Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

MAI NGỌC ĐANG

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN PHẦN MỀM
KẾ TOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA TẠI TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

CẦN THƠ, 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

MAI NGỌC ĐANG

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN PHẦN MỀM
KẾ TOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA TẠI TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số 8340301

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Nguyễn Thiện Phong



CẦN THƠ, 2019


i

CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn này với tựa đề là “Các nhân tố tác động đến quyết định lựa
chọn phần mềm kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh An Giang”,
do học viên Mai Ngọc Đang thực hiện theo sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thiện
Phong. Luận văn đã được báo cáo và được Hội đồng chấm luận văn thông qua
ngày ……………

Ủy viên

Ủy viên – Thư ký

Phản biện 1

Phản biện 2

Chủ tịch Hội đồng


ii

LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện hoàn chỉnh luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban
Giám hiệu, Quý thầy cô Khoa Sau Đại học - Trường Đại học Tây Đơ nói chung
và q thầy cơ trực tiếp giảng dạy nói riêng đã cung cấp nhiều kiến thức cần thiết

giúp tơi hồn thành luận văn này.
Đặc biệt, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến TS. Nguyễn
Thiện Phong đã dành nhiều thời gian, tận tình hướng dẫn, góp ý trong suốt q
trình tơi thực hiện luận văn. Những ý kiến và hướng dẫn của Thầy làm cho luận
văn được hồn chỉnh hơn.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè, các Anh Chị tại Cơ
quan nơi tôi công tác và các bạn lớp Thạc sĩ Kế toán 4A đã ủng hộ, động viên,
ln giúp đỡ tơi rất nhiều trong suốt q trình thực hiện luận văn này. Xin chúc
mọi người nhiều sức khỏe, thành công trong công tác và học tập.
Trân trọng!


iii

TÓM TẮT
Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu phân tích các nhân tố tác động đến
quyết định sử dụng phần mềm kế toán của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh An
Giang và đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ
và vừa trên địa bàn tỉnh An Giang sử dụng phần mềm kế toán, ứng dụng phần
mềm kế toán vào hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả hơn. Kết quả nghiên
cứu, sẽ trả lời các câu hỏi: “Mức độ tác động của từng nhân tố đến quyết định lựa
chọn phần mềm kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh An Giang như
thế nào”; “Các nhân tố nào tác động dến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán
của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh An Giang” và “Giải pháp nào được đề
xuất nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh sử dụng phần mềm kế toán
và ứng dụng phần mềm kết toán vào hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả”.
Nghiên cứu này, giúp cho các doanh nghiệp có thể quyết định lựa chọn
các phần mềm kế toán tốt nhất nhằm nâng cao chất lượng thơng tin kế tốn cũng
như xây dựng, phân tích và thiết kế phần mềm kế tốn có chất lượng, mang lại
cho doanh nghiệp nhiều lợi ích khác nhau như mức độ chính xác, tính bảo mật

cao, dễ dàng sử dụng, có thể làm việc từ xa, giúp cho doanh nghiệp cơ thể tiết
kiệm được rất nhiều thời gian, công sức…
Kết quả nghiên cứu thu được đảm bảo cơ sở khoa học và đáng tin cậy. Qua
kết quả kiểm định, đánh giá thang đo 06 nhân tố tác động đến quyết định sử dụng
phần mềm kế toán của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh An Giang lần lượt là:
Nhân tố tính năng của phần mềm có tác động mạnh nhất với hệ số β = 0,374, tiếp
đến là nhân tố yêu cầu của người sử dụng với hệ số β = 0,303, điều kiện hỗ trợ
với hệ số β = 0,266, nhà cung cấp phần mềm với hệ số β = 0,164, dịch vụ sau bán
hàng với hệ số β = 0,126 và cuối cùng là chi phí sử dụng phần mềm với hệ số β =
0,145.
Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất một số khuyến nghị để
doanh nghiệp xem xét về những lợi ích mà phần mềm kế toán mang lại, giúp cho
các doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh quyết định lựa chọn phần mềm kế toán phù
hợp nhằm làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp.


iv

ABSTRACT
The thesis aims is to analyze the factors affecting the decision to use
accounting software of small and medium-sized enterprises in An Giang province
and to propose some feasible solutions to support the small and medium-sized
enterprises in An Giang province using the accounting software and accounting
software application in the business operation more effectively. The results of the
study will answer the questions: "How does the level of each factor influence on
the decision choosing the accounting software of the small and medium-sized
enterprises in An Giang province"; “Which factors influence the decision to
choose accounting software for the small and medium-sized enterprises in An
Giang province ” and “Which solutions are proposed to support the small and
medium-sized enterprises in An Giang province using the accounting software

and accounting software application in the business operation more effectively".
This study helps the enterprises to choose the best accounting software in
order to improve the quality of accounting information as well as to develop,
analyze and design the quality accounting software so that it shall bring many
different benefits to the enterprises such as high accuracy level, high security, easy
to use, probably remote working, which is extremely useful to help the enterprises
to save a lot of time, effort and so on.
The obtained research results ensure a scientific and reliable basis. Through
the results of testing, assessing the scale of 06 factors which affect the decision to
use the accounting software of the small and medium-sized enterprises in An
Giang province, respectively: The feature factor of the software has the strongest
impact with coefficient β = 0,374, and then, the required factor of the user with a
coefficient β = 0,303, support conditions with coefficient β = 0.266, the software
provider with a coefficient = 0.164, after-sales service with a coefficient β = 0.126
and finally the software usage cost with coefficient β = 0.145.
Based on the research results, the author has proposed some
recommendations for the enterprises considering the benefits brought by the
accounting software, which is to help the small and medium-sized enterprises of
the province deciding to choose the appropriate accounting software to increase
business performance for the enterprises.


v

LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hồn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tơi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được cơng bố trong bất cứ
một cơng trình khoa học nào khác.

