Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng tại tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

LƯU HỒ THANH BÌNH

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG
LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP, XÂY DỰNG
TẠI TỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

CẦN THƠ, 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

LƯU HỒ THANH BÌNH

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG
LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP, XÂY DỰNG
TẠI TỈNH HẬU GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Mã số: 8340101

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS.TS. QUAN MINH NHỰT

CẦN THƠ, 2019


i

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập tại trường Đại học Tây Đô, tôi đã nhận được rất nhiều
kiến thức, kỹ năng từ sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của Q Thầy Cơ. Qua đây tơi
xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, Quý Thầy Cô đang giảng dạy và công tác tại
trường Đại học Tây Đô;
Xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc của mình đến PGS.TS. Quan Minh Nhựt
người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Sự chỉ bảo tận tình,
chu đáo của Thầy đã mang lại cho tơi nhiều kiến thức q báu để hồn thành đề tài
nghiên cứu cũng như hoàn thiện bản thân;
Xin cảm ơn Hội đồng thẩm định đề cương, cùng quý Thầy, Cô của Khoa kinh tế
- Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Tây Đô đã tạo điều kiện cho tôi được học tập và
nghiên cứu, tận tình truyền đạt những kiến thức q báu để tơi có thể hồn thiện bài luận
văn;
Tuy đã rất cố gắng nhưng do kiến thức và thời gian có hạn nên luận văn này
khơng thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, kính mong Thầy, Cô, Hội đồng chấm luận
văn, và các đồng nghiệp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ sửa chữa những gì cịn thiếu sót.
Trân trọng cảm ơn!
Cần Thơ, ngày tháng 06 năm 2019

Lưu Hồ Thanh Bình


ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết luận văn này được hồn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu
của tơi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được cơng bố trong bất cứ một cơng
trình khoa học nào khác.
Cần Thơ, ngày

tháng 06 năm 2019

Lưu Hồ Thanh Bình


iii

TĨM TẮT
Kết quả phân tích đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp nhỏ và vừa lĩnh vực công nghiệp, xây dựng tại tỉnh Hậu Giang”.
Doanh nghiệp ngành công nghiệp, xây dựng tại tỉnh Hậu Giang đã thể hiện vai trò ngày
càng quan trọng trong đóng góp vào tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, bên cạnh
đó bọc lộ được những ưu, nhược điểm, cũng như hiệu quả kinh doanh.
Với 120 doanh nghiệp nhỏ và vừa lĩnh vực công nghiệp, xây dựng tại tỉnh Hậu
Giang được khảo sát đã làm rõ mục tiêu về thực trạng hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp là thiếu vốn, quy mô doanh nghiệp cịn nhỏ, nguồn nhân lực cịn yếu về
trình độ chun mơn cũng như tay nghề; máy móc thiết bị cịn tương đối lạc hậu; khoa
học cơng nghệ chưa được chủ doanh nghiệp quan tâm; sản phẩm chủ yếu phục vụ thị
trường nội địa; khả năng cạnh tranh còn thấp; các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả
nhưng hiệu quả còn thấp chưa tương xứng với đồng vốn bỏ ra kinh doanh.
Đề tài cịn sử dụng phương pháp phân tích PEST để phân tích mơi trường kinh
doanh bên ngồi doanh nghiệp. Thông qua đánh giá thực trạng kinh doanh của doanh
nghiệp, đề tài cịn phân tích mơi trường kinh doanh bên trong doanh nghiệp. Ngồi ra,

tác giả sử dụng mơ hình hồi quy đa biến để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận,
ROA, ROE và ROS như: doanh thu, chi phí, vốn, vịng quay tài sản, tổng lao động, kinh
nghiệm của lãnh đạo, thời gian hoạt động của doanh nghiệp, trình độ học vấn của chủ
doanh nghiệp và loại hình doanh nghiệp. Trong đó, nhân tố kinh nghiệm làm việc của
lãnh đạo doanh nghiệp ảnh hưởng mạnh nhất.
Từ kết quả nghiên cứu, đề tài đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa lĩnh vực công nghiệp, xây dựng tỉnh Hậu
Giang. Cụ thể, đề tài đã phân tích các nhóm giải pháp đối với các doanh nghiệp nhỏ và
vừa lĩnh vực công nghiệp, xây dựng trên địa bàn tỉnh và các nhóm giải pháp đối với các
cơ quan quản lý Nhà Nước.


iv

ABTRACT
Assessing the affective factors of business performance of small and medium sized
enterprises (SMEs)in industrial, build sector in Hau Giang" show that industrial, build
enterprises in Hau Giang province haverepresented role increasingly important in
contributing to the development of social economy of the province, besides they have
also showedsome advantages and disadvantages, as well as business performance.
The result of surveyof 120 SMEsin industrial, construction sector in Hau
Giangclarified on the business activity status of the enterprises which is lack of capital;
smallscale; human resources isweakat qualifications and skills; backward machinery
and equipment; science and technology are not interested sufficiently; products mainly
serve the domestic market;lowcompetitiveness; the business ofenterprisesis effective
but not high because it is not commensurate with the business capital spending.
This thesis also used PEST analysis method to analyze the business environment
outside the enterprise. Through assessing the situation of the enterprise business, the
thesis analyzed the business environment inside the enterprise. In addition, the authors
used multivariate regression model to identify affectivefactors on profitability, ROA,

ROE and ROS such as sales, expense, capital, asset turnover, total employment,
leadership experience, operating time of business, education level of employer and
business type. In particular, work experience element of business leader is the most
influential factor.
From the results of the study, the thesis proposedsome solutions to enhance
business performance for the SMEsin industrial, constructionsectorin Hau Giang
province. Specifically, the project analyzed the solution groups for SMEsin industrial,
construction sector on the area of the province and solution groups for State management
agencies.


v

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................ 1
1.1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài...................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung .................................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................. 2
1.3.1. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................... 2
1.3.2. Địa bàn nghiên cứu ............................................................................................ 2
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 2
1.4. Lược khảo tài liệu ............................................................................................... 2
1.5. Cấu trúc của luận văn ......................................................................................... 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 5
2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 5
2.1.1. Lý luận chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa........................................................ 5
2.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................................................... 5
2.1.1.2. Loại hình doanh nghiệp................................................................................... 5

