Sáng kiến kinh nghiệm Tạ Thị Phục
1
SỞ GD - ĐT TỈNH ĐẮK NÔNG
PHÒNG GD - ĐT HUYỆN ĐẮKR’LẤP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
SÁNG KẾN KINH NGHỆM
ĐỀ TÀI
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC THEO NHÓM
NHỎ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP
GV: Tạ Thị Phục
Trường THCS Nguyễn Công Trứ
Huyện Đăkr’lâp-Tỉnh Đăknông
Năm học: 2009-2010
Nhân cơ, ngày 11 tháng 02 năm 2010
Sáng kiến kinh nghiệm Tạ Thị Phục
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Mục đích, yêu cầu
Nhằm thực hiện mục tiêu của ngành giáo dục là đào tạo thế hệ trẻ trở
thành những chủ nhân tương lai của đất nước- những con người “vừa hồng
vừa chuyên”. Mặt khác, nhằm thực hiện cuộc vận động hai không với bốn
nội dung của bộ giáo dục. Bản thân là một giáo viên đứng lớp giảng dạy bộ
môn Hóa Học cảm thấy việc lĩnh hội kiến thức hoá học của học sinh là hết
sức khó khăn. Mặt khác, Hóa học là một môn học hoàn toàn mới lạ đối với
HS ở THCS, mà khối lượng kiến thức HS cần lĩnh hội tương đối nhiều. Phần
lớn các bài gồm những khái niệm mới, rất trừu tượng, khó hiểu. Do đó, giáo
viên cần tìm ra phương pháp dạy học gây được hứng thú học tập bộ môn
giúp các em chủ động lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, không gượng
ép là điều cần quan tâm. Khi HS có hứng thú, niềm say mê với môn Hóa sẽ
giúp HS phát huy được năng lực tư duy, khả năng tự học và óc sáng tạo. Để
từ đó nâng cao chất lượng bộ môn nói riêng và góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục nói chung là vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình dạy
học của giáo viên. Chính vì vậy, Tôi nghĩ đổi mới phương pháp dạy học phải
thể hiện được ba tính chất cơ bản sau:
Một là: Phát huy tính tích cực, năng lực tư duy, óc sáng tạo, khả năng
tự học và sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập.
Hai là: Giảng dạy và học tập phải gắn liền với cuộc sống sản xuất, học
đi đôi với hành.
Ba là: Rèn luyện được kĩ năng sống cho học sinh.
Tuy nhiên trong thực tế trong nhiều thập kỷ gần đây chủ yếu thực hiện
phương pháp dạy học “thuyết trình kết hợp với đàm thoại” nhưng thực chất
“thầy truyền đạt, trò tiếp nhận ghi nhớ” là chủ yếu hoặc“thầy đọc, trò chép”.
Dạy học theo kiểu nhồi nhét kiến thức, dạy chay…sẽ tạo cho học sinh lối
học thụ động, ỷ lại, lười suy nghĩ, ích kỉ ít chia sẻ ý kiến cho bạn bè và lắng
nghe ý kiến từ bạn bè tức là không có sự hợp tác trong học tập nên đó là
những phương pháp kém hiệu quả trong dạy học nói chung và dạy học Hóa
học nói riêng. Với lối dạy đó không thể thực hiện được mục tiêu ở trên được,
đồng thời không thể đáp ứng được yêu cầu của xã hội trên con đường công
nghiêp hóa, hiện đại hóa đất nước, yêu cầu phát triển nhân lực trong cơ chế
thị trường và hội nhập quốc tế cũng như xu thế dạy học tích cực phổ biến
trên thế giới hiện nay.
2. Thực trạng ban đầu của ngành và nhà trường
- Hóa học là một môn khoa học tự nhiên có vai trò rất quan trọng trong
2
Sáng kiến kinh nghiệm Tạ Thị Phục
đời sống và sản xuất. Hóa học ở THCS là một môn học mới lạ đối với học
sinh mà khối lượng kiến thức học sinh cần lĩnh hội tương đối nhiều. Phần
lớn các bài đều gồm kiến thức mới, trừu tượng, khó hiểu.
