Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

đề cương cơ sở văn hóa việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.91 KB, 23 trang )

ĐỀ CƯƠNG CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
Câu 1: Đặc trưng của văn hóa Đông Sơn. Phân tích vị trí của nền văn hóa Đông Sơn trong tiến trình
lịch sử của văn hóa VN.
1. Đặc trưng của văn hóa Đông Sơn
Văn hoá Đông Sơn là nền văn hoá tiêu biểu của dân tộc Việt Nam, phản ánh một thời kỳ phát triển
văn hoá rực rỡ mà chủ nhân của nó là những người Việt cổ. Nói đến Văn hoá Đông Sơn là nói đến
trống đồng, nó gần như là tuyệt đỉnh của nghệ thuật đúc đồng với kỹ thuật phát triển đạt tới đỉnh cao
của thế giới cổ đại mà cho đến nay khiến cả thế giới phải khâm phục. .
Văn hóa Đông Sơn được phát hiện từ trước cách mạng T8, cho đến nay đã tìm được trên 100 địa
điểm phân bố hầu khắp các tỉnh miền Bắc cho tới Hà Tĩnh, Quảng Bình
Các nhà văn hóa cho rằng vào TK VII TCN, các nhóm bộ lạc liên kết với nhau thành 1 cộng đồng
lớn và nhà nước sơ khai Văn Lang ra đời. Các nền văn hóa bộ lạc mất dần tính địa phương tiến tới
chỗ hòa chung vào 1 nền văn hóa thống nhất – văn hóa Đông Sơn
• Phương thức sx: sx lúa nc đóng vai trò chủ đạo
- Người Việt cổ có thể đã có những kỹ thuật trị thủy như đắp đê chống lụt.
- Sx nông nghiệp đã phát triển đạt tới trình độ cao có năng suất khá, kỹ thuật canh tác thuần thục
- Người Việt đã biết “đao canh thủy nậu”, biết sx theo mùa (2 mùa), gieo trồng nhiều loại lúa (nếp,
tẻ) và các loại cây rau quả khá đa dạng
- Cùng với sx nông nghiệp là chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà
- Chăn nuôi có vị trí quan trọng: vật nuôi dùng để kéo, ăn thịt, săn thú
- Nông cụ đa dạng với cuốc xẻng, mai, thuổng, đặc biệt là lưỡi cày đồng với các chủng loại phù
hợp với từng loại đất
- Cùng với sự phát triển của nghề nông, nghề thủ công nghiệp đã phát triển đáp ứng nhu cầu sx,
sinh hoạt và chiến đấu
- Luyện kim màu đạt đến trình độ kỹ thuật cao, tạo ra khối lượng sphẩm lớn và nhiều chủng loại
- Đồ đồng Đông Sơn phong phú, độc đáo, chủ yếu là hợp kim đồng, thiếc, chì
- Trình độ luyện kim đồng đạt đến đỉnh cao, có thể đúc đc những vật lớn, có hoa văn phong phú
- Luyện sắt và đúc sắt làm công cụ sx, chiến đấu
- Đồ gốm Đông Sơn mỗi vùng có phong cách riêng, lưu vực sông Hồng chủ yếu là gốm xám mốc,
lưu vực sông Mã gốm có màu hồng nhạt. Có sự tiến bộ về sd chất liệu (cát mịn, hạt nhỏ), kỹ
thuật tạo hình (bàn xoay), tạo dáng và trang trí (làm đẹp bề mặt – lớp áo thổ hoàng, vẽ hoa văn


vặn thừng), nhiệt độ nung 600 – 700
0
, sản phẩm phong phí: nồi, chậu, bát
- Các nghề thủ công khác cũng phát triển: làm thủy tinh, nghề mộc, nghề dệt
• Văn hóa sinh hoạt vật chất
- Mô hình bữa ăn là cơm – rau – cá, trong đó cơm và rau là món ăn chủ đạo. Đó là dựa trên nền
tảng nền sx thực vật, sx lúa nc  sự hiểu biết thấu đáo và sự kết hợp cao độ của người Đông Sơn
với môi sinh
- Nhà ở bằng các vật liệu thực vật: gỗ, tre, luồng, lá, rạ
- Có 2 loại kiến trúc: nhà sàn mái cong và nhà sàn mái khum. Nhà sàn mái cong hình thuyền là
loại kiến trúc chủ yếu của thời kỳ này
- Kiến trúc nhà sàn cho thấy sự ứng xử thông minh trước môi trường của người Việt cổ
- Nhà có 2 cột chống ở 2 đầu hồi, ở 2 phía đầu nhà và giữa nhà có kê thang để lên sàn.
- Trang phục có nhiều nét riêng độc đáo
Hạnh Ngô PR32
- Kiểu tóc: cắt tóc ngắn để xõa ngang vai, bới tóc trên đầu, tết tóc thả sau lưng
- Trang phục quần áo khá phong phú và đạt đến trình độ thẩm mỹ nhất định
- Phụ nữ mặc yếm và váy, nam giới đóng khố: khố dày và khố quần
- Ngày hội trang phục cầu kỳ, đẹp hơn: nam và nữ đều mặc áo liền váy có vạt tỏa ra hai bên dùng
trong vũ hội.
- Quần áo đều bằng vải, lông vũ hoặc kết hợp với lá cây
- Đầu đội mũ lông chim hoặc gắn thêm lông chim cho đẹp
- Trang phục của giới quý tộc lớp trên: phụ nữ mặc đủ xống áo, đầu có khăn trùm vắt thành chóp
nhọn, có yếm che ngực và áo xẻ cánh mặc bên ngoài, thắt lưng ngang bụng, liền đó là chiếc váy
chùng che kín gót chân
- Trang sức: nhuộm răng đen và xăm mình là phổ biến ở cả nam và nữ; đeo vòng tai hạt, chuỗi,
nhẫn, vòng chân và phổ biến là vòng tay
- Hầu hết đồ trang sức đều làm bằng đá màu xanh hoặc bằng đồng, ít có đồ vàng, ngọc
- Đồ dùng sinh hoạt đc chế tác bằng 3 loại chất liệu chủ yếu là đồ gốm, đồ đồng và đồ gỗ
- Đồ gốm gồm các thứ dùng để đun nấu: nồi, chõ; dùng làm đồ ăn như bát, đĩa, chậu, mâm, muôi

- Đồ đồng gồm những thứ sang trọng như âu, bình, thố, thạp để đựng các đồ quý và đôi khi thạp
còn đc dùng đựng xương người chết
- Đồ dùng thông thường làm bằng tre, gỗ như muôi, bát và 1 số đồ dùng đựng
- Qua đồ dùng sinh hoạt  bóng dáng của sự phân hóa xh
- Phương tiện đi lại, vận chuyển chủ yếu là thuyền bè, đường vận chuyển chủ yếu là đường sông
ven biển
- Thuyền có thuyền độc mộc và thuyền ghép ván
- Đường bộ dùng voi, trâu để vận chuyển, khi lâm trận thì dùng voi để chiến đấu
• Văn hóa sinh hoạt tinh thần
 Tư duy nhận thức:
- Ở thời kỳ phát triển của văn hóa Đông Sơn, con người đã biết phân loại sự vật theo chức năng để
chế tác và sử dụng công cụ. Người ta đã biết chia thành công cụ sx, công cụ sinh hoạt và công cụ
chiến đấu
- Công cụ sx: cuốc, cày xẻng; công cụ sinh hoạt: thạp, thố, bình, dao…; công cụ chiến đấu: cung,
nỏ, ná, giáo, mác, dao găm, tấm che mặt
- Tư duy toán học đạt đến 1 trình độ nhất định: tư duy đối xứng gương, đối xứng trục, đối xứng
tịnh tiến
- Các hình trên mặt trống đồng: ngôi sao ở giữa (mặt trời), con người và các loài vật xoay quanh
ngược chiều kim đồng hồ
- Hoạt động lễ hội cho thấy thời kỳ này con người đã tri thức thiên văn học
- Tri thức kỹ thuật chủ yếu là tri thức về luyện kim đã tạo nên những sp bền đẹp như trống đồng,
kỹ thuật làm khuôn đúc, vẽ hoa văn trang trí trên các loại trống và công cụ đạt đến trình độ tinh
xảo
- Nhận thức thế giới: đã có sự nhận thức thế giới và nhận thức chính mình bằng tư duy lưỡng
phân: đàn ông – đàn bà, núi – biển, trời – đất…
- Vũ trụ theo họ là trời tròn, đất vuông, trời che chở cho con người, đất nuôi dưỡng con người
 Tín ngưỡng, tôn giáo
- Tín ngưỡng bái vật giáo, tín ngưỡng phồn thực có vai trò quan trọng trong tâm linh con người.
Hạnh Ngô PR32
- Ở thời kỳ Hùng Vương có 3 hình thái tín ngưỡng cơ bản cùng tồn tại song song: tính ngưỡng vật

linh, tín ngưỡng sùng bái các hiện tượng tự nhiên, thờ nhân thần
- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ra đời vào thời kỳ này
 Phong tục tập quán
- Người Việt xưa phong tục còn thuần hậu và chất phác
- Xuất hiện tục nhuộm răng đen, ăn trầu; phong tục cưới xin, ma chay; phong tục lễ hội
- Lễ hội khá phong phú, thể hiện sắc thái riêng của văn hóa VN như hội mùa, hội cầu nước, lễ hội
khánh thành trống đồng
- Các phong tục thể hiện được những sắc thái sinh hoạt văn hóa phong phú và đa dạng của người
Việt, gởi gắm lòng biết ơn với trời đất, cầu mong mưa thuận gió hòa và thể hiện giá trị nhân văn
sâu sắc
 Các loại hình nghệ thuật
- Nghệ thuật biểu hiện quá trình hình thành quan niệm thẩm mỹ của người Việt cổ và được tập
trung biểu hiện trên trống đồng Đông Sơn
- Nó phản ánh quan niệm của cư dân về mqh giữa họ với thế giới xung quanh và phản ánh được
những hình ảnh sống động trong đời sống hiện thực
- Thời kỳ phát triển rực rỡ của văn hóa Đông Sơn đã có 1 nền nghệ thuật đặc sắc đa dạng, thể hiện
quá trình hình thành quan niệm thẩm mỹ của người Việt cổ
- Nghệ thuật âm nhạc, tạc tượng, chạm khắc, kiến trúc, trang phục… đã hình thành
- Đặc biệt, trống đồng Đông Sơn là 1 biểu tượng văn hóa và cũng là 1 giá trị nghệ thuật đặc sắc
- Về mặt nghệ thuật, trống đồng Đông Sơn trước hết là nhạc cụ quan trọng, âm sắc vang hùng và
được sử dụng trong những sinh hoạt quan trọng như tế lễ, lễ hội
- Nghệ thuật chạm khắc trên trống đồng là 1 thành tựu xuất sắc nhất trong lĩnh vực tạo hình của
Người Việt cổ. Những hình chạm khắc này liên quan đến các quan niệm về tín ngưỡng, tôn giáo.
Nó chứa đựng những nét sống thực, thể hiện quan hệ giữa con người với thế giới xung quanh
- Con người trong nghệ thuật chạm khắc trên trống đồng chiếm vị trí trung tâm của sự miêu tả và
là con người xuất hiện trong các sinh hoạt tập thể
- Trên mặt trống đồng còn tìm được 1 số hình tượng động vật như hổ, chó, cóc. Nó có liên quan
đến quan niệm và tín ngưỡng của ng Việt cổ
- Ở 1 số trống đồng, có hình ảnh các tốp múa với những bộ quần áo đặc sắc: áo 2 vạt dài, đầu có
mũ lông chim hoặc đeo mặt nạ, tay cầm phách

