BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
TRẦN THỊ KIM TUYẾN
ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA
CỦA TỪ NGỮ CHỈ MÀU SẮC
TRONG TIẾNG PHÁP VÀ TIẾNG VIỆT
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC
MÃ SỐ: 60220240
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA NƯỚC NGOÀI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ ĐỨC QUANG
Huế, 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Trần Thị Kim Tuyến
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy giáo TS. Lê Đức
Quang đã hướng dẫn tôi học tập, nghiên cứu trong suốt thời
gian học tập cao học và giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn Cô giáo TS. Trương Thị Nhàn, Thầy
giáo PGS.TS. Hoàng Tất Thắng, Cô giáo TS. Nguyễn Thị Bạch
Nhạn đã giúp đỡ, góp ý, hướng dẫn tôi những nội dung quan
trọng, cần thiết để định hướng triển khai thực hiện đề tài
luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Quý thầy cô giáo tham gia
giảng dạy lớp cao học Ngôn Ngữ học khóa 2012 đã nhiệt
tình truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu, những kinh
nghiệm thực tế làm cơ sở, nền tảng cho việc nghiên cứu
luận văn của mình.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Khoa học
Huế là cơ sở đào tạo đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu luận văn. Xin
trân trọng cảm ơn Trường Đại học Phạm Văn Đồng nơi tôi
đang công tác đã có những hỗ trợ và động viên cần thiết
trong thời gian tôi học tập cao học.
Cuối cùng, tôi xin dành sự biết ơn sâu sắc tới gia đình
đã động viên, ủng hộ và hỗ trợ vô điều kiện về mọi mặt để
tôi có thể yên tâm học tập và nghiên cứu luận văn./.
Tác giả luận văn
Trần Thị Kim Tuyến
MỤC LỤC
Trang
- Trang phụ bìa
- Lời cam đoan
- Lời cảm ơn
- Mục lục
- Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 2
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 3
4. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 5
7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN 5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
1.1. KHÁI NIỆM TỪ VÀ NGỮ 6
1.1.1. Khái niệm từ 6
1.1.2. Khái niệm ngữ 7
1.1.3. Khái niệm từ ngữ chỉ màu sắc 8
1.2. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA TỪ 10
1.2.1. Nghĩa của từ 10
1.2.2. Nghĩa gốc 13
1.2.3. Nghĩa phái sinh 14
1.2.4. Sự chuyển nghĩa 14
1.3. VĂN HÓA VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA VÀ NGÔN NGỮ 19
Ngôn ngữ là một hệ thống cấu trúc tầng bậc chặt chẽ được người bản ngữ chấp nhận, ghi
nhớ, hiểu và sử dụng trong khi giao tiếp với cộng đồng. Văn hóa là cách hành xử của
con người với chính bản thân mình. Văn hóa tồn tại cả dạng vật chất và tinh thần 19
Văn hóa và ngôn ngữ có mối liên hệ chặt chẽ không thể tách rời. Ngôn ngữ là phương
tiện để thể hiện văn hóa và văn hóa chứa đựng trong ngôn ngữ. Ngôn ngữ và truyền
thống là kết tinh của văn hóa dân tộc, nhờ vào sự truyền bá rộng rãi của ngôn ngữ mà
văn hóa được phổ biến và lưu truyền rộng rãi, nền văn hóa cũng nhờ đó mà phát triển.
Sự biến đổi và phát triển của ngôn ngữ cũng luôn luôn đồng hành với sự phát triển của
văn hóa. Vậy muốn nghiên cứu sâu về văn hóa phải nghiên cứu ngôn ngữ và tất nhiên
muốn đi sâu vào ngôn ngữ phải chú tâm đến văn hóa. Điều đó được thể hiện rõ ràng
trong sự tiếp xúc giao thiệp văn hóa mà hai bên (khác dân tộc, khác quốc gia) có bối
cảnh văn hóa khác nhau. Thông thường thì trình độ sử dụng một ngôn ngữ như một
ngoại ngữ được quyết định bằng hai yếu tố: sự am hiểu về ngôn ngữ đó và sự hiểu biết
về kiến thức văn hóa trong bối cảnh của ngôn ngữ đó 19
1.4. TIẾU KẾT 19
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ CHỈ MÀU SẮC TRONG TIẾNG
PHÁP VÀ TIẾNG VIỆT 21
2.1. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ CHỈ MÀU SẮC TRONG TIẾNG PHÁP
21
2.1.1. Từ chỉ màu cơ sở 22
2.1.2. Từ ngữ chỉ màu phái sinh 24
2.1.3. Sự chuyển từ loại 26
2.1.4. Sự chuyển nghĩa 28
2.2. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ CHỈ MÀU SẮC TRONG TIẾNG VIỆT
35
2.2.1. Từ chỉ màu cơ sở 37
2.2.2. Từ ngữ chỉ màu phái sinh 38
2.2.3. Sự chuyển từ loại 47
2.2.4. Sự chuyển nghĩa 48
2.3. TIỂU KẾT 57
CHƯƠNG 3. SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT VỀ NGỮ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ
CHỈ MÀU SẮC TRONG TIẾNG PHÁP 58
VÀ TIẾNG VIỆT 58
3.1. SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT VỀ KHẢ NĂNG PHÁI SINH 58
3.1.1. Sự tương đồng 59
3.1.2. Sự khác biệt 60
3.2. SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT VỀ KHẢ NĂNG CHUYỂN TỪ LOẠI 63
3.2.1. Sự tương đồng 63
3.2.2. Sự khác biệt 64
3.3. SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT VỀ SỰ CHUYỂN NGHĨA 64
3.3.1. Sự tương đồng 65
3.3.2. Sự khác biệt 67
3.4. ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ VĂN HOÁ CỦA TỪ NGỮ CHỈ MÀU SẮC TRONG
TIẾNG PHÁP VÀ TIẾNG VIỆT THÔNG QUA NGỮ NGHĨA 71
3.4.1. Đặc trưng ngôn ngữ văn hoá của từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Pháp thông qua
ngữ nghĩa 72
3.4.2. Đặc trưng ngôn ngữ văn hoá của từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Việt thông qua
ngữ nghĩa 75
3.5. TIỂU KẾT 78
KẾT LUẬN 79
1. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 79
2. HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng Tên bảng Trang
2.1
Liệt kê các từ ngữ chỉ màu sắc cơ sở và từ ngữ chỉ
màu sắc phái sinh trong tiếng Pháp
21
2.2
Liệt kê các từ ngữ chỉ màu sắc cơ sở và từ ngữ chỉ
màu sắc phái sinh trong tiếng Việt
36
3.1
Thống kê số lượng từ ngữ chỉ màu phái sinh trong
tiếng Pháp và tiếng Việt
59
3.2
Bảng các từ ngữ chỉ màu phái sinh có sự tương
đồng về ý nghĩa trong tiếng Pháp và tiếng Việt
60
3.3
Bảng đối chiếu khả năng chuyển từ loại của hai
ngôn ngữ Pháp – Việt
64
3.4
Sự tương đồng về hiện tượng chuyển nghĩa trong
tiếng Pháp và tiếng Việt
65
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngôn ngữ học là một ngành khoa học rất phong phú và phức tạp,
những tri thức ngôn ngữ học luôn luôn có giá trị và rất cần thiết trong quá
trình làm việc và nghiên cứu trên tất cả các lĩnh vực đối với mọi người. Khi
bàn về ngôn ngữ thì chúng ta phải bàn đến rất nhiều vấn đề như từ vựng, ngữ
pháp, ngữ nghĩa, các cấp độ ngôn ngữ… Ngôn ngữ học hiện đại bao gồm
nhiều phân ngành với nhiều cách phân chia khác nhau như: ngôn ngữ học đại
cương, ngôn ngữ học miêu tả, ngôn ngữ học so sánh, ngôn ngữ học đối chiếu.
Mỗi phân ngành có những đặc thù riêng biệt với những nhiệm vụ nghiên cứu
khác nhau. Một trong những phân ngành ngôn ngữ học quan trọng được mọi
người quan tâm nghiên cứu nhiều nhất đó là ngôn ngữ học đối chiếu. Ngôn
ngữ được nghiên cứu như là sản phẩm của từng cộng đồng người riêng biệt,
ngôn ngữ học đối chiếu có nhiệm vụ miêu tả từng ngôn ngữ cụ thể và đối
chiếu những điểm tương đồng và dị biệt giữa hai ngôn ngữ khác nhau.
Trong mọi ngôn ngữ, từ vựng là công cụ để chuyển tải thông tin vô
cùng quan trọng. Để sử dụng tốt một ngôn ngữ, điều không thể thiếu là hiểu
rõ và vận dụng chính xác, hợp lý vốn từ vựng. Có những từ có vẻ rất quen
thuộc, thông dụng nhưng liệu người sử dụng đã thực sự hiểu đúng, đủ và sử
dụng chính xác, có khi chuyển dịch nó sang ngôn ngữ khác lại hoàn toàn
không có sự tương đồng.
Tiếng Pháp và tiếng Việt có một lượng từ ngữ chỉ màu sắc khá phong
phú và đặc điểm ngữ nghĩa của chúng cũng khá phức tạp. Màu sắc không chỉ
là một thuộc tính cố hữu của thiên nhiên mà còn là yếu tố tinh thần đặc sắc
của loài người. Vì tầm quan trọng đó mà màu sắc được coi là một trong
những dạng thức văn hoá đầu tiên được ghi lại và ký hiệu hoá
1
.
Mỗi ngôn ngữ
1
Nguyễn Khánh Hà, Hệ thống từ chỉ màu sắc trong tiếng Việt, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội,
1995.
1
có một mảng hiện thực độc đáo – thế giới màu sắc – được tri nhận, cọ xát
theo một cách riêng, cụ thể, tinh tế với đầy đủ sắc độ. Nghiên cứu đặc điểm
ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Pháp và tiếng Việt không chỉ
giúp người nghiên cứu nắm vững các vấn đề thuộc bình diện từ, ngữ nghĩa mà
còn góp phần tìm hiểu đặc trưng văn hoá dân tộc cũng như cách vận dụng ngữ
nghĩa của từ đó vào hoạt động giao tiếp của mỗi cộng đồng. Vì vậy tôi chọn
nghiên cứu đề tài: “Đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ màu sắc
trong tiếng Pháp và tiếng Việt” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Trong các công trình nghiên cứu về tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp từ
trước đến nay, đã có nhiều tác giả quan tâm đến hệ thống từ ngữ chỉ màu sắc.
