Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

CHUYÊN ĐỀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC TIỂU HỌC: “DẠY HỌC TIẾNG VIỆT LỚP 1 THEO CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1001.32 KB, 59 trang )

TƯ LIỆU GIÁO DỤC HỌC.

CHUYÊN ĐỀ
ĐỔI MỚI GIÁO DỤC TIỂU HỌC:
“DẠY HỌC TIẾNG VIỆT LỚP 1
THEO CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC VÀ
KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC”

HẢI DƯƠNG – NĂM 2014
LỜI NÓI ĐẦU
Công nghệ hóa quá trình giáo dục, CGD coi giáo dục
là một quá trình sản xuất đặc biệt. Quá trình dạy học là
quá trình làm ra sản phẩm là khái niệm khoa học. Người
học - học sinh - là chủ thể của quá trình, tự làm nên sản
phẩm (khái niệm) do thầy giáo tổ chức hướng dẫn thông
qua mối quan hệ phân công hiệp tác trong “dây chuyền
công nghệ”: Thầy thiết kế - Trò thi công! Điều đó làm
nên ý tưởng đậm chất kỹ thuật của CGD, sau này được gọi
như một khái niệm mới về mặt học thuật là Công nghệ
Học (có thể gọi đó là cái lõi của công nghệ giáo dục).
Bản chất của công nghệ giáo dục là tổ chức và kiểm soát
quá trình dạy học bằng một Quy trình kỹ thuật được xử lý
bằng giải pháp nghiệp vụ hay nghiệp vụ sư phạm.Trong
dạy học, CGD quan tâm đến Cái và Cách. Thay cho mệnh
đề thông thường là dạy học cái gì và dạy học như thế nào,
CGD coi Cái/Cách là cốt lõi của nghiệp vụ sư phạm hiện
đại. Cái vốn là của có sẵn trong xã hội đương thời. Nghiệp
vụ sư phạm chỉ việc chọn lựa, nhặt ra và sắp xếp lại theo
định hướng lý thuyết theo 3 nguyên tắc: Phát triển-Chuẩn
mực-Tối thiểu. Cái là hình thái tồn tại của Đối tượng cũng
đồng thời là Sản phẩm. Cách là quá trình chuyển hóa


(chuyển vào trong), được thiết kế bằng một Quy trình kỹ
thuật để làm ra Cái (sản phẩm) ở dạng kiến thức khoa học.
Cách còn được hiểu là Cách dùng Cái như ở dạng kỹ năng
vận dụng hoặc việc lựa chọn, sắp xếp như nói trên. Công
nghệ giáo dục giúp HS tích cực và chủ động tham gia vào
hoạt động học tạo ra sản phẩm cho chính mình. Hầu như
không còn hiện tượng HS không biết đọc, nếu có chỉ là
những trường hợp HS đọc chậm. Tài liệu thiết kế theo
nguyên tắc “Thầy giao việc - trò thực hiện” nên đã hình
thành được ở GV phương pháp dạy tích cực, học sinh học
tích cực. Tài liệu thiết kế chi tiết cho các dạng bài, các
mẫu của từng tiết dạy vì vậy GV không cần phải soạn bài,
có thời gian cho việc chuẩn bị và nghiên cứu bài dạy đạt
hiệu quả cao hơn. Kiến thức và năng lực của GV được
nâng lên rõ rệt qua quá trình dạy học. Dạy học theo quy
trình CGD đã thể hiện sự đổi mới thực sự về nội dung và
phương pháp. Hệ thống Việc làm chính là cái lõi của công
trình CGD, làm nên sự vững chắc và trường tồn cho sự
nghiệp đổi mới và hiện đại hoá nền giáo dục nước nhà ./.
Trân trọng giới thiệu cùng quý vị thầy cô giáo, các bậc phụ
huynh và các bạn đọc cùng tham khảo, trải nghiệm tài liệu:
CHUYÊN ĐỀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC TIỂU HỌC: “DẠY HỌC
TIẾNG VIỆT LỚP 1 THEO CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC
VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC”
Chân trọng cảm ơn!