Cần Thơ, ngày

tháng 7 năm 2019
Người thực hiện luận văn

Mai Ngọc Đang


vi

MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........................................ 1
1.1 Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2
1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2
1.3 Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu....................................................... 2
1.4 Đóng góp mới của luận văn ................................................................................. 2
1.5 Cấu trúc của luận văn .......................................................................................... 3
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................ 4
2.1 Các nghiên cứu có liên quan ................................................................................ 4
2.1.1 Nghiên cứu nước ngồi ....................................................................................... 4
2.1.2 Nghiên cứu trong nước........................................................................................ 5
2.1.3 Nhận xét ............................................................................................................. 6
2.2 Lý luận chung về phần mềm kế toán .................................................................. 7
2.2.1 Khái niệm phần mềm kế toán .............................................................................. 7
2.2.2 Phân loại phần mềm kế tốn ................................................................................ 8
2.2.3 Vai trị của phần mềm kế tốn ............................................................................. 9
2.2.4 Lợi ích việc sử dụng phần mềm kế toán ............................................................ 10
2.3 Các tiêu chuẩn đánh giá và lựa chọn phần mềm kế toán của các doanh nghiệp
nhỏ và vừa ................................................................................................................ 11

2.3.1 Thế nào là doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................................................. 11
2.3.2 Các tiêu chuẩn đánh giá và lựa chọn phần mềm kế toán .................................... 12
2.4 Quy trình lựa chọn phần mềm kế tốn ............................................................. 13
2.5 Lý thuyết nền ..................................................................................................... 15
2.5.1 Thuyết hành vi dự định (Theory of planned behaviour -TPB) ........................... 15
2.5.2 Lý thuyết hợp nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) ........................ 16
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2......................................................................................... 18
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 19
3.1 Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 19
3.2 Mơ hình nghiên cứu ........................................................................................... 20
3.2.1 Mơ hình nghiên cứu đề xuất .............................................................................. 20
3.2.2 Thang đo nháp .................................................................................................. 21


vii
3.2.3 Nghiên cứu sơ bộ (Định tính) ............................................................................ 29
3.3.4 Nghiên cứu chính thức ...................................................................................... 30
3.3.5 Nghiên cứu chính thức (Định lượng) ................................................................. 32
3.3 Phương pháp thu thập số liệu............................................................................ 33
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ................................................................. 33
3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................................................ 34
3.4 Phương pháp phân tích ..................................................................................... 34
3.4.1 Thống kê mơ tả ................................................................................................. 35
3.4.2 Kiểm định và đánh giá thang đo ........................................................................ 35
3.4.3 Phân tích hồi quy bội ........................................................................................ 36
3.4.4 Kiểm định sự khác biệt...................................................................................... 37
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3......................................................................................... 38
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN ..................................... 39
4.1 Khái quát doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh An Giang ................................... 39
4.1.1 Vị trí địa lý tỉnh An Giang................................................................................. 39

4.1.2 Khái quát doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh An Giang ...................................... 40
4.2 Thực trạng việc sử dụng phần mềm kế toán của doanh nghiệp nhỏ và vừa ... 41
4.3 Kết quả nghiên cứu định tính ............................................................................ 41
4.4 Kết quả nghiên cứu định lượng ......................................................................... 43
4.4.1 Mô tả đặc điểm mẫu .......................................................................................... 43
4.4.2 Thống kê mô tả thang đo ................................................................................... 45
4.4.3 Kiểm định và đánh giá thang đo ........................................................................ 47
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4......................................................................................... 62
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................... 63
5.1 Kết luận .............................................................................................................. 63
5.2 Khuyến nghị ....................................................................................................... 63
5.2.1 Yêu cầu của người sử dụng ............................................................................... 64
5.2.2 Tính năng của phần mềm .................................................................................. 64
5.2.3 Chi phí sử dụng phần mềm................................................................................ 64
5.2.4 Nhà cung cấp phần mềm kế toán ....................................................................... 64
5.2.5 Điều kiện hỗ trợ ................................................................................................ 65
5.2.6 Dịch vụ sau bán hàng ........................................................................................ 65
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................ 65
5.3.1 Những hạn chế của luận văn ............................................................................. 65


viii
5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................................................. 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 67
PHỤ LỤC 01 ............................................................................................................ 69
PHỤ LỤC 02 ............................................................................................................ 70
PHỤ LỤC 03 ............................................................................................................ 73
PHỤ LỤC 04 ............................................................................................................ 77
PHỤ LỤC 05 ............................................................................................................ 79
PHỤ LỤC 06 ............................................................................................................ 81

PHỤ LỤC 07 ............................................................................................................ 85
PHỤ LỤC 08 ............................................................................................................ 93
PHỤ LỤC 09 ............................................................................................................ 99
PHỤ LỤC 10 .......................................................................................................... 101
PHỤ LỤC 11 .......................................................................................................... 102


ix

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Thang đo yêu cầu của người sử dụng .......................................................... 22
Bảng 3.2 Thang đo tính năng của phần mềm.............................................................. 24
Bảng 3.3 Thang đo chi phí sử dụng phần mềm........................................................... 25
Bảng 3.4 Thang đo nhà cung cấp ............................................................................... 27
Bảng 3.5 Thang đo điều kiện hỗ trợ ........................................................................... 28
Bảng 3.6 Thang đo dịch vụ sau bán hàng ................................................................... 28
Bảng 3.7 Thang đo quyết định lựa chọn phần mềm kế toán ....................................... 29
Bảng 4.1 Thống kê số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh An Giang .................. 40
Bảng 4.2 Mức độ tác động của các nhân tố ................................................................ 42
Bảng 4.3 Thống kê thông tin mẫu khảo sát ................................................................ 44
Bảng 4.4 Thống kê mô tả thang đo............................................................................ 45
Bảng 4.5 Kết quả kiểm định thang đo ........................................................................ 47
Bảng 4.6 Kết quả phân tích nhân tố biến độc lập........................................................ 49
Bảng 4.7 Kết quả phân tích nhân tố biến phụ thuộc.................................................... 52
Bảng 4.8 Kiểm định sự phù hợp mơ hình ................................................................... 54
Bảng 4.9 Kết quả kiểm định ANOVA ........................................................................ 54
Bảng 4.10 Kết quả phân tích hồi quy bội ................................................................... 54
Bảng 4.11 Phân tích sự khác biệt theo thuộc tính ....................................................... 61



