Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

NGHIÊN cứu các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 160 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
TP.HCM ( HUFI)

Giảng viên hướng dẫn: LÊ KIM LIÊN
Sinh viên thực hiện: PHẠM THỊ HẢI YẾN
Khóa: 2014-2018
Lớp: 05DHQT4

TP.Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2018
i


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
TP.HCM ( HUFI)

Giảng viên hướng dẫn: LÊ KIM LIÊN
Sinh viên thực hiện: PHẠM THỊ HẢI YẾN


Khóa: 2014-2018
Lớp: 05DHQT4

TP.Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2018
ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Để hoàn thành
tốt bài khóa luận tốt nghiệp này, tôi có tham khảo một số tài liệu của ngành quản
trị kinh doanh và các nghiên cứu liên quan trước đây.
Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là hoàn toàn trung thực,
khách quan, không sao chép hay gian lận dưới bất kỳ hình thức nào khác. Những
số liệu trong bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được
chính tác giả thu thập được từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trích dẫn cụ thể
nguồn sử dụng.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
về nội dung bài khóa luận của mình.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2018
Sinh viên thực hiện

PHẠM THỊ HẢI YẾN

i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian làm khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được nhiều sự giúp
đỡ, đóng góp ý kiến và chỉ bảo nhiệt tình của thầy cô, gia đình và bạn bè.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm

TP.HCM và Khoa Quản Trị Kinh Doanh đã tạo điều kiện cho em học tập và
thực hiện đề tài khóa luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Lê Kim Liên đã tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình làm khóa luận.
Em xin cảm ơn các tác giả của các bài nghiên cứu trong và ngoài nước để
em có thể tham khảo các công trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Trường Đại học Công
nghiệp Thực phẩm TP.HCM đã dạy dỗ cho em kiến thức về các môn đại
cương cũng như các môn chuyên ngành, giúp em có được cơ sở lý thuyết vững
vàng và tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đã luôn tạo điều
kiện, quan tâm, giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2018
Sinh viên thực hiện

PHẠM THỊ HẢI YẾN

ii


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên : PHẠM THỊ HẢI YẾN
MSSV : 2013140375
Khóa : 2014 - 2018
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2018
(Ký và ghi rõ họ tên)

iii


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Thuyết văn hóa của Hostede (1980) ................................................... 11
Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất tâm lý ảnh hưởng ý định khởi nghiệp của
Chang-Hyun Jin (2017) .................................................................................... 12
Hình 2.3 Mô hình sự kiện khởi nghiệp của Shapero và Sokol (1982)................ 13
Hình 2.4 Lý thuyết hành vi có kế hoạch của Ajzen (1991) ................................ 15
Hình 2.5 Lý thuyết hành vi có kế hoạch của Shapero – Krueger ( 2000) ........... 15
Hình 2.6 Mô hình hiệu chỉnh các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh
doanh của sinh viên kinh tế đã tốt nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ ....... 18
Hình 2.7 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh các nhân tố ảnh hưởng đến tiềm năng
khởi sự của sinh viên đại học............................................................................ 19
Hình 2.8 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi
nghiệp khoa quản trị kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ............................... 21
Hình 2.9 Mô hình nghiên cứu đề xuất về ý định kinh doanh của sinh viên kỹ
thuật của Umi Kartini Rashid và cs (2012) ....................................................... 22
Hình 2.10 Mô hình nghiên cứu của Anabela Dinis và Cs (2013)....................... 23

Hình 2.11 Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................ 36
Hình 3.1 Quy trình xây dựng nghiên cứu .......................................................... 39
Hình 4.1 Mô hình nghiên cứu điều chỉnh .......................................................... 69
Hình 4.2 Mô hình kết quả nghiên cứu ............................................................... 78

iv


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Tóm tắt các công trình nghiên cứu .................................................... 24
Bảng 2.2 Bảng tổng hợp kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng ý định khởi
nghiệp của sinh viên ........................................................................................ 30
Bảng 3.1: Các bước trong nghiên cứu .............................................................. 38
Bảng 3.2 Bảng Cronbach’s Alpha nghiên cứu sơ bộ ......................................... 48
Bảng 3.3 Diễn đạt thang đo Nghị lực ................................................................ 49
Bảng 3.4 Diễn đạt thang đo Tự tin ................................................................... 50
Bảng 3.5 Diễn đạt thang đo Đam mê ................................................................ 51
Bảng 3.6 Diễn đạt thang đo Nguồn vốn ............................................................ 52
Bảng 3.7 Diễn đạt thang đo Chính sách hỗ trợ của Trường Đại học và Nhà nước
......................................................................................................................... 53
Bảng 3.8 Diễn đạt thang đo Giáo dục ............................................................... 54
Bảng 3.9 Diễn đạt thang đo Ý định khởi nghiệp ............................................... 55
Bảng 4.1 Bảng tổng hợp mô tả mẫu .................................................................. 56
Bảng 4.2 Kết quả Conbach’s Alpha các thang đo ............................................. 59
Bảng 4.3 Bảng kết quả phân tích EFA .............................................................. 63
Bảng 4.4 Bảng tổng hợp các nhân tố sau khi phân tích EFA ............................. 64
Bảng 4.5 Bảng kết quả phân tích nhân tố EFA thang đo ý định chung .............. 67
Bảng 4.6 Kết quả phân tích tương quan ............................................................ 71
Bảng 4.7 Bảng kiểm định Dubin - Watson........................................................ 73


