Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường đại học an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.98 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
--------------

TRẦN BẢO NGUYÊN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

CẦN THƠ, 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
---------------

TRẦN BẢO NGUYÊN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 8340101

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. PHAN ANH TÚ


CẦN THƠ, 2020


CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỔNG
Luận văn này, với đề tựa là “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp
của sinh viên trường Đại học An Giang”, do học viên Trần Bảo Nguyên thực hiện
theo sự hướng dẫn của TS. Phan Anh Tú. Luận văn đã được báo cáo và Hội đồng
chấm luận văn thông qua ngày 21/12/2019
Ủy viên
(Ký tên)

Ủy viên – Thư ký
(Ký tên)

Phản biện 1
(Ký tên)

Phản biện 2
(Ký tên)

Người hướng dẫn khoa học
(Ký tên)

Chủ tịch Hội đồng
(Ký tên)


LỜI CẢM ƠN
Đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh
viên trường Đại học An Giang” được hoàn thành với sự hướng dẫn và nhiệt tình

giúp đỡ của q thầy cơ trường Đại học Tây Đô, đồng thời với sự giúp đỡ, hỗ trợ và
tham gia rất nhiệt tình của sinh viên trường ĐHAG.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của TS.
Phan Anh Tú, Thầy đã giúp tơi định hướng, phân tích dữ liệu cũng như góp ý để
hồn thành đề tài một cách tốt nhất trong q trình tơi thực hiện đề tài.
Xin chúc Quý Thầy cô lời chúc sức khỏe và thành đạt.
Chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày 02 tháng 01 năm 2020
Tác giả thực hiện luận văn

Trần Bảo Nguyên


TĨM TẮT
Khởi nghiệp ln có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển kinh tế của một
quốc gia, khởi nghiệp là chìa khóa quan trọng để tăng trưởng kinh tế. nhằm tiếp
tục khẳng định vai trò, tầm quan trọng của khởi nghiệp và định hướng mục tiêu
giáo dục của nhà trường trong thời gian tới. Qua đó, tác giả đã mạnh dạng chọn
đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường
Đại học An Giang” để thực hiện nghiên cứu.
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 350 sinh viên năm thứ ba thông qua
phương pháp chọn mẫu xác xuất phân tầng. Thực hiện một nghiên cứu khám phá
tác giả tìm thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên,
bao gồm: (1) Thái độ, (2) Kiến thức khởi nghiệp, (3) Năng lực thích nghi (bao
gồm: Nhạy bén, Tự hiệu quả), (4) Kiểm soát hành vi, (5) Quan hệ xã hội (bao
gồm: Người tư vấn, Liên kết mạnh, Liên kết yếu). Kết quả phân tích mơ hình
SEM cho thấy mơ hình phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. Đồng thời, cũng cho
thấy nhân tố “Thái độ” có ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định khởi nghiệp của sinh
viên kế đến là “Năng lực thích nghi”, tiếp theo là “Quan hệ xã hội” và cuối cùng
là “Kiểm soát hành vi”. Cũng theo kết quả phân tích SEM, nhân tố “Kiến thức

khởi nghiệp” có ảnh hưởng thuận chiều đến nhân tố “Thái độ”. Như vậy, tất cả
các mối liên hệ của các nhân tố đều thuận chiều và giả thiết H1a, H1b, H2, H3,
H4 được chấp nhận ở mức ý nghĩa 95%
Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số hàm ý quản trị với
mong muốn khơi dậy tinh thần khởi nghiệp trong sinh viên trường Đại học An
Giang.
Từ khóa: Ý định khởi nghiệp, ảnh hưởng, sinh viên, An Giang


ABSTRACT
Start-up always has a strong relationship with the economic development of a
country, Start-up is an important key to economic growth. in order to continue
affirming the role, importance of starting a business and setting educational goals of
the school in the future. Thereby, the author has strongly selected the topic “Factors
affecting the start-up intention of students of An Giang University” to conduct
research.
Research data was collected from 350 third-year students through stratified
probability sampling. Conducting an author-finding study found 5 factors that
influence students' entrepreneurial intent, including: (1) Attitude, (2) Entrepreneurial
knowledge, (3) Adaptive capacity (including: Sensitive, Self-Effective), (4)
Behavioral control, (5) Social relations (including: Counselors, Strong links, Weak
links). SEM model analysis results show that the model is consistent with the
research data. At the same time, it also shows that the “Attitude” factor that has the
strongest influence on the start-up intention of the next student is “Adaptive
Capacity”, followed by “Social Relations” and finally “Checking behavior control”.
Also according to SEM analysis, the factor “Entrepreneurial knowledge” has a
positive influence on the factor “Attitude”. Thus, all relationships of the factors are
positive and assume H1a, H1b, H2, H3, H4 are accepted at the 95% significance
level.
Through the research results, the author proposes some management

implications with the desire to arouse the entrepreneurial spirit among An Giang
University students.
Keywords: Entrepreneurial intention, influence, student, An Giang


CAM KẾT KẾT QUẢ
Tôi tên Trần Bảo Nguyên, học viên cao học ngành Quản trị Kinh doanh Khóa
5A, Đại học Tây Đô, là người thực hiện đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh
hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học An Giang”.
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là do chính tơi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích được trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất
kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Cần Thơ, ngày 02 tháng 01 năm 2020
Tác giả thực hiện luận văn

Trần Bảo Nguyên


i
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ..........................................1
1.1 Lý do chọn đề tài ..................................................................................................1
1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................2
1.2.1 Mục tiêu: .........................................................................................................2
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu: ........................................................................................3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu:. ...................................................................................3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu:........................................................................................3
1.4 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................3
1.5 Những đóng góp mới của đề tài ..........................................................................4

1.6 Cấu trúc của luận văn .........................................................................................4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU .......................5
2.1 Cơ sở lý thuyết......................................................................................................5
2.1.1 Lý thuyết hành động hợp lý (TRA – Theory of Reasoned Action) ................5
2.1.2 Lý thuyết hành vi dự định (The Theory of Planned Behavior – TPB) ...........6
2.2 Lý thuyết về ý định khởi nghiệp .........................................................................6
2.2.1 Khái niệm “Ý định khởi nghiệp” ....................................................................6
2.2.2 Vai trò của ý định khởi nghiệp trong quá trình khởi nghiệp ...........................8
2.2.3 Các yếu tố tác động tới ý định khởi nghiệp ....................................................9
2.2 Lược khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước .............................................10
2.2.1 Tài liệu trong nước ........................................................................................10
2.2.2 Các nghiên cứu nước ngoài ...........................................................................12
2.3 Mơ hình nghiên cứu đề xuất .............................................................................17
2.4 Giả thuyết nghiên cứu .......................................................................................17
2.4.1 Thái độ - Kiến thức khởi nghiệp ...................................................................17
2.4.2 Năng lực thích nghi .......................................................................................18
2.4.3 Kiểm sốt hành vi..........................................................................................19
2.4.4 Quan hệ xã hội ..............................................................................................19
Tóm tắt chương 2 .....................................................................................................20
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................21
3.1 Quy trình nghiên cứu ........................................................................................21
3.2 Thiết kế nghiên cứu ..........................................................................................22
3.2.1 Nghiên cứu định tính .....................................................................................22
3.2.2 Nghiên cứu định lượng .................................................................................22


ii
3.3 Thiết kế thang đo ...............................................................................................26
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................30
4.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu .................................................................................30

