Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Tu Tuong Ho Chi Minh ve xay dung doi ngu tri thuc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.44 KB, 26 trang )

1
MỞ ĐẦU
Là Anh hùng giải phóng dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại của toàn Đảng, toàn
quân, toàn dân ta, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh
rất quan tâm đến đội ngũ trí thức, đặc biệt là sau khi chính quyền cách mạng ra
đời, tổ chức xây dựng xã hội mới dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thơng qua các bài
nói, bài viết và thực tiễn cách mạng, Người đã để lại một hệ thống quan điểm
toàn diện và sâu sắc về xây dựng đội ngũ trí thức. Người khẳng định: “cách
mạng rất cần trí thức”; “trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc” 1. Tư tưởng
của người về vấn đề này không chỉ có giá trị vào thời điểm bấy giờ mà cịn có
giá trị to lớn trong giai đoạn hiện nay và về sau. Đây chính là cơ sở, nền tảng để
Đảng xác định đường lối xây dựng đội ngũ trí thức qua các thời kỳ cách mạng.
Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ trí thức, Đảng và
Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách xây dựng đội ngũ này khơng
ngừng lớn mạnh, đóng góp to lớn vào sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc của dân
tộc, công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới. Đại hội
XIII, Đảng đã khẳng định: “Xây dựng đội ngũ trí thức ngày càng lớn mạnh, có
chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới”.

1

Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, H.2011, tr.184.


2
NỘI DUNG
1. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG HỒ

CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC
1.1. Quan điểm Hồ Chí Minh về sự cần thiết phải xây
dựng đội ngũ trí thức


Một là, xây dựng đội ngũ trí thức để phục vụ sự nghiệp cách mạng.
Cách mạng trước hết cần có Đảng lãnh đạo. Đảng cần phải có đội ngũ cán
bộ, đảng viên, những người tiêu biểu về phẩm chất và năng lực, đại diện cho trí
tuệ của giai cấp cơng nhân và cả dân tộc. Trong đó, đội ngũ trí thức là những
người có trình độ cao, hiểu biết rộng, có phẩm chất và đạo đức tốt “Song vì
khơng có tổ chức, thiếu người lãnh đạo, cho nên họ dám nghĩ mà khơng dám
nói”2. Do đó, Đảng phải tập hợp, tổ chức, lãnh đạo họ, “hướng họ theo lý luận
cách mạng” của Đảng; phải đào tạo, bồi dưỡng nâng cao đạo đức cách mạng,
trình độ chun mơn nghiệp vụ; để họ đem hết tài, đức phục vụ sự nghiệp cách
mạng, cống hiến cho nhân dân và đất nước.
Hai là, xây dựng đội ngũ trí thức để giúp nâng cao dân trí, bồi dưỡng
nhân tài cho đất nước.
Trong phiên họp đầu tiên của chính phủ diễn ra ngày 3/9/1945, Hồ Chí
Minh đã có một câu nói nổi tiếng, mang tầm thời đại: “Một dân tộc dốt là một
dân tộc yếu” và “dốt” là một loại giặc. Để chống giặc dốt và nạn thất học, tháng
10-1945, Người xác định: “nay chúng ta đã dành được quyền độc lập. Một trong
những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí”. Hồ
Chí Minh đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp giáo đục và đào tạo, vì “Khơng có
giáo dục, khơng có cán bộ thì cũng khơng nói gì đến kinh tế văn hố” 3. Do đó
càng phải cần xây dựng một đội ngũ trí thức trí thức tốt, trí thức giỏi có trình độ
cao, các lớp trí thức sẽ giúp nhân dân xố mù chữ, nâng cao hiểu biết, tiếp tục
đào tạo, bồi dưỡng các thế hệ nhân tài cho đất nước.
2
3

Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 3, Nxb CTQG, H.2011, tr.194.
Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 10, Nxb CTQG, H.2011, tr.345.


3

Ba là, xây dựng đội ngũ trí thức để góp phần tạo ra một nền văn hóa mới,
xã hội mới.
Hậu quả để lại cho dân tộc Việt Nam dưới ách thực dân và phong kiến
được Hồ Chí Minh lột tả sâu sắc “Nhân dân An Nam chúng tôi là những người
nơng dân bị nhấn chìm trong bóng đêm hết sức tối tăm. Không một tờ báo nào,
không ai hiểu bây giờ trên thế giới đang diễn ra những gì; đêm tối, thực sự là
đêm tối”4. Trong hoàn cảnh xã hội đó, người trí thức bị kìm hãm nên khơng có
được một chí khí cao thượng. Do đó, chỉ có thơng qua đào tạo trí thức mới, cải
tạo trí thức cũ mới có thể giúp cơng nơng, trí thức thốt khỏi những xiềng xích
của xã hội cũ, trở thành người trí thức mới, tiến bộ. Từ đó, tài năng của họ mới
phát huy, giúp ích cho Tổ quốc, cho nhân dân; mới phù hợp với nhiệm vụ mới,
xây dựng nền văn hố mới, xã hội mới. Xây dựng đội ngũ trí thức là nhiệm vụ
quan trọng góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡng thêm nhiều nhân tài cho đất
nước, đặc biệt là thế hệ trẻ, người chủ tương lai của nước nhà, lực lượng mà Hồ
Chủ tịch luôn tin tưởng và kỳ vọng để đưa đất nước sánh vai với các cường quốc
năm châu trên thế giới.
1.2. Quan điểm Hồ Chí Minh về nội dung xây dựng đội ngũ trí thức
Thứ nhất, xây dựng về cơ cấu, số lượng đội ngũ trí thức.
Xây dựng đội ngũ trí thức đảm bảo về cơ cấu, số lượng là một trong
những nội dung Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Trong suốt quá trình lãnh đạo
chỉ đạo cách mạng của Người, đặc biệt là sau khi nước ta dành độc lập, Nhà
nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã
rất quan tâm tới cơng tác xây dựng đội ngũ trí thức cho nước nhà cả về số lượng
và cơ cấu. Điều này thể hiện rất rõ qua nhiều bài nói, bài viết và thực tiễn cơng
tác lãnh đạo, chỉ đạo của Hồ Chí Minh về vấn đề này.
Người đã khẳng định trí thức có vai trị rất quan trọng, cần phải có trong
mọi ngành, mọi lĩnh vực. Bởi công cuộc kháng chiến, kiến quốc rất khó khăn và
gian khổ, nếu khơng có đội ngũ trí thức góp sức thì cơng cuộc đó lại càng khó
khăn thêm nhiều. Người cho rằng: “Nhiệm vụ của giai cấp cơng nhân và nhân
4


Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 1, Nxb CTQG, H.2011, tr.460.


