Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung chuyên đề đã viết là do bản thân thực hiện, không
sao chép, cắt ghép các báo cáo hoặc luận văn của người khác; nếu sai phạm tôi xin
chịu kỷ luật với Nhà trường.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2011
Sinh viên
Ngô Đức Quỳnh
SVTH: Ngô Đức Quỳnh
Lớp: Kinh tế & Quản lý Đô thị 49
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
1
Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thành phố Việt Trì là thành phố cơng nghiệp có vị trị chiến lược quan trọng
trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ nói riêng và các tỉnh miền núi
phía Bắc nói chung. Trong những năm vừa qua, Việt Trì đã có những chuyển biến
mạnh mẽ, cơ cấu nền kinh tế đang dần chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng
của ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nơng nghiệp. Trong q trình
đó, sự phát triển của cơ sở hạ tầng đặc biệt là cơ sở hạ tầng về giao thơng đóng một
vai trị đặc biệt quan trọng. Giao thông phát triển, đi lại thuận lợi sẽ tạo tiền đề cho
sự phát triển của hầu hết các ngành kinh tế khác. Cơ sở hạ tầng giao thơng của Việt
Trì hiện nay đang được chú trọng đầu tư phát triển khá tốt tuy nhiên với sự phát
triển nhanh chóng của đơ thị hiện nay thì cần phải có những nghiên cứu kỹ lưỡng và
cụ thể để có thể dự báo được tốc độ phát triển, quy mô của đô thị trong tương lai
nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông một cách hợp lý; đáp ứng được sự phát
triển của đô thị. Quản lý quy hoạch về hệ thống giao thơng nói chung và cơ sở hạ
tầng giao thơng nói riêng cần được quan tâm hơn nữa và cần đặt trong mối quan hệ
hài hòa, phù hợp với các quy hoạch khác, tránh gây sự mâu thuẫn, bất hợp lý giữa
các bản quy hoạch với nhau.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Cơ sở hạ tầng giao thông là một khái niệm khá rộng lớn bao gồm hệ thống
đường sá, cầu cống, hệ thống cọc tiêu, biển báo, đèn hiệu…Tuy nhiên do tính chất
của đề tài cũng như do sự giới hạn về mặt thời gian nên đề tài sẽ chủ yếu tập trung
đi sâu vào nghiên cứu cơ sở hạ tầng giao thơng dưới góc độ quản lý quy hoạch hệ
thống CSHT là chủ yếu và đặt trong mối quan hệ với các hệ thống khác như điện,
cấp thốt nước, bưu chính viễn thơng.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của chuyên đề là tập trung nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng cơ sở
hạ tầng giao thơng của thành phố Việt Trì, phương hướng phát triển hệ thống cơ sở
hạ tầng giao thông của thành phố trong tương lai nhằm tìm ra một hướng phát triển
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
2
Chuyên đề tốt nghiệp
phù hợp, các giải pháp quy hoạch xây dựng hệ thống giao thông hợp lý; đáp ứng
được tốc độ phát triển của đơ thị và đảm bảo sự hài hịa, thống nhất với các quy
hoạch khác.
4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp sử dụng trong quá trình nghiên cứu:
-
Phương pháp thu thập số liệu, xử lý thơng tin.
-
Phương pháp phân tích tổng hợp.
-
Phương pháp duy vật biện chứng và các phương pháp khác.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết
cấu làm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về hạ tầng giao thông và quản lý quy hoạch hạ
tầng giao thông đô thị.
Chương 2: Thực trạng quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng hạ tầng
giao thông thành phớ Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Chương 3: Giải pháp tăng cường công tác quản lý quy hoạch xây dựng cơ
sở hạ tầng giao thơng thành phớ Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Do sự hạn chế về trình độ, khả năng thu thập số liệu cũng như về thời gian
nên bài viết khơng tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến
và nhận xét của thầy cơ giúp em hoàn thiện tốt chuyên đề tốt nghiệp này.
Trong quá trình thực tập và nghiên cứu chuyên đề, em ln nhận được sự giúp
đỡ tận tình của các cơ chú, anh chị trong Phịng Quản lý đơ thị thành phố Việt Trì
cùng với sự hướng dẫn của thầy giáo, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Đoàn. Em xin chân
thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Hữu Đồn đã tận tình chỉ bảo em trong suốt quá
trình thực hiện chuyên đề này.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
3
Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠ TẦNG GIAO THÔNG VÀ QUẢN LÝ QUY
HOẠCH HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ
1.1.
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ
1.1.1. Khái niệm cơ sở hạ tầng đô thị
Theo từ chuẩn Anh - Mỹ, thuật ngữ “kết cấu hạ tầng” ( infrastructure) thể
hiện trên 4 bình diện: 1/ Tiện ích cơng cộng (public utilities): năng lượng, viễn
thông, nước sạch cung cấp qua hệ thống ống dẫn, khí đốt truyền tải qua ống, hệ
thống thu gom và xử lý các chất thải trong thành phố…2/ Cơng chánh ( public
work): đường sá, các cơng trình xây dựng đập, kênh phục vụ tưới tiêu…3/ Giao
thông (transport): các trục và tuyến đường bộ, đường sắt, cảng cho tàu và máy bay,
đường thủy….Ba bình diện trên tạo thành kết cấu hạ tầng kinh tế - kĩ thuật bao gồm
hệ thống vật chất, kỹ thuật phục vụ cho sự phát triển của các ngành, lĩnh vực kinh
tế. 4/ Hạ tầng xã hội ( social infrasture): bao gồm các cơ sở, thiết bị và cơng trình
phục vụ cho giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và triển khai công
nghệ, các cơ sở y tế, bảo vệ sức khỏe, bảo hiểm xã hội và các cơng trình phục vụ
cho hoạt động văn hóa, xã hội, văn nghệ, thể dục thể thao…
Vậy kết cấu hạ tầng (hay cơ sở hạ tầng) là hệ thống các cơng trình vật chất,
kỹ thuật được tổ chức thành các đơn vị sản xuất và dịch vụ, các cơng trình sự
nghiệp có chức năng đảm bảo sự di chuyển, các luồng thông tin, vật chất nhằm phục
vụ các nhu cầu có tính phở biến của sản xuất và đời sống xã hội.