-  Trống đồng chính là một linh vật của người Việt cổ được sử dụng trong các lễ hội, nó còn là
một bộ sử bằng hình ảnh khi chữ viết chưa phát triển. Trống đồng Đông Sơn có quy mô đồ sộ,
hình dáng cân đối, thể hiện trình độ cao về kỹ năng và nghệ thuật. Trống đồng thể hiện tín
ngưỡng, cuộc sống sinh hoạt của người Việt cổ. Có hai loại hoa văn không thể thiếu trên mặt tất
cả các trống đồng Đông Sơn là hình Mặt Trời với số cánh chẵn 12, 14, 16 hoặc 18 cánh và Chim
Lạc (xuất phát từ việc cư dân Việt cổ gắn với văn minh lúa nước do đó thờ thần mặt trời và
những loài chim gắn bó với đồng ruộng). Điều đó giúp chúng ta hiểu thêm về đời sống vật chất
và tâm linh của dân cư bản địa thời Đông Sơn.
Văn hoá Đông Sơn - rực rỡ nền văn minh Việt cổ tiềm ẩn nhiều vấn đề chưa được khám phá, cần phải
được dày công nghiên cứu và đầu tư kinh phí hơn nữa để giải mã. Văn hoá Đông Sơn, nền văn hoá cuội
nguồn, thể hiện sức mạnh trường tồn và mang dấu ấn đặc sắc của văn hoá dân tộc mà cha ông xưa đã tạo
dựng nên. Nền văn hoá ấy đã đạt đến đỉnh cao về kỹ thuật, về tinh thần chống xâm lược, tinh thần hoà
Hạnh Ngô PR32
mục, cởi mở và đổi mới. Những giá trị của nền Văn hoá Đông Sơn mãi là nền tảng của tinh thần, là động
lực để đưa dân tộc ta không ngừng đổi mới phát triển, xây dựng đất nước, quê hương ngày càng giàu
đẹp, văn minh và hạnh phúc.
2. Vị trí của nền văn hóa Đông Sơn trong tiến trình lịch sử của văn hóa VN
Văn hoá Đông Sơn có vị trí và vai trò đặc biệt trong tiến trình lịch sử văn hoá Việt Nam. Qua 80 năm
phát hiện và nghiên cứu, Văn hoá Đông Sơn được biết đến như là cơ sở vật chất cho sự ra đời của nhà
nước Văn Lang của các vua Hùng và tiếp đó là nước Âu Lạc của vua An Dương Vương. Với nền văn
hoá Đông Sơn, kỹ thuật chế tác đồ đồng đã vươn lên trình độ khácao so với trình độ thế giới lúc đương
thời. Sản phẩm đồng thời cũng là biểu tượng của văn hoá Đông Sơn là trống đồng Đông Sơn. Quá trình
hình thành và phát triển của văn hoá Đông Sơn/văn minh sông Hồng ở miền Bắc là một quá trình hình
thành nên cái cốt lõi của người Việt cổ và nhà nước đầu tiên của họ. Đây là một nền văn hoá thống nhất
mà chủ nhân của nền văn hoá đó là một cộng đồng cư dân gồm nhiều thành phần tộc người gần gũi nhau
về nhân chủng và văn hoá. Văn hoá Đông Sơn là một điển hình của nền văn hoá nông nghiệp lúa nước.
Câu 2: Trình bày tóm tắt những cuộc giao lưu và tiếp biến của văn hóa VN trong lịch sử. Phân tích
cuộc giao lưu và tiếp biến văn hóa Việt – Hán
1. Những cuộc giao lưu và tiếp biến của văn hóa VN trong lịch sử
• Giao lưu và tiếp biến văn hóa là sự gặp gỡ, thâm nhập và học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn

hóa. Trong quá trình này, các nền văn hóa bổ sung, tiếp nhận và làm giàu cho nhau, dẫn đến
sự biến đổi, phát triển và tiến bộ văn hóa
• Trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc, văn hóa Việt Nam đã có những cuộc tiếp xúc
và giao lưu với các nền văn hóa phương Đông và phương Tây bằng con đường và hình thức
khác nhau. Cùng với sự hình thành các yếu tố văn hóa bản địa, giao lưu và tiếp biến với văn
hóa Đông – Tây đã trở thành động lực to lớn cho sự biến đổi, phát triển và làm nên những
sắc thái riêng của nền văn hóa Việt Nam
• Giao lưu và tiếp biến với văn hóa Đông Nam Á
Quá trình tiếp xúc và giao lưu với văn hóa Đông Nam Á của người Việt cổ diễn ra qua 2 giai đoạn:
- Giai đoạn thứ nhất: trước nền văn hóa Đông Sơn
+ Việc tiếp xúc và giao lưu văn hóa chủ yếu diễn ra giữa các bộ lạc hay nhóm bộ lạc trong
phạm vi đất nước ta.
+ Văn hóa Việt vẫn mang đặc trưng ĐNA cả về vật chất lẫn tinh thần
- Giai đoạn thứ 2: từ văn hóa Đông Sơn (Thiên niên kỷ thứ I TCN) trở đi đến TK cuối của thiên
niên kỉ thứ I TCN
+ Không chỉ giữa các nền văn hóa Đông Sơn, văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Đồng Nai có sự trao
đổi, tiếp xúc khá mạnh mẽ với văn hóa ĐNA
+ Tìm thấy khá nhiều trống đồng Đông Sơn ở Thái Lan, Mã Lai, Inđô… Nhiều trống đồng có hoa
văn, hình người, hình chim tìm thấy ở Tấn Ninh (TQ – thuộc khu vực ĐNA) mang phong cách
Đông Sơn
+ Nhiều rìu đồng đuôi én tìm thấy ở Inđô được sản xuất theo phong cách Đông Sơn
+ Văn hóa Việt Nam ngay từ thời kỳ tiền sử và sơ sử đã mang những sắc thái của văn hóa ĐNA
Hạnh Ngô PR32
+ Trước khi tiếp xúc, giao lưu với văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ, Việt Nam đã hình thành 1 nền
văn hóa bản địa vừa có những nét tương đồng với ĐNA vừa có cá tính, bản sắc riêng.
• Giao lưu và tiếp biến với văn hóa Trung Hoa
• Giao lưu và tiếp biến với văn hóa Ấn Độ
- Văn minh Ấn Độ lan tỏa khắp khu vực ĐNA và trên nhiều bình diện có ảnh hưởng sâu sắc đến
văn hóa Việt Nam bằng nhiều hình thức
- Giao lưu và tiếp biến với văn hóa Ấn Độ diễn ra bằng con đường hòa bình, các thương gia, các

nhà sư Ấn Độ đến Việt Nam với mục đích thương mại, truyền bá văn hóa, tôn giáo  mang những
dấu ấn, đặc điểm khác với giao lưu và tiếp biến với văn hóa Trung Hoa
- Giao lưu với văn hóa Ấn Độ ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, không gian văn hóa khác nhau
thì nội dung giao lưu cũng khác nhau
- Người Việt đã tiếp nhận văn hóa Ấn Độ và đặc biệt là đạo Phật trên tinh thần cơ bản là hỗn dung
tôn giáo.
- Tiếp nhận văn hóa Ấn Độ ở thời kỳ Bắc thuộc có thể xem là 1 đối trọng với ảnh hưởng của văn
hóa Hán, thể hiện tinh thần chống đồng hóa văn hóa của người Việt
• Giao lưu và tiếp biến với văn hóa phương Tây
- Giao lưu và tiếp biến văn hóa phương Tây đặc biệt ở nửa sau của TK XIX đã tạo bước chuyển có
tính chất bước ngoặt trong sự phát triển của văn hóa Việt Nam
- Diễn ra rất sớm tỏng lịch sử. Qua nghiên cứu văn hóa khảo cổ, trong văn hóa Óc Eo có nhiều di
vật của các cư dân La Mã cổ đại
- TK XVI, các linh mục phương Tây đã vào truyền giáo ở vùng Hải Hậu – NĐ và chúa Trịnh vua
Lê ở Đàng Ngoài cũng như các chúa Nguyễn ở Đàng Trong, rồi nhà Tây Sơn đều có quan hệ với
phương Tây. Tuy nhiên, giao lưu văn hóa toàn diện thực sự diễn ra khi Pháp xâm lược Việt Nam
- Quá trình tiếp xúc toàn diện với văn hóa phương Tây giai đoạn 1858 – 1945 đã khiến người Việt
cấu trúc lại nền văn hóa của mình, đi vào vòng quay của văn minh công nghiệp phương Tây. Diện
mạo văn hóa Việt Nam thay đổi trên các phương diện: chữ quốc ngữ, sự xuất hiện của các phương
tiện văn hóa như nhà in, máy in; sự xuất hiện của báo chí, nhà xuất bản; thể loại, loại hình văn nghệ
mới như tiểu thuyết, thơ mới, điện ảnh, kịch nói, hội họa…
 Với lối ứng xử thông minh, mềm dẻo, qua mỗi chặng đường thử thách, văn hóa dân tộc lại
trưởng thành và phát triển lên 1 bước mới. Cuộc hội nhập thứ nhất, tiếp biến với văn hóa Ấn Độ
và văn hóa Hán đã làm giàu cho văn hóa Việt Nam, khiến cho dân tộc đủ mạnh, tạo cơ sở cho sự
phát triển trong kỷ nguyên Đại Việt. Hội nhập lần thứ 2, tiếp biến với văn hóa phương Tây đã
góp phần hiện đại hóa văn hóa dân tộc trên mọi phương diện
2. Cuộc giao lưu tiếp biến văn hóa Việt - Hán
- Giao lưu và tiếp biến giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Hoa là sự giao lưu, tiếp biến liên
tục qua nhiều thời kỳ của lịch sử
- Trung Hoa là 1 trong những trung tâm văn hóa lớn ở phương Đông, có nền văn hóa lâu đời và

phát triển rực rỡ, là nền văn hóa nông nghiệp xuất phát từ nông nghiệp trồng khô (kê, lúa mạch)
trên đất hoàng thổ của vùng trung du Hoàng Hà. Văn hóa Trung Hoa vừa mang những đặc điểm
văn hóa du mục của các cư dân phương Bắc và Tây Bắc, vừa thâu hóa nhiều tinh hoa của văn
hóa nông nghiệp trồng lúa nước của cư dân phương Nam
Hạnh Ngô PR32
- Vị trí địa lý và những diễn biến của lịch sử đã tạo điều kiện gặp gỡ và tiếp xúc thường xuyên
giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Hoa
- Không thể phủ nhận ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa đối với văn hóa Việt Nam là rất lớn.
Nhưng văn hóa dân tộc Việt Nam vẫn tồn tại và phát triển, vẫn khẳng định được bản sắc văn hóa
của mình
• Quá trình giao lưu tiếp biến diễn ra với 2 tính chất: giao lưu cưỡng bức và giao lưu tự nguyện
- Giao lưu cưỡng bức diễn ra ở 2 giai đoạn lịch sử điển hình: TK I – TK X và từ 1407 – 1427.
- Suốt thiên niên kỷ thứ nhất SCN các đế chế phương Bắc ra sức thực hiện các chính sách đồng
hóa về phương diện văn hóa nhằm biến nước ta thành 1 quận, huyện của Trung Hoa.
- Từ 1407 -1427 là giai đoạn nhà Minh xâm lược Đại Việt. Giặc Minh là kẻ thù tàn bạo nất đối với
văn hóa Đại Việt. Minh Thành tổ ban lệnh cho viên tướng Trương Phụ chỉ huy binh lính vào
xâm lược Đại Việt: “Binh lính vào nước nam, trừ sách vở và bản in đạo Phật, đạo Lão thì không
thiêu hủy, ngoài ra hết thảy mọi sách vở khác, văn tự cho đến ca lý dân gian hay sách dạy trẻ
nhỏ… 1 mảnh, 1 chữ đều phải đối hết. Khắp trong nước, phàm những bia do người TQ dựng từ
xưa đến nay thì đều giữ gìn cẩn thận, còn các bia do An Nam dựng thì phải phá hủy tất cả, 1 chữ
chớ để còn”
- Giao lưu tiếp biến văn hóa 1 cách tự nguyện là dạng thức thứ 2 của quan hệ giữa văn hóa Việt
Nam và văn hóa Trung Hoa
- Trước thời kỳ Bắc thuộc đã từng diễn ra giao lưu tự nhiên giữa dân tộc người Hán với cư dân
Bách Việt. Nghiên cứu lịch sử văn minh Trung Hoa người ta thấy có nhiều yếu tố văn hóa
phương Nam đã được người Hán tiếp nhận từ thời cổ đại, những yếu tố này nhập sâu vào văn
hóa Hán, được hệ thống hóa, nâng cao “chữ nghĩa hóa” rồi truyền bá trở lại phương Nam dưới
dáng vẻ mới.
- Đó là sự giao lưu tiếp xúc 2 chiều học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn hóa. Hiện nay đã phát hiện
được trống đồng và đồ đồng Đông Sơn trên đất Trung Hoa, đồng thời cũng phát hiện được nhiều

