Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học, xác định sự có mặt của protein trong bệnh dịch tả lợn tại huyện krongpak, tỉnh đăk lăk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 79 trang )



1



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN


NGUYỄN NHƯ TRUNG



NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ
HỌC, XÁC ĐỊNH SỰ CÓ MẶT CỦA PROTEIN 125
TRONG BỆNH DỊCH TẢ LỢN TẠI HUYỆN
KRÔNG PĂK TỈNH ĐĂK LĂK



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP







BUÔN MA THUỘT, NĂM 2010




2



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN


NGUYỄN NHƯ TRUNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ
HỌC, XÁC ĐỊNH SỰ CÓ MẶT CỦA PROTEIN 125
TRONG BỆNH DỊCH TẢ LỢN TẠI HUYỆN
KRÔNG PĂK TỈNH ĐĂK LĂK



Chuyên ngành: Thú y
Mã số: 60.62.50

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. CAO VĂN HỒNG



BUÔN MA THUỘT, NĂM 2010




i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu luận văn Thạc sĩ
ngành Thú y của tôi.
Các số liệu, kết quả có trong luận văn này là trung thực và chưa
ñược ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Người cam ñoan

Nguyễn Như Trung








ii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành ñề tài này, tôi xin chân thành cảm ơn:
Lãnh Đạo Trường Đại Học Tây Nguyên,
Lãnh Đạo Phòng Đào tạo Sau Đại học Trường Đại Học Tây
Nguyên

Lãnh Đạo Khoa Chăn nuôi Thú y, cùng các thầy cô trong khoa
Chăn nuôi Thú y Trường Đại học Tây Nguyên,
Ban Thú y các xã Ea Kuăng, Ea Phê, Hòa An,… cùng Lãnh ñạo
Trạm Thú y huyện Krông Păk tỉnh Đăk Lăk,
Phòng Thống kê huyện Krông Păk - tỉnh Đăk Lăk,
Phòng chẩn ñoán, xét nghiệm Công ty Nam Lâm – TP.HCM,
Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm Bộ môn thú y Chuyên ngành và Bộ
môn Cơ sở thú y ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ tạo ñiều kiện thuận lợi nhất cho
tôi thực hiện ñề tài này.
Tôi xin bày tỏ lòng chân thành cảm ơn tới sự giúp ñỡ hướng dẫn tận
tình của Thầy Tiến sĩ Cao Văn Hồng ñã giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình
thực hiện ñề tài.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia ñình, người thân cùng bạn bè ñã giúp
ñỡ ñộng viên tôi trong suốt quá trình học và thực hiện ñề tài.
Xin trân trọng cảm ơn!


iii



MỤC LỤC
Đầu mục Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ ix
MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2
1.1. Những nghiên cứu về bệnh dịch tả lợn 2
1.1.1. Ở thế giới 2
1.1.2. Ở trong nước 4
1.2. Dịch tễ học bệnh dịch tả lợn 8
1.2.1. Căn bệnh 8
1.2.2. Loài mắc bệnh 11
1.2.3. Lứa tuổi và mùa xảy ra bệnh 12
1.2.4. Đường xâm nhập và lây lan 12
1.2.5. Cơ chế sinh bệnh học 13
1.2.6. Triệu chứng của bệnh dịch tả lợn 15
1.2.6.1. Thể quá cấp tính 15
1.2.6.2. Thể cấp tính 15
1.2.6.3. Thể mãn tính 16
1.2.6.4. Thể không ñiển hình (thể tiềm ẩn) 17
1.2.7. Bệnh tích của bệnh dịch tả lợn 18


iv


1.2.7.1. Bệnh tích ñại thể 18
1.2.7.2. Bệnh tích vi thể 20
1.3. Chẩn ñoán bệnh 20
1.3.1. Chẩn ñoán virus học 21
1.3.1.1. Tiêm ñộng vật thí nghiệm 21
1.3.1.2. Phương pháp tăng cường ñộc lực của virus Newcastle 21
1.3.1.3. Thí nghiệm trung hòa trên thỏ 22
1.3.2. Chẩn ñoán huyết thanh học 22

1.3.2.1. Phản ứng miễn dịch ñánh dấu ELISA 22
1.3.2.2. Phản ứng kết tủa khuyếch tán trên thạch 23
1.3.2.3. Phản ứng ngưng kết hồng cầu gián tiếp 23
1.3.2.4 Phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu gián tiếp 23
1.3.2.5. Phản ứng miễn dịch huỳnh quang 24
1.3.3. Kỹ thuật PCR: polymerase chain reaction 25
1.3.4. Chẩn ñoán bằng phản ứng hóa học màu 25
1.4. Phòng bệnh 25
1.4.1. Khi chưa có dịch 25
1.4.2. Khi có dịch xảy ra 25
1.4.3. Phòng bệnh bằng vaccine hiện nay 25
1.5. Kháng nguyên HCV.Ag (P125) 27
CHƯƠNG 2 29
ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1. Đối tượng, thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu 29
2.2. Nội dung nghiên cứu 29
2.3. Phương pháp nghiên cứu 29
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu 29


v


2.3.2. Phương pháp ñiều tra dịch tễ học 29
3.3.3. Phương pháp chọn mẫu 29
2.3.4. Sơ lược về ñịa bàn chọn mẫu ñiều tra 29
2.3.5. Lấy mẫu bệnh phẩm và bảo quản 30
2.3.6. Các phương phương pháp chẩn ñoán bệnh 30
2.4. Phương pháp tính toán số liệu 31
2.5. Xử lý số liệu 31

