Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ dụng của câu tác động trong tiếng việt và tiếng nhật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 86 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
-----------------

PHẠM THỊ BÍCH NHÃ

ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA – NGỮ DỤNG
CỦA CÂU TÁC ĐỘNG
TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG NHẬT

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ HỌC SO SÁNH ĐỐI CHIẾU

THỪA THIÊN HUẾ, 2021


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
---------------

PHẠM THỊ BÍCH NHÃ

ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA – NGỮ DỤNG
CỦA CÂU TÁC ĐỘNG
TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG NHẬT

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ HỌC SO SÁNH ĐỐI CHIẾU
MÃ SỐ: 8222024

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. NGUYỄN THỊ HƢƠNG TRÀ

THỪA THIÊN HUẾ, 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả nghiên cứu được nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và
chưa từng được công bố trong bất kỳ một cơng trình nào khác.
Thừa Thiên Huế, 14/ 12/ 2021
Tác giả
(Chữ ký, họ và tên)

i


TÓM TẮT
Hợp tác song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản đã dẫn đến số lượng
người Việt học tiếng Nhật ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, việc đào tạo tiếng
Nhật ở các cơ sở đào tạo không phải trường đại học chun ngữ cịn nhiều hạn
chế, dẫn đến những khó khăn về mặt ứng dụng ngôn ngữ vào đời sống hằng
ngày. Câu tác động là một loại câu được gọi tên theo ngữ pháp chức năng và
nó cũng được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống. Trong ngữ pháp chức năng,
câu là đơn vị ngữ pháp lớn nhất mang nghĩa của ngôn ngữ, cấu trúc nghĩa biểu
hiện của câu cũng hay bị nhầm lẫn với cấu trúc cú pháp truyền thống. Mặt
khác, trên bình diện ngữ dụng, câu tác động tưởng chừng như chỉ chứa những
nội dung mang tính trần thuật nhưng cũng có thể chứa trong nó nhiều nghĩa
hàm ẩn cần được nghiên cứu để giúp cho người dịch thuật có thể chuyển tải
chính xác dụng ý của tác giả. Đó chính là lý do luận văn lấy tên đề tài “Đối
chiếu đặc điểm ngữ nghĩa – ngữ dụng của câu tác động trong tiếng Việt và

tiếng Nhật”.
Đề tài này nhằm mục đích tiến hành so sánh, đối chiếu cấu trúc nghĩa
biểu hiện và hàm ẩn ngữ dụng học của câu tác động để tìm ra những nét tương
đồng và dị biệt của loại câu này trong tiếng Việt và tiếng Nhật trên hai phương
diện ngữ nghĩa và ngữ dụng.
Luận văn sử dụng phương pháp miêu tả, phương pháp giải thích bên
trong, phương pháp giải thích bên ngồi và phương pháp đối chiếu để tiến
hành phân tích, đối chiếu ngữ liệu.
Với mục đích và phương pháp nghiên cứu như trên, luận văn đã thu
được một số kết quả. Sau khi chọn được các lý thuyết làm cơ sở nghiên cứu,
luận văn tiến hành mô tả ngữ liệu theo cấu trúc tham tố và hàm ngơn, từ đó đối
chiếu để tìm ra, lí giải những nét tương đồng và dị biệt về các đặc điểm này
của câu tác động trong hai ngôn ngữ. Về đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa, câu tác
động trong tiếng Việt và tiếng Nhật đều có cấu trúc khung vị từ cơ bản và
khung vị từ mở rộng; đều xảy ra trường hợp khuyết một diễn tố trong câu; đều
có một số chu tố cùng xuất hiện ở cả hai ngơn ngữ. Luận văn đã tìm ra điểm dị
biệt về thứ tự của vị từ và các diễn tố trong câu; về sự đa dạng của các chu tố
xuất hiện trong khung vị từ mở rộng giữa các câu tác động tiếng Việt và tiếng
Nhật. Ngoài ra, luận văn cũng đã tìm ra những nét dị biệt nữa về phương thức
đánh dấu các diễn tố trong câu và cấu trúc khuyết tác thể chỉ có ở tiếng Nhật.
Về đặc điểm ngữ dụng, luận văn đã tìm ra một số hàm ngôn cùng xuất hiện ở
hai ngôn ngữ và cơ chế giống nhau để tạo ra hàm ngôn từ câu tác động trong
tiếng Việt và tiếng Nhật. Cuối cùng, luận văn đã tìm ra điểm dị biệt về sự đa
dạng, về xu hướng của các hàm ngôn được suy ra từ các câu tác động trong hai

ii


ngôn ngữ; cũng như điểm dị biệt về cơ chế tạo ra các hàm ngơn chỉ có ở tiếng
Việt chứ khơng có trong tiếng Nhật.

Tuy luận văn cịn tồn tại nhiều thiếu sót và một số vấn đề chưa thể giải
quyết được, nhưng kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần giúp cho
người Việt học tiếng Nhật khơng bị nhầm lẫn thứ tự của các thành phần khi
tạo câu, có thể sử dụng phương thức nối chính xác để có được một câu đúng;
giúp họ hiểu rõ hơn về văn hóa sử dụng ngơn ngữ của người Nhật, từ đó tránh
được các sai lầm khơng đáng có khi giao tiếp. Ngồi ra các kết quả đó cịn hỗ
trợ công tác dịch thuật, giúp người dịch không hiểu lầm ý của tác giả.

iii


ABSTRACT
The bilateral cooperation between Vietnam and Japan has led to an
increasing number of Vietnamese learning Japanese. However, the training of
Japanese at training centers and institutions that are not specialized
universities is still limited, which leads to difficulties in applying language in
daily life. Effective sentence is a type of sentence named after functional
grammar and it is also used a lot in everyday life. In functional grammar the
sentence is the largest grammatical unit that carries the meaning of the
language, and the expressive meaning structure of a sentence is often confused
with the traditional syntactic structure. On the other hand, in pragmatics the
effective sentence seems to contain only narrative content, but it may also
contain many hidden meanings that need to be studied to help the translator
accurately convey what the authors want to say. That is the reason why the
thesis is named "A Contrastive Study of Semantic - pragmatic features of
effective sentences in Vietnamese and Japanese".
This thesis aims to compare and contrast the structure of expressive
meaning and pragmatic implication of the impact sentence to find out the
similarities and differences of this type of sentence in Vietnamese and
Japanese on semantic and pragmatic aspects.