TÀI LIỆU GỒM CÁC NỘI DUNG:
I.BẢN CHẤT CỦA VIỆC DẠY HỌC TIẾNG
VIỆT LỚP 1.
II. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA MÔN TIẾNG

VIỆT 1 CGD VÀO CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI
CĂN BẢN TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VIỆT
NAM
III.HỆ THỐNG VIỆC LÀM TRONG QUY
TRÌNH DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC
IV.VÍ DỤ VỀ ÁP DỤNG KỸ THUẬT DẠY
HỌC TÍCH CỰC
V.Yêu cầu dạy học công nghệ đối với các bậc
cha mẹ.
I.BẢN CHẤT CỦA VIỆC DẠY HỌC
TIẾNG VIỆT LỚP 1.
Về lý luận và thực tiễn
Với tư tưởng Công nghệ hóa quá trình giáo dục, CGD coi
giáo dục là một quá trình sản xuất đặc biệt. Quá trình dạy học
là quá trình làm ra sản phẩm là khái niệm khoa học. Người
học - học sinh - là chủ thể của quá trình, tự làm nên sản phẩm
(khái niệm) do thầy giáo tổ chức hướng dẫn thông qua mối
quan hệ phân công hiệp tác trong “dây chuyền công
nghệ”: Thầy thiết kế - Trò thi công! Điều đó làm nên ý tưởng
đậm chất kỹ thuật của CGD, sau này được gọi như một khái
niệm mới về mặt học thuật là Công nghệ Học (có thể gọi đó là
cái lõi của công nghệ giáo dục).
Bản chất của công nghệ giáo dục là tổ chức và kiểm soát quá
trình dạy học bằng một Quy trình kỹ thuật được xử lý bằng
giải pháp nghiệp vụ hay nghiệp vụ sư phạm.Trong dạy học,
CGD quan tâm đến Cái và Cách. Thay cho mệnh đề thông
thường là dạy học cái gì và dạy học như thế nào, CGD coi
Cái/Cách là cốt lõi của nghiệp vụ sư phạm hiện đại. Cái vốn là
của có sẵn trong xã hội đương thời. Nghiệp vụ sư phạm chỉ

việc chọn lựa, nhặt ra và sắp xếp lại theo định hướng lý thuyết
theo 3 nguyên tắc: Phát triển-Chuẩn mực-Tối thiểu. Cái là
hình thái tồn tại của Đối tượng cũng đồng thời là Sản phẩm.
Cách là quá trình chuyển hóa (chuyển vào trong), được thiết
kế bằng một Quy trình kỹ thuật để làm ra Cái (sản phẩm) ở
dạng kiến thức khoa học. Cách còn được hiểu là Cách dùng
Cái như ở dạng kỹ năng vận dụng hoặc việc lựa chọn, sắp xếp
như nói trên.
Việc xử lý mối quan hệ Cái/Cách thể hiện trình độ chuyên
nghiệp của nghiệp vụ sư phạm, với nhiệm vụ cốt tử là Thiết kế
một hệ thống việc làm, mỗi việc là triển khai bằng một chuỗi
thao tác: thao tác tư duy (hay thao tác trí óc) và thao tác vật
chất (hay thao tác cơ bắp). Để thiết kế quy trình công nghệ dạy
học, nhất thiết phải tìm tòi, phát hiện được cái lôgic tồn tại của
khái niệm, nhờ đó xác định một cách tường minh các việc
làm, thao tác rạch ròi, chính xác nhằm tạo cho việc chiếm lĩnh
khái niệm một cách chủ động, dễ dàng kiểm soát được. Vì vậy
năng lực thiết kế quy trình công nghệ dạy học một khái niệm
hoàn toàn đồng nghĩa với năng lực tìm tòi, phát hiện con
đường hình thành khái niệm đó.
CGD thực thi ý tưởng của mình trong việc xây dựng chương
trình các môn học. Môn Tiếng Việt 1 là một trong những môn
học đã được đời sống nhà trường chấp nhận, coi đó là thành
công trong suốt thời gian các trường học 43 tỉnh, thành phố cả
nước nhập CGD giai đoạn từ năm 1986 - năm 2000. Vấn đề
“Cái” và “Cách” thực sự khởi xướng về mặt Kỹ thuật cho
công cuộc “Đổi mới phương pháp dạy học” mà về sau được
hiểu đúng đắn đầy đủ hơn là “Đổi mới Phương pháp-Kỹ thuật
dạy học”. Cái là Khái niệm khoa học, ta thường được biết tới
như là Kiến thức, Kỹ năng, Thái độ-là đầu ra của Nội dung

