Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 49 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


BÁO CÁO ĐỀ TÀI PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH
KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN KHOA
QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng, ngày 22 tháng 11 năm 2018


TÓM TẮT

Từ khóa: Khởi sự doanh nghiệp, khởi nghiệp,
startup,sinh viên, khoa quản trị kinh doanh, đại
học Kinh tế, thành phố Đà Nẵng

Thông tin chung:
10/2018 – 11/2018

GVHD: Ths. Trần Trung Vinh

Nhóm thực hiện
1.
2.
3.
4.
5.



Nguyễn Dự
Trương Hữu Phú
Ngô Minh Cẩm Thúy
Nguyễn Thị Hằng
Trần Thị Lan

41K02.2
41K02.2
41K02.2
41K02.1
41K02.2

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định các nhân
tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh
viên khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học
Kinh tế - Đại học Đà Nẵng. Dữ liệu của nghiên
cứu được thu thập từ 203 sinh viên khoa Quản trị
kinh doanh tại trường đại học này. Các phương
pháp kiểm định Cronbach’s Alpha, phương pháp
phân tích nhân tố khám phá (EFA) và hồi quy
tuyến tính được sử dụng trong nghiên cứu. Kết
quả nghiên cứu chỉ ra rằng, có 4 nhân tố tác động
đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên khoa
Quản trị kinh doanh, bao gồm: thái độ cá nhân,
quy chuẩn chủ quan, kiểm soát hành vi nhận
thức, giáo dục. Trong đó, yếu tố thái độ chủ quan
có tác động mạnh nhất đến ý định khởi nghiệp
của sinh viên khoa. Nghiên cứu nhằm đóng góp,
đưa ra kiến nghị với khoa để định hướng khởi

nghiệp trong sinh viên và thúc đẩy tinh thần khởi
nghiệp rộng rãi.


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN ...................................................................................... 6

I.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ...................................................................................... 6

II.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................... 6

III.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................................. 7

IV.

Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................................. 7

V.

KẾT CẤU LUẬN VĂN ..................................................................................... 7

CHƯƠNG 2.


CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH ĐỀ NGHỊ NGHIÊN CỨU ...... 8

I.

KHỞI NGHIỆP ................................................................................................... 8

1.

Định nghĩa khởi nghiệp.................................................................................. 8

2.

Người khởi nghiệp và tiềm năng khởi nghiệp ............................................... 9

3.

Ý nghĩa của khởi nghiệp kinh doanh với sự phát triển kinh tế ...................... 9

II.

SINH VIÊN KHỞI NGHIỆP ............................................................................ 10

III.

MÔ HÌNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH HÀNH VI ......... 11

1.

Mô hình sự kiện kinh doanh (The Entrepreneurial Event Model) của Shapero

11

2.
Mô hình Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA) của
Fishbein 11
3.

Thuyết hành vi dự định (TPB) ..................................................................... 12

4.
Mô hình trong nghiên cứu “Ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên
Nigeraian” ..................................................................................................................... 13
5.

Lựa chọn mô hình nghiên cứu và giả thiết .................................................. 13

CHƯƠNG 3.

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................... 15

I.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 15

II.

QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU........................................................................... 16

III.


XÂY DỰNG THANG ĐO ............................................................................... 16

1.

Thang đo Thái độ cá nhân ............................................................................ 16

2.

Thang đo các tiêu chuẩn chủ quan ............................................................... 17

3.

Thang đo Kiểm soát hành vi nhận thức ....................................................... 17

4.

Thang đo Giáo dục ....................................................................................... 17

IV.
1.

MẪU NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 18
Kích thước mẫu ............................................................................................ 18


2.

Chọn mẫu ..................................................................................................... 18

V.


THIẾT KẾ BẢN CÂU HỎI KHẢO SÁT ........................................................ 19

VI.

PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ........................... 19

1.

Phương pháp thu thập dữ liệu ...................................................................... 19

2.

Phương pháp phân tích dữ liệu .................................................................... 20

VII.

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ................................................................................... 20

1.

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) .............................................................. 21

2.

Phân tích độ tin cậy Cronbach’s alpha. ........................................................ 22

CHƯƠNG 4.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 23


I.

PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ .................................................................. 23

1.

Mô tả mẫu .................................................................................................... 23

2.

Mô tả dữ liệu theo thang đo ......................................................................... 24

II.

PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA ................................................... 26

1.

Thực hiện phân tích EFA cho biến phụ thuộc ............................................. 26

2.

Thực hiện phân tích EFA cho biến độc lập.................................................. 28

3.

Kết luận ........................................................................................................ 31

III.


PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO (CRONBACH ALPHA) ...... 31

1.

Phân tích độ tin cậy của biến phụ thuộc ...................................................... 31

2.

Phân tích độ tin cậy của biến độc lập........................................................... 32

IV.
KIỂM ĐỊNH MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC THÀNH PHẦN Ý ĐỊNH KHỞI
NGHIỆP VỚI Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP ...................................................................... 35
CHƯƠNG 5.

KẾT LUẬN........................................................................................ 41

I.

KẾT LUẬN ....................................................................................................... 41

II.

ĐỀ XUẤT ......................................................................................................... 41

1.

Đề xuất về “Thái độ cá nhân” ...................................................................... 41


2.

Đề xuất về “Kiểm soát hành vi nhận thức”.................................................. 41

3.

Đề xuất về “Tiêu chuẩn chủ quan” .............................................................. 42

4.

Đề xuất về “Giáo dục” ................................................................................. 43

III.

HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 43

1.

Hạn chế của nghiên cứu ............................................................................... 43

2.

Hướng nghiên cứu tiếp theo ......................................................................... 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 44
PHỤ LỤC...................................................................................................................... 46