2.1.1.3. Tiêu chuẩn phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa .............................................. 6
2.1.1.4. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa .......................................................... 9
2.1.2. Một số khái niệm và lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp ........................................................................................................................ 10
2.1.3. Đối tượng trong phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh................................ 11
2.1.4. Ý nghĩa phân tích hoạt động kinh doanh .......................................................... 12
2.1.5. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ...... 12
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 13
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 13
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu.......................................................................... 14
2.2.3. Khung nghiên cứu ............................................................................................ 17
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ TỈNH HẬU GIANG ........................................... 18
3.1. Tổng quan về tỉnh Hậu Giang .......................................................................... 18
3.1.1. Vị trí địa lý....................................................................................................... 18
3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội ................................................................................. 18
3.1.2.1. Kinh tế .......................................................................................................... 18
3.1.2.2. Xuất khẩu ...................................................................................................... 20
3.1.2.3. Dân số và lao động ....................................................................................... 20
3.1.2.4. Xây dựng kết cấu hạ tầng .............................................................................. 20
3.1.2.5. Phát triển các thành phần kinh tế .................................................................. 20
3.1.2.6. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh .............................................................. 21
3.2. Tổng quan về sự phát triển của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Hậu Giang ... 21
3.2.1. Khái quát tình hình hoạt động của DNNVV ở nước ta ..................................... 21
3.2.2. Tình hình phát triển DNNVV ở Hậu Giang ...................................................... 22
3.2.2.1. Số doanh nghiệp đang hoạt động tại tỉnh Hậu Giang .................................... 22
3.2.2.2. Số doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế ..................................................... 22
3.2.2.3. Số doanh nghiệp phân theo địa bàn............................................................... 22


vi

3.2.2.4. Số doanh nghiệp phân theo nguồn vốn .......................................................... 23
3.2.3. Một số kết quả hoạt động kinh doanh của DNNVV.......................................... 24
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................. 25
4.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh của các DNNVV trong lĩnh vực công
nghiệp, xây dựng ở tỉnh Hậu Giang ........................................................................ 25
4.1.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh của các DNNVV lĩnh vực công nghiệp ........ 27
4.1.1.1. Vốn và hoạt động tiếp cận tín dụng ............................................................... 28
4.1.1.2. Nguồn nhân lực doanh nghiệp....................................................................... 30
4.1.1.3. Năng lực công nghệ ...................................................................................... 34
4.1.1.4. Nguồn cung cấp đầu vào ............................................................................... 36
4.1.1.5. Thị trường ..................................................................................................... 37
4.1.1.6. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp ..................................... 38
4.1.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của các DNNVV trong lĩnh vực xây dựng ... 39
4.1.2.1 Vốn và hoạt động tiếp cận tín dụng ................................................................ 40
4.1.2.2. Nguồn nhân lực doanh nghiệp....................................................................... 42
4.1.2.3. Năng lực công nghệ ...................................................................................... 46
4.1.2.4. Nguồn cung cấp đầu vào ............................................................................... 47
4.1.2.5. Thị trường ..................................................................................................... 47
4.1.2.6. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng ......................................... 48
4.1.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV trong lĩnh vực công
nghiệp, xây dựng ở tỉnh Hậu Giang............................................................................ 48
4.1.3.1. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp 48
4.1.3.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV ngành xây dựng.. 51
4.2. Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của
DNNVV lĩnh vực công nghiệp, xây dựng ở tỉnh Hậu Giang .................................. 53
4.2.1. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các
DNNVV lĩnh vực công nghiệp, xây dựng .................................................................. 53
4.2.1.1. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận DNNVV lĩnh vực công nghiệp,
xây dựng ở tỉnh Hậu giang......................................................................................... 53
4.2.1.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động theo lĩnh vực công

nghiệp, xây dựng ở tỉnh Hậu giang ............................................................................ 57
4.2.2. Phân tích mơi trường kinh doanh của các DNNVV lĩnh vực công nghiệp, xây
dựng ở tỉnh Hậu Giang............................................................................................... 63
4.2.2.1. Các yếu tố môi trường bên ngoài tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh
của DNNVV lĩnh vực công nghiệp, xây dựng ............................................................. 63
4.2.2.2. Môi trường vi mô (bên trong DN) tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh
của DNNVV lĩnh vực công nghiệp, xây dựng ............................................................. 66
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ .............................................. 70
5.1. Kết luận ............................................................................................................. 70
5.2.1. Hàm ý quản trị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV
lĩnh vực công nghiệp, xây dựng ................................................................................. 71
5.2.1.1. Giải pháp nâng cao nguồn lực tài chính ........................................................ 71
5.2.1.2. Giải pháp nâng cao nguồn nhân lực.............................................................. 72
5.2.1.3. Giải pháp nâng cao trình độ khoa học cơng nghệ.......................................... 72
5.2.1.4. Giải pháp xúc tiến mở rộng thị trường .......................................................... 73
5.2.1.5. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ...................................................... 73
5.2.2. Nhóm giải pháp đối với cơ quan quản lý Nhà nước .......................................... 73


vii
5.2.2.1. Giải pháp về cải thiện môi trường kinh doanh ............................................... 73
5.2.2.2. Giải pháp hỗ trợ DNNVV nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tiếp cận tín dụng 74
5.2.2.3. Giải pháp hỗ trợ DNNVV đổi mới cơng nghệ, trình độ kỹ thuật..................... 74
5.2.2.4. Giải pháp hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản trị cho
DNNVV...................................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 76
PHỤ LỤC 1 .............................................................................................................. 77
PHỤ LỤC 2 .............................................................................................................. 83
PHỤ LỤC 3 .............................................................................................................. 89