1.1.2. Phân loại cơ sở hạ tầng đơ thị
Tùy theo mục đích, tiêu thức phân chia mà ta có thể phân chia CSHT đơ thị
thành nhiều loại khác nhau
- Theo quy mô đô thị có thể chia ra:
+ CSHT siêu đơ thị
+ CSHT đơ thị lớn
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
4
Chuyên đề tốt nghiệp
-
-
-
+ CSHT đơ thị trung bình
+ CSHT đơ thị nhỏ
Theo tính chất ngành cơ bản có thể chia ra:
+ CSHT kỹ thuật đô thị
+ CSHT kinh tế - xã hội đô thị
+ CSHT dịch vụ xã hội đơ thị
Theo tính chất phục vụ có thể chia ra:
+ CSHT đơ thị phục vụ sản xuất vật chất
+ CSHT phục vụ nhu cầu văn hóa, tinh thần; vui chơi, giải trí.
Theo trình độ phát triển có thể chia ra:
+ CSHT đơ thị phát triển cao
+ CSHT đơ thị phát triển trung bình
+ CSHT đô thị phát triển thấp
1.1.3. Khái niệm cơ sở hạ tầng giao thông đô thị
Từ khái niệm trên cơ sở hạ tầng đơ thị nêu ở trên chúng ta có thể quan niệm
kết cấu hạ tầng giao thông là hệ thống những cơng trình vật chất kỹ thuật, các cơng
trình kiến trúc và các phương tiện về tổ chức cơ sở hạ tầng mang tính nền móng cho
sự phát triển của ngành giao thông vận tải và nền kinh tế. Kết cấu hạ tầng GTVT
bao gồm hệ thống cầu, đường, cảng biển, cảng sông, nhà ga, sân bay, bến bãi và hệ
thống trang thiết bị phụ trợ: thơng tin tín hiệu, biển báo, đèn đường…
Đặc trưng của kết cấu hạ tầng là có tính thống nhất và đồng bộ, giữa các bộ
phận có sự gắn kết hài hịa với nhau tạo thành một thể vững chắc đảm bảo cho phép
phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống. Đặc trưng thứ hai là các cơng
trình kế cấu hạ tầng có quy mơ lớn và chủ yếu ở ngồi trời, bố trí rải rác trên phạm
vi rộng và chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên.
1.1.4. Đặc điểm cơ sở hạ tầng giao thơng đơ thị
1.1.4.1.
Tính hệ thống, đồng bộ
Cơ sở hạ tầng giao thông đô thị là một hệ thống cấu trúc phức tạp và phân bố
trên tồn lãnh thở, trong đó có những bộ phận có mức độ và phạm vi ảnh hưởng cao
thấp khác nhau tới sự phát triển kinh tế - xã hội của tồn bộ đơ thị. Tuy vậy, các bộ
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
5
Chuyên đề tốt nghiệp
phận này có mối liên hệ gắn kết với nhau trong quá trình hoạt động, khai thác và sử
dụng.
Do vậy, việc quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đô thị, phối hợp
kết hợp giữa các bộ phận trong một hệ thống đồng bộ, sẽ giảm tối đa chi phí và tăng
tối đa cơng dụng của các cơ sở hạ tầng giao thông đô thị ngay cả trong xây dựng
cũng như trong q trình vận hành, sử dụng.
Tính chất đồng bộ, hợp lý trong việc phối, kết hợp các yếu tố hạ tầng giao
thơng khơng chỉ có ý nghĩa về kinh tế, mà cịn có ý nghĩa về xã hội và nhân văn.
Các cơng trình giao thơng thường là các cơng trình lớn, chiếm khơng gian. Tính hợp
lý của các cơng trình này đem lại sự thay đởi lớn trong cảnh quan và có tác động
tích cực đến các sinh hoạt của dân cư trong địa bàn.
1.1.4.2. Tính định hướng
Đặc trưng này xuất phát từ nhiều khía cạnh khác nhau của vị trí hệ thống
giao thơng đơ thị: Đầu tư cao, thời gian sử dụng lâu dài, mở đường cho các hoạt
động kinh tế, xã hội khác phát triển…Đặc điểm này đòi hỏi phát triển cơ sở hạ tầng
giao thông cần phải chú ý những vấn đề chủ yếu sau:
- Cơ sở hạ tầng giao thơng của tồn bộ đơ thị, của vùng hay của làng, xã cần
được hình thành và phát triển trước một bước và phù hợp với các hoạt động kinh tế,
xã hội. Dựa trên quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội để quyết định việc xây dựng
cơ sở hạ tầng giao thông. Đến lượt mình sự phát triển của cơ sở hạ tầng giao thông
về quy mô, chất lượng lại thể hiện định hướng phát triển kinh tế, xã hội và tạo tiền
đề vật chất cho tiến trình phát triển kinh tế - xã hội.