The thesis uses descriptive method, internal explanatory method,
external explanatory method and comparative method to analyze and compare
the data.
With the purposes and research methods as above, the thesis has
obtained some results. After selecting the theories as a basis for research, the
thesis proceeds to describe the collected data according to the expressive
meaning and implication structure, thereby finding out the similarities and
differences in the effective sentences in the two languages. In terms of the
semantic structure features, the effective sentences in Vietnamese and
Japanese both have a basic predicate frame and an extended predicate frame; a
structure of an element missing; several circumstances that appear in both
languages. The thesis has found a difference in the order of the predicate and
the elements in the sentence; the diversity of circumstances appears in the
extended predicate frame of Vietnamese and Japanese effective sentences. In
addition, the thesis has also found other differences in the connection method
of the predicate and the elements in the sentence; and in the structure of an
element missing which only Japanese has. In terms of pragmatic features, the
thesis has found a number of implications that co-occur in two languages and
the same way to infer implications from effective sentences in Vietnamese and

iv


Japanese. Finally, the thesis has found the differences in the diversity, the
tendency of the implication inferred from the effective sentence in the two
languages as well as the difference in the way of creating those implications
only in Vietnamese but not in Japanese.
Although the thesis still has many shortcomings and some unresolved
problems, the research results of the thesis will contribute to helping
Vietnamese learners of Japanese not to confuse the order of the elements when

creating a new sentence, to use the exact connecting method to get a correct
sentence; help them better understand the culture of using the Japanese
language, thereby avoiding unnecessary mistakes when communicating.
Moreover, the results also support translation work, helping the translator not
to misunderstand the author's implication.

v


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Hương Trà,
người đã hướng dẫn và chỉ bảo cho tơi trong q trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy và
chỉ bảo cho tơi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Ngoại
ngữ, Đại học Huế. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Q thầy cơ phịng Đào
tạo sau đại học của trường.
Cuối cùng, xin gửi lời biết ơn đến gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã động
viên tơi trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

vi


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
TÓM TẮT ......................................................................................................... ii
ABSTRACT ..................................................................................................... iv
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................. vi
MỤC LỤC ...................................................................................................... vii

DANH MỤC BẢNG........................................................................................ ix
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... x
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... x
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... xii
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. xiii
3.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ xiii
3.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... xiii
4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... xiii
5. Bố cục của luận văn .................................................................................... xiii
CHƢƠNG 1 ...................................................................................................... 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨUVÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............ 1
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu ...................................................................... 1
1.2 Cơ sở lý thuyết ............................................................................................. 4
1.2.1 Câu tác động trong ngữ pháp chức năng ............................................... 4
1.2.2 Ngữ dụng của câu tác động .................................................................. 9
CHƢƠNG 2 .................................................................................................... 13
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 13
2.1 Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn ..................... 13
2.1.1 Phương pháp miêu tả ........................................................................... 13
2.1.2 Phương pháp giải thích bên trong ....................................................... 13
2.1.3 Phương pháp giải thích bên ngồi ....................................................... 13
2.1.4 Phương pháp đối chiếu ........................................................................ 14
2.2 Cách thức xử lý ngữ liệu trong luận văn ................................................... 14
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 15
CHƢƠNG 3 .................................................................................................... 16
MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA VÀ NGỮ DỤNG CỦA CÂU TÁC
ĐỘNG TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG NHẬT .................................... 16

vii



3.1 Mô tả đặc điểm ngữ nghĩa của câu tác động trong tiếng Việt và tiếng Nhật
.......................................................................................................................... 16
3.1.1 Đặc điểm ngữ nghĩa của câu tác động trong tiếng Việt ...................... 16
3.1.2 Đặc điểm ngữ nghĩa của câu tác động trong tiếng Nhật ..................... 24
3.2 Mô tả đặc điểm ngữ dụng của câu tác động trong tiếng Việt và tiếng Nhật
.......................................................................................................................... 31
3.2.1

Đặc điểm ngữ dụng của câu tác động trong tiếng Việt................... 31

3.2.2 Đặc điểm ngữ dụng của câu tác động trong tiếng Nhật ...................... 35
CHƢƠNG 4 .................................................................................................... 39
ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨACỦA CÂU TÁC ĐỘNG TRONG
TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG NHẬT ................................................................ 39
4.1 Cơ sở và phạm vi đối chiếu ....................................................................... 39
4.1.1 Cơ sở đối chiếu .................................................................................... 39
4.1.2 Phạm vi đối chiếu ................................................................................ 39
4.2 Kết quả đối chiếu ....................................................................................... 39
4.3 Những nét tương đồng và dị biệt ............................................................... 40
4.3.1 Những nét tương đồng ......................................................................... 40
4.3.2 Những điểm dị biệt .............................................................................. 46
CHƢƠNG 5 .................................................................................................... 52
ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM NGỮ DỤNG CỦA CÂU TÁC ĐỘNG TRONG
TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG NHẬT ................................................................ 52
5.1 Cơ sở và phạm vi đối chiếu ....................................................................... 52
5.1.1 Cơ sở đối chiếu .................................................................................... 52
5.1.2 Phạm vi đối chiếu ................................................................................ 52
5.2 Kết quả đối chiếu ....................................................................................... 52
5.3 Những nét tương đồng và dị biệt ............................................................... 52

5.3.1 Những nét tương đồng ......................................................................... 52
5.3.2 Những nét dị biệt ................................................................................. 53
Tiểu kết chương 5 ............................................................................................ 57
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 61
PHỤ LỤC

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Cấu trúc tham tố của câu tác động tiếng Việt .................................. 24
Bảng 3.2 Cấu trúc tham tố của câu tác động tiếng Nhật ................................. 31
Bảng 3.3 Hàm ngôn suy ra từ các câu tác động tiếng Việt .............................. 35
Bảng 3.4 Hàm ngôn suy ra từ các câu tác động tiếng Nhật ............................. 38
Bảng 4.1 Đối chiếu cấu trúc tham tố của câu tác động trong tiếng Việt ......... 39
Bảng 4.2 Các chu tố xuất hiện ở khung vị từ mở rộng với một chu tố trong
tiếng Việt và tiếng Nhật ................................................................................... 43
Bảng 4.3 Số lượng các nhóm cấu trúc tham tố của câu tác động trong tiếng
Việt và tiếng Nhật ............................................................................................ 47
Bảng 4.4 Các chu tố xuất hiện trong khung vị từ mở rộng với một chu tố ở
tiếng Việt và tiếng Nhật ................................................................................... 48
Bảng 4.5 Sự kết hợp của các chu tố trong câu tác động tiếng Việt và tiếng Nhật .... 50
Bảng 5.1 Các hàm ngôn được suy ra từ các câu tác động ............................... 52
Bảng 5.2 Các các hàm ngôn được tạo ra từ việc sử dụng hành vi ngôn ngữ
gián tiếp............................................................................................................ 53
Bảng 5.3 Các hàm ngôn được suy ra từ các câu tác động ............................... 54
Bảng 5.4 Cơ chế tạo ra hàm ngôn trong tiếng Việt và tiếng Nhật ................... 56