4
dân Việt Nam hiện nay là kháng chiến và kiến quốc. Để hoàn thành nhiệm vụ
ấy, ngoài việc quân sự ắt phải phát triển kinh tế. Cho nên cần có những người
chuyên môn thông thạo về công nghệ và nông nghiệp. Cần phát triển giao thông
vận tải, cho nên cần có những kỹ sư thơng thạo về việc đắp đường, bắc cầu. Cần
giữ gìn sức khoẻ của dân, cho nên cần có thầy thuốc. Cần đào tạo cán bộ cho
mọi ngành hoạt động, cho nên cần có thầy giáo, v.v.. Do đó, lao động trí óc có
nhiệm vụ rất quan trọng trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc, trong công
cuộc hoàn thành dân chủ mới để tiến đến chủ nghĩa xã hội”5.
Bên cạnh đó, Người nhấn mạnh trí thức ở nước ta khơng có bao giờ thừa,
chỉ có thiếu trí thức thơi, nên Đảng và chính phủ phải có trách nhiệm xây dựng
đội ngũ trí thức ngày càng đơng đảo, phải xây dựng đội ngũ trí thức trong mọi
ngành để góp sức trong q trình kháng chiến, kiến quốc và xây dựng đất nước
Việt Nam ngày một phát triển hơn nữa. Điều này được Hồ Chí Minh khẳng định
rất rõ: “Trí thức khơng có bao giờ thừa, chỉ có thiếu trí thức thơi” ; “Cần có thầy
thuốc để săn sóc sức khoẻ cho nhân dân; cần có thầy giáo để dạy văn hố và đào
tạo cán bộ; cần có kỹ sư để xây dựng kinh tế, v.v..”6.
Thứ hai, xây dựng về chất lượng đội ngũ trí thức.
Trong xây dựng đội ngũ trí thức, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương xây
dựng đội ngũ trí thức trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội: “Vì Đảng và
Chính phủ biết là kháng chiến và kiến quốc thì phải cần trong mọi ngành:
kinh tế tài chính, qn sự, văn hóa có những người trí thức để giúp vào mới
thành”7. Vì mỗi lĩnh vực, trí thức lại có vai trị khác nhau, có những đặc điểm
khác nhau. Người cho rằng, nội dung xây dựng đội ngũ trí thức phải tồn
diện, nhiều mặt, nhưng trước hết phải tập trung xây dựng cho đội ngũ trí thức
về mặt tư tưởng. Người khẳng định: “Đảng và Chính phủ phải giúp bằng cách

giáo dục, để trí thức có lập trường vững vàng, quan điểm đúng đắn, tư tưởng
sáng suốt, tác phong dân chủ. Nói tóm lại: giúp đỡ các bạn trí thức chính tâm
và thân dân” 8. Đó là đội ngũ trí thức thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin, quan
Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.2011, tr.72.
Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 10, Nxb CTQG, H.2011, tr.376.
7 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 8, Nxb CTQG, H.2011, tr.56.
8 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 10, Nxb CTQG, H.2011, tr.378.
5
6


5
điểm của Đảng, tác phong làm việc khoa học. Họ tự nguyện, tự giác rèn luyện
bản lĩnh cách mạng; gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân, tin dân, u
dân, phấn đấu vì lợi ích của dân.
Về đạo đức, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln quan tâm chăm lo xây dựng đội
ngũ trí thức cho cách mạng với mục tiêu “vừa hồng, vừa chuyên”, có cả đức lẫn
tài, bảo đảm “đủ tâm, đủ tầm, đủ tài”, thực hiện tốt mọi nhiệm vụ mà Đảng và
nhân dân giao phó. Trí thức đứng trong hàng ngũ của Đảng và làm trong các cơ
quan chính quyền phải bồi dưỡng các phẩm chất đạo đức cách mạng: Trung với
nước, hiếu với dân; cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư; u thương con
người; có tinh thần quốc tế trong sáng; có chí khí hăng hái vươn lên, khơng sợ
hy sinh gian khổ, có tinh thần gan dạ, dũng cảm, khiêm tốn, thật thà, có tri thức
và sức khoẻ tốt; cần phải loại bỏ những mặt xấu của trí thức để họ thực sự là con
người mới xã hội chủ nghĩa, những người vừa hồng vừa chuyên góp phần xây
dựng, phát triển đất nước.
Về trình độ, theo Hồ Chí Minh trí thức phải được đào tạo và bồi dưỡng
thường xuyên để kịp thời cập nhập tri thức mới, có tri thức sâu rộng trên nhiều
lĩnh vực, nhất là lĩnh vực mình đang phụ trách, đảm nhiệm thì mới có thể hồn
thành tốt nhiệm vụ, công việc được giao. Người cho rằng: “Trong mọi hoạt động

cách mạng, chúng ta đều có thể và đều phải học tập, tự cải tạo” 9. Nếu không
thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, xao nhãng việc học tập thì đó là một khuyết
điểm, không khác nào người thầy thuốc chỉ đi chữa người khác, mà bệnh nặng
trong mình thì quên chữa. Người cũng nhấn mạnh, học lý luận thôi chưa đủ mà
còn phải học cả khoa học và kỹ thuật, do đó mỗi trí thức đều phải cố gắng học
tập văn hoá, học tập khoa học kỹ thuật, phải được huấn luyện về nghề nghiệp,
chú trọng “làm việc gì học nấy”, “cán bộ ở môn nào phải học cho thạo cơng việc
ở trong mơn ấy”. Vì vậy, trí thức trong mỗi ngành nghề hãy cố gắng phát huy
hết vai trò của mình đóng góp xây dựng một đội ngũ trí thức hùng mạnh đưa đất
nước ngày càng phát triển.
Như vậy, nội dung xây dựng đội ngũ trí thức trong tư tưởng Hồ Chí Minh
9

Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 11, Nxb CTQG, H.2011, tr.602.


