Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.95 KB, 28 trang )

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HUYỆN ĐÔNG HẢI
4.1. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GIỮA THỰC TẾ
VÀ KẾ HOẠCH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM
Trong hệ thống ngân hàng ở nước ta hiện nay, các ngân hàng ngày một phát triển
mạnh mẽ, với nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ và nhiều hình thức thu hút khách
hàng rất hấp dẫn, đã tạo nên xu thế cạnh tranh khóc liệt giữa các ngân hàng. Suy cho
cùng đều nhằm vào mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, hạn chế đến mức thấp nhất các yếu
tố làm phát sinh chi phí. Bởi vì đây là yếu tố tạo nên thế đứng vững vàng cho sự phát
triển cũng như sự cạnh tranh giữa các ngân hàng. Chính vì vậy, đối với NHN0&PTNT
tỉnh Bạc Liêu nói chung và NHN0&PTNT huyện Đông Hải riêng luôn đề ra các kế
hoạch trong tương lai nhằm phấn đấu để đạt được kết quả kinh doanh như mong nuốn
bởi vì đây là yếu tố phản ánh đúng nhất về chất lượng của ngân hàng.
Để đánh giá được khả năng hoàn thành kế hoạch đã đề ra của ngân hàng đến mức
độ nào và những kế hoạch đó có sát với thực tế hay không, em sẽ phân tích bảng số liệu
sau:
Bảng 3: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GIỮA THỰC TẾ
VÀ KẾ HOẠCH CỦA NGÂN HÀNG
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2004 2005 2006
Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế
Vốn huy động 30.974 31.555 40.289 56.265 60.000 38.315
Dư nợ cho vay 204.033 212.798 321.796 221.815 209.365 103.351
Tỷ lệ NX (%) 0,37 0,48 1,40 7,61 5,00 4,28
Thu nhập 19.671,2 20.544,2 23.148 24.061 24.547 23.528
Chi phí 18.564,1 19.312,1 20.150,2 20.973,2 21.000 18.648
Lợi nhuận 1.107,1 1.232,1 2.997,8 3.087,8 3.547 4.880


Nguồn: Phòng tín dụng
Như chúng ta đã biết, hiệu quả kinh doanh của một ngân hàng được biểu hiện cụ
thể và thực tế nhất qua chỉ tiêu về lợi nhuận. Ở đây, ta thấy ngân hàng luôn hoàn thành
tốt mục tiêu lợi nhuận đã đề ra qua 3 năm. Cụ thể là, trong 2 năm 2004 và 2006 đạt
được kế hoạch đề ra trên 112%; Riêng năm 2005 khả năng hoàn thành kế hoạch có thấp
hơn nhưng vẫn đạt 103%. Đây thực sự là nổ lực đáng khen ngợi của toàn thể cán bộ,
nhân viên ngân hàng trong điều kiện tình hình kinh doanh đang cạnh tranh gay gắt như
hiện nay. Có được kết quả này là do từ cấp lãnh đạo cho đến từng nhân viên trong đơn
vị luôn phấn đấu hết sức để hoàn thành các mục tiêu về huy động vốn, cho vay, đảm
bảo thu nhập, giảm chi phí và hạn chế rủi ro.
Về huy động vốn, khả năng huy động của đơn vị càng ngày càng tốt qua 2 năm
2004 và 2005, và mức độ hoàn thành kế hoạch là rất xuất sắc, năm 2004 đạt 101,88%
kế hoạch và năm 2005 đạt 139,65% mục tiêu đã đề ra. Tuy nhiên, sang năm 2006, khả
năng huy động vốn đã tụt giảm và không hoàn thành kế hoạch. Có thể lý giải cho vấn
đề này là do trong thời gian gần đây nhiều ngân hàng thương mại cổ phần liên tục mở
ra trên địa bàn, lãi suất huy động vốn của nó rất cạnh tranh, trong khi Ngân hàng Nông
nghiệp huyện Đông Hải phải theo sự chỉ đạo lãi suất từ ngân hàng cấp trên và lãi suất
huy động thường thấp hơn các ngân hàng khác nên gặp nhiều khó khăn khi thu hút
khách hàng.
Đối với dư nợ cho vay, kế hoạch và thực tế đầu tư tín dụng của ngân hàng qua 3
năm có sự tăng giảm không đều. Bởi vì ngân hàng đang chủ động giảm dư nợ cho vay
đối với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản và tăng mức độ đầu tư đối với các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh. Vì vậy, trong kế hoạch cho vay của mình trong năm 2006, ngân hàng
đã giảm dư nợ cho vay so với dư nợ cho vay thực tế của năm 2005. Nhưng thực tế
trong năm 2006 đã diễn ra không theo ý muốn của ngân hàng, khi dư nợ thực tế quá
thấp, thấp hơn rất nhiều so với kế hoạch đặt ra, chỉ đạt 49,36%. Một phần là do đội ngũ
cán bộ tín dụng của ngân hàng còn thiếu về số lượng và yếu về khả năng thẩm định các
dự án cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nên quan hệ tín dụng của
chi nhánh đối với đối tượng này đã không đạt được kế hoạch như mong muốn. Do đó,
dư nợ thực tế thấp hơn rất nhiều so với dư kế hoạch, chỉ đạt 49,36%.

