Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của khách hàng cá nhân tại ngân hàng bidv hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

ĐINH VŨ THỦY

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG
TRẢ NỢ VAY ĐÚNG HẠN CỦA KHÁCH HÀNG
CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

CẦN THƠ, 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

ĐINH VŨ THỦY

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG
TRẢ NỢ VAY ĐÚNG HẠN CỦA KHÁCH HÀNG
CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH HẬU GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành Tài Chính - Ngân Hàng
Mã số: 8340201

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS.TS. VÕ KHẮC THƯỜNG

CẦN THƠ, 2019


i

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ, chú, anh
chị trong các cơ quan nhà nước như Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang, Cục Thống Kê
tỉnh Hậu Giang, Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hậu
Giang về việc thu thập số liệu trong thời gian thực hiện đề tài. Bên cạnh đó, tơi rất
chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và bạn bè, đồng nghiệp trong BIDV Hậu Giang đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tơi hồn thành đề tài. Thực tế hơn, tơi rất cảm ơn sự
hợp tác nhiệt tình của các Cô, Chú, Anh, Chị là khách hàng cá nhân của BIDV Hậu
Giang đã giúp tôi trả lời phiếu khảo sát. Hôm nay, tôi rất vui và tự hào với những gì
mình đã được học, được nghe và được thấy từ thực tế cũng như sự chỉ dẫn, sự góp ý
tận tình của các cơ, chú, anh, chị trong cơ quan Nhà nước và đặc biệt là sự hướng dẫn
nhiệt tình của thầy PGS.TS Võ Khắc Thường. Với những kiến thức, kinh nghiệm của
mình, Thầy đã truyền dạy và chỉ bảo tơi tận tình trong suốt q trình thực hiện luận
văn tốt nghiệp. Một lần nữa, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy PGS.
TS Võ Khắc Thường, các Cô/Chú; Anh/Chị trong các cơ quan đã nêu trên và các
khách hàng cá nhân của BIDV Hậu Giang, cùng Quý Thầy/Cô của Khoa Kinh tế Luật Trường Đại Học Tây Đơ.
Kính chúc các Anh/Chị, Cơ/Chú nhiều sức khỏe và luôn thành đạt trong cuộc
sống cũng như trong sự nghiệp của mình.
Kính chúc Thầy/Cơ hướng dẫn ln dồi dào sức khỏe để sống mãi cùng sự
nghiệp trăm năm trồng người.

Trân trọng cảm ơn!



ii

TĨM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ
vay đúng hạn của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng BIDV Hậu Giang. Dữ liệu nghiên
cứu được thu thập bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, với cỡ mẫu 222 khách
hàng cá nhân. Mơ hình hồi qui Probit được sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của khách hàng cá nhân. Kết quả ước lượng mơ
hình cho thấy các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của khách hàng cá
nhân tại BIDV Hậu Giang theo thứ tự mạnh dần: thu nhập bình quân, tổng vốn vay, kỳ
hạn vay, kinh nghiệm sản xuất, số người trong tuổi lao động, giới tính khách hàng, và
mục đích sử dụng vốn vay. Dựa trên kết quả nghiên cứu, các giải pháp được đề xuất
nhằm góp phần nâng cao khả năng trả nợ vay đúng hạn cho khách hàng cá nhân tại
BIDV Hậu Giang.
Từ khóa: Yếu tố ảnh hưởng, khả năng trả nợ vay, khách hàng cá nhân, BIDV
Hậu Giang.


iii
ABSTRACT

Aim of study is analyze the factors affecting the ability of individual customers
to pay their loans on time at BIDV Hau Giang Bank. Research data was collected
using a random sampling method, with a sample size of 222 individual customers.
Probit regression model is used to analyze the factors affecting the ability of individual
customers to pay their loans on time. Result of the model showed the factors effect to
repay loans ability of individual customers in BIDV Hau Giang such as income, total
capital, loan limit, experience, labor, sexsual, and loan purpose. Based research result,
solutions were offered to improve repay loans ability of individual customers at BIDV

Hau Giang.
Keys: the factors effect, loans ability, individual customers, BIDV Hậu Giang.


iv

LỜI CAM ĐOAN
 

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tơi thực hiện, các số liệu thu thập và
kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài khoa
học nào.
Hậu Giang, ngày tháng

năm 2019.
Học viên thực hiện


v

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .......................................................................................... 1
1.1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu ........................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ...................................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................... 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu và kiểm định giả thuyết ....................................................... 2
1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 2
1.3.2. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu .......................................................................... 2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 2

