Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Khảo sát và đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh trong phẫu thuật tiêu hóa, gan mật tại bệnh viện đa khoa thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

LÊ VĂN PHÚC

KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH
SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG PHẪU THUẬT
TIÊU HÓA, GAN MẬT TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

CẦN THƠ, 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

LÊ VĂN PHÚC

KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH
SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG PHẪU THUẬT
TIÊU HÓA, GAN MẬT TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
Chuyên ngành: Dược Lý – Dược Lâm Sàng
Mã số: 8720205

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS BÙI TÙNG HIỆP


CẦN THƠ, 2021


i

LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Bộ mơn Dược lâm
sàng, Phịng đào tạo Sau đại học Trường Đại học Tây Đô và Ban Giám đốc,
Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ đã cho phép, tạo điều kiện thuận lợi nhất
để em được học tập và hoàn thành luận văn.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TSKH. Bùi Tùng Hiệp, Giảng
viên Cao cấp, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã trực tiếp hướng dẫn,
tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm q báu trong
suốt q trình thực hiện và hồn thành luận văn này.
Em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của các thầy cơ
giáo Bộ môn Dược lâm sàng, trường Đại học Tây Đô đã chia sẻ, giải đáp các
vướng mắc của em trong quá trình làm luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc, Khoa Nội tiết, Bệnh viện Đa
khoa thành phố Cần Thơ đã cho phép, tạo điều kiện giúp em hoàn thành luận
văn này. Em xin cảm ơn, bạn bè đồng nghiệp tại đơn vị đã giúp đỡ em trong
suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Cuối cùng em xin bày tỏ lịng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên,
chia sẻ, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học Tây Đô.
em xin chân thành cảm ơn!
TP. Cần Thơ, ngày tháng năm 2021
Học viên

Lê Văn Phúc



ii

TÓM TẮT
Nhằm mục tiêu khảo sát đặc điểm của bệnh nhân sử dụng kháng sinh dự
phòng trong phẫu thuật tiêu hóa, gan mật tại Bệnh viện đa khoa thành phố Cần
Thơ và thực trạng sử dụng hợp lý kháng sinh trong phẫu thuật tiêu hóa gan, mật
tại Bệnh viện đa khoa Thành phố Cần Thơ chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Khảo sát và đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh trong phẫu thuật tiêu hóa,
gan mật tại Bệnh viện đa khoa Thành phố Cần Thơ”.
Nghiên cứu được tiến hành bằng phương pháp mô tả cắt ngang với cỡ
mẫu là 100 bệnh nhân. Kết quả đạt được như sau: Độ tuổi trung bình của bệnh
nhân là 49,23 ± 11,54; nhóm tuổi 40 - 60 chiếm tỷ lệ cao nhất (52%), tỷ lệ nam
giới (62,0%) cao hơn tỷ lệ nữ giới (38,0%). Thời gian nằm viện trung bình trước
phẫu thuật chung là 12,61 ± 5,87 ngày; thấy thời gian phẫu thuật trung bình ở
đối tượng nghiên cứu là 127,56 ± 74,92 phút. Đa số các bệnh nhân được chỉ
định sử dụng kháng sinh dự phòng là chủ yếu (46,0%). Ceftazidim là KSDP
được sử dụng nhiều nhất, chiếm tỷ lệ 58,0%; Metronidazol (28,0%), Ampicillin/
sulbactam (22,0%), cefazolin là KSDP sử dụng ít nhất (2,0%). Phần lớn bệnh
nhân được sử dụng ít nhất 1 KSDP (90,0%), chỉ có 10 trường hợp phẫu thuật
khơng có yếu tố nguy cơ khơng sử dụng KSDP (10,0%). Các phẫu thuật đa số sử
dụng KSDP trong vòng 60 phút trước lúc rạch da (78,0%). Về đặc điểm các loại
kháng sinh điều trị, ceftazidim và metronidazol là KSĐT được sử dụng nhiều
nhất, chiếm tỷ lệ 42,0% và 26,0%. Thời gian sử dụng kháng sinh chủ yếu là từ
8-12 ngày chiếm tỉ lệ chủ yếu (57,0%) và tỉ lệ có sử dụng kháng sinh đồ chỉ là
12%.
Về thực trạng tính hợp lý trong thời điểm sử dụng KSDP (82,0%), liều
KSDP (72,0%), thời gian dùng KSDP (44,0%) và loại KSDP (36%), và có 28%
tính hợp lý chung khi sử dụng kháng sinh dự phòng. Sự lựa chọn loại KSĐT hợp
lý ở đạt tỷ lệ cao (82%). Tỷ lệ lựa chọn liều KSĐT hợp lý ở mức tương đối thấp
(28,0%). Đánh giá tính hợp lý chung về sử dụng kháng sinh điều trị chiếm 32%.

Từ khóa: kháng sinh dự phịng, phẫu thuật tiêu hóa, gan mật, sử dụng
hợp lý kháng sinh.


iii

ABSTRACT
With the aim of examining the characteristics of patients using prophylactic
situation in gastrointestinal and hepatobiliary surgery at Can Tho City General
Hospital and the rational use of antibiotic in liver and bile digestion surgery At
Can Tho City General Hospital, we conducted a study with the topic "Survey
and evaluation of the use of antibiotics in gastrointestinal and hepatobiliary
surgery at Can Tho City General Hospital".
The study was conducted by cross-sectional descriptive method with a sample
size of 100 patients. The results achieved are as follows: The average age of the
patients was 49.23 ± 11.54; the 40-60 age group accounts for the highest rate
(52%), the proportion of men (62.0%) is higher than the rate of women (38.0%).
The average length of hospital stay before general surgery was 12.61 ± 5.87
days; found that the average surgery time in study subjects was 127.56 ± 74.92
minutes. The majority of patients are for the primary use of prophylactic
antibiotics (46.0%). Ceftazidim is KSDP used the most, accounting for 58.0%
rate; Metronidazole (28.0%), Ampicillin / sulbactam (22.0%), cefazolin are the
least used KSDP (2.0%). Most patients used at least 1 KSDP (90.0%), only 10
cases of surgery without risk factors did not use KSDP (10.0%). Most surgeries
use KSDP within 60 minutes before skin incision (78.0%). In terms of antibiotic
treatment characteristics, ceftazidim and metronidazole are used antibiotic most,
accounting for 42.0% and 26.0%. Time of using mainly is mainly from 8-12
days, accounting for the main proportion (57.0%) and the rate of using
antibiotics is only 12%.
Regarding the state of reasonableness in the time of using KSDP (82.0%),

