Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Khảo sát các tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú, bệnh viện đa khoa khu vực tân châu, tỉnh an giang quý i năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 137 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

NGUYỄN NGỌC SĨ

KHẢO SÁT CÁC TƯƠNG TÁC THUỐC
TRONG ĐƠN THUỐC ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ,
BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC TÂN CHÂU,
TỈNH AN GIANG QUÝ I NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

CẦN THƠ, 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

NGUYỄN NGỌC SĨ

KHẢO SÁT CÁC TƯƠNG TÁC THUỐC
TRONG ĐƠN THUỐC ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ,
BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC TÂN CHÂU,
TỈNH AN GIANG QUÝ I NĂM 2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
Ngành Dược lý và Dược lâm sàng
Mã ngành: 8720205

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TSKH. BÙI TÙNG HIỆP


CẦN THƠ, 2020


i
CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn này, với đề tựa là “Khảo sát các tương tác thuốc trong đơn
điều trị ngoại trú, Bệnh viện đa khoa khu vực Tân Châu”, do học viên
Nguyễn Ngọc Sĩ thực hiện theo sự hướng dẫn của GS.TSKH. Bùi Tùng
Hiệp. Luận văn đã đ ư ợ c báo cáo và được Hội đồng chấm luận văn thông
qua ngày tháng năm 2020
Ủy viên
(Ký tên)
---------

Ủy viên - Thư ký
(Ký tên)
----------

Phản biện 1
(Ký tên)
---------

Phản biện 2
(Ký tên)
----------

Người hướng dẫn khoa học
(Ký tên)

GS.TS. Bùi Tùng Hiệp


Chủ tịch Hội đồng
(Ký tên)
----------


ii
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành đến qúy thầy cô trong
Ban Giám hiệu, Khoa sau Đại học - Trường Đại học Tây Đô, đã nhiệt tình dạy
dỗ và truyền đạt kinh nghiệm quý báo cho em trong suốt quá trình học tập.
Tiếp đến, cho em gửi lời cảm ơn đặc biệt đến GS.TSKH. BÙI TÙNG
HIỆP, Giảng viên Cao cấp, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã dìu dắt
định hướng cho em từ lúc tiếp nhận đề tài đến khi hoàn chỉnh luận văn. Thầy đã
dành thời gian nghỉ hiếm hoi hết lịng hướng dẫn, đọc và đưa ra nhận xét, góp ý
hỗ trợ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc, các cán bộ tại Bệnh viện Đa
khoa khu vực Tân Châu, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp em hoàn thành đề
tài hoàn chỉnh.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lịng biết ơn đến gia đình và bạn bè, luôn tin tưởng,
giúp đỡ và ủng hộ quyết định của em.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn đến q thầy cơ trong Hội đồng chấm
luận văn đã có những ý kiến hết sức quý báu để em hoàn chỉnh luận văn này.

Cần Thơ, ngày 06 tháng 06 năm 2020

Nguyễn Ngọc Sĩ


iii

TĨM TẮT TIẾNG VIỆT
Nhằm mục tiêu mơ tả đặc điểm tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng và đánh giá
mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ và khả năng xảy ra tương tác thuốc trong
đơn thuốc điều trị ngoại trú, bệnh viện đa khoa khu vực Tân Châu, tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Khảo sát các tương tác thuốc trong đơn điều trị ngoại trú, Bệnh viện đa
khoa khu vực Tân Châu, An Giang” năm 2020.
Đối tượng nghiên cứu là 1.000 đơn thuốc điều trị ngoại trú lưu trữ tại Khoa
Dược - Bệnh viện đa khoa khu vực Tân Châu. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu
là mô tả cắt ngang và không tiến hành can thiệp. Số liệu thu thập được nhập và xử lý
trên phần mềm thống kê y sinh học SPSS 22.0.
Kết quả nghiên cứu thu được: Độ tuổi trung bình của bệnh nhân trong mẫu
nghiên cứu là 45,92 ± 22,05; Nhóm bệnh nhân từ trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất
(40,50%); tỷ lệ bệnh nhân nữ trong mẫu nghiên cứu ít hơn so với bệnh nhân nam
chiếm tỷ lệ là 47,5%; bệnh nhân có thể trạng thừa cân chiếm tỷ lệ 29,1%. Số bệnh
nhân có 2 bệnh lý mắc kèm chiếm chủ yếu (42,50%), tiếp theo là nhóm có 1 bệnh lý
mắc kèm (34,30%). Trong 1.613 lượt bệnh được thu thập trong mẫu nghiên cứu, nhóm
bệnh tim mạch chiếm chủ yếu (42,41%), tiếp theo là nhóm bệnh nội tiết (14,38%),
nhóm bệnh tiêu hóa (12,09%) và nhóm bệnh hơ hấp (10,48%). Số thuốc trung bình
trong đơn của các đối tượng nghiên cứu là 4,92 ± 1,64. Ghi nhận được 15 cặp tương
tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng được đồng thuận bởi các cơ sở dữ liệu sử dụng trong
nghiên cứu. Tỷ lệ đơn thuốc xuất hiện tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng là 6,4%. Số
đơn có 1 tương tác thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất (68,75%) và khơng có đơn thuốc nào có
4 tương tác thuốc được phát hiện. Cặp tương tác thuốc xuất hiện với tần suất nhiều
nhất là clopidogrel và thuốc ức chế bơm proton (1,7%), tiếp theo là tương tác giữa
kháng sinh nhóm quinolon và thuốc kháng acid (1,3%), tương tác giữa fenofibrat và
nhóm sulfonylurea/insulin (1,1%). Cặp tương tác chỉ xuất hiện một lần như tương tác
giữa kháng sinh quinolon và muối sắt (0,1%), kháng sinh quinolon và sulcrafat và
tương tác giữa kháng sinh Doxycyclin và muối Canxi (0,1%). Trong 15 cặp tương tác
thuốc có ý nghĩa lâm sàng được phát hiện, có hai nhóm cơ chế tương tác chính của các
loại thuốc đó là cơ chế thông qua dược động học và cơ chế dược lực học.