viii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tiêu chí phân loại của một số nước trên thế giới .......................................... 7
Bảng 2.2: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam ........................... 8
Bảng 2.3: Cơ cấu mẫu nghiên cứu ............................................................................. 13
Bảng 2.4: Diễn giải các biến độc lập trong mơ hình hồi quy ...................................... 14
Bảng 3.1: Bảng thống kê chỉ số PCI của tỉnh Hậu Giang từ 2014 - 2017 .................... 21
Bảng 3.2: Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động tại tỉnh Hậu Giang ........................ 22
Bảng 3.3: Số lượng doanh nghiệp phân theo địa bàn .................................................. 23
Bảng 3.4: Số doanh nghiệp phân theo quy mô nguồn vốn .......................................... 23
Bảng 4.1: Phân loại loại hình DN theo quy mơ lao động của DN lĩnh vực công nghiệp,
xây dựng .................................................................................................................... 26
Bảng 4.2: Phân loại DNNVV theo quy mô lao động ngành công nghiệp .................... 27
Bảng 4.3: Tài sản và vốn DNNVV lĩnh vực công nghiệp 2017 .................................. 28
Bảng 4.4: Cơ cấu nguồn vốn bình qn DNNVV Ngành cơng nghiệp ....................... 29
Bảng 4.5: Trình độ lao động của DNNVV ngành công nghiệp ................................... 31
Bảng 4.6: Thu nhập của người lao động DNNVV ngành công nghiệp ....................... 32
Bảng 4.7: Trình độ chủ DNNVV ngành cơng nghiệp ................................................. 33
Bảng 4.8: Kinh nghiệm và tuổi của chủ DNNVV ngành công nghiệp ........................ 34
Bảng 4.9: Phân loại DNNVV ngành xây dựng theo quy mô lao động ........................ 39
Bảng 4.10: Một số chỉ tiêu tài sản và vốn DNNVV xây dựng .................................... 40
Bảng 4.11: Cơ cấu nguồn vốn bình quân DNNVV ngành xây dựng ........................... 41
Bảng 4.12: Trình độ lao động của DNNVV xây dựng ................................................ 43
Bảng 4.13: Thu nhập của người lao động DNNVV ngành xây dựng .......................... 44
Bảng 4.14: Trình độ chủ DNNVV ngành xây dựng.................................................... 44
Bảng 4.15: Kinh nghiệm và tuổi của chủ DNNVV ngành xây dựng ........................... 45
Bảng 4.16: Kết quả HĐKD trong ba năm của DNNVV ngành công nghiệp ............... 49
Bảng 4.17: Hiệu quả tài chính của DNNVV ngành cơng nghiệp ................................ 50

Bảng 4.18: Hiệu quả tài chính theo quy mơ của DNNVV ngành công nghiệp. ........... 50
Bảng 4.19: Kết quả HĐKD qua ba năm của DNNVV ngành xây dựng ...................... 51
Bảng 4.20: Hiệu quả tài chính của DNNVV ngành xây dựng ..................................... 52
Bảng 4.21: Hiệu quả tài chính theo quy mơ của DNNVV ngành xây dựng ................ 52
Bảng 4.22: Kiểm định tương quan ............................................................................. 55
Bảng 4.23: Kết quả phân tích mơ hình hồi quy theo lợi nhuận ................................... 56
Bảng 4.24: Kiểm định tương quan ............................................................................. 59
Bảng 4.25: Kết quả phân tích mơ hình hồi quy theo ROA, ROE, ROS....................... 60


ix
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ khung nghiên cứu ............................................................................. 17
Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hậu Giang ............................................................. 18
Hình 4.1: Khó khăn khi DN cơng nghiệp tiếp cận vay vốn từ các tổ chức tín dụng ... 30
Hình 4.2: Độ tuổi của lao động trong các DNNVV ngành cơng nghiệp ...................... 32
Hình 4.3: Hiệu suất khai thác máy móc thiết bị DNNVV ngành cơng nghiệp ............ 35
Hình 4.4: Số lượng máy vi tính trang bị trong DNNVV ngành cơng nghiệp .............. 35
Hình 4.5: Hoạt động nghiên cứu và đổi mới cơng nghệ DNNVV ngành cơng nghiệp 36
Hình 4.6: Hoạt động nghiên cứu và đổi mới công nghệ DNNVV ngành cơng nghiệp 37
Hình 4.7: Cơ cấu bán hàng của sản phẩm quan trọng nhất của DNNVV .................... 38
ngành công nghiệp ..................................................................................................... 38
Hình 4.8: Khả năng cạnh tranh về giá của DNNVV ngành cơng nghiệp..................... 39
Hình 4.9: Khó khăn khi DNNVV xây dựng tiếp cận vay vốn từ các tổ chức tín dụng 42
Hình 4.10: Độ tuổi của lao động trong các DNNVV ngành xây dựng ........................ 43
Hình 4.11: Tuổi thọ trung bình của máy móc thiết bị DNNVV ngành xây dựng ........ 46
Hình 4.12: Số lượng máy vi tính trang bị trong DNNVV xây dựng............................ 47
Hình 4.13: Cơ cấu bán hàng sản phẩm quan trọng nhất của DNNVV ngành xây dựng
.................................................................................................................................. 48



x
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DN
DNNVV
ROA
ROE
ROS
UBND

Doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu
Ủy ban nhân dân


1

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài
Hậu Giang, là tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, được thành lập
năm 2004 trên cơ sở chia tách địa giới hành chính tỉnh Cần Thơ cũ. Mặc dù mới được
thành lập nhưng tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh không ngừng gia tăng qua các năm,
sự phát triển kinh tế đó có một phần đóng góp khơng nhỏ của các doanh nghiệp nhỏ và
vừa. Trong những năm qua, số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa khơng ngừng tăng
mỗi năm góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các
nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm các yếu tố bền

vững cho phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có vốn đầu
tư khơng lớn nhưng được hình thành và phát triển rộng khắp trên địa bàn tỉnh với nhiều
ngành nghề kinh doanh khác nhau. Đây cũng là khu vực khai thác các nguồn lực, tiềm
năng, tạo cơ hội cho đông đảo dân cư có thể tham gia đầu tư, tạo ra thị trường cạnh tranh
lành mạnh.
Mục tiêu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2015-2020 của tỉnh Hậu
Giang đã xác định “Đẩy nhanh tốc độ phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, lành mạnh để
các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp ngày càng cao vào phát triển kinh tế”. Trong
thời gian vừa qua, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh tận dụng tối đa lợi thế
để tinh gọn quy trình sản xuất, dễ quản lý, phù hợp với trình độ quản trị của đa số các chủ
doanh nghiệp, dễ thay đổi công nghệ, linh hoạt trong sản xuất đã cải tiến, thay đổi hoặc
đưa ra các sản phẩm, dịch vụ mới một cách năng động, đáp ứng kịp thời nhu cầu của
khách hàng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã linh động trong việc thay đổi,
bổ sung ngành nghề, điều chỉnh về quy mô để phù hợp với môi trường sản xuất kinh
doanh. Trong thời gian tới, các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ tiếp tục phát triển nhanh về
số lượng và đa dạng ngành nghề, đóng vai trị quan trọng đối với phát triển kinh tế của
tỉnh. Từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định
hướng đã đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII và kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2015 – 2020 của tỉnh. Tuy phát triển rất nhanh nhưng các
doanh nghiệp nhỏ và vừa có những hạn chế, khó khăn mang tính đặc thù như: quy mơ
doanh nghiệp nhỏ, cơng nghệ lạc hậu, trình độ quản lý và chất lượng nguồn lao động thấp,
hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, việc tiếp cận nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng gặp
khó khăn, chưa tạo được mối liên kết chặt chẽ trong nội khối và với các doanh nghiệp lớn
trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, hiệu quả sản xuất, kinh doanh thấp, hàng
tồn kho lớn, thiếu vắng lực lượng doanh nghiệp có quy mơ đủ lớn để hội nhập, việc cạnh
tranh trong kinh doanh ngày càng gay gắt …Từ thực tế đó, đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng
đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực
công nghiệp, xây dựng tại tỉnh Hậu Giang” là hết sức cần thiết. Đề tài nghiên cứu là
luận cứ khoa học để các nhà quản trị doanh nghiệp xác định những yếu tố ảnh hưởng và