antibiotic dose (72.0%), time of taking antibiotics (44.0%) and type of KSDP
(36%), and there are 28% general reasonableness when using prophylactic
antibiotic. The choice of appropriate urban KS type in the urban area reaches a
high rate (82%). The rate of appropriate selection of antibiotic dose is relatively
low (28.0%). Assessment of the general reasonableness of antibiotic treatment
accounts for 32%.
Keywords: antibiotic prophylaxis, gastrointestinal surgery, hepatobiliary
system, proper use of antibiotic.


iv

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng em. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào.
TP. Cần Thơ, ngày tháng năm 2021
Tác giả luận văn

Lê Văn Phúc


vi

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ i
TÓM TẮT ..................................................................................................................... ii
ABSTRACT .................................................................................................................iii
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ iv
MỤC LỤC .................................................................................................................... vi

DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... xi
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ ...............................................3
1.1.1. Khái niệm nhiễm khuẩn vết mổ ......................................................................3
1.1.2. Phân loại .........................................................................................................3
1.1.3. Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn vết mổ ..........................................................4
1.1.4. Các yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ .......................................................6
1.1.5. Đánh giá nguy cơ nhiễm khuẩn trên bệnh nhân ...........................................11
1.1.6. Các biện pháp phòng tránh nhiễm khuẩn vết mổ .........................................11
1.2. TỔNG QUAN VỀ KHÁNG SINH DỰ PHỊNG ...........................................12
1.2.1. Khái niệm kháng sinh dự phịng ...................................................................12
1.2.2. Chỉ định sử dụng kháng sinh dự phòng ........................................................12
1.2.3. Lựa chọn kháng sinh dự phòng.....................................................................12
1.2.4. Liều kháng sinh dự phòng ............................................................................17
1.2.5. Đường dùng kháng sinh dự phòng ...............................................................19
1.2.6. Thời gian sử dụng kháng sinh dự phòng ......................................................20
1.2.7. Lưu ý khi sử dụng KSDP ..............................................................................20
1.3. KHÁNG SINH ĐIỀU TRỊ SAU PHẪU THUẬT ...........................................21
1.3.1. Lựa chọn kháng sinh .....................................................................................21
1.3.2. Thời gian sử dụng kháng sinh ......................................................................26
1.4. VAI TRÒ CỦA DSLS TRONG CAN THIỆP VỀ KHÁNG SINH ...............26
1.5. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG KHÁNG SINH VÀ
HIỆU QUẢ CỦA SỰ CAN THIỆP CỦA DSLS ....................................................29
1.5.1. Các nghiên cứu trên thế giới .........................................................................29
1.5.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam........................................................................31


vii

1.6. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN
THƠ ...........................................................................................................................31
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 33
2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU .......................33
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................33
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu .....................................................................................33
2.1.3. Thời gian nghiên cứu ....................................................................................33
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................33
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ......................................................................................33
2.2.2. Cỡ mẫu ..........................................................................................................33
2.3. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH .......................................................................34
2.3.1. Thu thập số liệu ............................................................................................34
2.3.2. Nội dung nghiên cứu.....................................................................................34
2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ................................................................38
2.4. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU ...............................................................................39
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 40
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU ..........................40
3.1.1. Đặc điểm chung về cá nhân ..........................................................................40
3.1.2. Đặc điểm chung về phẫu thuật trên đối tượng nghiên cứu ...........................42
3.2. ĐẶC ĐIỂM VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG PHẪU
THUẬT TIÊU HÓA, GAN MẬT ...........................................................................44
3.2.1. Đặc điểm về kháng sinh dự phòng ...............................................................44
3.2.2. Đặc điểm về kháng sinh điều trị ...................................................................47
3.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KS TRONG PHẪU THUẬT TIÊU
HÓA, GAN MẬT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ .....51
3.3.1. Thực trạng sử dụng kháng sinh dự phòng ....................................................51
3.3.2. Thực trạng sử dụng kháng sinh điều trị tại khoa Ngoại tổng hợp, bệnh viện
đa khoa thành phố Cần Thơ ....................................................................................52
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .......................................................................................... 54
4.1. VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU ...................................54

4.1.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân ...................................................................54
4.1.2. Đặc điểm của phẫu thuật ..............................................................................55
4.2. ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG PHẪU THUẬT ...............56
4.2.1. Đặc điểm sử dụng kháng sinh dự phòng ......................................................56


viii
4.2.2. Đặc điểm sử dụng kháng sinh điều trị..........................................................62
4.3. TÍNH HỢP LÝ SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG PHẪU THUẬT ........66
4.3.1. Tính hợp lý về kháng sinh dự phịng ...........................................................66
4.3.2. Tính hợp lý về kháng sinh điều trị ...............................................................67
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 70
KIẾN NGHỊ ................................................................................................................ 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 72
PHỤ LỤC .................................................................................................................... xii


ix

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tác nhân gây bệnh thường gặp trong NKVM ......................................5
Bảng 1.2. Điểm ASA đánh giá tình trạng người bệnh trước phẫu thuật [2] .........7
Bảng 1.3. T-cut point của một số phẫu thuật ........................................................9
Bảng 1.4. Phân loại phẫu thuật [2] ..................................................................... 10
Bảng 1.5. Khuyến cáo lựa chọn KSDP theo ASHP (2013) trong phẫu thuật tiêu
hóa ...................................................................................................................... 13
Bảng 1.6. Khuyến cáo liều dùng KSDP theo ASHP (2013) .............................. 18
Bảng 1.7. Kháng sinh và liều tĩnh mạch ban đầu theo kinh nghiệm trong điều trị
nhiễm khuẩn ổ bụng phức tạp cho người lớn theo IDSA năm 2010 [44]. ......... 22
Bảng 1.8. Hướng đẫn điều trị nhiễm khuẩn hoại tử da, mô và cơ theo IDSA năm