CHƯƠNG 3 32
KẾT QUẢ THẢO LUẬN 32
3.1. Một số ñặc ñiểm tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Krông Păk 32
3.1.1. Đặc ñiểm tự nhiên 32
3.1.2. Đặc ñiểm kinh tế xã hội 33
3.1.2.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại huyện Krông Păk 34
3.1.2.2. Công tác thú y 35
3.2. Kết quả nghiên cứu dịch tễ học 38
3.2.1. Kết quả nghiên cứu trên ñàn lợn mắc bệnh 38
3.2.1.1. Xác ñịnh tỷ lệ mắc bệnh dịch tả lợn 38
3.2.1.2. Kết quả nghiên cứu xác ñịnh tỷ lệ mắc bệnh theo lứa tuổi 39
3.2.2. Tỷ lệ mắc bệnh theo giống 41
3.2.3. Kết quả nghiên cứu xác ñịnh tỷ lệ tử vong ở các lứa tuổi 43
3.3. Kết quả nghiên cứu về triệu chứng, bệnh tích 44
3.3.1 Kết quả xác ñịnh triệu chứng của bệnh dịch tả lợn 44
3.3.2. Kết quả bệnh tích của bệnh dịch tả lợn 46
3.4. Kết quả nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh theo thời gian 49
3.4.1. Kết quả xác ñịnh hệ số năm dịch 49
3.4.2. Kết quả xác ñịnh hệ số mùa dịch 51


vi


3.5. Kết quả chẩn ñoán bệnh dịch tả lợn thông qua xác ñịnh P125 53
3.5.1. Kết quả chẩn ñoán HVC.Ag (P.125) trên những lợn nghi 54
3.5.2. Kết quả chẩn ñoán HVC.Ag (P.125) theo lứa tuổi 55
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 57
Kết luận 57
Đề nghị 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
A - TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 59
B - TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI 61
C - TÀI LIỆU THAM KHẢO TỪ CÁC Website 61
MỘT SỐ PHỤ LỤC
- Mẫu phiếu ñiều tra và mổ khám
- Qui trình xét nghiệm ELISA tìm P125
- Một số hình ảnh chẩn ñoan bệnh
- Một số ứng dụng phần mền dịch tễ Win Episcope 2.0
- Giây xác nhận


vii


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
- AAHL : Australian Animal Health Laboratory
- AND : Acid deoxyribonucleic
- ARN : Acid ribonucleic
- CPE : Cytopathologenie effect
- CFE : Case fatality rate
- DTL : Dịch tả lợn
- ĐDL : Đóng dấu lợn
- EC : European Community
- ELISA : Enzyn linked immuno sorbent assay
- END : Exaltation of Newcastle Disease virus
- FATST : Fuorescent antibody tissue section technique
- FACCT : Fluorescent antibody cell culture technique
- MCAS : Monoclonal antibodies
- PCR : Polymerasa chain reaction

- PK : Pig kidney
- PTH : Phó thương hàn
- P125 : Protein 125
- Rnase : Ribonuclease
- rPAV : Recombinant procine Adenovirus
- RT : Reverse Transcriptase
- RT- Npcr : Reverse Transcription - nested Polymerase
Chain Reaction
- SK6 : Swine Kidney 6
- SMEDI : Stillbirth, mummification, embryonic death
and infertility of swine
- TCTD : Tissue culture infected dose
- TCID
50
: Tissue Culture Infectious Dose
50

- THT : Tụ huyết trùng


viii



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Các loại vaccin thường sử dụng tại Việt Nam 27
Bảng 3.1. Tổng số ñàn lợn nuôi và sản lượng thịt của huyện 34
Bảng 3.2. Tổng ñàn lợn tại các năm ở các xã nghiên cứu 35
Bảng 3.3. Điều tra về mạng lưới thú y huyện Krông Păk 36
Bảng 3.4. Kết quả tiêm phòng bệnh dịch tả lợn từ 2005 - 2010 37

Bảng 3.5. Tỷ lệ mắc bệnh DTL từ năm 2005 ñến 2010 38
Bảng 3.6. Tỷ lệ mắc bệnh theo lứa tuổi 39
Bảng 3.7. Tỷ lệ mắc bệnh DTL theo giống 41
Bảng 3.8. Tỷ lệ tử vong qua các lưa tuổi lứa tuổi ở các năm 43
Bảng 3.9. Triệu chứng của bệnh dịch tả lợn 45
Bảng 3.10. Bệnh tích của bệnh dịch tả lợn 47
Bảng 3.11. Hệ số năm dịch của bệnh DTL từ 2005 - 2009 50
Bảng 3.12. Hệ số mùa dịch 51
Bảng 3.13. Chi tiết lây mẫu và kết quả xét nghiệm 53
Bảng 3.14. Kết quả chẩn ñoán HVC.Ag (P.125) trên những lợn 54
Bảng 3.15. Kết quả chẩn ñoán HVC.Ag (P.125) trên các ñối 55


ix


DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH
Biểu ñồ 1. Tỷ lệ mắc bệnh DTL theo lứa tuổi 40
Biểu ñồ 2. Tỷ lệ mắc bệnh DTL theo giống 42
Đồ thị 1. Hệ số mùa dịch 52
Hình 1. Lợn sốt bỏ ăn, viêm kết mạc mắt 46
Hình 2. Lợn bị liệt chân sau 46
Hình 3. Lợn tiêu chảy 46
Hình 4. Da xuất huyết lấm tấm 46
Hình 5 & hình 6. Sảy thai ở lợn nái 46
Hình 7. Hạch màng treo ruột sưng, xuất huyết 47
Hình 8. Hạch amydan sưng xuất huyết 47
Hình 9 & hình 10. Thận sưng, xuất huyết ñinh ghim 48
Hình 11 Thận sưng, xuất huyết bể thận. 48
Hình 12 Bàng quang xuất huyết. 48

Hình 13. Sụn tiểu thiệt xuất huyết 48
Hình 14. Lách nhồi huyết hình răng cứa 48
Hình 15. Loét hình cúc áo van hồi manh tràng 49
Hình 16. Loét có bờ ở ruột 49


1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của ñề tài
Chăn nuôi lợn ngày càng theo hướng nạc hóa và qui mô chăn nuôi
ñang dần theo hướng tập trung trang trại, bên cạnh chăn nuôi nông hộ ñã
ñược áp dụng rộng rãi tại nhiều ñịa phương trong toàn tỉnh Đăk Lăk. Trong
ñó, huyện Krông Păk là ñịa phương ñược ñánh giá như một ñiển hình và có
tổng ñàn lợn dẫn ñầu cả tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay người chăn nuôi tại huyện
vẫn gặp nhiều vấn ñề khó khăn trong việc phòng một số bệnh truyền nhiễm
trong ñó có bệnh dịch tả lợn (DTL). Theo nghiên cứu của nhiều tác giả trên
phạm vi rộng nhiều năm trên nhiều tỉnh ñã cho thấy hiện nay bệnh DTL xảy
ra phức tạp, âm ỉ và lẻ tẻ nhưng thường xuyên ở các cơ sở chăn nuôi tập
trung và chăn nuôi hộ gia ñình mà không trở thành dịch lớn như một số bệnh
khác. Thực tế theo báo cáo của Chi cục thú y tỉnh Đăk Lăk thì bệnh DTL vẫn
còn trong danh sách các bệnh phải tiêm phòng theo lịch hàng năm. Vấn ñề
này ñồng nghĩa với việc người chăn nuôi và các cơ quan chức năng vẫn
thường xuyên ñối mặt với bệnh DTL trên vùng.
Những vấn ñề nêu trên cho thấy rằng việc nghiên cứu dịch tễ của bệnh
DTL tại huyện Krông Păk – tỉnh Đăk Lăk không kém phần quan trọng. Do
ñó chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài: “Nghiên cứu một số ñặc ñiểm dịch
tễ học, xác ñịnh sự có mặt của protein 125 trong bệnh dịch tả lợn tại huyện
Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk”.