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 2
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 3
1.5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 3
1.6. Đóng góp của luận văn ........................................................................................... 4
1.7. Quy trình nghiên cứu ................................................................................................ 4
1.8. Kết cấu đề tài nghiên cứu ...................................................................................... 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................. 6
2.1. Các khái niệm liên quan đến tín dụng ngân hàng ............................................... 6
2.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng............................................................................... 6
2.1.2. Bản chất của tín dụng ............................................................................................ 6
2.1.3. Quy định pháp lý về cho vay ................................................................................. 7
2.1.4. Quy trình cho vay .................................................................................................. 9
2.2. Các vấn đề liên quan đến tín dụng cho vay khách hàng cá nhân .................... 12
2.2.1. Đặc điểm tín dụng cho vay khách hàng cá nhân ................................................. 12
2.2.2. Rủi ro trong tín dụng cho vay khách hàng cá nhân ............................................. 13
2.2.3. Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình cho vay khách hàng cá nhân ......................... 14
2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của KHCN ............................. 16
2.3. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan ............................................................. 18
2.3.1. Các nghiên cứu trong và ngồi nước có liên quan .............................................. 18
2.3.2. Tổng hợp và đánh giá các nghiên cứu ................................................................. 20
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 23
3.1. Mơ hình nghiên cứu .............................................................................................. 23
3.1.1. Mơ hình lý thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của
khách hàng cá nhân tại BIDV Hậu Giang ..................................................................... 23
3.1.2. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của
khách hàng cá nhân tại BIDV Hậu Giang ..................................................................... 24


vi
3.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 27

3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu .............................................................................. 27
3.2.2. Phương pháp phân tích ........................................................................................ 28
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 30
4.1. Giới thiệu về BIDV Hậu Giang ........................................................................... 30
4.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển .......................................................................... 30
4.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của phòng ban tham gia trong q trình
cấp tín dụng và quản lý RRTD tại BIDV Hậu Giang .................................................... 30
4.2. Thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng BIDV Hậu Giang .................. 33
4.2.1. Thực trạng hoạt động cho vay KHCN tại BIDV Hậu Giang .............................. 33
4.2.2. Tình hình trả nợ vay của KHCN tại BIDV Hậu Giang ....................................... 35
4.2.3. Đánh giá tình hình cho vay KHCN tại BIDV Hậu Giang ................................... 36
4.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Hậu Giang ......................................... 38
4.2.5. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động tín dụng cá nhân của BIDV Hậu
Giang ............................................................................................................................. 40
4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của khách
hàng cá nhân tại ngân hàng BIDV Hậu Giang ......................................................... 42
4.3.1. Thống kê mô tả mẫu khảo sát .............................................................................. 42
4.3.2. Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của
khách hàng cá nhân tại BIDV Hậu Giang ..................................................................... 48
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 53
5.1. Kết luận ................................................................................................................. 53
5.2. Giải pháp giúp nâng cao khả năng trả nợ vay đúng hạn của khách hàng cá
nhân tại BIDV Hậu Giang .......................................................................................... 53
5.2.1. Định hướng phát triển của BIDV Hậu Giang ...................................................... 53
5.2.2. Cơ sở hình thành giải pháp .................................................................................. 55
5.2.3. Một số giải pháp giúp nâng cao khả năng trả nợ vay đúng hạn cho khách hàng cá
nhân tại BIDV Hậu Giang ............................................................................................. 56
5.3. Kiến nghị ............................................................................................................... 62
5.3.1. Đối với Nhà nước ................................................................................................ 62
5.3.2. Đối với khách hàng cá nhân ................................................................................ 63

5.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................. 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 65
PHỤ LỤC 1 .................................................................................................................. 67
PHỤ LỤC 2 .................................................................................................................. 70


vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu có liên quan ............................................................ 20
Bảng 3.1: Diễn giải các biến độc lập được sử dụng trong mơ hình Probit ................... 24
Bảng 4.1: Thực trạng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân ......................... 34
Bảng 4.2: Tình hình trả nợ vay của khách hàng cá nhân .............................................. 35
Bảng 4.3: Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV
Hậu Giang ...................................................................................................................... 37
Bảng 4.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Hậu Giang qua 3 năm................. 38
Bảng 4.5: Giới tính của khách hàng cá nhân ................................................................. 42
Bảng 4.6: Đặc điểm nghề nghiệp của khách hàng ........................................................ 42
Bảng 4.7: Mô tả đặc điểm về tuổi, trình độ và kinh nghiệm của khách hàng ............... 43
Bảng 4.8: Thu nhập, tổng tài sản, số thành viên và trong độ tuổi lao động .................. 44
Bảng 4.9: Thực trạng trước vay vốn của khách hàng cá nhân ...................................... 45
Bảng 4.10: Đặc điểm về vay vốn của khách hàng cá nhân ........................................... 46
Bảng 4.11: Mục đích sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ vay .................................... 47
Bảng 4.12: Tình hình trả nợ vay .................................................................................... 48
Bảng 4.13: Mơ tả các biến trong mơ hình nghiên cứu .................................................. 49
Bảng 4.14: Kết quả ước lượng mơ hình Probit ............................................................. 50


viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ về quy trình nghiên cứu ........................................................................ 4

Hình 2.1: Quy trình cho vay .......................................................................................... 10
Hình 3.1: Mơ hình nghiên cứu lý thuyết ....................................................................... 23
Hình 4.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BIDV Hậu Giang.................................................. 31
Hình 4.2: Biến động về tình hình trả nợ vay của khách hàng cá nhân tại BIDV Hậu
Giang qua 3 năm (2015 – 2017) .................................................................................... 36
Hình 4.3: Kết quả kinh doanh của BIDV Hậu Giang qua 3 năm .................................. 40


ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu

Nội dung

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

HĐQT

Hội đồng quản trị

KHCN

Khách hàng cá nhân

NHTM

Ngân hàng thương mại


PGD

Phòng giao dịch

SXKD

Sản xuất kinh doanh

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

TMCP

Thương mại cổ phần

RRTD

Rủi ro tín dụng


1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Trong quá trình hội nhập và phát triển như hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đã có
sự phối hợp nhịp nhàng giữa các ngành. Đặc biệt là ngành ngân hàng, một trong những
ngành kinh tế chủ đạo, tạo động lực cho sự phát triển chung của quốc gia. Toàn cầu

hóa tạo ra nhiều cơ hội cho các ngân hàng, song cũng gây ra khơng ít những khó khăn
và thử thách. Vì vậy, các ngân hàng muốn tồn tại và phát triển phải không ngừng nâng
cao hiệu quả hoạt động, tăng cường tính cạnh tranh. Trên thực tế hoạt động của ngân
hàng bao gồm rất nhiều nghiệp vụ, nhưng quan trọng nhất là nghiệp vụ tín dụng vì nó
mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển
của ngân hàng. Do vậy, tình hình cạnh tranh về tín dụng giữa các ngân hàng hiện nay
diễn ra gay gắt và quyết liệt. Sự cạnh tranh về dịch vụ tín dụng dẫn đến chất lượng tín
dụng có nhiều vấn đề và rủi ro tín dụng là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn
đến sự khủng hoảng của hệ thống ngân hàng.
Nhìn chung, ngành ngân hàng Việt Nam hiện nay còn chưa thật sự ổn định, tính
hiệu quả và an tồn trong hoạt động tín dụng chưa cao. Giải quyết được vấn đề rủi ro
tín dụng đang là bài tốn khó đối với nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) nói chung
và hệ thống NHTM Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hậu Giang (BIDV
Hậu Giang) nói riêng. Đặc biệt, trong những năm gần đây BIDV Hậu Giang đang
chuyển hướng sang hoạt động kinh doanh bán lẻ, nhu cầu tăng trưởng tín dụng cá nhân
là mục tiêu hàng đầu. Lĩnh vực tín dụng cá nhân tuy có nhiều tiềm năng và tạo cho
ngân hàng có nguồn thu bền vững trong dài hạn nhưng nó cũng hàm chứa nhiều rủi ro.
Trong đó, đáng quan tâm nhất là rủi ro khơng thể trả nợ đúng hạn. Do đó, nghiên cứu
“Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của khách hàng cá nhân
tại Ngân hàng BIDV Hậu Giang” được thực hiện nhằm phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của khách hàng cá nhân tại ngân hàng BIDV
Hậu Giang. Qua đó, đề xuất các giải pháp giúp nâng cao khả năng trả nợ vay đúng hạn
của khách hàng cá nhân, tránh tình trạng nợ xấu trong tín dụng cá nhân tại Ngân hàng
BIDV Hậu Giang.


2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của khách

hàng cá nhân tại Ngân hàng BIDV Hậu Giang, qua đó đề xuất các giải pháp giúp nâng
cao khả năng trả nợ vay đúng hạn của khách hàng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng BIDV Hậu
Giang giai đoạn 2015 - 2017.
Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn
của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng BIDV Hậu Giang.
Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp giúp nâng cao khả năng trả nợ vay đúng hạn
của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng BIDV Hậu Giang.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu và kiểm định giả thuyết
1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Tình hình vay vốn và việc trả nợ vay của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng
BIDV Hậu Giang giai đoạn năm 2015 - 2017 như thế nào ?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay và số tiền trả nợ đúng
hạn của khách hàng cá nhân tại BIDV Hậu Giang ?
- Giải pháp nào cần thực hiện nhằm nâng cao khả năng trả nợ vay đúng hạn cho
khách hàng cá nhân tại BIDV Hậu Giang ?
1.3.2. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu
- Các yếu tố: giới tính của chủ hộ, trình độ học vấn, lĩnh vực sản xuất kinh doanh,
kinh nghiệm, tổng tài sản, thu nhập, số thành viên phụ thuộc trong gia đình, lượng vốn
vay, mục đích sử dụng vốn và lãi suất vay có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng
hạn của khách hàng cá nhân tại BIDV Hậu Giang.
- Các yếu tố liên quan đến chủ hộ như nêu trên có ảnh hưởng đến lượng vốn vay
được trả đúng thời hạn của khách hàng.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng: Các vấn đề liên quan đến tín dụng cá nhân và các yếu tố ảnh hưởng
đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng BIDV Hậu
Giang.