2014 [44]. ........................................................................................................... 23
Bảng 1.9. Kháng sinh, liều dùng và cách dùng trong điều trị viêm phúc mạc theo
Hướng dẫn sử dụng kháng sinh của Bộ Y tế năm 2015 [2]. .............................. 25
Bảng 2.1. Tiêu chí đánh giá tính hợp lý của việc sử dụng kháng sinh dự phịng36
Bảng 2.2. Tiêu chí đánh giá tính hợp lý của việc sử dụng kháng sinh điều trị .. 36
Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi của đối tượng nghiên cứu ...................................... 40
Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính .................................... 40
Bảng 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo BMI .......................................... 41
Bảng 3.4. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo bệnh mạn tính mắc kèm ........... 41
Bảng 3.5. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo bệnh mạn tính mắc kèm ........... 42
Bảng 3.6. Đặc điểm về thời gian nằm viện theo từng loại phẫu thuật ............... 42
Bảng 3.7. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu theo loại phẫu thuật ................. 43
Bảng 3.8. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu về thời gian phẫu thuật ............ 43
Bảng 3.9. Đặc điểm về sử dụng kháng sinh của đối tượng nghiên cứu ............. 44
Bảng 3.10. Đặc điểm về loại KS dự phòng ........................................................ 44
Bảng 3.11. Đặc điểm về liều kháng sinh dự phòng ở đối tượng nghiên cứu..... 45
Bảng 3.12. Đặc điểm số loại kháng sinh dự phòng được sử dụng ..................... 45
Bảng 3.13. Đặc điểm về thời điểm sử dụng kháng sinh dự phòng .................... 46


x

Bảng 3.14. Đặc điểm về thời gian sử dụng kháng sinh dự phòng ..................... 46
Bảng 3.15. Đặc điểm về loại KS điều trị được sử dụng..................................... 47
Bảng 3.16. Đặc điểm về liều kháng sinh điều trị ở đối tượng nghiên cứu ........ 48
Bảng 3.17. Đặc điểm số loại kháng sinh điều trị được sử dụng ........................ 49
Bảng 3.18. Đặc điểm về thời gian sử dụng kháng sinh điều trị ......................... 50
Bảng 3.19. Đặc điểm về sử dụng kháng sinh đồ trong điều trị .......................... 50
Bảng 3.20. Thực trạng của việc lựa chọn kháng sinh dự phòng ........................ 51
Bảng 3.21. Thực trạng của việc lựa chọn liều kháng sinh dự phòng ................. 51

Bảng 3.22. Thực trạng của việc lựa chọn thời gian sử dụng KSDP .................. 51
Bảng 3.23. Thực trạng của việc lựa chọn thời điểm sử dụng kháng sinh dự
phòng .................................................................................................................. 52
Bảng 3.24. Hiệu quả về tính hợp lý chung khi sử dụng KSDP ......................... 52
Bảng 3.25. Thực trạng của việc lựa chọn loại kháng sinh điều trị..................... 52
Bảng 3.26. Thực trạng của việc lựa chọn liều kháng sinh điều trị..................... 53
Bảng 3.27. Hiệu quả về tính hợp lý chung khi sử dụng KSĐT ......................... 53


xi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADE
ANSORP

Chú giải
Adverse drug event - Biến cố bất lợi của thuốc
Asian Network for Surveillance of Resistance Pathogens -

ATC

Mạng lưới giám sát vi sinh vật kháng thuốc châu Á
Anatomical Therapeutic Chemical - phân loại thuốc dựa

BA
BC
CG
ClCr
COPD


theo tính chất hóa học, tác dụng điều trị và bộ phận giải phẫu
Bệnh án
Bạch cầu
Cephalosporin (các thế hệ 1, 2, 3, 4)
Hệ số thanh thải creatinin
Chronic Obstructive Pulmonary Disease - Bệnh phổi tắc

DDD
DUE
DUR
GRF
ICD

nghẽn mãn tính
Defined Daily Dose - Liều xác định hàng ngày
Drug Utilization Evaluation - Đánh giá sử dụng thuốc
Drug Utilization Review - Đánh giá sử dụng thuốc
Glomerular Filtration Rate - Mức lọc cầu thận
International Classification of Diseases - Phân loại bệnh tật

KS
KSĐ
MRSA

quốc tế và những vấn đề liên quan đến sức khỏe
Kháng sinh
Kháng sinh đồ
Methicillin resistant Staphylococcus aureus - Tụ cầu vàng
kháng Methicilin


NK
NNSI

Nhiễm khuẩn
National Nosocomial Infections Surveillance - Hệ thống


SSIs
TM
TTM
WBC

quốc gia giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện của Hoa Kỳ
Phác đồ
Surgical site infections - Nhiễm khuẩn vết mổ
Tĩnh mạch
Truyền tĩnh mạch
White Blood Cells - Bạch cầu