2. Mục tiêu của ñề tài
- Xác ñịnh một số ñặc ñiểm dịch tễ học của bệnh dịch tả lợn tại huyện
Krông Păk – tỉnh Đăk Lăk.
- Xác ñịnh ñược chính xác sự có mặt của virus DTL trên ñàn lợn nuôi
trong khu vực nghiên cứu thông qua việc phát hiện kháng nguyên HVC.Ag
(P.125).


2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Bệnh dịch tả lợn cổ ñiển (Classical Swine fever, Hog Cholera, Peste
porcine classique, Чyмa Cвuнeй, Trư Ôn) là một bệnh truyền nhiễm do virus
gây nên và lây lan rất nhanh ở loài lợn. Tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết và tử vong cao trên
những ñàn lợn nhạy cảm. Những ñặc ñiểm của bệnh DTL là bại huyết, xuất
huyết, hoại tử ở nhiều cơ quan ñặc biệt là ñường tiêu hóa, sảy thai trên lợn nái
sinh sản.
1.1. Những nghiên cứu về bệnh dịch tả lợn
1.1.1. Ở thế giới
Cho ñến nay việc nghiên cứu về bệnh dịch tả lợn trên thế giới và trong
khu vực ñã có nhiều nhà khoa học quan tâm. Tuy nhiên, về vấn ñề nguồn gốc
của bệnh vẫn chưa ñược xác ñịnh chính xác, còn tồn tại hai quan ñiểm lớn.
Thứ nhất một số tác giả cho rằng bệnh DTL xảy ra ñầu tiên tại
Tenneze vào năm 1980, sau ñó bệnh xuất hiện ở bang Ohio (bắc Mỹ) vào
năm 1833 và lan rộng khắp nước Mỹ. Năm 1822 bệnh xuất hiện tại Pháp,
năm 1893 xuất hiện tại Đức (Hanon,1957; Dahle.J,1992) [28].
Thứ hai, các tác giả khác lại cho rằng bệnh DTL xuất hiện ñầu tiên tại
Anh vào năm 1862, sau ñó lan ra các nước châu Âu. Năm 1899 bệnh xảy ra

tại Nam Mỹ và ñến năm 1900, bệnh xuất hiện tại Nam Phi [03].
Từ lâu, DTL ñược coi là bệnh ñáng sợ nhất nên nhiều nước ñã có
những chương trình nhằm khống chế bệnh, Nhật Bản là một trong những
nuớc ñã thực hiện chương trình thanh toán và ñã thành công (Shiminiza và
CS, 1999; Phạm Hồng Sơn, 2004) [38].
Cho ñến nay một số nước trên thế giới ñã thanh toán ñược bệnh DTL
như Australia, Canada, England, Ireland, New zealand, Switzerland, các
nước thuộc bán ñảo Scandinave (Swenden, 1994, Finland, 1917) và Japan
(Braund, 1986, Phạm Hồng Sơn, 2004) [38].
Tuy vậy, gần ñây bệnh DTL vẫn còn xảy ra ở nhiều nước EC gây thiệt
hại kinh tế lớn: Ở Hà Lan 1997 - 1998 kéo dài 14 tháng làm 429 ñàn lợn bị


3


nhiễm và 13 trại lợn bị giết hủy, thiệt hại ñến 02 tỷ USD. Còn ở nước Đức,
trong thời gian từ năm 1990 - 1998 ñã có 424 vụ dịch DTL ở lợn nuôi và một
số lớn trường hợp xảy ra cũng ñược ghi nhận ở lợn rừng trong thời gian ñó
hầu hết tất cả bang ñều bị nhiễm. Nghiên cứu dịch tễ học và sinh học phân tử
cho thấy 28% số vụ dịch tả lợn là bùng nổ xuyên phát. Đại ña số là do trực
tiếp hoặc gián tiếp tiếp xúc với lợn rừng mắc bệnh hoặc do cho ăn thức ăn
thừa từ các nhà hàng. Lợn rừng bị cảm nhiễm vẫn còn là mối nguy cơ chính
ñối với lợn nuôi [38]. Mesplede và Albina (1997) cho thấy 46% số ổ dịch có
nguồn gốc từ lợn rừng và 19% từ thức ăn thừa. Năm 1997, dịch xảy ra tại
Đức, Hà Lan, Italia, Tây Ban Nha và Bỉ làm chết và phải tiêu hủy 07 - 08
triệu con lợn [07].
Các tác giả khi nghiên cứu về bệnh DTL ñều cho thấy virus DTL là
một loại virus duy nhất, nhưng ñộc lực của nó khác nhau khá rộng [03].
Việc nghiên cứu cũng phát triển theo các hướng khác nhau, như

nghiên cứu của Shimizu M.Simizu Y (1985) về ñặc ñiểm của virus DTL
phân lập ñược gần ñây ở Nhật Bản và tác dụng phòng bệnh của vacxin GP
ñối với lợn cảm nhiễm các chủng mới phân lập ñược [26]. Nghiên cứu của
J.Dahle, B.Locus và HRFrey về biến ñộng sự phát triển kháng thể trung hòa
khi tiêm truyền các chủng virus gây bệnh tiêu chảy trên bò và dịch tả lợn cổ
ñiển. Szent.T., Ivan.I (1985) nghiên cứu về bệnh DTL cổ ñiển và phương
pháp phòng bệnh và thanh toán bệnh, các nghiên cứu trên ñã cho những kết
quả mới về virus dịch tả lợn [28].
Ngày nay việc chẩn ñoán virus DTL cần nhanh chóng và chính xác
nên ñã có nhiều tác giả ñi sâu vào vấn ñề nghiên cứu phương pháp chẩn ñoán
dựa vào các kỹ thuật hiện ñại như chẩn ñoán sự lây nhiễm của virus truyền
bệnh ở lợn bằng ñơn giản hoá RT-PCR (Tomasz Stadejek, 2000) [37], hoặc
sử dụng phép phân tích RT-PCR. Tác giả: G. R. Risatti, J. D. Callahan, W.
M. Nelson, and M. V. Borca (2000) [36]. Jiafu Wang; Chuyu Zhang; Ning
Wang; Liezhen Fu (2000), chọn dòng và phân tích trình tự của gen EO của
virus dịch tả lợn thuộc chủng Trung Quốc ñã bị thỏ hoá và chủng Shimen có