x

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Thuyết hành vi dự định ............................................................................... 16
Hình 2.2 Sơ đồ lý thuyết hợp nhất chấp nhận và sử dụng cơng nghệ .......................... 17
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu................................................................................... 19
Hình 3.2 Mơ hình nghiên cứu đề xuất ........................................................................ 20
Hình 3.3 Mơ hình nghiên cứu chính thức ................................................................... 31
Hình 4.1 Mơ hình hội quy sau nghiên cứu định lượng................................................ 58
Hình 4.2 Đồ thị phân tán Scatterplot .......................................................................... 59
Hình 4.3 Đồ thị tần số của phần dư chuẩn hóa ........................................................... 60
Hình 4.4 Đồ thị phần dư chuẩn hóa ............................................................................ 61


1

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam có quy mơ hoạt động nhỏ
và vừa. Để có thể hội nhập và tham gia thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt,
các doanh nghiệp cần phải nâng cao năng lực quản lý, có chiến lược hoạt động
kinh doanh phù hợp. Cùng với sự phát triển của công nghệ thơng tin thì phần mềm
kế tốn là cơng cụ hỗ trợ đắc lực cho người làm kế toán trong quá trình thu thập,
ghi nhận, xử lý dữ liệu kế tốn và cung cấp thơng tin kế tốn hữu ích theo yêu cầu
quản lý của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp mới thành lập chưa sử dụng phần
mềm trong tương lai sẽ phát sinh nhu cầu sử dụng và các doanh nghiệp đang sử
dụng phần mềm kế tốn cũng có thể phát sinh nhu cầu sử dụng phần mềm kế toán
khác nếu phần mềm hiện tại không đáp ứng được yêu cầu quản lý, cung cấp thông

tin cho doanh nghiệp.
Việc lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp đã trở thành một trong những
quyết định quan trọng đối với hầu hết các doanh nghiệp trong môi trường kinh
doanh khốc liệt như hiện nay. Do đó, phần mềm kế tốn mà doanh nghiệp nên
chọn là phần mềm thao tác dễ dàng, đáp ứng tốt nhất nhu cầu vận dụng chế độ kế
tốn, có thể cập nhật, điều chỉnh trong tương lai của doanh nghiệp để cung cấp
thơng tin, báo cáo tài chính và giúp các doanh nghiệp ra quyết định phù hợp.
Doanh nghiệp không nên xem nhẹ việc lựa chọn phần mềm kế tốn, nếu lựa chọn
sai phần mềm khơng phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp thì phải đối mặt
với việc bỏ ra rất nhiều thời gian và tiền bạc để mua và sử dụng một phần mềm
mới. Vì vậy, việc nhận biết và đo lường mức độ tác động các nhân tố đến việc lựa
chọn phần mềm kế toán để định hướng cho các doanh trở nên cấp thiết, đặc biệt
là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bởi vì, các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh An
Giang có tốc độ phát triển nhanh, chiếm tỷ trọng lớn song quy mơ thì rất nhỏ, lao
động chủ yếu là phổ thơng, cơng nghệ lạc hậu nhưng có vai trị quan trọng góp
phần ổn định, phát triển kinh tế nước ta.
Xuất phát từ những phân tích trên, tác giả quyết định chọn đề tài: “Các
nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh An Giang” để tiến hành nghiên cứu, từ đó đề xuất các
khuyến nghị khả thi nhằm hỗ trợ cho các danh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh An
Giang ứng dụng phần mềm kế tốn một cách có hiệu quả.


2

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế
toán của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh An Giang, từ đó đề xuất các khuyến
nghị khả thi nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ứng dụng phần mềm

kế tốn một cách có hiệu quả.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng lựa chọn phần mềm kế toán của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh An Giang;
Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng phần mềm
kế toán của doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Mục tiêu 3: Đề xuất một số khuyến nghị khả thi nhằm hỗ trợ cho các doanh
nghiệp nhỏ và vừa sử dụng phần mềm kế toán và ứng dụng phần mềm kế toán vào
hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả.
1.3 Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn phần
mềm kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh An Giang.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn tỉnh An
Giang.
- Thời gian nghiên cứu: Khảo sát trong khoảng thời gian từ tháng 02/2019
đến tháng 04/2019.
+ Nguồn dữ liệu sơ cấp: Thời gian thực hiện điều tra phỏng vấn dự kiến từ
tháng 04/2019 đến tháng 05/2019.
+ Nguồn dữ liệu thứ cấp: Các số liệu thống kê về tình hình hoạt động kinh
doanh của loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh An Giang trong 03 năm từ
2016 – 2018.
1.4 Đóng góp mới của luận văn
- Về mặt khoa học: Đề tài làm rõ hơn về các nhân tố ảnh hưởng và mức độ
tác động của các nhân tố đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán của doanh
nghiệp nhỏ và vừa. Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tương
lai có liên quan đến việc lựa chọn phần mềm.
- Về mặt thực tiễn: Đề tài sẽ giúp ích cho các nhà quản lý các doanh nghiệp


3


nhỏ và vừa nghiên cứu tham khảo khi quyết định lựa chọn phần mềm kế tốn để
ứng dụng vào cơng tác kế tốn. Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng sẽ giúp các
nhà cung cấp phần mềm xác định được các nhân tố mà doanh nghiệp quan tâm
khi lựa chọn phần mềm kế tốn. Từ đó, có những khuyến nghị để đáp ứng nhu
cầu của doanh nghiệp.
1.5 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục kèm theo thì
nội dung chính của luận văn nghiên cứu gồm có 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả phân tích và thảo luận
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị


4

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Các nghiên cứu có liên quan
2.1.1 Nghiên cứu nước ngoài
- Nghiên cứu của Elikai et al (2007), Accounting Software Selection And
User Satisfaction Relevant Factors for Decision Makers: Nghiên cứu với mục đích
cung cấp cái nhìn sâu sắc về các yếu tố và các đặc điểm quan trọng nhất đối với
người dùng trong việc lựa chọn, giữ lại, hoặc thay đổi các gói phần mềm kế toán.
Cho thấy, người sử dụng đánh giá sự hỗ trợ của nhà cung cấp có tầm quan trọng
khá thấp, xác định các nhân tố và tính năng của phần mềm hiện tại mà người sử
dụng hài lòng nhất và lý do tại sao doanh nghiệp thay đổi phần mềm đang sử dụng.
Tác giả sử dụng bảng câu hỏi khảo sát với tổng cộng 57 cá nhân tham gia,

đa số là những nhà kiểm soát, nhà quản lý, kế toán, giám đốc tài chính, những
người có hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc và 5 năm đảm nhiệm vị trí hiện tại.
Trong nghiên cứu này, tác giả đã tìm ra một số điểm nổi bật đó là chức năng
yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn phần mềm kế toán kế đến là chi phí, khả
năng tương thích, hỗ trợ từ nhà cung cấp. Trong số các chức năng, tính linh hoạt
được đánh giá là tính năng quan trọng nhất. Chi phí bao gồm: Chi phí mua
ban đầu và chi phí hoạt động hàng năm là quan trọng hơn so với chi phí cài đặt
và chi phí đào tạo. Đối với khả năng tương thích thì khả năng tương thích với
hệ điều hành được đánh giá là có ý nghĩa hơn khả năng tương thích với phần
cứng hoặc phần mềm khác. Nhận định người dùng dường như bị thu hút bởi một
sản phẩm tuyệt vời, đáp ứng đầy đủ nhu cầu với hy vọng tìm thấy sản phẩm phù
họp. Tuy nhiên, nghiên cứu tồn tại một số hạn chế nhất định: Mẫu khảo sát khá
nhỏ, kết quả khảo sát có thể cịn khơng phù hợp ở hiện tại.
- Nghiên cứu của Anil S. Jadhav & Rajendra M. Sonar (2009), Evaluating
and selecting software packages: A review: Các cơng trình nghiên cứu có liên
quan, cung cấp một cái nhìn tổng quan, một cở sở về việc đánh giá và lựa chọn
phần mềm kế tốn. Nghiên cứu này tổng hợp lại một cách có hệ thống các bài báo
đăng trên các tạp chí và hội nghị có liên quan đến phương pháp lựa chọn, tiêu chí
và kỹ thuật đánh giá phần mềm. Hệ thống, công cụ hỗ trợ ra quyết định làm cải
thiện quy trình đánh giá và lựa chọn các gói phần mềm kế toán. Tác giả đã tổng
hợp và phân loại các tiêu chí đánh giá, lựa chọn phần mềm như sau:
+ Nhóm tiêu chí liên quan đến đặc điểm phần mềm (đặc điểm chức năng
và đặc điểm chất lượng): Đặc điểm chức năng, độ tin cậy, khả năng sử dụng, hiệu


5

quả, bảo trì, tính linh hoạt và chất lượng đã được sử dụng là nhóm tiêu chí đánh
giá trong nhiều nghiên cứu.
+ Nhóm tiêu chí liên quan đến nhà cung cấp, yêu cầu phần cứng và phần

mềm, chi phí và lợi ích, ý kiến, đặc điểm đầu ra của gói phần mềm cũng thường
được sử dụng trong nhiều nghiên cứu.
Nghiên cứu đề cập một số kỹ thuật đánh giá và lựa chọn phần mềm kết toán
được sử dụng rộng rãi. Nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc tổng quan có hệ thống
nghiên cứu trước đây.
- Nghiên cứu của Parry và cộng sự (2010), Understanding customers and
relationships in software technology SMEs: Nhóm tác giả đã nghiên cứu về giá
trị khách hàng và các mối quan hệ giữa các công ty phần mềm nhỏ và vừa. Tác
giả đã đưa ra các thuộc tính “giá trị” khách hàng của các cơng ty phần mềm nhỏ
và vừa trong môi trường thông qua 12 yếu tố: Vị trí địa lý của cơng ty, chức năng,
giá cả, chất lượng phần mềm, mối quan hệ, sự tin tưởng, dịch vụ, sự chuyên
nghiệp, chuyên môn của nhân viên.
Nghiên cứu này giúp cho các nhà cung cấp phần mềm có thể nâng cao giá
trị của khách hàng để từ đó tăng cường khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp
cung cấp phần mềm kế toán.
2.1.2 Nghiên cứu trong nước
- Nghiên cứu của Võ Văn Nhị và cộng sự (2014), “Định hướng lựa chọn
phần mềm kế toán phù hợp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam”:
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên mơ hình chất lượng dịch vụ SERVQUAL,
điều chỉnh sao cho phù hợp với thị trường Việt Nam và phù hợp với phần mềm
kế toán, nhằm xác định các tiêu chí quan trọng, để lựa chọn phần mềm kế tốn
thơng qua việc đo lường mức độ thỏa mãn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong
ứng dụng phần mềm kế tốn. Kết quả nghiên cứu có hai nhân tố chính tác động
đến mức độ thỏa mãn của doanh nghiệp nhỏ và vừa khi sử dụng phần mềm kế
toán bao gồm: Khả năng hỗ trợ doanh nghiệp của nhà cung cấp phần mềm kế tốn
và tính khả dụng của phần mềm kế tốn. Tiêu chí chất lượng liên quan đến bản
thân phần mềm kế tốn khơng tác động mạnh đến mức độ thỏa mãn của doanh
nghiệp nhỏ và vừa ứng dụng phần mềm.
Phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong các tiêu chí liên quan đến chất
lượng phần mềm và nhà cung cấp dịch vụ trong quá trình ứng dụng phần mềm mà

chưa xem xét đến các tiêu chí lựa chọn phần mềm kế tốn khác như: tiêu chí về
chi phí và lợi ích, tiêu chí liên quan đến đặc điểm đầu ra, tiêu chí liên quan đến ý


