Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Mẫu báo cáo kiến tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.85 MB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ

BÀI THU HOẠCH KIẾN TẬP KINH TẾ TÀI
NGUN THIÊN NHIÊN
HÈ 2020
Đồn 1 (Nhóm 4)

Cần Thơ, tháng 8 năm 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ

BÀI THU HOẠCH
THAM QUAN VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM,
TỈNH ĐỒNG THÁP

Giảng viên hướng dẫn:
Ngô Thị Thanh Trúc

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Lê Minh Thư
B1704420
Trần Minh Trang
B1704422
Trương Ngọc Trân
B1704423
Nguyễn Thị Thanh Trúc B1704424
Huỳnh Nhật Vy
B1704425


Nguyễn Thị Kim Xuân
B1704426
Nguyễn Thị Hồng Yến
B1704427

Cần Thơ, tháng 8 năm 2020



1.
TỔNG QUAN VỀ BUỔI KIẾN TẬP
Đoàn 1 kiến tập tại Vườn quốc gia Tràm Chim bao gồm 30 sinh viên xuất phát
ngày 14/8/2020 do cô Ngô Thị Thanh Trúc hướng dẫn.
Địa chỉ: Vườn quốc gia Tràm Chim thuộc thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nơng,
tỉnh Đồng Tháp.

Hình 1. Khu vực cổng vào Vườn quốc gia
6 giờ sáng, tại khoa Kinh Tế đoàn xuất phát đi Vườn quốc gia Tràm Chim.
Đoàn kiến tập đến nơi lúc 9 giờ và được tham quan nhà trưng bày, xem phim tư
liệu về của Vườn quốc gia. Kế tiếp đồn chia thành 3 nhóm xuống tàu len lỏi vào
khu rừng với tổng chiều dài 21km, ngắm cảnh quan sinh thái rừng tràm, cỏ năng,
lúa ma, sen,.. cùng một số loài chim như điêng điếng, cồng cộc,.. Đến 10 giờ 45
phút, đoàn đến Đài quan sát số 3 ngắm tồn cảnh Tràm Chim và sau đó di chuyển
đến điểm dừng chân C4 ăn trưa. Đoàn kiến tập tập trung tại khu đón khách lúc 13
giờ, kết thúc ngày kiến tập.
2. GIỚI THIỆU VỀ VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM
2.1. Vị trí địa lý
Vườn quốc gia Tràm Chim nằm trong vùng Đồng Tháp Mười, thuộc
huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Tọa độ địa lý 10°40′ – 10°47′ vĩ bắc, 105°26′ 105°36′ Đơng với tổng diện tích 7.313 ha nằm trong địa giới của 4 xã (Phú Đức,
Phú Hiệp, Phú Thành B, Phú Thọ) và Thị trấn Tràm Chim, với số dân khoảng

45.000 người (11.800 hộ).
2.2. Lịch sử hình thành
Năm 1985, Tràm Chim được Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp thành lập với
tên gọi là Công ty Nông Lâm Ngư trường Tràm Chim, với mục đích là trồng tràm
và khai thác thủy sản, và vừa giữ lại được một phần hình ảnh của Đồng Tháp
Mười xa xưa.
Năm 1986, loài sếu đầu đỏ (chim Hạc) được phát hiện ở Tràm Chim.
Năm 1991, Tràm Chim trở thành Khu bảo tồn thiên nhiên Tràm Chim cấp
tỉnh, nhằm bảo tồn loài sếu đầu đỏ
Năm 1994, Tràm Chim trở thành Khu bảo tồn thiên nhiên cấp Quốc Gia
1


Ngày 29/12/1998, Khu bảo tồn thiên nhiên Tràm Chim trở thành Vườn quốc
gia Tràm Chim.
Ngày 22/5/2012, Vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp) được Ban Thư ký
Công ước Ramsar công nhận là khu Ramsar của thế giới. Đây là khu Ramsar 4 của
Việt Nam và là khu Ramsar 2.000 của thế giới.
Năm 2017, Vườn được công nhận là Mạng lưới của Đường bay Đơng Á – Úc
châu; là Khu có tầm quan trọng trên thế giới về bảo tồn các loài chim nước di cư.
2.3. Điều kiện tự nhiên
- Địa hình:
+ Chủ yếu là thấp trũng, nơi cao nhất là 2,2m, nơi thấp nhất là 0,6m (so với
mực nước biển).
+ Có 3 loại đất chính: đất xám trên phù sa cổ, đất phèn tiềm tàng và đất phèn
hoạt động.