Có thể kể đến các công trình như: Năm 1969 Berlin và Kay thực hiện một sự
khảo sát rất công phu trên cứ liệu các từ sơ cấp chỉ số màu sắc trong 100 ngôn
ngữ trên thế giới đã đưa ra một giả thuyết trái ngược với giả thuyết của Sapir
– Whorf được gọi là giả thuyết Berlin - Kay. Berlin và Kay chủ trương chỉ
nghiên cứu các từ chỉ màu sắc sơ cấp, cũng gọi là các từ chỉ màu sắc cơ sở;
2
Công trình của Hoàng Văn Hành: “Về cấu trúc ngữ nghĩa của tính từ tiếng
Việt”; Nguyễn Thị Liên với luận văn thạc sĩ “Sự biểu đạt ý nghĩa màu sắc
của từ ngữ tiếng Việt”; Nguyễn Khánh Hà với luận văn thạc sĩ “Hệ thống từ
ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Việt”; Nguyễn Thị Hải Yến với luận văn thạc sĩ
“từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Anh đối chiếu với tiếng Việt”; Đặng Diễm
Đông với luận văn thạc sĩ “Đối chiếu đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của
thành ngữ có yếu tố chỉ màu sắc trong tiếng Pháp và tiếng Việt”; … Ở bình
diện khác có tác giả Nguyễn Đức Tồn với công trình nghiên cứu “Tìm hiểu
đặc trưng văn hoá dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt”; tác giả
Trần Ngọc Thêm “Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam”; Vũ Phương Anh với
2
Đỗ Hữu Châu, Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, NXB Giáo dục, 1998
2
“Màu sắc trong thành ngữ tiếng Anh”; “Vài nét về đặc trưng văn hoá dân tộc
thể hiện qua các từ chỉ màu sắc” của Lê Thị Vy
Trong số các công trình nói trên có thể thấy:
Các tác giả đã đề cập đến các từ ngữ, thành ngữ chỉ màu sắc và sự kết
hợp màu sắc trong thành ngữ tiếng Việt - tiếng Anh hoặc tiếng Việt - tiếng
Pháp với tư cách là kiểu loại trong hệ thống tính từ. Nhìn chung, thông qua
lớp từ ngữ chỉ màu sắc, các tác giả đã tiến hành thống kê, phân loại, phân tích
đặc điểm cấu tạo của các lớp từ ngữ chỉ màu sắc, sự xuất hiện của từ ngữ chỉ
màu sắc trong các ngôn ngữ thơ ca, đối chiếu từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng
Việt và tiếng Anh, các thành ngữ có yếu tố chỉ màu sắc trong tiếng Pháp. Từ
trước đến nay chưa có công trình nghiên cứu đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa
của từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Pháp và tiếng Việt.
Tóm lại, các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước ở cấp độ
này hay cấp độ khác, ở bình diện ngôn ngữ hay văn hoá, nghiên cứu lớp từ
ngữ hay thành ngữ cũng đã ít nhiều đề cập đến vấn đề từ chỉ màu sắc, sự
phân chia màu sắc trong thế giới hiện thực cũng như trong ngôn ngữ. Chính
kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước là cơ sở, tài liệu quý báu, là sự
gợi mở cho đề tài của tôi, một yêu cầu cấp thiết cho những nghiên cứu sâu
hơn, cụ thể hơn về góc độ ngôn ngữ học, những đặc điểm ngữ nghĩa học
giữa hai ngôn ngữ khác nhau về loại hình nhằm tìm ra những nét tương đồng
và dị biệt của chúng.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu phân tích đặc điểm ngữ nghĩa của các từ ngữ chỉ màu sắc
cơ bản và các từ chỉ màu phái sinh trong tiếng Pháp và tiếng Việt nhằm tìm ra
những nét tương đồng và dị biệt về ngữ nghĩa của hai ngôn ngữ và rút ra được
đặc trưng ngôn ngữ văn hoá của hai dân tộc.
4. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ
chỉ màu sắc trong tiếng Pháp và tiếng Việt.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu vấn đề cấu tạo và ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ màu sắc trong
tiếng Pháp và tiếng Việt.
- Phân tích khả năng phái sinh, chuyển từ loại, sự chuyển nghĩa; đối
chiếu sự tương đồng và dị biệt giữa hai ngôn ngữ Pháp – Việt.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài luận văn này tôi tiến hành nghiên cứu trong phạm vi sau:
- Hệ thống, phân loại, đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ màu sắc trong
tiếng Pháp và tiếng Việt.
- Phân tích đặc điểm ngữ nghĩa của 10 từ chỉ màu cơ sở và 33 từ ngữ
chỉ màu phái sinh trong tiếng Pháp; 9 từ chỉ màu cơ sở và 124 từ ngữ chỉ màu
phái sinh trong tiếng Việt.
- Đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa để giải quyết được nét tương đồng và dị
biệt giữa hai ngôn ngữ; Rút ra được những đặc trưng văn hóa của hai dân tộc.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Phương pháp miêu tả
Thống kê tất cả các từ ngữ chỉ màu sắc cơ sở và từ ngữ chỉ màu sắc phái
sinh trong tiếng Pháp và tiếng Việt. Trên cơ sở cứ liệu thu thập được, tiến hành
phân loại, tính tỉ lệ phần trăm của từng loại. Dựa vào sự phân loại, tiến hành
miêu tả đặc điểm ngữ nghĩa của từng từ chỉ màu sắc cơ sở và các từ ngữ chỉ màu
sắc phái sinh trong hai ngôn ngữ.
5.2. Phương pháp phân tích ngữ nghĩa
4
Trong phương pháp này tôi tiến hành phân tích thành tố nghĩa (phân
tích nét nghĩa), phân tích hiện tượng chuyển nghĩa của từng từ ngữ chỉ màu
sắc cơ sở trong tiếng Pháp và tiếng Việt.
5.3. Phương pháp so sánh đối chiếu
Đây là phương pháp chính trong đề tài luận văn. Ở phương pháp này, tôi
tiến hành đối chiếu những nét tương đồng và dị biệt về ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ
màu sắc trong tiếng Pháp và tiếng Việt, từ đó rút ra kết luận. Trong đề tài này tôi
thực hiện đối chiếu song song hai chiều giữa tiếng Pháp và tiếng Việt.
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Về mặt khoa học:
Luận văn nghiên cứu đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ màu sắc trong
tiếng Pháp và tiếng Việt nhằm tìm ra những nét tương đồng và dị biệt giữa hai
ngôn ngữ, đặc trưng ngôn ngữ văn hoá của người Pháp và người Việt.
Về mặt thực tiễn:
Góp phần tích cực vào việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu, phiên dịch
dước góc độ ngôn ngữ.
7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Mở đầu
Nội dung: gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng
Pháp và tiếng Việt.
Chương 3: Đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ màu sắc trong
tiếng Pháp và tiếng Việt.
