Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Giải pháp nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và pt việt nam chi nhánh sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
---  ---

TRẦN TÍN NGHĨA

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CƠNG TÁC QUẢN TRỊ
RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

CẦN THƠ, 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
---  ---

TRẦN TÍN NGHĨA

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CƠNG TÁC QUẢN TRỊ
RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH SÓC TRĂNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã ngành: 60340102

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS.TS DƯƠNG NGỌC THÀNH

CẦN THƠ, 2016


TÓM TẮT

Trong những năm qua các ngân hàng thương mại yếu kém bị sát nhập vào các ngân
hàng có hoạt động tốt hơn. Nguyên nhân chính dẫn đến hoạt động yếu kém là do hoạt
động tín dụng. Bên cạnh đó các ngân hàng thương mại đua nhau mở rộng mạng lưới và
quy mơ hoạt động kinh doanh làm cho tình hình cạnh tranh thêm quyết liệt thì mức độ rủi
ro tín dụng lại càng cao. Vì vậy, nâng cao cơng tác quản trị rủi ro tín dụng là hết sức quan
trọng và cần thiết đối với hoạt động kinh doanh tại BIDV Sóc Trăng để đảm bảo cho
ngân hàng phát triển ngày một vững mạnh và hoạt động tín dụng được an toàn.
Đề tài được thực hiện nhằm đưa ra cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng trên cơ
sở đó đánh giá thực trạng và cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV Sóc Trăng trong
giai đoạn 2011 - 2015. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia, kết hợp kết quả khảo sát từ
cán bộ làm cơng tác tín dụng tại BIDV Sóc Trăng và BIDV Sơng Hậu. Qua đó tìm ra 10
ngun nhân chính dẫn đến rủi ro tín dụng tại BIDVSóc Trăng.
1. Sự cạnh tranh khơng lành mạnh giữa các tổ chức tín dụng, chạy theo qui mô dư
nợ mà bỏ qua một số qui định của điều kiện tín dụng;
2. Hệ thống thơng tin tín dụng của NHNN chưa đáp ứng;
3. Sự biến động trì trệ của nền kinh tế, các mặt hàng chủ lực trong nước như nông
sản, thủy sản thất mùa hoặc thất giá làm cho sức mua của người dân giảm, dẫn đến đầu ra
chậm, hàng hóa ứ đọng, tồn kho lớn, hiệu quả kinh doanh của khách hàng vay giảm sút;
4. Trình độ chun mơn, năng lực, kinh nghiệm quản lý kinh doanh của người đứng
đầu kém;
5. Tài chính của doanh nghiệp chưa minh bạch hoặc nguồn thu nhập của cá nhân
không rõ ràng;
6. Phương án kinh doanh cịn mang hình thức (Doanh nghiệp hoạt động như gia

đình);
7. Sử dụng vốn sai mục đích so với phương án/ dự án xin vay vốn;
8. Rủi ro do thiếu thông tin khách hàng vay và thẩm định khoản vay vội vã;
9. Rủi ro do công tác kiểm tra trong và sau khi cho vay của cán bộ quản lý khoản
vay mang tính hình thức;
10.Rủi ro do đạo đức cán bộ làm cơng tác tín dụng.
Thơng qua việc phân tích đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và thực
trạng cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV SócTrăng. Kết quả nghiên cứu cho thấy
i


cơng tác quản trị rủi ro tín dụng BIDVSóc Trăng đang được chú trọng nhưng chưa được
tiến hành một cách bài bản, Ngồi cơng tác nhận diện, đo lường, quản lý rủi ro và kiểm
sốt rủi ro tín dụng tác giả đề xuất giải pháp cụ thể nhằm tăng cường cơng tác quản trị rủi
ro tín dụng là: Thứ nhất: hạn chế rủi ro đạo đức và nâng cao trình độ cán bộ; Thứ hai:
tăng cường cơng tác phân tích và thẩm định tín dụng; thứ ba: tăng cường kiểm tra giám
sát tín dụng; thứ tư: phịng ngừa rủi ro tín dụng; thứ năm: khai thác thơng tin khách hàng;
thứ sáu: tăng cường giám sát sử dụng vốn vay và các luồng tiền thanh toán của khách
hàng; thứ bảy: hạn chế rủi ro tín dụng do ngun nhân bên ngồi và thứ tám: xây dựng
văn hóa quản trị rủi ro.
Với những giải pháp trên sẽ thiết thực để hạn chế một cách tốt nhất các rủi ro tín
dụng có thể xảy ra tại các ngân hàng TMCP nói chúng và BIDV Sóc Trăng riêng, góp
phần mang lại hiệu quả cao hơn trong hoạt động tín dụng cho các NHTM CP. Từ đó,
mang lại nguồn vốn dịi dào để hỗ trợ các doanh nghiệp và cá nhân ngày càng phát triển.