Hình 2. Bản đồ đất Tràm Chim
- Khí hậu, thủy văn:
+ Nhiệt độ: nhiệt độ cao quanh năm và tương đối ít biến động, nhiệt độ trung

bình hàng năm khoảng 27oC, nhiệt độ thấp hơn khoảng 1-2oC vào cuối mùa khô
(từ tháng 12 đến tháng 2) và tăng lên khoảng 1-2oC vào tháng cuối mùa khô, đầu
mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 6). Nhiệt độ cao nhất từ 37oC vào tháng 4 và thấp
nhất khoảng 16oC.
+ Độ ẩm: độ ẩm trung bình hàng năm duy trì khoảng 82 – 83%. Độ ẩm cao
nhất lên đến 100% và thấp nhất 35 – 40%.
+ Chế độ gió: từ tháng 5 đến tháng 11 hướng gió thịnh hành là Tây Nam, tốc
độ trung bình là 3m/s mang theo nhiều hơi nước và gây mưa. Từ tháng 12 đến
tháng 4 có gió Đơng Bắc, tốc độ trung bình khoảng 2 m/s.

2


+ Lượng mưa: lượng mưa phân bổ theo mùa rõ rệt, trung bình khoảng
1.650mm/năm. Mùa mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 11, hơn 90% lượng mưa
tập trung khoảng thời gian này. Trong khi đó, tháng 1, tháng 2 và tháng 3 là tháng
khô hạn nhất, thời tiết hầu như khơng có mưa. Số ngày mưa trung bình tại Vườn
quốc gia khoảng 110 – 160 ngày/năm.
+ Chế độ thủy văn: Vườn quốc gia Tràm Chim chịu ảnh hưởng thủy văn của
vùng châu thổ sông MeKong, nhận nguồn nước trực tiếp qua hệ thống kinh thủy
lợi (kênh Hồng Ngự - Long An, Đồng Tiến, An Hòa và Phú Hiệp) tràn vào nội
đồng và bị ngập lụt hàng năm từ tháng 8 đến tháng 12. Vườn quốc gia Tràm Chim
được chia thành 5 vùng quản lý (A1 – A5), mỗi khu vực được bao bọc xung quanh
hệ thống kênh và đề với tổng chiều dài lên đến 59km. Mực nước bên trong Vườn
quốc gia được điều tiết thông qua hệ thống cổng và cửa xả nằm ở các bờ bao xung
quanh.
Hình 3. Hệ thống đê theo từng phân khu của Vườn quốc gia Tràm Chim

A5
A4


A1

A3
A2

3. TÌM HIỂU HỆ SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM
Cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, mênh mông sông nước, một màu xanh của
rừng tràm ngút ngàn cùng thảm thực vật phong phú với hơn 130 thực vật khác
nhau phân bố xen kẽ nhau tạo thành những quần xã đặc trưng, vùng đất này đã trở
thành nơi cư trú loài chim Sếu đầu đỏ nổi tiếng trên thế giới. Hệ sinh thái rừng
tràm có diện tích khoảng 2.968ha, đây là nơi cư trú của nhiều lồi cị, chim như cò
trắng, cò bợ, cò lép, cò lửa, vạc, diệc lửa, diệc xám, cồng cộc, điêng điếng, tu hú,
cú ngói, cú cườm,.. Ngồi ra, Vườn qc gia Tràm Chim còn phân bố nhiều hệ
sinh thái như đồng cỏ năng, đồng lúa ma,.. Mỗi hệ sinh thái đều có cảnh quan và
nét đặc trưng riêng.
Với các yếu tố tự nhiên: trầm tích, địa mạo và đặc tính đất đa dạng, từ đất
xám phát triển trên nền trầm tích cổ đến những nhóm đất phù sa mới và đất phèn
3


phát triển trên trầm tích trẻ đã góp phần làm đa dạng các quần xã thực vật tự nhiên
xen kẽ nhau tạo thành những quần xã thực vật đặc trưng. Do tác động con người,
hầu hết cánh rừng tràm nguyên sinh đã biến mất và hiện nay chỉ còn lại cánh rừng
tràm trồng nhưng do được bảo tồn nhiều năm nên có những cụm tràm phân bố
theo kiểu tự nhiên. Tràm phân tán có sự hiểu diện xen kẽ các loài năng ống, cỏ
mồm, nhĩ cán vàng, cỏ ống, súng, chèo bẻo, vành khun, chim sẻ, én, rẻ quạt,
chích chịe,..
Đồng cỏ ngập nước cũng là một trong những hệ sinh thái khá phổ biến trong
khu vực Vườn quốc gia Tràm Chim. Đồng cỏ năng chiếm diện tích khoảng