vật phẩm mang dấu ấn Trung Hoa trong các di chỉ khảo cổ học ở Việt Nam
- Trong nền văn hóa Đông Sơn, người ta nhận thấy khá nhiều di vật của văn hóa phương Bắc nằm
cạnh những hiện vật của văn hóa Đông Sơn như đồng tiền thời Tần Hán, tiền Ngũ thù đời Hán,
các dụng cụ sinh hoạt của quý tộc Hán như gương đồng, ấm đồng…
-  những sản phẩm ấy là kết quả của sự trao đổi, thông thương giữa 2 nước
• Ở thời kỳ độc lập tự chủ, nhà nước quân chủ Đại Việt được mô phỏng theo mô hình nhà
nước phong kiến Trung Hoa. Nhà Lý, Trần về tổ chức chính trị xã hội lấy cơ chế Nho giáo
làm gốc tuy vẫn chịu ảnh hưởng rất đậm của Phật giáo. Đến nhà Lê đã hoàn toàn tự nguyện
và chịu ảnh hưởng của Nho giáo sâu sắc
• Ngay cả trong giao lưu cưỡng bức, người Việt luôn ý thức chống lại sự đồng hóa về phương
diện văn hóa, chuyển thế bị động thành thế chủ động bằng cách bản địa hóa văn hóa Hán để
tự làm giàu cho bản thân mình mà không bị đồng hóa về phương diện văn hóa
• Cả 2 dạng thức của giao lưu tiếp biến đều là nhân tố cho sự vận động của văn hóa Việt Nam
trong tiến trình lịch sử. Người Việt luôn có ý thức vươn lên, thâu hóa những giá trị văn hóa
Trung Hoa để làm giàu cho văn hóa dân tộc và đã đạt được những thành tựu đáng kể trong
giao lưu tiếp biến với văn hóa Trung Hoa
• Về văn hóa vật thể: Người Việt tiếp nhận 1 số kỹ thuật trong sản xuất như:
- Rèn đúc sắt gang để làm ra công cụ sản xuất và sinh hoạt
Hạnh Ngô PR32
- Dùng phân tăng độ màu mỡ cho đất gọi là “phân Bắc”
- Xây cất nơi ở bằng gạch ngói
- Kinh nghiệm dùn đá đắp đê ngăn sóng biển
- Cải tiến kỹ thuật làm đồ gốm (gốm tráng men)
• Về văn hóa phi vật thể: Việt Nam tiếp nhận ngôn ngữ của người Trung Hoa (cả từ vựng và chữ
viết), tiếp thu hệ tư tưởng Trung Hoa cổ đại (Nho gia, Đạo gia) trên tinh thần hỗn dung, hòa hợp
với itns ngưỡng bản địa và các hệ tư tưởng khác, mô phỏng hệ thống giáo dục theo tinh thần Nho
giáo, tiếp nhận 1 số phong tục lễ Tết, lễ hội…
Câu 3: Phân tích ảnh hướng của tôn giáo Ấn Độ đối với VN
Ảnh hưởng có thể coi là rõ rệt nhất, đậm nét nhất của văn hóa Ấn Độ vào Việt Nam là việc phổ biến
đạo Phật và đạo Bàlamôn (sau này là đạo Hindu). Các tôn giáo này, đặc biệt là đạo Phật, có một ảnh

hưởng rất sâu rộng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Việt Nam. Ở Việt Nam, phật giáo
đã trở thành quốc giáo.
• Ảnh hưởng của Phật giáo đến Việt Nam.
Phật giáo từ lâu vốn đã đi sâu trong tiềm thức người dân, gắn bó với sinh hoạt cộng đồng của
người Việt, một sự gắn bó tự nhiên không do áp đặt của chính quyền. Người Việt đã tiếp nhận
Phật giáo của Ấn Độ trên tinh thần cơ bản là hỗn dung tôn giáo. Khi vào VN, Phật giáo đã tiếp
xúc ngay với tín ngưỡng bản địa của dân tộc và đã chung sống với chúng. Sự tồn tại lâu dài của
Phật giáo trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội đã đem lại những đóng góp đáng kể cho văn
hóa, tư tưởng, kinh tế, chính trị trong tiến trình lịch sử Việt Nam.
a. Về tư tưởng, đạo lý:
− Phật giáo du nhập vào Việt Nam rất sớm, với tinh thần “Từ bi – hỷ xả - vô ngã – vị tha ”,
năng động hóa bởi đạo lý Bát Chính đạo, là điều giáo dục phổ biến đối với dân tộc ta, dân tộc
thường xuyên bị những thế lực xâm lược đem theo sự thống trị đầy những cái ác bất nhân, gieo
mầm bất nghĩa, trái đạo lý dân tộc
− Bởi thế Phật giáo phương xa đến Việt Nam đã đương nhiên trở thành Phật giáo Việt Nam với
tư tưởng yêu nước là chủ yếu. Tư tưởng yêu nước này được xác minh qua nhiều thế hệ, suốt
dòng lịch sử tranh đấu giữ nước và dựng nước của dân tộc ta, phù hợp với tư tưởng “Chủ ác
mạc tác” và nghĩa vụ “Chúng thiện phụng hành” của giáo lý nhà Phật.
− Từ các vị thiền sư Việt Nam đến không ít các vị vua, các anh hùng dân tộc phật tử đã thấm
nhuần tư tưởng yêu nước, trở thành mối quan hệ khăng khít giữa Phật giáo Việt Nam với lịch sử
tư tưởng Việt Nam.
b. Về phong tục tập quán: phong tục tập quán của nước ta chịu ảnh hưởng khá nhiều của Phật
giáo, được thể hiện qua một số phong tục tiêu biểu:
+ Tập tục ăn chay, thờ phật: hầu như tất cả người Việt Nam đều chịu ảnh hưởng của nếp sống văn
hóa này. Ăn chay xuất phát từ quan niệm từ bi của Phật giáo.
+ Tập tục cúng rằm, mùng một và lễ chùa: theo đúng truyền thống của tập tục cúng rằm, mùng
một là tập tục cúng sóc vọng, tức là ngày mặt trời mặt trăng thông suốt nhau, cho nên thần thánh
tổ tiên có liên lạc, thông thương với con người, sự cầu nguyện sẽ đạt tới sự cảm ứng với cõi giới
khác và sự cảm thông sẽ được thiết lập.
+ Các nghi lễ ma chay, cưới hỏi: đối với những người theo đạo Phật, khi gia đình có người qua

đời, thân quyến phải đến chùa thỉnh chư tăng về nhà để giúp đỡ phần tang lễ với những nghi lễ
hết sức phức tạp như nhập liệm, phát tang, cúng cơm, kì siêu, cáo Triều tổ, di quan hạ huyệt…
Hạnh Ngô PR32
Đối với những gia đình không theo đạo Phật thì họ chỉ thỉnh chư tăng, ni đến tụng kinh cầu siêu
cho hương linh và tổ chức tang lễ giống như các tín đồ Phật giáo.
c. Về ngôn ngữ: trong đời sống thường nhật cũng như trong văn học Việt Nam, ta thấy có nhiều
từ ngữ chịu ảnh hưởng của Phật giáo. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được những từ ngữ đó
xuất phát từ Phật Giáo. Ví dụ như “tội nghiệp quá”. “hằng hà sa số” “om sòm bát nhã” “chúng
bay là đồ lục lặc” “từ bi, hỉ xã, giác ngộ, sám hối ”
d. Về các loại hình nghệ thuật:
+ Về văn học dân gian: những tư tưởng giáo điều tốt đẹp của Phật giáo đã được người dân
chọn lọc tiếp nhận, phù hợp với nhân sinh quan của cả nhân dân, tạo nên một kho tàng văn học
dân gian mang giá trị nhân văn sâu sắc. Trong truyện cổ tích, nhân vật Bụt xuất hiện khá nhiều.
Ngoài ra, đạo Phật còn ảnh hưởng đến các thể loại khác của văn học dân gian như truyện cười,
truyện ngụ ngôn…
+Về múa hát dân gian: Về múa hát dân gian, đáng chú ý là loại dân ca nghi l, hát bội, hát
chèo trong đó chèo Chải chùa Keo (Vũ Tiên, Thái Bình), chùa Hành Thiện (Xuân Trường, Nam
Ðịnh) liên quan đến việc thờ sư Minh Không là sinh hoạt l nghi dân gian có từ đời Lý - Trần, khi
mà Phật giáo có ảnh hưởng sâu rộng trong nhân dân. "Kể hạnh" và "hát kệ" gắn với Phật giáo
cũng khá phát triển trong thòi Lý Trần. Hiện nay ta còn giữ được bài "Thiền tông bản hạnh"
(Thiền tông truyền tông chỉ nam quốc ngủ hành) đời Trần, hoặc chèo "Quan Âm Thị Kính".
Hình ảnh và những tư tưởng Phật giáo trong kho tàng ca dao lại càng phong phú hơn nữa.
e. Về nghệ thuật tạo hình
+Về kiến trúc: khi Phật giáo vào Việt Nam đã mang theo những công trình kiến trúc chùa
tháp, lầu chuông gác trống theo mô hình kiến trúc Ấn Độ. Tuy nhiên theo thời gian, với sự kết
hợp của lối tư duy tổng hợp của dân tộc Việt Nam đã tạo ra một mô hình kiến trúc rất riêng cho
Phật giáo Việt Nam.
+Về điêu khắc: nhiều cốt tượng, phù điêu của Phật giáo được trưng bày trong viện bảo tàng
lớn của Việt Nam. Đây không chỉ là niềm tự hào của văn hóa dân tộc Việt mà còn là dấu vết
chứng minh sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với điêu khắc nước ta.

+Về hội họa: Nhiều bức tranh lụa, tranh màu nước, sơn dầu, sơn mài đề cập đến Phật giáo đã
được các nghệ sĩ thể hiện một cách sống động với những bức tranh tiêu biểu như: : “chùa Thầy”
của Nguyễn Gia Trí, “Bức tranh” của Đỗ Quang Em, “Nhất Hoa Vạn Pháp” của Văn Quan.
• Ảnh hưởng của đạo Bà la môn đến văn hóa Việt Nam.
Có thể nói, đạo Bàlamôn-Hinđu có ảnh hưởng rất sâu rộng tới văn minh Đông Nam Á và đặc biệt
là Việt Nam với nền văn hóa Chămpa-một nền văn hóa đặc sắc với những dấu ấn sâu đậm của tôn
giáo quan trọng hang đầu Ấn Độ.
Những ảnh hưởng của đạo Bàlamôn tới nền văn hóa Chăm được thể hiện chủ yếu qua các công
trình kiến trúc và điêu khắc tiêu biểu.
a. Về kiến trúc: nói đến văn hóa Chăm không thể không nhắc tới các tháp Chăm. Tháp Chăm
đứng sừng sững uy nghi trước sóng gió, chúng có mặt rải rác từ ven biển lên đến Tây Nguyên,
suốt dọc miền Trung từ Bắc vào Nam-khắp nơi có những người Chăm cư trú. Tháp Chăm về cấu
trúc, còn “đẹp hơn các đền tháp Khmer"; Nghệ thuật kiến trúc Chăm cân bằng, có nhịp điệu và
sáng sủa hơn, nó tạo cho tháp Chăm một vẻ đẹp không thể bỏ qua.” Có lẽ một phần là do tháp
Chăm chịu rất nhiều ảnh hưởng từ đạo Bàlamôn của Ấn Độ.
b. Về điêu khắc:
Hạnh Ngô PR32
Trong tháp Chăm, vị thờ phổ biến nhất là Siva (thần phá hoại theo quan niệm của đạo
Bàlamôn) và vật thờ phổ biến nhất là LINGA. "Linga" có nghĩa là sinh thực khí nam. Bởi lẽ cùng
mang bản chất dương, sinh thực khí nam và thần Siva được đồng nhất với nhau. Do vậy, thờ
linga cũng tức là thờ thần Siva. Điều này phù hợp với kết luận đã rút ra ở trên về khuynh hướng
suy tôn Siva làm vị thần chúa tể trong quá trình phát triển của tháp Chăm.