4.2 Thực trạng ý định khởi nghiệp của SV trường ĐHAG ..................................32
4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của SV trường ĐHAG ........39
4.3.1 Kết quả thống kê mô tả các biến và thang đo ...............................................39
4.3.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha ........................................44
4.3.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ...............................................................50
4.3.4 Phân tích bằng mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM) ......................................58
4.4 Kết quả đánh giá của SV về từng nhân tố tác động và mức độ YĐKN ........60
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ................................................67
5.1 Kết luận ...............................................................................................................67
5.2 Hàm ý quản trị ...................................................................................................67
5.2.1 Hàm ý về “Thái độ” ......................................................................................67
5.2.2 Hàm ý về “Kiến thức khởi nghiệp” ...............................................................69
5.2. 3 Hàm ý về “Năng lực thích nghi” ..................................................................70
5.2.4 Hàm ý về “Kiểm sốt hành vi” .....................................................................71
5.2.5 Hàm ý về “Quan hệ xã hội” ..........................................................................71
5.3 Hạn chế của nghiên cứu ....................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................73
PHỤ LỤC .....................................................................................................................78


iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐHAG

Đại học An Giang



Ý định


KN

Khởi nghiệp

YĐKN

Ý định khởi nghiệp

KSDN

Khởi sự doanh nghiệp

KNKD

Khởi nghiệp kinh doanh

QTKD

Quản trị kinh doanh



Cao đẳng

ĐH

Đại học

VCCI


Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam


iv
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Các yếu tố tác động tới ý định khởi nghiệp ....................................................9
Bảng 3.1: Bộ thang đo điều tra sơ bộ ............................................................................26
Bảng 4.1: Đặc điểm nhân khẩu học mẫu nghiên cứu ....................................................30
Bảng 4.2: Đặc điểm mẫu nghiên cứu ............................................................................31
Bảng 4.3: Kết quả khảo sát ý định khởi nghiệp ............................................................33
Bảng 4.4: Kết quả thống kê mô tả của thang đo KT .....................................................39
Bảng 4.5: Kết quả thống kê mô tả của thang đo TD .....................................................39
Bảng 4.6: Kết quả thống kê mô tả của thang đo TD .....................................................40
Bảng 4.7: Kết quả thống kê mô tả của thang đo HQ .....................................................40
Bảng 4.8: Kết quả thống kê mô tả của thang đo HV .....................................................41
Bảng 4.9: Kết quả thống kê mô tả của thang đo TV .....................................................41
Bảng 4.10: Kết quả thống kê mô tả của thang đo LKM ................................................42
Bảng 4.11: Kết quả thống kê mô tả của thang đo LKY ................................................43
Bảng 4.12: Kết quả thống kê mô tả của thang đo EO ...................................................43
Bảng 4.13: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo KT .............................................44
Bảng 4.14: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo TD lần 1 ....................................44
Bảng 4.15: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo TD lần 2 ....................................45
Bảng 4.16: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo NB lần 1....................................45
Bảng 4.17: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo NB lần 2....................................46
Bảng 4.18: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo HQ ............................................46
Bảng 4.19: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo HV lần 1 ...................................47
Bảng 4.20: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo HV lần 2 ...................................47
Bảng 4.21: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo TV .............................................48
Bảng 4.22: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo LKM lần 1 ................................48

Bảng 4.23: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo HV lần 2 ...................................48
Bảng 4.24: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo LKY ..........................................49
Bảng 4.25: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo EO .............................................49
Bảng 4.26: Kiểm định KMO .........................................................................................51
Bảng 4.27: Kết quả EFA cho thang đo nhân tố lần 1 ....................................................51


v
Bảng 4.28: Các chỉ số đánh giá sự phù hợp của mơ hình với dữ liệu nghiên cứu ........53
Bảng 4.29: Độ tin cậy tổng hợp và tổng phương sai rút trích các nhân tố ....................54
Bảng 4.30: Các hệ số chưa chuẩn hóa và đã chuẩn hóa ................................................54
Bảng 4.31: Đánh giá giá trị phân biệt ............................................................................56
Bảng 4.32: Tổng phương sai rút trích (AVE) của các nhân tố .....................................57
Bảng 4.33: Ma trận tương quan giữa các khái niệm .....................................................57
Bảng 4.34. Kết quả phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM ..................................60
Bảng 4.35: Kết quả đánh giá sinh viên về nhân tố “Ý định khởi nghiệp” ....................60
Bảng 4.36: Kết quả đánh giá SV về nhân tố “Kiến thức khởi nghiệp” .........................61
Bảng 4.37: Kết quả đánh giá SV về nhân tố “Thái độ khởi nghiệp” ............................62
Bảng 4.38: Kết quả đánh giá SV về nhân tố “Nhạy bén” .............................................62
Bảng 4.39: Kết quả đánh giá SV về nhân tố “Tự hiệu quả”..........................................63
Bảng 4.40: Kết quả đánh giá SV về nhân tố “Kiểm soát hành vi” ................................63
Bảng 4.41: Kết quả đánh giá SV về nhân tố “Người tư vấn”........................................64
Bảng 4.42: Kết quả đánh giá SV về nhân tố “Liên kết mạnh” ......................................64
Bảng 4.43: Kết quả đánh giá SV về nhân tố “Liên kết yếu” .........................................65


vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1: Thuyết hành động hợp lý (TRA) .....................................................................5

Hình 2.2: Thuyết hành vi dự định (TPB) ........................................................................6
Hình 2.3: Mơ hình nghiên cứu.......................................................................................17
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu .....................................................................................21
Hình 4.1: Trong vịng 3 năm tới, Anh/chị dự định sẽ khởi nghiệp? .............................35
Hình 4.2: Xác xuất quyết tâm khởi nghiệp....................................................................35
Hình 4.3: Lý do khởi nghiệp .........................................................................................36
Hình 4.4: Lý do khơng khởi nghiệp ..............................................................................37
Hình 4.5: Yếu tố nào sau đây có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định khởi nghiệp của
Anh/Chị? ........................................................................................................................38
Hình 4.6: Mơ hình phân tích nhân tố khẳng định CFA .................................................58
Hình 4.7: Kết quả phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM ....................................59