2.968ha, bao gồm đồng cỏ năng kim khoảng 235ha – đây là bãi ăn của loài chim
sếu, năng ống (1.277ha) và tổng hợp các loài tạo thành quần xã thực vật: năng kim
– năng ống, năng ống – cỏ ống khoảng 937ha, năng ống – cỏ ống – lúa ma khoảng
443ha, năng ống – cỏ ống – cỏ chỉ khoảng 72ha,.. Những nơi địa hình thấp và
ngập nước quanh năm thì xen lẫn trong quần xã năng những loài thực vật thủy
sinh như nhĩ hoa cán vàng, súng ma, rong đuôi chồn. Đồng cỏ mồm chiếm diện
tích khá nhỏ so với các thực vật khác khoảng 41,8ha, phân bố chủ yếu trên những
dải liếp, bờ đất có địa hình cao cục bộ trong một vùng địa hình thấp. Đồng cỏ ống
có diện tích rộng khoảng 958,4 ha, có thể xuất hiện cùng lồi thực vật thân thảo
khác: cỏ ống – cỏ sả khoảng 23ha chủ yếu trên đất giồng cỗ, cỏ ống – lúa ma
khoảng 268ha, có ống – cỏ chỉ khoảng 50ha, cỏ ống – mai dương khoảng 86 ha,
đây là khu quần xã bị mai dương xâm hại. Đồng lúa ma phân bố khá rộng chiếm
diện tích khoảng 824ha. Tuy nhiên, cánh đồng lúa ma đơn thuần chỉ khoảng 33ha.
Diện tích còn lại là sự kết hợp của lúa ma với các loài thực vật khác tạo quần xã
thực vật đặc trưng cho vùng ngập nước: lúa ma – cỏ ống khoảng 544ha, lúa ma –
cỏ bắc khoảng 160ha, lúa ma – cỏ ống – cỏ chỉ khoảng 83ha. Hầu hết tất cả lồi
chim đều thích đồng lúa ma, kể cả sếu đầu đỏ vì sự đa dạng sinh học rất cao.
Ngồi ra, cịn có hệ sinh thái đầm lầy chủ yếu trên vùng ngập nước quanh năm,
dọc theo khu trũng thấp chiếm diện tích khoảng 158ha và lác nước phân bố rải rác
theo kinh đào, dọc theo đường rạch cũ diện tích tập trung chỉ khoảng 2ha.

4


Hình 4. Quần xã rừng tràm và quần xã sen

Hình 5. Cảnh quan sinh thái Vườn quốc gia Tràm Chim
Hệ sinh thái động vật của Vườn quốc gia Tràm Chim cũng phong phú, với
hơn 100 lồi động vật có xương sống, 40 loài cá và 147 loài chim nước. Trong đó,
có 13 lồi chim q hiếm của thế giới, đặc biệt là loài chim hạc, sếu đầu đỏ. Cụ

thể tại đồng cỏ năng thường gặp: sếu, cò trắng, cò bợ, vịt trời, trích cồ, trích đất,…
Đồng cỏ mồm sẽ có: cồng cộc, chiền chiện, cút nhỏ, cú,.. Đồng cỏ ống thường gặp:
công đất, sơn ca, sẻ bụi, giang sen, già đãy, chích đàm lầy,..

Hình 6. Một số lồi chim q đang được bảo tồn ở Vườn quốc gia Tràm Chim
5


4. CÁC NỘI DUNG TÌM HIỂU
4.1. Hiện trạng khai thác du lịch
Mang đặc thù "sáu tháng đồng khô cỏ cháy, sáu tháng nước ngập trắng đồng".
Vườn quốc gia bao gồm các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (khu A1), phân khu
phục hồi sinh thái (các khu A2, A3, A4 và A5) và phân khu hành chính - dịch vụ
(khu C). Trong đó, rừng tràm có diện tích gần 3000ha có tuổi thọ từ 10 - 20 năm,
thảm thực vật phong phú với trên 130 lồi khác nhau hình thành nên 6 kiểu quần
xã đặc trưng như: Quần xã sen, lúa trời (lúa ma), củ năng, cỏ ống, rừng tràm và
đầm lầy phân bố xen kẽ với nhau. Đây cũng là nơi sinh sống, trú ngụ của hơn 250
loài chim nước, trên 100 loài cá nước ngọt, 190 loài thực vật bậc cao, lưỡng cư 44
lồi, bị sát và các phiêu sinh vật khác.

Hình 7. Các lồi cá tại Vườn quốc gia Tràm Chim
Hiện trạng khai thác du lịch tuỳ vào mỗi thời điểm trong năm, Vườn quốc gia
Tràm Chim sẽ khai thác tour tham quan và dịch vụ theo đặc trưng như, thưởng lãm
cách đồng hoa hoàng đầu ấn, nhĩ cán tím, tham quan bãi chim mùa sinh sản, trải
nghiệm mùa nước nổi... Với hệ sinh thái ngập nước của Rừng Tràm Chim, Tam
6


Nông, không thể di chuyển đường bộ tham quan các đặc trưng nơi đây. Vì vậy
xuồng máy là phương tiện tuyệt vời và khả thi nhất để di chuyển tham quan địa