ix



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam và Nhật Bản là hai nước có quan hệ gắn bó về văn hóa và
lịch sử từ lâu đời. Sau 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (21/9/1973 –
21/9/2018), quan hệ Việt Nam – Nhật Bản đã vượt qua những trở ngại của quá
khứ, ngày càng trở nên khăng khít bền chặt thông qua các hoạt động tiếp xúc
cấp cao thường xuyên, các đối thoại hợp tác giữa các bộ ngành, địa phương.
Hợp tác song phương giữa hai nước đã tạo ra tiền đề cho hoạt động mở cửa
giao thương, giao lưu văn hóa giữa hai quốc gia. Nhờ vậy, ngày càng nhiều
cơng ty Nhật lựa chọn đặt văn phịng ở Việt Nam và tuyển dụng nhân viên
người Việt, trong khi người Việt cũng chọn Nhật Bản làm nơi sinh sống, học
tập và làm việc. Chính yếu tố đó đã dẫn đến số lượng người Việt học tiếng
Nhật ngày càng tăng lên. Theo báo cáo nhanh của Quỹ giao lưu Quốc tế Nhật
Bản (Japan Foundation- cơ quan thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Bản), năm 2018,
số lượng người học tiếng Nhật ở Việt Nam lên tới 175.000 người, đứng thứ
sáu trên thế giới. Cụ thể, năm 2018, tại Việt Nam có 818 đơn vị đào tạo tiếng
Nhật (đứng thứ 7 trên thế giới), 7030 giáo viên (đứng thứ 3 trên thế giới) và
tổng số 174.461 người học (đứng thứ 3 thế giới) (theo Báo Giáo dục thời đại,
số ra ngày 25-02-2020). Bối cảnh như thế đòi hỏi các cơ sở đào tạo, các giáo
viên giảng dạy tiếng Nhật phải luôn trau dồi năng lực chuyên môn để đáp ứng
kịp thời nhu cầu của người học. Tuy nhiên, có một thực trạng là các trung tâm,
cơ sở đào tạo không phải trường đại học chuyên ngữ chỉ giảng dạy kiến thức
cho bài thi trắc nghiệm đánh giá năng lực, chứ hồn tồn khơng có tính ứng
dụng ngơn ngữ thực tế. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động
cũng không quan tâm mấy đến việc giảng dạy năng lực ngôn ngữ thật sự. Với
tình hình như vậy, các trường đại học đang tiến hành đẩy mạnh việc nghiên
cứu ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản để tìm hiểu sâu về ngơn ngữ, từ đó đưa ra
các giải pháp học tiếng Nhật thực tế để khắc phục những hạn chế trong giảng

dạy tiếng Nhật của các cơ sở đào tạo.
Lịch sử của ngôn ngữ học đi từ giai đoạn ngôn ngữ học truyền thống
dưới lý thuyết của F. D. Sassure đến ngữ pháp tạo sinh cải biến của N.
Chomsky. Gần đây, các trào lưu nghiên cứu ngôn ngữ mới như ngữ dụng học,
ngữ pháp chức năng ra đời, đưa ngôn ngữ đến gần hơn với mục đích sử dụng
của nó. Việc giảng dạy và học tập ngôn ngữ thông qua cấu trúc cú pháp như
các cơ sở đào tạo đang tiến hành là một ứng dụng của ngôn ngữ học truyền
thống. Tuy nhiên, việc phân tích triệt để cú pháp của câu giữa hai ngơn ngữ sẽ
tạo ra những khó khăn về mặt ứng dụng, thể hiện rõ nhất trong việc dạy và học

x


ngoại ngữ nói chung, cũng như dạy và học tiếng Nhật nói riêng của các cơ sở
đào tạo hiện nay.
Ngơn ngữ học chức năng ra đời vào những năm 70 của thế kỷ XX, khắc
phục những thiếu sót của ngơn ngữ học truyền thống chỉ tập trung nghiên cứu
cú pháp, và chỉ ra ưu điểm của mình là nghiên cứu xuất phát từ mục đích của
ngơn ngữ. Chức năng của ngơn ngữ là phục vụ cho mục đích giao tiếp của con
người, thể hiện ở chỗ ngôn ngữ phải mang trong mình một ý nghĩa nào đó. Đại
diện cho các nhà nghiên cứu ngữ pháp chức năng, M. A. K. Halliday đã cho
rằng ngôn ngữ là một hệ thống các ý nghĩa, được kèm theo bởi các hình thức
mà qua đó chúng được hiện thực hóa. Các ý nghĩa này bao gồm nhiều loại là
nghĩa lô – gich ngôn từ, ý nghĩa tình thái, giá trị thơng báo, giá trị ngôn trung,
giá trị xuyên ngôn và nghĩa biểu hiện. Trong số đó, người học dễ nhầm lẫn cấu
trúc nghĩa biểu hiện với cấu trúc cú pháp của ngôn ngữ học truyền thống, do
đó chúng tơi nhận thấy rằng rất cần thiết để tìm hiểu loại cấu trúc nghĩa này.
Trong ngơn ngữ học chức năng, câu là đơn vị ngữ pháp lớn nhất mang
nghĩa của ngôn ngữ, tất cả các quan hệ ngữ pháp có thể có được đều chỉ có
trong phạm vi câu. Có ba loại nghĩa biểu hiện cơ bản thể hiện trong câu, chia

câu ra làm ba loại: câu tồn tại, câu chỉ sự tình động và câu chỉ sự tình tĩnh. Câu
chỉ sự tình động lại được chia ra thành câu tác động, câu chuyển giao và câu
gây khiến. Trong ba loại câu đó, câu tác động được sử dụng nhiều nhất trong
các văn bản cũng như trong đời sống hằng ngày. Bởi vậy, chúng tôi cho rằng
nghiên cứu nghĩa biểu hiện của câu tác động sẽ đóng góp rất nhiều vào trào
lưu nghiên cứu ngơn ngữ học chức năng hiện nay.
Không chỉ riêng tiếng Nhật, mà với tất cả các ngôn ngữ, chỉ hiểu được
ngôn ngữ thông qua cấu trúc ngữ pháp và từ vựng không thôi là vẫn chưa đầy
đủ. Người học muốn hiểu sâu hơn ẩn ý đằng sau ngơn ngữ thì phải tìm hiểu về
đặc điểm ngữ dụng của ngơn ngữ đó. Thế nhưng, thực tế là người học khó có
thể lý giải hết ý nghĩa, cái hàm ý ẩn đằng sau ngôn ngữ do việc giảng dạy ngữ
dụng hay ngôn ngữ giao tiếp vẫn cịn nhiều hạn chế. Ngay cả trong chương
trình đại học, nguyên nhân khách quan như thời gian học tập ngắn, cũng như
chương trình học đặt nặng về ngữ pháp đã khiến cho người học chưa nhìn
nhận được tầm quan trọng của ngữ dụng. Ngữ dụng không chỉ giúp người học
hiểu sâu hơn về ngơn ngữ mà nó cịn phục vụ cho nhiều lĩnh vực khác, chẳng
hạn như ngành biên, phiên dịch. Khi phiên dịch, nếu người dịch không hiểu
được hàm ý ở sau lời nói sẽ dẫn đến các đối tác không đạt được thỏa thuận
như ý. Trong biên dịch cũng vậy, nhất là trong việc dịch tiểu thuyết, văn
chương, nếu người dịch không hiểu được ý ngữ dụng thể hiện qua câu chữ sẽ
vơ tình làm mất đi dụng ý của tác giả. Tóm lại, nhờ tầm quan trọng của mình,
ngữ dụng trở thành lĩnh vực mà người học không được bỏ qua.

xi


Người học tiếng Nhật có cơ hội tiếp xúc với văn hóa của người Nhật
thơng qua q trình làm việc với họ, hoặc thơng qua phim ảnh, phương tiện
giải trí như tiểu thuyết, văn chương, nơi thể hiện tâm hồn văn hóa của người
Nhật. Vì thế mà theo ý kiến chủ quan của chúng tôi, văn chương là một vùng