Khơng có mối liên quan giữa giới tính, số lượng bệnh mắc kèm theo của bệnh
nhân và khả năng xảy ra tương tác thuốc (p > 0,05) nhưng có mối liên quan giữa độ
tuổi của bệnh nhân; tỉ lệ xảy ra tương tác thuốc cao nhất tập trung chủ yếu ở nhóm

tuổi 40 – 59 tuổi và nhóm từ 60 tuổi trở lên. Số lượng thuốc sử dụng trong đơn
thuốc và khả năng xảy ra tương tác thuốc có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Tiến hành
xây dựng các hướng dẫn cho việc quản lý tương tác thuốc cho các cặp thuốc xẩy ra


iv
tương tác nêu trên, tất cả các cơ sở, căn cứ để xây dựng hướng dẫn đều được lấy từ các
cơ sở dữ liệu và đồng thời cập nhật mới các khuyến cáo từ các nguồn tài liệu khác
nhau từ các tạp chí, các tổ chức y học và cả từ nhà sản xuất thuốc
Từ khóa: tương tác thuốc, điều trị ngoại trú, yếu tố nguy cơ


v
SUMMARY
To characterize drug interactions of clinical significance and to evaluate
associations between some risk factors and the likelihood of drug interactions
occurring in outpatient prescriptions, general hospitals In Tan Chau, we
conducted a research project: "Survey of drug interactions in outpatient
prescriptions, Tan Chau General Hospital" in 2020.
Study subjects are 1,000 outpatient prescriptions stored at the Faculty of
Pharmacy - Tan Chau General Hospital. The topic using the research method is
a descriptive cross-section and does not conduct an intervention. Collected data
were entered and processed on the biomedical statistical software SPSS 22.0.
Research results obtained: The average age of the patients in the study
sample is 45.92 ± 22.05; The group of patients over 60 years old accounts for
the highest proportion (40.50%); the percentage of female patients in the study

sample is less than that of male patients, accounting for 47.5%; patients may be
overweight, accounting for 29.1%. The majority of patients with 2 comorbidities
accounted for the majority (42.50%), followed by the group with 1 associated
disease (34.30%). Among 1,613 diseases collected in the research sample, the
group of cardiovascular diseases mainly (42.41%), followed by endocrine
diseases group (14.38%), digestive diseases group (12.09%). and respiratory
diseases group (10.48%). The average number of drugs in the prescriptions of
study subjects was 4.92 ± 1.64. A record of 15 pairs of clinically significant
drug interactions agreed by the databases used in the study was recorded. The
rate of prescription drug interactions with clinical significance was 6.4%. The
number of prescriptions with 1 drug interaction accounted for the highest
proportion (68.75%), and there were no prescriptions with 4 drug interactions
detected. The pair of drug interactions that appeared with the most frequency
were clopidogrel and proton pump inhibitors (1.7%), followed by interactions
between quinolon antibiotics and antacids (1.3%), the interaction between
fenofibrate and sulfonylurea/insulin group (1.1%). The interaction pair appears
only once, such as the interaction between quinolon antibiotics and iron salts
(0.1%), quinolon antibiotics and sucralfate, and the interaction between
Doxycycline antibiotics and Calcium salt (0.1%). Of the 15 detected clinically
significant drug interactions, two main drug interactions are pharmacokinetics
and pharmacodynamics.


vi
There was no relationship between sex, the number of patient
comorbidities, and the likelihood of drug interactions (p> 0.05), but there was a
relationship between patient age; The highest rates of drug interactions occur,
mainly in the 40 - 59-year-olds and the 60-year-old group. The number of drugs
used in the prescription and the possibility of drug interactions is statistically
significant (p <0.05). Develop guidelines for managing drug interactions for the

above drug pairs based on the database, and concurrently—update
recommendations from various sources from medical journals, medical
organizations, and drug manufacturers.
Keywords: drug interactions, outpatient treatment, risk factors


vii
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào.
Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Sĩ


viii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
TÓM TẮT TIẾNG VIỆT .................................................................................. iii
SUMMARY.......................................................................................................... v
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. vii
MỤC LỤC ......................................................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... xi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................... xiii
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................ 3
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ TƯƠNG TÁC THUỐC.......................................................3
1.1.1. Khái niệm chung về tương tác thuốc ............................................................ 3
1.1.2. Phân loại tương tác thuốc .............................................................................4

1.1.3. Các yếu tố nguy cơ gây ra tương tác thuốc ..................................................9
1.1.4. Hậu quả của tương tác thuốc.......................................................................12
1.1.5. Tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng (YNLS) ...........................................13
1.1.6. Phương pháp xử trí tương tác thuốc ........................................................... 14
1.1.7. Các nghiên cứu về tương tác thuốc............................................................. 15
1.2 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG THỰC
HÀNH LÂM SÀNG .................................................................................................17
1.2.1. Phần mềm hỗ trợ kê đơn .............................................................................18
1.2.2. Các cơ sở dữ liệu tra cứu tương tác thuốc ..................................................18
1.2.3. Xây dựng danh mục tương tác thuốc sử dụng trong thực hành lâm sàng ..23
1.2.4. Một số khuyến cáo được sử dụng để kiểm soát tương tác thuốc ................23
1.3 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ SỰ TƯƠNG TÁC THUỐC VÀ XÂY DỰNG
HƯỚNG DẪN QUẢN LÍ TƯƠNG TÁC THUỐC ...............................................24
1.4 ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC TÂN CHÂU
....................................................................................................................................26

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............. 27
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ..........................................................................27
2.1.1 Đơn thuốc điều trị ngoại trú .........................................................................27
2.1.2 Thuốc được kê trong đơn thuốc điều trị ngoại trú .......................................27
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................27
2.2.1 Mục tiêu 1: ...................................................................................................27
2.2.2 Mục tiêu 2 ....................................................................................................29


ix
2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .............................................................................30
2.3.1 Đặc điểm của bệnh nhân ..............................................................................30
2.3.2 Đặc điểm về tình hình sử dụng thuốc trong mẫu nghiên cứu ......................30
2.3.3. Xác định các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng xảy ra trong đơn thuốc

điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tân Châu ...................................30
2.3.4. Xây dựng hướng dẫn quản lý các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng tại
Bệnh viện đa khoa khu vực Tân Châu ....................................................................31
2.4 CÁC BIẾN SỐ ...................................................................................................33
2.5 XỬ LÝ SỐ LIỆU ............................................................................................... 34
2.6 ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU ............................................................... 35

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................ 36
3.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH NHÂN VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC
TRONG MẪU NGHIÊN CỨU ...............................................................................36
3.1.1 Đặc điểm của bệnh nhân ..............................................................................36
3.1.2 Đặc điểm về tình hình sử dụng thuốc trong mẫu nghiên cứu ......................39
3.2 XÁC ĐỊNH CÁC TƯƠNG TÁC THUỐC CÓ Ý NGHĨA LÂM SÀNG XẢY
RA TRONG ĐƠN THUỐC ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA
KHOA KHU VỰC TÂN CHÂU .............................................................................40
3.2.1 Danh sách các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng xảy ra trong đơn thuốc
điều trị ngoại trú ......................................................................................................40
3.2.2. Đặc điểm tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng xảy ra trong đơn thuốc điều
trị ngoại trú..............................................................................................................42
3.2.3 Cơ chế và hậu quả của các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng xảy ra trong
đơn thuốc điều trị ngoại trú.....................................................................................44
3.2.4 Phân tích sự ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng xảy ra tương tác
thuốc có ý nghĩa lâm sàng ......................................................................................46
3.3 XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ CÁC TƯƠNG TÁC THUỐC CÓ Ý
NGHĨA LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC TÂN CHÂU ..49

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN – KIẾN NGHỊ ...................................................... 53
4.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU VÀ TÌNH HÌNH
SỬ DỤNG THUỐC TRONG MẪU NGHIÊN CỨU ............................................53
4.2. XÁC ĐỊNH CÁC TƯƠNG TÁC THUỐC CÓ Ý NGHĨA LÂM SÀNG

XẢY RA TRONG ĐƠN THUỐC ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA KHU VỰC TÂN CHÂU ......................................................................56
4.2.1. Danh sách các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng xảy ra trong đơn thuốc
điều trị ngoại trú ......................................................................................................56


x
4.2.2. Đặc điểm tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng xảy ra trong đơn thuốc điều
trị ngoại trú .............................................................................................................57
4.2.3. Cơ chế và hậu quả của các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng xảy ra
trong đơn thuốc điều trị ngoại trú ...........................................................................61
4.2.4. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng xuất hiện tương tác thuốc có ý
nghĩa lâm sàng ........................................................................................................63
4.3 XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ CÁC TƯƠNG TÁC THUỐC CÓ Ý
NGHĨA LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC TÂN CHÂU .64

KẾT LUẬN ........................................................................................................ 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 68
PHỤ LỤC 1 ........................................................................................................ xv
PHỤ LỤC 2 ....................................................................................................... xvi
PHỤ LỤC 3 ...................................................................................................... xvii
PHỤ LỤC 4 ..................................................................................................... xviii
PHỤ LỤC 5 ....................................................................................................... xix


xi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Danh sách các thuốc có khoảng điều trị hẹp ....................................... 10
Bảng 1.2 Một số cơ sở dữ liệu tra cứu tương tác thuốc ....................................... 18
Bảng 1.3 Phân loại mức độ nặng của tương tác trong MM ................................ 19

Bảng 1.4 Phân loại mức độ nặng của tương tác trong BNF 74 .......................... 20
Bảng 1.5 Phân loại mức độ nặng của tương tác trong SDI ................................. 21
Bảng 1.6. Phân loại mức độ nặng của tương tác trong DRUG ........................... 21
Bảng 1.7 Phân loại mức độ nặng của tương tác trong MED .............................. 22
Bảng 2.1 Bảng quy ước mức độ đánh giá tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng ở
các cơ sở dữ liệu .................................................................................................. 28
Bảng 2.2. Bảng biến số nghiên cứu..................................................................... 33
Bảng 3.1 Phân bố nhóm tuổi bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu ......................... 36
Bảng 3.2. Phân bố giới tính bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu ........................... 36
Bảng 3.3. Phân bố nghề nghiệp bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu ..................... 37
Bảng 3.4. Phân bố thể trạng bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu .......................... 37
Bảng 3.5. Đặc điểm về số bệnh mắc kèm ở bệnh nhân nghiên cứu ................... 38
Bảng 3.6 Phân bố nhóm bệnh trong mẫu nghiên cứu ......................................... 38
Bảng 3.7. Đặc điểm về số thuốc được kê đơn trong đơn thuốc .......................... 39
Bảng 3.8 Phân bố nhóm thuốc trong mẫu nghiên cứu ........................................ 39
Bảng 3.9 Danh sách các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng được đồng thuận
bởi các cơ sở dữ liệu............................................................................................ 40
Bảng 3.10 Danh sách các cặp tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng xảy ra trong
đơn thuốc điều trị ngoại trú ................................................................................. 41
Bảng 3.11 Đặc điểm tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng ................................. 42
Bảng 3.12. Số lượt tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng ................................... 43
Bảng 3.13 Tần suất xuất hiện các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng ............ 43
Bảng 3.14 Cơ chế và hậu quả của các tương tác có ý nghĩa lâm sàng ............... 44
Bảng 3.15 Phân loại các tương tác dược động học có ý nghĩa lâm sàng ............ 45
Bảng 3.16 Phân loại các tương tác dược lực học có ý nghĩa lâm sàng ............... 46
Bảng 3.17 Ảnh hưởng của nhóm tuổi đến khả năng xảy ra tương tác thuốc có ý
nghĩa lâm sàng ..................................................................................................... 46
Bảng 3.18 Ảnh hưởng của giới tính đến khả năng xảy ra tương tác thuốc có ý
nghĩa lâm sàng ..................................................................................................... 47