Kết luận
Tài liệu tham khảo
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
5
1.1. KHÁI NIỆM TỪ VÀ NGỮ
1.1.1. Khái niệm từ
“Để khỏi phải tham gia vào cuộc tranh luận về vấn đề từ là gì, chúng ta
tạm thời chấp nhận định nghĩa sau đây về từ của tiếng Việt: Từ của tiếng Việt
là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, mang những đặc điểm ngữ pháp
nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý
nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu”. [47, tr.333]
“Từ là một đơn vị hai mặt: mặt hình thức và mặt ý nghĩa. Mặt hình thức
theo chúng tôi, là một hợp thể của một số thành phần: thành phần ngữ âm
(còn gọi là ngoại biểu), thành phần cấu tạo (còn gọi là cấu trúc của từ) và
thành phần ngữ pháp”. [47, tr.335]
“Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ được vận dụng độc lập,
tái hiện tự do trong lời nói để xây dựng nên câu” [9, tr.136]
Theo Nguyễn Thiện Giáp [13, tr.61]:
“Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, độc lập về ý nghĩa và hình thức”
Định nghĩa trên đây hàm chứa hai vấn đề cơ bản:
a) Vấn đề khả năng tách biệt của từ;
b) Vấn đề tính hoàn chỉnh của từ.
Khả năng tách biệt của từ trong lời nói, tức là khả năng tách biệt những
từ bên cạnh là cần thiết để cho từ phân biệt được với những bộ phận tạo thành
của từ (thành tố của từ ghép, thân từ, phụ tố,…) Đồng thời tính hoàn chỉnh
trong nội bộ từ là cần thiết để cho nó, với tư cách một từ riêng biệt, phân biệt
được với cụm từ.
Theo Mai Ngọc Chừ: [9, tr.141-142]
6
Từ là đơn vị nhỏ nhất, có nghĩa có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững, hoàn
chỉnh, có chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời
nói để tạo câu.
1.1.2. Khái niệm ngữ
Theo Nguyễn Như Ý [47, tr.176]:
Kết hợp hai hoặc nhiều thực từ (không hoặc có cùng với các hư từ có
quan hệ với chúng gắn bó về ý nghĩa và ngữ pháp), diễn đạt một khái niệm
thống nhất và là tên gọi phức tạp biểu thị các hiện tượng của thực tại khách
quan. Đó là một kết cấu cú pháp được tạo thành bởi hai hoặc nhiều thực từ trên
cơ sở liên hệ ngữ pháp phụ thuộc – theo quan hệ phù hợp, chi phối hay liên
hợp. Trong một ngữ có từ đóng vai trò chủ yếu về mặt ngữ nghĩa và ngữ pháp,
gọi là thành tố chính, các từ phụ thuộc vào thành tố chính gọi là thành tố phụ.
Thành tố chính của ngữ có thể là danh từ (tạo nên danh ngữ), động từ (tạo nên
động ngữ), tính từ (tạo nên tính ngữ). Ngữ còn được gọi là cụm từ, từ tổ.
Ngữ là phương tiện định danh, biểu thị sự vật, hiện tượng quá trình,
phẩm chất. Ý nghĩa ngữ pháp của ngữ được tạo nên bằng quan hệ nảy sinh
giữa các thực từ kết hợp lại trên cơ sở của một kiểu liên hệ nào đó giữa
chúng. Ngữ thường chia ra hai kiểu: ngữ tự do và ngữ không tự do (ngữ cố
định). Ngữ tự do bao gồm những ý nghĩa từ vựng độc lập của tất cả các thực
từ tạo thành ngữ; mối liên hệ cú pháp của các yếu tố trong ngữ tự do là mối
liên hệ linh hoạt và có sức sản sinh (kiểu như đọc sách. Còn trong ngữ không
tự do thì tính độc lập về mặt từ vựng của một hoặc cả hai thành tố bị yếu đi
hoặc bị mất và ý nghĩa từ vựng của ngữ trở nên giống như ý nghĩa của một từ
riêng biệt (kiểu như vui tính, bền gan, sân bay, đường sắt). [47, tr.176]
7
1.1.3. Khái niệm từ ngữ chỉ màu sắc
1.1.3.1. Từ ngữ biểu thị màu sắc (tên gọi của màu)
Theo Berlin và Kay: Trong các ngôn ngữ có rất nhiều từ chỉ màu
sắc. Nếu đưa tất cả chúng vào danh sách các từ cần nghiên cứu thì diện
mạo cấu trúc ngữ nghĩa các các từ chỉ màu sắc của một ngôn ngữ cụ thể có
thể bị sai lạc. Berlin và Key chủ trương nghiên cứu các từ chỉ màu sắc cơ
sở (từ chỉ màu cơ bản). Theo hai tác giả này thì các từ chỉ màu sắc cơ sở là
những từ sau: [5, tr. 145]
- Những từ một vị từ (monolexemic)
- Nghĩa của các từ cơ sở không nằm trong nghĩa của một từ màu sắc
khác. Theo tiêu chí này thì trong tiếng Việt, “xanh ngắt”, “xanh rờn”… không
phải là từ cơ sở vì nghĩa của chúng nằm trong nghĩa của từ “xanh”.
- Nghĩa của chúng không được dùng cho một phạm vi hẹp các sự vật.
Cũng theo tiêu chí này thì “xanh rờn” chỉ chuyên dùng cho cây cỏ ở một thời
điểm phát triển nhất định, cho nên không phải là một từ cơ sở. Cả từ “lục”
cũng vậy, “lục” nằm trong nghĩa của từ “xanh” và phạm vi sử dụng của chúng
cũng hẹp hơn “xanh”.