2
đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, các nhà quản lý ở địa
phương và trung ương điều chỉnh các chính sách vĩ mơ trong việc phát triển các doanh
nghiệp nhỏ và vừa, tạo động lực trong tăng trưởng, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh trong thời gian tới.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh
vực cơng nghiệp, xây dưng tại tỉnh Hậu Giang, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn này trong
thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng hoạt động và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp
nhỏ và vừa trong lĩnh vực cơng nghiệp, xây dựng tại tỉnh Hậu Giang;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng tại tỉnh Hậu Giang;
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng tại tỉnh Hậu Giang.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Thời gian nghiên cứu
Giai đoạn nghiên cứu của đề tài này là từ năm 2015 đến năm 2017.
1.3.2. Địa bàn nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu của đề tài này là thành phố Vị Thanh, thị xã Ngã Bảy, thị xã
Long Mỹ và các huyện: Vị Thủy, Phụng Hiệp, Châu Thành, Châu Thành A, Long Mỹ.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiêp, xây dựng tại tỉnh Hậu

Giang.
1.4. Lược khảo tài liệu
Đề tài giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
nhỏ và vừa dựa trên việc thu thập thơng tin về loại hình doanh nghiệp (DN), trình độ và
kinh nghiệm chủ doanh nghiệp, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, hệ số nợ trên vốn chủ sở
hữu, doanh thu thuần trên tổng tài sản ... trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
nhỏ và vừa trong thời gian qua như thế nào? Mục tiêu của đề tài là đánh giá hiệu quả và
tìm ra những yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ
và vừa. Trên cơ sở đó, đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Để tìm hiểu thêm về đề tài này, những nghiên cứu
trước đây về doanh nghiệp nhỏ và vừa được lược khảo và lướt qua về nội dung và
phương pháp mà các tác giả trước đã thực hiện.


3
Võ Thành Danh và các cộng sự (2013) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự
phát triển của kinh tế doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Hậu Giang. Nghiên cứu này sử
dụng mẫu nghiên cứu bao gồm 177 DNNVV tại tất cả 7 huyện trên địa bàn tỉnh Hậu
Giang. Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế DNNVV, các
tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích hồi quy. Kết quả cho thấy các yếu tố: tổng tài
sản, tổng số lao động, trình độ lao động, nguồn cung cấp đầu vào, lĩnh vực hoạt động
của doanh nghiệp, mức độ cạnh tranh trên thị trường, và mức độ rủi ro là những nhân tố
có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh về doanh thu và lợi nhuận. Trong khi đó, những
yếu tố khác như: thời gian hoạt động của doanh nghiệp, loại hình hoạt động và sự hỗ trợ
của nhà nước dường như không ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh.
Phan Hồng Dẫn (2012) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Trà Vinh.
Số DN được chọn để nghiên cứu là 73 doanh nghiệp với cơ cấu được phân bổ theo địa
phương. Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá thực trạng của
DNNVV, sử dụng mơ hình hồi quy để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận. Kết

quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố: loại hình doanh nghiệp, lao động bình quân hàng
năm, trình độ chủ doanh nghiệp, vốn điều lệ, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu, doanh thu
thuần trên tổng tài sản, lĩnh vực hoạt động kinh doanh là những yếu tố ảnh hưởng đên
hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra các
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Trà Vinh.
Trương Đông Lộc và Trần Quốc Tuấn (2009) phân tích hiệu quả tài chính của
các cơ sở chế biến tơ xơ dừa ở tỉnh Trà Vinh. Các tác giả đã sử dụng phương pháp thống
kê mơ tả để phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh của các cơ sở chế biến tơ xơ dừa
trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của các cơ sở này, các tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích
hồi quy, kết quả phân tích hồi quy chỉ ra rằng quy mơ của các cơ sở có tương quan tỷ lệ
thuận với các chỉ tiêu ROA, ROS và ROE. Bên cạnh đó, ROS có tương quan tỷ lệ thuận
với trình độ của chủ cơ sở. Ngồi ra, kết quả nghiên cứu cịn cho thấy rằng thị trường
tiêu thụ sản phẩm cũng có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả tài chính của các cơ sở chế
biến tơ xơ dừa ở tỉnh Trà Vinh.
Trương Đông Lộc và Nguyễn Đức Trọng(5/2010) nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực
đồng bằng sông Cửu Long. Các tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tuyến
tính với biến phụ thuộc là ROS, ROA, ROE và biến độc lập chỉ các yếu tố ảnh hưởng
đến kết quả hoạt động kinh doanh như: loại hình doanh nghiệp, trình độ chủ doanh
nghiệp, kinh nghiệm chủ doanh nghiệp, vốn điều lệ, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu, doanh
thu thuần trên tổng tài sản. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các doanh nghiệp nhỏ và vừa
ở Đồng bằng sông Cửu Long hoạt động có hiệu quả, có những đóng góp đáng kể vào
cơng cuộc đổi mới và phát triển kinh tế của đất nước. Nhóm tác giả đã đưa ra các giải