6
vừa đảm bảo về số lượng, vừa có cơ cấu hợp lý giữa các ngành, vừa đảm bảo
đội ngũ có kiến thức văn hóa, khoa học kỹ thuật chuyên sâu. Đồng thời, góp
phần giáo dục cái tâm trong sáng, cái đức cao đẹp, giúp đội ngũ trí thức vững
vàng trong mọi thử thách, để họ “Giàu sang không thể quyến rũ. Nghèo khó
khơng thể chuyển lay. Uy lực khơng thể khuất phục”, ln đặt lợi ích của Tổ
quốc, dân tộc lên hàng đầu, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân
dân.
1.3. Quan điểm Hồ Chí Minh về hình thức, phương pháp xây dựng
đội ngũ trí thức
Một là, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức, đồng thời nêu cao
tinh thần tự đào tạo, tự bồi dưỡng ở mỗi trí thức.
Theo Hồ Chí Minh để xây dựng được đội ngũ trí thức phải kết hợp chặt
chẽ giữa đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức ở trong nước và ở nước ngồi. Để

có được một đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp cách
mạng, theo Hồ Chí Minh cần phải kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo, bồi dưỡng đội
ngũ trí thức ở trong nước và ở ngồi nước. Đây là biểu hiện của việc kết hợp sức
mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại ở Hồ Chí Minh trên lĩnh vực “trồng người”.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức trong nước là một vấn đề chiến
lược, nhằm tạo nguồn cán bộ phục vụ cho cách mạng, giúp cách mạng vượt qua
những khó khăn, thử thách... Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức ở ngồi nước
với mục đích nhằm tranh thủ sự giúp đỡ của các nước có trình độ khoa học tiên
tiến, cơng nghệ hiện đại đã đi trước nước ta để về áp dụng vào công cuộc kiến
thiết đất nước.
Nhờ nghệ thuật ngoại giao thiên tài của mình, trong quá trình hoạt động
cách mạng, Người đã đặt quan hệ đối ngoại với nhiều nước, thúc đẩy cơng tác
đào tạo trí thức ở nước ngồi với nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là đào tạo trí
thức tại Liên Xơ và Trung Quốc và một số nước trong hệ thống xã hội chủ
nghĩa. Cùng với số trí thức được đào tạo, bồi dưỡng từ nước ngồi, kết hợp với
số trí thức được đào tạo, bồi dưỡng trong nước tạo thành đội ngũ trí thức của


7
nước Việt Nam với số lượng ngày càng lớn, cơ cấu, chất lượng ngày một hợp lý
hơn, từng bước vươn lên đáp ứng những đòi hỏi của sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.
Kết hợp giữa đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức mới với cải tạo những trí
thức hiện có. Theo Hồ Chí Minh, bên cạnh việc đào tạo, bồi dưỡng những trí
thức mới, đồng thời phải rất chú ý đến việc cải tạo những trí thức cũ, giúp đỡ
anh em trí thức cũ tiến bộ, cải tạo tư tưởng họ, giúp đỡ họ tiến bộ để cùng phục
vụ nhân dân, phụng sự đất nước. Theo Người, trí thức cũ họ bị chế độ thực dân,
phong kiến làm cho xa rời thực tế, xa rời nhân dân, mơ màng quên đi thân phận
nô lệ, lý luận không gắn liền với thực tiễn, không phân biệt rõ ai là bạn, ai là
thù... Một nguyên nhân nữa khiến cho việc sửa chữa khuyết điểm của trí thức

khơng thể diễn ra nhanh chóng là do công tác giáo dục của Đảng “việc cải tạo,
việc giáo hóa trí thức (bất kỳ là đảng viên hay khơng đảng viên) của Đảng cịn
rất ít”. Vì vậy, trong xã hội mới họ vẫn còn tồn tại nhiều tư tưởng của chế độ cũ,
những tư tưởng, khuyết điểm ấy là xiềng xích, ngăn cản những người trí thức cũ
tiến bộ. Mặt khác, tư tưởng của chế độ mới thì họ chưa hiểu nhiều. Do đó, cần
phải cải tạo trí thức cũ, nhằm thay đổi họ theo chiều hướng tích cực, gắn chặt trí
thức với cơng nơng, trở thành những trí thức của giai cấp cơng nhân, góp phần
xứng đáng vào cơng cuộc kháng chiến, kiến quốc. Một số trí thức cũ đã được
Người thuyết phục, tập hợp, cải tạo tư tưởng góp phần xây dựng chế độ mới,
bảo vệ độc lập dân tộc, đặc biệt phải nói đến như cụ Huỳnh Thúc Kháng, Phan
Kế Toại, Bùi Bằng Đoàn, Phạm Khắc Hịe, Hồ Đắc Điềm...
Từng bước tiến hành cơng nơng hố trí thức, trí thức hố cơng nơng. Cải
tạo đội ngũ trí thức cũ thành cơng cũng sẽ là nền tảng vững chắc để thực hiện
chủ trương cơng nơng hóa trí thức và trí thức hóa cơng nơng. Thực chất của
phương pháp này chính là nhằm xây dựng mối quan hệ giữa trí thức với giai cấp
cơng nhân và nơng dân. Theo Người: “Trí thức cơng nơng hố tức là anh em trí
thức cũng biết trọng lao động, cũng biết làm lao động, hợp thành một khối với


8
cơng nơng, nâng cao trình độ cơng nơng về văn hóa lý luận”10. Cơng nơng hóa
trí thức là q trình cơng nơng được nâng cao trình độ văn hóa, tham gia nhiều
hơn vào công việc xây dựng đất nước. Từ đó ranh giới giữa lao động trí óc và
lao động chân tay sẽ dần xóa bỏ, khối đại đồn kết dân tộc trên nền tảng liên
minh công nhân, nông dân và trí thức ngày càng được củng cố và phát huy. Đó
chính là động lực chủ yếu để đưa cách mạng đến thắng lợi cuối cùng.
Hai là, làm tốt công tác chính sách đối với đội ngũ trí thức.
Hồ Chí Minh cho rằng, chính sách góp phần quan trọng nhằm cổ vũ,
khuyến khích, động viên trí thức phát minh, sáng chế trong học tập và công tác.
Đồng thời, tạo động lực thơi thúc tính sáng tạo, sự nhiệt tình, trách nhiệm của mỗi

trí thức. Người khẳng định, nếu khơng thực hiện tốt chính sách đối với trí thức sẽ
làm kìm hãm khả năng sáng tạo, làm thui chột tài năng và động lực lao động
trong họ, qua đó ảnh hưởng tới chất lượng, hiệu quả của nhiệm vụ và tiến trình
cách mạng.
Theo Người, chính sách cần bảo đảm kịp thời nhằm giải quyết những vấn
đề bức thiết, khó khăn trong cuộc sống của mỗi trí thức. Người yêu cầu, chính
sách phải đến kịp thời khi trí thức đang gặp khó khăn về cơng việc, về đời sống
gia đình, đang có những tâm tư, nguyện vọng cần giãi bày và mong được tổ
chức, cơ quan, đơn vị quan tâm. Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh
chính sách phải bảo đảm đúng người, đúng đối tượng. Người kịch liệt phê phán
việc áp dụng chính sách đối với trí thức sai tiêu chuẩn, chế độ, người đáng được
hưởng thì khơng được hưởng, người không đáng được hưởng lại được hưởng.
Chăm lo, bồi dưỡng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ
trí thức. Trong chính sách đó, Hồ Chí Minh nhấn mạnh cần phải hợp lý và thỏa
đáng. Theo Người, nếu chính sách đãi ngộ về vật chất và động viên về tinh thần
một cách đầy đủ sẽ góp phần làm trong sạch đội ngũ trí thức, loại bỏ được
những mầm mống của tiêu cực, tham nhũng, lãng phí. Bên cạnh đó, thực hiện
10

Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 8, Nxb CTQG, H.2011, tr.57.