Mục đích lớn nhất của Ngân hàng Nông nghiệp huyện Đông Hải khi chủ động
giảm dư nợ cho vay đối với ngành nuôi trồng thủy sản là hạn chế rủi ro tín dụng. Bởi vì
đây là ngành kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào các yếu tố khách quan, rất khó lường
trước những rủi ro mà nó mang lại. Biết trước điều này, ngân hàng đã tìm nhiều biện
pháp nhằm giữ tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Mặc
dù vậy, tỷ lệ này trong năm 2005 vẫn rất cao, trên mức tối đa mà ngân hàng cấp trên
cho phép. Điều này phản ánh một thực tế là ngân hàng đang phải đối mặt với nhiều
khoản nợ còn tồn đọng từ cho vay khắc phục hậu quả bão số 5 năm 1997 và những
khoản đầu tư trong năm 2004 chưa thu hồi được; Đồng thời còn nói lên sự thích ứng
chưa kịp thời của ngân hàng khi phải đối mặt với những biến động bất thường. Vì vậy,
đã có sự chênh lệch quá lớn giữa thực tế và kế hoạch về tỷ lệ nợ xấu trong năm 2005.
Tuy nhiên, đến năm 2006, tình hình đã trở nên tốt đẹp hơn khi ngân hàng đã hoàn thành
tốt mục tiêu đề ra trong việc giảm nợ xấu, đạt 116,82% kế hoạch và càng đáng mừng
hơn khi tỷ lệ nợ xấu đã thấp hơn mức 5% theo quy định của ngành ngân hàng.
Cùng với việc giảm dư nợ cho vay như trên, doanh thu của đơn vị cũng bị ảnh
hưởng đáng kể nhưng với sự chủ động của mình, ngân hàng đã tăng cường hơn nữa các
nguồn thu ngoài tín dụng như kinh doanh ngoại tệ, thực hiện nhiều dịch vụ ngân hàng
khác nữa như bảo hiểm, bảo lãnh dự thầu,...Vì vậy, doanh thu vẫn tăng trong 2 năm
2004 và 2005, chỉ giảm nhẹ trong năm 2006.
4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM
Huy động vốn là một lĩnh vực hoạt động đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá
trình tồn tại và phát triển của ngân hàng. Hiện nay, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc
tế, quá trình cạnh tranh của các ngân hàng ngày càng gay gắt, việc huy động vốn của
các ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn hơn vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Lãi
suất huy động, thu nhập của các tầng lớp dân cư, uy tín của ngân hàng, tốc độ phát triển
kinh tế của địa phương,…Do đó, các ngân hàng cần phải tập trung mọi nguồn lực để
hoàn thành tốt mục tiêu huy động vốn của mình. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn huyện Đông Hải cũng không phải ngoại lệ. Mọi thành viên của đơn vị luôn ý
thức được tầm quan trọng và những đòi hỏi ngày càng khó khăn của công việc này. Họ
luôn cố gắng để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra. Dưới đây là tình hình huy động vốn

của ngân hàng trong 3 năm qua:
4.2.1 Phân tích huy động vốn theo thời gian
Nguồn vốn huy động của ngân hàng theo thời gian phản ảnh khả năng huy động
vốn theo từng kỳ, có thể là theo tháng, theo quý hoặc theo năm. Từ đó, chi nhánh có thể
chủ động được nguồn vốn nhằm đầu tư ở nhiều thời điểm khác nhau trong năm, tránh
tình trạng thừa vốn ở thời gian này nhưng lại thiếu vốn ở thời gian kia. Có như vậy,
ngân hàng mới đảm bảo được lợi nhuận và tạo nên niềm tin đối với khách hàng. Sau
đây, em sẽ phân tích bảng số liệu về tình hình huy động vốn theo thời gian của ngân
hàng qua 3 năm (2004 - 2006):