dạy học. Cách là Phương pháp-Kỹ thuật dạy học. Chúng ta có
thể so sánh để thấy được sự khác biệt cả về mặt phương pháp
và mặt kỹ thuật giữa “Thầy giảng giải- Trò ghi nhớ” với một
đằng là “Thầy thiết kế-Trò thi công”.
Bộ sách tiếng Việt lớp 1- Công nghệ giáo dục
2. Về nội dung và nguyên tắc xây dựng chương trình
Môn Tiếng Việt lớp 1.CGD là sự chắt lọc thành tựu từ 3 lĩnh
vực khoa học (triết học, ngữ âm học, tâm lí học). CGD xác
định đối tượng lĩnh hội trong môn Tiếng Việt lớp 1.CGD là
Cấu tạo ngữ âm của tiếng Việt. Để chiếm lĩnh đối tượng một
cách hiệu quả, CGD đã đặt đối tượng trong một môi trường
thuần khiết- chân không về nghĩa. CGD đã xuất phát từ Âm
(Âm thanh, âm vị) để đi đến chữ (kí mã), rồi từ chữ quay về
âm ( giải mã). Dựa trên những thành quả khoa học hiện đại
nhất về ngữ âm học của tác giả Đoàn Thiện Thuật (1977),
CGD đã chắt lọc những vấn đề cơ bản nhất nhằm mang đến
cho trẻ em không chỉ những kiến thức và kĩ năng cần thiết mà
còn giúp trẻ lần đầu tiên đến trường được làm việc một cách
khoa học, phát triển khả năng tối ưu của mỗi cá thể, phát triển
năng lực làm việc trí óc, năng lực sử dụng tiếng Việt hiện đại
một cách có văn hóa thông qua các hoạt động kích thích khả
năng tư duy và khái quát hóa .
Đối tượng của môn Tiếng Việt lớp 1.CGD được chiếm lĩnh
theo con đường từ trừu tượng đến cụ thể, từ đơn giản đến phức
tạp. Bản chất việc dạy Tiếng Việt lớp 1. CGD cho học sinh là
dạy cho học sinh hệ thống khái niệm của một môn khoa học
nhằm giúp các em chiếm lĩnh được tri thức ngữ âm cơ bản
và hình thành các kĩ năng Nghe- Nói- Đọc- Viết tương ứng.
Lần đầu tiên học sinh biết tiếng là một khối âm thanh toàn vẹn
như một “khối liền” được tách ra từ lời nói. Tiếp đó, bằng phát

âm, các em biết tiếng giống nhau và tiếng khác nhau hoàn
toàn. Sau đó, các em phân biệt các tiếng khác nhau một phần.
Đến đây, tiếng được phân tích thành các bộ phận cấu thành:
phần đầu, phần vần, thanh. Trên cơ sở đó, các em biết đánh
vần một tiếng theo cơ chế hai bước. Học sinh học cách phân
tích tiếng tới đơn vị ngữ âm nhỏ nhất, đó là âm vị (gọi tắt là
âm). Qua phát âm, các em phân biệt được phụ âm, nguyên âm,
xuất hiện theo thứ tự của bảng chữ cái TiếngViệt. Khi nắm
được bản chất mỗi âm, các em dùng kí hiệu để ghi lại. Như
vậy, con đường chiếm lĩnh đối tượng của CGD đi từ âm đến
chữ.
Đặc biệt, chương trình Tiếng Việt 1.CGD được xây dựng từ
3 nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc phát triển, nguyên tắc
chuẩn mực, nguyên tắc tối thiểu. Ba nguyên tắc này xuyên
suốt trong toàn bộ hệ thống Bài học Tiếng Việt 1.CGD.
Nguyên tắc phát triển đòi hỏi mỗi sản phẩm của thời điểm
trước( của một tiết học hay một bài học) đều có mặt trong sản
phẩm tiếp sau. Vì thế mà các Bài học trong chương trình
Tiếng Việt 1.CGD được xây dựng trên một trật tự tuyến tính
lôgic, khoa học: Tiếng, Âm, Vần, Nguyên âm đôi.
Nguyên tắc chuẩn mực được thể hiện ở tính chính xác của
các khái niệm khoa học, tính chuẩn mực trong cách lựa chọn
thuật ngữ để định hướng và tổ chức quá trình phát triển của
học sinh.
Nguyên tắc tối thiểu yêu cầu việc xác định và lựa chọn một số
chất liệu tối thiểu và một số vật liệu tối thiểu cho chất liệu đó
nhằm đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh lớp 1.
3. Về phương pháp và kĩ thuật dạy học
Công nghệ giáo dục thiết kế việc dạy học theo một quy trình
logic chặt chẽ, bằng hệ thống các biện pháp KTDH với các