- Từ cơ sở phải nổi bật đối với người dùng (nói đúng hơn là đối với các
nghiệm viên. Nổi bật có nghĩa là: Có xu hướng xuất hiện hàng đầu danh mục
của các từ chỉ màu sắc; ổn định về chiếu vật đối với các nghiệm viên (người
dùng) và đối với các trường hợp sử dụng. Có nghĩa là qua các nghiệm viên,
một từ “xanh” được dùng cho lá cây chẳng hạn, thì mọi nghiệm viên cũng
dùng như thế để chỉ màu của lá cây. [5, tr. 145 - 146]
Theo Berlin và Key, trong 100 ngôn ngữ đã quan sát thì các từ chỉ màu
sắc được phân phối theo quy tắc sau:
1. Tất cả các ngôn ngữ đều có màu “đen” và “trắng”
2. Nếu ngôn ngữ có 3 từ thì thêm “đỏ”
8
3. Nếu có bốn từ thì thêm “xanh lá cây” hoặc “vàng”
4. Nếu có năm từ thì cả “xanh lá mạ” và “vàng” đều có.
5. Nếu có sáu từ thì thêm “xanh dương”
6. Nếu có bảy từ thì có từ cho “màu nâu”
7. Nếu có tám từ trở lên thì có “tía”, “da cam”, “xám” và một số phối hợp.
Rõ ràng là giả thuyết Berlin và Key còn nhiều chỗ cần thảo luận, đặc
biệt là vấn đề từ chỉ màu sắc trong tiếng Việt. Ví dụ: “vàng” và “nâu” của
tiếng Việt còn là tên gọi của kim loại và củ nâu. Từ nguyên học phải giải
quyết thêm có kim loại vàng rồi mới có màu vàng, có củ nâu rồi mới có màu
nâu hoặc ngược lại; mặt khác, “hồng” là từ mượn của tiếng Hán, dù mượn đã
khá lâu. Tuy nhiên, giả thuyết này cho thấy một sự thật là đằng sau những
tính chất có tính đặc ngữ của các từ chỉ màu sắc trong từng ngôn ngữ vẫn tồn
tại một cơ chế chung, cái cơ chế có tính phổ quát đối với mọi ngôn ngữ, cũng
tức là phổ quát đối với tư duy của toàn nhân loại. [5, tr.148]
Mỗi ngôn ngữ đều có số lượng từ chỉ màu sắc là từ chỉ màu cơ sở:
trắng, đỏ, đen, xanh, vàng, nâu, tím, hồng, xám. Tiếng Pháp và tiếng Việt có
các từ chỉ màu cơ sở đó là: trắng (blanc), đỏ (rouge), đen (noir), xanh
(bleu/vert), vàng (jaune), nâu (brun), tím (violet), hồng (rose), xám (gris).
Đây là những từ được phổ biến rộng rãi đơn giản về hình thức (âm tiết), có
phạm vi biểu vật rộng lớn, có khả năng tạo ra hàng loạt các từ phái sinh, là
những từ ngữ biểu thị màu sắc (tên gọi của màu) và mang tính võ đoán.
1.1.3.2. Từ ngữ miêu tả màu sắc
Từ ngữ miêu tả màu sắc là những từ có tính chất miêu tả sự vật hiện
tượng mang màu hoặc là cách gọi tên màu sắc của sự vật trong sự so sánh
với sự vật hiện tượng khác. Từ ngữ miêu tả màu vì thế được xem là không
mang tính võ đoán và có thể giải thích lý do. Nhóm từ ngữ này ngoài những
9
tính từ chỉ màu sắc còn có những từ loại như danh từ, thành ngữ chỉ màu
sắc. [49, tr. 27]
Trong tiếng Việt, có thể chia ra các từ chỉ màu sắc cơ sở, từ chỉ màu
sắc phái sinh, từ chỉ màu sắc cụ thể. Trên cơ sở từ chỉ màu sắc cơ sở, người
Việt thêm yếu tố phụ để tạo ra cụm từ chỉ màu sắc kết hợp với nhau theo kiểu
quan hệ chính phụ, đẳng lập. Ví dụ: trắng tinh, trắng muốt, trắng nõn, trắng
bạch, trắng toát, trắng ngần, trắng phau, trắng trẻo, trắng xoá… Trong tiếng
Pháp, để tạo ra lớp từ chỉ màu phái sinh, người Pháp đã sử dụng yếu tố phụ
như: âtre (ví dụ: blanchâtre: trăng trắng); tout (Ví dụ: tout blanc: trắng tinh);
issant (Ví dụ:blanchissant: trắng xoá)… Yếu tố phụ này có thể đứng trước
hoặc đứng sau từ chỉ màu sắc cơ sở.
Số lượng từ ngữ của ngôn ngữ này ứng với một phạm vi sự vật hiện
tượng khác có thể lớn hoặc nhỏ hơn so với số lượng từ ngữ biểu thị phạm trù
này ở ngôn ngữ kia. Hay cùng một sự vật, hiện tượng, ngôn ngữ này có từ
biểu thị nhưng ngôn ngữ kia lại không có. Điều này cho thấy số lượng từ chỉ
màu sắc nói riêng và từ ngữ nói chung tương ứng giữa hai ngôn ngữ là hoàn
toàn khác nhau.