đất màu mỡ để khai thác ngữ nghĩa và đặc điểm ngữ dụng.
Tính đến nay, theo như chúng tơi tìm hiểu, có khá ít nghiên cứu về câu
tác động trong tiếng Việt theo ngơn ngữ học chức năng, mà chỉ có các cơng
trình nghiên cứu của các tác giả lớn được xuất bản thành sách. Ngồi các
quyển sách đó ra, có số ít luận án và luận văn nghiên cứu về vị từ chuyển tác,
vị từ hành động, chức năng vai nghĩa. Các cơng trình nghiên cứu về mặt ngữ
dụng học của câu tác động cũng hạn chế về số lượng. Lý do này khiến cho
việc nghiên cứu đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ dụng của câu tác động
giữa tiếng Việt và tiếng Nhật trở thành một đề tài mới trong nghiên cứu ngơn
ngữ học. Phân tích đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa - ngữ dụng của câu tác động
sẽ tìm ra những điểm giống và khác nhau trong đặc điểm nghĩa biểu hiện và
cách sử dụng kiểu câu này theo từng ngữ cảnh, từ đó giúp người học tiếng
Việt và tiếng Nhật hiểu được rõ hơn dụng ý được thể hiện qua ngơn ngữ của
người nói/ viết.
Vì những lí do trên, chúng tơi chọn đề tài “ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM
NGỮ NGHĨA - NGỮ DỤNG CỦA CÂU TÁC ĐỘNG TRONG TIẾNG VIỆT
VÀ TIẾNG NHẬT” để tiến hành nghiên cứu trong luận văn này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài này nhằm mục đích tiến hành so sánh, đối chiếu đặc điểm ngữ
nghĩa thông qua cấu trúc nghĩa biểu hiện và đặc điểm ngữ dụng thông qua hàm
ẩn của câu tác động để tìm ra những nét tương đồng và dị biệt của loại câu này
trong tiếng Việt và tiếng Nhật trên hai phương diện ngữ nghĩa và ngữ dụng.
Để đạt được mục tiêu đó, luận văn đề ra những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết.
- Phân tích cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu tác động trong tiếng Việt và
tiếng Nhật bằng cách phân tích cấu trúc tham tố bao gồm vị từ, các diễn tố và
chu tố; phân tích các chu tố xuất hiện trong câu; sau đó tiến hành so sánh đối
chiếu các đặc điểm đã phân tích.
- Phân tích nghĩa hàm ẩn ngữ dụng bằng cách phân tích hàm ngơn suy ra
từ nghĩa tường minh và cơ chế tạo ra hàm ngôn của các phát ngơn có chứa câu

tác động trong hai ngơn ngữ; tiếp đến là tiến hành so sánh đối chiếu hàm ngơn
thể hiện trong các phát ngơn này, từ đó tìm ra xu hướng và lí giải những điểm
dị biệt.

xii


Việc nghiên cứu này giúp cho người học hiểu được rõ cấu trúc nghĩa
biểu hiện của câu tác động, biết cách sử dụng câu linh hoạt, phù hợp với ngữ
cảnh hơn, người sử dụng hai ngơn ngữ cũng có thể tránh được những hiểu lầm
khơng đáng có do khơng hiểu dụng ý của nhau. Ngồi ra, thơng qua nghiên
cứu này, người học ngôn ngữ được giới thiệu về hai lĩnh vực mới của ngôn
ngữ học thiên về ứng dụng ngôn ngữ là ngôn ngữ học chức năng và ngữ dụng
học. Từ đó, người học nhận thức thay đổi hướng học ngôn ngữ mới, chuyển
dần từ việc lấy cú pháp làm nền tảng sang việc sử dụng ngôn ngữ đúng với
mục đích của nó. Nghiên cứu này cịn giúp cho người dịch thuật có thể chuyển
tải chính xác dụng ý của tác giả, thể hiện trọn vẹn tâm hồn và văn hóa của
người Nhật.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là câu tác động trong tiếng Việt và tiếng Nhật.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu đặc điểm nghĩa biểu hiện trong ngữ pháp chức
năng và đặc điểm ngữ dụng theo nghĩa hàm ẩn của các câu tác động được tách
ra từ hai truyện ngắn tiếng Việt và tiếng Nhật. Chúng tôi chọn phạm vi nghiên
cứu này với lí do truyện ngắn là nơi thể hiện sinh động đời sống hằng ngày
của con người, cũng là nơi thường xuất hiện nhiều câu tác động nhất. Hơn nữa,
trong truyện ngắn có cả lời nói trong hội thoại và văn viết, phù hợp cho cả hai
nghiên cứu về ngữ nghĩa và ngữ dụng.
4. Ý nghĩa của đề tài

- Về mặt lý luận:
Các kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ cung cấp một cái nhìn chi tiết
hơn về phương diện ngữ nghĩa và ngữ dụng của câu tác động, loại câu chỉ nằm
trong một phần nhỏ của lý thuyết ngữ pháp chức năng.
- Về mặt thực tiễn:
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc dạy và học
tiếng Nhật theo xu hướng nghiên cứu ngôn ngữ mới là ngữ pháp chức năng và
ngữ dụng học. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của luận văn cũng giúp những
người dịch thuật nắm bắt chính xác dụng ý của tác giả để có thể chuyển tải
trọn vẹn tâm tư tình cảm mà họ muốn gửi gắm.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được chia thành năm
chương:
Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu và cơ sở lí thuyết

xiii


Chương 2. Phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Mô tả đặc điểm ngữ nghĩa và đặc điểm ngữ dụng của câu tác động
trong tiếng Việt và tiếng Nhật
Chương 4. Đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa của câu tác động trong tiếng Việt và
tiếng Nhật
Chương 5. Đối chiếu đặc điểm ngữ dụng của câu tác động trong tiếng Việt và
tiếng Nhật

xiv


CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨUVÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Ở nước ngồi, có hai nhà nghiên cứu ngữ pháp chức năng nổi tiếng,
những người đặt nền tảng cho việc nghiên cứu ngôn ngữ theo hệ thống ngữ
pháp chức năng, là Simon Cornelis Dik (người Hà Lan) và Micheal Halliday
(người Anh). Hai cơng trình nghiên cứu nổi tiếng của họ là:
S. C. Dik (1978), “Functional Grammar” (Ngữ pháp chức năng), về
sau ông xuất bản quyển sách “The Theory of Functional Grammar (phần 1:
Cấu trúc mệnh đề)” vào năm 1989.Điểm nổi trội của cơng trình này là tác giả
đã trình bày lý thuyết về vị ngữ hạt nhân và vị ngữ mở rộng trong ngữ pháp
chức năng.
M. A. K Halliday (1994), “An introduction to functional grammar”
(Dẫn luận ngữ pháp chức năng), về sau được Hoàng Văn Vân dịch sang tiếng
Việt và xuất bản vào năm 2001. Halliday qua cơng trình này đã giới thiệu về
ba “siêu chức năng” của ngôn ngữ là nghĩa ý niệm, nghĩa liên nhân và nghĩa
văn bản. Ông cũng đã đưa ra lý thuyết về cấu trúc tham thể của câu tiếng Anh
trong nghĩa văn bản.
Các cơng trình nghiên cứu của hai tác giả trên đưa ra một đường hướng
nghiên cứu mới là nghiên cứu ngơn ngữ trên cả ba bình diện cú pháp, nghĩa
học và dụng học.
Ở trong nước, các nhà Việt ngữ học cũng chuyển dần từ nghiên cứu
ngôn ngữ theo truyền thống chỉ tập trung vào hình thái cú pháp sang xu hướng
mới là nghiên cứu ngữ pháp chức năng từ những năm cuối thế kỷ trước đến
những năm đầu thế kỷ XXI.
Các nhà nghiên cứu nổi tiếng Cao Xn Hạo, Diệp Quang Ban, Hồng
Văn Vân đã có các cơng trình nghiên cứu được xuất bản thành sách, đưa khái
niệm ngữ pháp chức năng vào ngôn ngữ học ở Việt Nam.
Trước hết là cơng trình nghiên cứu của Cao Xuân Hạo (chủ biên),
Hoàng Xuân Tâm, Nguyễn Văn Bằng, Bùi Tất Tươm (2001), “Ngữ pháp chức
năng tiếng Việt, quyển 1, câu trong tiếng Việt”. Cơng trình này nghiên cứu và