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Kháng sinh đã được đưa vào sử dụng từ những năm đầu thế kỷ 20, nhưng
cho đến nay, sử dụng kháng sinh hợp lý vẫn đang là một thách thức lớn của toàn
thế giới, thuật ngữ “đề kháng kháng sinh” đã trở nên quen thuộc trong điều trị
nhiễm khuẩn. Nhiều nghiên cứu tiến hành trên thế giới và Việt Nam cho thấy đã
xuất hiện nhiều loại vi khuẩn kháng thuốc và tỷ lệ kháng đang tăng dần theo thời
gian [10], [28].
Trong môi trường ngoại khoa, nhiễm khuẩn vết mổ là một biến chứng

thường gặp, có thể gây nguy hiểm, kéo dài thời gian nằm viện và tăng chi phí
điều trị cho bệnh nhân. Nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) là hậu quả thường gặp
nhất và là nguyên nhân quan trọng gây tử vong ở người bệnh được phẫu thuật
trên toàn thế giới. Tại Hoa Kỳ, NKVM đứng hàng thứ hai sau nhiễm khuẩn tiết
niệu bệnh viện [2]. Tại Việt Nam, tỷ lệ NKVM được ghi nhận trong một nghiên
cứu tại một số bệnh viện các tỉnh phía Bắc năm 2008 là 10,5% [28]. NKVM gây
kéo dài thời gian nằm viện của bệnh nhân, tăng tỷ lệ tử vong và tăng chi phí điều
trị [11].
Ước tính khoảng một nửa số ca NKVM có thể phịng tránh được nếu sử
dụng đúng các chiến lược can thiệp dựa trên bằng chứng [24]. Sử dụng kháng
sinh dự phòng (KSDP) trong phẫu thuật là biện pháp hiệu quả nhất để kiểm soát
NKVM [40]. Sử dụng hợp lý KSDP giúp giảm chi phí điều trị, đồng thời, hạn
chế tình trạng kháng thuốc [27]. Tại một số bệnh viện ở Việt Nam, tỷ lệ sử dụng
KSDP nhìn chung cịn thấp và có nhiều rào cản trong việc áp dụng hướng dẫn sử
dụng KSDP trên thực hành lâm sàng [28], [10]. Sử dụng hợp lý kháng sinh dự
phòng và kháng sinh điều trị là một biện pháp hữu hiệu để hạn chế nhiễm khuẩn
vết mổ, tuy nhiên, sử dụng không đúng nguyên tắc sẽ là yếu tố nguy cơ làm gia
tăng đề kháng kháng sinh. Trước tình hình đó, việc thiết lập và thực hiện các
chương trình quản lý kháng sinh tại bệnh viện là cần thiết nhằm phát hiện các
vấn đề chưa hợp lý trong sử dụng kháng sinh và có biện pháp can thiệp kịp thời,
hiệu quả [32]. Đặc biệt cần chú trọng nâng cao vai trò của dược sĩ lâm sàng
trong việc sử dụng kháng sinh đối với các bệnh nhân phẫu thuật, đặc biệt là phẫu


2

thuật về tiêu hóa, gan mật. Đây là những phẫu thuật có nhiều nguy cơ nhiễm
khuẩn cao từ bên trong lịng ống tiêu hóa.
Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ là bệnh viện tuyến tỉnh được thành
lập vào năm 2009, với quy mô 500 giường bệnh. Trong những năm gần đây, rất

nhiều dịch vụ, kỹ thuật mới, trong đó, có nhiều loại phẫu thuật đã được triển
khai tại bệnh viện, cơ bản đáp ứng nhiệm vụ khám, chữa bệnh trên địa bàn. Tuy
nhiên, việc sử dụng kháng sinh trong các quy trình phẫu thuật vẫn chưa được
kiểm sốt đầy đủ và hiện cũng chưa có nghiên cứu nào phân tích tình hình sử
dụng kháng sinh cũng như vai trị của dược sĩ lâm sàng trong việc sử dụng
kháng sinh. Trên có sở đó đề tài được thực hiện “Khảo sát và đánh giá tình hình
sử dụng kháng sinh sau phẫu thuật tiêu hóa, gan mật tại Bệnh viện đa khoa
Thành phố Cần Thơ” với các mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm của bệnh nhân phẫu thuật tiêu hóa, gan mật tại Bệnh
viện đa khoa Thành phố Cần Thơ.
2. Khảo sát và đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh trong phẫu thuật
tiêu hóa gan mật tại Bệnh viện đa khoa Thành phố Cần Thơ.
Từ kế quả thu được, nhóm nghiên cứu hy vọng đề xuất được các biện
pháp góp phần sử dụng KSDP hợp lý, an tồn và hiệu quả trên các bệnh nhân
được chỉ định phẫu thuật.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. TỔNG QUAN VỀ NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ
1.1.1. Khái niệm nhiễm khuẩn vết mổ
Nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) là những nhiễm khuẩn tại vị trí phẫu thuật
trong thời gian từ khi mổ cho đến 30 ngày sau mổ với phẫu thuật khơng có cấy
ghép và cho tới một năm sau mổ với phẫu thuật có cấy ghép bộ phận giả (phẫu
thuật implant) [2].
1.1.2. Phân loại
Theo vị trí xuất hiện nhiễm khuẩn, NKVM được chia thành 3 loại gồm:

NKVM nông, NKVM sâu và nhiễm khuẩn cơ quan/khoang cơ thể.
1.1.2.1. Nhiễm khuẩn vết mổ nông:
NKVM nông gồm các nhiễm khuẩn ở lớp da hoặc tổ chức dưới da tại vị
trí rạch da. NKVM nơng phải thỏa mãn các tiêu chuẩn sau:
- Nhiễm khuẩn xảy ra trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật;
- Chỉ xuất hiện ở vùng da hay vùng dưới da tại đường mổ;
- Có ít nhất một trong các triệu chứng sau:
+ Chảy mủ từ vết mổ nông.
+ Phân lập vi khuẩn từ cấy dịch hay mơ được lấy vơ trùng từ vết mổ.
+ Có ít nhất một trong những dấu hiệu hay triệu chứng sau: đau, sưng,
nóng, đỏ và cần mở bung vết mổ, trừ khi cấy vết mổ âm tính
+ Bác sĩ chẩn đốn NKVM nông.
1.1.2.2. Nhiễm khuẩn vết mổ sâu
NKVM sâu gồm các nhiễm khuẩn tại lớp cân và/hoặc cơ tại vị trí rạch da.
NKVM sâu cũng có thể bắt nguồn từ NKVM nông để đi sâu bên trong tới lớp
cân cơ. NKVM sâu phải thỏa mãn các tiêu chuẩn sau:
- Nhiễm khuẩn xảy ra trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật hay một năm đối
với đặt implant;
- Xảy ra ở mô mềm sâu cân/cơ của đường mổ;


4

- Có ít nhất một trong các triệu chứng sau:
+ Chảy mủ từ vết mổ sâu nhưng không từ cơ quan hay khoang nơi phẫu
thuật.
+ Vết thương hở da sâu tự nhiên hay do phẫu thuật viên mở vết thương
khi bệnh nhân có ít nhất một trong các dấu hiệu hay triệu chứng sau: sốt > 380C,
đau, sưng, nóng, đỏ, trừ khi cấy vết mổ âm tính.
+ Áp xe hay bằng chứng NKVM sâu qua thăm khám, phẫu thuật lại,

Xquang hay giải phẫu bệnh.
+ Bác sĩ chẩn đoán NKVM sâu.
1.1.2.3. Nhiễm khuẩn cơ quan/khoang cơ thể
Nhiễm khuẩn cơ quan/khoang cơ thể gồm nhiễm khuẩn ở bất kỳ khoang
giải phẫu/ cơ quan trong cơ thể khác với nhiễm khuẩn tại vị trí rạch ra. NKVM
tại cơ quan/khoang phẫu thuật phải thỏa mãn các tiêu chuẩn sau:
- Nhiễm khuẩn xảy ra trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật hay 1 năm đối
với đặt implant;
- Xảy ra ở bất kỳ nội tạng, loại trừ da, cân, cơ, đã xử lý trong phẫu thuật;
- Có ít nhất một trong các triệu chứng sau:
+ Chảy mủ từ dẫn lưu nội tạng.
+ Phân lập vi khuẩn từ cấy dịch hay mô được lấy vô trùng ở cơ quan hay
khoang nơi phẫu thuật.
+ Áp xe hay bằng chứng khác của nhiễm trùng qua thăm khám, phẫu
thuật
lại, Xquang hay giải phẫu bệnh
+ Bác sĩ chẩn đoán NKVM tại cơ quan/khoang phẫu thuật [2].
1.1.3. Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn vết mổ
* Tác nhân gây bệnh:
Vi khuẩn là tác nhân chính gây NKVM, tiếp theo là nấm. Rất ít bằng
chứng cho thấy virus và ký sinh trùng là tác nhân gây NKVM. Các vi khuẩn
chính gây NKVM thay đổi tùy theo từng cơ sở khám chữa bệnh và tùy theo vị trí
phẫu thuật. Các vi khuẩn gây NKVM có xu hướng kháng kháng sinh ngày càng


5

tăng và là vấn đề nổi cộm hiện nay, đặc biệt là các chủng vi khuẩn đa kháng
thuốc như: S. aureus kháng methicillin, vi khuẩn Gram (-) sinh β-lactamase phổ
rộng. Tại các cơ sở khám chữa bệnh có tỷ lệ người bệnh sử dụng kháng sinh

cao, thường gặp các vi khuẩn Gram (-) đa kháng thuốc như: E. coli,
Pseudomonas sp, A. baumannii. Ngoài ra, việc sử dụng rộng rãi các kháng sinh
phổ rộng tạo thuận lợi cho sự xuất hiện các chủng nấm gây NKVM. Các tác
nhân gây NKVM thường gặp theo loại phẫu thuật được trình bày trong Bảng
1.1:
Bảng 1.1. Tác nhân gây bệnh thường gặp trong NKVM
Loại phẫu thuật
Tai – mũi – họng

Vi khuẩn có thể gặp
S.aureus, S.epidermidis Vi khuẩn kỵ khí ở miệng
S.aureus, S.epidermidis

Tim mạch

E.coli và các vi khuẩn Enterobacteriaceae khác,

Chỉnh hình

Corynebacterium
S.aureus, S.epidermidis
S.aureus,

Túi mật Ống mật

E.coli

Enterobacteriaceae




các

khác,

cầu

vi
khuẩn

khuẩn
ruột,

Clostridia. Vi khuẩn kỵ khí (nếu có tắc mật)
Đại tràng Trực tràng
Ruột thừa chưa vỡ
Sản – phụ khoa

E.coli và các vi khuẩn Enterobacteriaceae khác
Cầu khuẩn ruột. Vi khuẩn kỵ khí đặc biệt B.fragilis
E.coli và các vi khuẩn Enterobacteriaceae khác, kỵ
khí, cầu khuẩn ruột
E.coli và trực khuẩn G- khác, cầu khuẩn ruột, kỵ
khí, liên cầu nhóm B