Câu 4 : Phân tích diện mạo v ăn hóa Đại Việt thời L ý Trần?.
• Giới thiệu chung
- Nhà Lý (1010 - 1225) trải qua các triều đại Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Huệ Tông, Lý Chiêu
Hoàng.
- Nhà Trần (1225-1400) Trần Thái Tông, Nhân Tông, Du Tông, Nghệ Tông phố Đế, Thuần Tông.
- Văn hóa Lý Trần , Mở đầu cho thời kỳ văn hóa Đồng Việt, diễn ra sau khi đất nước thoát khỏi
ách bắc thuộc - thời kỳ lý trần tồn tại kể từ X-hết thơì kỳ XlV là thời kỳ đạt được nhiều thành tựu cơ

bản góp phần khởi điểm bản sắc văn hóa dân tộc.
• Đặc trưng văn hóa
 Văn hoá vật thể
- Sau khi dời đô từ Hoa Lư về thăng Long, nhà Lý cho xây dựng nước thành lũy, đền đài, cung điện.
Lớn nhất là thành Thăng long .
- Kiến trúc thời kỳ này phát triển mạnh và để lại nhiều di tích đến ngày nay như Chùa Một Cột, Tháp
Bảo Thiên Tháp Chưởng Sơn,Tháp Sùng Thiện… Đặc điểm của các kiến trúc nay là quy mô lớn, hòa
hợp với cảnh thiên nhiên xung quanh.
- Các nghề thủ công, mỹ nghệ, khá phát trển
- Nghề dệt có nhiều thành tựu: vải, lụa
- Các sản phẩm gốm với đủ màu sắc, hoạt tiết trang trí đặc sắc được những người thợ khéo tay, thông
minh đời Lý làm ra
- Nghề gốm có bước phát triển đạt ở trình độ cao
- Thời nhà Trần, nghề thủ công còn có những bước phát triển mới, hình thành làng nghề chuyên sản xuất
1 mặt hàng nhất định
- Kinh thành Thăng Long mở rộng chia thành 71 phường. Tại đây không chỉ có thợ mà còn có những
phường thủ công và phố buôn bán
 Văn hóa phi vật thể
 Hệ tư tưởng
- Văn hóa thời Lý – Trần là sự dung hòa tam giáo (Nho - Phật –Lão) cùng với các tín ngưỡng dân gian
và có cả ảnh hưởng của tôn giáo Chămpa
- Thời kỳ này Phật giáo để lại những dấu ấn sâu đậm. Từ TK X Phật giáo có những bước phát triển lớn,
chùa chiền xuất hiện nhiều. Thời kỳ này đạo Phật nhập thế. Phật giáo thời kỳ này chung sống với tín
ngưỡng bản địa để tạo ra sắc thái đạo Phật với nét riêng Việt Nam.
- Năm 1031 triều Lý cho xây dựng 950 ngôi chùa, 1129 mở hội khánh thành 84000 tòa bảo tháp
- Nhà vua và tầng lớp quý tộc rất sùng mộ đạo Phật. Các nhà sư tăng và tín đồ Phật giáo phát triển cả số
lượng và chất lượng
- Thời Lý “nhân dân quá 1 nửa làm sãi, trong nước chỗ nào cũng có chùa” – nhà sử học Lê Văn Hưu
- Nhà chùa chiếm hữu khá nhiều ruộng đất do đó có 1 cơ sở kinh tế nhất định cho mọi hoạt động
Hạnh Ngô PR32

- Nhà chùa là nơi đào tạo ra những sư tăng đồng thời là những trí thức của thời đại. Chính họ là những
người đặt nền cho chính sách tam giáo đồng nguyên
- Các trí thức Phật giáo đã gạt bỏ những nhân tố thụ động để tham giao vào sự nghiệp giải phóng và xây
dựng đất nước
- Trong các thời Ngô, Đinh, Tiền Lê và Lý các cao tăng tham gia chính sự ở triều đình: Thiền sư Vạn
Hạnh vận động đưa Lý Công Uẩn lên ngôi vua, lập ra triều Lý. Đời Trần, sư Đa Bảo Viên Thông đều
tham gia chính sự
- Đạo và đời gắn bó tới mức không chỉ có các nhà sư tham gia vào chính sự mà ở thời Lý, Trần còn có
khá nhiều vua quan quý tộc đi tu
- Dòng Phật giáo Trúc Lâm đời Trần là 1 sáng tạo rất riêng của Phật giáo Việt Nam, để lại những dấu ấn
đậm nét trong lịch sử tư tưởng, văn học, kiến trúc của văn hóa dân tộc
- Phật giáo giai đoạn này còn tác động đến cả tư tưởng, tâm lý, phong tục và nếp sống của đông đảo
nhân dân các loàng xã. Nó ảnh hưởng to lớn tới kiến trúc, điêu khắc, thơ văn, nghệ thuật
- So với Phật giáo, Nho giáo thời kỳ này ảnh hưởng chưa mạnh đến xã hội và đời sống tinh thần của
người Việt.
- Cùng với việc tiếp tục tiếp nhận chữ Hán, chế độ giáo dục và thi cử theo tinh thần Nho giáo mới bắt
đầu. Nhà Lý bắt đầu chăm lo cho việc học tập và thi cử để đào tạo nhân tài và tuyển lựa quan lại cho bộ
máy hành chính
- Năm 1070 nhà Lý dựng Văn Miếu, thờ Chu Công và Khổng Tử (2 ông tổ của Nho giáo), mở Quốc Tử
Giám – trường học cho các hoàng tử và con em quan lại trong triều đình
- Năm 1076 triều đình mở khoa thi đầu tiên để chọn lựa nhân tài. Nội dung thi gồm có: chữ viết, làm
tính, hình luật
- Đến nhà Trần, vương triều đã chính quy hóa việc học hành thi cử. Nhà Trần lập Quốc học viện và cả
Giảng Võ đường, lúc đầu dành riêng cho con em quý tộc, sau mở rộng cho cả con em thứ dân, trường
học được mở ở cả các địa phương. Thể lệ thi cử, học vị được quy định.
- Năm 1247, nhà Trần đặt danh hiệu Tam khôi dành cho 3 người thi đỗ xuất sắc trong các kỳ thi Đình
- Từ nền giáo dục này, tinh thần Khổng giáo đã đi sâu và đời sống tinh thần của người Việt và để lại
những dấu ấn khá sâu sắc trong đời sống văn hóa, trong tâm thế ứng xử của người Việt Nam
 Nền văn hóa bác học hình thành và phát triển
- Nền văn học chữ viết bằng chữ Hán và sau đó bằng chữ Nôm hình thành và phát triển với 1 đội ngũ tác

giả đông đảo và lớn về số lượng tác phẩm. Lực lượng sáng tác chủ yếu là các trí thức Phật giáo, sau đó
là trí thức Nho giáo
- Thời kỳ nhà Lý nội dung thơ văn mang quan niệm và triết lý Phật giáo, tuy nhiên nhiều tác phẩm có ý
nghĩa nhân sinh và giá trị văn hóa: Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt, Chiếu dời đô của Lý Công
Uẩn
- Thời nhà Trần, đa số các tác giả là các nho sĩ, trong đó có 1 số tướng lĩnh hoặc đại thần như: Trần
Quang Khải, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Phi Khanh…
- Thơ văn chữ Hán giai đoạn này thể hiện tư tưởng xây dựng 1 quốc gia độc lập tự chủ, lòng tự hào về
dân tộc, về nền độc lập của dân tộc, tinh thần yêu nước và ý chí vươn lên của dân tộc
- Bên cạnh dòng văn học viết bằng chữ Hán, lịch sử thời kỳ này chứng kiến sự hình thành của văn học
chữ Nôm với những tên tuổi nổi bật: Trần Nhân Tông, Nguyễn Thuyên, Chu Văn An…
 Nét đặc sắc trong sự phát triển văn hóa giai đoạn này là sự xuất hiện của 1 nền văn hóa chữ viết với
cả 2 hình thức chữ Hán và chữ Nôm. Sự xuất hiện của dòng văn học bác học đánh dấu sự chuyển biến
về chất lượng trong sự phát triển của văn hóa Việt Nam
Hạnh Ngô PR32
Câu 5: Trình bày những biến đổi của văn hóa Việt Nam trong quá trình giao lưu với văn hóa Pháp
Tiến trình văn hóa Việt Nam, cho đến nay, đã trải qua nhiều biến động,nhưng do hoàn cảnh địa
lí-khí hậu và lịch sử xã hội riêng nên dù biến động tới đâu nó vẫn mang trong mình những nét
bản sắc không thể trộn lẫn được.
Năm 1858, Pháp nổ sung xâm lược Việt Nam thực hiện các cuộc khai thác thuộc địa trên tất cả
các lĩnh vực. Văn hóa VN giai đoạn này vẫn phát triển trong mối quan hệ giao lưu tự nhiên với
các nền văn hóa trong khu vực ĐNA và những nền văn hóa, văn minh điển hình của phương
Đông: Trung Hoa, Ấn Độ. Vấn đề hoàn toàn mới đối với sự phát triển của văn hóa Việt Nam là
cuộc tiếp xúc cưỡng bức và giao thoa với văn hóa phương Tây trực tiếp thông qua văn hóa Pháp.
Cuộc tiếp xúc “trái khoáy và không thú vị” này lại dẫn đến sự đổi thay toàn diện cho văn hóa Vn
theo hướng hiện đại hóa.
• Văn hóa vật thể
 Sự phát triển của đô thị
- Ngay từ đầu người Pháp đã triển khai phát triển đô thị, công nghiệp và giao thông với mục đích
rõ ràng là để khai thác thuộc địa

- Hà Nội cuối TK XIX, tính chất 1 trung tâm chính trị văn hóa không còn đậm đặc như trước mà
đã chuyển biến mang tính chất trung tâm công – thương nghiệp rõ rệt. Đầu TK XX, nơi đây trở
thành đô thị sầm uất, nhiều người buôn bán, tập trung các nhà máy, sở giao dịch, trụ sở các công ty
- Hải Phòng trở thành hải cảng lớn thứ 2 Đông Dương
- Sài Gòn – Chợ Lớn trở thành đô thị của công nghiệp, thương nghiệp
- Trên cả nước, các thị trấn, thị xã phát triển: Nam Định, Huế, Đà Nẵng….
- Sự phát triển của đô thị dẫn đấn sự phát triển của kiến trúc đô thị. Các kiểu kiến trúc phương Tây
được đưa vào Việt Nam nhưng được Việt Nam hóa khiến các công trình này không lạc điệu giữa
những công trình kiến trúc cổ truyền: tòa nhà của trường Đại học Đông Dương, Viện Viễn Đông
Bác Cổ, Bộ Ngoại giao, Phủ Toàn quyền, Thư viện Quốc gia ở Hà Nội, tòa Đô Chánh, tòa án và các
công trình kiến trúc đô thị ở Sài Gòn
 Giao thông vận tải
- Hệ thống cầu đường phát triển và được nâng cấp
- Đường sắt, đường thủy được khai thông
- Các tuyến đường sắt được tu bổ và đặc biệt là đường sắt HN – SG được hoàn thành và đưa vào
sử dụng năm 1936
- Hệ thống đường xá và đô thị phát triển trước hết là để phục vụ công cuộc cai trị và khai thác
thuộc địa của Pháp, nhưng cũng tạo sự biến đổi nhảy vọt về văn hóa vật chất so với giai đoạn trước
 Về công nghệp: nhiều ngành công nghiệp khác nhau ra đời như khai mỏ, chế biến nông lâm
sản, công nhgiệp thực phẩm … làm cho bộ mặt kinh tế Việt Nam trước đây chủ yếu là nông
nghiệp thì bây giờ có thêm các ngành khác. Truyền thống lâu đời của dân Việt Nam là nông
nghiệp trồng luá nước ,đến nay xuất hiện các loại cây công nghiệp từ nước ngoài mang vào
như cao su … phát triển một số cây công nghiệp trong nước đay, cói, đậu lấy dầu …
• Văn hóa phi vật thể
 Hệ tư tưởng
- Sự tiếp xúc giao lưu với văn hóa Pháp giai đoạn này tạo sự biến đổi lớn trong lĩnh vực hệ tư
tưởng. Thời kỳ này đã xuất hiện nhiều hệ tư tưởng khác nhau, tác động lẫn nhau, tự biến dạng do
khúc xạ qua môi trường xã hội… tạo nên 1 trường tư tưởng hệ rất phức tạp
Hạnh Ngô PR32
 Báo chí ra đời và phát triển