9
tốt vấn đề trên góp phần thu hút nhân tài vào làm việc trong các cơ quan Nhà
nước. Người nhấn mạnh: “Phải cho họ điều kiện sinh sống đầy đủ mà làm việc.
Khi họ đau ốm, phải có thuốc thang. Tuỳ theo hoàn cảnh mà giúp họ giải quyết vấn
đề gia đình. Những điều đó rất quan hệ với tinh thần của cán bộ, và sự thân ái đoàn
kết trong Đảng”11.
Theo Người, quan tâm về đời sống vật chất, tinh thần là phải bảo đảm tốt
chế độ tiền lương, tiền thưởng, bảo đảm mức sống tối thiểu của xã hội cho mỗi

cơng chức và gia đình của họ. Bên cạnh đó, cần bảo đảm thêm các khoản phụ
cấp cơng vụ, phụ cấp với những ngành nghề đặc thù. Quan tâm, giải quyết các
chế độ... Qua đó, tạo động lực, sự phấn khởi cho từng trí thức trong cơng việc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Thương yêu là giúp họ học tập thêm, tiến bộ
thêm. Là giúp họ giải quyết những vấn đề khó khăn sinh hoạt, ngày thường thì
điều kiện dễ chịu, khi đau ốm được chăm nom, gia đình họ khỏi khốn quẫn”12.
Ba là, sử dụng đội ngũ trí thức đúng người đúng việc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, tài năng của đội ngũ trí thức chỉ có thể
được khẳng định, được thừa nhận thơng qua hoạt động thực tiễn, qua phong trào
đấu tranh cách mạng, qua thực tế chiến đấu, sản xuất, cơng tác. Một trí thức có
năng lực, được đào tạo cơ bản đến trình độ cao, nhưng nếu không được đưa vào
hoạt động thực tiễn thì sẽ khơng bộc lộ được tài năng, khơng thể cống hiến được
cho đất nước và chẳng ai biết được để mà thừa nhận. Vì vậy, phải biết khuyến
khích, khéo sử dụng đúng để phát huy tối đa năng lực, sở trường của đội ngũ trí
thức và phải biết quan tâm, bảo vệ, nâng đỡ họ, để họ đem hết tài đức, trí tuệ,
sáng kiến của mình cống hiến, phục vụ nhân dân và đất nước. Trong sử dụng trí
thức, theo Người cần phải làm tốt một số nội dung sau:
Phải hiểu rõ trí thức mới đánh giá đúng trí thức. Người nói: “Kinh
nghiệm cho ta biết: mỗi lần xem xét lại nhân tài, một mặt thì tìm thấy những

11
12

Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 5, Nxb CTQG, H.2011, tr.316.
Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 5, Nxb CTQG, H.2011, tr.322.


10
nhân tài mới, một mặt khác thì những người hủ hóa cũng lịi ra” 13. Hiểu và đánh
giá đúng trí thức là tiền đề để lựa chọn và sử dụng đúng. Chỉ có hiểu và đánh giá

đúng năng lực, phẩm chất của họ thì mới có cơ sở để bố trí, sắp xếp cơng việc
cho họ một cách hợp lý nhất, phù hợp với tài năng, sở trường của họ, qua đó gián
tiếp góp phần động viên họ phát huy năng lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà
Đảng và Nhà nước giao.
Theo Hồ Chí Minh, hiểu và đánh giá đúng trí thức địi hỏi phải xem xét
đánh giá họ một cách toàn diện trên tất cả các mặt, trong mọi mối quan hệ.
Người chỉ rõ: “Chẳng những phải xem xét cách viết, cách nói của họ mà cịn
phải xem xét việc làm của họ có đúng với lời nói không. Chẳng những xem xét
họ đối với ta thế nào, mà còn phải xem xét họ đối với người khác thế nào. Phải
biết ưu điểm của họ, mà cũng phải biết khuyết điểm của họ” 14. Từ xem xét, đánh
giá đúng trí thức mới có thể đào tạo, huấn luyện, bổ nhiệm, để bạt, cất nhắc
chuẩn xác.
Cất nhắc, sử dụng trí thức phải đúng đắn, khéo léo. Sau khi làm tốt việc
phát hiện, lựa chọn, đánh giá trí thức, Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến việc phải
khéo léo dùng trí thức. Người nhấn mạnh: “Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều
lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài
càng ngày càng phát triển càng thêm nhiều”15. Sử dụng trí thức phải khéo léo,
nghĩa là không chỉ dừng lại ở việc dùng đúng, mà phải hợp lý, trở thành một
nghệ thuật. Trước hết, cần bắt đầu từ khâu tuyển chọn, sao cho có thể tìm được
những trí thức chân chính phục vụ cách mạng; cần tạo được một đội ngũ trí thức
đơng đảo trên mọi lĩnh vực, tạo sự đồng đều; đồng thời cần sử dụng phù hợp với
năng lực. Người nhận định: “Nếu cất nhắc không cẩn thận, không khỏi đem
người bô lơ ba la, chỉ nói mà khơng biết làm, vào những địa vị lãnh đạo. Như
thế rất có hại”. Chỉ trên cơ sở tơn trọng trí thức thì mới có được phương thức tập
Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 5, Nxb CTQG, H.2011, tr.314.
Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 5, Nxb CTQG, H.2011, tr.321.
15 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 4, Nxb CTQG, H.2011, tr.114.
13
14