ii


ABSTRACT


During the years of weak commercial banks were merged banks perform better.
The main reason leading to weak performance was due to credit operations. Besides the
commercial banks racing to expand its network and scale of operations make the
situation more drastic competition, the level of credit risk is even higher. Therefore,
improving the work of credit risk management is very important and necessary for
business operations at the Bank of Soc Trang to ensure development banks increasingly
strong and safe credit operations panoramic.
This study was performed to provide a theoretical basis for credit risk management
on that basis, to assess the status and activities of credit risk management at the Bank of
Soc Trang in the period 2011 - 2015. The method simulation expert advice, combined
survey results from the staff working at the Bank credit Soc Trang and Song Hau BIDV.
Thereby found 10 causes of credit risk at the Branch Soc Trang.:
1. Unfair competition between credit institutions, chasing outstanding scale that
ignores some of the provisions of the credit conditions.
2. Credit Information System of the State Bank has not met.
3. The volatility of economic stagnation, the local staples such as agricultural
products, crop failure or ventricular seafood prices make people's purchasing
power decreases, leading to slower output, unsold goods, large inventory, the
business performance of borrowers decline.
4. Qualifications, competence, experience of business management of poor head.
5. Enterprise Finance opaque or personal income is not clear.
6. The business plan also takes the form (Enterprise acts as the family).
7. Using the wrong purposes versus capital schemes / projects for a loan.
8. Risks due to lack of information and evaluating borrowers rushed loans.
9. Risk of inspection during and after the lender's managers formalistic loans.
10.Risk of ethics officials credit work.
Through the analysis and assessment of the situation of production and business
activities and the situation of credit risk management at the Bank of Soc Trang. The study
results showed that the administration of the Bank credit risk Soc Trang being focused
but have not been conducted in a basically, also work identification, measurement, risk

management and credit risk control Its authors propose two solutions to strengthen credit
risk management are: the first: limiting moral hazard and improve qualifications of staff;
the secondly: strengthening the competence thatcan distribution and credit tick; the next:
strengthen inspection and supervision of credit; the next: credit risk prevention; the next:
iii


exploit customer information; the next: improved monitoring use of loans and the cash
flows paid by customers; the next: limited credit risk due to external causes and final:
building a culture of risk management.
With the practical solution would to limit the best credit risks may occur in the
commercial banks and the Bank of Soc Trang said they own, contributes to greater
efficiency in the operation of credit for the Commercial Bank. Since then, bring abundant
capital to support businesses and individuals is growing.

iv


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Sau khi bảo vệ luận văn tốt nghiệp, học viên Trần Tín Nghĩa có trao đổi và
đã chỉnh sửa theo góp ý của hội đồng.
Tôi xin xác nhận về việc này, học viên đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp
chuyên ngành Quản trị Kinh doanh.

Cần Thơ, ngày 09 tháng 01năm 2017
Giáo viên hướng dẫn

PGs. Ts. Dương Ngọc Thành


v


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG

..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................

Cần Thơ, ngày
tháng
năm 2017

Chủ tịch hội đồng

vi


TỜ CAM KẾT

Tơi tên: Trần Tín Nghĩa
Tơi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của
tôi và được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS TS Dương Ngọc Thành.
Kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trong bất cứ một cơng trình khoa học
nào.
Tơi xin chịu trách nhiệm về nội dung đề tài nghiên cứu của mình.

Học viên

Trần Tín Nghĩa

vii


MỤC LỤC
TÓM TẮT ............................................................................................................................... iii
ABSTRACT.............................................................................................................................. v
TỜ CAM KẾT......................................................................................................................... ix
DANH SÁCH BẢNG ............................................................................................................ xiv
DANH SÁCH HÌNH .............................................................................................................. xv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................ xvi
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 1
1 Lý do chọn đề tài ................................................................................................................... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................................. 1
2.1 Mục tiêu chung ............................................................................................................... 1
2.2 Mục tiêu cụ thể................................................................................................................ 1
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 1
4 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................................... 2
5 Mơ hình và các biến trong nghiên cứu ................................................................................. 2
6 Lược khảo tài liệu.................................................................................................................. 2
7 Kết cấu của luận văn ............................................................................................................. 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI ........................................................................................................................ 4
1.1 Tín dụng và rủi ro tín dụng................................................................................................ 4
1.1.1 Tín dụng ....................................................................................................................... 4
1.1.1.1 Khái niệm ................................................................................................................ 4
1.1.1.2 Vai trị của tín dụng ................................................................................................. 4
1.1.2 Khái niệm rủi ro tín dụng ............................................................................................ 6
1.1.3 Nguyên nhân xảy ra rủi ro tín dụng ............................................................................ 7
1.1.3.1 Nguyên nhân từ phía người vay ............................................................................... 7
a. Nguyên nhân khách quan .............................................................................................. 7
b. Nguyên nhân chủ quan ................................................................................................. 7
1.1.3.2 Nguyên nhân từ phía ngân hàng ............................................................................... 7
1.1.4 Những thiệt hại từ rủi ro tín dụng............................................................................... 8
1.1.4.1 Đối với nền kinh tế .................................................................................................. 8
viii


1.1.4.2 Đối với ngân hàng ................................................................................................... 8
1.1.5 Phân loại nợ và các chỉ số đo lường rủi ro tín dụng ................................................... 8
1.1.5.1 Phân loại rủi ro theo chất lượng khoản vay .............................................................. 8
1.1.5.2Chỉ số đo lường rủi ro tín dụng: .............................................................................. 11
1.2 Quản trị rủi ro tín dụng ................................................................................................... 11

