Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận ninh kiều, thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

  

TÔ NGỌC HÀ

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CHẤT LƯỢNG THƠNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

CẦN THƠ, 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

  

TÔ NGỌC HÀ

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CHẤT LƯỢNG THƠNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ngành: Kế toán
Mã ngành: 8340301

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Lê Hoàng Phúc

CẦN THƠ, 2019


i
CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn này, với đề tựa là “Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
thông tin báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ”, do học viên Tô Ngọc Hà thực hiện
theo sự hướng dẫn của TS. Lê Hoàng Phúc. Luận văn đã được báo cáo và được
Hội đồng chấm luận văn thông qua ngày 28 tháng 12 năm 2019

ỦY VIÊN
(Ký tên)

ỦY VIÊN - THƯ KÝ
(Ký tên)

....................................

....................................

PHẢN BIỆN 1
(Ký tên)


PHẢN BIỆN 2
(Ký tên)

....................................

....................................

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
(Ký tên)

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Ký tên)

TS. Lê Hoàng Phúc

....................................


ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông
tin báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận
Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ” là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Riêng
phần cơ sở lý luận được tham khảo từ các tài liệu nêu ở phần phụ lục tài liệu
tham khảo. Tôi cam đoan số liệu và kết quả được trình bày trong luận văn là
trung thực, khơng sao chép của bất cứ cơng trình nghiên cứu nào trước đây.
Cần Thơ, ngày 28 tháng 10 năm 2019
Người thực hiện

Tô Ngọc Hà



iii
LỜI CẢM TẠ
Luận văn thạc sĩ kinh tế chuyên ngành Kế toán với tên “Các yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng thơng tin báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ
và vừa trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ” được thực hiện
nhờ sự giúp đỡ của Quý thầy cô, các bạn đồng môn; sự động viên của gia đình
và cố gắng khơng ngừng của bản thân.
Xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Thầy TS. Lê Hồng Phúc,
người đã tận tình hướng dẫn, dìu dắt và chỉ dẫn những kiến thức quý báu giúp
tơi trong suốt thời gian hồn thiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các cấp Lãnh đạo trường Đại học Tây Đô đã tạo
điều kiện; Quý thầy cô, các nhà khoa học đã cho ý kiến quý báu giúp hoàn thành
luận văn.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn đơn vị công tác, Quý đồng nghiệp, cùng
các bạn đã động viên khích lệ tơi suốt trong q trình học tập và nghiên cứu.
Mặc dù tơi đã cố gắng hồn thiện đề tài, nhưng vẫn khơng tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của Quý
Thầy, Cô, bạn bè và đồng nghiệp.
Chân thành cảm ơn!

Cần Thơ, ngày 28 tháng 10 năm 2019
Học viên

Tô Ngọc Hà


iv
TÓM TẮT

Hiện nay, mặc dù doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đóng một vai trị
quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhưng chất lượng
thơng tin (CLTT) báo cáo tài chính (BCTC) tại các DN này nhìn chung vẫn chưa
được chú trọng. Xuất phát từ thực trạng trên, chúng tôi chọn đề tài “Các yếu tố
ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ
và vừa trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ”, từ đó đưa ra các giải
pháp nhằm gia tăng CLTT BCTC trong các DNNVV tại quận Ninh Kiều, thành
phố Cần Thơ là một vấn đề cần thực hiện và có ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay.
Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu là: (1) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến
CLTT BCTC; (2) đo lường và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến
CLTT BCTC; (3) định hướng giải pháp nhằm nâng cao CLTT BCTC. Nghiên
cứu này sử dụng phương pháp hỗn hợp: nghiên cứu định tính là cơ sở đề xuất
bảng khảo sát chính thức cho nghiên cứu định lượng; nghiên cứu định lượng
được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp với công cụ là bảng khảo
sát định lượng với mẫu là 150. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định mối quan hệ
của 7 yếu tố đã được khám phá từ nghiên cứu định tính đến CLTT BCTC.
Thơng qua phân tích hồi quy, nghiên cứu đã xác định được mơ hình hồi quy tối
ưu đo lường tác động của các yếu tố đến CLTT BCTC: Y = 1,393 + 0,716*F1 +
0,182*F4 (Y: CLTT BCTC; F1: QT1, QT3, QT4, MT1, THUE1, THUE2,
BmKt2, BmKt4, SS4, SS5, SS6; F4: MT3, CtKt2). Nghiên cứu là một căn cứ có
giá trị để giúp đánh giá thực trạng CLTT BCTC trong các các DNNVV trên địa
bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ hiện nay bằng những con số định
lượng cụ thể./.
Từ khóa: Chất lượng thơng tin Báo cáo tài chính


v
ABSTRACT
At present, although small and medium enterprises (SMEs) play an
important role in economic development - society of the but the quality of

financial statements information at these enterprises in general has not been paid
special importance. Stemming from the situation mentioned above, we select the
subject “Factors affect the quality of financial statements information of small
and medium-sized enterprises (SMEs) in Ninh Kieu District, Can Tho City”,
thereby makes solutions for increasing quality of financial statements
information of SMEs in Ninh Kieu District, Can Tho City, is a significant work
that needs to do in current context. Concrete objective of the research:
Determine the factors that impact on quality of financial statements information;
(2) identify the measurement scale of financial statements information quality
and measure the strength of relationship between theses factors and quality of
financial statements information; (3) thereby makes solutions for increasing
quality of financial statements information. This research uses mixed research
method: qualitative research is the basis of the proposed official surveys for
quantitative research; quantitative research was carried out by means of direct
interviews with the tool is quantitative survey with a sample of 150. Quantitative
research results asserts the relationship of 7 factors identified from above
qualitative researches. Based on regression analysis, this research determines
optimal regression models to measure the effect of the factors to quality of
financial statements information: Y = 1,393 + 0,716*F1 + 0,182*F4 (Y: The
quality of financial statements information; F1: QT1, QT3, QT4, MT1, THUE1,
THUE2, BmKt2, BmKt4, SS4, SS5, SS6; F4: MT3, CtKt2). This research
provides an insights to assess the situations of quality of financial statements
information of SMEs in Ninh Kieu District, Can Tho City by detailed
quantitative results./.
Keywords: The quality of financial statements information


