nhóm vi khuẩn Gram âm
K. pneumoniae thường gây viêm phổi ở các bệnh nhân nghiện rượu, đái
tháo đường hoặc viêm phế quản mạn tính. Các nghiên cứu gần đây đều cho thấy,
K. pneumoniae là tác nhân chính gây viêm phổi mắc phải tại cộng đồng có kèm


9
theo nhiễm khuẩn huyết, chiếm 33,1% [20]. Tỷ lệ viêm phổi do K. pneumoniae ở
Malaysia và Singapore là 23%, ở Thái Lan là 13-18%, ở các nước châu Á khác là
15%. Trong khi đó, tỷ lệ này ở các nước châu Âu chỉ chiếm 0,5% và ở Úc là 1%.
Acinetobacter spp. có thể gây viêm phổi nặng và thường liên quan đến sốc
nhiễm khuẩn với tỷ lệ tử vong cao. Tỷ lệ viêm phổi do Acinetobacter spp. rất thấp
ở châu Âu, chỉ từ 0,2-1%. Hầu hết các bệnh nhân đều là nam giới, nghiện rượu và
có tiền sử hút thuốc lá nặng hoặc viêm phế quản mạn tính. Phơi nhiễm nghề nghiệp
với silic hoặc kim loại cũng có liên quan đến viêm phổi do Acinetobacter.
Viêm phổi do P. aeruginosa ở Anh chỉ chiếm < 1%, ở Úc là 3,5%, ở các
nước khu vực châu Á cao hơn với tỷ lệ chung là 7%.
Burkholderia pseudomallei được phát hiện với tỷ lệ khá cao ở khu vực châu

Á. Ở Thái Lan, B. pseudomallei chiếm 15,4% trong số các trường hợp
VPMPTCĐ, được phát hiện bằng kỹ thuật nuôi cấy vi khuẩn. Nghiên cứu ở
Malaysia cho thấy có 1-2% nhiễm B. pseudomalle, chủ yếu gặp ở các bệnh nhân
vào khoa Điều trị tích cực. Một nghiên cứu tiến cứu ở khác trên các bệnh nhân
VPMPTCĐ điều trị nội trú cho thấy, tỷ lệ nhiễm B. pseudomallei là 1,6% [9].
Bảng 1.2. Căn nguyên gây VPMPTCĐ theo Khoa Điều trị trong các nghiên cứu
ở khu vực Đơng Nam Á
BN ngoại trú

BN nội trú

BN ĐT tích cực

% (n=4)

(n=38) %

(n=8) %

S. pneumoniae

14,3

13,3

10,3

H. influenzae

9,5


6,9

3,9

M. pneumoniae

22,9

8,3

-

C. pneumoniae

23,6

6,9

-

Legionella spp.

3,7

3,0

-

S. aureus


0,8

4,0

5,1

Trực khuẩn Gram Âm

2,9

13,0

21,5

Vi rút

8,3

9,8

-

Loại vi khuẩn


10
o Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus)
Tụ cầu vàng thường gây viêm phổi ở một số đối tượng nguy cơ cao, đặc
biệt là người có bệnh phổi mạn tính, bệnh nhân thở máy và gây viêm phổi thứ