4


tính gây nhiễm mạnh [33].
1.1.2. Ở trong nước
Ở Việt Nam, bệnh DTL ñược phát hiện ñầu tiên vào năm 1923 – 1924
bởi Houdemer [17]. Cho ñến nay bệnh DTL vẫn còn tồn tại và phổ biến và
luôn uy hiếp nghiêm trọng ñối với ngành chăn nuôi trong nước [06].
Theo Đào Trọng Đạt và cộng sự (1985) số lợn chết hàng năm do bệnh
DTL bình quân từ 10 - 20% tổng ñàn lợn nuôi, trong ñó lợn chết do bệnh
DTL chiếm 60% [11].
Năm 1960 bệnh dịch tả lợn xảy ra ở các tỉnh Nghệ An, Phú Thọ do

việc vận chuyển gia súc bệnh từ các vùng ngoài vào. Đến năm 1968 là năm
có số lượng ổ dịch xảy ra nhiều nhất ở miền Bắc có tới 481 ổ dịch (Lê Độ,
1968) [13].
Năm 1973, bệnh DTL xảy ra trên 11 trại chăn nuôi quanh Sài Gòn
(nay là Thành phố Hồ Chí Minh). Năm 1974, bệnh DTL xảy ra ở 17 tỉnh phía
Bắc gây thiệt hại hơn 04 vạn con lợn, ñến năm 1981 ở 15 tỉnh thuộc Nam Bộ
có dịch gây chết 145.078 con lợn [12].
Theo Nguyễn Bá Huệ (1983) tại tỉnh Hải Hưng bệnh DTL làm chết
227 lợn nuôi, trong ñó có 74 lợn con theo mẹ, 128 lợn cai sữa, 16 lợn thịt và
9 lợn nái [15]. Năm 1990 bệnh xảy ra trên 1.800 con lợn tại lò mổ Huỳnh
Thúc Kháng - tỉnh Thừa Thiên Huế (Cục Thú y, 1990).
Trong những năm gần ñây ñã có nhiều tác giả trong nước ñi vào
nghiên cứu bệnh DTL ở nhiều góc ñộ khác nhau như những nghiên cứu về
dịch tễ học của bệnh, các nghiên cứu về ñáp ứng miễn dịch sau khi tiêm
phòng hay các phương pháp chẩn ñoán bệnh bằng các kỹ thuật hiện ñại ñã
cho nhiều kết quả.
Theo nghiên cứu về dịch tễ học bệnh DTL của Bùi Quang Anh (2000)
cho thấy tỷ lệ nhiễm bệnh DTL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, từ năm 1994 –
1998 tỷ lệ nhiễm cao nhất ở tỉnh Thanh Hóa (2,6 – 3,4%) và thấp nhất ở tỉnh
Thừa Thiên Huế (0,82 – 1,55%) [03].
Tại khu vực miền Trung trong vòng 10 năm (1984 – 1994) theo báo


5


cáo của Trung tâm kiểm dịch miền Trung (1994) thì bệnh DTL chỉ phát ra
thành dịch ở các tỉnh Bắc miền Trung, còn ở khu vực Trung và Nam miền
Trung chỉ thấy xuất hiện lẻ tẻ ở các cơ sở chăn nuôi tập trung và chăn nuôi
hộ gia ñình.

Nguyễn Thị Phương Duyên và cộng sự (1999) khi nghiên cứu xác
ñịnh vai trò virus DTL trong hội chứng sốt, bỏ ăn ở lợn tại một số tỉnh miền
Trung cho biết từ năm 1995 - 1997 tại các tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú
Yên, Bình Định, Quảng Ngãi và Quảng Nam ñều có lợn bị bệnh dịch tả, bệnh
xảy ra lẻ tẻ nhưng thường xuyên [08].
Nguyễn Hạnh Chi (1999), xác ñịnh vai trò virus DTL trong hội chứng
tiêu chảy kéo dài trong các trại chăn nuôi tập trung tại An Giang bằng phản
ứng ELISA cho kết quả 14,81% dương tính với kháng nguyên P125 [07].
Theo kết quả nghiên cứu của các tác giả thuộc Phân viện Thú y Miền
Trung (2000) cho thấy tỷ lệ nhiễm DTL mãn tính tại các tỉnh Duyên Hải
Miền Trung là 46,87%. Trong ñó lợn dưới 20kg chiếm 60%, lợn từ 21 – 50
kg chiếm 38,29% [09].
Kết quả xét nghiệm ELISA bằng kháng thể ñơn dòng ñể phát hiện
kháng nguyên P125 ñược ghi nhận từ Trung tâm Thú y vùng Cần Thơ (1999
– 2000), cho biết ở những ñàn lợn khỏe mạnh tỷ lệ lợn có mang mầm bệnh
biến ñộng từ 0 – 4,17%. Điều này cho thấy lợn hoàn toàn khỏe mạnh nhưng
mang trùng cũng là nguyên nhân của những vụ dịch [07].
Nguyễn Tiến Dũng, Hồ Thu Hương, Ngô Thanh Long (2002) ñã
nghiên cứu về mối liên hệ giữa miễn dịch và sự mang trùng virus DTL.
Phạm Hồng Sơn (2004) ñã nghiên cứu sự phản ứng ngăn trở hồng cầu
gián tiếp trong việc phát hiện kháng nguyên DTL.
Nguyễn Cẩm Tuyền (2003) thực hiện ñề tài “Khảo sát ñặc ñiểm dịch
tễ và bước ñầu xây dựng bản ñồ dịch tễ bệnh DTL tại tỉnh Bà Rịa –Vũng
Tàu” cho biết từ năm 2000 - 2003 ñều có bệnh DTL xảy ra và rút ra kết luận
bệnh DTL là bệnh mang tính ñịa phương (endemic) và xảy ra với qui mô
nhỏ. Cũng theo tác giả, trong thời gian từ tháng 08/2001 ñến tháng 06/2003