4
pháp như: Nâng cao năng lực quản trị kinh doanh của giám đốc và cán bộ quản lý; hỗ
trợ vốn; hiện đại hóa máy móc, thiết bị và cơng nghệ; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành

chính, hồn thiện hệ thống pháp luật nhằm thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp
nhỏ và vừa trong tiến trình hội nhập.
Mai Văn Nam và Nguyễn Quốc Nghi (2011) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Cần Thơ.
Các tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích thực trạng của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp thơng qua mơ hình hồi quy tuyến tính bội. Kết quả là các nhân tố như
mức độ tiếp cận chính sách hỗ trợ của Chính phủ, trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp,
quy mô doanh nghiệp, các mối quan hệ xã hội ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động doanh
nghiệp.
Qua kết quả lược khảo tài liệu trên đây, tác giả rút ra được một số nội dung mà
các đề tài trước đã đạt được như: thực trạng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
nhỏ và vừa ở một số địa phương; phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa; giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trên cơ sở đó, tác giả kế thừa các nghiên
cứu về nội dung và phương pháp: về nội dung là thực trạng chung của các doanh nghiệp,
về phương pháp phân tích nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của
các doanh nghiệp nhỏ và vừa bằng mơ hình hồi quy đa biến (kế thừa một số biến nghiên
cứu). Điểm mới trong đề tài mà tác giả đề cập đến là nghiên cứu sâu hơn về các doanh
nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiêp, xây dựng tại tỉnh Hậu Giang và đưa ra
một số giải pháp mà các kết quả nghiên cứu trước đây chưa đề cập đến nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện.
1.5. Cấu trúc của luận văn
Luận văn được cấu trúc thành 5 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Tổng quan về tỉnh Hậu Giang.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị.



5

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Lý luận chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa
2.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa
Khái niệm doanh nghiệp
Theo Samuclon & Nordhaus “Doanh nghiệp là đơn vị sản xuất cơ bản trong một
nền kinh tế tư bản hoặc hỗn hợp. Nó thuê lao động và mua những thứ khác ở đầu vào
nhằm sản xuất và sản xuất và bán hàng hóa” [15. Tr. 153]
Theo khoản 1, điều 4, Luật Doanh nghiệp 2005, khái niệm “Doanh nghiệp là tổ chức
kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo
quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”.
Theo giáo trình Tài chính doanh nghiệp (Học viện Tài chính), khái niệm “Doanh
nghiệp là một tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng hàng hóa cho
người tiêu dùng qua thị trường nhằm mục tiêu sinh lời” [10].
Những khái niệm trên tuy có những điểm khác biệt, nhưng đều có những đặc điểm chung
sau đây:
- Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế thực hiện chức năng kinh doanh.
- Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là một sự kết hợp giữa các nhân tố đầu
vào như vốn và lao động để tạo ra các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trên thị
trường.
Hiện nay, để đáp ứng yêu cầu của thị trường, các doanh nghiệp thường hoạt động
theo hướng đa ngành nghề, đăng ký kinh doanh ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm mục
tiêu tối đa hóa lợi nhuận, trừ một số ít các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơng
ích.
Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa
Có nhiều quan niệm khác nhau về DNNVV. Song, xét một cách chung nhất,

DNNVV là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về vốn, lao động hay doanh thu hoặc
cả ba.
2.1.1.2. Loại hình doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường có nhiều loại hình doanh nghiệp cùng tồn tại, phát
triển và cạnh tranh lẫn nhau. Dựa trên những đặc điểm về hình thức sở hữu vốn, mục
đích kinh doanh, hoạt động kinh doanh, quy mơ người ta có thể có nhiều cách phân loại
khác nhau.
Dựa vào quan hệ sở hữu về vốn và tài sản, các doanh nghiệp được chia thành:
- Doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập
và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động cơng ích, nhằm thực hiện các
mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao.
- Công ty Cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: Vốn điều lệ được chia thành nhiều
phần bằng nhau gọi là cổ phần; Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài


6
sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; Cổ đơng có
quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ một số trường hợp
khác theo quy định của pháp luật; Cổ đơng có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông
tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. Cơng ty cổ phần có tư cách pháp nhân
kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Cơng ty cổ phần có quyền
phát hành chứng khốn ra cơng chúng theo quy định của pháp luật về chứng khốn, điều
này khác với cơng ty trách nhiệm hữu hạn.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp, trong đó: Thành viên có thể là tổ
chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi. Thành viên chịu trách
nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn
cam kết góp vào doanh nghiệp. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng
theo quy định của pháp luật. Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ
ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty trách nhiệm hữu hạn
không được quyền phát hành cổ phần.

- Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp; Chủ sở hữu
duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân; Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành
lập một doanh nghiệp tư nhân; Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại
chứng khoán nào.
- Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân
(sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức
lập ra theo quy định của Luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham
gia Hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh
và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của đất
nước. Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự
chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích
luỹ và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
Việc quy định tiêu thức như thế nào là doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ và
vừa là tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội của từng nước trong từng giai đoạn cụ thể.
Các nước khác nhau phân loại quy mô doanh nghiệp khác nhau, ở Việt Nam hiện nay
thì căn cứ vào hai tiêu thức là lao động làm việc bình quân và tổng nguồn vốn để phân
loại doanh nghiệp thành siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa.
2.1.1.3. Tiêu chuẩn phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa
a. Tiêu chuẩn của một số quốc gia và tổ chức trên thế giới
Phương thức phân loại DNNVV thường là căn cứ các tiêu chuẩn như: số lượng
lao động (nhân công), tổng giá trị tài sản hoặc nguồn vốn, doanh thu…hoặc kết hợp một
số tiêu chuẩn trên để phân loại. Mỗi quốc gia có nền kinh tế khác nhau, theo từng giai
đoạn phát triển kinh tế có những tiêu chí khác nhau để xác định DNNVV.


7
Theo quan niệm của ngân hàng thế giới (WB) và cơng ty tài chính thế giới (IFC)
thì DNNVV là những doanh nghiệp có qui mơ vốn, lao động và doanh thu nhỏ bé. Căn
cứ vào quan niệm trên, DNNVV được chia làm ba loại như sau:

- Doanh nghiệp siêu nhỏ: là các doanh nghiệp có khơng q 10 lao động, tổng
giá trị tài sản hoặc nguồn vốn không quá 100.000 USD và tổng doanh thu hàng năm
không quá 100.000 USD.
- Doanh nghiệp nhỏ: là các doanh nghiệp có khơng q 50 lao động, tổng giá trị
tài sản hoặc nguồn vốn không quá 3.000.000 USD và tổng doanh thu hàng năm không
quá 3.000.000 USD.
- Doanh nghiệp vừa: là các doanh nghiệp có khơng q 300 lao động, tổng giá trị
tài sản hoặc nguồn vốn không quá 15.000.000 USD và tổng doanh thu hàng năm không
quá 15.000.000 USD.
Theo khối EU, DNNVV là những doanh nghiệp có dưới 250 lao động và được
chia thành ba loại như sau:
- Doanh nghiệp siêu nhỏ: có dưới 10 nhân công, doanh số 2 triệu EURO, tổng tài
sản 2 triệu EURO.
- Doanh nghiệp nhỏ: có từ 10 nhân công đến dưới 50 nhân công, doanh số 10
triệu EURO, tổng tài sản 10 triệu EURO.
- Doanh nghiệp vừa: có từ 50 nhân cơng đến dưới 250 nhân cơng, doanh số 50
triệu EURO, tổng tài sản 50 triệu EURO.
Một số quốc gia trên thế giới còn xác định DNNVV theo tiêu thức sau:
Bảng 2.1: Tiêu chí phân loại của một số nước trên thế giới
Nhân viên (người)