Phương pháp nghiên cứu khoa học

4



Danh mục bảng
Bảng 1: Mô hình sự kiện kinh doanh của tác giả Shapero ..................................... 11
Bảng 2: Mô hình Lý thuyết hành động hợp lý của Fishbein .................................. 12
Bảng 3: Mô hình lý thuyết hành vi dự định của Ajzen 1991 .................................. 13
Bảng 4: Mô hình “ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên Nigeraian” .............. 13
Bảng 5: Mô hình nghiên cứu ...................................................................................... 14
Bảng 6: Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 16
Bảng 7: Quy trình thiết kế bảng câu hỏi ................................................................... 19
Bảng 8: Cơ cấu giới tính ............................................................................................. 23
Bảng 9: Cơ cấu chuyên ngành ................................................................................... 23
Bảng 10: Cơ cấu năm học........................................................................................... 24
Bảng 11: Mô tả mức độ ảnh hưởng của nhân tố “Thái độ cá nhân” ..................... 24
Bảng 12: Mô tả mức độ ảnh hưởng của nhân tố “Tiêu chuẩn chủ quan” .............. 25
Bảng 13: Mô tả mức độ ảnh hưởng của nhân tố “Kiểm soát hành vi nhận thức” 25
Bảng 14: Mô tả mức độ ảnh hưởng của nhân tố “Giáo dục” ................................. 26
Bảng 15: KMO and Bartlett's Test của biến phụ thuộc .......................................... 26
Bảng 16: Bảng Eigenvalue và tổng phương sai tích của biến phụ thuộc ............... 27
Bảng 17: Kết quả phân tích EFA của biến phụ thuộc ............................................. 27
Bảng 18: KMO and Bartlett's Test của biến độc lập ............................................... 28
Bảng 19: Bảng Communality ..................................................................................... 28
Bảng 20: Bảng Eigenvalue và tổng phương sai tích của biến độc lập .................... 29
Bảng 21: Kết quả phân tích EFA của biến độc lập .................................................. 30
Bảng 22: Kết quả phân tích Cronbach's Alpha của biến phụ thuộc “ý định khởi
nghiệp” ......................................................................................................................... 32
Bảng 23: Kết quả phân tích Cronbach's Alpha của biến thái độ cá nhân ............ 33
Bảng 24: Kết quả phân tích Cronbach's Alpha của biến kiểm soát hành vi nhận
thức ............................................................................................................................... 34
Bảng 25: Kết quả phân tích Cronbach's Alpha của biến giáo dục ........................ 35

Bảng 26: Bảng Model Summaryb .............................................................................. 35
Bảng 27: Bảng ANOVAa ............................................................................................ 36
Bảng 28: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính ....................................................... 36
Bảng 29: Bảng biểu diễn giá trị phần dư chuẩn hóa ............................................... 37
Bảng 30: Bảng phân phối tích lũy phần dư quan sát .............................................. 38
Bảng 31: Bảng biểu diễn phân bổ phần dư chuẩn hóa ............................................ 39

Phương pháp nghiên cứu khoa học

5


CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện trạng về việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp đang là vấn đề nan giải
trong giai đoạn suy thoái kinh tế. Thực trạng sinh viên khi ra trường không tìm được
việc hoặc tìm những công việc trái với chuyên ngành đang diễn ra ngày càng nhiều, gây
ra những lo toan cho phần lớn giới trẻ ngày nay. Đối với sinh viên ngành Quản trị Kinh
doanh do đặc thù của ngành là đào tạo những kiến thức và kỹ năng quản lý doanh nghiệp
mang tính hệ thống nên ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên theo học ngành này có
phần tích cực hơn. Nhưng thực tế, vẫn còn không ít trở ngại ảnh hưởng đến việc hình
thành, phát triển và quyết định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên ngành này.
I.

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn: Khởi sự kinh doanh qua việc tạo lập các doanh
nghiệp mới là động lực cho tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm cho xã hội. Chính vì vậy
tìm hiểu nhân tố ảnh hưởng tới tiềm năng khởi sự kinh doanh trong giới trẻ, đặc biệt

trong sinh viên để tiến tới có các biện pháp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của sinh viên
là nhu cầu đang được đặt ra. Lý do cần có sự quan tâm đặc biệt để thúc đẩy khởi sự kinh
doanh ở sinh viên đại học là bởi vì thực tế cho thấy những doanh nhân có trình độ cao
sẽ tạo ra các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh và mạnh cho nền kinh tế.
Xuất phát từ những hạn chế trong lý thuyết: Lĩnh vực nghiên cứu về tiềm năng khởi
sự kinh doanh hiện nay còn một số hạn chế: chủ yếu tập trung tại các quốc gia có nền
kinh tế thị trường phát triển; tác động của hoạt động đào tạo trong trường đại học tới
tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên còn có nhiều tranh cãi.
Do vậy, luận án “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh
viên khoa Quản trị Kinh doanh trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng” có ý nghĩa
cả về lý luận lẫn thực tiễn.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiệu nhằm giải quyết các mục tiêu sau:
 Kiểm tra xem các nhân tố giả thuyết theo mô hình có ảnh hưởng đến ý định
khởi nghiệp của sinh viên khoa QTKD hay không.
 Luận giải về cơ sở lý luận của khởi sự kinh doanh và tiềm năng khởi sự kinh
doanh.
 Từ kết quả gợi ý một số đề xuất cho khoa Quản trị Kinh doanh để định hướng
và thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp rộng rãi.

Phương pháp nghiên cứu khoa học

6


III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vị không gian: Nghiên cứu đã tiến hành điều tra 203 sinh viên khoa Quản trị
kinh doanh đang theo học tại trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng.
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ 10/2018
đến 11/2018.

IV. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khoa
Quản Trị Kinh Doanh Đại Học Kinh Tế - ĐHĐN. Giúp cho khoa Quản trị Kinh doanh
xa hơn là nhà trường, cơ quan quản lý vĩ mô hiểu rõ hơn về tiềm năng cũng như tầm
quan trọng của sinh viên khởi nghiệp kinh doanh gắn với sự phát triển kinh tế của xã
hội hiện nay.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến ý định
khởi nghiệp của sinh viên khoa Quản Trị Kinh Doanh Đại Học Kinh Tế - ĐHĐN, nhóm
sẽ đề xuất một số kiến nghị.
V. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề tài gồm
có 5 chương cụ thể:
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình đề nghị nghiên cứu.
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kiến nghị và đề xuất.

Phương pháp nghiên cứu khoa học

7


CHƯƠNG 2.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH ĐỀ NGHỊ
NGHIÊN CỨU