1.1.4.3. Tính địa phương, tính vùng và tính khu vực
Việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như địa lý, địa hình, trình độ phát triển của mỗi đơ thị cũng khơng giống
nhau. Do vậy q trình quản lý quy hoạch xây dựng hạ tầng giao thơng cũng cần có
những thay đổi linh hoạt hơn nhằm đáp ứng phù hợp với nhu cầu thực tế.
1.1.4.4.
Tính xã hội và tính cơng cộng cao
Tính xã hội và cơng cộng cao của các cơng trình giao thơng được thể hiện
trong q trình xây dựng và sử dụng. Trong sử dụng, hầu hết các cơng trình đều
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
6
Chuyên đề tốt nghiệp
được sử dụng nhằm phục vụ việc đi lại, giao lưu buôn bán của người dân, tất cả các
cơ sở kinh tế, dịch vụ. Trong xây dựng, mỗi loại cơng trình khác nhau có những
nguồn vốn khác nhau từ tất cả các thành phần, các chủ thể trong nền kinh tế quốc
dân. Để việc xây dựng, quản lý, sử dụng hệ thống đường nơng thơn có kết quả cần
lưu ý:
- Đảm bảo hài hòa giữa nghĩa vụ trong xây dựng và quyền lợi trong sử dụng
đối với các tuyến đường cụ thể. Nguyên tắc cơ bản là gắn quyền lợi với nghĩa vụ.
- Thực hiện tốt việc phân cấp trong xây dựng và quản lý sử dụng cơng trình
cho từng cấp chính quyền, từng tở chức cụ thể để khuyến khích việc phát triển và sử
dụng có hiệu quả cơ sở hạ tầng giao thông.
1.1.5. Phân loại cơ sở hạ tầng giao thông đô thị
Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải được phân loại theo nhiều tiêu thức tùy
thuộc vào bản chất và phương pháp quản lý. Cụ thể phân loại theo hai tiêu thức phở
biến sau:
Phân theo tính chất các loại đường:
- Hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm hệ thống các loại đường quốc lộ,
đường tỉnh lộ, đường huyện, đường xã, đường đô thị, đường chuyên dùng và hệ
thống các loại cầu: cầu vượt, cầu chui…cùng những cơ sở vật chất khác phục vụ
cho việc vận chuyển trên bộ như: bến bãi đỗ xe, tín hiệu, biển báo giao thông, đèn
đường chiếu sáng….
- Hạ tầng đường sắt bao gồm các đường tàu hỏa, tàu điện bên ngoài thành phố,
đường xe điện ngầm (Metro), đường xe điện trong thành phố, đường xe điện chạy
nhanh ra ngoại ô, các nhà ga, sân ga, bến bãi, kho tàng, ga lập tàu, ga kỹ thuật, ga
hàng hóa kể các dải phân cách hai bên đường sắt.
- Hạ tầng đường sông bao gồm các khu vực bến cảng, nhà kho, sân bãi, nhà ga
đường thủy, khu vực quản lý thuật, điều hành bảo dưỡng. Phần dưới nước bao gồm
bến cảng, lòng lạch, cầu tầu. Việc xây dựng cảng sông và cảng biển phụ thuộc nhiều
vào điều kiện tự nhiên, đặc biệt là độ sâu của nước, chiều dài cập bến và lòng lạch.
- Hạ tầng hàng không bao gồm khu vực sân bay, đường băng, khu vực nhà ga
hàng không. Các khu vực kho hàng hóa, nhà chứa máy bay, sửa chữa kỹ thuật, bến
bãi và các cơng trình dịch vụ khác của hàng không, kể cả khu vành đai bảo vệ các
trạm trung chuyển.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
7
Chuyên đề tốt nghiệp
Phân theo khu vực
- Hạ tầng giao thông đô thị gồm 2 bộ phận: giao thông đối ngoại và giao thông
nội thị. Giao thông đối nội là các đầu nút giao thông đường bộ, đường thủy, đường
sắt, đường hàng không nối liền hệ thống giao thông nội thị với hệ thống đường giao
thông quốc gia và quốc tế. Giao thông nội thị là hệ thống các loại đường nằm trong
nội bộ, nội thị thuộc phạm vi địa giới hành chính của một địa phương, một thành
phố. Giao thông tĩnh trong đô thị bao gồm nhà ga, bến xe ô tô, các điểm đỗ xe…
- Hạ tầng giao thông nông thông chủ yếu là đường bộ bao gồm các đường liên
xã, liên thôn và mạng lưới giao thông nội đồng phục vụ sản xuất nông ngư nghiệp.
Hạ tầng giao thông nông thôn đóng góp một phần quan trọng vào hệ thống giao
thơng quốc gia, là khâu đầu và cũng là khâu cuối của quá trình vận chuyển phục vụ
sản xuất, tiêu thụ hàng nơng sản và sản phẩm tiêu dùng cho tồn bộ khu vực nông
thôn.