vi
MỤC LỤC
Trang

Chấp thuận của Hội đồng ..................................................................................... i
Lời cam đoan ....................................................................................................... ii
Lời cảm tạ ........................................................................................................... iii
Tóm tắt tiếng Việt .............................................................................................. iv
Tóm tắt tiếng Anh (Abstract) .............................................................................. v
Mục lục ............................................................................................................... vi
Danh sách bảng .................................................................................................. ix
Danh sách hình .................................................................................................... x
Danh mục các từ viết tắt ..................................................................................... xi
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2
3. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3
6. Đóng góp mới của luận văn ............................................................................ 4
7. Kết cấu nội dung luận văn ................................................................................ 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ................ 5
1.1. Các nghiên cứu ở ngoài nước ....................................................................... 5
1.1.1. Các nghiên cứu về CLTT BCTC ................................................................ 5
1.1.2. Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến CLTT BCTC ...................... 7
1.2. Các nghiên cứu ở trong nước ....................................................................... 9
1.3. Xác định khe hổng nghiên cứu ................................................................... 12
1.3.1. Ở ngoài nước ........................................................................................... 12
1.3.2. Ở trong nước ........................................................................................... 13
Tóm tắt chương 1 .............................................................................................. 14


vii
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................... 15

2.1. BCTC và đặc điểm của BCTC trong DNNVV .......................................... 15
2.1.1. Báo cáo tài chính .................................................................................... 15
2.1.2. Đặc điểm của BCTC trong DNNVV ........................................................ 17
2.2. Chất lượng thông tin BCTC ....................................................................... 19
2.2.1. Đánh giá CLTT BCTC ............................................................................ 19
2.2.2. Kết luận chung về cách thức đánh giá CLTT kế toán ............................. 24
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến CLTT BCTC của các DNNVV ....................... 25
2.4. Một số lý thuyết nền có liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng CLTT BCTC 28
2.4.1. Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric information theory) .......... 28
2.4.2. Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory) .................................. 28
2.4.3. Lý thuyết tín hiệu (Signalling theory) ..................................................... 29
2.4.4. Lý thuyết thơng tin hữu ích (decision-usefulness theory) ....................... 29
Tóm tắt chương 2 .............................................................................................. 30
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................... 31
3.1. Quy trình nghiên cứu .................................................................................. 31
3.2. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................... 32
3.2.1. Mơ hình nghiên cứu ................................................................................. 32
3.2.2. Xây dựng thang đo .................................................................................. 34
3.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 36
3.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ................................................................. 36
3.3.2. Phương pháp phân tích ........................................................................... 37
Tóm tắt chương 3 .............................................................................................. 41
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................. 42
4.1. Đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT BCTC .................................. 42
4.1.1. Nghiên cứu định tính ............................................................................... 42
4.1.2. Nghiên cứu định lượng ............................................................................ 44
4.2. Thảo luận .................................................................................................... 59
4.2.1. Thảo luận về mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến CLTT BCTC .............. 59



viii
4.2.2. Thảo luận về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến CLTT BCTC ........ 60
Tóm tắt chương 4 .............................................................................................. 67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 68
5.1. Kết luận ...................................................................................................... 68
5.2. Kiến nghị .................................................................................................... 68
5.2.1. Về sự am hiểu và sử dụng thông tin BCTC của nhà quản trị DN ........... 68
5.2.2. Về mục tiêu lập BCTC ............................................................................. 69
5.2.3. Về mục đích quản trị thuế khi lập và trình bày BCTC ............................ 70
5.2.4. Về bộ máy kế toán ................................................................................... 70
5.2.5. Về hệ thống tài khoản kế toán tại DN ..................................................... 70
5.2.6. Về chế độ chứng từ kế toán ..................................................................... 71
5.2.7. Về chế độ sổ kế toán ................................................................................ 71
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .................................... 72
5.3.1. Hạn chế của đề tài ................................................................................... 72
5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 73
PHỤ LỤC ......................................................................................................... xii


ix
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1.1. Tóm tắt các cơng trình nghiên cứu có liên quan ở nước ngồi .......... 8
Bảng 1.2. Tóm tắt các cơng trình nghiên cứu có liên quan ở trong nước ......... 11
Bảng 2.1. Quy định về DNNVV ....................................................................... 17
Bảng 2.2. Các đặc điểm chất lượng của thông tin tài chính hữu ích theo IASB và
FASB ................................................................................................................. 23
Bảng 3.1. Tiến độ thực hiện nghiên cứu ........................................................... 32
Bảng 3.2. Bảng tổng hợp thang đo các biến từ các công trình đã cơng bố ....... 34
Bảng 4.1. Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về các yếu tố ............................ 43

Bảng 4.2. Kết quả thăm dò ý kiến chuyên gia và DN đối với các câu hỏi khảo
sát ...................................................................................................................... 43
Bảng 4.3. Thống kê đặc điểm mẫu nghiên cứu ................................................. 45
Bảng 4.4. Kết quả kiểm định thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến CLTT
BCTC ................................................................................................................ 46
Bảng 4.5. Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha thang đo CLTT BCTC ............ 47
Bảng 4.6. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s các yếu tố ảnh hưởng đến
CLTT BCTC ..................................................................................................... 48
Bảng 4.7. Kết quả phân tích EFA các yếu tố ảnh hưởng đến CLTT BCTC ..... 49
Bảng 4.8. Kết quả phân tích EFA thang đo CLTT BCTC với thủ tục xoay
Varimax ............................................................................................................. 51
Bảng 4.9. Kết quả thống kê mô tả thang đo biến độc lập ................................. 51
Bảng 4.10. Kết quả thống kê mô tả thang đo biến phụ thuộc ........................... 52
Bảng 4.11. Ma trận hệ số tương quan ............................................................... 53
Bảng 4.12. Kết quả kiểm định mơ hình hồi quy hiệu chỉnh ............................. 54
Bảng 4.13. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính .............................................. 55
Bảng 4.14. Kết quả kiểm định các giả thuyết tương ứng .................................. 58