1.2. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA TỪ
1.2.1. Nghĩa của từ
Khái niệm nghĩa (meaning) của từ đã được nêu ra từ lâu và cũng đã có
nhiều cách hiểu, nhiều định nghĩa khác nhau. Tuy vậy, việc nêu lại và bình
luận các quan niệm về nghĩa, chúng ta đành tạm gác sang một bên cho cách
trình bày ở đây đỡ cồng kềnh, phức tạp. [9, tr.166]
Nghĩa của từ là những liên hệ được xác lập trong nhận thức của
chúng ta giữa những cái mà nó (từ) chỉ ra (những cái mà nó làm tín hiệu
cho). [9, tr.166]
10
Khi nghe hoặc nói một từ nào đó, ta quy chiếu, gắn nó vào đúng sự
vật có tên gọi là từ đó như cả cộng đồng vẫn gọi; đồng thời ít nhiều ta cũng
biết được đặc trưng, bản chất của sự vật đó và ta sử dụng từ trong giao tiếp
đúng với các mẹo luật mà ngôn ngữ cho phép; vậy ta đã hiểu được nghĩa
của từ. [9, tr.166]
Ta có thể thấy rõ mối liên hệ mối liên hệ giữa từ với các đối tượng
ngoài từ khi quan sát trẻ em mới học nói. Một đứa trẻ hiểu được từ “gà” khi
nghe được âm thanh của từ đó trong các phát ngôn và có sự hiện diện của con
gà. Dần dần, trong nhận thức của trẻ, âm “gà” trong các phát ngôn như: Gà
trống đẹp; Gà con, gà mẹ đi chơi; Thịt gà thơm.v.v… Như vậy, đứa trẻ đã
nắm được nghĩa của từ “gà”. [9, tr.166]
Nghĩa của từ không tồn tại trong sự vật hiện tượng, không tồn tại trong
ý thức, trong bộ óc của con người. Nghĩa của từ tồn tại trong từ, nói rộng ra là
trong hệ thống ngôn ngữ. Hai mặt hình thức âm thanh và nội dung ý nghĩa
của từ gắn bó chặt chẽ, không tách rời nhau. [9, tr.166]
Đối với từ vựng - ngữ nghĩa học, cái quan trọng nổi lên hàng đầu là
nghĩa biểu niệm được hiểu là sư phản ánh sự vật, biểu vật (đúng hơn là sự
phản ánh các thuộc tính, các đặc trưng của chúng trong ý thức con người tiến
hành bằng từ).
Trọng tâm chú ý phân tích, miêu tả từ vựng – ngữ nghĩa học là nghĩa
biểu niệm chứ không phải là các thành phần khác (chúng chỉ được lưu ý trong
những trường hợp cần thiết mà thôi). Vì vậy, ở đây khi không thật bắt buộc
phải xác định rành mạch về mặt thuật ngữ thì chúng ta sẽ nói đến nghĩa với
nội dung được hiểu là nghĩa biểu niệm.
Nghĩa của từ cũng phản ánh được những đặc trưng chung, khái quát
của sự vật, hiện tượng do con người nhận thức được trong đời sống thực tiễn
tự nhiên và xã hội. Tuy nhiên nó có thể chưa phải là kết quả của nhận thức đã
11
tiệm cận với chân lý khoa học. Nghĩa của từ cũng là một dạng khái niệm,
nhưng là khái niệm của đời sống “bình dân” thường chưa đạt tới khái niệm
“khoa học” và nó có thể chứa cả cảm xúc và thái độ của con người.
Một từ có thể có một hoặc nhiều nghĩa nhưng đó không phải là những
tổ chức lộn xộn.
Nếu là một từ nhiều nghĩa thì các nghĩa đó của từ có quan hệ với nhau,
được sắp xếp theo những cơ cấu tổ chức nhất định. Trong từng nghĩa của mỗi
từ này, chúng gồm những thành tố nhỏ hơn có thể phân tích ra được và cũng
sắp xếp theo một tổ chức nào đó. Như vậy, xét cơ cấu nghĩa của từ là ta xác
định xem từ đó có bao nhiêu nghĩa, mỗi nghĩa có bao nhiêu thành tố nhỏ hơn
và tất cả chúng được sắp xếp trong quan hệ với nhau như thế nào.
Mỗi một nghĩa thường gồm một số nghĩa tố được tổ chức lại. Nghĩa tố
được hiểu là một dấu hiệu lôgic ứng với một thuộc tính chung của sự vật, hiện
tượng (biểu vật) được đưa vào nghĩa biểu niệm… Việc phân tích nghĩa của từ
cho đến thành tố cuối cùng không còn có thể phân tích tiếp tục được nữa là
một yêu cầu bắt buộc về mặt nguyên tắc.
Sự phân biệt các nét nghĩa theo mức độ khái quát và loại biệt (hay cụ
thể) là cần thiết. Trong cấu trúc biểu niệm của từ, có không ít những nét nghĩa
phản ánh cái nhìn của người sử dụng, đó là những nét nghĩa phán ánh các
thuộc tính của sự vật, hoạt động, tính chất… trong thực tế, nhưng những
thuộc tính này là do con người gán cho sự vật, hoạt động, tính chất qua sự
cảm nhận, qua tri giác, nhận thức của mình. Không có con người không có
các nét nghĩa đó. Ví dụ về cấu trúc biểu niệm của từ “xanh”. “Xanh” là tính
từ chỉ màu sắc, nó có nét nghĩa phạm trù: [thuộc tính vật lý], [có cảm giác],
[về thị giác: màu sắc]. Đây là những nét nghĩa miêu tả, phản ánh thuộc tính
bản thể của màu xanh. Bây giờ so sánh “xanh” và “xanh xao”. Trong nghĩa
biểu niệm của từ “xanh xao” có nét nghĩa [của màu da của con người]. Nét
12
nghĩa này cũng là nét nghĩa miêu tả. Nhưng ngoài nét nghĩa đó ra thì “xanh
xao” còn có nét nghĩa [yếu ớt, bệnh hoạn]. Nét nghĩa này rõ ràng là nét nghĩa
do con người cảm nhận mà có. Không có con người thì không thể có từ
“xanh xao”. Đó là nét nghĩa có tính dụng học.
1.2.2. Nghĩa gốc
Nghĩa gốc là nghĩa đầu tiên hoặc nghĩa có trước, trên cơ sở đó mà
người ta xây dựng nên nghĩa khác. [9, tr.173]
Ví dụ: Trắng
1. Có màu như màu của vôi, phấn, sữa, có màu sáng.
2. Được tòa xử vô tội: trắng án
Xanh:
1.Có màu như màu của lá cây
2.Chỉ sự khiếp sợ: xanh mắt, xanh mặt
3.Chỉ môi trường: vành đai xanh, cách mạng xanh
Đỏ:
1.Có màu như màu của máu
2.Chỉ sự nguy hiểm: báo động đỏ
3.Chỉ sự mong ngóng, chờ đợi: chờ đỏ con mắt
Vàng:
1.Có màu như màu của nghệ, hoa mướp
2.Chỉ một việc làm từ thiện: Quỹ tấm lòng vàng
Nghĩa 1 của từ trắng, xanh, đỏ, vàng ở đây là nghĩa gốc. Từ nghĩa 1
người ta xây dựng nên các nghĩa khác của từ này bằng những con đường,
cách thức khác nhau.
