Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

nghiên cứu chiết tách, xác định thành phần hóa học trong dịch chiết lá ngải cứu ở quận cẩm lệ, thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 50 trang )

1




ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA HÓA
  





Nghiên cứu chiết tách, xác định thành phần hóa học
trong dịch chiết lá ngải cứu ở quận Cẩm Lệ,
thành phố Đà Nẵng







KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC





GVHD: Th.S Trần Đức Mạnh


SVTH: Lê Thị Kim Hậu
Lớp: 08CHD
2




MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong nhiều thế kỷ liên tục, kiến thức về cây thuốc đã từng bước được thu
thập và đúc kết thành quy luật ứng dụng. Bất cứ quốc gia nào, từ Đông sang Tây,
đều có niềm tự hào riêng về kinh nghiệm áp dụng dược liệu thiên nhiên. Cây thuốc,
dù là rễ nhân sâm hay lá ngải cứu, không biết từ lúc nào, đã là một phần không thể
tách rời trong cuộc sống của con người.
Từ hai thập niên gần đây, dược phẩm với hoạt chất từ nguồn dược liệu thiên
nhiên bất ngờ trở thành đề tài nghiên cứu hàng đầu của các nhà khoa học trong kỹ
nghệ làm thuốc. Bởi dược phẩm từ dược thảo không những an toàn mà còn cống
hiến tác dụng cộng hưởng của nhiều hoạt chất sinh học trong thành phần của cây
thuốc. Ngay cả khi phối hợp nhiều cây thuốc trong một chế phẩm thì tính chất
tương tác giữa các vị thuốc kế thừa từ kinh nghiệm dân gian vẫn dễ kiểm soát hơn
phản ứng khó lường giữa nhiều loại hóa chất tổng hợp trong cơ thể con người.
Việt Nam ta được thiên nhiên ưu ái ban tặng một thảm thực vật phong phú,
đa dạng bao gồm nhiều cây thuốc quý với đầy đủ chủng loại và số lượng lớn. Đã là
người dân Việt Nam, chắc hẳn ai cũng biết đến cây ngải cứu. Nghiên cứu từ các tài
liệu nước ngoài cho thấy lá ngải cứu có chứa một số hợp chất có hoạt tính sinh học
như Aesculetine (6,7-dihydroxycoumarin), Scopoletine (7-hydroxy-6-
methoxycoumarin), Jaceosidine (4,5,7-trihydroxy-3,6-dimethoxyflavone),
Eupafoline (6-methoxy-5,7,3’,4’-tetrahydroxyflavone), Leuteolin (3’,4’,5,7-
tetrahydroxyflavone), Apigenin (4’,5,7-trihydroxyflavone), Tricine (5,7,4’-trioxy-

3’,5’-dimethoxylflavone),… Các chất này có khả năng ức chế rất tốt sự tăng trưởng
của các tế bào ung thư vú và ung thư cổ tử cung, kháng khuẩn, kháng viêm. Ngoài
ra, các thành phần trong lá ngải cứu còn được sử dụng để chữa kinh nguyệt không
đều, khí hư, động thai, băng huyết, đau bụng, đau dây thần kinh, thấp khớp, dưỡng
da, trị mụn,….
Tại Việt Nam cũng đã có các công trình nghiên cứu như “Khảo sát thành
phần hóa học cây ngải cứu (Artemisia vulgaris L.)” (Nguyễn Thị Thảo Ly,
10




- Trị mụn, mẩn ngứa:
 Lấy lá ngải cứu tươi giã nát, đắp lên mặt, làm liên tục như vậy một thời gian
sẽ có làn da trắng sáng hồng. Với trẻ em thường hay bị rôm sảy thì lấy lá ngải cứu
xay nát rồi lọc lấy nước cho trẻ tắm.
- Đau thần kinh tọa, nhức buốt khớp xương, đau đầu hoa mắt:
 Lấy ngải cứu rửa sạch, giã nát, thêm mật ong, vắt lấy nước uống.
- Cảm cúm, ho, đau cổ họng, đau đầu, đau dây thần kinh: Lấy ngải cứu, lá
khuynh diệp, lá bưởi (hoặc quýt) nấu với nước. Uống mỗi lúc khát, liên tục trong 3
– 5 ngày.
1.3.2. Các nghiên cứu dược học về ngải cứu [1], [5], [7], [13], [14]
Từ xa xưa, nhân dân các nước vùng Đông Nam Á cũng như Trung Quốc,
Nhật Bản đã biết dùng lá ngải cứu để điều trị một số bệnh.
Ngày nay, các nhà khoa học cũng tiến hành nghiên cứu và phát hiện thêm
một số đặc tính quý báu nữa.
- Làm tăng cơ bắp và tăng cường sức khỏe: trong thành phần ngải cứu có chứa
glucose, absinthine, tannin, axit malic, azulene và cadinene.
- Giúp tăng sức lực mạnh mẽ, sát khuẩn, trị tiêu chảy, hạ sốt, điều hòa kinh
nguyệt hữu hiệu bởi trong thành phần ngải cứu chứa vitamin B