v


Bảng 4.8 Bảng kiểm định Dubin – Watson điều chỉnh ...................................... 74
Bảng 4.9 Bảng ANOVA “Ý định khởi nghiệp” ................................................ 75
Bảng 4.10 Bảng kết quả phân tích hồi quy của mô hình .................................... 75
Bảng 4.11 Bảng tổng hợp các kết quả kiểm định giả thuyết .............................. 77
Bảng 4.12 Bảng kiểm tra tính đồng nhất của phương sai biến “Khối ngành” .... 79
Bảng 4.13 Bảng ANOVA biến “Khối ngành” ................................................... 79
Bảng 4.14 Bảng tổng hợp kết quả kiểm định sự khác biệt về ý định khởi nghiệp
......................................................................................................................... 80
Bảng 4.15 Giá trị trung bình giữa các khối ngành ............................................. 80
Bảng 5.1 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố.................................................... 82

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt và thuật ngữ

Giải thích

1

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


2

DN

Doanh nghiệp

3

KSKD

Khởi sự kinh doanh

4

QTKD

Quản trị kinh doanh

5

KD

Kinh doanh

6

HUFI

7


Entrepreneurship

Tinh thần doanh nhân

8

CEO

Giám đốc điều hành

9

GDP

Thu nhập bình quân đầu người

10

ĐH/ CĐ

Đại học / Cao Đẳng

11

Cs

Cộng sự

12


&



13

GVHD

Giáo viên hướng dẫn

Đại học Công nghiệp Thực
phẩm Thành phố Hồ Chí Minh

vii


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ..................................... 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3
1.2.1 Mục tiêu chung ........................................................................................... 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................4
1.4 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 4
1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ........................................................................... 5
1.6 Kết cấu của đề tài nghiên cứu ........................................................................5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHỞI NGHIỆP VÀ MÔ HÌNH
NGHIÊN CỨU...................................................................................................6
2.1 Giới thiệu chương 2 ....................................................................................... 6

2.2 Các khái niệm liên quan đến đề tài.................................................................6
2.2.1 Khởi nghiệp ................................................................................................ 6
2.2.2 Vai trò của khởi nghiệp............................................................................... 8
2.3 Các lý thuyết liên quan đến đề tài ................................................................ 10
2.3.1 Lý thuyết văn hóa của Hofstede (1980)..................................................... 10
2.3.2 Lý thuyết sự kiện khởi nghiệp của Shapero và Sokol (1982) ..................... 13
2.3.3 Lý thuyết hành vi có kế hoạch của Ajzen (1991)....................................... 14
2.3.4 Lý thuyết hành vi có kế hoạch của Shapero – Krueger ( 2000).................. 15
2.4 Các công trình nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài. ........................... 16
2.4.1 Công trình trong nước............................................................................... 16
2.4.1.1 Công trình nghiên cứu của Phan Anh Tú (2015) .................................... 16
2.4.1.2 Công trình nghiên cứu của Nguyễn Thu Thủy (2015) ........................... 18
viii


2.4.1.3 Công trình nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi, Lê Thị Diệu Hiền, Mai
Võ Ngọc Thanh ( 2016) ..................................................................................... 20
2.4.2 Công trình nước ngoài .............................................................................. 22
2.4.2.1 Công trình nghiên cứu của Umi Kartini Rashid và cs (2012).................. 22
2.4.2.2 Công trình nghiên cứu của Anabela Dinis và cs (2013) .......................... 23
2.5 Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................. 24
2.6 Mô hình nghiên cứu ..................................................................................... 28
2.6.2 Tự tin ........................................................................................................ 31
2.6.3 Sự đam mê kinh doanh ............................................................................. 32
2.6.4 Nguồn vốn ................................................................................................ 32
2.6.5 Chính sách hỗ trợ của trường Đại Học và Nhà nước ................................. 33
2.6.6 Giáo dục ................................................................................................... 34
2.6.7 Khối ngành ............................................................................................... 35
2.7 Mô hình nghiên cứu đề xuất ........................................................................ 36
Tóm tắt chương 2 .............................................................................................. 37