Nghĩa gốc thường là nghĩa không giải thích lý do và có thể nhận ra một
cách độc lập không cần thông qua nghĩa khác.
13
1.2.3. Nghĩa phái sinh
Nghĩa phái sinh là nghĩa được hình thành dựa trên cơ sở nghĩa gốc,
vì vậy chúng thường là nghĩa có lý do và được nhận ra qua nghĩa gốc của
từ. [9, tr.174]
Nghĩa 2 của từ trắng, xanh, đỏ, vàng vừa nêu là những ví dụ về nghĩa
phái sinh.
1.2.4. Sự chuyển nghĩa
Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ
nhiều nghĩa.
Ví dụ: từ cánh (danh từ)
- Bộ phận trong thân thể chim và một số con trùng, dùng để bay: chim
vỗ cánh; thẳng cánh có bay.
- Bộ phận hình giống cánh chim, ở một số động cơ bay trên trời: cánh
máy bay.
- Bộ phận xoè ra từ một trung tâm ở một số hoa, lá, hoặc một số vật:
cánh hoa, sao vàng năm cánh…
- Bộ phận hình tấm mở ra, khép vào: cánh cửa, cánh tủ.
- Tay người, trừ phần bàn tay ra: cánh tay; kề vai sát cánh.
- Khoảng đất trải dài, rộng ra: cánh đồng, cánh rừng.
- Các lực lượng đối lập trong một tổ chức: cánh tả, cánh hữu, ăn cánh.
- Phe phái cùng có một số đặc điểm chung: cánh đàn công, cánh phụ nữ.
* Sự chuyển nghĩa của từ diễn ra như sau:
Trong từ nhiều nghĩa có:
Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở hình thành các nghĩa khác.
Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
Ví dụ: từ bụng (danh từ)
14
- Phần cơ thể người, động vật có chứa các bộ phận như gan, ruột, dạ
dày,…; bụng no tròn, bụng mang dạ chửa.
- Bụng con người với biểu tượng về tình cảm, tâm tư, suy nghĩ sâu kín:
Suy bụng ta, ra bụng người; đi guốc trong bụng.
- Phần phình to ở giữa của một số vật: bụng lò.
Từ mũi là một từ chỉ bộ phận cơ thể, được chuyển sang phạm vi đồ vật,
vật thể địa lý chỉ bộ phận các đối tượng này. Ví dụ: mũi dao, mũi kéo, mũi
thuyền, mũi đất… Những từ khác cũng chỉ bộ phận cơ thể như cổ, chân, sườn,
mặt, lòng…đều có khả năng chuyển sang phạm vi đồ vật, vật thể địa lý… chỉ
bộ phận của chúng. Ví dụ: cổ áo, cổ chai, chân giường, chân núi, sườn núi,
sườn đồi, mặt bàn, mặt ghế, mặt đất, mặt biển, lòng sông… [4, tr.148]
* Các phương thức chuyển nghĩa của từ:
Có hai cách chuyển nghĩa thường gặp là chuyển nghĩa theo phương
thức ẩn dụ và chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ
1.2.4.1. Ẩn dụ
Ẩn dụ là một phương thức chuyển tên gọi dựa trên sự liên tưởng, so sánh
những mặt, những thuộc tính… giữa các đối tượng được gọi tên. [9, tr. 176]
Ví dụ: từ chân
+ Nghĩa gốc: chỉ bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật.
+ Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ: bộ phận dưới cùng để đỡ vật
(chân bàn, chân ghế); phần dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt
vào mặt nền (chân núi, chân tường).
Sự giống nhau làm cơ sở cho sự chuyển nghĩa có thể là giống nhau về
hình thức, về tính chất, chức năng…
Ví dụ:
- Trắng: màu trắng - Trắng tay, trắng trơn, trắng đen
- Đen: màu đen - Quỹ đen, chợ đen, số đen
15
- Xanh: màu xanh - Tuổi xanh, ngày xanh, đầu xanh
- Đỏ: màu đỏ - Vận đỏ, số đỏ
- Tím: màu tím - Giận tím người
- Vàng: màu vàng - Dây chuyền vàng
- Hồng: màu hồng - Hồng nhan
- Mũi: mũi người - mũi dao, mũi kéo
- Cánh: cánh chim - cánh quạt
- Nhạt: canh nhạt - pha trò nhạt
- Cắt: cắt tấm vải - cắt hộ khẩu
Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp:
+ Ẩn dụ hình thức. Ví dụ:
Nghĩa gốc: ruột, lòng (người, động vật) chuyển nghĩa theo phương
thức ẩn dụ: ruột bút, lòng sông.
+ Ẩn dụ cách thức. Ví dụ:
Nghĩa gốc: nắm (động tác của tay) chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ:
Nắm bài, nắm vấn đề…
+ Ẩn dụ phẩm chất. Ví dụ:
Vì lợi ích trăm năm trồng người. (Hồ Chí Minh)
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Ví dụ:
Nghĩa gốc: chua, cay, ngọt (chỉ vị giác) chuyển nghĩa theo phương
thức ẩn dụ: giọng chua, cay quá, nói ngọt.
1.2.4.2. Hoán dụ
Hoán dụ là một phương thức chuyển tên gọi dựa trên mối liên hệ lôgic
giữa các đối tượng được gọi tên. [9, tr.177]
Định nghĩa này có thể được thuyết minh lại như sau:
Giả sử ta có từ T là tên gọi của đối tượng Đ1 và từ này có nghĩa S1.