1.2.1 Khái niệm ................................................................................................................... 11
1.2.2Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng ........................................................................ 11
1.2.3. Một số yêu cầu trong quản trị rủi ro tín dụng ........................................................... 11
1.2.4. Vai trị cơng tác quản trị rủi ro tín dụng.................................................................. 13
1.2.5 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng.............................................................................. 13
1.2.5.1Nhận biết rủi ro tín dụng ......................................................................................... 14
1.2.5.2 Đo lường rủi ro tín dụng ........................................................................................ 15
1.2.5.3 Quản lý rủi ro tín dụng .......................................................................................... 24
1.2.5.4 Kiểm sốt rủi ro tín dụng ....................................................................................... 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI BIDV
SÓC TRĂNG .......................................................................................................................... 26
2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Chi nhánh
Sóc Trăng ............................................................................................................................... 26
2.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam............................. 26
2.1.1.1 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh.............................................................................. 26
2.1.1.2 Nhân lực ................................................................................................................ 26
2.1.1.3 Mạng lưới.............................................................................................................. 27
2.1.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Sóc
Trăng................................................................................................................................... 27
2.1.2.1Chức năng hoạt động .............................................................................................. 28
2.1.2.2 Phạm vi hoạt động ................................................................................................. 28
2.1.2.3 Cơ cấu tổ chức....................................................................................................... 29
2.1.3 Tình hình hoạt động của BIDV – Sóc Trăng trong những năm qua ....................... 30
2.1.3.1 Đánh giá môi trường hoạt động kinh doanh ........................................................... 30
a Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng .................................................. 30
b Thực trạng tín dụng các TCTD trên địa bàn ................................................................. 31
2.1.3.2 Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011 - 2015 .......................................... 33
2.2 Thực trạng cơng tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam – Chi nhánh Sóc Trăng giai đoạn 2011-2015 ............................................... 35
2.2.1 Thực trạng rủi ro tín dụng ........................................................................................ 35

2.2.1.1Tình hình hoạt động tín dụng .................................................................................. 35
a Hoạt động cho vay ......................................................................................................... 36
b Hoạt động thu nợ ........................................................................................................... 37
ix


c Tình hình dư nợ tín dụng ................................................................................................ 37
2.2.1.2. Chất lượng tín dụng phân theo nhóm nợ ............................................................... 40
a Nợ đủ tiêu chuẩn (nợ nhóm 1) ..................................................................................... 41
b Nợ cần chú ý (nợ nhóm 2) ............................................................................................ 43
c Nợ xấu (nợ nhóm: 3+4+5) ............................................................................................ 45
2.2.1.3 Đánh giá rủi ro tín dụng ......................................................................................... 48
a Vốn huy động trên tổng nguồn vốn (%) ...................................................................... 48
b Tổng dư nợ trên tổng tài sản (%) ................................................................................ 49
c Tổng dư nợ trên vốn huy động (%) ............................................................................. 50
d Hệ số thu nợ (%) .......................................................................................................... 50
e Vòng quay vốn tín dụng (%) ........................................................................................ 50
f.Nợ quá hạn trên tổng dư nợ (%) .................................................................................. 51
g Nợ xấu trên tổng dư nợ (%)......................................................................................... 51
2.2.2 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam – Chi nhánh Sóc Trăng .............................................................................................. 51
2.2.2.1 Cơng tác quản trị rủi ro tín dụng ............................................................................ 51
2.2.2.2 Các văn bản chế độ, quy chế, quy trình thủ tục cấp tín dụng: ................................. 55
2.2.3 Đánh giá cơng tác quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV Sóc Trăng............................... 55
2.2.3.1 Những kết quả đạt được trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV Sóc Trăng
......................................................................................................................................... 55
2.2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV Sóc
Trăng. ............................................................................................................................... 55
2.3 Kết quả khảo sát nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại BIDV Sóc Trăng trong thời
gian qua .................................................................................................................................. 56

2.3.1 Bảng câu hỏi khảo sát ................................................................................................ 56
2.3.2 Quy mô điều tra ......................................................................................................... 57
2.3.3 Kết quả điều tra ......................................................................................................... 57
2.4 Phân tích các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại BIDV Sóc Trăng trong thời gian
qua theo kết quả khảo sát từ phía cán bộ ngân hàng đang cơng tác tại BIDV Sóc Trăng .. 60
2.4.1 Rủi ro tín dụng do nguyên nhân từ bên ngoài .......................................................... 60
2.4.2 Rủi ro tín dụng do nguyên nhân từ phía người đi vay ............................................. 61
2.4.3 Rủi ro tín dụng do ngân nhân từ phía ngân hàng cho vay ....................................... 63
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CƠNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI BIDV SÓC TRĂNG ..................................... 65
3.1 Phương hướng hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển
Việt Nam – Chi nhánh Sóc Trăng giai đoạn 2016-2020 ........................................................ 65
3.1.1. Mục tiêu định hướng chung...................................................................................... 65
3.1.2 Các chỉ tiêu định hướng kinh doanh giai đoạn 2016-2020 ....................................... 65

x


3.2 Một số giải pháp tăng nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sóc Trăng ................................. 66
3.2.1 Các giải pháp chung về quản lý rủi ro tín dụng........................................................ 66
3.2.1.1 Xác định mục tiêu và thiết lập chính sách tín dụng linh hoạt .................................. 66
3.2.1.2. Xếp hạng tín dụng ................................................................................................ 67
3.2.1.3. Chấm điểm tín dụng ............................................................................................. 68
3.2.1.4. Bảo đảm tín dụng ................................................................................................. 68
3.2.1.5. Mua bảo hiểm tín dụng ......................................................................................... 69
3.2.1.6 Lập quỹ dự phịng rủi ro tín dụng........................................................................... 69
3.2.2 Các giải pháp cụ thể về quản lý rủi ro tín dụng........................................................ 69
3.2.2.1 Hạn chế rủi ro do đạo đức và nâng cao trình độ cán bộ .......................................... 69
3.2.2.2 Phân tích và thẩm định tín dụng ............................................................................. 70