xii
Bảng 3.19 Ảnh hưởng của số lượng bệnh kèm theo đến khả năng xảy ra tương
tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng ............................................................................. 47
Bảng 3.20 Ảnh hưởng của thể trạng bệnh nhân đến khả năng xảy ra tương tác
thuốc có ý nghĩa lâm sàng ................................................................................... 48
Bảng 3.21 Ảnh hưởng của số lượng thuốc trong đơn đến khả năng xảy ra tương
tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng ............................................................................. 48
Bảng 3.22. Hướng dẫn quản lí các cặp tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng tại
bệnh viện đa khoa khu vực Tân Châu ................................................................. 49


xiii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
PHẦN VIẾT
TẮT

ACC
ADR
AHA
BNF

TIẾNG ANH

TIẾNG VIỆT

American College of
Cardiology
Adverse Drug Reaction
American Heart

Association
British National
Formulary

Trường mơn Tim mạch Hoa
Kỳ
Phản ứng có hại của thuốc

CCĐ

CSDL
CYP450

Centers for Disease
Control and Prevention
Cytochrome P450 2C19
Cytochrome P450

DĐH

Dược động học

DLH

Dược lực học

CDC

DRUG


EMA
FDA

ICD - 10

European Medicines
Agency
Food and Drug
Administration

Edition

MED
MM

Drug interactions -

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ
Dược thư Quốc gia Anh
Chống chỉ định
Trung tâm kiểm sốt và
phịng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ

Phần mềm tra cứu tương tác
thuốc trực tuyến truy cập tại
địa chỉ www.drugs.com
Cơ quan Quản lý Dược phẩm
châu Âu
Cục Quản lý Thực phẩm và
Dược phẩm Hoa Kỳ

Phân loại thống kê quốc tế về
bệnh tật và các vấn đề sức
khỏe có liên quan phiên bản
lần thứ 10
Phần mềm tra cứu tương tác
thuốc trực tuyến truy cập tại
địa chỉ www.medscape.com
Phần mềm tra cứu tương tác


xiv

NSAID
OTC
PPI
SD
SDI
STT
TB
TTT

Micromedex®
Solutions
Nonsteroidal Antiinflammatory Drug
Over-the-counter
Proton Pump Inhibitor
Stockley’s Drug
Interactions Pocket
Companion


thuốc trực tuyến
Micromedex
Thuốc kháng viêm không
steroid
Thuốc không cần kê đơn
Thuốc ức chế bơm proton
Độ lệch chuẩn
Sổ tay tra cứu tương tác
thuốc của Stockley
Số thứ tự
Trung bình
Tương tác thuốc
Ý nghĩa lâm sàng

YNL
AT1
TSH

Đối kháng đặc hiệu thụ thể
angiotensin II (loại AT1)
Hormone kích thích tuyến
giáp


1
MỞ ĐẦU
Bệnh nội khoa thường là những bệnh lý mạn tính, có nhiều triệu chứng đi
kèm đơi khi bệnh nhân phải sử dụng nhiều thuốc phối hợp trong một thời gian
dài là khơng tránh khỏi. Đó chính là ngun nhân làm cho tương tác thuốc xảy
ra.

Tương tác thuốc có thể có lợi nếu biết phối hợp đúng cách. Mặt khác,
tương tác thuốc cũng có thể dẫn đến các biến cố bất lợi, giảm hiệu quả điều trị
và gia tăng độc tính của thuốc. Thậm chí, tương tác thuốc là một trong những
nguyên nhân quan trọng có thể dẫn đến tử vong trên bệnh nhân [4], [31].
Việc phối hợp thuốc là không thể tránh khỏi, nhất là trong diều kiện đa
bệnh lý, đa triệu chứng. Đó chính là ngun nhân làm cho nguy cơ tương tác
thuốc bất lợi dễ dàng xảy ra [13]. Tỷ lệ phản ứng có hai (ADR) khi kết hợp
nhiều loại thuốc sẽ tăng theo cấp số nhân. Một thống kê dịch tễ học hco thấy tỷ
lệ ADR là 7% ở bệnh nhân dùng phối hợp 6-10 loại thuốc, nhưng tỷ lẹ này sẽ là
40% khi dùng phososi hợp 16-20 loại thuốc [4]. Trong một phân tích hệ khác về
phản ứng có hại của thuốc, tương tác thuốc chiếm từ 3 - 5% các sai sót liên quan
đến thuốc xảy ra tại bệnh viện, đồng thời hậu quả do tương tác thuốc gây ra
đóng góp vào nguyên nhân dẫn đến nhập viện và cấp cứu [38]. Tương tác thuốc
làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh và đồng thời làm tăng chi phí điều
trị, tăng gánh nặng cho hệ thống y tế [33], [52].
Tuy nhiên, tương tác thuốc bất lợi có thể phịng tránh được bằng cách sử
dụng thuốc thận trọng và giám sát chặt chẽ bệnh nhân trong quá trình điều trị
hoặc tiến hành các biện pháp can thiệp để giảm thiểu nguy cơ xảy ra tương tác
thuốc. Cùng với sự phát triển của khoa học và y học, nhiều cơ sở dữ liệu tra cứu
tương tác thuốc ra đời nhằm giúp các cán bộ và nhân viên y tế thuận lợi trong
việc xác định tương tác thuốc trước khi chỉ định sử dụng thuốc trên bệnh nhân.
Tuy nhiên, giữa các cơ sở dữ liệu tra cứu tương tác thuốc lại khơng có sự
tương đồng trong cách ghi nhận tương tác thuốc và nhận định mức độ nghiêm
trọng. Do vậy, đánh giá tương tác thuốc dựa trên sự đồng thuận từ nhiều cơ sở
dữ liệu sẽ giúp chúng ta chắc chắn hơn về khả năng xảy ra tương tác thuốc, từ
đó chú ý hơn vào các tương tác này trong thực hành lâm sàng để đảm bảo việc
sử dụng thuốc hợp lý cho người bệnh.