6
và vitamin C.
- Ngải cứu còn được biết đến là một loại thuốc thảo mộc rất tốt cho sự tiêu hóa
vì nó quản lý tăng tiết mật, tăng cường khả năng giải độc của gan.
- Ngải cứu cũng là liều thuốc tốt giúp phòng chống bệnh dạ dày: các chất đắng
như santonin (lacton của axit santoninic) và các thành phần tinh dầu dễ bay hơi
trong ngải cứu khi tiết qua dạ dày sẽ trở thành một chất kháng viêm dạ dày hiệu quả
và cũng là liều thuốc chống giun sán. Theo nghiên cứu, nếu có giun trong đường
ruột, có thể sử dụng ngải cứu liên tục trong 9 ngày để loại bỏ giun.
- Được sử dụng như thuốc nhuận tràng, tăng việc đi tiểu nhiều, giải thoát nhiệt
ra khỏi cơ thể.
- Giúp vết sẹo nhanh liền, chữa lành các vết thương, trị mụn, mẩn ngứa: Ngải
cứu có khả năng kháng histamin cũng như các chứng viêm. Dùng lá ngải cứu tươi
giã nát, đắp lên chỗ cần điều trị sẽ có làn da trắng sáng, hồng hào.
11




- Ngoài ra, nghiên cứu gần đây cho thấy ngải cứu có khả năng giúp điều trị
bệnh trĩ và viêm âm đạo.
- Ngải cứu được coi là tốt cho sức khỏe nhưng nếu dùng quá nhiều cũng có thể
gây ra ngộ độc. Độc tính của ngải cứu khi dùng quá liều là làm cho thần kinh trung
ương bị hưng phấn quá mức, dẫn tới chân tay run giật, sau đó cục bộ hoặc toàn thân
co giật. Sau vài lần có thể dẫn đến co cứng, thậm chí tê liệt. Kiểm tra bằng kính
hiển vi có thể phát hiện các tổn thương ở tế bào não. Sau khi khỏi bệnh, vẫn thường
để lại những di chứng như hay quên, ảo giác, viêm thần kinh,…
1.3.3. Dược tính lá ngải cứu [2], [8], [9], [15], [16], [17]
- Trên thế giới, một nghiên cứu đã phân lập được trong lá ngải cứu hơn hai
mươi flavonoid được biết đến, nhiều nhất là Jaceosidine, Leuteolin, Quercetin và

Eupafoline. Các chất này là những flavonoid có hoạt tính mạnh, có tác dụng chống
viêm, làm giảm sự tăng sinh các tế bào gây chết. Chúng có tác dụng hiệp đồng với
thuốc hóa dược trị ung thư tiazofurin trên các tế bào ung thư biểu mô buồng trứng
của người. Có thể dùng liều tiazofurin thấp hơn trong liệu pháp kết hợp, do đó làm
giảm các tác dụng không mong muốn. Bốn flavonoid này cũng làm tăng tác dụng
của thuốc hóa dược trị ung thư carboxytriazol trên tế bào ung thư biểu mô vú người
và làm tăng hoạt tính chống tăng sinh các tế bào gây hại của thuốc hóa dược
busulfan.
- Giảm thiếu máu: các chất chiết xuất từ lá ngải cứu ức chế sự tạo thành cụm
tế bào bạch cầu, cải thiện lưu lượng máu một cách đáng kể.
- Chống bệnh giun xoắn: bệnh giun xoắn có thể gây ra tiêu chảy, sốt, phù
quanh hốc mắt và viêm cơ ở người. Nghiên cứu về các chất chiết xuất của methanol
với lá ngải cứu cho thấy tỷ lệ ấu trùng đã giảm một lượng lớn trong hệ thống đường
ruột người.
- Chống tăng huyết áp: huyết áp cao là một trong những nguyên nhân dẫn đến
chứng xơ vữa động mạch, khiến gia tăng nguy cơ bị đau tim và đột quỵ. Nghiên cứu
cho thấy các chất chiết xuất của nước và cloroform với lá ngải cứu có khả năng
chống tăng huyết áp nhưng không đáng kể.
12