Bảng 4: NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG
THEO THỜI HẠN
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2004 2005 2006
So sánh
2005/2004
So sánh
2006/2005
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %
TGKKH 26.234 45.386 20.028 19.152 73 -25.358 55,87
TGCKH 5.321 10.879 18.287 5.558 104,5 7.408 68,09
Tổng VHĐ 31.555 56.265 38.315 24.710 78,3 -17.950 31,9
Nguồn: Phòng tín dụng
Nhìn chung, trong cơ cấu nguồn vốn huy động, tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ
trọng rất lớn, đặc biệt, trong 2 năm 2004 và 2005, đã chiếm tới 80% trở lên. Và việc
huy động loại tiền gửi này trong năm 2005 đã nhiều hơn so với năm 2004, đạt tốc độ
tăng trưởng 73%. Nguyên nhân tiền gửi này tăng qua 2 năm (2004 - 2005) là do ngân
hàng mở rộng mạng lưới thanh toán, chuyển tiền qua mạng vi tính, chuyển tiền điện tử

đáp ứng nhanh chóng, kịp thời và chính xác cho việc chi trả tiền hàng, thuận tiện cho
việc thanh toán không dùng tiền mặt. Loại tiền gửi này thu hút nhiều cá nhân và đơn vị
mở tài khoản thanh toán nên số dư tăng. Khách hàng của loại tiền gửi này là Kho bạc
Nhà nước huyện, Bảo hiểm xã hội, Bưu điện, Điện lực,... Đến năm 2006, tuy tiền gửi
nói trên vẫn còn chiếm tỷ trọng cao (khoảng 52%) nhưng số tiền huy động được đã
giảm đi trông thấy, với tốc độ giảm là 56%. Đó là một hướng đi đúng đắn của ngân
hàng bởi vì nếu chủ yếu tập trung vào huy động tiền gửi không kỳ hạn thì nguồn vốn
của đơn vị sẽ không ổn định, việc sử dụng vốn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Chính vì vậy, ngân hàng đã tập trung nhiều hơn vào huy động tiền gửi có kỳ hạn.
Và điều đáng mừng là số tiền huy động được từ loại tiền gửi này không ngừng tăng lên,
trong đó tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên luôn tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn
tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng, có năm tốc độ tăng trưởng đã lên đến 117%. Đồng
thời, nó cũng chiếm tỷ trọng càng cao hơn trong tổng nguồn vốn qua 3 năm (2004 -
2006), lần lượt là 12%, 15% và 38%, trong khi tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng là 5%,
5% và 10%.
Để làm được điều này, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện
Đông Hải luôn quan tâm đến công tác huy động vốn. Họ đã áp dụng mức lãi suất linh
hoạt và hấp dẫn theo sự chỉ đạo của Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu, dưới nhiều
hình thức khác nhau. Ngân hàng đã huy động các loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 3
tháng, 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng trở lên, thu hút nhiều lượng khách hàng mở tài
khoản tiền gửi tại đơn vị. Cùng với đó, chi nhánh còn mở rộng thể thức tiền gửi tiết
kiệm bậc thang lũy tiến theo số dư tiền gửi và theo thời gian gửi có kỳ hạn 1 tháng, 2
tháng,...24 tháng. Với sự tiện lợi của thể thức tiết kiệm này, khách hàng có thể rút vốn
bất cứ lúc nào và được hưởng lãi suất theo số dư tiền và theo thời gian gửi, thu hút
lượng khách hàng gửi tiền nhiều vào loại này.
Như vậy, đến với Ngân hàng Nông nghiệp huyện Đông Hải, khách hàng sẽ được
hưởng những dịch vụ tốt nhất vì mục tiêu của ngân hàng dành cho khách hàng là “Gửi
tiền càng nhiều lãi suất càng cao, gửi tiền càng dài lãi suất càng lớn”, với phương châm
“Agribank mang phồn thịnh đến với khách hàng”.
4.2.2. Phân tích huy động vốn theo tính chất nguồn vốn