3
- Đối tượng khảo sát: Phỏng vấn khách hàng cá nhân vay vốn tại Ngân hàng
BIDV Hậu Giang.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng về việc vay vốn và trả nợ vay của khách
hàng cá nhân, đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng
hạn của khách hàng cá nhân tại BIDV Hậu Giang. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đưa ra
một số giải pháp giúp cho các khách hàng cá nhân trả nợ vay đúng hạn. Trong đó,
nghiên cứu phân tích về đặc điểm cá nhân, đặc điểm kinh tế - xã hội, đặc điểm sản
xuất kinh doanh, tình hình vay vốn, mục đích vay, lượng vốn vay và tình hình trả nợ
vay. Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi qui Probit để xác
định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của khách hàng cá nhân.
Trên cơ sở kết quả phân tích, tác giả đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao khả năng
trả nợ vay đúng hạn cho khách hàng tại BIDV Hậu Giang. Mặt khác, nghiên cứu chỉ
tập trung khảo sát những khách hàng cá nhân có vay vốn từ năm 2015 đến năm 2017,
nhằm đảm bảo có đủ các nhóm đối tượng vay ngắn, trung và dài hạn. Tuy nhiên, đề tài
khơng đi sâu phân tích về thực trạng vay vốn tại các ngân hàng khác hay các tổ chức
phi chính thức của các khách hàng. Ngồi ra, nghiên cứu khơng phân tích những lợi
ích của việc trả nợ đúng hạn và những tác động xấu của việc trả nợ trễ hạn đối với
khách hàng cá nhân khi đi vay tại các tổ chức tín dụng chính thức và phi chính thức.
1.4.2.2. Vùng nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu đối với những khách hàng cá nhân vay vốn tại Ngân hàng
BIDV Hậu Giang.
1.4.2.3. Thời gian nghiên cứu
- Số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài được thu thập qua 3 năm (2015 - 2017).
- Thời gian tiến hành khảo sát các khách hàng cá nhân từ tháng 2 năm 2019 đến
tháng 4 năm 2019.
- Thời gian hoàn thành đề tài nghiên cứu từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2019.

1.5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê mô tả và phương pháp so sánh được sử dụng để phân
tích thực trạng vay và trả nợ vay của khách hàng cá nhân tại BIDV Hậu Giang.
- Phương pháp hồi qui Probit được sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của khách hàng cá nhân tại BIDV Hậu Giang.


4
- Phương pháp phân tích tổng hợp được sử dụng nhằm đề xuất một số giải pháp
giúp nâng cao khả năng trả nợ vay đúng hạn của khách hàng cá nhân tại BIDV Hậu
Giang.
1.6. Đóng góp của luận văn
Kết quả nghiên cứu sẽ là căn cứ khoa học giúp cho lãnh đạo BIDV Hậu Giang có
các giải pháp giúp cho khách hàng cá nhân trả nợ vay đúng hạn, tránh tình trạng nợ
xấu trong tín dụng. Đồng thời, nghiên cứu làm cơ sở tham khảo cho các Ngân hàng
nhằm có những định hướng hỗ trợ giúp khách hàng trong việc sử dụng vốn vay sao
cho hiệu quả nhất, góp phần cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống và thực hiện việc trả
nợ vay tốt hơn, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hậu Giang
trong tương lai. Bên cạnh đó, nghiên cứu cung cấp các thông tin khoa học làm cơ sở
cho việc phát triển các nghiên cứu tiếp theo. Hơn thế nữa, nghiên cứu cung cấp các tài
liệu có liên quan trong lĩnh vực nghiên cứu và đưa ra được những phương pháp khoa
học vững chắc để thực hiện nghiên cứu cho một vấn đề trong thực tế.
1.7. Quy trình nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết

Phương pháp thống kê mô
tả & so sánh


Phương pháp hồi qui probit

Phân tích thực trạng hoạt động tín
dụng của BIDV Hậu Giang

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của
khách hàng cá nhân

Đề xuất giải pháp

Kết luận & kiến nghị

Hình 1.1: Sơ đồ về quy trình nghiên cứu


5
1.8. Kết cấu đề tài nghiên cứu
Bao gồm 5 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết Luận và Kiến Nghị
Tóm lại trong chương 1 đã trình bày được sự cần thiết của đề tài nghiên cứu, mục
tiêu chung và ba mục tiêu cụ thể. Bên cạnh đó, trình bày câu hỏi và kiểm định giả
thuyết nghiên cứu. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu được trình bày. Khi đó, đối
tượng bao gồm đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát. Phạm vi nghiên cứu trình
bày về giới hạn nội dung, không gian nghiên cứu và thời gian thực hiện nghiên cứu.



6

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Các khái niệm liên quan đến tín dụng ngân hàng
2.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tín dụng xuất phát từ chữ “Credit”trong tiếng Anh, có nghĩa là sự tin tưởng, là
sự ni dưỡng lịng tin, là sự hẹn trả. Tín dụng được diễn giải theo ngôn ngữ Việt Nam
là sự vay mượn. Theo Nguyễn Minh Kiều (2009), “Tín dụng là quan hệ vay mượn
dựa trên ngun tắc có hồn trả (cả vốn và lãi) sau một thời gian nhất định”.
Từ khái niệm trên cho ta thấy trong quan hệ tín dụng người cho vay chỉ tạm thời
nhượng “quyền sử dụng vốn” cho người đi vay trong một khoảng thời gian nhất định.
Người đi vay chỉ được quyền sử dụng chứ khơng có quyền sở hữu và có trách nhiệm
phải hồn trả lại cho người cho vay khi đến thời hạn mà hai bên thỏa thuận. Xét về mặt
giá trị, sự hoàn trả này ngoài vốn gốc ban đầu, còn được tăng thêm một khoản lợi tức.
Căn cứ theo chủ thể tham gia trong quan hệ tín dụng, tín dụng được chia làm tín
dụng thương mại, tín dụng ngân hàng và tín dụng nhà nước. Trong đó, tín dụng ngân
hàng là hình thức tín dụng phổ biến và chiếm nhiều ưu thế vì quan hệ tín dụng bằng
tiền nên không bị hạn chế về quy mô, về thời hạn tín dụng, về phương hướng hoạt
động và về phạm vi tín dụng. Tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng đối với nhu
cầu tiêu dùng của các cá nhân, đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp và đối với sự phát triển của cả nền kinh tế.
Tín dụng ngân hàng: Là quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng, các tổ chức
tín dụng khác với một bên là cá nhân, các doanh nghiệp, các công ty, các tổ chức kinh
tế. Tín dụng ngân hàng được cấp dưới hình thức tiền tệ, bao gồm: tiền mặt và bút tệ.
Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, các ngân hàng thương mại đóng vai trị là
một định chế tài chính trung gian, với tư cách vừa là người đi vay và cũng vừa là
người cho vay. Trong tư cách là người đi vay, các ngân hàng sẽ huy động vốn bằng
cách nhận tiền gửi của khách hàng hoặc phát hành các loại giấy tờ có giá. Trong tư