2

Bệnh viện đa khoa khu vực Tân Châu là một trong những bệnh viện trên cả
nước đang tiến hành triển khai các hoạt động Dược lâm sàng nhằm góp phần
đảm bảo việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả trên bệnh nhân điều trị
ngoại trú và nội trú. Tại bệnh viện, hiện chưa có nghiên cứu nào tiến hành khảo
sát tương tác thuốc trên đối tượng bệnh nhân ngoại trú, là đối tượng mà việc
theo dõi và giám sát sử dụng thuốc gặp nhiều khó khăn hơn các bệnh nhân nội
trú.
Xuất phát từ thực tế các vấn đề mà tương tác thuốc có thể gây ra cũng như
yêu cầu triển khai hoạt động Dược lâm sàng tại bệnh viện, tôi tiến hành đề tài:
“Khảo sát các tương tác thuốc trong đơn điều trị ngoại trú, Bệnh viện đa khoa
khu vực Tân Châu”
Mục tiêu thực hiện đề tài cụ thể:
1. Mô tả đặc điểm các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng xảy ra trong
đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tân Châu.
2. Xây dựng hướng dẫn quản lý các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng tại
Bệnh viện đa khoa khu vực Tân Châu, từ đó rút ra bài học sử dụng thuốc hợp lý,
an toàn và hiệu quả.


3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ TƯƠNG TÁC THUỐC
1.1.1. Khái niệm chung về tương tác thuốc
Thuốc – bên cạnh những tác dụng to lớn trong phòng bệnh, chẩn đốn hoặc
chữa bệnh, ln tiềm ẩn nguy cơ liên quan đến tính an tồn, đó là phản ứng có
hại của thuốc. Phản ứng có hại của thuốc (Adverse Drug Reaction – ADR) là
một phản ứng độc hại, không định trước và xuất hiện ở liều thường dùng cho
người với mục đích phịng bệnh, chẩn đốn, điều trị bệnh hoặc làm thay đổi một
chức năng sinh lý của cơ thể [55], [58].

Tương tác thuốc xảy ra khi tác dụng của một thuốc bị thay đổi bởi sự có
mặt của tác nhân thứ hai. Tác nhân này có thể là thuốc, dược liệu, thức ăn, đồ
uống hoặc các tác nhân hóa học trong mơi trường . Như vậy, tương tác thuốc có
thể ở nhiều dạng khác nhau, như tương tác thuốc – thuốc, tương tác thuốc – thức
ăn, thuốc – đồ uống, thuốc – thuốc lá, thuốc – dược liệu… Tương tác thuốc có
thể xảy ra do cơ chế dược lực học hoặc cơ chế dược động học. Hậu quả của
tương tác thuốc làm thay đổi tác dụng của thuốc ở mức độ khác nhau, có thể
tăng hoặc giảm tác dụng của thuốc, thậm chí gây độc hoặc làm mất hiệu lực điều
trị [6], [4]. Trong phạm vi nghiên cứu này, chỉ đề cập đến tương tác thuốc - thuốc.
Tương tác thuốc - thuốc là hiện tượng xảy ra khi hai hay nhiều thuốc được
sử dụng đồng thời. Kết quả có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng và độc tính của
một thuốc hay cả hai, gây nguy hiểm cho bệnh nhân, làm giảm hiệu quả điều trị
hoặc thay đổi kết quả xét nghiệm. Trong đa số trường hợp, thầy thuốc chủ động
phối hợp thuốc nhằm lợi dụng tương tác thuốc để tăng hiệu quả điều trị, giảm
tác dụng phụ hoặc để giải độc thuốc. Tuy nhiên, trong thực tế điều trị có nh ững
tình huống thầy thuốc khơng lường trước được tương tác thuốc: cùng một thuốc,
cùng một mức liều điều trị nhưng khi phối hợp với thuốc này lại giảm hoặc mất
tác dụng; ngược lại khi phối hợp với thuốc kia, lại xảy ra ngộ độc [1]. Chính vì
thế, việc phát hiện, kiểm sốt và xử trí tương tác thuốc có ý ngh ĩa rất quan
trọng. [7], [39].


4
1.1.2. Phân loại tương tác thuốc
1.1.2.1. Phân loại theo cơ chế tương tác thuốc
Tương tác thuốc được phân loại thành hai nhóm dựa trên cơ chế tương tác,
bao gồm tương tác dược động học (DĐH) và tương tác dược lực học (DLH) [4],
[6], [7], [17].
a. Tương tác dược động học
Tương tác dược lực học là sự thay đổi tác dụng của thuốc bởi sự có mặt của

