Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Mục tiêu học ngoại ngữ tiếng việt và các nhân tố trọng yếu tác đông đến việc dạy học tiếng việt cho lưu học sinh lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.27 KB, 12 trang )

MỤC TIÊU HỌC NGOẠI NGỮ - TIẾNG VIỆT VÀ CÁC NHÂN TỐ
TRỌNG YẾU TÁC ĐÔNG ĐẾN VIỆC DẠY HỌC TIẾNG VIỆT CHO
LƯU HỌC SINH LÀO
ĐVĐ
Đối với lưu học sinh, để học tập tốt tại một quốc gia khác, điều kiện
đầu tiên bắt buộc phải vượt qua, chính là “bức tường thành” ngôn ngữ. Ngôn
ngữ của đất nước mới luôn là cản trở lớn nhất, khó khăn nhất đối với lưu học
sinh. Theo đó, tất yếu, để chinh phục con đường học tập, nghiên cứu ở một
quốc gia khác, lưu học sinh phải chinh phục được ngôn ngữ của quốc gia đó.
Như vậy,với lưu học sinh, việc học tiếng – tiếp nhận một ngơn ngữ mới
phải đi đầu. Sau đó mới đến việc học tập các chuyên ngành.
Do đó, chất lượng đào tạo lưu học sinh Lào tại Việt Nam nói chung và
các trường đại học, học viện, trong đó có Học viện Báo chí và Tun truyền
trước hết phải nói đến chất lượng đào tạo ngoại ngữ - tiếng Việt.
Bởi vậy, việc giảng dạy ngoại ngữ tiếng Việt cho lưu học sinh nói chung
và lưu học sinh Lào nói riêng là vơ cùng quan trọng, có nhiều vấn đề để trao đổi.
Tuy nhiên, với tham luận này, tơi muốn nói đến ba yếu tố trọng yếu tác động đến
phương pháp ngoại ngữ - tiếng Việt, đó là: thứ nhất, mục tiêu học tiếng Việt
của lưu học sinh Lào; thứ hai, đặc điểm của người học - sinh viên Lào; thứ ba,
môi trường sống – Hà Nội . Ba yếu tố này đã tác động đến việc dạy - học tiếng
Việt như thế nào? Đó là câu hỏi tham luận muốn làm rõ với mục đích thúc đẩy
việc học tiếng Việt của lưu học sinh Lào được tốt hơn.
I. Những trao đổi về việc xác định mục tiêu học tiếng Việt của sinh
viên Lào tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Việc xác định mục tiêu học tập, theo tôi, cần xuất phát từ một số điều
kiện cơ sở, trong đó phải có hai điều kiện tiên quyết, đó là: phương châm và
“đích” của việc học tiếng Việt của lưu học sinh Lào.
Mặc dù các lưu học sinh ý thức được rằng tiếng Việt là “chìa khóa” giúp
mỗi người học mở cánh cửa tri thức mà các em đang được tiếp nhận thông qua