1.1.6. Chức năng của hệ thống hạ tầng giao thông đô thị
Giao thông đô thị là một bộ phận hết sức quan trọng trong quy hoạch xây
dựng đô thị. Mạng lưới giao thông đô thị quyết định hình thái tở chức khơng gian
đơ thị, cơ cấu tở chức sử dụng đất đai và mối quan hệ giữa các bộ phận chức năng
với nhau:
a- Liên hệ và điều hịa giao thơng
Giao thơng đơ thị có vai trị đảm bảo việc vận chuyển hành khách và hàng
hóa, đảm bảo cho việc lưu thông và đi lại hàng ngày của người dân một cách an
tồn và nhanh chóng; đảm bảo mối liên hệ giữa bên trong và bên ngồi đơ thị được
thuận lợi đồng thời điều hòa các phương tiện giao thông, đảm bảo cho giao thông
thông suốt. Chức năng này có vai trị quan trọng trong việc thể hiện ý đồ và việc
phân chia đất đai trong quy hoạch đơ thị. Do đó việc nghiên cứu thường bắt đầu
bằng việc quy hoạch mạng lưới giao thông đầu tiên.
b- Mạng lưới đường giao thông
Phân chia đất đô thị thành nhiều khu vực chức năng, nó làm ranh giới cho
các khu đất và các lơ đất xây dựng trong và ngồi đô thị. Đường giao thông vành
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
8
Chuyên đề tốt nghiệp
đai đô thị thường là các ranh giới nội thị và ngoại thị. Đường phố chính trong đơ thị
thường là ranh giới giữa các khu ở.
c- Làm trục bố cục đô thị
Cùng với các quảng trường, trục của đường được dùng làm bố cục quy hoạch
đô thị xây dựng. Thông thường việc bố cục quy hoạch chung đô thị đều xoay quanh
hệ thống giao thông. Đặc biệt trên những tuyến phố chính, quyết định vai trị trong
việc xác định vị trí các cơng trình trọng điểm, xác định các trục bố trí kiến trúc
chính và phụ của đơ thị.
d- Tổ chức không gian đường phố
Các tuyến chức năng đường phố với các thiết bị giao thông, ánh sáng, cây
xanh là một tởng thể mang tính nghệ thuật cao, làm cho cảnh quan và môi trường
trên đường phố thêm phong phú, bộ mặt kiến trúc đường phố thêm sinh động. Cho
nên ngoài chức năng phục vụ đi lại, đường phố còn là nơi giao tiếp hàng ngày trong
các phương tiện giao thông, trên hè phố, trên các quảng trường, của người dân đô
thị cũng như khách vãng lai.
Với những chức năng trên của hệ thống giao thơng đơ thị, các hình thức tổ
chức mạng lưới giao thông, việc lựa chọn phương tiện giao thông cũng như tổ chức
mặt cắt ngang đường phố hồn tồn khơng giống như đường giao thơng bên ngồi
đơ thị, nơi chỉ có chức năng vận chuyển là chính. Vì vậy nghiên cứu quy hoạch xây
dựng giao thơng đơ thị không chỉ mang yếu tố kỹ thuật đơn thuần. Hệ thống giao
thông trong đô thị gắn liền một cách nhuần nhuyễn với tổng thể không gian kiến
trúc đô thị, đến tận các cơng trình kiến trúc, đặc biệt là các cơng trình cơng cộng
lớn. Ngày nay giao thơng và kiến trúc đô thị đã trở thành một tổng thể không gian
không thể tách rời nhau.
Phương tiện giao thông phát triển mạnh, đặc biệt là các phương tiện cá nhân
đã làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và môi trường đô thị. Ở nhiều thành phố lớn,
hiện tượng tắc nghẽn giao thông diễn ra hằng ngày. Đây là một bài tốn khó đặt cho
các nhà quy hoạch đơ thị khi thiết kế mạng lưới giao thông đường thành phố và xác
định hướng phát triển của từng phương tiện giao thông.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
9
Chuyên đề tốt nghiệp
1.1.7. Một số nguyên tắc cơ bản về quy hoạch xây dựng giao thông đô thị
- Mạng lưới đường phố và giao thơng cơng cơng trong và ngồi đơ thị phải
được thiết kế thành một hệ thống thống nhất, đảm bảo việc vận chuyển nhanh chóng
an tồn. Nó phải được liên hệ tốt với tất cả các khu chức năng của đơ thị, với các
cơng trình ở ngoại thị, với các đầu mối giao thông đối ngoại và mạng lưới đường
giao thơng của quốc gia, quốc tế.
- Quy mơ, tính chất của hệ thống đường phải dựa vào yêu cầu hàng hóa, hành
khách và khả năng thơng xe của mỗi tuyến đường đối với các phương tiện giao
thông.
- Mỗi loại đường trong đơ thị có một chức năng riêng đối với từng loại đô thị.
Những yêu cầu về kỹ thuật giao thông đặc biệt là ở các đầu mối chuyển tiếp giữa
các loại giao thông hoặc chuyển hướng đi lại của đường phải tuân thủ theo các chỉ
tiêu quy định của Nhà nước và quốc tế đối với một số loại hình giao thơng.
- Phải ln có đất dự phịng phát triển và hành lang an tồn cho các tuyến giao
thơng vành đai, các tuyến đường chuyên dùng và những trục chính có khả năng phát
triển và hiện đại hóa.
- Các đầu mối giao thông đối ngoại, các bến xe và bãi đỗ xe phải liên hệ một
cách trực tiếp và thuận lợi với mạng lưới đường bên trong và bên ngồi để khi
chuyển đởi phương tiện đi lại khơng gây trở ngại cho hành khách, không làm ảnh
hưởng đến sinh hoạt của đơ thị. Các cơng trình đầu mối giao thơng được bố trí trên
các trục chính nối liền với trung tâm thành phố.
1.1.8. Các hình thức tổ chức mạng lưới giao thông thành phố
Các loại đường phố kết hợp với nhau tạo nên những mạng lưới giao thông
của thành phố có hình thức khác nhau:
a- Hệ thống bàn cờ và bàn cờ có đường chéo
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
10
Chuyên đề tốt nghiệp
Các tuyến đường cắt nhau tạo ra các khu đất dạng hình vng hoặc hình chữ
nhật. Áp dụng nhiều và rõ nét ở các đô thị Mỹ như Chicago, New York; ở châu Á:
Phnơmpênh, Sài Gịn.