3.2.2.3 Tăng cường kiểm tra giám sát tín dụng .................................................................. 72
3.2.2.4 Phịng ngừa rủi ro tín dụng .................................................................................... 72
3.2.2.5 Khai thác thông tin khách hàng trong hoạt động tín dụng ....................................... 75
3.2.2.6 Tăng cường giám sát sử dụng vốn vay và các luồng tiền thanh toán của khách hàng
......................................................................................................................................... 75
3.2.2.7 Hạn chế rủi ro tín dụng do nguyên nhân bên ngoài ................................................ 76
3.2.2.8 Xây dựng văn hóa quản trị rủi ro .......................................................................... 76
3.3 Kiến nghị........................................................................................................................... 77
3.3.1 Kiến nghị lên Hội sở chính ........................................................................................ 77
3.3.1.1 Đẩy mạnh chương trình tái cơ cấu BIDV ............................................................... 77
3.3.1.2 Xây dựng chiến lược quản lý rủi ro và triển khai trong tồn hệ thống.................... 78
3.3.1.3 Thiết lập mơ hình tín dụng mới .............................................................................. 78
3.3.2 Kiến nghị với ngân hàng nhà nước ........................................................................... 81
3.3.3. Kiến nghị với chính quyền địa phương .................................................................... 82
KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 83
TÀI LIỆU LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 84
PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................................ 85
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................................ 86
PHỤ LỤC 3 ............................................................................................................................ 89
PHỤ LỤC 4 ............................................................................................................................ 96
PHỤ LỤC 5 ............................................................................................................................ 97
PHỤ LỤC 6 ............................................................................................................................ 98

xi


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 1.1:


Mơ hình xếp hạng của Cơng ty Moody’s và Standard & Poor’s

22

Bảng 1.2:

Hạng mục xác định chất lượng & điểm số tín dụng tiêu dùng

23

Bảng 1.3:

Hạng mục tín dụng theo điểm số tín dụng

24

Bảng 2.1:

Thị phần tín dụng của các TCTD trên địa bàn năm 2014-2015

31

Bảng 2.2:

Tình hình nợ xấu của các TCTD trên địa bàn năm 2014-2015

32

Bảng 2.3:


Một số chỉ tiêu kinh doanh của BIDV Sóc Trăng giai đoạn 20112015

34

Bảng 2.4:

Hoạt động tín dụng của BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011-2015

36

Bảng 2.5:

Hoạt động cho vay của BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011-2015

36

Bảng 2.6:

Hoạt động thu nợ của BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011-2015

37

Bảng 2.7:

Dư nợ tín dụng của BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011-2015

38

Bảng 2.8:


Dư nợ tín dụng phân theo nhóm nợ

41

Bảng 2.9:

Các chỉ số liên quan đế hoạt động kinh doanh và quản trị rủi ro tín
dụng giai đoạn 2011- 2015

49

Bảng 2.10: Hệ số tính phổ biến của các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng

57

Bảng 2.11: Phân tích kết quả điều tra theo quy mơ tín dụng

58

Bảng 2.12: Phân tích kết quả điều tra theo thâm niên cơng tác

58

Bảng 2.13: Phân tích kết quả điều tra theo trình độ chun mơn

59

Bảng 2.14: Phân tích kết quả điều tra theo đối tượng quản lý khách hàng

59


Bảng 3.1:

Chỉ tiêu định hướng kinh doanh giai đoạn 2016 - 2020

xii

65


DANH SÁCH HÌNH

Trang
Hình 1.1:

Quy trình quản lý rủi ro tín dụng

14

Hình 2.1:

Cơ cấu tổ chức của BIDV - Sóc Trăng

29

Hình 2.2:

Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời hạn

39


Hình 2.3:

Cơ cấu dư nợ tín dụng theo khách hàng

40

Hình 2.4:

Cơ cấu dư nợ nhóm 1 theo thời hạn

41

Hình 2.5:

Cơ cấu dư nợ nhóm 1 theo khách hàng

42

Hình 2.6:

Cơ cấu dư nợ nhóm 2 theo thời hạn

43

Hình 2.7:

Cơ cấu dư nợ nhóm 2 theo khách hàng

44


Hình 2.8:

Cơ cấu dư nợ xấu theo thời hạn

46

Hình 2.9:

Cơ cấu dư nợ xấu theo khách hàng

47

xiii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BIDV: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát Triển Việt Nam
BIDV Sóc Trăng: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sóc
Trăng.
CB: Cán bộ
CBTD: Cán bộ tín dụng
CIC: Trung tâm thơng tin tín dụng.
CN: Chi nhánh
CNV: Cơng nhân viên
CTY CP: Cơng ty cổ phần
CTY TNHH: Công ty trách nhiện hữu hạn
DNTN: Doanh nghiệp tư nhân
DPRR: Dự phòng rủi ro
HĐV: Huy động vốn