- Tác dụng chống oxy hóa: trong ngải cứu chứa nhiều loại chất chống oxy hóa
như glutathione (chất chống oxy hóa mạnh nhất), vitamin C, superoxide dismutase;
các chất này ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình oxy hóa các chất khác bằng cách
khử đi các gốc tự do, kìm hãm quá trình oxy hóa. Kết quả cho thấy ngải cứu là một
nguồn tiềm năng của chất chống oxy hóa tự nhiên.
- Tác dụng chống co giật: trong một nghiên cứu dịch chiết từ lá và thân ngải
cứu với nước cho thấy các chất chiết xuất này giúp trì hoãn việc khởi phát các cơn

động kinh và giảm tỷ lệ tử vong.
- Tác dụng chống co thắt phế quản: lá ngải cứu có tác dụng diệu kỳ trong việc
điều trị rối loạn đường hô hấp, ho cũng như hen suyễn.
- Tác dụng hỗ trợ miễn dịch và giúp cân bằng các hormone: trong cơ thể, các
hợp chất indole có tác động tích cực đến sức khỏe tế bào, thúc đẩy các tế bào khỏe
mạnh, giúp ngăn ngừa ung thư (Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại
học Vanderbilt – Hoa Kỳ, thanhnienonline.com, 02/05/2012).
- Tác dụng sát trùng: các thành phần tinh dầu như: 1,8 – cineole, thuyone,
sabinene, khi bay hơi sẽ tạo cảm giác mát mắt, có tính sát trùng nhẹ. Tuy nhiên, vì
tinh dầu có chứa hàm lượng đáng kể của thuyone, nếu dùng quá liều có thể dẫn tới
ngộ độc cấp, gây cảm giác quầng nhiều màu sắc, nhìn mờ, lú lẫn, giảm cảm giác và
hoang tưởng.
1.3.4. Thu hái chế biến [7]
- Thu hái lá vào hai mùa xuân, hạ (thường hái vào dịp Tết Đoan ngọ, mồng 5
tháng 5 âm lịch). Khi hoa chưa nở, lá đang tươi tốt, cắt lấy lá đem phơi khô trong
râm thì được ngải diệp.
- Loại lá ngải khô, mặt dưới màu vàng trắng tro; lá có nhiều lông nhung, mùi
thơm đậm, không lẫn cành già, không lẫn tạp chất, không mốc vụn là tốt. Lá ngải
phải là toàn lá hoặc chỉ lẫn ít cành non, nhỏ, đường kính dưới 2 mm. Theo kinh
nghiệm nhân dân, lá ngải cứu càng để lâu càng tốt.



13




1.3.5. Một số chế phẩm có chiết xuất từ ngải cứu [20]






























Hình 1.5. Dược phẩm hỗ trợ bổ huyết, điều kinh
Hình 1.6. Mặt nạ dưỡng da

14




1.3.6. Các món ăn bổ dưỡng chế biến cùng lá ngải cứu [19]


Công dụng: chữa các bệnh của phụ nữ
(kinh nguyệt không đều, khí hư, đau bụng do
lạnh, )






Công dụng: giúp lưu thông máu lên
não, trị bệnh đau đầu.






Công dụng: bồi bổ sức khỏe, hoạt
huyết, giúp xương cốt dẻo dai.




-


Công dụng: chữa động thai, giảm đau
thấp khớp.
Hình 1.7. Canh cá rô ngải cứu
Hình 1.8. Trứng gà cuộn ngải cứu
Hình 1.9. Gà tần ngải cứu
Hình 1.10. Cháo gà ngải cứu
15




1.3.7. Một số cây thuốc khác thuộc họ Cúc (Asteraceae) [8], [11], [12]
1.3.7.1. Ké đầu ngựa (Xanthium strumarium Lin.)
- Đặc điểm: cây ké đầu ngựa mọc hoang ở nhiều
nơi, tên Hán là Thương nhĩ tử. Loại cho quả to bằng
ngón chân cái gọi là ké ông mới thật tốt.
- Thành phần hóa học: có nhiều iod và vitamin C
(đặc biệt trong lá chứa 47 mg/100g lá). Quả non có nhiều
glucoza, sintosterol. Trong các phần trên mặt đất của cây
ké chứa hỗn hợp alcaloid được coi là độc tố. Hạt có một
chất gây độc cho gia súc, trong đó có hydroquinon,
cholin và một chất thứ ba độc hơn chưa xác định được.
- Công dụng: chữa các bệnh ngoài da (mụn nhọt,
chốc lở, tổ đỉa, mày đay, phong), viêm xoang mũi, thấp khớp, bướu cổ đơn thuần,
bệnh ung thư (ung thư mũi, ung thư não).
1.3.7.2. Sài đất (Wedelia calendulacea Les.)
- Đặc điểm: là một loài cỏ sống dai, mọc bò. Thân