11
hợp, sử dụng và lãnh đạo đúng đắn, đem lại hiệu quả cao. Và ngược lại, khi trí
thức thấy mình được tôn trọng họ sẽ hăng hái, nhiệt huyết, phát huy hết năng
lực, trình độ để hồn thành mọi nhiệm vụ.
Phải sử dụng trí thức đúng chỗ, đúng việc. Với quan điểm “dụng nhân
như dụng mộc”. Có nghĩa là phải biết sử dụng đúng sở trường, năng lực, tránh
sắp xếp nhầm chỗ, dùng nhầm người, làm thui chột tài năng. Đối với Hồ Chí
Minh “dụng nhân”, về mặt nào đó cịn là sự trân trọng đối với mỗi người có tài
năng, tạo những điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để tự do sáng tạo.
Người nhấn mạnh: “Người đời ai cũng có chỗ hay chỗ dở... Dùng người cũng
như dùng gỗ. Người thợ khéo thì gỗ to, nhỏ, thẳng, cong đều tùy chỗ mà dùng
được. Khéo dùng cán bộ còn phải biết kết hợp với cán bộ già, cán bộ trẻ, cán bộ
cũ, cán bộ mới”16. Trí thức cũng có những mặt hay và dở, tốt và xấu tồn tại trong
bản thân. Muốn dùng người hiệu quả, cần nhìn nhận họ ở những mặt tốt, giúp họ
sửa chửa những hạn chế. Qua đây, Hồ Chí Minh cũng thể hiện quan điểm cần
trẻ hóa đội ngũ trí thức, nhằm khắc phục hiện tượng thiếu lực lượng kế cận, sắp
xếp hợp lý cán bộ, đảm bảo sự cân đối giữa lực lượng trí thức.
Phải ln ln dùng lịng nhân ái, khoan hồng, độ lượng và động viên kịp
thời đội ngũ trí thức, để họ phấn khởi, nhiệt huyết, sáng tạo, hồn thành tốt mọi
cơng việc được giao.
Theo Hồ Chí Minh, phải biết khen ngợi khi những người trí thức làm
được việc, thành tâm giúp họ sữa chữa khi họ mắc sai lầm và kiểm tra công việc
của họ. Nếu khơng, sẽ dẫn tới tình trạng bng lỏng quản lý trí thức. Bởi, trong
mỗi người đều có hai mặt, đều có những lúc lầm đường lạc lối, Người cho rằng:
“Đối với quan lại cũ, trừ những bọn đại gian, đại ác, chính phủ Cộng hịa ta cũng
tỏ rõ một độ lượng không để tâm moi ra những tội cũ đem làm án mới làm gì”
và “Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay
thế khác đều dòng dõi tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ... Đối với
16


Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 5, Nxb CTQG, H.2011, tr.88.


12
những đồng bào lạc lối, lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ. Có
như thế mới thành đại đồn kết, có đại đồn kết thì tương lai mới chắc chắn vẻ
vang”17.
Người đã giương cao ngọn cờ đại đồn kết, đưa đội ngũ trí thức vào mặt
trận đấu tranh chống kẻ thù chung của dân tộc. Đồng thời, Người tuyệt đối phê
phán hành động xử phạt một cách vội vàng đối với đội ngũ trí thức, dẫn tới hiện
tượng bất mãn và chán nản của đội ngũ trí thức. Điều đó thể hiện tấm lịng bao
dung, nhân ái và trọng trí thức của Người. Đây chính là văn hóa khoan dung,
một nét đặc sắc trong văn hóa Việt Nam.
Phải tin tưởng vào đội ngũ trí thức. Khi đã giao cơng việc cho đội ngũ trí
thức thì cần phải tin tưởng họ. Nếu thiếu sự tin tưởng vào đội ngũ trí thức sẽ làm
cho họ dễ chán nản và làm việc khơng có hiệu quả. Hồ Chí Minh cho rằng: “Nếu
không tin cán bộ, sợ họ làm không được, rồi việc gì mình cũng nhúng vào. Kết
quả thành chứng bao biện, công việc vẫn không xong. Cán bộ thì vơ vẩn cả
ngày, buồn rầu, nản chí”18. Tin tưởng vào đội ngũ trí thức để giao việc cho họ là
tạo điều kiện để cho đội ngũ này phát huy tài năng, nhiệt huyết của mình để làm
tốt nhiệm vụ được giao. Theo người cần phải “Thả cho họ làm, thả cho họ phụ
trách”, dù sai lầm ít cũng khơng sợ.
Phải giữ gìn, bảo vệ đội ngũ trí thức, khơng để cho những phần tử cơ hội
tranh chỗ của họ, hất họ đi để cho mình hoặc người thân thay thế.
Về vấn đề này Người yêu cầu đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý phải công
minh, sáng suốt, thật sự trọng dụng và sử dụng trí thức đúng người, đúng việc,
khơng được vì tư thù cá nhân mà kìm kẹp, chèn ép không cho họ phát triển. Đây
là những hạn chế cần phải khắc phục. Người chỉ rõ: “Trong các ngành hoạt động
của chúng ta, nào chính trị, kinh tế, nào qn sự, văn hóa, chắc khơng thiếu

những người có năng lực, có sáng kiến như A. Nhưng cách lãnh đạo của ta cịn
17
18

Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 4, Nxb CTQG, H.2011, tr.280.
Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 5, Nxb CTQG, H.2011, tr.320.


13
kém, thói quan liêu cịn nồng cho nên có những người như thế cũng bị dìm
xuống, khơng được cất nhắc. Muốn tránh khỏi sự hao phí nhân tài, chúng ta cần
phải sửa chữa cách lãnh đạo. Thí dụ: bắt buộc cán bộ trong mỗi ngành phải thiết
thực báo cáo và cất nhắc nhân tài” 19. Nếu khắc phục tốt bệnh quan liêu sẽ biết
được tài năng và phẩm chất thực tế của trí thức, từ đó có sự bố trí và sử dụng
hợp lý.
Có thể khẳng định, với cách đánh giá con người chính xác, thấu tình đạt
lý giữa đức và tài cũng như cách sử dụng người trí thức không dựa vào nguồn
gốc hay thành phần xuất thân, không phân biệt đảng phái, quan điểm chính trị
mà dựa vào sự cống hiến và lịng nhiệt tình cách mạng, lấy hiệu quả cơng việc,
khả năng đóng góp với đất nước làm tiêu chí đánh giá, trọng dụng trí thức. Hồ
Chí Minh đã trực tiếp xây dựng được đội ngũ trí thức vừa có tài năng và đức độ,
tâm huyết, cống hiến hết mình cho nhân dân, cho đất nước, họ đã trở thành
những nhà khoa học đầu ngành trên mọi lĩnh vực. Cùng với thời đại, họ đã góp
phần là cơ sở cho các thế hệ trí thức đời sau của đất nước, thực sự góp phần thúc
đẩy sự phát triển. Những tư tưởng trên có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược
xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức của Việt Nam.
2. GIÁ TRỊ CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐỘI
NGŨ TRÍ THỨC
2.1. Giá trị lý luận
Thứ nhất, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ trí thức góp phần

bổ sung, phát triển truyền thống coi trọng, đào tạo, sử dụng nhân tài của dân
tộc lên tầm cao mới.
“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, câu nói của Thân Nhân Trung đã trở
thành bài học trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Từ xa
xưa, ông cha ta rất quý trọng nhân tài và coi trọng dụng nhân tài là công việc rất
hệ trọng, quyết định sự hưng thịnh của dân tộc. Trải qua quá trình dựng nước và
19

Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 5, Nxb CTQG, H.2011, tr.281.