cách là người cho vay, ngân hàng sẽ cấp tín dụng cho các chủ thể có nhu cầu vốn trong
nền kinh tế.
2.1.2. Bản chất của tín dụng
Để làm rõ bản chất của tín dụng, cần phải nghiên cứu mối liên hệ kinh tế trong
quá trình vận động của tín dụng và mối liên hệ của tín dụng với quá trình tái sản xuất.


7
Tín dụng là quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người cho vay và người đi vay.
Mối quan hệ này được hình thành thơng qua sự vận động giá trị vốn tín dụng được
biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hàng hóa. Q trình vận động này được thể hiện
qua ba giai đoạn sau đây:
Giai đoạn phân phối vốn tín dụng: Ở giai đoạn này giá trị vốn tiền tệ hay vật tư,
hàng hóa được chuyển từ người cho vay sang người đi vay nên giai đoạn này được gọi
là giai đoạn cho vay. Như vậy, khi cho vay giá trị vốn tín dụng sẽ được chuyển sang
chủ thể sử dụng vốn. Đây là đặc điểm cơ bản khác với việc mua bán hàng hóa thơng
thường.

Giai đoạn sử dụng vốn tín dụng: Ở giai đoạn này giá trị vốn tín dụng sẽ được vận
động trong tay người đi vay. Trong quá trình tái sản xuất, sau khi nhận được giá trị
vốn tín dụng từ người cho vay, chủ thể đi vay được quyền sử dụng giá trị đó để thỏa
mãn mục đích nhất định.Tuy nhiên, người đi vay khơng có quyền sở hữu giá trị đó, mà
chỉ có quyền sử dụng vốn vay trong một khoảng thời gian nhất định.
Giai đoạn hồn trả vốn tín dụng: Đây là giai đoạn kết thúc một vịng tuần hồn
của vốn tín dụng. Sau khi vốn tín dụng đã hồn thành một chu kỳ sản xuất để trở về
hình thái tiền tệ thì vốn tín dụng sẽ được người đi vay hồn trả lại cho người cho vay
(bao gồm cả gốc và lãi). Sự hồn trả của tín dụng là đặc trưng thuộc về bản chất vận
động của tín dụng và là đặc điểm để phân biệt phạm trù tín dụng với các phạm trù kinh
tế khác.


Tín dụng là hình thức vận động của vốn tiền tệ trong xã hội theo nguyên tắc: tin
tưởng, có hồn trả và có lợi cho cả hai phía. Vì vậy, việc hồn trả tín dụng phải bao
gồm nợ gốc và kèm theo nợ lãi là một tất yếu, và phải đúng thời hạn như đã giao ước.
2.1.3. Quy định pháp lý về cho vay
a. Nguyên tắc cho vay
(i) Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng: Việc
sử dụng vốn vay vào mục đích gì do hai bên, ngân hàng và khách hàng thỏa thuận và
ghi vào trong hợp đồng tín dụng. Đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích thỏa thuận


8
nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng thu hồi nợ sau này. Do vậy, về
phía ngân hàng trước khi cho vay cần tìm hiểu rõ mục đích vay vốn của khách hàng,
đồng thời phải kiểm tra xem khách hàng có sử dụng vốn vay đúng như mục đích đã
cam kết hay khơng. Điều này rất quan trọng vì việc sử dụng vốn vay đúng mục đích
hay khơng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu hồi nợ vay sau này. Việc khách hàng
sử dụng vốn vay khơng đúng mục đích dễ dẫn đến thất thốt và lãng phí khiến vốn vay
khơng tạo ra được ngân lưu để trả nợ cho ngân hàng.
Về phía khách hàng, việc sử dụng vốn vay đúng mục đích góp phần nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn vay, đồng thời giúp doanh nghiệp đảm bảo khả năng hoàn trả nợ
cho ngân hàng. Từ đó, nâng cao uy tín của khách hàng đối với ngân hàng và củng cố
quan hệ vay vốn giữa khách hàng và ngân hàng sau này.
(ii) Phải hoàn trả gốc và lãi đúng hạn: Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay là một
nguyên tắc không thể thiếu trong hoạt động cho vay. Điều này xuất phát từ tính chất
tạm thời nhàn rỗi của nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng để cho vay. Đại đa số nguồn
vốn mà ngân hàng sử dụng để cho vay là vốn huy động từ khách hàng gửi tiền, do đó,
sau khi cho vay trong một thời gian nhất định, khách hàng vay tiền phải hoàn trả lại
cho ngân hàng để ngân hàng hoàn trả lại cho khách hàng gửi tiền.
Hơn nữa, bản chất của quan hệ tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời
quyền sử dụng vốn vay nên sau một thời gian nhất định vốn vay phải được hoàn trả ,