* Nguồn tác nhân gây bệnh và cơ chế lây truyền
Có 2 nguồn tác nhân gây NKVM gồm:
- Vi sinh vật trên người bệnh (nội sinh): Là nguồn tác nhân chính gây
NKVM, gồm các vi sinh vật thường trú có ngay trên cơ thể người bệnh. Các vi
sinh vật này thường cư trú ở tế bào biểu bì da, niêm mạc hoặc trong các

khoang/tạng rỗng của cơ thể như: khoang miệng, đường tiêu hóa, đường tiết


6

niệu - sinh dục... Một số ít trường hợp vi sinh vật bắt nguồn từ các ổ nhiễm
khuẩn ở xa vết mổ theo đường máu hoặc bạch mạch xâm nhập vào vết mổ và
gây NKVM. Các tác nhân gây bệnh nội sinh nhiều khi có nguồn gốc từ mơi
trường bệnh viện và có tính kháng thuốc cao.
- Vi sinh vật ngồi mơi trường (ngoại sinh): Là các vi sinh vật ở ngồi
mơi trường xâm nhập vào vết mổ trong thời gian phẫu thuật hoặc khi chăm sóc
vết mổ. Các tác nhân gây bệnh ngoại sinh thường bắt nguồn từ:
+ Môi trường phịng mổ: Bề mặt phương tiện, thiết bị, khơng khí buồng
phẫu thuật, nước và phương tiện vệ sinh tay ngoại khoa...
+ Dụng cụ, vật liệu cầm máu, đồ vải phẫu thuật bị ơ nhiễm.
+ Nhân viên kíp phẫu thuật: Từ bàn tay, trên da, từ đường hô hấp...
+ Vi sinh vật cũng có thể xâm nhập vào vết mổ khi chăm sóc vết mổ
khơng tn thủ đúng ngun tắc vô khuẩn. Tuy nhiên, vi sinh vật xâm nhập vào
vết mổ theo đường này thường gây NKVM nơng, ít gây hậu quả nghiêm trọng.
Các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào vết mổ chủ yếu trong thời gian
phẫu thuật theo cơ chế trực tiếp, tại chỗ. Hầu hết các tác nhân gây NKVM là các
vi sinh vật định cư trên da vùng rạch da, ở các mô/tổ chức vùng phẫu thuật hoặc
từ mơi trường bên ngồi xâm nhập vào vết mổ qua các tiếp xúc trực tiếp và gián
tiếp, đặc biệt là tiếp xúc qua bàn tay của kíp phẫu thuật [4], [5] [13].
1.1.4. Các yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ
Có 4 nhóm yếu tố nguy cơ gây NKVM gồm:
* Yếu tố người bệnh:
Các đối tượng bệnh nhân có nguy cơ cao gặp NKVM bao gồm:
- Người bệnh phẫu thuật đang mắc nhiễm khuẩn tại vùng phẫu thuật hoặc
tại vị trí khác ở xa vị trí rạch da như ở phổi, ở tai mũi họng, đường tiết niệu hay

trên da.
- Người bệnh đa chấn thương, vết thương dập nát.
- Người bệnh đái tháo đường: Do lượng đường cao trong máu tạo thuận
lợi để vi khuẩn phát triển khi xâm nhập vào vết mổ.


7

- Người nghiện thuốc lá: Làm tăng nguy cơ NKVM do co mạch và thiểu
dưỡng tại chỗ.
- Người bệnh bị suy giảm miễn dịch, người bệnh đang sử dụng các thuốc
ức chế miễn dịch.
- Người bệnh béo phì hoặc suy dinh dưỡng.
- Người bệnh nằm lâu trong bệnh viện trước mổ làm tăng lượng vi sinh
vật định cư trên người bệnh.
Tình trạng người bệnh trước phẫu thuật càng nặng thì nguy cơ NKVM
càng cao. Theo phân loại của Hội Gây mê Hoa Kỳ (American Society of
Anesthegiologists - ASA), người bệnh phẫu thuật có điểm ASA 4 điểm và 5
điểm có tỷ lệ NKVM cao nhất (Bảng 1.2).
Bảng 1.2. Điểm ASA đánh giá tình trạng người bệnh trước phẫu thuật [2]
Điểm ASA

Tiêu chuẩn phân loại

1 điểm

Người bệnh khoẻ mạnh, khơng có bệnh tồn thân

2 điểm


Người bệnh khoẻ mạnh, có bệnh tồn thân nhẹ

3 điểm

Người bệnh có bệnh tồn thân nặng nhưng vẫn hoạt động bình

4 điểm

thường
Người bệnh có bệnh tồn thân nặng, đe dọa tính mạng

5 điểm

Người bệnh trong tình trạng bệnh nặng, có nguy cơ tử vong cao
cho dù được phẫu thuật

* Yếu tố môi trường:
- Vệ sinh tay ngoại khoa không đủ thời gian hoặc không đúng kỹ thuật,
không dùng hố chất khử khuẩn, đặc biệt là khơng dùng chế phẩm vệ sinh tay
chứa cồn.
- Chuẩn bị người bệnh trước mổ không tốt: Người bệnh không được tắm
hoặc không được tắm bằng xà phòng khử khuẩn, vệ sinh khử khuẩn vùng rạch
da khơng đúng quy trình, cạo lơng khơng đúng chỉ định, thời điểm và kỹ thuật.
- Thiết kế buồng phẫu thuật khơng bảo đảm ngun tắc kiểm sốt nhiễm
khuẩn.


8

- Điều kiện khu phẫu thuật không đảm bảo vô khuẩn: Khơng khí, nước

cho vệ sinh tay ngoại khoa, bề mặt thiết bị, bề mặt môi trường buồng phẫu thuật
bị ô nhiễm hoặc không được kiểm soát chất lượng định kỳ.
- Dụng cụ y tế: Không đảm bảo vô khuẩn do chất lượng tiệt khuẩn, khử
khuẩn hoặc lưu giữ, sử dụng dụng cụ không đúng nguyên tắc vô khuẩn.
- Nhân viên tham gia phẫu thuật không tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn
trong buồng phẫu thuật làm tăng lượng vi sinh vật ô nhiễm: Ra vào buồng phẫu
thuật không đúng quy định, không mang hoặc mang phương tiện che chắn cá
nhân không đúng quy định, không vệ sinh tay/không thay găng sau mỗi khi tay
đụng chạm vào bề mặt môi trường,… [34]
* Yếu tố phẫu thuật
- Thời gian phẫu thuật: Thời gian phẫu thuật càng dài thì nguy cơ NKVM
càng cao. Theo Hệ thống Giám sát quốc gia về Nhiễm khuẩn bệnh viện
(National Nosocomial Infection Surveillance - NNIS) của Trung tâm Kiểm sốt
và Phịng chống bệnh tật Hoa Kỳ (Centers for Disease Control and Prevention CDC), trong trường hợp thời gian cuộc phẫu thuật vượt quá tứ phân vị 75% của
thời gian phẫu thuật cùng loại thì nguy cơ NKVM sẽ tăng lên. Tứ phân vị 75%
(hay còn gọi là T-cut point) của một số loại phẫu thuật được trình bày trong
Bảng 1.3 [30].