Qua thời gian sử dụng và đô thị phát triển lớn lên, người ta phải xây dựng
thêm các đường chéo để rút ngắn thời gian liên lạc với trung tâm, tạo ra mạng lưới
đường ô cờ có đường chéo: Hà Nội, New York…
+ Ưu điềm: Hiệu quả phục vụ của các cơng trình kỹ thuật cao. Các tuyến
đường thẳng bố trí cơng trình kiến trúc thuận tiện, khơng tốn đất.
+ Nhược điểm: Cịn lại các ơ đất có góc nhọn do các đường chéo tạo ra thì khó
tở chức cơng trình kiến trúc, tốn đất, tốn kém tiền bạc, kỹ thuật để xử lý giao thông,
nhất là các điểm trong trung tâm, tốc độ lưu thông thấp vì nhiều ngã giao nhau và
khoảng cách ngắn. Mạng lưới này chỉ phù hợp cho các đơ thị có địa hình đơn giản,
quy mơ trung bình khơng lớn lắm.
b- Hệ thống dạng vòng tròn xuyên tâm
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
11
Chuyên đề tốt nghiệp
Các tuyến đường phố xuất phát từ một điểm trung tâm thành phố. Thời gian
đầu việc liên hệ giữa các điểm ở cuối mạng xa, khó khăn vì phải qua trung tâm. Qua
thời gian sử dụng và khi đô thị lớn lên cũng như khoa học kỹ thuật phát triển, người
ta đã nối các tuyến lại với nhau thành mạng có các đường vịng trong: vịng trịn bên
ngồi là các đường cao tốc.
Nhược điểm chính của hệ thống này là mật độ xe tập trung vào trung tâm lớn
nên tốn đất, xử lý kỹ thuật phức tạp, tốn kém. Các công trình kiến trúc ở các góc
nhọn tở chức khó khăn.
c- Hệ thống tia và nan quạt
Được tạo thành khi có nhiều đường giao thông cùng xuất phát từ một điểm
(trung tâm thành phố) và phát triển về các hướng khác nhau.Khi có địa hình như
sơng hồ, hạn chế sự phát triển về mọi hướng thì các đường phố tạo thành hình tia ở
một phía giống nan quạt.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
12
Chuyên đề tốt nghiệp
+ Ưu điểm: Thích hợp áp dụng cho những thành phố có địa hình khơng bằng
phẳng, bị giới hạn bởi những dãy núi hoặc các dịng sơng.
+ Nhược điểm: Nếu đơ thị phát triển mở rông, mật độ giao thông ở trung tâm
sẽ tăng cao dẫn đến an tồn giao thơng kém. Để khắc phục điều này sẽ phải tốn đất
ở trung tâm và địi hỏi trình độ khoa học kỹ thuật và nền kinh tế phát triển.
d- Hệ thống tia có vịng
Ở những đường phố có mạng lưới đường hình tia, nan quạt, người ta tở chức
những tuyến đường vịng (hai đường vành đai) nối liền các nhánh đường do đó đảm
bảo mối liên hệ giữa các khu vực khác nhau của thành phố và giảm bớt mật độ đi lại
ở khu trung tâm.
e- Hệ thống tam giác
Ở hình thức mà hệ thống giao thông phân chia đất đai thành những khu vực
tam giác.
+ Ưu điểm: Tạo điều kiện tổ chức hợp lý các bộ phận quy hoạch xây dựng
thành phố trong những khuôn khổ cơ cấu tam giác (như các đơn vị ở, cụm công
nghiệp…) tổ chức giao thông thuận tiện đồng thời bảo đảm mối quan hệ dễ dàng
giữa các khu vực trong các phố với những đường phố xung quanh.
+ Nhược điểm: Cứng nhắc, chỉ phù hợp với địa hình đồi núi thấp, trung du,
tốc độ thấp, một số nút giao thông phức tạp, tốn kém. Nhiều đườngcùng cắt qua một
điểm nên tổ chức đầu mối giao thông tại điểm này khá phức tạp.
E1- Hệ thống tam giác
f- Hệ thống lục giác
E2- Hệ thống lục giác
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
13
Chuyên đề tốt nghiệp
Đây là mạng lưới đường phố dựa trên hình lục giác đều tạo thành những nút
giao thơng ba nhánh với góc 1200. Hình thức này tạo thành các tuyến đường khép
kín mộ chiều tránh được điểm xung đột giữa các luồng xe, đảm bảo an tồn giao
thơng. Có thể hình thành các đơn vị ở trong khn khở hình lục giác bao quanh là
hệ thống cơ giới một chiều.
g- Hệ thống hình răng lược
Do Hinbert Syem (người Mỹ) đề xuất năm 1944. Các tuyến đường được tở
chức theo hình răng lược, phân biệt rõ ràng mỗi tuyến giao thông theo chức năng
phục vụ của nó và được đi sâu vào trong các đơn vị ở.
G1- Hệ thống đường dạng răng lược G2- Sơ đồ hình mạch máu
1- Khu cơng nghiệp
2- Khu nhà ở
3- Khu trung tâm thành phố
4- Khu trường học
h- Hệ thống hỗn hợp
Hiện nay đang được áp dụng rộng rãi nhất, nhất là ở các đơ thị lớn, có địa
hình khơng đồng đều. Tùy địa hình mỗi khu đất trong đơ thị có thể áp dụng sơ đồ
cho phù hợp. Dùng sơ đồ này có thể đầu tư đỡ tốn kém mà vẫn đáp ứng được nhu
cầu vận chuyển đi lại được.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
14
Chuyên đề tốt nghiệp
1.1.9. Mối quan hệ giữa quy hoạch hạ tầng giao thông và các loại quy hoạch
khác
1.1.9.1. Mối quan hệ giữa quy hoạch giao thông và quy hoạch không gian đô
thị
- Nhiệm vụ chủ yếu của các tuyến đường là phải liên lạc được với tất cả các
khu chức năng đô thị, đến tất cả các đầu mối thu hút hành khách, hàng hóa như ga
hàng khơng, đường sắt, đường thủy, sân vận động, khu thương mại, các khu nhà ở.