cả gốc và lãi.
b. Điều kiện vay vốn
- Địa vị pháp lý của khách hàng vay vốn: Khách hàng vay vốn phải có năng lực
pháp luật, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo Luật dân sự.
- Có khả năng tài chính và trả nợ đúng hạn theo hợp đồng tín dụng đã ký.
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp
- Có tài liệu chứng minh khả năng sử dụng vốn vay phù hợp với qui định của
pháp luật (ví dụ như có dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt) và khả năng
hoàn trả vốn vay.
c. Qui định về bảo đảm an toàn trong hoạt động cho vay
Hoạt động cho vay luôn tiềm ẩn rủi ro, để đảm bảo an toàn hiệu quả trong cho
vay và tránh rủi ro Luật pháp đã qui định những vấn đề về nguyên tắc cho vay, các hạn
chế để đảm bảo an tồn tín dụng, hợp đồng tín dụng, xét duyệt cho vay, kiểm tra việc
sử dụng vốn vay. Để hoạt động cho vay của ngân hàng được lành mạnh và có hiệu


9
quả, các NHTM phải làm tốt việc kiểm tra, đánh giá khả năng hoàn trả vốn vay của
người vay vốn.
Các hạn chế để đảm bảo an tồn tín dụng nó qui định giới hạn cho vay của
NHTM đối với mỗi khách hàng. Qua đó NHTM hạn chế được việc tập trung vốn vào
một số ít khách hàng, một số ngành, một số lĩnh vực kinh doanh nhờ đó tránh được rủi
ro và phân tán rủi ro tín dụng. Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không vượt
quá 15% vốn tự có của ngân hàng.
2.1.4. Quy trình cho vay
Quy trình cho vay là tổng hợp các nguyên tắc, qui định của ngân hàng trong việc
cho vay. Có thể khái quát quy trình cho vay theo sơ đồ sau: (Hình 2.1)
Quy trình cho vay bao gồm nhiều khâu theo một trật tự nhất định:
- Hướng dẫn khách hàng và tiếp nhận hồ sơ
- Thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình

- Quyết định
- Ký hợp đồng
- Giải ngân
- Tổ chức giám sát và thu hồi nợ
(i) Hướng dẫn khách hàng và tiếp nhận hồ sơ
Lập hồ sơ tín dụng là khâu cơ bản đầu tiên của quy trình tín dụng, nó được thực
hiện ngay sau khi cán bộ tín dụng tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu vay vốn. Lập hồ
sơ là khâu quan trọng vì nó là khâu thu thập thông tin làm cơ sở để thực hiện các khâu
sau, đặc biệt là khâu phân tích và ra quyết định vay.


10
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CHO VAY

Khách hàng
Cung cấp tài liệu

Cán bộ tín dụng
tiếp xúc khách
hàng, tư vấn,
hướng dẫn

(
1)

Hồ sơ xin vay
- Đơn xin vay
- Hồ sơ pháp lý

(

2)
Thu thập tài liệu
qua trao đổi, mua,
tự thu thập

Thẩm định hồ sơ
(
3)
Quyết định cho vay

Cập nhật thơng
tin:
Thị trường, Chính
sách, Pháp lý,
Khách hàng

(
Thực
hiện
4)
quyết định cho vay
(
Thông báo
- Cho vay
- Từ chối (lý do).
- Thông báo khác

Ký hợp5)đồng tín dụng
(
6)

Giải ngân

(
5b)

(
7)
Tổ chức giám sát người
vay vốn.
(
8)
Thu nợ
(
(

12)

Xử lý
rủi ro

9b)
Thu đủ
(
10a)

Thu không đủ

10b

(


(

11b)

10c

Thanh lý hợp đồng

(Nguồn: Nguyễn Minh Kiều, 2007)
Hình 2.1: Quy trình cho vay

(
11a)

(Gia hạn nợ,
đảo nợ
Xử lý tài sản,
khởi kiện


11
(ii) Thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình
Thẩm định là việc thu thập và xử lý những thông tin liên quan đến khách hàng,
phương án vay vốn, tài sản đảm bảo nợ vay… để làm cơ sở ra quyết định cho vay. Cụ
thể như sau:
Thông tin sử dụng trong công tác thẩm định: Thông tin do khách hàng cung cấp;
Thông tin đã được lưu trữ tại ngân hàng; Thông tin từ các đối tượng khác cung cấp.
Thẩm định khách hàng: Kiểm tra tư cách pháp lý và đánh giá khả năng tài chính.
Thẩm định phương án vay vốn: Đánh giá tính khả thi; Phân tích hiệu quả kinh tế;

Đánh giá khả năng tài trợ.
Thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay: Kiểm tra tính hợp lệ của tài sản đảm bảo và
xác định giá trị còn lại của tài sản đảm bảo.
Lập tờ trình: Tờ trình thẩm định là báo cáo kết quả công tác thẩm định và ý kiến
đề xuất của nhân viên thẩm định.
(iii) Quyết định tín dụng: là quyết định cho vay hoặc từ chối đối với một hồ sơ
vay của khách hàng. Đây là khâu cực kỳ quan trọng trong quy trình tín dụng vì nó ảnh
hưởng rất lớn đến các khâu sau và ảnh hưởng đến uy tín và hiệu quả hoạt động tín
dụng của ngân hàng.
Đây là khâu quan trọng và cũng là khâu dễ phạm phải sai lầm nhất. Có hai loại
sai lầm cơ bản thường xảy ra trong khâu này:
-

Quyết định chấp thuận cho vay đối với một khách hàng không tốt

-

Từ chối cho vay đối với một khách hàng tốt.