và lá có lông ráp. Cụm hoa hình đầu màu vàng, có
cuống dài 5 – 10 cm, mọc ở kế lá hay ngọn cành. Lá có
thể ăn như rau húng, có mùi như trám nên nhân dân có
nơi gọi là húng trám. Cây sài đất trước dây mọc hoang,
hiện nay được trồng ở nhiều nơi, rất dễ sống.
- Thành phần hóa học: cây chứa wedelolacton,
một ít tinh dầu, nhiều muối vô cơ, có vị mặn (độ tro
toàn phần đến 20%).
- Công dụng: chữa những bệnh viêm nhiễm (viêm tuyến sữa, viêm bàng
quang, viêm tai – mũi – họng), mụn nhọt, lở loét, phòng và chữa rôm sảy.
1.3.7.3. Mần tưới (Epatoinum stachdomum hance.)
- Đặc điểm: là cây thân thảo, sống quanh năm, mọc hoang ở nhiều nơi. Toàn
cây: thân, cành, cuống lá có mầu hơi tím, hoa tự hình dầu màu hơi tím hay trắng
Hình 1.11. Ké đầu ngựa
Hình 1.12. Sài đất
16




hồng, mọc ở đầu cành hay kẽ lá. Mùa hoa ở miền Bắc vào tháng 4 – 5. Nhân dân
một số vùng dùng mần tưới như là gia vị ăn sống hay nấu với lươn, ba ba.
- Thành phần hóa học: trong cây có tinh dầu,
tanin. Thành phần chủ yếu của tinh dầu mần tưới
là thymohydroquinol C
10
H
14
O
2

. Hàm lượng tinh
dầu trong cây cao nhất vào lúc cây ra hoa đầu
tiên, có thể đạt tới 0,16%.
- Công dụng: tinh dầu mần tưới có tác dụng
xua đuổi côn trùng: mạt gà, bọ chét, bọ chó, rệp.
Mần tưới còn được dùng làm thuốc điều kinh,
chữa lở loét.
1.3.7.4. Thanh cao hoa vàng (Artemisia annua L.)
- Đặc điểm: còn có tên là thảo cao, ngải
si, ngải hôi, ngải đắng, ; là cây thảo, gốc hóa
gỗ, sống lâu năm, cao 1,5 – 4 m, toàn thân có
mùi thơm nhẹ. Lá mọc cách, phiến lá xẻ lông
chim, có lông mềm bao phủ. Mỗi cành nhỏ có
3 – 7 cụm hoa.
- Thành phần hóa học: chủ yếu là
artermisinin.
- Công dụng: chất artemisinin trong thanh cao hoa vàng có tác dụng diệt ký
sinh trùng sốt rét thể vô tính trong hồng cầu. Ngoài ra, chất này cũng có khả năng
tiêu diệt tế bào ung thư vú và tế bào bạch cầu bị bệnh.
1.3.7.5. Cứt lợn (Ageratum conyzoides L.)
- Đặc điểm: còn gọi là cây hoa ngũ sắc, cây hoa
ngũ vị, cỏ hôi; là một loài cây nhỏ, mọc hoang, thân có
nhiều lông nhỏ, mềm; cao khoảng 25 – 50 cm, thường
mọc hoang. Lá mọc đối xứng hình trứng hay ba cạnh,
Hình 1.13. Mần tưới
Hình 1.14. Thanh cao hoa vàng
Hình 1.15. Cứt lợn
17