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ...................................................... 39
3.1 Giới thiệu chương 3 ..................................................................................... 39
3.2 Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 39
3.3 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 42
3.3.1 Nghiên cứu sơ bộ ...................................................................................... 42
3.3.2 Nghiên cứu chính thức .............................................................................. 42
3.4 Mẫu nghiên cứu ........................................................................................... 43
3.5 Xử lý sơ bộ trước khi đưa vào phân tích ..................................................... 43
3.6 Phương pháp phân tích dữ liệu.................................................................... 43
3.7 Kết quả điều tra sơ bộ .................................................................................. 49
ix


3.8 Thiết kế nghiên cứu chính thức .................................................................... 50
3.8.1 Thang đo Nghị lực .................................................................................... 50
3.8.2 Thang đo Tự tin ........................................................................................ 51
3.8.3 Thang đo Sự đam mê kinh doanh .............................................................. 52
3.8.4 Thang đo Nguồn vốn ................................................................................ 53
3.8.5 Thang đo Chính sách hỗ trợ của Trường Đại học và Nhà nước ................. 54
3.8.6 Thang đo Giáo dục.................................................................................... 55
3.8.7 Thang đo Ý định khởi nghiệp ................................................................... 56
Tóm tắt chương 3 .............................................................................................. 56
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 57
4.1 Giới thiệu chương 4 ..................................................................................... 57
4.2 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu .................................................................. 57
4.3 Phân tích độ tin cậy thang đo – Cronbach’s Alpha ....................................... 60
4.4 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) .............................................................. 62
4.4.1 Phân tích nhân tố EFA thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi
nghiệp của sinh viên .......................................................................................... 62
4.4.2 Phân tích nhân tố EFA cho các biến phụ thuộc ảnh hưởng đến ý định khởi

nghiệp của sinh viên .......................................................................................... 68
4.5 Mô hình nghiên cứu điều chỉnh.................................................................... 69
4.6 Phân tích tương quan ( pearson ).................................................................. 71
4.7 Phân tích hồi quy tuyến tính và kiểm định mô hình...................................... 73
4.7.1 Dò tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong mô hình hồi quy ............... 74
4.7.2 Phương trình hồi quy ................................................................................ 76
4.7.3 Kiểm định sự khác biệt về ý định khởi nghiệp theo nhóm khối ngành ....... 80
Tóm tắt chương 4 .............................................................................................. 81
x


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ................................. 83
5.1 Giới thiệu chương 5 ..................................................................................... 83
5.2 Kết luận ....................................................................................................... 83
5.3 Hàm ý chính sách nhằm nâng cao tinh thần khởi nghiệp của sinh viên ........ 84
5.3.1 Nâng cao ý định khởi nghiệp của sinh viên thông qua nhân tố “Đam mê”. 84
5.3.2 Nâng cao ý định khởi nghiệp của sinh viên thông qua nhân tố “Nghị lực” 84
5.3.3 Nâng cao ý định khởi nghiệp của sinh viên thông qua nhân tố “Tự tin” .... 85
5.3.4 Nâng cao ý định khởi nghiệp của sinh viên thông qua nhân tố “Nguồn vốn”
.......................................................................................................................... 85
5.3.5 Nâng cao ý định khởi nghiệp của sinh viên thông qua nhân tố “Chính sách
hỗ trợ của Trường” ............................................................................................ 86
5.3.6 Nâng cao ý định khởi nghiệp của sinh viên thông qua nhân tố “Chính sách
hỗ trợ của nhà nước” ......................................................................................... 86
5.3.7 Nâng cao ý định khởi nghiệp của sinh viên thông qua nhân tố “Giáo dục” 87
5.4 Hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo .................. 87
5.4.1 Hạn chế của nghiên cứu ............................................................................ 87
5.4.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo ...................................................................... 88
Tóm tắt chương 5 .............................................................................................. 88
PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1. NGHIÊN CỨU SƠ BỘ
PHỤ LỤC 2. NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC
PHỤ LỤC 3. THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC 4. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CRONBACH’S ALPHA
PHỤ LỤC 5. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ EFA
PHỤ LỤC 6. PHÂN TÍCH HỒI QUY TUYẾN TÍNH
PHỤ LỤC 7. KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT VỀ Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP
xi