Cả hai loại sai lầm này đều dẫn đến thiệt hại đáng kể cho ngân hàng. Loại sai lầm
thứ nhất dễ dẫn đến thiệt hại do nợ quá hạn hoặc nợ không thể thu hồi, tức là thiệt hại
về tài chính. Loại sai lầm thứ hai dễ dẫn đến thiệt hại về uy tín và mất cơ hội cho vay.
Trên cơ sở quyết định của hội đồng thẩm định, nhân viên tín dụng có trách nhiệm
thơng báo cho khách hàng về quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay đối với khách
hàng.
(iv) Ký hợp đồng: Sau khi ra quyết định tín dụng, kết quả có thể là chấp thuận
hoặc từ chối cho vay, tùy vào kết quả phân tích và thẩm định ở khâu trước. Nếu chấp
thuận cho vay, cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng ký kết hợp đồng tín dụng và
làm tiếp các bước tiếp theo. Nếu từ chối vay, ngân hàng sẽ có văn bản trả lời và giải
thích lý do cho khách hàng được rõ.



12
(v) Giải ngân: Giải ngân là khâu tiếp theo sau khi hợp đồng tín dụng đã được ký
kết. Giải ngân là phát tiền vay cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết
trong hợp đồng. Tuy là khâu tiếp theo sau của quyết định tín dụng, nhưng giải ngân
cũng là khâu quan trọng vì nó có thể góp phần phát hiện và chấn chỉnh kịp thời nếu có
sai sót ở các khâu trước. Ngồi ra, cách thức giải ngân cịn góp phần kiểm tra và kiểm
sốt xem vốn tín dụng có được sử dụng đúng mục đích cam kết hay không. Nguyên tắc
giải ngân là luôn luôn gắn liền vận động tiền tệ với vận động hàng hóa hoặc dịch vụ
đối ứng nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ sau này. Tuy vậy, giải ngân cũng phải tuân
thủ nguyên tắc đảm bảo thuận lợi, tránh gây khó khăn và phiền hà cho khách hàng.
(vi) Tổ chức giám sát và thu hồi nợ
Kiểm tra sau khi giải ngân: Kiểm tra theo dõi tình hình sử dụng vốn của khách
hàng, tình hình tài chính, và cơng nợ của khách hàng; Kiểm tra, đánh giá lại tài sản bảo
đảm nợ vay.
Thu nợ: Tất toán khoản vay. Hồ sơ vay chỉ tất toán khi bên vay thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng; Ký thanh lý hợp đồng tín dụng; Hồn trả tài sản đảm
bảo nợ vay cho khách hàng; Lưu trữ hồ sơ vay.
Xử lý nợ vay: Nếu đến hạn trả nợ, bên đi vay không trả được nợ cho ngân hàng
và không được đồng ý gia hạn/ điều chỉnh kỳ hạn nợ thì ngân hàng tiến hành xem xét
chuyển nợ quá hạn, tiếp tục theo dõi để thu hồi nợ.
2.2. Các vấn đề liên quan đến tín dụng cho vay khách hàng cá nhân
2.2.1. Đặc điểm tín dụng cho vay khách hàng cá nhân
- Thứ nhất, quy mô khoản vay nhỏ nhưng số lượng vay lớn. So với việc cho vay
sản xuất kinh doanh, giá trị các khoản cho vay cá nhân không lớn. Điều này một phần
do giá trị hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng ở mức vừa phải. Mặt khác, đa số các khách hàng
vay vốn đã có sự tích lũy từ trước đối với các tài sản có giá trị lớn, họ chỉ tìm đến ngân
hàng với mục đích hỗ trợ cho hoạt động tiêu dùng cá nhân. Tuy quy mô khoản vay này
là nhỏ nhưng tổng quy mô cho vay của ngân hàng lại rất lớn, do số lượng khách hàng có

nhu cầu vay vốn tín dụng cá nhân lớn.
-Thứ hai, các khoản tín dụng cá nhân có mức lãi suất cho vay chưa linh hoạt.
Khách hàng cá nhân thường ít “nhạy cảm” với lãi suất, họ thường chỉ quan tâm đến
khoản tiền phải trả hàng tháng hơn là mức lãi suất ghi trong hợp đồng. Do đó, khác với
hầu hết các khoản cho vay kinh doanh lãi suất được điều chỉnh theo thị trường, lãi suất
tín dụng cá nhân thường được ấn định tại một mức nhất định. Đối với các khoản cho
vay ngắn hạn, lãi suất được ấn định ngay từ đầu và không thay đổi cho đến hết thời
hạn vay. Đối với những khoản vay trung và dài hạn, lãi suất cho vay thường được điều