hai mặt đều có lông, mặt dưới có màu nhạt hơn. Hoa nhỏ, màu tím xanh. Quả màu
đen, có 5 sống dọc.
- Thành phần hóa học: tinh dầu (0,7 – 2%) gồm cadinen, caryophyllen,
geratocromen, demetoxygeratocromen và một số thành phần hóa học khác.
- Công dụng: chữa phụ nữ rong huyết sau khi sinh nở, chữa viêm xoang dị
ứng, phối hợp với nước bồ kết để gội đầu có tác dụng sạch gàu trơn tóc.
1.3.7.6. Bạch truật (Atractylodes macrocephala Koidz.)
- Đặc điểm: là cây thảo, sống lâu năm, có thân rễ
to, mọc dưới đất. Thân thẳng, phần dưới thân hóa gỗ.
Lá mọc cách, các lá ở gần ngọn thân có phiến nguyên,
hình thuôn hoặc hình trứng mũi mác, mép có răng
cưa. Hoa nhiều. Quả bế, thuôn, dẹp, màu xám.
- Thành phần hóa học: Humulene, b-Elemol, a-
Curcumene, Atractylone, 3b Acetoxyatractylone,
Selian 4(14), 7 (11)-Diene-8-One, Eudesmo, Palmitic
acid, Hinesol, b- Selinene, 8b-Ethoxyatractylenolide
II, 10E-Atractylentriol, 12- Senecioyl-2E-8E-10E-
Atractylentriol.
- Công dụng: hỗ trợ tiêu hóa, lợi tiểu, chữa ho, tiểu đường.
1.3.7.7. Đại bi (Blumea balsamifera DC.)
- Đặc điểm: còn gọi là mai hoa băng phiến,
long não hương, từ bi. Cây mọc hoang ở nhiều
nơi trong nước ta.
- Thành phần hóa học: lá chứa từ 0,2-1,8%
tinh dầu, trong đó thành phần chủ yếu là borneol,
camphor, cineol. Khi cất tinh dầu ta có thể lấy
riêng được borneol và camphor gọi là mai hoa
băng phiến hay băng phiến đại bi.

- Công dụng: chữa cảm sốt, ho, đầy bụng khó tiêu; chữa mắt kéo màng, bụng
đau, ho lâu ngày, ngạt mũi, tức ngực, cảm gió, cấm khẩu.
Hình 1.16. Bạch truật
Hình 1.17. Đại bi
18




1.3.7.8. Hồng hoa (Carthamus tinctorius L.)
- Đặc điểm: còn gọi là hồng lam hoa, phiên hồng
hoa, mạt trích hoa; là cây thảo cao hơn 1 m, thân nhẵn.
Lá mọc so le, mặt lá trơn màu xanh sẫm, gân chính giữa
lồi cao. Cụm hoa gồm nhiều hoa nhỏ, màu đỏ cam, đẹp,
họp lại thành gù hình đầu. Quả bề hình trứng có 4 cạnh
lồi. Mùa hoa tháng 6 – 8, mùa quả tháng 8 – 9.
- Thành phần hóa học: ethyl acetate, benzene,
pent-1-en-3-ol, 3-hexanol, 2-hexanol, 2-hexenal, 3-
methyl butyric acid, methylbutyric acid, p-xylene,
phenyl acetaldehyde, terpinen-4-ol, verbenone, decanal,
1-tetradecene, galatose, b-sitosterol, palmitic acid.
- Công dụng: trị sưng tấy do chấn thương, té ngã; trị hành kinh đau bụng; đề
phòng để khỏi bị lên đậu mùa.
1.3.7.9. Cải cúc (Chrysanthemum coronarium L.)
- Đặc điểm: còn gọi là cúc tần ô, rau cúc, rau tần ô; được nhập trồng ở nhiều
nơi khắp nước ta làm rau ăn. Có nhiều giống trồng khác nhau; ta thường trồng
giống cây lùn, cao không quá 70 cm; là cây thảo sống hằng năm. Lá ôm vào thân,
xẻ lông chim hai lần với những thuỳ hình trứng hay hình thìa không đều. Cụm hoa
ở nách lá, các hoa ở mép màu vàng sẫm, các hoa ở giữa đầu màu vàng lục, thơm.
Mùa hoa vào tháng 1 – 3.

- Thành phần hóa học: chứa 1,85% protid
2,57% glucid, 0,43% lipid; nhiều vitamin B, C và
một số vitamin A. Người ta còn tìm thấy các chất
khác như: adenin, chlonin. Lá chứa 7-glucosid của
quercetin, quercetagetin và luteolin.
- Công dụng: cải cúc có thể dùng ăn sống như
xà lách, chế dầu giấm, ăn với lẩu, nấu canh, ; dùng
làm thuốc chữa ho lâu ngày và chữa đau mắt. Ở Ấn
Hình 1.18. Hồng hoa
Hình 1.19. Cải cúc
19