6

tưởng thiết kế phần mềm. Đây là một khám phá khá thú vị tại thị trường phần
mềm kế toán Việt Nam (phân khúc là các doanh nghiệp nhỏ và vừa).
- Nghiên cứu của Huỳnh Thị Hương (2015), “Các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn phần mềm kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành
phố Hồ Chí Minh”: Tiến hành nghiên cứu tại 230 doanh nghiệp nhỏ và vừa trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong việc ra quyết
định lựa chọn phần mềm phù hợp với đặc điểm, nâng cao hiệu quả hoạt động cho
doanh nghiệp.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa
chọn phần mềm kế toán bao gồm: yêu cầu của người sử dụng, tính năng phần
mềm, trình độ chun mơn của nhân viên công ty phần mềm, sự chuyên nghiệp
của công ty phần mềm, dịch vụ sau bán hàng và giá phí của phần mềm. Ngồi ra,
nghiên cứu cịn cho thấy nhân tố tính năng phần mềm có ảnh hưởng mạnh mẽ
nhất đến quyết định lựa chọn phần mềm kế tốn, nhân tố sự chun nghiệp của
cơng ty phần mềm có sự tác động yếu nhất trong mơ hình.
- Nghiên cứu của Phạm Thị Tuyết Hường (2016), “Ảnh hưởng của chi phí
sử dụng phần mềm kế tốn đến quyết định sử dụng phần mềm kế toán ở những
doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”: Nghiên cứu sự
ảnh hưởng và tác động của các thành phần chi phí đến quyết định sử dụng phần
mềm kế toán trong các giai đoạn: Nghiên cứu sơ bộ; phân tích yêu cầu; đánh giá,
lựa chọn nhà cung cấp phần mềm; triển khai sử dụng phần mềm kế toán; bảo trì
và nâng cấp hệ thống). Tuy nhiên, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên
cứu định tính, với các số liệu thu thập được đã tổng hợp, phân tích thông qua
thống kê mô tả. Kết quả nghiên cứu cho thấy chưa xem xét sự tác động của chi

phí đến ý định ứng dụng phần mềm kế toán, việc sử dụng phần mềm tại các doanh
nghiệp nhỏ và vừa chịu tác động của nhiều yếu tố, ngoài hai yếu tố (chất lượng
phần mềm và nhà cung cấp phần mềm kế toán) theo nghiên cứu của Võ Văn Nhị
và cộng sự (2014) thì nghiên cứu này bổ sung thêm một nhân tố đó là chi phí sử
dụng phần mềm kế tốn.
2.1.3 Nhận xét
Việc tổng hợp và phân tích các nghiên cứu trên đã phần nào mang lại cái
nhìn tổng quan các nghiên cứu liên quan đến các nhân tố tác động đến việc lựa
chọn phần mềm kế toán phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở trong nước
nói chung, tại tỉnh An Giang nói riêng có những khác biệt so với thế giới.
Đối với nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về các nhân tố tác động đến


7

việc lựa chọn phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp khá đầy đủ hơn khi xem xét
đến nhiều nhân tố như nhu cầu của người sử dụng, quy mô, tính năng của phần
mềm, cơ sở hạ tầng cơng nghệ thơng tin và mơi trường, chi phí sử dụng phần
mềm, độ tin cậy của nhà cung cấp, ý kiến đánh giá. Tuy nhiên, do sự khác biệt về
pháp luật, văn hóa, lối sống, sự phát triển của nền kinh tế có thể dẫn đến sự khác
biệt khi các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở trong nước đánh giá và lựa chọn phần
mềm kế tốn.
Đối với các nghiên cứu có liên quan đến việc lựa chọn, sử dụng phần mếm
kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay được thực hiện khá
nhiều. Tuy nhiên, hầu hết các tác giả nghiên cứu trước đây chỉ dựng lại ở mức độ
nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng liên quan đến các nhóm tiêu chí chung như:
Chất lượng phần mềm, chất lượng dịch vụ, chi phí sử dụng và sự hỗ trợ của nhà
cung cấp phần mềm. Nhận thấy, các nghiên cứu ở Việt Nam chưa xem xét đầy đủ
các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế tốn của doanh nghiệp.
Chính vì vậy, bản thân đã lựa chọn thực hiện nghiên cứu này trong phạm vi doanh

nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh An Giang trên cơ sở kế thừa những nhân tố như: Yêu
cầu của người sử dụng, tính năng, chi phí sử dụng và sự hỗ trợ của nhà cung cấp
phần mềm từ kết quả nghiên cứu của Võ Văn Nhị và cộng sự (2014), Huỳnh Thị
Hương (2015), Phạm Thị Tuyết Hường (2016) . Bên cạnh đó, xem xét thêm mức
độ ảnh hưởng hai nhân tố: Ảnh hưởng xã hội (ý kiến đánh giá về phần mềm kế
toán) chưa được đề cập trong các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam và điều kiện
hỗ trợ (liên quan đến môi trường và cơ sở hạ tầng CNTT). Hai nhân tố này đã
được xem xét là có ảnh hưởng đến việc lựa chọn phần mềm của các doanh nghiệp
ở nghiên cứu nước ngồi. Vì vậy, bản thân muốn nghiên cứu sự ảnh hưởng của
hai nhân tố nêu trên đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh An Giang, với mong muốn kết quả nghiên cứu cho thấy
nhân tố điều kiện hỗ trợ và ảnh hưởng xã hội cũng là những nhân tố có ảnh hưởng
đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần
xem xét khi lựa chọn phần mềm kế tốn để sử dụng. Từ đó có thể giúp cho nhà
cung cấp, nâng cấp phần mềm kế tốn có những chiến lược cải thiện thực trạng
hiện nay, nâng cao chất lượng phục vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và
mở rộng thị trường.
2.2 Lý luận chung về phần mềm kế toán
2.2.1 Khái niệm phần mềm kế toán
Theo nghiên cứu của Ahmad A. Abu-Musa (2005) “Phần mềm kế toán đã
trở nên phổ biến đối với nhiều doanh nghiệp trong việc ghi nhận các giao dịch,