HSC: Hồi sở chính
KHCN: Khách hàng cá nhân
KHDN: Khách hàng doanh nghiệp
KHKD: Kế hoạch kinh doanh
NH: Ngân hàng
NHNN: Ngân hàng Nhà nước
NHTM: Ngân hàng thương mại
NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần
NQH: Nợ quá hạn
QLKH: Quản lý khách hàng
QLRR: Quản lý rủi ro
RRTD: Rủi ro tín dụng
TCTD: Tổ chức tín dụng
TDH: Trung, dài hạn
TDN: Tổng dư nợ
TDND: Tín dụng nhân dân
TMCP: Thương mại cổ phẩn

xiv


LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong các năm qua liên tiếp xuất hiện những vụ án nghiêm trọng trong lĩnh vực tài
chính - ngân hàng. Đặc biệt là trong hoạt động tín dụng, thủ phạm khơng chỉ từ bên ngồi
mà cịn ở ngay trong nội bộ nhân viên và cán bộ cấp cao của nhiều ngân hàng. Thực
trạng đó đang gióng lên hồi chng báo động cho các nhà quản lý trong lĩnh vực hết sức
quan trọng này.
Thực tế hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Sóc Trăng hiện nay với quy mơ tín dụng ngày càng tăng cao, lượng khách hàng quan hệ

tín dụng ngày càng nhiều và đặc biệt là nhiều lĩnh vực và ngành nghề đa dạng.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Sóc Trăng rất quan
tâm đến vấn đề rủi ro tín dụng. Chi nhánh ngân hàng đã thực hiện rất nhiều biện pháp để
hạn chế rủi ro tín dụng. Tuy nhiên biện pháp mà chi nhánh đang thực hiện góp phần rất
lớn trong việc quản lý rủi ro tín dụng, nhưng khơng thể nào loại bỏ triệt để hồn tồn rủi
ro tín dụng.
Xuất phát từ lý do trên, tác giả chọn đề tài “Giải pháp nâng cao công tác quản trị
rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sóc
Trăng” để làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và đề
xuất các Giải pháp nâng cao cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng
2.2 Mục tiêu cụ thể
+ Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại BIDV Sóc Trăng
+ Mục tiêu 2: Thu thập dữ liệu điều tra, phân tích, đánh giá rủi ro tín dụng, ngun
nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV Sóc Trăng.
+ Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp nâng cao cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV
Sóc Trăng
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Trong hoạt động ngân hàng có rất nhiều loại rủi ro tìm ẩn
như: rủi ro lãi suất; rủi ro thanh khoản; rủi ro công nghệ thông tin; rủi ro tỷ giá và rủi ro
tín dụng. Nhưng do giới hạn về thời gian, chi phí và khả năng tiếp cận nên đề tài chỉ giới
1


hạn nội dung nghiên cứu là rủi ro tín dụng. Đối tượng nghiên cứu là thực trạng rủi ro tín
dụng và những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại BIDV Sóc Trăng.
Phạm vi nghiên cứu tập trung nghiên cứu hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín

dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Sóc Trăng từ năm
2011-2015.
4 Phương pháp nghiên cứu
Nội dung của luận văn được nghiên cứu theo phương pháp: Phỏng vấn chuyên gia,
thống kê và tổng hợp: Kết hợp kết quả khảo sát với các số liệu báo cáo tổng kết từ năm
2011-2015 tại BIDV Sóc Trăng để phân tích, đánh giá, so sánh và tổng hợp.
Nguồn dữ liệu:
+ Sơ cấp: khảo sát các nhân viên Tín dụng (QLKH) tại chi nhánh Sóc Trăng - chi
nhánh Sơng Hậu và các phịng giao dịch trực thuộc.
+ Thứ cấp: Tại BIDV Sóc Trăng.
5 Mơ hình và các biến trong nghiên cứu
Những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng từ phía người cho vay (Các NHTM).
Những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng từ phía người đi vay.
Những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng từ bên ngoài.
6 Lược khảo tài liệu
Nguyễn Hoàng Phúc, 2015. Trong luận văn cao học “ Giải pháp hạn chế nợ xấu
trong quản trị rủi ro tại Vietinbank Sóc Trăng” chuyên ngành quản trị kinh doanh Trường
Đại học Tây Đô. Tác giả đã hệ thống hóa và tổng kết những lý luận cơ bản về phòng
ngừa và biện pháp xử lý nợ xấu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại,
đánh giá thực trạng về cơng tác phịng ngừa và xử lý nợ xấu; tìm và phân tích các nguyên
nhân dẫn đến nợ xấu tại Vietinbank Sóc Trăng. Đề xuất các giải pháp hạn chế rủi ro nợ
xấu tại Vietinbank Sóc răng.
Nguyễn Thanh Hồng Q, 2012. Trong luận văn cao học “Quản trị rủi ro trong
hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu – Chi nhánh Cần Thơ”
chuyên ngành Quản trị kinh doanh Trường Đại Học Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu cho
thấy nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng là do: thiếu sự kiểm tra giám sát sau khi giải
ngân; cán bộ tín dụng khơng thực hiện đầy đủ quy trình dẫn đến khơng phát hiện kịp thời
khách hàng sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến rủi ro nợ xấu; lãi suất tăng trong thời điểm
lạm phát cao làm cho khả năng trả nợ của khách hàng giảm.