Doanh thu hàng năm

Châu Âu
EU

<250

<50 triệu Euro


Châu Mĩ
Hoa Kỳ

<500 (cho phần lớn hoạt động sản xuất và
khai thác)

Canada

<250

Mexico

<500 trong hoạt động sản xuất
<50 trong hoạt động dịch vụ

< 7 triệu USD (đối với đa số các
ngành không niên quan tới sản
xuất, mức tối đa là 35,5 triệu
USD)
<250 triệu CAD

Châu Phi
Nam Phi

<250

<50 triệu ZAR

Châu Á
Thái Lan

Hong Kong

<200 (ngành sử dụng nhiều lao động)
<100 (ngành sử dụng nhiều vốn)

<200 triệu Baht

<100 (ngành sản xuất)
<50 (ngành phi sản xuất)
Nguồn: Tập đồn Tài chính Quốc tế IFC, 2009


8
b. Tiêu chí phân loại doanh nghiệp ở Việt Nam
Ở Việt Nam, hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau về tiêu chí phân loại DNNVV.
Ngày 11 tháng 3 năm 2018, Chính phủ ban hành cơng văn số 39/2018/NĐ-CP về định
hướng chiến lược và chính sách phát triển các DNNVV, đã tạm thời quy định thống nhất
tiêu chí xác định DNNVV là những doanh nghiệp có tổng nguồn vốn dưới 20 tỷ đồng
và có số lao động trung bình hàng năm tối đa 200 người.
Cụ thể như sau:
Bảng 2.2: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
Quy mô

DN
siêu nhỏ

DN vừa

Số lao
động


Tổng nguồn
vốn

Số lao
động

3 tỷ đồng
trở xuống

10 người
trở
xuống

20 tỷ đồng
trở xuống

Không quá 100
người
tham gia BHXH

3 tỷ đồng
trở xuống

10 người
trở
xuống

50 tỷ đồng
trở xuống


Không quá 50
người
tham gia BHXH

Khu vực

Tổng
nguồn vốn

I. Nông, lâm
nghiệp và
thủy sản,
công nghiệp và
xây dựng

II.Thương mại

dịch vụ

DN nhỏ
Tổng
nguồn
vốn
tổng
nguồn
vốn
không
quá 100
tỷ đồng

Không
quá 100
tỷ đồng

Số
lao động
không
quá 200
người
tham gia
BHXH
Không
quá 100
người
tham gia
BHXH

Nguồn: Nghị định 39/2018/NĐ-CP

Trong quá trình thực hiện, các Bộ, ngành và địa phương có thể căn cứ vào tình
hình kinh tế - xã hội cụ thể mà áp dụng đồng thời cả hai chỉ tiêu vốn và lao động hoặc
một trong hai chỉ tiêu nói trên.
Tiếp theo đó để khuyến khích và tạo thuận lợi cho việc phát triển các DNNVV.
Ngày 23/11/2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp phát
triển DNNVV, tại Điều 3, định nghĩa “DNNVV là các cơ sở sản xuất kinh doanh độc
lập, đã đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký khơng
q 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm khơng quá 300 người”. Căn cứ
vào tình hình kinh tế xã hội của ngành, địa phương, trong quá trình thực hiện các biện
pháp, chương trình trợ giúp có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả hai tiêu chí vốn và lao
động hoặc một trong hai tiêu chí đó.

Theo 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 về trợ giúp phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa thì, “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh
doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô
tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng


9
cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình qn năm (tổng nguồn vốn là
tiêu chí ưu tiên)”.
2.1.1.4. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, DNNVV là loại hình doanh
nghiệp chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế. DNNVV có những đặc điểm nổi bật
như sau:
- Đa dạng về hình thức sở hữu: DNNVV tồn tại và phát triển ở nhiều loại hình
khác nhau như: DNNN, DNTN, Cơng ty CP, Cơng ty TNHH, HTX, DN có vốn đầu tư
nước ngoài.
- Hạn chế về sản phẩm, dịch vụ và nguồn lực tài chính: Do chủ yếu dựa vào lao
động thủ công nên khối lượng sản phẩm, dịch vụ của các DNNVV còn hạn chế. Nguồn
vốn kinh doanh chủ yếu là vốn chủ sở hữu, vay mượn của gia đình, bạn bè, khả năng
tiếp cận các nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng thấp.
- Tính năng động và linh hoạt cao: Do có mức đầu tư ban đầu thấp, sử dụng ít lao
động và tận dụng các nguồn lực tại chỗ nên các DNNVV có thể linh hoạt chuyển đổi
phương án sản xuất kinh doanh, loại hình doanh nghiệp, quy mơ doanh nghiệp.
- Trình độ quản lý chưa cao: Các DNNVV được thành lập và hoạt động chủ yếu
dựa vào năng lực và kinh nghiệm của chủ doanh nghiệp nên tổ chức bộ máy thường gọn
nhẹ, các quyết định trong quản lý được thực hiện nhanh chóng. Cùng với trình độ chun
mơn cịn hạn chế, đa số các chủ doanh nghiệp chưa được đào tạo bài bản qua trường lớp
về kiến thức tài chính, quản trị doanh nghiệp, về đạo đức và văn hóa trong kinh doanh…
- Chất lượng nguồn lao động: Lao động làm việc trong các DNNVV hiện nay đa
số có trình độ tay nghề thấp hoặc chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật; việc thực hiện