hình thức tổ chức dạy học hợp lý.
Về phương pháp dạy học: Quy trình Công nghệ bao gồm hai
công đoạn là công đoạn Lập mẫu và công đoạn Dùng mẫu.
Lập mẫu là quá trình T tổ chức cho HS chiếm lĩnh khái niệm
trên một vật liệu xác định. Dùng mẫu là luyện tập với vật liệu
khác trên cùng một chất liệu với công đoạn Lập mẫu. Để thực
hiện quy trình này, T phải sử dụng phương pháp Mẫu. T phải
xuất phát từ Mẫu, phân tích Mẫu và vận dụng Mẫu. Mỗi mẫu
cơ bản trên tương ứng với quy trình của một tiết Lập mẫu.
Dựa trên quy trình của tiết Lập mẫu đó có thể xây dưng nhiều
tiết Dùng mẫu.
Bên cạnh phương pháp Mẫu còn phải kể đến một phương
pháp đặc trưng xuyên suốt quá trình dạy học theo quy trình
công nghệ - phương pháp Việc Làm. Đây là phương pháp dạy
học hoàn toàn mới, xây dựng trên cơ sở sự hợp tác mới giữa
Thầy và Trò. Trong đó, T tổ chức việc học của HS (T không
giảng, chỉ giao việc, hướng dẫn, theo dõi, điều chỉnh) thông
qua những việc làm cụ thể và những thao tác chuẩn xác do các
em tự làm lấy. Điều này thể hiện rất rõ qua toàn bộ thiết kế
TV1.CGD.
Về kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật dạy học đã được chuyển giao
thành công nghệ mới. Công nghệ mới chính là quá trình có thể
kiểm soát được. Quá trình này cho ra những sản phẩm đồng
loạt, bảo đảm độ tin cậy một cách chắc chắn.
Đặc biệt quá trình này có thể thực hiện được ở mọi nơi khác
nhau bởi tính phân hoá ưu việt của chương trình và cách kiểm
soát triệt để tới từng cá thể HS.
4. Về cơ chế thức tổ chức và kiểm soát quá trình dạy học
Khác với nền giáo dục cổ truyền, CGD đã xây dựng một quy
trình lôgic, có sự kiểm soát chặt chẽ thông qua hệ thống Việc

làm- thao tác cụ thể, tường minh. Để thiết kế được hệ thống
việc làm-thao tác cho việc hình thành- chiếm lĩnh một khái
niệm, CGD xác định nhiệm vụ một cách rõ ràng :
- Làm rõ các thành phần (đơn vị kiến thức-kỹ năng) cấu thành
của khái niệm ấy.
- Coi nhiệm vụ hình thành được mỗi đơn vị (kiến thức-kỹ
năng) cấu thành ấy là một việc làm
- Xem xét trong mỗi việc làm ấy cần những đơn vị việc nhỏ
nhất gì, định cho mỗi đơn vị nhỏ nhất ấy một thao tác, sao cho
đến thao tác cuối cùng ta hoàn thành xong một việc làm.
- Thống kê sắp xếp các việc làm- thao tác vừa xong, ta có một
hệ thống việc làm- thao tác cần thiết kế.
- Rà soát, tu chỉnh lại hế thống trên để có chính thức một hệ
thống việc làm-thao tác tối ưu cho hoạt động dạy học khái
niệm.
5. Về nhận xét, đánh giá sản phẩm giáo dục
CGD nhấn mạnh vấn đề đánh giá sản phẩm giáo dục thông
qua hoạt động của HS, đánh giá dựa trên quá trình chứ không
phải đánh giá dựa vào kết quả tại một thời điểm. Việc dánh giá
không chỉ dừng ở phương diện kiến thức, kĩ năng mà còn xem
xét ở góc độ ý thức học tập và phương pháp học tập. Học môn
Tiếng Việt 1.CGD, H không chỉ ý thức được các hoạt động
của chủ thể mà còn tự kiểm soát được quá trình hình thành tri
thức. H không chỉ có thói quen làm việc độc lập mà còn hình
thành một phương pháp tự học, tự mình chiếm lĩnh kiến thức
thông qua hoạt động của chính bản thân.
Để đánh giá HS, CGD không chỉ nhìn nhận trong cả quá trình
mà còn so sánh đối chiếu với chính cá thể đó ở các thời điểm
khác nhau. Sự tiến bộ của một HS phải được so sánh với chính
bản thân HS trong cùng một hoạt động.