2


Nguyễn Đức Tú, 2012. Trong luận án tiến sĩ “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
TMCP cơng thương Việt Nam” chuyên ngành kinh tế tài chính ngân hàng Trường Đại
học kinh tế Quốc Dân.
Trong luận án này, tác giả đã tập trung phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh
tín dụng, cũng như cơng tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng cơng thương trong thời
gian 2008 – 2011. Tác giả đã tập trung phân tích mơ hình quản lý rủi ro, nội dung quản lý
rủi ro bao gồm nhận biết, đo lường, ứng phó và kiểm sốt rủi ro. Tác giả đã phân tích
những kết quả đạt được như xây dựng được khn khổ chính sách tín dụng, tổ chức bộ
máy quản lý rủi ro và xây dựng được hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.
Tác giả cũng chỉ ra được những hạn chế trong cơng tác quản lý rủi ro tín dụng của
ngân hàng như chiến lược quản lý rủi ro, mơ hình quản lý rủi ro, quy trình cấp tín dụng,
hệ thống đo lường rủi ro, giao mức ủy quyền phán quyết lớn, hệ thống thông tin cảnh báo
rủi ro.
Nguyên nhân khách quan như mơi trường kinh doanh, từ phía khách hàng và chính
sách của ngân hàng nhà nước.
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Sóc Trăng.
Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng.

3


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Tín dụng và rủi ro tín dụng
1.1.1 Tín dụng
1.1.1.1 Khái niệm
Khái niệm tín dụng có nguồn gốc từ thuật ngữ La tinh là “Creditum” có nghĩa là sự
tin tưởng, tín nhiệm. Quan hệ tín dụng đã hình thành và phát triển qua nhiều hình thái
kinh tế xã hội. Tuy nhiên, dù ở bất cứ môi trường xã hội nào, đối tượng vay mượn là
hàng hóa hay tiền tệ thì bản chất của tín dụng được thể hiện qua các nội dung sau:
- Quan hệ tín dụng là quan hệ vay mượn.
- Quan hệ tín dụng là quan hệ dựa trên sự tin tưởng và hồn trả.
- Giá trị hồn trả thơng thường lớn hơn giá trị lúc cho vay, hay nói cách khác người
đi vay phải trả thêm phần lợi tức.
Như vậy, có thể đưa ra khái niệm tổng quát về tín dụng như sau: “Tín dụng là một
giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài
chính khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một
thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hồn trả vơ điều kiện vốn
gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh tốn.
“Hồ Diệu, 2011, Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê”

1.1.1.2 Vai trị của tín dụng
- Đối với ngân hàng
Nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu nhất trong kinh doanh ngân hàng và đây là
nghiệp vụ sinh lời chiếm tỉ trọng lớn nhất của ngân hàng thương mại.
- Đối với xã hội
Thứ nhất: Tín dụng ngân hàng đóng vai trị trung gian giải quyết mâu thuẫn phát
sinh trong q trình tuần hồn, ln chuyển vốn giữa doanh nghiệp.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để duy trì sự hoạt động liên tục địi hỏi vốn
của doanh nghiệp phải đồng thời tồn tại ở ba giai đoạn dự trữ, sản xuất và lưu thơng. Khi
khơng có sự ăn khớp về mặt thời gian và khối lượng vật tư hàng hóa cần mua với việc
tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa ở từng doanh nghiệp thì tất yếu xảy ra hiện tượng tạm thời

thừa vốn hoặc thiếu vốn.
Trong toàn bộ nền kinh tế tại một thời điểm nhất định sẽ có hai hiện tượng trái
ngược nhau tạo nên mâu thuẫn của q trình tuần hồn và chu chuyển vốn.
4


Một nhóm cá nhân, doanh nghiệp do trong q trình tích lũy hoặc đã bán được hàng
nhưng chưa có kế hoạch mua vào hàng hóa/ nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất kinh
doanh tạo nên thừa vốn tạm thời.
Một nhóm các cá nhân, doanh nghiệp do có nhu cầu chi tiêu vượt vốn tích lũy, thiếu
vốn tạm thời.
Với nghiệp vụ huy động vốn ngân hàng thương mại tạo điều kiện cho các cá nhân,
doanh nghiệp có cơ hội đầu tư, sinh lợi vốn nhàn rổi vốn tạm thời. Bằng nguồn vốn huy
động được các ngân hàng có điều kiện đáp ứng nhu cầu vốn cho các cá nhân, doanh
nghiệp có nhu cầu vay vốn là cầu nối giữa bên thừa vốn và bên thiếu vốn, tín dụng ngân
hàng góp phần điều hịa vốn trong tồn bộ nền kinh tế, tạo điều kiện cho quá trình sản
xuất kinh doanh liên tục và khơng bị gián đoạn.
Thứ nhất: Tín dụng ngân hàng thu hút nguồn vốn tiết kiệm và thúc đẩy quá trình tập
trung vốn, đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế.
Trong tồn xã hội khơng chỉ có tái sản xuất giản đơn mà tái sản xuất còn là một quá
trình thường xuyên mở rộng và phát triển vì vậy cần nhu cầu vốn thường xuyên. Đối với
các doanh nghiệp vốn tự có có giới hạn, bên cạnh đó việc huy động vốn trực tiếp địi hỏi
những điều kiện hết sức chặt chẽ không phải doanh nghiệp nào cũng dễ dàng huy động
được, trong trường hợp này nguồn vốn tín dụng là quan trọng nhất cho nhu cầu đầu tư.
Tín dụng thực hiện huy động vốn tiết kiệm của cá nhân, doanh nghiệp, nhà nước để đáp
ứng nhu cầu đầu tư, phát triển kinh tế. Mỗi khoản tiết kiệm có mục đích nhất định, nhưng
trong thời gian chưa thực hiện được mục đích đã định các chủ sở hữu nó có thể gửi vào
ngân hàng để kiếm lời. Bằng việc thu hút nguồn vốn tiết kiệm đáp ứng nhu cầu đầu tư,
tín dụng ngân hàng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư.
Thứ hai: Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ và ổn định giá cả.