9

Bảng 1.3. T-cut point của một số phẫu thuật
Nhóm phẫu thuật

T cut-point (giờ)

Gan, tụy, mật

4


Đầu và cổ

4

Lồng ngực

3

Cắt tuyến vú

3

Tiêu hóa khác

3

Xương khớp khác

3

Đại tràng

3

Thay thế bộ phận nhân tạo khác

3

Ghép da


3

Phẫu thuật tim mạch khác

2

Đường niệu sinh dục khác

2

Tai mũi họng

2

Thay khớp gối, háng

2

Chấn thương hở

2

Cắt bỏ tử cung qua đường âm đạo

2

Thoát vị

2


Ruột thừa

1

Cắt chi

1

Sản khoa khác

1

- Loại phẫu thuật: Phẫu thuật cấp cứu, phẫu thuật nhiễm và bẩn có nguy
cơ NKVM cao hơn các loại phẫu thuật khác. Phân loại phẫu thuật dựa trên nguy
cơ nhiễm trùng ngoại khoa của của Altemeier được trinh bày trong Bảng 1.4.


10

Bảng 1.4. Phân loại phẫu thuật [2]
Loại vết

Định nghĩa

mổ

Nguy cơ
NKVM (%)

Là những phẫu thuật khơng có nhiễm khuẩn, khơng mở

Sạch

vào đường hơ hấp, tiêu hóa, sinh dục và tiết niệu. Các vết
thương sạch được đóng kín kỳ đầu hoặc được dẫn lưu kín.

1-5

Các phẫu thuật sau chấn thương kín.
Là các phẫu thuật mở vào đường hơ hấp, tiêu hố, sinh
dục và tiết niệu trong điều kiện có kiểm sốt và không bị ô
Sạch

nhiễm bất thường. Trong trường hợp đặc biệt, các

nhiễm

phẫu thuật đường mật, ruột thừa, âm đạo và hầu họng

5-10

được xếp vào loại vết mổ sạch nhiễm nếu không thấy có
bằng chứng nhiễm khuẩn/ khơng phạm phải lỗi vơ khuẩn
trongvết
khi thương
mổ.
Các
hở, chấn thương có kèm vết thương
mới hoặc những phẫu thuật để xảy ra lỗi vô khuẩn lớn hoặc
Nhiễm


phẫu thuật để thoát lượng lớn dịch từ đường tiêu hoá.
Những phẫu thuật mở vào đường sinh dục tiết niệu, đường

10-15

mật có nhiễm khuẩn, phẫu thuật tại những vị trí có nhiễm
khuẩn cấp tính nhưng chưa hóa mủ.
Các chấn thương cũ kèm theo mô chết, dị vật hoặc ô
Bẩn

nhiễm phân. Các phẫu thuật có nhiễm khuẩn rõ hoặc có

>25

mủ.

- Thao tác phẫu thuật: Phẫu thuật làm tổn thương, bầm dập nhiều mô tổ
chức, mất máu nhiều hơn 1500ml trong phẫu thuật, vi phạm nguyên tắc vô
khuẩn trong phẫu thuật làm tăng nguy cơ mắc NKVM [2], [25].
* Yếu tố vi sinh vật
Mức độ ơ nhiễm, độc lực và tính kháng kháng sinh của vi khuẩn càng cao
xảy ra ở người bệnh được phẫu thuật có sức đề kháng càng yếu thì nguy cơ mắc
NKVM càng lớn. Sử dụng rộng rãi các kháng sinh phổ rộng ở người bệnh phẫu


11

thuật là yếu tố quan trọng làm tăng tình trạng vi khuẩn kháng thuốc, qua đó làm
tăng nguy cơ mắc NKVM [8].
Ngồi ra, phẫu thuật lấy thai có một số yếu tố nguy NKVM cơ đặc thù so

với các nhóm phẫu thuật khác như mổ cấp cứu, thừa cân (BMI ≥ 30) thất bại dẫn
lưu với độ dày tổ chức dưới da ≥ 3 cm, thời gian mổ dài, kỹ thuật mổ kém, ối vỡ
[22], [35].
1.1.5. Đánh giá nguy cơ nhiễm khuẩn trên bệnh nhân
Để đánh giá nguy cơ nhiễm khuẩn trên bệnh nhân, có thể sử dụng thang
điểm NNIS. Đây được coi là phương pháp dự đoán tốt hơn rõ rệt so với phân
loại phẫu thuật truyền thống và có thể áp dụng trên phạm vi rộng các nhóm phẫu
thuật. Thang điểm NNIS bao gồm ba nhóm yếu tố nguy cơ thành phần: tình
trạng bệnh nhân (điểm ASA càng cao nguy cơ NKVM càng lớn); loại phẫu thuật
(nguy cơ NKVM tăng dần theo thứ tự phẫu thuật sạch, phẫu thuật sạch - nhiễm,
phẫu thuật nhiễm và phẫu thuật bẩn.); độ dài phẫu thuật (nguy cơ NKVM cao
trên các ca phẫu thuật kéo dài hơn T – cutpoint của loại phẫu thuật đó) Điểm số
NNIS được tính bằng tổng các điểm số thành phần theo quy ước sau:
+ ASA ≥ 3 (1 điểm); ASA < 3 (0 điểm);
+ Phẫu thuật sạch và sạch nhiễm (0 điểm); Phẫu thuật bẩn và nhiễm (1
điểm);
+ Thời gian phẫu thuật nhỏ hơn T-cut point (0 điểm); lớn hơn hoặc bằng
T-cut point (1 điểm).
Với nhiều nhóm phẫu thuật tỷ lệ NKVM tăng rõ rệt khi điểm NNIS tăng
từ 0 – 3 [29], [30].
1.1.6. Các biện pháp phòng tránh nhiễm khuẩn vết mổ
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế các biện pháp cần thực hiện để phòng tránh
NKVM, bao gồm:
- Chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật - Sử dụng KSDP trong phẫu
thuật.
- Các biện pháp phịng ngừa trong phẫu thuật - Chăm sóc vết mổ sau phẫu
thuật