Có 4 mức độ đánh giá đối với quá trình chiếm lĩnh đối tượng
của HS:
- Mức 1: làm được
- Mức 2: làm đúng
- Mức 3: làm đẹp
- Mức 4: làm nhanh
Mức 1, 2 là yêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt cho 100% học
sinh. Mức 3,4 thể hiện sự phân hóa HS rõ nét trong quá trình
dạy học.

II. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA MÔN TIẾNG VIỆT
1 CGD VÀO CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI CĂN BẢN
TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VIỆT NAM
Thực tiễn triển khai đã khẳng định giải pháp Tiếng Việt 1
CGD cho học sinh dân tộc là một giải pháp có kết quả
tốt. Giải pháp này không chỉ cho học sinh mà còn có giá trị
như một giải pháp đổi mới phương pháp giáo dục và
phương pháp quản lý cho giáo viên. Với học sinh, kết quả
học tập không chỉ là Tiếng Việt, mà còn là phương pháp tư
duy ngôn ngữ và các quan hệ học tập hiện đại. Môn Tiếng
Việt lớp 1. CGD thực sự đã có những đóng góp cơ bản vào
công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt
Nam, cụ thể:
1. Một hướng đi- cách làm
CGD đã xác định Hướng đi của mình là Hiện đại hóa nền giáo
dục, với cách làm là Công nghệ hóa. Công nghệ hóa được thể
hiện cụ thể và tường minh bằng việc tổ chức một quy trình dạy
học có kiểm soát cho ra những sản phẩm đồng loạt đảm bảo
yêu cầu mục đích của nền giáo dục hiện đại.CGD đã được
triển khai theo Đề cương 9 điểm nhằm mục đích tạo một cái

van an toàn cho sự phát triển giáo dục theo hướng công nghệ
hóa, hiện đại hóa. Đề cương 9 điểm được triển khai một cách
thống nhất, triệt để và hệ thống gồm:
- Ba bước triển khai theo trật tự: Trung ương, địa phương và
đại trà
- Ba mặt: Nghiên cứu khoa học- Đào tạo- Bồi dưỡng giáo
viên- Chỉ đạo quá trình thực thi Công nghệ Giáo dục ở mỗi
cấp hành chính. Cả ba mặt ấy có cốt lõi là các việc làm tạo ra
sự phát triển tự nhiên của trẻ em hiện đại.
- Ba nhân vật chủ chốt là các chủ thể thực thi ba dòng công
việc, đó là: Học sinh- Thầy giáo- Cha mẹ học sinh và các nhân
vật thứ ba khác.
Quá trình triển khai Môn Tiếng Việt 1.CGD là sự cụ thể hóa
Hướng đi và cách làm trên . Việc triển khai được tiến hành
thực nghiệm thăm dò tại Trường Thực Nghiệm (cấp Trung
ương), tiếp theo là thực nghiệm mở rộng tại một số tỉnh để
kiểm chứng việc xử lí tính đặc thù vùng miền với kết quả khả
quan. Và bước cuối cùng là triển khai đại trà khi kết quả được
ghi nhận một cách chắc chắn.
2. Một giải pháp cho nền giáo dục hiện đại
Môn Tiếng Việt lớp 1.CGD là một mẫu cụ thể cho một giải
pháp giáo dục tổng thể mà CGD đã đề xuất. Giải pháp này đòi
hỏi cùng một lúc phải thỏa mãn hai yếu tố:
Yếu tố thứ nhất: Nền giáo dục dành cho 100% dân cư ( đối
tượng của giải pháp). Bất cứ ai cũng đều có quyền được
hưởng một nền giáo dục ngang bằng nhau. Xuất phát từ quan
điểm Ai cũng được học, giải pháp CGD khảng định một cách
chắc chắn Ai cũng học được bằng quy trình công nghệ Làm
đâu chắc đó, học đâu được đấy của mình.
Yếu tố thứ hai: Thực thi nền giáo dục đó bằng Công nghệ giáo