TÀI LIỆU THAM KHẢO

xii


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong nhiều năm qua, lĩnh vực khởi nghiệp đang rất được nhiều nhà nghiên
cứu trên thế giới quan tâm, đặc biệt là nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý
định khởi nghiệp của một cá nhân. Lee & cộng sự (cs) (2006) cho rằng tinh thần
khởi nghiệp được chú trọng ở nhiều quốc gia và được xem là cách thức để thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm. Sobel & King (2008) nhận định khởi
nghiệp là chìa khóa quan trọng để tăng trưởng kinh tế, chính vì vậy việc thúc đẩy
giới trẻ khởi nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của các nhà chính sách.
Khởi nghiệp là một vấn đề đang được Nhà nước và xã hội quan tâm, đơn
giản vì khởi nghiệp được xem như là một giải pháp cơ bản để giải quyết các vấn
đề như: cải thiện kinh tế, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao mức sống người dân,
giảm đói nghèo (Davidsson, 1995). Đối với một nền kinh tế đang gặp khó khăn,
nhiều doanh nghiệp phá sản thua lỗ, thì việc sa thải, giảm bớt lao động của các

doanh nghiệp là vấn đề gây trở ngại cho một số người đang tìm việc. Theo thống
kê của Tổng cục Thống kê quý III năm 2017, có 1,07 triệu lao động trong độ tuổi
thất nghiệp, trong đó, số người thất nghiệp có trình độ đại học trở lên là 237
nghìn người, tỷ lệ thất nghiệp của nhóm này là 4,51%. Theo ước tính, tỷ lệ thất
nghiệp tại khu vực thành thị là 3,22%; khu vực nông thôn là 1,81%. Tỷ lệ thất
nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) 6 tháng đầu năm 2017 là 7,48%, trong đó
khu vực thành thị là 11,98%; khu vực nông thôn là 5,79%. Trước tình hình trên,
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với các tổ chức hội đoàn thể, các doanh
nghiệp (DN) thực hiện nhiều chương trình hành động nhằm giúp sinh viên phát
triển các kỹ năng và kiến thức cần thiết để tăng cường khả năng khởi nghiệp,
điều này tạo động lực mạnh cho sinh viên có thể tự mở ra con đường tương lai
cho bản thân. Hiện nay, số lượng sinh viên sau khi tốt nghiệp có ý định “tự thân
lập nghiệp” còn rất ít, mà thay vào đó là chấp nhận “làm công ăn lương”.
1


Nếu như năm 2016 là “Năm khởi nghiệp quốc gia” thì năm 2017 là năm
tinh thần khởi nghiệp lan tỏa mạnh mẽ. Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ Khoa
học và Công nghệ Trần Văn Tùng, năm 2017 đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ
của phong trào khởi nghiệp cả nước. Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo không chỉ của
riêng một Bộ, ngành mà đã mở rộng ra nhiều Bộ, ngành, địa phương, tổ chức
chính trị - xã hội và hiệp hội. Nhiều tỉnh, thành phố có hoạt động khởi nghiệp
phát triển mạnh như Hà Nội, Đà Nẵng, Đồng Tháp,...TPHCM là một trong
những địa phương đi đầu về hưởng ứng triển khai Quyết định 844 của Chính phủ
về việc phê duyệt Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc
gia đến năm 2025". Để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo, nâng
cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế, Thành phố đã triển khai Chương
trình hỗ trợ “Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp”.
Theo số liệu thống kê, 2017 là năm có số DN thành lập mới và số vốn đăng
ký của các DN này đạt mức cao kỷ lục.So với năm 2016 có 110.100 số lượng các

doanh nghiệp mới được thành lập thì năm 2017 số lượng là 126.895 DN. Tổng số
vốn đăng ký năm 2016 là 891.094 tỷ đồng thì năm 2017 là 1.295.911 tỷ đồng.
Ước tính trung bình số vốn đăng ký trên mỗi DN vào năm 2016 là 8.1 tỷ đồng và
năm 2017 là 10.2 tỷ đồng. Các con số trên chứng minh cho việc 2 năm gần đây
số người khởi nghiệp trên nhiều lĩnh vực đang tăng cao và năm 2017 là năm mà
sự lan tỏa của “Quốc gia khởi nghiệp” rất mạnh mẽ. So sánh theo vùng lãnh thổ,
khu vực Đông Nam Bộ có số doanh nghiệp gia nhập thị trường cao nhất (42.3 %).
Theo lĩnh vực hoạt động, doanh nghiệp thành lập mới tập trung nhiều nhất ở
những ngành nghề như: Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa, ô tô, xe máy (45.411 DN
tương đương 35.8%).
Tuy nhiên, xoay quanh vấn đề khởi nghiệp vẫn luôn được đặt ra các câu hỏi
về những khó khăn, thử thách và những thất bại mà người trẻ có thể gặp phải.
Những vấn đề này đang rất được quan tâm và nghiên cứu, nhưng mấu chốt của
vấn đề là nhân tố nào ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của người trẻ, đặc biệt là
sinh viên vẫn chưa có lời giải rõ ràng. Một mô hình nghiên cứu lý thuyết chuẩn
2