điểm du lịch này. Du khách buộc phải ngồi trên xuồng chạy dọc theo các con kênh
len lỏi trong Vườn quốc gia sau đó lên nhà nghỉ chân giữa rừng hoặc chòi quan sát
để ngắm cảnh, chụp ảnh, câu cá, ăn uống, vệ sinh. Khi các hoạt động hoàn tất du
khách lại tiếp tục xuống xuồng để tham quan đoạn đường còn lại và trở về nơi
xuất phát ban đầu. Đây là một trong những nguyên nhân khiến du khách ít quay lại
Tràm Chim trong những lần tiếp theo vì sản phẩm du lịch chưa đa dạng, hấp dẫn.
Để thực hiện mục tiêu bảo tồn tài nguyên Vườn quốc gia, trong những năm qua
Ban du lịch đã tiến hành các cơng việc: trình chiếu một đĩa video trong khoảng
thời gian 30 phút giới thiệu về Vườn quốc gia ở Khu đón khách, ngay cửa khu đón
khách cịn có bảng nội quy tham quan. Đây là các hoạt động có tác dụng rất lớn
trong việc bảo vệ tài nguyên, môi trường ở Vườn quốc gia trong thời gian qua.
Tuy nhiên, phương tiện truyền tải nội dung giáo dục môi trường cịn ít và chưa gây
được sự chú ý dối với nhiều du khách, công tác thuyết minh của hướng dẫn viên
cịn yếu và mang tính hình thức.

Hình 8. Bảng thơng tin các loài chim tại Vườn quốc gia
Thời điểm đẹp nhất trong năm để du lịch Tràm Chim là vào mùa nước nổi từ
tháng 8 đến tháng 11 âm lịch. Nếu đi vào thời điểm này thì có thể được thưởng
thức rất nhiều những món ăn đặc sản của Tràm Chim như canh chua bông điên
7


điển, cá chạch chiên giịn, lẩu cua, gỏi khơ cá lóc, lẩu cá lăng, bơng súng mắm kho,
lẩu cá linh, chuột nướng lu…Chủ yếu đều là những món ăn đặc sản của vùng sông
nước miền Tây. Tuy nhiên vào mùa nước nổi thì sẽ khơng có nhiều chim để ngắm
nên nếu muốn ngắm những chú chim thì bạn nên đi vào mùa xuân vào tháng 2,
tháng 3 âm lịch. Cảnh sắc thiên nhiên thay đổi liên tục từ những cánh rừng tràm
rồi đến những cánh đồng hoa sen hồng, sen trắng đến những cánh đồng hoa vàng
rực sẽ làm choáng ngợp bởi vẻ đẹp yên bình của thiên nhiên nơi đây.


Hình 9.Xuồng máy là phương tiện tuyệt vời và khả thi nhất để di chuyển
tham quan
Vào mùa nước nổi cảnh trời nước mênh mông ngây ngất, trên cánh đồng sen
trắng là những cánh cò trắng bay lượn tạo nên một khung cảnh tuyệt vời. Không
chỉ được ngắm cảnh thiên nhiên, giải tỏa bớt căng thẳng mà bạn cịn được ngắm
vơ số những loại chim khác nhau, có những loại chim quý hiếm được đưa vào sách
đỏ như sếu đầu đỏ, cùng với hàng trăm loại chim, cá khác trong đó có 13 loại chim
đặc biệt quý hiếm đang được bảo tồn. Khơng chỉ có vậy khi đến với du lịch Tràm
8


Chim sẽ được tận mắt nhìn thấy cánh đồng lúa ma đặc trưng nơi đây. Những trò
chơi dân dã ở Tràm Chim thu hút khách du lịch như: thử làm ngư dân, câu cá,
chụp hình với những cánh đồng hoa. Câu cá thì có thể tự đem theo cần câu và món
ăn sẽ được chế biến ngay tại chỗ và thưởng thức. Có thể được trải nghiệm chụp
hình với những cánh đồng hoa vàng rực cả cánh đồng, đặc biệt là thử thách làm
ngư dân, chèo thuyền giữa rừng.
Hiện tại về mảng du lịch thì vườn khơng quản lý nữa nhưng tất cả các hoạt
động của du lịch phải có sự góp ý cũng như sự thống nhất của vườn. Hiện nay
Vườn quốc gia Tràm Chim xây dựng phương án quản lý và phát triển khai thác du
lịch theo hướng bền vững tầm nhìn 2025-2030 tích hợp các hoạt động như phòng
cháy, bảo tồn và du lịch,... Song song các dịch vụ du lịch trong mùa lũ Tràm Chim
có một số định hướng khai thác các khu tiềm năng khác trong khu vực Vườn và
tiến hành hoạt động các tuyến đường đi bộ hoặc xe điện để thuận tiện cho việc
tham quan trên bờ trong thời gian tới dự kiến sẽ thực hiện vào cuối năm 2020.
4.2.
Chính sách khai thác du lịch theo thời gian
Năm 2012, vườn quốc gia Tràm Chim được Công ước Ramsar công nhận là
khu Ramsar thứ 2000 của thế giới. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để Tràm
Chim tiếp tục phát triển loại hình du lịch sinh thái vốn đã được khai thác trong

