Tải bản đầy đủ (.docx) (97 trang)

Tiểu luận môn Kế toán ngân hàng: THU THẬP CHỨNG TỪ VÀ CÁC NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN TRONG NGÂN HÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.69 MB, 97 trang )

TIỂU LUẬN MÔN
KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
ĐỀ TÀI
THU THẬP CHỨNG TỪ VÀ
CÁC NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN
TRONG NGÂN HÀNG
GVHD: Th.s Lăng Thị Minh Thảo
Nhóm thực hiện: Nhóm 2
Lớp: Sáng Thứ hai
Mã HP: 212700602

TP. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2013DANH SÁCH NHÓM 2
STT HỌ VÀ TÊN MSSV GHI CHÚ
1 Nguyễn Ngọc Liên Hoa 10006775 Nhóm trưởng
2 Nguyễn Trung Trực 10010515
3 Lê Anh Tuấn 10235571
4 Thái Ngô Quyền 09159091
NHẬN XÉT CỦA GVHD






















LỜI MỞ ĐẦU
Thanh toán là khâu đầu tiên và khâu cuối cùng để kết thúc chu trình sản xuất kinh
doanh. Có thể khẳng định rằng thanh toán là điều kiện quan trọng để bảo đảm sự tuần
hoàn bình thường của quá trình chu chuyển vốn trong từng doanh nghiệp, từng đơn vị
kinh tế hay thậm chí là từng cá nhân trong xã hội cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc
dân.
Kinh tế càng phát triển, khối lượng hàng hoá và dịch vụ ngày càng phong phú và
đa dạng, quan hệ trao đổi được mở rộng, thanh toán bằng tiền mặt truyền thống đã bộc
lộ những hạn chế của nó như là: tính an toàn không cao, dễ bị lợi dụng để tham ô, tăng
chi phí xã hội, giảm vòng quay của vốn, làm cho sản xuất kinh doanh bị chậm lại, ảnh
hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế. Thanh toán không dùng tiền mặt khắc phục được
những nhược điểm của thanh toán dùng tiền mặt, có tác động qua lại với các nghiệp vụ
khác trong hoạt động Ngân hàng, khai thác nguồn vốn tạm thời trong xã hội để đầu tư
thông qua số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của các tổ chức cá nhân, làm tăng hệ
số tạo tiền của Ngân hàng thương mại.
Để đáp ứng nhu cầu thanh toán ngày càng nhanh gọn, chính xác thì đòi hỏi phải tổ
chức tốt khâu thanh toán. Thanh toán không dùng tiền mặt với những ưu điểm được
trình bày ở trên và việc sử dụng các công cụ kỹ thuật tuỳ thuộc vào trình độ phát triển,
kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán của từng thời kỳ trở thành yêu cầu khách quan của nền
kinh tế hiện đại, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Nhóm trưởng
Nguyễn Ngọc Liên Hoa

PHẦN I: KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN
1.1 Các khái niệm
Huy động vốn là nghiệp vụ tiếp nhận nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các tổ chức,
cá nhân bằng nhiều hình thức khác nhau để hình thành nên nguồn vốn hoạt động của các
ngân hàng.
1.1.1 Tiết kiệm không kỳ hạn:
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thể rút
tiền theo yêu cầu mà không cần báo trước vào bất kỳ ngày làm việc nào của tổ chức nhận
tiền gửi tiết kiệm. Lãi suất của hình thức tiết kiệm này thường thấp hơn nhiều so với loại
có kỳ hạn.
1.1.2 Tiền gửi có kỳ hạn
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền chỉ có thể rút
tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.
Các tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm thường có các kỳ hạn khác nhau để người gửi tiền lựa
chọn: 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24
tháng, 36 tháng
1.1.3 Đi vay
Vay vốn là một giao dịch về tài sản giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài
chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp, các chủ thể khác), trong đó bên cho
vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa
thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi
đến hạn thanh toán.
1.1.4 Phát hành cổ phiếu
Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn trong
đó xác ận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi
và các điều khoản cam kết khác giữa tổ chức tín dụng và người mua.
Giấy tờ có giá bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc,
giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá được thành tiền và được phép giao
dịch.
1.2 Các quy trình