13
chỉnh mỗi năm một lần dựa trên cơ sở lãi suất huy động, cộng với một biên độ nhất
định tùy theo từng ngân hàng.
- Thứ ba, tín dụng cá nhân có chi phí lớn nhất trong danh mục tín dụng của ngân
hàng. Bởi quy mô của mỗi khoản vay thường nhỏ thậm chí khơng đáng kể song số
lượng các khoản vay lại rất lớn. Hơn nữa, việc cập nhật các thơng tin cá nhân khó có
thể đầy đủ và chính xác. Do vậy, ngân hàng phải thực hiện rất nhiều bước trong quá
trình cho vay từ lúc tiếp nhận hồ sơ, thẩm định khách hàng, giải ngân cho đến lúc thu
hồi nợ.
- Thứ tư, rủi ro trong cho vay đối với khách hàng cá nhân cao hơn cho vay doanh
nghiệp. Vì đối với các khoản cho vay kinh doanh, ngân hàng và khách hàng thường có
sự thỏa thuận áp dụng mức lãi suất thả nổi, tức là lãi suất được điều chỉnh theo từng kỳ
hạn nhất định trong suốt thời hạn cho vay. Ngoài ra, các khoản cho vay khách hàng cá
nhân dễ gặp rủi ro đạo đức, nghĩa là đối với những khách hàng cá nhân có thể do nhiều
yếu tố chủ quan và khách quan mà họ không thể thực hiện trả nợ hoặc trì hỗn trả nợ,
từ đó gây ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng. Nhân tố chủ quan có thể là
tình trạng “sức khỏe” tài chính của người đi vay, cơng việc làm ăn không tốt … ảnh
hưởng trực tiếp đến năng lực tài chính của khách hàng, từ đó giảm khả năng thực hiện
trả nợ của khách hàng. Các nhân tố khách quan như hạn hán, mất mùa, sự suy thoái
của nền kinh tế dẫn đến khả năng mất việc cao… cũng là những nguy cơ ảnh hưởng

đến khả năng hoàn trả của khách hàng.
- Thứ năm, lợi nhuận từ tín dụng cá nhân lớn. Lãi suất của các khoản tín dụng cá
nhân phần lớn đều cao hơn các khoản tín dụng khác của ngân hàng thương mại
(NHTM). Điều này xuất phát từ các khoản tín dụng cá nhân có chi phí cao và rủi ro
cao nhất trong các loại cho vay của NHTM. Mức lợi nhuận từ trên mỗi khoản tín dụng
cá nhân cao, số lượng lớn, vì vậy tồn bộ lợi nhuận thu về từ hoạt động này là đáng kể
trong tổng thu nhập của NHTM.
2.2.2. Rủi ro trong tín dụng cho vay khách hàng cá nhân
Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng rất đa dạng, nó có thể là rủi ro khi
ngân hàng bị ứ đọng vốn, rủi ro thiếu vốn khả dụng do sự chênh lệch về tỷ trọng giữa
vốn cho vay và vốn đi vay theo tiêu thức thời gian, rủi ro tín dụng khi các tài sản bảo
đảm tín dụng khơng cịn giá trị như khi đánh giá ban đầu trước khi cho vay hay rủi ro
tín dụng khi ngân hàng khơng thu hồi được nợ. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu
này chỉ xem xét rủi ro tín dụng khi ngân hàng khơng thu hồi được nợ hay cịn gọi là nợ
q hạn, nợ khó địi đối với những khoản tín dụng cá nhân.


14
Rủi ro trong tín dụng cho vay khách hàng cá nhân (KHCN) là một loại rủi ro
thuộc nhóm rủi ro tài chính. Nó xảy ra khi cá nhân vay vốn không trả được nợ theo
hợp đồng gắn liền với mỗi khoản tín dụng ngân hàng cấp cho họ. Nói cách khác, rủi ro
trong tín dụng cho vay KHCN là khi luồng thu nhập dự tính mang lại từ các tài sản có
sinh lời của ngân hàng có thể khơng được hoàn trả đầy đủ xét cả về mặt số lượng và
thời hạn.
2.2.3. Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình cho vay khách hàng cá nhân
Có nhiều chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá tình hình cho vay khách hàng cá
nhân tại ngân hàng. Sau đây là một số chỉ tiêu cơ bản thường được sử dụng.
2.2.3.1. Tỷ lệ nợ quá hạn/Dư nợ cho vay (%)
Quy định hiện nay của Ngân hàng Nhà nước cho phép dư nợ quá hạn của các
ngân hàng thương mại không được vượt quá 5%, nghĩa là trong 100 đồng vốn ngân

hàng bỏ ra cho vay thì nợ quá hạn tối đa chỉ được phép là 5 đồng.
Theo quy định thì “Nợ quá hạn” là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc
và/hoặc lãi đã quá hạn. Một cách tiếp cận khác, nợ q hạn là những khoản tín dụng
khơng hồn trả đúng hạn, không được phép và không đủ điều kiện để được gia hạn nợ.
Theo khoản 3, Điều 1 Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN sửa đổi, bổ sung Điều 6
Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về việc phân chia các nhóm nợ, cụ thể có 5 nhóm
như sau:
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
– Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi
đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;
– Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả
năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn
còn lại;
– Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
– Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;
– Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh
nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả
nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu);
– Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.


×