tác nhân khác ở vị trí tác dụng của thuốc, xảy ra khi phối hợp các thành phần có
tác dụng dược lý, tác dụng phụ tương tự hoặc đối kháng nhau. Tương tác dược
động học là tương tác tác động lên các quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa,
thải trừ của thuốc trong cơ thể. Hậu quả của tương tác dược động học là sự thay
đổi nồng độ của thuốc trong huyết tương, dẫn đến thay đổi tác dụng dược lý
hoặc độc tính của thuốc. Tương tác dược động học là loại tương tác xảy ra trong
suốt q trình tuần hồn của thuốc trong cơ thể, khó đốn trước và khơng liên
quan đến cơ chế tác dụng của thuốc [7], [53].
* Tương tác dược động học xảy ra trong quá trình hấp thu
Tương tác dược động học xảy ra trong quá trình hấp thu có thể theo các cơ
chế sau:
- Do thay đổi pH tại dạ dày:
Đa số các thuốc dùng theo đường uống cần môi trường dạ dày với pH 2,5 3 để được hòa tan và hấp thu [35]. Do vậy, sự tăng hay giảm pH dạ dày có thể
làm thay đổi hấp thu của một số thuốc. Ví dụ thuốc kháng nấm (ketoconazol,
itraconazol) cần môi trường acid của dạ dày để hòa tan và hấp thu tối ưu, do vậy
khi sử dụng đồng thời với các thuốc làm tăng pH dạ dày như thuốc kháng
histamin H2 (ranitidin), thuốc kháng acid (nhôm hydroxyd, magnesi hydroxyd)
hoặc thuốc ức chế bơm proton (PPI) (omeprazol, esomeprazol) có thể dẫn đến
giảm độ hịa tan cũng như sự hấp thu của thuốc kháng nấm [6], [18].
- Do thay đổi nhu động đường tiêu hóa:
Các thuốc có tác dụng kháng cholinergic (thuốc chống trầm cảm ba vòng)
làm giảm nhu động ruột, làm tăng thời gian tiếp xúc của thuốc tại vị trí hấp thu
và dẫn đến tăng mức độ hấp thu của thuốc dùng đồng thời [7]. Metoclopramid
có tác dụng ngược lại bởi vì thuốc làm tăng nhu động ruột, dẫn đến thuốc dùng
đồng thời với metoclopramid bị tống nhanh khỏi đường tiêu hóa, nhất là các


5
thuốc được bào chế dưới dạng thuốc phóng thích kéo dài hoặc thuốc bao tan
trong ruột bị ảnh hưởng nhiều bởi sự tăng nhu động ruột [6], [20].

- Do tạo phức khó hấp thu giữa hai thuốc khi dùng đồng thời:
Một số thuốc (kháng sinh nhóm tetracyclin, kháng sinh nhóm quinolon
hoặc levothyroxin) có thể tạo phức chất với các cation kim loại đa hóa trị như
Al3+, Fe2+, Fe3+, Mg2+…; phức chất này khơng qua được niêm mạc ruột và
do đó sự hấp thu thuốc bị cản trở [7]. Biphosphonat được sử dụng trong điều trị
lỗng xương như alendronat vốn có sinh khả dụng rất thấp, chỉ khoảng 0,5 - 2%.
Ion canxi trong nước khoáng hoặc trong sữa làm giảm hơn nữa sự hấp thu của
alendronat [10], [56].
- Do cản trở cơ học, tạo lớp ngăn sự tiếp xúc của thuốc với niêm mạc ống
tiêu hóa:
Các thuốc băng niêm mạc dạ dày trong điều trị các bệnh viêm loét dạ dày tá tràng như kaolin, smecta, sucralfat... có thể tạo ra lớp ngăn tiếp xúc giữa các
thuốc khác và niêm mạc dạ dày, làm giảm hấp thu thuốc đó qua niêm mạc dạ
dày [7].
Tương tác thuốc ở giai đoạn hấp thu thường xảy ra với các thuốc dùng
đường uống do thay đổi pH tại dạ dày, thay đổi nhu động đường tiêu hóa, ảnh
hưởng tới vi khuẩn chí đường ruột, tạo phức khó hấp thu hoặc do sự cản trở cơ
học [1, 3]. Hệ thống protein vận chuyển và enzym chuyển hóa ở ruột cũng có
vai trị quan trọng đối với tương tác thuốc ở giai đoạn hấp thu. Đặc biệt, Pglycoprotein (P-gp), một loại bơm tống thuốc từ tế bào trở lại lòng ruột, đã được
nghiên cứu khá nhiều. Cơ chất của P-gp bao gồm rất nhiều thuốc có khoảng điều
trị hẹp như digoxin, các thuốc ức chế miễn dịch ciclosporin, tacrolimus, các
thuốc điều trị ung thư như vincristin, paclitaxel, các thuốc kháng retrovirus như
ritonavir, saquinavir…[45]. Những chất cảm ứng hoặc ức chế đáng kể P-gp sẽ
gây giảm hoặc tăng nồng độ thuốc, có thể gây thất bại điều trị hoặc độc tính trên
lâm sàng. Enzym chuyển hóa thuốc khơng chỉ có ở gan mà cịn có ở ruột, đóng
vai trị đáng kể trong chuyển hóa thuốc lần đầu. Trong đó, đáng chú ý nhất là
CYP 3A4, dù được phát hiện thấp hơn 10 - 50% so với CYP 3A4 ở gan, enzym
này vẫn chiếm 70% lượng enzym chuyển hóa CYP ở ruột [61], [63].
* Tương tác dược động học xảy ra trong quá trình phân bố:
Tương tác xảy ra trong q trình phân bố có thể gặp khi dùng đồng thời hai
thuốc có cùng điểm gắn với protein huyết tương: thuốc có ái lực mạnh hơn với