− Với sự xuất hiện của báo chí, xã hội Việt Nam bước ra khỏi truyền thông chủ yếu là truyền
miệng sang một nền truyền thông mới mang tính chuyên nghiệp với phương tiện kỹ thuật hiện đại
− Nghề báo trở thành 1 nghề mới, đội ngũ nhà báo chuyên nghiệp, những sản phẩm báo chí xuất
bản đều đặn và mang tính chất hàng hóa.
− Trước 1945, thực dân pháp bỏ tiền nâng đỡ dòng báo chí thân chính quyền, phổ biến văn minh
Pháp, xóa bỏ truyền thông văn hóa dân tộc.
− Nhưng trên thực tế, không ít tờ báo (gồm cả những tờ có sự bảo trợ của thực dân) vẫn có giá trị
văn hóa đáng kể: Lục tỉnh tân văn, Đông Dương tạp chí, Nam Phong, Hữu Thanh, An Nam tạp
chí, Phụ nữ tân văn, Tiếng dân…
− Báo chí góp phần hoàn thiện chữ quốc ngữ, hoàn thiện văn phong quốc ngữ và trở thành “bà đỡ”
cho văn học phát triển, là động lực cho sự sáng tạo của nghệ sĩ
 Văn học phát triển mạnh mẽ theo hướng hiện đại hóa
- Văn học quốc ngữ dần dần thay thế văn học chữ Hán, gắn với sự xuất hiện của những thể loại
văn học mới có nguồn gốc phương Tây (tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ mới…), những quan điểm
nghệ thuật mới (chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa tả chân, phương pháp miêu tả và phân tích tâm
lý…)
- Văn xuôi bằng chữ quốc ngữ đã có bước tiến bộ vượt bậc. Sự xuất hiện của nhóm Tự lực văn
đoàn, các nhà văn hiện thực, các nhà thơ của phong trào thơ mới đã khẳng định sự chuyển mình
của văn hóa Việt Nam theo hướng hiện đại
- Cùng với những chuyển biến của văn học là sự xuất hiện của nhiều thể loại nghệ thuật mới và
cùng với chúng là những quan điểm thẩm mỹ mới: nhiếp ảnh, điện ảnh, kịch nói, hội họa, âm
nhạc phương Tây
 Với gần 100 năm đô hộ nước ta và với chính sách đồng hóa về văn hóa, thực dân Pháp đã
thực sự tạo ra môi trường văn minh phát triển và du nhập hầu hết những loại hình sinh hoạt văn
hóa phương Tây vào Việt Nam nhằm duy trì ách thống trị lâu dài của chúng
Cuộc tiếp xúc với văn hóa phương Tây đã tạo ra những chuyển biến có tính chất bước ngoặt của
văn hóa Việt Nam. Điều này chứng tỏ sự nhanh chóng thích ứng và nhạy bén của người Việt
Nam trong tiếp nhận văn hóa phương Tây. Trong hoàn cảnh mất nước, người Việt đã luôn có ý
thức và bản lĩnh thâu hóa, sàng lọc những giá trị mới của phương Tây, nhào nặn với giá trị văn
hóa truyền thống, tạo nền tảng sức mạnh trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và phát

triển văn hóa ở giai đoạn sau
Câu 6: Phân tích những nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực truyền thống của người Việt. Vai trò – ý
nghĩa của nó với ngành du lịch hiện nay
1. Những nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực truyền thống của người Việt Nam
- Sinh hoạt ăn uống của 1 dân tộc được hình thành do quy định trước hết của điều kiện môi trường
tự nhiên, thêm vào đó 1 phần của điều kiện môi trường xã hội
- Trải qua suốt chiều dài lịch sử, mỗi cộng đồng dân tộc đã tạo nên được những nét đặc sắc riêng
biệt từ quan niệm, thị hiếu đến các món ăn, cách ăn uống, cách chế biến. Đó chính là văn hóa ẩm thực
- Văn hóa ẩm thực là 1 trong những biểu hiện sống động của 1 nền văn hóa, như ta vẫn hằng nghe
nói: Ăn uống chính là nghệ thuật, chính là văn hóa
- Nhìn vào ẩm thực của người Việt, ta thấy 1 số đặc điểm chính:
Hạnh Ngô PR32
• Mô hình bữa ăn điển hình: cơm – rau – cá, thạo chế biển các thức ăn từ nguyên liệu là hạt gạo,
rau, cá; tiêu biểu nhất là các thứ bánh trái vô cùng phong phú của người Việt được chế biến từ gạo,
nước mắm làm từ cá và các loài thủy hải sản Đó có thể coi là nét đặc sắc của ẩm thực Việt Nam
• Bữa ăn của người Việt đặc biệt coi trọng tinh thần cộng cảm, nghĩa là ngồi ăn chung mâm, được
chăm sóc nhau trong bữa ăn, không thích ăn suất riêng như người phương Tây. Người Việt có câu
“Ăn một mình đau tức, làm một mình cực thân”
• Người Việt đề cao sự khoái khẩu trong bữa ăn. Để khoái khẩu không chỉ có thức ăn thức uống
ngon, cách bầy biện cũng phải “ngon con mắt”, người cùng ngồi ăn phải là người tâm đầu ý hợp, chỗ
ngồi ăn cùng với thời tiết cũng phải thích hợp. Do đề cao sự khoái khẩu, người Việt thích trò chuyện
trong bữa ăn, có những món ăn lại phải cầm tay ăn mới ngon, người Việt không lấy tiêu chuẩn vệ
sinh để xét nét bữa ăn như người phương Tây: quen ăn theo suất riêng, không quen chấm nước chấm
chung, không hưởng ứng sự tán chuyện trong bữa ăn…
• Người Việt sử dụng các thức ăn theo khuynh hướng cân bằng âm dương phù hợp với thể tạng
của con người: nhiệt, hàn, ôn, bình (nóng, lạnh, mát, ấm), trong đó có rất nhiều món trở thành vị
thuốc bổ dưỡng cho cơ thể
• Do cuộc sống ngày xưa khó khăn, lại chịu các nhìn đẳng cấp, nên miếng ăn miếng uống nhiều
khi lại là thước đo tình cảm giữa người này với người khác, có khi lại được đồng nhất với địa vị,
ngôi thứ trong làng xã. VD: Lời chào cao hơn mâm cỗ, Miếng ăn miếng nhục, Quá khẩu thành tàn,

Một miếng giữa đường làng bằng một sàng xó bếp, Góc chiếu giữa đình…Tình trạng này cũng phản
ánh phần nào hạn chế trong sinh hoạt ăn uống của người Việt. Người Việt xưa còn rất thích hội họp
ăn uống: ngoài những lễ lớn của làng còn có những lễ của các đoàn thể nhỏ như thôn, giáp, các hội
của họ, các lệ khao của những người mua nhiêu mua ấm, những người khoa trường đỗ đạt, những
người lên lão lên bô, lệ cáo sắc phong tặng của các quan đều là những dịp cho dân quê cỗ bàn chè
chén rất tốn kém
• Có 2 loại ẩm thực: ẩm thực bình dân và cung đình
- Ẩm thực cung đình của các bậc vua chúa Việt Nam đều hướng đến những món ăn hiếm hoi, khó
kiếm được gọi là cao lương mỹ vị, sơn hào hải vị như: da tê, gân hươu, yến sào, bào ngư, hải sâm,
vây, bóng…
- Ẩm thực cung đình không đủ tư các đại diện cho nền văn hóa ẩm thực dân tộc. Vinh dự này thuộc
về ẩm thực bình dân
- Những thức ăn quê, những thức quà bình dân muôn màu muôn vẻ khắp mọi miền đất nước vừa thể
hiện sự đa dạng giàu có của sản vật nước nhà vừa thể hiện tài khéo, sự tinh tế, tấm lòng yêu quê của
người Việt
• Hàng loạt các dụng cụ dùng để chế biến, ăn uống, các nguyên liệu, các món ăn đã trở thành biểu
tượng tinh thần trong văn hóa Việt Nam với rất nhiều ý nghĩa phong phú và thú vị khác nhau
2. Vai trò – ý nghĩa đối với ngành du lịch
Ngày hôm nay, ngành du lịch Việt Nam đã biết kế thừa và phát huy những nét đặc sắc, tinh mỹ của ẩm
thực dân tộc, biến nó thành 1 trong những nguồn lợi kinh doanh quan trọng. Nếu tiến hành khéo, chẳng
những là dịp giới thiệu nét đẹp và tinh tế của văn hóa ẩm thực dân tộc cho bạn bè quốc tế mà còn góp
phần bảo tồn chính nền ẩm thực truyền thống
Câu 7: Trình bày tổng quát hệ thống tín ngưỡng VN và phân tích tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong
gia đình truyền thống
Hạnh Ngô PR32
1. Hệ thống tín ngưỡng VN
Đối với người Việt, có 1 số tín ngưỡng tiêu biểu như tục thờ một số hiện tượng tự nhiên, 1
số loài thực vật, động vật; tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ và suy tôn con người
như: Tổ tiên nhà, tổ tiên làng (Thành hoàng làng), tổ tiên nước (các vua Hùng), các hình
tượng Mẫu….

• Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên nhà
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, phong tục thờ cúng tổ tiên hay còn gọi được gọi khái quát là
Đạo Ông Bà là tục lệ thờ cúng những người đã chết, đặc biệt là tổ tiên. Đối với người Việt,
Phong tục thờ cúng tổ tiên gần như trở thành một thứ tôn giáo; không gia đình nào không có
bàn thờ tổ tiên trong nhà.
• Làng
Trong phạm vi thôn xã, quan trọng nhất là việc thờ thần Thành Hoàng làng. Cũng như Thổ
Công trong một nhà, Thành Hoàng làng là vị thần cai quản, che chở, định đoạt phúc họa cho
dân làng đó. Không có làng nào là không có Thành Hoàng. Cái “lệ làng” này mạnh đến mức
năm 1572 (đời Lê Thánh Tông), triều đình phải ra lệnh sưu tầm và soạn ra thần tích của
Thành Hoàng các làng để vua ban sắc phong thần.
• Nước
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương bắt nguồn từ thời đại các Vua Hùng với niềm tin cả dân
tộc có cùng chung giống nòi “con Rồng cháu Tiên”, cùng chung một nguồn cội (Tổ); đồng
thời thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tinh thần đại đoàn kết dân tộc và gắn kết cộng
đồng.
• Tín ngưỡng thờ các hiện tượng tự nhiên, 1 số loài thực vật, động vật
− Từ xa xưa người Việt cổ đã thờ thần Mặt trời – vị thần làm ra ánh sáng, hơi ấm, làm ra
mưa thuận gió hòa – phù trợ cho cuộc sống của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Ngoài ra
còn có các hình tượng thần được đồng nhất với các hiện tượng tự nhiên như mây, mưa, sấm,
chớp, gió, sông, biển, núi,…
− Chúng ta có cả một tín ngưỡng thờ cây. Có hai thứ cây quan trọng nhất được người VN
biến thành cây thiêng liêng: cây lúa và cây cau. Ngày Tết 5/5 được coi là ngày kết tinh tín
ngưỡng thờ cây của người Việt. Người Việt cũng thờ một số loài động vật. Tiêu biểu nhất là
tín ngưỡng thờ Rồng.
• Tín ngưỡng phồn thực
- Ở VN, nó được biểu hiện bắng 2 hình thức: thờ các hình ảnh sinh thực khí và tôn vinh hành
vi tính giao. Nó hóa thân vào các trò chơi, trong tập tục, điêu khắc, văn chương. Khi đi vào
văn hóa Chăm Pa, nó hỗn dung với tôn giáo, thể hiện bằng hai hình tượng điêu khắc Linga và
Yoni – biểu trưng cho đấng sáng tạo, sinh sôi sự sống.