1




duy nhất một loại ngôn ngữ - tiếng Việt, song nhận thức về phương châm học
tập tiếng Việt lại chưa được thống nhất trong chính tập thể của các em.
Nói đến phương châm là nói đến “phương hướng, mục tiêu phấn đấu và
hành động”. Như vậy, phương châm là hướng nghĩ, hướng hành động. Tuy
nhiên, ngay cả khi cùng nhìn về một phương – hướng, nhưng vẫn có sự “nhìn
xa”, “nhìn gần”. Sự khác nhau về “cự ly”, về cách nhìn khiến cho dù cùng
nhìn về một “hướng” thì “đích” đến của tầm nhìn cũng rất khác nhau. Chính
vì vậy nên sự chưa thống nhất trong mục tiêu học tiếng Việt của lưu học sinh
Lào hiện nay là điều không khó lý giải.
Trước khi nói về sự thiếu thống nhất đó, cần phải xét đến căn nguyên
tạo nên điều đó. Có hai căn nguyên cơ bản. Một là căn nguyên xuất phát từ
thực tế. Đó là tiếng Việt đã và sẽ là ngôn ngữ mà các lưu học sinh Lào bắt
buộc phải nắm rõ để phục vụ cho việc học chuyên ngành. Do đó, nhiều em đã
đặt mục tiêu cho cá nhân là: học ngoại ngữ - tiếng Việt sao cho các kỹ năng
tiếng Việt được tiệm cận, được sát nhất với người bản ngữ. Căn nguyên thứ
hai xuất phát từ quy định trình độ ngoại ngữ - tiếng Việt dành cho lưu học
sinh nước ngoài đang theo học tại Việt Nam cửa Bộ GD&ĐT Việt Nam. Theo
quy định này, vì tiếng Việt là ngoại ngữ nên người học chỉ cần đáp ứng được
khung quy định đối với người học ngoại ngữ - tương đương trình độ B (B2) –
nếu tốt nghiệp cử nhân . Do vậy, một số sinh viên Lào đã xác định: chỉ cần
học tiếng Việt đạt đến trình độ B2 theo đúng quy định đã đề ra.
Hãy so sánh với sinh viên Việt Nam học tiếng Anh, tiếng Trung.
Chúng ta thấy có sự khác nhau rất lớn. Với sinh viên Việt Nam, chẳng khó
khăn gì trong cách xác định mục tiêu học ngoại ngữ. Đa số, các em học để
đạt đến yêu cầu “chuẩn đầu ra” ngoại ngữ - nghĩa là, ngoại ngữ là một ngôn
ngữ chỉ cần biết đến mức đủ để thi, đạt được điều kiện cần yếu để ra
trường. Một tỷ lệ nhỏ khác, sinh viên xác định học tốt ngoại ngữ đề hướng
tới tương lai. Ở nhóm này, các em đã tự đầu tư ở ngoài trường học. Nhưng


2


mặc dù như vậy, ngoại ngữ vẫn không phải là ngôn ngữ các em được/ phải
học trong nhà trường.
Như vậy, cùng một mục tiêu học ngoại ngữ nhưng với lưu học sinh
Lào, các em đã có những “cách” nhìn rất khác với sinh viên Việt Nam. Do đó,
việc giảng dạy tiếng Việt cho đối tượng có mục tiêu đặc thù, khơng mang tính
“phổ biến” sẽ khác với việc dạy ngoại ngữ thông thường.
Đây là yếu tố thứ nhất mà giảng viên giảng dạy ngoại ngữ - tiếng Việt
cần chú ý.
Sau đây là bảng so sánh
Đối tượng
ngoại ngữ

học Ngôn ngữ

Nhận thức về Mục tiêu
mục tiêu học
ngoại ngữ

Sinh
Nam

Việt Tiếng Anh

1.
Học để đủ 3. Học kiến thức cơ
điều kiện thi tốt bản

nghiệp

viên

Tiếng Trung

2.
Học
tương lai

Sinh viên Lào

Tiếng Việt

cho -(Tự trang bị ở
ngoài nhà trường)
Học kiến thức nâng
cao

4.
Học để đạt 6. Học kiến thức
chuẩn kiến thức tiếng Việt cơ bản
Tiếng Việt theo (Hết học phần IV)
quy định của Bộ
GD&ĐT Việt Nam
5.
Học để sử 7.
Học để đạt
dụng tiếng Việt là kỹ năng như/ gần
phương tiện học như người Việt

chuyên ngành

Bảng so sánh trên đã cho thấy, cùng dạy ngoại ngữ, nhưng giảng viên
ngoại ngữ - tiếng Việt cần phải xử lý bài giảng sao cho “trung tính” giữa hai
nhóm đối tượng có hai mục tiêu khác nhau – mà khơng có mục tiêu nào bị
“lệch” hướng .
3