- Điều kiện trang thiết bị còn thiếu thốn, chưa có phòng dành riêng cho
thực hành thí nghiệm dẫn đến chưa đảm bảo an toàn cho giáo viên và học
sinh trong quá trình làm thí nghiệm.
- Thời gian còn khống chế trong 45 phút mà có nhiều bài lượng kiến
thức cần truyền thụ đòi hỏi thời gian nhiều hơn, dẫn đến không có thời gian
rèn kĩ năng giải bài tập cho Học sinh.
- Kinh tế gia đình còn khó khăn nên việc mua sắm tài liệu tham khảo
không có thậm chí sách giáo khoa còn không đủ. Chính vì vậy, học sinh
không có tài liệu nào khác ngoài sách giáo khoa.
- Bản thân học sinh còn chưa nắm vững được vai trò học tập của bộ
môn cũng chưa biết rõ được tầm quan trọng của nó, chưa biết liên kết được
liên môn. Đồng thời tâm lí lứa tuổi học sinh còn nhỏ mới chỉ là học sinh
THCS nên còn ham chơi hơn ham học nên chưa có sự suy nghĩ thấu đáo
chín chắn về việc học tập của mình cũng như tương lai của bản thân.
- Đa số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con em
mình…
Chính vì vậy mà giáo viên rất khó khăn trong việc tryền đạt kiến thức
cho học sinh cũng như sự lĩnh hội kiến thức của học sinh một cách chủ động.
Phần II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
A. Cơ sở lí luận và thực tiễn:
I. Dựa trên cơ sở khoa học của hóa học:
- Một là: Nghiên cứu những sự kiện, khái niệm, định luật, học thuyết.
- Hai là: Tìm hiểu phương pháp kĩ thuật chủ yếu .
- Ba là: Rèn cho học sinh những kĩ năng, kĩ xảo thực hành thí nghiệm
là đặc trưng của hóa học và cần thiết cho đời sống lao động sản xuất.
II. Mục tiêu ý nghĩa:
Hóa học là khoa học vừa mang tính lý thuyết vừa mang tính thực
nghiệm, có nhiều khả năng giúp học sinh phát triển tư duy, năng lực nhận
thức nếu việc dạy và học môn học này được tổ chức đúng đắng, khoa học.
Do vậy, việc dạy của giáo viên là làm cho học sinh nắm vững kiến thức, kĩ
năng, kĩ xảo một cách tích cực, tự giác và chủ động. Trên cơ sở đó phát triển
năng lực nhận thức như: tri giác, trí nhớ, tư duy, hứng thú học tập, kĩ năng
sáng tạo đồng thời phát tirển năng lực hành động như: tư duy logíc, trí thông
minh, óc sáng tạo, kĩ năng tự học và hình thành thế giơí quan duy vật biện
chứng. Do đó, giáo viên phải chuẩn bị về mặt tâm lí giáo dục, động cơ để
3
Sáng kiến kinh nghiệm Tạ Thị Phục
giúp học sinh sẵn sàng học tập, kích thích và duy trì hứng thú của học sinh
đối với việc học Hóa học, truyền thụ những kiến thức hóa học gắn với thực
tiễn sản xuất, sử dụng những phương pháp giảng dạy khác nhau, hướng dẫn
học sinh tự học tập ở nhà và cách tiếp thu bài trên lớp, tổ chức cho học sinh
rèn kĩ năng, kĩ xão qua các thí nghiệm thực hành hóa học, kĩ năng áp dụng
kiến thức đã học vào giải thích các hiện tượng xảy ra trong thiên nhiên, cuộc
sống…
Như vậy, dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học
sinh, lấy học sinh làm trung tâm là làm cho học sinh “nghĩ nhiều hơn, làm
nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn” trên cơ sở tích cực, tự giác, tìm tòi, khám
phá. Cụ thể là tự tìm hiểu, phát hiện và giải quyết vần đề theo sự tổ chức,
điều khiển, hướng dẫn và đánh giá của giáo viên. Giáo viên dạy tốt là làm
cho học sinh biết học, biết biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.