phát sau nhiễm vi rút cúm. Một nghiên cứu hồi cứu trên các trẻ tử vong do cúm ở
Mỹ năm 2003-2004 cho thấy, tụ cầu vàng là căn nguyên chính gây viêm phổi,
chiếm 46% số trường hợp phân lập được, và trên 50% trong số đó là tụ cầu vàng
kháng methicillin [34]. Nghiên cứu khác ở Việt Nam cho thấy, tỷ lệ viêm phổi do
tụ cầu vàng kháng methicillin chiếm 1,2% trong số các bệnh nhân mắc cúm
A/H1N1 nhập viện. Viêm phổi do tụ cầu kháng methicillin có tỷ lệ tử vong cao
từ 56 đến 63% [22].
o Vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis)
Một số nghiên cứu ở khu vực châu Á đã phát hiện được một tỷ lệ cao bệnh
nhân nhiễm M. tuberculosis có biểu hiện lâm sàng của VPMPTCĐ [23]. Nghiên
cứu năm 2017 ở bệnh viện đa khoa Đức Giang cho thấy, M. tuberculosis xếp hàng
thứ tự trong số các căn nguyên gây VPMPTCĐ ở các bệnh nhân cần phải nhập viện
điều trị. Tỷ lệ M. tuberculosis dương tính trong nghiên cứu này là 5,1% [24]. Mặc
dù cịn ít dữ liệu nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm M. tuberculosis trong số các bệnh nhân
VPMPTCĐ nhập viện, nhưng một số nghiên cứu đơn lẻ đã cho thấy, tỷ lệ này chiếm
trên 5% ở Hồng Kông, Thái Lan, Malaysia, Singapore và Ấn Độ [33].
1.1.4.2. Căn nguyên vi rút
Trong những năm gần đây, sự ra đời của các test chẩn đốn có chất lượng
tốt đã cải thiện đáng kể khả năng phát hiện các tác nhân vi rút gây viêm phổi. Vì
vậy, nhiễm vi rút đường hơ hấp cũng được cho là một trong những căn nguyên
thường gặp gây VPMPTCĐ ở cả trẻ em và người lớn [25]. Các nghiên cứu gần
đây về căn nguyên gây VPMPTCĐ cho thấy, khoảng 15-56% các trường hợp
VPMPTCĐ là do căn nguyên vi rút [26], [27]. Tuy nhiên, vai trò thực sự của vi
rút gây viêm phổi vẫn cịn ít được đề cập. Do vậy, các đặc điểm lâm sàng của
viêm phổi do từng loại vi rút chưa được mô tả một cách cụ thể. Hơn nữa, các
thông tin liên quan đến tỷ lệ mắc và đặc điểm lâm sàng của viêm phổi do căn


11
nguyên này còn bị giới hạn, nên các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị VPMPTCĐ

chưa đưa ra được các khuyến cáo về đánh giá và điều trị viêm phổi do vi rút [28].
Trong số các vi rút gây viêm phổi, vi rút cúm A và vi rút hợp bào hô hấp
(RSV) là căn nguyên hay gặp nhất gây viêm phổi, tiếp theo là Adenovirus, vi rút
á cúm týp 1,2 và 3 và vi rút cúm B. [16]
o Vi rút cúm
Vi rút cúm A là căn nguyên gây bệnh ở người với các phân týp gây bệnh
chính là H1N1, H2N2, H3N2, H5N1, H7N9, H6N7 [29],[30]. Tỷ lệ tử vong và tỷ
lệ nhiễm cúm cũng rất khác nhau, đặc biệt là ở người già và người có bệnh mạn
tính phối hợp. Bên cạnh việc gây viêm phổi, vi rút cúm còn làm suy giảm một loạt
các cơ chế bảo vệ tại chỗ của đường hô hấp do gây tổn thương niêm mạc đường
hô hấp, tạo điều kiện thuận lợi cho viêm phổi thứ phát do nhiễm vi khuẩn. Các số
liệu giám sát cúm toàn cầu giai đoạn 1982-2004 cho thấy, 22 đến 46% số bệnh
nhân viêm phổi nhập viện là do vi rút đường hơ hấp. Trong đó vi rút cúm chiếm
14% [31]. Ở Thái Lan, trong giai đoạn 1993-2002, tỷ lệ mắc bệnh cúm hàng năm
dao động từ 64 đến 91/100.000 người, tương tự như ở Mỹ [32]. Theo một nghiên
cứu ở Thái Lan từ 2005 đến 2008, có 10,4% trong số 1346 bệnh nhân viêm phổi
nhập viện do vi rút cúm, trong đó, 52% các trường hợp viêm phổi do cúm ở tuổi
dưới 15. Tỷ lệ viêm phổi do vi rút cúm tăng cao ở trẻ em dưới 5 tuổi (236/100.000
người) và người già trên 75 tuổi (375/100.000 người) [33].
o Vi rút hợp bào hô hấp (RSVs)
Các nghiên cứu đã chứng minh được rằng, RSV là một trong số các căn
nguyên gây nhiễm trùng hô hấp ở người già. Trong số người già đang được chăm
sóc điều dưỡng tại nhà, có khoảng 10% số ca bị nhiễm RSV mỗi năm và trong số
đó, có khoảng 10% có biểu hiện viêm phổi [30]. Tỷ lệ mới mắc RSV hàng năm
trong một nghiên cứu thuần tập kéo dài 4 năm chiếm trung bình 5,5% và có độ ổn
định tương đối trong vòng 4 năm, gần như là gấp 2 lần so với vi rút cúm A [34].
o Vi rút á cúm (Parainfluenza virus)
Vi rút á cúm gây bệnh ở người (Human Parainfluenza Virus, viết tắt là
HPIV) hiện nay được chia làm 5 nhóm huyết thanh là HPIV-1, HPIV-2, HPIV-3,



×