1
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong nhiều thập kỉ vừa qua, khởi nghiệp là một lĩnh vực được quan tâm
rộng rãi trong cả nghiên cứu và thực tiễn tại rất nhiều quốc gia trên thế giới. Khởi
nghiệp ln có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển kinh tế của một quốc gia.
Đã có nhiều nhà nghiên cứu bày tỏ quan điểm cá nhân về mối quan hệ đó, như:
“tinh thần khởi nghiệp được chú trọng ở nhiều quốc gia và được xem là cách
thức để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm” [31; tr. 351-366]; nhận định
“khởi nghiệp là chìa khóa quan trọng để tăng trưởng kinh tế” [46; tr. 429-438];
“Sự gia tăng các doanh nghiệp mới là một trong những động lực đóng góp vào
tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo và tạo cơng ăn việc làm” [10; tr. 2324];... Chính vì vậy, khởi nghiệp có vai trị quan trọng góp phần thúc đẩy kinh tế
- xã hội phát triển và là vấn đề trọng tâm trong các chiến lược phát triển của
nhiều quốc gia. Từ đó, việc thúc đẩy thế hệ trẻ khởi nghiệp là một trong những
ưu tiên hàng đầu của các nhà chính sách.
Trên cơ sở nhận thức tầm quan trọng của khởi nghiệp và nhằm hướng đến
mục tiêu làm cho “dân giàu – nước mạnh”, vấn đề khởi nghiệp ở Việt Nam đã và

đang là “câu chuyện thời sự kinh tế” của đất nước. Cụm từ “khởi nghiệp” lần đầu
tiên xuất hiện trong dự thảo văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII
(tháng 02/2016) là một minh chứng cho sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Chính
phủ. Đặc biệt, để phát triển và sử dụng tài năng của thế hệ trẻ, năm 2017 Thủ
tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ký quyết định số 1665/QĐ-TTg phê duyệt đề
án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” với mục tiêu “Thúc
đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên…” phần đấu “… đến năm 2020
có 100% các đại học, học viện, trường đại học, 50% các trường cao đẳng, trường
trung cấp có ít nhất 02 ý tưởng, dự án khởi nghiệp… đến năm 2025 các con số đó
lần lượt là 100%, 70% và 05”. Trên tinh thần đó, ngày 30 tháng 3 năm 2018 Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã ra Quyết định số 1230/QĐ-BGDĐT ban hành “Kế hoạch
triển khai đề án Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 của ngành
giáo dục” nhằm thúc đẩy và phát triển sâu rộng các hoạt động khởi nghiệp trong
học sinh, sinh viên. Cùng với đó, Chính phủ và các tổ chức cũng đã có nhiều
chính sách, chương trình hỗ trợ cho hoạt động khởi nghiệp như: chương trình
Thắp sáng tài năng kinh doanh trẻ, Chương trình truyền hình Làm giàu khơng
khó, Khởi nghiệp cùng Kawai của Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội; thành lập
Câu lạc bộ khởi nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh, Quỹ Khởi nghiệp Doanh
nghiệp Khoa học,… Lý do có sự quan tâm đặc biệt đến việc thúc đẩy tinh thần
doanh nhân trong giới sinh viên bởi vì lực lượng sinh viên là nguồn lực quan
trọng cho khởi nghiệp [59; tr. 163–172]. Hơn bao giờ hết, trong những năm qua
tinh thần khởi nghiệp đã được kêu gọi thúc đẩy mạnh mẽ với sự hỗ trợ từ phía
Đảng, Nhà nước, Chính phủ, bộ ngành có liên quan.
Để minh chứng cho sự hiệu quả của các chính sách và hoạt động hỗ trợ
khởi nghiệp, trong “Báo cáo Chỉ số Khởi nghiệp 2017/2018” do VCCI (2019)
công bố đã chỉ rõ: tỷ lệ ý định khởi nghiệp tại Việt Nam đã có xu hướng tăng từ


2
năm 2014 và đạt mức 25% vào năm 2017, xếp thứ 19/54. Điều này có nghĩa cứ 4

người thì có 1 người có ý định khởi sự kinh doanh trong vịng 3 năm tới ở Việt
Nam. Đây là một tín hiệu tốt và là động lực giúp cá nhân có thể tiếp cận các hoạt
động khởi nghiệp. Tuy nhiên, tỉ lệ này vẫn còn thấp hơn một số nước trong khu
vực chẳng hạn như Thái Lan (37,4%, xếp thứ 11/45) và Indonesia (28,1%, xếp
thứ 14/54) và những nước thuộc nhóm II,…”. Một nguyên nhân có thể tạm lý
giải cho thực trạng này là do số lượng sinh viên sau khi tốt nghiệp có ý định “tự
thân lập nghiệp” cịn rất ít, thay vào đó là chấp nhận bước vào cuộc chiến mang
tên “việc làm” với sự cạnh tranh khốc liệt, gay gắt với mục tiêu duy nhất là “làm
công ăn lương”. Trong khi đó, về chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách,
hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp để sinh viên có thể tự do phát triển nghề nghiệp bản
thân và thực tiễn đã có nhiều tấm gương khởi nghiệp thành công, trỏ thành doanh
nhân thành đạt. Đối với đại đa số bộ phận sinh viên, khởi nghiệp chưa phải là lựa
chọn tối ưu; bởi lẽ, các em chưa được cung cấp đủ kiến để khởi nghiệp cũng như
chưa có nhiều cơ hội để trãi nghiệm và rèn luyện kỹ năng khởi nghiệp.
Nhận thấy được thực trạng và những tồn tại trong xã hội liên quan đến vấn
đề khởi nghiệp, ngày 18 tháng 02 năm 2919 Hiệu trưởng Trường ĐHAG đã ký
Quyết định số 155/QĐ-ĐHAG ban hành “Hệ giá trị cốt lõi, bản sắc của người
học và triết lý giáo dục của Trường Đại học An Giang” trong quyết định đã chỉ
rõ bản sắc của người học là “Tinh thần khởi nghiệp” với nội dung “Chủ động
khởi nghiệp bằng kiến thức, kỹ năng và năng lực thực hành nghề nghiệp để triển
khai các ý tưởng có khả năng tạo ra giá trị mới cho bản thân, công đồng và xả hội
với hoài bảo và khát vọng, bản lĩnh và sáng tạo, đạo đức và trách nhiệm” nhằm
tiếp tục khẳng định vai trò, tầm quan trọng của khởi nghiệp và định hướng mục
tiêu giáo dục của nhà trường trong thời gian tới. Qua đó, tác giả đã mạnh dạng
chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên
Trường Đại học An Giang” để thực hiện nghiên cứu. Đây là đề tài cần thiết, phù
hợp với thực tiễn xã hội nhằm tìm hiểu ý định khởi nghiệp của sinh viên và đề
xuất các giải pháp xây dựng các chính sách, chương trình hành động hỗ trợ, phát
huy tinh thần khởi nghiệp trong sinh viên An Giang.
1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu:
Mục tiêu chung: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến YĐKN của sinh
viên và đề xuất hàm ý quản trị nhằm khơi dậy tinh thần khởi nghiệp trong sinh
viên trường ĐHAG.
Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng về YĐKN của sinh viên trường ĐHAG.
- Mục tiêu 2: Xác định và nhận diện các nhân tố tác động đến YĐKN của
sinh viên trường ĐHAG
- Mục tiêu 3: Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến
YĐKN của sinh viên trường ĐHAG
- Mục tiêu 4: Đề xuất một số hàm ý nghiên cứu nhằm khơi dậy tinh thần
khởi nghiệp trong sinh viên trường ĐHAG