1.2.1 Quy trình kế toán huy động vốn không kỳ hạn

− Khách hàng tới giao dịch lần đầu: kế toán làm thủ tục đăng kí hồ sơ khách hàng lần đầu,
mở tài khoản hoặc sổ tiết kiệm theo yêu cầu của khách hàng sau đó hạch toán và nhận
tiền gửi từ khách hàng.
− Khách hàng tới giao dịch: sau khi mở tài khoản hoặc sổ tiết kiệm thì các giao dịch của
khách hàng sẽ là rút tiền, nộp tiền hoặc chuyển khoản… còn ngân hàng sẽ tính và trả lãi
cho khách hàng theo kỳ hạn nhất định.
− Khách hàng tất toán tài khoản hoặc sổ tiết kiệm: Lúc này ngân hàng sẽ tính tiền lãi cho
khách hàng, khách hàng sẽ rút hết tiền lãi và gốc, ngân hàng sẽ tất toán tài khoản hoặc số
tk của khách hàng.
1.2.2 Quy trình kế toán huy động vốn có kỳ hạn
- Khách hàng tới gửi tiền: kế toán làm thủ tục đăng ký hồ sơ khách hàng, mở tài khoản
hoặc sổ tiết kiệm theo yêu cầu của khách hàng sau đó hạch toán và nhận tiền gửi từ khách
hàng. Trường hợp trả lãi trước ngân hàng sẽ tính và trả lãi cho khách hàng và hạch toán
lãi trả trước.
- Định kỳ: định kỳ khách hàng sẽ tới nhận lãi hoặc ngân hàng tính lãi phải trả hoặc phân
bổ lãi trả trước tùy thuộc vào phương thức trả lãi. Trong trường hợp phát hành giấy tờ có
giá có chiết khấu hoặc phụ trội thì kế toán tiến hành phân bổ chiết khấu và phụ trội.
- Khi đến hạn: nếu khách hàng tới rút tiền ngân hàng sẽ chi trả và tất toán tài khoản hoặc
sổ tiết kiệm nếu khách hàng không tới rút tiền thì kế toán sẽ chuyển sang một kỳ hạn mới
đối với sổ tiết kiệm, hoặc kế toán sẽ tất toán vào tài khoản phải trả với chứng từ có giá.
Giao dịch Tất toánKhách hàng GD lần đầu
NH tính, trả lãi cho KH
Hạch toán và nhận TG Tất toán TK\ STK
KH rút tiền
NH tính lãi cho KHĐK HSKH
Mở TK/STK
KH gửi/ rút tiền
Đến hạnĐịnh kỳ

KH gửi tiền
Xử lý chuyển kỳ hạn mới
(STK)
Tất toán vào TK phải trả
(CTCG)
KH rút tiền
Tất toán TK/STK
NH tính lãi phải trả, theo
dõi
Hạch toán và nhận TG
Mở TK/ STK
Đk hồ sơ KH
KH nhận lãi, HT
Phân bổ CK,PT(GTCG)
• Hạch toán tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn:
- Khi khách hàng gửi tiết kiệm: căn cứ vào giấy nộp tiền kế toán lập phiếu thu và định
khoản:
Nợ 1011, 1031- TM tại quỹ
Có 423, 424 TGTK bằng VNĐ
- Khi khách hàng rút tiết kiệm bằng tiền mặt: căn cứ vào sổ tiết kiệm, CMND, giấy lĩnh
tiền kế toán lập phiếu chi và định khoản:
Nợ 423, 424 – TGTK bằng VNĐ
Có 1011,1031 – tiền mặt tại quỹ
- Khách hàng yêu cầu thay đổi các kỳ hạn gửi tiền: căn cứ vào sổ tiết kiệm, CMND, giấy
lĩnh tiền, giấy nộp tiền kế toán định khoản:
Nợ 4231, 4241 – TK tiền gửi không kỳ hạn
Có 4232, 4242 – TGTK kỳ hạn
Hoặc ghi:
Nợ 4232, 4242 – TGTK kỳ hạn
Có 4231,4241 – TGTK không kỳ hạn

Sơ đồ 01: hạch toán tiền gửi, tiền tiết kiệm không kỳ hạn
TK 4211/4231 TK801…
NH trả lãi
TK1011
KH gửi tiền TK4211/4231
KH rút tiền
Sơ đồ 02: Hạch toán tiền gửi, tiền tiết kiệm có kỳ hạn
TK4212/4232 TK1011 TK388
Trả lãi trước
KH gửi tiền
TK801
Trả lãi hàng kỳ
TK491
Trả lãi sa
1.2.3 Đi vay
* Hồ sơ vay vốn tại Ngân hàng gồm:
- Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu Ngân hàng)
- Hồ sơ pháp lý doanh nghiệp:
+ Giấy phép thành lập/ Giấy đăng ký kinh doanh/ Giấy phép đầu tư
+ Điều lệ công ty
+Quyết định bổ nhiệm giám đốc
+Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng (nếu có)
+ Giấy chứng nhận đăng ký thuế.
- Báo cáo tài chính của doanh nghiệp (trong vòng 3 năm gần nhất).
- Phương án vay vốn và hồ sơ thuyết minh mục đích sử dụng vốn, bao gồm:
+ Vay vốn bổ sung vốn lưu động, thanh toán tiền hàng trong nước: các hợp đồng
uỷ thác, hoá đơn thanh toán, đơn đặt hàng
+ Tài trợ nhập khẩu: hợp đồng ngoại, thư tín dụng
+Tài trợ xuất khẩu: thư tín dụng xuất khẩu (hợp đồng ngoại), các hợp đồng mua
nguyên liệu, phụ liệu thực hiện việc xuất khẩu