14
giữ nước, dân tộc ta đã tạo dựng nên các giá trị truyền thống tốt đẹp. Trong đó
có truyền thống coi trọng, đào tạo, sử dụng trí thức và nhân tài.
Thế kỷ XIV, thầy giáo Chu Văn An được nhân dân ta suy tôn là “Vạn thế sư
biểu” tức “Người thầy muôn đời”. Thế kỷ XV, Nguyễn Trãi trong tác phẩm Bình
Ngơ đại cáo đã khẳng định: “Tuy mạnh yếu nhiều lúc khác nhau/ Song hào kiệt
thời nào cũng có/... Tấm lòng cứu nước, vẫn đăm đăm muốn tiến về Đơng/ Cỗ xe
cầu hiền, thường chăm chắm cịn dành phía tả”. Qua đó đã khẳng định truyền thống
coi trọng, đào tạo và sử dụng trí thức, hiền tài của dân tộc góp phần vào sự nghiệp
xây dựng và phát triển đất nước. Trong các triều đại phong kiến, các bậc minh quân
luôn quan tâm, bằng mọi cách quy tụ và trọng dụng nhân tài để họ đóng góp tài
năng, trí tuệ vào xây dựng đất nước hùng cường. Vua Lê Thái Tổ lập ra nhà Hậu
Lê đã viết Chiếu Cầu hiền với nội dung: “Người tài ở đời cố nhiên là khơng ít, nên
đường lối tìm người cũng khơng phải có một phương… muốn thịnh trị phải được
người hiền tài”. Vua Minh Mệnh triều Nguyễn đã khẳng định: “Quốc gia chi quý
người hiền tài, dù có hạt châu minh nguyệt, hịn ngọc chiêu thặng cũng khơng đáng
q”. Đồng thời, nhiều nhân tài trên các lĩnh vực khác nhau, không phân biệt nam,
nữ, già trẻ... đều được trọng dụng, góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Các triều đại phong kiến đã luôn biết phát hiện, tập hợp, quy tụ, đào tạo, bồi dưỡng

và sử dụng nhân tài góp sức vào q trình xây dựng và bảo vệ đất nước.
Phát huy truyền thống tốt đẹp đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa, bổ
sung, phát triển truyền thống đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài thành một
chiến lược. Người đã để lại nhiều bài học và những kinh nghiệm quý báu về xây
dựng đội ngũ trí thức hùng hậu đóng góp cơng sức to lớn, làm nên những thành
công trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong quá trình hoạt động
cách mạng, trên cơ sở tiếp thu, kế thừa và phát triển truyền thống dân tộc, của
các vị tiền nhân về coi trọng, đào tạo và sử dụng nhân tài vào thực tiễn, với
đường lối và phương pháp đúng đắn, đã thành lập Hội Việt Nam Cách mạng
thanh niên (6/1925) đào tạo cho đất nước nhiều thanh niên trí thức có đủ đức, tài
phục vụ công cuộc kháng chiến, kiến quốc. Sau khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập


15
(02/9/1945), trên cương vị đứng đầu Chính phủ mới, Người đã có nhiều chính sách
để thu hút nhân tài, Người viết các bài đăng trên báo Cứu quốc (ngày 14/11/1945),
xem như Chiếu cầu hiền của vua Lê khi xưa để kêu gọi người hiền tài và mong
muốn mọi người, các địa phương tiến cử người hiền tài cho Chính phủ. Trong khi
vừa đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức mới, Người đã tiến hành rất tốt việc cải
tạo đội ngũ trí thức cũ để họ đem sức và tài cống hiến cho cách mạng. Bởi theo
Người: Hễ ai có lịng u nước, phụng sự Tổ quốc thì khơng phân biệt tư tưởng,
tơn giáo, đẳng cấp, đảng phái đều có thể được trọng dụng. Trên thực tế, Hồ Chí
Minh đã đào tạo, phát hiện cảm hóa nhiều nhân tài, đưa họ vào hàng ngũ cách
mạng, đóng góp vào sự nghiệp giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
Có thể thấy rằng chính truyền thống coi trọng, đào tạo, sử dụng nhân tài
của dân tộc đã được Hồ Chí Minh kế thừa và phát huy lên tầm cao mới, phù hợp
với thực tiễn cách mạng Việt Nam. Những trí thức mà bên cạnh Người ln có
cái tâm trong sáng, cái đức cao đẹp, có tri thức vững vàng trong mọi thử thách,
ln đặt lợi ích của Tổ quốc, dân tộc lên hàng đầu, hết lòng, hết sức phụng sự

Tổ quốc, phục vụ nhân dân, phục vụ cho công cuộc kháng chiến kiến quốc, góp
phần vào sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Thứ hai, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ trí thức góp phần bổ
sung, phát triển và làm phong phú những quan điểm về trí thức của nhân loại,
đặc biệt là lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về trí thức.
Ở cả phương Đông và phương Tây, từ cổ đại đến hiện đại, vấn đề trí tuệ
con người, xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ, nguồn lực con người có tri
thức là chủ đề lớn, được nhiều nhà tư tưởng, khoa học quan tâm, hình thành
nhiều quan niệm, quan điểm, lý thuyết trở thành kết tinh trí tuệ thời đại đã được
Hồ Chí Minh tiếp thu, kế thừa và phát triển lên tầm cao mới.
Đối với văn hóa phương Đơng, với những hiểu biết uyên bác về Hán học,
Hồ Chí Minh đã tiếp thu, kế thừa có phê phán quan điểm của Nho giáo về “trí”.
Theo Người để có “trí” thì phải học, phải trải qua quá trình học tập tu dưỡng,