I. KHỞI NGHIỆP
1. Định nghĩa khởi nghiệp

Khởi nghiệp là một thuật ngữ chung bao hàm nhiều vấn đề và được định nghĩa
bằng rất nhiều cách khác nhau. Định nghĩa khởi nghiệp theo từ điển tiếng Việt được giải
nghĩa là bắt đầu sự nghiệp. Thuật ngữ này trong tiếng Anh được gọi là Start up, có nguồn
gốc từ tiếng Pháp “Entreprendre” với ý nghĩa là sự đảm đương.
Định nghĩa khởi nghiệp đã thay đổi theo thời gian với cách tư duy của các nhà
nghiên cứu khác nhau. Theo Richard (1734), khởi nghiệp là sự tự làm chủ doanh nghiệp
dưới bất kỳ hình thức nào. Đến đầu thế kỉ 20, định nghĩa khởi nghiệp đã được hoàn thiện
hơn và được diễn đạt là quá trình tạo dựng một tổ chức kinh doanh và người khởi nghiệp
là người sáng lập nên doanh nghiệp đó. Cole (1949) định nghĩa khởi nghiệp là một hoạt
động có mục đích để khởi xướng, duy trì và làm mạnh thêm xu hướng lợi nhuận của
một doanh nghiệp. Penrose (1959) hay Stevenson và Jarillo (1990) đều cho rằng hoạt
động tự làm chủ doanh nghiệp là một quá trình mà cá nhân khởi nghiệp xác định rõ và
biết theo đuổi nắm lấy những cơ hội trong nền kinh tế. Trong khi đó Drucker (1985)
khẳng định hoạt động này bao hàm 3 yếu tố cơ bản như sự cải tiến, sự chấp nhận rủi ro
và sự chủ động. Theo Stevenson (1989) khởi nghiệp là “quá trình theo đó các cá nhân
nhận thức rõ ràng về sự sở hữu doanh nghiệp, phát triển ý tưởng cho việc kinh doanh,
tìm hiểu quá trình trở thành một doanh nhân và thực hiện việc bắt đầu và phát triển một
doanh nghiệp”. Rabboir (1995) và Newing (1997) đã định nghĩa khởi nghiệp trẻ là “ứng
dụng thực tế các phẩm chất doanh nhân, ví dụ như sáng kiến, đổi mới, sáng tạo và mạo
hiểm trong môi trường làm việc, sử dụng các kỹ năng thích hợp để thành công trong
môi trường làm việc”.
Sự khởi nghiệp là một quá trình hoàn thiện và bền bỉ bắt đầu từ sự nhận biết cơ
hội, từ đó phát triển ý tưởng để theo đuổi cơ hội qua việc thành lập doanh nghiệp mới.
Theo tổ chức Global Entrepreneurship Monitor (GEM) thì một doanh nghiệp khi vừa
thành lập sẽ trải qua 3 giai đoạn: từ hình thành, phát triển ý tưởng đến thành lập doanh
nghiệp và cuối cùng là duy trì và phát triển doanh nghiệp. Các học giả trong lĩnh vực
kinh tế lao động cho rằng Khởi nghiệp là sự lựa chọn giữa việc đi làm thuê và tự tạo
việc làm cho mình. Vì vậy, khởi nghiệp là sự chấp nhận rủi ro để tự làm chủ tạo lập một
doanh nghiệp mới và thuê người khác làm việc cho mình. Trong nghiên cứu này có thể
định nghĩa: “Khởi nghiệp là việc một cá nhân tận dụng cơ hội thị trường và năng lực

của bản thân để tạo dựng một công việc kinh doanh mới.”

Phương pháp nghiên cứu khoa học

8


Khởi nghiệp cũng có nghĩa là bạn tạo ra giá trị có lợi cho người cho xã hội hoặc
nhóm khởi nghiệp, cho các cổ đông của công ty, cho người lao động, cho cộng đồng và
nhà nước. Khởi nghiệp bằng việc thành lập doanh nghiệp sẽ tạo tăng trưởng kinh tế và
dưới một góc độ nào đó sẽ tham gia vào việc phát triển kinh tế và xã hội.
Cần phân biệt giữa khởi nghiệp và lập nghiệp. Theo ông Trương Gia Bình: "Một
bên là Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, một bên hiểu là Lập nghiệp. Lập nghiệp cũng có
thể trở thành doanh nghiệp cực kỳ lớn. Còn nói đến Startup phải nói đến đỉnh cao của
khoa học công nghệ, nói đến điều thế giới chưa từng làm". Theo ông Bùi Thế Duy,
Chánh Văn phòng Bộ Khoa học và Công nghệ: "Doanh nghiệp khởi nghiệp phải dựa
trên một công nghệ mới hoặc tạo ra một hình thức kinh doanh mới, xây dựng một phân
khúc thị trường mới, nghĩa là phải tạo ra sự khác biệt không chỉ ở trong nước mà với tất
cả công ty trên thế giới".
2. Người khởi nghiệp và tiềm năng khởi nghiệp
Trong từ điển, người khởi nghiệp là người đứng ra sáng lập một doanh nghiệp
mới để cung ứng một sản phẩm hay dịch vụ cho một thị trường. Phần lớn các nhà nghiên
cứu đều cho rằng người khởi nghiệp bao hàm những đặc trưng sau đây: sáng tạo, có xu
hướng tìm đến sự cải tiến, nhạy bén trong việc nắm bắt những cơ hội kinh doanh và biết
chấp nhận rủi ro. Những người có tiềm năng khởi nghiệp là những người biết nắm bắt
các cơ hội kinh doanh mà họ nhìn nhận được, thích thách thức, chấp nhận sự rủi ro và
mạo hiểm.
3. Ý nghĩa của khởi nghiệp kinh doanh với sự phát triển kinh tế
Tạo việc làm cho người lao động và tăng chất lượng cuộc sống: mức độ sử dụng
lao động tăng có ý nghĩa rất lớn đối với Việt Nam, một nước có dân số đông, chịu sức

ép của dân số và việc làm dẫn đến hiện tượng di cư vào đô thị. Các doanh nghiệp thu
hút nhiều việc làm, nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường, thu hút người lao động nhàn
rỗi nhất là ở nông thôn. Từ giải quyết vấn đề việc làm, nhiều doanh nghiệp nhỏ xuất
hiện sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm thiểu đói nghèo, thất nghiệp.
Góp phần tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch kinh tế: với những ngành có nhiều
doanh nghiệp tham gia, các doanh nghiệp luôn tìm cách để thúc đẩy cạnh tranh, củng cố
và nâng cao vị trí của mình. Theo Ghulam và Linan (2011), khởi nghiệp tạo ra cơ chế
làm giảm tính không hiệu quả của nền kinh tế. Các doanh nghiệp ở nông thôn, vùng núi
sẽ làm giảm tỷ trọng nông nghiệp ở những vùng này và tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch
vụ.
Tạo nên tính đa dạng thị trường: những người khởi nghiệp góp phần tạo ra cho
thị trường những ý tưởng, sự đổi mới, tính sáng tạo. Nhờ quy mô nhỏ mà các doanh
nghiệp có khả năng chuyển đổi mặt hàng nhanh, phù hợp với nhu cầu thị trường. Các
Phương pháp nghiên cứu khoa học