Sau khi tìm hiểu về tình hình huy động vốn của ngân hàng theo thời gian, em sẽ
phân tích khả năng huy động vốn của đơn vị theo tính chất nguồn vốn. Từ đó, em sẽ
biết được những đối tượng khách hàng nào mà ngân hàng đang tiến hành giao dịch và
thiết lập mối quan hệ.
Bảng 5: NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG THEO TÍNH CHẤT NGUỒN VỐN
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Tính chất
nguồn vốn
2004 2005 2006
So sánh
2005/2004
So sánh
2006/2005
Số tiền % Số tiền %
TG dân cư 7.016 11.237 18.700 4.221 60,16 7.463 66,41
TG TCKT-XH 24.307 44.823 19.316 20.516 84,40 -25.507 -56,91
TG TCTD 232 205 299 -27 -11,64 94 45,85
Tổng cộng 31.555 56.265 38.315 24.710 78,31 -17.950 -31,90
Nguồn: Phòng tín dụng
Có thể nói, tiền gửi Tổ chức kinh tế - xã hội vẫn chiếm đa số trong tổng nguồn vốn
huy động của ngân hàng, chủ yếu là tiền gửi của Kho bạc Nhà nước huyện, với tỷ trọng
là 77,03% năm 2004; 79,66% năm 2005 và 50,41% năm 2006. Mặc dù vậy, số dư tiền
gửi này lại không ổn định trong 3 năm qua. Đó cũng là chuyện bình thường vì nó phụ
thuộc vào số dư của Kho bạc Nhà nước huyện. Khi Kho bạc Nhà nước có nhu cầu rút
vốn đột xuất với số tiền lớn, nguồn vốn của đơn vị sẽ bị mất cân đối. Do đó, chi nhánh
sẽ không chủ động được nguồn vốn và lúng túng trong vận hành vốn đầu tư, ảnh hưởng
đến công tác cho vay cũng như thu hồi nợ của ngân hàng. Một minh chứng rõ nét nhất
về điều này là trong năm 2006, khi vào thời điểm cuối năm này Kho bạc Nhà nước
huyện đã chi liên tục 3 tháng lương cho cán bộ, công nhân viên chức trong huyện, nên

số dư chỉ còn 19.316 triệu đồng , giảm so với năm 2005 là 56,91%.
Tuy nhiên, đây không phải là nguồn huy động chính của ngân hàng mà đơn vị chủ
yếu tập trung huy động tiền gửi từ dân cư. Thực tế cho thấy việc huy động lượng tiền
gửi này không ngừng tăng lên qua các năm, với tốc độ tăng trưởng nhanh trên 60%. Và
nó cũng chiếm tỷ trọng khá cao qua 3 năm (từ 2004 đến 2006), lần lượt là 22,23%;
25,07% và 48,81%. Như vậy, trong năm 2006, cơ cấu nguồn vốn đã từng bước được
điều chỉnh tương đối phù hợp khi tiền gửi dân cư đã chiếm tỷ lệ gần bằng tiền gửi từ tổ
chức kinh tế - xã hội. Lý giải cho điều này là ngân hàng đã có nhiều chương trình huy
động dự thưởng từ dân cư như: “Gửi tiền tiết kiệm dự thưởng trúng vàng 3 chữ “A””,
và còn nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn khác như “Khi khách hàng gửi tiền đủ
30 triệu đồng hoặc 2.000USD sẽ được tặng ngay 50.000 đồng tiền mặt”. Bên cạnh đó,
đội ngũ nhân viên ngân hàng luôn ân cần, lịch sự khi tiếp xúc với khách hàng, và đối
với những món tiền lớn, ngân hàng sẽ tổ chức nhận tiền tận nhà.
Để thấy rõ hơn tình hình huy động vốn theo tính chất nguồn vốn của ngân hàng qua
3 năm (2004 – 2006), ta có thể quan sát thêm đồ thị dưới đây:
Hình 5: HUY ĐỘNG VỐN THEO TÍNH CHẤT NGUỒN VỐN
Tóm lại, với kết quả huy động vốn như trên, ta thấy tiền gửi dân cư và tiền gửi có
kỳ hạn đang và sẽ là những nguồn huy động chính của ngân hàng. Thực hiện tốt định
hướng này, tình hình nguồn vốn của đơn vị sẽ ổn định hơn và uy tín của chi nhánh đối
với khách hàng sẽ được nâng cao hơn. Qua đó, năng lực cạnh tranh của đơn vị càng
được tăng cường. Vì vậy, kết quả kinh doanh của đơn vị cũng vì thế mà hiệu quả hơn.
4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY VÀ THU NỢ CỦA NGÂN HÀNG
QUA 3 NĂM (2004 – 2006)
Với nguồn vốn huy động được, sau khi đã trích lập dự trữ bắt buộc và dự trữ thanh
toán theo quy định, ngân hàng sẽ tập trung để cho vay. Việc sử dụng nguồn vốn này
hiệu quả bao nhiêu sẽ quyết định đến chất lượng hoạt động kinh doanh của đơn vị. Để
hiểu rõ được vấn đề nêu trên, em sẽ đi sâu phân tích tình hình cho vay và thu nợ của chi
nhánh.
4.3.2. Phân tích tình hình doanh số cho vay của ngân hàng
ĐVT: Triệu đồng