6



ñã phát hiện 48 ổ dịch mắc bệnh DTL, xảy ra trên 06 huyện và tỉ lệ lợn
dương tính với P125 ở hộ chăn nuôi ở lợn nái là 10%, ở lợn con là 24,13% và
ở lợn thịt là 45,86%. Số ổ dịch ở mùa mưa chiếm 35,58% so với ở mùa khô
là 60,42%, những ổ bệnh xảy ra ở phần lớn hộ không tiêm phòng DTL là
81,25%.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Cẩm Tuyền (2003) khi xét nghiệm 30
mẫu bệnh phẩm lợn có lâm sàng và bệnh tích nghi ngờ DTL, tỉ lệ dương tính
với P125 (23,33%), nghi ngờ (3,33%), âm tính (73,34%). Xét nghiệm 10 mẫu
bệnh phẩm lợn có dáng vẻ bình thường và bệnh tích nghi ngờ DTL, tỉ lệ
dương tính với P125 (40%), nghi ngờ (10%), âm tính (50%). Biểu hiện lâm
sàng trên lợn có kết quả dương tính với P125 là sốt hơn 41
0
C (100%), da
xuất huyết ñám hoặc sung huyết (57,14%), mắt viêm có ghèn (71,43%), phân
táo (71,43%) và ñi ñứng xiêu vẹo (71,43%). Bệnh tích ghi nhận ở nhóm lợn
có biểu hiện bên ngoài bình thường nhưng dương tính với P125: thận sưng,
xuất huyết ñiểm hoặc ñốm (100%), lách nhồi huyết (100%), hạch amidan
sưng (75%) và bàng quang xuất huyết (25%) [23].
Phạm Phong Vũ (2004) khi thực hiện ñề tài “Ứng dụng kỹ thuật RT-
nPCR trong một ống ñể chẩn ñoán bệnh dịch tả lợn” tại Trung tâm Thú Y
Vùng Thành phố Hồ Chí Minh cho biết kỹ thuật RT- nPCR trong một ống có
thể phát hiện ñược lượng virus DTL ñã phân lập ñược ở Việt Nam trên tế bào
PK15A là 0,32 TCID
50
/100 µl, gần tương tự như virus chuẩn dòng
Weybridge là 0,4 TCID
50
/100 µl ñược cung cấp bởi AAHL. Kỹ thuật RT-
nPCR trong một ống phát hiện ñược virus DTL với tỷ lệ cao trong máu

kháng ñông, bạch cầu, hạch bạch huyết màng treo ruột, lách và hạch hạnh
nhân. Kết quả cho thấy có sự thống nhất nhiều về khả năng phát hiện virus
DTL trên mẫu bệnh phẩm nghi ngờ bệnh DTL giữa kỹ thuật RT- nPCR trong
một ống và phương pháp chuẩn với trị số thống kê kappa là 0,701 (ñộ tin cậy
95%), kỹ thuật này có thể phát hiện ñược virus DTL trong bạch cầu của lợn
nái mang trùng.
Trần Thị Dần và cộng sự ñã nghiên cứu biểu hiện lâm sàng và bệnh


7


tích của bệnh dịch tả heo trên heo giết thịt tại lò mổ vào năm 2003.
Trương Quang, Trần Văn Chương (2008) nghiên cứu một số ñặc ñiểm
dịch tễ của bệnh dịch tả lợn tại tỉnh Kon Tum từ năm 2004 - 2006, cho kết
quả tỷ lệ lợn bị bệnh dịch tả hàng năm là 1,68% cao nhất vào năm 2006
(27,76%), tiếp ñến năm 2004 (26,88%) ít nhất năm 2005 (19,93%), nghiên
cứu cũng cho thây tỷ lệ mắc có sự chênh lệch ở các vùng sinh thái [27].
Mai Thế Phong và Trương Quang (2006) khi thực hiện khảo sát tình
trạng mang trùng virus dịch tả lợn và ñáp ứng miễn dịch sau khi tiêm vacxin
phòng bệnh cho ñàn lợn ở Quảng Trị, cho thấy tỷ lệ mang virus theo vùng
sinh thái là khác nhau, vùng ñồng bằng 19,23%, trung du 27,42% và vùng
núi là 32,22%.
Nguyễn Thị Thu Hồng (2003) “Xác ñịnh thời ñiểm tiêm vacxin dịch tả
lợn lần ñầu thích hợp cho lợn con từ ñàn nái của các trại chăn nuôi lợn sinh
sản quy mô lớn”. Bằng việc sử dụng phương pháp trung hòa nối kết enzyme
(Neutralization Peroxidase Linked Assay - NPLA) và thử nghiệm công
cường ñộc (Protective Test) ñể ñánh giá thí nghiệm, cho kết luận là việc tiêm
phòng vào lúc 01 tuần tuổi sẽ có 80,3% số lợn con bị ảnh hưởng bởi kháng
thể thụ ñộng [34].

Cũng trên ñối tượng lợn con một số tác giả thuộc Chi cục thú y Tiền
Giang (2008) ñã nghiên cứu ñề tài “Khảo sát ñáp ứng miễn dịch ở heo con
sau khi tiêm phòng vắc-xin dịch tả” tại Tiền Giang ñã cho một số kết quả
ñáng ghi nhận [39].
Gần ñây một số tác giả ñã phân tích di truyền virus DTL phân lập từ
tỉnh Tiền Giang kết quả cho biết các chủng virus này có sự tương ñồng với
chủng virus tham khảo ở Việt Nam, Trung Quốc và Lào chưa tìm thấy sự
tương ñồng giữa các chủng virus DTL thực ñịa với chủng virus của vacxin
nhược ñộc [39].
Đến nay nhiều nghiên cứu trong nước cho nhận xét rằng do công tác
tiêm phòng vacxin phòng bệnh DTL và áp dụng một số biện pháp phòng
bệnh tốt nên ñến nay bệnh DTL không gây chết hàng loạt như trước kia mà