9


doanh nghiệp cạnh tranh sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Họ luôn phải đổi
mới sản phẩm của mình để tạo nên tính khác biệt trong thị trường.
Tăng tốc độ áp dụng công mới trong sản xuất: việc gia tăng các doanh nghiệp
nhỏ dẫn đến gia tăng sự cạnh tranh. Các doanh nghiệp muốn cạnh tranh cần phải luôn
luôn thay đổi, tìm cách đổi mới công nghệ, giảm thiểu chi phí đầu vào, chi phí sản xuất.
Họ luôn là những người tiên phong trong việc tìm tòi những phương thức sản xuất mới.
Những sáng kiến của họ đôi khi không được áp dụng và thực tiễn nhưng đã được các
doanh nghiệp lớn mua lại phát huy.
Sử dụng tốt vốn tri thức và năng lượng của con người: thành lập doanh nghiệp
là cơ sở cho gia tăng việc khai thác, vận dụng các tri thức mới một cách hiệu quả hơn.
Một cá nhân có thể khởi nghiệp cần có đầy đủ năng lực phẩm chất, tầm nhìn chiến lược.
Đây cũng là môi trường để cá nhân học hỏi tiếp thu, rút ra các bài học đồng thời cũng

sử dụng tốt khả năng vốn có của bản thân. Sự gia tăng trao đổi giữa các doanh nghiệp
và các ngành kinh doanh là cơ sở cho các hoạt động đổi mới và phát triển công nghệ,
kinh tế.
II. SINH VIÊN KHỞI NGHIỆP
Theo Schnurr và Newing (1997), khởi nghiệp của sinh viên được định nghĩa là
ứng dụng thực tế của các phẩm chất doanh nhân của sinh viên, chẳng hạn như đổi mới,
sáng tạo và mạo hiểm trong môi trường làm việc, sử dụng thích hợp các kiến thức, kỹ
năng, tố chất cần thiết để thành công trong môi trường và văn hóa đó.
Khởi nghiệp của sinh viên có một số đặc điểm như sau: đối tượng khởi nghiệp
có sức trẻ, sức khỏe, có trí sáng tạo và ham muốn khởi nghiệp; sinh viên là những người
được đào tạo bài bản, có kiến thức chuyên sâu về ngành mình chọn và được rèn luyện
những kỹ năng cần thiết ở đại học; sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc; hầu
hết các sinh viên tham gia khởi nghiệp là muốn thể hiện mình, thử sức mà chưa nghĩ kĩ
về ngành nghề kinh doanh; sinh viên thường thiếu sót trong việc nghiên cứu thị trường;
nguồn vốn còn hạn chế.

Phương pháp nghiên cứu khoa học

10


III. MÔ HÌNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH HÀNH VI
Mô hình sự kiện kinh doanh (The Entrepreneurial Event Model) của
Shapero
Mô hình này xem xét việc kinh doanh là một sự kiện có thể được giải thích
bằng sự tương tác giữa sáng kiến, khả năng, quản lý, quyền tự chủ tương đối và rủi
ro. Theo mô hình này, ý định kinh doanh phụ thuộc vào 3 yếu tố: (1) sự ham muốn
kinh doanh, (2) xu hướng hành động, và (3) sự sẵn sàng kinh doanh.
1.


HÀNH VI
MONG MUỐN

SỰ HAM MUỐN
KINH DOANH

Ý ĐỊNH KINH
DOANH

SỰ SẴN SÀNG
KINH DOANH

XU HƯỚNG
HÀNH ĐỘNG

Bảng 1: Mô hình sự kiện kinh doanh của tác giả Shapero
Nguồn: Krueger và Carsrud, 1993; Summers 1998; Krueger và ctg 2000
Mô hình Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA) của
Fishbein
Mô hình TRA được áp dụng cho các nghiên cứu thái độ và hành vi, mô hình này
cho thấy được ý định hành vi là yếu tố tốt nhất để xác định được hành vi. Theo Fishbein
(1967), yếu tố quyết định đến hành vi cuối cùng không phải là thái độ mà là ý định hành
vi. Ý định của con người nhằm thực hiện hành vi bị tác động bởi thái độ và quy chuẩn
chủ quan. Thái độ đối với một hành động là bạn cảm thấy như thế nào khi làm một việc
gì đó. Quy chuẩn chủ quan là người khác cảm thấy như thế nào khi bạn làm việc đó (gia
đình, bạn bè,…). Lý thuyết cho rằng các yếu tố ngoại vi có thể ảnh hưởng gián tiếp đến
ý định thông qua hai yếu tố chính trên.
2.

Phương pháp nghiên cứu khoa học


11


NIỀM TIN
VÀ SỰ
ĐÁNH GIÁ

NIỀM TIN
THEO CHUẨN
MỰC VÀ
ĐỘNG CƠ
THÚC ĐẤY

QUY
CHUẨN
CHỦ
QUAN
Ý ĐỊNH
HÀNH
VI

Ý ĐỊNH
THỰC
SỰ

THÁI ĐỘ

Bảng 2: Mô hình Lý thuyết hành động hợp lý của Fishbein
Nguồn: Fishbein và Ajzen, 1975

3.

Thuyết hành vi dự định (TPB)

Thuyết hành vi dự định (TPB) (Ajzen, 1991), được phát triển từ lý thuyết hành
động hợp lý (TRA; Ajzen & Fishbein, 1975), giả định rằng một hành vi có thể được dự
báo hoặc giải thích bởi các xu hướng hành vi để thực hiện hành vi đó. Các xu hướng
hành vi được giả sử bao gồm các nhân tố động cơ mà ảnh hưởng đến hành vi, và được
định nghĩa như là mức độ nổ lực mà mọi người cố gắng để thực hiện hành vi đó (Ajzen,
1991).
Xu hướng hành vi lại là một hàm của ba nhân tố. Thứ nhất, các thái độ được khái
niệm như là đánh giá tích cực hay tiêu cực về hành vi thực hiện. Nhân tố thứ hai là ảnh
hưởng xã hội mà đề cập đến sức ép xã hội được cảm nhận để thực hiện hay không thực
hiện hành vi đó. Cuối cùng, thuyết hành vi dự định TPB (Theory of Planned Behaviour)
được Ajzen xây dựng bằng cách bổ sung thêm yếu tố kiểm soát hành vi cảm nhận vào
mô hình TRA.
Thành phần kiểm soát hành vi cảm nhận phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi
thực hiện hành vi; điều này phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và các cơ hội để
thực hiện hành vi. Ajzen đề nghị rằng nhân tố kiểm soát hành vi tác động trực tiếp đến
xu hướng thực hiện hành vi, và nếu đương sự chính xác trong cảm nhận về mức độ kiểm
soát của mình, thì kiểm soát hành vi còn dự báo cả hành vi.

Phương pháp nghiên cứu khoa học

12


Thái độ

Chuẩn chủ

quan

Xu hướng
hành vi

Hành vi
thực sự

Kiểm soát hành vi cảm
nhận

Bảng 3: Mô hình lý thuyết hành vi dự định của Ajzen 1991
4.