Với sự hoạt động của hệ thống tín dụng, các nguồn tiền nhà rỗi của cá nhân và
doanh nghiệp được tập trung lại và sau đó tín dụng tiến hành phân phối các nguồn vốn đã
được tập trung này nhằm đáp ứng đáp ứng nhu cầu sản xuất, lưu thông hàng hóa cũng
như nhu cầu tiêu dùng trong xã hội thơng qua kênh tín dụng, bằng chính sách tiền tệ thích
hợp cho từng giai đoạn nhà nước có thể điều tiết lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế góp
phần ổn định tiền tệ, giá cả.
Thứ ba: Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật
tự xã hội.
Một mặt, do tín dụng có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, sản xuất hàng hóa
và dịch vụ ngày càng gia tăng có thể thỏa mãn nhu cầu đời sống của người lao động. Mặt
khác, do vốn tín dụng cung ứng đã tạo ra khả năng trong việc khai thác các tiềm năng sẵn

5


có trong xã hội về tài nguyên thiên nhiên về lao động,… do đó có thể thu hút nhiều lực
lượng lao động của xã hội để tạo ra lực lượng sản xuất mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Thứ tư: Tín dụng ngân hàng góp phần tăng cường chế độ hoạch toán kinh tế của các
doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế sử dụng vốn vay.
Đặc trưng của tín dụng là người vay vốn phải hoàn trả vốn gốc và lãi vay đúng thời
hạn cam kết trong hợp đồng tín dụng đã ký, nếu vi phạm phải chịu lãi suất phạt và các
chế tài khác. Bằng những tác động như vậy, nên các doanh nghiệp vay vốn phải thường
xuyên quan tâm thực hiện chế độ hoạch toán kinh tế, giảm chi phí sản xuất kinh doanh,
nâng cao hiệu quả vốn đó cũng là điều kiện quyết định đến khả năng hồn trả vốn vay và
tăng tích lũy cho doanh nghiệp.
1.1.2 Khái niệm rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra khi người vay không thanh toán được nợ theo thỏa
thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ. Cùng với rủi ro lãi suất, rủi ro tín
dụng là chủ yếu trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Rủi ro tín dụng chia thành một
vài thành phần rủi ro tín dụng:

- Rủi ro khơng có khả năng thanh tốn
- Rủi ro giảm uy tín (rủi ro chuyển hạng).
- Rủi ro nguy cơ.
- Thua lỗ do vở nợ ( thường ít hơn lượng tiền phải trả bởi vì sự hồi phục nhờ đảm
bảo hay thế chấp của bên thứ ba).
- Rủi ro đối tác của phái sinh.
Trong các thành phần rủi ro tín dụng thì rủi ro khơng có khả năng thanh tốn là
nguy hiểm nhất, khi người đi vay không thể đáp ứng được nghĩa vụ trả nợ. khơng có khả
năng thanh tốn gây ra thua lỗ một phần hoặc tồn phần đối với khoản tiền được cho vay.
Có nhiều sự kiện khơng có khả năng thanh tốn, chậm trễ trong nghĩa vụ trả nợ, tái
cấu trúc nghĩa vụ trả nợ do sự giảm uy tín tín dụng đáng kể của người đi vay; phá sản.
Chậm trễ trả nợ không giống như vở nợ đơn thuần tức là khả năng không thể đáp ứng
nghĩa vụ trả nợ. Sự chậm trễ này có thể được giải quyết trong thời gian ngắn. Tái cấu trúc
nếu bắt nguồn từ sự mất khả năng trả nợ trừ khi cấu trúc nợ thay đổi, rất giống với khơng
có khả năng thanh tốn. Khơng có khả năng thanh tốn đơn thuần có nghĩa là khơng trả
nợ vĩnh viễn. Phá sản, thanh lý cơng ty hay thâu tóm một cơng ty khó khăn là những kết
quả có thể xảy ra. Chúng gây ra những thua lỗ đáng kể.
Từ khái niệm trên chúng ta có thể rút ra nội dung cơ bản rủi ro tín dụng (rủi ro
khơng có khả năng thanh toán) như sau:
6


Người đi vay khơng cịn khả năng thanh tốn một phần hoặc toàn bộ số tiền đã vay
(bao gồm gốc và lãi vay).
Rủi ro tín dụng sẽ dẫn đến tổn thất về tài chính, tức là giảm thu nhập rịng và giảm
giá trị thị trường của vốn. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến thua lỗ, hoạt ở
mức độ cao hơn có thể dẫn đến phá sản.
1.1.3 Nguyên nhân xảy ra rủi ro tín dụng
Nguyên nhân xảy ra tín dụng rất đa dạng, có thể phân theo nhiều tiêu thức khác
nhau. Một trong những cách phân loại thông dụng là phân tích nguyên nhân từ phía