phân loại câu tiếng Việt theo cấu trúc Đề - Thuyết, giới thiệu về vị trí của câu
trong ngơn bản. Ông cũng đưa ra khái niệm nghĩa của câu trong tiếng Việt và
phân loại câu theo nghĩa biểu hiện. Ngoài ra, ơng cịn phân loại và giới thiệu
các câu tiếng Việt theo hành động ngôn trung. Về sau, khắc phục những thiếu
sót của cơng trình trước, “Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng” của Cao
Xuân Hạo (2004) được phát hành. Cơng trình gồm hai phần, phần thứ nhất là
Dẫn luận, mục đích cung cấp thơng tin về tình hình chung của trào lưu ngữ
1


pháp chức năng hiện nay; phần thứ hai tập trung vào cấu trúc và nghĩa của câu
trong tiếng Việt. Công trình này có nhiều quan điểm tương đồng với S. C. Dik.
Ngồi ra cịn có cơng trình nghiên cứu của Diệp Quang Ban (2004),
“Ngữ pháp Việt Nam phần câu”. Điểm mới của cơng trình này là xem xét cấu
trúc câu theo quan điểm lấy vị tố làm yếu tố chính của câu, không xem xét cấu
trúc câu theo quan điểm cụm từ. Ông cũng xem xét các chức năng của câu
theo các các kiểu cấu trúc chức năng mà trong nghiên cứu của M. A. K
Halliday.
Hồng Văn Vân (2005) có cơng trình “Ngữ pháp kinh nghiệm của cú
tiếng Việt mơ tả theo quan điểm chức năng hệ thống”. Ông đã thực hiện cơng
trình này dưới sự giúp đỡ trực tiếp của M. A. K Halliday. Cơng trình của ơng
đưa ra khái niệm cú trong tiếng Việt, hệ thống chuyển tác và các q trình
trong cú.
Bên cạnh những cơng trình nghiên cứu khái qt của các tác giả kể trên,
cịn có những nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thị Quy (1994), Nguyễn
Văn Hiệp (2006), Nguyễn Thị Lương (2009)…
Luận án tiến sĩ “Vị từ hành động tiếng Việt và các tham tố của nó – so
sánh với tiếng Nga và tiếng Anh” của Nguyễn Thị Quy (1994) chủ yếu quan
tâm đến việc mơ hình hóa cấu trúc tham tố của vị từ hành động tiếng Việt.
Trong khi đó, cơng trình “Cấu trúc vị từ - tham thể và nghĩa miêu tả

của câu” của Nguyễn Văn Hiệp (2006) giải thích khái niệm vị từ và vai nghĩa,
phân loại các vai nghĩa của câu và các phương thức đánh dấu vai nghĩa. Ông
cũng đã đưa ra lý thuyết về các kiểu sự tình hay sự phân loại các nghĩa miêu tả.
Mở rộng hơn cả là cuốn sách “Câu tiếng Việt” của Nguyễn Thị Lương
(2009) nghiên cứu câu tiếng Việt từ góc độ ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa
và ngữ dụng. Tác giả vận dụng lí thuyết vị tố - tham thể và lí thuyết hành động
nói để nghiên cứu hai thành phần tạo nên nghĩa tường minh của câu: nghĩa
miêu tả và nghĩa tình thái. Tác giả cũng chỉ ra mối quan hệ của cấu trúc vị tố tham thể với cấu trúc ngữ pháp chức năng. Các cơng trình này chỉ tập trung
nghiên cứu cấu trúc vị tố (vị từ) – tham thể (vai nghĩa) chứ chưa tập trung vào
nghiên cứu một loại câu cụ thể nào trong ngữ pháp chức năng.
Về các luận văn thạc sĩ, có luận văn của Nguyễn Thị Quỳnh Anh
(2014) với đề tài “Chu tố được biểu hiện bằng động từ trong tiếng Việt”, với
điểm mới là miêu tả đặc điểm về hình thức và đặc điểm ý nghĩa của chu tố
động từ, các kiểu chu tố được biểu hiện bằng động từ trong tiếng Việt, từ đó
phân loại và mơ tả vị trí của các chu tố đó trong câu.
Hơn nữa, trong phạm vi tìm hiểu của tác giả luận văn, mặc dù có cơng
trình liên quan đến nghiên cứu câu tác động của Nguyễn Thị Quy (1994) là

2


tiến hành so sánh vị từ hành động trong tiếng Việt với ngơn ngữ khác nhưng
vẫn chưa có cơng trình nào so sánh với tiếng Nhật về mặt ngữ pháp chức năng.
Về mặt ngữ dụng học, có cơng trình nghiên cứu tiêu biểu nhất của Đỗ
Hữu Châu (2007), “Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, Ngữ dụng học”, tái bản
lần thứ ba. Cơng trình này đã giới thiệu tới người học khái niệm ngữ dụng học,
phân tích các hành vi ngơn ngữ, lí thuyết hội thoại, lí thuyết lập luận, hàm ẩn
và nghĩa tường minh.
Ngồi ra, cịn có các cơng trình nghiên cứu khác liên quan đến ngữ
dụng và hàm ẩn của Đặng Thị Hảo Tâm (2003), Huỳnh Công Hiển (2011),