thời gian qua. Việc được công ước Ramsar công nhận vừa là một cơ hội vừa là
một thách thức to lớn đối với chính quyền địa phương, Ban Quản lý Vườn và cư
dân địa phương. Một trong những thách thức đó là giải quyết mối quan hệ giữa
quản lí tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái với khai thác du lịch và cải
thiện đời sống người dân.
Do đời sống của cư dân quanh vùng đệm gặp khó khăn nên Vườn quốc gia
phải thường xuyên đối mặt với tình trạng xâm nhập trái phép của cư dân để khai
thác thủy sản, chặt phá rừng, lấy mật ong..; tranh chấp đất đai với Vườn ở những
vùng đệm. Tình trạng cháy rừng và sự xâm nhập sinh vật ngoại lai đang diễn ra
ngày càng khó kiểm sốt. Chế độ thủy văn của Vườn đang đứng trước nguy cơ bất
ổn khi các quốc gia đầu và giữa nguồn sông Mê Kông xây dựng các đập thủy điện.
Từ năm 2017 đến năm 2019, Vườn quốc gia Tràm Chim chú trọng hơn về
chính sách khai thác du lịch triệt để. Nhằm đẩy mạnh phát triển tối đa và thu hút
khách tham quan đến đây bằng các hoạt động đặc trưng như:
 Du lịch sinh thái ( miệt vườn, đất ngập nước).
 Các hoạt động về nguồn.
 Các trải nghiệm làm ngư dân, tham quan bằng tàu, ngắm chim mùa sinh sản.
 Thưởng thức những món ăn, thức uống đặc sản miền sông nước.
 Tham quan nhà trưng bày trứng và cá nước ngọt - bảo tàng cá đầy đủ và
duy nhất của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, lên đài vọng cảnh dừng chân cao
18m để ngắm toàn cảnh đầm sen, rừng tràm…
Đầu năm 2020 đến nay, do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh COVID-19
lượng khách đến tham quan Vườn quốc gia Tràm Chim bị giảm. Vườn đã đề ra và
thực hiện tốt các chính sách về an toàn bảo đảm cho khách đến tham quan. Trong
tương lai từ năm 2025 đến năm 2030 vườn quốc gia Tràm Chim sẽ tích hợp thêm
9


nhiều các hoạt động như là phòng cháy, bảo tồn và du lịch ( dự kiến sẽ ban hành
trong tháng 9 năm 2020).


Hình 10. Phịng trưng bày tại Vườn quốc gia Tràm Chim
 Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Tràm
Chim:
 Về cơ chế, chính sách:
 Tạo điều kiện cho cư dân địa phương tham gia vào phát triển du lịch sinh
thái bằng các biện pháp như miễn giảm thuế đối những thành phần tham gia cung
ứng dịch vụ du lịch, tính toán sao cho hoạt động du lịch đem lại cho người dân địa
phương khoản thu nhập ổn định và tương xứng với những gì họ đã đóng góp, có
như vậy họ mới thực sự tích cực tham gia phát triển du lịch, cũng như có ý thức
giữ gìn và ngày càng làm trong sạch môi trường sinh thái nhằm khai thác lâu dài.
 Kêu gọi sự hợp tác đầu tư khai thác, kinh doanh du lịch của cá nhân, tổ
chức trong nước và ngồi nước. Cần đơn giản hóa các thủ tục hành chính để thu
hút thêm các nhà đầu tư.
 Có chính sách đầu tư nguồn kinh phí hợp lý nhằm bảo tồn các điều kiện về
môi trường sinh thái, tự nhiên của Vườn quốc gia.
 Về công tác quản lý:
 Quản lý Vườn quốc gia phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch chung về
khai thác và bảo tồn của vùng, địa phương qua từng giai đoạn. Liên kết với các
điểm du lịch trong và ngoài tỉnh thành những tour trọn gói nhằm hạn chế thấp nhất
ảnh hưởng tính mùa vụ trong du lịch.
 Trong quản lý tài nguyên thiên nhiên cho khai thác du lịch sinh thái cần chú
ý đến sức chứa du lịch, bao gồm sức chứa kinh tế, xã hội và sinh thái để làm cơ sở
cho quy hoạch, đầu tư và khai thác du lịch.
 Tăng cường liên kết, xúc tiến và quảng bá du lịch:
10


 Cần tăng cường liên kết với công ty cổ phần du lịch Đồng Tháp và các
công ty du lịch lữ hành ở thành phố Hồ Chí Minh, khu vực đồng bằng sông Cửu