chưa đầy đủ các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động đã làm
giảm đi chất lượng công việc trong khu vực DNNVV. Các DNNVV thường ít tuyển
dụng được lao động có trình độ cao bởi những lao động có trình độ tay nghề cao họ
thường tìm đến làm việc ở các doanh nghiệp lớn với điều kiện làm việc tốt hơn, thu nhập
cao hơn và có khả năng thăng tiến.
- Khả năng về cơng nghệ thấp: Máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của các DNNVV phần lớn lạc hậu, đã qua sử dụng nhiều năm. Đa số
DNNVV chưa tham gia vào được chuỗi giá trị sản xuất tồn cầu, trình độ khoa học cơng
nghệ và năng lực đổi mới cơng nghệ cịn thấp. Số lượng các DN hoạt động trong lĩnh
vực khoa học công nghệ cịn rất ít.
- Khả năng tiếp cận thị trường kém, đặc biệt là thị trường nước ngoài. Nguyên
nhân chủ yếu là do các DNNVV thường là các DN mới được thành lập, khả năng tài
chính cho hoạt động marketing cịn rất hạn chế và chưa có nhiều khách hàng truyền
thống. Bên cạnh đó, thị trường của các DNNVV thường bó hẹp trong phạm vi địa
phương, việc mở rộng ra các thị trường mới là rất khó khăn.
- Việc tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng gặp khó khăn: Chính phủ đã triển
khai các chính sách, chương trình hỗ trợ vốn cho các DN vừa và nhỏ như bảo lãnh tín


10
dụng và hỗ trợ tín dụng. Tuy nhiên, trên thực tế mới có một số lượng nhỏ các DNNVV
được thụ hưởng chính sách hỗ trợ. Phần lớn các DNNVV cịn lại gặp các trở ngại như:
thủ tục vay vốn phức tạp, thiếu tài sản có giá trị cao để thế chấp, ngân hàng khơng đa
dạng hóa tài sản thế chấp như hàng trong kho, các khoản thu…, định mức và lãi suất
cho vay chưa phù hợp.
2.1.2. Một số khái niệm và lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Hiệu quả:
Theo nhà kinh tế học người Anh Adam smith cho rằng “Hiệu quả là kết quả đạt
được trong hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hóa”.
Với cách tiếp cận này, việc xác định hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp

thuần túy dựa vào có tiêu thụ được sản phẩm hay khơng. Quan điểm này chưa phân định
rõ hiệu quả và kết quả kinh doanh khi chưa tính đến yếu tố chi phí để đạt được hiệu quả
kinh doanh đó. Bởi vì, kết quả kinh doanh là những gì doanh nghiệp đạt được sau một
kỳ nhất định được lượng hóa bằng các chỉ tiêu như sản lượng tiêu thụ, doanh thu, thị
phần tiêu thụ...., cịn hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân
lực, tài lực, vật lực, tiền vốn), được tính bằng tỷ số giữa kết quả và hao phí bỏ ra để đạt
được kết quả đó.
Tác giả Đoàn Thục Quyên (2015) cho rằng “Hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp là phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa kết quả kinh doanh mà doanh
nghiệp thu được với chi phí hoặc nguồn lực bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hiệu quả kinh
doanh được xác định bằng các chỉ tiêu kinh tế đặc trưng, phản ánh mối quan hệ tỷ lệ so
sánh giữa chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh đạt được với các chỉ tiêu phản ánh chi
phí hoặc nguồn lực đã sử dụng vào sản xuất kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu của
doanh nghiệp” .
Hiệu quả kinh doanh thể hiện sự tương quan giữa kết quả đầu ra với các nguồn
lực đầu vào sử dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để đạt
hiệu quả kinh doanh cao doanh nghiệp cần tối đa hóa các kết quả đầu ra trong điều kiện
các nguồn lực hạn chế của mình.
Kinh doanh:
Theo điều 4, Nghị định 56/2009/NĐ-CP, nêu rằng “Kinh doanh là việc thực hiện
liên tục một, một số hoặc tất cả các cơng đoạn của q trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu
thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”.
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, nó được phản ánh
thông qua hệ thống các chỉ tiêu kinh tế, các báo cáo của kế toán.
Hoạt động kinh doanh là hoạt động kinh tế, khi việc tổ chức thực hiện hoạt động
đó nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Trong hoạt động kinh doanh, con người luôn
hướng tới mục tiêu đạt được kết quả và hiệu quả cao nhất. Muốn vậy phải nhận thức
đúng đắn, đầy đủ và toàn diện các hiện tượng, các quá trình và yếu tố xảy ra trong hoạt
động. Để làm được vấn đề đó khơng thể khơng sử dụng cơng cụ phân tích.



11
Phân tích hoạt động kinh doanh:
“Phân tích, hiểu theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ sự vật và hiện tượng trong mối
quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành sự vật, hiện tượng đó” .
“ Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá tồn bộ q
trình và kết quả của hoạt động kinh doanh; các nguồn tiềm năng cần khai thác ở doanh
nghiệp, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”.
Phân tích hoạt động kinh doanh là việc phân chia các hiện tượng, các quá trình
và các kết quả hoạt động kinh doanh thành nhiều bộ phận cấu thành, trên cơ sở đó, dùng
các phương pháp liên hệ, so sánh, đối chiếu và tổng hợp lại nhằm rút ra tính quy luật và
xu hướng phát triển của các hiện tượng nghiên cứu. Muốn thấy được một cách đầy đủ
sự phát triển của các hiện tượng, q trình kinh doanh, từ đó thấy được thực chất hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp, phải đi sâu nghiên cứu kết quả và mối quan hệ qua
lại của các số liệu, tài liệu bằng phương pháp khoa học. Đó là những phương pháp nhận
biết các hoạt động thực tế, các hiện tượng, các quá trình trong mối liên hệ trực tiếp với
nhận thức và sự tiếp nhận chủ động của con người.
Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là phân tích sự biến động của
các chỉ tiêu là do ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố tác động tới chỉ tiêu gây nên. Cho
nên phải lượng hóa được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới chỉ tiêu và những
nguyên nhân tác động vào nhân tố đó, từ đó phát hiện ra những tiềm năng cần khai thác
và những khâu còn yếu kém tồn tại, nhằm đề ra các giải pháp chiến lược phát huy thế
mạnh, khắc phục yếu kém.
2.1.3. Đối tượng trong phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
“Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là q trình và kết quả của hoạt
động kinh doanh cùng với sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình và kết
quả đó, được biểu hiện thơng qua các chỉ tiêu kinh tế”.
Kết quả hoạt động kinh doanh mà ta phân tích là kết quả của từng giai đoạn riêng