8

chuẩn bị các báo cáo tài chính và các hoạt động phân tích. Sử dụng phần mềm kế
tốn, các giao dịch tài chính được ghi lại một cách nhanh chóng và chính xác với
chi phí tương đối thấp. Hơn nửa, phần mềm kế toán giúp tăng hiệu quả hoạt động
tổng thể bằng cách cải thiện cả về số lượng và chất lượng của thơng tin quản lý
sẵn có”.

Theo Thơng tư số 103/2005/TT-BTC (2005, tr 1) “Phần mềm kế toán là bộ
chương trình dùng để tự động xử lý các thơng tin kế tốn trên máy vi tính, bắt đầu
từ khâu nhập chứng từ gốc, phân loại chứng từ, xử lý thơng tin trên các chứng từ
theo quy trình của chế độ kế toán đến khâu in ra sổ kế toán và báo cáo tài chính,
báo cáo kế tốn quản trị”
Theo tác giả Trần Phước (2007, tr 35) “Phần mềm kế tốn là bộ chương
trình, là phần mềm ứng dụng trên máy tính của kế tốn trong đó xử lý tự động các
thơng tin đầu vào của kế tốn theo một q trình nhất định và cung cấp thơng tin
đầu ra là báo cáo kế toán theo yêu cầu của người sử dụng thơng tin”.
2.2.2 Phân loại phần mềm kế tốn
Theo giáo trình Tổ chức cơng tác kế tốn doanh nghiệp của Nguyễn Phước
Bảo Ấn và cộng sự (2012) phân loại phân loại phần mềm kế toán theo nguồn gốc
và mục đích hình thành thì phần mềm kế tốn được chia thành hai nhóm chính
như sau:
- Phần mềm kế tốnViệt Nam:
+ Phần mềm kế toán do doanh nghiệp tự viết hay thuê viết: Các phần mềm
kế toán do doanh nghiệp tự viết hay thuê viết thường đơn giản, phù hợp với yêu
cầu xử lý dữ liệu kế toán tại doanh nghiệp, dễ sử dụng. Tuy nhiên, tính kiểm sốt
của phần mềm khơng cao, xét cả dưới góc độ người quản lý doanh nghiệp và góc
độ người sử dụng phần mềm kế tốn. Bên cạnh đó, tính ổn định và bảo mật của
các phần mềm này khơng cao, do đó, các doanh nghiệp này thường gặp lúng túng
và khó khăn khi cập nhật và nâng cấp phần mềm.
+ Phần mềm kế toán đóng gói (phần mềm thương phẩm): Các phần mềm
kế tốn Việt Nam được viết theo dạng đóng gói và bán cho người sử dụng hiện
nay rất phong phú và đa dạng. Các phần mềm này phù hợp cho nhiều loại hình
doanh nghiệp khác nhau. Các phần mềm này thường có tính ổn định cao, việc cập
nhật, bảo trì hay nâng cấp dễ dàng. Các phần mềm này được viết, biên dịch, đóng
gói và bán cho doanh nghiệp nên các khả năng gian lận trong quá trình xử lý sẽ
được hạn chế. Tuy nhiên, nếu phần mềm có tính kiểm sốt khơng tốt, kế tốn cũng
có thể gian lận. Trong những phần mềm này có thể chia thành 2 nhóm: Nhóm các



9

phần mềm có tính linh hoạt cao - cho phép người dùng thay đổi giao diện nhập
liệu hay báo cáo và nhóm phần mềm khơng có tính linh hoạt. Đối với các phần
mềm có tính linh hoạt cao, hệ thống báo cáo kế toán phong phú và đa dạng hơn
nên khả năng cung cấp thông tin tốt hơn.
Một số phần mềm kế tốn hỗ trợ tính năng kết xuất dữ liệu ra dạng bảng
tính Excel, điều này cũng hỗ trợ thêm cơng cụ cho việc kiểm tra, quyết tốn. Cần
lưu ý, mặc dù sự cạnh tranh trong lĩnh vực phần mềm đã dẫn đến chất lượng phần
mềm thương phẩm ngày càng được nâng cao nhưng vẫn còn hạn chế như: Khơng
cập nhập kịp thời sẽ in sổ kế tốn khơng đúng mẫu biểu quy định; khi chỉnh sửa
số liệu không để lại dấu vết, điều này khiến cho việc kiểm tra gian lận sổ sách gặp
khó khăn.
- Phần mềm kế tốn nước ngồi: Đặc điểm chung của những phần mềm
này là khả năng xử lý đa dạng, phong phú, tính ổn định, tính kiểm sốt, tính chun
nghiệp cao, hạn chế được các khả năng gian lận của nhân viên kế tốn. Tuy nhiên,
một số phần mềm nước ngồi chưa được Việt hóa hoặc q trình Việt hóa chưa
tốt nên chưa hợp với chế độ kế tốn Việt Nam. Chi phí đầu tư cho phần mềm này
tương đối cao.
- Phần mềm ERP (hệ thống hoạch định/quản trị các nguồn nhân lực): Là
một hệ thống tích hợp tất cả các hướng tổ chức quản lý hoạt động của một doanh
nghiệp. Phần mềm này thường có chi phí đầu tư rất cao và được sản xuất từ các
cơng ty phần mềm có lực lượng chuyên viên hùng hậu.
2.2.3 Vai trò của phần mềm kế tốn
Ngày nay, cơng nghệ thơng tin với sự phát triển vượt bậc, phần mềm kế
tốn ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp. Theo nhận định của
Trần Phước (2007), phần mềm kế toán đồng hành cùng vai trị của kế tốn, nghĩa
là cũng thực hiện một phần vai trị là cơng cụ quản lý, giám sát và cung cấp thông