Muốn vậy, cả giáo viên và học sinh phải có sự đồng bộ giữa các mắc xích
trong mối quan hệ sau “ Mục tiêu – nội dung – phương pháp – phương
tiện – những điều kiện khác”
B. Giải pháp .
I. Cơ sở:
- Hình thành tình huống có vấn đề để xây dựng kế hoạch hướng dẫn
học sinh tự tìm cách giải quyết vấn đề, thực hiện phương pháp dạy học hợp
tác theo nhóm nhỏ theo hướng đổi mới phương pháp dạy học hoá học trường
THCS theo tinh thần dạy học tích cực, không cứng nhắc trong mọi trường
hợp, linh hoạt hơn trong việc bám tài liệu và sách giáo khoa.
- Giúp học sử dụng sách giáo khoa và các tài liệu khác một cách có ý
thức, chủ động theo hướng nghiên cứu để giải quyết vấn đề.
- Tăng cường các hoạt động tìm tòi, quan sát thí nghiệm thực hành.
- Tận dụng tối đa phương tiện, thiết bị dạy học để phát hiện vấn đề,
nghiên cứu nội dung mới… chứ không đơn thuần là minh họa những điều đã
học.
- Tăng cường sử dụng phương pháp qui nạp, trong quá trình đi đến các
giải thuyết có tính khái quát.
- Thay đổi hình thức tổ chức học tập trong điều kiện cho phép như trò
chơi, thảo luận cặp, nhóm nhỏ … tạo điều kiện thích hợp để học sinh tranh
luận với nhau, với giáo viên và tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau trong học
tập .
II. Cụ thể:
PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .
PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP HỢP TÁC THEO NHÓM NHỎ
TRONG GIẢNG DẠY MỘT SỐ KHÁI NIỆM MỚI Ở HOÁ HỌC LỚP
8
4
Sáng kiến kinh nghiệm Tạ Thị Phục
1. Vai trò của phương pháp:
-Học tập Hoá học hợp tác giúp cho trong giờ Hoá học, học sinh biết
làm việc với tinh thần trách nhiệm, chia sẻ trách nhiệm, lắng nghe ý kiến của
người khác, giúp đỡ nhau trong học tập Hoá học tạo được không khí hợp tác
đoàn kết thi đua trong học tập hoá học. Đặc biệt có thể rèn luyện khả năng
tổ chức chỉ đạo cho các nhóm ttrưởng, khả năng nắm bắt và ghi chép thông
tin cho các thư kí nhóm.
-Học tập hợp tác giúp khắc phục nhược điểm của học tập cá nhân: các
HS giỏi chỉ biết mình, còn các em HS yếu thì tự ti không giám phát biểu và
xây dựng bài.
-Học tập hợp tác trong hoá học góp phần phát triển năng lực hợp tác –
một năng lực rất cần trong cuộc sống học tập và lao động
b.Ý nghĩa của phương pháp:
• Đối với Học sinh:
-Tạo điều kiện phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo
của học sinh, kĩ năng vận dụng sáng tạo giải thích các hiên tượng trong thực
tế đời sống và sản xuất.
-Hình thành kĩ năng học tập hoá học, bồi dưỡng khả năng tự
học, các học sinh đều tham gia tìm tòi phát hiện kiến thức.
-Tạo điều kiện phát triển kĩ năng học tập hợp tác kết hợp học tập
cá nhân một cách linh hoạt hiệu quả.
-Tạo điều kiện để học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.
• Đối với Giáo viên:
-Tạo kĩ năng thiết kế kế hoạch bài học một cách hợp lí.
-Linh hoạt trong khâu tổ chức và điều khiển học sinh hoạt động,
khai thác và tận dụng triệt để được nguồn thông tin từ thí nghiệm, phương
tiện trực quan, hiện tượng thực tế để hình thành tình huống có vấn đề nhằm
để học sinh giải quyết vấn đề đạt kết quả tốt nhất.
-Đánh giá chính xác được năng lực học sinh để nhằm bồi dưỡng
phát triển năng lực cho học sinh.
c. Yêu cầu hoạt động của phương pháp:
-HS phát hiện vấn đề hoặc nắm bắt vấn đề giáo viên đưa ra.
-GV phân công nhóm hoạt động, phân công nhiệm vụ và trách nhiệm
cho từng nhóm hoặc từng đối tượng.