Độ, người ta dùng cải cúc phối hợp với hồ tiêu để trị bệnh lậu; hoa được dùng thay
thế Dương cam cúc như là một chất thơm đắng và lợi tiêu hoá.
1.3.6.10. Cỏ mực (Eclipt prostrata L.)
- Đặc điểm: còn gọi là cỏ nhọ nồi, hàn liên thảo; là cây cỏ, sống một hay nhiều
năm, mọc đứng hay mọc bò. Thân màu lục hoặc đỏ tía, phình lên ở những mấu, có
lông cứng. Lá mọc đối, hai mặt lá có lông. Hoa hình đầu, màu trắng, mọc ở kẽ lá
hoặc ngọn thân, gồm hoa cái ở ngoài và hoa lưỡng tính ở giữa. Quả bế dài 3 mm, có
3 cạnh, hơi dẹt.
- Thành phần hóa học: chứa alcaloid :
ecliptin, nicotin và coumarin lacton là
wedelolacton.
- Công dụng: cầm máu, chữa rong kinh,
băng huyết, trĩ, đại tiểu tiện ra máu, nôn và ho
ra máu; chữa ban sởi, ho, hen, viêm họng, bỏng,
nấm da, tưa lưỡi; trị những bệnh ghẻ lác. Cây

cỏ mực còn được sử dụng để xăm mình. Ngoài
những tác dụng trên cây cỏ mực còn được dùng
để trị bệnh viêm xoang rất hiệu quả.










CHƢƠNG 2
NGUYÊN LIỆU VÀ CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Hình 1.20. Cỏ mực
20




2.1. Nguyên liệu, dụng cụ, hóa chất
2.1.1. Thu gom nguyên liệu
- Cây ngải cứu được hái từ quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng (hình 2.1).
- Tên khoa học: Artemisia Vulgaris L., thuộc họ Cúc (Asteraceae).
- Các tên gọi khác: Motherwort, Maiden wort, Mugwort (Anh), Cordon de S.
Jose (Tây Ban Nha), Armoise commune (Pháp),…

































2.1.2. Thiết bị - dụng cụ và hóa chất

2.1.2.1. Thiết bị - dụng cụ
Hình 2.1. Một số hình ảnh về cây, lá và hoa ngải cứu
21




- Bộ chiết soxhlet
- Máy đo quang UV – VIS (Đài khí tượng thủy văn khu vực Trung Trung Bộ,
660 Trưng Nữ Vương, TP. Đà Nẵng)
- Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS (Đài khí tượng thủy văn khu vực
Trung Trung Bộ, 660 Trưng Nữ Vương, TP. Đà Nẵng)
- Máy đo sắc kí khí kết hợp với khối phổ GC – MS (Trung tâm kỹ thuật đo
lường chất lượng II, 2 Ngô Quyền, TP. Đà Nẵng)
- Tủ sấy, lò nung, phễu Buchner, cân phân tích, cốc thuỷ tinh, bếp điện, bếp
cách thuỷ, cốc sứ, bình hút ẩm, giấy lọc,… (Phòng thí nghiệm Hóa phân tích, Hóa
hữu cơ – Khu D, trường Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng)
2.1.2.2. Hóa chất
- Dung môi hữu cơ:
 Etanol 96
0
: C
2
H
5
OH, có M= 46,07 g/mol; t
0
nc
= -114,3
0

C; t
0
s
= 78,4
0
C; tỉ
trọng: 0,789 g/cm
3
.
 n-hexan
- Hóa chất vô cơ: nước cất, HNO
3

2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu [3], [4], [5], [6], [10]
2.2.1. Các phương pháp xác định các chỉ tiêu hóa lý
2.2.1.1. Xác định độ ẩm: Phương pháp phân tích trọng lượng
- Nguyên tắc: Dựa trên nguyên tắc sấy đến khối lượng không đổi.
 Độ ẩm của mỗi mẫu:
100%
m
m)m(m
W%
2
321




 Độ ẩm trung bình:
5

W(%)
(%)W
5
1
TB



Trong đó:
m
1
: khối lượng cốc sứ (g)
m
2
: khối lượng bột lá ngải cứu (g)
m
3
: khối lượng cốc sứ và mẫu sau khi sấy (g)
n: số lần xác định W%
22




2.2.1.2. Xác định hàm lượng tro: Phương pháp phân tích trọng lượng
- Nguyên tắc: Dựa trên nguyên tắc tro hoá hoàn toàn mẫu bằng cách nung mẫu
trong lò nung ở nhiệt độ 500
0
– 600
0