Long. Kết hợp xây dựng tour nối các điểm tham quan của tỉnh và nước bạn
Campuchia, gắn với giáo dục môi trường, bảo vệ rừng…
 Tăng cường quảng bá tiếp thị thông qua phát hành các ấn phẩm, sách
hướng dẫn du lịch, video giới thiệu về Vườn quốc gia Tràm Chim nhằm phổ biến
rộng rãi đến du khách trong và ngồi nước thơng qua các phương tiện thơng tin và
truyền thơng như Internet, báo đài, truyền hình, xây dựng và thường xuyên cập
nhật Website về Vườn quốc gia,… để giới thiệu về hình ảnh đến với cơng chúng
một cách sâu rộng.
 Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng:
 Đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phù hợp với du lịch sinh thái là đóng
vai trị quan trọng. Nâng cấp và hồn thiện tuyến đường đê bao quanh khu A1,
hoàn thiện tuyến đường đê bao khu A2 để du khách có thể thuận lợi tham quan
vườn vào mùa khô và mùa mưa. Đầu tư xây dựng, nâng cấp nơi nghỉ chân, ăn
uống, mua sắm, lưu trú và giải trí ở khu C của Vườn quốc gia nhằm giảm đến mức
thấp nhất sức ép lên công tác bảo vệ.
 Xây dựng lại bến thuyền tham quan ở khu đón khách để thuận tiện cho du
khách đi tham quan; xây dựng lại nhà nghỉ chân giữa rừng tràm bằng các vật liệu
thiên nhiên sẵn có của Vườn phù hợp với cảnh quan sinh thái.
 Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng và đào tạo đội ngũ nhân viên:
 Cư dân vùng đệm quanh Vườn quốc gia đa phần là những hộ nghèo, trình
độ dân trí chưa cao. Vì vậy, phát triển du lịch muốn đạt hiệu quả cần phải tạo điều
kiện cho cộng đồng tham gia cung cấp các dịch vụ hỗ trợ để họ có thể nâng cao
đời sống và góp phần vào cơng tác bảo tồn.
 Các dịch vụ mà cư dân địa phương có thể tham gia vào hoạt động du lịch
cần phải có sự hỗ trợ của Vườn quốc gia và chính quyền sở tại như: hỗ trợ vốn ban
đầu để họ có thể tạo ra những sản phẩm và cung cấp dịch vụ cho du khách; đào tạo
và bồi dưỡng nhằm nâng cao sự hiểu biết của cộng đồng đối với hoạt động du lịch;
đào tạo và bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho cộng đồng về hướng dẫn, giao tiếp
và phục vụ du lịch; mở các lớp học tập ngoại khóa về giáo dục mơi trường cho học
sinh – sinh viên trong và ngoài tỉnh,…

 Thường xuyên mở các lớp tập huấn ngắn hạn cho đội ngũ cán bộ và nhân
viên trong Ban quản lý và du lịch của Vườn quốc gia các chuyên đề về du lịch nói
chung và đặc biệt là du lịch sinh thái, bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước nói riêng.
Tổ chức các chuyến tập huấn, tham quan thực tế tại các Vườn quốc gia có hoạt
động du lịch sinh thái đạt hiệu quả trong nước để trao đổi kinh nghiệm và học tập
cách làm du lịch; học tập kinh nghiệm và quản lý về du lịch sinh thái ở các nước
phát triển như Hoa Kỳ, New Zealand, Australia, Singapore,… thông qua việc cử
các cán bộ có năng lực chun mơn đi tập huấn. Mở rộng đào tạo và bồi dưỡng
cho hướng dẫn viên là cư dân địa phương, chú ý đến nâng cao khả năng sử dụng
ngoại ngữ cho cán bộ, nhân viên Ban du lịch Vườn quốc gia Tràm Chim tạo thuận
11


lợi trong đón tiếp, phục vụ các đồn khách quốc tế, các tổ chức nghiên cứu khoa
học,…

Hình 11. Ngành Kinh tế Tài nguyên Thiên nhiên, khoa Kinh tế
tham quan kiến tập tại Tràm Chim
 Tăng tính hấp dẫn thơng qua đa dạng hóa sản phẩm du lịch:
 Phương pháp 1+1>2: đây là phương pháp làm tăng giá trị điểm du lịch nhờ
liên kết các tài nguyên du lịch lại với nhau. Liên kết giữa loại hình du lịch trên
sơng từ nguồn tài nguyên là hệ thống kênh đào, sông rạch trong vườn có thể phối
hợp với ghe, xuồng, đời sống cư dân nơi đây (tài nguyên nhân văn) và khám phá
hệ sinh thái đất ngập nước (tài nguyên thiên nhiên), từ đó hình thành thêm những
sản phẩm mới như đờn ca tài tử trong không gian vườn,…
 Phương pháp rũ bụi thời gian: là phương pháp yêu cầu khá cao về kiến thức
của nhà quản lý, hướng dẫn viên,…họ cần có kiến thức về lịch sử, dân tộc học, địa
lý, khí hậu, văn hóa, sinh thái mà đặc biệt là sinh thái đất ngập nước,…và ứng
dụng vào việc thuyết minh, giới thiệu điểm tham quan trong Vườn quốc gia Tràm
Chim. Họ phải hiểu rõ các lớp, tầng trong thời dã sử (tầng địa sử, tầng tiền sử,