+ Tài trợ đầu tư TSCĐ: dự án đầu tư, kế hoạch trả nợ
+ Tài trợ xây dựng: hợp đồng thi công, hợp đồng xây dựng, các hợp đồng mua vật
tư, thanh toán nhân công thực hiện công trình xây dựng.
- Hồ sơ thế chấp, cầm cố (ngoại trừ cho vay tín chấp):
+Tài sản là bất động sản: hồ sơ nhà gồm các giấy chứng nhận sở hữu tài sản, tờ
khai trước bạ, bản vẽ
+ Máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, hàng hoá:
* Đối với động sản nhà nước quy định phải đăng ký quyền sở hữu: Giấy chứng nhận
quyền sở hữu
* Đối với động sản đơn vị nhập khẩu trực tiếp: hợp đồng ngoại thương, tờ khai hải quan,
bộ chứng từ nhập hàng
* Động sản đơn vị nhập khẩu uỷ thác: hợp đồng uỷ thác hoặc hợp đồng mua bán đính
kèm biên bản thanh lý hợp đồng; hoá đơn tài chính
- Hồ sơ khác theo yêu cầu của Ngân hàng cụ thể.
1.2.4 Phát hành cổ phiếu
- Tổ chức phát hành phải gửi các tài liệu theo quy định cho UBCKNN đồng thời công bố
thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng tối thiểu mười ngày trước khi thực
hiện việc phát hành.
- Sửa đổi, bổ sung hoặc giải trình các vấn đề liên quan đến hồ sơ theo yêu cầu của
UBCKNN (nếu có)
- Sau khi UBCKNN công bố thông tin về việc nhận đầy đủ hồ sơ, công ty được tiến hành
phát hành cho cổ đông hiện hữu.
- Trong thời hạn mười ngày sau khi hoàn thành việc phát hành, tổ chức phát hành phải
báo cáo kết quả phát hành cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.Trường hợp công ty đại
chúng có cổ phiếu niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch
chứng khoán phải đồng thời báo cáo Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch
chứng khoán.
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Tài liệu báo cáo phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, phát hành cổ phiếu thưởng bao
gồm: Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành; Báo

cáo tài chính có kiểm toán gần nhất và tài liệu cần thiết khác chứng minh nguồn
vốn hợp pháp dùng để phát hành thêm cổ phiếu.
+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ
- Thời hạn giải quyết: Không quy định do không quy định kết quả đầu ra
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBCKNN
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện : Ban Quản lý Phát hành Chứng khoán
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Công bố thông tin trên website UBCKNN
- Lệ phí (nếu có):Lệ phí chấp thuận chào bán cổ phiếu ra công chúng (mức lệ phí tính
theo quy mô vốn chào bán):
+Chào bán dưới 50 tỷ: lệ phí 10.000.000đ;
+Chào bán từ 50 tỷ đến dưới 150 tỷ: lệ phí 20.000.000đ;
+Chào bán từ 150 tỷ đến dưới 250 tỷ: lệ phí 35.000.000đ;
+Chào bán từ 250 tỷ trở lên: lệ phí 50.000.000đ
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai(nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục):
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)
+ Phát hành cổ phiếu trả cổ tức: Phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua và có
đủ nguồn thực hiện từ lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính gần nhất có xác
nhận của kiểm toán.
+ Phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu:Phải được Đại hội đồng cổ
đông thông qua và có đủ nguồn thực hiện từ các nguồn sau đây:
+ Quỹ đầu tư phát triển;
+ Quỹ thặng dư vốn (phần vốn công ty cổ phần được hưởng theo chế độ);
Trường hợp thặng dư vốn do chênh lệch giữa giá bán cổ phiếu với mệnh giá cổ
phiếu được phát hành để thực hiện dự án đầu tư thì công ty chỉ được sử dụng để
bổ sung vốn điều lệ sau ba năm kể từ khi dự án đã hoàn thành và đưa vào khai
thác, sử dụng. Trường hợp thặng dư vốn do chênh lệch giữa giá bán với mệnh giá
cổ phiếu phát hành thêm thì công ty chỉ được sử dụng để bổ sung vốn điều lệ sau
một năm kể từ thời điểm kết thúc đợt phát hành.

+Lợi nhuận tích luỹ;
+Quỹ dự trữ khác theo quy định của pháp luật về tài chính, ngân hàng (nếu
có).
Hạch toán
• Phát hành chứng từ có giá theo mệnh giá
− Phản ánh số tiền thu về phát hành chứng chỉ tiền gửi:
Nợ TK thích hợp(1011,1031 ) – số tiền thu về phát hành chứng chỉ tiền gửi
Có TK 431/434 – mệnh giá giấy tờ có giá
− Thanh toán giấy tờ có giá khi tới hạn:
Nợ 431/434 mệnh giá giấy tờ có giá
Có TK thích hợp (1011,1031…)
• Phát hành GTCG có chiết khấu
− Phản ánh số tiền thu về từ phát hành GTCG:
Nợ TK thích hợp (1011.1031…) – Số tiền thu về từ giấy tờ có giá
Nợ TK 432/435 – chiết khấu giấy tờ có giá( số tiền chênh lệch giá bán < mệnh giá)
Có 431/434 mệnh giá CTCG
− Hàng kỳ phân bổ chi phí chiết khấu chứng từ có giá vào chi phí lãi CTCG:
Nợ TK 803 – trả lãi phát hành CTCG
Có TK 432/435 – chiết khấu giấy tờ có giá
− Thanh toán GTCG khi đáo hạn:
Nợ 431/434 mệnh giá GTCG
Có TK thích hợp(1011,1031…)
• Phát hành GTCG có phụ trội
− Phản ánh số tiền phát hành chứng từ có giá
Nợ TK thích hợp(1011,1031) – tiền thu từ phát hành GTCG
Có TK 433/436 phụ trộiGTCG (phần chênh lệch về giá bán > mệnh giá
Có 431/434 mệnh giá GTCG
− Hàng kỳ phân bổ dần phụ trội GTCG để ghi giảm chi phí đi vay từng kỳ
Nợ TK 433/436 – phụ trội giấy tờ có giá ( số phân bổ phụ trội từng kỳ)
Có 803 – trả lãi phát hành