biệt như kết quả mua hàng, kết quả sản xuất, kết quả bán hàng... hay có thể là kết quả
tổng hợp của q trình kinh doanh, kết quả tài chính...Đồng thời người ta hướng vào kết
quả thực hiện các định hướng mục tiêu kế hoạch, phương án đặt ra.
Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là các chỉ tiêu kinh tế như: chỉ tiêu
về số lượng như doanh thu bán hàng, giá trị sản xuất, giá thành, lợi nhuận..; chỉ tiêu chất
lượng như tỷ suất chi phí, doanh lợi, năng suất lao động...; ngồi ra dựa vào mục đích
phân tích mà chúng ta cần sử dụng các loại chỉ tiêu khác như chỉ tiêu số tuyệt đối, chỉ
tiêu số tương đối, chỉ tiêu bình qn.
Phân tích kinh doanh khơng chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả kinh doanh
thông các chỉ tiêu kinh tế mà còn đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả
kinh doanh biểu hiện trên các chỉ tiêu đó. Một cách chung nhất, nhân tố là những yếu tố
bên trong của mỗi hiện tượng, q trình...và mỗi biến động của nó tác động trực tiếp


12
hoặc gián tiếp ở một mức độ và xu hướng xác định đến các kết quả biểu hiện các chỉ
tiêu.
2.1.4. Ý nghĩa phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm
tàng trong hoạt động kinh doanh. Và còn là công cụ trong để cải tiến trong quản lý kinh
doanh.
Thơng qua phân tích hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp mới thấy được các
nguyên nhân, nhân tố cũng như nguồn gốc phát sinh của các nguyên nhân và nhân tố
ảnh hưởng, từ đó đề ra các giải pháp cụ thể và kịp thời trong công tác tổ chức và quản
lý sản xuất.
Phân tích hoạt động kinh doanh giúp doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả
năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp của mình. Trên cơ sở đó,
doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu và chiến lược kinh doanh có hiệu quả. Nó
cịn là công cụ quan trọng trong chức năng quản trị, là cơ sở để đề ra các quyết định
đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là trong các chức năng kiểm tra, đánh giá và

điều hành trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Và còn là biện pháp quan trọng để phịng
ngừa và ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra.
Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh rất cần thiết cho các đối tượng bên ngồi,
khi họ có các quan hệ về kinh doanh, nguồn lợi với doanh nghiệp, vì thơng qua phân
tích họ mới có thể có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác, đầu tư, cho vay... đối với
doanh nghiệp nữa không.
2.1.5. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Ðể đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp một cách toàn diện
người ta thường phải sử dụng kết hợp chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận. Đó là các
chỉ tiêu: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ
suất lợi nhuận trên doanh thu.
- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Lợi nhuận sau thuế
ROA =
x 100(%)
Tổng giá trị tài sản
Tỷ suất này còn được gọi là tỷ suất sinh lời ròng của tài sản. Hệ số này cho biết
một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Hệ số này càng lớn thì tài
sản sinh lời càng lớn.
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Lợi nhuận sau thuế
ROE =
x 100(%)
Tổng giá trị vốn chủ sở hữu
Hệ số này đo lường mức lợi nhuận sau thuế thu được trên mỗi đồng vốn của chủ
sở hữu trong kỳ. Hay nói cách khác, chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu tạo
ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hệ số này càng lớn, khả năng sinh lời tài chính càng lớn.


13

Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp tất cả các khía cạnh về trình độ quản trị tài chính
gồm trình độ quản trị doanh thu và chi phí, trình độ quản trị tài sản, trình độ quản trị
nguồn vốn của doanh nghiệp.
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Lợi nhuận sau thuế
ROS =
x 100(%)
Tổng doanh thu thuần
Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần trong
kỳ của doanh nghiệp. Nó thể hiện, khi thực hiện một đồng doanh thu trong kỳ, doanh
nghiệp có thể thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Chỉ tiêu này cũng là một trong các chỉ tiêu phản ánh khả năng quản lý, tiết kiệm
chi phí của một doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp quản lý tốt chi phí thì sẽ nâng cao
được tỷ suất này.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp được sử dụng trong luận văn này được thu thập từ các Phòng, Ban
ngành tại tỉnh Hậu Giang như: Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang, Cục Thống kê Hậu
Giang, Cục Thuế Hậu Giang, Sở Công Thương Hậu Giang, Sở Lạo động Thương binh
và Xã hội tỉnh Hậu Giang. Ngoài ra, nghiên cứu này còn sử dụng nguồn số liệu sơ cấp
được thu thập thông qua cuộc khảo sát các DNNVV trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Đối
tượng được phỏng vấn là chủ doanh nghiệp hoặc kế toán trưởng của các DNNVV trong
lĩnh vực công nghiệp, xây dựng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang và được phỏng vấn trực
tiếp thông qua bảng câu hỏi được thiết kế sẵn.
Theo Tabachnick và Fidell (1996), trích bởi Nguyễn Đình Thọ, 2012, Để phân
tích hồi quy đa biến đạt được kết quả tốt nhất thì kích thướt mẫu n>= 50+8P. (n >= 50
+ 8 * 7 = 106 quan sát).
Cỡ mẫu nghiên cứu của đề tài này là 120 quan sát được chọn theo phương pháp
thu mẫu phân tầng và thuận tiện (phân tầng theo đơn vị hành chính và thuận tiện trong
thu mẫu) trong tổng thể các DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng trên địa bàn

tỉnh Hậu Giang. Tiêu thức phân tầng là theo lĩnh vực hoạt động và vùng nghiên cứu.
Theo lĩnh vực hoạt động, tổng thể được phân chia thành 2 nhóm: cơng nghiệp và
xây dựng. Vùng nghiên cứu được phân chia theo địa bàn huyện trực thuộc tỉnh Hậu
Giang. Sau đó trong từng nhóm, dùng cách chọn ngẫu nhiên đơn giản bằng hàm
Rand()*N. Cơ cấu mẫu được chọn tỷ lệ thuận với tổng số doanh nghiệp trong từng nhóm.
Cơ cấu mẫu nghiên cứu được trình bày chi tiết ở Bảng 2.3.
Bảng 2.3: Cơ cấu mẫu nghiên cứu
Địa điểm
I. Cơ cấu theo địa bàn
Thành phố Vị Thanh
Thị xã Ngã Bảy
Huyện Châu Thành A

Tổng thể
1.682
255
185
333

Số quan sát
120
12
23
18

Tỷ trọng (%)
100,0
10,0
19,2
15,0



×