6
protein huyết tương sẽ đẩy thuốc kia ra khỏi vị trí gắn kết, làm tăng nồng độ
thuốc ở dạng tự do và tăng tác dụng dược lý của thuốc bị đẩy [7]. Hậu quả của
tương tác này có thể dẫn đến các triệu chứng, tác dụng phụ hoặc độc tính khi
thuốc bị đẩy có ái lực cao với protein huyết tương (> 90%), giảm thể tích phân
bố thuốc, thuốc có khoảng điều trị hẹp và khởi phát tác dụng nhanh [6], [7],
[35]. Ví dụ wafarin và diclofenac có cùng vị trí gắn với albumin huyết tương, vì
vậy việc thêm diclofenac co bệnh nhân đang điều trị bằng wafarin sẽ dẫn tới
tăng nồng độ wafarin tự do trong máu và tăng nguy cơ chảy máu nghiêm trọng
[35]. Tuy nhiên, tương tác loại này chỉ đáng quan tâm đối với các thuốc có tỷ lệ
liên kết với protein cao (trên 80%). Các thuốc nhạy cảm với sự thay đổi dịch
ngoại bào là những thuốc phân bố nhiều trong nước như digoxin, theophylin,
kháng sinh aminoglycosid…, có thể tăng nồng độ khi sử dụng đồng thời với các
thuốc lợi tiểu gây mất dịch ngoại bào nhanh và mạnh [61].
* Tương tác dược động học xảy ra trong q trình chuyển hóa
Thay đổi chuyển hóa thuốc tại gan đóng vai trị quan trọng trong tương tác
dược động học. Tương tác này xảy ra do sự cảm ứng hoặc ức chế enzym chuyển
hóa thuốc khi phối hợp. Tương tác thuốc ở giai đoạn chuyển hóa chủ yếu xảy ra
ở gan với sự tham gia của hệ enzym cytochrome P450 (CYP450) trong đó,
những enzym chuyển hóa nhiều thuốc nhất là CYP1A2, 2C9, 2C19, 2D6, 2E1,
3A4 [45]. Ngoài ra, các enzym chuyển hóa pha I, pha II khác như monoamine
oxidase
(MAO),
uridine
diphosphate–glucurosyltransferase
(UGT),
sulfotransferases (ST)…cũng đóng vai trị đáng kể trong chuyển hóa thuốc
nhưng hiện chưa được nghiên cứu sâu [35]. Hiện tượng cảm ứng hoặc ức chế

enzym gan làm thay đổi chuyển hóa thuốc, dẫn đến làm tăng hoặc giảm tác dụng
dược lý và độc tính của thuốc. Một số thuốc cảm ứng enzym như rifampin,
phenobarbital, phenytoin, carbamazepin và nhiều thuốc ức chế enzym như
kháng sinh macrolid (trừ azithromycin), thuốc kháng nấm nhóm azol, thuốc ức
chế protease HIV, thuốc chống trầm cảm, thuốc ức chế bơm proton [4]. Các chất
cảm ứng enzym làm tăng và các chất ức chế enzym làm giảm nồng độ chất
chuyển hóa của thuốc, hậu quả lâm sàng phụ thuộc vào tính chất của chất
chuyển hóa, là dạng có hoạt tính, bất hoạt hay độc tính. Một thuốc bị chuyển hóa
qua gan lần đầu càng nhiều, mức độ ảnh hưởng của tương tác do ức chế hay cảm
ứng enzym tới sinh khả dụng và tác dụng của thuốc càng lớn. Một thuốc là cơ


7
chất của càng nhiều enzym chuyển hóa, tương tác càng khó xác định chính xác
cơ chế và phịng tránh tương tác trên lâm sàng [54], [57].
* Tương tác dược động học xảy ra trong quá trình thải trừ
Các thuốc bị ảnh hưởng nhiều bởi tương tác này là những thuốc bài xuất
chủ yếu qua thận ở dạng cịn hoạt tính. Tương tác thuốc làm thay đổi quá trình
thải trừ thuốc qua thận theo các cơ chế:
Do thay đổi pH nước tiểu: pH nước tiểu ảnh hưởng đến trạng thái ion hóa
của một số thuốc, do vậy có thể ảnh hưởng đến sự tái hấp thu của thuốc qua ống
thận. Ví dụ một thuốc có tác dụng kiềm hóa nước tiểu (NaHCO3) sẽ làm tăng
thải trừ các thuốc có bản chất acid (barbiturat, aspirin) và làm giảm thải trừ các
thuốc có bản chất base (quinidin, theophyllin) [7].
Do cạnh tranh chất mang với các thuốc thải trừ qua ống thận: Khi hai thuốc
được bài tiết tại cùng một vị trí qua ống thận, chúng có thể cạnh tranh thải trừ
với nhau. Probenecid là một thuốc ức chế mạnh con đường thải trừ qua ống
thận, làm tăng nồng độ trong máu của kháng sinh nhóm penicilin và
cephalosporin, đây là một lợi ích trong điều trị vì điều này cho phép giảm liều
thuốc kháng sinh [6], [7], [16].

Tương tác thuốc là một vấn đề thường gặp trong thực tế. Trên lâm sàng,
nhiều trường hợp, bác sỹ chủ động phối hợp thuốc nhằm lợi dụng tương tác
thuốc để tăng hiệu quả điều trị, giảm tác dụng không mong muốn hoặc để giải
độc thuốc. Tuy nhiên, những nguy cơ tiềm ẩn thất bại điều trị hoặc độc tính do
tương tác thuốc rất khó lường và đáng quan tâm
b. Tương tác dược lực học
Tương tác dược lực học là loại tương tác đặc hiệu, có thể biết trước dựa
vào tác dụng dược lý và phản ứng có hại của thuốc (ADR). Đây là loại tương tác
xảy ra khi phối hợp các thuốc có tác dụng dược lý hoặc ADR tương tự nhau
hoặc đối kháng lẫn nhau. Các thuốc có cùng cơ chế tác dụng sẽ có cùng kiểu
tương tác dược lực học [7]. Tương tác dược lực học được chia thành tác dụng
hiệp đồng và tác dụng đối kháng.
Tác dụng hiệp đồng bao gồm hiệp đồng cộng và hiệp đồng tăng cường.
Hiệp đồng cộng xảy ra khi tác dụng thu được bằng tổng tác dụng các thành
phần. Hiệp đồng tăng cường xảy ra khi tác dụng thu được lớn hơn tổng tác dụng
của các thành phần. Tuy nhiên, hai kiểu tác dụng này đôi khi không phân biệt
được rõ ràng. Hiệp đồng cộng thường gặp với các thuốc có cùng hướng tác dụng