Sơ đồ 03: Phát hành Trái Phiếu theo mệnh giá:
TK 431 TK 101… TK 388
Thu về phát hành Trả lãi trước
Trái phiếu TK 803
Trả lãi hàng kỳ
TK 492
Lãi trả sau
Sơ đồ 04: Phát hành Trái phiếu có phụ trội:
TK 431 TK 101… TK 388
Thu về phát hành Trả lãi trước
Trái phiếu TK 803
Trả lãi hàng kỳ
TK 433
Giá trị phụ trội TK 492
Lãi trả sau
Sơ đồ 05: Phát hành Trái phiếu có chiết khấu:
TK 431 TK 101… TK 388
Thu về phát hành Trả lãi trước
Trái phiếu TK 803
Trả lãi hàng kỳ
TK 433
Giá trị chiết khấu TK 492
Lãi trả sau
1.3 Các văn bản pháp luật có liên quan:
- Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 16 “Chi phí đi vay”
- Quyết định số 1284/2002/QĐ-NHNN ngày 21/11/2002 của Thống đốc NHNN về “quy
chế mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tại ngân hàng”
- Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13/09/2004 và 47/2006/QĐ-NHNN ngày
25/09/2006 của Thống đốc NHNN về “Quy chế tiền gửi tiết kiệm”
- Quyết định số 07/2008/QĐ-NHNN ngày 24/03/2008 và TT16/2009/TT-NHNN của

thống đốc NHNN về “Quy chế phát hành GTCG trong nước của TCTD.
1.4 Các ví dụ
Ví dụ 1: Ngày 15/08/200x, ông Lê Minh đến NH mở tài khoản tiền gửi 200 triệu đồng
bằng tiền mặt, kỳ hạn 3 tháng, lãi suất 0,95%, lĩnh lãi đầu kỳ.Yêu cầu xử lý và hạch toán
lãi? Biết kế toán phân bổ lãi vào ngày cuối tháng.
Giải: (đvt: đồng)
Ông Lê Minh đến NH mở tài khoản tiền gửi 200 triệu đồng bằng tiền mặt:
Nợ TK 1011: 200.000.000
Có TK 4212. 3T.LM: 200.000.000
Ngày 15/08/200x, chi trả lãi đầu kỳ (lãi trả trước) bằng tiền mặt trong 92 ngày từ
15/08/200x đến 15/11/200x: 92 ngày x 200.000.000 x 0,95%/30 = 5.826.666
Nợ TK 388: 5.826.666
Có TK 1011: 5.826.666
Ngày 31/08/200x, NH phân bổ lãi: 16 ngày x 200.000.000 x 0,95%/30 = 1.013.333
Nợ TK 801: 1.013.333
Có TK 388: 1.013.333
Ngày 30/09/200x, NH phân bổ lãi: 30 ngày x 200.000.000 x 0,95%/30 = 1.900.000
Nợ TK 801: 1.900.000
Có TK 388: 1.900.000
Ngày 31/10/200x, NH phân bổ lãi: 31 ngày x 200.000.000 x 0,95%/30 = 1.963.333
Nợ TK 801: 1.963.333
Có TK 388: 1.963.333
Ngày 15/11/200x, NH phân bổ lãi: 15 ngày x 200.000.000 x 0,95%/30 = 950.000
Nợ TK 801: 950.000
Có TK 388: 950.000
Ví dụ 2: Ngày 15/08/200x, ông Lê Minh đến NH mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm không
kỳ hạn 200 triệu đồng bằng tiền mặt, lãi suất 0,95%, lĩnh lãi cuối kỳ.Yêu cầu xử lý và
hạch toán lãi? Biết kế toán phân bổ lãi vào ngày cuối tháng.
Giải: (đvt: đồng)
ông Lê Minh đến NH mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm 200 triệu đồng bằng tiền mặt:

Nợ TK 1011: 200.000.000
Có TK 4231.LM: 200.000.000
Ngày 31/08/200x, NH dự chi lãi: 16 ngày x 200.000.000 x 0,95%/30 = 1.013.333
Nợ TK 801: 1.013.333
Có TK 4913: 1.013.333
Ngày 30/09/200x, NH dự chi lãi: 30 ngày x 200.000.000 x 0,95%/30 = 1.900.000
Nợ TK 801: 1.900.000
Có TK 4913: 1.900.000
Ngày 31/10/200x, NH dự chi lãi: 31 ngày x 200.000.000 x 0,95%/30 = 1.963.333
Nợ TK 801: 1.963.333
Có TK 4913: 1.963.333
Ngày 15/11/200x, NH dự chi lãi: 15 ngày x 200.000.000 x 0,95%/30 = 950.000, đồng
thời trả lãi vào tài khoản cho khách hàng:
Nợ TK 801: 950.000
Nợ TK 4913: 4.876.666
Có TK 4231.LM: 5.826.666
Ví dụ 3: Ngày 1/11/2008, NH phát hành trái phiếu có chiết khấu như sau:
Mệnh giá một trái phiếu là 500.000 đồng, thời hạn 2 năm, lãi suất 4.5%/6 tháng, 6 tháng
lĩnh lãi một lần; số tiền chiết khấu 2.000 đồng/ trái phiếu. Số trái phiếu NH tự phát hành
thu bằng tiền mặt là 1000 trái phiếu. NH phát hành qua NHTM khác làm đại lý là 5.000
trái phiếu, hoa hồng trả cho đại lý là 500 đồng/trái phiếu và đã được NHTM đại lý
chuyển qua tài khoản tiền gửi tại NHNN
Xử lý và định khoản nghiệp vụ trên
Giải: (đvt: triệu đồng)
- Đối với số trái phiếu tự phát hành:
Nợ TK 1011: 498 triệu đồng
Nợ TK 432: 2 triệu đồng
Có TK 431: 500 triệu đồng
- Đối với số trái phiếu phát hành qua NHTM khác:
Nợ TK 1113: 2490 triệu đồng