tin, theo dõi, đo lường kết quả hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Tuy
do có sự kết hợp giữa hai lĩnh vực là cơng nghệ thơng tin và lĩnh vực kế tốn nên
vai trị của phần mềm kế tốn cịn được thể hiện qua các khía cạnh sau:
- Thay thế tồn bộ hay một phần cơng việc ghi chép, tính tốn, xử lý bằng
thủ cơng của người làm kế tốn, giúp cho việc kiểm tra giám sát tình hình sử dụng
vốn và khả năng huy động nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
nhanh hơn, chính xác hơn. Căn cứ vào thơng tin do phần mềm kế toán cung cấp,
nhà quản lý đề ra các quyết định kinh doanh hữu ích, có thể thay đổi quyết định
kinh doanh nhanh hơn bằng cách thay đổi số liệu (trong phần dự tốn) sẽ có được


10

những kết quả khác nhau, từ đó có nhiều giải pháp lựa chọn, điều chỉnh kế hoạch
kinh doanh.
- Số hóa thơng tin: Phần mềm kế tốn tham gia vào việc cung cấp thơng tin
được số hóa để hình thành một xã hội thông tin điện tử, thông tin của kế toán được
lưu trữ dưới dạng các tập tin của máy tính nên dễ dàng số hóa để trao đổi thơng
tin thông qua các báo cáo trên các mạng nội bộ hay internet. Chẳng hạn, các nhà
đầu tư có thể tìm thông tin của doanh nghiệp qua các trang web của từng doanh
nghiệp hoặc trên trang web của công ty chứng khốn (nếu các cơng ty được niêm
yết). Như vậy, thay vì đọc hoặc gửi các thơng tin kế tốn bằng giấy tờ qua đường
bưu điện, fax… người sử dụng thông tin kế tốn có thể có được thơng tin từ máy
vi tính của họ thơng qua cơng cụ trao tin điện tử email, internet và các vật mang
tin khác. Đây là công cụ nền tảng của một xã hội thông tin điện tử mà nhân loại
sẽ sử dụng trao đổi với nhau trong hiện tại cũng như trong tương lai nhằm giảm
thiểu trao đổi bằng giấy tờ.
Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang đã thực hiện
kê khai thuế qua mạng, triển khai nộp thuế qua mạng. Điều này làm tăng khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp, tăng năng lực điều hành của tỉnh nhà. Đồng thời,

tăng cường sự minh bạch, giảm chi phí, tăng thu cho nhà nước.
2.2.4 Lợi ích việc sử dụng phần mềm kế toán
Phần mềm kế toán là sản phẩm của khoa học cơng nghệ, việc sử dụng phần
mềm kế tốn mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiết
kiệm trong việc quản lý thời gian lẫn chi phí, nâng cao hiệu quả quản lý và phát
triển bền vững:
Thứ nhất: Phần mềm được thiết kế bằng công thức, tự thực hiện khi nhận
được “lệnh” từ người sử dụng. So với kế tốn thủ cơng thì q trình cộng sổ,
chuyển sổ của các kế toán viên rất dễ bị sai sót. Và khi phát hiện sai sót thì việc
chỉnh sửa báo cáo cũng mất nhiều thời gian do phải chỉnh sửa lại số liệu từ đầu.
Đồng thời, cung cấp số liệu chính xác, kịp thời bất kể số liệu kế toán nào,
tại bất kể thời điểm nào, đã giúp nhà quản lý có thể dành nhiều thời gian hơn cho
việc phân tích, dự báo, xây dựng chiến lược để phục vụ cho việc ra quyết định
đầu tư, điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh nhanh chống, hiệu quả đem lại
nhiều lợi ích và giá trị lâu dài cho doanh nghiệp.
Thứ hai: Ứng dụng phần mềm giúp kế toán tự động hóa rất nhiều thao tác
thủ cơng thơng thường, khơng phải thực hiện việc tính tốn bằng tay; khơng yêu
cầu phải nắm vững từng nghiệp vụ chi tiết mà chỉ cần nắm vững được quy trình


11

hạch tốn, vẫn có thể cho ra báo cáo đáng tin cậy.
Phần mềm kế tốn có cơng cụ để xây dựng rất nhiều loại danh mục đối
tượng, danh mục nhóm đối tượng danh mục vật tư hàng hóa, danh mục hạng
mục/cơng trình, danh mục tiền tệ… mà khơng phải mất cơng nhập lại nhiều lần.
Thêm vào đó việc lập các báo cáo, sổ sách, tờ khai thuế ... một cách tự động sẽ
giúp người kế toán giảm rất nhiều thao tác thủ cơng khó nhọc và tiết kiệm được
nhiều thời gian đối chiếu các sổ sách, tổng hợp, cung cấp đầy đủ thơng tin tài
chính kế tốn, đặt niềm tin cho nhà đầu tư.