- Dựa vào quy mơ tính chất và cấu trúc đơ thị mà người ta chọn phương tiện
giao thơng chính cho phù hợp. Đồng thời chọn hệ thống giao thông vận chuyển
hành khách cơng cộng để có phương án tở chức các trục đường chính.
- Quy hoạch giao thơng tởng thể có vai trị chính trong việc hình thành và phát
triển cấu trúc không gian đô thị, do vậy hệ thống giao thơng phải đáp ứng được
khoảng thời gian dài, ước tính khoảng 25 đến 50 năm hoặc dài hơn do kế hoạch
phát triển không gian đô thị.
1.1.9.2. Mối quan hệ giữa quy hoạch giao thông và quy hoạch hệ thống điện,
nước, hạ tầng viễn thông đô thị
Quy hoạch giao thông đô thị là một bộ phận hết sức quan trong trong q
trình quy hoạch xây dựng đơ thị. Mạng lưới giao thông phát triển sẽ quyết định đến
hướng phát triển của đơ thị nói chung và của các ngành kinh tế khác nói riêng. Giao
thơng ln ln phải đóng vai trị là tiên phong trong q trình phát triển của đơ thị.
Một thực tế mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng, ở đâu có hệ thống giao
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
15
Chuyên đề tốt nghiệp
thông phát triển, ở đó sẽ là nơi tập trung dân cư với mật độ cao. Dân cư tập trung
đồng nghĩa với việc sẽ phải xây dựng các hạ tầng về cấp thoát nước, hạ tầng điện –
chiếu sáng, hạ tầng về bưu chính viễn thơng….Chính vì vậy khi tiến hành quy
hoạch giao thông, các nhà quản lý và các nhà làm quy hoạch cần có một tầm nhìn
dài hạn hơn, cần đặt quy hoạch giao thông thông trong mối quan hệ hài hịa với quy
hoạch của các ngành khác, tính đến sự phát triển trong tương lai. Vì vậy, có thể nói
quy hoạch hạ tầng giao thơng và quy hoạch của các ngành khác (điện lực, bưu chính
viễn thơng, cấp thoát nước..) tuy khác nhau nhưng cùng nằm trong quy hoạch tởng
thể của một đơ thị, chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau và đều hướng tới mục đích
giúp cho kinh tế - xã hội của đô thị ngày càng phát triển.
1.2.
QUẢN LÝ QUY HOẠCH VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC CƠ QUAN CHỨC
NĂNG TRONG QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ
TẦNG ĐÔ THỊ
1.2.1. Khái niệm quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị
Quy hoạch xây dựng đô thị là sự tổ chức, sắp xếp không gian đô thị sao cho sử
dụng hợp lý các nguồn lực (không gian, kết cấu hạ tầng và tài nguyên thiên nhiên)
đảm bảo sự phát triển bền vững (về kinh tế, xã hội và môi trường) của đô thị. Quy
hoạch xây dựng đô thị được thực hiện thông qua các yêu cầu, quy định của nhà
nước đối với các hoạt động xây dựng và các hoạt đông khác của mọi chủ thể có liên
quan đến việc sử dụng khơng gian, kết cấu hạ tầng đô thị và tài nguyên khác đã
được xác định. Quy hoạch xây dựng đô thị được thể hiện dưới dạng các bản vẽ, các
quy chế và thường được xây dựng ban hành để áp dụng trong một giai đoạn phát
triển nhất định của đô thị.
Quản lý quy hoạch đô thị là tổng thể các biện pháp, cách thức mà chính quyền
đơ thị vận dụng các công cụ quản lý để tác động vào các hoạt động xây dựng và
phát triển đô thị (chủ yếu là phát triển không gian vật thể) nhằm đạt được các mục
tiêu đề ra.
Các quy định quản lý quy hoạch đô thị là cơng cụ cơ bản để kiểm sốt việc sử
dụng đất và xây dựng đô thị. Chúng được thể hiện dưới dạng các tài liệu hướng dẫn,
sơ đồ, bản vẽ và quy định mang tính kỹ thuật (quy chuẩn) về xây dựng, kiến trúc, an
tồn phịng hịa, thẩm mỹ, sử dụng vật liệu… để đảm bảo cơng trình xây dựng sử
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
16
Chuyên đề tốt nghiệp
dụng không gian, kết cấu hạ tầng đáp ứng được các nội dung của quy hoạch xây
dựng đô thị. Các quy định trên có tác dụng hướng dẫn nhà quản lý để cấp phép quy
hoạch, xây dựng và thẩm định dự án, cung cấp thông tin và hướng dẫn các chủ đầu
tư khi lập dự án.
1.2.2. Các yêu cầu của quản lý quy hoạch xây dựng hạ tầng đô thị
- Cần phải quản lý quy hoạch đơ thị một cách có hệ thống: Các đơ thị nói
chung, đặc biệt là các đô thị đang trong giao đoạn phát triển nhanh cần phải xây
dựng và duy trì một hệ thống quản lý quy hoạch hữu hiệu, bao gồm từ quy hoạch và
thực thu với đầy đủ bộ khung pháp lý cần thiết.