Nợ TK 432: 10 triệu đồng
Nợ TK 809: 2,5 triệu đồng
Có TK 1311: 2,5 triệu đồng
Có TK 431: 2500 triệu đồng
- Hàng tháng:
+Nợ TK 803: 500 nghìn đồng
Có TK 432: 500 nghìn đồng
+Nợ TK 803: 22,5 triệu đồng
Có TK 492: 22,5 triệu đồng
Ngày 01/01/2010, NHTM cổ phần ACB muốn tăng vố điều lệ nên phát hành cổ phiếu
cho các cổ đông thu bằng tiền mặt 1.000 cổ phiếu với mệnh giá 100.000 đồng/ cổ phiếu,
giá bán 110.000 đồng/ cổ phiếu. Sau đó, ngày 10/01/2010, NH nhận được văn bản của
cấp có thẩm quyền công nhận mức vốn điều lệ mới là 100 triệu đồng.
Giải: (ĐVT: triệu đồng)
Ngày 01/01/2010, NHTM cổ phần ACB hạch toán:
Nợ TK 1011: 100
Có TK 4599: 100
Ngày 10/01/2010, Khi nhận được văn bản của cấp có thẩm quyền công nhận mức vốn
điều lệ mới, kế toán ghi:
+Nếu giá phát hành > mệnh giá CP
Nợ TK 4599 : 100
Có TK 601: 100
Có TK 603: 10
PHẦN II: KẾ TOÁN TÍN DỤNG
2.1 Các khái niệm
Tín dụng ngân hàng là giao dịch tài sản giữa Ngân hàng (TCTD) với bên đi vay
(là các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nền kinh tế) trong đó Ngân hàng (TCTD) chuyển
giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, và bên
đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả vốn gốc và lãi cho Ngân hàng (TCTD) khi
đến hạn thanh toán.

Tín dụng là nghiệp vụ có vị trí rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mỗi
ngân hàng thương mại, đồng thời đó cũng là nghiệp vụ có qui trình kỹ thuật rất phong
phú, phức tạp đòi hỏi nhà quản trị ngân hàng cũng như kế toán tín dụng phải nắm vững
nghiệp vụ này để làm tốt công tác quản trị và kế toán. Sau đây là một số nội dung cần chú
ý trong nghiệp vụ tín dụng đứng trên góc độ kế toán và quản trị
2.1.1 Cho vay luân chuyển
Cho vay luân chuyển (Hạn mức tính dụng thường xuyên) thực ra cũng là một
phương thức cho vay hạn mức tuy nhiên đối với cho vay luân chuyển thì doanh thu bán
hàng của khách hàng (doanh nghiệp) phải nộp vào tài khoản (ghi Có) theo định kỳ hoặc
theo thực tế. Khi nhận nợ khách hàng phải xuất trình những hóa đơn hoặc chứng từ
thanh toán làm cơ sở Ngân hàng hạch toán Nợ cho khách hàng.
Đặc điểm:
- Phát tiền vay: Ghi nợ vào tài khoản cho vay luân chuyển và ghi có vào tài khoản
tiền gửi hoặc chuyển trả cho nhà cung cấp.
- Thu nợ: Theo tài khỏn cho vay luân chuyển, nghĩa là toàn bộ tiền thu bán hàng,
tiền thu dịch vụ của khách hàng được dùng ưu tiên để trả nợ vay.
- Thu lãi: Cuối mỗi tháng Ngân hàng sẽ tính lãi theo phương pháp tích số.
 Áp dụng cho các khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên được Ngân hàng tín
nhiệm. Thường khi cho vay loại này, Ngân hàng không yêu cầu đảm bảo tín dụng.
2.1.2 Cho vay bao thanh toán
Là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua
việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá đã được bên bán
hàng và bên mua hàng thoả thuận trong hợp đồng mua, bán hàng.
Về cơ bản, bao thanh toán là hình thức cho vay ngắn hạn, trong đó người cho vay được
đảm bảo bằng cách nắm giữ quyền được đòi khoản phải thu của người đi vay.
2.1.3 Cho vay bão lãnh
Bảo lãnh Ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh)
với bên có quyền (bên nhậnbảo lãnh)về việc thực hiện hiện nghĩa vụ tài chính thay cho
khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiệnđúng nghĩa vụ đã thoả
thuận với bên nhận bảo lãnh, khách hàng phải nhận nợ và trả nợ cho tổ chức tín dụng số