Nguyễn Thị Tố Ninh (2014)…
Luận án Tiến sĩ của Đặng Thị Hảo Tâm (2003), “Cơ sở lý giải nghĩa
hàm ẩn của hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong hội thoại”, đã phân tích miêu tả
các hành vi ngơn ngữ gián tiếp trong quan hệ với sự kiện lời nói, rút ra đặc
trưng gián tiếp quy ước và gián tiếp phi quy ước. Tác giả cũng đưa ra quan
niệm cá nhân về cách vận dụng mơ hình lí giải nghĩa hàm ẩn.
Cũng liên quan đến cơ chế tạo ra nghĩa hàm ẩn, luận án Tiến sĩ của
Huỳnh Công Hiển (2011), “Các yếu tố tạo ý nghĩa hàm ẩn trong tiếng Việt(so
sánh với tiếng Pháp)” đã làm rõ các phương thức tạo ra hàm ẩn như phương
thức chiếu vật hàm ẩn, phương thức hành vi ngơn ngữ hàm ẩn. Cơng trình
cũng phân tích yếu tố lập luận hàm ẩn, yếu tố lơ-gích hàm ẩn, yếu tố tiền giả
định hàm ẩn và yếu tố hội thoại hàm ẩn. Điểm mới của luận án này là có
nghiên cứu so sánh giữa tiếng Việt với tiếng Pháp.
Tiếp nối các cơng trình nghiên cứu hàm ẩn trước, luận án Tiến sĩ “Hàm
ý và phương thức biểu thị hàm ý trong tiếng Việt” của Nguyễn Thị Tố Ninh
(2014) đã phân loại hàm ý theo các tiêu chí: phương tiện biểu hiện, số lượng
tầng nghĩa của phát ngôn, quan hệ với nghĩa tường minh, mức độ phụ thuộc
vào hoàn cảnh giao tiếp và quan hệ với các nghĩa hàm ẩn khác. Cơng trình
cũng làm rõ phương thức biểu thị hàm ý trong tiếng Việt và thử đề xuất một
danh sách các phương thức biểu thị hàm ý.
Các công trình nghiên cứu về hàm ẩn ở trên đã lý giải nghĩa hàm ẩn từ
các hành vi ngôn ngữ gián tiếp, phân tích các phương thức tạo ra hàm ẩn khác
nhau và phân loại hàm ẩn theo nhiều tiêu chí. Tuy nhiên, các cơng trình đó chỉ
nghiên cứutrong phạm vi tiếng Việt, chưa có sự so sánh với tiếng Nhật.
Các nhà ngôn ngữ học người Nhật cũng đã sớm quan tâm đến lĩnh vực
ngữ dụng học, họ có nhiều cơng trình nghiên cứu được xuất bản thành sách
bằng tiếng Nhật và cả tiếng Anh. Liên quan đến vấn đề ngữ dụng trong hội
thoại có cơng trình “Pragmatics in second language acquisition in the case of
learning Japanese” của Hiroko Takada (1993). Ông đã nghiên cứu về vấn đề
ngữ dụng thể hiện qua hội thoại và giao tiếp liên văn hóa hướng đến đối tượng


3


những người học tiếng Nhật như là ngôn ngữ thứ hai, nhằm giúp họ tránh
được những hiểu lầm không đang có khi giao tiếp với người Nhật.
Ở tiếng Nhật, dù có định nghĩa về câu tác động trong từ điển 精選版日
本国語大辞典, nhưng loại câu trái ngược với nó là câu bị động lại được quan
tâm nhiều hơn. Điển hình cho các nghiên cứu về câu bị động là cơng trình “日
本語・ベトナム語・タイ語の受身対照比較-間接受身を中心に”của 容
守正寛(1999), tập trung nghiên cứu so sánh câu bị động gián tiếp giữa tiếng
Nhật, tiếng Việt và tiếng Thái nhằm mục đích tìm ra sự khác biệt về phương
thức ngữ pháp của loại câu này ở ba ngôn ngữ. Câu bị động cũng được đưa
vào giảng dạy ngay ở giáo trình sơ cấp Minna no Nihongo. Do đó, theo tìm
hiểu của mình, chúng tơi nhận thấy các nhà ngơn ngữ học vẫn chưa quan tâm
nhiều về câu tác động trong tiếng Nhật.
Từ những cơng trình nghiên cứu chúng tơi đã đưa ra ở trên, có thể thấy,
nghiên cứu về câu tác động là một đề tài mới, nhất là nghiên cứu về mặt nghĩa
biểu hiện và ngữ dụng. Đề tài của chúng tơi sẽ là làn gió mới góp phần thúc
đẩy hướng tiếp cận mới của ngôn ngữ học ở Việt Nam.
1.2 Cơ sở lý thuyết
1.2.1 Câu tác động trong ngữ pháp chức năng
1.2.1.1 Khái quát về ngữ pháp chức năng
Ngữ pháp chức năng hay ngôn ngữ học chức năng là một hệ lí thuyết
và phương pháp coi ngơn ngữ như một phương tiện thực hiện sự giao tiếp giữa
người với người.
Nhiệm vụ của ngữ pháp chức năng là nghiên cứu, miêu tả và giải thích
các quy tắc chi phối hoạt động của ngơn ngữ trên hai bình diện hình thức và
nội dung trong mối liên hệ giữa phương tiện và mục đích thơng qua việc quan
sát cách sử dụng ngơn ngữ trong những tình huống giao tế hiện thực. Ngữ

pháp chức năng không chỉ xác định những hệ thống và tiểu hệ thống đơn vị
ngơn ngữ, mà cịn theo dõi cách hành chức của ngôn ngữ qua những biểu hiện
của nó trong q trình được sử dụng. Như vậy, vai trò của ngữ pháp chức năng
là xác minh mối quan hệ giữa ba bình diện của ngơn từ là cú pháp, ngữ nghĩa
và dụng học. Ba bình diện này có mối quan hệ khác khít giữa hình thức với
nội dung, giữa phương tiện với mục đích.
Đơn vị nghiên cứu của ngữ pháp chức năng là câu. “Câu là đơn vị nhỏ
nhất của ngơn từ trong đó cả ba bình diện đều được thể hiện” (Cao Xuân Hạo,
2004, tr.19).
Theo Dik (1978, tr.1), trong ngữ pháp chức năng, “ngôn ngữ được xem
như là một công cụ của sự tương tác xã hội giữa người với người, được sử
dụng với mục đích chủ yếu là thiết lập các mối quan hệ giữa người nói và

4


người nghe”. Cao Xuân Hạo, trong Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng,
cũng có viết: “Dù ngữ pháp chức năng của giai đoạn hiện nay vẫn còn là một
ngữ học của ngôn ngữ nhiều hơn là một ngữ học của ngơn từ (hay của lời nói),
thì nó cũng khác hẳn ngôn ngữ học cấu trúc cổ điển, không phải chỉ vì nó
được mở rộng tầm nhìn của người nghiên cứu vào những lĩnh vực trước đây bị
xao nhãng, mà chủ yếu là vì nhãn quan của nó cho phép xây dựng một lí
thuyết và một cách miêu tả có thể dễ dàng đem sát nhập vào lí thuyết tổng
quát sau này về ngơn ngữ được nhìn như một hoạt động xã hội – tâm lí đặc thù”
(Cao Xuân Hạo, 2004, tr.16).
1.2.1.2 Câu trong ngữ pháp chức năng
a) Khái niệm câu
Theo Benveniste (1961), câu là đơn vị cơ bản của lời nói, của ngơn từ
và của văn bản. Nó là đơn vị nhỏ nhất có thể sử dụng vào việc giao tế. Nói
cách khác, câu là ngơn bản (văn bản) nhỏ nhất.