về vấn đề trên vẫn chưa được chấp nhận rộng rãi trên thực tế. Hơn nữa dữ liệu
chứng minh cho mô hình nghiên cứu lý thuyết thường được điều tra ở nước ngoài
trong khi Việt Nam hiện nay có tỷ lệ sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường rất
cao.
Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh ( HUFI)
là một trường đại học đào tạo đa ngành đa nghề với số lượng sinh viên toàn
Trường khoảng 10.000 sinh viên đang đào tạo ở hệ Đại học.Hiện nay, Trường
thông qua các hoạt động khuyến khích sự phát triển tinh thần khởi nghiệp của
sinh viên. Trường cũng đã có các chương trình khuyến khích sinh viên khởi
nghiệp như “Đổi mới và sáng tạo”, các ngành như sinh học có “Hội thi ươm
mầm”. Phòng Tuyển sinh có các chương trình mời các chuyên gia như “Khởi
nghiệp kiến quốc cho thanh niên Việt”. Tuy nhiên, mọi việc chỉ dừng ở phong

trào mà vẫn chưa có nghiên cứu chính thức về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định
khởi nghiệp của sinh viên Trường. Chính vì thế, tác giả thực hiện đề tài khóa
luận: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh
viên Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (HUFI)” cho bài nghiên
cứu này.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Đại
học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM ( HUFI). Nghiên cứu tìm hiểu và đưa ra
giải pháp nhằm nâng cao tinh thần khởi nghiệp của sinh viên HUFI.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Các nhiệm vụ cụ thể gồm:
Hệ thống hóa các lý thuyết và mô hình nghiên cứu về ý định khởi nghiệp
của sinh viên.
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định kinh doanh của sinh viên HUFI.
3


Xây dựng và kiểm định mô hình “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi
nghiệp của sinh viên HUFI”.
Đo lường sự khác biệt về ý định khởi nghiệp của sinh viên giữa 2 khối
ngành kinh tế và kỹ thuật.
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách cho sinh
viên ( nhân tố bên trong ) và Trường ( nhân tố bên ngoài ) nhằm thúc đẩy tiềm
năng khởi nghiệp của sinh viên HUFI.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của
sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM (HUFI).
Đối tượng khảo sát: Sinh viên hệ Đại học chính quy Trường Đại học Công
nghiệp Thực phẩm TP.HCM.

Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM ( HUFI)
Thời gian nghiên cứu: từ 9/4/2018 - 15/6/2018.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Gồm 2 phương pháp:
Nghiên cứu định tính: Sử dụng trong nghiên cứu sơ bộ. Phương pháp là: (1)
Thảo luận nhóm; (2) Phỏng vấn chuyên gia nhằm xây dựng bảng câu hỏi và điều
chỉnh thang đo cho phù hợp với sinh viên HUFI.
Nghiên cứu định lượng: được sử dụng trong nghiên cứu sơ bộ và nghiên
cứu chính thức.
Nghiên cứu sơ bộ, được thực hiện với 100 sinh viên nhằm đánh giá và hiệu
chỉnh bảng câu hỏi cho phù hợp với sinh viên của Trường. Sau đó sẽ tiến hành
điều chỉnh và đưa ra thang đo chính thức.

4


Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng cách phỏng vấn 400 sinh viên
tại Trường Đại học Công nghiệp Thực Phẩm TP.HCM thông qua bảng câu hỏi
chính thức. Dữ liệu thu thập được trong quá trình phỏng vấn sẽ được mã hóa và
làm sạch. Sau đó tiến hành phân tích dữ liệu : Thống kê mô tả, kiểm định thang
đo bằng hệ số tin cây Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân
tích hồi quy tuyến tính. Tất cả các thao tác được thực hiện trên phầm mềm SPSS
23.0.
1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp
của sinh viên có đóng góp tích cực cho sinh viên, giúp sinh viên có cái nhìn tổng
quan hơn, toàn diện hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của
các bạn trẻ. Trên cơ sở đó, sinh viên sẽ định hướng, xây dựng nhằm đưa ra cho
bản thân những suy nghĩ dám đương đầu và chấp nhân thử thách để có hướng đi

đúng, đồng thời nghiên cứu đưa ra giải pháp nhằm vực dậy tinh thần doanh nhân
và nâng cao vai trò đóng góp vào phát triển chung của xã hội. Thêm nữa, đề tài
đưa ra một số hàm ý chính sách cho Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm
TP.HCM nhằm giúp lan tỏa tinh thần khởi nghiệp của sinh viên trong Trường.
1.6 Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Đề tài gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về khởi nghiệp và mô hình nghiên cứu
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách

5


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHỞI NGHIỆP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Giới thiệu chương 2
Trong chương 2, tác giả giới thiệu các lý thuyết liên quan đề tài là: Lý
thuyết văn hóa Hofstede (1980); Lý thuyết sự kiện khởi nghiệp của Shapero và
Sokol (1982); Lý thuyết hành vi có kế hoạch của Ajzen (1991); Lý thuyết hành vi
có kế hoạch của Shapero và Krueger (2000). Đồng thời, tác giả giới thiệu các
công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ở trong và ngoài nước. Từ đó đúc kết
ra những nhân tố ảnh hưởng và đề xuất mô hình nghiên cứu.
2.2 Các khái niệm liên quan đến đề tài
2.2.1 Khởi nghiệp
Định nghĩa khởi nghiệp trong tiếng Việt được cho là bắt đầu sự nghiệp mới.
Định nghĩa khởi nghiệp cũng thay đổi theo thời gian với các công trình nghiên
cứu khác nhau.
Khởi nghiệp là một sự lựa chọn nghề nghiệp quan trọng. Sở thích nghề

nghiệp cá nhân đang ngày càng nghiêng về tự định hướng và tự chủ bản thân
(Baruch, 2004, Gibb, 2002a, 2002b, Hall, 2002). Đồng thời, những sự chuyển
biến trong môi trường chính trị, xã hội, kinh tế đã dẫn đến nhiều cơ hội hơn cho
nhân lực trong tổ chức. Trên cấp độ vĩ mô, nghiên cứu kinh tế lượng chỉ ra rằng
các doanh nghiệp nhỏ đóng góp đáng kể vào việc tạo việc làm, đổi mới và tăng
trưởng kinh tế (Carree và Thurik, 2003).
Khái niệm khởi nghiệp được tóm tắt tích cực sau sự xuất hiện của lý thuyết
sáng tạo, tách biệt khỏi lý luận kinh tế của quá khứ và tập trung vào sự đổi mới,
phát triển công nghệ. Các học giả như Schumpeter (1942) đã tuyên bố rằng, kinh
tế phát triển được hiểu là một quá trình năng động trong đó chức năng sản xuất là
thay đổi bởi đổi mới công nghệ. Schumpeter (1942), người đã đề xuất ra khái
niệm sáng tạo phá hủy, góp phần xác định một sự khởi đầu là quá trình hành
động tạo ra tổ chức dựa trên một sản phẩm hoặc dịch vụ mới. Quá trình khởi
6


nghiệp đã được xác định là một quá trình tạo ra tổ chức được dẫn dắt bởi một cá
nhân, trong đó đề cập là một quá trình chứ không chỉ là một sự tồn tại
( Gartnet,1989; Gartnet và cộng sự, 2004).
Trong lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh, việc khởi nghiệp gắn với
thuật ngữ “ Tinh thần doanh nhân – Entrepreneurship ” và các nghiên cứu trong
lĩnh vực này. Thuật ngữ “ tinh thần doanh nhân – Entrepreneurship ” cũng được
hiểu và định nghĩa khác nhau (Bruyat và Julien, 2001). Nếu hiểu theo nghĩa hẹp
thì “tinh thần doanh nhân” là việc doanh nhân bắt đầu khởi sự công việc kinh
doanh mới của riêng mình ( Begley, T.M, Tan, W.L, 2001 ), hay việc một cá
nhân chấp nhận rủi ro để tạo lập một doanh nghiệp mới và tự chủ nhằm mục đích
làm giàu, hoặc tạo lập một doanh nghiệp bằng cách đầu tư vốn kinh doanh hay
mở cửa hàng kinh doanh ( MacMillan, I.C, 1993 ). Theo nghĩa rộng thì “tinh
thần doanh nhân” là một thái độ làm việc có tư chủ, sáng tạo, đổi mới và chấp
nhận rủi ro để tạo ra giá trị mới cho doanh nghiệp hiện tại ( Bird, B, 1988 ). Hiện

nay các nhà nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn cũng rất đa dạng trong khái niệm
và khuôn khổ trong nghiên cứu về “Tinh thần doanh nhân”.
Theo đó, giữa việc khởi nghiệp theo nghĩa tự tạo việc làm mới và theo khái
niệm “tinh thần doanh nhân” thì có chút khác biệt. Tự tạo việc làm là nhấn mạnh
tới tự làm chủ chính mình, không làm thuê cho ai cả, trong khi theo nghĩa “tinh
thần doanh nhân” thì bao gồm cả việc một cá nhân lập doanh nghiệp mới để tận
dụng thị trường nhưng không trực tiếp quản trị doanh nghiệp mà thuê người khác
nên vẫn có thể đi làm thuê cho một doanh nghiệp khác ( Lý Thục Hiền, 2010 ).
Trong bài nghiên cứu này, khởi nghiệp được hiểu theo ý nghĩa của khởi
nghiệp là tự tạo việc làm mới. Tức là một sinh viên tận dụng cơ hội thị trường,
năng lực của bản thân để tạo ra một công việc kinh doanh mới cho riêng mình.