tiền đã được trả thay.
Phân loại:
• Bão lãnh vay vốn
• Bảo lãnh thanh toán
• Bảo lãnh dự thầu
• Cam kết thanh toán thư tín dụng (L/C),
2.1.4 Cho thuê tài chính
Cho thuê tài chính thực chất là hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng.
Trong đó, theo đơn đặt hàng của khách hàng, ngân hàng sẽ mua và cho thuê lại Tài Sản
như: máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của
khách hàng. Trong suốt thời gian thuê, ngân hàng vẫn là chủ sở hữu tài sản và khách
hàng có nghĩa vụ thanh toán tiền thuê cho ngân hàng theo hợp đồng đã ký giữa 2 bên.
Cuối hợp đồng thanh toán khách hàng có thể mua lại Tài Sản theo giá thỏa thuận tại hợp
đồng thuê.
2.2 Các quy trình
2.2.1 Quy trình cho vay luân chuyển
 Khi giải ngân cho khách hàng:
TK thanh toán thích hợp TK nợ tiêu chuẩn
Số tiền giải ngân
Nợ TK thích hợp ( 1011, 1031, )
Có TK “Nợ tiêu chuẩn”
+ Nếu KH có tài sản đảm bảo (TSĐB): hạch toán nhận TSĐB
Nhập 9940: TSĐB
 Ngân hàng hạch toán lãi phải thu:
TK Thu nhập lãi – 702 TK lãi phải thu - 394
Nợ TK 702 “Thu nhập lãi”
Có TK 394 “Lãi phải thu”
 Khi Ngân hàng thu nợ
- Khách hàng trả đày đủ nợ đúng hạn
TK nợ đủ tiêu chuẩn của KH TK TM, TG, TTV

Số tiền giải ngân
(1)
(6)
(2) (4) (5) (7) (8)(11) (3) (9) (10)
Người bán
(Khách hàng)
Đơn vị bao thanh toán
Người mua
(Con nợ)
Thu nợ gốc
TK Lãi phải thu - 394
Tiền lãi đã dự thu
TK Thu nhập lãi - 702
Tiền lãi thực thu
- Trường hợp KH không trả nợ đúng hạn và không được cơ cấu lại nợ vay, NH xử
lý chuyển nợ.
TK nợ đủ tiêu chuẩn của KH TK Nợ N2  N5
Chuyển nợ
(Toàn bộ dư nợ)
TK Lãi phải thu - 394 TK Chi phí - 809
Thoái thu
lãi phải thu

 Khi khoản vay đến hạn
NH thu toàn bộ dư nợ và lãi còn lại
+ Nếu KH trả đầy đủ nợ gốc và lãi  Giải chấp TSĐB
+ Nếu KH không trả đầy đủ nợ gốc hoặc và lãi không được cơ cấu lại nợ NH xử
lý chuyển nợ thích hợp theo quy định.
2.2.2 Quy trình cho vay Bao thanh toán
Qui trình 1: Hệ thống một đơn vị bao thanh toán chủ yếu được sử dụng trong bao

thanh toán trong nước
Nhập TK Lãi chưa thu 9410/9420
Chú thích:
(1) Hợp đồng mua bán
(2) Yêu cầu tín dụng
(3) Thẩm định tín dụng
(4) Trả lãi tín dụng
(5) Kí hợp đồng bao thanh toán
(6) Giao hàng
(7) Chuyển nhượng hóa đơn
(8) Thanh toán trước
(9) Thu nợ khi đến hạn
(10) Thanh toán
(11) Thanh toán ứng trước
Mô tả quy trình:
Quá trình thực hiện hệ thống bao thanh toán theo hệ thống một đơn vị bao thanh toán:
(1) Người bán và người mua tiến hành thương lượng trên hợp đồng mua bán
hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
(2) Người bán đề nghị đơn vị bao thanh toán tài trợ với tài sản đảm bảo
chính là khoản thu trong tương lai từ hợp đồng mua bán hàng hóa, cung
cấp dịch vụ.
(3) Đơn vị bao thanh toán tiến hành thẩm định khả năng thanh toán tiền hàng
của người mua.
(4) Nếu xét thấy có thể thu được tiền hàng từ người mua theo đúng hạn hượp
đồng mua bán, đơn vị thanh toán sẽ thông báo tài trợ cho bên bán.
(5) Đơn vị thanh toán và người bán thỏa thuận, kí kết hợp đồng bao thanh
toán.
(6) Người bán giao hàng cho người mua theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng
mua bán hàng hóa.
(7) Người bán chuyển giao bản kê kèm bản gốc (hoặc bản sao của cơ quan có