8


chỉ xảy ra âm ỉ, lẻ tẻ, triệu chứng bệnh tích không ñiển hình, số ổ dịch giảm
một nửa, số con chết giảm 3 lần và chủ yếu tập trung ở lợn con [02].
Những thông tin về dịch tễ bệnh vẫn thường xuyên ñược các cơ quan
có chức năng báo cáo, ñiều ñó càng khẳng ñịnh thêm về tình hình diễn biến
của bệnh DTL ở nước ta vẫn còn phức tạp và ñang còn là vấn ñề cần quan
tâm, nó gây thiệt hại ñáng kể cho chăn nuôi lợn trên diện rộng.
Theo báo cáo của Cục thú y năm 2000, cả nước ñã có 25 tỉnh thành có
DTL với 14.280 con mắc bệnh, số con chết phải xử lý là 12.150 con [04].
Chi cục thú y Hà Tĩnh (2009) cho biết từ 31/01/2009 ñến 06/02/2009,
bệnh DTL xảy ra ở xã Đức Lạng, huyện Đức Thọ làm chết 278 con lợn.
Ngày 03/02/2009 bệnh DTL xảy ra tại Công ty cổ phần chăn nuôi Di Linh
tỉnh Lâm Đồng phải tiêu hủy gần 200 con lợn. Ngày 09/4/2009, Chi cục Thú
y tỉnh Nghệ An cho biết ổ dịch tả lợn ñã xuất hiện tại xã Nghi Kim (TP Vinh)

làm 53 con lợn mắc dịch ốm và chết.
1.2. Dịch tễ học bệnh dịch tả lợn
1.2.1 Căn bệnh
Năm 1885 Salmon và Smith ñã phân lập ở lợn mắc bệnh DTL ñược
một loài vi khuẩn bắt màu Gram âm và ñặt tên là Bacillus cholerasuis, các
ông ñã cho nó là nguyên nhân gây bệnh.
Đến năm 1947 Holmes ñã xác ñịnh ñược căn bệnh là một loại virus có
khả năng qua lọc nhỏ nhất và ñặt tên là Tortoisuis.
Cho ñến nay Tortoisuis ñã ñược các nhà khoa học xác minh là thành
viên của họ Togarividae, thuộc giống Pestivirus cùng với virus gây bệnh tiêu
chảy ở bò (Bovine disease virus) và virus gây bệnh Border ở cừu (Border
diarrhea virus) [07].
Khi nghiên cứu về cấu trúc phân tử của Pestivirus cho thấy bộ gen
(genomes) của chúng tương ứng với virus thuộc họ Flaviridae hơn
Togaviridae (Collett và cộng sự, 1989 và Horzinele, 1990) nên gần ñây ñã có
ý kiến xếp căn bệnh vào vị trí phân loại của họ Flaviridae (virus gây bệnh sốt
vàng da và viêm não Nhật Bản) [24].


9


Về phân loại virus DTL như sau:
Họ (Family): Flaviridae
Giống (Genus): Pestivirus
Loài (Species): - Classical Swine fever virus (lợn)
- Border diarrhea virus (bò)
- Bovine disease virus (cừu) [36], [40].
Đặc ñiểm hình thái và cấu trúc virion virus DTL (thuộc giống
Pestivirus) là một virus gần hình cầu nhưng có thể ña hình thái, ñược bao bọc

bởi một lớp màng (envelope) không tách biệt (Horzinek và CS, 1971), virion
dịch tả lợn có một lõi (core) ARN chứa lipit (Loan, 1969).
Hạt virion bao gồm ba thành phần chính, khi quan sát dưới kính hiển
vi ñiện tử virus DTL có dạng hình cầu với một lõi (core) ở trong và một áo
ngoài (envelope) (Horzinek và CS, 1967; Ripchie và Fernelius, 1968) bao
bên ngoài.
Virion DTL ñồng nhất và có ñường kính 40 - 50 nm, ñường kính của
nuclecapsid vào khoảng 29 nm, nuclecapsid có dạng ñối xứng khối
(Horzinek, 1973). Mật ñộ phù nổi của virion khoảng từ 1,44 - 1,17 g/ml phụ
thuộc vào loại gradient mật ñộ ñược sử dụng (Horzinnek và CS, 1967;
Ritchiec và CS, 1968; Mayr và CS, 1968; horzinek và CS, 1971; Frost và CS,
1977; Enzmamn và CS, 1977 và Rutili và CS, 1977). Hằng số lắng của virus
vào khoảng 140 - 148 S (Horzinek, 1981). Chuỗi ñơn ARN của virus có tính
gây bệnh, dài khoảng 12 kb (Moormann và Hulst, 1988), ñược bao bọc bởi
một lớp protein, qua ñó virus chủ yếu nhân lên trong bào tương của tế bào
vật chủ.
Áo ngoài (envelope) là một lớp lipoprotein là bộ phận gắn chặt tính
cảm nhiễm của virus DTL nên hoạt tính virus bị mất nhanh chóng bởi các
dung môi lipid như cholorform, ether và deoxycholat (McKissick và
Gustafson, 1967).
Ở một số virion thấy có một lớp gai glycoprotein nhỏ trên bề mặt, người
ta cho rằng những gai này là kháng nguyên hòa tan (Ritchie và Fernelius, 1968).


10


Cấu trúc kháng nguyên (Darbyshire, 1960 và Dabyshire, 1962) và cấu
trúc ARN (Loan, 1969 và Wetink và Terpstra, 1999) virus DTL rất giống với
virus tiêu chảy ở bò (Bovine Viral Diarrhea - BVDV) và virus gây bệnh