-GV giao nhiệm vụ hoạt động phát phiếu học tập cho từng nhóm.
-GV yêu cầu HS thảo luận và theo dõi giúp đỡ dịnh hướng kịp thời
hoạt động của mỗi nhóm đi đúng hướng xây dựng và thực hành nội dung
hoá học có hiệu quả.
-HS đại diện trả lời.
-HS nhận xét và rút ra được vấn đề thảo luận: khái niệm, qui tắc, định
5
Sáng kiến kinh nghiệm Tạ Thị Phục
luật.
d. Cụ thể dùng phiếu học tập để thảo luận nhóm
Lớp 8
K hái niệm “ Đơn chất và hợp chất”:
- Giáo viên yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập sau:
- Phiếu học tập: Dựa vào thành phần nguyên tố tạo nên chất hãy chia
những chất trong bảng dưới đây thành 2 nhóm
Chất
Nguyên tố
Phân loại
Nhóm … Nhóm …
1
2
3
4
5
6
Khí hiđrô
Nước
Khí oxi
Đồng
Muối ăn
Đường
H
H,O
O
Cu
Na,Cl
C,H,O
1.Hãy thử đặt tên cho nhóm ? cho biết chất được chia thành mấy loại?
2. Thế nào là đơn chất ? Thế nào là hợp chất ?
K hái niệm “ Nguyên tố hóa học”:
- Giáo viên yêu cầu HS thảo luận hoàn thành phiếu học tập sau:
- Phiếu học tập:
Nguyên tố
Hiđrô
Hạt nhân
nguyên tử
Nguyên tử
hiđrô 1
Nguyên tử
hiđrô 2
o
Nguyên tử
hiđrô 3
oo
Số P 1 1 1
Số n 0 1 2
1. Ba nguyên tử Hiđrô ở bảng thuộc cùng 1 nguyên tô hiđrô vì sao ?
2. Nguyên tố hóa học là gì ?
Khái niệm “Hóa Trị”:
- Giáo viên yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập sau:
- Phiếu học tập:
Phiếu số 1:
6
Sáng kiến kinh nghiệm Tạ Thị Phục
S
TT
Tên chất
Công thức
Hóa học
Hóa trị
Hiđrô
Khả năng liên
kết các nguyên tử
Hóa trị nguyên
tố khác
1
2
3
Axít
clohiđríc
Nước
Amôniác
HCl
H
2
O
NH
3
I
I
I
Cl liên kết với 1H
O liên kết với ……
N liên kết với ……
Clo hóa trị I
Oxi hóa trị ……
Nitơ hóa trị ……
Phiếu số 2:
S
TT
Tên chất
Công thức
Hóa học
Hóa trị
Oxi
Khả năng liên
kết các nguyên tử
Hóa trị nguyên
tố khác
1
2
3
Natri oxít
Canxi oxít
Lưu huỳnh đi
oxít
Na
2
O
CaO
SO
2
II
II
II
2Na liên kết như O
Ca liên kết như
……
…… liên kết như S
Natri hóa trị I
Canxi hóa trị …
Lưu huỳnh hóa
trị…
1. Căn cứ vào nguyên tố nào để xác định các nguyên tố khác ?
2. Trong các hợp chất hóa trị của Hiđô và oxi được xác định bằng mấy
đơn vị ?
3.Vậy, hóa trị là gì ?
B ài Quy tắc “hóa trị”:
- Sau khi giáo viên giới thiệu
a b
x y
A B
trong đó a,b lần lượt là hóa trị của
nguyên tố A và B.
- Giáo viên phát phiếu học tập và yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn
thành phiếu học tập
- Phiếu học tập:
CTHH x . a y . b
Na
2
O
H
2
O
CO
2
2
×
I 1
×
II
1. So sánh các tích x . a và y . b ?
2. Hãy nêu quy tắc hóa trị ?
Định luật “bảo toàn khối lượng”:
- Giáo viên yêu cầu HS làm thí nghiệm phản ứng giữa Natri cacbonat
( Na
2
CO
3
) và Bari clorua ( BaCl
2
) và hoàn thành phiếu học tập sau:
- Phiếu học tập:
7
Sáng kiến kinh nghiệm Tạ Thị Phục
Thí nghiệm Trước phản ứng Sau phản ứng
Hiện tượng
Khối lượng
Nhận xét
Hãy nêu định luật bảo toàn khối lượng ?