Mô hình trong nghiên cứu “Ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên
Nigeraian”

Công trình nghiên cứu của: Aliyu Dahiru Muhammad, Ph.D., Bayero University,
Nigeria Sirajo Aliyu, Federal Polytechnic Bauchi, Nigeria Selim Ahmed, International
Islamic University, Malaysia
Perceived
Behavioral
Control

Subjective
Norms

Attitudinal
Variables


Education
ENTREPRENEUR
IAL
INTENTION

Bảng 4: Mô hình “ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên Nigeraian”
Nguồn: American Journal Of Business Education – Fourth Quarter 2015
5. Lựa chọn mô hình nghiên cứu và giả thiết
5.1. Lựa chọn mô hình nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng mô hình trong nghiên cứu “Ý định khởi sự kinh
doanh của sinh viên Nigeraian” làm cơ sở chính cho bài nghiên cứu khoa học này và
được phiên dịch sang tiếng Việt để phù hợp với các đối tượng nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu khoa học

13


Tiêu chuẩn chủ
quan

Kiểm soát hành
vi cá nhân

Thái độ cá nhân

Giáo dục
Ý ĐỊNH KHỞI
NGHIỆP


Bảng 5: Mô hình nghiên cứu
5.2. Giả thiết nghiên cứu
Các giả thuyết cho mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên việc đánh giá các
yếu tố tác động đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên Đại học Kinh tế- Khoa
QTKD. Trong mô hình của nghiên cứu này, có 4 yếu tố tác động đến ý định khởi sự
kinh doanh của sinh viên Đại học Kinh tế- Khoa QTKD gồm: thái độ cá nhân, tiêu chuẩn
chủ quan, kiểm soát hành vi cá nhân, giáo dục.
Các giả thuyết cho mô hình nghiên cứu được đề xuất như sau:
H1: Các yếu tố tính cách cá nhân làm tăng ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên
Đại học Kinh tế - Khoa QTKD.
H2: Tiêu chuẩn chủ quan làm tăng ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên Đại học
Kinh tế - Khoa QTKD.
H3: Kiểm soát hành vi nhận thức làm tăng ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên
Đại học Kinh tế- Khoa QTKD.
H4: Giáo dục, đào tạo tại Trường đại học làm tăng ý định KNKD của sinh viên.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 trình bày về cơ sở lý thuyết của các khái niệm được nghiên cứu trong luận
văn. Trong đó ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên Đại học Kinh tế- Khoa QTKD,
cấu thành là bao gồm 4 yếu tố: Thái độ cá nhân, tiêu chuẩn chủ quan, kiểm soát hành vi
nhận thức, giáo dục. Trên cơ sở đó, chúng tôi đã tham khảo những mô hình nghiên cứu
liên quan và chọn ra một mô hình nghiên cứu phù hợp nhất, từ đó xây dựng ra các giả
thuyết nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu khoa học

14


CHƯƠNG 3.
I.


THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua quy trình từ cơ sở lý luận nêu lên
các giả thuyết nghiên cứu, sau đó xác định phương pháp thu thập dữ liệu mà trong nghiên
cứu này là kỹ thuật phỏng vấn khách hàng bằng bản câu hỏi khảo sát. Khách hàng được
khảo sát là những người sinh viên khoa Quản trị kinh doanh và có quan tâm đến vấn đề
khởi nghiệp. Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS thông
qua các phép phân tích định lượng như thống kê mô tả, phân tích độ tin cậy, phân tích
nhân tố, kiểm định mô hình, nhằm mục đích kiểm định mối quan hệ giữa các khái niệm
nghiên cứu và sự phù hợp của mô hình.
Nghiên cứu này sử dụng một phương pháp định lượng để xác định mối quan hệ giữa
yếu tố thái độ (X1), tiêu chuẩn chủ quan (X2), và kiểm soát hành vi (X3), giáo dục kinh
doanh (X4), ý định kinh doanh (Y) .
Đối tượng được sử dụng trong nghiên cứu này là tất cả sinh viên khoa QTKD tại Đại
học Kinh tế - ĐHĐN được đăng kí trong năm học 2015-2018. Bằng cách sử dụng kỹ
thuật lấy mẫu có mục đích sau đó lấy mẫu 100 sinh viên.
Thang đo Likert được sử dụng để đo lường thái độ, ý kiến và nhận thức của một
người về một vật thể hoặc hiện tượng (Purwanto, 2012: 228). Lựa chọn câu trả lời trong
thang điểm Likert là rất không đồng ý (1), không đồng ý (2), tự đồng ý (3), đồng ý (4)
và rất đồng ý (5).

Phương pháp nghiên cứu khoa học

15


II. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU


Bảng 6: Quy trình nghiên cứu
III. XÂY DỰNG THANG ĐO
Xây dựng thang đo khái niệm nghiên cứu là quá trình thiết kế và đánh giá một tập
các biến quan sát dùng để đo lường khái niệm nghiên cứu cần đo lường.
Có 4 khái niệm nghiên cứu được sử dụng trong đề tài này gồm: Thái độ cá nhân,
Tiêu chuẩn chủ quan, Kiểm soát hành vi nhận thức, Giáo dục. Các thang đo của các khái
niệm này đã được xây dựng bởi nhiều tác giả khác nhau. Trên cơ sở các biến quan sát
được hợp tuyển từ các thang đo của các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế, nhóm
nghiên cứu đưa ra các thang đo nháp. Sau đó thông qua thảo luận nhóm tiến hành điểu
chỉnh cho phù hợp và kết quả đạt được là như sau:
1.

Thang đo Thái độ cá nhân

Trong mô hình, các câu trả lời cho các câu hỏi về thang xếp hạng đã được quản lý
bằng cách sử dụng thang điểm Likert trong 5 tùy chọn. Thang đo được đánh giá cao nhất
(5 điểm), tức là ý định khởi nghiệp/ thành lập doanh nghiệp là thuận lợi; có cơ hội, sở
thích và điểm mạnh và ngược lại với các khía cạnh không thuận lợi (1điểm). Dựa trên
những niềm tin thái độ, chúng tôi đưa ra giả thuyết về tầm quan trọng yếu tố/ các biến

Phương pháp nghiên cứu khoa học

16


có hay không tác động mạnh mẽ sẽ liên quan đến mục đích của việc thiết lập một doanh
nghiệp sau khi tốt nghiệp của sinh viên.
2.