C đến khi thu được tro trắng hoàn toàn.
- Các mẫu bột lá ngải cứu (khối lượng m
3
) đã xác định độ ẩm ở trên tiếp tục
được sử dụng để tro hóa. Các mẫu được cho vào lò nung và tiến hành tro hoá mẫu ở
nhiệt độ 500 – 600
0
C trong thời gian từ 6 – 8 tiếng, cho đến khi thu được tro trắng.
- Lấy mẫu ra làm nguội đến nhiệt độ phòng trong bình hút ẩm, cân lại mẫu đến
khối lượng không đổi, có khối lượng m
4
.
- Sau khi tro hóa ở nhiệt độ cao, các chất hữu cơ trong mẫu lá ngải cứu đã bị
phân hủy và bay hơi hết, còn lại trong tro là hàm lượng các kim loại.
% tro =
%100
2
14


m
mm

% tro trung bình =
n
tro
n

1
%


Trong đó:
m
1
: khối lượng cốc sứ (g)
m
2
: khối lượng bột lá ngải cứu ban đầu (g)
m
4
: khối lượng cốc sứ và mẫu sau khi tro hóa (g)
n: số lần xác định % tro
2.2.1.3. Xác định hàm lượng một số kim loại nặng:
- Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử.
- Tro thu được sau khi nung đem hòa tan trong dung dịch HNO
3
loãng, định
mức bằng nước cất và xác định hàm lượng kim loại bằng phương pháp đo phổ hấp
thụ nguyên tử.
- Phép đo phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) được thực hiện như sau:
 Hoá hơi mẫu phân tích đưa về trạng thái khí. Mục đích của quá trình này là
tạo ra được đám hơi các nguyên tử tự do từ mẫu phân tích. Có thể nguyên tử hoá
mẫu phân tích bằng ngọn lửa hoặc bằng kỹ thuật nguyên tử hoá không ngọn lửa.
Đây là giai đoạn quan trọng nhất và có ảnh hưởng đến kết quả của phép đo AAS.
23




 Chọn nguồn tia sáng đơn sắc có bước sóng phù hợp với nguyên tố cần phân

tích, chiếu chùm tia sáng đơn sắc đó vào đám hơi của nguyên tố cần phân tích.
 Thu toàn bộ chùm tia sáng sau khi đi qua môi trường hấp thụ, phân ly chúng
thành phổ và chọn vạch phổ cần đo của nguyên tố cần phân tích hướng vào khe đo
để đo cường độ của nó.
 Ghi nhận tín hiệu đo và kết quả đo của cường độ vạch phổ hấp thụ bằng thiết
bị thích hợp.
- Trang thiết bị của máy quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS):
 Nguồn đơn sắc: là nguồn phát ra chùm bức xạ đơn sắc của nguyên tố cần
phân tích, nguồn này sẽ chiếu vào đám hơi nguyên tử tự do và nó phải thoả mãn các
yêu cầu sau:
 Bức xạ tạo ra từ nguồn phát phải là các bức xạ nhạy với nguyên tố cần phân
tích. Chùm tia bức xạ phải có cường độ ổn định, lặp lại được nhiều lần đo khác
nhau trong cùng điều kiện và phải điều chỉnh được để có cường độ cần thiết cho
mỗi phép đo.
 Phải tạo ra được chùm tia phát xạ thuần khiết, chỉ bao gồm một số vạch nhạy
của nguyên tố phân tích, phổ nền của nó phải không đáng kể.
 Phải có cường độ cao nhưng bền theo thời gian.
 Hệ thống nguyên tử hoá mẫu phân tích: bộ phận nguyên tử hoá mẫu có tác
dụng chuyển mẫu cần phân tích từ trạng thái ban đầu thành trạng thái hơi của đám
nguyên tử tự do dưới tác dụng nhiệt của nhiệt độ. Đám hơi của các nguyên tử tự do
này chính là môi trường hấp thụ bức xạ và sinh ra phổ hấp thụ nguyên tử.
 Hệ quang và detector: là hệ thống trang thiết bị để thu, phân ly, chọn lọc một
số vạch thích hợp của nguyên tố cần phân tích và ghi lại nó.
 Bộ phận xử lý kết quả: máy quang phổ hấp thụ nguyên tử cho phép điều
khiển hai chế độ. Một là điều khiển trực tiếp bằng cách sử dụng bàn phím gắn trên
máy tính. Hai là điều khiển thông qua phần mềm được cài đặt trong máy vi tính kết
nối với máy.
2.2.2. Phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử UV – VIS
2.2.2.1. Cơ sở lý thuyết của phương pháp
24





- Cơ sở lý thuyết của phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử là định luật
Lamber – Beer: Khi bức xạ đơn sắc đi qua dung dịch chứa chất hấp thụ thì cường
độ bức xạ ló ra khỏi dung dịch giảm càng mạnh nếu càng nhiều phân tử hấp thụ
năng lượng bức xạ. Sự giảm cường độ phụ thuộc vào nồng độ chất hấp thụ và độ
dài đoạn đường mà bức xạ đơn sắc đi qua.
Định luật Lamber – Beer được biểu diễn bởi phương trình sau:
lC
I
I
D lg
0