II. Đặc điểm của người học
Giáo sư Nguyễn Lân Trung đã đưa ra sơ đồ phương pháp giảng dạy
ngoại ngữ như sau:

Bàn về các yếu tố tác động đến việc dạy và học ngoại ngữ, GS đặc biệt
nhấn mạnh đến yếu tố văn hóa của người học. GS kết luận: “Trình độ hiểu
biết chung và trình độ văn hóa ảnh hướng lớn đến quá trình thiết kế bài dạy và
tư liệu dạy phục vụ người học”.
Do đó, với đối tượng là sinh viên Lào, những yếu tố về đặc thù văn hóa
Lào, giảng viên Việt ngữ khơng thể khơng coi trọng. Đó là những đặc thù gì?
(Ở đây, tham luận chỉ nói đến những đặc thù con người - văn hóa tác động
trực tiếp đến việc học Việt ngữ)
1. Lưu học sinh Lào và tính cách của “con người Phật giáo”
Lào là đất nước theo đạo Phật. “Trong quá trình phát triển, Phật giáo đã
để lại nhiều dấu ấn trong đời sống văn hóa của cư dân các bộ tộc Lào. Phật
giáo đã đi vào đời sống, hiện hữu như một thực thể hữu cơ và tạo nên những
nét truyền thống đặc biệt mà chỉ trong văn hóa của Lào mới có. Đó cũng
chính là lí do để đạo Phật có mặt, tồn tại và phát triển vững bền qua hàng
ngàn năm trên đất nước của xứ sở hoa Chămpa”.(Phúc Ngun – Báo điện tử
Ban Tơn giáo Chính phủ)
4



Những nét tính cách nào nổi trội trong mỗi lưu học sinh Lào? Đó là sự
ơn hịa, hiền hậu, chân thành. Đó là tâm lý ưa thích sự bình an, khơng thích
ganh đua, đố kỵ; khơng thích sự thay đổi quá lớn/ quá mạnh; tâm thế chậm
rãi, bình thản tạo nên cảm nhận về một lối sống “chậm” (nếu nhìn từ góc độ
người Việt) trong cách sống của người Lào.
Đặc điểm này tạo nên một lợi thế cho người dạy, đó là giảng viên
khơng phải đầu tư q nhiều vào bài giảng, vì khơng bị áp lực bởi khối lượng
kiến thức và tốc độ cung cấp thông tin trong giờ dạy; khơng bị áp lực phải
thay đổi, tìm tịi cái mới.
Đặc điểm này cũng gây ra những hạn chế nhất định trong việc học tập
của lưu học sinh Lào: các em khơng có/ có ít sự đột phá, dám nghĩ, dám nói
và dám làm.
Tốc độ làm việc, học tập chậm, “nhẩn nha”, kiểu như “khơng có gì mà/
phải vội”. Giờ học dễ rơi vào trạng thái “tĩnh” – nghĩa là chỉ giảng viên “độc
thoại” còn học trò sẽ “nhẫn nại” lắng nghe mà khơng có sự tương tác cần thiết
trong giờ học.
Tâm lý tiếp nhận bài giảng là: mặc định, coi kiến thức của giảng viên là
luôn đúng. Ý thức, tư duy phản biện bài học chưa có hoặc cịn yếu.
2. Lưu học sinh Lào và tính cách “ con người nhà nước”
“Con người nhà nước” là khái niệm người viết muốn nhấn mạnh về đặc
điểm: trước khi sang học ở Việt Nam, mỗi sinh viên Lào đều đang công tác
tại một cơ quan của nhà nước Lào. Có rất nhiều em đang giữ một vị trí quan
trọng nào đó trong cơ quan, vì nhu cầu cán bộ, nhà nước Lào đã cử sang học
ở Việt Nam; nhiều em là “cán bộ nguồn”, tương lai sẽ nắm giữ trọng trách
lớn trong một tổ chức nhất định. Có cả lưu học sinh làm trong lĩnh vực an
ninh, vũ trang.
Với đặc điểm này, lưu học sinh Lào là những người học tập nghiêm
túc; nắm rõ quy định, quy chế của nhà nước Việt - Lào, của Học viện. Các em