3
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu:
Nghiên cứu tập trung trả lời các câu hỏi sau:
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến YĐKN của sinh viên?
- Mức độ tác động của từng yếu tố đến YĐKN của sinh viên như thế nào?
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp
và ý định khởi nghiệp.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến YĐKN của sinh
viên trường ĐHAG và các yếu tố bên ngồi có tác động đến ý định khởi nghiệp
như mơi trường kinh doanh, chính sách hỗ trợ khởi nghiệp của địa phương
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại trường ĐHAG. Trong
đó:
+ Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các sách, bài báo, nghiên cứu
trước đây có liên quan mật thiết với đề tài.

+ Số liệu sơ cấp: được thu thập thông qua hình thức khảo sát trực tiếp, đối
tượng khảo sát tập trung vào sinh viên từ năm thứ ba ở tất cả các khối ngành mà
nhà trường đang đào tạo, cụ thể gồm 8 khoa: Kinh tế - QTKD, Nông nghiệp –
TNTN, Kỹ thuật – Công nghệ – Môi trường, Luật và Khoa học chính trị, Du lịch
và Văn hóa nghệ thuật, Sư phạm, Ngoại ngữ, Công nghệ thông tin.
- Phạm vi thời gian: Luận văn thực hiện trong thời gian 6 tháng từ tháng
02/2019 đến tháng 8/2019
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện chủ yếu hai phương pháp: nghiên cứu sơ bộ
(phương pháp định tính) và nghiên cứu chính thức (phương pháp định lượng).
- Nghiên cứu định tính được sử dụng: phân tích, so sánh, tổng hợp, thống
kê, mô tả, khảo sát điều tra nhằm khám phá và trả lời câu hỏi nghiên cứu, mục
tiêu nghiên cứu. Các kỹ thuật phân tích thống kê miêu tả và suy luận được sử
dụng nhằm mô tả ý định khởi nghiệp của sinh viên.
- Nghiên cứu định lượng: Sau khi hoàn thành bảng câu hỏi bằng phương
pháp nghiên cứu định tính, bước tiếp theo sẽ tiến hành thu thập dữ liệu. Dữ liệu
sau khi thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS để:
+ Đánh giá thang đo: kiểm tra độ tin cậy của thang đo và loại các biến
không phù hợp Cronbach’s alpha. Tiếp đó các biến được giữ lại sẽ được xem xét
tính phù hợp thơng qua bước phân tích nhân tố khám phá (EFA). Bước này để
thu gọn các tham số ước lượng, nhận diện các nhân tố và chuẩn bị cho bước phân
tích tiếp theo
+ Phân tích khám phá xác nhận (CFA): nhằm xác định mối quan hệ giữa
các biến số trong mơ hình tổng hợp gồm có các biến độc lập và ý định khởi


4
nghiệp trước khi thực hiện bước phân tích tiếp theo đó là mơ hình cấu trúc tuyến
tính SEM.
+ Phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM): để xác định mức độ tác

động của các nhân tố, biến trung gian (biến tiềm ẩn) và biến phụ thuộc YĐKN
của sinh viên.
1.5 Những đóng góp mới của đề tài
Về mặt lý thuyết, nghiên cứu tổng hợp và củng cố lý thuyết về khởi nghiệp
và YĐKN của SV, tạo điều kiện cho các nghiên cứu sâu hơn.
Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho trường ĐHAG, các doanh
nghiệp trong và ngoài tỉnh tại hiểu được những yếu tố nào ảnh hưởng đến YĐKN
của sinh viên. Từ đó đưa ra các hàm ý chính sách để gia tăng ý định cũng như có
những hoạt động thiết thực hỗ trợ khởi nghiệp hiệu quả.
1.6 Cấu trúc của luận văn
Luận văn được kết cấu thành 5 chương để phù hợp với một nghiên cứu định
lượng. Nội dung chính của từng chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu đề tài. Chương này tác giả giới thiệu sự cần thiết của
đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, những đóng góp
mới của đề tài và lược khảo một số tài liệu có liên quan.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu. Chương này trình bày
cơ sở lý thuyết về ý định khởi nghiệp, các mơ hình nghiên cứu trước về YĐKN,
mơ hình đề nghị và các giả thuyết nghiên cứu.
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu. Trình bày qui trình nghiên cứu, các phương
pháp sử dụng trong nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương này tập trung trình
bày các kết quả nghiên cứu YĐKN qua thống kê mơ tả, phân tích nhân tố, phân
tích khám phá xác nhận, phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính nhằm xác định
những yếu tố ảnh hưởng tích cực đến YĐKN của sinh viên
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị. Thông qua kết quả nghiên cứu, kết
luận và đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao YĐKN của sinh viên
trường ĐHAG.


5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương này nhằm giới thiệu cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu. Trên cơ sở
này, mơ hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên các yếu tố tác động đến YĐKN
của sinh viên trường ĐHAG. Chương này bao gồm hai phần chính, (1) Cơ sở lý
thuyết về ý định khởi nghiệp của sinh viên, và (2) xây dựng mơ hình nghiên cứu.
2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Lý thuyết hành động hợp lý (TRA – Theory of Reasoned Action)
Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA) được Ajzen
và Fishbein xây dựng từ cuối thập niên 60 của thế kỉ 20 và được hiệu chỉnh mở
rộng trong thập niên 70. Theo TRA, yếu tố quan trọng nhất quyết định hành vi
của con người là ý định thực hiện hành vi đó. Ý định hành vi (Behavior
Intention) là ý muốn thực hiện hành vi cụ thể nào đó. Ý định hành vi bị ảnh
hưởng bởi 2 yếu tố: thái độ (Attitude) của một con người về hành vi và chuẩn
chủ quan (Subjective Norm) liên quan đến hành vi.