người đi vay và người cho vay
1.1.3.1 Nguyên nhân từ phía người vay
a. Nguyên nhân khách quan
Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh.
Tình hình an ninh, chính trị trong nước, trong khu vực khơng ổn định.
Do khủng hoảng hoặc suy thối kinh tế, lạm phát mất cân bằng cán cân thanh toán
quốc tế dẫn đến tỉ giá hối đối biến động bất thường.
Môi trường pháp lý không thuận lợi, lỏng lẻo trong quản lý vĩ mô.
b. Nguyên nhân chủ quan
Nguồn thu nhập giảm bất thường.
Khách hàng vay sử dụng vốn sai mục đích, khơng có thiện chí trong việc trả nợ vay.
Khả năng quản trị kinh doanh kém: quy mơ kinh doanh phình ra quá to so với năng
lực quản trị là nguyên nhân dẫn đến khơng hồn thành các phương án kinh doanh đề ra
mà lẽ ra nó thành cơng trên thực tế.
Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch: Quy mô tài sản, nguồn
vốn nhỏ bé, tỉ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu quá lớn. Khi nhân viên NH lập các bản phân
tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp thường
thiếu tính thực tế và xác thực. Đây cũng là ngun nhân vì sao NH vẫn ln xem nặng
phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để phịng chống rủi ro tín dụng cho mình.
1.1.3.2 Ngun nhân từ phía ngân hàng
Lỏng lẻo trong cơng tác kiểm tra nội bộ tại các NH.
Bố trí nhân viên thiếu đạo đức và trình độ chun mơn, nghiệp vụ. Một số vụ án
kinh tế lớn trong thời gian vừa qua liên quan đến NHTM đều có sự tiếp tay của một số
nhân viên NH cùng khách hàng làm giả hồ sơ vay, hay nâng giá trị tài sản thế chấp, cầm
cố lên quá cao so với thực tế để rút tiền NH. Đạo đức của nhân viên là một trong các yếu
7


tố tối quan trọng để giải quyết vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng. Một chuyên viên kém về
năng lực có thể bồi dưỡng thêm, nhưng chuyên viên tha hóa về đạo đức nhưng giỏi về

nghiệp vụ vơ cùng nguy hiểm khi được bố trí trong hoạt động tín dụng.
Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay. Các NH có thói quen tập trung nhiều
cơng sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà lơi lỏng q trình kiểm tra kiểm sốt
đồng vốn sau khi cho vay.
1.1.4 Những thiệt hại từ rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng xảy ra có thể gây tổn thất cho nền kinh tế quốc gia và cả chính ngân
hàng.
1.1.4.1 Đối với nền kinh tế
Hoạt động ngân hàng liên quan đến hoạt động doanh nghiệp, các ngành và các cá
nhân. Vì vậy, khi một ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng hay bị phá sản, người gửi tiền ở
các ngân hàng khác hoang mang, lo sợ và kéo nhau ồ ạt đến rút tiền làm cho toàn bộ hệ
thống ngân hàng gặp khó khăn. Ngân hàng phá sản sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, khơng có tiền trả lương, dẫn đến cơng nhân gặp nhiều khó
khăn. Hơn nữa sự hoảng loạn của các ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ nền kinh
tế. Nó làm cho nền kinh tế bị suy thốt, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp tăng xã
hội mất ổn định.
1.1.4.2 Đối với ngân hàng
Khi gặp rủi ro tín dụng, ngân hàng không thu được vốn vay (gốc và lãi vay), nhưng
ngân hàng phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đến hạn, điều này làm cho
ngân hàng mất cân đối trong việc thu chi mất thanh khoản.
Khi khơng thu được nợ, vịng quay vốn tín dụng giảm khiến hoạt động kinh doanh
của ngân hàng không có hiệu quả. Khi gặp rủi ro tín dụng, ngân hàng thường rơi vào tình
trạng mất khả năng thanh tốn, làm mất lòng tin người gửi tiền, ảnh hưởng đến uy tín của
ngân hàng,…
1.1.5 Phân loại nợ và các chỉ số đo lường rủi ro tín dụng
1.1.5.1 Phân loại rủi ro theo chất lượng khoản vay
Việc xếp hạng chất lượng các khoản vay được thực hiện cho tất cả các khách hàng
để ngân hàng có điều kiện theo dõi và đánh giá cấp độ rủi ro trong từng trường hợp và từ
đó phân tích, có phương án xử lý kịp thời. Việc phân loại khoản vay được thực hiện ngay
sau khi xuất hiện khoản vay và sau đó được thực hiện định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý

cho đến khi khoản vay được tất tốn.
Căn cứ thơng tư 02/3013/TT-NHNN ngày 21 tháng 1 năm 2013 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực
8


hiện phân loại nợ (trừ các khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng) theo 05 nhóm, trong
đó nợ nhóm 3,4 và 5 được gọi là nợ xấu. cách phân nhóm được phân cụ thể, như sau:
a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
(i) Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi
đúng hạn;
(ii) Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ
gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn;
(iii) Nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại khoản 2 Điều này.
b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
(i) Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;
(ii) Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;
(iii) Nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
(i) Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
(ii) Nợ gia hạn nợ lần đầu;
(iii) Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ
theo hợp đồng tín dụng;
(iv) Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Nợ của khách hàng hoặc bên bảo đảm là tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng mà tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi khơng được cấp tín dụng theo quy định
của pháp luật;
- Nợ được bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc cơng ty con của
tổ chức tín dụng hoặc tiền vay được sử dụng để góp vốn vào một tổ chức tín dụng khác
trên cơ sở tổ chức tín dụng cho vay nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ

chức tín dụng nhận vốn góp;
- Nợ khơng có bảo đảm hoặc được cấp với điều kiện ưu đãi hoặc giá trị vượt q
5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi cấp cho khách
hàng thuộc đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;
- Nợ cấp cho các công ty con, cơng ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh
nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm sốt có giá trị vượt các tỷ lệ giới hạn theo
quy định của pháp luật;
- Nợ có giá trị vượt quá các giới hạn cấp tín dụng, trừ trường hợp được phép vượt
giới hạn. Theo quy định của pháp luật;
9


×