Trong đó:
I
0
: cường độ ánh sáng tới
I: cường độ ánh sáng sau khi đi qua dung dịch
C: nồng độ dung dịch (mol/l)
l: bề dày lớp dung dịch (cm)


: hệ số tắt phân tử, phụ thuộc vào bản chất của dung dịch màu,
bước sóng của tia bức xạ đi qua và nhiệt độ
D: mật độ quang (hay độ hấp thụ ánh sáng của dung dịch)

- Đối với dung dịch nhất định chứa trong một loại cuvet nhất định thì

, l là
cố định. Do vậy, D = KC cho biết sự phụ thuộc tuyến tính giữa mật độ quang và
nồng độ của dung dịch, đây chính là cơ sở của phương pháp phân tích định lượng.
- Ứng dụng: xác định độ màu của các dung môi và hỗn hợp dung môi khảo
sát.
2.2.2.2. Các bộ phận chính của máy đo phổ hấp thụ phân tử UV-VIS
- Nguồn bức xạ có năng lượng ổn định.
- Một bộ lọc sóng cho phép tạo ra bức xạ đơn sắc có bước sóng thích hợp với
chất nghiên cứu.
- Ngăn đựng mẫu gồm các cuvet chứa dung dịch đo.
- Detector là loại thiết bị có khả năng thu những thông tin: cơ, điện, quang
thành những tín hiệu, thường là tín hiệu điện.
- Bộ phận chỉ thị của kết quả đo.
25




Tuỳ theo cấu tạo của các loại thiết bị mà người ta chia ra làm hai loại máy đo
quang là máy một chùm tia và máy hai chùm tia.
Các thế hệ máy phổ hiện nay thường được kết nối với máy vi tính, do đó việc
ghi phổ hết sức thuận lợi nhờ có những chương trình đo tự động theo các chế độ
khác nhau. Ngoài ra, còn có thể lưu giữ phổ đối chiếu và so sánh khi cần thiết.
2.2.3. Phương pháp chiết xuất
Phương pháp chiết là phương pháp lấy chất từ hỗn hợp bằng dung môi để
tách biệt, cô và tinh chế các cấu tử có trong hỗn hợp thành những cấu tử riêng. Có
thể chiết từ hỗn hợp dung dịch hay từ chất rắn. Sau đó loại dung môi và cất lấy chất
tinh khiết ở nhiệt độ và áp suất thích hợp.

2.2.3.1. Chiết đơn giản, một lần
Đun nóng hợp chất với dung môi trong bình cầu có sinh hàn hồi lưu, lọc
nóng hoặc để lắng cho trong rồi chắt.
2.2.3.2. Chiết đơn giản, nhiều lần
Nói chung, muốn làm cho quá trình chiết lặp đi, lặp lại nhiều lần ta nên dùng
những bộ dụng cụ công tác tự động. Những bộ công cụ như vậy bao gồm một bình
cầu, một thiết bị chiết và một ống sinh hàn hồi lưu. Dung môi ở trong bình cầu được
làm bốc hơi từng phần, dung môi ngưng tụ nhỏ vào mẫu được chiết đựng trong một
cái túi bằng giấy lọc và sau đó lại chảy vào bình. Trong quá trình đó cấu tử cần tách
được làm giàu thêm trong dung môi.
- Thiết bị chiết Soxhlet (hình 2.2)
 Phương pháp này được Soxhlet đưa ra năm 1879, được sử dụng như một ví
dụ của phương pháp chiết liên tục áp dụng để chiết chất lỏng từ thực phẩm.
 Trong phương pháp này, mẫu được làm khô, được nghiền thành những mẫu
nhỏ và đặt trong bọc bằng xenlulozơ dễ thấm. Sau đó cho vào bộ chiết soxhlet gồm
một bình cầu, một thiết bị chiết và một sinh hàn hồi lưu. Bình cầu được đun nóng,
dung môi bay hơi rồi được ngưng tụ bằng ống sinh hàn, chuyển thành dạng lỏng và
nhỏ giọt vào ống chiết chứa mẫu. Ống chiết được thiết kế có một ống xi-phông đặt
ở bên cạnh sao cho khi dung môi bao quanh mẫu vượt quá khuỷu trên của ống xi-
phông, nó sẽ chảy tràn qua rồi từ từ chảy xuống trở lại vào bình cầu đang sôi.

×