thẩm quyền) hợp đòng mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ và các giầy tờ
khác liên quan đến các khoản phải thu cho đơn vị bao thanh toán.
(8) Đơn vị bao thanh toán ứng trước một phần tiền cho người bán theo thỏa
thuận trong hợp đồng bao thanh toán.
(9) Khi đến hạn, đơn vị bao thanh toán tiến hành thu hồi nợ từ người mua.
(10) Người mua thanh toán tiền hàng cho đơn vị bao tahnh toán.
(11) Sau khi đã thu hồi tiền hàng từ phía người mua, đơn bao thanh toán thanh
toán nốt tiền chuyển nhượng khoản phải thu cho người bán.
(1)
(7)
(2) (5) (6) (8) (9) (13) (4) (10) (11)
(3)
(5)
(8)
(12)
Người Xuất Khẩu
(Người bán)
Đơn vị bao thanh toán Xuất Khẩu
Người Nhập Khẩu
(Người mua)
Đơn vị bao thanh toán Nhập Khẩu
Qui trình 2: Hệ thống hai đơn vị bao thanh toánthường được sử dung trong bao thanh
toán Quốc tế
Chú thích:
(1) Hợp đồng bán hàng (2) Yêu cầu tín dụng
(3) Yêu cầu tín dụng (4) Thẩm định tín dụng
(5) Trả lãi tín dụng (6) Kí hợp đồng bao thanh toán
(7) Giao hàng (8) Chuyển nhượng hóa đơn
(9) Thanh toán trước (10) Thu nợ khi đến hạn
(11) Thanh toán. (12) Thanh toán, báo cáo chuyển tiền

(13) Thanh toán ứng trước
Mô tả quy trình:
Quá trình thực hiện hệ thống bao thanh toán theo hệ thống hai đơn vị bao thanh toán:
(1) Người bán và người mua tiến hành thương lượng trên hợp đồng mua bán
hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
(2) Người bán đề nghị đơn vị bao thanh toán Xuất khẩu tài trợ với tài sản
đảm bảo chính là khoản thu trong tương lai từ hợp đồng mua bán hàng
hóa, cung cấp dịch vụ.
(3) Đơn vị bao thanh toán Xuất khẩu đè nghị đơn vị bao thanh toán Nhập
khẩu cùng thực hiện hợp đồng bao thanh toán.
(4) Đơn vị bao thanh toán Nhập khẩu tiến hành phân tích thẩm định các
khoản phải thu, tình hình hoạt động và khả năng tài chính của bên mua
hàng.
(5) Đơn vị bao thanh toán Nhập khẩu đồng ý tham gia giao dịch thanh toán
với bên đơn vị bao thanh toán Xuất khẩu. Đơn vị bao thanh toán Xuất
khẩu chấp nhận tài trợ cho người bán.
(2) HĐMB, HĐTCXD
Bên được
bảo lãnh
Bên bảo lãnh
(Ngân hàng)
Bên thụ hưởng
bảo lãnh
(3)THƯ BẢO LÃNHĐƠN XIN PHÁT HÀNHBẢO LÃNH
(6) Đơn vị thanh toán Xuất khẩu và người bán thỏa thuận, kí kết hợp đồng
bao thanh toán.
(7) Người bán giao hàng cho người mua theo đúng thỏa thuận trong hợp
đồng mua bán hàng hóa.
(8) Người bán chuyển giao bản kê kèm bản gốc hợp đồng mua bán hàng hóa,
cung cấp dịch vụ và các giầy tờ khác liên quan đến các khoản phải thu

cho đơn vị bao thanh toán Xuất khẩu.Đơn vị bao thanh toán Xuất khẩu sẽ
tiếp tục chyển nhượng các chứng từ trên cho đơn vị bao thanh toán Nhập
khẩu.
(9) Đơn vị bao thanh toán Xuất khẩuchuyển tiền ứng trước một phần tiền cho
người bán theo thỏa thuận trong hợp đồng bao thanh toán.
(10) Khi đến hạn, đơn vị bao thanh toán Nhập khẩu tiến hành thu hồi nợ từ
người mua.
(11) Người mua thanh toán tiền hàng cho đơn vị bao thanh toán Nhập khẩu.
(12) Đơn vị bao thanh toán Nhập khẩu trích trừ phí và lãi (nếu có) rồi chuyển
số tiền còn lại cho đơn vị bao thanh toán Xuất khẩu.
(13) Đơn vị bao thanh toán Xuất khẩutrích trừ phí và chuyển số tiền còn
lạicho người bán.
2.2.3 Quy trình cho vay bảo lãnh
Ghi chú:
Đơn xin phát hành bảo lãnh: Hợp đồng giữa bên được bảo lãnh và bên
bảo lãnh (Ngân hàng).
Hợp đồng mua bán (HĐMB), hợp đồng đấu thầu (HDĐT): Hợp đồng giữa
bên được bảo lãnh và bên thụ hưởng bảo lãnh.
Thư bão lãnh: là hợp đồng giữa bên bảo lãnh và bên thụ hưởng bảo lãnh.
Phương pháp hạch toán
Tại thời điểm cam kết bảo lãnh với khách hàng (KH):
 Nhập TK 921, 922, “Cam kết bảo lãnh”: Số tiền cam kết bảo lãnh
 Nhập TK944 “Tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng”: nếu có
 Nhận tiền kí quỹ của khách hàng (nếu có)
Nợ TK thích hợp ( 1011, 1031, ): Số tiền kí quỹ của khách hàng
Có TK 4274, 4284 “Ký quỹ bảo lãnh”
TK Ký quỹ - 4274/4284 TK thích hợp ( 1011, 1031 )
Số tiền ký quỹ
 Thu phí bảo lãnh
Nợ TK thích hợp ( 1011, 1031, )