x
DANH SÁCH HÌNH
Hình 1.1. Nội dung nghiên cứu về CLTT BCTC và các yếu tố ảnh hưởng CLTT
BCTC ................................................................................................................... 5
Hình 1.2. Mơ hình các đặc tính chất lượng BCTC ............................................. 7
Hình 1.3. Mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến CLTT kế tốn của Soderstrom và
Sun (2007) ........................................................................................................... 8
Hình 1.4. Mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thơng tin
kế tốn và chất lượng của nó đến CLTT kế tốn của Rapina (2014) ............ 8
Hình 2.1. Quan hệ giữa pháp lý với hệ thống kế toán của DN ......................... 27
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................ 31

Hình 3.2. Mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến CLTT BCTC của các DNNVV tại
quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ ................................................................ 33
Hình 4.1. Quy trình xây dựng bảng câu hỏi ...................................................... 42
Hình 4.2. Mơ hình nghiên cứu hiệu chỉnh ........................................................ 57


xi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết
Tiếng Anh
tắt
BCTC
CLTT
DN
DNNVV
EFA
Exploratory Factor Analysis
FASB
IASB
IFRS
KMO
MLR
ROE
SMEs
SPSS
VAS

Tiếng Việt
Báo cáo tài chính
Chất lượng thơng tin

Doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Ban/Hội đồng Chuẩn mực kế
tốn tài chính của Hoa Kỳ
Ban/Hội đồng chuẩn mực
International Accounting Standards Board
kế toán quốc tế
Chuẩn mực kế toán quốc
International Financial Reporting Standards
tế về báo cáo tài chính
Kaiser - Meyer - Olkin
Multiple Linear Regression
Return On Equity
Lợi nhuận
Small and Medium sized Entities
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Statistical Package for the Social Sciences
Chuẩn mực kế toán Việt
Vietnamese Accounting Standards
Nam
Financial Accounting Standards Board


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chất lượng thông tin (CLTT) thường được hiểu là thước đo về giá trị thông
tin cung cấp cho người sử dụng. Thông tin kế tốn, về bản chất là thơng tin, có
được do hệ thống kế toán xử lý và cung cấp, là kết quả của một q trình kế

tốn, bao gồm những thơng tin có tính hiện thực, đã xảy ra, có độ tin cậy và có
giá trị pháp lý. CLTT kế tốn ở một quốc gia phụ thuộc vào 3 yếu tố: Chất lượng
của các chuẩn mực kế tốn; Hệ thống chính trị - pháp luật của từng quốc gia;
Các yếu tố khác tác động đến CLTT trên báo cáo tài chính (BCTC)
[].
Thơng tin kế tốn được phân thành hai loại: kế tốn tài chính (thơng tin cơng
khai) và kế tốn quản trị (thông tin riêng của doanh nghiệp (DN)). Thông tin kế
tốn tài chính biểu hiện thơng qua hệ thống BCTC và có tầm quan trọng đối với
tất cả các chủ thể tham gia thị trường [Trần Mạnh Dũng, 2017; tr.5], từ chủ thể
bên trong DN (người sử dụng chính, gồm: nhà quản lý, nhân viên, chủ sở hữu) và
bên ngoài DN (các chủ nợ, cơ quan thuế, chủ đầu tư, khách hàng, các cơ quan
pháp lý). Thơng tin kế tốn hữu ích khi đáp ứng được yêu cầu của những người
sử dụng thơng tin.
Thơng tin kế tốn tài chính chủ yếu phục vụ cho các đối tượng bên ngoài
DN, nên cần có giá trị pháp lý cao và khn mẫu nhất định theo quy định của
pháp luật (cách thức trình bày, hình thức biểu hiện, thời gian). CLTT kế tốn tài
chính (trong đề tài này được gọi là CLTT BCTC) là một trong những tiêu chuẩn
quan trọng để đảm bảo sự an toàn và khả năng mang lại hiệu quả cho các quyết
định của người sử dụng thông tin. Tiêu chuẩn hóa thơng tin kế tốn tài chính của
Việt Nam và quy định quốc tế có sự tương đồng, bao gồm hai tiêu chuẩn căn bản:
sự phù hợp, trình bày trung thực (tin cậy) và các tiêu chuẩn làm gia tăng CLTT
BCTC là dễ hiểu, so sánh được, xác nhận và đúng kỳ.
Hiện nay, CLTT BCTC của các DN Việt Nam đã có sự cải thiện đáng kể, do
các quy định của Nhà nước ngày càng rõ ràng và tiếp cận dần tới chuẩn mực và
thông lệ quốc tế; tuy nhiên, xu hướng “làm đẹp” BCTC vẫn diễn biến phức tạp.
Trong những năm gần đây tại Việt Nam, điển hình cho các sai phạm trên BCTC đối
với công ty niêm yết là Cơng ty cổ phần Bánh kẹo Biên Hồ - Bibica, Công ty Bông
Bạch Tuyết, Công ty Đồ hộp Hạ Long… Thực tiễn cho thấy, CLTT BCTC không
đảm bảo dẫn đến BCTC kém chất lượng, và sẽ gây ra thiệt hại tài chính rất lớn đối
với các nhà đầu tư, kéo theo hệ lụy là sự phá sản của khơng ít các DN, tập đồn lớn.