Khái niệm “Oxít”:
- Giáo viên yêu cầu HS thảo luận hoàn thành phiếu học tập sau:
- Phiếu học tập: Dựa vào thành phần cấu tạo của chất nhận xét điểm giống
nhau và khác nhau của các chất:
CTHH Giống nhau Khác nhau
SO
2
P
2
O
5
Fe
3
O
4
Thế nào là oxít ?
Phản ứng hóa hợp:
- Giáo viên yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập sau:
- Phiếu học tập:
Phản ứng hóa học Số chất tham gia
phản ứng
Số chất tạo thành
S + O
2
→
0
t
SO
2
4Al + 3O
2
→
0
t
2Al
2
O
3
2Fe(OH)
2
+ ½ O
2
+H
2
O
→
2Fe(OH)
3
Hãy nêu định nghĩa phản ứng hóa hợp ?
Phản ứng phân hủy:
- Giáo viên yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập sau:
- Phiếu học tập:
8
Sáng kiến kinh nghiệm Tạ Thị Phục
Phản ứng hóa học Số chất tham gia Số chất tạo thành
2KMnO
4
0
t
→
K
2
MnO
4
+MnO
2
+O
2
2KClO
3
0
t
→
2KCl + 3O
2
CaCO
3
0
t
→
CaO + CO
2
1 3
Hãy nêu định nghĩa phản ứng phân hủy ?
Khái niệm “axít”:
- Giáo viên yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập sau:
- Phiếu học tập:
Thành phần
Số nguyên tử
hiđrô
Gốc axít
Axít clohiđríc HCl 1 Cl I
Axít nitríc HNO
3
Axít sunfuríc H
2
SO
4
Axít cacboníc H
2
CO
3
Axít photphoríc H
3
PO
4
Hãy nêu định nghĩa phản ứng phân hủy ?
Khái niệm “axít”:
- Giáo viên yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập sau:
- Phiếu học tập:
Tên chất
Công
thức
Thành phần
Hoá trị gốc
axit
Số nguyên tử
hiđrô
Gốc axít
Axít clohiđríc HCl 1 Cl I
Axít nitríc HNO
3
Axít sunfuríc H
2
SO
4
Axít cacboníc H
2
CO
3
Axít photphoríc H
3
PO
4
1. Dựa vào thành phần cấu tạo của các chất cho biết sự giống nhau giữa
các hợp chất trên ?
2. Hãy nêu định nghĩa axít ?
3. Viết công thức dạng chung của axít ?
4. Cho biết sự khác nhau giữa các hợp chất axít trên ?
9
Sáng kiến kinh nghiệm Tạ Thị Phục
5. Axít có mấy loại ? Kể tên và cho ví dụ ?
Khái niệm “ Bazơ”:
- Giáo viên yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập sau
- Phiếu học tập:
Tên chất Công thức
Thành phần
Hoá trị của
các kim loại
Số nguyên tử
kim loại
Số nhóm
hiđrôxít (OH)
Natri hiđroxít NaOH I
Kali hiđroxít KOH
Canxi hiđroxít Ca(OH)
2
Sắt (III) hiđroxít Fe(OH)
3
Đồng (II) hiđroxít Cu(OH)
2
1 Dựa vào thành phần cấu tạo của các chất cho biết sự giống và khác
nhau giữa các hợp chất trên ?
2 Hãy nêu định nghĩa Bazơ ?
3 Viết công thức dạng chung của Bazơ ?
4 Cho biết cách gọi tên của các bazơ ?
Khái niệm “ Muối”
Công thức một số
muối
Thành phần
Nguyên tử kim loại Gốc axít
NaCl, ZnCl
2
, AlCl
3
…
NaHSO
4
,ZnSO
4
,
Al
2
(SO
4
)
3
…
KNO
3
, Cu(NO
3
)
2
,
Al(NO
3
)
3
…
KHCO
3
, CaCO
3
Na
3
PO
4
, Ca
3
(PO
4
)
2
…
1. Dựa vào thành phần cấu tạo của các chất cho biết sự giống nhau
giữa các hợp chất trên ?