là những người “đi đúng đường”, không bao giờ phạm quy, không bao giờ
5


nảy sinh suy nghĩ theo kiểu “linh động,linh hoạt, mềm dẻo” để “lách luật” để
có thể “biến cái khơng thể thành có thể”. Do đó, trong giờ học, ngay cả giờ ra
chơi, các em cũng khơng có những hoạt động ồn ào, náo nhiệt, tinh nghịch
tuổi học đường.
Do đã có trải nghiệm trong công việc nên lưu học sinh quá rõ những
khó khăn trong cuộc sống và sự nghiệp. Đây là sự rất khác biệt so với sinh
viên Việt Nam. Bởi lẽ, nếu sinh viên Việt Nam cần nhiều chỉ dạy về kỹ năng
cần thiết cho việc lập nghiệp sau này, thì với lưu học sinh Lào, giảng viên chỉ
nên chia sẽ những khác biệt khó – dễ trong cơng việc. Nếu coi lưu học sinh
giống như sinh viên Việt Nam, đó là một sai lầm rất lớn, dễ ảnh hưởng tới cả
quá trình dạy học.
Như vậy, thuận lợi đối với người dạy là bài giảng có thể chỉ cần đáp
ứng ở mức độ “chuẩn”, “chỉnh” đúng “khuôn”, lề lối mẫu mực.
Tuy nhiên, với đặc điểm này, giờ học dễ rơi vào sự khô cứng, cứng
nhắc, buồn tẻ, thiếu sự vui vẻ, trẻ trung – vốn là đặc trưng của tuổi đi học.
Mặt khác, bài học – nếu giảng viên khơng biết cách tìm phương pháp hợp lý
sẽ khó có sự sáng tạo, khó có cái mới.
Sự buồn tẻ, nhạt nhẽo, chẳng có gì mới sẽ khiến các em bị thất vọng về
trình độ người dạy, về Học viện nói riêng và về giáo dục Việt Nam nói chung.
Đây là u tố tâm lý từ phía người học mà tơi đặc biệt quan tâm. Bởi vậy,
theo tôi, trong việc giảng dạy lưu học sinh, mỗi giảng viên cần nhận thức thật
rõ ràng rằng: Bản thân mình đang đảm nhiệm một sứ mệnh giáo dục, cũng là
sứ mệnh làm rạng danh nền khoa học quốc gia (bên cạnh sứ mệnh là một sứ
giả hịa bình trên trường quốc tế).
3. Lưu học sinh Lào và tính cách “con người chính trị”
Khái niệm “con người chính trị” khác với “con người đời thường” –

người của “đời”. Mỗi lưu học sinh Lào – tất yếu, ngồi tư cách “con người
của đời thực” cịn là một “nhà ngoại giao chính trị”, một “nhà chính trị”. Các
em sang Việt Nam với lịng kiêu hãnh tự tơn dân tộc, lòng yêu nước nồng

6


nàn, với ý thức chính trị sâu sắc và ý thức về nhiệm vụ chính trị đang thực
hiện: học tập để trở về xây dựng Tổ quốc.
Điều đó chi phối trong cách ứng xử với thông tin, nội dung bài học. Tôi
đã nhận thấy các em cẩn trọng khi trao đổi về vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa
của Việt Nam; các em thận trọng trong sự bàn luận về thực tiễn cách giải
quyết chủ quyền biên giới quốc gia (trong chủ đề “Ngoại giao”); nhưng các
em sẵn sàng chia sẻ về các vấn đề văn hóa, sự giao thoa, tiếp biến văn hóa;
những thay đổi về kinh tế thời hội nhập; những ảnh hưởng của biến đổi khí
hậu tại đất nước Lào…
Với đặc điểm này, người dạy cần chú ý thiết kế bài dạy khơng “động
chạm” chính trị, tránh rơi vào ranh giới “nhạy cảm chính trị” và khơng được
“ép” người học đưa quan điểm cá nhân trước những vấn đề chưa có những
phán quyết từ góc độ ngoại giao quốc gia (hoặc chưa có những kết luận khoa
học đáng tin cậy) .
Qua khảo sát, tôi nhận thấy, dù “hiền”, “lành” nhưng quan điểm chính
trị của lưu học sinh Lào rất rõ ràng, dứt khoát và kiên định trước những vấn
đề về Tổ quốc, dân tộc, chủ quyền quốc gia…Sự tự hào dân tộc với nhiệm vụ,
sứ mệnh chính trị mà đất nước Lào trao cho các em, theo tôi, các em đã và
luôn làm tốt. Các em làm một cách tự nhiên, tựa như hơi thở, như nếp sống
hàng ngày, khơng cần “lên gân”, “hơ khẩu hiệu”.
Do đó, bài dạy cần phải được xem xét kỹ từ góc độ nội dung – nhất là
nội dung chính trị của bài giảng và ý thức chính trị của người giảng. Ngay cả
với những sự liên hệ, cũng cần một độ nhạy cảm của người giảng về “biên