dục (vấn đề kĩ thuật). Vấn đề kĩ thuật được chuyển giao thành
công nghệ mới với hai đặc điểm cốt lõi đó là: Ai cũng làm
được và Ai làm cũng có kết quả như nhau. Vì vậy, CGD có
thể thực hiện hiệu quả ở các vùng miền khác nhau từ những
vùng khó với HSDTTS đến HS ở vùng thuận lợi như HS
Thành phố, thị trấn, thị xã…
3. Tiếng nói từ cuộc sống thực tiễn
Đã hơn 35 năm hình thành và phát triển ( 1978- 2013), CGD
đã đi một chặng đường dài đầy thăng trầm. Có thể nói con
đường đó là con đường của những nhà khoa học đầy tâm
huyết, đó là con đường của rất nhiều CBNC và giáo viên say
sưa với sự nghiệp giáo dục. Đó cũng chính là con đường dẫn
đến thành công của bao nhiêu thế hệ học trò CGD. Điểm lại
những điểm mốc chính của hành trình trên con đường CGD,
chúng ta không thể không lắng nghe Tiếng nói từ cuộc sống
thực tiễn, thành quả của môn TV1.CGD là công sức của cả
một tập thể nhà nghiên cứu kiên trì, bền bỉ vì sự nghiệp đổi
mới giáo dục:
Ngay từ năm 1978, khi thành lập cơ sơ nghiên cứu thực
nghiệm phổ thông, môn Tiếng Việt 1.CGD đã được đưa vào
triển khai thực nghiệm mẫu tại trường Thực Nghiệm của
Trung tâm Công nghệ giáo dục. Sau 5 năm thực nghiệm, môn
Tiếng Việt 1.CGD đã đạt được sự ổn định cả về nội dung và
phương pháp.Thành quả đó là cơ sở để Trung tâm CGD thử
nghiệm áp dụng ở các địa phương ( đầu tiên là 12 tỉnh sau đó
mở rộng tới 42 tỉnh và nếu kể cả thực nghiệm ở trung tâm là
43 tỉnh thành).
Tính đến năm 2000, Tiếng Việt 1.CGD đã được tái bản( có
điều chỉnh) tới 17 lần. Số lượng phát hành năm cao nhất chiếm
25% sách lớp 1 cho HS toàn quốc. Sau năm 2000, Tiếng Việt

1.CGD được thu về trong khuôn viên của trường Thực nghiệm
bởi chính sách của Quốc hội đưa ra là một chương trình, một
bộ sách cho toàn quốc.
Không ngừng hoàn thiện nội dung chương trình và tiếp tục
củng cố những thành tựu trong nghiên cứu dạy học, CGD đã
khẳng định những ưu điểm vượt trội trong Hướng đi- cách
làm, trong kĩ thuật dạy học và lấy lại vị trí vốn có của mình
trong công tác giáo dục và đào tạo: Năm 2006-2007, Tiếng
Việt 1.CGD đã trở lại với HSDTTS Lào Cai với quy mô là 4
huyện, 16 trường. Năm 2008- 2009, Tiếng Việt 1.CGD được
triển khai mở rộng ra 7 tỉnh miền núi phía Bắc với 7000 HS.
Năm 2009-2010, thực hiên ở 7 tỉnh với số lượng HS lên đến
13.482 HS. Năm 2010-2011, có 10 tỉnh đăng kí với số lượng
HS là 23.464 HS. Và năm học 2011-2012, 16 tỉnh đã đăng kí
với số lượng 38.593 HS. Năm 2013, 36 tỉnh với gần 200.000
HS tham gia.
Rất nhiều HS được học chương trình TV1.CGD, các em
không chỉ đọc thông viết thạo, nắm chắc kiến thức ngữ âm,
nắm chắc Luật chính tả mà các em rất thích đến trường bởi ở
đó các em cảm nhận được việc Đi học là hạnh phúc và Mỗi
ngày đến trường náo nức một ngày vui. Rất nhiều GV đã có
một tay nghề vững vàng sau khi dạy môn Tiếng Việt 1 theo
phương pháp CGD. Họ cảm thấy tự hào và trân trọng Nghề
của mình. Những thành quả ấy, những niềm vui ấy, những
điều tự hào đó ngày ngày nở rộ trên khắp những nẻo đường
gập ghềnh, trên khắp những bản làng xa xôi hẻo lánh…Nơi
mà Thầy Hồ Ngọc Đại và các cộng sự của ông đã đi qua. Đó
chính là tiếng nói từ cuộc sống, tiếng nói minh chứng cho một
hướng đi- cách làm đúng đắn, một giải pháp giáo dục mang
tầm thời đại.