Border ở cừu (Border Disease Virus – BDV) do vậy cần chú ý trong chẩn
ñoán huyết thanh học và phân tích di truyền học phân tử [40].
Virus DTL có thể nuôi cấy trong tổ chức sống của lợn như: Tủy
xương, hạch lâm ba, phổi, bạch cầu, thận, dịch hoàn, lách, óc, thai lợn,
Trong ñó virus nhân lên tốt trong môi trường tế bào thận lợn, môi trường này
ñược sử dụng ñể nuôi cấy virus. Ngoài ra, có thể nuôi cấy trên thận khỉ hoặc
nuôi cấy trên ñộng vật cảm thụ là lợn, thỏ [20].
Ở virus DTL, thời gian từ khi nhiễm ñến khi xuất hiện thế hệ mới thay
ñổi từ 5 - 7 giờ (Mengeling và Drake, 1969) [25].
Mức cảm nhiễm tối ña ñạt sau gây nhiễm 16 - 17 giờ. Sự nhân lên và
thành thục của virus không gây bệnh lý của tế bào và hoàn toàn diễn ra trong tế
bào chất và chỉ có thể ở mạng lưới nội chất hoặc thể Golgi (Scherr và CS,
1970).
Nhờ vào kỹ thuật kháng thể ñơn dòng Monoclonal antibodies – Mab
(MCAS) các nhà vi sinh vật ñã phân virus DTL thành một số nhóm kháng
nguyên (Edwards và Sans, 1990). Aynaud (1974) ñã phân chia virus thành 2
nhóm phụ là:
- Nhóm 1 hoặc nhóm phụ A: gồm các chủng virus cường ñộc Alfort,
chủng C (chủng Trung Quốc) và chủng Thiveral.
- Nhóm 2 hoặc nhóm phụ B: gồm chủng 331 và một số chủng gây
bệnh ở thể mãn tính [29].
Các chủng virus có ñộc lực cao ổn ñịnh với nhiệt hơn các chủng có
ñộc lực yếu. Khả năng gây bệnh của virus ổn ñịnh ở pH = 5 – 10, ở ngoài
phạm vi này tính gây bệnh của virus bị mất ñi.
Năm 1977, Kimizo và cộng sự ñã dựa trên cơ sở của mức ñộ trung hoà
kháng nguyên DTL với kháng thể bệnh tiêu chảy trên bò do virus, tác giả ñã
chia virus DTL thành hai nhóm H và B, nhóm H phản ứng trung hòa mạnh


11



hơn nhóm B [14].
Sức ñề kháng của virus ñối với các yếu tố trong môi trường tự nhiên
khá cao, trong môi trường giàu ñạm virus rất ổn ñịnh, trong thịt ở nơi mát
khả năng gây nhiễm của virus tồn tại ñược khoảng 35 ngày, ở thịt ñông lạnh
khoảng 95 ngày [33], trong huyết thanh của lợn bệnh ở 37
0
C virus vô hoạt
sau 3 tháng. Khi bảo quản huyết thanh lợn bệnh ở nhiệt ñộ 2 – 4
0
C virus giữ
ñược ñộc lực 3 - 6 tháng. Trong ghèn mắt virus sống ñược 13 – 15 ngày,
trong vảy da ñược 8 - 9 ngày, trên giấy thấm máu ñược 40 ngày, ở phân ñược
một tuần, nước tiểu ñược 5 ngày, túi ñựng thức ăn có thấm máu ñược 20
ngày, trong nước tiểu ở 65
0
C virus bị diệt sau 1 giờ.
Sự thối rữa làm virus vô hoạt rất nhanh. Trong các phủ tạng ñã thối
rửa virus chỉ tồn tại 3 – 4 ngày. Virus có thành phần lipid ở vỏ nên nhạy cảm
với ether, clorofoc. tripsin không làm giảm tính gây bệnh của virus. Chất
kiềm có tác dụng diệt trùng mạnh, dung dịch NaOH 2% diệt virus nhanh
chóng. Nước vôi 10% diệt virus trong bệnh phẩm máu sau 2 giờ, trong nước
tiểu 15 phút, ở trên nền và tường chuồng, sân, thành xe chuyên chở gia súc
sau 1 giờ. Dung dịch clorua vôi 1/5 – 1/20 có tác dụng diệt mầm bệnh trong 1
giờ. Virus rất nhạy cảm với protease [14]. Virus sẽ ngừng hoạt ñộng ở pH
nhỏ hơn 3 và lớn hơn 11 [33].
1.2.2. Loài mắc bệnh
Trong thiên nhiên, có thể có những ñộng vật khác cảm nhiễm dịch tả
lợn nhưng chỉ có loài lợn biểu hiện lâm sàng bệnh dịch tả lợn. Lợn nhà, lợn

rừng ở mọi lứa tuổi ñều mắc, lợn cai sữa hoặc ñang bú mắc nhiều hơn và chết
nhiều, lợn nái mắc bệnh DTL truyền cho lợn con qua nhau thai.
Trong phòng thí nghiệm, tiêm truyền cho lợn con, bệnh phát ra giống
như trong thiên nhiên về triệu chứng cũng như bệnh tích [17]. Tiêm virus
DTL cho thỏ và chuột lang sẽ gây bệnh ở thể ẩn. Người ta dùng virus DTL
tiêm truyền cho thỏ liên tục trong nhiều ñời. Độc lực ñối với thỏ tăng lên, ñộc
lực ñối với lợn giảm xuống, ñến hơn 150 ñời thì giống virus này hoàn toàn
không ñộc ñối với lợn nữa nhưng vẫn giữ ñược ñặc tính kháng nguyên. Đây


12


là giống virus nhược ñộc DTL qua thỏ dùng ñể chế vacxin [18].
1.2.3. Lứa tuổi và mùa xảy ra bệnh
Lợn ở mọi lứa tuổi (sơ sinh, 1 tháng, 2 tháng, 2 - 3 tháng), lợn thịt ñều
mắc bệnh DTL với các biểu hiện lâm sàng như buồn bã, sốt cao 41 - 42
0
C,
chảy nước mắt, ñau mắt, nằm chồng chất, tiêu chảy, tai mõm tím bầm. Tuy
nhiên, do ñàn lợn ñược dùng vacxin tiêm phòng liên tục trong nhiều năm nay
nên tuổi mắc bệnh phụ thuộc vào sức ñề kháng và tình trạng miễn dịch của
ñàn lợn. Hiện nay, gặp nhiều ổ dịch mà lợn nhiễm bệnh chỉ ở lứa tuổi ñang
theo mẹ và mới cai sữa [14].
Lợn mẫn cảm với bệnh tùy thuộc vào tỷ lệ tiêm phòng của ñàn lợn và
mức ñộ kháng thể trong cơ thể lợn ñược tiêm vào, mức ñộ kháng thể của lợn
mẹ qua sữa ñầu mà lợn con nhận ñược và tùy thuộc vào thời ñiểm tiêm
vacxin có kích thích sản sinh miễn dịch thụ ñộng hay làm ức chế miễn dịch
thụ ñộng [10].
Lợn nái mắc bệnh với những biểu hiện về rối loạn sinh sản, sảy thai,…