Thang đo các tiêu chuẩn chủ quan


Trong mô hình, theo quan điểm của cá nhân có thể bị ảnh hưởng bởi áp lực tiêu
chuẩn xã hội do các yếu tố môi trường và niềm tin có liên quan khác để thực hiện một
hành vi nhất định hay không. Điều này cũng có thể chủ quan là kết quả của các suy luận
bị ảnh hưởng bởi cộng đồng ngay lập tức (ví dụ: cha mẹ, vợ / chồng, bạn bè, các nhà
lãnh đạo tôn giáo và giáo viên). Mohammed (2012) đã chứng minh tầm quan trọng của
các tiêu chuẩn chủ quan trong sự lựa chọn của sinh viên về sở thích nghề nghiệp của họ.
Do đó, sinh viên có thể tự làm chủ sau khi tốt nghiệp khi những người liên hệ trực tiếp
của họ được hỗ trợ để trở thành doanh nhân.
3.

Thang đo Kiểm soát hành vi nhận thức

Trong mô hình khởi nghiệp, tự nhận thức, kiểm soát, sáng tạo và kiên trì đối với
doanh nghiệp kinh doanh sau khi tốt nghiệp phụ thuộc vào ý kiến của sinh viên tham
gia vào các công việc tự làm chủ. Chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng những người có tính
tự nhận thức, kiên trì và sáng tạo sẽ có liên quan tích cực với ý định khởi sự kinh doanh.
Các bản văn được mô tả tự hiệu quả như được xây dựng bởi khái niệm của Bandura
(1977, 1982) như là gốc rễ sáng lập của khía cạnh mô hình lý thuyết hành vi của Ajzen.
Vì vậy, có thể được coi là dễ dàng nhận thức hoặc khó khăn của một cá nhân để thực
hiện một hành vi cụ thể (Ajzin, 1991). Tác phẩm trước đây của (Ajzen, 2001) coi hành
vi kiểm soát là yếu tố tạo điều kiện hoặc cản trở hoạt động của hành vi của một cá nhân
gần gũi hơn với tính tự hiệu quả. Gelderen et, al. (2008) thêm yếu tố kiên trì và kiểm
soát đối với hành vi về ý định kinh doanh giữa các sinh viên đại học.
4.

Thang đo Giáo dục

Birch lập luận rằng kinh nghiệm dạy cho một người làm thế nào để trở thành một
chủ doanh nghiệp, và đào tạo cho một người cách làm việc cho một doanh nhân

(Aronsson, 2004). Hynes và Richard (2007) cho rằng giáo dục mở rộng ra ngoài lớp
học. Robinson và Sexton (1994) lập luận rằng kinh nghiệm làm việc ảnh hưởng đến xác
suất sở hữu doanh nghiệp nhỏ, nhưng không mạnh mẽ như giáo dục. Rotefoss và
Kolvereid (2005) kết luận rằng một trình độ học vấn cao chỉ áp dụng để trở thành một
doanh nhân mới thành lập.

Phương pháp nghiên cứu khoa học

17


IV. MẪU NGHIÊN CỨU
1. Kích thước mẫu
Các nhà nghiên cứu cho rằng với phương pháp ước lượng ML (Maximum
Likelyhood) yêu cầu phải có kích thước mẫu lớn vì nó dựa vào lý thuyết phân phối mẫu
lớn. Tuy nhiên, cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa thống nhất với nhau về kích
thước mẫu được gọi là lớn. Theo Hair & cộng sự (1998), nếu sử dụng phương pháp ML
thì kích thước mẫu tối thiểu từ 100 đến 150. Còn theo Tabachinick & Fidell (1996), kích
thước mẫu cần phải đảm bảo theo công thức: n ≥ 8m+5 với n là cỡ mẫu, m là số biến
độc lập của mô hình. Một số khác thì đề nghị kích thước mẫu tối thiểu là năm lần số
biến quan sát (Bollen, 1989).
Quyết định kích thước mẫu trong chọn mẫu phi xác suất thường được xác định một
cách chủ quan chứ không theo một công thức tính toán nào. Tuy nhiên việc thu thập dữ
liệu nếu được tiến hành trên mẫu lớn sẽ cho những kết quả chính xác hơn. Trong đề tài
này, người nghiên cứu mong muốn có được quy mô mẫu là 203 cho 24 biến quan sát.
2.

Chọn mẫu

Mẫu điều tra được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện, một phương pháp

chọn mẫu phi ngẫu nhiên. Với phương pháp chọn mẫu này, người điều tra sẽ tiến hành
lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng, ở những nơi
có nhiều khả năng gặp được đối tượng. Từ đó, nhóm nghiên cứu quyết định chọn các
phần tử của mẫu điều tra là những sinh viên khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học
Kinh tế Đà Nẵng.
Các bản câu hỏi khảo sát được phát ra và thu về trong tháng 10 năm 2018. Và để
quá trình thu thập dữ liệu không quá tốn kém về thời gian, chi phí và đặc biệt là đảm
bảo số lượng bản câu hỏi khảo sát thu về, đáp ứng đủ yêu cầu cho quá trình phân tích
và xử lý số liệu, nhóm nghiên cứu đã sử dụng hình thức khảo sát online. Đối với hình
thức khảo sát này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng công cụ Google Docs tạo form khảo sát
trực tuyến, sau đó các phiếu này sẽ được gửi cho người tham gia khảo.
Tổng số lượng bản câu hỏi thực hiện khảo sát là 203 phiếu, tất cả đều hợp lệ.

Phương pháp nghiên cứu khoa học

18


V. THIẾT KẾ BẢN CÂU HỎI KHẢO SÁT
Công cụ thu thập thông tin chủ yếu của bước nghiên cứu định lượng là bảng câu
hỏi. Quy trình thiết kế bảng câu hỏi bao gồm các bước sau:

Bảng 7: Quy trình thiết kế bảng câu hỏi
 Bảng câu hỏi khảo sát: (phụ lục)
1.

VI. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
Phương pháp thu thập dữ liệu

Nghiên cứu thực nghiệm là một trong những phương pháp được sử dụng rộng rãi

trong các nghiên cứu về sự tương hợp hình ảnh cá nhân. Lợi ích của phương pháp thực
nghiệm là cho ra những chỉ số hiệu lực nội tại cao vì nhà nghiên cứu có thể kiểm soát
được những biến số từ môi trường làm nhiễu mối quan hệ của mô hình nghiên cứu. Tuy
nhiên, phương pháp này cũng có những bất lợi: Tạo ra môi trường không tự nhiên và xa
lạ đối với đáp viên, đáp viên có cảm giác bị theo dõi và những hành vi của họ không
khách quan, đồng thời đây cũng là phương pháp tốn kém và phức tạp. Để khắc phục
những hạn chế của phương pháp thực nghiệm, đề tài sử dụng phương pháp điều tra trực
tuyến bằng bản khảo sát online, phương pháp này có một số ưu điểm sau:
Ưu điểm
- Chi phí thấp
- Tự động hóa và truy cập thời gian thực
- Tốn ít thời gian
- Thuận tiện cho người trả lời
- Thiết kế linh hoạt
- Không có người phỏng vấn

Phương pháp nghiên cứu khoa học

Nhược điểm
- Lấy mẫu hạn chế và sẵn sàng trả lời
- Sự thụ động của người được phỏng
vấn
- Không có người phỏng vấn

19


Phương pháp phân tích dữ liệu
Nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định KSDN của sinh viên ngành QTKD
của các trường Đại Học Kinh Tế Đà Nẵng. Quá trình phân tích được thực hiện theo các

bước.
2.