III.HỆ THỐNG VIỆC LÀM TRONG QUY
TRÌNH DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC
A. CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC
Công nghệ giáo dục(CGD) được GS.TS Hồ Ngọc Đại diễn đạt
bằng công thức:
A ® a
Trong đó: A là thành tựu nền văn minh hiện đại
a là nhân cách trẻ em
® là quy trình công nghệ
Để biến nội dung “A” của nền văn minh hiện đại ở bên ngoài
trẻ em thành cái “a” trong mỗi học sinh, CGD đã phân giải
qúa trình giáo dục (quá trình học tập) làm 3 thành tố:
1. Chủ thể giáo dục (chủ thể học tập): học sinh
2. Đối tượng giáo dục (đối tượng học tập): môn học
3. Hành động giáo dục (hành động học tập): hệ thống việc
làm
Chủ thể học sinh (HS) phát huy tính chủ động, tích cực của
mình dưới sự hướng dẫn của thầy.Từ đó tự hình thành tính
cách cá nhân: nhiệt tình, năng động, tự tin…
Đối tượng học tập là những tri thức phổ thông về toàn bộ
những thành tựu của nền văn hoá nhân loại đạt được ở trình độ
đương đại như khoa học, nghệ thuật, lối sống.
Hành động học tập là hệ thống tuyến tính các Việc làm và các
Thao tác mà trẻ em phải tự mình thực hiện dưới sự hướng dẫn
của thầy để chiếm lĩnh tri thức và kĩ năng hàm chứa trong mỗi
khái niệm cần học.

B. HỆ THỐNG VIỆC LÀM (HTVL) TRONG QUY
TRÌNH DẠY HỌC CỦA CGD

Quy trình dạy học của CGD thể hiện trong từng môn học, từng
tiết học thông qua một hệ thống tuyến tính các Việc làm.
HTVL bao gồm một chuỗi các thao tác có quan hệ chặt chẽ
với nhau. Thông qua các thao tác H được hoạt động thực sự cả
về vật chất lẫn tinh thần.
HTVL nhằm mục đích giúp trẻ hoạt động tích cực, liên tục để
tạo ra sản phẩm của chính mình, giúp giáo viên kiểm soát
được quá trình học của HS.

1/ HTVL thể hiện được khái niệm khoa học một cách
tường minh
HTVL bao gồm các Việc làm khác nhau được sắp xếp theo
một trình tự hợp lí, chặt chẽ không thể tách rời cũng không thể
đảo ngược. Trong mỗi Việc làm là một chuỗi các thao tác
được sắp xếp theo mục đích cụ thể. Thông qua các hoạt động
của chính mình, mỗi chủ thể học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức
bằng cách đi lại con đường của các nhà nghiên cứu đã đi qua.
Trong quá trình giáo dục (quá trình học tập), mỗi Việc làm
đều cho ra một sản phẩm giáo dục,cụ thể:
Việc làm 1, cho ra sản phẩm giáo dục 1
Việc làm 2, cho ra sản phẩm giáo dục 2
Việc làm 3, cho ra sản phẩm giáo dục 3
Việc làm 4, cho ra sản phẩm giáo dục 4
Hệ thống Việc làm có thể được khái quát hóa bằng công thức
sau:
HTVL= V1+ V2+ V3+ V4
Trong đó:
V1 = T1+ T2+ T3 + + Tn
V2 = T1+ T2+ T3 + + Tn
V3 = T1+ T2+ T3 + + Tn