7


2.2.2 Vai trò của khởi nghiệp
Đối với cá nhân
Có rất nhiều lý do để ngăn cản một người khởi nghiệp như: kinh doanh là
mạo hiểm, nợ nần chồng chất, bị mất ngủ, phải hy sinh đời sống xã hội và nhiều
cái tương tự. Tuy nhiên, vẫn có những người bất chấp rủi ro trên để tạo dựng sự
nghiệp cho mình.
Trên Entrepreneur, Mike Templeman - CEO Foxtail Marketing (2017) đã
nêu ra rất nhiều lý do nên bắt đầu kinh doanh ngay bây giờ như :
Thoải mái về thời gian: tuy mới bắt đầu thì những người khởi nghiệp phải
đánh đổi thời gian nhưng nếu đi đúng hướng thì sau đó họ sẽ bắt đầu làm chủ
được thời gian biểu của mình và tận hưởng sự tự do của một doanh nhân.
Tự hào về bản thân và công việc: khi tự mình gây dựng sự nghiệp, có tầm
nhìn và đã biến nó thành hiện thực, điều này đáng để tự hào hơn là hoàn thành
nhiệm vụ sếp giao.
Đảm bảo tương lai cho con cái: nếu làm những ngành nghề khác như bác sĩ,

giáo viên sẽ không dễ dàng để truyền nghề lại cho người thân mình. Nhưng nếu
có công ty riêng thì con cái hoàn toàn có thể kế thừa nó.
Sự an toàn nghề nghiệp: Nếu làm việc cho người khác, những nỗi lo như cắt
lương, sa thải luôn là điều đáng lo lắng nhưng nếu có doanh nghiệp riêng thì điều
này đã không còn là nỗi lo.
Quan hệ rộng: Doanh nhân là những người của xã hội. Họ thích gặp gỡ,
trao đổi và học hỏi kinh nghiệm của nhau. Vì thế mà khi trở thành doanh nhân,
mạng lưới bạn bè và người quen tức khắc được mở rộng vì doanh nhân nhiều khi
rất cần dựa vào nhau để cùng tồn tại và chia sẽ thách thức trong nghề.
Làm việc tốt: Ai cũng có thể làm việc tốt, nhưng một doanh nhân sẽ làm
được điều đó dễ dàng hơn. Doanh nhân nắm giữ lợi nhuận công ty và nếu muốn
thì có thể phân bổ lợi ích của mình cho những người khác. Doanh nhân có thể tài
trợ cho một quỹ từ thiện, một tổ chức phi lợi nhuận hay đóng góp cho cộng đồng
8


trên danh nghĩa cá nhân. Đây quả là một trong những điều tuyệt vời nhất để trở
thành một doanh nhân.
Được công nhận: Mỗi năm, có đến cả ngàn giải thưởng được trao cho các
doanh nhân trong mọi lĩnh vực, từ cấp địa phương, khu vực tới cấp quốc gia. Dù
đây không phải lý do duy nhất để khởi nghiệp, nhưng không thể phủ nhận cảm
giác tuyệt vời khi nhận được những giải thưởng này.
Đối với xã hội
Khởi nghiệp kinh doanh bằng cách tạo lập nên một doanh nghiệp mới là
động lực để phát triển kinh tế bởi một nền kinh tế phát triển là nền kinh tế đáp
ứng được cả về số lượng và chất lượng của cách doanh nghiệp.Các nghiên cứu
trên thế giới của Malecki (1997), Reynolds (1994), Audretsch (2004) ( trích dẫn
trong Carree and Thurik, 2003 ) chỉ ra rằng có mối liên hệ chặt chẽ giữa việc
khởi nghiệp kinh doanh với sự tăng trưởng kinh tế ở địa phương. Các doanh
nghiệp mới thành lập không những đóng góp vào GDP của nền kinh tế mà còn

tạo ra việc làm để giảm thiểu tình trạng thất nghiệp.
Tại các nước Châu Âu và Mỹ, thúc dẩy tinh thần doanh nhân được coi là
hạt nhân cho tăng trưởng kinh tế. Kết quả cho thấy các trường đại học ở Mỹ như
Học viện công nghệ MIT hằng năm có khoảng 150 doanh nghiệp mới thành lập
và hiện nay MIT có tổng số 5000 doanh nghiệp được thành lập, tuyển dụng 1,1
triệu nhân viên và mang về doanh thu trung bình hiện nay lên đến 230 tỷ USD
( Wang, and WonP, 2004).
Mối quan tâm về nghiên cứu trong kinh doanh và giáo dục kinh doanh đã
được phát triển trong vài năm qua (Hatten và Ruhland, 1995; Green et al., 1996;
Outcalt, 2000; Alstete, 2002; Morrison, 2000; Rohaizat và Fauziah, 2002;
Klapper, 2004; Franket al., 2005; Gurol và Atsan, 2006). Một yếu tố góp phần
vào việc này là tầm quan trọng của tinh thần kinh doanh trong việc thúc đẩy tăng
trưởng và phát triển kinh tế.