- Nó thể hiện ước nguyện chính đáng và phác thực của những cư dân nông nghiệp cổ cầu cho
mùa màng bội thu, con người và vật nuôi sinh sôi nảy nở. khỏe mạnh; tự nó mang tinh thân
nhân văn sâu sắc. thể hiện sức sống, miềm lạc quan của con người.
• Tín ngưỡng thờ Mẫu
− Đạo Mẫu xuất phát từ một tín ngưỡng phổ quát rộng hơn là thờ thần nữ. thờ tính nữ mà
mức độ cao nhất của nó là thờ tính Mẫu – tính Mẹ.
− Đạo Mẫu còn xuất phát từ nguyên lý Mẹ. Tính mẫu thể hiện ở sự sinh sôi, chở che, nuôi
dưỡng và lưu giữ. Nó chính là lòng bao dung, nhân từ, hiền hòa. Với tư cách là một dân tộc,
nó là khát vọng hòa bình, lòng độ lượng, vị tha, chăm lo cho tất cả mọi người.
− Ngày hôm nay tín ngưỡng thờ Mẫu ( Đạo Mẫu ) vẫn chưa duy trì và phát triển . Ngay cả
việc hầu bóng cũng rất cần được nghiên cứu kĩ lưỡng và quản lý có tính chuyên môn cao,
Hạnh Ngô PR32
tránh đánh đồng dễ dãi với mê tín dị đoan , song cũng tránh để xảy ra tình trạng buôn thần bán
thánh.
2. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong gia đình truyền thống
Gia đình người Việt thực hiện tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Xuất phát từ niềm tin con người có phần hồn
và phần xác, khi chết đi con người chỉ chết về phần xác còn phần hồn sống mãi. Ông bà ở nơi chín suối
nhưng vẫn thường xuyên đi về thăm hỏi con cháu, phù hộ độ trì cho còn cháu. Vì vậy, người Việt thờ
cúng tổ tiên trong gia đình.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng thiêng liêng, thể hiện tinh thần nhân bản của người VN, thể
hiện lòng biết ơn của người sống đối với người đã khuất và có ý nghĩa triết lý sâu sắc
Biểu hiện
Khác vời người phương Tây coi trọng ngày sinh, trong tục thờ cúng tổ tiên, người Việt Nam
coi trọng hơn cả là việc cúng giỗ vào ngày mất (kị nhật), bởi lẽ người ta tin rằng đó là ngày
con người đi vào cõi vĩnh hằng. Ngoài ngày giỗ thì việc cúng tổ tiên còn được tiến hành đều
đặn vào các ngày mồng Một, ngày Rằm; dịp lễ Tết và bất kì khi nào trong nhà có việc (dựng
vợ gả chồng, sinh con, làm nhà, đi xa, thi cử…). Bàn thờ tổ tiên bao giờ cũng đặt ở gian giữa,
nơi trang trọng nhất. Người Việt Nam quan niệm dương sao âm vậy, cho nên cúng tổ tiên
bằng hương hoa trà rượu, và cả đò ăn lần đồ mặc, đồ dùng, tiền nong (làm bằng giấy gọi là
vàng mã). Rượu có thể có hoặc không nhưng ly nước lã thì không thể thiếu vì nước là thứ

quý nhất (sau đất) của dân trồng lúa nước. Sau khi tàn tuần hương, đồ vàng mã được đem đốt,
chén rượu cúng đem rót xuống đống tàn vàng, có như vậy người chết mới nhận được đồ cúng
tế. Hương khói bay lên trời, nước rượu hòa với lửa mà thấm xuống đất, đó là sự hòa quyện
lửa nước (âm dương) và trời đất nước (tam tài) mang tính cất triết lý sâu sắc. Đối với người
Việt Nam những đồ thờ như hương án, bát hương, đài rượu là những vật gia bảo thiêng liêng
dù nghèo khó mấy cũng không được bán.
Câu 8: Trình bày tổng quát những đặc điểm chính c ủa làng Việt truyền thống và đi sâu phân tích 1
đặc điểm mà anh / chị hiều biết sâu săc nhất
Đơn vị làng là trong 3 hằng số cơ bản của văn hóa Việt Nam . Cho đếu ngày nay làng người Việt
như 1 thực thể văn hóa sống động trong quá trính vừa bảo lưu, vừa biến đổi.
-Làng là một đơn vị cộng cư của những cư dân nông nghiệp dựa trên một vùng đất chung xác
định, một tổ chức xã hội nông nghiệp thích ứng với sản xuất tiểu nông, với gia đình – dòng họ gia
trưởng.
-Làng Việt được hình thành chủ yếu dựa vào hai nguyên lý cơ bản: Nguyên lý huyết thống và
nguyên lý cùng nơi chốn (có nguyên lý cùng lợi ích nhưng không phải là chính).
-Dựa theo nghề nghiệp chính của cả dân trong làng dể phân loại làng Việt cổ: Làng thuần nông ,
làng nghề, làng chài.
1. Đặc điểm chính của làng Việt truyền thống
-Tính cộng đồng: nó được thể hiện qua tính cộng cư, cộng cảm, cộng mệnh, cộng sản (cùng
chung một số tài sản như cộng điền, cộng quỹ…). Nó có những mặt tích cực như tinh thần tương
thân tương ái, tinh thần đoàn kết gắn bó, trách nhiệm và nghĩa vụ đối với cộng đồng. Nhất là
trong những lúc lâm nguy, tinh thần cộng đồng phát huy cao độ sức mạnh của nó. Tuy nhiên,
cũng phải thấy những biểu hiện cực đoan của nó: tư tưởng bình quân chủ nghĩa, cào bằng, “hòa
cả làng”; tư tưởng dựa dẫm ỷ lại, thiếu trách nhiệm cá nhân, “cha chung không ai khóc”; tư tưởng
bày đàn, a dua, ăn theo nói leo, không dám sống đúng là mình…
Hạnh Ngô PR32
Biểu tượng là : Sân đình - Bến nước - Cây đa.
-Tính tự trị tự quản:
Biểu tượng : Lũy tre
+Trước hết được biểu hiện bằng hình thức hương ước của làng, do những chức sắc và những

người đàn ông trong làng bàn soạn. Nội dung hương ước tuy mỗi làng có những điểm khác biệt
nhưng tựu trung lại có năm nội dung sau:
• Thứ nhất, những điều khoản quy định về sản xuất, kinh tế liên quan đến ruộng đất, sức
kéo trâu bò, đường xá…
• Thứ hai, những điều khoản về phong hóa, đạo lý
• Thứ ba, những điều khoản về an ninh
• Thứ tư, những điều khoản về tế tự
• Cuối cùng, những điều khoản về học hành khoa cử
Tất cả những điều đó có thưởng phạt cụ thể. Hương ước là luật tục của mỗi làng, có ý
nghĩa điều hành cuộc sống của dân làng. Nó thể hiện những nét văn hóa riêng của mỗi
làng.
+Tính tự trị tự quản mang ý nghĩa tích cực khi nó góp phần củng cố tình cảm, sức mạnh cộng
đồng làng, tạo nên những nét văn hóa riieng của mỗi làng. Song những biểu hiện cực đoan của nó
là khó tránh khỏi: sống theo lệ mà không sống theo luật, phép vua thua lệ làng; tư tưởng cục bộ,
bản địa, địa phương chủ nghĩa, lòng tự tôn thái quá trở thành tự thị…Ngày hôm nay cái tâm lý
sống theo lệ thâm căn cố đế này
2. Phân tích đặc điểm
− Người Việt Nam luôn sẵn sàng đoàn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, coi mọi người trong
cộng đồng như anh chị em trong nhà: “tay đứt ruột xót”, “ chị ngã em nâng”, “lá lành đùm lá
rách”……
− Người Việt Nam luôn có tính tập thể rất cao, gắn bó với tập thể, hòa đồng vào cuộc sống
chung của tập thể.
− Ưu điểm của tính cộng đồng là dễ quy tụ được 1 tập thể đoàn kết, gắn bó để đạt được mục
tiêu chung.
+ Tính cộng đồng là 1 trong những bản tính nguyên thủy của con người. Con người từ thời "ăn
lông ở lỗ" đã sống thành 1 cộng đồng, tập thể từ đó tạo đk thuận lợi cho việc truyền đạt các kĩ
năng sinh tồn, kích thích cho quá trình tiến hóa. Cũng từ đó mà dần dần hình thành các mô hình
xã hội từ dạng sơ khai cho đến phức tạp và phát triển cao như ngày nay.
+ Cũng nhờ tính cộng đồng mà dân tộc Việt Nam dễ tập hợp thành 1 tập thể đại đoàn kết để bảo
vệ và xây dựng đất nước từ thời kỳ các vua Hùng cho đến 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống

Mỹ.
- Mặt trái của tính cộng đồng là nếu được quan niệm lệch lạc, ko xác định được vai trò của yếu tố
cá nhân và tập thể thì sẽ bị ngả sang lằn ranh phía bên kia, phía của những tác hại. Một cộng đồng
quá coi trọng tính tập thể thì yếu tố cá nhân bị lu mờ, vai trò và lợi ích của cá nhân bị gạt bỏ để
phục vụ tập thể.
Sự đồng nhất (giống nhau) còn dẫn đến chỗ người Việt Nam hay có thói dựa dẫm, ỷ lại vào tập
thể: Nước trôi thì bèo trôi, Nước nổi thì thuyền nổi. Tệ hại hơn nữa là tình trạng Cha chung
không ai khóc, Lắm sãi không ai đóng cửa chùa…. Cùng với thói dựa dẫm, ỷ lại là tư tưởng Cầu
an (an phận thủ thường) và cả nể, làm gì cũng sợ rút dây động rừng nên có việc gì thường chủ
trương đóng cửa bảo nhau…
Hạnh Ngô PR32
Một nhược điểm trầm trọng thứ ba là thói cao bằng, đố kị, không muốn cho ai hơn mình (để cho
tất cả đều đồng nhất, giống nhau ! ): Xấu đều hơn tốt lỏi; Khôn độc không bằng ngốc đàn; Chết
một đống còn hơn sống một người… Để cho tất cả đều “như nhau”, một thời, đã có không ít
những cơ quan, xí nghiệp điềm nhiên treo cao khẩu hiệu: Tất cả dàn hàng ngang cùng tiến!
Những thói xấu có nguồn gốc từ tính cộng đồng này khiến cho ở Việt Nam, khái niệm “giá trị”
trở nên hết sức tương đối (nó khẳng định đặc điểm tính chủ quan của lối tư duy nông nghiệp): Cái
tốt, nhưng là tốt riêng rẽ thì trở thành xấu (khôn độc không bằng ngốc đàn); ngược lại, cái xấu,
nhưng là xấu tập thể thì trở nên bình thường:
Toét mắt là tại hướng đình
Cả làng toét mắt riêng mình em đâu!
Câu 9: Phân tích vài trò và phẩm chất của người phụ nữ trong g/đ người Việt truyền thống, liên hệ
với tình hình thực tế hiện nay ở nước ta.
1. Vai trò của người phụ nữ trong gđ người Việt truyền thống
Gia đình người Việt mang tính chất phụ quyền nhưng vai trò của người phụ nữ rất quan trọng. Trong
xh xưa và nay, người phụ nữ VN luôn được tôn trọng và khẳng định được vị thế của mình.
- Vai trò của người phụ nữ được khẳng định ở thiên chức làm vợ, làm mẹ trong đời sống gia đình
- Là vợ, người phụ nữ chia sẻ mọi trách nhiệm, nghĩa vụ, nỗi gian truân và niềm hạnh phúc với
chồng. Trong đời sống tinh thần, người phụ nữ là chỗ dựa tình cảm, là nguồn động viên khích lệ tinh
thần đối với chồng và là người bảo vệ sự yên ấm trong gia đình

- Để là mẹ, người phụ nữ phải cố gắng, hy sinh rất nhiều. Vai trò làm mẹ của người phụ nữ không chỉ
thể hiện ở công lao sinh thành “chín tháng mang nặng đẻ đau” mà còn thể hiện chủ yếu ở việc nuôi dạy
con cái. Mẹ là người đầu tiên dạy con làm người, trao truyền những giá trị văn hóa cho con, sự hy sinh
hết lòng của người mẹ cho con cái cũng chỉ cốt sao cho con cái trưởng thành. Người mẹ gieo vào con
tình yêu, trách nhiệm và nghĩa vụ đối với gia đình, quê hương, Tổ quốc. Bản thân người mẹ cũng luôn
có ý thức tu dưỡng tâm tính, tích thân tích thiện, ăn ở nghĩa tình với hy vọng để lại Đức cho con (“Phúc
đức tại mẫu”, “Cây xanh thì lá cũng xanh/ Cha mẹ hiền lành để đức cho con”)
- Trách nhiệm làm vợ, làm mẹ đã khiến người phụ nữ trở thành linh hồn, nơi hội tụ những tính chất tốt
đẹp nhất cho mọi thành viên trong gia đình
- Gia đình hạt nhân trong xã hội cổ truyền không tách rời gia đình lớn, người phụ nữ là cầu nối giữa các
thế hệ trong gia đình và giữa gia đình của mình với họ hàng
2. Phẩm chất
Tam tòng – tứ đức….
• Con người lao động:
Con người lao động trong người phụ nữ Việt Nam có những phẩm chất đặc sắc nhất định,
kết tinh từ trong vai trò của nó trên tiến trình của lịch sử Việt Nam. Làm nên những thuộc
tính ấy, có vai trò quan trong hàng đầu của những người phụ nữ nông dân trong hàng
nghìn năm của thời đại dựng nước và giữ nước.
“Tháng Chạp là tiết trồng khoai,
Tháng Giêng trồng đậu, tháng Hai trồng cà.
Tháng Ba cày vỡ ruộng ra,
Hạnh Ngô PR32
Tháng Tư gieo mạ thuận hòa mọi nơi.
Tháng Năm gặt hái vừa rồi,
Giời đổ mưa xuống nước trôi đầy đồng. Anh ơi giữ lấy việc công,
Để em cày cấy mặc lòng em đây”.
Việc trồng lúa nước ở Việt Nam trong điều kiện thiên nhiên và kỹ thuật từ trước đến nay,
vẫn là một thứ lao động phức tạp và vất vả. Chân lấm tay bùn, giãi nắng dầm mưa, đời
này qua đời khác, người phụ nữ Việt Nam là người rất giỏi chịu đựng gian khổ, khó khăn
và hết sức cần cù, tỉ mỉ. Sống chết với quê hương làng xóm, bám chặt lấy ruộng vườn,