Bước 1: Phân tích thống kê mô tả đối tượng về nhân khẩu học như: giới tính, độ
tuổi, chuyên ngành, năm học…
Bước 2: Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) để kiểm định các
nhân tố ảnh hưởng đến ý định KSDN của sinh viên.
Bước 3: Kiểm định độ tin cậy của các tiêu chí thông qua hệ số tin cậy Crobach’s
Alpha.
Bước 4: Sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để xác định mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố đến ý định KSDN của sinh viên ngành QTKD tại các trường Đại Học Kinh Tế
Đà Nẵng.
VII.

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

Sau khi các bản câu hỏi được thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS theo 4
bước sau:
Bước 1: Mã hóa dữ liệu và hiệu chỉnh mã
Dữ liệu sau khi mã hoá có thể được phân làm 2 loại:
- Biến nguyên thuỷ: Là những biến được mã hoá từ các câu hỏi trong bản câu hỏi.
- Biến phát sinh: Là những biến được tổng hợp từ các biến nguyên thuỷ.
Bước 2: Nhập liệu và làm sạch thông tin
Bước 3: Xử lý dữ liệu
Xử lý dữ liệu trên chương trình SPSS bằng các kỹ thuật Frequency, Custom Table,
Factor analysis, Reliability analysis, Regression…
Các thang đo lần lượt được kiểm định thông qua hai phương pháp chính đó là: phân
tích nhân tố khám phá (EFA); phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha.

Phương pháp nghiên cứu khoa học


20


Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

1.

Điều kiện để phân tích nhân tố khám phá là phải thỏa mãn các yêu cầu:
-

Thứ nhất, trị số KMO ≥ 0,5 và mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett căn cứ trên
giá trị Sig. ≤ 0,05.

Kiểm định Bartlett là đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến không
có tương quan trong tổng thể. Điều kiện cần để áp dụng phân tích nhân tố là Sig ≤ 0,05
các biến phải có tương quan với nhau (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).
Do đó, nếu kiểm định cho thấy không có ý nghĩa thống kê thì không nên áp dụng phân
tích nhân tố cho các biến đang xem xét. Còn KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là một chỉ số
dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO lớn (0,5 ≤ KMO ≤ 1)
thì phân tích nhân tố là thích hợp, còn nếu trị số này nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố
có khả năng không thích hợp với các dữ liệu.
-

Thứ hai, đại lượng Eigenvalue > 1.

Đại lượng Eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân
tố. Chỉ có những nhân tố nào có Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình
phân tích. Những nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ không có tác dụng tóm tắt thông
tin tốt hơn một biến gốc, vì sau khi chuẩn hóa mỗi biến gốc có phương sai là 1.

-

Thứ ba, tổng phương sai trích >= 50%.

Tổng phương sai trích (Variance Explained Criteria) là phần trăm phương sai toàn
bộ được giải thích bởi từng nhân tố. Nếu coi biến thiên là 100% thì giá trị này cho biết
phân tích nhân tố giải thích được bao nhiêu %. Tổng phương sai trích tối thiểu phải bằng
50% thì phân tích nhân tố được xem là phù hợp (Anderson & Gerbing, 1988).
-

Thứ tư, hệ số tải nhân tố > 0,5

Hệ số tải nhân tố (Factor loading) là chỉ tiêu cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa
biến quan sát và nhân tố. Theo Hair & cộng sự (1998), hệ số tải nhân tố là chỉ tiêu để
đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA: Factor loading > 0,3 được xem là đạt mức tối
thiểu; Factor loading > 0,4 được xem là quan trọng; Factor loading > 0,5 được xem là
có ý nghĩa thực tiễn. Trong nghiên cứu này chúng nghiên cứu chọn Factor loading ≥
0,45. Nếu biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,45 sẽ bị loại.

Phương pháp nghiên cứu khoa học

21


2.

Phân tích độ tin cậy Cronbach’s alpha.

Sử dụng hệ số tin cậy Cronbach’s alpha để loại các biến không phù hợp. Các thang
đo được chấp nhận khi hệ số Cronbach’s alpha từ 0,6 đến 0,7 trong trường hợp nghiên

cứu hoàn toàn mới hoặc mới trong bối cảnh nghiên cứu; Cronbach’s alpha từ 0,7 đến
0,8 là chấp nhận được và tốt nhất là từ 0,8 đến 0,9 (Nunnally & Burnstein,1994). Bên
cạnh đó, nếu hệ số tương quan biến tổng của một chỉ báo lớn hơn 0,3 thì chỉ báo đó được
giữ lại. Nhưng ngược lại, nếu một biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị
coi là biến rác và sẽ loại ra khỏi mô hình do có tương quan kém với các biến khác trong
mô hình. Các thang đo được tiến hành phân tích độ tin cậy Cronbach’s alpha.
Bước 4: Phân tích kết quả
-

Sử dụng phân tích hồi quy để kiểm định mối quan hệ giữa các thành phần ý
định khởi nghiệp với ý định khởi nghiệp.
Nhận xét và phân tích các kết quả thu được từ cuộc khảo sát.
Trình bày kết quả nghiên cứu
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Sau khi đã tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu ở
chương 2. Trong chương 3 này trình bày cơ sở của các biến quan sát được sử dụng, thiết
kế nghiên cứu và tiến trình triển khai điều tra, khảo sát online thu thập dữ liệu. Nghiên
cứu được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng. Cuối cùng, chương
này còn trình bày các bước tiến hành phân tích dữ liệu thu thập được. Kết quả của nghiên
cứu sẽ được trình bày ở chương tiếp theo.