9


Tuy nhiên, nghiên cứu Giám sát Doanh nhân Toàn cầu (GEM) (Minniti và
cộng sự, 2005) báo cáo rằng một sự khác nhau lớn về tần suất và chất lượng hoạt
động kinh doanh tồn tại ở các quốc gia. Các quốc gia có thu nhập trung bình lại
có tỷ lệ khởi nghiệp cao hơn so với các quốc gia có thu nhập cao. Ví dụ, một số
nước như Venezuela (25%), Thái Lan (20,7%), và New Zealand (17,6%), có tỷ lệ
rất cao các cá nhân tham gia vào hoạt động kinh doanh giai đoạn đầu. Mặt khác
các quốc gia phát triển như Hungary (1,9%), Nhật Bản (2,2%) và Bỉ (3,9%) có tỷ
lệ khởi nghiệp rất thấp.
Trong thực tế, trong vài năm qua, thất nghiệp sau Đại học đã trở thành một
vấn đề lớn. Có khoảng 60.000 sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp năm 2005 theo
một báo cáo của Bernama. Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp hiện tại quá phụ thuộc
vào chính phủ và khu vực tư nhân để làm việc. Để giải quyết những vấn đề trên,
sự xem xết lại hệ thống giáo dục Đại học của chúng ta là cần thiết để tìm ra

những trở ngại cản trở sự phát triển của tinh thần kinh doanh. Bây giờ cũng là lúc
để tiếp tục kiểm tra xem sinh viên Đại học hiện tại có đang hướng tới tự kinh
doanh.
Ở Việt Nam, Chính phủ đang không ngừng nỗ lực để thúc đẩy nền kinh tế
thông qua khuyến khích khởi nghiệp. Vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
đang ngày càng được xã hội công nhân khi đóng góp đáng kể vào nền kinh tế với
GDP chiếm khoảng 45% tổng GDP cả nước, hằng năm thu hút hơn 90% lao động
mới làm việc ( Ngô Quỳnh An, 2011). Nhận thức được vấn đề quan trọng của
khởi nghiệp, hiện nay Chính phủ Việt Nam đã có rất nhiều chính sách nhằm
khuyến khích, hỗ trợ cũng như định hướng cho sinh viên Việt Nam có thể khởi
nghiệp thuận lợi hơn.
2.3 Các lý thuyết liên quan đến đề tài
2.3.1 Lý thuyết văn hóa của Hofstede (1980)
Theo lý thuyết văn hóa của Hofstede (1980) thì văn hóa có 5 khía cạnh
chính như sau : (1) khoảng cách quyền lực; (2) chủ nghĩa cá nhân/ tập thể; (3)
nam quyền/nữ quyền; (4) tránh né rủi ro; (5) Định hướng dài hạn/ngắn hạn.
10


Thuyết văn hóa
Hofstede

Khoảng cách
quyền lực
Hofstede

Chủ nghĩa tập
thể/cá nhân
Hofstede


Nam/nữ
quyền

Tránh né
rủi ro

Định hướng
dài/ngắn hạn

Hình 2.1 Thuyết văn hóa của Hostede (1980)
Nguồn : Hofstede (1980)
Lý thuyết Hofstede thể hiện trong thực tế :
Khoảng cách quyền lực trong gia đình, trường học, nơi làm việc, tổ chức,
hệ thống chính trị, trong tôn giáo, hệ tư tưởng, tư tưởng.
Chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể thể hiện trong: Gia đình, tính cách
cá nhân con người và hành vi con người, ngôn ngữ, trường học, tình huống làm
việc, việc áp dụng phương pháp quản lý, hành vi người tiêu dùng, vấn đề sức
khỏe và khuyết tật, hệ thống chính trị, tôn giáo và lý tưởng.
Nam quyền hay nữ quyền thể hiện trong gia đình, trường học, giới tính,
hành vi người tiêu dùng, nơi làm việc, hệ thống chính trị, thói quen, phong tục,
hành vi giới tính và trong tôn giáo.
Sự né tránh rủi ro thể hiện ở trong các tổ chức, trường học, hệ thống giáo
dục, tình huống làm việc, động cơ thúc đẩy, hành vi tiêu dùng của con người, hệ
thống chính trị, pháp luật, trong chủ nghĩa dân tộc, tính hướng nội, tôn giáo và
trong lý thuyết trò chơi.
Định hướng dài hạn và định hướng ngắn hạn thể hiện trong gia đình, mối
quan hệ xã hội, trong công việc, trong suy nghĩ, chuẩn mực xã hội.

11



×