2
Quận Ninh Kiều là đơ thị trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của thành
phố Cần Thơ - thành phố trung tâm kinh tế động lực của khu vực Tây Nam Bộ.
Theo số liệu thống kê năm 2018, khu vực quận Ninh Kiều có khoảng 3.780 DN
trong đó phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV)
[ Cũng như tình hình ở
các địa phương khác, CLTT BCTC của các DNNVV trên địa bàn quận Ninh
Kiều phụ thuộc vào chất lượng của q trình tạo lập, trình bày và cơng bố của
DN, quá trình này chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên trong lẫn bên ngoài DN.
Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, việc tăng cường tính hợp
lý và minh bạch của thơng tin BCTC để đáp ứng nhu cầu thơng tin có chất lượng
cao của những đối tượng sử dụng về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh,
huy động vốn, sử dụng tiền… của các DN ngày càng cao. Ngày 26/10/2017, Ủy
ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành Quyết định số 2792/QĐ-UBND phê
duyệt Chương trình Hỗ trợ DNNVV đổi mới cơng nghệ, thiết bị giai đoạn 2018
- 2020; đồng thời, thành phố Cần Thơ cịn có nhiều chính sách ưu đãi thu hút
vốn đầu tư trong và ngoài nước. Nhưng để huy động và sử dụng nguồn vốn đầu
tư hiệu quả, ngoài những giải pháp đột phá thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, địi
hỏi nỗ lực khơng nhỏ từ các DNNVV và người làm cơng tác tài chính kế tốn tại
mỗi DN đảm bảo CLTT BCTC.
Với tầm quan trọng này, việc tìm hiểu, nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng
đến chất lượng thơng tin báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ” để từ đó đề xuất các định
hướng nhằm nâng CLTT BCTC là rất cần thiết và đang được xã hội quan tâm.
2. Mục tiêu nghiên cứu
a) Mục tiêu chung: Nhận diện và đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến CLTT
BCTC của các DNNVV trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
b) Mục tiêu cụ thể: (1) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến CLTT BCTC

của các DNNVV trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ; (2) Đo lường
và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến CLTT BCTC của các DNNVV
trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ; (3) Đề xuất giải pháp nhằm
nâng cao CLTT BCTC ở các DNNVV trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố
Cần Thơ.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Thực trạng và những yếu tố nào ảnh hưởng đến CLTT BCTC
của các DNNVV trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ?


3
Câu hỏi 2: Các yếu tố ảnh hưởng ra sao đối với CLTT BCTC của các
DNNVV tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ?
Câu hỏi 3: Làm thế nào để nâng cao CLTT BCTC của các DNNVV trên
địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a) Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là CLTT BCTC theo chuẩn mực kế toán Việt Nam
(VAS: Vietnamese Accounting Standards) và các yếu tố ảnh hưởng đến CLTT
BCTC của các DNNVV trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
b) Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Các DNNVV đang hoạt động trên địa bàn quận Ninh Kiều,
thành phố Cần Thơ.
- Thời gian: Dữ liệu nghiên cứu trong năm 2018.
5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này áp dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp định lượng và
định tính, trong đó nghiên cứu định lượng là phương pháp chính. Cụ thể:
a) Nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp định tính
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Dựa trên cơ sở lý thuyết và lược khảo
kết quả của các nghiên cứu trước đây để tổng hợp và xác định các yếu tố ảnh

hưởng đến CLTT BCTC của DN nói chung và DNNVV nói riêng.
- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: Tiến hành phỏng vấn, thảo luận với
các chuyên gia là giảng viên chuyên ngành kế toán, kiểm toán ở các trường đại
học trên địa bàn thành phố Cần Thơ; nhân viên kế toán, người trực tiếp tham gia
lập BCTC của các DN; kế toán trưởng; nhà quản lý DN; cán bộ thuộc Chi cục
Thuế quận Ninh Kiều, Cục Thuế thành phố Cần Thơ;…
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Kết quả thảo luận với chuyên gia được
tổng hợp làm cơ sở lựa chọn thang đo CLTT BCTC, hiệu chỉnh, bổ sung các yếu
tố và các biến cần đo lường sao cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu và địa bàn
khảo sát. Phương pháp này cũng được dùng định hướng giải pháp.
b) Nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng: Nhằm đánh
giá, kiểm định các thang đo về chất lượng của hệ thống thơng tin kế tốn, tính
đáp ứng của mơ hình nghiên cứu so với dữ liệu khảo sát thực tế.


4
- Phương pháp điều tra khảo sát, thống kê mô tả: Thiết kế bảng câu hỏi, khảo
sát và thu thập dữ liệu trên các đối tượng khảo sát; phỏng vấn trực tiếp các nhà
quản lý, các nhân viên kế toán tham gia trực tiếp vào quá trình lập, trình bày và
công bố BCTC trong các DNNVV trên địa bàn khảo sát. Kết quả điều tra khảo sát,
phỏng vấn trực tiếp là cơ sở để kiểm định lại mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu.
- Phương pháp hồi quy đa biến: Thực hiện kiểm định lại mơ hình và các
giả thuyết nghiên cứu, đánh giá độ tin cậy Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố
khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) và phân tích mơ hình hồi quy
tuyến tính nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến CLTT BCTC của các
DNNVV trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
6. Đóng góp mới của luận văn
- Về mặt lý luận: Với các yếu tố ảnh hưởng được tổng hợp từ các nghiên
cứu liên quan trước đây, bằng khảo sát thực tế, triển khai kiểm định mơ hình
nghiên cứu trên địa bàn mới, đề tài vừa góp phần làm rõ thêm lý thuyết mơ hình

các yếu tố ảnh hưởng đến CLTT BCTC vừa cung cấp thơng tin hữu ích cho hoạt
động nghiên cứu, đào tạo.
- Về mặt thực tiễn: Đề tài sử dụng dữ liệu thứ cấp là số liệu trình bày trên
BCTC và bảng cân đối kế toán được cập nhật đến năm 2018, kết quả phản ánh
đúng thực tế theo số liệu các DNNVV công bố trên BCTC, chứ không đơn thuần
dựa trên quan điểm đánh giá CLTT BCTC, đây là đóng góp mới. Hơn nữa, mơ
hình đề xuất với khá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến CLTT BCTC của các DNNVV
được kiểm định, cho phép đánh giá thực trạng CLTT BCTC của các DNNVV
trong năm 2018, đây là cơ sở khoa học hữu ích cho cơ quan ban hành chính sách
Ủy ban nhân dân, các Sở, Ban ngành thuộc thành phố Cần Thơ), các nhà đầu tư,
chủ DNNVV, kiểm tốn viên trong sử dụng thơng tin trên BCTC để đưa ra giải
pháp đột phá thúc đẩy phát triển địa phương, hoặc đưa ra quyết định đầu tư, kinh
doanh một cách hiệu quả.
7. Kết cấu nội dung luận văn
Luận văn gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu liên quan
Chương 2: Cơ sở lý luận
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị


5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
Phần này trình bày tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đánh giá
CLTT BCTC, một số mơ hình nghiên cứu về các yếu tố tác động đến CLTT
BCTC làm nền tảng để có thể kế thừa về cơ sở lý thuyết, các phương pháp và
các kết quả nghiên cứu trước đây. Đồng thời nắm bắt xu hướng phát triển của
các nghiên cứu liên quan, từ đó xác định khe hổng nghiên cứu và định hướng

nghiên cứu cho đề tài này. Nội dung nghiên cứu được trình bày theo Hình 1.1.
Giới thiệu

Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh
hưởng đến CLTT BCTC

Các nghiên cứu về CLTT BCTC
Đánh giá CLBCTC theo
các thuộc tính chất lượng
Xu hướng phát triển của nghiên
cứu về đánh giá CLTT BCTC

Nghiên cứu của các nhà
nghiên cứu độc lập
Xu hướng phát triển của nghiên cứu về
các yếu tố ảnh hưởng đến CLTT BCTC

Khe hỏng nghiên cứu
(Nguồn: Tác giả tự thiết kế)

Hình 1.1. Nội dung nghiên cứu về CLTT BCTC và các yếu tố ảnh hưởng đến CLTT BCTC

1.1. Các nghiên cứu ở ngoài nước
1.1.1. Các nghiên cứu về CLTT BCTC
Trong quá trình lập BCTC, chất lượng của từng thành phần có ảnh hưởng
đến CLTT BCTC và được tiếp cận theo hai nhóm đối tượng khác nhau:
(1) Người sử dụng thơng tin (nhà đầu tư và các chủ nợ): Nhu cầu của nhóm
này có xu hướng tập trung vào các vấn đề liên quan đến xác định giá trị, tính
hữu ích của thơng tin cho việc đầu tư, tín dụng, và các quyết định tương tự. Do
đó, CLTT BCTC được xác định liên quan đến tính hữu ích của thơng tin tài

chính theo nhu cầu của người sử dụng thơng tin, và phải được xác định theo mục
tiêu tổng quát của BCTC.
(2) Các cổ đông và hội bảo vệ nhà đầu tư: Nhu cầu của họ có xu hướng tập
trung nhiều hơn vào quản trị DN và các vấn đề liên quan đến quản lý, cho nên


6
chất lượng của thơng tin tài chính được xác định đầy đủ và minh bạch, không
được thiết kế để xáo trộn hoặc gây nhầm lẫn.
* Theo Marie Lavigne (2002) về các nhân tố ảnh hưởng đến lập BCTC tại
các DNNVV tại Canada cho thấy quy mô và quản trị DN, hành vi của DN (nhà
quản trị DN, nhân viên kế tốn của DN và nhân viên kế tốn th ngồi) là các
nhân tố ảnh hưởng đến công tác lập BCTC [Nguyễn Thị Lệ Hằng (2011)].
- Nhà quản trị DN: Kinh nghiệm và mức độ góp vốn của nhà quản trị vào
công ty mà họ tham gia quản lý, điều hành có ảnh hưởng đáng kể đến mục tiêu
thiết lập BCTC của DNNVV.
- Nhân viên kế toán của DN: là những người trực tiếp thực hiện công việc
lập BCTC cho DN; những đặc điểm, hành vi của họ có ảnh hưởng đến mục tiêu
của BCTC của DNNVV, việc lựa chọn các phương pháp, thủ tục để thiết lập
BCTC của DN.
- Nhân viên kế tốn th ngồi: đặc tính của họ (về chun mơn, thái độ) có
ảnh hưởng đến mục tiêu và chất lượng của BCTC. Thực tế, nhiều DNNVV, nhất
là các DN nhỏ và siêu nhỏ thường thuê (không hợp thức và không hợp pháp)
những nhân viên thuộc các lĩnh vực có liên quan (nhất là nhân viên thuế) để ghi
sổ kế tốn và lập BCTC (nhưng khơng ký vào). Do vậy, BCTC nhấn mạnh mục
tiêu quản trị thuế hơn là cung cấp thông tin phục vụ cho các mục tiêu khác.
* Theo Jonas và Blanchet (2000): Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá những ưu
điểm, hạn chế của các khuôn mẫu và các quy định về CLTT BCTC được ban
hành bởi các tổ chức, kết hợp với nghiên cứu định tính thơng qua việc thảo luận
với các các chun gia là các thành viên của Ủy ban kiểm toán, kiểm tốn viên và

nhà quản trị DN, nhóm tác giả đã tiến hành xây dựng thang đo đo lường CLTT
BCTC. Theo nghiên cứu này, CLTT BCTC là một thang đo bậc 4, được đo lường
bởi năm thành phần là: thích hợp, đáng tin cậy, có khả năng so sánh, nhất quán và
rõ ràng. Song, nghiên cứu của Jonas và Blanchet (2000) mới chỉ dừng lại ở phần
nghiên cứu định tính mà chưa tiến hành kiểm định thang đo và phần nghiên cứu
định lượng giúp đo lường CLTT BCTC bằng con số cụ thể.
Trên thế giới, các nghiên cứu về phương pháp đo lường chất lượng BCTC
chủ yếu dựa trên mơ hình các đặc tính chất lượng của FASB (Financial
Accounting Standards Board) và các đặc tính chất lượng BCTC theo IFRS
(International Financial Reporting Standards), có điều chỉnh, cho phù hợp với
đặc điểm và u cầu riêng của từng nghiên cứu. Mơ hình các đặc tính chất lượng
BCTC được thể hiện qua Hình 1.2 như sau:


7
Sự hữu ích
của quyết
định

Độ minh bạch

Tính thích hợp
Giá trị ước tính
Thu nhập bền vững

Giá trị phản hồi
Thơng tin bị
phân tách

Độ tin cậy

Kịp thời

Có thể kiểm chứng

Tính có thể so sánh (gồm
cả Tính nhất quán)

Biểu hiện tính trung thực

Tính trung lập

Tính đầy đủ

(Nguồn: Gregory J. Jonas & Jeannot Blanchet, 2000)

Hình 1.2. Mơ hình các đặc tính chất lượng BCTC

Như vậy, CLTT BCTC vừa đóng vai trị quan trọng để các nhà đầu tư/cổ
đơng ra các quyết định tài chính; vừa giúp DN tạo lập và giữ được thương hiệu
trong bối cảnh thị trường đầu tư đầy khó khăn, thách thức.
1.1.2. Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến CLTT BCTC
- Heidi (2001), đã nghiên cứu và chỉ ra chất lượng BCTC chịu tác động của
cả nhóm yếu tố bên trong (quyết định của nhà quản trị, người lập BCTC) và
nhóm yếu tố bên ngồi (tổ chức kiểm tốn, quy định của Chính phủ).
- Hongjiang Xu (2003), nghiên cứu trên các DN tại Australia, đã xác định
các nhóm yếu tố bên trong như: yếu tố con người (đào tạo và huấn luyện nhân
viên), hệ thống kiểm sốt, DN (quy mơ DN, văn hóa DN) và yếu tố bên ngồi
(sự thay đổi công nghệ, sự thay đổi pháp lý, các quy định của Chính phủ) thực
sự có tác động đến CLTT BCTC.
- Soderstrom và Sun (2007): đã áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS)

vào nghiên cứu. Kết quả cho thấy các nhân tố: hệ thống chính trị và pháp luật,
chuẩn mực kế tốn và việc trình bày BCTC có ảnh hưởng đến chất lượng BCTC.
Tuy nhiên, việc áp dụng một hệ thống chuẩn mực kế tốn có thể khơng nâng cao
được CLTT kế toán thống nhất cho mỗi DN và mỗi đất nước, bởi vì cịn có các
yếu tố bổ sung như: hệ thống chính trị và pháp luật, mục đích lập BCTC.
Theo Soderstrom và Sun (2007), trình bày BCTC được thực hiện theo
nhiều mục đích khác nhau như: cấu trúc vốn, các chủ sở hữu, phát triển thị
trường tài chính và hệ thống thuế. Với phương pháp nghiên cứu chủ yếu là
thống kê, mô tả các nghiên cứu trước, Soderstrom và Sun (2007) đã đưa ra mơ
hình các yếu tố ảnh hưởng đến CLTT kế tốn (Hình 1.3) đồng thời đưa ra kết
luận ảnh hưởng của các yếu tố đó như thế nào đến CLTT kế tốn.


8
Hệ thống pháp
luật và chính trị
Trình bày BCTC
Chuẩn mực kế
tốn

3

Phát triển thị
trường tài chính

Cấu trúc vốn

Chủ sở hữu

Hệ thống thuế


Chất lượng thơng
tin kế tốn
(Nguồn: Soderstrom và Sun, 2007)

Hình 1.3. Mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến CLTT kế tốn của Soderstrom và Sun (2007)

- Lehtinen (1982), nghiên cứu về tính Kịp thời và chất lượng BCTC, đã đề
xuất sử dụng mơ hình các đặc tính của BCTC của FASB để đánh giá chất lượng
BCTC, thơng qua 2 đặc tính: tính Thích hợp và Độ tin cậy.
- Rapina (2014), đã sử dụng phương pháp phân tích định tính để xác định các
yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn, định lượng thơng qua
phiếu khảo sát thu thập thơng tin, kiểm định mơ hình, đo lường được các yếu tố
thuộc tổ chức ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn. Trên cơ sở đó,
đánh giá tác động của hệ thống CLTT kế tốn đến CLTT kế toán. Tuy nhiên,
nghiên cứu này chỉ đánh giá riêng lẻ một yếu tố đến CLTT kế toán. Mơ hình các
yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn và chất lượng của nó
đến CLTT kế toán của Rapina như sau:
Cam kết quản lý
Cơ cấu tổ chức

Chất lượng hệ thống TTKT

Chất lượng TTKT

Văn hóa tổ chức
( Nguồn: Rapina, 2014)

Hình 1.4. Mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống
thông tin kế tốn và chất lượng của nó đến CLTT kế tốn của Rapina (2014)


Bảng 1.1. Tóm tắt các cơng trình nghiên cứu có liên quan ở nước ngồi
Tác giả

Heidi
Vander
Bauwhede

Năm cơng bố

Tên cơng trình

2001

What Factors Influence
Financial
Statement
Quality? A Framework
and Some Empirical
Evidence

Nội dung/Kết quả
Có hai nhóm nhân tố ảnh
hưởng đến chất lượng BCTC
bao gồm nhân tố bên trong
(quyết định của nhà quản trị,
người lập BCTC) và nhân tố
bên ngồi (tổ chức kiểm
tốn, qui định của Chính
phủ)



9
Tác giả

Năm cơng bố

Hongjiang
Xu

2003

Soderstrom
& Sun

Lehtinen

Rapina

Tên cơng trình
Critical success factors
for
accounting
information
systems
data quality