Thứ ba: Hầu hết các mẫu biểu báo cáo theo yêu cầu của cơ quan nhà nước,
yêu cầu của doanh nghiệp điều được thiết lập sẵn, đã giúp cơng tác báo cáo thuế
dễ dàng hơn và có thể kết xuất dữ liệu thẳng vào phần mềm kê khai thuế giúp
cơng tác báo cáo thuế nhanh chóng, chính xác.
2.3 Các tiêu chuẩn đánh giá và lựa chọn phần mềm kế toán của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa
2.3.1 Thế nào là doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nhiều quốc gia trên thế giới, có khái niệm, cách phân loại doanh nghiệp
nhỏ và vừa khác nhau, theo nhiều tiêu chí phân loại: số lượng lao động, doanh
thu, lợi nhuận, quy mô tài sản, nguồn vốn và loại hình tài trợ, lĩnh vực doanh
nghiệp hoạt động… các tiêu chí này thay đổi theo từng quốc gia. Trong đó, phổ
biến nhất là phân loại dựa vào số lượng lao động và nguồn vốn tại doanh nghiệp.
Tại Việt Nam, theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP,
Doanh nghiệp nhỏ và vừa được phân theo quy mô bao gồm doanh nghiệp siêu
nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa.
- Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình
qn năm khơng q 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng
hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động
tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu
của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
- Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và
lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình
qn năm khơng q 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng
hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp


12


siêu nhỏ.
Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham
gia bảo hiểm xã hội bình qn năm khơng q 50 người và tổng doanh thu của
năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, nhưng
không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ.
- Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và
lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình
qn năm khơng q 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ
đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh
nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ.
Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham
gia bảo hiểm xã hội bình qn năm khơng q 100 người và tổng doanh thu của
năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng
không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ.
2.3.2 Các tiêu chuẩn đánh giá và lựa chọn phần mềm kế toán
Một phần mềm kế toán phải đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định để đảm
bảo hoàn thành chức năng của nó. Các tiêu chuẩn này được đánh giá khác nhau
tùy thuộc vào từng góc độ khác nhau của nhà quản lý cũng như người sử dụng.
Theo Nguyễn Phước Bảo Ấn và cộng sự (2012), doanh nghiệp cần lưu ý
các tiêu chí sau khi đánh giá, lựa chọn phần mềm kế toán:
- Đáp ứng yêu cầu của người sử dụng:
+ Phù hợp với các quy định và chính sách, chế độ của doanh nghiệp đã đăng
ký; với đặc điểm tổ chức, quản lý, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; với quy
mô doanh nghiệp và đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp; với nhu
cầu xử lý và cung cấp thơng tin kế tốn; với u cầu tích hợp dữ liệu và hợp nhất
báo cáo tài chính; với yêu cầu về tốc độ, thời gian xử lý, thời gian cung cấp thông
tin.
+ Phần mềm phải hỗ trợ tốt nhất cho người dùng trong quá trình làm việc,
phải thân thiện, dễ sử dụng, dễ kiểm tra, dễ truy xuất thơng tin.
- Phần mềm phải có tính kiểm sốt cao: Tính kiểm sốt của phần mềm kế

tốn được đánh giá thơng qua các giải pháp bảo mật, kiểm sốt truy cập hệ thống,
các giải pháp sao lưu dự phòng số liệu, các giải pháp tạo ra các dấu vết ghi nhận
quá trình truy xuất, chỉnh sửa số liệu, các giải pháp kiểm soát nhập liệu, xử lý dữ
liệu.


13

- Tính linh hoạt của phần mềm: Phần mềm phải đáp ứng các khả năng cập
nhật khi có các thay đổi, ví dụ khi có thay đổi chế độ kế toán phần mềm phải giúp
người dùng thêm, sửa các tài khoản… đồng thời phần mềm phải có khả năng cho
phép người dùng điều chỉnh phần mềm.
- Phần mềm phải có tính phổ biến và ổn định cao: Tính phổ biến và ổn định
của phần mềm thể hiện thông qua các khách hàng hiện có của phần mềm, sự phù
hợp, sự tương thích giữa phần mềm với phần cứng và các chương trình ứng dụng
khác, khả năng liên kết dữ liệu với các phần mềm ứng dụng thông dụng như excel,
access… Tính ổn định của phần mềm cịn thể hiện thơng qua các cam kết cập nhật
nâng cấp, bảo hành, bảo trì, huấn luyện cho người dùng mới, hội nghị khách
hàng… của nhà cung cấp phần mềm sau khi bán. Đồng thời, một phần mềm kế
tốn có thể phải thích hợp với các hệ thống khác, do đó nhà cung cấp phần mềm
phải có các giải pháp hỗ trợ thích hợp.
- Giá phí của phần mềm: Giá cả cũng là một trong những tiêu chí quan
trọng. Tuy nhiên, khi đánh giá về giá phí của phần mềm, cần quan tâm giá của
phần mềm bao gồm các nội dung gì: giá phần mềm, chi phí cài đặt, chi phí huấn
luyện, chi phí về tài liệu phần mềm…
Theo quy định của Bộ Tài chính tại Thơng tư số 103/2005/TT-BTC (2005,
tr 2-4) về tiêu chuẩn của phần mềm kế toán áp dụng tại đơn vị kế toán như sau:
- Phần mềm kế toán phải hỗ trợ cho người sử dụng tuân thủ các quy định
của Nhà nước về kế toán; khi sử dụng phần mềm kế tốn khơng làm thay đổi bản
chất, ngun tắc và phương pháp kế toán được quy định tại các văn bản pháp luật

hiện hành về kế toán.
- Phần mềm kế tốn phải có khả năng nâng cấp, có thể sửa đổi, bổ sung phù
hợp với những thay đổi nhất định của chế độ kế tốn và chính sách tài chính mà
khơng ảnh hưởng đến cơ sở dữ liệu đã có.
- Phần mềm kế tốn phải tự động xử lý và đảm bảo sự chính xác về số liệu
kế tốn.
- Phần mềm kế tốn phải đảm bảo tính bảo mật thơng tin và an tồn dữ liệu.
2.4 Quy trình lựa chọn phần mềm kế toán
Theo Nguyễn Phước Bảo Ấn và cộng sự (2012), quy trình lựa chọn phần
mềm kế tốn cho doanh nghiệp gồm các bước được trình bày theo thứ tự sau đây:
Bước 1: Xác định yêu cầu để lựa chọn phần mềm


×