- Quá trình quản lý quy hoạch phải được tiến hành công khai và minh
bạch:Mục tiêu của nhà đầu tư trong nền kinh tế thị trường chủ yếu là lợi nhuận, và
họ cần biết những biện pháp kiểm soát, nội dung áp dụng của Nhà nước để xây
dựng phương án đầu tư. Về mặt quy trình, tất cả yêu cầu về trình tự thủ tục phải
được cơng bố chi tiết, dễ hiểu.
- Phải thay đổi tư duy và biện pháp quản lý quy hoạch:Trong q trình phát
triển đơ thị ngày nay, Nhà nước chỉ là một chủ thể trong nhiều chủ thể phát triển đô
thị nhưng lại là chủ thể quan trọng nhất, có trách nhiệm tạo lập cơ sở pháp lý,
hướng dẫn chủ thể khác hoạt động, phối hợp các nguồn lực và chủ thể khác cùng
phát triển đô thị, giám sát việc tuân thủ thực hiện pháp luật và nếu cần có thể tham
gia trực tiếp khi bản thân thị trường chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
- Vấn đề quản lý quy hoạch đơ thị phải có tính linh hoạt: Bản chất của kinh
tế thị trường là năng động, vì vậy các biện pháp quản lý cũng phải mang tính linh
hoạt. Tính linh hoạt thể hiện ở chỗ là tất cả các quy hoạch và quy định quản lý quy
hoạch đặt ra đều phải tính đến việc sửa đổi, điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn và
việc sửa đởi này vừa phải đảm bảo tính ởn định vừa phải đảm bảo giải quyết kịp
thời bức xúc do thực tiễn đặt ra.Những nội dung gì là nguyên tắc cần đảm bảo ởn
định lâu dài, ít thay đởi. Những nội dung khác cần cân nhắc mức độ chi tiết để đảm
bảo tính linh hoạt.
- Vấn đề quản lý quy hoạch phải đặt trong bối cảnh thực tế:Quản lý quy
hoạch ở Việt Nam khó có thể vận dụng ngay các mơ hình tiên tiến trên thế giới bởi
nét văn hóa đặc trưng trng ứng xử, hệ thống quyết định nhiều cơ quan, bộ máy hành
Trường Đại học Kinh tế Q́c dân
17
Chun đề tớt nghiệp
chính cịn đang tiếp tục sắp xếp và hồn thiện. Chính vì vậy, việc quản lý quy hoạch
cần phải xem xét cả những vấn đề dài hạn cũng như đặt ra các biện pháp, cách thức
kiểm soat phù hợp với trình độ thực tế của đội ngũ cán bộ, phương thức làm việc
hiện có và bối cảnh nền kinh tế xã hội để đạt hiệu quả tối đa.
1.2.3. Các biện pháp quản lý quy hoạch xây dựng đô thị
Việc quản lý quy hoạch đô thị theo quy hoạch được thực hiện dưới rất nhiều
biện pháp, cách thức khác nhau như quy hoạch – kế hoạch, trực tiếp đầu tư, cấp
phép, thuế, cưỡng chế…Mỗi biện pháp và công cụ quản lý quy hoạch có những tác
dụng riêng xong tập trung nhất vẫn là các biện pháp trực tiếp, đó là cấp phép, cấp
quyền sử dụng đất và quyền phát triển đất trực tiếp.
a. Các biện pháp tiền kiểm: Các biện pháp tiền kiểm bao gồm các hoạt động
hành chính nhà nước liên quan đến khâu phê duyệt, cấp phép, tức là kiểm soát khi
xây dựng phương án.
- Cấp chứng chỉ quy hoạch: GPQH hay chứng chỉ QH là một loại chứng thư
pháp lý của nhà nước chấp thuận rằng một dự án xây dựng tuân thủ các chỉ đạo quy
hoạch cấp trên đâng có hiệu lực tại địa bàn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Việc sử dụng biện pháp này rất có ý nghĩa trong bối cảnh các đơ thị chưa có quy
hoạch chi tiết và cơng bố đồng bộ. Khi chưa có quy hoạch chi tiết, các yêu cầu cụ
thể về quản lý xây dựng chưa cơng bố thì cần phải có cơ quan có thẩm quyền cụ thể
hóa các yêu cầu quy hoạch chung và áp dụng cho từng trường hợp cụ thể. Vì vậy,
chứng chỉ quy hoạch đã định hướng cho khâu thiết kế, thi công sử dụng cơng trình
và kiểm sốt sự phát triển ngay từ những bước đầu tiên.
- Cấp phép xây dựng: GPXD là một văn bản pháp lý của nhà nước chấp
thuận một cơng trình (dự án) xây dựng đã đáp ứng đủ điều kiện về mặt kiến trúc,
xây dựng kết cấu hạ tầng, an tồn…theo luật định, và được phép khởi cơng xây
dựng. Việc cấp phép xây dựng là biện pháp kiểm soát về mặt kiến trúc, cảnh quan,
sử dụng kết cấu hạ tầng, không gian liền kề và không gian công cộng một cách cụ
thể, có thể giám sát và kiểm tra trong q trình thi cơng (hậu kiểm).
b. Các biện pháp hậu kiểm
- Thanh tra kiểm tra và xử phạt vi phạm: Các biện pháp thanh tra, kiểm tra và
xử lý vi phạm, xử lý tranh chấp khiếu kiện là hoạt động hậu kiểm mang tính cưỡng
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
18
Chuyên đề tốt nghiệp
chế pháp luật, bắt buộc các chủ thể phải tuân thủ các quy định đã cam kết trong giấy
phép, trong các thỏa thuận dân sự hay trong các quy định chung. Các biện pháp trên
là biện pháp cuối cung mang tính quyết định hiệu lực quản lý quy hoạch, thể hiện
tính nghiêm minh của pháp luật và tính cưỡng chế của bộ máy hành chính nhà
nước.