2007

IFRS Adoption and

Accounting Quality: A
Review

1982

Service Quality: A
Study
of
Quality
Dimensions

2014

Factors influencing the
quality of accounting
information system and
its implications on the
quality of accounting
information

Nội dung/Kết quả
Nhân tố con người, hệ thống
kiểm sốt, doanh nghiệp,
nhân tố bên ngồi có tác
động đến CLTT BCTC
Yếu tố hệ thống pháp luật và
chính trị của quốc gia có tác
động trực tiếp đến chất
lượng BCTC
Kết quả đã đề xuất sử dụng

mơ hình các đặc tính của
BCTC của FASB để đánh
giá chất lượng BCTC, thơng
qua 2 đặc tính: tính Thích
hợp và Độ tin cậy.
Kết quả nghiên cứu cho thấy
(tại các hợp tác xã ở
Bandung - Indonesia): (1)
Giả thuyết 1 (3 biến độc lập
với nhau: cam kết quản lý,
văn hóa tổ chức và cơ cấu tổ
chức) ảnh hưởng 67% đến
chất lượng hệ thống TTKT
(33% còn lại chịu ảnh hưởng
của các yếu tố khác); (2) Giả
thuyết 2: các biến chất lượng
hệ thống TTKT, cam kết
quản lý, văn hóa tổ chức và
cơ cấu tổ chức ảnh hưởng
68% đến chất lượng TTKT.

Nguồn: Tác giả tổng hợp
1.2. Các nghiên cứu ở trong nước
- Võ Văn Nhị và Trần Thị Thanh Hải (2013), đã chỉ ra hai nhóm yếu tố
chính tác động đến chất lượng BCTC của DNNVV gồm các yếu tố bên trong
(việc tổ chức quản lý, cách tổ chức quản lý và triết lý quản trị của Ban giám đốc,
nhân viên kế toán) và các yếu tố bên ngồi (khung pháp lý về kế tốn, đối tượng
sử dụng thông tin và nhu cầu thông tin); cùng với công tác kế tốn tại DNNVV
hiện cịn yếu kém và đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng BCTC.
- Phan Minh Nguyệt (2014), đã xác định 07 nhân tố (nhà quản trị cơng ty,

lợi ích và chi phí khi lập BCTC, việc lập và trình bày BCTC, trình độ nhân viên


10
kế tốn, thuế, mục đích lập BCTC, rủi ro kiểm tốn BCTC của cơng ty kiểm
tốn đối với cơng ty niêm yết) có ảnh hưởng đến CLTT kế tốn trình bày trên
BCTC của các Công ty niêm yết ở Việt Nam.
- Nguyễn Thị Phượng Hồng (2014), chỉ ra 17 nhân tố tác động đến chất
lượng BCTC của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam:
quyền sở hữu vốn bởi nước ngoài, quyền sở hữu vốn bởi tổ chức, sự kiêm nhiệm
của chủ tịch Hội đồng quản trị và tổng giám đốc, tính độc lập của Hội đồng quản
trị, mức độ chun mơn tài chính của Hội đồng quản trị, sự tồn tại kế hoạch
thưởng, đòn bẩy tài chính, khả năng thanh tốn hiện hành, quy mơ cơng ty, thời
gian niêm yết, tình trạng niêm yết, loại cơng ty kiểm tốn, tính trì hỗn của
BCTC, loại hình công nghiệp, lợi nhuận (ROE), triển vọng phát triển và chính
sách chia cổ tức.
- Phạm Quốc Thuần (2016), đã xác định 10 yếu tố ảnh hưởng đến CLTT
BCTC trong các DN tại Việt Nam, gồm: nhóm yếu tố bên trong DN (hành vi
quản trị lợi nhuận, hỗ trợ từ phía nhà quản trị, đào tạo và bồi dưỡng, chất lượng
phần mềm kế toán, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, năng lực nhân viên
kế tốn); nhóm yếu tố bên ngồi DN (áp lực từ thuế, kiểm tốn độc lập) và
nhóm yếu tố phản ánh thuộc tính của DN (niêm yết chứng khốn, quy mơ DN).
- Phạm Thanh Trung (2016), đã cho thấy có 7 nhân tố: hệ thống chứng từ
kế tốn, hệ thống tài khoản kế tốn, hình thức sổ sách kế toán, thuế, nhà quản lý,
mục tiêu lập BCTC, bộ máy kế toán, đều ảnh hưởng cùng chiều với CLTT kế
tốn trình bày trên BCTC của các DNNVV ở thành phố Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Thị Minh Thúy (2016), cũng cho thấy 7 nhân tố: hệ thống tài
khoản kế toán, bộ máy kế toán, chế độ sổ kế toán, chế độ chứng từ kế toán, thuế,
mục tiêu lập BCTC, nhà quản trị DN, có ảnh hưởng đến CLTT kế toán trên
BCTC của các DNNVV tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

- Đặng Thị Kiều Hoa (2016), cũng xác định 4 nhân tố: quy định về thuế,
quy mô công ty, người lập BCTC, các quy định pháp lý về kế tốn, có ảnh
hưởng đến chất lượng BCTC của DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Lưu Phạm Anh Thi (2018), đã nhận diện 4 nhân tố tác động đến CLTT
BCTC, với mức độ giảm dần như sau: bộ máy kế toán và mục tiêu lập BCTC >
cơ cấu quản trị DN > công tác kế tốn tại DN > hiệu quả và mơi trường hoạt
động. Bên cạnh đó, các yếu tố khác (số lượng nhân viên; tổng nguồn vốn kinh
doanh và doanh thu của DN) cũng tạo nên sự khác biệt về CLTT BCTC của các
DNNVV tại thành phố Cần Thơ.