có nhiều trường hợp lợn ở thể mãn tính hoặc thể ẩn mang trùng.
Ở nước ta bệnh dịch tả lợn phát ra quanh năm. Tuy nhiên, do thời tiết
và do biến ñộng của ñàn lợn hoặc tỷ lệ tiêm phòng trong năm nên bệnh cũng
có lúc tăng lúc giảm (Phạm Sỹ Lăng, 1995).
Theo thống kê của Lê Độ (1981) về tình hình dịch trong 20 năm qua
cho thấy số ổ dịch xảy ra từ tháng 11, tháng 12 năm trước tới tháng 1, 2, 3
năm sau chiếm tới 80% số ổ dịch trong năm, tháng 4 chỉ có 10% số ổ dịch và
suốt tháng 5 tới tháng 10 chỉ có 10%. Vào vụ ñông xuân sau bão lụt thức ăn
thiếu, sức ñề kháng của gia súc kém, thời tiết lạnh thích hợp cho virus tồn tại
lâu trong thiên nhiên, hiện tượng bán chạy lợn ốm, thu mua ồ ạt phục vụ tết,
dẫn ñến kết quả là dịch xảy ra nhiều [13].
1.2.4. Đường xâm nhập và lây lan
Virus DTL xâm nhập vào cơ thể theo nhiều con ñường khác nhau. Qua
ñường hô hấp và tiêu hóa, qua mũi - hầu, niêm mạc hầu, ruột non, tuyến hạch
nhân. Virus xâm nhập theo con ñường niêm mạc mắt, mũi, niêm mạc ñường


13


sinh dục, qua nhau thai [03], virus có thể thâm nhập vào cơ thể qua da bị tổn
thương do sây sát, do thiến hoạn,
Trong ñiều kiện tự nhiên virus xâm nhập vào cơ thể lợn thông qua con
ñường mũi - miệng (oronsal route) ñôi khi xâm nhập vào vật chủ qua niêm
mạc, dịch nhầy sinh dục hoặc vết trầy da [38].
Không phải tất cả các chủng virus ñều truyền lây như nhau mà còn
phụ thuộc vào ñộc lực của các chủng. Chủng ñộc lực cao thường lây truyền
nhanh hơn chủng ñộc lực thấp, do sự phát triển nhanh trong cơ thể và bài thải
lượng lớn mầm bệnh ra bên ngoài cơ thể. Những con ñường lây truyền chủ
yếu là:

Lây trực tiếp do nhốt chung con bệnh và con khỏe, nhất là mật ñộ
chuồng nuôi cao và ñiều kiện vệ sinh kém.
Truyền lây gián tiếp qua nước tiểu, ñất và nước, thức ăn có nhiễm
mầm bệnh, thức ăn dư thừa, thú sản, các dụng cụ chăn nuôi, dụng cụ thú y,
người chăn nuôi, phương tiện chuyên chở,…
Truyền lây qua ñộng vật trung gian mang trùng như chuột, thú ăn thịt,
chim, côn trùng hút máu,…
1.2.5. Cơ chế sinh bệnh học
Virus khi xâm nhập vào cơ thể lợn gây bệnh ñặc trưng qua các giai
ñoạn sau: giai ñoạn nhiễm virus ở hạch, giai ñoạn nhiễm virus ở máu và giai
ñoạn nhiễm virus ở phủ tạng [38].
Khi xâm nhập vào cơ thể chúng nhanh chóng vào các tế bào thượng bì
hạch lâm ba, hạch amidan, sau ñó virus xâm nhập vào lớp mô lympho dưới
và phát tán vào các hạch lympho vùng (Resang,1973). Tại ñây virus tiếp tục
tăng sinh và tạo ra một số lượng lớn nhất là ở các hạch dưới ñường tiêu hóa,
hạch lâm ba nội tạng, tủy xương, dẫn ñến nồng ñộ virus trong máu cao. Khi
nồng ñộ virus trong máu cao thì ñồng thời cơ thể lợn có phản ứng sốt cao 41

-
42
o
C [24]. Từ trong máu, virus DTL xâm nhập vào các cơ quan chức năng
như ñường hô hấp từ ñó gây ra rối loạn hô hấp và cản trở tuần hoàn.
Khi virus tác ñộng lên hệ thống thần kinh trung ương gây ra hiện


14


tượng co giật, bại liệt hai chân sau hoặc bại liệt nửa thân.

Khi virus xâm nhập vào hệ thống lưới nội bì của thành mạch quản làm
cho mạch quản xung huyết sưng to, mạch quản ngoại biên bị giãn rộng, một
số bị tắc nghẽn dẫn ñến những bệnh tích ñặc trưng của bệnh dịch tả lợn như
là xuất huyết lấm tấm, nhồi huyết (lách),…[03].
Trong một số trường hợp virus làm thành mụn loét ở ruột già sau khi
gây hoại tử ở những nang lâm ba và làm ñông sợi tơ huyết. Những mụn loét
xuất hiện dày, hình tròn, hình núm, hình cúc áo, trên mặt có những sợi huyết
vẽ những vòng tròn ñồng tâm [38].
Ở những lợn nái mang thai có mắc bệnh, virus có thể lây qua tất cả các
giai ñoạn phát triển của bào thai. Virus ở hạch lâm ba phân tán theo ñường
mạch quản qua hàng rào nhau thai, phát triển ở một hoặc vài nơi dọc theo
nhau thai và cuối cùng virus lan truyền từ bào thai này tới bào thai khác (Van
Oirchot, 1979) [03].
Sự phân bố của virus trong bào thai cũng giống như trong cơ thể lợn
trưởng thành bị nhiễm bệnh DTL. Đối với chủng virus có ñộc lực trung bình
thì sự nhân lên của virus trong tế bào lại thấp hơn. Còn những chủng virus có
ñộc lực thấp khi gây bệnh người ta thấy chúng có thể xuất hiện trong máu
hoặc không, thường các chủng này thường giới hạn ở các tế bào biểu mô
quanh mạch [38].
Tại các cơ quan nhiễm virus có sự ñáp ứng miễn dịch tế bào thông qua
hiện tượng thực bào của các tế bào ñại thực bào, virus ñược giữ lại và phát
triển tại các tế bào bạch cầu từ ñó làm giảm số lượng bạch cầu, sau ñó di
hành trong máu, virus DTL dẫn ñến chứng virus huyết (viremia).
Virus có thể tồn tại trong các ñại thực bào, trốn tránh kháng thể và gây
sự cảm nhiễm dai dẵng.
Một trong trường hợp ñặc biệt ở lợn nái là cảm nhiễm trong tử cung.
Sự cảm nhiễm này không gây chết phôi nhưng dẫn ñến sự tự miễn dịch. Có
trường hợp huyết nhiễm virus dài dẵng, kéo dài và dung nạp miễn dịch
(immunological tolerace) và thường xuyên bài virus.

×