16
phải được đào tạo, giáo dục thì mới tạo nên cốt cách của người cách mạng,
người trí thức có đức, có tài và ln trung, hiếu với đất nước. Bên cạnh đó,
Người cịn tiếp thu, kế thừa thái độ rèn luyện đạo đức, trí tuệ theo tinh thần của
nhà Phật; kế thừa, phát triển những giá trị của Phật giáo trong tu luyện con
người theo “Tam học” (giới, định, tuệ) để giáo dục và đạo tạo lớp trí thức cách
mạng với các phẩm chất tiêu biểu, đó là: Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư.
Đối với văn hóa phương Tây, với vốn tiếng Pháp của mình đã giúp Hồ
Chí Minh sớm đến với những tri thức tiến bộ như vấn đề: “Tự do - Bình đẳng Bác ái” của các nhà khai sáng Pháp; tư tưởng về giáo dục của phương Tây. Tư
tưởng này đã từng bước được Hồ Chí Minh tiếp tục kế thừa để xây dựng nên
những phẩm chất tiến bộ trong quan điểm về trí thức Việt Nam mới, dần dần
hình thành nên những tư tưởng, quan điểm về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí
thức của Người.
Đối với chủ nghĩa Mác - Lênin, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác Lênin đã đưa ra quan điểm về trí thức và xây dựng đội ngũ trí thức lớn mạnh, góp
phần cùng với giai cấp cơng nhân thực hiện sứ mệnh lịch sử. Họ cho rằng, trí thức

là lực lượng quan trọng trong sự nghiệp cách mạng cho nên phải rất chú trọng đến
việc xây dựng đội ngũ trí thức. Trong đó các vấn đề mà họ chỉ ra như cải tạo, sử
dụng trí thức cũ, đào tạo, bồi dưỡng trí thức mới từ cơng - nông được đề cập sâu
sắc.
Tiếp thu sâu sắc và vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về
trí thức và xây dựng đội ngũ trí thức vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy tầm quan trọng của đội ngũ trí thức đối với
sự phát triển của dân tộc, từ quan điểm cho rằng trí thức là “niềm tự hào vĩ đại
của nhân dân”, họ đã góp phần to lớn trong việc tạo nên “Sự chinh phục những
lực lượng thiên nhiên, sự sản xuất bằng máy móc, việc áp dụng hóa học vào
cơng nghiệp và nơng nghiệp”, do đó phải tích cực đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
trí thức mới, đặc biệt những trí thức mới có nguồn gốc từ nông dân. Vận dụng,
phát triển ở Việt Nam, Người cho rằng trí thức là vốn quý; là tương lai của dân


17
tộc, có vai trị rất lớn trong q trình kháng chiến, kiến quốc. Từ đó, Người đã
sớm tập hợp, lựa chọn những thanh niên trí thức nhiệt huyết để đào tạo, bồi
dưỡng họ khơng chỉ ở trong nước mà cịn gửi đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước
ngoài. Sau này chính đội ngũ này đã trở thành những cán bộ cốt cán của cách
mạng, góp phần làm nên những thắng lợi vẻ vang của dân tộc.
Hiểu rõ quan điểm của V.I.Lênin về cải tạo và sử dụng trí thức tư sản:
“người ta không thể loại trừ, tiêu diệt những người trí thức tư sản mà phải chiến
thắng họ, cải tạo họ, rèn luyện lại họ và giáo dục lại họ”; phải tập hợp, sử dụng
những chuyên gia tư sản, trí thức cũ, phải mạnh dạn sử dụng trí thức cũ, với bất
cứ giá nào, với quy mô lớn và đông đảo, vì “chỉ bằng cách đó mới xây dựng được
tịa lâu đài với những vật liệu do thế giới tư sản để lại cho chúng ta”. Vì vậy,
Người đã tích cực vận động, thuyết phục, cảm hoá và cải tạo những trí thức cũ,
kéo họ về với cách mạng để họ phát huy trí tuệ và tài năng của mình phục vụ
cơng cuộc kháng chiến, kiến quốc, góp phần làm nên những thắng lợi to lớn cho

đất nước.
Có thể thấy rằng, Hồ Chí Minh là người giỏi tìm trong các luồng tư tưởng,
các lý luận, các nền văn hóa những viên ngọc quý và đem về giúp ích cho sự
nghiệp cách mạng Việt Nam. Trên hành trình cứu nước, Hồ Chí Minh đã tự biết
làm giàu trí tuệ của mình bằng vốn trí tuệ của thời đại. Vừa tiếp thu, vừa gạn lọc
từ tầm cao tri thức nhân loại mà suy nghĩ, lựa chọn, kế thừa và đổi mới, vận
dụng và phát triển. Tiếp đó là đưa chính những hạt nhân tinh túy, phù hợp đó
vào trở lại phong trào cách mạng của quần chúng, thức tỉnh quần chúng cùng sử
dụng để thực hiện mục tiêu cách mạng.
Thứ ba, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ trí thức
là cơ sở, nền tảng để Đảng hoạch định đường lối xây dựng đội
ngũ trí thức trong các giai đoạn cách mạng.
Trên cơ sở, nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ trí thức,
ngay từ những ngày đầu thành lập Đảng, trong các Văn kiện Đảng năm 1930 đã


18
xác định trí thức là một bộ phận trong lực lượng quần chúng cách mạng, Đảng
phải ra sức tập hợp lực lượng này về phía cách mạng. Trong nhiều Văn kiện,
Đảng nêu rõ nhiệm vụ phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, đưa trí thức
lên mặt trận đấu tranh chống đế quốc, phát xít.
Sách lược vắn tắt của Đảng nêu rõ: “Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu
tư sản, trí thức, trung nơng, Thanh Niên, Tân Việt, để... kéo họ đi vào phe vô
sản giai cấp”. Đại hội II khẳng định, Đảng Lao Việt Nam là đảng của cơng
nhân, nơng dân và lao động trí óc; cùng với cơng - nơng, trí thức có vị thế là
một bộ phận hợp thành động lực của cách mạng; là nền tảng của chính thể
dân chủ nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo. Đảng chỉ rõ: Trí thức là
một vốn q của dân tộc. Khơng có trí thức hợp tác với cơng nơng thì cách
mạng khơng thể thành công và sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam mới
sẽ khơng hồn thành được,...