Về mặt cấu trúc, từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, tiếp đến là cụm từ,
nhiều cụm từ ghép lại thành câu. Để một lời nói có thể thành câu, một nhóm từ
ngữ được phát ra phải diễn đạt một nhận định đang được tiến hành khi nói câu
ấy ra và bằng cách nói câu ấy ra.
Bloomfield (1933) và Lyons (1968) cho rằng câu là đơn vị được cấu tạo
bằng những thành tố ngữ pháp, nhưng nó không thể làm thành tố ngữ pháp
trong một đơn vị nào lớn hơn. Tất cả các quan hệ ngữ pháp có thể có được đều
chỉ có trong phạm vi câu, làm cho câu trở thành đơn vị trung tâm, đơn vị bản
lề.
Những nhận định trên chứng tỏ tầm quan trọng của câu trong việc
nghiên cứu ngôn ngữ. Cao Xuân Hạo(2004) nhận xét: “Nếu không hiểu cương
vị và cấu trúc của câu, không thể nào hiểu những đơn vị ngôn từ lớn hơn, mà
cũng không thể hiểu được bất cứ điều gì về những đơn vị nhỏ hơn cấu tạo nó”
(Cao Xuân Hạo, 2004, tr.28).
b) Câu trong ngữ pháp chức năng
Về phương diện chức năng, câu là “đơn vị mà ngôn ngữ dùng để biểu
hiện một nhận định gồm có một chủ đề được kết hợp với một điều nói về chủ
đề đó” (Cao Xuân Hạo, 2004, tr.27-28). Câu là một hành động ngôn ngữ diễn
đạt một hành động tư duy, hay ta có thể nói nó là một hành động ngôn từ,
nhưng lại là hành động ngôn từ đơn giản. Bởi vì một hành động ngơn từ có thể
bao gồm nhiều câu.
Câu cũng có một sở chỉ như các ngữ đoạn thành phần câu. Đó là cái sự
tình hay q trình được diễn đạt. Thế nhưng, câu khác với các ngữ đoạn ở chỗ,

5


các ngữ đoạn là đại diện cho các sự vật, cịn câu là một hành động ngơn ngữ
diễn đạt một sự nhận định đang được hiện thực hóa.
Diệp Quang Ban (2004) cũng đã định nghĩa về câu như sau: “Câu (hay

cú) là đơn vị lớn nhất của mặt cấu trúc trong tổ chức ngữ pháp của một ngôn
ngữ, được làm thành từ một khúc đoạn ngôn ngữ tập trung quanh một vị tố, và
được dùng để diễn đạt một sự thể hay một sự việc” (Diệp Quang Ban, 2004,
tr.24).
1.2.1.3 Cấu trúc nghĩa của câu trong ngữ pháp chức năng
Cấu trúc nghĩa của câu xoay quanh vị từ và các diễn tố làm bổ ngữ cho
nó.
Vị từ đóng vai trị quan trọng nhất trong cấu trúc nghĩa của câu. Vị từ là
những từ như động từ, tính từ,… Mỗi vị từ có một diễn trị riêng, được thể hiện
qua số lượng diễn tố của nó. Có những vị từ có diễn trị zero, khơng có diễn tố
nào như “mưa”; có những vị từ có một diễn tố, gọi là đơn trị như “ngã”,
“nằm”; lại có những vị từ có ba diễn tố, gọi là tam trị như “cho”, “nhận”. Cao
Xuân Hạo gọi đệ nhất diễn tố là chủ thể hành động, đệ nhị diễn tố là đối tượng
của hành động, đệ tam diễn tố là người hưởng lợi trong hành động. Trong đó,
đệ nhất diễn tố là quan trọng nhất.
Ngồi vị từ và các diễn tố, gọi là hạt nhân, còn có số lượng khơng nhất
định các chu tố chỉ hồn cảnh (Halliday gọi là chu cảnh) như thời gian, nơi
chốn, phương thức…
Cũng theo S. C. Dik, cấu trúc nghĩa của câu bao gồm một kết cấu vị
ngữ hạt nhân và kết cấu vị ngữ mở rộng. Kết cấu vị ngữ hạt nhân bao gồm một
vị từ kết hợp với các diễn tố, cịn kết cấu vị ngữ mở rộng chính là các chu tố
bổ nghĩa cho kết cấu vị ngữ hạt nhân đó.
1.2.1.4 Nghĩa biểu hiện trong ngữ pháp chức năng
Ở ngơn ngữ học truyền thống, khi nói đến nghĩa, người ta chỉ nghĩ đến
nghĩa của các từ. Tuy nhiên, theo như Cao Xuân Hạo nhận định, nghĩa của từ
thật ra là nghĩa của những câu gồm có mỗi một từ ấy, được giải thích như
nghĩa của từ trong từ điển và chỉ để gọi tên một sự vật nhất định.
Trái lại, ở ngữ pháp chức năng, khái niệm nghĩa được chia ra thành
nhiều loại như nghĩa lô – gich ngơn từ, ý nghĩa tình thái, giá trị thơng báo, giá
trị ngôn trung, giá trị xuyên ngôn và nghĩa biểu hiện.

Nghĩa biểu hiện là nghĩa phản ánh một sự tình. Chẳng hạn như ở câu
“Tân đánh Bình” (Cao Xuân Hạo, 2004, tr.438), sự tình ở đây cốt lõi là hành
động đánh, trong sự tình đó có hai vai, một vai là “Tân” - người làm hành
động đó, và một vai là người chịu đựng hành động đó – “Bình”.

6


Nghĩa biểu hiện là nghĩa của các quan hệ cú pháp. Nó chính là cái mà
các nhà ngơn ngữ học truyền thống coi là nghĩa ngữ pháp. Ở mục trên, chúng
tôi đã đề cập cấu trúc nghĩa của câu xoay quanh vị từ và các diễn tố bổ nghĩa
cho nó. Do đó, nghĩa biểu hiện của câu cũng chính là cấu trúc nghĩa của câu.
Bởi trong ngữ pháp chức năng, vị từ và các diễn tố chính là cú pháp của câu.
Diệp Quang Ban cũng đã khẳng định: “Nghĩa biểu hiện của các yếu tố
trong câu được tổ chức thành cấu trúc nghĩa biểu hiện. Cấu trúc nghĩa biểu
hiện có quan hệ gần gũi với cấu trúc cú pháp của câu nhưng đây vẫn là hai cấu
trúc khác nhau” (Diệp Quang Ban, 2004, tr. 27)
Tóm lại, khung ngữ vị từ với vị từ làm trung tâm và các diễn tố, chu tố
của nó, Cao Xuân Hạo (2001) gọi là cấu trúc tham tố, chính là cơ sở để nghiên
cứu nghĩa biểu hiện của câu trong ngữ pháp chức năng.
1.2.1.5 Câu tác động trong ngữ pháp chức năng
W. Chafe cho rằng “bản chất của vị từ quy định phần còn lại của câu sẽ
ra sao, đặc biệt là những danh từ nào sẽ đi kèm theo vị từ, những danh từ đó sẽ
có quan hệ như thế nào với nó, và những danh từ đó sẽ có những thuộc tính
nghĩa học gì” (W. Chafe, 1971, tr.115). Theo đó, bản chất của vị từ sẽ giúp
phân loại các câu trong ngữ pháp chức năng. Vị từ chính là vị ngữ, do đó ta
phải phân biệt các đặc trưng nghĩa học của vị ngữ, hay là các câu được phân
loại theo biểu hiện của khung bị ngữ.
Cao Xuân Hạo cũng phân chia các loại câu theo sự tình. Các sự tình có
thể chia ra thành sự tình động, sự tình tĩnh. Một biến cố (sự tình động) có sự