nghề nghiệp, người phụ nữ lao động Việt Nam còn là những người làm việc rất bền bỉ,
dẻo dai, có tinh thần kiên trì, nhẫn nại rất cao. Bị thống trị và bóc lột nặng nề, lại gặp
hoàn cảnh chiến tranh và thiên nhiên phá phách, trong cuộc sống cơ hàn dai dẳng, những
người phụ nữ Việt Nam đã có một tinh thần làm chủ, một ý thức cộng đồng, đồng thời họ
cũng là những người rất căn cơ tằn tiện, tính toán cẩn thận, chi ly.
• Con người nội trợ
Con người nội trợ (quán xuyến việc nhà) trong người phụ nữ cũng có những thuộc tính
đặc biệt. Và đây là những điều chủ yếu làm nên cái dáng vẻ riêng của người phụ nữ Việt
Nam mà nhiều người đã chú ý. Bởi vì, bình thường, mọi người phụ nữ đều là những thành
viên trong các gia đình, gắn bó chặt chẽ với gia đình. Và kể từ thời kỳ mẫu quyền trong
lịch sử nguyên thuỷ cho tới bây giờ, trong hàng nghìn, hàng vạn năm, chức năng hiển
nhiên của các thành viên nữ trong các gia đình, chính là nội trợ.
“Lấy gì đóng góp cho chồng
Lấy gì giỗ chạp Thổ công, ông bà.
Lấy gì nuôi mẹ nuôi cha,
Lấy gì thu xếp việc nhà chàng ơi.
Lấy gì cho ngựa cho cho voi,
Lấy gì đóng góp như đôi láng giềng”.
Phụ nữ là người sống chết gắn bó rất chặt chẽ với gia đình về mọi mặt, và đấy là những
người nội trợ có tinh thần đảm nhiệm, phụ trách rất cao. Đảm nhiệm, phụ trách nền kinh
tế của gia đình, họ có chung những phẩm chất tinh thần với những người phụ nữ lao động,
như đã thấy. Đảm nhiệm, phụ trách giường mối của gia đình, toàn bộ thể chế và nội dung
tinh thần của gia đình, đây mới là lĩnh vực kết tinh những thuộc tính đặc sắc của người
phụ nữ nội trợ Việt Nam. Ở đây, những người vợ Việt Nam là những người thuỷ chung
trọn vẹn với chồng. Ở đây, những người mẹ Việt Nam hy sinh trọn vẹn cho con cái. Ở
đây, những người con gái, con dâu, nết na, thảo hiền đối với bậc trên và rèn luyện những
đức tính của người mẹ đối với lớp tuổi dưới, cũng như chờ dịp thể hiện những đức tính
của người vợ đối với người yêu, người chồng tương lai của mình.
Trong tình hình nghèo khó chung của các xã hội có giai cấp cũ, “cái khó bó cái khôn”,
người phụ nữ đã phải rất tích cực “giật gấu vá vai” để đảm nhiệm chức năng “nội tướng”

của mình. Tần tảo là đức tính đi kèm với tinh thần đảm đam của các thế hệ phụ nữ Việt
Nam xưa, chịu thương chịu khó, sớm tối lam làm, suốt đời cần kiệm để gánh vác gia
đình. Để có thể đảm đương một khối lượng công việc lớn và phức tạp, người phụ nữ xưa
còn rất khéo léo và thông minh, có đầu óc thực tiễn và khéo chân khéo tay.
Hạnh Ngô PR32
Tính khiêm nhường, lòng vị tha, đức hy sinh và lòng yêu thương rộng lớn của người phụ
nữ tỏa ra trong các gia đình, khiến cho người phụ nữ xưa có một vị trí rất đặc biệt giữa
chồng con của họ. Người chồng gọi vợ mình là “nội tướng”. Con cái nhận rằng “phúc đức
tại mẫu”. Người ngoài khẳng định “lệnh ông không bằng cồng bà”.
• Con người chiến sĩ
Con người chiến sĩ trong người phụ nữ Việt Nam là một hiện tượng độc đáo nhất. “Giặc
đến nhà, đàn bà phải đánh”, đấy là truyền thống đặc biệt của phụ nữ Việt Nam. Chỉ tính từ
thời các vua Hùng dựng nước cho đến nay, 24 cuộc chiến tranh ái quốc với quy mô cả
nước đã nổ ra để giữ nước! Biết bao thế hệ phụ nữ đã trở thành chiến sĩ trong những lần
vận nước gặp nguy nạn. Nhưng không phải chỉ có thế. Trong cuộc đấu tranh giai cấp
thường xuyên làm nền cho sự tiến hoá của xã hội, tất cả các thế hệ phụ nữ - với đặc điểm
là “công dân chính trị” của họ, cũng đều trở thành những chiến sĩ, tham gia đấu tranh dưới
mọi hình thức. Từ những người phụ nữ đã nổi dậy dưới lá cờ Hai Bà Trưng, những vợ ba
Cai Vàng, vợ ba Đề Thám thậm chí cả những người vô danh:
“Gái goá lo việc triều đình
Lo Nam, lo Bắc việc mình không lo”
và những mẹ Đốp luôn luôn sẵn sàng tấn công bọn hào lý ở khắp nơi, cho đến những Võ
Thị Sáu, Nguyễn Thị Chiêm, Út Tịch và mẹ Suốt ngày nay – hàng trăm thế hệ phụ nữ đã
truyền đi và nhân lên những thuộc tính đặc sắc của người chiến sĩ trong người phụ nữ
Việt Nam.
“Túi gấm cho lẫn túi hồng
Têm trầu cánh kiếm cho chồng đi quân”.
Câu hát cổ trên cũng là một hình thức ghi nhớ của nhân dân đối với tiết bao người vợ đảm
xưa đã góp vào cuộc chiến chung, và không têm trầu “cánh phượng” nữa, mà têm trầu
“cánh kiếm”, nô nức, hồ hởi tiễn đưa người thân của mình ra đi. Đó là những con người

có một lòng yêu nước rộng lớn và một tinh thần lo toan rất tích cực đến việc chung. Đó
là con người sẵn sàng chịu đựng với một sức bền kỳ diệu những gay go gian khổ, những
hy sinh to lớn nhất. Đó là những con người bất khuất, không sức mạnh thống trị nào có
thể đè bẹp nổi, những con người rất mực kiên cường, không sức mạnh xâm lược nào có
thể bẻ gãy được.
Con người lao động đảm đang, con người nội trợ trung hậu, con người chiến sĩ dũng
cảm - những con người ấy cùng với những thuộc tính, phẩm chất tinh thần của nó đã hợp
thành tính cách cơ bản của người phụ nữ Việt-nam. Ở một tính cách đa dạng và phong
phú như thế, có thể lọc ra, tìm lấy điều gì chung nhất, điều gì bao trùm, tiêu biểu cho
người phụ nữ Việt-nam?
Phong thái bao trùm cốt cách và tâm hồn cơ bản của người phụ nữ Việt-nam đã được tìm
thấy ở trong những trường hợp đó. Đấy là sự bình dị, là lòng nhân ái, là ân tình và yêu
thương đằm thắm. Chính những điều đó đã làm cho người phụ nữ Việt Nam cần cù, tỉ
mỉ, nhẫn nại, dẻo dai, căn cơ, tần tiện, chịu khổ, chịu khó mà lao động đảm đang.
Lòng nhân ái có thể xem như là hạt nhân cơ bản trong tính cách người phụ nữ Việt Nam.
Lòng nhân ái đó lớn mênh mông trong suốt tiến trình lịch sử đấu tranh của dân tộc, làm
nền cho những phẩm chất tinh thần phong phú, đặc sắc, những khả năng và vai trò thực tế
to lớn của họ.
3. Liên hệ với tình hình thực tế hiện nay?
Hạnh Ngô PR32
Trải suốt chiều dài lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, người phụ nữ với thiên chức làm mẹ đã
góp phần to lớn hình thành nên những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của dân tộc được trao truyền qua các
thế hệ để từ đó kết tinh nên những phầm chất đạo đức truyền thống của người phụ nữ Việt Nam: Đảm
đang, yêu nước, trung thành với Tổ quốc; nhân ái, nghĩa tình, thủy chung và đức hy sinh. Cùng với sự
phát triển của cuộc sống hiện đại, những phẩm chất đạo đức truyền thống của người phụ nữ vẫn không
hề thay đổi mà được phát triển, nâng cấp thành những tiêu chí chuẩn mực trong thời đại mới, đó là: TỰ
TIN, TỰ TRỌNG, TRUNG HẬU, ĐẢM ĐANG.
Trước những tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, việc gìn giữ, phát huy những phẩm chất, đạo
đức tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay còn tồn tại nhiều vấn đề. Một số giá trị
tốt đẹp về phẩm chất, đạo đức có phần bị tha hóa, quan niệm về các giá trị đạo đức truyền thống đang

dần bị mai một trong một bộ phận phụ nữ. Bên cạnh đó, một bộ phận phụ nữ vẫn còn tâm lý trông chờ, ỷ
lại, ngại học hỏi, không cầu tiến, không chịu khó vươn lên, dễ bị lợi dụng, kích động đã và đang là
những rào cản lớn đối với sự phát triển của phụ nữ. Những tồn tại trên có nhiều nguyên nhân: trước hết
là do nhận thức một bộ phận phụ nữ còn hạn chế, chưa chú trọng việc tu dưỡng rèn luyện phẩm chất,
đạo đức, chưa có ý thức giữ gìn, phát huy các phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của phụ nữ, của dân tộc Bên
cạnh đó, tình trạng thiếu việc làm, đời sống còn nhiều khó khăn, sự du nhập văn hóa nước ngoài với lối
sống đề cao sự thụ hưởng đang tác động vào các tầng lớp nhân dân, trong đó có phụ nữ "
C âu 1 0 : P hân tích ý nghĩa văn hóa của lễ hội truyền thống VN. L iên hệ với thực tế lễ hội VN hiện
này?
1.Ý nghĩa văn hóa của lễ hội truyền thống VN
Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa tất yếu nảy sinh trong xã hội loài người trên cơ sở nhiều thỏa
mãn nhu cầu tinh thần của con người khi sống thành cộng đồng. Qua thời gian và những biến thiên của
lịch sử, lễ hội đã dần lắng đọng nhiều lớp phù sa văn hóa đặc sắc mang ý nghĩa sâu sắc.
• Lễ hội là một pho lịch sử khổng lồ, ở đó tích tụ vô số những lớp văn hóa: phong
tục, tín ngưỡng, nghệ thuật, các sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc.
Lễ hội là bảo tàng sống về các mặt sinh hoạt và các giá trị tinh thần của dân tộc, lễ hội có sức sống và
sức thuyết phục mạnh mẽ. Bóc tách lễ hội sẽ thấy được nhiều lớp văn hóa sống động trầm tích và được
lưu giữ trong đó qua suốt chiều dài lịch sử
• Lễ hội thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng, giải trí của con người
- Thực hiện các nghi thức trong lễ hội, con người biểu hiện lòng biết ơn đối với trời đất, thần linh,
các anh hùng dân tộc đã có công giúp họ trong cuộc sống và trong sự nghiệp dựng nước và giữ
nước.
- Phần lễ trong lễ hội nông nghiệp thể hiện sự cầu xin và ước vọng về mưa thuận gió hòa, mùa màng
bội thu, cuộc sống yên bình hạnh phúc cho mọi người
- Đời sống văn hóa trong ngày lễ hội được nâng lên ở trình độ cao so với những ngày thường. Con
người tham gia hăng say, hết mình vào các hoạt động lễ hội: các trò chơi, hoạt động văn nghệ…
- Những sinh hoạt vui chơi trong phần hội phản ánh hiện thực và khát vọng của cư dân nông nghiệp
lúa nước, thể hiện tài năng trí tuệ, tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của người VN. Cả 1 nền văn hóa trò
chơi dân gian sống động của dân tộc cũng được hình thành, lưu giữ và phát triển từ đấy
• Lễ hội mang ý nghĩa cộng đồng và cộng cảm sâu sắc