Hình 2.1: Thuyết hành động hợp lý (TRA)
(Nguồn: Fishbein và Ajzen, 1975)
Tóm lại, lý thuyết hành động hợp lý được phát triển đề dự đoán và thấu
hiểu được những ảnh hưởng của động cơ thúc đẩy lên những hành vi thực sự, và
những hành vi thực sự này không phải chịu sự kiểm sốt từ ý chí của cá nhân,
đây cũng là điểm hạn chế của lý thuyết này. Đồng thời lý thuyết cũng xác định
như thế nào, ở đâu để nhắm đến thay đổi hành vi thực sự, và giải thích được hầu
hết các hành vi của con người.


6
2.1.2 Lý thuyết hành vi dự định (The Theory of Planned Behavior – TPB)
Thuyết hành vi dự định là sự phát triển cải tiến của thuyết hành động hợp lý
[2, tr. 179-211]. Theo Ajzen sự ra đời của thuyết hành vi dự định TPB xuất phát
từ giới hạn của hành vi mà con người có ít sự kiểm sốt dù động cơ của đối

tượng là rất cao từ thái độ và tiêu chuẩn chủ quan nhưng trong một số trường hợp
họ vẫn khơng thực hiện hành vi vì có các tác động của điều kiện bên ngoài lên ý
định hành vi.
Lý thuyết này đã được Ajzen bổ sung từ năm 1991 bằng việc đề ra thêm
yếu tố kiểm soát hành vi nhận thức (Perceived Behavioral Control). Nhận thức
kiểm soát hành vi phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn chỉ thực hiện hành vi và
việc thực hiện hành vi đó có bị kiểm sốt hay hạn chế hay khơng [2; tr 183].
Theo mơ hình TPB, động cơ hay ý định là nhân tố thúc đẩy cơ bản của hành vi
tiêu dùng của người tiêu dùng. Động cơ hay ý định bị dẫn dắt bởi ba tiền tố cơ
bản là thái độ, chuẩn chủ quan và kiểm soát hành vi nhận thức.

Hình 2.2: Thuyết hành vi dự định (TPB)
(Nguồn: website của Ajzen: />Thành phần kiểm soát hành vi cảm nhận phản ánh việc dễ dàng hay khó
khăn khi thực hiện hành vi; điều này phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực
và các cơ hội để thực hiện hành vi. Ajzen đề nghị rằng nhân tố kiểm soát hành vi
tác động trực tiếp đến xu hướng thực hiện hành vi, và nếu đương sự chính xác
trong cảm nhận về mức độ kiểm sốt của mình, thì kiểm sốt hành vi còn dự báo
cả hành vi.
2.2 Lý thuyết về ý định khởi nghiệp
2.2.1 Khái niệm “Ý định khởi nghiệp”
- Ý định
Theo từ điển tiếng Anh của ĐH Oxford (Oxford Advanced learner, 8th
edition), ý định (intention) là mục đích mà người nào đó đang hướng tới và cố
gắng đạt được.
Theo từ điển tiếng Anh của ĐH Cambridge (Cambridge Dictionary, 2011),
ý định là những ý tưởng, những công việc mà người ta lên kế hoạch từ trước và
mong muốn được thực hiện.


7

Theo từ điển tiếng Anh của Macmillan (Macmillan Dictionary), ý định là kế
hoạch của một người đề làm một điều gì đó.
Ý định (intention) là một tình huống tư duy bao gồm kinh nghiệm và hành
vi cá nhân cho một mục đích cụ thể hoặc một hành vi nhất định [17; tr. 186-192];
Ý định đại diện cho mức độ cam kết về hành vi sẽ thực hiện trong tương lai [28;
91-104].
Ngoài ra, khái niệm ý định được hiểu là khả năng, là kế hoạch được xác
định bởi một người để thực hiện hành vi nào đó trong bối cảnh nhất định. Ý định
là động lực chính dẫn đến hành vi [15]. Ý định liên quan đến bốn thành phần
khác nhau: Hành vi (behavior), mục tiêu (target) – vấn đề chủ thể nhắm đến, tình
trạng (situation) mà hành vi đang thực hiện, thời điểm (time) là hành vi đang diễn
ra. Để đi đến một hành vi bất kỳ thì cá nhân phải cảm nhận vấn đề trước khi thực
hiện. Việc cảm nhận này có vai trị quan trọng để quyết định làm hay khơng làm.
Có thể thấy mọi thứ đều bắt đầu từ ý định, dù ý định đó có rõ ràng và được
chuẩn bị kĩ từ trước hay chưa. Chính sự cố gắng, quyết tâm, những kiến thức,
kinh nghiệm, các yếu tố cá nhân và môi trường sẽ tạo nền tảng để xây dựng
những ý định. Những ý định được vạch rõ ràng và cụ thể sẽ là động lực khiến
con người dám thực hiện những gì mình muốn, dám đương đầu thử thách với
những khó khăn, trở ngại.
- Khởi nghiệp
“Khởi sự doanh nghiệp” thường được dùng ngắn gọn với hai từ “Khởi
nghiệp”, đề cập tới việc một cá nhân hay nhóm người khởi sự cơng việc kinh
doanh và theo đuổi con đường kinh doanh như một lựa chọn nghề nghiệp [61] và
đối với giới học thuật, “khởi nghiệp là q trình một cá nhân hay nhóm tìm kiếm
và theo đuổi một cơ hội kinh doanh” hoặc đó là “quá trình sáng tạo ra giá trị bằng
cách huy động các nguồn lực để tận dụng cơ hội” hoặc đó là “quá trình biến các
ý tưởng kinh doanh ban đầu trở thành hiện thực”
Theo quan điểm phổ biến nhất của cộng đồng quốc tế thì khởi nghiệp là giai
đoạn sớm nhất trong vòng đời của mỗi doanh nghiệp khi người sáng lập ra nó
hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh của mình. Với nhiều người, hoạt động khởi

nghiệp được hiểu đơn giản là theo đuổi những quyết định mạo hiểm trong tương
lai; đây là q trình gần như khơng thể thiếu trong kinh doanh nhưng do tính chất
rủi ro nên khơng phải doanh nghiệp nào khởi nghiệp cũng thành công [40].
Khởi nghiệp (Entrepreneneural) thường được nhiều người hiểu theo nghĩa
rộng là khởi sự doanh nghiệp. Nó thường liên quan đến các hoạt động chuẩn bị
cho cá nhân như tìm ý tưởng kinh doanh, tìm hiểu thị trường, điều kiện sẵn có về
tài chính, nhân lực… Khởi nghiệp là việc cá nhân tự làm chủ, tự mở cơng ty [22]
Ngồi ra cịn rất nhiều các định nghĩa và cách hiểu về khởi nghiệp, nhưng
nhìn chung các nghiên cứu hiện đại trên thế giới đều thống nhất khởi nghiệp là
việc thành lập và làm chủ một doanh nghiệp mới [20; tr. 646-669].
- Ý định khởi nghiệp