Có TK 712 “Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh”
Có TK 4531 “Thuế GTGT phải nộp”
Khi kết thúc hợp đồng:
 Trường hợp không phải trả thay khách hàng
Xuất TK 921 “Cam kết bảo lãnh khách hàng”
Xuất TK 944 “Tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng”
 Trường hợp phải trả thay khách hàng
+ Trả thay cho khách hàng 100%
TK thanh toán thích hợp TK trả thay KH
Số tiền Ngân hàng
trả thay
Nợ TK 241/242 (các khoản trả thay KH bằng VNĐ/Ngoại tệ)
Có TK thích hợp ( 1011, 1031, )
+ Trả thay cho khách hàng một phần
TK thanh toán thích hợp TK kí quỹ, tiền gửi của KH
Tiền kí quỹ,
Tiền gửi của KH
TK trả thay KH
Số tiền Ngân hàng trả thay
Nợ TK 241/242 (các khoản trả thay KH bằng VNĐ/Ngoại tệ)
HỢP ĐỒNG MUA TÀI SẢN
NHÀ SẢN XUẤT (NGƯỜI CUNG CẤP)
CHỌN TÀI SẢN
GIAO TÀI SẢN
BẢO TRÌ VÀ PHỤ TÙNG THAY THẾ
THANH TOÁN TIỀN BẢO DƯỠNG
NGƯỜI THUÊ (KHÁCH HÀNG)
NGƯỜI CHO THUÊ ( CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH)
QUYỀN SỞ HỬU
THANH TOÁN TIỀN MUA TÀI SẢN

TRẢ TIỀN THUÊ TÀI SẢNQUYỀN SỬ DỤNG TÀI SẢNHỢP ĐỒNG THUÊ TÀI CHÍNH
Có TK 4274, 4284 (Ký quỹ bảo lãnh)
Có TK thích hợp ( 1011, 1031, )
Đồng thời xuất TK 921, 922 “Cam kết bảo lãnh”
2.2.4 Quy trình cho thuê tài chính
2.3 Các văn bản có liên quan
2.3.1 Các văn bản Luật về hoạt động cho vay luân chuyển
- Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước Về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách
hàng;
- Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước số 127/2005/QĐ – NHNN ngày
03/02/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số Qui chế chế cho vay của tổ chức tín
dụng đối với khách hàng kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày
31/12/2001;
- Quyết định số 378/2005/QĐ-NHNNngày 31/05/2005 về việc sửa đổi, bổ sung
Khoản 6, Điều 1 của Quyết định số 127/2005/QĐ – NHNN ngày 03/02/2005.
2.3.2 Các văn bản Luật về nghiệp vụ Bảo lãnh
- Quyết định số 196/QĐ-NH14 ngày 16 tháng 9 năm 1994 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước về Quy chế về nghiệp vụ bảo lãnh của các ngân hàng;
- Thông tư số 28/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về
bảo lãnh ngân hàng có hiệu lực áp dụng từ ngày 02/12/2012.
2.3.3 Các văn bản Luật về hoạt động Bao thanh toán
- Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNNngày 06 tháng 9 năm 2004 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước về Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín
dụng;
- Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16 tháng 10 năm 2008 của Ngân hàng
Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế hoạt động bao thanh
toán của các Tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-
NHNN ngày 06/9/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
- Văn bản số 991/NHNN-TTGSNH, ngày 19/02/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt

Nam hướng dẫn các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện
hoạt động bao thanh toán quy định tại Quy chế hoạt động bao thanh toán.
2.3.4 Các văn bản Luật về hoạt động cho thuê Tài Chính:
- Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02/05/2001 ủa Chính phủ về tổ chức và hoạt
động của công ty cho thuê tài chính và đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi
Nghị định số 65/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 và Nghị định số 95/2008/NĐ-CP
ngày 25/8/2008 của Chính phủ;
- Thông tư số 03/2005/TT-NHNN ngày 25/5/2005 hướng dẫn các công ty cho thuê
tài chính thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn đối với hoạt
động cho thuê tài chính;
- Công văn số 1358/NHNN-CSTT ngày 25/11/2004 về việc giảm tiền lãi thuê tài
chính;
- Công văn số 18/NHNN-CSTT ngày 7/01/2003 về việc hướng dẫn giao dịch cho
thuê tài chính được thực hiện bằng ngoại tệ.
- Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước Về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách
hàng.
2.4 Các ví dụ
Nghiệp vụ cho vay luân chuyển:
Tại ngân hàng Sacombank, doanh nghiệp Hồng Phát có hạn mức tín dụng trong
quý 3/N là 500tr. Trong quý có các nghiệp vụ:
o Ngày 7/7/N : DN rút tiền vay 150tr bằng tiền mặt
o Ngày 15/7/N : DN rút thêm 100tr bằng chuyển khoản
o Ngày 31/7/N DN trả hết nợ gốc và lãi cho NH
Biết lãi suất cho vay là 1,8%/tháng
Giải:
o Ngày 7/7/N:
Nợ TK 2111.HP : 150.000.000
Có TK 1011: 150.000.000
o Ngày 15/7/N:

Nợ TK 2111.HP : 100.000.000
Có TK 4211.HP: 100.000.000
o Ngày 31/7/N:
Tiền lãi của khoản vay:
(150.000.000 *24 + 100.000.000 *16) *1,8%/30 =3.120.000
Nợ TK 4211.HP: 253.120.000
Có TK 2111.HP: 250.000.000
Có TK 702: 3.120.000

×