1.2.4. Thẩm quyền của các cơ quan chức năng trong lĩnh vực quản lý quy
hoạch tại các đô thị
-
Cơ quan quy hoạch và quản lý chung
Vấn đề quản lý quy hoạch ở đô thị cấp thành phố thông qua công tác quy
hoạch và tổ chức thực hiện chính là cơng tác quản lý bao gồm thực thi các văn bản
pháp luật của nhà nước và địa phương và kiểm tra hoạt động thực thi đó ở cơ quan
cấp dưới.
Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng quy hoạch tởng thể, quy hoạch chung
trong đó có kế hoạch sử dụng đất. Công việc cụ thể phải do văn phòng kiến trúc sư
trưởng xây dựng và do UBND Thành phố xét duyệt, HĐND thành phố thông qua.
Việc xây dựng các văn bản pháp quy thuộc thẩm quyền UBND Thành phố. Các văn
bản này điều chỉnh các hoạt động diễn ra trong thị trường theo ý chí của nhà nước,
cụ thể là theo những kế hoạch, quy hoạch chi tiết đã được duyệt và thông qua.
UBND Thành phố tổ chức việc kiểm tra, thanh tra các cơ quan cấp dưới thực
thi văn bản , thu thập thông tin phản hồi để điều chỉnh quy hoạch và kế hoạch.
Việc quy hoạch chi tiết trên cơ sở quy hoạch chung do văn phòng kiến trúc
sư trưởng chịu trách nhiệm. Đây là công việc rất nặng nề do hầu hết các đô thị Việt
Nam thiếu sự quản lý từ thời bao cấp. Mặt khác công tác cập nhật thông tin không
đảm bảo nên quy hoạch thường phải làm lại mỗi khi cần xây dựng phương án điều
chình và thay đởi từ quy hoạch ở trên.
Việc thu thập và cập nhật thông tin do các cơ quan chức năng báo cáo và
Văn phòng kiến trúc sư trưởng tập hợp, xây dựng phương án điều chỉnh.
-
Cơ quan cung cấp dịch vụ, thủ tục hành chính
Văn phịng KTS trưởng: Ngồi chức năng quy hoạch chung, cơng tác thực
thi hàng ngày của văn phịng KTS trưởng còn cung cấp các dịch vụ về thủ tục hành
Trường Đại học Kinh tế Q́c dân
19
Chun đề tớt nghiệp
chính. Đó là cấp chứng chỉ quy hoạch. Các đơ thị chưa có quy hoạch chi tiết thì
nhiệm vụ của Văn phòng KTS trưởng rất nặng nề.
UBND Thành phố: Là cấp chính để cung cấp các dịch vụ thủ tục. Việc sang
tên, chuyển nhượng nhà đất liên quan đến nhiều cơ quan cung cấp thủ tục hành
chính. Tuy nhiên căn cứ vào nội dung mới nhất thì cấp thành phố là cơ quan trung
tâm cung cấp dịch vụ hành chính cơng cho các chuyển dịch về bất động sản.
UBND phường: tham gia vào công tác cung cấp dịch vụ như đăng ký tại địa
phương, chứng nhận về nguồn gốc đất, chứng nhận về đất khơng tranh chấp, trích
lục hồ sơ địa chính, nộp và xác nhận thủ tục chuyển nhượng nhà đất.
Cơ quan thanh tra: UBND thành phố chỉ đạo việc thanh tra, giám sát thực thi
pháp luật trên địa bàn thành phố. Các đơn vị khiếu nại về tranh chấp nhà, sử dụng
đất đại được các cấp chính quyển phường, thành phố giải quyết. Tuy nhiên nếu
không giải quyết được thì Chánh thanh tra thành phố sẽ giải quyết và quyết định của
UBND là quyết định cuối cùng (về mặt hành chình).
1.3.
KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRONG VIỆC QUẢN LÝ
QUY HOẠCH XÂY DỰNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ VÀ
NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA
1.3.1. Kinh nghiệm của Ma-lay-xi-a
Malayxia là một liên bang có diện tích 329.800.000 km2 với dân số khoảng
20 triệu người gồm 13 bang.
Thực hiện chiến lược hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, năm 1968,
Malayxia đã ban hành Luật đầu tư nước ngồi với nhiều điều khoản quan trọng như
khơng quốc hữu hố, tự do chuyển lợi nhuận ra nước ngồi, ưu đãi thuế,... Cùng với
việc thu hút đầu tư nước ngoài, Chính phủ cịn chủ trương huy động vốn đầu tư
trong nước, vay tiết kiệm trong dân, ưu đãi thuế để nhân dân tự bỏ vốn,... Kế hoạch
5 năm lần thứ 6 (1991-1995) với trọng tâm là nâng cấp cơ sở hạ tầng và năng suất
lao động, đây là kế hoạch đầu tiên thực hiện chương trình phát triển quốc gia 30
năm (1991-2020). Chính phủ hy vọng sau 30 năm nền kinh tế sẽ gấp 7,5 lần hiện
nay với mức tăng trưởng bình quân 7%/năm. Với kế hoạch 5 năm lần thứ nhất hiện
đại hoá cơ sở hạ tầng, Malayxia đã đầu tư xây dựng xong một đường sắt 2 chiều với