8
dược lý. Ví dụ, sử dụng đồng thời thuốc chống đông cùng các salicylat tăng
nguy cơ chảy máu. Trong khi đó, hiệp đồng tăng cường thường gặp ở các thuốc
tác dụng trên các thụ thể khác nhau, cơ chế tác dụng khác nhau. Ví dụ, phối hợp
thuốc ngủ barbituric và clopromazin tác dụng gây ngủ sâu hơn và kéo dài hơn
rất nhiều [1, 3].
Tác dụng đối kháng xảy ra khi phối hợp các thành phần tác dụng trên
cùng một loại thụ thể hoặc trên các loại thụ thể khác nhau nhưng thể hiện sự đối
lập trên cùng một cơ quan, gây giảm hoặc mất tác dụng của nhau, ví dụ morphin
và nalorphin, atropin và pilocarpin. Tác dụng thu được khi phối hợp các thành
phần luôn nhỏ hơn tổng tác dụng của các thành phần, thậm chí có thể bằng

khơng [3].
Tương tác dược động học là sự ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, phân bố,
chuyển hóa hoặc thải trừ của thuốc khi dùng đồng thời với một thuốc khác.
Tương tác dược động học có thể do thay đổi hấp thu tại vị trí đưa thuốc, thay đổi
phân bố của thuốc trong cơ thể, thay đổi chuyển hóa của thuốc tại gan hoặc thay
đổi bài xuất thuốc qua thận. Do có sự khác biệt nhiều giữa các cá thể nên tương
tác dược động học rất khó dự đốn và thường nguy hiểm đối với các thuốc có
khoảng điều trị hẹp [54].
* Các tương tác xảy ra trên cùng receptor
Những tương tác xảy ra trên cùng receptor giữa hai thuốc thường dẫn đến
hậu quả làm giảm hoặc mất tác dụng, người ta gọi đó là tương tác đối kháng [7].
Ví dụ sử dụng đồng thời vitamin K và các thuốc chống đông kháng vitamin K có
thể làm giảm hiệu quả của thuốc chống đơng [62].
Loại tương tác này có thể sử dụng để giải độc thuốc [6]. Ví dụ naloxon
cạnh tranh trên thụ thể opioid để giải độc các thuốc thuộc nhóm opioid
(morphin, heroin…).
* Các tương tác xảy ra trên cùng một hệ thống sinh lý
Các tương tác xảy ra tại các receptor khác nhau nhưng có cùng đích tác
dụng: Các tương tác này thường dẫn đến tăng tác dụng, người ta gọi là tương tác
hiệp đồng, tùy sự phối hợp có thể tạo nên tác dụng hiệp động cộng hoặc hiệp
đồng tăng mức [7]. Ví dụ sự phối hợp thuốc ức chế men chuyển và thuốc lợi tiểu
trong điều trị tăng huyết áp, phối hợp kháng sinh trong điều trị các bệnh nhiễm
khuẩn nhằm tăng hiệu quả điều trị. Đa số các tương tác này là có lợi và được
ứng dụng trong điều trị, tuy nhiên cũng có thể gây hại. Ví dụ sử dụng thuốc ức


9
chế men chuyển và thuốc lợi tiểu làm tăng nguy cơ hạ huyết áp thế đứng và
giảm thể tích dịch so với dùng từng thuốc đơn độc [17], [63].
Các tương tác do phối hợp thuốc có cùng kiểu độc tính: Đây là kiểu tương

tác bất lợi thường gặp do vô tình dùng các thuốc có tác dụng điều trị khác nhau
nhưng có độc tính trên cùng một cơ quan [7]. Ví dụ phối hợp furosemid và
gentamicin làm tăng độc tính trên tai và thận, dẫn đến tăng nguy cơ suy thận và
điếc [20]. Tương tác này cũng gặp khi phối hợp các thuốc cùng nhóm với nhau
do chúng có cùng một kiểu độc tính [7]. Ví dụ phối hợp hai thuốc kháng viêm
không steroid (NSAID) (aspirin và piroxicam) dẫn đến tăng nguy cơ loét dạ dày
và chảy máu [36].
1.1.2.2. Phân loại theo kết quả của tương tác
Kết quả tương tác thuốc – thuốc được chia làm3 loại là tương tác thuốc bất
lơi, tương tác thuốc có lợi, tương tác thuốc vừa có lợi vừa có hại:
Tương tác thuốc bất lợi là hiện tượng khi phối hợp hai hay nhiều thuốc làm
gia tăng độc tính hay làm giảm hoặc mất hiệu quả điều trị của từng thuốc. Ví dụ
phối hợp warfarin và phenylbutatazon làm tăng nguy cơ chảy máu, phối hợp
isoniazid và phenytoin làm tăng nồng độ và nguy cơ độc tính của phenytoin, sử
dụng đồng thời kháng sinh tetracyclin hoặc fluoroquinolon cùng antacid sẽ tạo
phức hợp chelat dẫn tới mất hiệu quả điều trị của kháng sinh
Tương tác thuốc có lơi là hiện tượng phố hợp hai hay nhiều thuốc đem lại
tác dụng hiệp đồng trong điều trị. Ví dụ như phối hợp thuốc hạ huyết áp (nhóm
ức chế men chuyển hoặc nhóm chẹn kênh canxi) với thuốc lợi tiểu để tăng tương
tác dụng điều trị huyết áp.
Tương tác thuốc cũng có thể vừa có lợi vừa có hại, ví dụ kết hợp rifampicin
với isoniazid để chống trực khuẩn lao (có lợi) nhưng lại làm tăng nguy cơ gây
viêm gan (có hại) [63], [57].
1.1.3. Các yếu tố nguy cơ gây ra tương tác thuốc
Trong thực tế điều trị, có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến tương tác thuốc bất
lợi. Hậu quả của tương tác thuốc xảy ra hay không, nặng hay nhẹ phụ thuộc vào
đặc điểm của từng cá thể bệnh nhân như tuổi, giới, bệnh lý mắc kèm và phương
pháp điều trị [27], [31]. Người thầy thuốc phải đặc biệt cảnh giác khi phối hợp
thuốc, cân nhắc các yếu tố nguy cơ và c ần cung cấp thông tin cho người bệnh
về các nguy cơ khi dùng thuốc, những thay đổi trong chế độ ăn uống khi điều trị.

Một tương tác thuốc không ph ải lúc nào xảy ra và không phải lúc nào cũng


×