2. Thử nêu định nghĩa Muối ?
3. Viết công thức dạng chung của các muối ?
4. Nêu cách gọi tên của các muối ?
5. Cho biết sự khác nhau giữa các muối trên ?
6. Muối có mấy loại ? Kể tên và cho ví dụ ?
10
Sáng kiến kinh nghiệm Tạ Thị Phục
III. Kinh nghiệm rút ra và Kết quả đạt được:
1.Kinh nghiệm rút ra:
- Phát huy được tính tích cực, tư duy sáng tạo, tăng cường khả năng
giao tiếp và sự mạnh dạn … của mọi đối tượng học sinh.
- Tiết kiệm thời gian, tăng cường khả năng làm việc của học sinh, trong
khi đó giáo viên chỉ là người tổ chức, điều khiển mọi hoạt động.
- Phù hợp với nội dung chương trình thay sách giáo khoa mới, phù hợp
với công cuộc đổi mới của đất nước.
Bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế nếu trong quá trình tổ chức và
điều khiển không tốt, không bao quát được học sinh thì sẽ có một số học
sinh chỉ ngồi trông chờ vào kết quả của một bạn để trả lời kết quả.
2. Kết quả:
Trước đây, trong quá trình giảng dạy, giáo viên truyền đạt kiến thức
bằng phương pháp thông báo có giải thích, đàm thoại, trình bày, mô tả…Học
sinh học bằng tưởng tượng và ghi nhớ một cách máy móc, mau quên
Trong những năm gần đây, do quá trình đổi mới sách giáo khoa dẫn
đến đổi mới phương pháp dạy học, với 100% tiết dạy có sử dụng phương
tiện trực quan đã giúp học sinh tìm hiểu lý thuyết trên cơ sở thực nghiệm
hoặc bằng thực nghiệm có thể kiểm chứng lại những điều đã học, làm cho
học sinh tin vào khoa học và từ đó yêu thích bộ môn. Do vậy học sinh nắm
vững kiến thức và nhớ lâu, nhờ đó chất lượng bộ môn ngày càng được nâng
lên, tỷ lệ học sinh khá giỏi ngày càng tăng, học sinh yếu kém ngày càng
giảm
Phần III : KẾT LUẬN
Trên đây là một số giải pháp mà tôi đã tích lũy được qua quá trình
giảng dạy bộ môn Hóa Học ở trường THCS, cùng với việc nghiên cứu tài
liệu, tiếp thu các chuyên đề, dự giờ thăm lớp, bồi dưỡng chuyên môn và
tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp. Những giải pháp trên đã được thực
hiện nhằm nâng cao chất lượng bộ môn. Tôi mong rằng giải pháp này thực
sự mang tính “hữu ích” thiết thực và đáp ứng phần nào trong việc dạy học
bộ môn hóa học ở trường THCS đặc biệt là ở những vùng khó khăn.
Trên cơ sở đó cùng với sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp có thể
tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu tìm ra những giải pháp cho quá trình nghiên cứu
các thí nghiệm của học sinh và một số nội dung ở chương trình Hoá học 9.
Rất mong đuợc sự đóng góp ý kiến chân thành từ những đồng nghiệp
và quí cấp lãnh đạo để tôi có thể sửa chữa bổ sung nhằm nâng cao hiệu quả
dạy học.
11
Sáng kiến kinh nghiệm Tạ Thị Phục
Nhân Cơ, ngày 11 tháng 02 năm 2010
Duyệt của BGH
Duyệt của PGD
Người viết
Tạ Thị Phục
12
Sáng kiến kinh nghiệm Tạ Thị Phục
Mục lục
Số thứ
tự
Nội dung Trang
1
2
3
4
5
6
7
Đặt vấn đề
Giải quyết vấn đề
Cơ sở lí luận và thực tiễn
Thực trạng cua ngành và nhà trường
Giải pháp
Kinh nghiệm và kết quả đạt được
Kết luận
1
2
2
2
3
10
10
Tài liệu tham khảo
Sách giáo khoa hoá 8
Sách giáo viên hoá 8
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên chu kì 3
Tài liệu tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học trường THCS
13