Số
tiền
Cũng như dư nợ cho vay, doanh số cho vay là một phần không thể thiếu khi phân
tích về lĩnh vực cho vay của một ngân hàng. Đó là số tiền mà ngân hàng đã giải ngân
trong năm. Dưới đây em sẽ phân tích doanh số cho vay theo thời gian, theo ngành kinh
tế và theo thành phần kinh tế.
4.3.2.1. Phân tích doanh số cho vay theo thời gian
Bảng 6: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI GIAN
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2004 2005 2006
So sánh
2005/2004
So sánh
2006/2005
Số tiền % Số tiền %
DS cho vay 109.156 130.066 106.280 20.910 19,16 -23.786 -18,29
- Ngắn hạn 66.420 80.912 62.849 14.492 21,80 -18.063 -22,32
- Trung,dài 42.736 49.154 43.431 6.418 15,02 -5.723 -16,64
Nguồn: Phòng tín dụng
Cũng giống như dư nợ cho vay, tỷ trọng của doanh số cho vay ngắn hạn luôn cao
hơn doanh số cho vay trung, dài hạn, tỷ lệ này qua 3 năm (2004 – 2006) lần lượt là:
60,85%; 62,21% và 59,14%. Và tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay có sự không
ổn định từ năm 2004 đến năm 2006, năm 2005 so với năm 2004 tăng 19,16% còn năm
2006 lại giảm 18,3% so với năm 2005. Có sự không ổn định này là do ngân hàng đang
giảm mạnh doanh số cho vay đối với lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản chuyển đổi trong
năm 2006, do việc đầu tư vào lĩnh vực này đã dần ổn định, người dân chỉ có nhu cầu về
vốn để mua con giống và thức ăn. Và do trong năm này cũng như trong thời gian sắp
tới, ngân hàng sẽ không cho vay các hộ nuôi tôm theo hình thức công nghiệp và bán

công nghiệp vì đây là hình thức nuôi tôm cần nhiều vốn và rủi ro rất cao, chỉ cần một
vụ thất bại coi như người dân đã trở thành tay trắng.
4.3.1.2. Phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
Bảng 7: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
DSCV
2004 2005 2006
So sánh
2005/2004
So sánh
2006/2005
Số tiền % Số tiền %
Hộ GĐ,CN,
THT 108.741 129.696 105.490 20.955 19,27 -24.206 -18,66
DNNN 0 0 0 0 0 0 0
DNNQD 0 80 500 80 - 420 525
Hợp Tác Xã 415 290 290 -125 -30,12 0 -100
Tổng cộng 109.156 130.066 106.280 20.910 19,16 -23.786 -18,29
Nguồn: Phòng tín dụng
Do kinh tế hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác là thành phần kinh tế chủ lực của
huyện nên doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này luôn chiếm tỷ trọng rất cao
trong tổng doanh số cho vay. Và nó cũng tăng trưởng không ổn định, năm 2005 so với
2004 thì tăng trưởng 19,27%, nhưng năm 2006 so với 2005 lại giảm 18,66%, theo sự
tăng giảm của dư nợ cho vay đối với ngành nuôi trồng thủy sản chuyển đổi. Bên cạnh
đó, ngân hàng còn cho vay nhiều thành phần kinh tế khác nữa như cho vay Doanh
nghiệp ngoài quốc doanh, Hợp tác xã. Đối với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nếu
như năm 2005 chỉ quan hệ tín dụng với 1 doanh nghiệp, với doanh số cho vay là 80
triệu đồng thì sang năm 2006 đã quan hệ tín dụng được 3 doanh nghiệp, đạt doanh số
cho vay 500 triệu đồng, tăng trưởng 525%. Còn đối với thành phần kinh tế Hợp tác xã,