độ”, về giới hạn của sự liên hệ. Bởi lẽ, chỉ với một sự liên hệ khơng nên có,
thiếu nhạy cảm là có thể tạo nên phản ứng “xuyên quốc gia” về chính trị, cụ
thể là sự phản ứng không cần thiết trong giờ học.
III. Đặc điểm về không gian sư phạm (KGSP) - lớp học
KGSP là khơng gian có tính sư phạm – khơng gian của hoạt động dạy
và học. KGSPcủa lưu học sinh tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền (HV
BC&TT), đặt trong hệ thống, ta thấy, phạm vi rộng nhất là Học viện Chính
trị Quốc gia Hồ Chí Minh; KGSP trực tiếp chi phối hoạt động dạy và học của
7


lưu học sinh Lào là HV BC&TT; KGSP tác động trực tiếp, mạnh nhất tới
mỗi lưu học sinh Lào là khoa chủ quan và lớp học. Tuy nhiên, với mục đích
nói đến những yếu tố cốt lõi tác động đến việc học tiếng Việt của lưu học sinh
Lào, tôi sẽ chỉ nói đến khơng gian lớp học.
Đặc điểm lớp học của lưu học sinh Lào được thể hiện rõ nét thông qua
hai bảng so sánh sau đây:
1. So sánh lớp học ngoại ngữ tiếng Việt và lớp học bình thường (theo
khoa)
Loại lớp Sỹ số Nội dung

Đặc điểm

Mục đích

bài học
Học bình Đơng -Theo
thường
học


mơn 8. Có sự đan xen sinh 11. Học để có kiến
viên (SV) Việt và Lào thức.
trong đó, sv Việt chiếm 12. Khơng/ chưa
tỷ lệ lớn hơn.
có khả năng áp dụng
9. Lưu học sinh Lào ngay lập tức.
nhận được sự giúp đỡ
của sv Việt.
10. Văn hóa Việt nổi
trội; nét văn hóa Lào
trong lớp học Việt chỉ
là yếu tố khác biệt

Lớp học Từ 18 -Theo chủ đề 13. Khơng có sv Việt 16. Có kiến thức
Ngoại ngữ – 25 -Theo
tiếng Việt
kỹ Nam
tiếng
năng
(KN 14. Lưu học sinh tự 17. Áp
dụng
Việt
ngôn ngữ - vận động, khơng cịn/có NGAY trong giao
bản chất là sự hỗ trợ của SV Việt tiếp đời thường, học
KN
giao Nam
tập, thi cử.
tiếp)
15. Văn hóa Lào nổi
trội, đậm nét, rõ rệt.


8


2. So sánh lớp học ngoại ngữ - Tiếng Việt và các lớp ngoại ngữ tiếng Anh, tiếng Trung Quốc
Ngôn ngữ

Xuất phát điểm của Mục tiêu học tập
trình độ

Anh

Đã được học từ cấp II 18.
(Theo quy định của Bộ ra
GDĐT)
19.

Trung

Chưa được học

Việt

-Đã được học

Sơ giản về trình
độ người học

Đạt chuẩn đầu -Mức độ vượt qua
mức cơ bản – sơ

Không
cần giản ban đầu.
tiếp nhận các môn Nghĩa là, bắt đầu
học bằng ngơn ngữ được từ trình độ
B1
thứ hai
20. Bắt đầu từ
cơ bản – ban đầu.