8
YĐKN là sự liên quan ý định của một cá nhân để bắt đầu một doanh nghiệp
[47; tr. 566-591]; là một quá trình định hướng việc lập kế hoạch và triển khai
thực hiện một kế hoạch tạo lập doanh nghiệp [19; tr. 73–85].
YĐKN của một cá nhân bắt nguồn từ việc họ nhận ra cơ hội, tận dụng các
nguồn lực có sẵn và sự hỗ trợ của mơi trường để tạo lập doanh nghiệp của riêng
mình [30; tr. 524–539].
YĐKN của sinh viên xuất phát từ các ý tưởng của sinh viên và được định
hướng đúng đắn từ chương trình giáo dục và những người đào tạo [42; tr. 272–
291]. Nghiên cứu này sử dụng định nghĩa ý định khởi nghiệp của sinh viên.
Từ những khái niệm cơ bản trên, ta có thể định nghĩa: “Ý định khởi nghiệp”
(hay ý định khởi sự kinh doanh) là ý tưởng trở thành doanh nhân của một người,
được lên kế hoạch từ trước và có mong muốn đạt được ý tưởng đó. Người có
YĐKN phải chấp nhận bỏ vốn để phát triển sự nghiệp kinh doanh của mình, trở
thành người chủ quản lý và phải hướng đến mục đích lợi nhuận.
2.2.2 Vai trò của ý định khởi nghiệp trong quá trình khởi nghiệp
Các nghiên cứu về khởi nghiệp đã chứng minh YĐKN chính là điểm gốc rễ

của q trình khởi khởi nghiệp. YĐKN đóng một vị trí vơ cùng quan trọng, là
viên gạch đầu tiên của quá trình dài khởi nghiệp. Ý định khởi nghiệp lý giải “gốc
rễ” của mỗi hành động khởi nghiệp được bắt đầu từ đâu, được phát triển như thế
nào và chịu sự tác động ra sao dưới các ảnh hưởng ngoại sinh [1; tr. 193-210].
Do vậy để khuyến khích hành vi khởi nghiệp, cần thiết phải hiểu vì sao và thông
qua cơ chế nào mà cá nhân quyết định theo đuổi hành trình khởi nghiệp nhiều rủi
ro [4; tr. 145-160]. Lý giải vấn đề này, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực khởi
nghiệp thường tập trung vào vấn đề ý định khởi nghiệp với hai lập luận:
- Thứ nhất, việc hình thành và nâng cao YĐKN là giai đoạn đầu tiên, không
thể thiếu, thiết lập nền tảng trong quá trình khởi nghiệp [47; tr. 379-399] [29; tr.
411-432]. Nghiên cứu các giai đoạn phát triển của quá trình khởi nghiệp cũng
cho thấy YĐKN là nhân tố quan trọng dẫn tới tồn bộ q trình này, và đó được
coi là nhân tố khởi phát (trigger fator) hành vi khởi nghiệp [8; tr. 442-453].
Krueger & cộng sự khẳng định: YĐKN đưa ra tín hiệu một cá nhân đã chuẩn bị
như thế nào và nỗ lực ra sao cho cam kết thành lập doanh nghiệp mới [29; tr.
411-432]. Do vậy, việc nghiên cứu điểm khởi phát của hành trình khởi nghiệp và
các yếu tố tác động đưa tới việc định hình YĐKN được cho là cách tiếp cận hành
vi khởi nghiệp khả thi, từ đó đề xuất các chính sách và cơ chế kích thích hoạt
động khởi nghiệp trong xã hội hiện đại [60; t. 124-136].
- Thứ hai, khởi nghiệp luôn là hành động có kế hoạch và có dự định [2, tr.
179-211] [29; tr. 411-432]. Đây là kết quả của quá trình lựa chọn, cân nhắc và
suy tính cẩn trọng ở mỗi cá nhân [8; tr. 442-453]. Rất khó có thể diễn ra hành vi
khởi nghiệp chỉ sau một đêm hoặc khởi nghiệp một cách ngẫu nhiên, khơng suy
tính và khơng kế hoạch [10; tr. 1-76]. Ajzen với Lý thuyết Hành vi có kế hoạch
đã chứng minh ý định là chỉ báo chính xác nhất hành vi mà cá nhân thực hiện
trong tương lai với xác xuất dự báo thành công đạt tối thiểu 30% [2, tr. 179-211].
Bagozzi và cs cũng khẳng định ý định là chỉ báo duy nhất và tốt nhất cho các
hành vi có kế hoạch [6; tr. 35-62]. YĐKN chính là báo hiệu chuẩn xác những nỗ



9
lực và cam kết mà nhà khởi nghiệp tiềm năng đang ấp ủ để đi tới hành động khởi
nghiệp trong tương lai. Thậm chí nếu một cá nhân có khả năng khởi nghiệp cao
thì hành vi khởi nghiệp vẫn khơng thể diễn ra nếu thiếu đi YĐKN [29; tr. 411432]. Nói một cách khác, một cá nhân chỉ bắt tay vào hoạt động khởi nghiệp khi
và chỉ khi cá nhân có YĐKN đủ lớn và đủ mạnh [62; tr. 359-380]. Learned cũng
khẳng định đây là yếu tố chính trong cả hành trình khởi nghiệp bởi ý định truyền
cảm hứng khởi nghiệp cho mỗi cá nhân [32; tr. 39-49]. YĐKN đóng vai trị tiên
quyết điều khiển và quyết định việc hình thành hành vi khởi nghiệp [14]. Do vậy,
sẽ rất hợp lý và mang tính thuyết phục cao nếu tiếp cận vấn đề khởi nghiệp thông
qua việc kiểm chứng ý định khởi nghiệp và các tiền tố của YĐKN. Thông qua
cách tiếp cận này, khoa học có được sự hiểu biết về động cơ khởi nghiệp của các
cá nhân, hay nói cách khác vì sao cá nhân lựa chọn việc làm là tự làm chủ doanh
nghiệp thay vì đi là thuê cho các công ty, đặc biệt là giới tri thức trẻ sinh viên là
những người đang đứng trước ngưỡng cửa xác định việc làm sau khi tốt nghiệp.
2.2.3 Các yếu tố tác động tới ý định khởi nghiệp
Quá trình hình thành một doanh nghiệp mới là một hành trình dài [16; tr.
696-706] và điểm khởi đầu ln là việc hình thành YĐKN [8; tr. 442-453][60 tr.
124-136]. Việc tìm hiểu và đánh giá cụ thể các yếu tố tác động tới YĐKN là vô
cùng quan trọng để lý giải hành vi khởi nghiệp [44]. Cũng chính vì lập luận đó
mà các nghiên cứu trên thế giới đã xây dựng và chứng minh rất nhiều các yếu tố
tác động tới YĐKN được tóm tắt trong bảng 2.1.
Bảng 2.1: Các yếu tố tác động tới ý định khởi nghiệp
Nhóm yếu tố
Tiếng Việt
Nhân khẩu học
Năng lực cá
nhân
Đặc điểm tính
cách cá nhân
và cá tính