Trong hơn 37 năm tiến hành đổi mới đất nước, Đảng đã luôn quán triệt
sâu sắc và vận dụng, bổ sung, phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về xây
dựng đội ngũ trí thức, từ đó hoạch định rõ đường lối, chiến lược xây dựng đội
ngũ trí thức phù hợp với tình hình mới, đã góp phần trọng xây dựng đất nước
Việt Nam có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Đường
lối đó được thể hiện rất rõ qua các kỳ Đại hội của Đảng:
Đại hội VI của Đảng, nêu rõ: Đối với trí thức, điều quan trọng nhất là đảm
bảo quyền tự do sáng tạo. Đánh giá đúng năng lực và tạo điều kiện cho năng lực
được sử dụng đúng và phát triển. Đại hội VII, Đảng thẳng thắn chỉ rõ: Trong
những năm đầu đổi mới, chúng ta cịn sử dụng lãng phí, chưa hiệu quả tiềm lực
trí tuệ đã tạo ra. Để khắc phục tình trạng này, Đại hội yêu cầu xây dựng và phát
huy vai trị của đội ngũ trí thức là nhiệm vụ của tồn hệ thống chính trị, của các
cấp, các ngành, từ Trung ương đến địa phương. Đại hội VIII, IX, Đảng tiếp tục
khẳng định vị trí, vai trị của trí thức. Xác định tăng cường cơng tác đào tạo, bồi
dưỡng nhằm nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ trí thức. Khuyến khích tự do
sáng tạo, phát minh cống hiến. Phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng đúng và đãi ngộ


19
xứng đáng các tài năng của trí thức. Đại hội X của Đảng, đây là đại hội thể hiện
rõ nét nhất sự phát triển về tư duy lý luận và thể hiện sự quyết tâm của cả hệ
thống chính trị trong xây dựng đội ngũ trí thức. Điều đó thể hiện rõ trong Nghị
quyết chuyên đề số 27-NQ/TW ở Hội nghị Trung ương 7 khóa X “Về xây dựng
đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước”. Các kỳ Đại hội XI, XII, XIII của Đảng tiếp tục cụ thể hoá và nhấn mạnh
cơng tác xây dựng, phát huy vai trị đội ngũ trí thức trong thời kỳ mới, đáp ứng
yêu cầu xây dựng và phát triển của đất nước: Xây dựng đội ngũ trí thức ngày
càng lớn mạnh, có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong
tình hình mới.
Quan điểm của Đảng về xây dựng đội ngũ trí thức qua các giai đoạn,

các kỳ đại hội đã thể hiện sự vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về xây
dựng đội ngũ trí thức vào trong thực tiễn từng giai đoạn cách mạng, góp phần
xây dựng đất nước ngày một phát triển hơn. Qua đó, chúng ta lại càng thấy
giá trị vượt thời đại cùng sức sống trường kỳ của tư tưởng Hồ Chí Minh nói
chung, tư tưởng của người về xây dựng đội ngũ trí thức nói riêng.
2.2. Giá trị thực tiễn
Thứ nhất, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ trí thức góp phần
xây dựng đội ngũ trí thức của Đảng, Nhà nước trong sự nghiệp đấu tranh giải
phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong quá trình tìm đường cứu nước và lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí
Minh ln chú ý đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng trí thức. Khơng chỉ đào tạo
thanh niên trí thức trong nước mà cịn gửi sang đào tạo ở nước ngồi. Người đã
sáng lập ra Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên (1925), đích thân tổ chức các lớp
huấn luyện trí thức thanh niên. Qua đó đã đào tạo, bồi dưỡng được những “hạt
giống đỏ” cho cách mạng. Nhiều người trong số đó sau này đã trở thành những
cán bộ lãnh đạo xuất sắc của Đảng. Đây là thế hệ trí thức đầu tiên của thời kỳ lập
Đảng, cứu quốc trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Người đã trực tiếp tổ chức,
huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng họ cả về lý thuyết lẫn thực hành, chính trị và đạo


20
đức, từ cách tuyên truyền đến cách vận động quần chúng… đưa họ vào tổ chức,
tung họ ra đấu tranh, từng bước rèn luyện để trưởng thành. Nhiều đồng chí được
Người đào tạo, bồi dưỡng đã trở thành những chiến sĩ cộng sản ưu tú của Đảng,
của cách mạng như: Trần Phú, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, Trường Chinh, Võ
Nguyên Giáp…
Trong cách mạng giải phóng dân tộc cũng như cách mạng xã hội chủ
nghĩa, để có một đội ngũ trí thức đơng đảo và có chất lượng đáp ứng yêu cầu
đề ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu phải mở trường lớp đào tạo, bồi dưỡng
một cách bài bản cả đức và tài cho đội ngũ trí thức. Năm 1945, Người đã gửi

thư cho Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ đề nghị cho 50 thanh niên Việt Nam ưu
tú nhất sang Mỹ để trao đổi, giao lưu văn hóa. Nhằm ứng phó với những khó
khăn của nạn thù trong giặc ngồi sau khi chính quyền cách mạng được thành
lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra và thực thi nhiều biện pháp khôn khéo và
linh hoạt, nhằm kêu gọi, thu phục và sử dụng tài năng của trí thức phục vụ lợi
ích tối cao của dân tộc. Nghe theo lời kêu gọi của Người, nhiều nhân sĩ, trí thức,
văn nghệ sĩ, các nhà khoa học và cả các quan lại cũ của triều đình nhà Nguyễn
trước kia đã tìm về với cách mạng, tích cực ủng hộ và tham gia các hoạt động
của chính quyền cách mạng. Trong Chính phủ lâm thời được thành lập sau Cách
mạng Tháng Tám năm 1945, có rất nhiều vị bộ trưởng, thứ trưởng là trí thức,
tiêu biểu như: Nguyễn Văn Tố (Bộ trưởng Bộ Cứu tế xã hội), Trần Huy Liệu
(Bộ trưởng Bộ Thơng tin, Tun truyền), Vũ Đình Hịe (Bộ trưởng Bộ Giáo
dục), Vũ Trọng Khánh (Bộ trưởng Bộ Tư pháp),… và sau này tiêu biểu có cụ
Huỳnh Thúc Kháng, một bậc đại nho, đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh cử làm
quyền Chủ tịch nước khi Người sang Pháp. Nhiều trí thức đã tham gia tích cực,
có đóng góp to lớn trong phong trào “Bình dân học vụ” và xóa nạn mù chữ trong
cả nước. Người cịn vận động và kêu gọi được nhiều trí thức và các nhà khoa
học nổi tiếng đang sống ở nước ngoài, như kỹ sư Phạm Quang Lễ, bác sĩ Trần
Hữu Tước, kỹ sư Võ Quý Huân… trở về Tổ quốc tham gia kháng chiến và xây
dựng nền khoa học nước nhà.



×