- Không phải thi - Rất nhiều trình
-Ở các nguồn đào tạo chuẩn đầu ra tiếng độ tiếng Việt khác
nhau.
khác nhau (ĐHQG Lào Việt
– 3 tháng; HV Khu vực - Học để thi hết học - Giọng phát âm
1; Trường Hữu Nghị phần 4 – Tiếng Việt tiếng Việt theo hai
T78, 80 (9 tháng); Cao nâng cao.
vùng khác biệt
đẳng (Huế, Điện Biên - - Học để có phương (phương ngữ miền
3 năm); cấp III tại các tiện học tập, nghiên Bắc, miền Trung)
tỉnh Việt Nam (Theo cứu chun ngành
hình thức kết nghĩa các (theo khoa). Nói
tỉnh)
cách khác, đó là bắt
- Giọng (Việt): theo buộc phải tiếp nhận
phương ngữ miền Bắc kiến thức bằng ngơn
và miền Trung (tính đến ngữ thứ hai – tiếng
khảo sát lớp TV k36) Việt.
Thông qua hai bảng so sánh như vậy, ta thấy lớp học ngoại ngữ tiếng

Việt là lớp học rất đặc thù, có nhiều sự khác biệt (khi so sánh cùng hệ thống

dọc - với các lớp ngoại ngữ khác hoặc hệ thống ngang – với các lớp học bình
thường khác).
Những đặc thù bật lên thông qua hai bảng đối chiếu, so sánh đó bắt
buộc giảng viên tiếng Việt khơng chỉ cần phải đầu tư về kiến thức mà còn

9


phải rất chú trọng đến phương pháp giảng dạy và không thể không tâm huyết
với công việc.

10


KẾT LUẬN
Với những phân tích trên đây, chúng ta cần nhận thấy đặc điểm khác
biệt của các lưu học sinh Lào như sau:
21.

Về mục tiêu học ngoại ngữ - tiếng Việt : không thống nhất, nhất

quán về mục tiêu học tiếng Việt
22.

Về trình độ: có nhiều trình độ tiếng Việt khác nhau trước khi tập

trung về Học viện BC&TT.
23.

Về người học: mỗi lưu học sinh là tổng hòa của các tính cách –


tư cách: con người xã hội – “con người Phật giáo” – “con người nhà nước” –
con người chính trị.
Do đó, về phương pháp, khơng thể áp dụng lối dạy truyền thống mà
ln cần những phương pháp tích cực, yêu cầu người học có sức “bật”, cần có
những hoạt động sáng tạo, có tính “thi” và “đua”. Các hoạt động ngôn ngữ
luôn phải thay đổi và trong trạng thái “động” để phá tan thói quen “tĩnh”
trong nếp tiếp nhận bài học của sv Lào.

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Thị Châu (1989), Tiếng Việt trên các miền đất nước, Nxb
KHXH, Hà Nội.
2. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2006), Cơ sở Ngơn
ngữ học và tiếng Việt, NXB GD.
3. Trần Trí Dõi (2001), Ngơn ngữ và sự phát triển văn hóa xã hội, Nxb Văn
hóa Thơng tin.
4. Hữu Đạt, Trần Trí Dõi, Thanh Lan (2000), Cơ sở tiếng Việt, Nxb Văn hóa
Thơng tin.
5. Hữu Đạt (2011), Phong cách học tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục Việt
Nam, Hà Nội.
6. Nguyễn Thiện Giáp (1996), Từ và nhận diện từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
7. Nguyễn Thiện Giáp (2003), Ngôn ngữ con đường làm giàu từ vựng tiếng
Việt trong “Những vấn đề văn hóa và ngôn ngữ học”, Nxb Khoa
học Xã hội.
8. Cao Xuân Hạo (2001), Tiếng việt: Mấy vấn đề ngữ âm - ngữ pháp - ngữ
nghĩa, Nxb Giáo dục Hà Nội.
9. Cao Xuân Hạo (2003), Tiếng Việt, văn Việt, người Việt, (in lần thứ 3) Nxb

Trẻ.
10. Nguyễn Văn Khang (2005), Đô thị hóa với vấn đề sử dụng ngơn ngữ ở
Việt Nam hiên nay, Tạp chí xã hội học, số 4.

12



×