Xã hội

Văn hố

Mơi trường

Tiếng Anh
Demographic
factors
Personal
characteristics
Personality
traits

Yếu tố thành phần
Tuổi, giới tính, trình độ học vấn, tơn giáo, quốc
tịch, truyền thống gia đình làm kinh doanh
Trình độ chun mơn kỹ thuật, năng lực quản lý,
năng lực kinh doanh, kinh nghiệm lãnh đạo và khởi
nghiệp
Mong muốn đạt được thành tựu, quyền kiểm soát,
chấp nhận rủi ro, chấp nhận sự không chắc chắn,
mong muốn được độc lập

Social factors

Vai trị, vị trí và tầm ảnh hưởng của nhà khởi
nghiệp trong xã hội, hỗ trợ từ phía gia đình và xã
hội


Cultural factors

Chủ nghĩa cá nhân hay chủ nghĩa tập thể, văn hố
khơng chấp nhận sự bất ổn định, hệ tư tưởng Nho
giáo, văn hoá vật chất

Environmental
factors

Nguồn lực về kinh tế, Cơ hội việc làm, thể chế
chính trị


10
Chương trình
đào tạo khởi
nghiệp

Entrepreneural
Education
programs

Các chương trình đào tạo ngoại khóa, chính khóa
về khởi nghiệp.

(Nguồn: Đồn Thị Thu Trang, 2018)
Bên cạnh các nghiên cứu chuyên sâu về một nhóm yếu tố tác động tới
YĐKN, rất nhiều tác giả lại đưa ra quan điểm YĐKN chịu sự tác động của tổng
hoà nhiều nhóm yếu tố khác nhau. Thơng thường, các nghiên cứu áp dụng quan
điểm này thường xây dựng nên mơ hình nghiên cứu các yếu tố tác động tới

YĐKN.
2.2 Lược khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1 Tài liệu trong nước
(1) Nhóm tác giả Bùi Huỳnh Tuấn Duy, Lê Thị Lin, Đào Thị Xuân Duyên
và Nguyễn Thu Hiền (2011) với cơng trình “Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu
tố tính cách cá nhân lên tiềm năng khởi nghiệp của sinh viên” Đối tượng nghiên
cứu chính là sinh viên trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh. Kết
quả cho thấy có 07 yếu tố tính cách cá nhân ảnh hưởng đến tiềm năng khởi
nghiệp của sinh viên là: nhu cầu thành đạt, nhu cầu tự chủ, định hướng xã hội, sự
tự tin, khả năng am hiểu thị trường, khả năng sáng tạo, khả năng thích ứng.
Trong đó ba yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất lên ý định khởi nghiệp là: nhu cầu
thành đạt, khả năng am hiểu thị trường, khả năng thích ứng.
(2) Luận án tiến sỹ của tác giả Nguyễn Thu Thuỷ (2014) với đề tài “Nghiên
cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên đại
học“ được thực hiện trên đối tượng sinh viên ở quy mô trên Thành phố Hà Nội
với gần 700 sinh viên tham gia vào khảo sát. Luận án kết hợp hai nhóm nhân tố
mơi trường xúc cảm và trải nghiệm cá nhân để phát triển mơ hình các nhân tố
ảnh hưởng đến tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học khối ngành
kinh tế và khối ngành kỹ thuật trên địa bàn thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên
cứu của luận án cho thấy: các trải nghiệm được tiếp nhận trong quá trình học đại
học, yếu tố mức độ tham gia hoạt động ngoại khóa kinh doanh có tác động tới
tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên, trong khi ngành học khơng có tác
động tới mong muốn khởi nghiệp
(3) Nghiên cứu của Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2015) “Nghiên
cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp: Trường hợp sinh
viên khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ”, được khảo
sát trên 233 sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai thuộc khoa Kinh tế và Quản
trị kinh doanh tại Đại học Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu xác định được thứ tự ảnh
hưởng theo mức độ quan trọng giảm dần của các nhân tố đến ý định KNKD của
sinh viên bao gồm: (1) Thái độ và tự hiệu quả, (2) Giáo dục và thời cơ khởi

nghiệp, (3) nguồn vốn, (4) quy chuẩn chủ quan, (5) nhận thức kiểm soát hành vi.
(4) Nghiên cứu của tác giả Phan Anh Tú và Nguyễn Thanh Sơn (2015) “Các
nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên kinh tế đã tốt
nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ” Dữ liệu được thu thập từ 180 sinh viên


11
kinh tế đã tốt nghiệp chưa từng khởi sự kinh doanh đang sinh sống trên địa bàn
thành phố Cần Thơ. Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá và hồi
quy nhị phân Logistic, nhóm tác giả tìm thấy sáu nhân tố tác động đến ý định
khởi sự doanh nghiệp của sinh viên kinh tế đã tốt nghiệp trên địa bàn thành phố
Cần Thơ, lần lượt là: Động lực trở thành doanh nhân, Nền tảng gia đình, Chính
sách chính phủ và địa phương, Tố chất doanh nhân, Khả năng tài chính, Đặc
điểm cá nhân. Hàm ý của nghiên cứu này được mong đợi là đóng góp rất lớn vào
việc cải tiến chương trình giáo dục khởi sự doanh nghiệp và chính sách của chính
phủ và địa phương.
(5) Nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Hoa Liên (2016) “Các nhân tố ảnh
hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên quản trị kinh doanh tại
trường Đại học Lao động – Xã hội (Cơ sở thành phố Hồ Chí Minh)” đã đưa ra
kết luận rằng: có 5 nhân tố ảnh hưởng đến khả năng KNKD của sinh viên, đó là
(1) Giáo dục và đào tạo tại trường đại học, (2) Kinh nghiệm và trải nghiệm của
bản thân, (3) Gia đình và bạn bè, (4) Tính cách cá nhân, (5) Nguồn vốn.
(6) Nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Quốc Nghi, Lê Thị Diệu Hiền và
Mai Võ Ngọc Thanh (2016) “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh
nghiệp của sinh viên khối ngành quản trị kinh doanh tại các trường Đại học/Cao
đẳng ở thành phố Cần Thơ” nhóm tác giả đã tiến hành điều tra 400 sinh viên
ngành QTKD tại các trường: ĐH Cần Thơ (100), ĐH Tây Đô (100), CĐ Cần Thơ
(100) và CĐ Kinh Tế - Kỹ Thuật Cần Thơ (100). Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra
rằng, có 4 yếu tố tác động đến ý định KSDN của sinh viên ngành QTKD, bao
gồm: Thái độ và sự đam mê, Sự sẵn sàng kinh doanh, Quy chuẩn chủ quan và