tầng lịch sử) và hiện tại là tầng hiện đại được mệnh danh là Đồng Tháp Mười thu
nhỏ. Đây là phương pháp hữu hiệu để tăng thời gian lưu khách tại điểm tham quan
và tăng tính tị mị, khám phá, tìm hiểu của du khách.
 Kết hợp khai thác du lịch thiền: Thật thú vị khi Vườn quốc gia Tràm Chim
đưa loại hình du lịch thiền vào khai thác. Đây là một loại hình đang được quan tâm
và khá phát triển vì cuộc sống hiện đại có quá nhiều áp lực khiến con người mệt
12


mỏi, họ cần những tour về với thiên nhiên, gần gũi sự dân dã và được tĩnh tâm
(thiền). Ở đây loại hình du lịch sinh thái có thể kết hợp để khai thác du lịch thiền.
4.3.
Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của hoạt động du lịch vào sinh
kế của cộng đồng tham gia du lịch và người dân xung quanh Tràm Chim.
 Ảnh hưởng tích cực
Từ năm 2007, chính quyền địa phương tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Quỹ
Quốc tế về Bảo vệ thiên nhiên (WWF) và công ty Coca-Cola triển khai dự án
“Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng”.
Ngồi việc bảo vệ hệ sinh thái, khắc phục mơi trường sống cho các loài chim quý
hiếm, hơn 200 hộ dân sinh sống xung quanh Vườn được chia thành 6 nhóm sử
dụng tài nguyên. Theo WWF, mỗi mùa nước nổi (tháng 9 – tháng 12), hơn 6.000
lượt người dân được phép vào khai thác thủy sản và các loại rau trên 6 lơ với tổng
diện tích là 900 ha trong Vườn quốc gia. Việc hỗ trợ cho người dân vào sử dụng
tài nguyên đã giúp tăng thu nhập cho mỗi hộ tham gia trung bình là 1,46 triệu
đồng/tháng.
Để tạo điều kiện để người dân địa phương có cơ hội tham gia vào việc phục
vụ du lịch, nhằm cải thiện cuộc sống cho người dân địa phương. Vườn quốc gia
Tràm Chim còn kết hợp với cộng đồng người dân trong khu vực đưa các sản phẩm
làng nghề truyền thống tại địa phương như làng khô xã Phú Thọ, làng kiệu xã Phú
Hiệp...và các sản phẩm mới như mật ong tràm, tranh vỏ tràm.. để thu hút khách du

lịch; kết hợp các hộ dân thực hiện mơ hình dịch vụ homestay thực hiện nghỉ
dưỡng cùng ăn, ở với người dân bản địa, các hoạt động phục vụ du khách tham
quan như chèo xuồng, gặt lúa ma, hái sen, bắt chuột đồng,.. để cải thiện đời sống.
Bên cạnh đó việc phát triển cơ sở hạ tầng để làm nền tảng phát triển hoạt
động du lịch sinh thái, mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư và xã hội với đặc
trưng kiến trúc của vùng đồng bằng ngập lụt, vừa hiện đại, vừa mang bản sắc
Đồng bằng Nam Bộ đang được kêu gọi đầu tư xây dựng và thu hút vốn từ các
thành phần kinh tế.
 Ảnh hưởng tiêu cực:
Biến đổi khí hậu : nguy cơ ảnh hưởng của biến đối khí hậu đến đa dạng sinh
học như tình trạng lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, xói mịn, sụt lở đất, dịch cúm và các
loài ngoại lai xâm hại (mai dương, ốc bươu vàng, lục bình) sẽ làm cho sự suy thối
đa dạng sinh học nhanh hơn, tăng nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài động, thực
vật, làm biến mất các nguồn gen quí hiếm. Tác động của biến đổi khí hậu cũng sẽ
làm thay đổi chuỗi thức ăn của các loài thủy sản, trong đó nhiệt độ đóng vai trị
quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật nói chung và các
lồi thủy sản nói riêng. Thay đổi nhiệt độ còn là điều kiện phát sinh của nhiều lồi
dịch bệnh. Biến đổi khí hậu có xu hướng làm nhiệt độ ngày càng tăng, hệ quả là
hạn hán, nước cạn kiệt, dễ cháy trong mùa khô,… làm ảnh hưởng đến điều kiện
sống của một số loài chim di cư, đặc biệt là sếu đầu đỏ. Đối với các loài thực vật,
13