hiện nay có 22 Hợp tác xã đang hoạt động vào các lĩnh vực nuôi trồng thủy, hải sản và
muối. Phần lớn các cơ sở này đều cần vốn nhưng về hiệu quả hoạt động thì chỉ được
một vài Hợp tác xã. Do đó, số cơ sở được vay vốn ngân hàng là rất ít. Năm 2004, ngân
hàng cho vay 3 Hợp tác xã với doanh số cho vay là 415 triệu đồng, bước sang năm
2005, chi nhánh chỉ cho vay được 1 Hợp tác xã, số tiền là 29 triệu đồng, giảm 30,12%
so với năm 2004. Và đến năm 2006, đơn vị vẫn tiếp tục cho vay cơ sở này, doanh số
vẫn là 290 triệu đồng.
4.3.1.3. Phân tích doanh số cho vay theo ngành kinh tế
Bảng 8: DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
DSCV
2004 2005 2006
So sánh
2005/2004
So sánh
2006/2005
Số tiền % Số tiền %
Nông nghiệp 852 597 555 -255 -29,93 -42 -7,1
NTTS, Muối 100.282 117.826 86.496 17.544 17,49 -31.330 -26,6
TN - DV 1.305 3.278 3.668 1.973 151,19 390 11,9
Cho vay ĐS 6.098 3.800 10.793 -2.298 -37,68 6.993 184
Ngành khác 619 4.565 4.768 3.946 637,48 203 4,5
Tông 109.156 130.066 106.280 20.955 19,27 -24.206 -18,7
Nguồn: Phòng tín dụng
Giống với dư nợ cho vay, doanh số cho vay đối với ngành nông nghiệp cũng liên
tục giảm qua các năm. Ở đây chỉ là doanh số cho vay ngắn hạn, vì ngân hàng chủ yếu
cho vay theo mùa vụ để phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp của người dân như mua
hạt giống, phân bón thuốc trừ sâu, công chăm sóc,…
Đối với ngành thủy, hải sản, muối, có sự tăng giảm qua các năm,chủ yếu là do sự

tăng giảm của ngành nuôi trồng thủy sản chuyển đổi. Sở dĩ có tình trạng này là do ngân
hàng đang từng bước giảm cho vay đối với ngành nuôi trồng thủy sản nhằm hạn chế rủi
ro. Đồng thời, đóng góp một phần không đáng kể vào sự tăng giảm nêu trên còn là
doanh số cho vay của ngành muối, đó là doanh số cho vay ngắn hạn. Điều này phù hợp
với tình hình sản xuất muối của địa phương, là những vụ sản xuất ngắn ngày. Ngoài ra,
ta cũng thấy doanh số cho vay của lĩnh vực đánh bắt thủy sản mới là không có. Nguyên
nhân là sau khi cơn bão số 5 năm 1997 qua đi, nhiều chiếc thuyền đánh bắt xa bờ bị hư
hỏng nặng, người dân không mặn mà với việc đánh bắt nữa. Vả lại, muốn mang lại hiệu
quả cao cho công việc này cần phải đầu tư những con tàu công suất lớn, vốn nhiều nên
vượt quá khả năng đáp ứng của đơn vị.
Cuối cùng, đối với ngành Thương nghiệp – Dịch vụ và Cho vay đời sống, ngân
hàng đã đầu tư theo hai khuynh hướng khác nhau. Nếu như ngành Thương nghiệp –
Dịch vụ là những món cho vay ngắn hạn thì cho vay đời sống thường là những khoản
đầu tư trung, dài hạn. Đây là sự lựa chọn đúng đắn và phù hợp với thực tế của ngân

×