nhân tố giáo dục. Trong đó, nhân tố Thái độ và sự đam mê có tác động mạnh
nhất đối với ý định KSDN của sinh viên ngành QTKD tại các trường ĐH/CĐ ở
TP. Cần Thơ
(7) Tác giả Nguyễn Hải Quang và Cao Nguyễn Trung Cường (2017) với
nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh
viên khoa quản trị kinh doanh trường Đại học Kinh tế - Luật” đã tìm thấy có 6
yếu tố ảnh hưởng đến ý định KSDN của sinh viên bao gồm: (1) nhận thức kiểm
soát hành vi, (2) động cơ chọn làm công cho một tổ chức, (3) môi trường cho
khởi nghiệp, (4) động cơ tự làm chủ, (5) quy chuẩn chủ quan và (6) sự hỗ trợ của
mơi trường học thuật. Trong đó, yếu tố nhận thức kiểm sốt hành vi có tác động
mạnh nhất đến ý định khởi sự doanh nghiệp.
(8) Tác giả Phan Anh Tú và Trần Quốc Huy (2017) với nghiên cứu “Phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên
trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ” Kết quả của nghiên cứu khám phá
với cỡ mẫu 166 quan sát đã xác định được 7 nhân tố chính có tác động nhân quả
đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Cơng
nghệ Cần Thơ. Đó là, đặc điểm tính cách, thái độ cá nhân, nhận thức và thái độ,
giáo dục khởi nghiệp, nhận thức điều khiển hành vi, quy chuẩn và thái độ, quy
chuẩn chủ quan, trong khi kiểm sốt các biến gồm giới tính, tuổi, gia đình kinh
doanh và kinh nghiệm làm việc trước. Mơ hình nghiên cứu đề xuất giải thích
được 43,2% ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên trường Đại học Kỹ
thuật Công nghệ Cần Thơ là do ảnh hưởng của các nhân tố trên.


12
2.2.2 Các nghiên cứu nước ngoài
(1) Nghiên cứu Driessen and Zwart (2006) “Đo lường tính cách doanh nhân
và đặc điểm doanh nhân” về sự tác động của các yếu tố tính cách cá nhân lên
khả năng khởi nghiệp. Mơ hình đã được các tác giả phát triển lên thành mô hình
E-Scan sau đó để đo lường các tính cách này tác động đến khả năng KNKD của

cá nhân và được khảo sát trên mạng internet toàn cầu. 9 yếu tố tính cách cá nhân
tác động đến khả năng khởi nghiệp trong mơ hình: Nhu cầu thành đạt, nhu cầu tự
chủ, nhu cầu quyền lực, định hướng xã hội, sự tụ tin, sự nhẫn nại, khả năng am
hiểu thị trường, khả năng sáng tạo, khả năng thích ứng.
(2) Abdullah Azhar, Annum Javaid, Mohsin Rehman and Asma Hyder
(2010). “Ý định khởi nghiệp trong sinh viên kinh doanh tại Pakistan”. Nội dung
nghiên cứu tập trung chủ yếu vào việc đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến ý
định kinh doanh của sinh viên kinh tế ở Pakistan. Dữ liệu được thu thập thông
qua bảng câu hỏi sử dụng thang đó Likert, phương pháp chọn mẫu phân tầng, cỡ
mẫu là 376, đối tượng mục tiêu là sinh viên tốt nghiệp ngành kinh doanh và
những doanh nhân mới. Kết quả nghiên cứu cho thấy: các yếu tố nhân khẩu học
như giới tính, tuổi tác, kinh nghiệm, nền tảng giáo dục và công việc của gia đình;
các yếu tố hành vi như sự thu hút chuyên nghiệp (Professional Attraction), năng
lực kinh doanh, đánh giá xã hội, kinh nghiệm, kiến thức kinh doanh, giáo dục
kinh doanh có ảnh hưởng lớn đến ý định kinh doanh. Trong đó, sự thu hút
chuyên nghiệp có tác động mạnh mẽ nhất đến ý định kinh doanh.
(3) Perera K. H., Jayarathna L.C.H. and Gunarathna R.R.P.K. (2011). “Ý
định khởi nghiệp của sinh viên tại các trường đại học Sri Lanka”. Nghiên cứu
tập trung xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định kinh doanh của sinh viên các
trường ĐH Sri Lanka. 200 sinh viên từ các trường ĐH hàng đầu ở Sri Lanka. Kết
quả cho thấy các yếu tố xã hội, yếu tố tâm lý, yếu tố kinh tế và các yếu tố chính
trị, pháp lý là những yếu tố nổi bật dẫn đến con đường trở thành doanh nhân.
Ngoài ra, nghiên cứu cịn cho thấy sinh viên ít chú ý đến việc khởi nghiệp trong
khi quan tâm nhiều tới những việc làm khác do không muốn phải chịu nhiều rủi
ro và các vấn đề về tài chính.
(4) Amran Md Rasli, Saif ur Rehman Khan, Shaghayegh Malekifar and
Samrena Jabeen (2013). “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp trong số
các sinh viên tốt nghiệp Đại học Teknologi Malaysia”. Nghiên cứu nhằm tìm ra
các nhân tố ảnh hưởng đến ý định kinh doanh của sinh viên tốt nghiệp trường ĐH
Teknologi Malaysia và mối quan hệ giữa chúng. Thông qua khảo sát thực tế với

số mẫu 318. Kết quả cho thấy ý định kinh doanh của sinh viên có kinh nghiệm
làm việc cao hơn sinh viên khơng có kinh nghiệm làm việc, sinh viên nam cao
hơn so với sinh viên nữ. Ngoài ra, nghiên cứu cịn cho thấy mối quan hệ tích cực
giữa niềm tin với ý định kinh doanh, giữa ý định kinh doanh với môi trường giáo
dục, giữa môi trường giáo dục với niềm tin, giữa niềm tin và hình ảnh DN, và
giữa thái độ chung với niềm tin kinh doanh. Niềm tin kinh doanh có mối quan hệ
trực tiếp mạnh nhất với ý định kinh doanh. Nghiên cứu còn khẳng định vai trò
của giáo dục tinh thần kinh doanh là một trong những yếu tố quan trọng giúp sinh
viên hiểu và nuôi dưỡng thái độ kinh doanh.


×