16
Khi cần gọi tên cho một đối tượng Đ2 mà giữa Đ2 với Đ1 có mối liên
hệ lôgic nào đó (như liên hệ giữa bộ phận với toàn thể; giữa nguyên liệu với
sản phẩm tạo thành chẳng hạn) thì người ta có thể dùng T để gọi tên luôn cho
cả Đ2. Lúc này từ T được xây dựng thêm, được cấp thêm cho một nghĩa S2.
Người ta bảo như thế là đã có một phép chuyển nghĩa hoán dụ. [9, tr.177]
Ví dụ: vụng vá vai (áo) tài vá nách (áo)
Ở đây, tiếng Việt đã lấy bộ phận thân thể để gọi tên cho bộ phận trang
phục tương ứng.
Từ “miệng” là tên gọi của bộ phận cơ thể động vật có chức năng ăn
uống hoặc nói năng. Trong câu “Nhà có bảy miệng ăn” thì từ “miệng” trong
câu này được chỉ người.
Người ta đã lấy tên gọi của bộ phận cơ thể để gọi tên toàn bộ cơ thể con
người. từ “miệng” đã được chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ.
Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp:
- Lấy một bộ phận để gọi toàn thể. Ví dụ:
Nghĩa gốc: tay, miệng, mặt (chỉ bộ phận cơ thể).
Chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ: toàn cảnh con người (tay cờ
xuất sắc; nhà năm miệng ăn; đủ mặt anh tài).
- Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng. Ví dụ:
Một nhà sum họp (mọi người trong nhà/ gia đình sum họp).
Cả sân vận động rêu hò (mọi người trong sân vận động reo hò).
- Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. Ví dụ:
Áo chàm (áo chàm đưa buổi phân li); áo vải (anh hùng áo vải).
- Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng. Ví dụ:
Trăm năm – Trăm năm trong cõi người ta (Nguyễn Du)
Ba thu – ba thu dọn lại một ngày dài ghê (Nguyễn Du)
17
Một số ví dụ khác về hiện tượng chuyển nghĩa theo phương thức
hoán dụ như:
Xám: màu xám chất xám
Đen: màu đen ý nghĩ đen tối, lòng dạ đen tối, dân xã hội đen…
Vàng:màu vàng Vàng anh
Trắng:màu trắng Phiếu trắng
Xanh:màu xanh Bật đèn xanh
Đỏ: màu đỏ Hội chữ thập đỏ
Tím: màu tím Giận tím gan
Nâu:màu nâu Nâu sồng
Hồng:màu hồng Hồng cầu
Đêm: đêm dài đêm văn nghệ
Bạc: vòng bạc ba trăm bạc
Cơ sở để thực hiện các phương thức chuyển nghĩa rất đa dạng. Mặc dù
vậy đây chính là điểm gặp gỡ nhiều nhất trong các ngôn ngữ. Việc miêu tả
đầy đủ và tỉ mỉ các cơ sở chuyển nghĩa ấy cần phải được dành cho những
khảo sát riêng. Việc phân tích từng nét nghĩa, chúng tôi sẽ trình bày cụ thể ở
chương 2 đối với từng từ ngữ chỉ màu sắc ở hai ngôn ngữ Pháp – Việt.
Khi từ đi vào hoạt động ngôn ngữ, nghĩa của nó được hiện thực hóa, cụ
thể hóa và xác định. Lúc đó các thành phần nghĩa trong cơ cấu nghĩa của từ sẽ
giảm tính chất trừu tượng và khái quát đến mức tối thiểu để đạt tới tính xác
định, tính cụ thể ở tối đa.
18
1.3. VĂN HÓA VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA VÀ
NGÔN NGỮ
Ngôn ngữ là một hệ thống cấu trúc tầng bậc chặt chẽ được người bản
ngữ chấp nhận, ghi nhớ, hiểu và sử dụng trong khi giao tiếp với cộng đồng.
Văn hóa là cách hành xử của con người với chính bản thân mình. Văn hóa tồn
tại cả dạng vật chất và tinh thần.
Văn hóa và ngôn ngữ có mối liên hệ chặt chẽ không thể tách rời. Ngôn
ngữ là phương tiện để thể hiện văn hóa và văn hóa chứa đựng trong ngôn ngữ.
Ngôn ngữ và truyền thống là kết tinh của văn hóa dân tộc, nhờ vào sự truyền
bá rộng rãi của ngôn ngữ mà văn hóa được phổ biến và lưu truyền rộng rãi,
nền văn hóa cũng nhờ đó mà phát triển. Sự biến đổi và phát triển của ngôn
ngữ cũng luôn luôn đồng hành với sự phát triển của văn hóa. Vậy muốn
nghiên cứu sâu về văn hóa phải nghiên cứu ngôn ngữ và tất nhiên muốn đi
sâu vào ngôn ngữ phải chú tâm đến văn hóa. Điều đó được thể hiện rõ ràng
trong sự tiếp xúc giao thiệp văn hóa mà hai bên (khác dân tộc, khác quốc gia)
có bối cảnh văn hóa khác nhau. Thông thường thì trình độ sử dụng một ngôn
ngữ như một ngoại ngữ được quyết định bằng hai yếu tố: sự am hiểu về ngôn
ngữ đó và sự hiểu biết về kiến thức văn hóa trong bối cảnh của ngôn ngữ đó.
1.4. TIẾU KẾT
Qua chương này, luận văn đã trình bày được các vấn đề lý luận cơ bản
liên quan đến các khái niệm như: từ, ngữ, từ ngữ chỉ màu sắc, nghĩa của từ,
sự chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ và hoán dụ. Đồng thời, việc xác
định đặc điểm ngữ nghĩa của một từ là vấn đề trọng tâm, vô cùng quan trọng.
Trong việc phân tích từng nét nghĩa của từ chúng ta cần phải tìm hiểu nghĩa
gốc của từ đó là gì, nét nghĩa khái quát, nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa
biểu thái và đặc biệt là hiện tượng chuyển nghĩa của từ. Hiện tượng chuyển
nghĩa đã tạo ra nhiều từ đa nghĩa, tạo ra một từ có nghĩa hoàn toàn khác so
19