11
Bảng 1.2. Tóm tắt các cơng trình nghiên cứu có liên quan ở trong nước
Tác giả

Năm
công
bố

Võ Văn
Nhị và
Trần Thị
Thanh Hải

2013

Phan
Minh
Nguyệt


2014

Nguyễn
Thị
Phượng
Hồng

2014

Phạm
Quốc
Thuần

2016

Phạm
Thanh
Trung

2016

Tên cơng trình

Nội dung/Kết quả

Nghiên cứu cho thấy hiện nay cơng tác kế
Một số ý kiến về chất
toán tại các DNNVV cịn yếu kém. Chính
lượng báo cáo tài chính
sự yếu kém trong cơng tác kế tốn, yếu kém

của doanh nghiệp nhỏ và
tropng công tác quản lý của người chủ DN
vừa ở Việt Nam
đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng BCTC.
Xác định và đo lường
mức độ ảnh hưởng của Nghiên cứu cho thấy có 5 nhân tố ảnh
các nhân tố đến chất hưởng trực tiếp đến CLTT kế tốn trình bày
lượng thơng tin kế tốn trên BCTC: rủi ro kiểm tốn, nhà quản trị
trình bày trên báo cáo tài DN, việc lập và trình bày BCTC, thuế, lợi
chính của các Cơng ty ích và chi phí.
niêm yết ở Việt Nam
Kết quả có 17 nhân tố có tác động đến chất
lượng BCTC, gồm: Quyền sở hữu vốn bởi
nước ngoài, Quyền sở hữu vốn bởi tổ chức,
Các nhân tố ảnh hưởng
sự kiêm nhiệm của chủ tịch HĐQT và TGĐ,
đến chất lượng báo cáo
tính độc lập của HĐQT, mức độ chuyên
tài chính của các cơng ty
mơn tài chính của HĐQT, sự tồn tại kế
niêm yết trên thị trường
hoạch thưởng, địn bẩy tài chính, khả năng
chứng khốn - Bằng
thanh tốn hiện hành, quy mơ cơng ty, thời
chứng thực nghiệm tại
gian niêm yết, tình trạng niêm yết, loại cơng
Việt Nam
ty kiểm tốn, tính trì hỗn của BCTC, loại
hình cơng nghiệp, lợi nhuận (ROE), triển
vọng phát triển và chính sách chia cổ tức.

Kết quả cho thấy 10 nhân tố ảnh hưởng đến
CLTT BCTC bao gồm: nhân tố bên trong
Các nhân tố ảnh hưởng DN (Hành vi quản trị lợi nhuận; Hỗ trợ từ
đến chất lượng thông tin phía nhà quản trị; Đào tạo và bồi dưỡng; CL
báo cáo tài chính trong PMKT; Hiệu quả của HTKSNB, Năng lực
các doanh nghiệp tại Việt nhân viên KT); nhân tố bên ngồi DN (Áp
Nam
lực từ thuế; Kiểm tốn độc lập) và nhóm
nhân tố phản ánh thuộc tính của DN (Niêm
yết chứng khốn; Quy mơ DN).
Đo lường mức độ tác 7 nhân tố bên trong DN, gồm: hệ thống
động của các nhân tố đến chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế
CLTT trình bày trên báo tốn, hình thức sổ sách kế tốn, thuế, nhà
cáo tài chính của các quản lý, mục tiêu lập BCTC, bộ máy kế
doanh nghiệp nhỏ và vừa toán đều ảnh hưởng cùng chiều với CLTT
ở thành phố Hồ Chí Minh kế tốn trình bày trên BCTC.


12
Tác giả

Nguyễn
Thị Minh
Thúy

Đặng Thị
Kiều Hoa

Lưu Phạm
Anh Thi


Năm
cơng
bố

2016

2016

2018

Tên cơng trình
Các nhân tố ảnh hưởng
đến chất lượng thơng tin
kế tốn trên báo cáo tài
chính của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa trên
địa bàn thành phố Thủ
Dầu Một, tỉnh Bình
Dương
Các nhân tố ảnh hưởng
đến chất lượng BCTC
của DNNVV - Bằng
chứng thực nghiệm tại
các DNNVV trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh
Các nhân tố ảnh hưởng
đến chất lượng thơng tin
báo cáo tài chính tại các
doanh nghiệp nhỏ và vừa

- Bằng chứng thực
nghiệm tại thành phố Cần
Thơ

Nội dung/Kết quả

Kết quả có 7 nhân tố ảnh hưởng đến chất
lượng TTKT trên BCTC của DNNVV theo
thứ tự tăng dần: Chế độ chứng từ kế toán <
Mục tiêu lập BCTC < Chế đổ sổ kế toán <
Bộ máy kế toán < Hệ thống tài khoản kế
toán < Thuế < Nhà quản trị DN.

Nghiên cứu cho thấy có 4 nhân tố ảnh
hưởng đến chất lượng BCTC của DNNVV:
qui mô DN, qui định pháp lý về kế toán,
người lập BCTC và quy định về thuế.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 nhân tố
tác động đến CLTT trình bày trên BCTC
của DNNVV tại TP. Cần Thơ: bộ máy kế
toán và mục tiêu lập BCTC > cơ cấu quản
trị công ty > cơng tác kế tốn > hiệu quả và
mơi trường hoạt động. Bên cạnh đó các
nhân tố như số lượng nhân viên, tổng nguồn
vốn và doanh thu cũng tạo nên sự khác biệt
về CLTT BCTC.

Nguồn: Tác giả tổng hợp
1.3. Xác định khe hổng nghiên cứu
Thông qua việc tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận

văn, tác giả nhận thấy CLTT BCTC và các yếu tố ảnh hưởng là một trong những
chủ đề thu hút nhiều mối quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu ngoài và
trong nước.
1.3.1. Ở ngoài nước
- Đối với CLTT BCTC: Nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã đánh giá, tiếp
cận ở nhiều góc độ khác nhau, với q trình kế thừa và phát triển khá dài, các
thuộc tính đo lường CLTT do FASB và IASB (International Accounting
Standards Board) ban hành năm 2010 mang tính hội tụ cao nhất, được nhiều
nghiên cứu chọn làm căn cứ đo lường CLTT BCTC.


×