V4 = T1+ T2+ T3 + + Tn
Sự tường minh không chỉ thể hiện ở cấu trúc của HTVL mà nó
còn thể hiện ở ngay trong kết quả của mỗi Việc làm. Sản phẩm
giáo dục của việc 1 lại là cơ sở, là nền tảng cơ bản để tạo ra
sản phẩm giáo dục cho việc 2. Sản phẩm giáo dục của việc 2
là dựa trờn kết quả của việc 1. Sản phẩm của việc 3 lại là sự
kiểm tra, đánh giá lại kết quả cuẩ sản phẩm trong việc 1 và
việc 2. Sản phẩm cuẩ việc 4 là tổng hợp kết quả cuẩ cả 3 việc
trên. Như vậy, tự trong bản thân mỗi việc làm đã thể hiện sự
kế thừa và phát triển của các khái niệm khoa học.
2. HTVL thể hiện cách xử lý mối quan hệ giữa tính đồng
loạt và tính cá thể
Theo GS.TS Hồ Ngọc Đại: Giải pháp đồng loạt là một bước
tiến của lịch sử giáo dục. Tuy nhiên nếu chỉ xử lí đồng loạt thì
sẽ không phát triển được năng lực của từng cá thể học sinh.
CGD xử lý đồng thời mối liên hệ giữa đồng loạt và cá thể
bằng HTVL do thầy thiết kế, trò thi công tự mình làm ra sản
phẩm giáo dục.
Hình thành khái niệm khoa học hiện đại bằng HTVL được
triển khai bằng hệ thống Thao tác đó cũng là cách vừa đạt
được tri thức khoa học, vừa hình thành cho học sinh năng lực
làm việc trí óc.
HTVL trong quy trình dạy học của CGD được tác giả và nhà
thiết kế xây dựng với mục đích phát huy khả năng trí óc của
từng học sinh. Thông qua các thao tác vật chất (thao tác bằng
tay), các khái niệm được đưa vào đầu óc học sinh một cách
đơn giản, tự nhiên để tư duy (thao tác bằng trí óc).
Trong mỗi việc làm, tác giả và nhà thiết kế phải tính đến khả
năng thực thi của tất cả HS để đảm bảo những kiến thức cơ
bản, tối thiểu cần cung cấp cho cỏc em . Đồng thời họ cũng

phải tính đến khả năng học tập cao nhất của cá thể H thông
qua nguồn vật liệu mở rộng phong phú.
Như vậy, quá trình xây dựng HTVL tự bản thân nó đã có thể
thực hiện khả năng phân hoá HS. Nói cách khác, HTVL thể
hiện cách xử lý mối quan hệ giữa tính cá thể và tính đồng loạt
một cách triệt để.
3. HTVL thể hiện 3 nguyên tắc của CGD: phát triển,
chuẩn mực, tối ưu.
a/ Phát triển
HTVL là sự sắp xếp có trình tự, có mục đích của các việc làm.
Việc làm sau kế thừa, phát triển kết quả của việc làm trước.
Việc làm trước tạo cơ sở cho việc làm sau.
Con đường chiếm lĩnh khái niệm của các em H là con đường
tự mình chiếm lĩnh khái niệm một cách tự nhiên, không gượng
ép. Bản thân các khái niệm đã tạo thành một hệ thống phát
triển về mặt khoa học. Tương ứng với các bước hình thành hệ
thống khái niệm(HTKN) là HTVL. Chính vì thế, HTVL tự nó
đã đảm bảo sự phát triển về kiến thức, trí tuệ, kĩ năng, thái độ.
b/Chuẩn mực
CGD đưa ra một HTKN khoa học hết sức tinh giản và thiết
thực. Triển khai HTKN đó là một HTVL tương ứng. Cụ thể
HTVL là một chuỗi các thao tác. Mỗi một thao tác của H đều
phải cụ thể, chính xác và dứt khoát. HTVL là chuỗi các hoạt
động học tập của H được sắp xếp theo một quy trình mang
tính khoa học cao. Vì thế xét cả về hình thức lẫn nội dung,
HTVL phải là một sự chuẩn mực. Mỗi một việc làm trong
HTVL cũng như một bộ phận của cỗ máy CGD. Nếu bộ phận
nào còn lệch lạc, chưa ăn khớp với hệ thống chung thì cỗ máy
đó chưa thể khởi động.
c/ Tối ưu

Hệ thống khái niệm khoa học được thực hiện bằng một
phương pháp tối ưu dựa trên HTVL và thao tác của chính trẻ
em dưới sự hướng dẫn của giáo viên nhằm đạt tới sự phát triển
cao nhất ở mỗi cá nhân.
Xây dựng HTVL chính là lựa chọn một phương án duy nhất
nhằm đạt được kết quả cao nhất.

×