12


- Giám sát phát hiện NKVM
- Kiểm tra giám sát tn thủ quy trình vơ khuẩn ở nhân viên y tế
- Bảo đảm các điều kiện, thiết bị, phương tiện và hóa chất thiết yếu cho
phịng ngừa NKVM [2].
1.2. TỔNG QUAN VỀ KHÁNG SINH DỰ PHÒNG
1.2.1. Khái niệm kháng sinh dự phòng
Kháng sinh dự phòng (KSDP) là việc sử dụng kháng sinh trước khi xảy ra
nhiễm khuẩn nhằm mục đích ngăn ngừa hiện tượng này. KSDP nhằm giảm tần
suất nhiễm khuẩn tại vị trí hoặc cơ quan được phẫu thuật, khơng dự phịng
nhiễm khuẩn tồn thân hoặc vị trí cách xa nơi được phẫu thuật[1], [6].
1.2.2. Chỉ định sử dụng kháng sinh dự phòng
Theo hướng dẫn sử dụng kháng sinh Bộ Y tế (2015), KSDP được chỉ định
cho: tất cả các can thiệp phẫu thuật thuộc phẫu thuật sạch- nhiễm; trong phẫu
thuật sạch, liệu pháp KSDP nên áp dụng với một số can thiệp ngoại khoa nặng,
có thể ảnh hưởng tới sự sống còn và/hoặc chức năng sống (phẫu thuật chỉnh
hình, phẫu thuật tim và mạch máu, phẫu thuật thần kinh, phẫu thuật nhãn khoa);
phẫu thuật nhiễm và phẫu thuật bẩn: kháng sinh đóng vai trị trị liệu. KSDP
khơng ngăn ngừa nhiễm khuẩn mà ngăn ngừa nhiễm khuẩn đã xảy ra không phát
triển [1].
Theo hướng dẫn của Hội Dược sĩ bệnh viện Hoa Kỳ (American Society of
Health-System Pharmacists - ASHP) (2013) KSDP được chỉ định trên các phẫu
thuật sạch kèm theo có yếu tố nguy cơ tùy theo loại phẫu thuật, tất cả các phẫu
thuật sạch nhiễm và phẫu thuật nhiễm.
Theo CDC, KSDP nên được chỉ định cho tất cả các loại phẫu thuật trong
đó KSDP đã chứng minh được hiệu quả làm giảm tỷ lệ NKVM trên các nghiên
cứu lâm sàng. Phân tầng nguy cơ NKVM theo thang điểm nguy cơ NNIS được
áp dụng rộng rãi cho nhiều nhóm phẫu thuật [33].
1.2.3. Lựa chọn kháng sinh dự phòng
KSDP lý tưởng nhất cần đạt các mục tiêu (1) dự phòng được NKVM, (2)



13

phòng bệnh và tử vong liên quan đến NKVM, (3) giảm thời gian và chi phí nằm
viện, (4) khơng gây tác dụng không mong muốn, (5) không tác dụng bất lợi đến
hệ vi khuẩn bình thường trên người bệnh [14]. Để đạt được các mục tiêu này cần
lựa chọn KSDP tác dụng trên căn nguyên vi khuẩn có thể gây NKVM. Thuốc
được lựa chọn cần đảm bảo an toàn, dùng trong thời gian ngắn nhất để giảm tối
thiểu tác dụng khơng mong muốn, giảm chi phí và giảm tác động trên vị hệ bình
thường của bệnh nhân. Dựa trên nhiều nghiên cứu, ASHP đã đưa ra khuyến cáo
lựa chọn KSDP phù hợp cho từng loại phẫu thuật.
Nội dung chi tiết của khuyến cáo này được trình bày trong Bảng 1.5:
Bảng 1.5. Khuyến cáo lựa chọn KSDP theo ASHP (2013) trong phẫu thuật tiêu
hóa
Nhóm phẫu thuật tiêu
hóa

Lựa chọn
KSDP a

Mức
Lựa chọn KSDP thay bằng
chứng
thế
b

Dạ dày ruột
Các phẫu thuật mở
vào trong khoang của

Cefazolin
ông tiêu hóa (cắt khối u
tụy e)

Clindamycin hoặc
vancomycin +
aminoglycosid f hoặc
aztreonam hoặc
fluoroquinolon g-i

Các phẫu thuật
không mở vào trong
Cefazolin
khoang của ống tiêu hóa

Clindamycin
hoặc
Vancomycin +
aminoglycosid f hoặc
aztreonam hoặc
fluoroquinolon g-i

A

A

Đường mật

Phẫu thuật mở


Cefazolin, cefoxitin,
cefotetan, ceftriaxonj
ampicillin - sulbactamg

Clindamycin hoặc
vancomycin +
aminoglycosid f hoặc
aztreonam hoặc
fluoroquinolon g-i hoặc
Metronidazol
+
f
Aminoglycosid hoặc
fluoroquinolon h-j

A


×