chủ động thì gọi là một hành động; một biến cố (sự tình động) khơng chủ động
thì gọi là một quá trình; một tình thế (sự tình tĩnh) có sự chủ động gọi là một
tư thế; một tình thế (sự tình tĩnh) khơng chủ động gọi là một trạng thái.
Theo Cao Xuân Hạo, câu có vị từ hay vị ngữ là động từ thể hiện hành
động được gọi là câu tác động. Hành động là một sự tình động có chủ ý, do
con người hay động vật thực hiện. Một hành động có tác động đến một đối
tượng, làm cho nó thay đổi trạng thái hay vị trí, làm cho nó khơng cịn tồn tại
nữa, hoặc tạo ra một vật trước kia chưa có thì gọi là một hành động chuyển tác.
Một hành động chuyển tác bao giờ cũng có giả định ít nhất là hai diễn tố:
người hay động vật thực hiện hành động (tác thể) và một người, hay vật bị tác
động (đối thể hoặc là bị thể). Tác động của hành thể lên đối thể có thể có
những mức độ khác nhau, cao nhất là làm cho đối thể khơng cịn tồn tại nữa.
Như vậy, câu tác động trong ngữ pháp chức năng thể hiện một hành động
chuyển tác, là một câu có vị từ/ vị ngữ thể hiện ý nghĩa hành động, trong câu
có ít nhất hai diễn tố là chủ thể của hành động (tác thể) hay người chịu sự tác
động của hành động (đối thể hay bị thể).

7


Áp dụng khái niệm trên vào tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy câu tác
động trong tiếng Việt là câu có vị từ là động từ chỉ hành động có chủ ý như
“đánh”, “xé”, “đá”, “lau”,… Đối với tiếng Nhật, theo từ điển 精選版日本国語
大辞典, câu tác động trong tiếng Nhật là loại câu “能動文” /noudoubun/ (câu
chủ động) có chủ ngữ là chủ thể của hành động làm tác thể và vị ngữ là đối
tượng của hành động làm đối thể. Câu tác động trong tiếng Nhật là loại câu
chủ động có các động từ chỉ hành động có chủ ý như các ví dụ trong tiếng Việt,
nhưng chúng lại khơng có yếu tố bị động hay sai khiến ở gốc từ.
Dưới đây là các ví dụ cho kiểu câu tác động trong tiếng Việt và tiếng
Nhật:

- “Nam lau bàn”. (Cao Xuân Hạo, 2001, tr. 116)
- “太郎が次郎を殺した” (Taro đã giết Jiro)(Shogakukan, Encyclopedia
Nipponica, tr. 4989)
1.2.1.6 Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu tác động
S. C. Dik, hay sau này là Cao Xuân Hạo, phân chia cấu trúc của câu ra
thành vị từ, diễn tố và các chu tố. Để thống nhất quan điểm, luận văn sẽ sử
dụng khái niệm vị từ, diễn tố, và chu tố của Cao Xuân Hạo trong phần phân
tích của các chương về sau.
a) Các diễn tố trong câu tác động
Diễn tố là tham tố của vị từ tham gia vào nội dung biểu hiện của khung
ngữ vị từ, nó thiết yếu trong nội dung nghĩa của vị từ. Các diễn tố xuất hiện
trong câu tác động là tác thể và đối thể.
- Tác thể: là người hay động vật gây ra hành động.
- Đối thể: là người hay động vật bị tác động bởi hành động do tác thể gây
ra.
Chẳng hạn trong câu: “Nam lau bàn” (Cao Xuân Hạo, 2001, tr.116),
“Nam” là tác thể”, còn “bàn” là “đối thể”.
b) Chu tố
Chu tố là các yếu tố có quan hệ với hay bổ sung vào quá trình hành
động để chỉ vị trí của một sự kiện trong thời gian và khơng gian, phong cách
của nó. Bởi đó mà chu tố là thành phần khơng nhất thiết phải có mặt trong câu
và nó cũng khơng có số lượng nhất định như các diễn tố. Chu tố là trạng ngữ
chứ không phải là danh ngữ, cũng có thể là cú đoạn. Theo quan điểm ngữ pháp
chức năng, cú đoạn là một thành tố chưa một cụm danh từ, nó lớn hơn cụm
danh từ nhưng không phải là cú (câu đơn).
Theo S. C. Dik (1978), các chức năng mà chu tố thể hiện bao gồm:
- Phương thức: Mới lên ba, nó đã học tốn lớp một.
- Đặc trưng: Nó lén thọc vào lưng tôi.

8



- Cơng cụ: Anh ta đóng đinh bằng búa.
- Thời gian: Hôm sau mẹ sẽ về.
- Thời đoạn: Anh ta ở bên cạnh cô ấy suốt những năm tháng tuổi trẻ.
- Tần số: Hằng ngày anh ta tưới cây.
- Vị trí: Anh ta tưới cây sau hè.
- Nguồn: Anh ta đi từ Mỹ về.
- Phương hướng: Nó đá quả bóng vào sân.
- Lối đi: Cô ấy đi dọc bờ sông.
- Nguyên nhân: Anh ấy ướt sũng vì cơn mưa.
- Mục đích: Anh ấy sửa xe đạp để đi học.
c) Cấu trúc nghĩa biểu hiện trong câu tác động
Vì lý do luận văn này sử dụng tiếng Việt làm cơ sở, nên luận văn chỉ
đưa mơ hình cấu trúc nghĩa biểu hiện cơ bản của câu tác động trong tiếng Việt
vào lí thuyết.
Mơ hình nghĩa biểu hiện được Cao Xn Hạo (2004) mơ tả trong
nghiên cứu của mình là:
Nam
lau
bàn
Diễn tố 1: Tác thể
Hành động
Diễn tố 2: đối thể
(Cao Xuân Hạo, 2004, tr. 438)
Như đã trình bày ở mục trước, luận văn tiến hành phân tích theo khái
niệm vị từ, diễn tố và chu tố của Cao Xuân Hạo, nên luận văn sẽ chọn mơ hình
nghĩa biểu hiện của ơng làm mơ hình chính. Ngồi ra, vì trong mơ hình mẫu
chưa có sự xuất hiện của chu tố, nên luận văn sẽ thể hiện thêm vị trí chu tố
theo từng ngữ liệu cụ thể.

1.2.2 Ngữ dụng của câu tác động
1.2.2.1 Khái quát về ngữ dụng học
Dụng học là một lĩnh vực mới của tín hiệu học và ngơn ngữ học hiện
đang hấp dẫn rất nhiều nhà khoa học trên thế giới.
Theo từng giai đoạn phát triển, các nhà khoa học định nghĩa khác nhau
về ngữ dụng học. Cụ thể:
Trước năm 1983, Stephen C. Levinson (1983) trong “Pragmatics” đã
định nghĩa ngữ dụng học là nghiên cứu những quan hệ giữa ngôn ngữ và ngữ
cảnh được ngữ pháp hóa hoặc đã được mã hóa trong cấu trúc của ngôn ngữ và
ngữ dụng học nghiên cứu tất cả những phương diện của ngôn ngữ không nằm
trong lí thuyết về ngữ nghĩa. Ơng cho rằng ngữ nghĩa là những ý nghĩa được
quy định bởi tính đúng – sai logic, còn ngữ dụng học nghiên cứu những ý
nghĩa có thể có ngồi phạm vi đó.

9


×