Phương pháp nghiên cứu khoa học

22


CHƯƠNG 4.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


I. PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ
1. Mô tả mẫu
Tổng số bảng câu hỏi khảo sát thu về là 203. Sau khi kiểm tra, tất cả các mẫu đều hợp
lệ. Như vậy, đưa vào phân tích, xử lý là 203 bảng câu hỏi có phương án trả lời hoàn
chỉnh. Ta có bảng cơ cấu dữ liệu:
a. Cơ cấu giới tính
Giới Tính
Frequency
Nam
Valid Nu
Total

Percent

Valid
Percent

Cumulative
Percent

77
37.9
37.9
126
62.1
62.1
203
100.0
100.0

Bảng 8: Cơ cấu giới tính

37.9
100.0

 Trong bảng cơ cấu giới tính trên, tổng thể mẫu có số lượng nam là 77 bạn (chiếm
37.9%), số lượng nữ là 126 bạn (chiếm 62.1%). Điều này có thể giải thích là do
đặc thù ngành quản trị kinh doanh nói riêng cũng như các ngành học thuộc khối
ngành kinh tế nói chung, số lượng sinh viên nữ theo học thường chiếm tỷ lệ lớn.
b. Cơ cấu chuyên ngành
Chuyên Ngành
Frequency
Quan tri kinh doanh tong quat
Valid

137

Percent

Valid
Percent

Cumulative
Percent

67.5

67.5

67.5


Quan tri nguon nhan luc
43
21.2
Quan tri chuoi cung ung
23
11.3
Total
203
100.0
Bảng 9: Cơ cấu chuyên ngành

21.2
11.3
100.0

88.7
100.0

 Đối tượng khảo sát của bài nghiên cứu là sinh viên khoa Quản trị kinh doanh,
với 3 chuyên ngành trong đó sinh viên Quản trị kinh doanh tổng quát thực
hiện khảo sát chiếm nhiều nhất (67.5%) và quản trị chuỗi cung ứng chiếm ít
nhất (11.3%).

Phương pháp nghiên cứu khoa học

23


c. Cơ cấu năm học

Năm học
Frequency
Nam 1
Nam 2
Valid Nam 3
Nam 4
Total

Percent

Valid Percent

7
3.4
3.4
21
10.3
10.3
46
22.7
22.7
129
63.5
63.5
203
100.0
100.0
Bảng 10: Cơ cấu năm học

Cumulative

Percent
3.4
13.8
36.5
100.0

 Về cơ cấu năm học, đa số là sinh viên năm 4 (63.5%) được thực hiện khảo
nhiều hơn sinh viên năm 1 (3.4%).
2.

Mô tả dữ liệu theo thang đo

Các câu trả lời trong nghiên cứu này được cho điểm từ 1 đến 5 (thang đo Likert bậc
5), gồm:
- 1: Hoàn toàn không đồng ý.
- 2: Không đồng ý.
- 3: Trung lập.
- 4: Đồng ý.
- 5: Hoàn toàn đồng ý.
Tương ứng, người nghiên cứu chia làm ba mức độ là từ 1 đến 1.8: mức độ hoàn toàn
không đồng ý; trên 1.8 đến 2.6: mức độ không đồng ý; trên 2.6 đến 3.4: mức độ trung
lập; trên 3.4 đến 4.2: mức độ đồng ý và trên 4.2 đến 5: mức độ hoàn toàn đồng ý. Sau
khi thống kê theo từng thang đo, rút ra giá trị trung bình ở mỗi mục hỏi tiếp tục tiến
hành so sánh và đánh giá.
a. Thang đo Thái độ cá nhân
THÁI ĐỘ CÁ NHÂN
TDCN1 TDCN2 TDCN3 TDCN4 TDCN5
Giá trị
203
203

203
203
203
hợp lệ
N
Missing
0
0
0
0
0
Mean
4.0788 3.8030 3.9360 4.2759 3.9163
Bảng 11: Mô tả mức độ ảnh hưởng của nhân tố “Thái độ cá nhân”
 Thông qua bảng mô tả về mức độ ảnh hưởng của nhân tố “Thái độ cá nhân”,
ta thấy câu hỏi TDCN4 (Nếu tôi có cơ hội và nguồn lực, tôi muốn khởi sự
kinh doanh) có chỉ số trung bình đánh giá cao nhất (ở mức khoảng 4.28 với ý
nghĩa hoàn toàn đồng ý) so với 4 biến còn lại.

Phương pháp nghiên cứu khoa học

24


 Các biến còn lại có chỉ số trung bình được đánh giá ở mức độ xấp xỉ từ 3.8
đến 4.08 với mức ý nghĩa là đồng ý. Hay nói cách khác, sinh viên khoa Quản
trị kinh doanh có thái độ tích cực đối với việc khởi sự kinh doanh.
b. Thang đo Tiêu chuẩn chủ quan
TIÊU CHUẨN CHỦ QUAN
TCCQ1 TCCQ2 TCCQ3

Valid
203
203
203
N
Missing
0
0
0
Mean
3.6897 3.7980 3.7438
Bảng 12: Mô tả mức độ ảnh hưởng của nhân tố “Tiêu chuẩn chủ quan”
 Thông qua bảng mô tả về mức độ ảnh hưởng của nhân tố “Tiêu chuẩn chủ
quan”, ta thấy những người xung quanh (gia đình, bạn bè, đồng nghiệp) đều
ủng hộ quyết định khởi nghiệp dựa vào các chỉ số trung bình được đánh giá ở
mức độ xấp xỉ từ 3.69 đến 3.8 với mức ý nghĩa tương đương là đồng ý. Hơn
nữa, bạn bè (TCCQ2) có mức độ ủng hộ cao nhất (3.8), cho thấy bạn bè – các
sinh viên trong trường đại học có tư tưởng mở hơn về việc khởi nghiệp hơn
là việc sợ rủi ro của gia đình (3.69).
c. Thang đo Kiểm soát hành vi nhận thức
Kiểm soát hành vi nhận thức
KSHVN KSHVN KSHVN KSHVN KSHVN KSHVN
T1
T2
T3
T4
T5
T6
Valid
203

203
203
203
203
203
N
Missing
0
0
0
0
0
0
Mean
3.4089
3.1232
2.8128
3.0443
3.1921
3.3300
Bảng 13: Mô tả mức độ ảnh hưởng của nhân tố “Kiểm soát hành vi nhận thức”
 Thông qua các chỉ số trung bình đánh giá của các biến quan sát trong bảng
mô tả trên có thể thấy, ngoài biến quan sát: bắt đầu khởi sự kinh doanh và giữ
cho doanh nghiệp mình hoạt động là chuyện dễ dàng với tôi (KSHVNT3) có
chỉ số trung bình thấp nhất (2.81), với mức ý nghĩa là người được khảo sát
không hoàn toàn nghĩ rằng họ sẽ dễ dàng bắt đầu và giữ cho doanh nghiệp
mình hoạt động. Các biến quan sát còn lại với các chỉ số trung bình đánh giá
nằm trong khoảng từ 3.04 đến 3.4 đều nằm trong ngưỡng mức độ đồng ý trung
lập. Nhìn chung, các bạn sinh viên chưa đủ tự tin và sẵn sàng để bắt đầu cho
việc khởi sự của mình.


Phương pháp nghiên cứu khoa học

25


×