như cỏ năng khơng cịn củ do bị ngập úng làm cho củ không phát triển được. Đặc
biệt là quần xã rừng tràm, nếu bị ngập nước lâu ngày tràm sẽ bị đổ ngã hoặc kém
phát triển; nếu quá khô tràm rất dễ cháy gây ảnh hưởng đến đa dạng sinh học của
Vườn quốc gia Tràm Chim. Biến đổi khí hậu cịn tác động đến tình hình thủy văn,
yếu tố quyết định đến hệ sinh thái đất ngập nước Tràm Chim, có thể sẽ làm cho
việc quản lý thủy văn gặp nhiều khó khăn.
Áp lực về dân số và di cư: phía sau những cánh rừng tràm ngập nước quanh

năm là cuộc sống bình dị của người dân địa phương. Đa phần là những hộ gia đình
có cuộc sống khó khăn. Nhiều hộ khơng có đất làm ruộng, thu nhập chủ yếu dựa
vào việc làm kiệu, gánh dưa thuê để kiếm sống. Cuộc sống càng khó khăn hơn vào
mùa nước lũ vì trước đây các hoạt động đánh bắt cá chỉ được phép diễn ra ngoài
Vườn Quốc Gia, khiến việc mưu sinh khá chật vật. Áp lực của cộng đồng nghèo
sống trong xung quanh vườn quốc gia Tràm Chim và sự phụ thuộc của cộng đồng,
nhất là lên tài nguyên thiên nhiên đất ngập nước bên trong. Chế độ bảo vệ nghiêm
ngặt trong nhiều năm qua đã dẫn tới xung đột gay gắt giữa Vườn quốc gia và cộng
đồng và cũng đã không ngăn cản được sự xâm nhập vào bên trong để khai thác tài
nguyên. Trong những năm trước đây, việc người dân xâm nhập, đánh bắt trái phép
động vật tại Vườn quốc gia Tràm Chim rất khó kiểm soát và tràn lan, nhất là việc
sử dụng ngư cụ khai thác thủy sản mang tính hủy diệt như lưới điện, cào điện,..
gây những ảnh hưởng không nhỏ đến hệ sinh thái rừng, dẫn đến sự suy kiệt tài
nguyên (cá, củi, cỏ), nhất là nguy cơ cháy rừng rất cao.
Xây đập thủy điện: việc xây dựng các đập thủy điện trên thượng nguồn, có
khả năng tác động lớn đến Đồng bằng Sơng Cửu Long nói chung và Vườn quốc
gia Tràm Chim nói riêng. Ảnh hưởng trực tiếp có thể làm mất đi một số lồi cá
khơng trở về thượng nguồn sinh sản, giảm nguồn thức ăn của các loài chim nước.
Ảnh hưởng đến dòng chảy sẽ làm thay đổi chế độ thủy văn, gây tác động rất lớn
đến hệ động, thực vật.
Du lịch: một số hoạt động du lịch các dịch vụ tàu truyền tham quan gây tiếng
ồn làm cho các loài chim xung quang di cư đến nơi khác sống.
5. KẾT LUẬN
Vốn được thiên nhiên ưu ái, khí hậu khá hài hịa và vị trí địa lý vơ cùng
thuận lợi, Tràm Chim có tiềm năng lớn trong phát triển nền kinh tế nói chung và
ngành du lịch nói riêng tại tỉnh Đồng Tháp. Bên cạnh đó, Vườn quốc gia Tràm
Chim có diện tích gần 3.000 ha có tuổi thọ từ 10 đến 20 năm, thảm thực vật phong
phú với trên 130 lồi khác nhau hình thành nên 6 kiểu quần xã đặc trưng. Hiện nay
về mảng du lịch thì Vườn không quản lý nữa nhưng tất cả các hoạt động của du
lịch phải có sự góp ý cũng như sự thống nhất của vườn. Đầu năm 2020 đến nay,

do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh COVID-19 lượng khách đến tham quan
Vườn quốc gia Tràm Chim bị giảm. Vườn quốc gia Tràm Chim đang xây dựng
14


phương án quản lý và phát triển khai thác du lịch theo hướng bền vững tầm nhìn
2025-2030 tích hợp các hoạt động như phòng cháy, bảo tồn và du lịch,...

Tài liệu tham khảo
/> /> /> />Đánh giá phần trăm tham gia
Nguyễn Lê Minh Thư

B1704420

Trần Minh Trang

B1704422

Trương Ngọc Trân

B1704423

Nguyễn Thị Thanh Trúc

B1704424

Huỳnh Nhật Vy

B1704425


Nguyễn Thị Kim Xuân

B1704426

Nguyễn Thị Hồng Yến

B1704427

15

100%



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×