Hạnh Ngô PR32
- Lễ hội cuốn hút đông đảo mọi người vào những sinh hoạt văn hóa của cộng đồng. Nó gắn kết
các thành viên lại với nhau trong niềm cộng cảm, niềm tự hào về làng xóm, quê hương, đất nước
và dân tộc
- Đến với lễ hội, con người đều có chung những cảm xúc, những khát vọng. Không gian và
thời gian của lễ hội là không gian và thời gian khác với bình thường. Con người tồn tại trong 1
hiện thực khác – hiện thực ít nhiều mang tính chất huyền ảo
- Khi cầu nguyện các vị thánh phù hộ là gọi sức mạng của quá khứ cho hiện tại và tạo đà cho
tương lai. Lễ hội giúp con người xích lại gần nhau trong niềm cộng cảm, niềm vui được hòa
nhập với cộng đồng
• Lễ hội mang ý nghĩa dân chủ, nhân bản và giá trị thẩm mỹ cao
- Lễ hội xuất hiện từ khi xh chưa có giai cấp và vẫn tồn tại ở các xh văn minh. Tinh thần dân
chủ của lễ hội được khẳng định ở chỗ tất cả mọi người, mọi giai cấp, mọi tầng lớp trong đời sống
xh đều được tham gia và bình đẳng trong hoạt động lễ hội
- Đến với lễ hội, toàn thể cộng đồng đều hóa thân, nhập cuộc, thực sự thưởng thức và sáng tạo.
Khi đó, con người được thực thi khát vọng dân chủ mà ngày thường, vì nhiều lý do khác nhau,
không phải lúc nào cũng có được, thậm chí bị vùi dập
- Không khí trang nghiêm, hồ hởi của lễ hội đã kích thích mọi tài năng, năng khiếu, ý chí vươn
tới sự hoàn thiện, hoàn mỹ của con người
- Lễ hội đưa lại niềm phấn khởi “vui như hội” cho con người. Nó thể hiện niềm ước mơ về sự
tốt đẹp cho cộng đồng, ý chí vươn lên của cá nhân
- Hoạt động lễ hội cũng là dịp phát huy cao độ năng lực phẩm mỹ của con người. Sinh hoạt lễ
hội hội tụ khá phong phú các thể loại nghệ thuật, đặc biệt là tạo hình dân gian, nghệ thuật biểu
diễn dân gian… Tất cả cộng đồng thực sự tham gia thưởng thức và sáng tạo nghệ thuật
• Lễ hội dân gian có ý nghĩa chống lại sự đồng hóa về phương diện văn hóa (đặc
biệt là thời kỳ Bắc thuộc), tiếp thêm sức mạnh để người Việt xây dựng và bảo vệ đất
nước
- Lễ hội là 1 bộ bách khoa đồ sộ, 1 bảo tàng sống về văn hóa của người Việt. Nó đã đang và sẽ
tác động mạnh mẽ, sâu sắc vào thế giới tâm linh, tâm hồn, tính cách của người VN xưa và mai
sau

- Tuy nhiên, cũng cần thấy trong lễ hội có cả yếu tố phi văn hóa, phản văn hóa. Đó là vấn đề
thương mại hóa trong lễ hội, vấn đề mê tin dị đoan… Cần loại bỏ những yếu tố trên khi kế thừa
kho tàng lễ hội cổ truyền nhằm góp phần xây dựng nền văn hóa VN tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc
2. Liên hệ hiện nay
Ngày nay , Lễ hội vẫn là một hình thức sinh hoạt văn hóa giàu sắc thái dân tộc và không thể thiếu vắng
trong đời sống xã hội, những càng , ngày càng lễ hội truyền thống.Ngày càng ít mà thay vào đó là những
lễ hội mang tính hiện đại hơn .Lễ hội mở ra không chỉ cho thuộc người đến tham quan ,ta ơi và cầu tin
mà có những người đến lễ hội để buôn bán,các dịch vụ ;đổi tiền lẻ,hóa vàng thuế, cúng thuế,ngày càng
nhiền,ngày này Lễ hội có truyền có sự “bột phát trở lại . Hăng năm ở nước ta có rất nhiều lễ hội ở khắp
thuộc miền đất nước,lễ hội nào cùng đồng kín người,có những người được hết lễ hội này đến lễ hội khác
có một số người được để xem cảnh,vải chơi những đa số thuộc người đều đến cầu xin và thuộc người
đều có thói mê tín chị đoạn ,khi đến lễ hội lễ hội người ta không còn cảm thấy vải tuổi,thoại mái như
xưa mà giờ đây toàn là cảnh chen chúc ngợt ngạt và vi bức kho chịu ,các quan hang hóa ,ngày một mọc
lên càng nhiều,các dịch vuj để khiếm tiền càng ngày càng nhiều làm cho lễ hội truyền thống của văn hóa
Hạnh Ngô PR32
cho đến nay không những không phát triển hơn mà còn giữ nguyên những cái hạn chế của lễ hội cổ
truyền.
Câu 11: Phân tích ý nghĩa văn hóa của lễ Tết truyền thống VN. Liên hệ với thực tế lễ Tết hiện nay ở
nước ta
1. Ý nghĩa văn hóa của Lễ Tết truyền thống
1. Tết Nguyên Đán (Mồng 1 tháng Giêng)
Theo âm Hán Việt, “Nguyên” là bắt đầu, “Đán” là buổi sáng, tết Nguyên Đán (còn gọi là Tết Ta,
Tết Cả để phân biệt với những Tết còn lại trong năm), là ngày đầu năm mới âm lịch. Theo phong
tục cổ truyền VN, tết Nguyên Đán trước hết là tết của gia đình. Trong ba ngày tết diễn ra ba cuộc
gặp gỡ lớn diễn ra tại mỗi nhà. Thứ nhất là cuộc gặp gỡ của những Gia Thần, đó là Tiên sư hay
Nghề sư, vị tổ đầu tiên dạy nghề mà gia định mình đang làm. Cuộc gắp gỡ thứ hai là cuộc gặp gỡ
tổ tiên ông bà, những người đã khuất. Người dân tin rằng, linh hồn của những người đã khuất sẽ
về với con cháu của họ vào dịp Tết. Cuộc gặp gỡ thứ 3 là cuộc đoàn tụ của những người thân
trong gia đình. Dịp Tết Nguyên Đán, người ta đi chúc mừng nhau, mở hội, tỏ chức các cuộc vui

chơi, ăn uống rất tưng bừng. Tết Nguyên Đán thực sự là ngày hội mùa lớn, ngày nhớ ơn, tạ ơn,
chúc mừng, sum họp vui vẻ, thiêng liêng.
2. Tết Khai Hạ (Mùng 7 tháng Giêng)
Tết mở đầu ngày vui để chào mùa Xuân mới, cầu mong may mắn cho cả năm.
3. Tết Thượng Nguyên (Rằm tháng Giêng)
Còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu.
Tết này phần lớn được tổ chức ở chùa chiền vì ngày rằm tháng giêng còn được gọi là ngày vía
của Phật Tổ.
Sau khi đi chùa, mọi người về nhà cúng gia tiên và ăn cỗ.
4. Tết Hàn Thực (Mùng 3 tháng Ba)
thường làm bánh trôi, bánh chay, thay cho đồ nguội, mục đích chủ yếu là để cúng gia tiên. Hiện
nay, Tết này vẫn thường đậm nét ở miền Bắc, nhất là các tỉnh quanh Hà Nội.
5. Tết Thanh Minh (trong Tháng Ba)
“Thanh Minh” có nghĩa là trời trong sáng, là lễ tảo mộ, tùy thời điểm thích hợp tương ứng với
từng địa phương. Người dân đi tảo mộ, rồi về nhà làm cỗ cúng gia tiên.
6. Tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng Năm)
Mùng 5 tháng Năm là dịp tưởng nhớ Khuất Nguyên, là nhà thơ kiên định, do ngăn cản Vua Hoài
Vương không được, đã trẫm mình xuống dòng Mịch La tự vẫn, đúng ngày mùng 5 tháng Năm.
Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm cứ tới ngày đó người dân Trung Quốc xưa lại làm bánh,
quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài, rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh xuống cúng Khuất Nguyên.
Ở VN, ít người biết chuyện Khúc Nguyên mà chỉ coi mồng 5 tháng 5 là Tết giết sâu bọ vì trong
giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này, mọi người dậy sớm chỉ
ăn hoa quả hoặc chè. Vào giờ Ngọ, người dân thường đi hái lá ích mẫu, lá vối, lá ngải để phơi
khô dùng dần.
7. Tết Trung Nguyên (rằm tháng Bảy)
Vào rằm tháng Bảy hàng năm có hai ngày lễ cúng: ngày “Xá tội vong nhân” dành cho những linh
hồn “cầu bơ cầu bất”; còn lễ Vu Lan được coi là lễ cầu siêu giải thoát cho ông ba, cha mẹ bảy
đời, minh chứng lòng hiếu thảo của lớp con cháu hậu duệ.
8. Tết Trung Thu (rằm tháng Tám)
Ban đầu là Tết của tất cả mọi người. Là ngày kỷ niệm trăng tròn nhất trong năm, người ta thường

rong trống mở cờ, múa lân để đón trăng lên, sau thành Tết của con trẻ.
9. Tết Trùng Cửu (mùng 9 tháng Chín)
Hạnh Ngô PR32
Từ xưa, nho sĩ VN đã làm theo lễ này nhưng lại biến thành cuộc du ngoạn núi non, uống rượu
cúc nên gọi là thưởng tết Trùng Dương.
10. Tết Trùng Thập (mùng 10 tháng Mười)
Là ngày hội của giới thầy thuốc. Theo sách “Dược lễ,” đến ngày 10 tháng Mười, cây thuốc mới tụ
được khí âm dương, mới kết được sắc tứ thời, trở nên tốt nhất.
11. Tết Hạ Nguyên (rằm tháng Mười – tết Cơm mới)
Thường được tổ chức nhằm ngày mùng 1 hoặc ngày rằm tháng Mười, là Tết cơm mới sau khi đã
gặt hái xong mùa vụ.
12. Tết Ông Táo (23 tháng Chạp)
Là ngày Ông Táo (“Vua Bếp”) chầu trời. Theo truyền thuyết xưa có hai vợ chồng nghèo khổ vì
một chút mâu thuẫn nhỏ thành chia ly. Người vợ sau đó đi lấy chồng khác. Người chồng cũ hối
hận đã mắng vợ nên đi tìm, tiêu hết tiền bạc, thành kẻ ăn xin. Run rủi một ngày đến ăn xin nhà
người vợ cũ, hai người nhận ra nhau, người vợ thương chồng cũ đem cơm gạo và tiền bạc ra cho.
Đúng lúc người chồng mới về nhà, sợ khó giải thích, bèn nói chồng cũ núp vào đống rơm. Ai dè,
người chồng mới lại đốt rơm để lấy tro bón ruộng. Người chồng cũ bị thiêu trong đó. Người vợ
thấy vậy, chả biết làm sao, cũng lao vào đống rơm cháy để chết theo. Người chồng mới thấy vậy,
lao theo vào đống rơm cứu vợ và cả ba cùng chết trong đó.
Ba người lên tới thiên đình, Ngọc Hoàng thấy cả ba người đều có nghĩa nên phong họ làm “Vua
Bếp,” cho cai quản việc bếp núc, hàng năm đến 23 Chạp thì cưỡi cá chép lên Thiên đình để tâu
với Ngọc Hoàng việc làm bếp núc, làm ăn, cư xử của gia đình trong năm qua.
 Tết Việt Nam gắn bó mật thiết với không gian gia đình, với tâm linh hướng vọng tổ tiên. Cho
nên Tết bao giờ cũng trở thành kỷ niệm thân thương và bền bỉ của mỗi đời người.
Tết là một mỹ tục của văn hóa, chứa đựng rất nhiều những nét riêng đặc sắc của dân tộc Việt
Nam, rất cần được kế thừa và phát huy theo hướng vừa lành mạnh, tiết kiệm, vừa thiêng liêng,
trang trọng, đậm đà bản sắc dân tộc và chất nhân văn cao quý
2. Liên hệ hiện nay
Hạnh Ngô PR32

×